Tình trạng chất lượng công tác quản lý QHĐT còn thấp và số quy
hoạch “treo“ còn nhiều đều có nguyên nhân chính là bản chất của mối
quan hệ giữa QHĐT và quản lý PTĐT chưa được nhận thức đầy đủ,
chưa lồng ghép công tác quy hoạch và các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Vì vậy, cần nhận thức rõ vấn đề này và quy định rõ nội dung đồ án quy
hoạch để đô thị được hình thành và phát triển đồng bộ, có đủ khu chức
năng, đảm bảo đô thị vận hành được thuận lợi, đồng thời kiểm soát các
nhà đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch.
Phương pháp lồng ghép công tác QHĐT với các dự án đầu tư xây
dựng là sử dụng công cụ thông tin địa lý GIS và phân tích thứ bậc AHP
để tích hợp QHĐT (đặc biệt quan tâm đến định hướng phát triển giao
thông) và các dự án đầu tư xây dựng (chủ đầu tư, nguồn vốn, nhân
lực, ) nhằm mục đích giúp các nhà QLĐT có được hệ CSDL đầy đủ
về các loại đồ án quy hoạch, danh sách các nhà đầu tư với các nguồn
lực để thực hiện đồ án, đánh giá và lựa chọn các nhà đầu tư có đủ điều
kiện về nguồn lực để có thể thực hiện được dự án đầu tư theo quy hoạch
trong từng hoàn cảnh cụ thể.
26 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 04/2014.
4. Tòng Thu Hương, Nguyễn Thị Thúy Hiên (2014), “Tình trạng ngập úng ở trung
tâm thành phố Thái Nguyên; Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học & Công
nghệ – Đại học Thái Nguyên, ISSN 1859 - 2171, tập 126, số 12, trang 119 -123,
năm 2014.
5. Nguyễn Thị Thúy Hiên, Nguyễn Thị Kim Dung (2015), “Tích hợp hệ thống
thông tin địa lý GIS với hệ quản trị dữ liệu ACESS và ngôn ngữ lập trình Visual
Basic.Net hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch đô thị tại thành phố Thái Nguyên”, Kỷ
yếu Hội thảo GIS toàn quốc 2015, ISBN: 978 – 604 – 82 – 1619 - 1, trang 479 -
484, năm 2015.
6. Nguyễn Thị Thúy Hiên (2016), “Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch
đô thị thông qua giấy phép xây dựng ở thành phố thái nguyên”, Tạp chí Xây dựng –
trường Đại học Xây dựng Hà Nội, ISSN 1859 – 2996, 6/2016.
7. Nguyễn Thị Thúy Hiên (2016), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế
xây dựng – Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng, ISN 1859 - 4921, trang 38 - 43,
số 03/2016.
8. Nguyễn Thị Thúy Hiên, Đỗ Mạnh Cường, Bùi Duy Quỳnh (2016), “Ứng dụng công
nghệ WebGis trong quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị tại thành phố Thái
Nguyên”, Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc năm 2016, ISBN: 978–604–
912–659-8, NXB Đại học Huế, trang 844-851.
9. Nguyễn Thị Thúy Hiên, Lê Đăng Lâm, Nguyễn Ngọc Vũ (2017), “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ quét Laser 3D trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trật tự xây
dựng đô thị”, Tạp chí khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, ISSN 1859 -
2171, tập 162 số 02 năm 2017.
10, Nguyễn Thị Thúy Hiên, Tòng Thu Hương (2017), “Phát triển đô thị bền vững: cần
tích hợp quy hoạch đô thị với định hướng phát triển giao thông công cộng”, Tạp chí Cơ
khí Việt Nam – Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam, ISSN 0866 -7056, trang 76-81,
số đặc biệt 3/2017.
B. Đề tài khoa học và công nghệ: chủ nhiệm 02 đề tài:
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở thành phố
1Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh năm 2013, nghiệm thu năm
2015, kết quả đạt loại xuất sắc.
2. Tích hợp hệ thống thông tin địa lý GIS với hệ quản trị CSDL Access và VB.NET
phục vụ công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Thái Nguyên năm 2016 -2017, đã nghiệm thu
cấp cơ sở tháng 12/2016.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong những năm gần đây, công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch đô thị (QHĐT) ở các đô thị Việt Nam nói chung vẫn
còn nhiều tồn tại, hạn chế như hiện tượng đồ án treo, công tác cấp phép
xây dựng còn thủ công, rườm rà, công tác quản lý trật tự xây dựng
(TTXD) còn bị buông lỏng.... Thành phố Thái Nguyên – đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm phát triển của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ, một cực phát triển của thủ đô Hà Hội, là đô thị có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ thống đô thị khu vực, cũng còn
một số tồn tại và hạn chế như sau: Chất lượng công tác quản lý thực
hiện quy hoạch chưa cao nên một số đồ án quy hoạch chậm triển khai
hoặc buộc phải thay đổi chủ đầu tư; việc công khai đồ án QHĐT và
cung cấp thông tin về quy hoạch chưa kịp thời, thường xuyên và rộng
rãi; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện QHĐT chưa được phát huy;
công tác phát hiện, xử lý các vi phạm về việc công bố công khai thông
tin quy hoạch, cắm mốc giới ngoài thực địa, thực hiện xây dựng theo
giấy phép xây dựng (GPXD)... còn chưa thực hiện tốt theo quy định
pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản
lý quy hoạch và xây dựng theo còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng các
nhu cầu quản lý hiện nay. Mặt khác, tuy có nhiều nhà khoa học và các
chuyên gia đã nghiên cứu về hoàn thiện công tác quy hoạch nói chung
hoặc cho một số địa phương, vùng địa lý nhất định nói riêng, nhưng
chưa có một công trình khoa học nghiên cứu biện pháp hữu hiệu để
giải quyết các vấn đề trên cho thành phố Thái Nguyên.
Luận án “Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” thuộc
chuyên ngành quản lý xây dựng (QLXD) được thực hiện với mong
muốn là trên cơ sở tổng quan lý luận về công tác quản lý quy hoạch và
xây dựng theo QHĐT và đánh giá thực trạng hoạt động này của thành
phố Thái Nguyên sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của thành phố Thái
Nguyên, phù hợp với các điều kiện cụ thể của thành phố.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương hướng chung và các giải
pháp cụ thể khả thi nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về công tác
quản lý QHĐT (tập trung vào các vấn đề quản lý thực hiện đồ án
QHĐT, quản lý giấy phép và cấp phép xây dựng, quản lý và xử lý vi
phạm TTXD) trong quá trình đô thị hóa của thành phố Thái Nguyên.
2
- Mục tiêu nghiên cứu:
(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận và pháp lý về công
tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT.
(2) Phân tích thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT ở các đô thị Việt Nam nói chung và ở thành phố Thái
Nguyên nói riêng.
