Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ

Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù có các hình thức TCLTCN cơ bản, nhưng ở tỉnh Phú Thọ chưa có các hình thức TCLTCN có trình độ công nghệ cao, tạo ra GTSX lớn và thực sự hiệu quả, như khu công nghệ cao hay KCX. Về quy mô sản xuất, đa số các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ có quy mô sản xuất nhỏ bé, mối liên kết về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong các hình thức TCLTCN và giữa các hình thức TCLTCN chưa rõ. Tiểu kết chương 3 Thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm qua đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đã có sự đa dạng hơn. Các điểm công nghiệp được mở thêm mới, hoặc được nâng cấp. Hình thức CCN mặc dù mới xuất hiện nhưng đã thể hiện sự phù hợp với địa bàn của tỉnh. Hình thức KCN bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Trung tâm công nghiệp Việt Trì đã có nhiều cải thiện hơn trước trong phát triển và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, các hình thức TCLTCN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. So với các tỉnh lân cận, các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ còn nhỏ bé cả về diện mạo và giá trị.

doc27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp apatit Lào Cai, thiếc ở Tĩnh Túc b. Cụm công nghiệp: so với cả nước, TDMNPB có số lượng CCN chỉ chiếm khoảng 15%. Đến tháng 6/2013, trên địa bàn các tỉnh TDMNPB đã có 75 CCN hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 51%. c. Khu công nghiệp: Với tỷ trọng diện tích KCN đạt 6,6% (năm 2012), TDMNPB là một trong 2 vùng có tỉ trọng diện tích KCN thấp nhất cả nước. Vùng có các KCN điển hình như: Đình Trám, Quang Châu (Bắc Giang), Sông Công 1 (Thái Nguyên) và Thanh Bình (Bắc Kạn), Thụy Vân (Phú Thọ).... d. Trung tâm công nghiệp: Vùng TDMNPB đã có một số trung tâm công nghiệp như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình Tuy nhiên, so với cả nước, các trung tâm công nghiệp của vùng đa số có quy mô và giá trị nhỏ vừa và nhỏ. Tiểu kết chương 1 Có một số lí thuyết liên quan đến lãnh thổ và TCLTCN (phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ, lí thuyết định vị công nghiệp, lí thuyết địa kinh tế mới). Ở lãnh thổ cấp tỉnh, các hình thức TCLTCN theo thứ tự cấp phân vị từ nhỏ tới lớn chủ yếu bao gồm điểm công nghiệp, CCN, KCN tập trung (gọi tắt là KCN), trung tâm công nghiệp. Cơ sở thực tiễn của các hình thức TCLTCN được đề cập đến theo không gian cả nước và vùng TDMNPB. Trên bình diện cả nước, các hình thức TCLTCN có nhiều thay đổi cùng với sự chuyển biến. Đối với vùng TDMNPB, các hình thức TCLTCN cũng đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng cho trung tâm công nghiệp nhằm góp phần đánh giá hiện trạng các hình thức TCLTCN tỉnh Phú Thọ. CHƯƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ Ở TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng MNTDPB, có 13 huyện, thành, thị với 273 xã, phường. TP.Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh. Tỉnh Phú Thọ là nơi trung chuyển, kết nối giữa nhiều tỉnh trong vùng TDMNPB với đồng bằng sông Hồng. Cùng với một số thuận lợi về tự nhiên, tỉnh có điều kiện để xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN như điểm công nghiệp, CCN 2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân cư, lao động 2.2.1.1. Dân cư Dân cư tỉnh Phú Thọ với số dân khá đông (1340,8 nghìn người năm 2012) cùng với truyền thống sản xuất, kinh nghiệm, tạo thị trường tiêu thụ nội tỉnh rộng rãi và sự tin tưởng, yên tâm cho các DN đầu tư tại tỉnh, là động lực thúc đẩy sự ra đời của các điểm, cụm và KCN. 2.2.1.2. Lao động Tỉnh Phú Thọ có nguồn lao động đông và tăng nhanh, từ 727,5 nghìn người (năm 2000) lên 864,4 nghìn người (năm 2012). Trình độ nguồn nhân lực và số người tham gia học nghề được cải thiện, là nhân tố cần thiết để phát triển các hình thức điểm công nghiệp và CCN trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chất lượng lao động công nghiệp của tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu lao động phát triển công nghiệp. 