Hoạt động kiểm toán NSĐP luôn chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan
trọng trong hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung và hoạt động NSNN nói
riêng. Việc đổi mới, hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương góp phần tăng
cường quản lý NSĐP có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luận án đã đạt được một
số kết quả sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản NSĐP, kiểm toán ngân
sách địa phương theo hai nội dung là tổ chức bộ máy kiểm toán NSĐP và tổ
chức hoạt động động về NSĐP
2. Tổng kết kinh nghiệm của KTNN nước ngoài về kiểm toán NSĐP
3. Đánh giá thực trạng kiểm toán NSĐP do KTNN Việt Nam thực hiện
trong quan hệ với quản lý NSĐP
4. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện
kiểm toán NSĐP góp phần tăng cường quản lý NSĐP.
14 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương với việc tăng cường quản lý ngân sách của các địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------- -------------
NGUYỄN THỊ THANH DIỆP
HOµN THIÖN KIÓM TO¸N NG¢N S¸CH
§ÞA PH¦¥NG VíI VIÖC T¡NG C¦êNG QU¶N Lý
NG¢N S¸CH CñA C¸C §ÞA PH¦¥NG
Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n, KiÓm to¸n vµ Ph©n tÝch
Hµ néi, n¨m 2016
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. TS. CAO TẤN KHỔNG
2. TS. TÔ VĂN NHẬT
Phản biện 1: .....................................................................................
Phản biện 2: .....................................................................................
Phản biện 3: .....................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Vào hồi ., ngày ..tháng ..năm 2016
3
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của Đề tài
Trong những năm qua, chất lượng kiểm toán Ngân sách nhà nước đã
dần được nâng cao trên cơ sở nguồn lực hiện có của Kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Ngân sách nhà nước cũng có những thay đổi
đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách địa phương vẫn tồn tại nhiều bất
cập từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, từ phía Ủy ban nhân dân và Hội
động nhân dân, từ phía Kiểm toán Nhà nước.
Những quan điểm về đổi mới tổ chức quản lý ngân sách nhà nước mang
tính nguyên tắc định hướng trong chiến lược phát triển tài chính của Quốc gia
sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kiểm toán ngân sách của Kiểm toán Nhà
nước. Những thay đổi quan trọng trong việc từng bước chuyển quản lý ngân
sách nhà nước theo đầu vào sang quản lý theo đầu ra, thay đổi quy trình lập
ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ dẫn tới phương thức quản lý
ngân sách cũng có những thay đổi tương ứng. Điều này sẽ tác động lớn tới việc
sử dụng loại hình, phương thức kiểm toán và xác định mục tiêu kiểm toán ngân
sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước.
Quản lý ngân sách nhà nước càng đổi mới phương thức quản lý, sử dụng
ngân sách theo hướng gắn đầu tư của ngân sách nhà nước với hiệu quả xã hội;
thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, thực hiện và quyết toán ngân
sách; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước qua các qui
định về tăng cường trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gắn với xử lý
vi phạm. Điều này đòi hỏi phải đổi mới một các đồng bộ và toàn diện công
tác kiểm toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước. Như vậy, việc
nghiên cứu và hoàn thiện kiểm toán Ngân sách địa phương từ đó góp phần
tăng cường quản lý Ngân sách của các địa phương có ý nghĩa quan trọng và
hết sức cần thiết.
5
Xuất phát từ những lý do trên, Tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán
ngân sách địa phương với việc tăng cường quản lý ngân sách của các địa
phương”.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước
Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
Khoảng trống nghiên cứu
- Thứ nhất, các đề tài, các công trình nghiên cứu chưa đề cập tới các
trường phái lý thuyết nghiên cứu về kiểm toán ngân sách
- Thứ hai, đa số các đề tài được nghiên cứu trước thời điểm Luật Kiểm
toán Nhà nước có hiệu lực hoặc chỉ liên quan đến từng mặt hoặc trong phạm vi
tỉnh, thành, đơn vị dự toán cụ thể nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm toán Ngân sách Nhà nước xét ở góc độ hẹp mà chưa có đề tài nào
nghiên cứu chuyên sâu về kiểm toán Ngân sách địa phương.
- Thứ ba, các đề tài chưa nghiên cứu và đánh giá được sự tác động của
kiểm toán ngân sách địa phương tới quản lý ngân sách của các địa phương.
- Thứ tư, các đề tài chưa gắn với tiến trình cải cách tài chính công đang
được thực hiện ở Việt Nam.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài của Tác giả có thể được cụ thể hóa bằng các
câu hỏi nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách địa phương và quản lý ngân
sách của các địa phương?
- Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán ngân sách địa phương?
- Thực tế tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa phương tại Việt Nam?
- Thực tế tổ chức hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương tại Việt Nam?
- Tác động của kiểm toán ngân sách địa phương tới quản lý ngân sách
của các địa phương?
- Giải pháp hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương góp phần tăng
cường quản lý ngân sách của các địa phương?
6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, Tác giả đi sâu nghiên cứu công
tác kiểm toán ngân sách địa phương do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực
hiện bao gồm: tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa phương và tổ chức hoạt
động kiểm toán ngân sách địa phương; vai trò của kiểm toán NSĐP với quản lý
NSĐP qua kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Phạm vi nghiên cứu: cơ quan KTNN các khu vực của KTNN Việt Nam.
