Xuất phát từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu đã đạt được của
luận án, chúng tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hôn nhân của
người Dao Họ ở các địa phương khác thuộc hai tỉnh Yên Bái và Lào
Cai để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát huy
các giá trị của hôn nhân nhân trong việc xây dựng cuộc sống mới ở
vùng người Dao Họ.
- Cần mở rộng nghiên cứu sâu và mang tính so sánh về hôn nhân
của người Dao Họ với hôn nhân của người Dao Quần Trắng trong
cùng một nhóm Dao và với hôn nhân của một số nhóm Dao khác,
nhằm góp phần làm rõ thêm tính đa dạng và phong phú của văn hóa
tộc người Dao.
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hôn nhân của người dao họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Chu Quang Cường
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO HỌ
Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số : 62 31 03 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2016
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lý Hành Sơn
2. TS. Vi Văn An
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Bình
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Nga
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến
sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi.giờphút, ngàytháng.
năm..
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
-Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Dao Họ còn có tên gọi Dao Quần Trắng, là một trong bảy
nhóm địa phương của dân tộc Dao ở nước ta. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao có 751.067 nhân
khẩu, phân bố cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà
Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh... Tỉnh Lào Cai có 88.379 người Dao, chiếm 14,4% dân số của
tỉnh và 11,8% người Dao ở Việt Nam. Qua các tài liệu đã công bố
cho thấy, dân tộc Dao ở nước ta vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc di
cư đến Việt Nam từ thế kỷ thứ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX,
bao gồm các nhóm địa phương như: Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Áo
Dài), Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y,
Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán). Trong đó, Dao Họ là một bộ phận
của nhóm Dao Quần Trắng, sinh sống ở hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Đến nay có không ít ấn phẩm nghiên cứu về người Dao ở Việt
Nam và đã tập trung vào hầu hết các lĩnh vực liên quan đến lịch sử
tộc người, hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, tôn giáo tín ngưỡng,
nghi lễ đời người... Song, phần lớn những nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở một vài nhóm Dao như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Tuyển...
Hơn nữa, đến nay vẫn còn thiếu vắng những chuyên khảo Dân tộc
học/Nhân học về gia đình và hôn nhân của người Dao nói chung,
nhất là về hôn nhân của người Dao Họ nói riêng. Trong khi đó, hôn
nhân là một trong những biểu hiện sắc thái độc đáo của văn hóa dân
tộc cũng như quá trình tộc người, là một hướng tiếp cận, một nội
dung nghiên cứu quan trọng của ngành Dân tộc học/Nhân học.
Những tư liệu thu thập được khi nghiên cứu sâu về hôn nhân của
người Dao Họ ở nước ta chắc chắn sẽ góp phần phác họa bức tranh
2
sinh động về phong tục cưới xin và lối sống của dân tộc Dao nói
chung cũng như nhóm người Dao Họ nói riêng. Đặc biệt là trong bối
cảnh Đổi mới và hội nhập cùng với kết quả thực hiện các chính sách
đầu tư phát triển mang lại, hôn nhân ở người Dao đã có nhiều biến
đổi theo hướng đi lên về đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa. Cụ thể là
tình trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã xuất hiện và ngày càng gia
tăng, nhiều tập quán liên quan đến hôn nhân đã và đang biến đổi,
nhất là hình thức tổ chức lễ cưới cũng đang dần đổi mới để phù hợp
với xu hướng giao lưu, hội nhập văn hóa.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Hôn nhân của
người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai làm đề tài luận án
tiến sĩ chuyên ngành Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Giới thiệu có hệ thống những đặc điểm và nghi lễ trong hôn
nhân truyền thống và biến đổi của người Dao Họ ở huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Nêu lên những biến đổi và một số yếu tố tác động đến sự biến
đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở địa bàn trên.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu đề xuất một số kiến
nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của
người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là người Dao Họ sinh sống trên
địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Trong đó, luận án đi sâu
nghiên cứu hôn nhân truyền thống và những biến đổi kể từ Đổi mới
năm 1986 đến nay.
3
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài luận án tập trung vào những quan
niệm, các hình thức, tập quán và nghi lễ trong hôn nhân truyền thống
và biến đổi hiện nay của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng. Theo đó,
mốc thời gian nghiên cứu về biến đổi trong hôn nhân được tính từ khi
Đổi mới đất nước năm 1986 đến nay, nhất là thời gian gần đây.
Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu tại huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai. Trong đó, điểm nghiên cứu chính là các xã Sơn
Hà, Phú Nhuận, Sơn Hải, Lu của huyện Bảo Thắng - nơi có nhiều
người Dao Họ sinh sống. Một số xã khác thuộc huyện này như Thái
Niên, Trì Quang... cũng được quan tâm nghiên cứu.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu hôn nhân của người Dao
Họ; dựa vào quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc, bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, trong đó
Điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo để thu thập tư liệu, tài
liệu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phân tích,
so sánh, tổng hợp... để có những nhận định, đánh giá, luận điểm phù
hợp với những kết quả đạt được.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về lĩnh vực
hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Do
đó, luận án cung cấp có hệ thống các tư liệu về một số khía cạnh
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, tập quán xã hội và tín ngưỡng
diễn ra hoặc có liên quan đến hôn nhân của người Dao Họ.
