Trong kinh doanh rừng Cao su, người ta thường sử dụng chất
diệt cỏ (Glyphosate và 2,4-D) và chất kích mủ (2-Chloroethyl
phosphonic Acid). Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng hoá chất
diệt cỏ Glyphosate trong đất rừng Cao su là 0,75 mg/kg lớn gấp gần 3
lần trong đất rừng keo đối chứng là 0,26mg/kg. Hiện nay ở Việt Nam
chưa có tiêu chuẩn về hàm lượng Glyphosate trong đất, nếu coi giới
hạn dư lượng chung các chất diệt cỏ theo QCVN15:2008/BTNMT là
dưới 0,1mg/kg đất thì hàm lượng Glyphosate trong đất rừng Cao su
đo được vượt 7,5 lần mức cho phép.
14 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) đến môi trường ở vùng Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
________________vvvvv________________
TRƯƠNG TẤT ĐƠ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG CAO
SU (Hevea brasiliensis) ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Chuyên ngành: LÂM SINH
Mã số: 62.62.02.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Hà Nội - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp
Người hướng dẫn 1: GS. TS. Vương Văn Quỳnh
Trường Đại học Lâm nghiệp
Người hướng dẫn 2: PGS. TS. Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Phản biện 1: GS. TS. ....................................
...........................................................
Phản biện 2: GS. TS. .....................................
...........................................................
Phản biện 3: GS. TS. ...................................
...............................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án phiên chính
thức, tại Trường Đại học Lâm nghiệp, địa chỉ: thị trấn Xuân Mai,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm thấy luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp;
- Website:
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Đánh giá dư lượng hóa chất
trong rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) ở vùng Bắc Trung Bộ, Tạp
chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10/2014, trang 117-122.
2. Trương Tất Đơ (2014), Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng
trồng cao su (Hevea brasiliensis) ở vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Rừng
và Môi trường, số 63+64/2014, trang 12-17.
3. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Ảnh hưởng của rừng
trồng cao su (Hevea brasiliensis) đến khả năng xói mòn đất ở vùng
Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp, số
2/2014, trang 34-43.
4. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh, Phùng Văn Khoa (2014), Khả năng
giữ nước, bốc và thoát hơi nước của rừng cao su (Hevea brasiliensis) ở
vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, số 2/2014, trang 3324-3333.
5. Vương Văn Quỳnh, Bùi Văn Năng, Trương Tất Đơ (2014), Xác định
chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá cây cao su (Hevea brasiliensis) trồng tại
Thạch Thành-Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
số 11/2014, trang 106-111.
6. Đặng Thịnh Triều, Angus McEwin, Nguyễn Thế Chiến, Trương Tất Đơ
(2013), Tiềm năng hấp thụ CO2 của rừng lá rộng thường xanh tại tỉnh
Hà Tĩnh, Tạp chí Rừng và Môi trường, số 60/2013, trang 49-52.
7. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Đặc điểm, thành phần, số
lượng động vật đất và vi sinh vật đất dưới tán rừng trồng Cao su (Hevea
brasiliensis) tại vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Trường Đại
học Lâm nghiệp, số 3/2014, trang 3-10.
24
+ Ảnh hưởng chưa rõ 16/34 chỉ tiêu gồm: vi sinh vật trong đất,
côn trùng dưới tán rừng, bốc hơi mặt đất, thoát hơi nước của lá, hàm
lượng oxy hòa tan và oxy hóa sinh nước mặt, dư lượng chất kích mủ
2-Acid CHL trong nước mặt, hàm lượng oxy hòa tan và oxy hóa sinh
trong nước ngầm, dư lượng Glyphosate trong nước ngầm, dư lượng
2,4 D trong nước ngầm, dư lượng chất kích mủ 2-Acid CHL trong
nước ngầm, nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng các bon trên mặt đất.
- Ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường có liên quan mật
thiết đến nhau và tập trung ở 3 nguyên nhân: (1) đặc điểm cấu trúc của
rừng Cao su liên quan đến các biện pháp kỹ thuật canh tác; (2) dư lượng
hóa chất con người đưa vào trong quá trình kinh doanh Cao su; và (3)
chất độc do cây Cao su tiết ra là Hexanal và trans-2-Hexenal.
- Luận án đã xuất 3 nhóm giải pháp nhằm giảm những ảnh
hưởng tiêu cực môi trường của rừng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ
gồm: (1) Giải pháp thay đổi về kỹ thuật canh tác; (2) Hạn chế sử
dụng các chất diệt cỏ hoặc kích thích mủ; (3) Giải pháp hạn chế ảnh
hưởng chất độc hại do chất tiết ra từ lá cây Cao su.
2 Kiến nghị:
1. Sử dụng các kết quả nghiên cứu và giải pháp đã đề xuất
trong luận án này nhằm hạn chế những ảnh hưởng của rừng Cao
su đến môi trường.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét hạn chế chuyển đổi rừng
tự nhiên sang trồng Cao su để giảm những tác động môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung quy định về hàm
lượng chất diệt cỏ Glyphosate trong đất, chất Hexanal trong đất;
hàm lượng chất độc hại trans-2-Hexenal trong không khí.
4. Đề nghị tiếp tục các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu làm
rõ hơn cơ chế phát thải chất Hexanal và trans-2-Hexenal phát thải
ra từ lá ra môi trường và mức độ tác động của nó đến môi trường
xung quanh đặc biệt là sức khỏe con người.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Cao su (Hevea brasiliensis) được trồng đầu tiên ở Việt Nam
vào năm 1897 sau đó được phát triển nhiều nơi ở Nam Bộ và Tây
Nguyên. Do hiệu quả kinh tế cao nên diện tích rừng trồng Cao su đã
tăng lên nhanh chóng. Năm 2013, tổng diện tích trồng Cao su cả
nước là 955.584ha, xuất khẩu 1,08 triệu tấn xếp thứ 4 thế giới. Ngành
Cao su đóng góp 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và là mặt hàng có
giá trị xuất khẩu thứ 13 của Việt Nam. Vùng Bắc Trung Bộ hiện có
trên 85.561 ha rừng Cao su, chiếm 9,0% diện tích toàn quốc. Trong
tương lai Cao su vẫn sẽ là một trong những loài cây trồng chủ đạo
trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
Trước xu hướng đó, đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng rừng
Cao su có khả năng bảo vệ đất và giữ nước kém, ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường đất, nước và không khí, làm gia tăng bệnh tật và làm
giảm mức đa dạng sinh học, vv Tuy nhiên, đến nay những nghiên
cứu này còn rất thiếu, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định mức độ
ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường để có những giải pháp kỹ
thuật nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do Cao su gây lên.
Luận án này tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Cao
su ở vùng Bắc Trung Bộ đến môi trường đất, nước và không khí, bổ
sung cơ sở khoa học và những hiểu biết về ảnh hưởng của rừng trồng
Cao su đến một số yếu tố môi trường rừng, góp phần xây dựng cơ sở
khoa học cho việc phát triển bền vững cây Cao su trên đất dốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
* Về lý luận:
Bổ sung cơ sở khoa học và những hiểu biết về ảnh hưởng của
rừng trồng Cao su đến một số yếu tố môi trường đất, nước và không
khí để có các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực về
môi trường khi trồng rừng Cao su.
