Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh bình thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Dấu hiệu thứ ba, năng suất cây trồng không thể đạt 100% năng suất tiềm năng trên đất cát và đất sét ở vùng duyên hải Bình Thuận nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi và các kĩ thuật canh tác, thâm canh của con người (Stefaan Dondeyne, Dirk Raes, 2012. Phần mềm Budget (chi tiết về phần mềm này được chi tiết hóa trong phụ lục 3) được FAO thừa nhận và phổ biến sử dụng khi tính toán cân bằng muối và nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại Châu Âu (Pháp, Bỉ, Đức), Châu Phi (Angieri, Nigienia), Châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả tính toán bằng phần mềm Budget cho tỉnh Bình Thuận đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công nhận thông qua các đề tài ở trong và ngoài nước. Kết quả xử lý từ phần mềm Budget cho thấy, trong điều kiện khí tượng thổ nhưỡng hiện tại, cây trồng ngắn ngày không thể sinh trưởng và phát triển, năng suất tiềm năng luôn đạt 0% (ở duyên hải phía Bắc) hoặc chỉ đạt từ 25- 50% năng suất tiềm năng (ở duyên hải phía Nam ) nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi và các kĩ thuật canh tác, thâm canh của con người. Bên cạnh đó, trong cùng một khu vực, năng suất tiềm năng của cây trồng trên đất cát sẽ suy giảm mạnh hơn so với trên đất sét. Như vậy, NCS càng có cơ sở để khẳng định, lượng mưa và độ dài thời gian ẩm ướt đã chi phối rất lớn đến năng suất cây trồng. Và nếu chỉ xét riêng về điều kiện khí tượng (nhiệt độ, lượng mưa, thời gian mưa ẩm) năng suất cây trồng ngắn ngày đều bị suy giảm từ 50 – 100% ở một số trọng điểm hạn hán, HMH ở Bình Thuận.

pdf31 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh bình thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bình năm có xu hướng tăng đều, dao động từ 3,8 – 16,7 mm/năm nhưng chủ yếu do lượng mưa mùa mưa tăng, dao động từ 1,2 – 11,2 mm/năm. Theo kịch bản BĐKH năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với mức phát phải trung bình, đến 2050, nhiệt độ trung bình năm ở Bình Thuận tăng 1,4 0C, lượng mưa tăng 1,5% so với thời kì 1980 – 1999. Bình Thuận thuộc khu vực có lượng mưa năm tăng ít nhất trong cả nước, được chia thành 2 khu vực: (1) khu vực có lượng mưa năm không đổi (Đức Linh, Tây và Tây Bắc huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Nam), (2) khu vực còn lại của tỉnh là khu vực có lượng mưa năm tăng nhẹ (dưới 2%). Trong khi lượng mưa mùa mưa tăng nhẹ (trên 4%) và tăng đều trên toàn tỉnh thì lượng mưa mùa khô giảm mạnh hơn ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Bình Thuận (giảm trên 8%). Do vậy, lượng mưa giảm vào mùa khô sẽ là một thách thức đối với khu vực phía Bắc và Đông Bắc – khu vực đang chịu tác động mạnh bởi hiện tượng hạn hán và HMH. Không những vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, thời gian mùa khô sẽ kéo dài thêm từ 5 ngày đến 15 ngày (theo kịch bản trung bình). Đây là một thách thức lớn cho một số khu vực đang bị đe dọa bởi hạn hán và HMH ở Bình Thuận. 8 2.3. Thực trạng và tiềm năng hạn hán ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh BĐKH 2.3.1. Hạn khí tượng Hạn khí tượng chủ yếu là hạn vào mùa khô, tập trung ở vùng duyên hải phía Bắc (Tuy Phong, Bắc Bình và một phần thành phố Phan Thiết. Dự tính đến năm 2050, thời gian mùa khô sẽ kéo dài thêm 42 ngày ở Bắc Bình Thuận và 13 ngày ở Nam Bình Thuận, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng hạn khí tượng vào mùa khô của tỉnh. 2.3.2. Hạn thủy văn Hạn thủy văn trên hầu hết các hệ thống sông suối đều ở mức hạn nhẹ hoặc hạn vừa, song theo dự tính đến năm 2050, mức giảm trung bình từ 7-8% lưu lượng dòng chảy trung bình năm so với thời kì 1980 - 1999. 2.3.3. Hạn nông nghiệp Hạn nông nghiệp chủ yếu ở mức hạn đáng kể và hạn nặng (chiếm 81,6% diện tích toàn tỉnh), hạn nghiêm trọng chiếm 6,1% diện tích toàn tỉnh ở duyên hải phía Bắc. Theo dự tính, trong bối cảnh BĐKH, diện tích hạn nông nghiệp nghiêm trọng sẽ tiếp tục mở rộng đến 9% (năm 2030) và 9,6% (năm 2050) sẽ là một thách thức cho SXNN ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình. 2.4. Thực trạng và tiềm năng HMH trong bối cảnh BĐKH Hiện tại, đất thoái hoá nặng có diện tích 154.336 ha (chiếm 19,76%), phân bố chủ yếu ở các cồn cát, trảng cát dưới các trảng cỏ và trên đất xói mòn trơ sỏi đá thuộc các huyện ven biển. Phần lớn diện tích đất thoái hoá nặng ở dưới trảng cỏ và trên những cồn cát ở các huyện Bắc Bình (28.564 ha), Hàm Thuận Bắc (12.959 ha), Hàm Thuận Nam (28.017 ha), Tánh Linh (22.033 ha), Hàm Tân (21147,7 ha). Dự tính, tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa so với diện tích tự nhiên còn cao ở một số địa phương như Tuy Phong (65,5%), Bắc Bình (61,4%), Hàm Thuận Bắc (68,8%). Loại thoái hóa tiềm năng ở các địa phương này chủ yếu là thoái hóa bạc màu, sét hóa và thoái hóa trơ sỏi đá. Hoang mạc, dù là cảnh quan sinh thái đặc thù của Bình Thuận, song trong bối cảnh BĐKH và tác động ngày một mạnh mẽ từ hoạt động khai thác tài nguyên của con người, quá trình HMH đang có xu hướng gia tăng từ 11,3% diện tích tự nhiên (2000) sẽ lên tới 37,4% (2050), trong đó, hoang mạc cát sẽ chiếm đến 15,3% và hoang mạc đất cằn cũng chiếm đến 19,6% diện tích. 2.5. Đánh giá tình trạng hạn hán và HMH ở tỉnh Bình Thuận bằng tích hợp SWOT – AHP với GIS Bằng phương pháp chuyên gia kết hợp với phân tích tổng hợp các nhân tố tự nhiên – KTXH và thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình Thuận, ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) - bộ dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH đã được xây dựng. Thông qua bộ dấu hiệu của ma trận SWOT cho thấy, 12 yếu tố TN – KTXH làm hạn chế quá trình hạn hán và HMH ở Bình Thuận có tác động qua lại với 14 yếu tố TN – KTXH làm gia tăng hạn hán và HMH ở hiện tại và tương lai, tạo nên bức tranh tổng thể về thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình Thuận. Thông qua cách tính toán trọng số cho các yếu tố của bộ dấu hiệu bằng 9 phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) – quá trình phân tích phân bậc của nhiều chỉ tiêu, kết hợp với kĩ thuật GIS, bản đồ thực trạng và dự tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến HMH được thành lập. Qua bản đồ Đánh giá thực trạng cho thấy, vùng có mức độ ảnh hưởng mạnh phân bố ở dải duyên hải ven biển, tập trung ở 35 xã có diện tích khoảng 155412,1 ha. Bắc Bình là địa phương có diện tích chịu ảnh hưởng mạnh lớn nhất (54375 ha). Tuy Phong là địa phương có diện tích HMH biểu hiện rõ rệt đứng