(3) Đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm hoàn
thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể là công tác quản lý thực hiện
QHĐT, công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới theo
QHĐT, cấp phép xây dựng và quản lý TTXD (đối với các hộ gia đình)
trong thành phố.
Về không gian: Nghiên cứu được nhằm vào thành phố Thái Nguyên.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2010 đến nay,
đề xuất giải pháp phù hợp với định hướng của quy hoạch chung xây
dựng thành phố Thái Nguyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp;
Phương pháp nghiên cứu định tính; Phương pháp nghiên cứu định lượng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch
và xây dựng theo QHĐT theo bốn chức năng quản lý, ứng với các nội
dung: vai trò và mối quan hệ giữa quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT; mối quan hệ giữa quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng theo
quy hoạch; vai trò của công tác quản lý TTXD trong công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT; quy trình và nội dung quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT xét theo chức năng quản lý; mô hình
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch, mô hình các nhân tố phản ánh sự hài lòng của người
dân đô thị đối với đồ án QHĐT; xu hướng mới trong quản lý quy hoạch
và xây dựng theo QHĐT; kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT của các nước trên thế giới
3
b. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Góp phần hoàn thiện thể chế về công tác quản lý quy hoạch và xây
dựng theo QHĐT, đặc biệt là công tác cấp GPXD và quản lý TTXD.
- Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), hoàn chỉnh công cụ
quản lý giúp cơ quan QLNN đưa ra quyết sách đúng đắn. Luận án đóng
góp cho các cơ quan QLNN về đô thị: (1) Cơ sở lý luận về quản lý
QHĐT và xây dựng theo QHĐT; (2) Hệ thống thông tin trong quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thông suốt, minh bạch.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo trong các lĩnh
vực liên quan.
Địa chỉ áp dụng các đề xuất của luận án: các phòng quản lý đô thị
(QLĐT) các cấp Phường (Xã), Thành phố (Huyện),..; phòng Quản lý nhà
và phát triển đô thị (PTĐT), Viện Quy hoạch - Sở Xây dựng và các phòng
ban chức năng có liên quan.
Địa chỉ áp dụng chương trình phần mềm quản lý: Các phòng QLĐT
thành phố, thị xã; công chức Địa chính - xây dựng Phường/Xã; các
phòng, ban đơn vị có liên quan ở cấp Huyện của thành phố Thái Nguyên.
6. Những đóng góp mới của luận án
(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, gồm tổng quan các nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước về các vấn đề: quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT; xu hướng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT (như tác động của PTĐT bền vững đến quản lý QHĐT, ứng
dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT, sự tham gia, giám sát của cộng đồng (TGCĐ) trong công tác
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT); kinh nghiệm quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT của các nước trên thế giới (như
Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc,...).
- Bổ sung, làm rõ một số vấn đề sau: vai trò và mối quan hệ giữa
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT – coi đó là mối quan hệ hữu
cơ của 3 giai đoạn: (i) quản lý tổ chức thực hiện đồ án QHĐT, (ii) quản
lý giấy phép và cấp phép xây dựng và (iii) quản lý TTXD; mối quan hệ
giữa quản lý QHĐT với các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch; vai
trò quan trọng của công tác quản lý TTXD trong công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT; quy trình và nội dung quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT xét theo chức năng quản lý;
(2) Phân tích thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT ở các đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Thái
4
Nguyên nói riêng thông qua việc thống kê, phân tích và đánh giá các
số liệu báo cáo;
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT, các nhân tố phản ánh sự hài lòng của
người dân đô thị đối với đồ án QHĐT.
(4) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý QHĐT, cụ thể
là: nhận thức đúng mối quan hệ giữa QHĐT và quản lý PTĐT; lồng ghép
công tác quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong
đó coi trọng việc tích hợp quy hoạch với định hướng phát triển giao thông
công cộng và nguồn lực thực hiện dự án theo quy hoạch nhằm nâng cao
chất lượng công tác quản lý QHĐT; tăng cường công bố công khai thông
tin quy hoạch, cắm mốc giới theo QHĐT.
(5) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác cấp phép và quản lý
TTXD như: tăng cường cấp phép và quản lý GPXD có sự hỗ trợ của
CNTT (vừa giúp người quản lý giải quyết công việc vừa giúp tổ
chức/cá nhân có thể đăng ký trực tuyến xin cấp phép xây dựng); luận
giải vai trò và tính pháp lý của GPXD là cơ sở pháp lý để xử lý vi
phạm TTXD; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây
dựng theo giấy phép và theo quy hoạch.
(6) Đề xuất giải pháp tăng cường sự TGCĐ trong công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT: Luận giải vai trò sự TGCĐ trong
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, xác định sự TGCĐ vừa là
mục tiêu, vừa là động lực đối với các nhà QLĐT; Xây dựng quy trình
phát triển ý thức TGCĐ trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT.
(7) Ứng dụng CNTT để thực hiện các giải pháp quản lý quy hoạch
và xây dựng theo QHĐT giúp các đối tượng sử dụng có thể truy vấn,
tìm kiếm thông tin, thống kê và báo cáo các dữ liệu theo yêu cầu.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương, kết luận – kiến nghị,
12 bảng biểu, 34 hình vẽ, đồ thị, được trình bày trên 150 trang khổ
giấy A4 không kể phần phụ lục.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1. Giới thiệu các công trình khoa học đã công bố có liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
5
Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu, phân tích chi tiết 05 luận án tiến sĩ, 02
luận văn thạc sĩ, 11 bài báo (kể cả báo cáo nghiên cứu khoa học) và 05
giáo trình có nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu, phân tích 05 nghiên cứu ở nước
ngoài có nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.2. Nhận xét về các nghiên cứu đã có
Phân tích tổng quan cho thấy, các nghiên cứu đã đề cập đến một số
vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận các vấn đề về đô thị ([2], [3], [5], [9], [11], [16], [18],
[22], [25], [33], [42], [44], [46], [61]), về QLĐT ([2], [3], [5], [9], [15],
[18], [19], [25], [41], [61]), về QHĐT ([2], [9], [12], [16], [30], [25], [33],
[41], [44], [46], [61]) và về xây dựng theo QHĐT ([8], [41], [42], [43],
[47], [61]).
- Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong việc lập quy hoạch,
thiếu vắng sự kết hợp giữa QHĐT với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của các cấp quản lý, của các địa phương ([9], [23],
[41], [53], [78]).
- Những bất cập trong việc hiện thực hóa đồ án QHĐT như “quy
hoạch treo”, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần ([6], [8], [17], [23],
[47]).
