- Rà soát và bổ sung các chính sách liên quan đến chất lƣợng việc làm cho
ngƣời lao động trên địa bàn thành phố nói chung và trong các cơ sở SXKD phi
chính thức nói riêng, đặc biệt tính đến ngƣời lao động khu vực ngoại thành, lao
động nữ, thanh niên. Đƣa vào Nghị quyết, chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch của
thành phố trong thời gian tới.
-Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 19-2016 của Chính phủ về về nhiệm vụ,
giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh, chƣơng trình thúc đẩy khởi nghiệp,
chuyển các hoạt động phi chính thức sang chính thức trên diện rộng. Xây dựng mô
hình khởi sự doanh nghiệp trong đó có nội dung đảm bảo việc làm tốt hơn cho
ngƣời lao động.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ ở cấp quận huyện để các cơ quan này có thể
tiến hành các biện pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh trong doanh nghiệp, hợp
tác xã và các cơ sở kinh doanh phi chính thức.
- Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan
tiếp tục thực hiện đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, xây dựng quan
hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Chỉ đạo thực hiện và có cơ chế tài chính, giành một khoản ngân sách cho
việc thực hiện các chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng việc làm đã đƣợc đề xuất.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, đánh giá thực
trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm trong các cơ sở
sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội để đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất
lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức.
(2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội.
(3) Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở
SXKD phi chính thức thành phố Hà Nội thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng việc làm và các yếu tố ảnh
hƣởng tới chất lƣợng việc làm của lao động đang làm việc tại các cơ sở SXKD phi
chính thức ở thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào xác định các tiêu chí,
phƣơng pháp và đánh giá chất lƣợng việc làm, đƣa ra giải pháp nâng cao chất
lƣợng việc làm giới hạn trong các khía cạnh sau: (1) tiền lƣơng/thu nhập; (2) thời
gian làm việc; (3) việc làm đƣợc đảm bảo thông qua hợp đồng lao động và chính
sách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao động đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và (6) cơ hội đƣợc đào tạo và
phát triển kỹ năng.
- Về khách thể nghiên cứu: tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo vì là đây là ngành có số lƣợng cơ sở cũng nhƣ lao động, lao động làm công
hƣởng lƣơng nhiều nhất và phù hợp cho nghiên cứu đầy đủ các nội dung về chất
lƣợng việc làm.
- Về không gian: thành phố Hà Nội, khảo sát ngƣời lao động làm việc trong
các cơ sở SXKD phi chính thức tại 11 quận/huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa,
Hai Bà Trƣng, Hà Đông, Gia Lâm, Thƣờng Tín, Ứng Hòa, Từ Liêm (nay là quận
3
Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), Hoài Đức và Quốc Oai.
- Thời gian: Đánh giá chất lƣợng việc làm của lao động trong các cơ sở SXKD
phi chính thức trong giai đoạn 2011-2015, đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận: Luận án đã tổng hợp nhiều quan điểm tiến bộ về chất lƣợng việc
làm; đƣa ra khái niệm, yếu tố cấu thành chất lƣợng việc làm thông qua 6 tiêu chí.
- Về phƣơng pháp: Luận án đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại
nhằm xác định các yếu tố chất lƣợng việc làm cũng nhƣ lƣợng hóa đƣợc các yếu tố
đó. Đã xây dựng phƣơng pháp xác định và đánh giá chất lƣợng việc làm qua: (1) qua
ma trận chỉ số thành phần và (2) tính toán chỉ số việc làm tổng hợp theo phƣơng pháp:
(i) bình quân không trọng số; (ii) bình quân gia quyền với trọng số là mức độ quan
trọng của từng tiêu chí theo thuyết bậc nhu cầu của Maslow và (iii) bình quân gia
quyền với trọng số đƣợc tính toán từ phân tích nhân tố.
- Về thực tiễn: Luận án đã đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nâng cao chất
lƣợng việc làm, trong các cơ sở SXKD phi chính thức, đó là:
+ Thúc đẩy chính thức hóa các cơ sở SXKD phi chính thức đồng thời xây dựng
chính sách trực tiếp cho các cơ sở SXKD phi chính thức.
+ Giải pháp chủ yếu: hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực thực thi
chính sách, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng một số chƣơng trình
hỗ trợ thực thi chính sách thay vì ép buộc thực hiện.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, tiêu
chí, phƣơng pháp xác định và tính toán chỉ tiêu chất lƣợng việc làm; vận dụng
phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá để kiểm định các tiêu chí chất lƣợng việc
làm; vận dụng phƣơng pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu
nhập. Đây là những kiến thức, phƣơng pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy,
nghiên cứu và hoạch định chính sách.
- Giá trị thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích, đánh
giá chất lƣợng việc làm, yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm trong các cơ sở
SXKD phi chính thức cũng nhƣ các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng
việc làm. Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho
các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý trong triển khai chính sách
góp phần nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động nói chung và trong khu
vực phi chính thức nói riêng, hƣớng tới việc làm bền vững. Ngoài ra, luận án cũng
có giá trị đào tạo cán bộ nghiên cứu viên trẻ tại các viện nghiên cứu, trƣờng đại học,
giúp các nhà nghiên cứu thay đổi tƣ duy, cách tiếp cận trong nghiên cứu kinh tế xã
hội; giúp cán bộ quản lý các cấp nhận biết các tiêu chí chất lƣợng việc làm nhằm xây
dựng tiêu chuẩn chất lƣợng việc làm trong lộ trình hội nhập quốc tế.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
Bùi Tôn Hiến (2009), cho rằng chất lƣợng việc làm dƣới giác độ xã hội, yếu tố
quan trọng là việc toàn dụng nhân công, mọi ngƣời đều có việc làm và có đƣợc việc
làm phù hợp với luật pháp, việc làm nhân văn, việc làm tử tế v.v...Beatson (2000), đã
xác định một số đặc điểm công việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm, bao gồm: (i)
Các đặc điểm bên ngoài: mức lƣơng, thời gian làm việc, chính sách cân bằng công
việc, cuộc sống, an ninh việc làm, cơ hội thăng tiến; (ii) Các đặc điểm bên trong:
cƣờng độ làm việc, nguy cơ bệnh tật hoặc thƣơng tích, mối quan hệ với những
ngƣời khác trong công việc. Lowe (2000) đã khẳng định chất lƣợng công việc
ngƣời Canada muốn dựa trên bốn trụ cột: sức khỏe, hạnh phúc, hỗ trợ cho cuộc
sống gia đình và sự tham gia của ngƣời lao động trong việc ra quyết định.
Theo quan điểm của chúng tôi chất lƣợng việc làm là các đặc tính của hoạt
động lao động nhằm mục đích đƣợc trả tiền công, tiền lƣơng, các đặc tính này bao
gồm: (1) tiền lƣơng/thu nhập; (2) thời gian làm việc; (3) việc làm đƣợc đảm bảo
thông qua hợp đồng lao động và chính sách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao
động đảm bảo an toàn và sức khỏe; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và
(6) cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển kỹ năng.