thứ 2 (32.527 ha). Mức độ ảnh hưởng trung bình phân bố ở khu vực nội địa, ở 28 xã với diện tích khoảng 238664,5 ha, tập trung ở nhiều ở Bắc Bình (66548 ha), Hàm Thuận Nam (64297 ha), Hàm Thuận Bắc (61054 ha). Thống kê diện tích trong hình 2.22 dưới đây: Thống kê từ bản đồ Đánh giá thực trạng (hình 2.20) Hình 2.22: Diện tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến HMH ở tỉnh Bình Thuận theo các địa phương giai đoạn 1995 – 2010 Thống kê từ bản đồ dự tính (hình 2.21) 10 Hình 2.23: Dự tính diện tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến HMH ở tỉnh Bình Thuận phân theo các địa phương đến năm 2050 Qua bản đồ Đánh giá dự tính cho thấy, mức độ ảnh hưởng mạnh của các nhân tố tự nhiên – KTXH sẽ gia tăng (tăng từ 155412,1 ha lên đến 163805,5 ha vào năm 2050). Nhìn chung, mức độ biểu hiện này không thay đổi sau 30 năm nữa trong bối cảnh BĐKH ở các huyện phía Nam của tỉnh, song lại gia tăng diện tích ở các huyện phía Bắc, trong đó, Tuy Phong là địa phương có diện tích tăng nhanh từ 32.527 ha lên tới 44.349 ha vào năm 2050. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Hiện nay, Bình Thuận đang phải đối mặt với hạn hán và HMH, có 47,7% diện tích toàn tỉnh chịu ảnh hưởng hạn vào mùa khô, tập trung ở vùng duyên hải (Tuy Phong, Bắc Bình và Phan Thiết) có 53,1% diện tích của tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn nông nghiệp ở mức hạn nghiêm trọng và hạn nặng. Bình Thuận có đến 19,6% diện tích đất bị thoái hóa, 21,5% diện tích bị hoang mạc hóa đã và đang đe dọa SXNN. Nên hạn hán và HMH là một hiện tượng tự nhiên bất lợi, khá đặc thù ở Bình Thuận. Trong bối cảnh BĐKH, đến năm 2050, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng 1,40C, lượng mưa trung bình năm tăng khoảng 1,5% trên toàn tỉnh nhưng lại giảm khoảng 8% lượng mưa vào đồng ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc. Hạn nông nghiệp ở mức hạn nặng và hạn nghiêm trọng được dự tính sẽ tăng lên tới 59,9% diện tích. Hoang mạc sẽ mở rộng, chiếm 37,4%, trong đó, hoang mạc cát sẽ chiếm đến 15,3% và hoang mạc đất cằn cũng chiếm đến 19,6% diện tích. Luận án đã đánh giá được thực trạng và dự tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến HMH trong bối cảnh BĐKH bằng tích SWOT – AHP và GIS. Bộ dấu hiệu chỉ thị ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên – KTXH ảnh hưởng đến hạn hán và HMH được xây dựng. Thông qua ma trận SWOT cho thấy, 12 yếu tố TN – KTXH làm hạn chế quá trình hạn hán và HMH ở Bình Thuận có tác động qua lại với 14 yếu tố TN – KTXH làm gia tăng hạn hán và HMH ở hiện tại và tương lai, tạo nên bức tranh tổng thể về thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình Thuận. Trong bối cảnh BĐKH, đến 2050, mức độ ảnh hưởng mạnh của các nhân tố tự nhiên – KTXH đến HMH tập trung ở 35 xã ven biển, được dự tính ít biến động về diện tích; mức độ ảnh hưởng trung bình lại có xu hướng giảm nhẹ, dự tính từ 28 xã giai đoạn 1995 – 2010 xuống còn 23 xã, do vai trò của các giải pháp tích cực ứng phó với hạn hán và HMH hiện nay ở Bình Thuận. Chương 3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOANG MẠC HÓA ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT Ở TỈNH BÌNH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 3.1. Các thế mạnh sản xuất nông nghiệp của Bình Thuận Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, Bình Thuận có thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. Bình Thuận đã có đầu tư 11 nhiều để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, giúp nền nông nghiệp thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi đây. 3.2. Tác động của hạn hán và HMH đến biến động sử dụng đất SXNN Sau 15 năm (1995 - 2010), diện tích đất nông nghiệp gần như không có sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất chung của tỉnh (tăng 1,4%), biến động chậm hơn đất phi nông nghiệp (tăng 3,3%) và đất chưa sử dụng (giảm 4,8%). Luận án đã nghiên cứu xác định các dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả cho thấy: Dấu hiệu thứ nhất, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán và HMH còn nhiều trong giai đoạn 1995 – 2010. Bảng 3.4: Diện tích cây trồng bị thiệt hại nặng do hạn hán của Bình Thuận giai đoạn 1997 -2010 1997 1998 2003 2004 2005 2006 2008 2010 Lúa 30 2279 3528 16217 16000 - 168 5005 Cây trồng khác - - 2212 22501 39137 2172 714 9199 Ghi chú: Thiệt hại nặng ( thiệt hại từ 70 – 100% sản lượng) Dấu hiệu thứ hai, diện tích đất trồng lúa của tỉnh Bình Thuận bị suy giảm và chuyển đổi sang nhiều loại hình sử dụng đất khác. Diện tích lúa giảm 9815 ha sau 10 năm tương ứng với tốc độ giảm trung bình 0,43%/năm. Do tình trạng hạn hán xảy ra nhiều vào mùa khô nên diện tích lúa mùa đang có xu hướng giảm dần (giảm 26,2% sau 15 năm). Thực tế, (năm 2010), diện tích đất trồng lúa của Bình Thuận là52.510,04 ha, mới chỉ chỉ chiếm gần 50% diện tích đất có thể trồng lúa tốt (đất phù sa, đất đen ở thung lũng, đất trên đá sét). Dấu hiệu thứ ba, hạn hán và HMH đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều cây trồng thích ứng với hạn hán và HMH như thanh long, nho, điều, bông, sắn. Dấu hiệu thứ tư, hạn hán và HMH đã làm xuất hiện nhiều hình thức chăn nuôi thích ứng với điều kiện khô nóng. Người nông dân tại Bình Thuận đã thành công với hai mô hình chăn nuôi thích ứng điều kiện hoang mạc và góp phần xóa đói giảm nghèo là chăn nuôi dê trên các hoang mạc đá và nuôi nhông trên những hoang mạc cát. 3.3. Tác động của hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ 3.3.1. Tình hình biến động Bằng phương pháp điều tra xã hội học (điều tra cấp xã) với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS, tác giả luận án đã tìm ra những thay đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng trong khu vực nhỏ. Kết quả thu được như sau: Cơ cấu mùa vụ lúa, sau hơn 10 năm, đã có nhiều thay đổi, tỷ trọng các xã trồng lúa mùa đang có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Cơ cấu mùa vụ ngô khá đa dạng với 5 vụ khác nhau. Ngô vụ đông xuân vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng sau 15 năm. Cơ cấu mùa vụ cây khoai lang tập trung ở hai vụ chính: đông xuân (tháng 12 – tháng 4) và vụ mùa sớm (tháng 7 – tháng 9) và có chuyển dịch rõ nét, từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Cơ cấu mùa vụ sắn gồm 3 vụ chính. Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc là những huyện trồng nhiều sắn. Cơ cấu mùa vụ lạc gồm 3 vụ chính và phổ biến là vụ đông xuân và vụ xuân. Cơ cấu mùa vụ thuốc lá không thay đổi sau 15 năm, được trồng chủ yếu vào vụ đông xuân (từ tháng 10 đến tháng 12). Cơ cấu mùa vụ bông tập trung ở 3 vụ chính, vụ đông xuân (tháng 11 – tháng 2), vụ mùa (tháng 5 – 12 tháng 10), vụ mùa sớm (tháng 7 – tháng 9). Mùa vụ của cây bông có xu hướng chuyển dịch từ vụ mùa sang vụ đông xuân, điển hình ở hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Cơ cấu mùa vụ dưa lấy hạt chủ yếu là vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 10. Sau hơn 10 năm, diện tích trồng dưa lấy hạt có xu hướng tăng nhẹ, điển hình tại các địa phương như Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Đức Linh. Cơ cấu mùa vụ mè bao gồm hai vụ chính: vụ hè thu (tháng 3 đến tháng 7) và vụ hè thu muộn (tháng 5 đến tháng 7), các huyện phía Bắc như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc trồng mè vào vụ hè thu (tháng 3 đến tháng 7), các huyện phía Nam như Hàm Thuận Nam và Hàm Tân lại trồng mè vào vụ hè thu muộn (tháng 5 đến tháng 7). 3.3.2. Xác định thời kì trồng trọt thích hợp bằng dữ liệu khí tượng và phần mềm Eto Calculator. Bằng cách sử dụng phần mềm Eto Calculator xử lý các dữ liệu khí tượng, thổ nhưỡng, thời kì trồng trọt thích hợp theo từng trạm khí tượng đã được xác định. Kết quả đánh giá thời gian gieo trồng chỉ tính đến điều kiện nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.5: Đánh giá khoảng thời gian gieo trồng trong năm cho cây trồng ngắn ngày giai đoạn 1980- 2010 Ghi chú: thời gian trồng trọt tốt: là khoảng thời gian có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi tham chiếu; thời gian có thể gieo trồng (cây trồng có thể sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên) là khoảng thời gian có lượng mưa lớn hơn một nửa lượng bốc hơi tham chiếu; thời kỳ chuyển tiếp (T) là khoảng thời gian chuyển từ thời kỳ khô hạn sang thời kỳ ẩm ướt và từ thời kỳ ẩm ướt sang thời kỳ khô hạn. Vùng nội ngoại suy từ các trạm khí tượng Thời gian trồng trọt tốt (ngày) Thời gian trồng trọt khôn g tốt (ngày ) Thời gian có thể gieo trồng (ngày ) Thời kỳ chuyển tiếp (ngày) T1 T2 Duyên hải phía Bắc thuộc huyện Tuy Phong ở các xã: Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương, Bình Thạnh. dưới 100 trên 200 127 32 17 Chợ Lầu, Hồng Thái, Hòa Thắng, Hồng Phong (Bắc Bình) và thành phố Phan Thiết. 100 – 150 150 - 200 204 28 32 1/5 huyện Hàm Thuận Bắc, 1/2 huyện Hàm Thuận Nam, 1/2 huyện Hàm Tân, 3/4 huyện Tánh Linh, 3/4 huyện Đức Linh 150 – 200 100 - 150 224 37 23 1/4 huyện Đức Linh (ĐaKai, Sùng Nhơn, Mê Pu), 1/4 huyện Tánh Linh (Đức Phú, Đức Nghi, Măng Tô, Bắc Ruộng) Trên 200 dưới 100 292 36 26 3.3.3. Dấu hiệu chỉ thị hạn hán và HMH qua nghiên cứu cơ cấu mùa vụ Dấu hiệu thứ nhất, nếu chỉ xét riêng điều kiện khí tượng, khoảng thời gian khô hạn, không thích hợp cho gieo trồng, còn khá dài ở một số khu vực duyên hải tỉnh Bình Thuận. Thời gian không thể trồng trọt tốt tương ứng với khoảng thời gian khô hạn trong năm kéo dài trên 200 ngày (6 – 8 tháng) ở vùng duyên hải phía Bắc trên 13 địa bàn các xã: Vĩnh Hảo, Phước Thể, Liên Hương, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong). Trong khi thời gian mùa vụ (khoảng thời gian có thể trồng trọt tốt) lại chưa đủ, chỉ có khoảng 78 ngày từ trung tuần tháng 9 nhưng chỉ đến đầu tháng 12. Trên các vùng hoang mạc cát kéo dài từ Chợ Lầu, Hồng Thái, Hòa Thắng, Hồng Phong (Bắc Bình) và toàn bộ thành phố Phan Thiết, có khoảng thời gian không thể trồng trọt tốt kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5). Như vậy, mức độ ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến cơ cấu mùa vụ khu vực này có xu hướng giảm đi rõ rệt so với khu vực duyên hải phía Bắc. Dấu hiệu thứ hai, một số cây trồng có khả năng chịu hạn tốt được chuyển đổi trồng vào thời kì khô hạn trong năm. Đó là nhiều diện tích khoai lang ở Hàm Thuận Nam, Đức Linh và Tánh Linh đã chuyển đổi thời gian gieo trồng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân; nhiều diện tích trồng sắn được chuyển đổi sang vụ hè thu muộn (tháng 5 – tháng 7) hoặc vụ đông xuân (tháng 12 đến tháng 4). Cây lạc cũng có hướng chuyển dịch dần từ vụ hè, vụ đông xuân sang vụ xuân, khoảng thời gian khô hạn nhất trong năm. Đặc biệt tại Hàm Tân, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam, cây lạc được trồng xen dưới các vùng trồng cây ăn quả (cây thanh long, cây xoài) nhằm giữ độ ẩm đất vào mùa khô và giảm nguy cơ xói mòn đất vào mùa mưa. Mùa vụ của cây bông có xu hướng chuyển dịch từ vụ mùa sang vụ đông xuân, điển hình ở hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Dấu hiệu thứ ba, tỷ trọng các xã trồng lúa mùa đang có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Thay vào đó, với ưu thế về giống, lúa vụ hè thu đang có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mùa vụ, đặc biệt, tại các huyện trọng điểm HMH như Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết và Hàm Tân. 3.4. Tác động của hạn hán và HMH đến năng suất cây trồng 3.4.1. Biến động năng suất cây trồng giai đoạn 1995 - 2010 Năng suất lúa biến động không đều giữa các địa phương trong tỉnh. Sau 15 năm, trong 3 vụ lúa, năng suất lúa hè thu tăng chậm nhất và khá ổn định giữa các địa phương, dao động từ 8 - 17 tạ/ha. Sau 15 năm, năng suất các cây trồng lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu và điều) có xu hướng tăng, giảm bấp bênh ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong đó, năng suất cà phê giảm mạnh nhất, giảm đều ở tất cả các địa phương có trồng cà phê như Hàm Thuận Bắc (giảm 17,4 tạ/ha), Tánh Linh (giảm 14,2 tạ/ha); năng suất điều giảm mạnh ở Tuy Phong (giảm 5,3 tạ/ha). 3.4.2. Dấu hiệu chỉ thị hạn hán và HMH qua nghiên cứu năng suất cây trồng. Dấu hiệu thứ nhất, hạn hán làm năng suất lúa bị suy giảm. Bằng tổng hợp các báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, tình hình thiệt hại về năng suất cây trồng do hạn hán đã được tái hiện thông qua các cấp độ: thiệt hại 100% năng suất (mất trắng vụ), năng suất giảm từ 50 – 99% và năng suất giảm dưới 50%. Kết quả cụ thể trong bảng 3.10. Diện tích lúa có năng suất giảm 100% xuất hiện trong 7/15 năm nghiên cứu, trong đó đặc biệt lớn vào các năm 1998 (2279 ha), 2005(856 ha) và 2010 (1579 ha). Năng suất lúa giảm từ 50 – 99% và giảm dưới 50% nhiều hơn diện tích lúa bị thiệt hại mất trắng. Năm 2004, Bình Thuận có đến 5327 ha lúa bị giảm năng suất từ 50 – 99% và 10038 ha giảm năng suất dưới 50%. Năm 2005, tỉnh có đến 15144 ha lúa bị giảm năng suất từ 50 -99%. Sản 14 xuất lúa ở Bình Thuận thiệt hại do hạn hán vào năm 2004, 2005 khá lớn, lần lượt là 74,6 tỷ và 89,5 tỷ đồng (bảng 3.10). Bảng 3.10. Diện tích lúa bị suy giảm năng suất do hạn hángiai đoạn 1997 - 2010 (đơn vị : ha) 1997 1998 2003 2004 2005 2008 2010 Lúa mất trắng (năng suất giảm 100%) 30 2279 2 442 856 563 1579 Lúa giảm năng suất từ 50 - 99% _ _ 180 5327 15144 _ 1426 Lúa giảm năng suất dưới 50% _ _ 3346 10038 _ 1368 _ Tổng giá trị thiệt hại (tỷ đồng) 1,3 74,6 89,5 0,5 10,0 Nguồn:Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận Theo các địa phương, thiệt hại về năng suất do hạn hán tập trung chủ yếu ở các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Bảng 3.11. Diện tích lúa bị suy giảm năng suất 100%(mất trắng vụ) do hạn hán phân theo các địa phương (đơn vị: ha) Huyện 2003 2004 2005 2008 2010 Tuy Phong 0 25 435 135 367 Bắc Bình 0 417 171 518 567 Hàm Thuận Bắc 0 0 250 0 150 Hàm Thuận Nam 0 0 0 0 380 Phan Thiết 0 0 0 0 0 La Gi 0 0 0 0 0 Hàm Tân 1 0 0 0 0 Đức Linh 1 0 0 0 54 Tánh Linh 0 0 0 0 61 Toàn tỉnh 2 442 856 563 1579 Nguồn:Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận Dấu hiệu thứ hai, hạn hán làm năng suất các loại cây trồng khác cũng bị suy giảm. Bên cạnh lúa, nhiều diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác như: ngô, sắn, đậu tương, bông, điều, thanh long, dưa lấy hạt, cao su... cũng chịu thiệt hại về năng suất do hạn hán. Năm 2004, bắp lai đạt 32 tạ/ha thấp hơn năm 2003 là 22 tạ/ha. Các cây hoa màu khác cũng chỉ đạt khoảng 52% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 3.12: Diện tích cây trồng (trừ lúa) bị suy giảm năng suất do hạn hán (đơn vị: ha) 2003 2004 2005 2006 2008 2010 Cây trồng giảm năng suất giảm 100% (mất trắng) 80 22501 39137 2172 714 9199 Cây trồng giảm năng suất dưới 40% 2564,8 31038 _ _ _ 15324 Giá trị thiệt hại (tỷ đồng) 2,7 61,3 112,4 3,2 2,3 14,5 Nguồn:Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận 15 Theo bảng 3.12, toàn tỉnh có đến 22501 ha cây trồng bị mất trắng do hạn hán. Con số này lại tăng lên vào năm 2005 với 39137 ha và giảm nhẹ xuống còn 9199 ha vào năm 2010. Giá trị thiệt hại của hạn hán gây ra cho các cây trồng khác còn lớn hơn thiệt hại gây ra cho sản xuất lúa. Năm 2004, thiệt hại do hạn hán gây ra cho các loại cây trồng (trừ lúa) là 61,3 tỷ và lên tới 112,4 tỷ vào năm 2006. Dấu hiệu thứ ba, năng suất cây trồng không thể đạt 100% năng suất tiềm năng trên đất cát và đất sét ở vùng duyên hải Bình Thuận nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi và các kĩ thuật canh tác, thâm canh của con người (Stefaan Dondeyne, Dirk Raes, 2012. Phần mềm Budget (chi tiết về phần mềm này được chi tiết hóa trong phụ lục 3) được FAO thừa nhận và phổ biến sử dụng khi tính toán cân bằng muối và nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng tại Châu Âu (Pháp, Bỉ, Đức), Châu Phi (Angieri, Nigienia), Châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả tính toán bằng phần mềm Budget cho tỉnh Bình Thuận đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công nhận thông qua các đề tài ở trong và ngoài nước. Kết quả xử lý từ phần mềm Budget cho thấy, trong điều kiện khí tượng thổ nhưỡng hiện tại, cây trồng ngắn ngày không thể sinh trưởng và phát triển, năng suất tiềm năng luôn đạt 0% (ở duyên hải phía Bắc) hoặc chỉ đạt từ 25- 50% năng suất tiềm năng (ở duyên hải phía Nam ) nếu không có sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi và các kĩ thuật canh tác, thâm canh của con người. Bên cạnh đó, trong cùng một khu vực, năng suất tiềm năng của cây trồng trên đất cát sẽ suy giảm mạnh hơn so với trên đất sét. Như vậy, NCS càng có cơ sở để khẳng định, lượng mưa và độ dài thời gian ẩm ướt đã chi phối rất lớn đến năng suất cây trồng. Và nếu chỉ xét riêng về điều kiện khí tượng (nhiệt độ, lượng mưa, thời gian mưa ẩm) năng suất cây trồng ngắn ngày đều bị suy giảm từ 50 – 100% ở một số trọng điểm hạn hán, HMH ở Bình Thuận. 3.5. Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt theo kịch bản BĐKH 3.5.1. Trên toàn tỉnh 3.5.1.1. Xây dựng bộ dấu hiệu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt bằng phân tích SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) Bảng 3.11: Bộ dấu hiệu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận Điểm mạnh (S) (ảnh hưởng tích cực ở hiện tại) Điểm yếu (W) (ảnh hưởng tiêu cực ở hiện tại) (S1): Nguồn nước ngầm có trữ lượng trung bình và ổn định ở một vài nơi. (S2): Lượng mưa vào mùa mưa tương đối khá. (S3): Rừng kín thường xanh và thảm cây trồng lâu năm có mức độ tập trung khá và chất lượng tốt. (S4): Người dân ở Bình Thuận có nhiều kinh nghiệm ứng phó với hạn hán và HMH. (S5): Quá trình đô thị hóa và CNH đang thu (W1): Lượng mưa trung bình năm thấp, phân hóa mạnh mẽ theo mùa. (W2): Lượng bốc hơi trung bình năm cao (trên 1400mm). (W3): Thời gian khô hạn trong năm không thích hợp cho gieo trồng còn khá dài. (W4): Các hoang mạc cát và các hiện tượng cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng, lấp đầy sông, hồ. (W5): Nguồn nước ngầm nghèo ở một vài nơi. 16 hút đầu tư khoa học công nghệ. (S6): Hệ thống thủy lợi và kĩ thuật thủy lợi đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu. (S7): Năng suất nhiều loại cây trồng thích ứng với hạn hán và HMH tăng. (S8): Hiện trạng SDĐ thích ứng với hạn hán và HMH. (W6): Đất bị thoái hóa nặng, xuất hiện hoang mạc đất cằn. (W7): Xuất hiện thảm thực vật nhiệt đới khô điển hình. (W8): Con người tác động mạnh vào tài nguyên (phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản ven biển, canh tác quá mức, ô nhiễm đất đai...). (W9): Năng suất cây trồng tiềm năng đều bị suy giảm trên đất cát và đất sét (nếu chỉ xét điều kiện khí tượng – thổ nhưỡng). (W10): Năng suất cây trồng lâu năm bị suy giảm tại các trọng điểm HMH Cơ hội (O) (ảnh hưởng tích cực ở tương lai) Thách thức (T) (ảnh hưởng tiêu cực ở tương lai) (O1): Lượng mưa mùa mưa sẽ tăng dần. (O2): Hệ thống thủy lợi sẽ có nhiều thay đổi tích cực. (O3): Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp sẽ góp phần khai thác tài nguyên bền vững hơn. (O4): Người dân sẽ dần thay đổi tư duy ứng phó với hạn hán HMH, tiếp thu KHKT mới. (O5): Tỉnh sẽ có nhiều dự án trồng rừng, đặc biệt rừng phòng hộ ven biển. (O6): Tỉnh sẽ có nhiều dự án vùng du lịch sinh thái góp phần tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển bền vững. (O7): Diện tích cây trồng thích ứng với hạn hán và HMH sẽ được mở rộng. (O8): Một số cây trồng chịu hạn được chuyển đổi trồng vào thời kì khô hạn trong năm. (T1): Hoang mạc đất cằn sẽ mở rộng (hình 2.19). (T2): Hoang mạc cát sẽ mở rộng (hình 2.19). (T3): Đất bị thoái hóa, bạc màu sẽ gia tăng (hình 2.17). (T4): Hoang mạc muối sẽ mở rộng (hình 2.19). (T5): Lượng mưa mùa khô sẽ giảm, thời gian mùa khô sẽ kéo dài hơn. (T6): Diện tích hạn nông nghiệp nặng và nghiêm trọng sẽ mở rộng diện tích (hình 2.16). (T7): Sức ép của dân số đông và quá trình đô thị hóa lên tài nguyên môi trường. (T8): Nhiều diện tích lúa tiềm năng chưa được đưa vào khai thác. (T9): Diện tích lúa bị suy giảm và chuyển đổi sang các loại hình sử dụng đất khác. (T10):Tỷ trọng các xã trồng lúa mùa đang có xu hướng giảm nhẹ. 3.5.1.2. Dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt theo kịch bản BĐKH bằng phương pháp AHP(Analytic Hierarchy Process) Bằng phương pháp chuyên gia thông qua phiếu xin ý kiến chuyên gia, NCS đã phân tích và tổng hợp các ý kiến tư vấn để tìm ra trọng số của từng nhân tố bằng phương pháp phân tích bậc đa chỉ tiêu (AHP) để phân hạng các nhân tố trong bộ dấu hiệu. Thực tế, những tác động tích cực của các điều kiện TN – KTXH (mục điểm mạnh (S) – bảng 3.11) đã làm giảm sự gia tăng những tác động tiêu cực của hạn hán và HMH đến trồng trọt, trong đó, lớp phủ rừng và hệ thống thủy lợi được các chuyên gia đánh giá là quan trọng hơn cả. Nếu như không có hai nhân tố này, hạn hán và HMH đã nghiêm trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt cho SXNN. Vùng hoang mạc đã mở rộng, vùng có tưới ít hơn, năng suất cây trồng sẽ bấp bênh hơn so với năng suất cây trồng trong giai đoạn nghiên cứu. Cùng với quá trình cải tạo những vùng đất bị thoái hóa, năng suất cây trồng có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt đối với cây trồng thích ứng với điều kiện khô nóng. Theo kịch bản BĐKH đến 2030 và 2050, lượng mưa mùa mưa sẽ tăng nhẹ (dưới 4%) ở một số khu vực trong tỉnh sẽ chi phối đến sự thay đổi những tác động tích cực của các yếu tố TN – KTXH đến HMH và trồng trọt của tỉnh trong tương lai. Trong đó, vai 17 trò của các dự án thủy lợi, dự án tăng diện tích rừng kết hợp với qui hoạch sử dụng đất hợp lý sẽ là những nhân tố tích cực làm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hạn hán và HMH đến trồng trọt. Luận án cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực cho ngành trồng trọt trong bối cảnh BĐKH. Cùng với tình hình thời gian mùa khô kéo dài và lượng mưa mùa khô bị suy giảm ở một số khu vực theo kịch bản BĐKH, cùng với sự mở rộng diện tích hạn nông nghiệp nghiêm trọng, hoang mạc cát sẽ tiếp tục được mở rộng là nguy cơ nghiêm trọng nhất kéo theo sự gia tăng tình trạng thoái hóa đất và hoang mạc đất cằn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự tính, với những hệ thống giải pháp và chính sách như hiện nay, đến năm 2050, tình trạng thoái hóa đất sẽ được kiểm soát và có khả năng thu hẹp diện tích. 3.5.1.3. Khảo sát thực trạng canh tác tại các trọng điểm hoang mạc hóa Bằng điều tra khảo sát thực địa và kết quả của phiếu điều tra cấp xã, kết quả khảo sát thực trạng canh tác như sau: Bảng 3.18: Khảo sát thực trạng canh tác tại các trọng điểm HMH Hoang mạc Loại đất Loại hình canh tác Phân bố theo xã Hoang mạc cát Đất cát đỏ - Dưa lấy hạt (2 vụ); - Đậu, đỗ (2 vụ); - Lạc (1 vụ)+ Dưa lấy hạt (1 vụ); - Sắn xen điều. Tuy Phong : Bình Thạnh, Liên Hương; Bắc Bình: Hòa Thắng, Lương Sơn, Bình Tân, Hồng Phong, Hồng Thái Chính; Hàm Thuận Bắc: Thiện Nghi ,Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Đức, Hàm Phan Thiết: Mũi Né, Hàm Tiến, Tiến Lợi, Tiến Thành; Hàm Thuận Nam : Hàm Minh, Thuận Nam, Thuận Quí, Tân Thành, Tân Thuận; LaGi : Tân Tiến, Tân An, Tân Phước; Hàm Tân : Sơn Mỹ, Tân Thắng; Đất cát trắng vàng - Đậu, đỗ ( 2 vụ); Dưa lấy hạt ( 2 vụ); Sắn + điều; - Sắn+ Dưa lấy hạt; - Dưa lấy hạt (1 vụ)+ khoai lang (1 vụ); - Sắn, điều, khoai lang, nho, xoài, mẵng cầu. Tuy Phong: Bình Thạnh, Liên Hương, Chí Công; Bắc Bình: Hòa Thắng, Hồng Phong; Phan Thiết: Mũi Né, Hàm Tiến; Hàm Thuận Nam: Thuận Quí, Tân Thành, Tân Thuận; LaGi: Tân Tiến, Tân An, Tân Phước;Hàm Tân: Sơn Mỹ, Tân Thắng Đất cát trắng và đất cát biển - Đậu, đỗ; - Dưa lấy hạt, sắn, mè, điều; - Sắn+ dưa lấy hạt; - Dưa lấy hạt (1 vụ) + khoai lang (1 vụ); - Khoai lang, đu đủ, nho, xoài, mãng cầu. Tuy Phong: Phước Thể, Bình Thạnh, Liên Hương, Chí Công, Hòa Minh; Bắc Bình: Hòa Thắng, Lương Sơn, Hồng Phong, Hồng Thái; Hàm Thuận Bắc: Thiện Nghi, Hàm Nhơn; Phan Thiết : Mũi Né, Hàm Tiến, Tiến Lợi; Hàm Thuận Nam: Hàm Minh, Hàm Cường; LaGi: Tân Tiến, Tân An, Tân Phước; Hàm Tân: Sơn Mỹ, Tân Thắng. Hoang mạc đất cằn - Độc canh lúa (1 vụ hoặc 2 vụ lúa); Lúa 1 vụ và hoa màu (ngô + đậu đỗ (2 vụ), đậu tương, sắn, dưa lấy hạt); Lúa 1 vụ và cây công nghiệp ngắn ngày (bông, thuốc lá); - Loại hình chuyên trồng màu (ngô đông xuân- đậu các loại hè thu, ngô đông xuân – lạc hè thu, đậu đỗ đông xuân – ngô hè thu); Tuy Phong: Vĩnh Hảo, Phú Lạc, Phong Phú; Bắc Bình: Phan Hòa, Hải Ninh, Bình An, Lương Sơn, Phan Thanh; Hàm Thuận Bắc: Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Hiệp; Hàm Thuận Nam: Hàm Cần, Hàm Kiệm; Phan Thiết: Tiến Thành, Tiến Lợi, Mũi Né; LaGi: Tân Tiến, Tân An; Hàm Tân: Tân Đức, Tân Phúc, Sông Phan, Tân Lập; 18 - Mô hình chuyên trồng cây ăn quả: thanh long, xoài, đu đủ, nhãn, na; Mô hình nông lâm kết hợp: cây ăn quả (điều, xoài, na, nhãn, mãng cầu), xoan chịu hạn, cây cóc hành, hành tỏi.... Hoang mạc đá - Mô hình nông lâm kết hợp: cây ăn quả (điều, xoài, na, nhãn, mãng cầu), cây keo lá tràm; - Chăn thả dê, cừu... Tuy Phong: Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phong Phú, Phú Lạc, Liên Hương, Phước Thể Bắc Bình: Sông Bình, Lương Sơn; Hàm Thuận Bắc: Hồng Sơn, Ma Lâm Hàm Thuận Nam: Mỹ Thạnh, Hàm Thạnh; Hàm Tân: Tân Đức, Tân Phúc Tánh Linh: Suối Kiết, Đức Thuận, Gia Huynh Hoang mạc muối - Đất bỏ hoang; Cánh đồng muối Tuy Phong: Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo; Phan Thiết: Tân Thành Tổng hợp từ khảo sát thực địa và các tài liệu ở địa phương. 