- Nguyên nhân của những “yếu kém” nêu trên như cơ chế chính
sách ([3], [9], [18], [19], [35], [80]), yếu tố con người ([8], [7], [19],
[35], [43], [47]), phương pháp và công cụ quản lý ([3], [15], [23],
[25], [35], [43], [47]).
Các nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp để khắc phục những hạn
chế trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT. Một
số giải pháp mà các nhà nghiên cứu đã đề xuất có thể kể đến là:
(1) Hoàn thiện thể chế chính sách ([5], [17], [18], [19], [35], [41],
[42], [46], [47]);
(2) Nâng cao chất lượng đồ án QHĐT ([7], [15], [23], [25], [41],
[53], [78]);
(3) Tích hợp các quy hoạch ([8], [23], [53], [60], [78], [87]);
(4) Nâng cao năng lực cán bộ tham gia công tác quản lý ([19], [23],
[25], [47]);
(5) Đổi mới công tác cấp GPXD [42];
(6) Tăng cường sự TGCĐ trong công tác quản lý ([15], [18], [19],
[25], [35], [42], [47], [53], [87], [92]);
(7) Ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác QLĐT ([23], [43], [80], [81]).
6
1.3. Những vấn đề cần giải quyết
- Cơ sở lý luận về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT: chưa
nêu được vai trò QLNN sau quy hoạch, sau cấp phép.
- Đồ án QHĐT: chất lượng chưa cao, tầm nhìn còn hạn chế, việc tích
hợp QHĐT với các yếu tố tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội, định
hướng phát triển giao thông, chưa đầy đủ; Việc cung cấp thông tin,
công bố công khai thông tin rất hạn chế, chưa có sự ứng dụng của
CNTT.
- Cấp phép và quản lý GPXD: chưa đáp ứng đủ yêu cầu quản lý như
chưa coi trọng tính pháp lý của GPXD, chưa sử dụng CNTT hỗ trợ công
tác cấp phép và quản lý GPXD.
- Quản lý TTXD: chưa phổ biến thông tin đầy đủ, việc xử phạt thiếu
nghiêm minh, sự TGCĐ chưa được phát huy.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
2.1. Cở sở lý luận về quản lý quy hoạch đô thị
2.1.1. Đô thị và quản lý đô thị
Quản lý đô thị là quá trình mà chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN,
các tổ chức xã hội) bằng cơ chế, chính sách tác động lên đối tượng quản
lý (tổ chức, cá nhân) nhằm đạt đến mục tiêu chất lượng cuộc sống về
kiến trúc, cảnh quan và không gian đô thị.
2.1.2. Quy hoạch và quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là một hoạt động vừa mang tính khoa học, tính nghệ
thuật, vừa mang tính hệ thống, tính kinh tế và tính khả thi.
2.1.3. Quản lý quy hoạch đô thị
Quản lý QHĐT là môn khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở
của hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương pháp quản lý
nhằm đạt chất lượng tốt cho đồ án QHĐT.
Quản lý QHĐT không chỉ là những hoạt động kỹ thuật và quy trình
ban hành chính sách, mà còn là việc quản lý thực hiện quy hoạch và
quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
2.2.1. Quản lý xây dựng đô thị
Quản lý xây dựng đô thị là quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động
xây dựng theo đúng quy định của pháp luật nhằm tạo môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị.
7
2.2.2. Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Quản lý xây dựng theo QHĐT là trách nhiệm của chính quyền đô thị
trong việc đảm bảo các hoạt động xây dựng theo đúng QHĐT đã được
phê duyệt phù hợp với chức năng quản lý.
Quản lý TTXD chính là quản lý hoạt động thi công xây dựng công
trình theo đúng quy hoạch đã được duyệt.
2.3. Quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
2.3.1. Trình tự quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
Quá trình quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT gồm: (1)
Quản lý tổ chức thực hiện QHĐT; (2) Quản lý giấy phép và cấp phép
xây dựng; (3) Quản lý TTXD.
Nội dung của quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT theo 4
chức năng quản lý như sau:
1/ Hoạch định: là giai đoạn xây dựng mục tiêu quản lý. Chức năng
này được thể hiện bằng nhận thức đúng bản chất của mối quan hệ giữa
quản lý QHĐT và QLĐT từ đó có được sự lồng ghép công tác quy
hoạch và quản lý PTĐT, sự gắn kết quản lý QHĐT với quản lý các dự
án đầu tư theo quy hoạch nhằm hạn chế tình trạng quy hoạch treo và
tình trạng vi phạm xây dựng không theo quy hoạch..
2/ Tổ chức: trong quản lý hoạt động xây dựng theo QHĐT được phê
duyệt, chức năng tổ chức được thể hiện qua việc ban hành, công khai và
hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, quy phạm,
tiêu chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn cấp phép xây dựng đối với mọi dự án
đầu tư, công trình xây dựng;...
3/ Điều hành: thiết lập môi trường làm việc (cả về nhân lực, tài
chính, phương pháp, công cụ quản lý,); phân quyền, phân cấp cho
chủ thể quản lý và các đối tượng bị quản lý nhằm đạt mục tiêu đã định.
4/ Kiểm soát: theo dõi, kiểm tra các hoạt động xây dựng công
trình/dự án trên địa giới quy hoạch, theo đúng các nội dung GPXD đã
được cấp, đưa ra những giải pháp khắc phục hoặc có những thay đổi
cần thiết trong trường hợp có những vi phạm khi thực hiện thi công xây
dựng công trình.
2.3.2. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch đô thị
Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT gồm hai nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí phản ánh về đối tượng
quản lý (quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT); nhóm tiêu chí
phản ánh về tổ chức thực hiện đồ án.
8
2.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý quy hoạch và
xây dựng theo quy hoạch đô thị
Tác giả phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (nhóm 1) và các nhân tố phản ánh
sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án QHĐT (nhóm 2).
Trình tự thực hiện gồm 5 bước sau: (1) Phân tích định tính các nhân
tố ảnh hưởng theo hai mô hình hồi quy đa biến tuyến tính; (2) Thiết kế
mẫu nghiên cứu; (3) Xây dựng thang đo; (4) Thiết lập phương trình hồi
quy đa biến tuyến tính; (5) Kiểm định mô hình đề xuất.
2.4. Xu hƣớng mới trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch đô thị
2.4.1. Phát triển đô thị bền vững và những tác động của nó đến
công tác quản lý quy hoạch đô thị
Để đô thị phát triển bền vững, các nhà quy hoạch, QLĐT có thể tích
hợp quy hoạch dưới nhiều dạng như sau:
(1) Tích hợp các mục tiêu quy hoạch [76].
(2) Tích hợp tính bền vững của kinh tế, xã hội và môi trường vào đồ
án QHĐT.