4
Luận án đóng góp thêm những tư liệu mới nhằm chỉ ra các yếu tố
nội sinh cũng như kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa trong lĩnh
vực hôn nhân của bộ phận người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai, cả về lịch đại và đồng đại.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn đối
với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người.
Luận án đã làm sâu sắc thêm các nguyên tắc hôn nhân truyền thống và
biến đổi hiện nay ở bộ phận người Dao Họ; tiếp tục khẳng định vị trí vai
trò của gia đình người Dao đối với bảo tồn văn hóa.
Luận án có ý nghĩa đối với việc xây dựng nếp sống gia đình văn
hóa ở địa phương, là luận cứ khoa học để xây dựng chính sách bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án được cơ cấu làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái
quát về người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Chương 2: Hôn nhân truyền thống của người Dao Họ
Chương 3: Những biến đổi của hôn nhân
Chương 4: Kết quả và bàn luận
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO HỌ
Ở HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước Đổi mới đất nước năm 1986 đã có không ít công trình
nghiên cứu về dân tộc Dao trên nhiều lĩnh vực của các học giả trong
và ngoài nước. Từ khi Đổi mới, nhất là thời gian gần đây cũng đã có
nhiều chuyên khảo về một số lĩnh vực văn hóa của dân tộc Dao ở
nước ta. Đây là cơ sở để luận án kế thừa, chẳng hạn như các công
trình: “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao
Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn (2003); “Văn hóa truyền
thống người Dao ở Hà Giang” do Phạm Quang Hoan, Hùng Đình
Quý làm chủ biên (1999); “Phong tục cưới xin của người Dao
Quảng Ninh” của Vũ Đình Lợi (1999); “Lễ cưới của người Dao Tiền
ở Ba Bể, Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn (1999); “Lễ cưới người Dao
Tuyển” do Trần Hữu Sơn làm chủ biên (2001); “Người Dao Quần
Chẹt ở miền núi và trung du Bắc Bộ” do Nguyễn Ngọc Thanh làm
chủ biên (2015)...
Các chuyên khảo trên đều đề cập đến tập quán hôn nhân và đặc
điểm lễ cưới của người Dao, song chưa có công trình nào đề cập đến
hôn nhân của người Dao Họ.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm
Trong khuôn khổ luận án, các khái niệm hôn nhân, phong tục, tập
quán, kiêng kỵ, nghi lễ... đã được làm rõ. Từ đó, có được những nhận
6
thức và cái nhìn bao quát về nguyên tắc cũng như các nghi lễ gắn với
hôn nhân của người Dao Họ. Các khái niệm trên được tìm hiểu từ góc
nhìn Nhân học và đó cũng chính là cơ sở lý luận để nhận định và giải
quyết các vấn đề liên quan đến nội dung luận án cần nghiên cứu.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Luận án đã áp dụng các lý thuyết “Thuyết liên minh hôn nhân”,
“Thuyết cấu trúc nghi lễ”, “Thuyết biến đổi văn hóa” để nghiên cứu và
đánh giá các đặc điểm, nghi lễ và bản chất hôn nhân của người Dao
Họ ở huyện Bảo Thắng. Việc áp dụng các lý thuyết này được thực
hiện kể cả khi xem xét các mối quan hệ giữa hai bên trai, gái trong
quá trình thực hiện các nghi lễ hôn nhân và lý giải sự biến đổi hôn
nhân truyền thống của người Dao Họ dưới tác động của sự thay đổi
về tự nhiên - xã hội, về nhận thức của người Dao Họ...
1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và người Dao Họ ở
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Tác giả luận án đã trình bày khái quát về đặc điểm địa lý, hành
chính, dân số, dân tộc và nơi cư trú của các nhóm Dao cũng như bộ
phận người Dao Họ tại các xã thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Bên cạnh đó, luận án còn đề cập đến nguồn gốc lịch sử của người
Dao Họ ở huyện Bảo Thắng; các hoạt động kinh tế cùng với các
dạng thức văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của
người Dao Họ từ trước cho đến nay, với đặc điểm chung là có sự
biến đổi theo hướng đi lên của xã hội.
Tiểu kết chương 1
Tựu chung lại, nội dung phần mở đầu và chương 1 của luận án đã
nêu bật những vấn đề sau:
7
Một là, luận án đã nêu được tính cấp thiết của đề tài. Đây là lý do
để chúng tôi lựa chọn đề tài này làm luận án và đó chính là ý nghĩa
lý luận và thực tiễn để đề tài được triển khai. Đồng thời, xác định rõ
mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Hai là, phân tích hệ thống lý thuyết mà chúng tôi vận dụng vào
luận án. Qua đó đã rút ra những điểm phù hợp có giá trị ứng dụng
làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu mà luận án đặt ra.
Ba là, ngoài việc đề cập đến phương pháp luận được áp dụng
trong luận án, chúng tôi cũng giới thiệu các phương pháp đã sử dụng
như: Điền dã dân tộc học với các công cụ phỏng vấn sâu, quan sát
tham dự, thảo luận nhóm...; phương pháp chuyên gia, phương pháp
so sánh, phân tích, tổng hợp...