3.5.2. Trọng điểm hoang mạc cát Đến năm 2050, số xã chịu ảnh hưởng mạnh giảm từ 15 xã (giai đoạn 1995 – 2010) xuống còn 11 xã (cấp 7) và 8 xã (cấp 6) nhưng số xã chịu ảnh hưởng ở cấp 5 lại tăng lên từ 6 xã lên đến 21 xã. Các xã có mức độ ảnh hưởng chuyển từ cấp 6 về cấp 5 chủ yếu tập trung ở các huyện phía Nam như Sơn Mỹ (Hàm Tân), Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân An, Tân Phước (LaGi), Tân Thành, Thuận Quí (Hàm Thuận Nam), Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc), Mũi Né, Thiện Nghiệp, Hàm Tiến, Tiến Thành (Phan Thiết). Trong khi đó, các xã chịu ảnh hưởng mạnh ở các huyện phía Bắc (Tuy Phong, Bắc Bình) sẽ có mức độ ảnh hưởng tiêu cực cao hơn nếu tỉnh không thực thi các giải pháp nhằm hạn chế những thách thức vào những năm giữa thế kỉ này. 3.5.3. Trọng điểm hoang mạc đất cằn Số xã chịu tác động bởi hoang mạc đất cằn sẽ giảm từ 27 xã xuống còn 23 xã vào năm 2050. Một mặt, với vai trò của hệ thống các công trình thủy lợi và sự gia tăng diện tích và chất lượng lớp phủ thực vật rừng, 6 xã sẽ thoát khỏi tình trạng hoang mạc đất cằn như: Phan Điền, Bình An, Sông Lũy (Bắc Bình), Thuận Minh, Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc). Mặt khác, cùng với xu hướng tàn phá thảm thực vật rừng kết hợp với những hệ quả tiêu cực sau các hồ đập thủy lợi, 7 xã sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa đất và ảnh hưởng của hoang mạc đất cằn như Gia Huynh, Suối Kiết (Tánh Linh), Tân Đức, Tân Phúc, Tân Minh, Sông Phan, thị trấn Hàm Tân (Hàm Tân). Đồng thời, do đất được cải tạo tốt, 2 xã Hàm Cường và Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam) sẽ chuyển từ khu vực chịu ảnh hưởng của hoang mạc cát sang khu vực chịu tác động của hoang mạc đất cằn. 3.5.4. Trọng điểm hoang mạc muối và hoang mạc đá Vùng hoang mạc đá còn bị bỏ hóa, các hoạt động canh tác còn thưa thớt và kém phát triển. Mô hình nông lâm kết hợp: cây ăn quả (điều, xoài, na, nhãn, mãng cầu), cây keo lá tràm hay canh tác ngô (1 vụ hoặc 2 vụ) xuất hiện rải rác ở một số nơi. Hoang mạc muối là khu vực tích muối kiềm Cacbonnat Natri của các loại đá giàu kiềm, trên các địa hình thoải đồng bằng và đồng bằng đồi bóc mòn rửa trôi, phân bố nhiều ở Vĩnh Hảo – Tuy Phong. Hầu hết các khu vực bị nhiễm mặn hiện nay đều bị bỏ hoang hoặc phân bố rải rác ven các cánh đồng sản xuất muối. 19 3.5.5. Xây dựng bản đồ đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt trong bối cảnh BĐKH Kết quả thống kê từ 2 bản đồ Đánh giá thực trạng và dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận được thể hiện trong bảng 3.25 và hình 3.18: Bảng 3.25: Diện tích và tỷ lệ so với diện tích tự nhiên của các cấp độ ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt ở tỉnh Bình Thuận Cấp độ 1995-2010 2050 ha %DT tự nhiên ha %DT tự nhiên Cấp 1 210651,9 27,0 208890,9 26,7 Cấp 2 189796,2 24,3 155658,7 19,9 Cấp 3 148894,6 19,1 181719,3 23,3 Cấp 4 90057,97 11,5 52548,34 6,7 Cấp 5 20903,02 2,7 96220,45 12,3 Cấp 6 73626,13 9,4 50891,22 6,5 Cấp 7 61620,42 7,9 49621,38 6,4 Thống kê từ bản đồ đánh giá thực trạng và dự tính ảnh hưởng (hình 3.20, hình 3.21) Hình 3.18: Thay đổi số xã theo các cấp độ ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt giai đoạn 1995 – 2010 và 2050 Hình 3.19: Thay đổi số xã chịu ảnh hưởng của các loại hình hoang mạc chủ yếu giai đoạn 1995 – 2010 và năm 2050 20 3.6. Đề xuất giải pháp cho ngành trồng trọt ứng phó với hạn hán và HMH trong bối cảnh BĐKH ở Bình Thuận 3.6.1. Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán và HMH bằng phân tích SWOT Bằng cách tổng hợp thông tin từ các phiếu điều tra cấp xã kết hợp tham khảo các tài liệu của địa phương, 7 nhóm giải pháp (chọn cây trồng thích ứng với hạn hán và HMH, mô hình canh tác nông nghiệp phù hợp, xây dựng các công trình thủy lợi, sử dụng kĩ thuật tiết kiệm nước, cải tạo đất, tăng diện tích và chất lượng lớp phủ rừng ...) được đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi triển khai thực hiện tại các địa phương. Bên cạnh đó, những thống kê thực trạng phân bố của 36 giải pháp (trong 7 nhóm giải pháp trên) được chi tiết hóa đến từng xã là cơ sở cho đề xuất qui hoạch nông nghiệp hợp lí. 3.6.2. Đề xuất lựa chọn giải pháp ưu tiên theo từng cụm xã đến năm 2050 theo kịch bản BĐKH Bằng phân loại cụm xã theo phương pháp phân loại nhiều chiều trong SPSS, các xã có tình trạng phát triển hoạt động trồng trọt tương tự nhau được gom tụ lại thành một cụm xã. Phương án phân loại thành 11 cụm (11 clusters) được lựa chọn vì phương án phân loại này khá sát với tình hình thực tiễn và qui hoạch trồng trọt ở Bình Thuận đến 2020. Qua bản đồ, cụm 1 (C1) bao gồm 11 xã ở khu vực duyên hải phía Bắc. Hoạt động trồng trọt nơi đây sẽ chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và HMH ở cấp 6, cấp 7 nhưng hệ thống thủy lợi ở khu vực này sẽ không được đầu tư nhiều, bởi tỉnh qui hoạch khu vực này là vùng rừng phòng hộ. Cụm 2 (C2) bao gồm 4 xã vùng cồn cát đỏ ở duyên hải phía Đông của huyện Bắc Bình. Hoạt động trồng trọt nơi đây sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi hạn hán và HMH ở cấp 7. Cụm 3 (C3) bao gồm 16 xã vùng cồn cát ở duyên hải phía Đông Nam. Hoạt động trồng trọt nơi đây sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi hạn hán và HMH, ở cấp 5, cấp 6 song, hệ thống thủy lợi ở khu vực này sẽ không phát triển. Nguồn nước ngầm nơi đây không nhiều, mực nước ngầm thấp do lớp phủ thực vật còn khá thưa thớt. Cụm 4 (C4), lại chịu tác động mạnh bởi hạn hán và HMH ở cấp 6, cấp 7 nên vấn đề phát triển vùng chuyên canh lúa 2 đến 3 vụ theo qui hoạch phát triển nông nghiệp đến 2020 cần xem xét lại. Nếu tỉnh có đầu tư cho phát triển thủy lợi, một mặt sẽ gia tăng chi phí đầu tư nhiều hơn so với các khu vực khác. Cụm 5 (C5) và cụm 6 (C6) là các cụm xã được đề xuất duy trì vùng trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh. Cụm 7 (C7) bao gồm 12 xã thuộc địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, nơi sẽ bị đe dọa bởi thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ. Cụm 8 (C8) gồm 4 xã thuộc huyện Hàm Tân, nơi mà hạn hán và HMH ảnh hưởng đến trồng trọt ở cấp 3, đất bị thoái hóa và có độ phì 21 thấp. Cụm 9 (C9) gồm 6 xã thuộc huyện Đức Linh và Tánh Linh, nơi ít chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và HMH ở cấp 1, cấp 2. Cụm 10 (C10) gồm 15 xã phân bố rải rác ở phía Tây các huyện trong tỉnh. Các xã này đều nằm trong khu vực miền núi, có lớp phủ rừng phát triển nên ít chịu ảnh hưởng của hạn hán và HMH. Cụm 11(C11) gồm 13 xã miền núi phía Tây của tỉnh. 3.6.3. Đề xuất định hướng qui hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2050 Bằng những phân tích có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu BĐ qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2020, những định hướng qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh BĐKH được khuyến nghị như sau: (1). Hình thành vùng nông sản đặc trưng ở vùng duyên hải phía Bắc: Để thích ứng với điều kiện khô hạn, nhiều loại cây được ưu tiên trồng trọt như: ngô, sắn, mè, đậu tượng, lạc, xoài, nho, điều, thanh long, cây hành, cây tỏi, cây bụp dấm, cây muốn biển... Trên cơ sở đánh giá thích nghi sinh thái cho cây nho, vùng thích nghi cao có diện tích 1639,32 ha phân bố ở hạ lưu sông Lòng Sông thuộc địa bàn 2 xã Phước Thể, Phú Lạc của huyện Tuy Phong. Trong điều kiện thực tiễn và trong bối cảnh BĐKH, đến năm 2050, vùng trồng nho tốt được đề xuất mở rộng thêm