Những tác động của phát triển bền vững đến quản lý quy hoạch đô
thị: Một là đổi mới phương pháp quy hoạch, tích hợp quy hoạch; tiếp
cận xu hướng “Kiến trúc xanh”; tích hợp QHĐT với giao thông đô thị;
Hai là coi trọng công tác tổ chức, triển khai, thực hiện đồ án QHĐT.
2.4.2. Ứng dụng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong QLĐT nói chung hay
quản lý công tác quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nói riêng, sẽ đáp
ứng được các yêu cầu của quản lý.
2.4.3. Sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
Thứ nhất là thay đổi tư duy trong cách làm quy hoạch: các nhà
nghiên cứu đã nhận ra rằng “giải pháp cộng đồng” sẽ là phù hợp nhất
cho bài toán quy hoạch.
Thứ hai là thay đổi trong cách QLĐT: các quốc gia phát triển đã dần
chuyển từ chế độ quản lý chuyên chế theo thứ bậc TOP - DOWN sang
chế độ quản lý theo quan hệ cạnh tranh (Competition) và đến đỉnh cao
là chế độ quản lý theo quan hệ hợp tác. Chế độ quản lý hợp tác này đã
cho phép sự TGCĐ trong QHĐT và QLĐT.
2.5. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô
thị của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
9
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch
đô thị ở một số nƣớc trên thế giới
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch đô thị ở một số nước như: Singapore, Nhật Bản,
Australia, Trung Quốc, Pháp.
2.5.2. Bài học cho các đô thị Việt Nam nói chung và cho thành phố
Thái Nguyên nói riêng
Nội dung các kinh nghiệm cần được nghiên cứu, học tập, được khái
quát lại như sau:
- Quản lý QHĐT: coi trọng quy hoạch sử dụng đất; coi trọng định
hướng PTĐT bền vững; tăng cường công bố công khai thông tin quy
hoạch; tăng cường sự TGCĐ.
- Quản lý xây dựng theo QHĐT: tăng cường công bố công khai thông
tin về cấp phép, quản lý TTXD; coi trọng vai trò của GPXD; coi trọng
công tác quản lý TTXD; tăng cường sự TGCĐ; ban hành và thực thi hệ
thống văn bản pháp luật nghiêm minh.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ
XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1. Thực trạng quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô
thị ở các đô thị Việt Nam nói chung
Thứ nhất, về các đồ án quy hoạch, có thể nhìn nhận 2 tồn tại chính,
đó là đồ án quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần và quy hoạch “treo”
trong thời gian dài.
Thứ hai về công tác quản lý cấp phép xây dựng, tồn tại chính là số
GPXD được cấp ở các địa phương trong cả nước chưa được tổng hợp,
chưa được thống kê một cách đầy đủ và chính xác. Hầu hết các địa
phương chưa sử dụng công cụ nào để quản lý các dữ liệu về hoạt động
cấp phép xây dựng.
Thứ ba đó là công tác quản lý TTXD, chủ đầu tư chưa tuân thủ việc
xây dựng theo đúng GPXD đã được cấp, mặt khác, các nhà quản lý
chưa xử lý triệt để tình trạng vi phạm TTXD.
3.2. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch đô thị ở thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thái Nguyên
10
3.2.1.1. Vị trị địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,
được xác định “là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - thể dục thể
thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái
Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc; là một trong những trung
tâm khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế của quốc gia và quốc
tế; là một cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội; là cửa ngõ,
đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng”
([30], [69]).
3.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Những đặc điểm và lợi thế về kinh tế, giáo dục, y tế,... của thành phố
Thái Nguyên nói lên vị thế nổi trội của Thành phố trong vùng trung du
và miền núi phía Bắc và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến vùng thủ đô
Hà Nội.
3.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống quản lý
Hệ thống quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thành phố
Thái Nguyên được tổ chức vừa theo mô hình trực tiếp – chức năng
(cấp thành phố và cấp phường/xã) vừa theo mô hình gián tiếp – chức
năng (cấp tỉnh có Thanh tra Sở Xây dựng, cấp thành phố có phòng
QLĐT).
3.2.3. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị
3.2.3.1. Công tác quản lý thực hiện đồ án quy hoạch
Chất lượng công tác quản lý thực hiện QHĐT chưa thực sự đạt hiệu
quả cao, chưa gắn kết được công tác quy hoạch và các dự án đầu tư xây
dựng theo quy hoạch. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng các dự án triển khai chậm, dự án bị thay đổi chủ đầu tư nhiều
lần,v.v
3.2.3.2. Tổ chức công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc
giới theo quy hoạch đô thị trên thực địa
Việc tổ chức công bố, cắm mốc giới quy hoach ngoài thực địa và
cung cấp thông tin về một số đồ án quy hoạch chưa kịp thời, thường
xuyên và rộng rãi.
3.2.4. Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
3.2.4.1. Công tác cấp phép xây dựng
Trong 8 bước thực hiện cấp phép xây dựng, nhiệm vụ thứ 2 (thẩm
tra hồ sơ, kiểm tra thực địa, đối chiếu quy hoạch) của bước số 3 chiếm
khoảng thời gian dài nhất, từ 8 đến 11 ngày trong tổng thời gian (15 ÷
20 ngày) của quy trình cấp GPXD.
11
3.2.4.2. Công tác quản lý trật tự xây dựng
Kết quả kiểm tra trên địa bàn 28 phường/xã trong 5 năm (từ năm
2011 đến 2015) cho thấy, số trường hợp không vi phạm TTXD trung
bình là 57,13% trong tổng số trường hợp kiểm tra. Trong số trường hợp
kiểm tra, trung bình số trường hợp vi phạm TTXD chiếm 42,87%, trong
đó số trường hợp bị xử phạt chiếm khoảng 10,48%. Các trường hợp vi
phạm TTXD trên địa bàn Thành phố được ghi lại cụ thể như sau:
- Tình trạng sử dụng vỉa hè trái phép diễn ra khá phổ biến ở nhiều
nơi có công trình xây dựng
- Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, xây dựng sai quy
hoạch, xây dựng đón đền bù trong vùng đã có quy hoạch được duyệt và
công bố còn diễn ra ở một số xã, phường.
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT ở thành phố Thái Nguyên còn chưa được thực hiện. Theo kết quả
điều tra xã hội học, người dân đánh giá về việc sử dụng CNTT trong công
tác QLNN về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT là chưa tốt;
Mọi người hy vọng ở việc CNTT sẽ giúp họ có thể giải quyết được các
công việc theo yêu cầu.
3.3. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch đô thị ở thành phố Thái Nguyên
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Những năm qua, tỉnh, thành phố Thái Nguyên đã quan tâm, tập trung
mọi nguồn lực vào việc đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển các đô thị theo
hướng văn minh, hiện đại, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong công tác QLĐT nói chung và quản lý TTXD
nói riêng trên địa thành phố.
