Các xã thuần nông thường có mật độ dân cư cư thấp, đường sá nhỏ hẹp khó
khăn vận chuyển CTRSH về các khu xử lý tập trung và trạm trung chuyển CTRSH
của thành phố theo quy hoạch. Trong khi đó vì quĩ đất đầy đủ, nên có thể sử dụng
mô hình xử lý CTRSH phân tán, quy mô nhỏ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng công
nghệ ủ ổn định sinh học hiếu khí, sau đó đem chôn lấp. u điểm nổi bật của công
nghệ này là: (1) Thể tích khối ủ giảm qua đó tăng sức chứa của ô chôn lấp, tiết
kiệm diện tích đất XD; (2) Loại trừ nguy cơ phát tán mầm bệnh và côn trùng từ bãi
rác; (3) Hạn chế ô nhiễm mùi; (4) Giảm thiểu khối lượng và nước rác trong điều
kiện có mái che và ủ trong nhà; (5) Tiết kiệm nguồn tài nguyên: Vật liệu sau ủ ở
thể ổn định, trong thành phần vật liệu sau ủ, tỷ lệ mùn hữu cơ 18%-20%, thành
phần các kim loại nặng đều dưới tiêu chuẩn cho phép, không có vi trùng vi khuẩn
gây bệnh. Do vậy, vật liệu sau ủ có thể tận dụng bón cho các vùng cây xanh, đồi
chè để tiết kiệm tài nguyên và trả lại môi trường tự nhiên cho đất
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI.
*******
LÊ CƯỜNG
MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG
TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2015
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Hoàng Văn Huệ
2. PGS.TS Cù Huy Đấu
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Lân
Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Hường
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) Hà Nội khoảng 6500
tấn/ngày, trong đó lượng CTRSH phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800
tấn/ngày, từ các huyện khu ven đô (9 huyện) khoảng 1110 tấn/gày; còn lại là lượng
CTRSH phát sinh từ các huyện khác [3], [73].
Quá trình đô thị hoá cùng với việc mở rộng và phát triển TP Hà Nội đã tác
động mạnh đến điều kiện KT-XH, cơ sở hạ tầng vùng ven đô. Việc thành lập các
quận mới, làng xã chuyển thành phường, khu ven đô luôn biến động bởi các chính
sách quản lý đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Cơ sở hạ tầng thấp kém,
quản lý CTR khu ven đô còn nhiều bất cập, dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị (URENCO) còn có những hạn
chế chưa vươn tới các vùng xa.
Tại nhiều vùng nông thôn đã hình thành các mô hình thu gom rác thải do
dân tự quản. Tuy nhiên chỉ số ít mô hình thực hiện hiệu quả. Tại khu ven đô quá
trình đô thị hoá cao, chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội phức tạp nếu
quản lý chất thải không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tiến trình
phát triển của Thủ đô [22]. Do vậy, đề tài “ Mô hình và giải pháp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030 " là cần thiết
và mang ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội.
- Xây dựng mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung
tâm TP Hà Nội phù hợp với QH xử lý CTR TP Hà Nội đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTRSH vùng ven đô
3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
9 huyện vùng ngoại thành, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các quận
nội thành TP Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030.
2
4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
(1) Phương pháp điều tra; (2) Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng trong
QH; (3) Phương pháp kế thừa; (4) Phương pháp so sánh, đối chứng; (5) Phương
pháp chuyên gia.
Luận án tiếp cận vùng ven đô ở thể "Động", luôn biến đổi trong quá trình đô
thị hóa và mở rộng thành phố.
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án:
5.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của L/A:
a/. Ý nghĩa khoa học: Bằng các luận điểm, luận cứ khoa học, luận án đã làm rõ
khái niệm khu ven đô; xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất
mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô TP Hà Nội đến năm 2030;
b/. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn
TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ...
5.2. Những đóng góp mới của luận án:
1. Luận án đã nghiên cứu hệ thống quản lý CTRSH khu ven đô ở thể động, luôn
biến đổi trong mối hệ tương tác, đa chiều giữa các thành phần trong hệ thống.
2. Đề xuất Mô hình cơ cấu tổ chức UR NCO huyện/HTX dịch vụ Môi trường, tổ
đội VSMT tự quản; Phân định ró trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận và cá
nhân có liên quan;
3. Đề xuất Mô hình tổng quát xử lý CTRSH 9 huyện khu ven đô, xác định vị trí,
quy mô, công suất và công nghệ xử lý các Khu xử lý (KXL) CTRSH khu ven đô
đối với các huyện khu ven đô có và không có khu xử lý CTRSH theo QH.
4. Đề xuất 03 mô hình quản lý CTRSH: (1) Mô hình quản lý thu gom phân loại
CTR tại nguồn và vận chuyển tới điểm xử lý cuối cùng; (2) Mô hình quản lý
CTRSH cho các khu dân cư thị trấn huyện, xã đô thị hóa; (3) Mô hình quản lý
CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông; Quy trình thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến 2030.
5. Cơ chế và chính sách xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH cho khu ven đô đô thị
trung tâm TP Hà Nội.
6. Một số khái niệm khoa học về CTR và quản lý CTR
3
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần phụ lục, các tài liệu tham khảo,.., Nội dung luận án với tổng
cộng 158 trang, bố cục 3 chương chính:
Phần mở đầu (9 tr)
Phần nội dung
Chương 1. Tổng quan về quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô (60 trang)
Chương 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận án (37 trang)
Chương 3. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị
trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (48 trang)
Phần kết luận và kiến nghị (4 trang)
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRSH ĐÔ THỊ VÀ KHU VEN ĐÔ
1.1. Vùng ngoại thành và khu ven đô
1.1.1. Khái niệm vùng ngoại thành và khu ven đô
a/. Khu vực nội thành và vùng ngoại thành:
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có các đơn vị hành chính cấp
huyện bao gồm các quận, thị xã và các huyện. Các quận hợp thành khu vực nội
thành, dưới quận là các phường. Các huyện hợp thành vùng ngoại thành, dưới
huyện là các xã, thị trấn. [5].
b/. Khái niệm vùng ven đô: Có thể thấy rằng còn có những khác biệt trong
cách hiểu và định nghĩa về vùng ven đô. Nhưng trong đa số các trường hợp vùng
ven đô được coi là tất cả các xã, thị trấn có phần lãnh thổ gần hoặc thậm chí tiếp
giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính
là vùng ven đô [30],[41].
