Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã giải quyết được các mục tiêu đề ra, các kết luận chính theo từng mục tiêu cụ thể nhứ sau: Phát triển nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua phát triển ổn định về diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích thiệt hại chiếm tỷ lệ lớn, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu không ổn định, hệ thống hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây tỷ lệ tôm nguyên liệu nhập khẩu của Tỉnh không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đây là điều mà địa phương cần quan tâm, tìm nguyên nhân, có giải pháp điều chỉnh kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ tôm nguyên liệu của tỉnh. Năng suất tôm nuôi nước lợ đạt trung bình 2.287,37 kg/ha, đây là mức năng suất tương đối thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Trong đó, năng suất mô hình nuôi TTCTTC đạt cao nhất, trung bình 3.576,74 kg/ha, mô hình nuôi TSTC đạt 2.248,55 kg/ha, nông hộ nuôi TSQCCT năng suất đạt 961 kg/vụ/ha. Nông hộ nuôi tôm nước lợ không chủ động thời điểm thu hoạch, mà họ chỉ thu hoạch khi tôm nuôi có biểu hiện khác thường hoặc có tôm chế chết,24 chiếm tỷ lê cao. Tôm nuôi nước lợ tiêu thu với hai hình thức chủ yếu là tôm nguyên liệu và tôm sống (oxy), nông hộ bán sản phẩm qua cấp trung gian chứ không bán trực tiếp cho các công ty chế biến xuất khẩu. Hình thức tiêu thụ sản phẩm vẫn theo phương thức truyền thống, chưa qua hình thức cung ứng theo hợp đồng, liên kết chuỗi sản xuất, đây là một hạn chế lớn của nông hộ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Doanh thu đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha, chi phí sản xuất 215,39 triệu đồng/vụ/ha, lợi nhuận đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha, giá bán trung bình 147,27 ngàn đồng/kg, giá thành 104,82 ngàn đồng/kg, tỷ suất doanh thu/chi phí là 1,44, lợi nhuận/chi phí đạt 0,44, hiệu quả sử dụng lao động đạt 0,72 triệu đồng/ngày công. Cơ cấu chi phí sản xuất, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến 56,93%, kế đến là chi phí lao động (gồm lao động thuê và gia đình) chiếm 9%, chi phí sửa chữa tài sản cố định chiếm 8%, giống tôm nuôi chiếm 7,02%, chi phí nhiên liệu 5,55%, chi phí khấu hao chiếm 5,31%, và chi phí thuốc thú y, men vi sinh, chế phẩm sinh học chiếm 4,77% và một số chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp xác định cở mẫu theo công thức của Yamane (1976), Singh và Masuku (2014). Kết quả phỏng vấn hộ nuôi tôm nước lợ và đánh giá chất lượng bảng phỏng vấn, số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu gồm mô hình nuôi TSQCCT là 100 quan sát, TSTC 104 quan sát và TTCTTC 106 quan sát. Phân bố số lượng quan sát theo địa bàn nghiên cứu như sau: thị xã Vĩnh Châu 131 quan sát, huyện Mỹ Xuyên là 153 quan sát và huyện Trần Đề là 26 quan sát. 3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm trình bày một số chỉ số thống kê mô tả cơ bản, cũng như trình bày của dữ liệu bảng, đồ thị được thiết kế để giúp hiểu được đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa điểm, đối tượng nghiên cứu. Hơn nữa, những kết quả này cũng hữu ích cho các cuộc thảo luận tiếp theo của phương pháp phân tích khác. 3.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất Ước lượng TE nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) với sai số hỗn hợp. Đồng thời, để ước lượng EE nghiên cứu sử dụng hàm lơi nhuận biên ngẫu nhiên (stochastic profit frontier function). Hàm lợi nhuận là sư kết hợp những thành phần của TE. Bất kỳ sự tác động nào ảnh hưởng đến quyết định của nhà sản xuất điều được giả định là sẽ dẫn đến việc làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà sản xuất (Meeusen và Van Den Broeck, 1977; Ali et al, 1989; Ali et al, 1994; Ahaman, 2003; Abu et al, 2011; Phạm Lê Thông, 2015; Nguyễn Hữu Đặng, 2017). Mô hình hàm sản xuất/lợi nhuận biên ngẫu nhiên dạng Cobb- Douglas được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến TE/EE của nông hộ nuôi TTCTTC, TSTC, TSQCCT. 3.2.3 Phân tích hồi quy Tobit Mô hình hồi quy Tobit được xây dựng bởi nhà kinh tế học Tobin (1958) và nó được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế-xã hội. Trong nghiên cứu này sau khi phân tích điểm số hiệu quả sản xuất bằng SFA nghiên cứu kế 8 thừa phương pháp hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất (TE, EE). CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TỈNH SÓC TRĂNG 4.1.1 Tổng quan về tỉnh Sóc Trăng Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Giai đoạn 2010-2015 tốc độ phát triển GDP bình quân 9,05%/năm, giảm -2,37 điểm % so với giai đoạn trước. Đây là thời kỳ suy thoái của ngành nông lâm và thủy sản do đó tốc độ tăng lĩnh vực này là 4,08%/năm, giảm -2,48 điểm % so với giai đoạn trước. Đến năm 2016 trăng trưởng GDP của tỉnh là 8,76, giảm -0,29 điểm % so với năm 2015. Điều đáng quan tâm là lĩnh vực nông lâm thủy sản tiếp tục suy giảm tốc độ tăng trong lĩnh vực này chỉ đạt 1,73%, giảm -2,35 điểm% so với năm 2015. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh năm 2016 đạt 19.410 tỷ đồng, gấp 1,68 lần so với năm 2010. Quan trọng hơn nữa là cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc, chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 36,28%, giảm -11,72 điểm %, công nghiệp và xây dựng tăng lên 22,12%, tăng 0,30 điểm %, dịch vụ là 41,60%, tăng 11,42 điểm % so với năm 2010. Bảng 4.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh từ 2010-2016 (giá so sánh 1994) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nông, lâm sản và thủy sản (%) 3,12 -1,65 2,76 11,66 4,30 6,14 1,73 Công nghiệp và xây dựng (%) 16,90 11,30 1,34 3,58 19,49 9,32 11,70 Dịch vụ (%) 19,23 26,29 19,83 10,15 11,04 9,80 14,05 Tổng số (%) 10,47 9,61 8,38 9,41 9,89 8,25 8,76 Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2003, 2007, 2010, 2017 Qua kết quả phân tích trên cho thấy, kinh tế của tỉnh phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm, thủy sản từ 2000 phát triển đến năm 2010 và sau năm 2010 ngành nông, lâm, thủy sản đã chuyển sang thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng âm, điều này đã làm cho kinh tế của tỉnh tăng chậm lại đến năm 2015 kinh tế nông, lâm thủy sản bắt đầu phục hồi nhưng vẫn chưa ổi đinh. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng rất nhanh và ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn và chiếm tỷ trong cao trong kinh tế của tỉnh, đã góp phần bù đắp phần giảm sút của nông lâm thủy sản đưa kinh tế của tỉnh phát triển. 