2
* Về thực tiễn:
Xác định được ảnh hưởng của rừng trồng Cao su đến một số
yếu tố môi trường đất, nước và không khí và đề xuất một số giải pháp
hạn chế những tác động tiêu cực của rừng trồng Cao su trên đất dốc ở
vùng Bắc Trung Bộ.
3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu của luận án
- Đối tượng: Rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis).
- Địa điểm nghiên cứu: gồm 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được một số đặc điểm có liên quan đến một số
yếu tố môi trường của rừng Cao su.
- Đã xác định được một số đặc điểm về kỹ thuật canh tác và
cấu trúc khác biệt của rừng Cao su có liên quan đến một số yếu tố
môi trường rừng.
- Xác định được ảnh hưởng của rừng Cao su ở vùng Bắc Trung
Bộ đến một số yếu tố môi trường đất, nước và không khí ở các mức
độ khác nhau, nổi bật là:
+ Đã xác định được cường độ xói mòn ở rừng Cao su theo cấp
tuổi và độ dốc, và đề xuất vùng Bắc Trung Bộ không nên trồng
Cao su ở độ dốc ≥ 260.
+ Đã xác định và công bố 2 chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại có
trong lá cây Cao su là Hexanal và trans-2-Hexenal, có thể ảnh
hưởng đến môi trường đất, không khí và sức khỏe con người.
+ Đã xây dựng được các phương trình dự báo sinh khối, các
bon và khả năng hấp thụ các bon của rừng Cao su vùng Bắc
Trung Bộ.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu
cực của rừng trồng Cao su đến môi trường ở vùng Bắc Trung Bộ.
23
3.5.3 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng chất độc hại do chất tiết ra từ
lá cây Cao su
Giữ lại các băng hoặc đám rừng tự nhiên, trồng xen với cây
rừng bản địa để giảm hàm lượng chất độc phát thải từ lá Cao su.;
không nên ngủ hoặc làm nhà ở dưới rừng rừng Cao su, nếu phải nghỉ
lại hoặc ở dưới rừng Cao su thì nên chọn những nơi cao, thoáng gió.
Người làm việc thường xuyên dưới rừng Cao su cần phải được trang
bị bảo hộ, được chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng đầy đủ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đặc điểm cấu trúc rừng Cao su có sự khác nhau rõ rệt theo
tuổi rừng và rừng đối chứng, trong lá cây Cao su có hai chất hữu cơ
dễ bay hơi là Hexanal và trans-2-Hexenal với hàm lượng lần lwowtk
là 0,084 mg/kglá và 2,16 mg/kglá, trong đó trans-2-Hexenal là chất
thuộc nhóm chất nguy hại. Sự khác biệt này có liên quan trực tiếp
đến những ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số yếu tố môi trường.
- Về ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường: qua phân tích
34 chỉ tiêu đánh giá về môi trường của rừng Cao su và đối chứng cho
thấy ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường đất, nước và không
khí ở các mức độ khác nhau như sau:
+ Ảnh hưởng rất rõ 4/34 chỉ tiêu gồm: cường độ xói mòn, dư
lượng hóa chất diệt cỏ Glyphosate trong đất, chất Hexanal và trans-2-
Hexenal trong không khí.
+ Ảnh hưởng rõ 14/34 chỉ tiêu gồm: độ xốp, hàm lượng mùn, dư
lượng chất kích mủ 2-Acid CHL trong đất, dư lượng hóa chất diệt cỏ
2,4 D trong đất, hàm lượng chất Hexanal trong đất, đa dạng thực vật
dưới tán rừng, giun đất, độ ẩm đất, dung tích chứa nước của đất, chỉ số
giữ nước, tốc độ thấm nước của đất, dư lượng 2,4 D trong nước, dư
lượng Glyphosate trong nước và khả năng tích lũy các bon của rừng.
22
3.5 Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực môi trường
cho rừng trồng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ
3.5.1 Giải pháp thay đổi về kỹ thuật canh tác
1) Điều kiện độ dốc để trồng rừng Cao su: vùng Bắc Trung Bộ
không nên trồng rừng Cao su ở độ dốc ≥ 26 độ, đối với những nơi có
độ dốc vượt quá 20 độ thì cần thiết phải có các giải pháp để bảo vệ
đất hiệu quả như tạo độ che phủ, làm bậc thang, vv....
2) Giữ lại các đám rừng tự nhiên xen kẽ với các băng Cao su
hoặc trồng các hàng cây bản địa để tăng cường đa dạng sinh học;
3) Thay đổi phương thức xử lý đốt thực bì khi trồng rừng, bón
phân hữu cơ để cải thiện đất cho rừng Cao su, hạn chế ảnh hưởng do
đốt thực bì đến mật độ giun đất và vi sinh vật đất;
4) Trồng cây theo đường đồng mức, tạo bậc thang để ngăn cản
dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn, tăng khả năng thấm nước.
5) Cày, xới đất để cải thiện tính thấm và giữ nước của đất để
tăng khả năng nước thấm xuống đất và giữ nước cho rừng Cao su đối
với độ dốc dưới 15 độ. Nếu độ dốc cao hơn 15 độ thì áp dụng hình
thức cuốc hố cục bộ để hạn chế xói mòn.
6) Giữ lại lớp thảm tươi, cây bụi nhằm tăng độ che phủ mặt
đất, ngăn cản sự tác động của mưa, làm giảm xói mòn và tăng tính
khả năng thấm nước của đất.
7) Duy trì lớp thảm khô để giảm bốc hơi mặt đất
8) Trồng xen với cây nông nghiệp, tận dụng đất, tăng độ che
phủ để hạn chế xói mòn và bốc hơi mặt đất.
3.5.2 Hạn chế sử dụng các chất diệt cỏ hoặc kích thích mủ:
Sử dụng hóa chất theo khuyến cáo “4 đúng” của Tập đoàn
Cao su Việt Nam, hạn chế hoặc sử dụng các hoá chất đặc biệt là
không sử dụng chất diệt cỏ đã bị cấm 2,4-D. Áp dụng những biện
pháp thay thế bằng phát dọn cục bộ, đốt có kiểm soát.
3
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 145 trang với 56 bảng số liệu, 43 hình, 92 tài
liệu tham khảo, gồm: Mở đầu (5 trang), Chương 1: Tổng quan vấn đề
nghiên cứu (26 trang), Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
(19 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (89 trang), Kết
luận và kiến nghị (6 trang).
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nước ngoài:
Các nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác cây Cao su cũng
như các nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cây mọc nhanh đến
môi trường rất phong phú. Tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng của
rừng Cao su đến môi trường lại rất hạn chế. Có thể kể đến một số
nghiên cứu của Keeves (1966), Turvey (1983) và Ghosh (1987)
Sivanakyan và cộng sự (1995), De Jong (2001), Cheng và cộng sự
(2007) về ảnh hưởng của Cao su đến độ phì đất; Nghiên cứu của
Wang Xianpu (2007), của Gao (1985), Wu (1984), Chen (1982) ở
Trung Quốc, nghiên cứu của Aiken và cộng sự (1982) ở Singapore về
khả năng bảo vệ đất và nước của Cao su so với các mô hình rừng
trồng thuần loài khác. Zhang và cộng sự (2003) đã xác định được
tổng số vi sinh vật đất trong rừng trồng Cao su. Tuy nhiên, Donald
(2004) cho rằng những ảnh hưởng cụ thể của việc trồng Cao su đến
đa dạng sinh học vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
1.2 Trong nước:
Nghiên cứu về chọn tạo giống Cao su ở Việt Nam được quan
tâm từ rất sớm, các kết quả nghiên cứu điển hình của Lê Mậu Túy,
Vũ Văn Trường, Lê Đình Vinh và Trần Thị Thúy Hoa, vv... đã góp
phần tạo ra bộ giống Cao su khá phong phú cho từng vùng sinh thái.