1.5. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
* Khung nghiên cứu:
* Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng các tài liệu kiểm toán, các kết quả
nghiên cứu sẵn có như: tài liệu tổng hợp kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán
Quản lý Ngân sách
của các địa phương
- Quản lý quá
trình thu của
ngân sách địa
phương
- Quản lý quá
trình chi của
ngân sách địa
phương
- Quản lý việc
thực hiện các
biện pháp
cân đối thu,
chi của ngân
sách địa
phương
Tổ chức bộ máy kiểm toán ngân
sách địa phương:
- Bộ máy Kiểm toán nhà
nước trong kiểm toán
ngân sách địa phương
- Tổ chức và hoạt động
của đoàn kiểm toán
ngân sách địa phương
Kiểm
toán
Ngân
sách địa
phương
Tổ chức hoạt động kiểm toán
ngân sách địa phương:
- Chức năng, mục tiêu, nội
dung, đối tượng và phạm
vi kiểm toán ngân sách địa
phương
- Quy trình kiểm toán ngân
sách địa phương
- Kiểm soát chất lượng
kiểm toán ngân sách địa
phương
- Tổ chức mối quan hệ giữa
chủ thể và khách thể trong
kiểm toán ngân sách địa
phương
7
Nhà nước Việt Nam, các báo cáo kiểm toán, các kết quả nghiên cứu gần đây (có
liên quan đến đề tài nghiên cứu) của một số nhà khoa học trong nước và trên thế
giới
- Nguồn dữ liệu sơ cấp có được từ quá trình nghiên cứu thông qua phiếu
điều tra; kết quả của những cuộc phỏng vấn với những đối tượng có liên
quan,
* Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát trực tiếp: Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra các các Kiểm toán
viên nhà nước tại Kiểm toán nhà nước các khu vực.
- Phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn sâu các Kiểm toán viên trực tiếp tham gia kiểm toán ngân
sách địa phương nhằm tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán ngân sách địa
phương
+ Phỏng vấn sâu các thành viên Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp tại các địa phương nhằm thu thập đánh giá tác động của kiểm toán
ngân sách địa phương đối với quản lý ngân sách của các địa phương.
- Tổng hợp, phân tích thực trạng kiểm toán ngân sách địa phương từ kết
quả điều tra và kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán tại KTNN các khu vực;
- Tổng hợp phân tích số liệu kiểm toán từ các báo cáo kiểm toán năm
2010 – 2014 cho các năm ngân sách 2009 – 2013.
Kết luận Chương 1
Qua việc tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu cho thấy, đã có các nghiên
cứu về kiểm toán NSNN nói chung và kiểm toán NSĐP nói riêng. Các nghiên
cứu đưa ra đánh giá thực trạng về kiểm toán NSNN, NSĐP Việt Nam ở các
khía cạnh khác nhau như vấn đề về tổ chức bao gồm tổ chức công tác kiểm
toán và tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước hoặc giới hạn phạm vi ngân sách
xã, phường, thị trấn, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm
toán ngân sách.
Việc tổng quan các nghiên cứu này sẽ là tiền đề quan trọng trong việc
xác định khoảng trống nghiên cứu, nghiên cứu lý luận trong Chương 2, nghiên
8
cứu điều tra thực nghiệm trong Chương 3 để xác định các nhân tố ảnh hưởng
tới công tác kiểm toán NSĐP làm định hướng hoàn thiện công tác kiểm toán
NSĐP góp phần tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương.
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Lý luận chung về ngân sách địa phương và quản lý ngân sách địa
phương
2.1.1. Bản chất của ngân sách địa phương
NSĐP là tên chung để chỉ ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới
(cấp dưới của chính quyền nhà nước trung ương) phù hợp với địa giới hành
chính các cấp.
2.1.2. Quản lý ngân sách địa phương
2.1.2.1. Quản lý thu, chi ngân sách địa phương
- Quản lý quá trình thu của ngân sách địa phương
- Quản lý quá trình chi của ngân sách địa phương
2.1.2.2. Quản lý chu trình ngân sách địa phương
Trong một quy trình NSNN bao gồm ba khâu: Lập dự toán NSNN, chấp
hành NSNN và quyết toán NSNN. Các giai đoạn này được thực hiện lặp đi, lặp lại
trong mỗi năm ngân sách gọi là quy trình NSNN. Quy trình hoạt động NSNN này
áp dụng cho ngân sách của mọi cấp chính quyền nhà nước.
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách địa phương
Quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói
riêng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Một là, Đầy đủ, trọn vẹn; Hai là,
Thống nhất; Ba là, Đảm bảo sự cân đối ngân sách; Bốn là, Đảm bảo tính công
khai, minh bạch; Năm là, Rõ ràng, khách quan, trung thực; Sáu là, Đảm bảo
tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực. Các nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi phải được
tôn trọng một cách đồng bộ và phải được kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
9
2.1.2.4. Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách địa phương
Công tác kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách địa phương
được thực hiện bởi: Các Bộ, các đơn vị dự toán cấp trên; Cơ quan tài chính, cơ
quan thu ngân sách, cơ quan Kho bạc Nhà nước; Thanh tra Tài chính; Các tổ
chức, cá nhân; Kiểm toán nhà nước.
2.2. Lý luận chung về kiểm toán ngân sách địa phương
2.2.1. Tổ chức hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương
2.2.1.1. Chức năng, mục tiêu, nội dung, đối tượng và phạm vi kiểm toán ngân
sách địa phương
Kiểm toán NSNN do KTNN thực hiện giúp chính phủ quản lý và điều
hành NSNN, cơ quan dân cử thực hiện chức năng giám sát, phê chuẩn NSNN
thông qua các chức năng chủ yếu bao gồm: chức năng kiểm tra và xác nhận và
chức năng tư vấn thông qua bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu kiểm toán ngân sách địa phương theo quan niệm truyền thống
là các mục tiêu cụ thể của kiểm toán BCTC, KTTT và KTHĐ được vận dụng
trong kiểm toán NSĐP, tức là kiểm toán đối với việc quản lý và sử dụng
NSNN các cấp của địa phương.
Nội dung, đối tượng tổng quát của cuộc kiểm toán NSĐP là hoạt động
quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.
Phạm vi của cuộc kiểm toán: được quyết định bởi phạm vi của việc quản
lý, sử dụng NSĐP và mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán.
10
2.2.1.2. Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán ngân sách địa phương
2.2.1.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương
Kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương bao gồm: Tổ
chức kiểm soát nội bộ của đoàn kiểm toán; Tổ chức kiểm soát của hệ thống
quản lý kiểm toán đối với hoạt động kiểm toán; Tổ chức kiểm soát độc lập
đối với hoạt động kiểm toán.
2.2.1.4. Tổ chức mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong kiểm toán ngân
sách địa phương
Mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán (cơ quan KTNN, đoàn kiểm toán và
các KTV) với đơn vị được kiểm toán (chính quyền các cấp ở địa phương và các
đơn vị trực thuộc) là mối quan hệ phụ thuộc, hợp tác, phối hợp trong công tác
kiểm toán.