9 4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm nuôi nước lợ tỉnh Sóc Trăng Nuôi trồng thủy sản của Tỉnh phát triển khá sớm, đối tượng nuôi chủ yếu là nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nuôi thủy sản nước ngọt, hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến nhằm tận dụng những ao, mương vườn, vùng ngập nước có điều kiện thuận lợ. Diện tích nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, tốc độ trăng trưởng bình quân 9,72%/năm, sau giai đoạn này diện tích nuôi tôm nước lợ của Tỉnh liên tục giảm dần và đến năm 2016 có xu hướng tăng nhẹ 0,56% so với năm 2015 về diện tích nuôi tôm nước lợ. Đến năm 2016 diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 46.520 ha. Đối tượng nuôi tôm nước lợ chủ lực của Tỉnh là tôm sú, năm 2008 mới thả nuôi thử nghiệm TTCTTC với diện tích rất hạn chế 145 ha, chiếm 0,30% đến năm 2010 diện tích nuôi TTCTTC chỉ đạt 161 ha, chiếm 0,33% so với diện tích nuôi tôm nước lợ. Nhưng trong giai đoạn từ 2010-2015 tốc độ phát triển diện tích nuôi TTCTTC đã tăng rất nhanh, bình quân 171,15%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do, thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn tôm sú, là đối tượng mới, bệnh trên tôm thẻ chưa nhiều, tôm giống có chất lượng do nguồn giống bố mẹ mới nhập về. Do đó, đã khắc phụ được những khó khăn, hạn chế của tôm sú về thời gian nuôi và dịch bệnh nên diện tích nuôi TTCTTC phát triển rất nhanh trong giai đoạn này, thay thế dần tôm sú. Mô hình nuôi tôm nước lợ thâm canh của tỉnh bắt đầu thả nuôi từ năm 1998 với diện tích rất thấp, chiếm chỉ có 0,22% nhưng diện tích nuôi theo hình thức thâm canh phát triển rất nhanh ở những vùng có điều kiện thích hợp, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 tốc độ phát triển diện tích nuôi theo hình thức thâm canh tăng bình quân 253,33%/năm. Đến năm 2016 diện tích nuôi tôm thanh canh chiếm 85,13%, trong đó diện tích nuôi TSTC chiếm 28,76%, TTCTTC chiếm 56,37%. Qua kết quả phân tích cho thấy, mức độ thâm canh hóa trong nuôi tôm nước lợ của tỉnh ngày càng cao. Sản lượng tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 bình quân 30,91%/năm, nguyên nhân do trong giai đoạn này nông hộ nuôi tôm nước lợ chuyển đổi từ mô hình nuôi quảng canh cải tiến lên thâm canh nên tốc độ tăng sản lượng trong giai đoạn này rất nhanh, năng suất tôm nuôi nước lợ không ngừng phát triển, năm 2005 năng suất trung bình đạt 0,81 tấn/ha thì đến năm 2010 đạt 1,78 tấn/ha, gấp 2,2 lần so với năm 2005. Sau đó tốc độ tăng sản lượng tôm nuôi giảm dần và thấp nhất vào giai đoạn từ năm 2010-2015, bình quân tăng 5,79%/năm. Năm 2016 tốc độ tăng sản lượng đạt 22,47% so với năm 2015, sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 117.740 tấn, năng suất trung bình đạt 3,06 10 tấn/ha. Trong đó, năng suất tôm thẻ chân trắng đạt 4,47 tấn/ha, tôm sú chỉ đạt 1,01 tấn/ha. 4.1.3 Tình hình chế biến, xuất khẩu, thị trường tiệu thụ thủy sản Năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh phát triển khá nhanh, đến năm 2011 công suất chế biến đạt 127.000 tấn thành phầm/năm và giữ ổn định cho đến cuối năm 2016, công suất chế biến của các nhà máy chỉ đạt 59,91% vào năm 2016 và đây là năm công suất chế biến của các nhà máy đạt cao nhất. Tốc độ tăng sản lượng chế biến của tỉnh từ năm 2010 đến 2016 bình quân 5,40%/năm, trong đó, tôm đông tăng bình quân 5,89%/năm, năm 2016 thành phẩm chế biến của tỉnh đạt 76.086 tấn, trong đó tôm đông 60.376 tấn, chiếm 79,35%. Cơ cấu nguyên liện chế biến vào năm 2016 nguyên liệu tôm trong nước chiếm 85,95% và nguyên liệu nhập khẩu chiếm 14,05%, điều đặc biệt quan tâm là tốc độ gia tăng của nguyên liệu tôm nhập khẩu của tỉnh năm bình quân 9,75% năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, năm có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu cao tôm nhất vào năm 2015 chiếm đến 22,03%. 4.1.4 Kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ thủy sản của tỉnh Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh liên tục gia tăng, trong giai đoạn từ 2005-2010 tăng bình quân 5,89%/năm, giai đoạn từ 2010-2015 tăng bình quân 9,85%/năm. Năm 2016 tăng 18,03% so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 625,29 triệu USD, tôm đông đạt 596,63 triệu USD, chiếm 91,05%. Qua kết quả này cho thấy, tôm đông là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ lực của tỉnh gồm Nhật, Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc. 4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM NUÔI CỦA NÔNG HỘ VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG 4.2.1 Giới thiệu đặc điểm nông hộ nuôi tôm nước lợ Qua số liệu khảo sát cho thấy, tuổi đời trung bình người sản tham gia xuất chính trong hộ nuôi tôm vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng tương đối cao, trung bình 47,17 tuổi. Về trình độ học vấn của người sản xuất chính tương đối thấp, trung bình 8,06 năm, thậm chí có người không biết chữ. Nhân khẩu trong hộ gia đình nuôi tôm nước lợ trung bình 4,67 người/hộ, hộ gia đình có nhân khẩu thấp nhất 2 người/hộ và cao nhất là 11 người/hộ. Số lượng người động trong độ tuổi lao động trong hộ nuôi tôm nước lợ tương đối dồi giàu, trung bình 3,67 người/hộ, tỷ lệ nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm 78,59%, người phụ thuộc trong hộ gia đình chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 21,41%. Nghề nghiệp của lao động chính chiếm đa số là nuôi tôm nước lợ 96,45%, người lao động chính trong 11 hộ có nghề nghiệp khác chỉ chiếm 3,55%, qua đó đối tượng khảo sát phù hợp với nội dung nghiên cứu. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của lao động chính trung bình 13,14 năm, thấp nhất 5 năm và cao nhất là 25 năm. Hộ nuôi tôm nước lợ sử dụng lao động trung bình 183,55 ngày công/vụ/ha, có sự biến động lớn trong sử dụng lao động của nông hộ, thấp nhất là 60 ngày công/hộ/vụ và nhiều nhất là 560 ngày công/vụ/ha. Nông hộ sử dụng lao động gia đình trung bình 166,69 ngày công/hộ, chiếm 90,81% lao động sử dụng, thấp nhất là 32 ngày côngvụ/ha và nhiều nhất là 560 ngày công/vụ/ha, kết quả này cho thấy phần lớn nông hộ sử dụng lao động gia đình. Tình hình sở hữu đất của nông hộ nuôi tôm nước lợ trung bình 1,66 ha/hộ. Nông hộ đầu tư xây dựng công trình ao nuôi trước năm 2005, tỷ lệ diện tích mặt nước nông hộ sử dụng nuôi tôm nước lợ, trung bình 69,13%, diện tích mặt nước ao nuôi trung bình 0.35 ha/ao, thấp nhất là 0,2 ha/ao và cao nhất là 0,6 ha/ao, số ao nuôi tôm nước lợ trung bình 3,18 ao/hộ, hộ có số ao nuôi nhiều nhất là 13 ao/hộ, nhỏ nhất là 2 ao/hộ. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trung bình là 49,74 triệu đồng/ha, mô hình nuôi TTCTTC cao nhất 61,46 triệu đồng/ha, tiếp đến là mô hình nuôi TSTC 55,71 triệu đồng/ha và thấp nhất mô hình nuôi TSQCCT 31,1 triệu đồng/ha. Các khoản đầu tư gồm đào ao, hệ thống độ cơ và hệ thống quạt nước, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chi phí xây dựng cơ bản của nông hộ. Thông tin là một yếu tố cần thiết và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, nông hộ nắm bắt thông tin về sản xuất trong quá trình nuôi tôm nước lợ khá phong phú từ nhiều nguồn, kênh thông tin khác nhau. Nông hộ tham dự tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất tương đối cao, chiếm 88,06% và chưa từng tham dự chiếm 11,94%. Số lần tham dự tập huấn trung bình 3,66 lần, nhiều nhất là 12 lần. Người sản xuất có nhu cầu tham dự tham hội thảo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thời gian tới, chiếm 60,65% và người không có nhu cầu chiếm 18,06%. Nội dung được nông hộ đề xuất gồm kỹ thuật nuôi tôm, chiếm 75,52%, quản lý ao nuôi và kiểm soát dịch bệnh, chiếm 15,58%, kỹ thuật nuôi tôm an toàn thực phẩm, chiếm 9,9%. 4.2.2 Thông tin về giống tôm nuôi nước lợ Giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của vụ nuôi, chất lượng giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm, đối với mô hình nuôi TTCTTC và TSTC phần lớn nông hộ chọn nơi cung cấp giống là các công ty, doanh nghiệp, trại ương kinh doanh giống ngoài tỉnh (đặc biệt là các tỉnh miền Trung) chiếm 44,43% và 44,23%, đối với mô hình nuôi TSQCCT chon các công ty, doanh nghiệp, trại ương kinh doanh giống trong tỉnh chiếm 12 47%. Về chất lượng con giống nông hộ nuôi tôm nước lợ rất quan tâm đến chất lượng con giống, trước khi chọn giống nông hộ phân tích, kiểm tra chất lượng giống, đối với mô hình nuôi TSTC tỷ lệ này chiếm 94,23%, mô hình nuôi TTCTTC chiếm 85,85%, còn mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiết chỉ chiếm 72%. Nông hộ nuôi tôm nước lợ tuân thủ lịch thời vụ của cơ quan quản lý nhà nước khuyến cáo, có đến 91,29% hộ chấp hành khung lịch thời vụ, chỉ có 8,71% chưa chấp hành với các lý do lợi nhuận cao, bán dễ dàng và được giá cao, thích hợp với điều kiện của địa phương, Thời điểm thả giống tôm nuôi nước mặn lợ tập trung từ tháng 3 cho đến tháng 7. Mật độ thả nuôi tôm nước lợ, trung bình 27,44 con/m2, mật độ nuôi cao nhất là 125,7 con/m2 và nhỏ nhất là 5 con/m2. Đối với nông hộ nuôi TTCTTC mật độ nuôi cao nhất, trung bình 49,1 con/m2, mật độ nuôi TSTC, trung bình 23,56 con/m2, mật độ nuôi thấp nhất là nông hộ nuôi TSQCCT, trung bình 9,4 con/m2. Thời gian nuôi tôm nước lợ trung bình là 113,81 ngày, thời gian nuôi ngắn nhất là 71 ngày và thời gian nuôi lớn nhất là 159 ngày. Tỷ lệ sống tôm nuôi nước lợ trung bình đạt 65,45%, lớn nhất 86,06% và nhỏ nhất 32,5%. Đối với mô hình nuôi TSQCCT có tỷ lệ sống cao nhất trung bình 66,44% thấp nhất là mô hình nuôi TSTC chỉ đạt 64,21% Nông hộ nuôi tôm nước lợ rất quan tâm đến chất lượng môi trường nước ao nuôi, họ phải kiểm tra thường xuyên một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi chủ yếu như pH, độ mặn, độ trong, nhiệt độ, ôxy hòa tan, độ kiềm, NH3, H2S, Tuy nhiên, mức độ quan tâm của nông hộ nuôi tôm ở những mô hình có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mực nước ao nuôi tôm nước lợ có biên độ dao động khá lớn, nhỏ nhất là 0,6m và lớn nhất là 1,9 m, trung bình 1,16 m. Đối với mô hình nuôi TTCTTC mực nước trung bình 1,31m, mô hình nuôi TSTC mực nước ao nuôi trung bình 1,30m, mô hình nuôi TSQCCT có mực nước ao nuôi thấp nhất, trung bình 0,86m. Độ mặn nước ao nuôi tôm nước lợ trung bình 9,59 ‰, nước ao nuôi có độ mặn cao nhất là 18‰ và thấp nhất là 3‰. pH nước ao nuôi trung bình 7,87, pH dao động từ 7,0 đến 8,8. pH nước ao nuôi nhiều nhất từ 7.5 đến 8.0 chiếm 61,61%. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của vụ nuôi tôm là thức ăn. Nông hộ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp dạng viên, hàm lượng protein dao động từ 30 đến 45%, đối với tôm sú hàm lượng đạm từ 35 đến 45% và tôm thẻ chân trắng từ 30 đến 42%. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trung bình 1,48 nhỏ nhất 1,12 và lớn nhất là 1,93. Mô hình nuôi TTCTTC có 13 hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất, trung bình 1,38, lớn nhất là mô hình nuôi TSTC 1,62 và TSQCCT là 1,48. Bệnh tôm là vấn đề chính về sức khỏe của tôm nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của vụ nuôi tôm. Một số bệnh phổ biến nông hộ nuôi tôm thường gặp như đóng rong, đen mang, gan tụy, đầu vàng, đốm trắng, phân trắng và một số bệnh khác, nông hộ nuôi tôm nước lợ gặp các loại bệnh trên tôm nuôi chiếm 60,65%. Trong đó, bênh đóng rong, đen mang chiếm đa số 29,53%, 55/188 hộ, bênh đầu vàng chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,1%,4/188 hộ. Nông hộ nuôi tôm nước lợ không chủ động thời điểm thu hoạch, mà họ chỉ thu hoạch khi tôm nuôi có biểu hiện khác thường hoặc có tôm chết, chiếm tỷ lê cao nhất 45,48% và chỉ có 26,77% hộ nuôi tôm chủ động thời gian thu hoạch, khi tôm đạt kích cỡ theo yêu cầu và giá bán phù hợp. Đối với nông hộ chủ động thời gian thu hoạch có giá bán phù hợp hơn, trong trường hợp này phần lớn nông hộ bán tôm sống, giá bán cao hơn hẳn những nông hộ bán tôm nguyên liệu (ướp đá). Thị trường tiệu thụ sản phẩm của nông hộ tương đối ổn định, nông hộ bán sản phẩm chủ yếu cho các công ty, cơ sở thu mua, sơ chế tại địa phương chiếm 57,1%, công ty, đại lý thu mua, sơ chế từ địa phương khác đến chiếm 41,29%, chỉ có 1,61% bán sản phẩm cho công ty chế biến xuất khẩu trong tỉnh. Nông hộ nuôi tôm nước lợ bán sản phẩm qua cấp trung gian chưa bán trực tiếp cho các công ty chế biến xuất khẩu. Sản phẩm tiêu thụ vẫn theo phương thức truyền thống, chưa qua hình thức cung ứng theo hợp đồng, liên kết chuỗi sản xuất. Đa số chỉ đến thời điểm thu hoạch hoặc gặp thiệt hại, rủi ro mới tìm nơi tiêu thụ và đây cũng là một hạn chế của nông hộ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Năng suất tôm nuôi nước lợ trung bình 2.287,37 kg/ha, lớn nhất 11.814,29 kg/ha và nhỏ nhất 523,08 kg/ha, năng suất có sự biến động rất lớn giữa các hộ nuôi tôm. Trong đó, năng suất mô hình nuôi TTCTTC đạt cao nhất, trung bình 3.576,74 kg/ha, mô hình nuôi TSTC đạt 2.248,55 kg/ha, nông hộ nuôi TSQCCT năng suất đạt 961 kg/vụ/ha, năng suất mô hình nuôi TTCTTC lớn nhất và thấp nhất là mô hình nuôi TSQCCT. Cở tôm thu hoạch trung bình 51,24 con/kg. Trong đó, TSQCCT trung bình lớn nhất 45,18 con/kg, TSTC trung bình 46,3 con/kg và nhỏ nhất là TTCTTC trung bình 61,8 con/kg. Tổng chi phí sản xuất của nông hộ nuôi tôm phụ thuộc vào mức độ thâm canh, mật