Nghiên cứu của Lê Quốc Doanh và cộng sự (2011) về phát triển Cao
su ở vùng núi phía Bắc, Nguyễn Thị Huệ (2006), Lê Mậu Túy, Tống
4
Viết Thịnh (2006, 2011), Tập đoàn Cao su Việt Nam (2012), Nguyễn
Trường An (2013), vv... đã nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, thời vụ
trồng, bón phân và chăm sóc, vv... góp phần quan trọng vào việc tăng
nhanh diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng Cao su ở Việt Nam.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng (Bạch đàn, Keo,
Thông và Phi Lao) đến các yếu tố môi trường ở Việt Nam cũng được
quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Cao su lại rất
thiếu, có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Khoa Chi (1997) Đoàn
Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thế Côn và Vũ Đình
Chính (1999) cho rằng cây Cao su không những có giá trị kinh tế cao
mà còn có nhiều ý nghĩa như: làm sạch môi trường, ổn định sinh thái,
chống xói mòn và không làm huỷ hoại đất vv. Vương Văn Quỳnh và
cộng sự (2009, 2014) cũng đã nghiên cứu sâu và tổng thể đến những
tác động đến đất, nước dưới rừng Cao su, đã xác định được ảnh
hưởng của rừng Cao su đến một số yếu tố môi trường và so sánh với
rừng Keo tai tượng. Đặng Bá Thức (2011) khi nghiên cứu xói mòn
rừng Cao su đã xác định được lượng nước chảy bề mặt, lượng đất xói
mòn, hàm lượng chất dinh dưỡng bị mất do xói mòn tại Hương Sơn,
Hà Tĩnh, đây là công trình nghiên cứu khá công phu. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu ở phạm vi rất hẹp (trên 1 huyện Hương Sơn) và
nghiên cứu này chỉ ở rừng Cao su tuổi nhỏ, chủ yếu tuổi từ 1÷3 tuổi.
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan tới luận án cho thấy, Cao su là cây công nghiệp quan trọng
được phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cũng như nhiều loại rừng trồng cây nhập nội khác, rừng Cao su
thường bị chỉ trích về hiệu quả môi trường, như khả năng giữ nước
và bảo vệ đất kém, gây độc nước và không khí, vv nhưng cho đến
nay các nghiên cứu về cây Cao su ở trong và ngoài nước còn thiếu,
chưa đủ cơ sở khoa học để thuyết phục những nghi ngại về ảnh
hưởng tiêu cực của rừng Cao su đến môi trường.
21
Hexenal được tạo ra trong thời tiết lặng gió sẽ di chuyển xuống phần
không gian dưới tầng tán lá Cao su thì hàm lượng chất trans-2-
Hexenal trong trường hợp lặng gió 10 giờ liên tục được dự báo là
22,38 ppb. Nồng độ này khá thấp nhưng nếu dưới tác động lâu dài
liên tục với diện tích rừng lớn, tập trung thì rất có thể chất trans-2-
Hexenal sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của những người
sống và làm việc thường xuyên trong rừng Cao su.
3.4.3 Khả năng hấp thụ carbon của rừng Cao su
3.4.3.1 Sinh khối của cây Cao su cá lẻ
Sinh khối cây Cao su biến cá lẻ động mạnh theo tuổi rừng, tại
tuổi 5 sinh khối tươi đạt 71,6 kg/cây, ở tuổi 25 là 794,5 kg/cây. Sinh
khối khô của Cao su tuổi 5 đạt 33,0 kg/cây, tuổi 25 đạt 415,5 kg/cây.
Tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi của Cao su biến động từ
45,9÷52,4% và theo xu hướng tăng lên theo tuổi rừng. Tỷ lệ sinh
khối khô thân cây 70,7%, cành 12,4%, lá 3,5%, rễ 13,4%. Từ kết quả
trên đây có thể cho phép xác định tổng lượng sinh khối của toàn bộ
cây bằng tổng sinh khối mặt đất nhân với 13,4% sinh khối rễ.
3.4.3.2 Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng Cao su
Tổng sinh khối khô của rừng Cao su dao động từ 19,7÷181,8
tấn/ha, trung bình là 113,1 tấn/ha; trữ lượng các bon của rừng Cao su
dao động từ 9,3÷85,4 tấn/ha, trung bình 53,2 tấn/ha, tương đương với
194,9 tấn CO2/ha. Trữ lượng các bon có liên hệ chặt với D1.3 theo
phương trình: Ccs =77,31*ln(D1.3)-169,9; với R2 = 0,935.
Nếu chu kỳ kinh doanh Cao su là 27 năm, lượng các bon
rừng Cao su tích lũy 88,7 tấn/27 năm = 3,3 tấn/ha/năm. Chu kỳ kinh
doanh keo là 7 năm thì lượng các bon tích lũy là 37,83tấn/7năm = 5,4
tấn/ha/năm và giả sử các rừng trạng thái rừng tự nhiên có lượng tăng
trưởng khoảng 3%/năm thì lượng các bon được tích lũy trung bình sẽ
khoảng 1,2 đến 1,86 tấn/ha/năm.
20
3.4 Ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường không khí
3.4.1 Tiểu khí hậu dưới tán rừng Cao su
4.4.1.1 Nhiệt độ dưới tán rừng
Nhiệt độ không khí dưới rừng Cao su biến động mạnh theo tuổi
rừng, ở tuổi 25 nhiệt độ không khí dưới rừng Cao su trung bình là
28,80C, thấp hơn tuổi 5 là 1,70C. Sự biến động này chủ yếu xảy ra ở
gần thời điểm nhiệt độ đạt cực đại lúc 13 giờ, tại thời điểm 13 giờ thì
độ chênh lệch này là 3,40C. Nhiệt độ đất tầng mặt của rừng Cao su là
26,90C cao hơn 0,20C so với rừng keo và 1,30C so với rừng tự nhiên.
Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho thấy, không có sự khác biệt rõ
rệt về nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất giữa rừng Cao su với Keo tai
tượng, nhưng có sự khác biệt rõ rệt về nhiệt độ không khí và nhiệt độ
đất giữa rừng Cao su với rừng tự nhiên hoặc nơi đất trống.
4.4.1.2 Độ ẩm không khí dưới tán rừng
Độ ẩm không khí trung bình dưới tán rừng Cao su là 68,3%
cao hơn so với đất trống là 2,7%, tương đương với rừng keo là
68,5%, thấp hơn so với rừng tự nhiên 70,8%. Độ ẩm không khí chênh
lệch lớn giữa các giờ trong ngày, ở tất cả các trạng thái độ ẩm không
khí đạt cực tiểu lúc 13h, chênh lệch về độ ẩm không khí đất vào ban
ngày của rừng Cao su là 26,2%, ở rừng keo là 26,8%, ở rừng tự nhiên
là 24,8%, còn ở nơi đất trống là 30,9%.