Có thể nói, kết quả nghiên cứu của luận án là một công trình khoa
học đầu tiên có hệ thống, chuyên sâu về văn hóa hôn nhân của người
Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; có đóng góp cho việc bảo
tồn văn hóa tộc người Dao.
8
Chương 2
HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO HỌ
2.1. Quan niệm về hôn nhân
Người Dao Họ huyện Bảo Thắng cho rằng hôn nhân có ý nghĩa
đặc biệt không chỉ với cá nhân mà còn rất hệ trọng đối với gia đình,
họ tộc. Truyền thống hôn nhân của đồng bào là một vợ một chồng,
theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ. Bố mẹ người con trai tìm chọn
con dâu tương lai theo các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng.
Luận án đã khái quát những quan niệm truyền thống về hôn nhân
của người Dao Họ như: vai trò của việc hôn nhân đối với gia đình và
dòng họ; tiêu chuẩn chọn vợ, chồng; ... Ngoài ra, còn đề cập đến tuổi
kết hôn.
2.2. Nguyên tắc hôn nhân
2.2.1. Nguyên tắc hôn nhân đồng tộc người
Hôn nhân truyền thống mang tính phổ biến của người Dao nói
chung là nam nữ cùng nhóm địa phương kết hôn với nhau. Các gia
đình người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng trước đây đều không muốn
con mình kết hôn với người thuộc dân tộc khác, kể cả kết hôn với
người Dao khác nhóm.
Theo tập quán, các bậc cha mẹ người Dao Họ thường tìm dâu
hoặc rể cho con mình là người trong làng bản và người cùng nhóm
Dao. Bởi theo ý kiến của nhiều cụ già người Dao Họ, lấy vợ lấy
chồng trong nội bộ người Dao Họ với nhau thường dễ giao tiếp, dễ
thổ lộ tình cảm hơn vì cùng chung tiếng nói, chung đặc điểm tập
quán về ăn mặc, tập tục, quan niệm...
9
2.2.2. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ
Ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc cơ bản để củng cố sự thống nhất
bên trong của mỗi dòng họ, là cơ sở để quyết định ai lấy được ai. Bởi
vậy, qua nghiên cứu, bất kỳ cuộc hôn nhân nào của người Dao Họ thì
nguyên tắc truyền thống, nhất là vấn đề huyết thống xa hay gần luôn
được đồng bào đưa ra xem xét.
Việc nghiêm cấm tuyệt đối luôn người Dao Họ áp dụng đối với
con cái của những anh em có chung một ông tổ tam đại (anh em trực
hệ, ba đời). Chính vì vậy, nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ hôn
nhân của người Dao Họ là ngoại hôn dòng họ, cấm người cùng thờ
một tổ tiên kết hôn với nhau.
2.2.3. Nguyên tắc cư trú sau khi kết hôn
Hình thái cư trú sau hôn nhân không chỉ nói lên cư trú của hai vợ
chồng mới cưới mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó là một thiết
chế trong hôn nhân, được tập quán quy định, mọi người phải tuân
thủ, không ai được làm theo ý riêng.
Qua kết quả nghiên cứu, người Dao Họ sau khi cưới hai, vợ
chồng trẻ thường sống ở bên nhà chồng hoặc sống ở bên nhà vợ nếu
con trai ở rể đời. Bên cạnh đó cũng có trường hợp đôi vợ chồng trẻ
sống ở cả hai bên gia đình...
2.3. Tính chất và hình thức hôn nhân
Ngoài việc khẳng định bản chất hôn nhân là tạo lập một gia đình
mới, luận án còn đi sâu tìm hiểu tính chất hôn nhân qua tục thách
cưới khi con gái đi lấy chồng, ai là người đứng lên quyết định, nhà
trai phải mang những lễ vật gì đến nhà gái.
Từ kết quả khảo sát, cưới xin cho con cái ở người Dao Họ trước
đây do cha mẹ quyết định. Khi con trai đến tuổi 13, cha mẹ đã tìm
10
con gái hợp mệnh với con mình. Đôi trai gái dù yêu say đắm vẫn
phải thưa chuyện với cha mẹ, chỉ khi cha mẹ đồng ý và hợp tuổi
nhau thì mối tình đó mới tiếp tục.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hôn nhân truyền
thống ở người Dao Họ huyện Bảo Thắng thể hiện rõ nét sự mua bán
qua thách cưới bằng bạc trắng và một số hiện vật.
Ngoài ra, hôn nhân của người Dao Họ còn tuân thủ nghiêm ngặt
chế độ một vợ một chồng bền vững. Có trường hợp lấy vợ lẽ nhưng
do vợ cả đã mất hoặc không sinh đẻ được.
2.4. Nghi lễ hôn nhân
Nghi lễ hôn nhân là quá trình người thân trong gia đình và dòng
họ thực hiện các nghi lễ dựng vợ, gả chồng cho những đứa con đến
tuổi kết hôn. Trên cơ sở các tư liệu thu thập từ thực địa cho thấy, để
tiến tới hôn nhân, đôi bạn trẻ người Dao Họ phải trải qua nhiều nghi
lễ ở cả hai bên gia đình với những thủ tục khác biệt nhau. Đó là các
thủ tục từ khi bố mẹ tìm chọn dâu hoặc rể tương lai, nhờ người đánh
tiếng, lựa chọn ông mối, thày cúng... cho đến lễ đặt trầu, dạm hỏi, tổ
chức đám cưới, lại mặt.