khoảng 227,28 ha, tại hai xã Phước Thể, Liên Hương huyện Tuy Phong, trên cơ sở chuyển đổi từ vùng đất trồng kém hiệu quả (đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm) thành những trang trại trồng nho, có đầu tư thâm canh sâu gắn với ổn định thị trường tiêu thụ. Nếu vùng này được qui hoạch tốt, gắn liền với ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm sau thu hoạch thì đây sẽ là vùng nông sản đặc sắc, thu hút nhiều đầu tư và khách du lịch, góp phần biến thách thức của một trong những khu vực khô hạn nhất cả nước thành cơ hội phát triển trong tương lai. (2). Hình thành vùng đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn ở vùng đồi cát ven biển huyện Bắc Bình: Nhìn chung trong khu vực này sản xuất canh tác khó khăn do địa hình cao, ít mưa, nước ngầm ít, sâu. Trong qui hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2020, hướng phát triển là trồng rừng chống sa mạc hóa được ưu tiên. Tuy nhiên, đến 2050, khi rừng phòng hộ (với nhiều cây neem chịu hạn) mở rộng, phủ xanh nhiều vùng đất cát, phần nào cải tạo nhiều vùng đất hoang hóa hướng phát triển các đồng cỏ chăn nuôi bò, dê, cừu trên cơ sở có rừng sẽ là khuyến nghị của NCS cho điều chỉnh qui hoạch nông nghiệp của tỉnh. (3). Hình thành vùng trồng cây hàng năm là nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm) ở vùng đồng bằng sông Lũy, sông Cà Giây: Đây là vùng thuộc cụm 4 (C4) trong hình 3.22, là vùng chịu tác động mạnh bởi hạn hán và HMH ở cấp 6, cấp 7 nên vấn đề phát triển vùng chuyên canh lúa 2 đến 3 vụ theo qui hoạch phát triển nông nghiệp đến 2020 cần xem xét lại. 22 NCS khuyến nghị phát triển cây hàng năm như một vùng nguyên liệu tập trung cho các trang trại chăn nuôi qui mô lớn trong vùng đồng bằng này, góp phần đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho chuỗi đô thị duyên hải cực Nam Trung Bộ của Việt Nam. (4). Hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả gắn liền với du lịch sinh thái ở vùng Đông Nam huyện Hàm Tân. Đến 2020, vùng nông lâm kết hợp sẽ được ưu tiên phát triển ở nơi đây, trong đó, trồng rừng phòng hộ gắn liền với trồng cây ngắn ngày (khoai, sắn, ngô..) là mô hình đang được khuyến khích. Tuy nhiên, NCS lại khuyến nghị điều chỉnh vùng trở thành khu vực chuyên canh cây ăn quả gắn liền với du lịch sinh thái. Bởi, đây là khu vực có lượng mưa khá, thảm thực vật phong phú, nhiều dải rừng, vườn điều vẫn được bảo vệ và phát triển tốt. Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, có nhiều sông rạch và có nguồn nước ngầm tương đối khá. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của luận án, hướng đề xuất trên của NCS sẽ khá phù hợp, đảm bảo lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường và tài nguyên, tạo điều kiện cho phát triển bền vững, hạn chế sự gia tăng HMH trong tương lai. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trong giai đoạn 1995 – 2010, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán và HMH còn nhiều. Do thiếu nước, nhiều vùng đất có thể trồng lúa vẫn chưa được sử dụng hoặc đất lúa có xu hướng chuyển đổi sang các loại cây trồng khác làm cho diện tích cây trồng thích ứng với khô hạn được mở rộng, đặc biệt là các loại cây ăn quả ưa khô hạn. Năng suất của cây trồng ngắn ngày đều bị suy giảm từ 25% đến 65% so với năng suất tiềm năng trên đất sét và từ 30% đến 100% trên đất cát tại vùng duyên hải và vùng Đông Bắc, nếu không đầu tư canh tác và thủy lợi của con người. Khoảng thời gian không thích hợp với gieo trồng cây ngắn ngày còn khá dài, khoảng từ 6 đến 8 tháng ở khu vực duyên hải và Đông Bắc của tỉnh. Các loại cây trồng ngắn ngày ưa khô được điều chỉnh trồng vào mùa hạn, số địa phương trồng lúa vụ hè thu gia tăng kéo theo số địa phương trồng lúa vụ mùa và vụ đông xuân lại có xu hướng giảm. Lớp phủ cây trồng, chủ yếu là cây trồng hàng năm gia tăng nhanh tại các vùng đất bị thoái hóa trong giai đoạn nghiên cứu là một tín hiệu tích cực trong quá trình thích ứng với hạn hán và HMH ở tỉnh Bình Thuận. Luận án đã xây dựng được BĐ đánh giá thực trạng và dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động trồng trọt ở Bình Thuận dựa trên sự phân hóa mức độ ảnh hưởng theo không gian – kết quả của triển khai phương pháp SWOT – AHP cho từng xã. Trong giai đoạn 1995 – 2010, Bình Thuận có 1/5 diện tích (36 xã thuộc 7 huyện ven biển) phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của hạn hán và HMH. Nhưng có đến 1/4 diện tích toàn tỉnh (26 xã của 5 huyện phía Bắc của tỉnh) đang bị đe dọa bởi tình trạng thoái hóa đất. Theo dự tính, đến 2050, trong điều kiện 23 BĐKH, số xã có hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng mạnh bởi hạn hán và HMH sẽ tăng nhẹ từ 36 xã lên đến 40 xã (từ 1/5 diện tích tăng lên đến 1/4 diện tích của tỉnh). Luận án đã đề xuất các giải pháp ứng phó đến 2050 theo từng cụm xã bằng tích hợp GIS và SPSS trên cơ sở bộ dấu hiệu đánh giá thực trạng và qui hoạch các giải pháp ứng phó ở Bình Thuận. 4 cụm xã tổ chức không gian mới được đề xuất định hướng trong qui hoạch nông nghiệp: vùng nông sản đặc trưng ở vùng duyên hải phía Bắc; vùng đồng cỏ chăn nuôi gia súc lớn ở vùng đồi cát ven biển phía Đông huyện Bắc Bình; vùng trồng cây hàng năm là nguyên liệu tập trung cho chăn nuôi (gia súc, gia cầm) ở vùng đồng bằng sông Lũy, sông Cà Giây; vùng chuyên canh cây ăn quả gắn liền với du lịch sinh thái ở vùng Đông Nam huyện Hàm Tân KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ I. Kết luận 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến SXNN khá phổ biến trên thế giới nhưng không nhiều ở Việt Nam. Từ những dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH trong SXNN được xác lập trên cơ sở vận dụng những lý luận về mối quan hệ giữa HMH và SXNN, bằng hướng tiếp cận địa lý tổng hợp và tiếp cận sinh thái tài nguyên và môi trường thông qua 6 nhóm PPNC, các đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động trồng trọt không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực theo thời gian (trong quá khứ, hiện tại, tương lai theo kịch bản BĐKH) mà còn theo không gian (phân hóa ảnh hưởng theo cụm xã). Trong đó, SWOT – AHP, một phương pháp nghiên cứu mới, được thực hiện trong đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến trồng trọt là đáng tin cậy và có cơ sở khoa học. 2. Hạn hán và HMH là hiện tượng đặc thù ở Bình Thuận và đang có những tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Hiện nay, Bình Thuận đang phải đối mặt với 47,7% diện tích toàn tỉnh chịu ảnh hưởng hạn vào mùa khô, 19,6% diện tích đất bị thoái hóa, 21,5% diện tích bị HMH. Đến năm 2050, lượng mưa mùa mùa đông giảm khoảng 8% ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc, hoang mạc cát dự tính sẽ chiếm đến 15,3% và hoang mạc đất cằn cũng chiếm đến 19,6% diện tích. Bằng tích hợp SWOT – AHP và GIS, 12 yếu tố TN – KTXH làm hạn chế quá trình hạn hán và HMH ở Bình Thuận có tác động qua lại với 14 yếu tố TN – KTXH làm gia tăng hạn hán và HMH ở hiện tại và tương lai được phân hóa mức độ tác động theo không gian các cụm xã, tạo nên bức tranh tổng thể về thực trạng và tiềm năng hạn hán và HMH ở Bình Thuận.Trong bối cảnh BĐKH, đến 2050, mức độ ảnh hưởng mạnh của các nhân tố TN – KTXH đến HMH tập trung ở 35 xã ven biển, được dự tính ít biến động về diện tích; mức độ ảnh hưởng trung bình lại có xu hướng giảm nhẹ, dự tính từ 28 xã giai đoạn 1995 – 2010 xuống còn 23 xã, do vai trò của các giải pháp tích cực ứng phó với hạn hán và HMH hiện nay ở Bình Thuận. 