Để nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới, luận án đề xuất: i)
Phát huy thế mạnh của thành phố công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và thị
trường lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố nói
chung, khu vực nông thôn nói riêng, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận được ngày càng nhiều
hơn với việc làm mới, sinh kế mới có thu nhập cao thông qua các biện pháp chủ yếu như cơ
cấu lại kinh tế nông thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với chương
trình phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị, gắn với chương trình đẩy mạnh
phát triển công nghiệp nông thôn; ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm
làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân; iii) Hoàn thiện môi trường chính sách, tăng cường
vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý và phối hợp giữa các cấp chính quyền, các tổ chức
kinh tế, xã hội trong tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn thành phố.
13 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay; Tiêu chí đánh
giá về thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay; Thực trạng thu nhập và những nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân ở Hải Phòng hiện nay; Những giải pháp chủ yếu
tăng thu nhập đối với nông dân ở Hải Phòng trong những năm tới.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thu
nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay và lấy số liệu minh chứng từ khảo sát tại
thành phố Hải Phòng.
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ cấp
liên quan thu nhập của người nông dân Hải Phòng giai đoạn 2006-2013
5. Kết cấu luận án:
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo các bảng phụ
lục và 4 chương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thu nhập của nông dân.
Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên
quan đến xu thế đa dạng hóa việc làm của nông dân do tác động của công nghiệp hóa
hiện đại hóa; về nguồn hình thành thu nhập của nông hộ trong bối cảnh CNH, HĐH;
tác động của quá trình công nghiệp hóa đến biến đổi thu nhập của nông dân cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong bối cảnh CNH, HĐH. Trên cơ sở
đó chỉ ra những khoảng trống về các nguồn hình thành thu nhập; về sự biến đổi cơ cấu
thu nhập của hộ nông dân.
Đồng thời luận án cũng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, trong bối cảnh
hiện nay thu nhập của nông dân bao gồm những nguồn nào? Xu hướng biến đổi của
các nguồn thu nhập này như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của
nông dân? Nhà nước có vai trò như thế nào đến việc nâng cao thu nhập của nông
dân? Thứ hai, thực trạng thu nhập và biến đổi thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện
nay như thế nào? Cơ chế chính sách, các yếu tố lao động, đất đai, vốn, khoa học công
nghệ, sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, sự phát triển thị trường lao động,
4
4
sự phát triển các KCN, CCN, công tác quản lý nhà nước có ảnh hưởng như thế nào
(tăng, giảm) đến thu nhập của nông dân? Thứ ba, làm thế nào để nâng cao thu nhập của
nông dân Hải Phòng những năm tới?
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án cũng đã làm rõ phương pháp tiếp cận, xây dưng khung nghiên cứu như
sơ đồ 1.1. Trên cơ sở đó đã thiết kế bảng hỏi, phương pháp chọn mẫu điều tra; khái
quát kết quả điều tra và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương này luận án cũng xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm hai
nhóm. Nhóm thứ nhất là các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra về mặt lượng và mặt
chất của thu nhập. Về mặt lượng là các chỉ tiêu phản ánh Quy mô thu nhập là số thu
nhập của hộ gia đình; tỷ lệ tích lũy, tài sản, khoảng cách thu nhập hay bình đẳng thu
nhập, mức độ đói nghèo trong nông thôn, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của người dân. Nhóm thứ hai là các chỉ tiêu nghiên cứu về yếu tố ánh hưởng đến thu
nhập của nông hộ như môi trường luật pháp và cơ chế, chính sách về thu nhập; mức
độ dồi dào của các yếu tố sản xuất; tác động của sự phát triển công nghiệp và thị
trường lao động; đánh giá về tổ chức quản lý của nhà nước.
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích thu nhập của nông hộ
1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và tính toán.
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra bao gồm các chỉ tiêu đánh giá thu nhập về
mặt lượng và các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nông hộ về mặt chất.
1.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về yếu tố ánh hưởng đến thu nhập của nông hộ
như môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất,
sự phát triển của công nghiệp và thị trường lao động, công tác tổ chức quản lý nhà
nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Nhân tố ảnh hưởng
- Sự phát triển của công
nghiệp và thị trường lao
động
- Mức độ dồi dào của các
yếu tố sản xuất
- Môi trường luật pháp, cơ
chế chính sách, tổ chức
quản lý của nhà nước
Thu nhập
- Các chỉ tiêu về lượng
như quy mô, cơ cấu, tốc
độ tăng thu nhập
- Các chỉ tiêu về chất
như tỷ lệ tích lũy, bất
bình đẳng, chất lượng
cuộc sống, khả năng
thanh toán các dịch vụ
xã hội
Chỉ tiêu
nghiên cứu
- Các chỉ tiêu
phản ánh kết
quả đầu ra
- Các chỉ tiêu
phân tích
nguồn lực
đầu vào
Giải pháp tăng thu nhập
5
5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU
NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát lịch sử tư tưởng về thu nhập của người lao động.
2.1.1. Những nghiên cứu về thu nhập của người lao động từ A.Smith đến C.Mác.
2.1.1.1. Lý thuyết thu nhập của người lao động của Adam Smith và David Ricardo
Luận án chỉ ra theo Adam Smith và David Ricardo, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
công nhân là người làm thuê, họ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi đã làm việc cho
chủ với một thời gian nhất định. Số tiền đó được gọi là tiền lương. Tiền lương này là giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi
dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thế trên thị trường lao động.
2.1.1.2. Lý luận về thu nhập của S. Sismondi.
Là một nhà kinh tế học cổ điển có xu hướng bảo vệ sản xuất nhỏ, S. Sismondi
coi công nhân là người sáng tạo ra của cải vật chất. Ông chỉ rõ sự khác nhau giữa thu
nhập có lao động của công nhân với thu nhập không lao động của nhà tư bản. Theo
ông, tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân.
2.1.1.3 Lý luận của C.Mác về tiền lương..
Tiếp tục tư tưởng của những nhà cổ điển, C. Mác cho rằng công nhân làm việc
cho các nhà tư bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó,
thì nhận được một số tiền trả công nhất định. Tiền công đó chính là tiền lương. Tiền
lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. C.Mác cũng chỉ rõ giá
trị sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình
anh ta. Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần lịch sử. Vì vậy khi xác
định tiền lương phải xác định các yếu tố sau: Giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta; Nhu cầu về tinh thần, lịch sử, dân tộc; Chi phí học tập,
nâng cao trình độ; Chi phí nuôi sống người công nhân khi về hưu.
2.1.1.4. Nhận xét chung về lý thuyết thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và
của C.Mác.
Nét chung trong lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế học tư sản cổ
điển và C.Mác là các lý thuyết này đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị- lao
động, thu nhập là bộ phận giá trị mới do lao động của người sản xuất tạo ra trong quá
trình sản xuất (V+M) sau khi đã trừ đi những chi phí vật chất (C). Phần giá trị mới đó
bao gồm: V là phần trả công cho người sản xuất, gọi là tiền lương. Như vậy bản chất
của tiền lương là thu nhập của người công nhân, thu nhập có lao động. Người lao
động làm việc cho chủ, sẽ tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân mình.
