Tóm tắt Luận án Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường lòng tin của nhà đầu tư bằng việc áp dụng các chính sách minh bạch và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Thông tin về đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư cần được công khai trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh. Tỉnh cũng nên có những động thái làm thay đổi chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh.

pdf24 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC TỔNG HỢP SOUTHERN LUZON Cộng hòa Philippines ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Cộng hòa XHCN Việt Nam NCS. TRỊNH VIỆT HÙNG MÔ HÌNH DỰ BÁO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Thái Nguyên, 2014 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: TS. Cecilia N. Gascon Phản biện 1: .. Phản biện 2: .. Phản biện 3: .. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư Viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên; - Thư viện Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên; - Thư viện trường Đại học Tổng hợp Southern Luzon. 1 CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự thay đổi lớn về xu hướng dòng vốn FDI với sự tăng trưởng vượt bậc của vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong khi đó dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển có xu hướng giảm rõ rệt. Đặc biệt trong năm 2012, các quốc gia đang phát triển đã vượt qua các nước phát triển trong thu hút vốn FDI với 9 quốc gia đứng trong top 20 quốc gia đứng đầu về thu hút vốn FDI (UNCTAD, 2013). Theo số liệu báo cáo cũng của Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD, 2012), các quốc gia đang phát triển tại Châu Á dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong thời kỳ 2008-2012. Bất chấp vốn FDI vào khu vực giảm 7% trong năm 2012, một số quốc gia trong đó có Việt Nam là điểm sáng về thu hút vốn FDI nhờ nguồn lao động dồi dào. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc gia có thu nhập thấp hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư FDI (cùng với Campuchia, Mianma và Philippines). Diễn đàn cũng dự báo Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng về thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2013-2015. Bối cảnh nghiên cứu Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. 2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên biến động không nhiều từ năm 2000 đến 2012 ngoại trừ năm 2004 và năm 2007 với mức vốn đăng ký đạt lần lượt là 148,1 và 117,8 triệu USD. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, lượng vốn FDI đăng ký vào tỉnh tăng đột biến lên đến 2,14 tỷ USD thể hiện một sự tăng trưởng bất thường trong vốn FDI đăng ký vào Tỉnh. Vốn FDI đã có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tỷ lệ thất nghiệp của Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, đóng góp vào sự phát triển chung của Tỉnh. Với tư cách là nhà quản lý và hoạch định chiến lược lâu dài cho Tỉnh Thái Nguyên, nhà nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Phân tích yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bền vững vào Tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn giúp tỉnh Thái Nguyên tăng cường thu hút vốn FDI phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, nghiên cứu tập trung giải quyết các câu hỏi sau đây: 1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên theo đánh giá của nhà đầu tư và theo số liệu báo cáo hàng năm, trong đó tập trung vào các yếu tố sau đây: - Yếu tố về kinh tế, thị trường - Yếu tố về chính sách - Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Yếu tố về xã hội – lòng tin của nhà đầu tư 2. Xây dựng mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư vào Tỉnh Thái Nguyên. 3 3. Đề xuất các giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên. 1.1. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu tập trung kiểm định các giả thuyết sau đây: (1) Giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI: Trong đó: OAS: Đánh giá chung của nhà đầu tư về mức độ hấp dẫn FDI của Tỉnh Thái Nguyên POL: Các yếu tố chính sách ING: Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ECO: Nhân tố về kinh tế, thị trường SOL: Yếu tố về xã hội – lòng tin của nhà đầu tư Giả thuyết kiểm định: (2) Mô hình dự báo thu hút vốn FDI vào Tỉnh Thái Nguyên: Trong đó: FDI: Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên trong kỳ t (Triệu USD) GDP: Tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên trong kỳ t-1 (Tỷ VND) EXP: Tổng giá trị xuất khẩu Tỉnh Thái Nguyên trong kỳ t-1 (Nghìn USD) PCI: Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh kỳ t-1 P.FIN: Ưu đãi về tài chính trong kỳ t (nếu có: 1, nếu không: 0) P.LAND: Ưu đãi về đất đai trong kỳ t (nếu có: 1, nếu không: 0) P.ADMIN: Ưu đãi về thủ tục hành chính trong kỳ t (nếu có: 1, nếu không: 0) INFR: Chi ngân sách Tỉnh cho phát triển kỳ t-1 (Tỷ VND) INFL: Chỉ số lạm phát kỳ t-1 (%) URB: Mức độ đô thị hóa t-1 (%) Giả thuyết kiểm định: 4 1.2. Phạm vi và hạn chế của nghiên cứu Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các nhà quản lý thuộc 32 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào thời điểm tháng 8/2013. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội, niên giám thống kê và báo cáo của VCCI từ năm 2000 đến 2013. 1.3. Tính cấp thiết của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại lợi ích cho các nhà hoạch định chính sách của Tỉnh Thái Nguyên, nếu kết quả của nghiên cứu được áp dụng sẽ bước đầu giúp tăng cường thu hút vốn FDI, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo việc làm, giảm đói nghèo và thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng là tiếng nói của nhà đầu tư FDI trong việc nói lên những mong muốn của mình về một môi trường đầu tư lành mạnh và khuyến khích các nhà đầu tư một cách phù hợp nhất. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp FDI nếu đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, giúp nhà đầu tư mở rộng kinh doanh và phát triển mạng lưới. Kết quả nghiên cứu cũng được coi là mô hình điểm đối với các tỉnh lân cận có đặc điểm tương đồng về kinh tế xã hội với Tỉnh Thái Nguyên, là cơ sở để các tỉnh lân cận tiến hành nghiên cứu để đưa ra nhóm giải pháp riêng phù hợp với địa phương mình. Đối với bản thân nhà nghiên cứu, đề tài là cơ hội để nhà nghiên cứu áp dụng phục vụ công việc hiện tại tại Tỉnh Thái Nguyên, phục vụ công tác hoạch định chính sách cho Tỉnh trong thu hút vốn FDI. Đề tài cũng là cơ sở để nhà nghiên cứu mở ra những hướng nghiên cứu sâu và rộng hơn về thu hút vốn đầu tư FDI. 5 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý thuyết 1. Yếu tố về kinh tế, thị trường Trong số các yếu tố được cho là thúc đẩy thu hút vốn FDI, tổng sản phẩm được nhiều tác giả nhận thấy là yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng vốn FDI. Nghiên cứu của Marcelo và Mário (2004) tại 33 quốc gia đang phát triển nhận đầu tư trong thời kỳ 1975 đến 2000 sử dụng dữ liệu bảng đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong vòng 5 năm trước có tác động đến thu hút vốn FDI ở thời điểm hiện tại. Holland và cộng sự (2000) cũng nhận định trong nghiên cứu về FDI tại khu vực Trung và Đông Âu rằng một quốc gia có tiềm năng về tăng trưởng kinh tế sẽ thu hút nhiều vốn FDI hơn. Kết luận tương tự cũng được Morisset (2000) và Moosa (2002) đưa ra trong nghiên cứu của mình. Sự ổn định của các chỉ số kinh tế cũng mang lại những tín hiệu tích cực đối với nhà đầu tư. Justice (2012) nghiên cứu tài liệu của các đề tài trước đây về vốn FDI ở Ghana nói rằng nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ giá hối đoái có tác động lớn, đặc biệt là sự biến động tỷ giá có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI trong toàn nền kinh tế. Bende - Nabende (2002) nghiên cứu số liệu thời kỳ 1970-2000 cũng đồng tình về tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong thu hút FDI tại 19 quốc gia khu vực Sahara. Theo Ohlin (1933), lãi suất thấp ở quốc gia nhận đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao và khả năng thanh toán, tạo động lực cho nhà đầu tư. Garibaldi và cộng sự (2001) cho biết các chỉ số kinh tế khác như quy mô thị trường, thâm hụt tài chính, lạm phát, rủi ro, cơ cấu kinh tế, tự do thương mại, tài nguyên sẵn có, rào cản đầu tư là những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI ở các nền kinh tế chuyển đổi. Thêm vào đó, khả năng tiếp cận các cộng đồng và diễn đàn kinh tế vùng cũng giúp một quốc gia tăng trưởng thu hút vốn FDI (Asiedu, 2006, Campos và Kinoshita, 2003). Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, dòng vốn FDi vào Việt Nam tăng mạnh trong 3 năm sau đó (Chien, Zhang, and Giang, 2012). 6 Sự ổn định về kinh tế vĩ mô được thể hiện qua tỷ lệ lạm phát và rủi ro, những yếu tố này có tác động ngược chiều đến thu hút vốn FDI, trong đó lạm phát tác động mạnh khi nghiên cứu trên số mẫu lớn, yếu tố còn lại tác động trên số mẫu nhỏ hơn theo mô hình của Marcelo and Mario (2004). Các yếu tố kinh tế và thị trường khác như thâm hụt tài chính, tái cơ cấu kinh tế (Garibaldi và cộng sự, 2001), mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người (Marcelo và Mario, 2004), xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng chế biến (Harinder và Kwang, 1995), tư nhấn hóa khu vực doanh nghiệp (Chuhan và cộng sự, 1996), cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. 2. Yếu tố chính trị và chính sách Một trong những vấn đề đầu tiên mà nhà đầu tư xem xét khi ra quyết định đầu tư vào một quốc gia là sự ổn định vào chính trị. Nhà đầu tư có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro từ bên ngoài nếu đầu tư vào một quốc gia bất ổn về chính trị. Những rủi ro tiềm tàng về chính trị là yếu tố tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI, như thay đổi về lãnh đạo chính phủ (Root và Ahmed, 1979), sự kiện chính trị trong đất nước (Nigh, 1985), đình công và bạo động (Schneider và Frey, 1985) và các sự bất ổn khác về chính trị xã hội. Theo Justice và Gloria (2012), mức độ dân chủ tại quốc gia nhận đầu tư cũng là yếu tố quan trọng cho dòng vốn FDI. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố chính sách là một trong số những yếu tố hàng đầu giúp thu hút vốn đầu tư thông qua tác động vào hạn chế thương mại, giá nhân công, tỷ giá hối đoái, thuế doanh nghiệp, v.v. (Demekas và cộng sự, 2007). Loree và Guisinger (1995) nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp tại Mỹ từ 1977 đến 1982 kết luận rằng yếu tố chính sách là yếu tố quan trọng tại các nước phát triển nhưng không quan trọng đối với các nước đang phát triển. Asiedu và Brempong (2000) trong nghiên cứu về “Tác động của tự do hóa chính sách đầu tư về tuyển dụng và đầu tư của các công ty đa quốc gia ở Châu Phi” chỉ ra rằng những quốc gia có chính sách mở cửa sẽ thu hút nhiều vốn FDI hơn. 3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên được coi là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thu hút vốn đầu tư FDI (Asiedu và Liên (2004), Deichmann và cộng sự (2003), 7 Onyeiwu và Shrestha (2004) và Jadhav (2012)). Ohlin (1933) cũng chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên ổn định là yếu tố quyết định việc thu hút vốn FDI. Campos và Kinoshita (2003) và Garibaldi và cộng sự (2001) cũng nhận định nguồn tài nguyên phong phú là động lực thu hút vốn FDI tại các nền kinh tế chuyển đổi từ năm 1990 đến 1998. Nguồn tài nguyên cũng là căn cứ quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Lộc và Tuyết, 2013) Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, chất lượng và sự phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong ra quyết định đầu tư (Asiedu (2002), Hollenstein (2005), Jovana Trkulja (2005), Anh và Thắng (2007), Lộc và Tuyết (2013)) 4. Điều kiện xã hội Đầu tư nước ngoài là việc tiến hành sản xuất ngoài một quốc gia, các nhà đầu tư, do đó ít chủ động trong việc tuyển chọn lao động cho sản xuất. Do vậy, lao động là một trong những áp lực đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong các nghiên cứu trước đây, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất đến trình độ học vấn của lao động (Nunnenkamp và Spatz, 2002, Marcelo và Mario, 2004), mức tiền công (Campos và Kinoshita (2003), Flamm (1984), Schneider và Frey (1985), Lucas (1993), và Wheeler và Mody (1992)). Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển hơn các nước đang phát triển (Buckley và cộng sự, 2002). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm phát triển quốc tế của Mỹ để đưa ra bộ Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài xác định liệu quyết định đầu tư tại một địa phương có phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Chỉ số này đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài sử dụng để đánh giá môi trường kinh doanh tại các tỉnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây lại cho thấy trong giai đoạn 2001-2010, các tỉnh có chỉ số PCI cao lại thu hút được ít vốn FDI hơn (Chiến, Linh và Zhang, 2012). Sự ra đời của Luật đầu tư tại Việt Nam năm 2005 và việc Việt Nam gia nhập WTO cũng được xác định là động lực thúc đẩy thu hút vốn FDI tại quốc gia này. Hơn nữa, tại Việt Nam, các thủ tục hành chính và hỗ trợ của chính quyền địa phương có tác động lớn đến thu hút vốn FDI, thể hiện qua thời gian hoàn tất các thủ tục hành chính, kỹ năng và thái độ của cán bộ quản lý 8 hành chính, khả năng hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương trong việc giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư (Lộc và Tuyết, 2013). 2.3. Nội dung nghiên cứu Căn cứ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu sinh thiết kế nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như sau: Nhân tố độc lập Nhân tố phụ thuộc 1. Số liệu sơ cấp: Quan điểm của nhà đầu tư về: - Yếu tố về kinh tế, thị trường - Yếu tố về chính sách - Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Yếu tố về xã hội – lòng tin của nhà đầu tư Mức độ hấp dẫn đầu tư FDI 2. Số liệu thứ cấp: 2.1. Tăng trưởng kinh tế 2.2. Giá trị xuất khẩu 2.3. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2.4. Chính sách ưu đãi đầu tư 2.5. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng 2.6. Chỉ số lạm phát 2.7. Tốc độ đô thị hóa Mô hình dự báo thu hút vốn FDI Biểu đồ 5. Nội dung nghiên cứu 9 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, mô tả người được hỏi, phương pháp chọn mẫu, công cụ nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích thống kê của nghiên cứu này. 3.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đối với cán bộ quản lý tại 32 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8/2013. Số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo kinh tế xã hội của trung ương và tỉnh Thái Nguyên, báo cáo của cục thống kê Tỉnh Thái Nguyên và của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2000-2013. 3.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 6. Thiết kế nghiên cứu 10 3.3. Đối tượng điều tra Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý thuộc 32 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên vào thời điểm tháng 8/2013. 3.4. Số liệu Nguồn số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi đối với cán bộ quản lý thuộc 32 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm tháng 8/2013 Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kinh tế xã hội của trung ương và của Tỉnh, báo cáo của cục thống kê Tỉnh Thái Nguyên và của Tổng cục Thống kê, báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 2000-2013. Tổng thể, mẫu, kỹ thuật chọn mẫu Tại thời điểm tháng 8 năm 2013, trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên có 32 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trên tổng thể 32 doanh nghiệp và thực hiện điều tra đối với 189 người trả lời thuộc các vị trí quản lý của các doanh nghiệp nói trên. Công cụ thu thập số liệu Nghiên cứu sinh thu thập số liệu sơ cấp bằng câu hỏi điều tra được thiết kế với 2 phần nội dung như sau: Phần 1 bao gồm các thông tin cá nhân của người được hỏi: tên, tuổi, giới tính, tên doanh nghiệp, ngành nghề, vị trí công tác. Phần 2 bao gồm các câu hỏi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại Thái Nguyên. Nghiên cứu sinh sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Đối với số liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh đã liên hệ với