độ và đối tương nuôi, trung bình là 215,39 triệu đồng/vụ/ha, có sự chênh lệch về chi phí giữa các nông hộ, mô hình nuôi tương đối lớn. Trong đó, đối với mô hình nuôi TTCTTC cao nhất, trung bình 290,25 là triệu đồng/vụ/ha và thấp nhất là mô hình nuôi TSQCCT 120,54 triệu đồng/vụ/ha. Nguyên nhân 14 của sự chênh lệch này có thẻ do sự khác biệt về thời gian nuôi, kỹ thuật canh tác, quản lý, mật độ nuôi, mùa vụ nuôi, giữa các nông hộ. Cơ cấu chi phí sản xuất của nông hộ cho thấy, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến 56,93% và các khoản chi phí còn lại chiếm dưới 10% so với tổng chi phí. Doanh thu trung bình của nông hộ nuôi tôm đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha. Đối với mô hình nuôi TTCTTC doanh thu đạt cao nhất, trung bình 476,21 triệu đồng/vụ/ha, mô hình nuôi TSTC đạt 345,66 triệu đồng/vụ/ha và thấp nhất là doanh thu mô hình TSQCCT 153,82 triệu đồng/vụ/ha, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về doanh thu giữa ba mô hình nuôi tôm nước lợ. Lợi nhuận trung bình của nông hộ nuôi tôm đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha. Trong đó, mô hình nuôi TTCTTC lợi nhuận đạt cao nhất, trung bình 185,96 triệu đồng/vụ/ha, mô hình nuôi TSTC lợi nhuận đạt 115,36 triệu đồng/vụ/ha và thấp nhất là lợi nhuận của mô hình nuôi TSQCCT trung bình 33,28 triệu đồng/vụ/ha. Tỷ suất doanh thu/chi phí sản xuất trung bình đạt 1,44 lần, nông hộ nuôi TTCTTC đạt 1,59 lần, nuôi TSTC là 1,47 lần, nuôi TSQCCT 1,26 lần. Hiệu quả sử dụng lao động trung bình, đạt 0,72 triệu đồng/ngày công. Trong đó, đối với nông hộ nuôi TTCTTC đạt cao nhất là 1,24 triệu đồng/ngày công, nuôi TSTC đạt 0,72 triệu đồng/ngày công trong khi đó đối với nông hộ nuôi TSQCCT chỉ có 0,17 triệu đồng/ngày công. 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Phân tích và đính giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất đạt được, mô hình hàm sản xuất biên, dạng Cobb-Douglas được sử dụng và có dạng như sau: 𝑙𝑛𝑌𝑖 = 𝛼0 + 𝛼1𝑙𝑛𝐿𝐷𝑖 + 𝛼2𝑙𝑛𝐶𝑇𝑖 + 𝛼3𝑙𝑛𝑆𝐶𝑖 + 𝛼4𝑙𝑛𝐺𝑖 + 𝛼5𝑙𝑛𝑇𝐴𝑖 + 𝛼6𝑙𝑛𝑇𝐻𝑖 + 𝛼7𝑙𝑛𝑁𝐿𝑖 + 𝜀𝑖 Trong đó: Yi là năng suất đầu ra của nông hộ thứ i (i = 1,2,...., N); Các yếu tố đầu vào thứ k có thể ảnh hưởng đến Y gồm: số lượng lao động, chi phí cải tạo ao nuôi, sửa chữa thiết bị, dụng cụ, số lượng giống, số lượng thực ăn, chi phí thuốc thú ý, hóa chất và chi phí nhiên liệu; αk: là hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k=0,1,2,,7); ei: là sai số hỗn hợp của mô hình, ei=(ui-vi); vi: là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên, có phân phối chuẩn với kỳ vọng là 0 và phương sai σv2 (v ~ N(0,σv2)) và phần đối xứng, biểu diễn tác động của những yếu tố ngẫu nhiên và đôc lâp với ui; ui là phần sai số một đuôi có phân phối nữa chuẩn (u~|N(0,σu2)|), phản ánh phần phi TE. Tương ứng với hàm sản xuất, hàm lợi nhuận biên trong nghiên cứu có dạng như sau: 15 𝑙𝑛𝜋𝑖 = 𝛽0 + 𝛽1𝑙𝑛𝑃𝐿𝐷𝑖 + 𝛽2𝑙𝑛𝐶𝑇𝑖 + 𝛽3𝑙𝑛𝑆𝐶𝑖 + 𝛽4𝑙𝑛𝑃𝐺𝑖 + 𝛽5𝑙𝑛𝑃𝑇𝐴𝑖 + 𝛽6𝑙𝑛𝑇𝐻𝑖 + 𝛽7𝑙𝑛𝑃𝑁𝐿𝑖 + 𝜀𝑖 Trong đó: πi là lợi nhuận chuẩn hóa của nông hộ thứ i, được tính bằng logarit tự nhiên của lợi nhuận biến đổi từ hoạt động sản xuát chia cho giá bán 1 đơn vị sản phẩm (i = 1,2 ..... N). βj là hệ số cần ước lượng (j=0,1,2,,7); ei là sai số hỗn hợp của mô hình, ei=(ui-vi); vi: là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên, có phân phối chuẩn với kỳ vọng là 0 và phương sai σv2 (v ~ N(0,σv2)) và phần đối xứng, biểu diễn tác động của những yếu tố ngẫu nhiên và đôc lâp với ui; ui: là phần sai số một đuôi có phân phối nữa chuẩn (u~|N(0,σu2)|), phản ánh phần phi TE. 4.3.1 Ước lượng Mô hình nuôi TTCTTC Phương pháp “Ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) được sử dụng để ước lượng các tham số của hàm sản xuất biên và hàm lợi nhuận biên, dạng Cobb- Douglas. Kết quả ước lượng cho thấy mức TE/EE và phi hiệu quả (ui) của nông hộ trong mô hình nuôi TTCTTC cho thấy, ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình đến năng suất và lợi nhuận nuôi TTCTTC có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số λ=0,5394 và 0,9958, có nghĩa là 53,94% và 99,58% sự biến động của năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi TTCTTC là do mức độ phi TE và EE. Đối với hàm sản xuất, hệ số ước lượng của 4 biến ảnh hưởng tích cực đến năng suất TTCTTC và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số biến chi phí sửa chữa tài sản cố định, giống thả nuôi, thức ăn, nhiên liệu. Nghĩa là khi nông hộ tăng cường đầu tư các yếu tố này sẽ làm tăng đáng kể năng suất nuôi TTCTTC góp phần cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Trong hàm lợi nhuận biên các hệ số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuân của nông hộ nuôi TTCTTC và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số chi phí sửa thiết bị, dụng cụ thuốc thú ý, hóa chất và nhiên liệu tác động tích cực đến lợi nhuận, nghĩa là khi gia tăng các khoản chi phí này có thể làm tăng lợi nhuận cho nông hộ và hệ số biến giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi huận, việc gia tăng thức ăn sẽ làm giảm lợi nhuận. Mức TE trung bình của nông hộ nuôi TTCTTC đạt 88,99%, với độ rộng (72,41%-95,08%), không có nông hộ nào đạt TE tối đa. Kết quả này ngụ ý rằng, với mức năng suất đã đạt được thì nông hộ nuôi TTCTTC chỉ cần sử dụng lượng đầu vào khoảng 88,99%. Ngoài ra, kết quả trên củng nói rằng nông hộ nuôi TTCTTC có TE nhỏ hơn 100% nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào để thực hành tiết kiệm và đạt được hiệu quả kỹ thuật. 16 Mức EE của nông hộ nuôi TTCTTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, chỉ đạt 58,44%, mức EE dao động lớn giữa các nông hộ trong mô hình nuôi TTCTTC, hộ có mức EE cao nhất đạt 96,80% và thấp nhất chỉ đạt 11,51%, không có nông hộ nào đạt EE tối đa. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 58,44% lượng chi phí đầu vào. Ngoài ra nông hộ có EE nhỏ hơn 100% cần phải giảm chi phí vào để thực hành tiết kiệm và đạt EE cao hơn. Trong nuôi tôm nước lợ các yếu tố liên quan đến nguồn lực sản xuất khá đa dạng va chúng có thể tồn tại dưới hình thái vật chất như: đất đai, phương tiện sản xuất, nguồn nhân lực, vốn, Việc vận dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi TTCTTC. Kết quả ước lượng hồi qui Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE/EE của nông hộ nuôi TTCTTC cho thấy, xác xuất lớn hơn giá trị kiểm định chi bình phương chi2), chứng tỏ sự phù hợp của mô hình, hơn nữa một số biến quan trọng trong mô hình có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE và có ý nghĩa thống kê gồm diện tích mặt nước nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Đối với EE các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê gồm mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Qua kết quả này cho thấy, số lượng yếu tố ước lượng trong mô hình Tobit có ý nghĩa thống kê không nhiều, điều này chứng tỏ những yếu tố khách quan, không quan sát được như điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi, quyết định phần lớn đến TE/EE đạt được. 4.3.2 Ước lượng Mô hình nuôi TSTC Giống như mô hình nuôi TTTCTC phương pháp “Ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) được sử dụng để ước lượng các tham số của hàm sản xuất biên và lợi nhuận biên của nông hộ nuôi TSTC. Kết quả kiểm định cho thấy, ảnh hưởng của các biến trong mô hình đến năng suất nuôi TSTC có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số λ=0,8679 và 0,6032, có nghĩa là 86,79% và 60,32% sự biến động của năng suất và lợi nhuận của nông hộ là do mức độ phi TE và EE. Ước lượng hàm sản xuất biên mô hình nuôi TSTC đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi TSTC và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và thuốc thú y, hóa chất. Vì vậy, nông hộ nuôi TSTC cần phẩn tăng cường đầu tư các yếu tố này sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất. Trong hàm lợi nhuận biên kết quả ước lượng đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm hệ số của biến giá chuẩn hóa thức ăn, chi phí nguyên liệu có ý nghĩa thống kê. Nhưng chỉ có hệ số yếu tố chi phí nhiên liệu tác động 17 tích cực đến lợi nhuận. Còn hệ số biến giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Mức EE của nông hộ nuôi TSTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, trung bình đạt 70,71%, mức EE dao động lớn giữa các nông hộ trong mô hình nuôi TTCTTC, hộ có mức EE cao nhất đạt 87,06% và thấp nhất chỉ đạt 39,66%. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ nuôi TSTC đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 70,71% lượng chi phí đầu vào. Ngoài ra nông hộ có EE nhỏ hơn 100% cần phải giảm chi phí vào để thực hành tiết kiệm và đạt EE cao hơn. Kết quả ước lượng hồi qui Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE/EE của nông hộ nuôi TSTC cho thấy, xác xuất lớn hơn giá trị kiểm định chi bình phương chi2), chứng tỏ sự phù hợp của mô hình, hơn nữa một số biến quan trọng trong mô hình có ý nghĩa thống kê. Đối với TE chỉ có hệ số các yếu tố lao động, tỷ lệ sống ảnh hưởng tích cực đến TE và có ý nghĩa thống kê. Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến EE của nông hộ nuôi TSTC cho thấy, hệ số tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê, gồm hệ số biến kinh nghiệm, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống, hệ số biến nguồn thông tin tác động tiêu cực đến EE và có ý nghĩa thống kê. 4.3.3 Ước lượng Mô hình nuôi TSQCCT Phương pháp “Ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) được sử dụng để ước lượng các tham số của hàm sản xuất biên và lợi nhuận biên của nông hộ nuôi TSQCCT. Kết quả kiểm định cho thấy, ảnh hưởng của các biến trong mô hình đến năng suất nuôi TSQCCT có ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số γ=0,22568 và 0,90865 cho biết sự biến động của năng suất và lợi nhuận của nông hộ nuôi TSQCCT là do mức độ phi TE và phi EE. Đôi với hàm sản xuất biên, đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi TSQCCT và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và nhiên liệu. Vì vậy, nông hộ nuôi TSQCCT cần phải tăng cường đầu tư các yếu tố này sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất. Ước lượng hàm lợi nhuận biên của nông hộ nuôi TSQCCT cho thấy, hệ số của biến lao động, chuẩn hóa thức ăn và nhiên liệu có ý nghĩa thống kê, nhưng chỉ có hệ số biến nhiên liệu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Kết quả này cho thấy, để nâng cao lợi nhuận nông hộ cần phải sử dụng lao động hợp lý, quản lý tốt lượng thức ăn từ đó nâng cao lợi nhuận cho nông hộ. Nông hộ nuôi TSQCCT đạt TE trung bình 94,24%, với độ rộng tương đối thấp từ 85,24%-98,24%, không có nông hộ nào đạt TE tối đa. Kết quả này ngụ 18 ý rằng, với mức năng suất đã đạt được thì nông hộ nuôn TSQCCT chỉ cần sử dụng lượng đầu vào khoảng 94,24%. Ngoài ra, kết quả trên củng nói rằng nông hộ nuôi TTCTTC có TE nhỏ hơn 100% nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào để thực hành tiết kiệm và đạt được TE cao hơn. Mức EE của nông hộ nuôi TTCTTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, 58,44% so với 88,99%, với độ rộng từ 11,51%-96,80%. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 60,99% lượng chi phí đầu vào. Ngoài ra nông hộ có EE nhỏ hơn 100% cần phải giảm chi phí vào để thực hành tiết kiệm và đạt EE cao hơn. Kết quả ước lượng hồi qui Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE/EE cho thấy, mô hình ước lượng có ý nghĩa thống kê, nhưng số lượng hệ số ước lượng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê không nhiều, chỉ có hệ số tỷ lệ sống ảnh hưởng tích cực đến TE và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đố, kết quả ước lượng hồi qui Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến EE cho thấy mô hình là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Hệ số các biến trong mô hình ước lượng ảnh hưởng tích cực đến EE và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số biến kinh nghiệm, diện tích mặt nước nuôi, nguồn thông tin, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống. Điều này chứng tỏ những yếu tố khách quan, không quan sát được như điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi, yếu tố khách quan, quyết định phần lớn ảnh hưởng đến TE và EE. 4.4 KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Nông hộ nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn lớn nhất là giá cả vật tư đầu vào tăng cao, không ổ định giữa các thời điểm trong năm chiếm đến 91,94%, thiếu kỹ thuật, kiến thức nuôi cũng như quản lý ao nuôi và kiểm soát dịch bệnh chiếm 61,29%, thiếu giống có chất lượng chiếm 58,71%, khó lấy được nước có chất lượng, do nguồn nước ô nhiễm, nhiễm mầm bệnh chiếm 49,03%, thiếu vốn sản xuất chiếm 36,77%, không tiếp cận được hoặc không vay được vốn ngân hàng chiếm 30,97% và thiếu lao động chỉ chiếm 3,87%. Về tiêu thụ sản phẩm của nông hộ vẫn bán sản phẩm theo phương thức truyền thống, chưa qua hình thức cung ứng theo hợp đồng, liên kết chuỗi sản xuất, chỉ đến thời điểm thu hoạch hoặc gặp thiệt hại, rủi ro mới tìm nơi tiêu thụ. Chính vì vậy trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông hộ gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân do không mắn được thông tin giá cả thị trường chiếm đến 