[Tóm tắt] Luận án Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945)

Hội truyền bá Quốc ngữ đã sáng tạo ra “Phư¬ơng pháp I - tờ”, có trị to lớn trong sự nghiệp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân lao động mù chữ, tuổi đã lớn, không thiết tha với việc học. Các ông như Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Vũ Huy Trác thuộc ban Tu thư¬ của Hội, đóng góp công sức lớn lao trong quá trình sáng tạo ra phương pháp dạy học mới vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã vượt qua mục đích ban đầu là, dạy cho đồng bào nghèo thất học biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ và phổ biến những kiến thức có ý nghĩa phục vụ cho đời sống hàng ngày. Với tư¬ cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, được chính quyền cai trị thừa nhận, do các nhân sĩ trí thức lãnh đạo đã trở thành “vườn ươm mầm” hun đúc nên những nhân cách lớn, những cán bộ cốt cán trung kiên cho cách mạng. Nên, công cuộc mà Hội theo đuổi đã góp phần tạo điều kiện cho các tầng lớp trong được xã hội tham gia, tìm hiểu và đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, nguyện đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Từ phong trào Truyền bá Quốc ngữ, nhân dân Việt Nam biểu hiện lòng yêu nước bằng cách tham gia ủng hộ, đi học chữ Quốc ngữ, theo họ, đi học là yêu nước, yêu nước thì đi học chữ Quốc ngữ.

doc18 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Hội truyền bá quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938-1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN š&› LÊ VĂN PHONG HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN Xà HỘI VIỆT NAM (1938-1945) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại Mã số: 62.22.54.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xanh Phản biện 1:.. Phản biện 2:.. Phản biện 3:. Luận án sẽ được bảo vệ trược Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại vào hồi .. giờ .ngày ..tháng. năm.. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1.1. Trong một thời gian dài nhiều thế kỷ, người Việt sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm công cụ biểu đạt tình cảm, tư tưởng, văn hoá Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XVII, qua sự tiếp xúc với người phương Tây, đặc biệt là với giới giáo sĩ truyền bá đạo Thiên chúa đã dẫn đến một bước ngoặc mới của văn hoá, tư tưởng Việt Nam, đó là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ. Nhưng mục tiêu ban đầu của các nhà sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là tạo ra một công cụ truyền đạo (bằng tiếng Việt) và phổ biến kinh bổn. Do đó, chữ Quốc ngữ chưa vượt khỏi phạm vi Kitô giáo. Thế là, phải trải qua một thời gian đấu tranh lâu dài giữa ý thức dân tộc với nhà nước thực dân, thì chữ Quốc ngữ mới dành được vị trí xứng đáng trong xã hội Việt Nam, trở thành một bước ngoặt trong sự phát triển của văn hoá, của tư tưởng người Việt. 1.2. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trước nạn mù chữ của quốc gia dân tộc cùng với yêu cầu thiết tha, mong mỏi của quần chúng lao động thất học, giới trí thức Việt Nam xuất hiện ý tưởng phổ biến chữ Quốc ngữ vốn dĩ những nhà Duy tân trong Đông Kinh nghĩa thục đã thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX. Nguyễn Văn Tố cùng Phan Thanh, Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp. . . tiến hành thảo luận và đi đến quyết định xin phép thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động từ năm 1938 đến năm 1945, Hội góp phần xoá nạn mù chữ, bước đầu xây dựng một nền giáo dục bình dân, bãi bỏ những tệ nạn hủ tục, nâng cao dân trí, phổ biến chữ Quốc ngữ và đóng góp vào thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Những thành tựu mà Hội đạt được là không nhỏ đối với lịch sử dân tộc trong những năm trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhưng cho đến ngày nay chưa có công trình nghiên cứu  một cách toàn diện và hệ thống về Hội Truyền bá Quốc ngữ, nhất là nghiên cứu về những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.  1.3. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã quyết định dùng chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khẳng định dứt khoát vị trí độc tôn của chữ Quốc ngữ. Chính phủ quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ. Lúc này Hội Truyền bá Quốc ngữ hết vai trò lịch sử và trở thành tổ chức tiền thân của Nha Bình dân học vụ. Nghiên cứu về Hội Truyền bá Quốc ngữ sẽ góp phần bổ cứu thêm những tư liệu cho các thế hệ sau hiểu hơn về sự tồn tại, hoạt động và đóng góp của Hội đối với lịch sử dân tộc. Đồng thời, biết được những cống hiến, hy sinh vô cùng to lớn của các nhân sĩ, trí thức trong những năm 30, 40 của thế kỷ XX. 1.4. Hiện nay, một bộ phận người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ do chịu sự tác động của lối sống thực dụng nên có nhiều biểu hiện xem nhẹ chữ Quốc ngữ và tiếng Việt. Nhiều gia đình, nhà trường chạy theo lợi ích trước mắt chỉ đề cao và hướng con em, học trò học tiếng nói và chữ viết của người nước ngoài, nhất là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung mà coi nhẹ việc học chữ Quốc ngữ và tiếng Việt. Nên việc nghiên cứu về Hội Truyền bá Quốc ngữ và những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam, góp phần làm thay đổi quan điểm và sự nhìn nhận của một bộ phận người Việt vẫn có tư tưởng xem nhẹ, coi thường chữ Quốc ngữ. 1.5. Nghiên cứu đề tài “Hội truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”, có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử văn hoá cũng như lịch sử dân tộc, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và làm sáng tỏ những vấn đề lớn trên lĩnh vực văn hoá trong những năm 1938 - 1945. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Hội Truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề về Hội Truyền bá Quốc ngữ đã có những công trình, những bài viết đề cập đến một số khía cạnh, nhưng nhìn chung còn hết sức khiêm tốn và sơ lược. Nhất là, chưa nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề như: - Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ. - Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ trước thời Hội Truyền bá Quốc ngữ. - Bối cảnh lịch sử trong nước cần thiết phải thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. - Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ và xác định kết quả hoạt động của từng giai đoạn. - Các chi hội của Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trên khắp cả nước. - Những thuận lợi và khó khăn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ phải đương đầu. - Những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam. - Các yếu tố ảnh hưởng, tác động dẫn đến sự thành công của Hội. Cho nên việc nghiên cứu toàn diện, khách quan và hệ thống về Hội Truyền bá Quốc ngữ, cũng như những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam vẫn còn là đề tài mới mẻ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Hội Truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938 – 1945)”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung, nghiên cứu về các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ; những ảnh hưởng của Hội đến xã hội Việt Nam từ năm 1938 đến năm 1945, nhưng chỉ tập trung vào những nội dung: xóa nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu, phổ biến chữ Quốc ngữ, để lại cơ sở, tiền đề cho Bình dân học và tác động đến phong trào cách mạng 1939 – 1945. Về mặt thời gian, tập trung nghiên cứu bối cảnh ra đời và các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến 1945. Nhưng, trong khi nghiên cứu đề tài, luận án còn mở rộng phạm vi nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XX, để làm rõ sự ra đời và hoàn thiện của thứ chữ viết này.          Về mặt không gian, quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ trên trên phạm vi toàn quốc. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu gốc gồm những tài liệu, nghị định, điều lệ, nội lệ liên quan đến Hội Truyền bá Quốc ngữ ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các báo, tạp chí như; Đông Pháp, Tràng An, Tin Tức, Tri Tân, Thanh Nghị...đã cập nhật liên tục những hoạt động của Hội thời bấy giờ mà chúng tôi tiếp cận được trong quá trình sưu tầm tài liệu. Nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là các công trình nghiên cứu, bài viết, hồi ký có đề cập đến một số nội dung của Hội Truyền bá Quốc ngữ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chuyên ngành cơ bản: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương.          Chương 1. Sự ra đời của Hội Truyền bá Quốc ngữ           Chương 2. Quá trình hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ Chương 3. Những ảnh hưởng của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam 6. Đóng góp của luận án           Luận án có những đóng góp sau:           Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 đến năm 1945; dựng lại bức tranh toàn cảnh, sinh động từ hoàn cảnh ra đời, tồn tại, hoạt động và những tác động của Hội đến xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.           Phân tích những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam như: xóa nạn mù chữ, phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; tác động đến phong trào cách mạng 1939 – 1945, trực tiếp nhất là phong trào cứu đói ở miền Bắc và cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Đồng thời, phân tích những nguyên nhân đưa đến sự thành công của Hội, trong bối cảnh bị kìm kẹp của chính quyền cai trị.           Trong phạm vi nghiên cứu, luận án đề cập đến quá trình ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ, góp phần làm rõ hơn về lịch sử của thứ chữ viết này. Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận án có thể sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hoá, lịch sử dân tộc giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng thời phục vụ những bạn đọc quan tâm đến Hội Truyền bá Quốc ngữ. Chương 1 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ Tổng quan nghiên cứu Vấn đề về Hội Truyền bá Quốc ngữ đã có những công trình, những bài viết đề cập đến một số khía cạnh như: Trong tác phẩm “Hội Truyền bá Quốc ngữ một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ” của đồng tác giả Vương Kiêm Toàn và Vũ Lân, nhà xuất bản Giáo dục 1980, đã nghiên cứu khái quát về quá trình tồn tại, hoạt động của Hội từ năm 1938 đến 1945. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu mới dừng lại ở dạng liệt kê các hoạt động của Hội, mà chưa nghiên cứu sâu sắc về hoạt động của các chi hội trong cả nước, nhất là những tác động, ảnh hưởng của Hội đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tác phẩm “Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn mù chữ”, nhà xuất bản Giáo dục 1988, là tập hợp những bài viết của các hội viên về nhiều khía cạnh của Hội, nhưng mang nặng yếu tố hồi ký mang tính chủ quan về một thời hoạt động cho Hội và dựng lại ở dạng khái quát, sơ lược. Các bài viết đăng trên các Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Xưa & Nay như: “Truyền bá Quốc ngữ ở ngoại thành Hà Nội” của tác giả Tô Hoài, bàn về vấn đề mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân lao động ở một số vùng lân cận thành phố Hà Nội. “Nguồn gốc của Hội Truyền bá Quốc ngữ” của tác giả Vũ Đình Hoè, khái quát phong trào Truyền bá Quốc ngữ từ thời các nhà duy tân trong trường Đông Kinh nghĩa thục. Qua đó khẳng định, Hội Truyền bá Quốc ngữ bắt nguồn và tiếp tục sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ mà trường Đông Kinh nghĩa thục để lại. Hay bài viết của tác giả Nguyễn Lân với tựa đề “Hội Truyền bá Quốc ngữ ở Trung Kỳ” bàn về những khó khăn của Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ do nhà cầm quyền người Pháp cản trở. Tác giả Hoài Thanh với bài viết “Mảnh đất gieo mầm cho một lớp thanh niên thời ấy” khẳng định, chính Hội Truyền bá Quốc ngữ là tổ chức thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên trí thức tham gia hoạt động. Tham gia phong trào Truyền bá Quốc ngữ, tầng lớp thanh niên nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, hiểu hơn về đời sống lao khổ của nhân dân nghèo thất học mà hăng say hoạt động. Nhất là, họ được giác ngộ về lý luận cách mạng, hiểu về Đảng cộng sản và nguyện đi theo con đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các trang website có đề cập đến Hội Truyền bá Quốc ngữ. Tất cả những công trình nghiên cứu trên có đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của Hội Truyền bá Quốc ngữ, song còn hết sức sơ lược và khái quát. Nhất là, chưa tái hiện được bức tranh toàn cảnh, có hệ thống, từ quá trình ra đời, tồn tại, hoạt động của Hội, cũng như những tác động mạnh mẽ của Hội đến xã hội Việt Nam. Hơn nữa, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu sắc về các vấn đề như: - Lịch sử hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ. - Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ trước thời Hội Truyền bá Quốc ngữ. - Bối cảnh lịch sử trong nước cần thiết phải thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. - Các giai đoạn hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ và xác định kết quả hoạt động của từng giai đoạn. - Các chi hội của Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trên khắp cả nước. - Những thuận lợi và khó khăn mà Hội Truyền bá Quốc ngữ phải đương đầu. - Những tác động của Hội Truyền bá Quốc ngữ đến xã hội Việt Nam. - Các yếu tố ảnh hưởng, tác động dẫn đến sự thành công của Hội. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ 1.2.1. Quá trình hình thành chữ Quốc ngữ Ở Việt Nam trước khi xuất hiện chữ Quốc ngữ đã lưu hành rộng rãi hai thứ chữ viết chính là chữ Nho và chữ Nôm. Chữ Hán và chữ Nôm lưu hành nhiều thế kỷ ở nước ta, trở thành công cụ cho người Việt biểu hiện tình cảm, tư duy, tư tưởng. Tuy nhiên, hai văn tự trên còn nhiều hạn chế, khó học, khó nhớ, dẫn đến nhân dân lao động không có điều kiện theo học, rơi vào tình trạng mù chữ. Từ đó, người Việt Nam chuyển sang sử dụng hệ thống ghi âm bằng mẫu tự La tinh, tức là chữ Quốc ngữ do các cha đạo người châu Âu cùng sự cộng tác của tầng lớp trí thức người Việt sáng chế ra từ thế kỷ XVII. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh mẫu tự La tinh đã được sử dụng phiên âm một số ngôn ngữ ở châu Á vào các thế kỷ XVI, XVII. Công cuộc La tinh tiếng Nhật và tiếng Trung Hoa có tác động nhất định đến việc La tinh hoá tiếng Việt. Ở Việt Nam, do sự phức tạp, khó học của chữ Hán, chữ Nôm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh ý tưởng La tinh hoá tiếng Việt của các nhà truyền giáo người châu Âu. Người châu Âu đầu tiên thông hiểu tiếng Việt và đặt cơ sở cho sự hình thành chữ Quốc ngữ chính là Linh mục Pina, tiếp theo là các cha đạo Borri, Amaral, Barbosavà người hoàn thiện hệ thống ghi âm này cũng như cho xuất bản cuốn sách về chữ Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, tại Rôma là Alexandre de Rhodes. 1.2.2. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII, qua các tác phẩm của Alexandre de Rhodes như: “Từ điển Việt - Bồ - La”, “Phép giảng tám ngày” so với ngày nay có những chữ hoàn toàn giống, nhưng có nhiều hình thức chữ viết khác biệt. Một số phụ âm viết khác ngày nay mà tiêu biểu như; chữ “tr” viết thành “bl” (chúa blời, blang sách), và “tl” (con tlâu, tlứng gà), hay chữ “l” viết thành “ml”, chữ “nh” viết thành “mnh” (mlầm, mlỡ, mlớn, mnhớn) “người Bắc kỳ còn có chữ “l” đọc mềm chen vào giữa các phụ âm khác như blả, có một vài niềm đọc “b” ra “t”, thí dụ tlả, người ta còn dùng “l” sau “m”, thí dụ mlẽcòn việc dùng l sau t thì rất thông dụng, thí dụ tla, tle” [137; 15]. Qua một số phụ âm trên có thể khẳng định, tiếng Việt ở giữa thế kỷ XVII đã sử dụng phụ âm ghép “bl”, “ml”, “tl”, “mnh” mà hiện nay chữ Quốc ngữ không dùng nữa. Về một số vần ghép cũng khác ngày nay như; chữ “ung” viết thành “ũ” (cũ tức là cùng), chữ “ông” viết thành “õu” (sõu tức sống), hay chữ “ong” viết thành “ão” (gião tlỡu tức là going trống) Đến thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ qua tài liệu của Phê Bỉnh chưa có nhiều thay đổi nhiều so với chữ Quốc ngữ trong các tài liệu của Alexandre de Rhodes, như: các chữ “ấy”, “tr”, “uc” viết thống nhất là “ấy”, “tr”, “uc”, nhưng các chữ “ong” viết thành “ão”, chữ “ông” viết thành “õu”, chữ “oc” viết thành “oac”Trong cuốn “Từ điển Việt – Latinh” (1772) của Pigneau de Béhaine chịu ảnh hưởng của cách phát âm ở miền Nam. Có chữ “lầm” mà không có chữ “nhầm”, có chữ “lanh” mà không có chữ “nhanh”, có chữ “nhơi” mà không có chữ “nhân”. Hơn nữa trong cuốn “Từ điển Việt – Latinh” không còn xuất hiện các phụ âm “mnh”, “ml”, “bl”, “tl”, chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh hơn trước. Sang thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ trong cuốn “Từ điển Annam – Latinh”(1838) của Taberd cho thấy; cách viết chữ Quốc ngữ của Taberd không khác mấy so với chữ Quốc ngữ ngày nay; Taberd cải tiến chữ Quốc ngữ trong từ điển của Pigneau de Béhaine và có thể thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Chính những phát triển của chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển của Taberd 1838, nên một thời gian dài các sách vỡ viết bằng chữ Quốc ngữ đều thống nhất lấy “Từ điển Annam – Latinh” 1838 làm chuẩn. Sự chỉnh lý chữ Quốc ngữ trong cuốn “Từ điển Annam – Latinh” 1838 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Quốc ngữ. Bởi vì, từ thực tế cho thấy, chữ Quốc ngữ không còn thay đổi nào đáng kể. Sau cuốn từ điển Annam – Latinh 1838, có xuất hiện một cuốn từ điển của Huỳnh Tịnh Của là “Đại Nam quấc âm tự vị”, xuất bản năm 1895 hay những tài liệu chép tay bằng chữ Quốc ngữ cũng không thấy sự khác biệt nào quá lớn so với từ điển của Taberd 1838. 1.2.3. Các phong trào Truyền bá Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1938 1.2.3.1. Mục đích sử dụng chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp Khi đến Việt Nam, người Pháp đã quan tâm đến chữ Quốc ngữ và cuối cùng họ đã sử dụng thứ chữ viết này trong công việc hành chính và mục đích thực dân. Nhất là, họ đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học. Xét trên phương diện mục đích sử dụng, chính quyền cai trị xem chữ Quốc ngữ là một công cụ thực hiện trong công việc hành chính, làm chuyển ngữ để người Việt sang học chữ Pháp và biến chữ Quốc ngữ trở thành công cụ đồng hoá dân tộc ta. Nhưng nhìn trên phương diện phổ biến chữ Quốc ngữ, chính quyền Pháp có phần tác động tích cực, họ đã ban hành và thực hiện nhiều nghị định về việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công việc hành chính, đưa chữ Quốc ngữ ra khỏi phạm vi cộng đồng Ki tô giáo đến với nhân dân lao động. “Với sự hậu thuẫn chính thức của nhà cầm quyền thực dân, dù muốn hay không thì chữ Quốc ngữ cũng nhanh chóng đi vào mọi ngóc ngách của đời sống, mọi tầng lớp trong xã hội” [229; 382]. Việc lợi dụng chữ Quốc ngữ vì mục đích chính trị, người Pháp vô tình đưa lại cho nhân dân Việt Nam một phương tiện hữu hiệu để đấu tranh chống lại nền thống trị của Pháp và trở thành phương tiện nâng cao dân trí, hiện đại hoá nền văn hoá của người Việt Nam. 1.2.3.2. Khuynh hướng sử dụng chữ Quốc ngữ làm vũ khí chống thực dân Pháp      Đầu thế kỷ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào chống Pháp, tấm gương duy tân thành công của Nhật Bản cùng với tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu tràn vào Việt Nam qua tân thư, tân văn tạo nên một làn “gió mát” làm thức tỉnh tầng lớp nhân sĩ trí thức Nho học người Việt có tinh thần yêu nước. Họ nhận ra, muốn cứu nước phải chấn hưng dân khí, mở mang dân trí, đào tạo nhân tài. Tiêu biểu là phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ (1906 – 1908) và Đông Kinh nghĩa thục (1907) ở Hà Nội. Họ tích cực vận động mở lớp dạy học, dạy chữ, dạy kiến thức cho nhân dân lao động thất học. Thứ chữ họ cổ vũ không phải là chữ thánh hiền (chữ Hán) mà là chữ Quốc ngữ do các cha đạo người châu Âu cùng với một bộ phận trí thức người Việt sáng tạo ra.  Trước hết phải học ngay chữ Quốc ngữ Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau Chữ ta ta đã thuộc làu Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài Sẳn cơ sở để khai dân trí” [222; 517] Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước có tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của chữ Quốc ngữ là Đông Kinh nghĩa thục, bùng nổ ở Bắc Kỳ năm 1907. Đông Kinh Nghĩa Thục nhìn thấy “chữ Quốc ngữ là lợi khí thứ nhất để khai dân trí” và họ dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ, phổ biến chữ Quốc ngữ trong mọi tầng lớp nhân dân. Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách Âu Mỹ, sách China Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường. Nông, công, cổ trăm đường cũng thế Hợp bầy nhau thì dễ toan lo Á, Âu chung lại một lò Đúc nên tư cách mới cho là người Một người học muôn người đều biết Trí đã khôn trăm việc phải hay. Nối tiếp tinh thần và sự nghiệp của các nhà duy tân đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam ngay khi được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dạy và học chữ Quốc ngữ đã phát triển mạnh mẽ hơn. Khẩu hiệu “dạy chữ Quốc ngữ”, “tổ chức lớp học chữ Quốc ngữ” xuất hiện cùng với khẩu hiệu đòi chia lại ruộng đất, chống những hủ tục lạc hậu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931. 1.2.3.3. Báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX Tầng lớp trí thức Việt Nam nhận thấy chữ Quốc ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với văn hoá và báo chí. Sự phát triển của chữ Quốc ngữ góp phần phát triển báo chí, văn hoá, văn học, nghệ thuật của đất nước. Đồng thời, sự phát triển của báo chí giúp cho chữ Quốc ngữ thêm uyển chuyển, trơn tru và nhanh chóng được phổ biến trong đời sống của nhân dân. Và họ đã tìm mọi cách mở rộng, phát triển báo chí Quốc ngữ, xem báo chí là phương tiện truyền tải chữ Quốc ngữ đến với nhân dân lao động. Hai tờ báo có nhiều đóng góp vào quá trình phổ biến, hoàn thiện chữ Quốc ngữ là “Đông Dương tạp chí” (1913) và “Nam Phong tạp chí” (1917). “Đông Dương tạp chí” và “Nam Phong tạp chí” được xuất bản tại Hà Nội, cách viết, cách phát âm có phần chuẩn hơn các tờ báo ở Nam kỳ và cách viết cũng tương đối thống nhất, dùng từ dễ hiểu, loại bỏ nhiều phương ngữ. Quan trọng, chữ Quốc ngữ đã được phổ biến ở Hà Nội và Bắc kỳ là nơi đất học, đất văn minh của người Việt. 1.3. Hội Truyền bá quốc ngữ ra đời 1.3.1. Sự cấp thiết thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ Chính quyền cai trị thực hiện chính sách giáo dục ngu dân, dẫn đến đa số nhân dân Việt Nam rơi vào tình trạng mù chữ. Theo Phan Trọng Báu, vào năm 1939, cả nước có 287.037 học sinh đi học từ bậc tiểu học cho đến cao đẳng và dạy nghề, chiếm khoảng 1,44% dân số. Theo Vương Kiêm Toàn, Vũ Lân thì 95% dân số Việt Nam không biết một thứ chữ gì. Trong cuốn “Việt Nam diệt dốt” xuất bản năm 1951, khẳng định: “ở nước ta, dưới hồi Pháp thuộc, cứ trong 100 người dân thì có 3 trẻ em từ 8 tuổi đến 16 tuổi được đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người nữa thất học” [23; 5]. Theo Vũ Đình Hòe trong cuốn “Hồi ký Thanh Nghị” thì “năm 1940, số trẻ em đến tuổi đi học là 3,5 triệu, số học sinh ở cấp tiểu học cả trường công lẫn trường tư được 605.000 người, nghĩa là trong 100 đứa trẻ mới được non 18 đứa đi học. Trong khi đó cả Chính phủ, các tổ chức từ thiện, không ai lo việc học cho người lớn mù chữ. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, trong suốt thời gian Pháp thuộc, từ 95 đến 98% dân số Việt Nam sống trong cảnh tối tăm đầu óc” [87; 329]. Trước nạn mù chữ và những yêu cầu của cách mạng đòi hỏi phải thành lập một tổ chức xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho nhân dân. 1.3.2. Cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ Trước vấn nạn mù chữ của dân tộc, cùng với yêu cầu thiết tha của nhân dân lao động thất học, các nhân sĩ trí thức nhận thấy cần phải tiếp tục công cuộc Truyền bá Quốc ngữ nhằm xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí. Ý tưởng của những nhân sĩ trí thức lúc này bắt gặp chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đang tìm mọi biện pháp phổ biến chữ Quốc ngữ, xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới. Họ đã họp bàn để tiến đến thành lập một hội chống nạn mù chữ. Sau một thời gian đấu tranh khôn khéo của một bộ phận trí thức và các chiến sĩ cộng sản buộc Thống sứ Bắc kỳ không thể khước từ, chấp nhận ký giấy công nhận sự hoạt động hợp pháp của Hội vào ngày 29 tháng 7 năm 1938 “Trước sức ép của tình hình và dư luận hồi đó, Thống sứ Bắc kỳ không thể bác bỏ đơn và ký giấy chính thức cho Hội hoạt động công khai kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1938” [59; 6]. 1.3.3. Điều lệ hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ Trong cuốn “Điều lệ” hoạt động của Hội do Thống sứ Bắc kỳ ký ngày 29 tháng 7 năm 1938 “Điều lệ Hội Truyền bá Quốc ngữ do Thống Sứ Bắc-Kỳ duyệt- y ngày 29 Juillet 1938” [212; 1], bao gồm 33 điều khoản, bao quát các vấn đề sau: Tên Hội và Hội quán. Hội viên trong Hội. Vào Hội, ra Hội, xoá tên, đuổi ra khỏi Hội. Việc quản trị và những điều khoản tạm thời. Chức vụ các Hội viên trong ban Trị sự Việc họp ban Trị sự. Đại Hội đồng. Tài sản của Hội. Sửa đổi điều lệ và khi giải tán Hội. Vấn đề tên Hội và Hội quán. Các Ban chuyên môn bao gồm: Tiểu kết chương 1 Chương 2 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ 2.1. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trong phạm vi hẹp (7/1938 - 9/1940)   Ngày 25 tháng 5 năm 1938, Hội Truyền bá Quốc ngữ ra mắt nhân dân. Đến ngày 29 tháng 7 năm 1938, Hội chính thức được nhà cầm quyền công nhận và cho phép hoạt động hợp pháp. Trong giai đoạn đầu, Hội Truyền bá Quốc ngữ mới hoạt động và lớp dạy chữ Quốc ngữ ở Hà Nội và Kinh thành Huế, tổ chức được 4 khoá học, giúp khoảng 4000 người thoát cảnh mù chữ, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, đồng thời tạo nên chất nem hăng say cho mỗi giáo viên, hội viên của Hội. Các tầng lớp nhân dân tham gia vào Hội ngày càng đông và nhận được nhiều đóng góp, giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các nhà hảo tâm. 2.2. Hội Truyền bá Quốc ngữ từng bước mở rộng phạm vi hoạt động ở các tỉnh miền Bắc và miềm Trung (10/1940 - 7/1944) Trong thời kỳ này, Hội Truyền bá Quốc ngữ mở lớp và tổ chức dạy chữ Quốc ngữ ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Phong trào không còn bó hẹp trong các thành phố lớn như thời kỳ đầu, Hội đã nhanh chóng mở rộng hoạt động đến với các làng quê, lớp học đến các bản làng, nhiều chi nhánh của Hội được thành lập và không dừng lại việc truyền bá Quốc ngữ, xoá nạn mù chữ cho quốc dân đồng bào, còn dạy cho nhân dân thất học những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống và khơi dậy lòng yêu nước thương nòi, truyền thống hào hùng của cha ông. 2.3. Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động trên phạm vi cả nước và hoà chung vào phong trào giải phóng dân tộc (8/1944 -  8/1945) Trong giai đoạn này, phong trào truyền bá Quốc ngữ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Nhiều chi hội được thành lập và hoạt động có hiệu quả, như: Chi Hội Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Đông, Huế, Thanh Hóa, Nghệ An...lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hội tổ chức khóa học 13 và 14, có ....học viên tham gia và ... giáo viên giảng dạy. Ngoài ra, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng đến nhân dân. Giáo viên, học viên của Hội trưởng thành về mọi mặt và tích cực tham gia phong trào cách mạng đấu tranh đòi lại độc lập cho dân tộc, góp phần to lớn vào sự thành công của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945. Tiểu kết chương 2 Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ ĐỐI VỚI Xà HỘI VIỆT NAM 3.1. Những ảnh hưởng 3.1.1. Góp phần vào thắng lợi của phong trào cách mạng 1939 – 1945 Hội Truyền bá Quốc ngữ chính là một sáng kiến của Đảng và được đông đảo nhân dân hưởng ứng, nhất là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Các chiến sĩ cộng sản như: Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Đặng Thai Mai...là những hạt nhân đã thu hút những nhân sĩ trí thức lớn, gồm: Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe... tiêu biểu nhất là Nguyễn Văn Tố, người đứng ra gánh vác trọng trách nặng nề. Hội hoạt động công khai, hợp pháp từ miền Bắc đến miền Nam, gây dựng, tập hợp được một lực lượng quần chúng yêu nước và cách mạng rộng lớn chuẩn bị cho cách mạng, tham gia tuyên truyền các chính sách, đường lối cách mạng của Đảng đến với nhân dân. Nhất là, cùng với nhân dân cả nước tham gia phong trào cứu đói 1944 – 1945, tham gia cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền 1945 và tham gia các chức vụ quan trọng trong Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. 3.1.2. Góp phần to lớn vào quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ xuất hiện từ thế kỷ XVII, được sử dụng trong phạm vi công đồng người Việt theo đạo Thiên chúa trong suốt hơn 300 năm. Bước sang thế kỷ XX, các nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục nhận thấy chữ Quốc ngữ hoàn toàn phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam mà đem ra cổ vũ, phổ biến rộng khắp đến mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, phải đến khi Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời, thì quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ mới thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và mạnh mẽ, để lại những tác động, ảnh hưởng to lớn đến xã hội Việt Nam. Đồng thời, Hội để lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tục sự nghiệp khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức cho dân tộc. Từ đây, chữ Quốc ngữ  giữ địa vị độc tôn trong xã hội Việt Nam, với vai trò gìn giữ, xây dựng và quảng bá nền văn hoá, văn minh Việt Nam trong thời kỳ mới. 3.1.3. Góp phần thu hẹp người mù chữ, nâng cao dân trí và bãi bỏ những hủ tục của xã hội Việt Nam Trong suốt 7 năm tồn tại và hoạt động, Hội truyền bá Quốc ngữ mở được 14 khoá học, giảng dạy gần 8 vạn người thoát nạn mù chữ, biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, so với số người Việt Nam mù chữ đang cần được đi học, thì gần 8 vạn người thoát khỏi nạn mù chữ chưa phải nhiều, chưa thực sự thoả mãn với công lao của hàng nghìn hội viên, giáo viên không quản gian nan, góp công, góp của cho Hội. Nhưng trong hoàn cảnh bị kìm kẹp bởi nhà cầm quyền thực dân, nhân dân lại quen với cuộc sống lao khổ không thiết tha với việc học. Hội đã vượt qua những khó khăn vận động nhân dân tham gia học tập, đấu tranh với nhà cầm quyền Pháp để tiếp tục sự nghiệp xoá nạn mù chữ cho quốc dân đồng bào. Nhất là, Hội truyền bá Quốc ngữ góp phần đẩy lùi nhiều hủ tục, tệ nạn lạc hậu ở các làng quê Việt Nam. 3.1.4. Để lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tục thực hiện sự nghiệp xoá nạn mù chữ sau cách mạng tháng Tám 1945 Hội Truyền bá Quốc ngữ đã để lại cho Bình dân học vụ một di sản quý giá như: Một số các bộ trung kiên, mẫn cán với công cuộc xóa nạn