3.3.2. Tồn tại và hạn chế
(1) Công tác quản lý QHĐT:
- Chưa nhận thức đúng mối quan hệ giữa quản lý QHĐT và quản lý
PTĐT, chưa gắn kết công tác quy hoạch với các dự án đầu tư xây dựng
theo quy hoạch;
- Việc công bố công khai, cắm mốc giới và cung cấp thông tin về quy
hoạch chưa được thực hiện theo đúng quy định;
(2) Công tác quản lý xây dựng theo QHĐT
- Công tác cấp phép xây dựng chưa được coi trọng như căn cứ pháp lý
cho việc xử lý các vi phạm TTXD. Ngoài ra, trong quy trình cấp phép,
bước thứ 3 (thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa, đối chiếu quy hoạch) mất
12
nhiều thời gian dẫn đến việc cấp phép chưa được chính xác, chưa đúng
tiến độ,...
- Công tác xử lý vi phạm TTXD chưa được thực hiện triệt để dẫn đến
tình trạng vi phạm ngày càng nghiêm trọng và phức tạp.
(3) Nhận thức của cộng đồng về việc tham gia, giám sát quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT rất hạn chế.
(4) Ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT chưa được thực hiện.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế này được khẳng định có tính khoa
học hơn khi tác giả tiến hành điều tra xã hội học, kiểm tra độ tin cậy,
phân tích các nhân tố khám phá EFA, kiểm định hàm hồi quy đa biến để
chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT - MPC (Y1) được thể hiện trong phương trình hồi quy tuyến
tính đa biến như sau:
Y1 (MPC) = 2,168 + 0,221 X1 + 0,513 X2 + 0,355 X3 + 0,325 X4 (3.3)
Biến phụ thuộc Y1 (công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT – MPC) phụ thuộc vào 4 biến độc lập là X1 – DTDC (đặc điểm
dân cư), X2 – CCCS (cơ chế chính sách), X3 – NANGLUC (năng lực
của cán bộ quản lý) và X4 – THONGTIN và các yếu tố độc lập khác thể
hiện trong hệ số β0 = 2,168.
Các hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta tại các biến đều lớn hơn 0, hơn
nữa 2 = 0,513 > 3 = 0,355 > 4 = 0,325 > 1 = 0,221 nên cả 04 yếu
tố tương ứng với các hệ số trên là DTDC, CCCS, NANGLUC và
THONGTIN đều có ảnh hưởng thuận chiều đến công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT. Trong các yếu tố trên thì yếu tố về việc
ban hành chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước và tính chấp pháp
của các tổ chức cá nhân liên quan (CCCS) có ảnh hưởng lớn nhất đến
công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở Thái Nguyên.
Phương trình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người dân đô thị thành phố Thái Nguyên đối với đồ án QHĐT – SOP
(Y2) được thể hiện như sau:
Y2 (SOP) = 1,95 + 0,541 + 0,409 + 0,266 (3.4)
Biến phụ thuộc Y2 (Sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án
QHĐT – SOP) phụ thuộc vào 3 biến độc lập ( - VITRI, -
HATANG, - CAYXANH) và các yếu tố độc lập khác được tích hợp
trong hệ số = 1,95.
13
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta - của các biến đều lớn hơn 0 và =
0,541 ( - VITRI) > = 0,409 ( - HATANG) > = 0,266 ( -
CAYXANH) nên cả 03 nhân tố VITRI, HATANG và CAYXANH đều
là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đô thị thành
phố Thái Nguyên đối với đồ án QHĐT. Trong các nhân tố trên thì nhân
tố về sự thuận tiện giữa vị trí của khu ở so với các công trình hạ tầng
(VITRI) có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của người dân đối với
đồ án QHĐT.
Tại phụ lục 2, các bảng B2.22 và B2.23, trang 19 được tổng hợp và
mô hình hóa trong biểu đồ hình 3.10 với nội dung là so sánh sự khác
biệt giữa mức ảnh hưởng của các nhân tố với thực trạng và sự kỳ vọng
của người dân đô thị thành phố Thái Nguyên.
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh mức ảnh hưởng của các nhân tố với thực
trạng và sự kỳ vọng của người dân đô thị thành phố Thái Nguyên.
Biểu đồ hình 3.11 dưới đây tổng hợp và mô hình hóa từ Phụ lục 2,
B2.22 ÷ B2.25 (trang 19 ÷ 22) với nội dung là so sánh sự khác biệt giữa
mức ảnh hưởng của các nhân tố với thực trạng và sự kỳ vọng của người
dân đô thị thành phố Thái Nguyên khi đánh giá về mức độ hài lòng của họ
đối với đồ án QHĐT.
14
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh mức ảnh hưởng với thực trạng và sự kỳ
vọng của người dân trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân
đối với đồ án QHĐT
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
4.1. Định hƣớng phát triển của thành phố Thái Nguyên đến 2035
4.1.1. Quan điểm phát triển thành phố Thái Nguyên
Với ưu thế sẵn có của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và được
tạo mọi điều kiện để trở thành một cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ
đô Hà Nội, Thái Nguyên sẽ chuyển hóa từ thành phố công nghiệp (với
gang thép là chủ đạo) sang thành phố thương mại, dịch vụ và công nghiệp
phát triển theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao.
Quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT thành phố Thái Nguyên
dựa vào các căn cứ pháp lý, đồ án QHC thành phố Thái Nguyên, quy
hoạch phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, sơ đồ mật độ xây
dựng, sơ đồ tầng cao xây dựng thành phố Thái Nguyên.
15
4.1.2. Mục tiêu phát triển thành phố Thái Nguyên đến năm 2035
Mục tiêu đến năm 2035 là xây dựng thành phố Thái Nguyên “bền
vững, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du, miền
núi Bắc bộ”[58].
Thành phố Thái Nguyên sẽ phát triển theo hướng “kinh tế dịch vụ,
phát triển xanh, đảm bảo hài hòa các yếu tố: Kinh tế - hệ sinh thái tự
nhiên - cân bằng xã hội” [68].
4.2. Một số giải pháp quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy
hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
4.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị
4.2.1.1. Lồng ghép công tác quy hoạch đô thị và các dự án đầu tƣ
xây dựng theo quy hoạch
Tình trạng chất lượng công tác quản lý QHĐT còn thấp và số quy
hoạch “treo“ còn nhiều đều có nguyên nhân chính là bản chất của mối
quan hệ giữa QHĐT và quản lý PTĐT chưa được nhận thức đầy đủ,
chưa lồng ghép công tác quy hoạch và các dự án đầu tư theo quy hoạch.
Vì vậy, cần nhận thức rõ vấn đề này và quy định rõ nội dung đồ án quy
hoạch để đô thị được hình thành và phát triển đồng bộ, có đủ khu chức
năng, đảm bảo đô thị vận hành được thuận lợi, đồng thời kiểm soát các
nhà đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch.