2.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa phương
2.2.2.1. Bộ máy của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán ngân sách địa
phương
Cơ quan KTNN được thành lập gắn với việc kiểm tra tài chính công mà
trọng tâm là NSNN, việc tổ chức bộ máy kiểm toán NSNN gắn liền với tổ chức
bộ máy của cơ quan KTNN.
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Kiểm tra việc thực hiện kết luận và
kiến nghị kiểm toán
11
Trước hết, Xét trong hệ thống KTNN, KTNN có thể được tổ chức
theo 3 mô hình: KTNN được đặt trong hệ thống hành pháp, trực thuộc chính cơ
quan trực tiếp quản lý và điều hành NSNN; KTNN được đặt trong hệ thống lập
pháp, đây là mô hình phổ biến nhất trên thế giới; KTNN được đặt ở vị trí độc
lập với cả cơ quan hành pháp và lập pháp, đảm bảo tính độc lập rất cao của cơ
quan KTNN
Xét về liên hệ nội bộ: Tổ chức kiểm toán NSNN gắn liền với mô hình tổ
chức bộ máy của cơ quan KTNN và theo các mô hình như sau:
Thứ nhất, Trong mô hình tổ chức hệ thống ngân sách theo hệ thống tổ
chức nhà nước thiết kế theo kiểu liên bang hoặc phân cấp quản lý ngân sách rõ
ràng theo mô hình cấp TW và địa phương, việc thành lập các cơ quan KTNN
theo mô hình riêng tại liên bang (hoặc TW) và từng bang (hoặc các tỉnh, thành
phố, quận) để phục vụ cho việc quản lý độc lập.
Thứ hai, Trong hình thức tổ chức quản lý NSNN theo hệ thống tổ chức
nhà nước thống nhất về cơ bản chỉ có một cơ quan KTNN chung và tùy theo
mỗi nước lại có hình thức tổ chức phân cấp đối tượng kiểm toán ngân sách
khác nhau:
Một là, Mô hình tập trung thống nhất gồm KTNN TW có các KTNN
chuyên ngành thực hiện kiểm toán NSTW và KTNN các khu vực chuyên thực
hiện kiểm toán NS ĐP tại địa bàn khu vực được giao.
Hai là, KTNN tổ chức các đơn vị kiểm toán các cấp ngân sách khác
nhau, ở TW bố trí các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán các đơn vị trực
thuộc NSTW, ở cấp tỉnh, thành phố sẽ thành lập KTNN kiểm toán các đơn vị
thuộc cấp chính quyền tỉnh, thành phố và có thể tổ chức các đơn vị ở cấp dưới.
2.2.2.2 Tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán ngân sách địa phương
Một là, tổ chức bộ máy và quản lý theo mô hình tổ chức các cuộc kiểm
toán ngân sách của từng cấp chính quyền địa phương độc lập
Hai là, tổ chức bộ máy và quản lý theo mô hình tổ chức kiểm toán chung
ngân sách của các cấp chính quyền địa phương
Ba là, tổ chức bộ máy và quản lý theo mô hình tổ chức nhiều cuộc kiểm
toán để kiểm toán ngân sách của một cấp chính quyền địa phương
12
Về liên hệ nội bộ, đoàn kiểm toán có thể được tổ chức theo mô hình
quản lý trực tuyến hoặc phân tuyến, cụ thể:
Một là, Mô hình tổ chức quản lý trực tuyến
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức đoàn kiểm toán theo mô hình trực tuyến
Hai là, Mô hình tổ chức quản lý phân tuyến
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức theo mô hình phân tuyến
2.2.3. Tác động của kiểm toán đối với quản lý ngân sách của các địa phương
Một là, Tham gia ý kiến cho việc quyết định, giám sát quản lý ngân sách
địa phương và những chương trình, dự an trọng điểm của địa phương
Thứ nhất, tiến hành kiểm toán dự toán NSNN các cấp, các chương trình,
dự án quan trọng ở địa phương để đưa ra ý kiến đánh giá và tư vấn về tính hợp
pháp, hợp lý, tính khả thi của các dự toán, kế hoạch;
Thứ hai, thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện
kiểm toán giúp cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cư đối với NSĐP và
các chương trình, dự án trọng điểm của địa phương;
Thứ ba, qua kết quả kiểm toán NSĐP của các năm trước để làm cơ sở
Trưởng đoàn
Phó trưởng đoàn
Thành viên
Trưởng đoàn kiểm toán
Phó trưởng đoàn
kiểm toán
Phó trưởng đoàn
kiểm toán
Tổ kiểm toán
- Tổ trưởng
- Thành viên
Tổ kiểm toán
- Tổ trưởng
- Thành viên
Tổ kiểm toán
- Tổ trưởng
- Thành viên
13
cho việc xem xét cơ sở thực tiễn, tính hợp lý cả các dự toán, kế hoạch;
Thứ tư, tham gia ý kiến đối với việc xây dựng các chính sách của địa
phương liên quan đến quản lý, sử dụng NSĐP và các chính sách kinh tế của địa
phương
Hai là, Đánh giá, xác nhận và giải tỏa trách nhiệm trong quản lý, sử dụng
NSĐP
Ba là, Tư vấn về quản lý, sử dụng ngân sách đối với chính quyền địa
phương
Thứ nhất, tư vấn về xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng NSĐP
được phát hiện qua kiểm toán;
Thứ hai, tư vấn trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
của mỗi cấp chính quyền địa phương và của các đơn vị để tăng cường quản lý;
Thứ ba, tư vấn các giải pháp, biện pháp quản lý để nâng cao tính kinh tế,
hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng NSĐP.
Bốn là, hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương góp phần hoàn thiện
cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật qua đó tác động tích cực đến quản
lý ngân sách của các địa phương.