mù. Một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng. Một dư luận, tình cảm sâu sắc của quần chúng nhân dân lao động, nhất là gần 8 vạn người được Hội giúp đỡ thoát cảnh mù chữ. 3.2. Những yếu tố tác động đến sự thành công của Hội Truyền bá Quốc ngữ 3.2.1.Tổ chức phong trào học tập với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân Hội Truyền bá Quốc ngữ có được những thành công to lớn trong sự nghiệp chống nạn mù chữ, vì đã tổ chức được một phong trào học tập sôi nổi, rộng khắp trong nhân dân. Hội biết cách khơi dậy lòng nhiệt huyết của quần chúng, nhất là lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc về truyền thống hiếu học vốn đã có trong mỗi con người Việt Nam; khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân gắn liền với lòng nhiệt huyết, sự hy sinh của các nhà trí thức. 3.2.2. Phẩm chất và năng lực của người đứng đầu Trong suốt bẩy năm lãnh đạo Hội, Hội truyền bá Quốc ngữ ví như là một con thuyền trên dòng sông lớn, trong hành trình không phải lên thác xuống ghềnh, cũng không phải đương đầu với những cơn bão táp. Nhưng không thể nói là luôn luôn thuận buồm xuôi gió. Vì thế, việc điều khiển công việc hàng ngày đặt lên vai ông Nguyễn Văn Tố. Những tình huống xử lý trong quá trình lãnh đạo của người Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ, không chỉ thể hiện sự tài tình và khéo léo của người trí thức Hà Thành, mà quan trọng hơn là giúp Hội tiếp tục đứng vững và phát triển ở khắp ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ góp phần to lớn đến thắng lợi của Hội truyền bá Quốc ngữ.  3.2.3. Có sự chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam Một yếu tố quan trọng, góp phần đưa đến sự thành công của Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học, phổ biến chữ Quốc ngữ là nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo đặc biệt của Đảng cộng sản Đông Dương đã giúp cho Hội từng bước mở rộng phong trào từ thành thị về đến nông thôn, từ niềm Bắc đến niềm Trung và niềm Nam, tạo nên một phong trào chống nạn thất học sôi nổi trong cả nước, giúp đỡ gần 8 vạn đồng bào thoát nạn mù chữ. 3.2.4. Phương pháp dạy chữ Quốc ngữ phù hợp với đối tượng Công cuộc chống nạn mù chữ của Hội truyền bá Quốc ngữ có được những thành công một phần nhờ vào việc sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy chữ Quốc ngữ, đó là phương pháp I - tờ nổi tiếng Chính vì những ưu điểm của phương pháp dạy học vỡ lòng mới, mà trong khoảng 7 năm hoạt động (1938 – 1945), Hội truyền bá Quốc ngữ đã để lại nhiều thành công to lớn trên con đường diệt dốt, mang lại ánh sáng cho quần chúng lao động lần than, mù chữ. Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN Thực hiện đề tài "Hội truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã hội Việt Nam (1938- 1945)” theo nội dung đã trình bầy, cho phép chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1.  Chữ Quốc ngữ là công trình khoa học tập thể của các nhà truyền giáo người châu Âu cùng với sự hợp tác của tầng lớp trí thức người Việt, khởi đầu từ thế kỷ XVI, trong đó nổi bật lên vai trò của Franesco de Pina (1585 - 1625), Gaspar de Amaral (1594 - 1646), Antonio Barbosa (1594 - 1647), Alexandre de Rhodes (1591- 1660). Đây là “một thứ chữ tiện lợi và dễ học hơn tất cả các thứ chữ của các nước khác trên trái đất” [68; 7], chỉ cần học vài ba tháng là có thể đọc thông, viết thạo. Nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho thứ chữ thuận tiện, phù hợp với văn hóa và con người Việt, ra đời từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX vẫn chưa thể vượt ra khỏi phạm vi giáo dân đến với mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “mầu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chũ viết này ra khỏi phạm vi công giáo đến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị. Mở đầu sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ là các nhà cách mạng trong phong trào Duy Tân, mà tiêu biểu nhất là trường Đông Kinh nghĩa thục (1907). Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng để lại nhiều thành công và bài học trong sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ. Mặc dù bị chính quyền thực dân khủng bố, kìm kẹp, các nhà Duy tân đã tìm mọi biện pháp tổ chức mở hàng trăm lớp dạy chữ Quốc ngữ cho hàng nghìn người, biên soạn hàng chục cuốn sách truyền bá nội dung yêu nước, tư tưởng tiến bộ bằng chữ Quốc ngữ như: “Quốc dân tộc bản” (1907), “Nam quốc địa dư”, “Quốc văn tập độc” (1907), “Phen này cắt tóc đi tu” (Nguyễn Quyền), “Kêu hồn nước” (Phan Châu Trinh), “Thiết tiền ca” (Nguyễn Phan Lãng) cùng hàng loạt các cuộc diễn thuyết cổ động cho việc học và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trường Đông Kinh nghĩa thục trở thành trung tâm truyền bá tư tưởng tiến bộ phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, đồng thời đổi mới tư duy, hành động của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX.        