Người Dao Họ theo chế độ gia đình phụ hệ. Vì vậy, sau khi cưới,
theo nguyên tắc thì người vợ phải cư trú bên nhà chồng và chịu sự
chi phối của gia đình nhà chồng. Song, thực tế cho thấy, ở rể là tập
tục lâu đời của người Dao Họ. Sau lễ cưới, người con rể nhất thiết
phải về ở bên nhà vợ từ 3 đến 5 năm. Trong thời gian ở rể, bố mẹ
và gia đình bên vợ có trách nhiệm dạy bảo việc làm ăn, trao
truyền các kỹ năng lao động tăng gia sản xuất, tạo điều kiện để
chàng rể tập làm chủ gia đình, xây dựng một gia đình mới...
11
2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt
Ở mục này, luận án đã tập trung đề cập tới các trường hợp hôn
nhân đặc biệt ở người Dao Họ, cụ thể như: trai chưa vợ lấy gái góa;
gái chưa chồng lấy trai góa; trai gái góa lấy nhau hoặc ly hôn lấy
nhau, có thai trước khi cưới...
Nói chung, các hình thức, thủ tục... để tổ chức đám cưới của các
trường hợp trên vẫn diễn ra giống như cuộc hôn nhân bình thường,
chỉ rút ngắn thời gian và một số khâu.
2.6. Luật tục xử phạt của dòng họ, làng bản
Qua kết quả nghiên cứu, phong tục của người Dao Họ ở Bảo
Thắng qui định: sau khi cưới, nếu vợ chồng chung sống không hợp
nhau thì cũng không ràng buộc, tức có thể bỏ nhau.
Nếu vợ bỏ chồng, nhà gái phải trả lại nhà trai các lễ vật ăn hỏi,
cưới; khi chồng bỏ vợ, nhà gái không phải trả lại các đồ đó. Nếu cả
hai đồng thuận, nhà gái chỉ trả 2 đồng bạc trắng. Trường hợp con gái
chửa hoang thì có xử phạt từ cộng đồng.
Tiểu kết chương 2
Hôn nhân truyền thống của người Dao Họ mang đậm nét văn hóa
dân tộc, với tính chất gả bán người con gái do tục thách cưới, song
cũng có nét riêng. Tục ở rể nhằm trả ơn công sinh thành, thể hiện sự
dạy dỗ của nhà vợ trong làm ăn. Hôn nhân của người góa, ly hôn...
cũng đã có trong xã hội người Dao Họ. Đặc biệt, các nghi lễ trong
hôn nhân, trang phục cưới... phản ánh bản sắc tộc người và có tính
nhân văn sâu sắc.
Đám cưới truyền thống có nhiều thủ tục với nhiều nghi thức và
lễ vật, nhất là có sự tham gia nhiều người, do đó, trong cuộc sống
hiện nay vẫn còn một số yếu tố cần lược bỏ bớt đi.
12
Chương 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN
3.1. Tiền đề và mốc thời gian của sự biến đổi
Trong sự phát triển của xã hội, nhất là thành tựu từ Đổi mới năm
1986 và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... đã kéo theo những
biến đổi về văn hóa người Dao Họ ở Bảo Thắng, trong đó có văn hóa
hôn nhân.
Trong khi đó, hoạt động của các đoàn thể, các phương tiện thông
tin, văn bản quy ước xây dựng nếp sống mới của thôn bản... cũng
giúp người Dao Họ bỏ dần những tập tục không còn phù hợp với
cuộc sống hiện nay. Mạng lưới truyền thông, nhất là sự phát triển
kinh tế, xã hội... đã và đang làm thay đổi đời sống người Dao Họ,
trong đó có tập quán hôn nhân.
3.2. Các yếu tố biến đổi
Qua kết quả nghiên cứu ở huyện Bảo Thắng cho thấy, bên cạnh
việc bảo lưu các giá trị truyền thống, văn hóa hôn nhân của người
Dao Họ cũng đã tiếp thu, bị ảnh hưởng các yếu tố mới hiện đại. Tuy
vậy, bản sắc văn hóa nói chung, đặc trưng và các giá trị mang tính
tộc người trong hôn nhân của đồng bào nói riêng vẫn thể hiện một
cách rõ nét.
Theo đó, các tập tục không phù hợp với cuộc sống hiện nay như
tảo hôn, thời gian làm lễ kéo dài, thách cưới lễ vật với số lượng
nhiều..., đã được bỏ đi hoặc cải biến, rút gọn. Tuy nhiên, ở nơi vùng
sâu so với trung tâm xã, địa bàn gần thị trấn và giữa các tầng lớp cán
bộ, công nhân, nông dân... thì mức độ biến đổi cũng khác nhau, phụ
thuộc vào trình độ nhận thức và nhất là khả năng và điều kiện kinh tế
từng hộ gia đình.
13
Quyền quyết định hôn nhân tuy vẫn là của bố mẹ, nhưng ngày
nay bố mẹ người Dao Họ đã để cho đôi trẻ tự tìm hiểu và quyết định
có kết hôn với nhau hay không, bố mẹ chỉ đứng lên tổ chức các nghi
lễ cho các con.