2.3. Kinh nghiệm của các nước trong kiểm toán ngân sách địa phương nhằm
tăng cường quản lý ngân sách của các địa phương
Thông qua việc nghiên cứu Tuyên bố Lima cũng những thông tin cơ bản
về Luật KTNN của các nước, tài liệu “Quy chế kiểm toán và Cẩm nang kiểm
toán” của Dự án GTZ và tài liệu của một số cuộc hội thảo của KTNN (do các
chuyên gia KTNN Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc), kinh nghiệm kiểm toán dự
toán NSNN tai Hunggari và Đức, Tác giả đã tổng hợp những vấn đề tổng quan
về kiểm toán NSĐP tại nước ngoài, làm cơ sở cho nghiên cứu và vận dụng và
điều kiện của KTNN Việt Nam bao gồm các nội dung về:
- Nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung kiểm toán NSĐP
- Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước các cấp ở địa phương
- Tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán (Đoàn kiểm toán)
- Tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán
14
- Tổ chức mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương
Kết luận Chương 2
Chương 2 đã khái quát các vấn đề lý luận chung nhất về NSĐP bao
gồm bản chất NSĐP, quản lý NSĐP và kiểm toán NSĐP cùng những bài học
kinh nghiệm của các nước trong kiểm toán NSĐP nhằm tăng cường quản lý
ngân sách của các địa phương. Chương 2 cũng chỉ ra những kinh nghiệm của
các nước trong kiểm toán NSĐP tập trung vào các nội dung: xác định nhiệm
vụ, mục tiêu và nội dung kiểm toán; quy trình kiểm toán NSNN các cấp ở địa
phương; tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán; tổ chức kiểm soát chất lượng
kiểm toán; tổ chức mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương qua đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG TRONG QUAN HỆ VỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC
ĐỊA PHƯƠNG
3.1. Đặc điểm chung của Ngân sách Nhà nước Việt Nam và quản lý ngân
sách ảnh hưởng đến kiểm toán ngân sách địa phương
Việt Nam có một hệ thống NSNN thống nhất và Quốc hội chịu trách
nhiệm cuối cùng phê chuẩn toàn bộ NSNN thống nhất. Cơ cấu của NSNN của
Việt Nam mang tính lồng ghép, thứ bậc, ngân sách của mỗi cấp không chỉ được
HĐND cấp đó quyết định mà còn phải được chính quyền cấp trên phê chuẩn.
Trong hệ thống dây chuyền báo cáo NSNN, từng cấp phải báo cáo lên cấp trên
của mình, xã phải báo cáo lên cho huyện, huyện báo cáo cho tỉnh và tỉnh báo
cáo cho TW. Những đặc điểm nêu trên sẽ trực tiếp tác động tới quản lý NSĐP
từ đó tác động tới kiểm toán NSĐP. Kiểm toán NSĐP sẽ tập trung kiểm toán
đối với ngân sách cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản trong thực tiễn quản
lý và đánh giá việc quản lý và sử dụng ngân sách của cấp quản lý chủ đạo của
NSĐP là chính quyền cấp tỉnh. Về dài hạn, kiểm toán NSĐP phải thực hiện
kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của cả 3 cấp chính
quyền nhà nước ở địa phương bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
15
3.2. Kiểm toán ngân sách địa phương do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
thực hiện
3.2.1. Tổ chức hoạt động kiểm toán ngân sách địa phương
3.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán ngân sách địa phương
* Mục tiêu kiểm toán chung: Mục tiêu kiểm toán ngân sách địa phương
theo quan niệm truyền thống là các mục tiêu của kiểm toán BCTC, KTTT và
KTHĐ được vận dụng trong kiểm toán NSĐP, tức là kiểm toán đối với việc quản lý
và sử dụng NSNN các cấp của địa phương. Mục tiêu kiểm toán chung được xác
định căn cứ vào hướng dẫn mục tiêu kiểm toán năm của KTNN.
* Mục tiêu kiểm toán cụ thể: được xác định phù hợp với quản lý ngân sách
địa phương bao gồm: Về lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách; Về chấp hành
ngân sách (thu ngân sách, chi ngân sách); Về kế toán, quyết toán ngân sách.
3.2.1.2. Nội dung kiểm toán ngân sách địa phương
Nội dung kiểm toán ngân sách địa phương bao gồm:
Một là, Thu NSNN (Kiểm toán tại cơ quan thuế; Kiểm toán tại cơ quan
hải quan, Kiểm toán tại cơ quan tài chính, kho bạc; Kiểm toán tại các đơn vị
sự nghiệp; Kiểm toán tại các doanh nghiệp; Kiểm toán tại các đơn vị liên quan
khác - nếu có)
Hai là, Chi NSĐP và quản lý, sử dụng tiền, tài sản nhà nước (Kiểm
toán cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư; Kiểm toán tại Kho Bạc
Nhà nước; Kiểm toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp; Kiểm toán tại các
ban quản lý dự án)
3.2.1.3.Tình hình thực hiện quy trình kiểm toán ngân sách địa phương
3.2.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm các bước công việc sau: Khảo sát
và thu thập thông tin; Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các
thông tin đã thu thập; Lập kế hoạch kiểm toán
3.2.1.3.2 Giai đoạn thực hiện
Các công việc trong giai đoạn này bao gồm:
Thứ nhất, công bố quyết định kiểm toán kiểm toán NSNN các cấp
của địa phương
16
Thứ hai, kiểm toán ngân sách cấp tỉnh. Công việc kiểm toán bao gồm:
kiểm toán hoạt động quản lý, điều hành ngân sách cấp tỉnh; kiểm toán thu
NSNN do các cơ quan tổ chức thu ngân sách cấp tỉnh thực hiện; kiểm toán chi
ngân sách
Thứ ba, kiểm toán ngân sách cấp huyện
Thứ tư, kiểm toán ngân sách cấp xã
Trình tự thực hiện kiểm toán ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã
đều bao gồm các công việc:
Một là, nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài
chính và các thông tin liên quan;
Hai là, lập và xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch chi tiết
phải phản ánh được đầy đủ các nội dung bao gồm: mục tiêu kiểm toán, nội
dung kiểm toán, phạm vi và trọng tâm kiểm toán, phương pháp kiểm toán thực
hiện và phân công nhiệm vụ kiểm toán;
Ba là, Thực hiện các nội dung kiểm toán;
Bốn là, Soát xét, kiểm tra các phần việc kiểm toán do KTV thực hiện;
Năm là, Ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán
Sáu là, Lập biên bản kiểm toán và thông qua kết quả kiểm toán.