Cơ sở SXKD phi chính thức là cơ sở SXKD phi nông nghiệp không có tƣ
cách pháp nhân (theo Luật Doanh nghiệp, Luật HTX) sản xuất ít nhất một hoặc
một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi và có thuê lao động.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò việc làm, chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh phi chính thức
Tucker (2002) cho rằng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức
thƣờng là việc làm “bấp bênh”, phi tiêu chuẩn, không toàn thời gian và không cố
định. Việc làm trong khu vực phi chính thức gắn liền với đặc tính dễ bị tổn thƣơng
và với các nhóm đối tƣợng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ILO, 2009). Việc
làm khu vực phi chính thức có những đặc điểm sau: hợp đồng miệng hoặc không
có hợp đồng; công việc mang tính không thƣờng xuyên, mức tiền lƣơng không cố
định và thấp; không toàn thời gian và không cố định; không tồn tại hoặc thiếu tính
pháp lý về bảo trợ (Upadhyaya, 2003; Maurizio, 2016).
Nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động có vai trò quan trọng đối
với ngƣời lao động khu vực phi chính thức ở các nƣớc đang phát triển. Các nƣớc
đang phát triển cần có giải pháp để nâng cao chất lƣợng việc làm, đáp ứng các tiêu
chuẩn về ổn định việc làm, quyền cơ bản tại nơi làm việc, bảo đảm xã hội và sự
tham gia vào đối thoại xã hội của ngƣời lao động để tiến tới việc làm bền vững.
5
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh phi chính thức
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow (1943) để xem xét nhu cầu của ngƣời
lao động. Chất lƣợng việc làm gồm 06 nội dung theo thứ tự quan trọng nhƣ sau:
thứ nhất là tiền lƣơng-thu nhập của ngƣời lao động; thứ hai là thời gian làm việc;
thứ ba là bảo đảm việc làm bằng hợp đồng lao động, tham gia BHXH, BHYT; thứ
tƣ là điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; thứ năm là có tiếng nói và
mối quan hệ nơi làm việc; thứ 6 là đào tạo và phát triển kỹ năng.
Hình 2.1. Ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow trong nâng cao chất lƣợng
việc làm
Để nâng cao chất lƣợng việc làm cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu
của ngƣời lao động và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm
Trong luận án, các nhóm yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm trong khu
vực phi chính thức bao gồm: (1) Môi trƣờng pháp lý và chính sách (tiền lƣơng, an
toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội,..); (2) Yếu tố gắn với tổ chức lao động (đầu
tƣ, công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động v.v.) và (3) yếu tố gắn với bản
thân ngƣời lao động (đặc điểm nhân khẩu học, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý
thức chấp hành kỷ luật lao động, v.v.).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh phi chính thức trên thế giới: Ấn Độ, Singapore, Thƣợng Hải- Trung
Quốc; Philippine và Nepal.
• Cơ hội đào tạo, phát triển thế mạnh cá nhân,
phát triển nghề nghiệp
Tự hoàn thiện
Self-
actualization
• Có tiếng nói, cơ hội thăng tiến
Đƣợc tôn trọng
Esteem
• Sự gắn bó, mối quan hệ nơi làm
việc
Quan hệ/liên kết và chấp nhận
Belonging
• Có hợp đồng lao động, chế
độ bảo hiểm và điều kiện
làm việc đảm bảo
An toàn
Safety
• Mức lƣơng tốt, thời
gian làm việc hợp lý
Sinh học/cơ bản
Physiological
6
2.2.2. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức
ở Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở một số địa phƣơng
- Chất lƣợng lao động thấp; việc làm không ổn định: việc làm không đƣợc
bảo vệ bởi các chính sách bảo hiểm xã hội; thu nhập thấp; giờ làm việc bình quân cao.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Nghệ An, cải thiện môi trƣờng và điều
kiện làm việc của các doanh nghiệp nhỏ bao gồm cả các cơ sở SXKD ở Thừa
Thiên Huế; Cải thiện điều kiện lao động tại các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ ở
tỉnh Nam Định.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh phi chính thức cho Hà Nội
1) Chính sách đào tạo cho ngƣời lao động, đồng thời nâng cấp công nghệ kỹ
thuật trong khu vực phi chính thức để tạo ra sản phẩm tốt hơn, thu nhập cao hơn;
2) Tăng cƣờng an ninh thu nhập và khả năng có việc làm cho ngƣời lao động
thông qua chính sách thúc đẩy việc làm phi chính thức cùng với an sinh xã hội;
3) Hệ thống bảo hiểm xã hội dễ tiếp cận và có hỗ trợ cho lao động khu vực phi
chính thức có thể tham gia BHXH tự nguyện;
4) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến
khích và hỗ trợ để đông đảo ngƣời lao động tự do trong khu vực phi chính thức
nhận thấy chính sách BHXH tự nguyện là chỗ dựa vững chắc khi họ không may
gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động, từ đó có thể làm cho
họ chuyển biến nhận thức;
5) Cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở SXKD thông qua tập huấn và
áp dụng các giải pháp kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng.
2.2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan nhƣ các nghiên cứu về việc
làm bền vững (decent work) trong khu vực phi chính thức, ASXH và khu vực phi
chính thức; nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng việc làm qua một số chỉ số tổng hợp
về chất lƣợng việc làm, v.v. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu đầy đủ về nâng cao
chất lƣợng việc làm cho các CSSXKD phi chính thức.
Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về chất lƣợng việc làm mà chỉ có một
số nghiên cứu về khu vực phi chính thức trong đó có vấn đề việc làm hoặc nghiên
cứu về việc làm khu vực phi chính thức. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu đầy đủ về
chất lƣợng việc làm và các yếu tố ảnh hƣởng để có giải pháp hữu hiệu nâng cao
chất lƣợng việc làm trong khu vực này ở Việt Nam.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý, địa hình, đất đai và khí hậu Hà Nội khá
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế tập trung vào dịch vụ và công nghiệp-
7
xây dựng và có xu hƣớng chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng dân số chung bình quân
giai đoạn 2009-2015 là 2,27%/năm, riêng khu vực thành thị là 5%/năm do tốc độ đô
thị hóa nhanh. Dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 76,96% tổng dân số. Lực lƣợng lao
động đạt 3,88 triệu ngƣời năm 2015 với tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động là 70,2%.
Tỷ lệ LLLĐ có trình độ chiếm 41,8% trong đó nhiều nhất là trình độ đại học trở lên.
Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, cơ cấu việc làm của Hà Nội tập trung chủ
yếu ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, Hà Nội có nền kinh tế cá thể với
nhiều làng nghề truyền thống và ngành nghề, từ ngành công nghiệp, buôn bán đến
các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, lƣu trú thu hút nhiều lao động.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung phân tích
Khung phân tích tổng thể của luận án theo hình 3.1.
Hình 3.1. Mô hình khung phân tích đề nghị
Nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức
thành phố Hà Nội
Phƣơng pháp,
công cụ
Ma trận xếp hạng
chỉ số chất lƣợng
việc làm
Chỉ số chất lƣợng
việc làm tổng hợp
qua chỉ số trung gan
và chỉ số thành phần
Phân tích nhân tố
khám phá (EFA)
(Kiểm định
Cronbach’s Alpha,
KMO, hồi quy
Chất lƣợng việc làm
Tiền lƣơng, thu nhập
Thời gian làm việc
Hợp đồng và BHXH
Điều kiện làm việc
Tiếng nói và mối
quan hệ nơi làm
việc
Đào tạo và phát triển
Yếu tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng
việc làm
Chính sách và môi
trƣờng bên ngoài
Yếu tố từ phía bản
thân ngƣời lao động
Tổ chức sản xuất từ
phía ngƣời sử dụng
lao động
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SXKD
PHI CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
8
3.2.2. Phƣơng pháp tiếp cận
Luận án tiếp cận vấn đề chất lƣợng việc làm từ các góc nhìn khác nhau nhƣ
tiếp cận hệ thống, tiếp cận thể chế chính sách, tiếp cận theo loại hình sản xuất kinh
doanh, theo khu vực nội thành-ngoại thành, theo giới.