Nhìn chung, những biến đổi trong hôn nhân trong thời gian gần
đây đã giúp cho đời sống tinh thần người Dao Họ thêm phong phú,
làm cho nguyên tắc hôn nhân trong nội bộ người Dao Họ dần được
đổi mới, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng hỗn hợp dân tộc xuất
hiện. Bởi vì trong bối cảnh Đổi mới và tăng cường giao lưu, đây là
xu hướng mới của sự phát triển quan hệ hôn nhân giữa người Dao
Họ với các dân tộc khác, một minh chứng cho sự hội nhập giữa các
dân tộc anh em trong vùng. Hôn nhân hỗn hợp có thể xem như
những tác nhân dẫn đến những thay đổi nhất định trong nếp sống
truyền thống của đồng bào Dao Họ ở huyện Bảo Thắng.
Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001, trong đó có các Điều
khoản quy định riêng về việc áp dụng Luật này với đồng bào dân tộc
thiểu số đã làm thay đổi không nhỏ theo chiều hướng tích cực của
hôn nhân ở người Dao Họ trong sự phát triển chung của xã hội.
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi
Theo quy luật, biến đổi là thuộc tính của văn hóa. Do đó, nguyên
tắc, hình thức các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện
Bảo Thắng tuy vẫn tồn tại nhưng đã biến đổi về nhiều mặt cho phù
hợp với cuộc sống đương đại. Sự biến đổi đó do tác tộng của nhiều
nguyên nhân, có thể kể một số như sau:
14
- Tác động của thể chế chính trị
Tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá
XI) đã đặt vấn đề hôn nhân và gia đình ở một tầm quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng văn hoá và phát triển về mọi mặt của đất nước.
Đây là yếu tố mang tính thể chế chính trị tác động đến sự biến đổi
trong hôn nhân của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Dao Họ
ở huyện Bảo Thắng.
- Tác động của sự phát triển kinh tế
Nhân tố kinh tế mới có ảnh hưởng đến đời sống của các dân tộc ở
Bảo Thắng và vùng Tây Bắc nói chung. Trong đó, cơ chế thị trường
đã tác động mạnh mẽ đến tư duy kinh tế của đồng bào, làm thay đổi
tập quán tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, họ có điều kiện tốt
hơn để tiến hành nghi lễ hôn nhân.
- Tác động của sự phát triển văn hoá - xã hội và giao lưu
Huyện Bảo Thắng là vùng đất còn bảo tồn được nhiều loại hình
văn hoá dân gian và nếp sống cộng đồng của không ít tộc người trên
cơ sở bình đẳng, đoàn kết... Chẳng hạn như văn hoá vật thể, các dân
tộc ở huyện này, trong đó có người Dao Họ đã tiếp thu nhiều yếu tố
mới, nhất là của người Kinh, làm cho đời sống văn hóa biến đổi
nhanh chóng, và kéo theo đó là biến đổi trong hôn nhân.
- Tác động từ sự thay đổi về nhận thức của người Dao Họ
Nguyên nhân chủ quan phụ thuộc vào thay đổi nhận thức của
chính thế hệ trẻ người Dao Họ về hôn nhân và cưới xin. Vấn đề này
thể hiện rõ nét không chỉ ở khía cạnh nguyên tắc và tính chất hôn
nhân, tuổi kết hôn, tục ở rể... mà còn ở cả việc thực hiện các nghi lễ,
giản tiện lễ vật dẫn cưới. Trong quá trình diễn ra những biến đổi đó,
có những yếu tố truyền thống bị mai một và mất đi, trái lại, những
15
yếu tố mới được du nhập. Văn hóa hôn nhân của người Dao Họ ở
huyện Bảo Thắng không nằm ngoài quy luật khách quan ấy. Bởi vì,
biến đổi nhận thức của đồng bào luôn diễn ra từ những tác động của
Luật Hôn nhân và Gia đình, của sự phát triển kinh tế - xã hội, văn
hoá thông qua thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách
dân tộc và pháp luật của Nhà nước.
Tiểu kết chương 3
Giống như ở nhiều tộc người, cùng với sự phát triển của thể chế
chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và những tiến bộ về y tế, giáo
dục... thì các hình thức nghi lễ liên quan đến hôn nhân, nhất là việc
tổ chức đám cưới ở người Dao Họ huyện Bảo Thắng hiện nay cũng
đã có sự biến đổi, với xu hướng giảm dần về thời gian, nhưng quy
mô tổ chức vẫn diễn ra đầy đủ các thủ tục theo phong tục và hiện đại
về hình thức. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ thay đổi giữa các địa
bàn, các tầng lớp, lứa tuổi... cũng có sự khác biệt nhau. Đối với tầng
lớp thanh niên, cán bộ, giáo viên, sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn,
sâu sắc hơn; còn tầng lớp cao niên lại muốn duy trì và bảo lưu các
phong tục, tập quán truyền thống dân tộc, coi đó là chỗ dựa tinh thần
trong đời sống tâm linh của họ.
Mặc dù vậy, cuộc sống mỗi gia đình người Dao Họ vẫn bị chi
phối ít nhiều bởi phong tục tập quán riêng của dân tộc. Vì thế, nhìn
nhận về những biến đổi trong hôn nhân của đồng bào là không khó
nhưng lý giải và hiểu thấu đáo về sự biến đổi ấy thì không dễ, do
phạm vi, mức độ biến đổi giữa các địa bàn, các tầng lớp, lứa tuổi...
có khác biệt nhau.