83,87%, mặt khác giá tôm nguyên liệu thường xuyên biến động, đặc biệt là vào những thời điểm thu hoạch đồng loạt (gặp dịch bênh, thời tiết, khí hậu bất lợi, nắng nóng, mưa nhiều, chênh lêch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm,), giá tôm xuống thấp, chiếm 74,52%, giao thông không tốt cũng là một bất lợi của nông hộ trong 19 quá trình tiêu thụ sản phẩm, chiếm 23,23%, mặt khác thiếu thông tin người mua cũng là một khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, chiếm 19,68%. Trong thời gian nông hộ có một số đề xuất, kiến nghị nhằm thảo gỡ những khoa khăn, hạn chế trong quá trình nuôi tôm như giữ ổn định giá các loại vật tư đầu vào chiếm 92,90%, dự báo thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm chiếm 87,74%, cung cấp giống có chất lượng, không mang mầm bệnh, kích cỡ đồng đều chiếm 61,94%, tập huấn, huấn luyện nông dân về kỹ thuật sản xuất, quả lý ao nuôi, dịch bệnh chiếm 61,29%, quản lý tốt vùng nuôi, không xả thải ra môi trường chiếm 54,19%, hỗ trợ tín dụng cho nông hộ chiếm 50,65%, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chiếm 19,68%, nâng cấp hệ thống thủy lợi chiếm 18,71%, cung cấp nguồn điện cho vùng nuôi chiếm 18,06%, đảm bảo an ninh vùng nuôi chiếm 10,91%. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ Căn cứ vào chính sách, quy hoạch phát triển thủy sản của Tỉnh và qua kết quả đánh giá thực trạng sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ba mô hình nuôi tôm nước lợ là nuôi TTCTTC, TSTC và TSQCCT nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: 5.1 Giải pháp về thị trường Xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường đầu ra và đầu vào phục vụ sản xuất. Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về giá và dự báo ngắn hạn, dài hạn về giá tôm nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm nước lợ trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, giúp nông hộ điều chỉnh kịp thời mùa vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lưc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm nước lợ. Xây dựng có cơ chế, chính sách kiểm soát chặt chẽ giá, chất lượng vật tư đầu vào phục vụ nuôi tôm nước lợ như giống, thức ăn, thuốc, hoá chất, vật tư, Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm nước lợ trong khi giá tôm nuôi thấp và không ổn định thì giá giống, thức ăn, thuốc, hóa chất liên tục tăng cao. Đối với các cơ sở cung cấp vật tư đầu vào cần phải quan tâm và chia sẽ rủi ro đồng hành cùng nông hộ, có những hành động hỗ trợ nông hộ trong tiếp cận kỹ thuật, thông tin thị trường và giá vật tư đầu vào. Chính sách phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu tôm của Tỉnh, đa dạng hóa mặt hàng thủy sản, tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn và các thị trường có tính đột phá. Nghiên cứu, tìm 20 hiểu pháp luật của các nước nhập khẩu. Từ đó, xây dựng kế hoạch tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các nước nhập khẩu. 5.2 Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo thông tin giá cả thị trường đầu vào, đầu ra phục vụ nuôi tôm nước lợ, quan trắc môi trường, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truyền tải nguồn thông tin diễn biến thông tin giá cả thị trường vật tư đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, thông tin cảnh báo sớm về điều kiện thuận lợi, bất lợi về thời tiết, khí hậu, môi trường, dịch bệnh, những rào cảng kỹ thuật đối với thương mại, yêu cầu mới phát sinh của thị trường nhập khẩu,... Từ đó, giúp nông hộ nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin có liên quan, điều chỉnh sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Ứng dụng triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kiểm soát tốt các khâu trong sản xuất để phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng, phát huy các thế mạnh của địa phương, phát triển những trung tâm nuôi tôm công nghệ cao, các mô hình nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ theo đặc thù của địa phương. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích phát triển mô hình nuôi theo tiêu chuẩn chứng nhận, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chương trình giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm thông qua việc đánh số nhận diện cơ sở nuôi tôm. 5.3 Giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất Về phát triển vùng nuôi cần phải triển khai thực hiện tốt quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý tốt vùng nuôi, hạn chế nuôi tôm nước lợ ngoài vùng quy hoạch. Điều tiết hệ thống cống ngăn mặn trong hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước, xử lý hài hòa mâu thuẩn giữa hai vùng sinh thái, sản xuất nước ngọt và nước lợ. Giữ ổn định phân vùng sản xuất theo qui hoạch được duyệt, khuyến khích phát triển mô hình sản xuất mới, siêu thâm canh, thâm canh ở những vùng có điều kiện thuận lợi, giữ ổn định vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm lúa. Tổ chức lại sản xuất trong nuôi tôm nước lợ, chuyển từ qui mô nhỏ lẽ sang hình thức nuôi tập trung với quy mô diện tích và sản lượng lớn theo hình thức liên kết 4 nhà nhằm ổn định thị trường đầu vào và đầu ra. Qui định quyền và trách nhiệm rõ ràng giữa các bên có liên quan trong quá trình tham gia chuỗi 21 ngành hàng sản xuất thủy sản của Tỉnh. Từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tham gia chuỗi sản xuất thủy sản. Phối hợp với các tổ chức tín dụng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/5/2015. Đồng thời, hỗ trợ trong công tác thu hồi dư nợ, khoanh nợ, giản nợ, cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới. Từ đó, tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất ổn định và phát triển trả được nợ cũ và nợ mới. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018. Đặc biệt, đầu tư chương trình phát triển giống tôm nuôi nước lợ, nuôi theo qui trình công nghệ tiên tiến, nuôi tôm siêu thâm canh, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. 