24 3. Bằng PPNC định lượng (GIS – viễn thám trong nghiên cứu BĐSDĐ SXNN, ETo Calculator trong nghiên cứu thời kì trồng trọt thích hợp kết hợp với các PPNC bán định lượng (điều tra xã hội học có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, phân tích SWOT – AHP, phương pháp chuyên gia...) 10 dấu hiệu chỉ thị cho những ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến BĐSDĐ nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ cây trồng và năng suất cây trồng đã được tìm ra. Bằng cách kết hợp các dấu hiệu chỉ thị này với 26 dấu hiệu chỉ thị của hạn hán và HMH qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên – KTXH, ma trận SWOT, một phương pháp phân tích tổng hợp được thử nghiệm trong đánh giá ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động trồng trọt cho tỉnh Bình Thuận ở hiện tại và tương lai, được xây dựng là cơ sở cho đánh giá thực trạng và dự tính mức độ ảnh hưởng theo cụm xã ở Bình Thuận theo kịch bản BĐKH. 4. Bản đồ Đánh giá thực trạng và dự tính ảnh hưởng của hạn hán và HMH đến hoạt động trồng trọt ở Bình Thuận được xây dựng dựa trên sự phân hóa mức độ ảnh hưởng theo không gian (kết quả của triển khai phương pháp SWOT – AHP cho từng xã). Kết quả cho thấy, 36 xã thuộc 7 huyện ven biển, phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của hạn hán và HMH; 26 xã thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Phan Thiết đang bị đe dọa bởi tình trạng thoái hóa đất. Theo dự tính, đến 2050, trong điều kiện BĐKH, số xã có hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng mạnh bởi hạn hán và HMH sẽ tăng nhẹ từ 36 xã lên đến 40 xã. 5. Bản đồ đề xuất giải pháp ứng phó ưu tiên đến 2050 theo từng cụm xã được thành lập bằng phương pháp phân loại nhiều chiều trong SPSS trên cơ sở bộ dấu hiệu đánh giá thực trạng và qui hoạch các giải pháp ứng phó hiện có ở Bình Thuận. 11 cụm xã được đề xuất tương ứng với 11 hệ thống giải pháp ưu tiên trên nguyên tắc: ưu tiên các giáp pháp thích ứng cho cụm xã sẽ chịu ảnh hưởng mạnh (40 xã), ưu tiên các giải pháp cải tạo cho cụm xã chịu ảnh hưởng trung bình (23 xã) và ưu tiên các giải pháp phòng hộ và bảo vệ rừng nghiêm ngặt cho cụm xã ít chịu ảnh hưởng (43 xã). Trong đó, 4 khuyến nghị mới định hướng qui hoạch nông nghiệp tỉnh Bình Thuận được đưa ra cho vùng duyên hải phía Bắc, vùng đồi cát phía Đông huyện Bắc Bình, vùng đồng bằng sông Lũy, sông Cà Giây và vùng phía Đông Nam huyện Hàm Tân. II. Kiến nghị Hiện nay, ở Bình Thuận hệ thống các trạm quan trắc khí tượng thủy văn còn rất thưa thớt, chuỗi số liệu quan trắc ngắn, nên một số đánh giá, nhận định trong luận án còn định tính và bán định lượng. Các bản đồ kiến nghị các giải pháp ứng phó, nhất là các bản đồ qui hoạch cần được cập nhật cùng với việc cập nhật các kịch bản BĐKH của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Thị Thanh Hương (2012), “Drought zoning for Binh Thuan province base on ETo calculator and GIS”, GIS IDEAS 2012, Ho Chi Minh city publish House, p.224 - 229. 2. Phạm Quang Vinh, Phạm Thị Thanh Hương, Bùi Thị Thanh Hương (2012), "Dự tính những thay đổi của khí hậu Bình Thuận đến năm 2100", Tạp chí Khoa học, ĐHQG HN- ISSN 0866 - 8612, tr.155 - 162. 3. Phạm Quang Vinh, Bùi Thị Thanh Hương (2012), "Dấu hiệu chỉ thị cho những tác động của HMH đến biến động sử dụng đất ở Bình Thuận", Tạp chí Khoa học đo đạc và Bản đồ, tháng 12/2012. ISSN 0866 - 7705, tr.30 - 35. 4. Bùi Thị Thanh Hương, Phạm Quang Vinh (2012), “Một số mô hình đánh giá định lượng ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến SXNN”,Kỉ yếu hội nghị khoa học địa lý Toàn quốc lần 6, tr.285 – 290. 5. Pham Quang Vinh, Bui Thi Thanh Huong(2013),“Impacts of climate change and desertification on agricultural land use change in Ninh Thuan and Binh Thuan province, in Vietnam”, ISBN: 978-604-913-173-8, the 9th International Conference on Gi4DM Earth Observation for Disaster Management , Hanoi, Vietnam 9-11 December 2013. 6. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Thị Thanh Hương (2013), "Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nông nghiệp đến một số cây trồng ngắn ngày ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận", Tạp chí Khoa học Trái Đất, Vol 35, No 3/2013 ISSN: 0866-7187, tr.364-373. 7. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Thị Thanh Hương (2013), “Đánh giá điều kiện khí hậu để xác định thời kì gieo trồng thích hợp cho khu vực Nam Trung Bộ”, Kỉ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 7 - tháng 10/2013, tr.156 - 164. 8. Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Cư (2014), “Đánh giá điều kiện tự nhiên - KTXH tỉnh Bình Thuận trong mối liên hệ với HMH bằng phân tích SWOT – AHP”, Kỉ yếu hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8 - tháng 11/2014. 9. Bùi Thị Thanh Hương, Dương Quỳnh Phương (2014), “Đánh giá tri thức bản địa của dân tộc Chăm trong ứng phó với hạn hán và HMH ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bằng phân tích SWOT”, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lý - Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.104 - 113. 10. Bùi Thị Thanh Hương (2014), “Tích hợp GIS, AHP và MATLAB để xây dựng BĐ đánh giá thích nghi sinh thái cho cây nho ở tỉnh Bình Thuận”, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học Địa lý - Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.288 - 296. 11. Bùi Thị Thanh Hương (2015), “Đề xuất qui hoạch vùng trồng nho đến năm 2030 ở tỉnh Bình Thuận trên cơ sở tích hợp GIS và AHP”, Tạp chí Khoa học đo đạc và bản đồ. ISSN 0866 – 7705, số 23, tháng 3/2015, tr.35 – 39.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_hoang_mac_hoa_den_s.pdf
Luận văn liên quan