3.4.2 Chất độc phát thải từ lá Cao su ra môi trường không khí
Tổng lượng chất Hexanal phát thải ra không khí là
3,8kg/ha/năm, trans-2-Hexenal là 74,8 kg/ha/năm. Vì trans-2-Hexenal
là chất hữu cơ dễ bay hơi có khối lượng riêng là 4.38 kg/m3, nặng hơn
không khí 1.29 kg/m3 nên nó có xu hướng lắng đọng xuống những lớp
không khí gần mặt đất, trong những ngày tốc độ gió dưới 2m/s, thì khả
năng khuếch tán thấp và lưu giữ lại trong rừng Cao su.
Giả thiết rừng có chiều cao trung bình 15m, khối lượng lá bằng
khối lượng trung bình là 12.400 kg/ha, toàn bộ lượng chất trans-2-
5
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của rừng trồng Cao su vùng Bắc Trung Bộ;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường đất;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường nước;
- Ảnh hưởng của rừng trồng Cao su đến môi trường không khí;
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực môi
trường cho rừng trồng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu: đã đề cập đến 5 quan điểm khi nghiên
cứu về cây Cao su và ảnh hưởng của nó đến môi trường.
Phương pháp pháp luận: đã đề cập đến 5 vấn đề về phương pháp
luận trong nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Lập 75 OTC trên 5 cấp tuổi (5, 10, 15, 20 và 25) ở rừng Cao su
và 75 OTC ở rừng đối chứng là Keo tai tượng (tuổi 5, 10) và rừng tự
nhiên (nghèo, nghèo kiệt và phục hồi) để đo đếm và phân tích các chỉ
số về đặc điểm cấu trúc rừng. Diện tích OTC 2.500m2 (50 x 50m);
- Trong mỗi OTC lập 5 ô thứ cấp 25m2 (5x5m) và 5 ô dạng bản
1m2 (1x1m) để thu thập số liệu về cây bụi, thảm tươi, thảm khô;
- Sử dụng phương pháp chưng cất dòng ngưng liên tục và phân
tích sắc ký khối phổ (GC/MS) để xác định các chất độc hại có trong
các bộ phận, thân, lá, vỏ và nhựa của cây Cao su;
- Thu thập mẫu đất trên 5 tầng (0÷10cm, 11÷20cm, 21÷40cm,
41÷60cm và 61÷80cm) tại 60 OTC ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng
Trị. Sử dụng phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để xác
định tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, hàm lượng mùn của đất;
- Nghiên cứu cường độ xói mòn đất được thực nghiệm bằng
phương pháp đóng cọc căng dây tại 30 OTC ở tỉnh là Quảng Trị, so
6
sánh với kết quả theo phương trình ước lượng của Trường Đại học
Lâm nghiệp để sử dụng để xác định cường độ xói mòn toàn vùng;
- Nghiên cứu dư lượng hóa chất, chất độc từ cây Cao su trong đất,
nước và không khí bằng phương pháp phân tích sắc ký EPA 3071.
- Thực vật tầng thấp, giun đất và côn trùng dưới tán rừng được
xác định bằng đếm và thống kê trực tiếp ở các ô thứ cấp, vi sinh vật
được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc;
- Độ ẩm đất tại 60 OTC được xác định bằng phương pháp trọng
lượng (sấy ở nhiệt độ 1050C) theo TCVN 4048:2011; Tính thấm
nước của đất được điều tra ở 60 OTC điển hình cho các trạng thái
rừng bằng ống đo vòng khuyên; sử dụng công thức của Vương Văn
Quỳnh (2010) để xác định dung tích chứa nước của rừng Cao su; xác
định bốc hơi nước mặt đất bằng lượng nước hao hụt bình đo bốc hơi
mặt đất; thoát hơi nước theo phương pháp cân nhanh L.A Ivanốp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su đến chất lượng nước
mặt và nước ngầm được thực hiện tại 30 điểm ở 3 tỉnh Thanh Hóa,
Hà Tĩnh và Quảng Trị, phân tích và so sánh với các QCVN.
- Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong rừng được điều tra ở 60
OTC tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Trị. quan trắc vào 3
ngày nắng liên tục của mùa hè (tháng 6÷7). Mỗi ngày điều tra 12 lần
vào các giờ tròn từ 7 giờ đến 18 giờ bằng máy đo độ ẩm/nhiệt độ
không khí DHT-1 ở độ cao 1,3m;
- Chặt hạ 81 cây tiêu chuẩn ở 30 OTC tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà
Tĩnh và Quảng Trị để nghiên cứu khả năng tích lũy các bon của Cao
su. Sấy mẫu cây ở 1050C để xác định sinh khối khô, sử dụng hệ số
chuyển đổi sang các bon theo IPCC, 2006.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: kiểm tra của dữ liệu
thu thập bằng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal – Wallis; sử dụng
phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng SPSS,
Excell để tính toán, phân tích; Kiểm tra sự sai khác bằng tiêu chuẩn t.
19
theo tuổi. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho thấy chưa có sự khác biệt
giữa Cao su và keo nhưng lại khác biệt so với rừng tự nhiên. So sánh
với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan nước
mặt rừng Cao su và keo đạt hoặc vượt hạng B1 và B2, riêng rừng tự
nhiên gần đạt hạng A2 (tiêu chuẩn nước sinh hoạt).
Hình 5. Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước mặt tại khu vực nghiên cứu
Hàm lượng oxy hóa sinh trong nước mặt ở rừng Cao su dao
động từ 19,6÷24,6mg/l, trung bình là 22,3 mg/l và có xu hướng giảm
theo tuổi rừng. Kiểm tra khác biệt bằng chỉ tiêu t cho thấy có sự khác
biệt giữa hàm lượng oxy hóa sinh của rừng Cao su với rừng tự nhiên
và rừng keo. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy, chỉ
riêng rừng tự nhiên đạt hạng A2 còn lại các trạng thái rừng đều vượt
hạng B1; mẫu nước mặt rừng Cao su ở tuổi 5 còn vượt hạng B2.
Nồng độ pHKcl của nước ngầm dưới rừng Cao su dao động
nhỏ từ 5,1÷6,0, ở mức hơi chua đến trung tính và cũng có xu hướng
tăng lên theo tuổi rừng đạt tiêu chuẩn theo QCVN 09:2008/BTNMT.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ngầm dưới rừng Cao su trung
bình là 4,47 mg/l. Hàm lượng oxy hóa sinh trong nước ngầm của
rừng Cao su trung bình là 10,8 mg/l, rừng keo là 9,8 mg/l còn rừng tự
nhiên là 9,5 mg/l. Không có sự sai khác về hàm lượng oxy hòa tan và
hàm lượng oxy hóa sinh trong nước ngầm giữa trạng thái rừng này.
18
ngày không mưa trung bình ở Việt Nam là 220 ngày thì lượng tiêu
thụ nước trung bình năm của rừng Cao su là 4485,1 m3/ha/năm. Các
chỉ số kiểm tra theo tiêu chuẩn t cho thấy không khác biệt rõ rệt về
lượng thoát hơi của rừng Cao su so với rừng Keo tai tượng.