3.2.1.3.3. Giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm toán
Trình tự xét duyệt báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương có thể khái
quát như sau:
Sơ đồ 3.1: Trình tự xét duyệt báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương
Trưởng đoàn kiểm toán lập báo cáo trình
Kiểm toán trưởng
Kiểm toán trưởng xét duyệt và trình Lãnh
đạo KTNN
Lãnh đạo KTNN xét duyệt
Phòng tổng
hợp thẩm
định
Vụ Tổng
hợp thẩm
định
Vụ pháp
chế thẩm
định
17
3.2.1.3.4. Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Hàng năm, căn cứ vào báo cáo của các địa phương, các bộ, ngành, về
việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, các KTNN khu vực đề xuất kế
hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị (trọng tâm kiểm tra tại những đơn vị có sai
phạm lớn, hoặc sai phạm mang tính trọng yếu) gửi Vụ Tổng hợp thẩm định và
đề xuất lãnh đạo KTNN phụ trách phê duyệt. KTNN khu vực chủ động bố trí
thời gian, nhân sự tham gia kiểm tra việc thực hiện kiến nghị với qui mô đơn vị
đã được phê duyệt và gửi báo cáo tổng hợp kiểm tra thực hiện kiến nghị để Vụ
Tổng hợp theo dõi và lập báo cáo trong toàn ngành.
3.2.1.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương
Nội dung công tác kiểm soát chất lượng được hiểu theo nghĩa rộng, gồm:
kiểm tra, soát xét nội bộ của Đoàn kiểm toán; kiểm tra, thẩm định của các cấp
quản lý đối với cuộc kiểm toán và kiểm soát chất lượng của Vụ Chế độ và
Kiểm soát chất lượng kiểm toán.
3.2.1.5. Tổ chức mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể kiểm toán trong kiểm
toán ngân sách địa phương
Việc phối hợp giữa các cơ quan dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của KTNN và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND
các cấp của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật
Kiểm toán nhà nước và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân, bằng phương thức chủ yếu là trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về
hoạt động giám sát, quản lý, điều hành ngân sách địa phương và kết quả hoạt
động kiểm toán.
3.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa phương
3.2.2.1. Bộ máy của Kiểm toán nhà nước Việt Nam trong kiểm toán ngân
sách địa phương
Để thực hiện kiểm toán NSNN các cấp, cơ cấu tổ chức kiểm toán NSNN
của KTNN Việt Nam được tổ chức phù hợp với tổ chức phân cấp quản lý
NSNN. KTNN Việt Nam được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm
các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các KTNN chuyên ngành, các
KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Đứng đầu KTNN là Tổng KTNN,
18
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan KTNN thực hiện theo nhiệm
vụ và kế hoạch thống nhất. Các KTNN khu vực có trụ sở tại một số địa phương
có vị trí trung tâm của từng vùng theo địa giới hành chính làm nhiệm vụ kiểm
toán NSĐP trên địa bàn được phân công nhưng không lệ thuộc về mặt tổ chức
cũng như hoạt động vào các chính quyền địa phương.
Các đơn vị KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực được phân công
nhiệm vụ kiểm toán cụ thể, đi sâu vào chuyên môn đặc thù của từng ngành,
nghề, của các tổ chức xã hội, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của hoạt động kiểm
toán NSNN.
3.2.2.2. T ình hình tổ chức và hoạt động của đoàn k iểm toán ngân sách
địa phương
Đối với cuộc kiểm toán NSĐP, thông thường việc sắp xếp tổ kiểm toán
theo nhiệm vụ kiểm toán như sau:
Thứ nhất, Tổ kiểm toán tổng hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tổng
hợp tại cấp ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó phân
thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Nhóm kiểm toán tổng hợp chi thường xuyên
Nhóm 2: Nhóm kiểm toán tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản
Nhóm 3: Nhóm kiểm toán tổng hợp thu ngân sách
Thứ hai, Các tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ kiểm toán chi tiết tại các
đơn vị. Nhiệm vụ kiểm toán chi tiết thường được phân cho các tổ kiểm toán
bao gồm: Tổ kiểm toán đơn vị dự toán; Tổ kiểm toán các Ban quản lý dự án;
Tổ kiểm toán tại các DNNN; Tổ kiểm toán tại các quận, huyện, thị xã
3.2.3. Kết quả kiểm toán ngân sách địa phương góp phần tăng cường quản
lý ngân sách của các địa phương
Kiểm toán NSĐP của KTNN nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp
của báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Đồng thời đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản
lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Kết quả kiểm toán NSĐP đã
góp phần tăng thu, tiết kiệm cho NSNN hàng ngàn tỉ đồng, góp phần làm lành
19
mạnh nền hành chính quốc gia, thúc đẩy các cấp ngân sách, các tổ chức, các
đơn vị khắc phục yếu kém, hoàn thiện quá trình quản lý NSNN. Cụ thể:
Thứ nhất, KTNN chỉ ra các vi phạm, yếu kém trong quản lý và điều hành thu
NSNN: Một là, về công tác lập, giao dự toán; Hai là, chấp hành thu ngân sách;
Ba là, Kế toán và quyết toán thu NSNN
Bảng 3.22: Kết quả kiểm toán ngân sách địa phương kiến nghị tăng
thu NSNN từ năm 2010 đến năm 2014
Năm
Kiểm toán
NS ĐP (1)
Kiểm toán
NS Bộ, ngành
(2)
Kiểm toán
NSNN (3)
Tỷ lệ