6
6
2.1.2. Các lý thuyết hiện đại về thu nhập.
Thừa kế các quan niệm về thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và C. Mác
các nhà kinh tế học hiện đại quan tâm đến thu nhập như là một chính sách, một công
cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô, nhằm để giải quyết vấn đề công bằng, một trong những
mục tiêu mà bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào cũng phải tính tới. Chính vì thế, nội
dung cốt lõi của chính sách thu nhập là vấn đề phân phối thu nhập. Luận án đã khái
quát một số lý thuyết hiện đại về phân phối thu nhập.
2.2. Thu nhập của nông dân hiện nay: khái niệm, đặc điểm, nhân tố ảnh
hưởng và tầm quan trọng.
2.2.1. Khái niệm thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển hiện nay, sự phát triển của CNH, HĐH,
của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm biến đối quy mô và cơ cấu
thu nhập của nông hộ, luận án đã trình bày các quan niệm khác nhau về thu nhập của
nông hộ. Từ đó, tác giả luận án cho rằng, thu nhập của nông dân là tổng các khoản
tiền mà họ thu được trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm các khoản tiền
nhận được từ các hoạt động nông nghiệp của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt
động phi nông nghiệp và các khoản tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các
tổ chức xã hội khác.
Nói cách khác, thu nhập của nông dân được hình thành từ hai nguồn. Thứ nhất
từ việc làm của họ trên thị trường lao động; và thứ hai, là từ sự trợ giúp từ chính phủ
và các tổ chức xã hội. Trong đó, nguồn thứ nhất là chủ yếu, nó đảm bảo để nuôi sống
người nông dân và gia đình họ. Nguồn thứ hai, hỗ trợ cho người dân khi gặp phải
những biến đổi không lường trước như thiên tai, dịch họa...
2.2.2. Đặc điểm cấu thành thu nhập của nông hộ hiện nay. Luận án chỉ ra 5 bộ
phận cấu thành thu nhập của nông hộ là: Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp của hộ; Thứ hai, thu nhập phi nông nghiệp; Thứ ba, thu nhập từ phục vụ
các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động; Thứ tư, các khoản thu nhập từ trợ giúp
của chính phủ và cộng đồng; Thứ năm, các khoản thu nhập khác.
2.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Luận án chỉ ra các nhân tố chủ yếu sau: Thứ nhất, tác động của sự phát triển
công nghiệp và thị trường lao động. Thứ hai, mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất;
Thứ ba, môi trường luật pháp và cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý của nhà
nước và phối hợp thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.2.4. Tầm quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập của người nông dân
trong bối cảnh CNH, HĐH. Luận án chỉ rõ việc nâng cao thu nhập của nông dân có
ý nghĩa, tầm quan trong cả về kinh tế, về chính trị và về mặt xã hội.
7
7
2.3. Thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông dân và kinh nghiệm cho Hải Phòng
2.3.1. Thực tiễn nâng cao thu nhập cho nông dân của một số nước trên thế giới
Luận án đã phân tích thực tiễn nâng cao thu nhập cho nông dân ở một số nước
trên thế giới như ở châu Âu, từ các nước Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ, các
nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó luận án đặc biệt chú trọng kinh
nghiệm của Hàn Quốc.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Phòng.
Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra, các bài học thành công từ các quốc gia cho thấy
việc nâng cao thu nhập của nông dân phụ thuộc vào: (i) Cơ chế chính sách trong việc
hỗ trợ nông dân tiếp cận tới các phương tiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; (ii) Khả
năng tiếp nhận các chuyển giao công nghệ phát triển, đa dạng hóa việc làm của người
nông dân. Từ đó, để nâng cao thu nhập cho người nông dân, một số bài học kinh
nghiệm của các nước có thể gợi ý đối với Hải Phòng như: Thứ nhất, đầu tư cho giáo
dục đào tạo là cách thoát nghèo hiệu quả nhất. Thứ hai, chú ý chăm sóc sức khỏe cho
nông dân. Thứ ba, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn với hệ thống chính sách cụ thể như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung
cấp các dịch vụ khoa học công nghệ không phải trả tiền Thứ tư, tăng cường trợ
giúp của chính phủ để nông dân có điều kiện tăng thu nhập. Thứ năm, tạo điều kiện
cho các thành viên tham gia vào những quá trình hoạch định chính sách giải quyết
tình trạng đói nghèo, thu nhập thấp.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội liên quan đến thu nhập của nông
dân Hải Phòng.
Trong mục này, luận án trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình phát
triển kinh tế, tình hình lao động dân số, lao động việc làm, thu nhập và chi tiêu, tình
hình đời sống của người dân nông thôn Hải Phòng qua đó thấy được bối cảnh phát
triển và tình hình chung về thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay.
3.2. Phân tích thu nhập của hộ nông dân Hải Phòng qua điều tra khảo sát.
3.2.1. Thu nhập bình quân của hộ nông dân Hải Phòng qua điều tra khảo sát.
3.2.1.1. Về quy mô thu nhập bình quân .
Thứ nhất, theo tiêu chí hộ. Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của 203 nông hộ cho
thấy quy mô thu nhập bình quân hộ ở năm 2011 là 49.620.000 đồng/hộ. Năm 2011 là
54.440.000 đồng/hộ và năm 2012 là 58.810.000 đồng/hộ. Xem xét cả khía cạnh thu
nhập bình quân của hộ, cũng như hộ có thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất đều
cho thấy quy mô thu nhập của hộ năm sau đều cao hơn năm trước.
8
8
Bảng 1: Quy mô thu nhập bình quân Hộ một năm giai đoạn 2010-2012
Tổng số hộ
điều tra
Hộ
Thu nhập bình
quân của Hộ
Triệu đồng/năm
Hộ có thu nhập
thấp nhất
Triệu đồng/năm
Hộ có thu nhập
cao nhất
Triệu đồng/năm
Năm 2010 203 49.62 4.70 152.30
Năm 2011 203 54.44 5.30 162.00
Năm 2012 203 58.81 5.40 190.00
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Thứ hai, thu nhập theo tiêu chí khẩu. Kết quả điều tra cho thấy thu nhập bình
quân năm 2010 là 13.700.000 đồng/khẩu, năm 2011 là 14.940.000 đồng/khẩu và năm
2012 là 16.130 000 đồng/khẩu. Xem bảng 2.