16
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kết quả
Qua kết quả nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện
Bảo Thắng cho thấy, hôn nhân của đồng bào cho đến nay vẫn mang
nhiều giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Song, dưới đây chỉ tập
trung đề cập đến một số giá trị tiêu biểu.
4.1.1. Giá trị nhân văn của hôn nhân
Hôn nhân của người Dao Họ luôn liên quan chặt chẽ đến nề nếp
trong gia đình, nhất là tính giáo dục con người biết yêu thương, biết
chăm sóc lẫn nhau, biết thực hiện các nghi lễ cũng như phải am hiểu
phong tục tập quán để rèn luyện mình theo một khuôn phép mà tộc
người đã đề ra.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các nghi lễ hôn nhân còn phản ánh rõ
nét cuộc sống thường ngày thông qua các mối quan hệ diễn ra trong
cộng đồng và gia đình người Dao Họ. Đó là mối quan hệ giữa các
thành viên trong mỗi gia đình, quan hệ giữa gia đình với dòng họ và
với cộng đồng thôn bản...
4.1.2. Giá trị xã hội của hôn nhân
Văn hóa hôn nhân không chỉ góp phần làm phong phú bản sắc
của người Dao Họ và của dân tộc Dao, mà còn tạo ra sự hòa hợp về
đời sống xã hội giữa người Dao Họ với các tộc người cận cư. Hơn
nữa, sự biến đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở Bảo Thắng là
phù hợp với tiến trình xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, xã hội
mới ở nước ta. Việc đáp ứng yêu cầu một cuộc hôn nhân phù hợp, vợ
chồng hoà thuận... sẽ là cơ sở để xây dựng một gia đình ổn định,
17
hạnh phúc và bền vững, góp phần cho người Dao Họ và xã hội phát
triển ổn định.
4.1.3. Giá trị văn hóa của hôn nhân
Hôn nhân của người Dao Họ phản ánh rõ nét chế độ xã hội trong
lịch sử, đó là hôn nhân phụ hệ, tương đồng về văn hóa hôn nhân giữa
người Dao Họ với một số nhóm Dao khác. Chẳng hạn như trong gia
đình, huyết thống được tính theo dòng cha, con cái mang họ cha và
quyền lực thuộc về người cha, tức vai trò người chủ gia đình với các
thành viên khác là rất lớn.
Hôn nhân của đồng bào còn thể hiện tính cộng đồng trong các
mối quan hệ khác nhau, nhất là việc tham gia của nhiều thành phần
khi thực hiện các bước hôn lễ. Ngoài ra, việc thực hiện các nguyên
tắc, nghi lễ... liên quan đến hôn nhân còn biểu hiện sự giữ gìn, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá của người Dao Họ dưới các dạng
thức văn hóa vật thể, phi vật thể.
4.1.4. Giá trị tín ngưỡng
Hôn nhân của người Dao Họ phản ánh quan niệm về tín ngưỡng
đa thần, vạn vật hữu linh, tức mọi vật đều có linh hồn, xung quanh
con người đều có ma lành và ma ác. Việc cúng tam đại trong lễ cưới,
lễ tơ hồng... thể hiện “uống nước nhớ nguồn”. Qua các nghi lễ hôn
nhân còn giúp nhận biết về thế giới quan dân gian của người Dao
Họ, có giá trị củng cố các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và
cộng đồng.
4.2. Bàn luận
- Qua kết quả nghiên cứu, đại bộ phận người Dao Họ còn ít hiểu
biết về pháp luật hoặc có hiểu nhưng chưa chính xác, nên có tình
trạng hiệu quả thực hiện pháp luật chưa cao. Ngay trong đăng ký kết
18
hôn, nhiều đôi vợ chồng trẻ chỉ đăng ký kết hôn khi đi làm giấy khai
sinh cho con đầu lòng.
Việc xây dựng quy ước thôn bản cần tham khảo phong tục của
mỗi dân tộc để bảo tồn những giá trị tiến bộ...
- Cần trang bị những hiểu biết cơ bản về độ tuổi kết hôn theo
pháp luật, về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tác hại của việc kết
hôn sớm... Khuyến khích người dân sử dụng đa dạng các biện pháp
tránh thai, nhất là lớp trẻ người Dao Họ ở các bản làng heo hút, khó
tiếp cận với các thông tin đại chúng.
- Tuyền truyền giáo dục về truyền thống lịch sử của quê hương và
dân tộc để đồng bào luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của
chính quyền và các cấp các ngành ở địa phương, tích cực tham gia
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Vấn đề là làm thế nào để nhận diện và phát huy các yếu tố tích
cực, hạn chế những tiêu cực trong hôn nhân. Bởi một số tập quán coi
là không phù hợp với cuộc sống mới, nhưng về lâu dài lại là bản sắc
tộc người. Do vậy, ý kiến của chúng tôi trong việc giải quyết vấn đề
này chỉ mang tính tương đối.