3.3.3 Dư lượng hóa chất trong nước mặt và nước ngầm
Đã phát hiện thấy có Glyphosate trong nước mặt ở rừng Cao
su ở độ tuổi ≤ 20 với hàm lượng trung bình là 0,19 µg/l, tuy nhiên
hàm lượng này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế là 700 µg/l.
Hàm lượng 2.4 D trong nước mặt ở rừng Cao su tuổi 5 và 10 ≥ 0,01
µg/l, còn lại tất cả các cấp tuổi và các trạng thái rừng đối chứng đều <
0,01µg/l, tuy nhiên, hàm lượng này cũng nhỏ hơn nhiều so với
QCVN 09:2008/BTNMT (từ 100÷500µg/l). Đã phát hiện thấy chất
kích thích ra mủ 2-Chloroethyl phosphonic Acid trong nước mặt ở
một số OTC rừng Cao su tuổi 20 và 25 nhưng với hàm lượng nhỏ
hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, rừng Cao su chưa
ảnh hưởng đến môi trường nước mặt một cách rõ rệt.
Hàm lượng Glyphosate trong nước ngầm ở rừng Cao su đều
nhỏ hơn 0.15 µg/l, nhỏ hơn so với tiêu chuẩn quốc tế là 700 µg/l,
hàm lượng 2.4 D, hàm lượng chất kích thích ra mủ 2-Chloroethyl
phosphonic Acid trong nước ngầm đều < 0.01µg/l, nhỏ hơn rất nhiều
so với những quy định QCVN 09:2008/BTNMT (từ 100÷500µg/l).
Như vậy, việc sử dụng 3 loại hoá chất nêu trên vẫn chưa ảnh hưởng
rõ rệt đến môi trường nước ngầm trong khu vực.
3.3.4 Chất lượng nước mặt và nước ngầm dưới rừng Cao su
Nồng độ pHKcl của nước tầng mặt dưới rừng Cao su dao
động từ 4,9÷5,8, ở mức hơi chua đến trung tính và có xu hướng tăng
lên theo tuổi rừng. Từ cấp tuổi ≥ 15, rừng keo tai tượng đều đạt hạng
B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT, rừng tự nhiên đạt hạng A2.
Hàm lượng oxy hòa tan nước mặt dưới rừng Cao su dao động
từ 4,06÷4,66 mg/l, trung bình đạt 4,45 mg/l, có xu hướng tăng lên
7
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm của rừng trồng Cao su vùng Bắc Trung Bộ
3.1.1 Đặc điểm kỹ thuật trồng rừng Cao su
Phân tích kỹ thuật trồng rừng Cao su cho thấy, một số yếu tố
công nghệ có thể gây nên tác động tiêu cực đến môi trường như sau:
- Khai thác quá mức tài nguyên môi trường: Trồng rừng Cao su
là hoạt động khai thác tiềm năng sản xuất của đất có thể làm suy
giảm độ phì đất và dần bị mất đi sức sản xuất nếu không có những
biện pháp cải thiện và phục hồi đất hiệu quả.
- Đưa chất thải vào môi trường: đưa vào môi trường một số chất
ô nhiễm, trong đó có khí CO2 do đốt thực bì trong dọn đất trồng
rừng, hoá chất diệt cỏ Glyphosate và 2,4D, và chất kích mủ 2-
chloroethyl phosphonic Acid vào môi trường đất và nước.
- Gây nên những rủi ro môi trường: xử lý thực bì chuẩn bị đất
trồng rừng và chăm sóc rừng, sử dụng hoá chất diệt cỏ, vv... có thể
làm mất lớp phủ thực vật tầng thấp gây xói mòn mạnh, đồng thời tiêu
diệt nhiều loài sinh vật khác của hệ sinh thái rừng.
3.1.2 Đặc điểm của rừng trồng Cao su
3.1.2.1 Đặc điểm tầng cây cao
Sinh trưởng D1.3 của rừng Cao su có xu hướng tăng nhanh ở
tuổi nhỏ và giảm mạnh ở sau tuổi 20, ở tuổi 25 sinh trưởng D1.3
trung bình đạt 24,8 cm; sinh trưởng chiều cao nhanh đến tuổi 15 đạt
13,5m rồi sinh trưởng chậm lại đạt 16,0m ở độ tuổi 25. Độ tàn che
tầng cây cao ở rừng Cao su tăng nhanh theo tuổi rừng. Ở tuổi 5 độ
tàn che chỉ đạt 0,22 nhưng đến tuổi 25 độ tàn che đã đạt là 0,76.
Sự khác biệt rõ rệt về đường kính, chiều cao và độ tàn che tầng
cây cao ở rừng Cao su theo từng cấp tuổi, so với các trạng thái rừng
đối chứng là điều kiện để tạo nên sự khác biệt về ảnh hưởng của các
yếu tố cấu trúc rừng đến khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn, khả
năng bốc và thoát hơi nước mặt đất của rừng.
8
3.1.2.2 Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi
Độ che phủ tầng cây bụi, thảm tươi ở rừng Cao su biến động
mạnh theo tuổi rừng và phụ thuộc vào độ tàn che tầng cây cao, ở tuổi
5 độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi đạt 48,8% nhưng sang tuổi
10 độ che phủ giảm xuống 36,7%, rồi tăng lên 46,2% ở tuổi 15, sang
tuổi 25 độ che phủ của cây bụi, thảm tươi lại giảm xuống 36,5%. Lúc
này hầu hết chỉ còn là lớp thảm cỏ, không còn cây bụi.
Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm che phủ cây bụi, thảm tươi
kéo theo sự ảnh hưởng khác nhau tới các yếu tố môi trường rừng như
xói mòn, độ bốc hơi và thoát hơi nước của rừng.
3.1.2.3 Đặc điểm tầng thảm khô
Lượng vật rơi rụng hàng năm của rừng Cao su là rất lớn, tuổi 5
1.985kg/ha/năm, tuổi 25 11.267kg/ha/năm, trung bình 6.101kg/ha/năm.
Trung bình mỗi năm 1ha rừng Cao su có thể trả lại khoảng 6,1tấn lá
rụng để tạo ra lượng lớn chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất.
Lượng thảm khô ở rừng Cao su biến động mạnh theo tuổi
rừng, khối lượng thảm khô ở rừng Cao su tuổi 5 là 1.207kg/ha, ở tuổi
25 là 7.983kg/ha, trung bình là 4.555kg/ha, tương ứng với tỷ lệ che
phủ mặt đất của rừng Cao su tuổi 5 là 11,4%, ở tuổi 25 là 52,5%,
trung bình là 36.5%. Mặc dù lượng vật rơi rụng hàng năm của rừng
Cao su lớn hơn so với rừng Keo tai tượng nhưng tổng lượng thảm
khô và tỷ lệ che phủ mặt đất lớp thảm khô ở rừng Cao su lại thấp hơn
so với rừng keo và rừng tự nhiên. Lượng thảm khô ít và phân bố
không đều là nguyên nhân dẫn đến xói mòn mạnh dưới rừng Cao su.