UBND Tỉnh Thái Nguyên, cục thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sử dụng số liệu trên website của Tổng cục thống kê và các báo cáo của trung ương để thu thập số liệu về các chỉ số sau đây: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên (FDI), tổng sản phẩm quốc nội tỉnh Thái Nguyên (GDP), sản lượng xuất khẩu tỉnh Thái Nguyên (EXP), chỉ số năng 11 lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), các năm có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp (POL, = 1 với những năm có chính sách, = 0 với những năm không có chính sách ưu đãi), đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại địa phương (INFR), tỷ lệ lạm phát (INFL) và tốc độ đô thị hóa (URB). 3.5. Phương pháp thống kê Các phương pháp phân tích thống kê sau được sử dụng để tổng hợp số liệu: - Phương pháp kiểm định thang đo KMO – Barlette và Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra mức tương quan giữa các câu hỏi điều tra làm cơ sở để thực hiện phân tích yếu tố khám phá (EFA). - Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) được sử dụng để loại bỏ những câu hỏi không phù hợp trong bảng câu hỏi điều tra và nhóm các yếu tố tương quan thành nhóm yếu tố phục vụ các phân tích sâu hơn. - Phương pháp phân tích tần số và tỷ lệ phân bố được sử dụng để tổng hợp thông tin người được hỏi. - Phương pháp phân tích giá trị trung bình được sử dụng để phân tích đánh giá của nhà đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp phân tích mô tả được sử dụng để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI. - Phương pháp phân tích tương quan đơn được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến thu hút vốn FDI. - Phương pháp phân tích hồi quy từng bước được sử dụng để lựa chọn những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu hút vốn FDI. 12 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Chương này trình bày và thuyết minh kết quả phân tích số liệu. 4.1. Phân tích số liệu sơ cấp về đánh giá của nhà đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI Kết quả xoay yếu tố trên PAWS 18 cho biết phương trình xác định các yếu tố mới như sau: POL = 0,131*pol1 + 0,176*pol2 + 0,187*pol3 + 0,222*pol4 + 0,174*pol5 + 0,114*pol6 + 0,054*pol7 + 0,165*infr4 ENT = 0,164*ent1 + 0,167*ent2 + 0,162*ent3 + 0,143*ent4 + 0,109*ent5 + 0,157*ent6 + 0,165*ent7 + 0,16*ent8 CONF = 0,234*conf1 + 0,177*conf2 + 0,189*conf3 + 0,174*conf4 + 0,211*conf5 + 0,146*conf6 + 0,215*conf7 + 0,122*oas3 LAB = 0,365*lab1 + 0,357*lab2 + 0,344*lab3 PSC = 0,295*psc1 + 0,428*psc2 + 0,365*psc3 + 0,227*psc4 INFR = 0,421*infr1 + 0,343*infr2 + 0,325*infr3 OAS = 0,453*oas1 + 0,439*oas2 Bước 4: Kiểm tra độ tin cậy của các yếu tố mới Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến-tổng (tương quan giữa yếu tố và từng câu hỏi trong yếu tố) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các yếu tố mới. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các yếu tố đều lớn hơn 0,6 và tương quan biến-tổng thấp nhất của các yếu tố đều lớn hơn 0,3. Vậy các yếu tố mới đạt yêu cầu về độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích giá trị trung bình cho thấy nhìn chung hầu hết các yếu tố đều được đánh giá ở mức Tốt và Khá. Yếu tố được đánh giá cao nhất là lòng tin của nhà đầu tư về tiềm năng phát triển đầu tư tại Thái Nguyên, ở mức 3,57, tương đương với Tốt. Hai yếu tố được đánh giá thấp nhất là Cơ sở hạ tầng, 3,14, và Nguồn lao động, 3,39, tương đương mức 13 Khá. Đặc biệt câu hỏi về “Chi phí mà nhà đầu tư cần bỏ ra để đào tạo lao động là thấp” được các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực Chế tạo và chế biến đánh giá rất thấp ở mức 2,60. Kết quả phân tích tương quan giữa thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy đánh giá chung về thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư (OAS) chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố Môi trường chính sách (POL) ở mức 62,7%, Lòng tin của nhà đầu tư (CONF) ở mức 31%, Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội (PSC) ở mức 26,9% với mức ý nghĩa 0,0001 và Cơ sở hạ tầng (INFR) ở mức 22,3% với mức ý nghĩa 0,001. Bảng 8 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI Yếu tố Hệ số Sai số chuẩn Giá trị F Pr > F Hệ số tự do 0,754 0,316 5,69 0,0181 POL 0,582 0,063 86,05 <0,0001 CONF 0,159 0,083 3,69 0,0565 INFR 0,129 0,064 4,09 0,0446 R-square = 0.4243 và C(p) = 1.8935 Bảng 8 trình bày kết quả phân tích hồi quy từng bước (phương pháp loại dần biến) các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của nhà đầu tư về thu hút vốn FDI. Trong đó, các biến được giữ lại trong mô hình bao gồm POL (Môi trường chính sách và hệ thống pháp luật), CONF (Lòng tin của nhà đầu tư) và INFR (Cơ sở hạ tầng). Các yếu tố trên giải thích được 42,43 sự thay đổi trong đánh giá thu hút vốn FDI của nhà đầu tư. Vậy, các yếu tố hạn chế thu hút vốn FDI bao gồm: Môi trường chính sách, Lòng itn của nhà đầu tư và Cơ sở hạ tầng. Từ kết quả hồi quy trên, Đánh giá của nhà đầu tư về thu hút vốn FDI (OAS) được xác định bằng phương trình sau đây: OAS = 0,754 + 0,582 * POL + 0,159 * CONF +0,129 * INFR (1) (R- Square= 0,424) Trong đó: OAS là Đánh giá chung của nhà đầu tư 14 POL là Môi trường chính sách CONF là Lòng tin của nhà đầu tư INFR là Cơ sở hạ tầng 4.2. Phân tích số liệu thứ cấp về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI Kết quả phân tích mô tả vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng. Chỉ số có mức biến động lớn nhất là vốn FDI với mức biến động lên tới 309.1%, mức độ đô thị hóa (URB) có mức biến động thấp nhất 8.07%. Kết quả phân tích tương quan giữa thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả phân tích, có thể thấy thu hút vốn FDI chịu ảnh hưởng của Tổng sản phẩm ở mức 59,9% và Mức độ đô thị hóa ở mức 55,5% với mức ý nghĩa 0,05, và chịu ảnh hưởng của Chính sách ưu đãi với nhà đầu tư ở mức 70,9% với mức ý nghĩa 0,01. Kết quả phân tích hồi quy từng bước để xác định yếu tố hạn chế của thu hút vốn FDI Bảng 11 Kết quả phân tích hồi quy vốn FDI theo các yếu tố ảnh hưởng Yếu tố Hệ số Sai số chuẩn Giá trị F Pr > F Hệ số tự do 19,48 130,68 0,02 0,8842 POL 1110,16 333,163 11,1 0,0067 R-square = 0,5023 và C(p) = 55,0189 Bảng 11 trình bày kết quả phân tích hồi quy vốn FDI theo các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó chỉ có 1 yếu tố duy nhất được giữ lại trong mô hình là POL (Chính sách ưu đãi của Tỉnh đối với nhà đầu tư). Yếu tố POL là yếu tố hạn chế của vốn FDI và giải thích được 50,23% sự biến động trong vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thái Nguyên. Kết quả xây dựng mô hình dự báo thu hút vốn FDI vào Tỉnh Thái Nguyên Mô hình hồi quy dự kiến: 15 Y = β0+β1X1+β2X2++βnXn Trong đó: Y là biến phụ thuộc (Vốn FDI hoặc đánh giá của nhà đầu tư) X1, X2, X3,, Xn là biến dự báo (yếu tố ảnh hưởng) β0, β1, β2,,βn là các tham số của các biến dự báo Từ kết quả hồi quy trên, mô hình hồi quy dự báo thu hút vốn FDI được xác định bằng phương trình sau: FDI = -286.25 + 0,02888 x GDP + 941,34 x P.FIN (2) R2 adj = 0,6926 Trong đó: FDI: Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên kỳ t (Triệu USD) GDP: Tăng trưởng kinh tế kỳ t-1 (Tỷ VND) P.FIN: Ưu đãi về tài chính đối với nhà đầu tư FDI (nếu có: 1, nếu không: 0) Mô hình (2) có thể giải thích được 69,26% sự biến động của FDI trong thực tế. Tuy nhiên, nếu mô hình (2) được sử dụng để dự báo vốn FDI, sẽ có thể xảy ra trường hợp FDI nhận giá trị nhỏ hơn 0, không thực tế, nếu: -286.25 + 0,02888 x GDP + 941,34 x P.FIN < 0 ↔ GDP < 9911,704 – 32594,875 x P.FIN P.FIN là biến giả chỉ nhận giá trị là 0 (nếu trong năm không có chính sách ưu đãi về tài chính đươc áp dụng) hoặc 1 (nếu có), do vậy, bất phương trình có thể được viết lại như sau: Do GDP luôn nhận giá trị lớn hơn hoặc bằng 0, trường hợp thứ 2 sẽ không xảy ra, do vậy, bất phương trình sẽ tương đương: 16 Tóm lại, nếu đồng thời P.FIN bằng 0 và GDP nhỏ hơn 9911,704, vốn FDI dự báo theo mô hình (2) sẽ nhỏ hơn 0, không xảy ra trong thực tế. Do vậy, để khắc phục nhược điểm này của mô hình (2), NCS đề xuất mô hình mới thay thế như sau: Trong đó: FDI : Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên kỳ t (Triệu USD) GDP : Tăng trưởng kinh tế kỳ t-1 (Tỷ VND) P.FIN : Ưu đãi về tài chính đối với nhà đầu tư FDI (nếu có: 1, nếu không: 0) Theo mô hình (3), vốn FDI luôn nhận giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0. Giá trị 0 chỉ xuất hiện khi đồng thời P.FIN bằng 0 và GDP nhỏ hơn 9911,704. Phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ trình bày kết quả kiểm định tính đúng đắn của mô hình trong thực tế. Kiểm tra mô hình dự báo Để kiểm tra mô tình dư báo (3), tác giả đã so sánh số liệu FDI đăng ký vào tỉnh Thái Nguyên dự đoán theo mô hình và số liệu thực tế. 17 Measured FDI registered 0 500 1000 1500 2000 2500 P re di ct ed F D I r eg is te re d 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Y = 0.656x + 130.2 R² = 0.756 Sơ đồ 8. Kiểm định mô hình dự báo Sơ đồ 8 trình bày kết quả so sánh giữa vốn FDI được tính toán theo mô hình dự báo (3) và FDI trong thực tế đo lường được trong 14 năm vừa qua. Kết quả cho thấy mô hình dự báo đạt độ chính xác 75,6%. 18 CHƯƠNG V TÓM TẮT KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Chương này trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được của nghiên cứu, kết luận và đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Tóm tắt kết quả Trên cơ sở phân tích và thuyết minh số liệu, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Kết quả phân tích số liệu sơ cấp Kết quả phân tích giá trị trung bình cho thấy nhìn chung hầu hết các yếu tố đều được đánh giá ở mức Tốt và Khá. Yếu tố được đánh giá cao nhất là lòng tin của nhà đầu tư về tiềm năng phát triển đầu tư tại Thái Nguyên, ở mức 3,57, tương đương với Tốt. Hai yếu tố được đánh giá thấp nhất là Cơ sở hạ tầng, 3,14, và Nguồn lao động, 3,39, tương đương mức Khá. Đặc biệt câu hỏi về “Chi phí mà nhà đầu tư cần bỏ ra để đào tạo lao động là thấp” được các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực Chế tạo và chế biến đánh giá rất thấp ở mức 2,60. Kết quả phân tích tương quan giữa thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy đánh giá chung về thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư (OAS) chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố Môi trường chính sách (POL) ở mức 62,7%, Lòng tin của nhà đầu tư (CONF) ở mức 31%, Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội (PSC) ở mức 26,9% với mức ý nghĩa 0,0001 và Cơ sở hạ tầng (INFR) ở mức 22,3% với mức ý nghĩa 0,001. Phân tích hồi quy giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI tại Tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến thu hút vốn FDI là các yếu tố chính sách (POL) tác động 0,582, và Lòng tin của nhà đầu tư về tiềm năng phát triển, và Cơ sở hạ tầng. 5.1.2. Kết quả phân tích số liệu thứ cấp Phân tích tương quan đã xác định vốn FDI chịu tác động bởi GDP, chính sách ưu đãi tài chính và mức độ đô thị hóa. Các yếu tố này có tác động lớn và cùng chiều đến FDI tại Tỉnh Thái Nguyên. 19 5.1.3. Xây dựng mô hình dự báo vốn FDI vào Tỉnh Thái Nguyên Phân tích hồi quy chọn dần biến đã xây dựng mô hình dự báo vốn FDI vào Tỉnh Thái Nguyên như sau: R2adj = 0,756 Trong đó: FDI : Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên kỳ t (Triệu USD) GDP : Tăng trưởng kinh tế kỳ t-1 (Tỷ VND) P.FIN : Ưu đãi về tài chính đối với nhà đầu tư FDI (nếu có: 1, nếu không: 0) Mô hình (3) được phát triển từ mô hình (2) và đã khắc phục được những hạn chế trong việc ứng dụng thực tế của mô hình (2). Mô hình (3) giải thích được 75.6% sự biến động của vốn FDI trong thực tế. 5.2. Kết luận 5.2.1. Quan điểm của các chuyên giá đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng Kết quả phân tích giá trị trung bình cho thấy nhìn chung hầu hết các yếu tố đều được đánh giá ở mức Tốt và Khá. Yếu tố được đánh giá cao nhất là lòng tin của nhà đầu tư về tiềm năng phát triển đầu tư tại Thái Nguyên. Hai yếu tố được đánh giá thấp nhất là Cơ sở hạ tầng và Nguồn lao động. Đặc biệt câu hỏi về “Chi phí mà nhà đầu tư cần bỏ ra để đào tạo lao động là thấp” được các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực Chế tạo và chế biến đánh giá rất thấp. 5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên Kết quả phân tích tương quan giữa thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy đánh giá chung về thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư (OAS) chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố Môi trường chính 20 sách (POL) ở mức 62,7%, Lòng tin của nhà đầu tư (CONF) ở mức 31%, Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội (PSC) ở mức 26,9% với mức ý nghĩa 0,0001 và Cơ sở hạ tầng (INFR) ở mức 22,3% với mức ý nghĩa 0,001. 