3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp đã đƣợc công bố từ TCTK, số liệu điều
tra doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ sở SXKD phi chính thức của Viện Khoa học
Lao động và Xã hội và các văn bản chính sách liên quan.
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn qua bảng hỏi 341 ngƣời lao động
(thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố theo tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo
lƣờng (items) là 5:1 (Hair et al.,2006)); phỏng vấn sâu 30 chủ cơ sở và 35 cán bộ
các cấp.
Chọn điểm nghiên cứu: Luận án chọn phân chia không gian để tiến hành
nghiên cứu thành hai khu vực:
- Nội thành gồm các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Hà Đông
- Ngoại thành, gồm các quận/huyện: Gia Lâm, Thƣờng Tín, Ứng Hòa, Từ Liêm
(nay là quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), Hoài Đức và Quốc Oai.
3.2.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu và phân tích
Xử lý và phân tích số liệu bằng các phần mềm thống kê: Stata, SPSS và
Excel.
Phƣơng pháp phân tích: thống kê mô tả, phân tích định tính, phân tích nhân
tố khám phá (EFA).
Luận án đề xuất và xây dựng phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng việc làm
từng chỉ số thành phần theo ma trận và phƣơng pháp tính chỉ số chất lƣợng việc
làm tổng hợp dựa trên chỉ số thành phần và chỉ số trung gian.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng việc làm phải đảm bảo đủ 6 nội dung
chất lƣợng việc làm:
- Về tiền lƣơng-thu nhập gồm 9 chỉ tiêu
- Về thời gian làm việc gồm 7 chỉ tiêu
- Về bảo đàm việc làm gồm 11 chỉ tiêu
- Về điều kiện việc làm đảm bảo an toàn và sức khỏe gồm 6 chỉ tiêu
- Về tiếng nói mối quan hệ nơi làm việc gồm 5 chỉ tiêu
- Về đào tạo và phát triển kỹ năng gồm 3 chỉ tiêu.
9
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN
XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Khái quát tình hình phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính
thức ở thành phố Hà Nội
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016b) đến 1/7/2015, Hà Nội có 351,1
nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, với tốc độ tăng bình quân 3,08%/năm giai
đoạn 2009-2015. Các cơ sở cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại
với gần 152,86 nghìn cơ sở thuộc ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ” (chiếm 43,54%) và ngành “Công nghiệp chế biến, chế
tạo” với gần 86 nghìn cơ sở (chiếm 24,48% tổng số).
4.1.2. Tình hình lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi
chính thức ở thành phố Hà Nội
Năm 2015, số lƣợng lao động đang làm việc trong các cơ sở cá thể là 631,56
nghìn ngƣời, 40,8% tập trung ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo và 33,3%
trong ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ”.
Quy mô lao động của các cơ sở không lớn (bình quân 1,9 ngƣời/cơ sở, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tập trung ở nhóm qui mô từ 2-5 lao động) (Tổng cục
thống kê, (2016b).
4.1.3. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức
ở thành phố Hà Nội
4.1.3.1. Tiền lương, thu nhập và các khoản phúc lợi
Phân tích số liệu điều tra điều tra ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2011; 2015) cho
thấy: năm 2015, thu nhập bình quân tháng của một lao động làm việc trong các cơ
sở SXKD phi chính thức trên địa bàn Hà Nội đạt 4,18 triệu đồng, bằng 70% mức
này của lao động làm việc trong các doanh nghiệp chính thức và có mức tăng thấp
hơn tốc độ tăng GRDP. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm: nội thành cao hơn
ngoại thành; nam cao hơn nữ, nhóm 40-59 tuổi cao hơn nhóm còn lại. Mức thu
nhập của lao động trong các ngành dệt, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, da giầy
thấp hơn so với các ngành khác Bảng 4.1. Phân loại thu nhập bình quân và tốc độ
tăng thu nhập của các nhóm theo giới tính, nơi làm việc, lao động nội tỉnh/ngoại
tỉnh và ngành (bảng 4.1).
10
Bảng 4.1. Phân loại thu nhập bình quân và tốc độ tăng thu nhập của các nhóm
theo giới tính, nơi làm việc, lao động nội tỉnh/ngoại tỉnh và ngành
Thu nhập bình quân tháng (triệu đồng/tháng)
Cao:
từ 4,6 -5,5
Trung bình:
từ 4,2-4,4
Thấp:
từ 2,6-4,1
T
ố
c
đ
ộ
t
ăn
g
t
h
u
n
h
ập
b
ìn
h
q
u
ân
n
ăm
2
0
0
9
-2
0
1
2
(
%
)
Cao:
từ
11,1-
16,5
- Lao động nội tỉnh
- Nữ
- Ngành “Sản xuất
trang phục”
- Làm việc ở vùng ngoại
thành
- Ngành “Chế biến gỗ và
sản xuất sản phẩm từ gỗ,
tre, nứa (trừ giƣờng, tủ,
bàn, ghế); sản xuất sản
phẩm từ rơm, rạ và vật
liệu tết bện”
- Ngành “SX da và
các sản phẩm có liên
quan
SX sản phẩm từ
khoáng phi kim loại
khác”
Trung
bình:
Từ 8,3-
10,5
- Từ 40-59 tuổi
- Ngành “Sản xuất
kim loại”
- Ngành “SX sản
phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm
quang học”
- Làm việc ở nội thành
- Từ 25-39 tuổi
- Nam
- Từ 15-24 tuổi
Thấp:
Từ -1,2
-7,8
- Ngành “SX sản
phẩm từ kim loại đúc
sẵn”
- Ngành “SX đồ uống”
- Ngành “SXgiƣờng, tủ,
bàn, ghế”
- Lao động ngoại tỉnh
- Ngành “SX chế biến
thực phẩm”
- Ngành “Dệt”
- Ngành “SX giấy và
sản phẩm từ giấy”
4.1.3.2. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Thời gian làm việc của lao động trong các cơ sơ SXKD phi chính thức thấp
hơn của lao động trong các doanh nghiệp chính thức 2,1 giờ/tuần. Tuy nhiên, có sự
chênh lệch lớn giữa các nhóm (của nam cao hơn nữ và khu vực nội thành cao hơn
khu vực ngoại thành) cho thấy thiếu sự điều chỉnh của các chính sách cũng nhƣ
quản lý trong khu vực phi chính thức.
4.1.3.3. Bảo hiểm và bảo đảm việc làm
Tỷ lệ lao động làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức ở Hà Nội có
ký kết hợp đồng lao động thấp (10%) ảnh hƣởng tới tính bền vững, ổn định của
việc làm cũng nhƣ các chế độ phúc lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội và các chính
sách an sinh, hỗ trợ khác khi gặp rủi ro.
4.1.3.4. Điều kiện lao động an toàn và sức khỏe
Đặc điểm chung của đa số cơ sở SXKD phi chính thức là quy mô nhỏ, cơ sở
vật chất còn thiếu thốn, ngh o nàn, lạc hậu: nhà xƣởng chật h p, công nghệ thiết bị
máy móc đơn giản, lạc hậu, v.v. Điều kiện làm việc bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố
11
nhƣ : chất lƣợng không khí không đảm bảo, dễ cháy nổ, nóng, tiếng ồn, bị ô nhiễm
rác và nƣớc thải, v.v thể hiện trong một số hình ảnh do tác giả thu thập trong quá
trình khảo sát (hình 4.1).