Bảng 2: Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm giai đoạn 2010-2012
Tổng số khẩu điều tra
Người
Thu nhập
nhân khẩu
bình quân
Triệu
đồng/Năm
Thu nhập
nhân khẩu
thấp nhất
Triệu
đồng/Năm
Thu nhập
nhân khẩu
cao nhất
Triệu
đồng/Năm
Năm 2010 730 13.70 2.40 36.00
Năm 2011 730 14.94 2.63 35.00
Năm 2012 730 16.13 2.47 38.00
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
3.2.1.2. Về cơ cấu nguồn thu nhập bình quân.
Thứ nhất, về sự đóng góp của các nguồn thu trong tổng thu nhập. Trong cơ
cấu nguồn thu, nguồn từ phi sản xuất nông nghiệp của hộ (gồm các khoản thu từ làm
thuê, làm công, bán hàng, vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp, các ngành nghề thủ công phi nông nghiệp khác, từ người thân gửi về) chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu nhập của nông hộ, từ 56,268% đến 57,20%;
Tiếp đến là thu từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng 32,9% đến 34,28%. Trợ cấp từ chính phủ chiếm tỷ lệ từ 0,7
đến 1,3%. Còn lại là các nguồn khác chiếm khoảng 8,6%-8,7%. Xem bảng 3
9
9
Bảng 3. Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân của Hộ một năm giai đoạn 2010-2012
TỔNG
THU
Từ sản
xuất
nông
nghiệp
Thu từ phi
sản xuất
nông
nghiệp
Thu từ
phục vụ
sản xuất
công
nghiệp
Từ trợ
giúp,
trợ cấp
Các
khoản
thu khác
Số tuyệt đối Triệu đồng
Năm 2010 49.62 17.01 24.90 3.03 0.37 4.32
Năm 2011 54.44 18.12 26.94 3.93 0.72 4.73
Năm 2012 58.81 19.30 29.71 3.98 0.76 5.06
Cơ cấu %
Năm 2010 100.00 34.28 49.9 6.1 0.7 8.7
Năm 2011 100.00 33.30 49.5 7.2 1.3 8.7
Năm 2012 100.00 32.90 50.5 6.7 1.3 8.6
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Thứ hai, hai nguồn đóng góp lớn nhất cho thu nhập bình quân một năm hộ
nông dân được điều tra tại Hải Phòng là làm công, làm thuê và trồng trọt, chăn nuôi.
Bảng 4. Sự đóng góp của các nguồn vào thu nhập bình quân năm của hộ giai
đoạn 2010-2012
TỔNG
THU
Từ sản xuất
nông nghiệp
Thu từ phi sản
xuất nông nghiệp
Thu từ phục vụ
sản xuất công
nghiệp Từ
trợ
giúp,
trợ
cấp
Các
khoản
thu
khác
Từ
trồng
trọt,
chăn
nuôi
Từ
nuôi
trồng
thủy
sản
Từ ngành
nghề phi
sản xuất
nông
nghiệp
Tiền
làm
công,
làm
thuê
Từ bán
hàng,
vận
chuyển
->KCN,
DN
Từ
người
thân
gửi về
Số tuyệt đối Triệu đồng
Năm 2010 49.62 16.14 0.87 4.07 20.83 1.63 1.40 0.37 4.32
Năm 2011 54.44 17.13 0.99 4.23 22.71 1.82 2.11 0.72 4.73
Năm 2012 58.81 18.16 1.15 4.59 25.12 1.85 2.13 0.76 5.06
Cơ cấu %
Năm 2010 100 32.3 1.7 8.2 41.7 3.3 2.8 0.7 8.7
Năm 2011 100 31.5 1.8 7.8 41.7 3.3 3.9 1.3 8.7
Năm 2012 100 30.9 2.0 7.8 42.7 3.1 3.6 1.3 8.6
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
10
10
3.2.1.3. Về tốc độ tăng thu nhập bình quân.
Kết quả điều tra cho thấy, năm 2011 so với năm 2010, tốc độ tăng thu nhập của
các hộ điều tra là 9,71%, năm 2012 so với năm 2011 tốc độ tăng là 8,02%. Theo
nguồn thu nhập cho thấy, tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cả hai năm
2011 là 6,52%, năm 2012 đều là 6,51%, tốc độ tăng thu nhập từ nguồn phi sản xuất
nông nghiệp năm 2011 là 8,19%, năm 2012 là 10,28%. Tốc độ tăng thu nhập từ phục
vụ sản xuất công nghiệp năm 2011 là 29,70%, năm 2012 là 1,27%. Tốc độ tăng thu
nhập từ nguồn trợ giúp, trợ cấp của chính phủ năm 2011 là 94,59%, năm 2012 là
5,55%. Tốc độ các khoản thu nhập khác năm 2011 là 9,49%, năm 2012 là 6,97%.
Xem bảng 5.
Bảng 5: Tốc độ gia tăng thu nhập bình quân năm của hộ nông dân Hải
Phòng giai đoạn 2010-2012
TỔNG
THU
Từ sản
xuất
nông
nghiệp
Thu từ phi
sản xuất
nông
nghiệp
Thu từ
phục vụ
sản
xuất
công
nghiệp
Từ trợ
giúp,
trợ cấp
Các
khoản
thu khác
Số tuyệt đối Triệu đồng
Năm 2010 49.62 17.01 24.90 3.03 0.37 4.32
Năm 2011 54.44 18.12 26.94 3.93 0.72 4.73
Năm 2012 58.81 19.30 29.71 3.98 0.76 5.06
Tốc độ tăng %
2011/2010 9,71 6,52 8,19 29,70 94,59 9,49
2012/2011 8,02 6,51 10,28 1,27 5,55 6,97
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
3.2.2. Thu nhập bình quân của nông hộ theo các yếu tố sản xuất và tác động
của phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế những
năm 2010-2012.
Luận án đã phân tích thu nhập bình quân của nông hộ theo ngành nghề sản xuất
kinh doanh, theo quy mô nhân khẩu và lao động, theo diện tích đất đai, theo quy mô
11
11
vốn và khả năng tiếp cận tín dụng, theo trình độ khoa học công nghệ, theo tình trạng
hộ có và hộ không có di chuyển lao động . Kết quả cho thấy, hộ sản xuất kinh doanh
hỗn hợp, hộ có tối thiểu 3 lao động, hộ tối thiểu 5 nhân khẩu, hộ có nhiều diện tích
đất đai, có quy mô vốn lớn và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi, chủ hộ
được đào tạo, và hộ có lao động di chuyển vào làm việc tại các thành phố trong và
ngoài nước đều có lợi thế về thu nhập so với các hộ còn lại.
3.2.3. Phân tích thu nhập theo năm nhóm phân vị của nông dân Hải Phòng
qua tài liệu điều tra.
3.2.3.1 Thu nhập hộ nông dân theo năm nhóm phân vị.
Phân tích thu nhập theo năm nhóm phân vị cho thấy thu nhập của các nhóm từ
thấp nhất (nhóm 1) đến nhóm cao nhất (nhóm 5) đều tăng lên qua ba năm, trong khi
đó chênh lệch giữa nhóm 5 so với nhóm 1 giảm xuống từ 4,02 lần năm 2010 xuống
3,94 lần năm 2011 và 3,79 lần năm 2012. Xem bảng 6.