1.1.2. Sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô:
Khu ven đô thuộc vùng ngoại thành, gần các quận nội thành
1.2. Quá trình hình thành và phát triển khu ven đô đô thị trung tâm TP HN
1.2.1. Sự hình thành và phát triển các quận/huyện TP Hà Nội.
* Thời kỳ 1954-1994: Trước năm 1995, Hà Nội chỉ có 4 quận nội thành,
* Đến nay: TP Hà Nội có 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện.
1.2.2. Khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030,
4
a/. Khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030: Tất cả các xã, thị trấn
thuộc 9 huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Gia
Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ và Mê Linh) gần hoặc tiếp giáp với 12 quận nội
thành TP Hà Nội
Hình 1.1. Đô thị trung tâm
TP Hà Nội và khu ven đô
giai đoạn 2014 - 2030 (thời
kỳ khu vực nội thành TP
Hà Nội có 12 quận) [54]
(tác giả L/A).
b/. Khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội dự kiến cho giai đoạn 2030 - 2050
Để xác định khu ven đô cần căn cứ vào thời điểm và giai đoạn quy hoạch.
Nhận xét, đánh giá: Trong quá trình phát triển và mở rộng TP Hà nội, cùng với
việc thành lập các quận mới, khu ven đô luôn ở thể động.
1.3. Các đặc trưng cơ bản về khu ven đô - Phân loại khu dân cư ven đô
1.3.1. Các đặc trưng cơ bản về khu ven đô
- Về kinh tế: Khác với nông thôn, khu ven đô bao gồm toàn diện hơn các thành
phần kinh tế và các hoạt động kinh tế.
- Về xã hội: Khu ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư, trình độ dân trí,
nhưng nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn. Quan hệ xã hội đa chiều
và phức tạp hơn. Tính biến động của các khu vực vùng ven rất lớn, số người di dân
từ nông thôn vào đô thị và khu ven đô lớn. Nghề nghiệp thay đổi theo cơ cấu đất
sản xuất bị thu hẹp và xu hướng dịch vụ, tiểu thủ công phát triển.
5
- Về môi trường, hạ tầng bị quá tải, xuống cấp, suy giảm rất nhanh...
1.3.2. Phân loại khu dân cư ven đô:
Trên địa bàn nghiên cứu (9 huyện) có 183 xã và 12 thị trấn với 733 điểm dân
cư; trong đó tổng số điểm dân cư thuần nông là 462, điểm dân cư dịch vụ là 180 và
số điểm dân cư làng nghề là 91.
1.4. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số nước trên TG
a/. Các nước phát triển: Nhật Bản, Singapore:
b/.Các nước đang phát triển: Thái Lan, Philippines;
c/. Nhận xét, đánh giá:
Đối với các nước phát triển: Hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực thi tốt;
Hệ thống HTKT, công nghệ hiện đại, đồng bộ thuận tiện cho thu gom - xử lý rác;
Qui trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị hợp lý; Đã làm tốt
khâu phân loại chất thải rắn tại nguồn, thực hiện phương thức quản lý: Giảm thiểu,
tái chế và tái sử dụng (3R); Chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Nhà nước - Doanh
nghiệp - Người dân; Phí dịch vụ hợp lý.
Đối với các nước đang phát triển (Thái Lan, Philippines, Malaixia): Công
tác thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện tốt; hoạt động xử lý tái
chế, tái sử dụng chất thải rắn phát triển.
1.5. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô một số đô thị tại VN
1.5.1. Quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô TP Hồ Chí Minh:
Ngoài hệ thống chính quy (Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô
thị của thành phố, các công ty dịch vụ công ích) thực hiện công tác quản lý CTR
đô thị, hệ thống phi chính quy do lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện, bao
gồm các cá nhân, khoảng 30 nghiệp đoàn và 05 Hợp tác xã. Tỷ lệ thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt giữa các thành phần tư nhân và nhà nước là 40% và
60%; Hoạt động xử lý CTRSH chủ yếu do các công ty tư nhân đảm nhận.
1.5.2. Quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô TP Đà Nẵng
Hiện nay Công ty TNHH MTV Môi trường Đà Nẵng thu gom lượng chất
thải rắn bình quân 574 tấn/ngày, ước tính bằng khoảng 88% lượng rác phát sinh.
1.5.3. Quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô TP Hải Phòng
6
Hiện tại hầu hết các huyện ngoại thành TP Hải Phòng đều chưa có các khu
xử lý rác mang tính tập trung (Trừ khu xử lý rác Gia Minh - Thuỷ Nguyên).
1.5.4 Nhận xét, đánh giá
Theo số liệu thống kê của Cục hạ tầng, Bộ Xây Dựng, tính tới tháng 4-2012,
tổng lượng CTRSH phát sinh trên cả nước là hơn 61.500 tấn/ngày, trong đó
CTRSH đô thị chiếm hơn 50%, nông thôn dưới 50%. Tại Việt Nam, CTR đô thị và
khu ven đô vẫn chưa được phân loại tại nguồn; Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị 83%,
nông thôn 30%. Công tác xử lý CTRSH chủ yếu vấn là chôn lấp (chiếm 80 - 83%),
thứ yếu là sản phẩm phân hữu cơ (7%) và thu hồi, tái chế chất thải tại các cơ sở tái
chế tư nhân (10 - 12%). Tại các địa phương, các huyện vùng nông thôn, chưa hình
thành hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đồng bộ, vẫn thiếu vắng các
công trình xử lý chất thải.