Cùng thời gian hoạt động với trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, thì trên khắp cả nước lần lượt xuất hiện nhiều nghĩa thục mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, dạy những điều tiến bộ có ích cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân, nhằm xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, mở mang dân khí cho nhân dân. Ở Thanh Hoá, một bộ phận trí thức vận động nhân dân thành lập “Tri Tân Học Hội”, do Khâm sứ Trung Kỳ Levecque cấp giấy phép vào ngày 10 tháng 7 năm 1907, để dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân trong tỉnh. Nhất là, vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), sau khi chính quyền cách mạng được thành lập ở một số địa phương, các Xô viết tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho đồng bào thất học, góp phần vào quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ trong nhân dân, để lại sự nghiệp, ý tưởng cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu cho Hội Truyền bá Quốc ngữ sau này tiếp tục. 2. Tiếp tục thực hiện ý tưởng và sự nghiệp Truyền bá Quốc ngữ, xoá nạn mù chữ, mang lại ánh sáng cho nhân dân nghèo thất học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới, ngày 25 tháng 5 năm 1938, sau một thời gian chuẩn bị cẩn thận và chu đáo của các chiến sĩ cộng sản cùng một bộ phận trí thức thì Hội truyền bá Quốc ngữ được thành lập, chính thức hoạt động hợp pháp vào ngày 29 tháng 7 năm 1938, do nhà cầm quyền Pháp cấp giấy phép. Hội truyền bá Quốc ngữ tồn tại, hoạt động trong khoảng 7 năm (từ năm 1938 đến năm 1945), chia làm 3 giai đoạn, với nhiều hoạt động phong phú. Hội từng bước vượt qua nhiều thách thức từ sự cản trở, uy hiếp của chính quyền thực dân đến khó khăn về tài chính hoạt động và ý thức về việc học của nhân dân còn hạn chế để tiếp tục duy trì, mở rộng phong trào truyền bá Quốc ngữ trong cả nước. Phong trào Truyền bá Quốc ngữ phát triển từ thành thị đến những làng quê hẻo lánh, từ miền Bắc lan rộng vào miền Trung, miền Nam đến Lào và Cămpuchia, tạo nên một phong trào Truyền bá Quốc ngữ ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước, tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ. Trong thời gian 7 năm, Hội đã mở được 14 khoá học, giúp được gần 8 vạn người biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, đồng thời để lại cơ sở, phương pháp và con người cho phong trào Bình dân học vụ sau ngày cách mạng thàng Tám 1945 tiếp tục sự nghiệp. 3. Hội Truyền bá Quốc ngữ không chỉ giúp đỡ gần 8 vạn nhân dân lao động nghèo khổ thoát khỏi cảnh tối tăm mù chữ, mà còn đóng góp to lớn trong quá trình xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu của xã hội Việt Nam. Đồng thời, với tư cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, nhiều hội viên, giáo viên của Hội nhanh chóng tham gia vào phong trào cách mạng, tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và đóng góp vào sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại. Hội truyền bá Quốc ngữ đã sáng tạo ra “Phương pháp I - tờ”, có trị to lớn trong sự nghiệp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân lao động mù chữ, tuổi đã lớn, không thiết tha với việc học. Các ông như Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Vũ Huy Trác thuộc ban Tu thư của Hội, đóng góp công sức lớn lao trong quá trình sáng tạo ra phương pháp dạy học mới vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay.       Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã vượt qua mục đích ban đầu là, dạy cho đồng bào nghèo thất học biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ và phổ biến những kiến thức có ý nghĩa phục vụ cho đời sống hàng ngày. Với tư cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, được chính quyền cai trị thừa nhận, do các nhân sĩ trí thức lãnh đạo đã trở thành “vườn ươm mầm” hun đúc nên những nhân cách lớn, những cán bộ cốt cán trung kiên cho cách mạng. Nên, công cuộc mà Hội theo đuổi đã góp phần tạo điều kiện cho các tầng lớp trong được xã hội tham gia, tìm hiểu và đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng, nguyện đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Từ phong trào Truyền bá Quốc ngữ, nhân dân Việt Nam biểu hiện lòng yêu nước bằng cách tham gia ủng hộ, đi học chữ Quốc ngữ, theo họ, đi học là yêu nước, yêu nước thì đi học chữ Quốc ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Lê Văn Phong (2007), “Nguyễn Văn Tố - Người Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ 1938 – 1945”, Tạp chí Khoa học xã hội, Trường Đại học Vinh (3B) tr. 83 - 86. Lê Văn Phong (2007), “Phong trào Truyền bá Quốc ngữ ở Trung kỳ 1939 – 1945”, Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An (4), tr. 53 – 58. Lê Văn Phong (2008), “Đông Kinh nghĩa thực với phong trào truyền bá quốc ngữ đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nghệ An (2), tr. 49 – 52. Lê Văn Phong (2011), “Lại bàn Về người Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ”, Tạp chí Huế Xưa và Nay (107), tr. 83 – 86. Lê Văn Phong (2011), “Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ 1939 – 1945”, Tạp chí Khoa học xã hội( 4), tr. 53-58. Lê Văn Phong (2012), “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí”, Tạp chí Xưa và nay (413), tr. 14 – 17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoi_truyen_ba_quoc_ngu_va_tac_dong_cua_no_den_xa_hoi_viet_nam_1938_1945_1351.doc
Luận văn liên quan