Bảng 6. Thu nhập theo 5 nhóm phân vị của nông dân Hải Phòng 2010-2012
2010 2011 2012
Nhóm 1 (thấp nhất) 491 531 598
Nhóm 2 811 904 925
Nhóm 3 1.089 1.209 1.273
Nhóm 4 1.392 1.546 1.690
Nhóm 5 (cao nhất) 1.981 2.093 2.273
Chênh lệch giữa nhóm cao nhất/ thấp nhất
(lần) 4,03 3,94 3,85
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Kết quả trên đây cho phép nói rằng, sự bất bình đẳng về thu nhập trong nông
thôn Hải Phòng có xu hướng giảm.
12
12
3.2.3.2. Cơ cấu thu nhập của các nhóm phân vị như bảng 7.
Bảng 7. So sánh cơ cấu thu nhập bình quân hộ của nhóm 1 nhóm 3 và nhóm 5
Nhóm 1 Nhóm 3 Nhóm 5
2012 2011 2010 2012 2011 2010 2012 2011 2010
1.Thu nhập bình quân nhóm 21.05 20.92 20.41 46.94 47.34 44.82 102.31 95.65 84.6
1.1. Từ trồng trọt, chăn nuôi 15.38 15.78 14.60 14.60 13.49 11.16 24.99 23.16 20.7
1.2. Từ nuôi trồng thủy sản 0.94 0.00 0.00 1.64 1.33 0.98 2.33 3.07 1.9
1.3 Từ hoạt động ngành nghề
sản xuất phi nông nghiệp 0.00 0.00 0.00 2.13 2.48 2.61 3.65 2.31 2.3
1.4. Tiền làm công, làm thuê 0.00 0.76 1.62 23.90 23.82 24.63 50.61 48.62 43.4
1.5. Từ bán hàng, vận chuyển -
>KCN, DN 0.00 0.00 0.00 0.51 1.65 2.94 7.19 8.30 6.1
1.6. Từ người thân gửi về 1.07 0.87 0.83 0.19 0.33 0.10 0.23 0.17 0.2
1.7. Từ trợ giúp, trợ cấp 0.22 0.16 0.21 1.49 1.10 1.56 2.79 1.50 0.9
1.8. Các khoản thu khác 3.11 3.06 2.90 2.50 3.14 0.85 10.22 8.18 8.3
2. Tỷ trọng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
2.1. Từ trồng trọt, chăn nuôi 73.1 75.4 71.5 31.1 28.5 24.9 24.4 24.2 24.5
2.2. Từ nuôi trồng thủy sản 4.5 0.0 0.0 3.5 2.8 2.2 2.3 3.2 2.2
2.3. Từ hoạt động ngành nghề
sản xuất phi nông nghiệp 0.0 0.0 0.0 4.5 5.2 5.8 3.6 2.4 2.7
2.4. Tiền làm công, làm thuê 0.0 3.6 7.9 50.9 50.3 55.0 49.5 50.8 51.3
2.5. Từ bán hàng, vận chuyển -
>KCN, DN 0.0 0.0 0.0 1.1 3.5 6.6 7.0 8.7 7.2
2.6. Từ người thân 5.1 4.2 4.1 0.4 0.7 0.2 0.2 0.2 0.2
2.7. Từ trợ giúp, trợ cấp 1.0 0.8 1.0 3.2 2.3 3.5 2.7 1.6 1.1
2.8. Các khoản thu khác 14.8 14.6 14.2 5.3 6.6 1.9 10.0 8.6 9.8
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Tóm lại, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập ở nhóm hộ nghèo là
cao nhất; tỷ lệ thu từ làm công, làm thuê là thấp nhất. Đồng thời, tỷ lệ các nguồn trợ giúp từ
người thân hiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ nghèo.
Tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập giảm dần từ hộ nghèo đến hộ
giàu; ngược lại ở nhóm hộ trung bình trở lên thì tỷ lệ thu từ ngành nghề sản xuất phi nông
nghiệp và làm công, làm thuê, từ bán hàng vận chuyển phục vụ khu công nghiệp chiếm
tỷ trọng cao.
Riêng đối với nguồn thu trợ giúp, trợ cấp từ chính phủ thì nhóm Hộ có thu nhập
trung bình chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến nhóm hộ nghèo và thấp nhất là nhóm giàu.
13
13
3.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thu nhập của nông dân
Hải Phòng hiện nay.
3.3.1. Những thành tựu chủ yếu.
3.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu của thu nhập nông hộ về mặt lượng.
Thứ nhất, quy mô, tốc độ thu nhập của nông dân có xu hướng gia tăng. Điều này
cho thấy sự tiến bộ trong phát triển của khu vực nông nghiệp nông thôn ở Hải Phòng
đúng với xu hướng phát triển chung của kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ hai, cơ cấu nguồn thu ngày càng được đa dạng hóa, nguồn thu từ hoạt động
phi sản xuất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của
nông hộ và có xu hướng tăng qua các năm, trong khi đó, thu từ sản xuất nông nghiệp
có xu hướng giảm xuống ngay cả đối với nhóm hộ thuần nông.
Thứ ba, mức độ dồi dào và chất lượng của yếu tố sản xuất đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo nguồn thu của nông hộ.
3.3.1.2. Những thành tựu chủ yếu của thu nhập nông hộ về mặt chất.
Thứ nhất, mức độ phân phối thu nhập của nông hộ khá đồng đều, chênh lệch
thu nhập giữa các hộ nông dân 4,03 lần không cao so với tình trạng chung của cả
nước (9,2 lần) và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 (4,03: 3,94; và
3,85 lần).
Thứ hai, nhờ tăng thu nhập mà từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của
nông hộ ở Hải Phòng như 1) Chi tiêu của hộ gia đình tăng lên và có sự biến đổi theo
hướng tăng chi tiêu cho nhu cầu cơ bản về ăn, ở đi lại, học tập, chữa bệnh; 2) Thu
nhập tăng đã góp phần tăng tích lũy của nông hộ; 3) Thu nhập cũng đã tác động tích
cực đến sở hữu tài sản.
Thứ ba, tăng thu nhập của hộ nông dân đã góp phần giảm đói nghèo trên địa bàn.
3.3.1.3. Tác động chung của thu nhập đến xã hội nông thôn Hải Phòng.
Kết quả điều tra cho biết, sự đánh giá về mức độ thay đổi trong chất lượng cuộc
sống của các đối tượng được điều tra trên địa bàn thành phố chỉ dừng ở mức trung
bình ( từ 2,49 ĐTB/5 đến 3,82 ĐTB/5), mặc dù nhận định của cán bộ quản lý có phần
lạc quan hơn so với nhận định của người dân về vấn đề này. Xem bảng 8.