(4)=(1)/(3)
Tổng cộng
các lĩnh vực (5)
Tỷ lệ
(6)=(1)/(5)
2010 763,658,097,017 69,277,849,426 832,935,946,443 91.68% 1,573,981,638,134 48.52%
2011 531,727,259,359 56,428,100,730 588,155,360,089 90.41% 1,406,249,455,232 37.81%
2012 977,154,222,631 99,916,235,565 1,077,070,458,196 90.72% 3,421,738,947,060 28.56%
2013 724,336,326,049 50,312,649,003 774,648,975,052 93.51% 2,194,512,294,444 33.01%
2014 1,118,821,413,010 31,533,942,361 1,150,355,355,371 97.26% 3,499,654,328,048 31.97%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kiểm toán năm 2011 – 2015)
Thứ hai, KTNN chỉ ra các vi phạm, yếu kém trong quản lý và điều hành chi
NSĐP: Một là, về công tác lập, giao dự toán; Hai là, chấp hành chi ngân sách;
Ba là, kế toán và quyết toán chi ngân sách
Đối với chi thường xuyên:
Bảng 3.23: Kết quả kiểm toán ngân sách địa phương kiến nghị giảm
chi thường xuyên NSNN từ năm 2010 - 2014
Năm
Kiểm toán
NS ĐP (1)
Kiểm toán
NS Bộ, ngành
(2)
Kiểm toán
NSNN (3)
Tỷ lệ
(4)=(1)/(3)
Tổng cộng
các lĩnh vực (5)
Tỷ lệ
(6)=(1)/(5)
2010 572,503,466,394 244,022,956,323 816,526,422,717 70.11% 952,915,919,584 60.08%
2011 638,673,747,126 268,290,077,664 906,963,824,790 70.42% 1,165,258,262,021 54.81%
2012 2,770,409,204,564 137,020,757,348 2,907,429,961,912 95.29% 3,319,614,269,016 83.46%
2013 1,668,086,149,903 84,567,229,489 1,752,653,379,392 95.17% 2,043,938,767,946 81.61%
2014 1,771,894,276,677 140,048,181,639 1,911,942,458,316 92.68% 1,959,481,082,171 90.43%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kiểm toán năm 2011 – 2015)
Đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản:
20
Bảng 3.24: Kết quả kiểm toán NS ĐP kiến nghị giảm chi đầu tư xây dựng
cơ bản từ năm 2010 - 2014
Năm
Kiểm toán
NS ĐP (1)
Kiểm toán
NS Bộ, ngành
(2)
Kiểm toán
NSNN (3)
Tỷ lệ
(4)=(1)/(3)
Tổng cộng
các lĩnh vực (5)
Tỷ lệ
(6)=(1)/(5)
2010 441,016,857,578 31,835,221,530 472,852,079,108 93.27% 1,180,845,844,678 37.35%
2011 358,342,062,839 68,237,105,269 426,579,168,108 84.00% 1,142,703,587,485 31.36%
2012 1,000,609,024,844 36,320,622,924 1,036,929,647,768 96.50% 1,513,295,408,162 66.12%
2013 515,505,316,597 38,166,945,725 553,672,262,322 93.11% 1,519,650,305,933 33.92%
2014 678,330,825,559 110,577,439,685 788,908,265,244 85.98% 2,036,905,462,151 33.30%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kiểm toán năm 2011 – 2015)
3.3. Nhận xét chung về thực trạng kiểm toán ngân sách địa phương trong
quan hệ với quản lý ngân sách của các địa phương
3.3.1. Những kết quả đạt được trong kiểm toán ngân sách địa phương do
Kiểm toán nhà nước thực hiện
Thứ nhất, việc xác định mục tiêu của các cuộc kiểm toán NSĐP là phù hợp;
Thứ hai, việc xác định phạm vi và đối tượng kiểm toán của cuộc kiểm
toán NSĐP tập trung vào kiểm toán đối với ngân sách cấp tỉnh là phù hợp với
năng lực của KTNN trong giai đoạn vừa qua;
Thứ ba, nội dung kiểm toán được xác định khá toàn diện;
Thứ tư, quy trình kiểm toán NSĐP được ban hành khá toàn diện, chi tiết
và được vận dụng đúng trong thực tế;
Thứ năm, việc thành lập Đoàn KTNN đảm bảo sự thống nhất trong tổ
chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán trong đó có các Đoàn kiểm toán NSĐP;
Thứ sáu, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán đã bước đầu góp phần
tích cực vào giảm thiểu rủi ro kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán;
Thứ bảy, hoạt động phối hợp giữa KTNN, Đoàn kiểm toán đối với chính
quyền cấp tỉnh đã được chú trọng và thực hiện.
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong kiểm toán ngân sách địa phương do
Kiểm toán nhà nước thực hiện
- Hạn về về thực hiện quy trình kiểm toán NSĐP
- Hạn chế về tổ chức và quản lý đoàn KTNN
21
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế của công tác tổ chức công tác kiểm toán NSĐP xuất phát
từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động KTNN chưa
tương thích, đầy đủ và đồng bộ;
Thứ hai, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói
chung về địa vị pháp lý, vai trò, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của KTNN
còn chưa đầy đủ và toàn diện,
Thứ ba, các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán chưa đầy đủ
và đồng bộ;
Thứ tư, Quy trình kiểm toán NSĐP hiện hành hướng dẫn các bước tổ
chức công tác kiểm toán NSĐP còn có những hạn chế nhất định
Thứ năm, tổ chức bộ máy và nhân sự của KTNN các khu vực còn non trẻ
Thứ sáu, hiệu lực kiểm toán chưa cao, nhiều đơn vị không thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc các kết luận và kiến nghị của KTNN
Thứ sáu, KTNN chưa thiết lập được quy trình phối hợp làm việc, quy
trình trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên giữa KTNN với HĐND,
UBND các cấp
Kết luận Chương 3
Công tác kiểm toán NSĐP đã ngày càng hoàn thiện hơn tổ chức hoạt
động và tổ chức bộ máy, qua đó đã hỗ trợ đắc lực cho HĐND, UBND và các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Tuy nhiên, công tác kiểm toán NSĐP cũng
phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
hoạt động và vai trò của cơ quan KTNN, nhất là vận dụng quy trình kiểm toán
NSĐP, sử dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ.