3.1.3 Đặc điểm chất độc hại do cây Cao su tạo nên
Kết quả phân tích sắc ký và sắc ký khối phổ (GC/MS) cho thấy,
không phát hiện được chất độc hại trong các bộ phận thân, vỏ và nhựa
Cao su. Tuy nhiên, khi so sánh khối phổ của các chất chưng cất được
từ lá với khối phổ của hàng ngàn chất đã lưu trữ, máy GC/MS đã xác
định được sự có mặt của 2 chất là Hexanal và trans-2-Hexenal:
17
37,9%. Dung tích chứa nước của đất của rừng Cao su chiếm từ
99,1% đến 99.6% dung tích chứa nước của rừng. Dung tích chứa
nước của các trạng thái rừng tự nhiên cao gấp 1,2÷1,5 lần so với rừng
Cao su và cao gấp 2 lần so với rừng Keo tai tượng.
3.3.1.4 Chỉ số giữ nước của đất rừng Cao su
Chỉ số giữ nước của rừng Cao su biến động theo tuổi rừng, dao
động từ 11,5÷13,2 và trung bình là 12,1. Rừng keo tai tượng có chỉ
số giữ nước trung bình là 10,2. Mặc dù chỉ số giữ nước của rừng Cao
su lớn hơn so với rừng Keo tai tượng nhưng có thể thấy chỉ số giữ
nước của rừng Cao su thấp hơn so với rừng tự nhiên.
3.3.2 Quá trình bốc và thoát hơi nước của rừng Cao su
3.3.2.1 Bốc hơi mặt đất của rừng Cao su
Lượng bốc hơi mặt đất tính trung bình cho một ngày không
mưa rừng Cao su là 336kg/ha/giờ, tương đương 8061kg/ha/ngày,
rừng Keo tai tượng 318 kg/ha/giờ, tương đương 7.629,6 kg/ha/ngày.
Lượng bốc hơi mặt đất đạt cao nhất lúc 12 giờ. Trong điều kiện bình
thường thì trước 5 giờ và sau 20 giờ không có bốc hơi mặt đất.
Hình 3. Biến đổi của lượng bốc hơi
dưới rừng Cao su theo thời gian
Hình 4. Biến đổi của lượng bốc hơi
dưới rừng Keo TT theo thời gian
3.3.2.2 Thoát hơi nước của rừng Cao su
Cường độ thoát hơi qua lá của Cao su là 2,31 g/kglá/phút,
lượng thoát hơi nước ngày không mưa của rừng Cao su dao động từ
3,4÷26,8 tấn/ngày, trung bình là 20,4 tấn/ha/ngày. Căn cứ vào số
16
rằng thành phần và số lượng vi sinh vật đất dưới rừng Cao su thấp
hơn so với các rừng khác.
3.2.5.4 Côn trùng dưới rừng Cao su
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 loài côn trùng dưới tán rừng
và đều có ở cả 3 trạng thái rừng là Cao su, Keo tai tượng và rừng tự
nhiên, số loài gặp được nhiều nhất là các loài kiến, mối và bọ cánh
cứng. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho thấy, không có sự sai khác rõ
rệt về thành phần và số lượng các loài côn trùng dưới tán giữa các
trạng thái rừng này. Sự khác biệt về môi trường giữa rừng Cao su và
rừng tự nhiên chưa làm ảnh hưởng đến côn trùng dưới tán rừng.
3.3 Ảnh hưởng của rừng trồng Cao su đến môi trường nước
3.3.1 Ảnh hưởng của rừng Cao su đến khả năng giữ nước
3.3.1.1 Độ ẩm đất dưới rừng Cao su vào mùa khô
Độ ẩm đất dưới rừng Cao su trong mùa khô dao động từ
21,6÷24,2%, trung bình 22,6% với hệ số biến động 34,6% và có xu
hướng tăng lên theo tuổi rừng. Độ ẩm đất dưới rừng Cao su cũng
thay đổi theo độ sâu tầng đất, ở tầng đất mặt có xu hướng khô hơn,
độ ẩm cao nhất ở tầng đất 21÷40cm. Độ ẩm đất dưới rừng Cao su vào
mùa khô cao hơn so với rừng Keo tai tượng nhưng luôn thấp hơn so
với các trạng thái của rừng tự nhiên.
3.3.1.2 Khả năng thấm nước của đất.
Tốc độ thấm nước 5 phút đầu ở rừng Cao su biến động mạnh
từ 10,2÷14,5 mm/phút, trung bình là 12,4 mm/phút, gấp 1,7 lần so
với rừng Keo tai tượng và 1,5 lần so với các trạng thái rừng tự nhiên.
Tốc độ thấm nước bão hòa của đất dưới rừng Cao su dao động từ
3,1÷5,4 mm/phút, trung bình 4,1mm/phút, cao gấp 1,5 lần so với hệ
số thấm của rừng keo và 1,2 lần so với các trạng thái rừng tự nhiên.
3.3.1.3 Dung tích chứa nước của rừng Cao su
Dung tích chứa nước của rừng Cao su dao động từ
3.830÷4.021 m3/ha, trung bình là 3.917 m3/ha với hệ số biến động
9
30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
m/ z-->
Abundance
Scan 90 (4.615 min): 1502La-01 lan2.D\ data.ms
41
56
72
82
32
98
207
30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
m/ z-->
Abundance
#8185: Hexanal (CAS) $$ n-Hexanal $$ Hexaldehyde $$ Caproaldehyde $$ Capronaldehyde $$ n-Caproaldehyde $$ Caproic aldehyde $$ Hexylaldehyde $$ n-Capronaldehyde $$ 1-hexanal $$ n-C
44
56
72
82
36 100
Hình 1. Khối phổ chất từ mẫu lá Cao su và chất Hexanal gốc
- Hexanal là chất lỏng không màu, mùi trái cây, tỉ trọng là 0,81
g/ml, nhiệt độ hóa lỏng là -200C, nhiệt độ sôi là 130÷1310C, là
andehyde no mạch dài với 6 nguyên tử cacbon trong phân tử, công
thức hoá học là C6H12O, phân tử lượng là 100.159. Chưa có tài liệu
chứng minh độc tính rõ rệt của Hexanal. Tuy nhiên, theo I. van Andel
và công sự (2006) thì Hexanal không được xếp vào nhóm chất có khả
năng gây ung thư hoặc tác dụng tiêu cực với sức khoẻ con người.
30 40 50 60 70 80 90 100110120130140150160170180190200210
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
m/z-->
Abundance
Scan 297 (5.843 min): 1502La-01 lan2.D\ data.ms
41 55 69
83
98
32 207
30 40 50 60 70 80 90 100110120130140150160170180190200210
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
m/z-->
Abundance
#6924: 2-Hexenal, (E)- (CAS) $$ (E)-2-Hexenal $$ n-Hex-trans-2-enal $$ trans-Hex-2-enal $$ trans-2-Hexen-1-al $$ trans-2-Hexenal $$ Leaf aldehyde $$ 2-trans-Hexenal $$ E-2-hexenal
41
55
69
83
98
Hình 2. Khối phổ của chất từ mẫu lá Cao su và trans-2-Hexanal gốc
- trans-2-Hexenal là chất màu vàng nhạt, mùi trái cây, ít trong
nước, tỷ trọng là 0,846 g/ml, nhiệt độ hoá lỏng là 350C, nhiệt độ sôi
là 1590C, là một andehyde không no với 6 nguyên tử cacbon trong
phân tử, có nối đôi ở vị trí cacbon số 2, công thức hoá học là C6H10O,
10
phân tử lượng là 98.143. Chất trans-2-Hexenal được xếp vào nhóm
các chất Xn, Xi, F. Đây là nhóm chất nguy hại, gây kích thích và có
khả năng bắt lửa cao. Khả năng gây rủi ro được xếp vào các nhóm
10-21/22-36/37/38-20/21/22. Đây là nhóm chất dễ cháy, nguy hại khi
tiếp xúc với da và nuốt phải, gây kích thích mắt, hệ hô hấp và da, gây
hại cho đường hô hấp. Giá trị LD5 qua đường miệng đối với chuột là
850 mg/kg, đối với thỏ qua da là 600 mg/kg. Theo Stout và Matthew
Dockery (2006) thì trans-2-Hexenal là chất gây độc tế bào. Tuy
nhiên, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn phép tiếp xúc
với chất này trong môi trường.