1.6. Thực trạng quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô đô thị trung tâm TP HN
1.6.1. Thực trạng quản lý CTRSH TP Hà Nội
- Phân loại: chỉ có 1 số ít phường xã triển khai dự án 3R
- Thu gom, vận chuyển: Ngoài UR NCO Hà Nội còn có: (1) UR NCO các huyện
Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì; (2) Các đơn vị tư nhân (CTCP môi trường
Thăng Long, HTX Thành Công, Môi trường xanh) (3) CTCP môi trường đô thị Hà
Đông, công ty môi trường và công trình đô thị Sơn Tây
- Hiện trạng xử lý CTRSH: chôn lấp, chế biến phân bón compost, tái chế,
1.6.2. Thực trạng quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội.
Vấn đề quản lý CTRSH khu ven đô còn nhiều bất cập từ phân loại, thu gom,
vận chuyển và xử lý.
1.6.3. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH của TP Hà Nội.
Về cơ chế chính sách vẫn còn một số tồn tại bất cập cần điều chỉnh. Cần bổ
sung một số văn bản pháp luật về XHH công tác quản lý CTRSH, thu hút các
thành phần kinh tế tư nhân vào thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH,..
1.7. Các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH tại Việt Nam và TP Hà Nội
1.7.1. Các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH tại Việt Nam [47]
Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai TP đi đầu cả nước trong công tác XHH quản
7
lý CTRSH đô thị. Tại địa phương khác có các đơn vị tư nhân như CTy thị chính
Kiến An và CTy công trình công cộng Đồ Sơn ở Hải Phòng, CTy cổ phần công
nghiệp Cẩm Phả và công ty TNHH An Lạc Viên ở Quảng Ninh, công ty TNHH
Huy Hoàng ở Lạng Sơn Trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn cũng đã có sự tham
gia của khối tư nhân như công ty S RAPHIN, Tâm Sinh Nghĩa, Thủy lực máy
Cả nước có 274 HTX dịch vụ BVMT bao gồm 154 HTX chuyên về môi trường.
Nhiều mô hình HTX hoạt động rất hiệu quả như HTX Thành Công.
1.7.2. Các mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH trên địa bàn TP Hà Nội
Ở Hà Nội, ngoài UR NCO Hà Nội còn có một số công ty tư nhân: CTy CP
Thăng Long; Công ty cổ phần Tây Đô; Công ty cổ phần Xanh; HTX Thành Công
v.v.. mô hình tổ/đội VSMT do dân tự quản như: Mô hình xã hội hóa công tác
VSMT trên địa bàn huyện Thanh Trì; Công ty TNHH dịch vụ môi trường đô thị
Xuân Mai; Mô hình thôn Lai Xá, xã Kim Chung huyện Hoài Đức; Mô hình xử lý
chất thải thị trấn Vân Đình,
1.7.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH
Luận án đã tổng kết, dùng bảng ma trận để đánh giá hiệu quả các mô hình xã
hội hoá tại một số địa phương như: Mô hình tổ tự quản thu gom rác thải xã Yên
Lãng H. Vũ Thư, T. Thái Bình; Mô hình tổ tự quản thu gom rác thải xã Nam
Cường, TP. Yên Bái; Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An
1.8. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
1.8.1. Tiêu chí lựa chọn các đề tài, luận án, luận văn.
Tiêu chí lựa chọn là những đề tài, ... nghiên cứu mới công bố gần đây liên quan
trực tiếp đến luận án.
1.8.2. Đánh giá các công trình NCKH liên quan đã từng công bố:
Luận án trình bày những kết quả nghiên cứu chính, những vấn đề cần nghiên
cứu bổ sung.
1.8.3. Nhận xét, đánh giá:
Có thể thấy tại VN, các đề tài nhóm một chủ yếu nghiên cứu về kỹ thuật và
công nghệ xử lý CTR; các đề tài thuộc nhóm hai và nhóm ba chủ yếu nghiên cứu
về Quy hoạch khu xử lý CTR hoặc bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh hoặc có nghiên
cứu về quản lý thì cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn
8
diện về quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội trước tác động của
quá trình đô thị hoá.
1.9. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết
- Làm rõ khái niệm khu ven đô, vùng ngoại thành;
- Xác định quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTR, trạm
trung chuyển CTR khu ven đô theo QH.
- Mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà
Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050;
- Nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý UR NCO huyện, HTX dịch
vụ môi trường và tổ/đội VSMT do dân tự quản; quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị.
- Cơ chế chính sách và xã hội hoá quản lý CTRSH và một số vấn đề khác.
Kết luận chương 1
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CTRSH
KHU VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM TP. HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
2.1. Phương pháp luận khoa học hệ thống quản lý CTR
2.1.1. Hệ thống quản lý Quản lý CTR:
Hệ thống quản lý CTR là tập hợp các yếu tố hay thành phần có tương tác lẫn
nhau nhằm mục tiêu BVMT, phát triển bền vững
2.1.2. Cãc loại hình hệ thống quản lý CTR khu ven đô:
Các UR NCO huyện (Nhà nước hoặc Công ty cổ phần); Các HTX dịch vụ
môi trường (nếu có); Ở cấp xã, thị trấn có mô hình tổ /đội VSMT do dân tự quản.
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của các hệ thống quản lý CTR [35]:
Hệ thống có ranh giới, phân định giữa ranh giới và môi trường bên ngoài;
Hệ thống biến đổi theo thời gian (có động thái); Hệ thống có cơ cấu cấp bậc
(hierarchy structure); Hệ thống có tính trội.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của các hệ thống quản lý CTR
Có ba điểm quan trọng khi xem xét cơ cấu thành phần các hệ thống: Lấy
mục tiêu của hệ thống làm chuẩn; Quản lý gắn liền với con người trong hệ thống,
Khi phân tích cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý CTR cần chú ý hai mức độ: Cá nhân
– đơn vị, trong đó lấy chức năng nhiệm vụ làm chuẩn để phân biệt; Xác định cơ
9
cấu chính thức của hệ thống.