Chất lƣợng không khí kém (quá nhiều
khói bụi, thiếu thiết bị lọc không khí)
Dễ cháy nổ, cần có dụng cụ bảo vệ, giảm
nguy cơ cháy nổ
Nóng: quá nhiều hơi nóng Tiếng ồn: quá nhiều tiếng ồn, cần thiết bị bảo
hộ
Ánh sang: thiếu độ sang cho phép Chất thải, nƣớc ô nhiễm: thiếu hệ thống xử lý
Hình 4.1. Môi trƣờng làm việc của lao động trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội
12
4.1.3.5.Tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc
Vai trò, tiếng nói của ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức
còn hạn chế. Ở các các cơ sở sản xuất SXKD phi chính thức vì không có tổ chức
đại diện cho ngƣời lao động nên những quyết định liên quan đến công việc thƣờng
đƣợc do chủ sử dụng lao động quyết định. Tỷ lệ lao động đƣợc thƣơng lƣợng với
chủ cơ sở là 51,7%, 47,2% cho rằng chỉ đƣợc thông báo các quyết định của chủ cơ
sở và 1,14% ngƣời lao động cho rằng chủ cơ sở hoàn toàn không lấy ý kiến hay
thông báo cho ngƣời lao động.
4.1.3.6. Đào tạo và phát triển kỹ năng
Ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức ít có cơ hôi đƣợc đào
tạo phát triển kỹ năng hay có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình mặc dù đây
cũng là yếu tố tác động khá lớn tới mức độ hài lòng về việc làm của họ. Các cơ sở
SXKD cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao kỹ năng, trình độ cho ngƣời
lao động của mình thông qua các khóa bồi dƣỡng, đào tạo ngắn hạn. Chính sách
đào tạo, đào tạo lại ngƣời lao động cũng cần phải tính đến đối tƣợng lao động trong
khu vực này.
4.1.4. Chất lƣợng việc làm của lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
phi chính thức thông qua chỉ số tổng hợp
4.1.4.1. Kiểm định các chỉ số đo lường chất lượng việc làm
a. Lựa chọn chỉ số
Để đánh giá các nhân tố chất lƣợng việc làm cần xác định chỉ số thành phần
có thể phản ánh cho từng nhân tố đã lựa chọn. Tác giả đề xuất 35 chỉ tiêu phản ánh
các nhân tố chất lƣợng việc làm trong bảng 4.2.
b. Kiểm định các chỉ số thành phần và chỉ số trung gian đánh giá chất lượng việc
Để xem xét sự phù hợp của các chỉ số và các chỉ số trung gian có thể phản ánh
đƣợc chất lƣợng việc làm, tác giả thực hiện kiểm định qua phân tích nhân tố khám phá
EFA (Exploratory Factor Analysis). Qua năm vòng phân tích, đã có 6 chỉ số thành
phần bị loại khỏi mô hình, các chỉ số thành phần còn lại đƣợc nhóm thành 6 nhóm
chỉ số trung gian, trong mỗi nhóm có các chỉ tiêu thành phần nhƣ sau:
- Nhóm F1: Chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm, bao gồm các biến
Bh1, Bh2, Bh3, Bh4, Bh6, Bh7, Bh8, Bh9;
- Nhóm F2: Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, bao gồm các biến Dk1Dk2,
Dk3, Dk4, Dk5, Dk6;
- Nhóm F3: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bao gồm các biến Tg1, Tg2,
Tg3, Tg4, Tg5;
- Nhóm F4: Tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc, bao gồm các biến Qh2,
Qh3 và Qh4.
13
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá của ngƣời lao động về các chỉ tiêu
về chất lƣợng việc làm
Mã Biến Giải thích biến Điểm trung bình
Tiền lương-Thu nhập 6.6
Tn1 Mức lƣơng 6.9
Tn2 Hình thức trả lƣơng 7.5
Tn3 Lƣơng làm thêm 7.1
Tn4 Thƣởng lễ tết 4.1
Tn5 Hỗ trợ ăn trƣa 3.2
Tn6 Hỗ trợ khác 1.9
Tn7 Tăng lƣơng 4.7
Thời gian làm việc 8.2
Tg1 Việc làm đều trong năm 7.9
Tg2 Việc làm đều trong tháng 8.2
Tg3 Số ngày làm việc trong tuần 8.4
Tg4 Phù hợp về số giờ làm việc trong ngày 8.6
Tg5 Phù hợp về thời điểm làm việc trong ngày 8.6
Tg6 Nghỉ giữa giờ làm việc 6.4
Chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm 1.2
Bh1 Nghỉ ốm có lƣơng 1.2
Bh2 Nghỉ thai sản 1.2
Bh3 Hỗ trợ khi về hƣu 1.2
Bh4 Trợ cấp thôi việc 1.2
Bh5 Bồi thƣờng tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp 2.0
Bh6 Tử tuất 1.3
Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lƣơng 1.2
Bh8 Chi phí y tế/BHYT 1.2
Bh9 Tham gia BHXH 1.2
Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn 3.2
Dk1 Tập huấn và giám sát về ATVSLĐ 2.6
Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ 4.2
Dk3 Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động 4.3
Dk4 Trang bị thiết bị giảm thiếu tác động yếu tố có hại 4.2
Dk5 Trang bị thiết bị xử lý rác thải, nƣớc thải 4.0
Dk6 Môi trƣờng làm việc ít bị ảnh hƣởng bởi yếu tố có hại 3.8
Tiếng nói và quan hệ nơi làm việc 5.4
Qh1 Tiếng nói trong các quyết định của cơ sở SXKD 3.9
Qh2 Tiếng nói trong các quyết định liên quan đến bản thân 7.9
Qh3 Quan hệ với chủ cơ sở SXKD 8.0
Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp 8.2
Đào tạo phát triển kỹ năng 5.6
Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng 5.7
Pt2 Phát triển nghề nghiệp 5.7
Pt3 Có cơ hội thăng tiến 5.4
- Nhóm F5: Phát triển nghề nghiệp bao gồm các biến Pt1, Pt2, Pt3 và Tn7.
Biến Tn7 là biến tăng lƣơng có thể phản ánh tiêu thức về phát triển nghề nghiệp
14
trong các cơ sở SXKD phi chính thức.
- Nhóm F6: Tiền lƣơng- thu nhập, bao gồm các biến Tn1, Tn2, Tn3.
Tiếp tục thực hiện kiểm định độ tin cậy của các chỉ số trung gian (thang đo)
bằng công cụ Cronbach’s alpha. Kết quả cho thấy cả 6 nhóm chỉ số trung gian đạt
tiêu chuẩn và độ tin cậy hay nói cách khác các nhân tố này có thể phản ánh chất lƣợng
việc làm chung (chỉ số tổng hợp) với hệ số Cronbach Alpha của tất cả các nhóm đều
lớn hơn 0,6; hệ số của từng chỉ tiêu thành phần cũng đều đạt yêu cầu và độ tin cậy với
hệ số tƣơng quan biến-tổng đều lớn hơn 0,3.