14
14
Bảng 8: Đánh giá của đối tượng điều tra về những biến đổi trong cuộc sống của
họ ở khu vực nông thôn Hải Phòng
Chung Hộ Nông dân Cán bộ quản lý
Giá
trị
trung
bình
Giá
trị
phổ
biến
Giá
trị
trung
bình
Giá trị
phổ
biến
Giá
trị
trung
bình
Giá trị
phổ biến
Môi trường sinh thái ngày càng trong
lành
2.49 2 2.48 2 2.50 3
Đời sống vật chất ngày càng cao 3.33 3 3.12 3 3.60 3
Việc làm cho người lao động đầy đủ
hơn
3.24 4 3.22 3 3.26 4
Điều kiện lao động được cải thiện 3.43 3 3.33 3 3.56 4
Điều kiện và phương tiện đi lại tốt hơn 3.82 4 3.50 4 4.19 5
Điều kiện học tập của trẻ em tốt hơn 3.58 4 3.32 4 3.89 4
Đời sống văn hóa, tinh thần trong nông
thôn được cải thiện
3.52 4 3.48 4 3.57 3
Chăm sóc y tế người dân nông thôn tốt hơn 3.19 3 3.24 3 3.13 3
An ninh trật tự ở nông thôn được tăng
cường
3.19 3 3.11 3 3.29 3
Tệ nạn xã hội ở nông thôn ngày càng
giảm
3.10 3 3.27 3 2.89 2
Công tác xóa đói giảm nghèo tốt hơn 3.51 3 3.35 3 3.69 3
Quan hệ cộng đồng dân cư nông thôn
ngày càng chặt chẽ
3.33 4 3.36 3 3.30 4
Đánh giá chung 3.37 3 3.29 3 3.46 3
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
3.3.2. Hạn chế trong việc tăng thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay.
3.3.2.1. Thu nhập của nông hộ còn thấp và không ổn định.
3.3.2.2. Thu nhập từ ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp, thu từ nuôi trồng
thủy sản còn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn thu của nông hộ còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng của Hải Phòng hiện nay.
3.3.2.3. Trợ cấp của chính phủ để hình thành nguồn thu của hộ chưa hợp lý bởi lẽ,
tỷ lệ nguồn thu từ trợ cấp của chính phủ của nhóm hộ thu nhập thấp (nhóm 1) lại thấp
hơn so với nhóm trung bình (nhóm 3) và nhóm có thu nhập cao ( nhóm 5); ( bảng 3.29).
15
15
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
3.3.3.1. Tác động của sự phát triển công nghiệp và thị trường lao động đến thu
nhập của nông hộ chưa mạnh, chưa tương xứng với quy mô phát triển công nghiệp của
thành phố.
Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp, hộ có lao động di cư ra thành phố, đi xuất
khẩu lao động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ điều tra. Số lượng lao động thu hút vào
làm việc trong các KCN mới đạt khoảng 55.000 người, trong khi đó lực khu vực nông
thôn Hải Phòng khoảng 800.000 lao động đang làm việc với thu nhập thấp.
3.3.3.. Nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp.
Mặc dù kết qua điều tra của luận án cho thấy, hộ có quy mô tối thiểu 5 nhân khẩu
và tối thiểu 3 lao động, hộ có diện tích nhiều, hộ có quy mô và cơ hội tiếp cận vốn
thuận lợi, hộ có trình độ giáo dục tối thiểu từ trung học phổ thông trở lên và hộ tiếp cận
được với KH&CN cao hơn sẽ có thu nhập bình quân cao hơn các hộ còn lại. Song thực
tế, hiện nay các nguồn lực này để sản xuất kinh doanh của nông dân, kể cả nguồn lao
động, đất đai và vốn của nông dân vẫn còn rất khan hiếm.
3.3.3.3. Tác động của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách phát triển kinh
tế xã hội đến thu nhập của nông dân còn hạn chế.
Đánh giá chung của đối ngũ cán bộ quản lý địa phương về mức độ ảnh hưởng từ
môi trường luật pháp, tổ chức quản lý, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đến
biến đổi thu nhập của người nông dân chỉ dừng lại ở mức trung bình (3,03ĐTB/5), trong
đó 9/11 tiêu chí đạt ở mức thấp (<3,00). Nhiều người tỏ ra tương đối bi quan về ảnh
hưởng tích cực của môi trường luật pháp và phương thức tổ chức quản lý có thể đem đến
những biến đổi cho thu nhập của nông hộ trên địa bàn Hải Phòng.
Do hạn chế của cơ chế, chính sách tín dụng nên làm cho lượng tiền các hộ được
vay còn ít, lãi suất còn cao, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn mở rộng phát triển
sản xuất. Chính sách khoa học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
chưa đủ mạnh để thu hút tư nhân tham gia nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ
sản xuất nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu. Trong những năm qua, Hải Phòng
có nhiều chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đối với khu vực nông
thôn, đặc biệt là chương trình, dự án đào tạo cho nông dân, nhưng hiệu quả của
chương trình, dự án còn chưa cao, Kết quả điều tra khảo sát tại Hải Phòng cho thấy,
đánh giá tác động của chính sách giáo dục đào tạo đối với nông dân cũng chỉ đạt mức
mức trung bình. Chính sách đất đai và việc thực hiện chỉnh sách đất đai vẫn còn có
những hạn chế nhất định. Đáng chú ý là chính sách giao đất nông nghiệp đã làm cho
ruộng đất manh mún, không đủ độ lớn đến phát triển kinh tế hàng hóa. Công tác đền
16
16
bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Vì thế, đánh giá tác động của chính sách
này đến thu nhập của nông dân Hải phòng cũng chỉ ở mức điểm trung bình khá.
Chính sách cung cấp thông tin chưa được quan tâm đúng mức nên gầy khó khăn cho
người sản xuất, thậm chí gây thiệt hại cho họ. Do còn nhiều hạn chế nên đánh giá tác
động đối với thu nhập của nông dân tại Hải Phòng mới đạt mức điểm trung bình
chung ở mức trung bình và trung bình khá.
Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn ở Hải Phòng còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra, giám sát chưa thật
chặt chẽ và thường xuyên. Đánh giá tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch và
thực hiện chính sách phát triển đến thu nhập của nông dân là rất thấp, chỉ đạt mức
trung bình.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP
CỦA NÔNG DÂN HẢI PHÒNG NHỮNG NĂM TỚI
4.1. Quan điểm và phương hướng nâng cao thu nhập của nông dân Hải
Phòng những năm tới.
4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng những năm tới.
Luận án đã phân tích mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân, đồng thời đã dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu ngành nghề
trong khu vực nông thôn Hải Phòng những năm tới.
4.1.2. Quan điểm nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới.
Luận án đã trình bày ba quan điểm nâng cao thu nhập đối với nông dân Hải Phòng
những năm tới.
4.1.2.1. Nâng cao thu nhập của nông dân gắn với việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập
kinh tế nhằm đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tạo cơ hội cho nông dân có
nhiều việc làm mới, sinh kế mới có thu nhập cao hơn.
4.1.2.2. Nâng cao thu nhập của nông dân không chỉ là công việc của bản thân
nông dân mà còn là trách nhiệm của hệ thống chính trị, trước hết là của Đảng bộ và
Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hải Phòng.
4.1.3. Phương hướng nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những
năm tới.
4.1.3.1. Nâng cao mức thu nhập bình quân của nông hộ nói chung, của một nhân
khẩu nông nghiệp nói riêng.