2.1.5. Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý trong hệ thống quản lý CTR
Cơ cấu tố chức kiểu chức năng; Cơ cấu tổ chức kiểu phân khu vực quản lý;
Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận.
2.1.6. Ranh giới quản lý và trách nhiệm quản lý CTR.
L/A đã xác định ranh giới quản lý và trách nhiệm quản lý đối với cấp huyện
và liên huyện, cấp xã/thị trấn và liên xã,..Đối tượng nào do ai quản lý,...
2.1.7. Các công cụ quản lý CTRSH.
Công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, công cụ khoa học kỹ thuật và công nghệ;
Quản lý theo ISO, Phương pháp quản lý tổng hợp CTR kết hợp với 3R, 4R.
2.2. Các yếu tố tác động tới mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô
đô thị trung tâm TP Hà Nội
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
- Điều kiện tự nhiên khu ven đô Hà Nội chính là điều kiện tự nhiên TP Hà Nội.
- Nhận thức của người dân về BVMT chưa cao, còn để rác tồn đọng, lưu cữu gây ô
nhiễm môi trường; Các vị trí tập trung và xử lý rác đều mang tính tạm bợ.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật các huyện khu ven đô TP Hà Nội là thiếu và yếu; mạng
lưới đường chật hẹp gây khó khăn cho hoạt động thu gom, vận chuyển. [59].
2.2.2. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ:
Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý, nhưng việc đưa
vào công tác quản lý còn hạn chế.
2.2.3. Những tác động từ chuyển đổi cơ chế từ chế độ kinh tế tập trung, hành chính
- bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Phương pháp quản lý cũ, chưa đáp ứng được cơ chế thị trường [78].
2.2.4. Yếu tố xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH:
Trong quản lý CTR nói chung và CTRSH khu ven đô nói riêng, cần có sự
tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân và huy động cộng đồng tham gia.
2.2.5. Yếu tố quan hệ giữa các chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý CTRSH.
Cân đối hài hòa lợi ích, quyền hạn của các bên tham gia quản lý CTR;
2.2.6. Yếu tố hợp tác quản lý:
10
Đảm bảo phúc lợi xã hội, hài hoà giữa các lợi ích; Tự chủ trong phối kết
hợp với các tổ chức nhà nước, đơn vị và tổ chức chuyên ngành
2.3. Cơ sở pháp lý
2.3.1. Các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý CTRSH đô thị:
Hiện nay hệ thống pháp luật về quản lý CTRSH đô thị đã tương đối đầy đủ
và hoàn thiện: Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014, Nghị định số 59/2007/NĐ-
CP của chính phủ về quản lý CTR; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ,
2.3.2. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đô thị hóa; Kiểm soát dân số; bảo vệ môi
trường sinh thái.
2.3.3. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn 2050
(theo QĐ số 2149/QĐ-TTg, ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ [53].
04 mục tiêu quan trọng đến năm 2015, đến năm 2020 và đến năm 2025: (1)
Phòng ngừa CTR phát sinh; (2) Giảm thiểu CTR phát sinh; (3) Thúc đẩy phân loại
CTR tại nguồn; (4) Đẩy mạnh thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
2.3.4. Chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường:
Cần xã hội hóa dịch vụ quản lý CTRSH, đẩy mạnh xã hội hóa - Chính sách
ưu đãi đối với xã hội hóa quản lý CTR,...
2.3.5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1081/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 7 năm 2011).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ
2.3.6. Quy hoạch chung xây dựng TP Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 [54]
Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng về phía Tây, Nam đến đường vành
đai 4 và về phía Bắc: Mê Linh, Đông Anh; phía Đông : Gia Lâm và Long Biên.
2.3.7. Định hướng qui hoạch xử lý chất thải rắn TP Hà Nội đến năm 2030.
Theo QH, hệ thống thu gom và xử lý CTR sinh hoạt của TP Hà nội phân
thành 3 vùng, 6 trạm trung chuyển (10ha) và 17 khu xử lý CTR (430,15ha).
2.4. Dự báo lượng CTRSH phát sinh tại khu ven đô TP Hà Nội đến 2030
Dự báo đến năm 2030 dân số 9 huyện khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà
Nội sẽ là 2 592 605 người, tổng lượng CTRSH vào khoảng 2177,8 tấn/ngày, tăng
11
gần 2 lần so với tổng lượng CTRSH phát sinh từ khu vực ven đô hiện nay.
Bảng 2.1. Dự báo lượng CTRSH khu ven đô phát sinh đến năm 2030
Tên Huyện
Năm 2010* Đến năm 2030
Dân số
(người)
W0
(Kg
/ng/
ng)
Lượng
CTRSH
(T/ngày)
Dân số
(người)
W0
(Kg
/ng/
ng)
Lượng
CTRSH
(T/ngày)
H. Đan Phượng 124900 0,6 74,9 174860 0,84 146,9
H. Hoài Đức 188800 0,6 113,3 264320 0,84 222,0
H. Thanh Oai 159600 0,6 95,7 223440 0,84 187,7
H. Thanh Trì 168000 0,6 100,8 235200 0,84 197,6
H. Gia Lâm 218275 0,6 131,0 305585 0,84 256,7
H. Đông Anh 321750 0,6 193,0 450450 0,84 378,4
H. Chương Mỹ 275000 0,6 165,0 385000 0,84 323,4
H. Mê Linh 187536 0,6 112,5 262550 0,84 220,5
H. Thường Tín 208000 0,6 124,8 291200 0,84 244,6
Cộng 1851861 1110,0 2592605 2177,8
Kết luận chương 2
Chương 3: ĐỀ UẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH KHU
VEN ĐÔ ĐÔ THỊ TRUNG TÂM HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050
3.1. Quan điểm, mục tiêu và các nguyên tắc quản lý CTR
3.1.1. Quan điểm:
Quản lý tổng hợp chất thải rắn khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội là
trách nhiệm chung của toàn xã hội; là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ
môi trường vùng ngoại thành của TP Hà Nội,
3.1.2..Mục tiêu xây dựng mô hình:
(1) Mục tiêu kinh tế, xã hội; (2) Mục tiêu kỹ thuật; (3) Mục tiêu BVMT.