Gia tăng kết hôn của lớp trẻ Dao Họ với tộc người khác là xu
hướng chung trong tự do tìm hiểu bạn đời và tự quyết định việc kết
hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và bàn luận, luận án đưa ra một
số kiến nghị như sau:
Một là, trước mắt, cần đẩy mạnh hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng cao theo hướng đa dạng ngành
nghề, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
19
Hai là, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải kết hợp hài hòa với
việc phát huy những di sản truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đẩy
mạnh giao lưu với các dân tộc để làm giàu thêm cho văn hóa người
Dao Họ. Đồng thời, cần có những chính sách vận động, giáo dục,
khuyến khích giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có
văn hóa hôn nhân.
Ba là, Nhà nước cần có chiến lược đầu tư thỏa đáng cho công tác
xây dựng chương trình về thông tin để tuyên truyền, xuất bản ấn
phẩm văn hóa, các chương trình phát thanh, truyền hình... bằng tiếng
dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng Dao. Chú trọng cho việc truyền
thông vận động phù hợp với đồng bào.
Bốn là, việc thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng dân tộc
và người Dao Họ cần phù hợp với điều kiện cụ thể, trình độ nhận
thức của đồng bào, tránh áp dụng biện pháp cưỡng chế, áp đặt... Mọi
biện pháp hành chính, không tính đến đặc điểm dân tộc đều có thể
dẫn đến kết quả không mong đợi.
Tiểu kết chương 4
Trong các chương trên, sau khi tổng quan tài liệu, giới hạn các lý
thuyết và giới thiệu điểm nghiên cứu, luận án cũng đã trình bày
những nét cơ bản về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân, đặc điểm và
các nghi lễ của đám cưới truyền thống, sự biến đổi trong hôn nhân
của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai từ khi Đổi mới
đất nước năm 1986, theo các nội dung được đặt ra trong phần mục
tiêu của luận án.
Trên cơ sở đó, nội dung chương này chủ yếu làm rõ thêm những
kết quả đã đạt được khi thực hiện đề tài luận án, đồng thời, bàn luận
về những vấn đề liên quan, đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa trong hôn nhân.
20
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai đã phần nào cho chúng ta thấy được những yếu
tố tương đồng và khác biệt giữa bộ phận người Dao Họ với các nhóm
người Dao nói chung.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc... mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, tạo nên tính
đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam...”. Đặc biệt, vấn đề
này tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban
chấp hành Trung ương Đảng ta (Khoá XI). Đây là sự khẳng định về
vai trò của văn hóa các dân tộc, trong đó có văn hóa tộc người Dao
và văn hóa người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đối với
sự phát triển văn hóa Việt Nam. Thực tế, tộc người Dao, trong đó có
người Dao Họ đã thực sự là bộ phận hữu cơ trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Tộc người Dao với một bản sắc văn hóa đặc
trưng, nhiều màu sắc đã góp phần xứng đáng cũng như làm gia tăng
sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo
Thắng không chỉ có ý nghĩa quan trọng về lý luận, mà còn có ý nghĩa
cho thực tiễn bảo tồn các giá trị truyền thống trong lĩnh vực hôn
nhân. Về khoa học, kết quả nghiên cứu này có đóng góp thiết thực về
những tư liệu mới liên quan đến bộ phận người Dao Họ ở huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai hay nói rộng hơn là ở Tây Bắc, giúp ích cho các
nhà dân tộc học/nhân học có cái nhìn khái quát hơn khi tiếp tục đi
sâu vào chủ đề này cũng như có những so sánh, đánh giá về văn hóa
21
hôn nhân của tộc người Dao theo từng nhóm địa phương và từng
vùng cụ thể.
2. Trên cơ sở tiếp cận từ góc nhìn Nhân học/Dân tộc học, chúng
tôi nhận thấy, hôn nhân của người Dao Họ bao gồm hệ thống giá trị
mang tính đặc trưng sắc thái văn hóa tộc người. Đó là các quan niệm,
nguyên tắc, đặc điểm trong hôn nhân của đồng bào, thể hiện một sự
khác biệt tương đối rõ nét giữa các nhóm địa ngươi người Dao.
Trong khi, các nghi lễ hôn nhân của người Dao Họ cũng là một đặc
trưng quan trọng không chỉ để phân biệt bộ phận người Dao này với
các nhóm Dao khác ở các vùng miền khác cũng như với tộc người
khác, mà còn góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú đối với văn
hóa tộc người Dao ở nước ta.
Người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng có bản sắc văn hóa riêng độc
đáo. Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà nhiều
giá trị truyền thống đó đang bị mai một. Bởi thế, đi sâu nghiên cứu
toàn diện về các khía cạnh của hôn nhân, để phát huy những truyền
thống tốt đẹp và loại bỏ những tập tục không còn phù hợp là một
việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Việc làm đó chính là cơ
sở để xây dựng quy ước thôn bản theo nếp sống mới, xây dựng cuộc
sống ổn định, mang đặc trưng của nền văn hoá mới cho người Dao
Họ nói riêng và dân tộc Dao nói chung. Tìm hiểu có hệ thống về hôn
nhân truyền thống của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng cũng như
những biến đổi của nó trong thời kỳ mở cửa dưới tác động của kinh
tế thị trường, giao lưu hội nhập là một việc làm hữu ích, nhằm xây
dựng luận cứ khoa học để đổi mới chính sách bảo tồn và phát huy
văn hoá dân tộc. Từ đó, tiếp tục làm giàu thêm vốn văn hoá của đồng
bào các dân tộc ở Việt Nam.