4.1.4.2. Đánh giá vai trò của các nhân tố chất lượng việc làm
a. Vai trò của các biến đối với chỉ số trung gian
Dựa vào ma trận điểm đóng góp thành phần của của từng chỉ số thành phần
tới chỉ số trung gian có thể thấy các chỉ số thành phần phản ánh thuận chiều đối với
chỉ số trung gian. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến chỉ số thành
phần sẽ làm tăng giá trị của chỉ số trung gian phản ánh chất lƣợng việc làm.
F1 = 0,14Bh1 + 0,15Bh2 + 0,15Bh3 + 0,14Bh4 + 0,09Bh6 + 0,15Bh7 + 0,14Bh8
+ 0,14Bh9
F2 = 0,21Dk1 + 0,22Dk2+ 0,2Dk3 0,2Dk4+ 0,2Dk5+ 0,25Dk6
F3 = 0,22Tg1 + 0,26Tg2 +0,25Tg3 +0,23Tg4 +0,22Tg5
F4 = 0,33Qh2 + 0,38Qh3 + 0,33Qh4
F5 = 0,34Tn7 + 0,18Pt1 + 0,2Pt2 + 0,19Pt3
F6 = 0,4Tn1 + 0,42Tn2 + 0,37Tn3
Vấn đề ngƣời lao động đƣợc nghỉ thai sản, đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hay nghỉ
phép năm có lƣơng có ảnh hƣởng lớn nhất tới bảo đảm việc làm. Môi trƣờng làm
việc ít bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố có hại sẽ tác động lớn nhất tới kết quả điều kiện
làm việc. Tần suất có việc làm đều trong tháng và số ngày làm việc trong tuần
đóng góp lớn nhất cho kết quả đánh góa yếu tố thời gian làm việc, nghĩa là việc
làm tốt là có thời gian làm việc phù hợp và đƣợc phân bố hợp lý. Mối quan hệ với
chủ cơ sở cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong đánh giá tiếng nói và mối quan
hệ nơi làm việc. Biến tăng lƣơng lại là biến có tác động lớn nhất tới đánh giá về
phát triển nghề nghiệp và biến mức lƣơng và hình thức trả lƣơng tác động lớn nhất
tới nhân tố thu nhập của ngƣời lao động.
b. Vai trò của các chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp
Để xác định vai trò của từng chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp chất
lƣợng việc làm chung, tác giả thực hiện hồi qui tuyến tính giữa 6 nhân tố F1, F2,
F3, F4, F5, F6 với biến phụ thuộc là mức độ đánh giá của ngƣời lao động về việc
15
làm hiện tại của mình. Kết quả phƣơng trình hồi quy có dạng nhƣ sau:
Y= 6,57 + 0,11F1 + 0,13F2+ 0,43F3+ 0,1F4+ 0,44F5 + 0,12F6
Tất cả các yếu tố có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ đánh giá của ngƣời
lao động về việc làm của mình, trong đó, yếu tố phát triển nghề nghiệp và thời gian
làm việc có đối với chỉ số chất lƣợng việc làm. Yếu tố phát triển nghề nghiệp lại bị
chi phối nhiều nhất bởi tăng lƣơng và số lƣợng giờ làm việc trong tuần và có việc
làm đều trong tháng. Điều này hàm ý sự ổn định theo chiều hƣớng tăng của tiền
lƣơng cũng nhƣ ổn định về thời gian làm việc là các yếu tố có vai trò lớn nhất đối
với chất lƣợng việc làm. Trên thực tế ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi
chính thức chƣa hài lòng về các yếu tố nhƣ: phúc lợi khác ngoài lƣơng; các chính
sách về bào hiểm và bảo đảm việc làm; môi trƣờng làm việc; vai trò trong các
quyết định của cơ sở,v.v. Kết quả phân tích trên khá tƣơng đồng với sự cảm nhận
của các đối tƣợng khảo sát về tầm quan trọng của các nhóm yếu tố. Tuy nhiên, họ
cảm nhận yếu tố tiền lƣơng, thu nhập lại là quan trọng nhất, tiếp đến là thời gian
làm việc, môi trƣờng và điều kiện làm việc, chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc
làm, mối quan hệ nơi làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Đơn vị: điểm
Biểu đồ 4.1. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố chất lƣợng việc làm
của các đối tƣợng phỏng vấn
Ghi chú: Điểm càng cao yếu tố càng có vai trò quan trọng.
4.1.4.3. Chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng việc làm
a. Trọng số của các chỉ số thành phần và chỉ số trung gian đánh giá chất lượng
việc làm
Dựa trên hệ số đóng góp phản ánh vai trò của các chỉ số thành phần đối với
chủ số trung gian và vai trò của chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp chất
6,64
5,00
3,49
4,24
3,25
3,36
2,02
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
Tiền lƣơng, thu nhập
Thời gian làm việc
Chính sách bảo hiểm
và bảo đảm việc làm
Điều kiện làm việc an
toàn
Đào tạo và phát triển
nghề nghiệp
Tiến nói và mối quan
hệ nơi làm việc
Khác
16
lƣợng việc làm, sử dụng phƣơng pháp chuẩn hóa để đƣa các hệ số này theo thứ bậc
để sử dụng làm trọng số tính toán chỉ tiêu chất lƣợng việc làm tổng hợp.
b. Chỉ số chất lượng việc làm tổng hợp
Chỉ số tổng hợp chất lƣợng việc làm đƣợc tính toán dựa trên các chỉ số trung
gian, chỉ số trung gian đƣợc tính từ chỉ số thành phần. Sử dụng ba phƣơng án tính chỉ
số việc làm tổng hợp: (i) Bình quân không trọng số; (ii) Bình quân gia quyền với trọng
số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí theo thuyết bậc nhu cầu của Maslow và (iii)
Bình quân gia quyền với trọng số đƣợc tính toán từ phân tích nhân tố (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Cách tính các chỉ số tổng hợp chất lƣợng việc
Hệ số của các nhóm tiêu chí
và biến con
Phƣơng
án 1:
Bình
quân
không
trọng số
Phƣơng án 2:
Bình quân gia
quyền, trọng số
theo thuyết bậc
nhu cầu của
Maslow
Phƣơng án 3: Bình quân
gia quyền, trọng số
chuẩn hóa xác định từ
mô hình hồi quy (wi)
Chỉ số chất lƣợng việc làm chung
QEI
= trung
bình
((F1)---
(F6))
=
(F1*4+F2*3+..
+F6*6)/21
= (F1*wf1++..+F6*wf6)/
(wf1++wf6)
F1 Bảo đảm việc làm trung bình ((Bh1)---(Bh9))
= (Bh1*wbh1+Bh9 *wbh9)/
(wbh1++wbh9)
F2 Điều kiện làm việc trung bình ((Dk1)---(Dk6))
= (Bh1*a1+Bh9 *a6)/
(a1++a9)
F3 Thời gian làm việc trung bình ((Tg1)---(Tg5))
=
(Tg1*wTg1+..Tg5*wTg5)/
(wTg1++wTg5)
F4 Tiếng nói và mối quan hệ trung bình ((Qh2)---(Qh4))
= (Qh1*wqh1..