Để xác định khối lượng các chất Hecxanal và trans-2-Hexenal
có trong lá cây Cao su, luận án đã thí nghiệm xây dựng đường chuẩn
liên hệ giữa diện tích pic với khối lượng của chúng. Kết quả cho
thấy, hàm lượng Hexanal trung bình trong lá Cao su là 0,084 mg/kg,
trans-2-Hexenal là 2,156 mg/kg.
Từ kết quả điều tra đặc điểm cấu trúc rừng đã xác định được
khối lượng lá Cao su có trên 1ha, từ đó có thể xác định được khối
lượng các chất Hexanal trong rừng Cao su dao động từ
0,16÷1,36g/ha, trung bình là 1,03g/ha, khối lượng chất trans-2-
Hexanal dao động từ 4,20÷35,02g/ha, trung bình là 26,46g/ha.
3.2 Ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường đất
3.2.1 Độ xốp của đất dưới rừng Cao su
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ xốp đất dưới rừng Cao su biến
động theo tuổi rừng và theo độ sâu tầng đất, ở tuổi 5 độ xốp trung bình
là 59,1% và giảm nhanh đến 56,4% ở tuổi 15, sau đó lại tăng dần lên
57,5% ở tuổi 25. Độ xốp rừng đất rừng Cao su lớn hơn rừng keo 6,6 ÷
8,5% nhưng thấp hơn so với các trạng thái rừng tự nhiên. Độ xốp tầng
mặt rừng Cao su giảm dần theo tuổi, điều này có liên quan đến quá
trình khai thác nhựa, việc đi lại làm chặt bí tầng mặt ở rừng Cao su.
15
3.2.5 Thực vật, giun, vi sinh vật và côn trùng dưới rừng Cao su
3.2.5.1 Thực vật tầng thấp dưới rừng Cao su
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài thực vật trung bình dưới
tán rừng Cao su là 16,2 loài với hệ số biến động là 29,5%, độ che phủ
bình quân của các loài thực vật tầng thấp là 41,5% với hệ số biến
động 46,8%. Số loài thực vật trung bình dưới tán rừng Keo tai tượng
là 21,3 loài với hệ số biến động thấp là 14,3%, độ che phủ bình quân
dưới tán rừng keo là 49,4% với hệ số biến động 27,6%. Như vậy, số
loài thực vật và độ che phủ bình quân của các loài thực vật tầng thấp
của rừng Cao su thấp hơn so với rừng Keo tai tượng, tuy nhiên hệ số
biến động về thành phần loài dưới rừng Cao su lớn gấp hơn hai lần.
3.2.5.2 Mật độ giun đất ở rừng Cao su
Mật độ giun đất mật độ giun đất đều có xu hướng tăng theo
tuổi rừng, dao động từ 4,95÷8,11 con/m2, trung bình 6,72 con/m2.
Mật độ giun tăng lên theo tuổi rừng, ở tuổi 5 là 4,95 con/m2 nhưng
sang tuổi 10 đã tăng lên 6,0 con/m2, ở tuổi 25 đạt 8,11 con/m2. Tuy
nhiên, biến động giữa các ô cũng rất mạnh, ở một số ô mật độ giun
12 con/m2, nhưng ở một số ô khác mật độ chỉ 1÷2 con/m2.
Mật độ giun phân bố giảm mạnh theo tầng đất, tỷ lệ giun đất ở
độ sâu 0÷30cm chiếm 91%, dưới 40 cm không còn phát hiện thấy giun
đất. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn t, cho thấy không có sự khác biệt
rõ rệt giữa mật độ giun đất dưới rừng Cao su và Keo tai tượng nhưng
có sự khác biệt rõ rệt ở rừng Cao su so với các trạng thái rừng tự nhiên.
3.2.5.3 Vi sinh vật đất ở dưới rừng Cao su
Số lượng vi sinh vật đất có xu hướng tăng lên theo tuổi rừng,
dao động từ 296,8÷353,8 triệu cá thể/gam đất, trung bình là 358,7
triệu cá thể/gam, chủ yếu là vi khuẩn chiếm trên 80%, thấp nhất là vi
nấm chỉ chiếm khoảng 1%. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho thấy,
không có sự sai khác về số lượng vi sinh vật đất giữa rừng Cao su với
các trạng thái rừng đối chứng. Vì vậy, chưa có cơ sở để khẳng định
14
Hàm lượng 2,4-D ở rừng Cao su là 0,07mg/kg đất và Keo tai
tượng là 0,06 mg/kg đất. Theo QCVN 15:2008/BTNMT thì dư lượng
hoá chất bảo vệ thực vật trong đất với 2,4-D là dưới 0,1 mg/kg đất.
Như vậy, hàm lượng 2,4-D trong đất rừng Cao su là chưa vượt mức
cho phép. Tuy nhiên, 2,4-D là chất độc hại cần hạn chế sử dụng.
Hàm lượng chất kích thích mủ (2-Chloroethyl phosphonic
Acid) tầng đất mặt trung bình ở là 0,02 mg/kg và chủ yếu ở rừng cấp
tuổi 20 và 25. Do lượng chất này sử dụng ít để quét lên cây nên có
ồng độ thấp, chưa vượt tiêu chuẩn cho phép.
3.2.4.2 Chất độc hại do cây Cao su tạo ra trong đất
Bảng 3. Hàm lượng các chất độc do lá Cao su tạo ra trong đất
Tuổi
(năm)
Số
OTC
Hàm lượng Hexanal
(ppb/kg)
Hàm lượng trans-2-
Hexenal (ppb/kg)
Trung
bình
Hệ số biến
động (%)
Trung
bình
Hệ số biến
động (%)
5 9 1,06 38,2 - -
10 9 2,05 32,6 - -
15 9 3,88 27,5 - -
20 9 4,65 23,1 - -
25 6 4,98 21,3 - -
TB 3,36 28,54 - -
Kết quả phân tích cho thấy, không phát hiện được chất trans-2-
Hexenal trong đất mà chỉ phát hiện được hàm lượng Hexanal với
khối lượng trung bình là 3,36 ppb, rất nhỏ so với mức tiêu chuẩn cho
phép về các chất độc hại tồn dư trong đất.