3.1.3. Các nguyên tắc xây dựng mô hình:
Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển không gian, QHC xử lý CTR
TP. Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay và mai sau. Phù hợp với
12
điều kiện KT-XH của địa phương,
3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP
Hà Nội đến năm 2030
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý UR NCO huyện
Trong tổng số 9 huyện khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội, chỉ có 3/9
huyện có UR NCO (H. Đông Anh, H. Gia Lâm, H. Thanh Trì). Do vậy, 6 huyện
còn lại cần thành lập UR NCO huyện. Đó là các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức,
Mê Linh, Chương Mỹ, Thanh Oai và Thường Tín.
L/A trình bày cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiệm vụ của UR NCO huyện
3.2.2. Mô hình HTX dịch vụ môi trường
Cần thành lập và phát triển các HTX dịch vụ môi trường. Với mô hình này,
Nhà nước không phải đầu tư vốn, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động sản
xuất. Giải quyết và thu hút lao động nhàn rỗi của địa phương, tạo công ăn việc làm
và thu nhập,
Hình 3.1.Sơ đồ tổ
chức quản lý Hợp
tác xã dịch vụ
môi trường
3.2.3. Mô hình tổ (đội) vệ sinh môi trường do dân tự quản
Mỗi xã thành lập một đội vệ sinh tự quản; Mỗi thôn, làng có một tổ VSMT;
Mỗi tổ có từ 2-4 nhân viên, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng thôn, làng;
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH tại các xã giới thiệu ở hình 3.9.
13
Hình 3.2. Sơ đồ tổ
chức quản lý đội
VSMT tự quản
3.2.4. Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức UR NCO huyện/HTX Dịch vụ Môi
trường, tổ đội VSMT
Cùng với hệ thống UR NCO của TP Hà Nội hiện nay, việc thành lập và
phát triển hệ thống các UR NCO huyện/HTX Dịch vụ Môi trường; các tổ, đội vệ
sinh môi trường tại các làng xã ven đô sẽ đem lại hiệu quả về các mặt kinh tế - xã
hội – môi trường. Đó là:
a/. Về kinh tế: Nâng cao năng lực của các UR NCO huyện. Với mô hình HTX
dịch vụ môi trường, mô hình tổ VSMT do dân tự quản nhà nước không phải đầu tư
vốn. Tạo công ăn việc làm, qua đó nâng cao thu nhập và mức sống của người dân
khu ven đô.
b/. Về xã hội: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong BVMT; Tạo sự
thống nhất, sự đồng thuận khu dân cư ven đô, góp phần ổn định an ninh và trật tự
xã hội.
c/. Về môi trường: Mở rộng phạm vi và quy mô phục vụ dịch vụ VSMT tới tất cả
các địa phương ven đô, nơi mà hiện nay UR NCO Hà Nội và các đơn vị chuyên
ngành khác chưa thể vươn tới; Đưa dịch vụ quản lý chất thải rắn xuống các vùng
nông thôn khu ven đô thành phố Hà Nội, qua đó xoá dần khoảng cách giữa dịch vụ
quản lý CTR đô thị và công tác quản lý CTR vùng nông thôn. Giải quyết được
những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý CTR vùng ven đô hiện nay.
3.2.5. Những khó khăn và thách thức khi triển khai thực hiện mô hình.
Để có thể thành lập UR NCO huyện cần hình thành bộ máy quản lý, cần có
đủ nguồn lực, vật lực và kinh phí để hoạt động; trong khi đó kinh phí cho việc xây
dựng cơ sở vật chất, mua sắm các máy móc và trang thiết bị để phục vụ cho công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế của UR NCO kể cả HTX dịch vụ MT là
UBND xã
Đội VSMT
Tổ VSMT 1 Tổ VSMT 2 Tổ VSMT 3
Tổ dân phố
14
không hề nhỏ. Đây cũng là mặt hạn chế khi chúng ta triển khai thực hiện mô hình.
3.3. Mô hình tổng quát xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội
đến năm 2030
3.3.1. Mô hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử lý CTRSH.
Theo QH, trên địa bàn 9 huyện khu ven đô có 5 huyện cần áp dụng mô hình xử
lý CTRSH tập trung với 7 khu xử lý tại các khu xử lý CTRSH tập trung theo QH.
Các huyện đó là: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Oai, Đan Phượng
Hình 3.3. Các khu xử lý
CTRSH khu ven đô đô thị
trung tâm TP Hà Nội theo QH
Bảng 3.1. Quy mô, công suất và công nghệ xử lý các khu xử lý CTRSH tập trung
khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội.
TT Khu xử lý CTRSH Công suất
(tấn/ngày)
Công nghệ xử lý
L/A đề xuất
1 Khu xử lý CTR Việt
Hùng- H. Đông Anh
(8,7 ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
2 KXL CTR Đồng Ké –
H. Chương Mỹ (24ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
15
TT Khu xử lý CTRSH Công suất
(tấn/ngày)
Công nghệ xử lý
L/A đề xuất
3 KXL CTR Núi Thoong
- H. Chương Mỹ (10ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
4 KXL CTR Kiêu Kỵ
- H. Gia Lâm (14ha)
(Đóng cửa năm 2040)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
5 KXL CTR Phù Đổng –
H. Gia Lâm (20 ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
6 KXL CTR tổng hợp
Cao Dương – H. Thanh
Oai; (20ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
7 KXL CTR Phương
Đình – H. Đan Phượng
(6ha)
500 - Thiêu đốt;
- Ủ sinh học hiếu khí sau
đem chôn lấp và thiêu đốt
Hình 3.4. Mô hình xử lý
CTRSH tập trung đối với
các huyện có khu xử lý
CTRSH theo QH
16
3.3.2. Mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện không có khu xử lý CTRSH theo
quy hoạch:
Các huyện Hoài Đức, Mê Linh và Thanh Trì là các huyện có quá trình đô thị
hoá cao, không quy hoạch các khu xử lý CTRSH. CTRSH phát sinh từ các huyện
này cần được thu gom, vận chuyển về các trạm trung chuyển CTRSH theo quy
hoạch phân khu và vận chuyển đi xử lý tại khu xử lý CTRSH gần nhất hoặc khu
liên hợp xử lý CTR Nam Sơn của Thành phố
Hình 3.5. Mô hình quản lý
CTRSH cho các huyện
không có khu xử lý CTR, chỉ
có trạm trung chuyển CTR
theo quy hoạch.