+Qh4 *wqh4)/
(wqh1++ wqh4)
F5 Phát triển nghề nghiệp trung bình ((Tn7)---(Pt3))
= (Tn7*wtn7+..Pt3*wpt3)/
(wtn1++wpt3)
F6 Thu nhập trung bình ((Tn1)---(Tn3))
= (Tn1*wtn1+Tn3 *wtn3)/
(wtn1++wtn3)
F1: = trung bình ((Bh1)---(Bh9))
Bh2 Nghỉ thai sản
Bh3 Hỗ trợ khi về hƣu
Bh4 Trợ cấp thôi việc
Bh6 Tử tuất
Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lƣơng
Bh8 Chi phí y tế/BHYT
Bh9 Tham gia BHXH
F2: = trung bình ((Dk1)---(Dk6))
Dk1
Tập huấn và giám sát về
ATVSLĐ
chuẩn hóa công thức 1b
17
Hệ số của các nhóm tiêu chí
và biến con
Phƣơng
án 1:
Bình
quân
không
trọng số
Phƣơng án 2:
Bình quân gia
quyền, trọng số
theo thuyết bậc
nhu cầu của
Maslow
Phƣơng án 3: Bình quân
gia quyền, trọng số
chuẩn hóa xác định từ
mô hình hồi quy (wi)
Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ
Trọng số wi đƣợc chuẩn
hóa từ hệ số đóng góp
từng biến đến nhóm nhân
tốtheo thứ bậc
(công thức 4)
wkj= (k-1) x ((akj –
meanj)/(maxj – meanj) +1
(CT4)
Dk3
Trang bị dụng cụ bảo hộ lao
động
Dk4
Trang bị thiết bị giảm thiếu
tác động yếu tố có hại
Dk5
Trang bị thiết bị xử lý rác
thải, nƣớc thải
Dk6
Môi trƣờng làm việc ít bị ảnh
hƣởng bởi yếu tố có hại
F3: = trung bình ((Tg1)---(Tg5))
Tg1 Việc làm đều trong năm
chuẩn hóa công thức 1b
Tg2 Việc làm đều trong tháng
Tg3 Số ngày làm việc trong tuần
Tg4
Phù hợp về số giờ làm việc trong
ngày
Tg5
Phù hợp về thời điểm làm
việc trong ngày
F4: = trung bình ((Qh2)---(Qh4))
Qh2
Tiếng nói trong các quyết
định liên quan đến bản thân
chuẩn hóa công thức 1b
Qh3 Quan hệ với chủ cơ sở
Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp
F5 = trung bình ((Tn7)---(Pt3))
Tn7 Tăng lƣơng
chuẩn hóa công thức 1b
Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng
Pt2 Phát triển nghề nghiệp
Pt3 Có cơ hội thăng tiến
F6 = trung bình ((Tn1)---(Tn3))
Tn1 Mức lƣơng
chuẩn hóa công thức 1b
Tn2 Hình thức trả lƣơng
Tn3 Lƣơng làm thêm
Xem xét chỉ số chất lƣợng việc làm của các nhóm lao động trong các cơ sở
SXKD phi chính thức khác nhau nhằm tìm ra giải pháp đối với từng nhóm. Kết quả
cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm lao động khác nhau trong các cơ sở SXKD
phi chính thức ở Hà Nội. Xem xét từng chỉ số thành phần đối với từng nhóm lao
động sẽ thấy đƣợc để nâng cao chất lƣợng việc làm của nhóm đó thì cần can thiệp
vào yếu tố nào.
- Theo giới tính, chất lƣợng việc làm của lao động nam tốt hơn lao động nữ.
18
chất lƣợng việc làm của nhóm lao động nữ bị hạn chế ở yếu tố thu nhập, tiếng nói
và mối quan hệ nơi làm việc và bảo đảm việc làm.
- Xét theo khu vực làm việc, lao động làm việc ở khu vực nội thành có chất
lƣợng việc làm cao hơn ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở ở ngoại thành. Để
nâng cao chất lƣợng việc làm cho lao động khu vực ngoại thành cần chú ý đến hai
yếu tố là điều kiện làm việc và thời gian làm việc.
- Chất lƣợng việc làm của lao động nhóm tuổi trung niên từ 25-39 tuổi cao
hơn nhóm thanh niên (15-24 tuổi) và nhóm từ 40 tuổi trở lên. cần chú ý cải thiện
điều kiện làm việc và thời gian làm việc của nhóm lao động trên 40 tuổi và yếu tố
tiếng nói và mối quan hệ; yếu tố phát triển nghề nghiệp của nhóm lao động trẻ
dƣới 25 tuổi
- Xét theo ngành, chất lƣợng việc làm của lao động làm việc trong ngành dệt và
sản xuất kim loại là cao nhất. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất sản phẩm
từ kim loại đúc sẵn, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy còn hạn chế và cần ƣu tiên các
giải pháp nâng cao thu nhập, phát triển nghề nghiệp, nâng cao vai trò và tiếng nói của
ngƣời lao động, cải thiện thời gian làm việc và nâng cao bảo đảm việc làm.
Đơn vị: điểm chuẩn hóa
Biểu đồ 4.2. Chỉ số chất lƣợng việc làm tổng hợp (QEI) theo 3 phƣơng pháp,
giới tính, nơi làm việc, hộ khẩu và nhóm tuổi
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA LAO
ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC
4.2.1. Thể chế chính sách
Trong hệ thống chính sách hiện hành của nƣớc ta, hầu hết các quy định về
thời giờ làm việc, tiền lƣơng-thu nhập, điều kiện lao động,..đã đƣợc quy định trong
bộ Luật Lao động, Luật tiền lƣơng tối thiểu, Luật An toàn vệ sinh lao động,v.v.
0,03
-0,03
0,04
-0,05
0,00
0,00
-0,05
0,02
-0,02
0,04
-0,05
0,05
-0,06
-0,02
0,03
-0,03
0,03
-0,06
0,01
-0,01
0,07
-0,08
-0,02
0,02
-0.09
0,02
-0,01
-0.10 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08
Nam
Nữ
Nội thành
Ngoại thành
Hộ khẩu Hà Nội
Hộ khẩu ngoại tỉnh
Dƣới 25
Từ 25-39
Từ 40 trở lên
QEI1
QEI2
QEI3
19
trong đó có quy định cho lao động làm công ăn lƣơng trong khu vực phi chính
thức. Có thể phân loại mức độ tác động của các chính sách này tới chất lƣợng việc
làm nhƣ trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Chính sách áp dụng cho ngƣời lao động làm việc
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức
Chính sách Văn bản chính
sách chính
Điều kiện áp dụng Mức độ tác
động/chi phối chất
lƣợng việc làm
Đăng ký kinh doanh Nghị định
43/2010/NĐ-CP
Hộ, cơ sở không sử
dụng quá 10 lao động.
Trên 10 lao động phải
chuyển đổi hình thức
doanh nghiệp
A
căn cứ áp dụng các
chính sách khác.