Mặc dù không phân tích thấy được trans-2-Hexenal trong đất
nhưng có thể trans-2-Hexenal là hợp chất aldehyd không no nên nó dễ
dàng kết hợp với nước, mất đi liên kết đôi của phân tử các bon để
chuyển thành Hexanal theo phản ứng: 2C6H10O + 2H2O = 2C6H12O+O2.
11
Bảng 1. Độ xốp đất dưới rừng Cao su và đối chứng
Loại
rừng
Tuổi
(năm)
Độ xốp theo độ sâu tầng đất (%)
0÷10
cm
11÷20
cm
21÷40
cm
41÷60
cm
61÷80
cm TB
Cao su
5 66,7 65,5 61,2 60,6 41,5 59,1
10 61,5 64,4 58,6 59,2 42,2 57,2
15 59,9 64,7 57,5 58,5 41,6 56,4
20 56,3 65,5 59,4 59,9 43,3 56,9
25 54,8 66,8 61,7 60,8 43,5 57,5
Keo tai
tượng
5 54,6 58,3 53,4 54,1 42,2 52,5
10 59,5 60,2 55,3 56,2 43,2 54,9
Rừng
tự
nhiên
P. hồi 62,4 61,4 58,6 54,4 51,1 57,6
N. kiệt 70,2 62,7 60,4 59,5 54,3 61,4
Nghèo 75,8 71,5 66,2 61,7 56,5 66,3
Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho thấy, có sự khác biệt rõ
rệt độ xốp đất tầng 0÷60cm giữa rừng Cao su với rừng Keo tai tượng
và các trạng thái rừng tự nhiên. Tuy nhiên, với tầng đất ≥ 61cm sự
khác biệt là chưa rõ ràng. Độ xốp của đất dưới rừng Cao su cũng có
xu hướng giảm khi độ dốc tăng lên. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho
thấy có sự sai khác rõ rệt về độ xốp đất giữa các cấp độ dốc khác
nhau. Sự khác biệt về độ xốp có liên quan đến sự khác nhau về hiệu
quả giữ nước của rừng Cao su với các trạng thái rừng đối chứng.
3.2.2 Hàm lượng mùn trong đất rừng Cao su
Hàm lượng mùn trong đất tầng mặt ở dưới rừng Cao su trung
bình đạt 2,92% và tăng dần theo tuổi, hàm lượng mùn ở tuổi 5 đạt
2,22%, ở tuổi 25 là 3,58% cao hơn một chút so với với hàm lượng
mùn của trạng thái rừng tự nhiên phục hồi. Nói chung, hàm lượng
mùn rừng Cao su cao hơn rừng Keo tai tượng, điều này có thể có liên
quan đến lượng vật rơi rụng và tốc độ phân hủy của lá cây Cao su.
12
3.2.3 Xói mòn đất dưới rừng Cao su
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cường độ xói mòn bằng
phương pháp “đóng cọc căng dây” cho thấy, cường độ xói mòn dưới
rừng Cao su có sự biến động mạnh theo tuổi rừng, dao động từ
0,2÷1,1 mm/năm, trung bình là 0,5 mm/năm, tương đương lượng đất
bị xói mòn khoảng 5,8 tấn/ha/năm. Rừng Keo tai tượng có cường độ
xói mòn trung bình là 0,4 mm/năm tương đương 4,9 tấn/ha/năm.
Cường độ xói mòn ở các trạng thái của rừng tự nhiên là rất thấp,
trung bình 0,2 mm/năm, tương đương với 1,5 tấn/ha/năm.
Sử dụng công thức ước lượng cường độ xói mòn của Trường
Đại học Lâm nghiệp để xác định cường độ xói mòn đất ở 30 OTC đã
điều tra điều tra bằng thực nghiệm. Kiểm tra bằng tiêu chuẩn t cho
thấy, không có sự khác biệt rõ rệt về cường độ xói mòn đất được tính
theo phương pháp thực nghiệm và phương pháp ước lượng. Như vậy,
có thể sử dụng công thức này để ước lượng xói mòn đất cho rừng
Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ.
Kết quả xác định cường độ xói mòn ở Bắc Trung Bộ bằng
công thức ước lượng của Trường ĐHLN cho thấy, cường độ xói mòn
đất rừng Cao su vùng BTB tăng nhanh theo độ dốc. Với độ dốc 20 độ
thì xói mòn vượt mức 0,7 mm/năm (tương đương 8,4 tấn/ha/năm) cần
thiết phải có những giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn.
Bắc Trung Bộ là vùng có chỉ số xói mòn trung bình là 600.
Trong điều kiện độ dốc dưới 20 độ thì cường độ xói mòn rừng Cao su
vẫn ở mức cho phép 0,59 mm/năm. Tuy nhiên, khi độ dốc ở 20 độ thì
cường độ xói mòn 0,7 mm/năm (tương đương 8,4 tấn/ha/năm), bắt
đầu vượt mức cho phép nên cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ
đất. Khi độ dốc là 26 độ thì cường độ xói mòn là 1,64 mm/năm
(tương đương với 19,7 tấn/ha/năm) vượt hơn 2 lần so với mức cho
phép, các giải pháp bảo vệ đất khó có thể khắc phục được xói mòn,
do vậy vùng BTB không nên trồng Cao su với độ dốc ≥ 26 độ.
13
3.2.4 Ảnh hưởng của rừng Cao su đến tính chất hóa học đất
3.2.4.1 Dư lượng các hóa chất trong rừng Cao su
Bảng 2. Dư lượng hoá chất trong đất rừng Cao su và đối chứng
Loại
rừng
Tuổi
(năm)
Số
OTC
2,4-D
(mg/kg)
Glyphosate
(mg/kg)
2-Acid CHL
(mg/kg)
Trung
bình
HSBĐ
(%)
Trung
bình
HSBĐ
(%)
Trun
g
bình
HSBĐ
(%)
Cao
su
5 9 0,09 15,4 1,11 11,2 - -
10 9 0,08 18,2 0,92 13,6 - -
15 9 0,07 22,1 0,81 19,5 0,01 35,2
20 9 0,06 27,3 0,57 21,4 0,02 28,4
25 6 0,05 35,6 0,34 25,1 0,02 21,1
TB 0,07 23,7 0,75 18,2 0,02 28,2
Keo
tai
tượng
5 6 0,08 24,1 0,42 20,8 - -
10 3 0,03 32,4 0,1 41,2 - -
TB 0,06 28,3 0,26 31,0 - -
Rừng tự nhiên 9 - - - - - -
Trong kinh doanh rừng Cao su, người ta thường sử dụng chất
diệt cỏ (Glyphosate và 2,4-D) và chất kích mủ (2-Chloroethyl
phosphonic Acid). Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng hoá chất
diệt cỏ Glyphosate trong đất rừng Cao su là 0,75 mg/kg lớn gấp gần 3
lần trong đất rừng keo đối chứng là 0,26mg/kg. Hiện nay ở Việt Nam
chưa có tiêu chuẩn về hàm lượng Glyphosate trong đất, nếu coi giới
hạn dư lượng chung các chất diệt cỏ theo QCVN15:2008/BTNMT là
dưới 0,1mg/kg đất thì hàm lượng Glyphosate trong đất rừng Cao su
đo được vượt 7,5 lần mức cho phép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_rung_trong_cao_su_hevea_brasiliensis_den_moi_truong_o_vung_bac_trung_bo_843.pdf