Theo Niên giám thống kê Việt Nam (2012) sơ bộ thu nhập bình quân đầu người một
17
17
tháng theo giá hiện hành khu vực nông thôn cả nước năm 2012 là 1.541 ngàn đồng.
Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của các hộ điều tra của Hải Phòng
là 16.130 ngàn đồng hay bình quân tháng là 1.344 ngàn đồng, thấp hơn so với thu nhập
bình quân khu vực nông thôn cả nước. Vì thế, trong những năm tới, cần nâng cao thu
nhập của nông dân của Hải Phòng, đạt được mức bình quân thu nhập của khu vực nông
thôn cả nước. Điều này là hoàn toàn có tính khả thi bởi lợi thế của Thành phố Hải Phòng
cho phép thực hiện được mục tiêu này.
4.1.3.2. Cải thiện cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng nguồn thu từ phi
nông nghiệp, phục vụ các khu công nghiệp và từ nuôi trồng thủy sản trong tổng
nguồn thu của hộ nông dân.
Theo xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế, mỗi năm giảm tỷ trọng nông nghiệp là 1%, luận
án khuyến nghị giảm tỷ trọng thu từ nông nghiệp mỗi năm 1%, và tăng tỷ trọng thu từ phi
sản xuất nông nghiệp và thu từ phục vụ sản xuất công nghiệp mỗi năm 1%. Như thế đến năm
2015 tỷ trọng thu từ sản xuất nông nghiệp chỉ còn 29,9% và đến năm 2020 chỉ chiếm khoảng
24% trong tổng nguồn thu của nông hộ; đồng thời tỷ trong nguồn thu từ phi sản xuất nông
nghiệp và thu từ phục vụ sản xuất công nghiệp đến năm 2015 tăng lên là 60,2% và năm 2020
là 66% trong tổng nguồn thu của nông hộ.
Thêm nữa, trong hai nguồn thu chủ yếu hiện nay là thu từ sản xuất nông nghiệp và phi
sản xuất nông nghiệp thì thu từ nuôi trồng thủy sản và thu từ ngành nghề phi sản xuất nông
nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì thế việc nâng cao tỷ trọng hai nguồn thu này là cần thiết.
Muốn vậy những năm tới Hải Phòng cần có chính sách ưu tiên để phát triển nuôi trồng thủy
sản và phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn.
Đồng thời, nguồn thu từ phục vụ các KCN hiện nay vẫn còn khiêm tốn, mới
chiếm khoảng 6% -7% trong tổng nguồn thu của nông hộ. Trong điều kiện phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp Hải Phòng, cần có biện pháp tăng tỷ trọng nguồn thu này
trong cơ cấu thu nhập của nông hộ..
4.1.3.3. Tăng cường chính sách trợ giúp, tạo cơ hội cho hộ có thu nhập thấp
nâng cao thu nhập, đồng thời chú ý đảm bảo tính công bằng trong thực hiện chính
sách hỗ trợ cho nông dân.
4.2. Giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới
4.2.1. Tạo nhiều việc làm, tạo nhiều sinh kế mới cho nông dân
Xu hướng chung trong hoạt việc làm và sinh kế của nông dân hiện nay là mang tính
chất tổng hợp. Hộ nông dân không còn đơn thuần sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mà phải kết
hợp ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp mới mang lại thu nhập cao hơn. Vì thế việc chuyển
18
18
hơn 50 % số hộ thuần nông ở Hải Phòng sang hộ hỗn hợp, nâng số hộ sản xuất kinh doanh
hồn hợp thông qua các chương trình phát triển ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp lên
khoảng 70% - 80% số hộ cũng sẽ là biện pháp hữu hiệu cho việc tăng thu nhập.
Xu hướng phát triển các KCN và nhu cầu thu hút lao động vào làm việc tại các KCN
cũng đang là cơ hội để lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm có thu nhập
cao, phát triển dịch vụ KCN để tăng thu nhập. Trong khi đó, việc tăng tỷ lệ hộ có lao động di
cư trong khu vực nông thôn Hải Phòng từ 13,3 % hiện nay lên khoảng 50% sẽ có ý nghĩa lớn
cho cải thiện thu nhập của nông hộ.
Vì thế, phát huy thế mạnh của một trong số năm thành phố công nghiệp của cả nước, với
sự phát triển của 20 KCN, 10 chợ lớn và 8 siêu thị trên địa bàn, những năm tới thành phố cần
gắn kết hơn nữa sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ với chuyển dịch mạnh mẽ lao động
nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ thực hiện quan điểm đa dạng hóa việc làm,
đa dạng hóa sinh kế cho nông dân. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:
4.2.1.1. Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố
4.2.1.2. Cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Cần ưu
tiên nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng về hệ thông đường, cấp nước, cấp điện, thông
tin liên lạc, giáo dục, y tế...; hình thành hệ thống đô thị nông thôn như thị trấn, thị tứ;
phát triển TTCN, các làng nghề; phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống và sản xuất
nông, ngư nghiệp; khai thác tiềm năng cảnh quan vùng nông nghiệp ven đô, ven
KCN, ven biển và hải đảo để phát triển du lịch...; gắn kinh tế nông thôn với kinh tế
thành phố, tạo thành các vành đai, vệ tinh cho phát triển của thành phố; hình thành
lên các vành đai sản xuất rau, hoa, cây cảnh, sản xuất thực phẩm - lương thực, lương
thực - chăn nuôi, sản xuất lương thực - cây ăn quả, sản xuất cây lâm nghiệp - cây ăn
quả.
4.2.1.2 Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp
phục vụ đô thị và các KCN.
4.2.1.3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn và các ngành nghề trong nông thôn.
Tập trung phát triển các nhóm ngành nghề chủ yếu là: i) Phát triển các ngành nghề chế biến
thực phẩm để từ phục vụ nhu cầu tại chỗ đến mức có sản phẩm phục vụ đô thị và xuất khẩu;
ii) Phát triển các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, cơ khí nhỏ; iii)
Phát triển ngành dịch vụ nông thôn. Phấn đấu để đến năm 2020 các ngành nghề nông thôn có
tỷ lệ giá trị sản xuất chiếm 70 - 75% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn; Thu hút khoảng 65 -
70% lao động nông thôn vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn; thu nhập bình quân lao động
đạt 2 - 2,4 triệu đồng/tháng; Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt 100
150 triệu USD.; Áp dụng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới đối với các ngành nghề chủ lực
19
19
như: chế biến, kim khí và làng nghề. Có tỷ lệ lao động ngành nghề nông thôn qua đào tạo 60
65%. Giải quyết việc làm cho khoảng 330 nghìn lao động nông thôn, giúp phần tăng tỷ lệ sử
dụng lao động nông thôn lên 90- 95%.
4.2.2. Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm làm giàu các yếu
tố sản xuất của nông dân.