2.2.2. Khoa học công nghệ Nhiều DN đã tiến hành đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, đặc biệt là các công nghệ và thiết bị nhập từ nước ngoài nhằm đổi mới, HĐH sản xuất, tạo sức phát triển mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp, kích thích xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN. 2.2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng. Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh đã được cải thiện cả ở hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong đó giao thông đường bộ được cải thiện rõ nét. Hệ thống hạ tầng cấp điện, mạng lưới bưu chính viễn thông đảm bảo các điều kiện cơ bản để xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN. 2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật a. Cơ sở công nghiệp. Cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ tăng theo thời gian. Trong đó, cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực có vốn ĐTNN ít và tăng chậm. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2000 của tỉnh Phú Thọ là 15535 cơ sở, trong đó có 6 cơ sở có vốn ĐTNN; đến năm 2012, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên đạt 20839 cơ sở, tăng 5304 cơ sở so với 2000. b. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề công nghiệp. Phú Thọ có 44 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 22 cơ sở dạy nghề; có 6 cơ sở đào tạo các nghề phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Quy mô đào tạo nghề và số người được đào tạo của riêng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng lên hàng năm (22625 người năm 2012) đáp ứng nhu cầu lao động cho các cơ sở công nghiệp trong các hình thức TCLTCN. 2.2.4. Môi trường thể chế và chính sách Môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ ngày càng thông thoáng hơn, thông qua các cơ chế “một cửa liên thông”, cải thiện và nâng cao năng lực của hải quan theo hướng nhanh chóng, thuận tiện, thực hiện định kỳ đối thoại với DN để có những hỗ trợ cần thiết. Nhờ có các chính sách phù hợp và kịp thời, tỉnh Phú Thọ đã thu hút vốn đầu tư, xây dựng thêm được nhiều các điểm công nghiệp, CCN, KCN mới. 2.2.5. Mạng lưới đô thị Tỉnh Phú Thọ có TP.Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TX.Phú Thọ là đô thị loại III, mỗi huyện có ít nhất một thị trấn và nhiều xã đã hình thành các thị tứ. Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị của tỉnh là nơi hội tụ các thế mạnh về kết cấu hạ tầng, nguồn lao động trình độ tay nghề cao và thị trường tiêu thụ đông dân với thị hiếu đa dạng, góp phần hình thành và phát triển của các hình thức TCLTCN. 2.2.6. Vốn đầu tư 2.2.6.1. Vốn trong nước Tính đến năm 2012, tổng số vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ đạt 12482,0 tỷ đồng, tăng so với năm 2000 (1124,6 tỷ đồng) và năm 2010 (10728,5 tỷ đồng). 2.2.6.2. Vốn đầu tư nước ngoài Số lượng dự án và vốn đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ năm 2012 là 89 dự án, với 65 dự án đang hoạt động. Ở tỉnh Phú Thọ, vốn ĐTNN tập trung ở Việt Trì. 2.2.7. Thị trường 2.2.7.1. Thị trường nội tỉnh Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ có tiềm năng lớn do có dân số đông với hơn 1,3 triệu người. 2.2.7.2. Thị trường trong nước và quốc tế a. Thị trường trong nước. Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. Các thị trường tiềm năng lớn gồm nhiều tỉnh trong vùng MNTDPB và vùng đồng bằng sông Hồng. b. Thị trường quốc tế. Thị trường nước ngoài đang rộng mở, là động lực thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nói chung và các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đó là sự mở rộng về thị trường xuất - nhập khẩu và thị trường cho thuê cơ sở hạ tầng. 2.2.8. Nhân tố kinh tế - xã hội khác 2.2.8.1. Sự phát triển kinh tế Tỉnh Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2000 - 2012 đạt trên 10% năm. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh như trên là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến các thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp tạo ra lực thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư. 2.2.8.2. Làng nghề Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 48 làng nghề ở 6 nhóm ngành nghề, trong đó nhóm làng nghề chế biến và bảo quản nông sản có 23 làng. Hệ thống làng nghề cùng với chính sách CNH, HĐH nông thôn của tỉnh Phú Thọ là cơ sở đẩy mạnh xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN như điểm công nghiệp và CCN ở nông thôn. 2.2.8.3. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có khả năng đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh cho các DN trong các hình thức TCLTCN. 2.3. Nhân tố tự nhiên 2.3.1. Địa hình, đất đai Địa hình tỉnh Phú Thọ chia thành 2 tiểu vùng là: tiểu vùng miền núi, bị chia cắt và khó khăn trong phát triển công nghiệp; tiểu vùng trung du - đồng bằng, khá thuận lợi để bố trí các hình thức TCLTCN. Quỹ đất chưa sử dụng và quỹ đất dành cho phát triển các hình thức TCLTCN của tỉnh Phú Thọ còn khá nhiều. 2.3.2. Khoáng sản Phú Thọ hiện có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Tuy không giàu về khoáng sản nhưng các loại khoáng sản có ý nghĩa cả nước như cao lanh, fenspat, đá vôi...tạo ra lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh điểm công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tài trữ lượng khoáng sản thấp ảnh hưởng đến quy mô các điểm công nghiệp khai khoáng ở tỉnh Phú Thọ. 2.3.3. Nguồn nước Phú Thọ hoàn toàn có điều kiện để đảm bảo nguồn nước cho phát triển các hình thức TCLTCN trên địa bàn tỉnh bằng nguồn nước trên mặt và nước ngầm do hệ thống nước mặt phong phú và hệ thống nước dưới đất trữ lượng tốt. 2.3.4. Khí hậu Khí hậu của tỉnh phù hợp với các hoạt động sản xuất trong các hình thức TCLTCN diễn ra liên tục quanh năm và thuận lợi. 2.3.5. Tài nguyên rừng Năm 2012 toàn tỉnh Phú Thọ có khoảng 195618 ha đất lâm nghiệp, chiếm 55,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất có gần 21515 ha, đất có rừng và đất trồng rừng sản xuất là 99314ha. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3. Với tài nguyên rừng sẵn có cùng với rừng trồng, tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi để phát triển nhiều điểm công nghiệp chế biến chế lâm sản, nguyên liệu giấy 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thuận lợi Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng TDMNPB, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là cấu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) có nhiều thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Đây là điều kiện quan trọng để hình thành các hình thức TCLTCN như điểm, cụm, KCN. 2.4.2. Khó khăn, thách thức Với vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tài nguyên thiên nhiên tuy phong phú nhưng chất lượng và trữ lượng không cao, dân cư chủ yếu ở nông thôn và miền núi, trình độ lao động không cao, tập quán tiêu dùng khó thay đổi, sản xuất công nghiệp chưa gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, môi trường đầu tư chưa thực sự cải thiện, chỉ số cạnh tranh không cao Phú Thọ còn nhiều khó khăn trong phát triển và phân bố các hình thức TCLTCN. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, các nhân tố kinh tế - xã như môi trường thể chế, chính sách, thị trường và vốn đầu tư quyết định đến sự ra đời của các hình thức TCLTCN, các nhân tố như dân cư, mạng lưới đô thị, lao động và các cơ sở vật chất kỹ thuật là điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư vào các hình thức TCLTCN, các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng, KHCN vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu thu hút đầu tư phát triển trong các hình thức TCLTCN. Các nhân tố thị trường ngoại tỉnh và đầu tư nước ngoài tạo ra cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển các hình thức TCLTCN, đặc biệt là ở các CCN, KCN. Các nhân tố tự nhiên không gây ra cản trở quá lớn đối với các hình thức TCLTCN. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Sơ lược về công nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1960 - 1997 Năm 1962, trung tâm công nghiệp Việt Trì khánh thành. Cùng thời điểm đó, một số các điểm công nghiệp ra đời như Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Z121 Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn này có những bước tăng trưởng nhất định với hàng loạt các sản phẩm quan trọng như hóa chất, phân bón, giấy được tiêu thụ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất công nghiệp Phú Thọ trong thời kỳ này còn nhỏ bé, công nghệ sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu. 3.1.2. Công nghiệp tỉnh Phú Thọ từ 1997 đến nay 3.1.2.1. Giai đoạn 1997 – 2000 Hình 3.1. Bản đồ Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Phú Thọ Năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14,05%/ năm. Thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Hàng năm ngành công nghiệp đã đóng góp 50 - 55 % tổng thu ngân sách của tỉnh, thu hút khoảng 53 nghìn lao động. 3.1.2.2. Giai đoạn từ 2000 - 2012 GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2000 - 2012 ngày càng tăng, từ 4347,3 tỷ đồng (giá thực tế - năm 2000), chiếm 0,81% so với cả nước, lên 32534,7 tỷ đồng năm 2012, chiếm 0,75% so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Phú Thọ không ổn định do sự biến động của thị trường. Cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch. Đến năm 2012, các ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu như công nghiệp hóa chất, phân bón chiếm 18,5%, công nghiệp dệt - may chiếm 15,0%Trong cơ cấu giá trị công nghiệp theo thành phần kinh tế khu vực nhà nước chiếm 28,6% cơ cấu. Lao động công nghiệp đông nhất trong khu vực ngoài nhà nước với 64672 người, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến với 104,4 nghìn người, chiếm 93,9% tổng số lao động công nghiệp. Năng suất lao động công nghiệp của tỉnh liên tục tăng với tốc độ tương đối nhanh. Năm 2012 đạt 292,5 triệu đồng/người. 