3.3.3. Các điểm tập kết/trạm trung chuyển chất thải rắn tại các xã và huyện
Mạng lưới các điểm tập kết/trạm trung chuyển chất thải rắn phải phù hợp
với QH xử lý CTR TP Hà Nội, QH phát triển KT-XH và các QH phát triển của
Huyện;
17
Hình 3.6. Các trạm trung chuyển
CTRSH trên địa bàn 9 huyện khu
ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội
theo QH
3.4. Mô hình quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến
năm 2030
3.4.1. Sơ đồ tổng quát quản lý CTRSH: Mô hình quản lý thu gom phân loại CTR
tại nguồn và vận chuyển tới điểm xử lý cuối cùng.
Hình 3.7. Mô hình quản lý thu gom phân loại CTR tại nguồn và vận chuyển tới
điểm xử lý cuối cùng
Nguồn phát
sinh
Thu gom
Phân loại tại
nguồn
Thu gom,
vận chuyển
Điểm đến cuối
Hộ gia đình
Nhà hàng
khách sạn
Chợ, trường
học, cơ quan
Rác dễ phân
hủy
Đường phố,
nơi công cộng
cộng
Rác khó
phân hủy
Rác tái chế
Công ty
URENCO/HTX
dịch vụ MT
Người thu
mua ve chai
Hộ gia đình
Khu xử lý, trạm
trung chuyển
CTRSH theo QH
Cơ sở thu mua
phế liệu
Làm phân compost
tại hộ gia đình (đối
với các xã thuần
nông)
18
3.4.2. Mô hình và giải pháp cụ thể quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
(1) Mô hình cụ thể quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã đô thị hóa; (2) Mô
hình cụ thể quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông.
Hình 3.8. Mô hình quản lý CTRSH cho thị trấn huyện, các xã đô thị hóa khu ven
đô đô thị trung tâm Hà Nội đến năm 2030
Hình 3.9. Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân cư thuộc xã thuần nông
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý (thu gom, phân loại, V/C và xử lý) CTRSH khu
ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030
3.5.1. Nguồn phát sinh CTRSH:
Nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học,...
Điểm gom rác
xóm
CTR
Hộ gia đình
CTR
Chợ, trường
học, cơ quan
CTR
Đường làng, ngõ
xóm,
nơi công cộng
HTX dịch
vụ MT
Điểm gom rác
chợ, CQ
Điểm tập kết
CTRSH thôn
Khu xử lý CTRSH/Trạm trung
chuyển CTRSH Theo QH
Thu gom
thứ cấp
Thu gom,
phân loại
CTRSH
tại nguồn
Thu gom
sơ cấp
Tổ VSMT
tự quản
UBND xã
ký HĐ với HTX
dịch vụ MT
Xử lý CTR
tại hộ gia
đình
Điểm gom rác
khu dân cư
Điểm gom rác
khách sạn
CTR
Hộ gia đình
CTR
Nhà hàng,
khách sạn
CTR
Chợ, trường
học, cơ quan
CTR
đường phố,
Đường làng,
nơi công cộng
URENCO/
HTX dịch vụ
MT
Điểm gom
rác cơ quan
Điểm tập kết CTR
Thôn, làng, thị trấn
Khu xử lý/Trạm trung chuyển
CTRSH theo QH
Thu gom,
v/c thứ cấp
Thu gom,
phân loại
CTRSH
tại nguồn
Thu gom v/c
sơ cấp
Tổ VSMT
Tự quản
UBND xã
ký HĐ với
URENCO/HTX
dịch vụ MT
19
3.5.2. Thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn:
Các nguyên tắc và giải pháp thu gom phân loại CTRSH tại nguồn kết hợp với
việc thực hiện chiến lược quản lý CTR 3R và hiện nay là 4R cho thị trấn, các xã đô
thị hoá, xã thuần nông đối với từng đối tượng cụ thể: hộ gia đình, cơ quan, ...
3.5.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH:
Quy trình thu gom, V/C sơ cấp từ nguồn phát sinh CTRSH đến điểm tập kết và
V/C thứ cấp từ điểm tập kết/trạm trung chuyển đến khu xử lý
3.5.4. Xử lý CTRSH Luận án cũng đề xuất 3 mô hình xử lý CTRSH:
(1) Xử lý CTRSH tập trung tại các khu xử lý theo QH; (2) Mô hình xử lý phân
tán đối với các xã thuần nông; (3) Xử lý CTRSH tại hộ gia đình;
a/. Xử lý CTRSH tập trung tại các khu xử lý theo QH
b/. Mô hình xử lý phân tán đối với các xã thuần nông:
Các xã thuần nông thường có mật độ dân cư cư thấp, đường sá nhỏ hẹp khó
khăn vận chuyển CTRSH về các khu xử lý tập trung và trạm trung chuyển CTRSH
của thành phố theo quy hoạch. Trong khi đó vì quĩ đất đầy đủ, nên có thể sử dụng
mô hình xử lý CTRSH phân tán, quy mô nhỏ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng công
nghệ ủ ổn định sinh học hiếu khí, sau đó đem chôn lấp. u điểm nổi bật của công
nghệ này là: (1) Thể tích khối ủ giảm qua đó tăng sức chứa của ô chôn lấp, tiết
kiệm diện tích đất XD; (2) Loại trừ nguy cơ phát tán mầm bệnh và côn trùng từ bãi
rác; (3) Hạn chế ô nhiễm mùi; (4) Giảm thiểu khối lượng và nước rác trong điều
kiện có mái che và ủ trong nhà; (5) Tiết kiệm nguồn tài nguyên: Vật liệu sau ủ ở
thể ổn định, trong thành phần vật liệu sau ủ, tỷ lệ mùn hữu cơ 18%-20%, thành
phần các kim loại nặng đều dưới tiêu chuẩn cho phép, không có vi trùng vi khuẩn
gây bệnh. Do vậy, vật liệu sau ủ có thể tận dụng bón cho các vùng cây xanh, đồi
chè để tiết kiệm tài nguyên và trả lại môi trường tự nhiên cho đất
20
Hình 3.10. Phương án công nghệ xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà
Nội tại khu xử lý CTRSH huyện theo QH
3.6. Cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô
3.6.1. Cơ chế chính sách về xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và BVMT.
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, cộng đồng tham gia công tác quản lý
chất thải và bảo vệ môi trường; - Cơ chế chính sách ưu đãi trong đầu tư các dự án
môi trường, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; - Đa dạng hoá nguồn vốn
đầu tư; - Cơ chế hoạt động đồng bộ; - Cơ chế chính sách giáo dục, nâng cao nhận
CTR
tái chế được
Khu tiếp nhận, phân loại
(tại khu xử lý CTRSH huyện theo QH)
Chất thải rắn
vô cơ
CTRHC dễ phân huỷ
(thực phẩm thừa, rau
quả hỏng,xác động
vật...)
Chất thải
nguy hại
Chất thải rắn
hữu cơ
Cơ sở thu mua
phế liệu
Ủ tạo
mùn hữu cơ
Cơ sở tái chế
Sàng
Phân loại
Bón cây trồng;
cải tạo đất
Cơ sở xử lý
CTRNH
Thành phố
Thành phần
cháy được
Thành phần
trơ
Lò đốt
CTRSH
Chôn lấp HVS
Tro, xỉ
Kho lưu giữ
tạm thời
Thành phần
trơ
21
thức cộng đồng: “ Đưa chương trình giáo dục MT” vào hệ thống các trường học. -
Cơ chế chính sách trong bình xét thu đua, xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố
văn hoá trong xây dựng nông thôn mới.
3.6.2. Cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR
a/. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương trong công tác quản lý
CTR và bảo vệ môi trường.
b/. Xây dựng khu vực tự quản về vệ sinh môi trường
c/. Thanh tra, kiểm tra vệ sinh môi trường
d/. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý CTR. Mở các lớp tập huấn, giáo
dục, phổ biến các kiến thức về quản lý CTR
e/. Cơ chế giám sát của cộng đồng trong quản lý đầu tư XD hệ thống quản lý CTR.
3.6.3. Cơ chế chính sách về nhân sự và công tác đào tạo nâng cao năng lực của đội
ngũ cán bộ kỹ thuật:
Không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cán bộ
quản lý cũng như kỹ thuật.
3.6.4. Cơ chế chính sách trong công tác hút vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư.
a/. Đầu tư xây dựng các khu xử lý cấp huyện, UR NCO huyện
b/. Cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia
c/. Cơ chế chính sách ưu tiên trong đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật đối với
khu vực phường làng, làng xã ven đô.
d/. Cơ chế thu hút sự đầu tư nước ngoài
3.6.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý CTR.
Nâng cao năng lực chính quyền địa phương các cấp, UR NCO huyện; Xây
dựng cơ chế hoạt động đồng bộ trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR;
3.7. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.7.1. Bàn luận về khái niệm khu ven đô và vùng ngoại thành.
Luận án cũng chỉ ra sự khác biệt giữa vùng ngoại thành và khu ven đô. Theo
đó, đối với các thành phố trực thuộc trung ương, tất cả các huyện trực thuộc thành
phố hợp thành vùng ngoại thành; chỉ có các xã, thị trấn thuộc các huyện có phần
lãnh thổ tiếp giáp, gần khu vực nội thành hợp thành khu ven đô.
22
3.7.2. Bàn luận về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung
tâm TP Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Đến nay, các nghiên cứu còn chưa đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, luận án
đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về mô hình cơ cấu tổ chức của
UR NCO huyện, mô hình cơ cấu tổ chức của HTX dịch vụ môi trường, mô hình
tổ/đội VSMT; luận án cũng đánh giá hiệu quả KT-XH-MT của mô hình đề xuất.
3.7.3. Bàn luận về mô hình xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà Nội
đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Luận án đã làm rõ và đề xuất mô hình xử lý CTRSH khu ven đô đô thị trung
tâm TP Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đối với các huyện có khu xử lý, trạm
trung chuyển CTRSH theo quy hoạch ; mô hình xử lý CTRSH tại hộ gia đình – Mô
hình VAC (vườn – ao – chuồng).
3.7.4. Bàn luận về Mô hình và giải pháp quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung
tâm TP Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050.
Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý CTRSH khu ven đô
các đô thị lớn của Việt Nam và trên thế giới. Luận án đã nghiên cứu và có những
đề xuất cụ thể về quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển CTR và xử lý cho các
đối tượng khác nhau.
3.7.5. Bàn luận về cơ chế chính sách quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm
TP Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050;
Hệ thống cơ chế chính sách hiện nay của Việt Nam đã tương đối đầy đủ và
hoàn thiện. Tuy nhiên, quá trình vận hành, áp dụng vẫn còn xuất hiện một số tồn
tại và bất cập cần bổ sung điều chỉnh .
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
a/. Kết luận:
1. Luận án đã làm rõ khái niệm thế nào là khu ven đô; sự khác biệt giữa vùng ngoại
thành và khu ven đô. Theo đó, khu ven đô được coi là tất cả các xã, thị trấn có
phần lãnh thổ gần hoặc thậm chí tiếp giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể
qua các biện pháp quản lý hành chính và giai đoạn quy hoạch là khu ven đô.