Thực tiễn điều tra khảo sát cho thấy, việc làm giàu các nguồn lực cho sản xuất của
nông hộ hiện nay là rất quan trọng. Hiện nay nhất là trình độ văn hóa, trình độ đào tạo,
giá trị tài sản phục vụ sản xuất, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ hộ là rất
thấp. Vì thế trong khoảng 5 năm tới cần nâng số chủ hộ có trình độ tối thiểu là phổ
thông trung học. số chủ hộ được tham gia đào tạo, số chủ hộ có giá trị TLSX, số chủ hộ
tiếp cận được vốn vay của ngân hàng lên từ 60-70% số chủ hộ trong nông thôn. Muốn
vậy, Thành phố cần có một loạt các biện pháp như bảo đảm giáo dục tối thiểu cho nông
dân, bảo đảm y tế tối thiểu, bảo đảm nhà ở tối thiểu, bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi
trường, bảo đảm thông tin phục vụ sản xuất và đời sống cho nông dân.
4.2.3 Hoàn thiện môi trường chính sách, tăng cường vai trò nhà nước trong tổ
chức quản lý và phối hợp thực hiện các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn thành phố.
4.2.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho sản xuất của nông hộ. Thực tiễn điều tra
của luận án cho thấy, vốn có tác động thuận chiều với thu nhập của nông dân. Hộ nhiều vốn
hoặc tiếp cận được nguồn vốn có mức thu nhập cao hơn so với hộ ít vốn hoặc không tiếp
cận được nguồn vốn.
Hiện nay, do suất đầu tư trên một ha đất canh tác, trên một đầu gia súc, gia cầm, hiện nay
còn thấp, lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư này do đó chưa cao. Trong giai đoạn tới người
dân cần được khuyến khích, tạo điều kiện để tăng mức đầu tư từ 50 đến 100 triệu đồng/ha.
UBND thành phố do đó, cần có cơ chế để các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng chính sách có thể
nâng mức cho vay đối với hộ nông dân có nhu cầu mở rộng sản xuất; kéo dài thời gian trả nợ để
hỗ trợ những nông hộ đang gặp khó khăn, chưa trả được các khoản vay bởi các rủi ro từ thiên tai,
dịch bệnh; Đối với nông hộ ở vùng ven biển, hải đảo UBND thành phố nên có biện pháp để thúc
đẩy các ngân hàng mở thêm các điểm giao dịch, thậm chí cho phép hình thành thêm các tổ chức
tín dụng, tạo thuận lợi cho hộ nông dân đến gửi tiền, vay vốn.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 41 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông, ngành ngân hàng mà trước hết là
Agribank Hải Phòng cần chú ý tuyên truyền giúp hộ nông dân hiểu rõ chính sách tín
dụng của nhà nước; phối hợp với chính quyền địa phương, khảo sát lập hồ sơ kinh
tế địa bàn, điều tra nhu cầu vay vốn của nông dân. Bên cạnh đó, để nâng cao chất
20
20
lượng tín dụng, bảo đảm nợ xấu ở mức thấp nhất. Các chi nhánh của Agribank trên
địa bàn Hải Phòng cần tăng cường công tác tự kiểm tra tín dụng, kịp thời chấn chỉnh
những sai sót; nâng cao kiến thức thẩm định các dự án vay vốn.
4.2.3.2. Tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Thành phố cần có kế
hoạch phát triển hệ thống thông tin KHCN phù hợp dân trí và nhu cầu của từng địa phương;
tăng cường nghiên cứu ứng dụng, ưu tiên cho những nghiên cứu phục vụ đa dạng hóa sản
phẩm, nâng cao chất lượng và đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ,
nghiên cứu khắc phục và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; nghiên cứu nâng
cao chất lượng và tạo dựng được thương hiệu ổn định đối với những nông sản chính, tăng
hàm lượng “chất xám” trong nông sản; tăng cường nghiên cứu về bảo quản và xử lý sau thu
hoạch; tăng cường liên kết “4 nhà”, triển khai trên quy mô rộng việc sản xuất theo hợp đồng,
kể cả cánh đồng mẫu lớn hiện nay. Muốn vậy, cần chú trọng đến đầu tư tài chính và nguồn
nhân lực cho KH&CN; tăng cường đội ngũ các nhà khoa học có trình độ phù hợp. Có biện
pháp sử dụng rộng rãi các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu dứng dụng khoa học vào
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho nông dân Hải Phòng.
Tăng cường phối hợp giữa Sở KHCN Thành phố với các sở, ngành, địa phương
quận huyện trong công tác truyền thông, giúp người dân nhận thấy rõ hơn hiệu quả của
việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất kinh doanh; chủ động phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và mở rộng dịch vụ tư vấn KHCN ở nông
thôn; tuyên truyền, huấn luyện và nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân đối
với việc áp dụng KHCN vào sản xuất; đẩy mạnh xã hội hóa việc chuyển giao tiến bộ
KHCN vào sản xuất dưới các hình thức đa dạng; khuyến khích việc thành lập các câu lạc
bộ KHCN và các hội nghề nghiệp ở địa phương.
4.2.3.3. Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo nghề cho nông dân. Bên cạnh quan tâm
đến giáo dục cho con em nông dân, cần tăng cường công tác đào tạo nghề nghiệp cho lao động
nông thôn. Kết hợp giữa trung tâm học tập cộng đồng với đội ngũ cán bộ khuyến nông để thu
hút được nhiều người chưa biết chữ, hoặc ở trong tình trạng tái mũ chữ hứng thú đến theo học,
và có khả năng áp dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất thường nhật của họ. Cần tập trung mở
rộng mạng lưới cán bộ khuyến nông chuyên trách đến tận các cấp cơ sở của thôn, xã. Muốn
vậy, nhà nước cần tăng chi ngân sách đối với công tác đào tạo cán bộ khuyến nông chuyên
trách. Đồng thời chú trọng việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng lao động của các KCN hoặc di chuyển lao động quốc tế. Ở đây vấn đề đặt ra là các cơ sở
đào tạo cần có kế hoạch nghiên cứu nhu cầu lao động trong và ngoài nước và ký kết được các
hợp đồng cung cấp nhân lực để hỗ trợ tích cực cho việc di chuyển lao động.
21
21
4.2.3.4. Đối với các chính sách hỗ trợ sản xuất khác.
Về chính sách đất đai, do quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, trong
giai đoạn tới Thành phố thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có
hiệu quả, phát huy cơ chế thị trường, để quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa trên
thị trường, trở thành nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Luận án đề xuất việc giải quyết về đất đai theo xu hướng kinh tế hàng hóa là cần
có chính sách tập trung ruộng đất. Để thực hiện biện pháp này, Hải Phòng có thể ứng
dụng mô hình nông nghiệp-dịch vụ trong phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm giải
quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân.
Về chính sách thông tin. Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin thị trường dẫn đến
những thiệt hại cho sản xuất của nông dân, trong giai đoạn tới cần quan tâm đầu tư thiết lập hệ
thống thông tin thường xuyên và hiệu quả để kịp thời phổ biến thông tin thị trường, giá cả cho
nông dân.