Mức lƣơng tối thiểu
Quy định kỳ hạn trả lƣơng
tiền lƣơng làm thêm giờ,
làm việc vào ban đêm
chế độ phụ cấp, trợ cấp,
nâng bậc, nâng lƣơng
tiền thƣởng
Bộ Luật Lao động
(2012)
NĐ 122/2015/NĐ
NĐ 05/2015/NĐ-
CP
lao động làm
việc theo hợp đồng
lao động
B
Thời giờ làm việc Bộ Luật Lao động
(2012)
lao động làm việc theo
hợp đồng lao động
B
Hợp đồng lao động
Bộ Luật Lao động
(2012)
A
là điều kiện chính
để áp dụng các
chính sách khác
BHXH bắt buộc Luật Bảo hiểm xã
hội sửa đổi (2014)
lao động làm việc có
hợp đồng từ 1 tháng
trở lên
B
Bảo hiểm thất nghiệp Luật việc làm
(2013)
lao động làm việc có
hợp đồng lao động từ
3 tháng trở lên
B
BHXH tự nguyện Luật Bảo hiểm xã
hội sửa đổi (2014)
lao động khu vực phi
chính thức có nhu cầu
nhƣng chỉ có hai chế
độ hƣu trí và tử tuất
A
đối tƣợng điều
chỉnh trực tiếp là
nhóm phi chính thức
Môi trƣờng và điều
kiện lao động
Luật An toàn, vệ
sinh lao động
tất cả ngƣời lao động,
bao gồm cả ngƣời lao
động làm việc không
theo hợp đồng lao
động
A
Bao phủ rộng đối
tƣợng điều chỉnh
gồm nhóm phi
chính thức
Tiếng nói và mối quan
hệ tại nơi làm việc
Bộ Luật Lao động
Nghị định Số
60/2013/NĐ-CP
lao động làm
việc theo hợp đồng
lao động
B
Đào tạo và phát triển
kỹ năng
Bộ Luật Lao động
Luật Việc làm
lao động làm việc theo
hợp đồng lao động
B
20
- Nhóm A, nhóm có tác động mạnh là nhóm chính sách điều chỉnh trực tiếp
tới nhóm lao động phi chính thức và là tiền đề cho việc áp dụng chính sách khác
bao gồm:
+ Chính sách đăng ký kinh doanh: hình thức đăng ký kinh doanh sẽ chi phối
việc đơn vị đó chịu sự điều chỉnh của các chính sách khác. Trên thực tế có khá
nhiều đơn vị theo Luật phải đăng ký kinh doanh nhƣng không thực hiện nhằm trốn
tránh thực hiện các chính sách đặc biệt chính sách liên quan đến ngƣời lao động.
+ Chính sách BHXH tự nguyện và An toàn vệ sinh lao động: điều chỉnh trực
tiếp đối tƣợng lao động phi chính thức.
+ Hợp đồng lao động: là yếu tố quan trọng nhằm xác định đối tƣợng điều
chỉnh của các chính sách liên quan đến chất lƣợng việc làm khác nhƣ tiền lƣơng,
thời gian làm việc, BXXH bắt buộc,..
- Nhóm B, nhóm chính sách còn lại, đây là nhóm có liên quan chính tới các
khía cạnh chất lƣợng việc làm nhƣng liệu lao động trong các cơ sở SXKD phi
chính thức có là đối tƣợng điều chỉnh của nhóm này không phụ thuộc nhiều vào
kết quả thực thi của nhóm A.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản dƣới luật ban hành không kịp thời, thiếu đồng
bộ và khó đi vào thực tế; năng lực quản lý Nhà nƣớc về lao động việc làm nói
chung chƣa phát triển toàn diện, đội ngũ thanh tra chính sách lao động việc làm
còn thiếu, v.v.
4.2.2. Các yếu tố từ phía ngƣời sử dụng lao động tạo môi trƣờng làm việc
- Tổ chức sản xuất và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Các cơ sở SXKD
phi chính thức sử dụng máy móc, công nghệ còn đơn sơ tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động còn ở mức thấp không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và sức khỏe.
- Tổ chức lao động của cơ sở SXKD: Hầu hết các cơ sở SXKD phi chính
thức đi lên từ hộ gia đình vẫn mang tính chất quản lý gia đình. Thực tế cho thấy
thiếu sự liên kết, ràng buộc giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động trong các
cơ sở SXKD phi chính thức.
- Thực thi pháp luật về lao động của các cơ sở SXKD còn hạn chế một phần
do hiểu biết, nhận thức còn hạn chế. Đa số cơ sở SXKD phi chính thức không ký
HĐLĐ, tiền lƣơng, tiền công căn cứ vào sự thảo thuận với ngƣời lao động và chƣa
quan tâm đến các chế độ tiền lƣơng khác, v.v.
Bảng 4.5. Mức độ hiểu biết về luật pháp liên quan của chủ cơ sở
Tốt Trung bình Kém Không biết
Luật Doanh nghiệp 3,50 12,15 37,62 46,73
Luật Hợp tác xã 2,10 12,15 39,49 46,26
Bộ Luật Lao động 1,40 13,08 36,45 49,07
Luật Bảo hiểm xã hội 1,40 5,37 33,41 59,81
21
4.2.3. Các yếu tố từ ngƣời lao động
Bản thân ngƣời lao động chƣa thực sự chú trọng đến các yếu tố liên quan
đến chất lƣợng việc làm của mình ngoại trừ mức lƣơng mà họ nhận đƣợc. Do sức
ép, mong muốn nâng cao thu nhập, ngƣời lao động phải chấp nhận thời giờ làm
việc không hợp lý, chấp nhận làm khối lƣợng công việc nặng nhọc hơn, điều kiện
lao động tồi tệ hay không có cơ hội đào tạo, v.v..
Hộp 4.1. Kết quả phỏng vấn sâu
Ngƣời lao động không hiểu và không quan tâm đến vấn đề đảm bảo việc
làm ngoài tiền lƣơng:
.. “Em làm ở đây lâu rồi, không ký HĐLĐ, nhƣng em với anh chủ ở đây nhƣ là chỗ
anh em với nhau, có gì thì bảo nhau”. (ngƣời lao động)
“Em vào làm ở doanh nghiệp này đƣợc gần 4 năm rồi, HĐLĐ mỗi năm vẫn ký
lại 1 lần, hình nhƣ là thời gian 1 năm hay sao đó mà đến cuối năm đều ký lại mà,
các anh chị ý gọi lên bảo ký là ký, em cũng không quan tâm đến nội dung lắm, chỉ
cần biết mức lƣơng của mình là bao nhiêu thôi”.
4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆC
LÀM TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.3.1. Định hƣớng
4.3.1.1. Căn cứ định hướng
Chƣơng trình hợp tác quốc gia ILO-Việt Nam về việc làm bền vững 2012-
2016. Nghị quyết Số19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trƣờng
kinh doanh. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI đã đặt ra mục
tiêu đến năm 2020
4.3.1.2. Định hướng giải pháp nâng cao nhất lượng việc làm trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội: Nâng cao chất lƣợng việc làm cho
ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức cần đƣợc thực hiện đồng thời
việc thúc đẩy chính thức hóa các cơ sở SXKD phi chính thức và các chính sách
trực tiếp cho các cơ sở SXKD phi chính thức.