Phương pháp lồng ghép công tác QHĐT với các dự án đầu tư xây
dựng là sử dụng công cụ thông tin địa lý GIS và phân tích thứ bậc AHP
để tích hợp QHĐT (đặc biệt quan tâm đến định hướng phát triển giao
thông) và các dự án đầu tư xây dựng (chủ đầu tư, nguồn vốn, nhân
lực,) nhằm mục đích giúp các nhà QLĐT có được hệ CSDL đầy đủ
về các loại đồ án quy hoạch, danh sách các nhà đầu tư với các nguồn
lực để thực hiện đồ án, đánh giá và lựa chọn các nhà đầu tư có đủ điều
kiện về nguồn lực để có thể thực hiện được dự án đầu tư theo quy hoạch
trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Mục đích tích hợp cũng sẽ đạt được bằng việc xây dựng bộ các tiêu
chí đánh giá công tác quản lý QHĐT và các dự án đầu tư theo quy
hoạch.
4.2.1.2. Tăng cƣờng công bố, công khai thông tin quy hoạch, cắm
mốc giới theo quy hoạch đô thị
Tăng cường quản lý và công bố công khai dữ liệu thuộc tính và dữ
liệu không gian của đồ án QHĐT trên nền GIS.
16
4.2.2. Hoàn thiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự
xây dựng
4.2.2.1. Hoàn thiện công tác cấp phép và quản lý giấy phép xây dựng
Một là, nâng cao tính chấp pháp theo GPXD.
Hai là, xây dựng CSDL cấp phép và quản lý GPXD bằng chương
trình phần mềm quản lý GPXD.
4.2.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý trật tự xây dựng
Một là, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT, đặc biệt là quản lý TTXD.
Các bộ phận thanh tra xây dựng được bổ sung nguồn nhân lực có
trình độ, đồng thời được phân cấp, phân quyền trong việc phát hiện, lập
biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm TTXD.
Hai là, phát hiện, xử lý triệt để các vi phạm TTXD thể hiện ở 2
dạng: (1) Cấp phép xây dựng sai quy hoạch được duyệt; (2) Vi phạm về
TTXD.
Ba là, xây dựng CSDL hỗ trợ quản lý, xử lý các vi phạm TTXD.
4.2.3. Tăng cƣờng sự tham gia, giám sát của cộng đồng trong công
tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
- Xây dựng quy trình chung của một chương trình phát triển sự
TGCĐ bao gồm 7 bước ở cả 3 giai đoạn của quá trình quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT.
- Xây dựng quy trình 5 bước phát triển năng lực của cộng đồng dân
cư đô thị khi tham gia vào công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT.
4.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các giải pháp quản
lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch đô thị
4.2.4.1. Mục tiêu của chƣơng trình
(1) Với lãnh đạo: cung cấp thông tin tổng hợp, đa chiều và thuộc
nhiều chủ đề khác nhau giúp việc ra quyết định được dễ dàng hơn.
(2) Với đơn vị quản lý quy hoạch - xây dựng: cung cấp một hệ thống
thông tin thống nhất từ việc chuẩn hóa dữ liệu, quản lý cập nhật, truy
vấn dữ liệu theo yêu cầu nghiệp vụ.
(3) Với các đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin quy hoạch - xây
dựng: được cung cấp thông tin về quy hoạch - xây dựng theo chức năng
nhiệm vụ của mình.
(4) Với cộng đồng: cung cấp một kênh tra cứu thông tin, dữ liệu về
quy hoạch - xây dựng.
17
4.2.4.2. Chức năng của chƣơng trình
1/. Quản lý cấp phép xây dựng.
2/. Quản lý vi phạm TTXD
3/. Quản lý quy hoạch
5/. Tổng hợp báo cáo, thống kê.
6/. Khai thác bản đồ trên nền WebGIS
7/. Quản trị hệ thống.
4.2.4.3. Nội dung của chƣơng trình
Các dữ liệu được cung cấp cho các đối tượng sử dụng khi họ có yêu
cầu sẽ được kết xuất từ chương trình GIS (nếu yêu cầu dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính) hoặc từ chương trình mềm quản lý (nếu chỉ
yêu cầu dữ liệu thuộc tính). Vì vậy trong chương trình có những thành
phần sau:
- Sơ đồ các chức năng chính của chương trình phần mềm quản lý
(PL3, H3.2, tr. 25);
- Quy trình nghiệp vụ xác định, tạo lập, lưu trữ, cung cấp và tổ chức
khai thác thông tin (PL3, H3.4, tr.27);
- Quy trình tổng quát xây dựng CSDL (PL3, H3.5, tr.28);
- Mối liên kết giữa CSDL quy hoạch và CSDL GPXD, TTXD (PL3,
H3.6, tr.29);
- Mô hình liên kết các thực thể (PL3, H3.7, tr.30);
- Mô hình tổ chức quản lý CSDL (PL3, H3.8, tr.31);
- Mô hình kiến trúc mạng diện rộng của hệ thống thông tin quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT (PL3, H3.9, tr.32);
- Mô hình kiến trúc của hệ thống CSDL (PL3, H3.10, tr.33);
- Mô hình kiến trúc mạng của hệ thống CSDL (PL3, H3.11, tr.34);
- Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT
của UBND thành phố Thái Nguyên (PL3, H3.12, tr.35).
- Mô hình tổng thể của GIS Thái Nguyên (PL3, H3.13, tr.36)
4.2.4.4. Kết quả của chƣơng trình
Giao diện của hệ thống: Các Menu được xây dựng theo Font
Unicode, được chia làm 4 phần riêng biệt gồm “Tra cứu thông tin”,
“Báo cáo”, “Hồ sơ nhà đất” và “Hệ thống” ([26], [27]). Chương trình
phần mềm được thể hiện chi tiết, trong đó các dữ liệu không gian được
gắn với các dữ liệu thuộc tính (PL4, tr.37 tr.48).
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Bàn luận về việc bổ sung cơ sở lý luận công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT:
18
- Bổ sung cơ sở lý luận: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý và xây dựng theo đô thị (MPC-Y1) và các nhân tố phản ánh
sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án QHĐT (SOP–Y2). Kết
quả này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp các nhà quản lý nhìn
nhận được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý của họ. Việc xây dựng
cơ sở lý luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng này là mô hình chung
cho các đô thị Việt Nam nói chung, tuy nhiên khi áp dụng mô hình cần
xác định các biến quan sát cho phù hợp với điều kiện của đô thị cần
nghiên cứu.
- Làm rõ mối quan hệ giữa quản lý QHĐT và quản lý xây dựng theo
QHĐT, coi đây là mối quan hệ hữu cơ, có các bộ phận không thể tách
rời nhau, được xác định dựa vào bốn chức năng của quản lý là Hoạch
định – Tổ chức – Điều hành – Kiểm soát.