Đặc biệt, với yêu cầu quản lý NSĐP không chỉ là đảm bảo các khoản thu
phù hợp với tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và đúng quy định của
pháp luật về thu ngân sách; các khoản chi đáp ứng được các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn mà ở mức độ cao cần hướng tới việc
đảm bảo tính bền vững của NSNN do đó, kiểm toán NSĐP cần hướng tới việc
kiểm toán đánh giá tác động qua lại của quản lý NSĐP tới việc thực hiện các
22
mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Qua nghiên cứu thực
tế, lý luận, Tác giải xin đề xuất về những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện kiểm toán NSĐP góp phần tăng cường quản lý ngân sách của các
địa phương
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƯƠNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC
HIỆN NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA CÁC
ĐỊA PHƯƠNG
4.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa
phương do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện nhằm tăng cường
quản lý ngân sách của các địa phương
4.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương nhằm
tăng cường quản lý ngân sách của các địa phương
Thứ nhất, xuất phát từ những quan điểm về đổi mới tổ chức quản lý
NSNN mang tính nguyên tắc định hướng trong chiến lược phát triển tài chính
của Quốc gia
Một là, Tác động của việc đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương
đặc biệt là vai trò điều hành NSĐP và xu hướng cải cách cơ quan hành chính nhà
nước;
Hai là, sự thay đổi từ quản lý NSNN theo đầu vào sang quản lý theo kết
quả đầu ra, thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn
sẽ dẫn tới phương thức quản lý ngân sách cũng có những thay đổi tương ứng và
tác động lớn tới kiểm toán NSNN cũng như kiểm toán NSĐP;
Ba là, Quản lý NSNN ngày càng đổi mới phương thức quản lý đòi hỏi
phải đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện công tác kiểm toán NSNN của
KTNN;
Thứ hai, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được Ủy ban
Thường vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 đã đề cập
tới những định hướng chiến lược chung trong phát triển KTNN và nâng cao
23
chất lượng kiểm toán sẽ tác động đến sự đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt
động của KTNN nói chung cũng như kiểm toán NSĐP nói riêng.
Thứ ba, Kiểm toán NSĐP chiếm tỉ trọng lớn trong các cuộc kiểm toán
của KTNN hiện nay; do đó, công tác kiểm toán NSĐP cần tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển của KTNN trong thời kỳ mới.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương nhằm
tăng cường năng lực quản lý ngân sách của các địa phương
Thứ nhất, Việc hoàn thiện kiểm toán NSĐP phải đáp ứng yêu cầu hội
nhập, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của
Việt Nam, nhất là đặc điểm về phân cấp quản lý NSNN;
Thứ hai, hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương phải gắn liền với
hoàn thiện tổ chức cơ quan kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước các
khu vực nói riêng;
Thứ ba, hoàn thiện kiểm toán NSĐP cần đạt được mục tiêu thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của KTNN trong kiểm toán NSNN thông qua việc
áp dụng đa dạng hóa loại hình kiểm toán;
Thứ tư, Tổ chức tốt việc công khai kết quả kiểm toán NSĐP nhằm đảm
bảo tính minh bạch của việc quản lý và điều hành NSĐP.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương do Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam thực hiện nhằm tăng cường quản lý ngân sách
của các địa phương
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm toán ngân sách
địa phương
4.2.1.1. Xác định đầy đủ và toàn diện mục tiêu kiểm toán
4.2.1.2. Xác định rõ ràng đối tượng và khách thể kiểm toán ngân sách địa
phương
4.2.1.3. Hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán ngân sách địa phương
Bước 1. Chuẩn bị kiểm toán
Cần tăng cường thời gian khảo sát và thu thập thông tin; Xây dựng
phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán NSĐP
24
Bước 2. Thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, Việc thực hiện kiểm toán cần đảm bảo những hoạt động chủ yếu
bao gồm: kiểm toán NSNN cấp tỉnh; kiểm toán NSNN cấp huyện; kiểm toán
NSNN cấp xã; tổng hợp kết quả kiểm toán, lập biên bản kiểm toán ngân sách
cấp huyện được kiểm toán, biên bản kiểm toán ngân sách cấp tỉnh; báo cáo
tổng hợp kết quả kiểm toán NSNN các cấp của địa phương.
Thứ hai, xây dựng hướng dẫn và cụ thể hóa các đánh giá hệ thống KSNB
và xác định trọng yếu đối với từng đối tượng kiểm toán NSNN;
Thứ ba, hoàn thiện công tác lập và triển khai kế hoạch chi tiết
Thứ tư, chú trọng kiểm toán NSNN tại các cơ quan quản lý tổng hợp để
định hướng cho việc kiểm toán các đơn vị dự toán và chia nhỏ theo các chuyên
đề kiểm toán NSNN.
Thứ năm, nâng cao chất lượng nhật ký kiểm toán viên
Bước 3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
Thứ nhất, Hoàn thiện về kết cấu, nội dung báo cáo kiểm toán
Thứ hai, cải cách các thủ tục xét duyệt báo cáo và phân biệt rõ chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị thẩm định báo cáo kiểm toán
Thứ ba, hoàn thiện việc công khai kết quả kiểm toán NSĐP theo hướng
công khai toàn bộ đến từng đối tượng kiểm toán chi tiết và đảm bảo tính kịp thời
của thông tin
Bước 4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Một là, xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra tình hình thực hiện
kiến nghị kiểm toán.;
Hai là, Đổi mới cách thức kiểm tra, không chỉ kiểm tra sau khi kết thúc
cuộc kiểm toán mà còn kiểm tra ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán;
Ba là, Tổ chức hệ thống theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận
kiểm toán NSĐP theo từng KTNN khu vực;
Bốn là, KTNN cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý của đối
tượng kiểm toán, với HĐND trong việc theo dõi thực hiện kết luận và kiến
nghị kiểm toán;
25
Năm là, Tổ chức công khai các đơn vị không thực hiện nghiêm túc kiến
nghị kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Sáu là, Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi có kết quả kiểm tra việc thực
hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4.2.1.4. Hoàn thiện tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán
ngân sách địa phương
Thứ nhất, Hoàn thiện việc phân công nhiệm vụ của các Vụ tham mưu
trong thực hiện chức năng thẩm tra, thanh tra, kiểm soát kiểm toán của KTNN.