3.2. Sự phát triển và phân bố các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3.2.1. Khái quát về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ Đến trước giai đoạn 1997 - 2000, tỉnh Phú Thọ có trung tâm công nghiệp Việt Trì và các điểm công nghiệp phân bố đơn lẻ ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Sơn, được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, từ năm 1997 đến năm 2000, các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn này có bước chuyển biến mới, trong đó có sự ra đời của hình thức KCN tập trung và CCN. Ngay sau khi ra đời KCN Thụy Vân, một số CCN ra đời và thu hút được đầu tư công nghiệp như CCN Đồng Lạng. 3.2.2. Điểm công nghiệp 3.2.2.1. Quy mô và mật độ điểm công nghiệp Năm 2012, số lượng điểm công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh Phú Thọ có 253 điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp phân bố nhiều ở các huyện Đoan Hùng (39 điểm) Phù Ninh (30 điểm), Thanh Ba (37) Lâm Thao (24). Mật độ điểm công nghiệp trung bình là 0,7 điểm/10km2. Các huyện có mật độ điểm công nghiệp thấp như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, mật độ điểm công nghiệp trung bình thấp dưới mức trung bình mật độ điểm công nghiệp của tỉnh. Đây là các huyện miền núi của tỉnh, giao thông khó khăn, điều kiện phát triển công nghiệp không thuận lợi. 3.2.2.2. Quy mô lao động của điểm công nghiệp Các điểm công nghiệp có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Tổng số lao động làm việc trong các điểm công nghiệp của tỉnh đến năm 2012 là 23499 người, chiếm 21,1% tổng số lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh. Quy mô lao động các điểm công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ không lớn, trung bình chỉ sử dụng 93 lao động/điểm công nghiệp. 3.2.2.3. Loại hình ngành nghề của các điểm công nghiệp Các điểm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ chủ yếu gắn với công nghiệp khai khoáng và công nghiệp VLXD, công nghiệp chế biến thực phẩm (chè), công nghiệp chế biến lâm sản. 3.2.2.4. Tình hình phân bố các điểm công nghiệp Ở khu vực đô thị của tỉnh, xu hướng chung hiện nay là thưa dần các điểm công nghiệp, ở khu vực nông thôn, các điểm công nghiệp thường gắn với công nghiệp chế biến và thường nằm xen lẫn với các khu dân cư đông đúc. 3.2.2.5. Điểm công nghiệp tiêu biểu a. Điểm công nghiệp khai khoáng Năm 2012, tỉnh Phú Thọ có 128 điểm công nghiệp khai khoáng. Tổng vốn đầu tư cho các điểm công nghiệp khai khoáng đạt 2566,79 tỷ đồng năm 2012. Tổng GTSX năm 2012 của các điểm công nghiệp khai khoáng đạt 716,52 tỷ đồng. Trung bình mỗi điểm công nghiệp đạt 5,59 tỷ đồng/năm. Trong số các điểm công nghiệp khai khoáng, điểm công nghiệp Mỏ Ngọt thuộc xã Sơn Thủy (huyện Thanh Thủy) khá tiêu biểu cho điểm công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. b. Điểm công nghiệp vật liệu xây dựng Các điểm công nghiệp VLXD điển hình gắn với sản xuất gạch và sản xuất xi măng, trong đó, công nghiệp sản xuất gạch quy mô nhỏ phân bố ở nhiều nơi, các điểm công nghiệp xi măng phân bố ở gần vùng nguyên liệu, chủ yếu ở Thanh Ba, Lâm Thao. Trong số các điểm công nghiệp VLXD ở tỉnh Phú Thọ, điểm công nghiệp sản xuất xi măng Sông Thao ở huyện Thanh Ba là một điểm công nghiệp điển hình. 3.2.2.6. Nhận xét chung a. Ưu điểm Trong sự phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ theo lãnh thổ, hình thức điểm công nghiệp phát triển và phân bố trên cơ sở có sự kế thừa kết quả trong lịch sử phát triển của tỉnh Phú Thọ. Các điểm công nghiệp đã việc giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Theo lãnh thổ, các điểm công nghiệp phân bố độc lập thường ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, hoặc ở những nơi gần thị trường tiêu thụ. b. Hạn chế Số lượng các điểm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ chưa nhiều, quy mô lao động không cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp khi không có mối quan hệ hợp tác, liên kết với các xí nghiệp khác. Phát triển các điểm công nghiệp đơn lẻ, phân tán dễ duy trì tình tình trạng phát triển nhỏ lẻ, manh mún. 3.2.3. Cụm công nghiệp 3.2.3.1. Số lượng và quy mô diện tích a. Số lượng CCN Tỉnh Phú Thọ hiện có 25 CCN (gồm cả cụm quy hoạch và cụm đang hoạt động) với tổng diện tích trên 1500 ha. Số CCN đi vào hoạt động tăng theo thời gian, đến năm 2012, đã có 16 CCN được xây dựng và 15 CCN đi vào hoạt động. b. Diện tích các cụm công nghiệp Diện tích đất công nghiệp của các CCN ở tỉnh Phú Thọ không lớn. Đa số các CCN ở tỉnh Phú Thọ có diện tích chủ yếu dưới 50ha. 3.2.3.2. Tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng a. Các dự án đầu tư hạ tầng đã được duyệt Năm 2012 đã có 07 cụm có dự án đầu tư hạ tầng được UBND tỉnh phê duyệt (CCN Bạch Hạc, Phượng Lâu 2, Kinh Kệ - Hợp Hải, Nam Thanh Ba, TT.Hạ Hoà, TT.Sông Thao, Sóc Đăng), 07 CCN trên được ngân sách trung ương cấp hỗ trợ với tổng số tiền là 11 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Các CCN khác chủ yếu tự vận động các nguồn kinh phí trong việc xây dựng hạ tầng. b. Tình hình chủ đầu tư và tiến độ xây dựng hạ tầng Ở tỉnh Phú Thọ, trừ CCN Đồng Lạng đã hoàn thành tương đối đủ các hạng mục cơ bản, còn lại đa số các CCN đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng. Một số CCN có chủ đầu tư là đơn vị quản lí, một số cụm có chủ đầu tư do các DN tự đứng ra xây dựng hạ tầng. 3.2.3.3. Tình hình thu hút đầu tư a. Số dự án đầu tư Do mới được hình thành và cơ sở hạ tầng ở các CCN còn đang trong quá trình thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng. Số lượng các DN đăng kí đầu tư vào hoạt động trong các CCN tăng lên theo thời gian nhưng mức tăng rất chậm. Đến năm 2012, có 82 dự án đăng kí sản xuất, kinh doanh trong các CCN. Trung bình mỗi năm chưa đến 10 dự án đăng kí sản xuất trong các CCN. b. Tỉ lệ vốn đầu tư Số vốn đầu tư vào các CCN có tăng lên. Năm 2012 đạt 2365,7 tỷ đồng. Tỉ lệ vốn đầu tư của các CCN ở tỉnh Phú Thọ chiếm 8,6% tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh. 3.2.3.4. Giá trị sản xuất Năm 2012, đạt 3226 tỷ đồng (theo giá thực tế), tăng hơn 16,3 lần so với năm 2005. Tỉ trọng GTSX công nghiệp của CCN trong tổng GTSX công nghiệp của toàn tỉnh đạt 9,9%. Tỉ trọng này còn khiêm tốn so với GTSX công nghiệp của tỉnh và so với hình thức điểm công nghiệp. 3.2.3.5. Lao động Các CCN đã thu hút 14990 lao động trong năm 2012, tỉ lệ lao động chiếm 19,8% tổng số lao động công nghiệp của tỉnh. Như vậy, số lao động làm việc trong các CCN khá đông. 3.2.3.6. Tình hình quản lí các cụm công nghiệp Ở tỉnh Phú Thọ, các CCN thường do UBND các huyện, thị quản lí. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 CCN thành lập được ban quản lí. 3.2.3.7. Một số cụm công nghiệp tiêu biểu a. Cụm công nghiệp Đồng Lạng CCN Đồng Lạng thuộc BQLCKCN tỉnh Phú Thọ. Đây là CCN có lịch sử hình thành sớm nhất trong các CCN ở tỉnh Phú Thọ, do Công ty TNHH phát triển hạ tầng Đồng Lạng TaSaCo làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tổng diện tích thực hiện là 40,0 ha, CCN này đã thu hút được 15 dự án FDI và 01 dự án trong nước. Hết năm 2012, chưa kể vốn đầu tư trong nước, vốn ĐTNN đạt trên 72 triệu USD. Hoạt động sản xuất tập trung vào công nghiệp giấy, chế biến nông lâm sản... b. Cụm công nghiệp Nam Thanh Ba CCN Nam Thanh Ba được quy hoạch tổng thể có diện tích 60ha; quy hoạch chi tiết 36,74ha, nằm gọn trong địa phận xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba. Cụm này được thành lập từ năm 2008, do UBND huyện Thanh Ba quản lí trực tiếp. Cụm