Bàn luận về các giải pháp được đề xuất:
Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện công tác quản lý QHĐT: Giải pháp
này có ý nghĩa đổi mới tư duy về QLĐT nói chung hay quản lý QHĐT
nói riêng. Khi thực hiện công tác QLĐT cần thiết phải nhận thức đúng
vai trò và mối quan hệ sâu sắc của công tác QHĐT và QLĐT, cụ thể
hơn là mối quan hệ giữa quản lý QHĐT và quản lý PTĐT, phải có kế
hoạch hành động để gắn kết công tác quy hoạch với các dự án đầu tư
xây dựng theo quy hoạch.
Giải pháp thứ hai là hoàn thiện công tác cấp phép xây dựng và quản
lý TTXD, trong đó sử dụng chương trình phần mềm trực tuyến để cộng
đồng có thể đăng ký hoặc phản hồi trực tiếp các vi phạm TTXD. Giải
pháp này có ý nghĩa thực tiễn cho các đối tượng sử dụng (các cán bộ
QLĐT, cho các tổ chức, cá nhân) khi tham gia công tác cấp phép hay
quản lý GPXD và quản lý TTXD.
Giải pháp thứ ba là tăng cường sự TGCĐ trong công tác quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT: Giải pháp này sẽ có ý nghĩa thực
tiễn nhân văn cao trong đời sống của người dân đô thị. Cộng đồng
được tôn trọng, được phát huy vai trò của họ trong công cuộc xây
dựng văn minh đô thị. Tuy nhiên, giải pháp này cần có lộ trình và cần
có thời gian để có thể truyền thông và đào tạo người dân từ giai đoạn
chưa có ý thức đến khi có ý thức và tự nguyện tham gia vào giám sát
hoạt động quản lý quy hoạch cùng chính quyền đô thị.
Giải pháp thứ tư là ứng dụng CNTT để thực hiện các giải pháp quản
lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT: Giải pháp này có ý nghĩa ứng
19
dụng thực tiễn. Chương trình phần mềm quản lý này có thể chuyển giao
công nghệ cho chính quyền địa phương khi có đủ được hệ CSDL hoàn
chỉnh. Chương trình được thực hiện sẽ đóng góp giá trị lớn không
những chỉ cho chính quyền và người dân đô thị thành phố Thái Nguyên
mà có thể nhân rộng cho các địa phương có cùng điều kiện như thành
phố Thái Nguyên.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để thành phố Thái Nguyên phát huy tốt thế mạnh đặc thù của
vùng, luận án “Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch và xây dựng
theo quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” là hết
sức có ý nghĩa và cần thiết. Luận án có những điểm mới đóng góp cho
lý luận và thực tiễn về quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nói
chung và cho thành phố Thái Nguyên nói riêng.
Luận án đã giải quyết được một số nội dung như sau:
Một là, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT, cụ thể là:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận: tổng quan công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT nói chung; nêu bật xu hướng mới
trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT và các kinh nghiệm
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT của các nước trên thế giới
và trong khu vực.
2) Làm rõ một số vấn đề sau: nhấn mạnh mối quan hệ giữa quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT, coi đó là mối quan hệ hữu cơ của
(i) quản lý thực hiện QHĐT, (ii) quản lý giấy phép và cấp phép xây
dựng và (iii) quản lý và xử lý vi phạm TTXD; làm rõ vai trò của công
tác quản lý TTXD trong công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo
QHĐT; đề cao quy trình và nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng
theo QHĐT xem xét theo chức năng quản lý;
3) Bổ sung các vấn đề sau: cơ sở lý luận về phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT và
các nhân tố phản ánh sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ án
QHĐT; tiếp cận các xu hướng mới trong công tác quản lý quy hoạch và
xây dựng theo QHĐT,
Hai là, phân tích những tồn tại và các nguyên nhân của chúng trong
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT ở các đô thị Việt Nam nói
chung và ở thành phố Thái Nguyên nói riêng.
20
Đối với các đô thị Việt Nam nói chung: những tồn tại là tình trạng quy
hoạch treo, công tác cấp phép chưa phát huy hiệu quả, công tác quản lý
TTXD còn bị buông lỏng.
Đối với thành phố Thái Nguyên: một số đồ án quy hoạch triển khai
chậm và phải điều chỉnh nhiều lần, chưa có sự kết nối hạ tầng giữa các
KDC mới và các khu ở hiện hữu, công tác công bố công khai thông tin
quy hoạch và cắm mốc giới ngoài thực địa còn hạn chế, công tác cấp
phép xây dựng và quản lý GPXD chưa được coi trọng, tình trạng vi
phạm TTXD ngày càng nghiêm trọng, công tác xử lý vi phạm thiếu
triệt để, sự tham gia và giám sát của cộng đồng dân cư vào công tác
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT rất hạn chế; việc ứng
dụng CNTT hỗ trợ quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT chưa
được thực hiện v.v....
Ba là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
thông qua việc phân tích các nhân tố khám phá EFA dựa vào mô hình
hồi quy đa biến tuyến tính.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch và xây
dựng theo QHĐT (Y1) được xác định theo công thức:
Y1 (MPC) = 2,168 + 0,221 + 0,513 + 0,355 + 0,325 (3.3)
+ Các nhân tố phản ánh sự hài lòng của người dân đô thị đối với đồ
án QHĐT (Y2) được xác định theo công thức hồi quy sau:
Y2 (SCP) = 1,95 + 0,541 + 0,409 + 0,266 (3.4)
Bốn là, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý QHĐT:
- Nhận thức đúng mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị và quản lý
phát triển đô thị, lồng ghép công tác quy hoạch và các dự án đầu tư xây
dựng theo quy hoạch, trong đó coi trọng việc tích hợp quy hoạch với
định hướng phát triển giao thông công cộng và nguồn lực thực hiện dự
án theo quy hoạch;
- Tăng cường công bố công khai thông tin quy hoạch, cắm mốc giới
theo quy hoạch đô thị.
Năm là, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác cấp phép và quản lý
TTXD, gồm:
- Tăng cường cấp phép và quản lý GPXD có sự hỗ trợ của CNTT.
- Luận giải vai trò và tính pháp lý của GPXD là cơ sở pháp lý để xử
lý vi phạm TTXD.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng
theo giấy phép và theo quy hoạch.
21
Sáu là, đề xuất giải pháp tăng cường sự TGCĐ đối với công tác
quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT gồm:
- Xác định sự tham gia, giám sát của cộng đồng vừa là mục tiêu, vừa
là động lực đối với các nhà QLĐT.
- Xây dựng quy trình phát triển ý thức tham gia, giám sát của cộng
đồng trong quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT.