4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm trong cơ sở sản xuất kinh doanh
phi chính thức thành phố Hà Nội
(1) Cải thiện môi trƣờng kinh doanh và thúc đẩy chính thức hóa các cơ sở sản xuất;
(2) Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến chất lƣợng việc làm trong các cơ sở
SXKD phi chính thức; (3) Đẩy mạnh thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa chủ
sử dụng lao động và ngƣời lao động đặc biệt là lao động yếu thế (nữ, nhập cƣ,..);
22
(4) Thúc đẩy phát triển quan hệ lao động, tăng cƣờng các thỏa thuận, thƣơng lƣợng
giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính
thức; (5) Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật lao động cho
ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức;
(6) Xây dựng chƣơng trình hỗ trợ đào tạo cho ngƣời lao động đang làm việc trong
các cơ sở SXKD phi chính thức; (7) Tăng cƣờng năng lực thanh tra lao động đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức; (8) Xây dựng chính sách hỗ trợ
và dịch vụ tƣ vấn: tài chính, phòng ngừa tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, tiếp
cận tín dụng, v.v.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã làm rõ vấn đề lý luận về chất lƣợng việc làm, đánh giá
thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm trong các cơ
sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động, cụ thể:
1) Về lý luận, nghiên cứu cho thấy chất lƣợng việc làm trong các cơ sở
SXKD phi chính thức là các đặc tính của hoạt động lao động bao gồm: (1) tiền
lƣơng/thu nhập; (2) thời gian làm việc; (3) việc làm đƣợc đảm bảo thông qua hợp
đồng lao động và chính sách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao động đảm bảo an
toàn và sức khỏe; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và (6) cơ hội đƣợc đào
tạo và phát triển kỹ năng. Để nâng cao chất lƣợng việc làm cần nghiên cứu và tìm
hiểu cụ thể nhu cầu của ngƣời lao động trên các đặc tính của việc làm và có biện
pháp hữu hiệu để đáp ứng. Nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động có
vai trò quan trọng đối với ngƣời lao động khu vực phi chính thức đáp ứng các tiêu
chuẩn về ổn định việc làm, quyền cơ bản tại nơi làm việc, bảo đảm xã hội và sự
tham gia vào đối thoại xã hội của ngƣời lao động để tiến tới việc làm bền vững;
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm, nhƣng chủ yếu gồm 3 nhóm:
môi trƣờng pháp lý và chính sách liên quan; tô chức sản xuất từ phía ngƣời sử
dụng lao động và yếu tố liên quan đến bản thân ngƣời lao động.
2) Về thực tiễn, đánh giá chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi
chính thức ở Hà Nội cho thấy:
- Thu nhập của lao động thấp; thời gian làm việc không cao nhƣng không
đều và có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm; tỷ lệ lao động có ký kết hợp đồng lao
động và đƣợc tham gia BHXH, BHTN thấp (khoảng 10%); điều kiện làm việc
không đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động; hầu hết các quyết định liên quan đến
23
ngƣời lao động đều do ngƣời chủ sử dụng lao động quyết định; ngƣời lao động ít
có cơ hôi đƣợc đào tạo phát triển kỹ năng, phát triển nghề nghiệp.
- Có sự khác biệt về chất lƣợng việc làm giữa các nhóm lao động khác nhau:
của nam cao hơn nữ, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành, nhóm tuổi trung niên
từ 25-39 tuổi cao hơn nhóm thanh niên (15-24 tuổi). Không có sự khác biệt giữa
lao động có hộ khẩu Hà Nội hay không.
- Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức ở Hà Nội chịu
ảnh hƣởng bởi các yếu tố: (i) Sự thiếu đồng bộ giữa các Luật và chậm trễ trong ban
hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện, năng lực thực thi còn hạn chế; (ii) tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động của các cơ sở còn ở mức thấp, sự thiếu hiểu biết và tuân
thủ luật pháp lao động kém của ngƣời sử dụng lao động; (iii) Ngƣời lao động chƣa
chú trọng đến các yếu tố chất lƣợng việc làm ngoài mức lƣơng mà họ nhận đƣợc.
3) Định hƣớng nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi
chính thức thông qua thúc đẩy chính thức hóa các cơ sở SXKD phi chính thức
đồng thời có các chính sách trực tiếp cho các cơ sở SXKD phi chính thức. Các giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức tập
trung vào các nhóm: hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực thực thi
chính sách, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng một số chƣơng
trình hỗ trợ thực thi chính sách thay vì ép buộc thực hiện.
5.2. ĐỀ XUẤT
5.2.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động phù hợp, đặc biệt các văn
bản dƣới Luật cần đƣợc ban hành kịp thời.
- Cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn trong cải cách chính sách nói
chung và cho khu vực phi chính thức nói riêng. Thay đổi tƣ duy về một số chính
sách nhƣ BHXH đa tầng, tự do hiệp hội, hình thành tổ chức đại diện ngƣời lao
động trong khu vực phi chính thức,v.v.
- Có chế tài thực thi pháp luật lao động đối với các cơ sở cũng nhƣ ngƣời lao
động trong các cơ sở SXKD phi chính thức.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ nhƣ tiếp cận tín dụng và dịch vụ tƣ vấn kỹ
thuật cho các cơ sở SXKD phi chính thức để cải thiện điều kiện làm việc và nâng
cao năng suất lao động. Khuyến khích thực hiện trách nhiệm xã hội của các cơ sở
SXKD phi chính thức trong thực hiện các tiêu chuẩn lao động.
- Chính phủ xem xét giành một nguồn ngân sách cho các chƣơng trình hỗ trợ
24
nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức. Cơ chế linh hoạt
cho các địa phƣơng trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình liên quan tới
nâng cao chất lƣợng việc làm đã đề xuất.
5.2.2. Đối với Bộ, ngành
- Bộ LĐ-TB&XH: ban hành kịp thời các văn bản hƣớng dẫn chính sách, tiếp
tục nghiên cứu xây dựng một số chính sách đảm bảo chất lƣợng việc làm cho
ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức nhƣ: bảo hiểm
TNLĐ, BNN tự nguyện; bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện. Xây dựng thống nhất
quy trình thanh tra chuyên ngành LĐ-TB&XH và nội dung thanh tra trong khu vực
phi chính thức.
- Bộ Công Thƣơng, Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Liên
minh HTX Việt Nam và các Bộ ngành khác cần phối hợp trong việc quản lý, hỗ trợ
các cơ sở SXKD phi chính thức liên quan tới vấn đề chất lƣợng việc làm.
5.2.3. Thành phố Hà Nội
- Rà soát và bổ sung các chính sách liên quan đến chất lƣợng việc làm cho
ngƣời lao động trên địa bàn thành phố nói chung và trong các cơ sở SXKD phi
chính thức nói riêng, đặc biệt tính đến ngƣời lao động khu vực ngoại thành, lao
động nữ, thanh niên. Đƣa vào Nghị quyết, chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch của
thành phố trong thời gian tới.
-Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 19-2016 của Chính phủ về về nhiệm vụ,
giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh, chƣơng trình thúc đẩy khởi nghiệp,
chuyển các hoạt động phi chính thức sang chính thức trên diện rộng. Xây dựng mô
hình khởi sự doanh nghiệp trong đó có nội dung đảm bảo việc làm tốt hơn cho
ngƣời lao động.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ ở cấp quận huyện để các cơ quan này có thể
tiến hành các biện pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh trong doanh nghiệp, hợp
tác xã và các cơ sở kinh doanh phi chính thức.
- Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan
tiếp tục thực hiện đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, xây dựng quan
hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Chỉ đạo thực hiện và có cơ chế tài chính, giành một khoản ngân sách cho
việc thực hiện các chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng việc làm đã đƣợc đề xuất.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Chử Thị Lân (2013). Chất lƣợng việc làm của lao động làm công ăn lƣơng ở
Việt Nam. Tạp chí Lao động và Xã hội: trang 30-32, số 459 (16-31/7/2013).
2. Chử Thị Lân và Quyền Đình Hà (2014). Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
việc làm của lao động đang làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức tại
Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 955-963.
3. Chử Thị Lân (2016). Chất lƣợng việc làm của ngƣời lao động trong khu vực phi
chính thức ở Hà Nội. Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, quyển 6, số 1
(3/2016).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_cao_chat_luong_viec_lam_trong_cac_co_so.pdf