Về chính sách phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Trong giai đoạn tới,
một mặt Thành phố cần tiếp tục hoàn thiện các biện pháp chính sách liên quan đến tuyên truyền,
nhưng mặt khác cũng nên tăng thêm ngân sách cho các hoạt động chuyên môn trong việc thực hiện
kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn sâu bệnh, trong đó nên dành một khoản kinh phí nhất định
cho việc nâng cao nhận thức của người dân nói chung và nông dân nói riêng về tầm quan trọng và
sự cần thiết của việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh, sâu bệnh trong
nông nghiệp, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người,...
Về chính sách chế biến, bảo quản. Trong giai đoạn tới UBND Thành phố nên
giành kinh phí trợ cấp tiếp thị và cước phí vận tải cho nông dân vùng hải đảo là
những địa bàn có điều kiện hạ tầng cơ sở lạc hậu, kém phát triển và sản xuất nông
nghiệp chủ yếu để phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp, nhằm khuyến khích phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại vùng này.
Các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thu nhập cho nông dân, như trợ giúp đột xuất,
cứu trợ xã hội cũng cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn để thực hiện cho đúng đối
tượng, đúng vụ việc, đúng thời điểm, khắc phục những tỉnh trạng tiêu cực xảy ra.
4.2.3..5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế
xã hội trong thực hiện các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
trên địa bàn thành phố.
1) Thành phố cần mạnh dạn phân cấp, giao nhiệm vụ thẩm quyền cho các cấp,
ngành để chủ động giải quyết kịp thời những vấn đề do nhu cầu phát triển đặt ra
như: đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt
bằng, triển khai các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, triển khai công tác đào tạo, ứng
22
22
dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cung ứng các dịch vụ xã hội cho
người dân, tăng cường vai trò hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của thành phố.
2) Cần nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các ngành các cấp các tổ chức kinh tế
xã hội hướng vào phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nông dân trên địa bàn thành phố.
3). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chính sách được thực thi trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Tăng thu nhập cho nông dân đang là vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc hiện nay ở
Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Phòng. Những năm qua, mặc dù Thành phố Hải
phòng đã có nhiều biện pháp nâng thu nhập cho nông dân, song thu nhập của nhóm
đối tượng này vẫn còn thấp, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc
nghiên cứu chủ đề Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay có ý nghĩa
bức xúc về mặt lý luận và thực tiễn.
Luận án dựa trên hai giả thuyết là: 1) Trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNH,
HĐH ngày càng mạnh, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng tăng thì thu nhập của nông dân ngày càng được đa dạng với các bộ phận cấu
thành như i) thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; ii) thu nhập phi sản xuất
nông nghiệp trong nông thôn; iii) thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và xuất
khẩu lao động; iv) các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng; v) các
khoản thu nhập khác; quy mô thu nhập sẽ tăng lên, tỷ trọng thu nhập sẽ biến đổi theo
hướng thu từ sản xuất nông nghiệp giảm xuống, thu nhập từ phi sản xuất nông nghiệp,
phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động tăng lên. Và 2) Trong bối cảnh đó,
việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân sẽ thực hiện được khi đa dạng hóa việc làm,
đa dang hóa sinh kế gắn với sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ; tăng cường năng
lực các yếu tố sản xuất của nông dân, trong một môi trường luật pháp, cơ chế chính
sách, tổ chức quản lý của nhà nước ngày càng hoàn thiện. Kết quả cụ thể là:
1) Luận án đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về thu nhập và sự biến đổi thu
nhập của nông dân như đặc điểm thu nhập và các bộ phận cấu thành thu nhập của nông
dân; các nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập của
người nông dân hiện nay. Đồng thời từ kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao thu nhập của
nông dân của một số nước, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng.
2) Thông qua các tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 203 hộ nông dân và 168
cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại 9 xã phường thuộc ba quận huyện của Thành phố
23
23
Hải Phòng, luận án đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của thu
nhập hộ nông dân ở Hải Phòng hiện nay như: đã chỉ rõ quy mô, tốc độ tăng thu nhập của
nông hộ tăng lên qua các năm, nhưng thu nhập bình quân của nông dân còn thấp và không ổn
định; cơ cấu thu nhập đã được đa dạng hóa nhưng tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề phi sản xuất
nông nghiệp, thu từ nuôi trồng thủy sản trong tổng nguồn thu còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng của Hải Phòng; mức độ bất bình đẳng trong thu nhập thấp hơn so với cả nước, song
tỷ lệ thu nhập từ trợ cấp của chính phủ của nhóm có thu nhập thấp nhất lại thấp hơn so với
nhóm có thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập cao nhất; tác động của thu nhập đến chất
lượng cuộc sống của các đối tượng nông dân được điều tra chỉ dừng ở mức trung bình. Đây
cũng chính là những vấn đề này cần được hoàn thiện trong những năm tới.
3). Để nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới, luận án đề xuất: i)
Phát huy thế mạnh của thành phố công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và thị
trường lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố nói
chung, khu vực nông thôn nói riêng, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận được ngày càng nhiều
hơn với việc làm mới, sinh kế mới có thu nhập cao thông qua các biện pháp chủ yếu như cơ
cấu lại kinh tế nông thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với chương
trình phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị, gắn với chương trình đẩy mạnh
phát triển công nghiệp nông thôn; ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm
làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân; iii) Hoàn thiện môi trường chính sách, tăng cường
vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý và phối hợp giữa các cấp chính quyền, các tổ chức
kinh tế, xã hội trong tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn thành phố.
24
24
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Minh Đức (2008). Nghiên cứu vấn đề tách biệt xã hội và cách giải
quyết vấn đề này ở nước Anh. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số tháng 8
năm 2008.
2. Phạm Minh Đức (2008) Giảm tách biệt xã hội về kinh tế nhằm tăng cường khả
năng tham gia vào hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển số đặc san tháng 10 năm 2008.
3. Phạm Minh Đức (10/2008). Điểm lại một số chính sách cơ bản tác động tới
giảm tách biệt xã hội ở nông thôn hiện nay, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam
số 97(133) tháng 10 năm 2008,
4. Mai Ngọc Cường, Phạm Minh Đức (2013). Thu nhập của nông dân Hải Phòng
qua khảo sát thực tế: Thực trạng và vấn đề. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số
192(II) tháng 6 năm 2013, tr50-55
5. Mai Ngọc Anh, Phạm Minh Đức (2013) Thu nhập của nông hộ trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa- nhìn từ góc độ các yếu tố đầu vào của sản xuất.
Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 195 tháng 9 năm 2013, tr 71-78
6. Mai Ngọc Cường, Phạm Minh Đức và các cộng sự (2013): Chính sách xã hội
đối với di dân nông thôn –thành thị ở Việt Nam hiện nay. NXB CTQG.
7. Mai Ngọc Cường, Phạm Minh Đức và các cộng sự (2013): Một số vấn đề cơ
bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. NXB CTQG.
8. Mai Ngọc Cường, Phạm Minh Đức và cộng sự (2015) An sinh xã hội cho người
dân Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_phamminhduc_tt_2909.pdf