Thứ hai, Hoàn thiện các quy định về kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán
4.2.1.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với chính
quyền nhà nước các cấp ở địa phương
Mối quan hệ giữa KTNN và chính quyền địa phương cần được hoàn
thiện để phục vụ tốt hơn công tác kiểm toán NSĐP và nâng cao chất lượng
quản lý NSĐP theo hướng: Một là, Phối hợp để HĐND thực hiện phê chuẩn dự
toán, quyết toán NSĐP và tăng cường giám sát của HĐND; Hai là, Tăng cường
mối quan hệ giữa KTNN khu vực với UBND các cấp trong kiểm toán NSĐP
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán ngân sách địa
phương
4.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước các khu vực
Một là, hoàn thiện hệ thống tổ chức và nhân sự các KTNN khu vực theo
hướng tăng thêm số KTNN khu vực và lực lượng KTVNN tại các KTNN khu vực
Hai là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự của KTNN khu vực theo
hướng chuyên môn hóa kiểm toán NSĐP theo từng phòng kiểm toán
4.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức đoàn kiểm toán ngân sách địa phương
Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức tổ chức đoàn kiểm toán ngân sách
địa phương; Thứ hai, hoàn thiện về bố trí nhân sự đoàn, tổ kiểm toán ngân
sách địa phương
4.2.2.3. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà
nước tại Kiểm toán nhà nước các khu vực
Để không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan KTNN,
KTNN cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ KTV nhà nước về trình độ chuyên môn
26
nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trình
độ chuyên môn hóa theo hướng: thống nhất, đa dạng (đa dạng hóa ngành nghề,
đa dạng hóa môi trường đào tạo, đa dạng hóa kiến thức bổ trợ,). Bên cạnh đó
KTNN cũng cần chú trọng việc trau dồi và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho
KTV để bảo đảm chất lượng của hoạt động kiểm toán, hạn chế những thiếu sót
của KTV.
4.2.3. Triển khai và hoàn thiện kiểm toán dự toán ngân sách địa phương
nhằm tăng cường quản lý ngân sách địa phương
KTNN cần từng bước phát triển kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước
phù hợp với điều kiện thực tiễn tiến tới kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước
trên cơ sở kiểm toán dự toán ngân sách của các bộ, ngành và các địa phương.
Giai đoạn đầu, KTNN thực hiện kiểm toán dự toán NSNN trình Quốc hội quyết
định sau đó dần dần sẽ tham gia với các địa phương và các bộ, ngành khi xây
dựng dự toán NSNN. Giai đoạn kế tiếp, KTNN cần thực kiểm toán toàn diện
dự toán NSNN bao gồm cả việc kiểm toán dự toán của các bộ, ngành, địa
phương. Nếu như việc kiểm toán dự toán NSNN phục vụ chủ yếu cho Quốc hội
trong việc xem xét quyết định NSNN hàng năm bao gồm tổng thu, tổng chi,
mức bội chi; quyết định phân bổ NSNN theo các lĩnh vực như chi sự nghiệp
giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, và quyết định phân bổ NSTW bao gồm
mức chi cho từng bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung từ NSTW cho NSĐP
thì dự toán NSĐP trước khi HĐND xem xét, quyết định cũng cần được kiểm
toán đánh giá để có thêm thông tin giúp HĐND quyết định.
4.2.4. Tổ chức và triển khai kiểm toán hoạt động tại các địa phương
Trong giai đoạn hiện nay, KTNN Việt Nam đang chủ động, tích cực xây
dựng, ban hành các qui định, hướng dẫn về kiểm toán hoạt động và các tiêu chí
kiểm toán hoạt động; xây dựng bộ máy tổ chức kiểm toán hoạt động của ngành,
tiến hành các cuộc hội thảo quốc tế, trong nước và đào tạo về kiểm toán hoạt
động. Để tổ chức và triển khai kiểm toán hoạt động tại KTNN Việt Nam nói
chung và KTNN các khu vực nói riêng, KTNN cần tập trung vào các giải pháp
sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp lý về kiểm toán hoạt động; Thứ hai,
thiết lập qui trình xây dựng hệ thống tiêu chí về kiểm toán hoạt động; Thứ ba,
27
đào tạo các KTV có năng lực và trình độ phù hợp về kiểm toán hoạt động; Thứ
tư, xây dựng hệ thống dữ liệu cung cấp thông tin cho hoạt động kiểm toán nói
chung và cho kiểm toán hoạt động nói riêng
4.2.5. Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán ngân
sách địa phương và quản lý ngân sách địa phương
4.4. Kết luận
Hoạt động kiểm toán NSĐP luôn chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan
trọng trong hoạt động kiểm toán của KTNN nói chung và hoạt động NSNN nói
riêng. Việc đổi mới, hoàn thiện kiểm toán ngân sách địa phương góp phần tăng
cường quản lý NSĐP có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luận án đã đạt được một
số kết quả sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản NSĐP, kiểm toán ngân
sách địa phương theo hai nội dung là tổ chức bộ máy kiểm toán NSĐP và tổ
chức hoạt động động về NSĐP
2. Tổng kết kinh nghiệm của KTNN nước ngoài về kiểm toán NSĐP
3. Đánh giá thực trạng kiểm toán NSĐP do KTNN Việt Nam thực hiện
trong quan hệ với quản lý NSĐP
4. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện
kiểm toán NSĐP góp phần tăng cường quản lý NSĐP.
28
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phan Trung Kiên (2013), “Vai trò của
Kiểm toán Nhà nước đối với lập dự toán ngân sách nhà nước: Kinh
nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, Số 196 (II),tháng 10/2013, trang 3-8.
2. Nguyễn Thị Thanh Diệp, Phan Trung Kiên (2013), “Tổ chức đoàn
kiểm toán ngân sách địa phương: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt, tháng 10/2013, trang 86-90.
3. Nguyễn Thị Thanh Diệp (2014), “Xác định tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán hoạt động - kinh nghiệm
thế giới và bài học cho kiểm toán nhà nước Việt Nam”, Kỷ yếu hội
thảo Khoa học, tháng 10/2014, NXB Đại học KTQD, trang 234 –
240.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_kiem_toan_ngan_sach_dia_phuong_voi_viec_tang_cuong_quan_ly_ngan_sach_cua_cac_dia_phuong_t.pdf