23
2. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các vấn đề: các đặc
điểm đặc trưng của khu ven đô TP Hà Nội trong quá trình đô thị hoá; thực trạng
quản lý CTR đô thị,... các mô hình xã hội hoá quản lý CTRSH; Các chính sách quy
hoạch và phát triển đô thị; (7) Quy hoạch xử lý CTR TP Hà Nội đến 2030, tầm
nhìn 2050; (8) tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan,, qua đó phát hiện
các vấn đề cần nghiên cứu; (9) Đúc kết kinh nghiệm quản lý CTRSH đô thị và khu
ven đô các nước trong khu vực, có điều kiện tương đồng Việt Nam. Đây là những
cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm cơ sở đề xuất mô hình.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Luận án đã làm rõ và có những đề xuất cụ thể mô hình xử lý CTRSH (1) mô
hình xử lý CTRSH tập trung đối với các huyện có khu xử lý CTRSH theo quy
hoạch; (2) mô hình xử lý CTRSH đối với các huyện có quá trình đô thị hoá cao,
chưa có QH các khu xử lý CTRSH, chỉ có trạm trung chuyển CTRSH; (3) mô hình
xử lý CTRSH tại hộ gia đình – mô hình VAC (vườn – ao – chuồng).
3.2. Luận án đã nghiên cứu và có những đề xuất cụ thể về quy trình thu gom, phân
loại, vận chuyển CTR và xử lý cho các đối tượng khác nhau: (1) Mô hình thu gom
phân loại và vận chuyển CTR tới điểm cuối cùng; (2) Mô hình quản lý CTRSH
cho các khu dân cư thuộc xã đô thị hóa; (3) Mô hình quản lý CTRSH cho khu dân
cư thuộc xã thuần nông. Luận án cũng đề xuất quy trình cụ thể, thời gian và
phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH.
3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm TP Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Luận án đã đề xuất 03 mô hình cơ cấu
tổ chức quản lý: (1) mô hình cơ cấu tổ chức quản lý UR NCO huyện; (2) mô hình
cơ cấu tổ chức quản lý HTX dịch vụ môi trường; (3) Mô hình cơ cấu tổ chức quản
lý tổ/đội VSMT do dân tự quản. Luận án cũng đã có những đề xuất cụ thể, phân
công trách nhiệm rõ ràng đối với từng cá nhân, bộ phận trong hệ thống quản lý
CTRSH khu ven đô.
4. Về cơ chế chính sách, luận án đề xuất:
4.1. Cơ chế chính sách về phân loại CTRSH tại nguồn: Hình thành và hoàn thiện
hành lang pháp lý cho công tác phân loại CTR tại nguồn. Đề nghị thu thêm 20% lệ
24
phí vệ sinh và thực hiện thưởng lại số phần trăm này cho những cá nhân, hộ gia
đình và các cơ quan làm tốt công tác phân loại CTRSH tại nguồn.
4.2. Cơ chế chính sách XHH công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường:
- Có cơ chế ưu đãi đối với các địa phương, đặc biệt là những người dân các
xã có đất để QH và xây dựng các khu xử lý CTR, trạm trung chuyển CTRSH;
- u tiên đầu tư: các dự án hạ tầng kỹ thuật khu ven đô đô thị trung tâm TP
Hà Nội, đặc biệt là các địa phương có khu xử lý CTR, trạm trung chuyển CTRSH;
- Chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án môi trường, đặc biệt là các dự án
đầu tư xây dựng khu xử lý CTR, trạm trung chuyển CTRSH;
- Hình thành và phát triển việc thành lập các HTX dịch vụ môi trường, tổ/
đội VSMT tự quản. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế tư
nhân tham gia;
- Phát huy vai trò của cộng đồng, đặc biệt về ý thức cuả người dân trong các
phường/xã trong quản lý CTR và BVMT;
- Đảm bảo sự thống nhất và hoạt động đồng bộ toàn bộ hệ thống quản lý
CTRSH từ TP xuống quận/huyện, phường/xã về các mặt kỹ thuật, công nghệ, KT-
XH;
- Đưa “chương trình giáo dục môi trường” vào hệ thống các trường học,..
trên địa bàn thành phố Hà Nội; nâng cao nhận thức người dân;
- Đưa công tác quản lý CTRSH và bảo vệ môi trường vào bình xét thi đua,
xem đây là tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá trong xây
dựng nông thôn mới.
b/. Kiến nghị:
1. u tiên các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu ven đô.
2. Cần nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách đối với các xã có khu xử lý CTRSH,
trạm trung chuyển CTRSH; ưu tiên các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (điện,
đường, trường, trạm).
25
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH
1. Lê Cường, “Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị quận Hà Đông theo hướng xã
hội hóa”, Tạp chí khoa học Kiến Trúc & Xây dựng, Trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội, số 6.2011.
2. Lê Cường, “Quản lý chất thải rắn đô thị vùng Đồng Bằng sông Hồng (ĐBSH),
thực trạng và giải pháp”, Tạp chí XD, Bộ Xây dựng, số 07.2011.
3. Lê Cường, “Quá trình đô thị hóa - công nghi p hóa và nh ng tác động tới ôi
trư ng vùng ven đô Hà ội”, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 02.2013
4. Lê Cường, “ hực trạng quản lý chất thải rắn vùng ven đô hu đô thị trung t
thành ph Hà ội”, Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Học viện cán bộ quản lý xây
dựng và đô thị, số 29.2013.
5. Lê Cường, “Mô hình dịch vụ v sinh ôi trư ng hu ven đô đô thị trung t Hà
ội đến nă 2030”, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 03.2014.
6. Lê Cường, “Cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn hu ven đô đô thị trung
t Hà ội đến nă 2030”, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 05.2014
7. Lê Cường, “Quản lý chất thải rắn vùng ven đô thành ph Hà ội – hực trạng
và giải pháp”, Tạp chí khoa học Kiến Trúc & Xây dựng, Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội, số 14.2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_mo_hinh_va_giai_phap_quan_ly_chat_thai_ran_s.pdf