5.4 Cơ chế chính sách Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng tôm, ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích các mô hình liên kết chuỗi sản xuất, mô hình hợp tác xã trong sản xuất, chế biến, tiệu thụ sản phẩm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích liên kết sản xuất phù hợp với đặc thù của địa phương. Đặc biệt, chú trọng đến yếu tố thị trường, doanh nghiệp (chế biến, tiệu thụ) là trọng tâm, đầu tàu trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm. Chính sách ưu đãi, thu hút các tổ chức khoa học, viện, trường, doanh nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học theo hình thức đặc hàng, chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo thị trường đầu vào, đầu ra, xây dựng chương trình giám sát, quan trắc, cảnh báo dịch bệnh, môi trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm thông qua việc đánh số nhận diện cơ sở nuôi tôm. 5.5 Đối với nông hộ nuôi tôm nước lợ Về xây dưng công trình ao nuôi nông hộ cần bố trí, cải tạo lại công trình ao nuôi đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm hệ thống bờ bao, ao nuôi, ao lắng xử lý nước cấp cho ao nuôi, hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, khu vưc xử lý chất thải (rắn và lỏng), xử lý chất thải đạt yêu cầu trước xả thải ra môi trường tự nhiên, không làm ôn nhiễm môi trường vùng nuôi. Bố trí trang thiết bi, dụng cụ phù hợp với từng mô hình nuôi tôm nước lợ như mô hình nuôi TTCTTC và TSTC cần phải bố trí hệ thống quạt nước phù hợp với diện tích ao nuôi, tạo dòng chảy ổn định thu gom các chất thải vào một 22 khu vực và cung cấp ôxy ổn định cho ao nuôi, đối với những ao nuôi ở mật độ cao cần phải lắp đặt hệ thống sục khí đáy ao. Chuẩn bị ao nuôi, cần phải tuân thủ thời gian cách lý, ngăn chặn mầm bệnh từ vụ trước, cải tạo lại hệ thống ao nuôi, lắp đặt hệ thống lưới chắn năng không cho các loài giáp sát xâm nhập vào ao nuôi, tuân thủ qui trình lấy nước theo khuyến cáo, xử lý nước ao nuôi đạt yêu cầu về các chỉ tiêu môi trường nước trước khi thả giống. Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, chọn mua tại những cơ sở cung cấp giống có uy tín, chất lượng giống tốt, kích cỡ đồng đều, kiểm tra, phân tích không mang mầm bệnh trước khi chọn mua, hạ độ mặn phù hợp với nước ao nuôi và thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh gây sốc cho tôm giống làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống khi thả giống. Đồng thời phải tuân thủ khung lịch mùa vụ, số vụ nuôi của cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Và thả nuôi ở mật độ phù hợp với đối tượng, mô hình, trình độ quản lý của từng nông hộ. Sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chất cải tạo môi trường, vôi, men vi sinh, khoáng chất, chất bổ sung, vitamine, phải có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, trong danh mục được phép sử dung. Đồng thời, phải tư vấn kỹ thuật viên trước khi sử dụng, sử dụng đúng theo nguyên tắc 4 đúng. Không sử dụng sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc và hạn chế không nên dựa vào kinh nghiệm, sử dụng dẫn đến không hiệu quả, gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường nước ao và sức khỏe của tôm nuôi. Kiểm tra môi trường nước ao nuôi định kỳ và thường xuyên, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm, thời kỳ tôm lột, vận hành hệ thống quạt nước, sục khí, chỉ tiêu chủ yếu như độ mặn, pH, độ trong, khí độc, ô xy hòa tan, Đặc biệt là khi thời tiết có sự biến động lớn như nắng nóng sau đó mưa nhiều, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, Từ đó, đề ra giải pháp xử lý kịp thời khi có sự biến động ngoài ngưỡng dao động cho phép nhằm ổn định môi trường nước ao nuôi. Đồng thời phải theo dõi thông tin quan trắc môi trường nước vùng nuôi nhằm chọn thời điểm tốt nhất để lấy nước cấp cho ao nuôi. Tham gia và đa dạng các hình thức liên kết sản xuất nhằm tăng qui mô sản xuất, tạo mối liên kết theo chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất gắn với tiêu thụ và chến biến, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu thị trường cả về chất lượng và số lương, đa dạng hóa hình thức tiêu sản phẩm. Theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu, môi trường, dịch bệnh vùng nuôi, thông tin mùa vụ, giá cả vật tư đầu vào, giá sản phẩm đầu ra. Đặc biêt là những thống tin cảnh báo sớm về điều kiện bất lợi và dự báo giá cả thị trường 23 vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra. Từ đó, có giải pháp phân phối tốt nguồn lực phục vụ cho sản xuất nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất. Chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng trong công tác thu hồi, xử lý nợ quá hạn và tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo chính sách phát triển sản xuất của địa phương. Hạn chế sử dụng nguồn vốn vay phi chính thức thông qua các cơ sở cung cấp vật tư đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả và tăng giá thành, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp. Và cuối cùng nông hộ cần phải chủ động tiếp cận khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất mới, tiên tiến, tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, huấn luyện kỹ thuật nuôi tôm theo hình thức ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu rủi ro, sử dung hiêu quả nguồn lực đầu vào cũng như quản lý tốt ao nuôi, kiểm soát tình hình dịch bênh và xử lý kịp thời khi tôm gặp thời tiết bất lợi, bệnh trên tôm nuôi. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã giải quyết được các mục tiêu đề ra, các kết luận chính theo từng mục tiêu cụ thể nhứ sau: Phát triển nuôi tôm nước lợ tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua phát triển ổn định về diện tích, sản lượng không ngừng tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như diện tích thiệt hại chiếm tỷ lệ lớn, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu không ổn định, hệ thống hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây tỷ lệ tôm nguyên liệu nhập khẩu của Tỉnh không ngừng tăng lên, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đây là điều mà địa phương cần quan tâm, tìm nguyên nhân, có giải pháp điều chỉnh kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, tiêu thụ tôm nguyên liệu của tỉnh. Năng suất tôm nuôi nước lợ đạt trung bình 2.287,37 kg/ha, đây là mức năng suất tương đối thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Trong đó, năng suất mô hình nuôi TTCTTC đạt cao nhất, trung bình 3.576,74 kg/ha, mô hình nuôi TSTC đạt 2.248,55 kg/ha, nông hộ nuôi TSQCCT năng suất đạt 961 kg/vụ/ha. Nông hộ nuôi tôm nước lợ không chủ động thời điểm thu hoạch, mà họ chỉ thu hoạch khi tôm nuôi có biểu hiện khác thường hoặc có tôm chế chết, 24 chiếm tỷ lê cao. Tôm nuôi nước lợ tiêu thu với hai hình thức chủ yếu là tôm nguyên liệu và tôm sống (oxy), nông hộ bán sản phẩm qua cấp trung gian chứ không bán trực tiếp cho các công ty chế biến xuất khẩu. Hình thức tiêu thụ sản phẩm vẫn theo phương thức truyền thống, chưa qua hình thức cung ứng theo hợp đồng, liên kết chuỗi sản xuất, đây là một hạn chế lớn của nông hộ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Doanh thu đạt 328,42 triệu đồng/vụ/ha, chi phí sản xuất 215,39 