5.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới Vốn FDI đang ký của tỉnh Thái Nguyên Phân tích tương quan chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: GDP– 59,9%, chính sách ưu đãi về tài chính – 72%, Mức độ đô thị hóa – 55,5%. 5.2.4. Mô hình dự báo thu hút vốn FDI vào Tỉnh Thái Nguyên R2adj = 0,756 Trong đó: FDI : Vốn FDI đăng ký vào Tỉnh Thái Nguyên kỳ t (Triệu USD) GDP : Tăng trưởng kinh tế kỳ t-1 (Tỷ VND) P.FIN : Ưu đãi về tài chính đối với nhà đầu tư FDI (nếu có: 1, nếu không: 0) Mô hình (3) được phát triển từ mô hình (2) và đã khắc phục được những hạn chế trong việc ứng dụng thực tế của mô hình (2). Mô hình (3) giải thích được 75,6% sự biến động của vốn FDI trong thực tế. 21 Đề xuất giải pháp và hướng nghiên cứu mới 1. Tỉnh Thái Nguyên nên tập trung vào việc thực hiện các chính sách ưu đãi về tài chính đối với các nhà đầu tư FDI. Đối với các nhà đầu tư về bất động sản, Tỉnh Thái Nguyên nên tập trung vào các ưu đãi về lãi suất, đối với các nhà đầu tư về ngành chế tạo và chế biến, thuế và các chính sách ưu đãi đất đai có thể mang lại những tác động tích cực hơn. 2. Tỉnh Thái nguyên nên phát triển nguồn cung điện và nước để đảm bảo hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và có những phương án cần thiết cho những trường hợp khẩn cấp. 3. Tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường lòng tin của nhà đầu tư bằng việc áp dụng các chính sách minh bạch và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Thông tin về đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư cần được công khai trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh. Tỉnh cũng nên có những động thái làm thay đổi chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. 4. Tỉnh Thái Nguyên nên hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đào tạo nguồn nhân lực bằng việc phối hợp trong quá trình tuyển dụng và đào tạo (như đào tạo tiếng và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế). Nguồn nhân lực cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài nên là những người có tay nghề cao và có ý thức kỷ luật. 5. Tỉnh Thái Nguyên nên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tạo nguồn cung cho các hoạt động sản xuất làm giảm chi phí cho các nhà đầu tư khi sản xuất tại Việt Nam. 6. Hệ thống giao thông cần được cải thiện. 7. Tỉnh Thái Nguyên nên duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 8. Căn cứ vào sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình (3), Tỉnh Thái Nguyên nên có những quyết sách linh hoạt để thu hút vốn FDI. 9. Hướng nghiên cứu mới Nghiên cứu này đã đưa ra những ý tưởng khởi đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI và đề xuất một số giải pháp cơ bản về thu hút vốn đầu tư FDI vào Tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian tới, các nhà 22 nghiên cứu trong lĩnh vực có thể thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về vốn FDI như sau: Hướng nghiên cứu 1: thực hiện nghiên cứu về nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư, tập trung vào các nhân tố đã được tìm ra trong nghiên cứu này, cũng như khả năng đáp ứng của Tỉnh Thái Nguyên đối với các nhân tố đó. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với cả hai phía. Hướng nghiên cứu 2: nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI, tuy nhiên chưa chỉ ra các giải pháp lâu dài để giữ chân nhà đầu tư và mở rộng kinh doanh trong thời điểm nhiều dự án đầu tư chỉ được thực hiện trong vài năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_tieng_viet_trinh_viet_hung_01_2015_9962.pdf
Luận văn liên quan