Bảy là ứng dụng CNTT để thực hiện các giải pháp quản lý quy
hoạch và xây dựng theo QHĐT: tác giả luận án đã xây dựng hệ thống
phần mềm tích hợp SQL/Access và VB.NET vào GIS giúp các đối
tượng sử dụng có thể truy vấn, tìm kiếm thông tin, thống kê và báo cáo
các dữ liệu theo yêu cầu. Cụ thể là xây dựng và chuẩn hóa CSDL không
gian và thuộc tính về các đồ án quy hoạch, xây dựng và chuẩn hóa
CSDL nhà đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (lấy KDC số 6 Túc
Duyên làm minh họa) làm cơ sở thống nhất ban đầu để hoàn thành hệ
thống phần mềm cho các Sở, Ban, Ngành liên quan; tác giả cũng đã xây
dựng và chuẩn hóa CSDL không gian và CSDL thuộc tính về các thông
tin liên quan đến từng thửa đất, nhằm mục đích hỗ trợ công tác cấp
phép xây dựng, quản lý TTXD.
Toàn bộ dữ liệu được thể hiện một cách đầy đủ, được cập nhật, đảm
bảo tính công khai và minh bạch. Hệ thống được vận hành trên cơ sở hệ
thống CSDL hoàn chỉnh, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa chính quyền và
người dân trong xây dựng và thực thi pháp luật về quy hoạch và quản lý
quy hoạch, thực hiện tài chính với nhà nước và bảo vệ quyền lợi của
người dân đô thị.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, tác giả luận án có một
số kiến nghị như sau:
Thứ nhất là đối với Quốc hội, Chính Phủ và các Bộ - Ngành có liên
quan: nâng mức xử phạt (bằng tiền) khi tổ chức và cá nhân vi phạm
TTXD; tăng cường phổ biến, công khai hệ thống văn bản pháp luật,
thông tin về quy hoạch, cấp phép, TTXD,... theo nhiều hình thức cụ thể
hơn nữa và phải có chương trình hành động cụ thể, tránh các hiện tượng
mang tính hình thức.
Thứ hai là đối với UBND tỉnh Thái Nguyên: Chuẩn hóa và xây
dựng hệ CSDL GIS Thái Nguyên, cụ thể như sau:
+ Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý và PTĐT. Hệ
thống cung cấp thông tin một cách kịp thời, trực quan, tổng thể về đô thị
22
dựa trên số liệu của từng ngành được cập nhật thường xuyên theo chu
kỳ, từ đó định hướng chiến lược PTĐT bền vững.
+ Mã hóa lại toàn bộ dữ liệu về đô thị để phục vụ công tác QLĐT
nói chung và quản lý quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nói riêng.
Tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu đảm bảo các tính chất sau:
Tính pháp lý: mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Phòng
thanh tra xây dựng, trung tâm GIS; quy chế về tích hợp và phân phối dữ
liệu; quy chế về xây dựng và cập nhật dữ liệu; quy định về báo cáo hoạt
động của hệ thống thông tin,...
Tính chính xác: xây dựng khung kỹ thuật (mô hình hệ thống, kiến
trúc hệ thống, các chuẩn CSDL, tài liệu thiết kế chuẩn về CSDL dùng
chung,)
Tính cập nhật: Các Sở, Ban, Ngành liên quan (Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên – Môi trường, Sở Giao thông vận tải,) cập nhật dữ liệu
thường xuyên đảm bảo tính thời sự của dữ liệu.
+ Xây dựng hệ thông tin địa lý dùng chung nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô và chia sẻ thông tin
dung chung. Hệ thống dữ liệu GIS này phát huy tổng hợp các nguồn dữ
liệu bản đồ cho quản lý cơ sở hạ tầng, tạo sự liên thông giữa các nguồn
dữ liệu GIS trên địa bàn quản lý từ cấp tỉnh, đến huyện, xã, tránh được
sự trùng lặp của hệ CSDL.
- Phân quyền và trách nhiệm hơn nữa Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên,
cụ thể là phòng Thanh tra xây dựng với mục đích tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm TTXD.
- Có chế độ chính sách cho cộng đồng cùng tham gia công tác
QLĐT nói chung, công tác quản lý quy hoach và xây dựng theo QHĐT
nói riêng, cụ thể là đối với các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến
cấp phường xã.
Thứ ba là đối với UBND thành phố Thái Nguyên:
- Đẩy mạnh việc đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng theo "Định hướng
phát triển giao thông", đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các khu ở
hiện hữu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư cho phát triển các dự án
vừa có quy mô lớn vừa tăng tính mỹ quan đô thị. Hiển nhiên là tất cả
các công trình này sẽ được QLXD theo đúng Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Thái Nguyên.
23
3. Hƣớng phát triển của luận án
Với kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả mong muốn hoàn thiện
chương trình phần mềm QLĐT, cụ thể là xây dựng hệ thống GIS quản
lý cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên: xây dựng CSDL địa
hình; CSDL về quy hoạch nhà - đất, giá đất, giao đất/cho thuê đất;
CSDL quy hoạch và phát triển không gian, quy hoạch chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng; CSDL mạng lưới giao thông và các thiết bị phục
vụ giao thông, định hướng phát triển giao thông, mô hình TOD; CSDL
mạng lưới các khu công nghiệp, chu chế xuất, khu công nghệ cao;
CSDL dự án quy hoạch, dự án đầu tư; CSDL các cơ sở y tế và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng; CSDL mạng lưới giáo dục đào tạo; CSDL các
điểm văn hóa, thể thao, du lịch, nhà hàng, khách sạn, cây xanh, mặt
nước,... để từ đó, hoàn thiện chương trình quản lý CSDL dùng chung
cho toàn tỉnh Thái Nguyên.
Hoàn chỉnh hệ CSDL về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao
thông, định hướng phát triển giao thông công cộng, các dự án đầu tư
xây dựng theo quy hoạch, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đến quy
hoạch, xây dựng theo QHĐT,..., tác giả thực hiện phương pháp tích hợp
GIS và AHP, SPSS để có những sản phẩm cụ thể trên nền dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính.
Hoàn chỉnh hơn các mô hình về các nhân tố ảnh hưởng với đầy đủ và
chi tiết hơn các biến quan sát, làm cơ sở khoa học cho tất cả các đô thị.
Luận án là nền tảng, sự khởi đầu cho các nghiên cứu khoa học sâu
hơn sau này góp phần hoàn thiện lý thuyết QLĐT nói chung, quản lý
quy hoạch và xây dựng theo QHĐT nói riêng phù hợp hơn với từng thời
kỳ, nguồn lực, từng địa phương và nền kinh tế thị trường Việt Nam./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_quy_hoach_va_xay.pdf
- F02_SUMMARY.pdf