22
3. Nghiên cứu hôn nhân truyền thống của người Dao Họ ở huyện
Bảo Thắng còn mang lại nhiều giá trị quan trọng trong các lĩnh vực:
quá trình lịch sử tộc người, sự giao thoa tiếp biến văn hóa giữa người
Dao Họ với các tộc người khác; những biểu hiện sinh động của các
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong các nghi lễ liên quan đến
hôn nhân; triết lý và thân phận con người, nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình và cộng đồng; giá trị văn hóa tạo nên sự gắn kết
giữa các thành viên với nhau... Điều đó cho thấy, về mặt truyền
thống, hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng rất cần được
tiếp tục nghiên cứu, khai thác sâu sắc hơn nữa.
4. Từ khi Đổi mới đất nước năm 1986, văn hóa hôn nhân của
người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng đã có nhiều biến đổi. Về cơ bản,
những biến đổi ấy diễn ra theo xu hướng phát triển đi lên của xã hội,
phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam, đúng với chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế,
cuộc sống của người Dao Họ hiện nay vẫn đang chịu sự chi phối bởi
những phong tục, tập quán riêng. Đó là những nguyên tắc, quan niệm
về tình yêu, tiêu chuẩn lý tưởng về người vợ, người chồng... Những
quan niệm ấy do đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ, được cộng
đồng người Dao Họ chấp nhận nên không dễ dàng thay đổi nhanh
chóng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp chính sách thích
hợp đối với sự phát triển về mọi mặt cho đồng bào, nhất là đời sống
kinh tế mà vẫn không ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp.
5. Trong quá trình thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa ở vùng tộc người Dao nói chung, vùng người Dao Họ nói
riêng phải biết kết hợp hài hòa với việc phát huy những di sản truyền
23
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đẩy mạnh giao lưu văn hóa với
các dân tộc anh em để làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của tộc
người và người Dao Họ. Bên cạnh đó, cần có những chính sách và
biện pháp phù hợp để vận động, giáo dục, khuyến khích đồng bào tự
nâng cao ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có
văn hóa hôn nhân. Đặc biệt là việc sử dụng trang phục cổ truyền
trong các dịp long trọng của gia đình và cộng đồng, duy trì các nghi
lễ mang tính nhân văn trong đám cưới, truyền dạy các bài hát, dân
ca, những lời răn dạy trong hôn nhân cho thế hệ sau, cho đôi vợ
chồng trẻ... nhằm giữ vững mối quan hệ hòa thuận, đoàn kết, yêu
thương, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và
trong cộng đồng thôn bản.
6. Nhà nước cần chú trọng tăng cường đầu tư có chọn lọc các giải
pháp truyền thông vận động phù hợp với đồng bào Dao và các dân
tộc thiểu số ở nơi vùng sâu vùng xa. Ưu tiên phương pháp truyền
thông theo nhóm nhỏ, những ấn phẩm tuyên truyền có hình ảnh, lồng
ghép tổ chức phổ biến những tác hại của hôn nhân cận huyết, thách
cưới cao, hậu quả của việc tảo hôn và đẻ nhiều, đẻ dày... Để thực
hiện tốt vấn đề này, cần có sự chung tay và phối kết hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội
Nông dân, Trưởng thôn bản... Ngoài ra, cần có quan điểm bình đẳng
để tạo cho phụ nữ và các em gái có quyền tham gia các hoạt động xã
hội và học tập; chú trọng xóa nạn mù chữ và tái mù chữ ở phụ nữ,
tạo cho họ có cơ hội tự giải phóng sự phụ thuộc vào trí lực, có nhu
cầu sinh đẻ có kế hoạch... Việc làm ấy không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ
cho phụ nữ Dao và phụ nữ các dân tộc thiểu số có cuộc sống tinh
24
thần ngày càng phong phú, mà còn là sự bù đắp của xã hội đối với
những công lao họ đóng góp.
7. Xuất phát từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu đã đạt được của
luận án, chúng tôi xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo
như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hôn nhân của
người Dao Họ ở các địa phương khác thuộc hai tỉnh Yên Bái và Lào
Cai để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát huy
các giá trị của hôn nhân nhân trong việc xây dựng cuộc sống mới ở
vùng người Dao Họ.
- Cần mở rộng nghiên cứu sâu và mang tính so sánh về hôn nhân
của người Dao Họ với hôn nhân của người Dao Quần Trắng trong
cùng một nhóm Dao và với hôn nhân của một số nhóm Dao khác,
nhằm góp phần làm rõ thêm tính đa dạng và phong phú của văn hóa
tộc người Dao.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Chu Quang Cường (2015), “Một vài tập quán trong lễ cưới của
người Dao Họ ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, Tạp
chí Thông tin Khoa học xã hội, số 390, tr. 43-48.
2. Chu Quang Cường (2015), “Nghi lễ Hôn nhân truyền thống của
người Dao Họ ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, số 376, tr. 34-39.
3. Chu Quang Cường (2015), “Một vài biến đổi trong hôn nhân
của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Phát
triển bền vững Vùng, số 2, tr. 85-93.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtatcuong_9878.pdf