triệu đồng/vụ/ha, lợi nhuận đạt 113,02 triệu đồng/vụ/ha, giá bán trung bình 147,27 ngàn đồng/kg, giá thành 104,82 ngàn đồng/kg, tỷ suất doanh thu/chi phí là 1,44, lợi nhuận/chi phí đạt 0,44, hiệu quả sử dụng lao động đạt 0,72 triệu đồng/ngày công. Cơ cấu chi phí sản xuất, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến 56,93%, kế đến là chi phí lao động (gồm lao động thuê và gia đình) chiếm 9%, chi phí sửa chữa tài sản cố định chiếm 8%, giống tôm nuôi chiếm 7,02%, chi phí nhiên liệu 5,55%, chi phí khấu hao chiếm 5,31%, và chi phí thuốc thú y, men vi sinh, chế phẩm sinh học chiếm 4,77% và một số chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Mô hình nuôi TTCTTC: Trong hàm sản xuất biên hệ số ước lượng của 4 biến ảnh hưởng tích cực đến năng suất TTCTTC và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ, giống thả nuôi, thức ăn, nhiên liệu. Trong hàm lợi nhuận biên các hệ số biến ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuân của nông hộ nuôi TTCTTC gồm hệ số biến chi phí sửa thiết bị, dụng cụ thuốc thú ý, hóa chất và nhiên liệu tác động tích cực đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, hệ số yếu tố giá chuẩn hóa thức ăn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi huận. Khi gia tăng các khoản đầu tư của các yếu tố ảnh hưởng tích cực có thể làm tăng năng suất và lợi nhuận cho nông hộ. Và quản lý tốt yếu tố thức ăn vì yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Mức TE trung bình của nông hộ nuôi TTCTTC đạt 88,99%, với độ rộng khá lớn (72,41%-95,08%), không có nông hộ nào đạt TE tối đa. Kết quả này ngụ ý rằng, với mức năng suất đã đạt được thì nông hộ nuôi TTCTTC chỉ cần sử dụng lượng đầu vào khoảng 88,99%. Mức EE của nông hộ nuôi TTCTTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, 58,44% so với 88,99%, mức EE dao động lớn giữa các nông hộ trong mô hình nuôi TTCTTC, hộ có mức EE cao nhất đạt 96,80% và thấp nhất chỉ đạt 11,51%. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 58,44% lượng chi phí đầu vào. Kết quả ước lượng hồi qui Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE/EE của nông hộ nuôi TTCTTC cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến TE và có ý nghĩa thống kê gồm diện tích mặt nước nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi 25 và tỷ lệ sống. Đối với EE các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê gồm mật độ nuôi, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Điều này chứng tỏ những yếu tố khách quan, không quan sát được như điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi, yếu tố khách quan, quyết định phần lớn ảnh hưởng đến TE và EE. Mô hình nuôi TSTC: kết quả ước lượng hàm sản xuất biên đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi TSTC và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và thuốc thú y, hóa chất. Vì vậy, nông hộ nuôi TSTC cần phẩn tăng cường đầu tư các yếu tố này sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất. Mức TE trung bình của nông hộ nuôi TSTC đạt 91,73%, với độ rộng từ 72,43%-98,39%, không có nông hộ nào đạt TE tối đa. Kết quả này ngụ ý rằng, với mức năng suất đã đạt được thì nông hộ nuôn TSTC chỉ cần sử dụng lượng đầu vào khoảng 91,99%. Mức EE của nông hộ nuôi TSTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, 70,71% với 91,73%, mức EE dao động lớn giữa các nông hộ trong mô hình nuôi TTCTTC, hộ có mức EE cao nhất đạt 87,06% và thấp nhất chỉ đạt 39,66%. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ nuôi TSTC đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 70,71% lượng chi phí đầu vào. Ngoài ra nông hộ có EE nhỏ hơn 100% cần phải giảm chi phí vào để thực hành tiết kiệm và đạt EE cao hơn. Ước lượng hồi qui Tobit đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TE/EE của nông hộ nuôi TSTC. Đối với TE chỉ có hệ số các yếu tố lao động, tỷ lệ sống ảnh hưởng tích cực đến TE và có ý nghĩa thống kê. Đối với EE hệ số tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê, gồm hệ số yếu tố kinh nghiệm, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống, hệ số biến nguồn thông tin tác động tiêu cực đến EE và có ý nghĩa thống kê. Mô hình nuôi TSQCCT: ước lượng hàm sản xuất biên, đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất nuôi TSQCCT và có ý nghĩa thống kê gồm hệ số yếu tố số lượng giống, số lượng thức ăn và nhiên liệu. Vì vậy, nông hộ nuôi TSQCCT cần phải tăng cường đầu tư các yếu tố này sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất. Ước lượng hàm lợi nhuận biên cho thấy, hệ số của biến lao động, chuẩn hóa thức ăn và nhiên liệu có ý nghĩa thống kê, nhưng chỉ có hệ số biến nhiên liệu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Nông hộ nuôi TSQCCT đạt TE trung bình 94,24%, với độ rộng tương đối thấp từ 85,24%-98,24%, không có nông hộ nào đạt TE tối đa. Kết quả này ngụ ý rằng, với mức năng suất đã đạt được thì nông hộ nuôn TSQCCT chỉ cần sử dụng lượng đầu vào khoảng 94,24%. Mức EE của nông hộ nuôi TTCTTC trung bình thấp hơn nhiều so với TE, trung bình 60,99%, với độ rộng từ 11,51%- 26 96,80%. Điều này cho thấy, với mức lợi nhuận nông hộ đã đạt được thì chỉ cần sử dụng 60,99% lượng chi phí đầu vào. Ngoài ra nông hộ có EE nhỏ hơn 100% cần phải giảm chi phí vào để thực hành tiết kiệm và đạt EE cao hơn. Kết quả hồi qui Tobit xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TE chỉ có yếu tố tỷ lệ sống ảnh hưởng tích cực đến TE và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến EE gồm hệ số biến kinh nghiệm, diện tích mặt nước nuôi, nguồn thông tin, mật độ nuôi, thời gian và tỷ lệ sống. Điều này chứng tỏ những yếu tố khách quan, không quan sát được (điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, môi trường vùng nuôi,) quyết định phần lớn ảnh hưởng đến TE. Năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm nước lợ gồm: (i) tổ chức và quản lý sản xuất, (ii) ứng dụng khoa học công nghệ, (iii) nông hộ nuôi tôm nước lợ, (iv) giải pháp về thị trường và (v) cơ chế chính sách. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh, 2014. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng và thủy văn đến tình hình nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, số 35/2014:117-126. Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh, 2015. Hiệu quả sản xuất tôm trên địa bàn nước lợ: Trường hợp của các nông hộ nuôi ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 17/2015: 34-42. Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 228, tháng 6/2016: 94-100.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_mo_hinh_nuoi_tom.pdf
Luận văn liên quan