đã thu hút 05 dự án đầu tư và đã có 04 dự án được giao đất, xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất. Năm 2012 đã có 03 dự án đang sản xuất và 01 dự án đang triển khai san lấp mặt bằng. Tổng diện tích đất đã cho thuê là 6,63ha 3.2.3.8. Nhận xét chung về hình thức cụm công nghiệp a. Ưu điểm Bước đầu, CCN tạo niềm hứng khởi mới cho các nhà quản lí và quy hoạch, tạo một hướng đi mới tương đối phù hợp với tỉnh Phú Thọ. Số lượng CCN và các dự án đầu tư ngày càng tăng. Các CCN hoạt động bước đầu đã tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương. Cơ cấu ngành, trong các CCN đang hoạt động khá đa dạng. Đã có những CCN bước đầu thu hút được ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như CCN Cổ Tiết. b. Hạn chế Nhìn chung, do mới hình thành và bước đầu phát triển, nên hình thức CCN ở tỉnh Phú Thọ chưa có những đặc trưng điển hình. Việc hình thành, phát triển và phân bố các CCN còn thể hiện sự lộn xộn, mang tính phong trào, dàn, chưa phát triển chiều sâu về công nghệ và hiệu quả kinh tế chưa cao. c. Nguyên nhân Các mặt hạn chế trong sự phát triển và phân bố CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể được giải thích từ nhiều nguyên nhân khác nhau, môi trường đầu tư của tỉnh nhìn chung chưa hấp dẫn, nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN rất hạn chế 3.2.4. Khu công nghiệp tập trung 3.2.4.1. Lịch sử hình thành và mô hình quản lí nhà nước KCN là hình thức TCLTCN mới ra đời so với hình thức điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Lịch sử hình thành KCN ở tỉnh Phú Thọ gắn với sự ra đời của KCN Thụy Vân vào năm 1997 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. KCN là hình thức TCLTCN quan trọng ở tỉnh Phú Thọ, được đặt dưới sự quản lí trực tiếp của QLKCN tỉnh Phú Thọ 3.2.4.2. Quy mô và diện tích khu công nghiệp a. Quy mô Trong số các KCN đang hoạt động, KCN Thụy Vân có diện tích là 306 ha, lớn hơn KCN Trung Hà (diện tích 200 ha). Các KCN này đang trong quá trình mở rộng. Tuy nhiên, KCN ở tỉnh Phú Thọ có quy mô vừa. b. Diện tích Diện tích đất công nghiệp của KCN ở tỉnh Phú Thọ không lớn. Đến nay, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đã được giao cho các DN thuê đất. Tại KCN Thụy Vân tính đến năm 2012, với tổng diện tích 306 ha, diện tích đất đã cho thuê là 169,13 ha tương đương tỷ lệ lấp đầy 77,2%, đất công nghiệp đã cho thuê là 160,36 ha. 3.2.4.3. Tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Thụy Vân chiếm tới trên 64,49% tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được duyệt cho các KCN tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, đa số các điều kiện cơ bản như điện, nước, đườngphục vụ sản xuất kinh doanh trong KCN đã được hoàn thiện ở mức cơ bản. Tuy nhiên, hệ thống nước thải đều chưa hoàn thiện. 3.2.4.4. Tình hình thu hút dự án đầu tư a. Số dự án Đến năm 2012, tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các KCN của tỉnh là 87 dự án, trong đó: tại KCN Thụy Vân có 69 dự án đăng kí, hiện đã có 52 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Ở KCN Trung Hà có 12 dự án đăng kí với vốn đầu tư đăng ký là 920 tỷ đồng; trong đó có 01 dự án đã đi vào hoạt động. b. Vốn đầu tư Năm 2012, tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN của tỉnh đạt 6.063 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 4.087 tỷ đồng và vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 208 triệu USD, vốn thực hiện đạt 111,6 triệu USD. Vốn đầu tư trên diện tích đất công nghiệp đã cho thuê bình quân đạt 35,8 tỷ đồng/ha. 3.2.4.5. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh a. Giá trị sản xuất và doanh thu GTSX và doanh thu của các DN trong KCN ở tỉnh Phú Thọ tuy chưa cao nhưng cũng đã có sự tăng lên theo thời gian. Năm 2012, GTSX đạt 5700 tỷ đồng, tăng gấp 8,4 lần so với năm 2005, 19,2% trong tổng GTSX công nghiệp của cả tỉnh. Doanh thu năm 2012 đạt 5623 tỷ đồng, tăng gấp 13,4 lần so với năm 2005. b. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu Do GTSX tăng lên nên nhìn chung, tình hình xuất, nhập khẩu của các DN trong KCN có chuyển biến tích cực hơn. GTXK, GTNK năm 2012 tăng so với năm 2005. c. Đóng góp ngân sách Các KCN ở tỉnh Phú Thọ có mức đóng góp ngân sách ngày càng tăng theo thời gian, tuy nhiên mức tăng không cao. 3.2.4.6. Tình hình lao động trong khu công nghiệp a. Quy mô lao động Năm 2005, tổng số lao động trong KCN của tỉnh Phú Thọ là 5938 người. Năm 2010, tổng số lao động trong các KCN tại tỉnh Phú Thọ là 18 336 người, trong đó lao động trong DN FDI là 15572 người chiếm 84,9 % tổng lao động trong các DN KCN, số lao động trong các DN của Việt Nam là 2764 người chiếm 15,1%. Năm 2012, lao động trong các KCN của tỉnh Phú Thọ là 21240 người, trong đó riêng KCN Thụy Vân có 21126 lao động và sử dụng 17005 lao động làm việc cho các DN FDI. b. Năng suất và thu nhập của lao động Thu nhập bình quân của người lao động đạt 2,1 triệu đồng/người năm 2010 và tăng lên 3,1 triệu đồng/người năm 2012. Năng suất lao động tính theo đầu người năm 2012 của các KCN ở tỉnh Phú Thọ đạt 268,3 triệu đồng/người. 3.2.4.6. Khu công nghiệp tiêu biểu KCN Thụy Vân nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì. KCN này đã và đang có nhiều bước phát triển vượt bậc so với những năm đầu thành lập. Năm 2005, KCN đã thu hút 49 dự án đăng kí đầu tư xây dựng. Năm 2012, tại KCN Thụy Vân, đất công nghiệp đã thuê là 160,36 ha, tương đương tỷ lệ lấp đầy 77,2%, với các ngành nghề chủ yếu như dệt may, VLXD, điện tử, công nghiệp hóa chất, thực phẩm và một số ngành khác. KCN Thụy Vân thu hút được tổng vốn đăng kí là 113,239 triệu USD. 3.2.4.7. Nhận xét chung a. Ưu điểm Các KCN đều tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông vận chuyển, có khả năng tiếp nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng kĩ thuật bên ngoài như thông tin bưu điện, tuyến điện KCN ở tỉnh Phú Thọ đều là những KCN tổng hợp, với cơ cấu ngành đa dạng. GTSX ngày càng cao, chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh, năng suất lao động bình quân trong KCN tăng qua các năm. b. Tồn tại KCN được bố trí xây dựng ở những địa điểm tương đối nhạy cảm với môi trường. Chẳng hạn, KCN Trung Hà nằm ở nơi giao nhau giữa sông Hồng, sông Đà; KCN Thụy Vân nằm gần Khu di tích Đền Hùng. Trong điều kiện công nghệ còn chưa cao, việc bố trí như vậy còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh KCN và dễ dẫn đến nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, cảnh quan. 3.2.5. Trung tâm công nghiệp 3.2.5.1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ và lịch sử hình thành Trung tâm công nghiệp Việt Trì gắn với TP.Việt Trì, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh. Ý nghĩa của trung tâm công nghiệp Việt Trì đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh (1959) nhấn mạnh: “Đây là KCN đầu tiên của nước ta. Xưa các Vua Hùng đã chọn làm nơi đóng đô dựng nước, nay ta xây trên đất Tổ một khu công nghiệp to lớn, cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Từ đây, ta sẽ bắt đầu cho công cuộc xây dựng to lớn của cả đất nước” 3.2.5.2. Tình hình vốn đầu tư, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật a. Vốn đầu tư Năm 2012, vốn đầu tư thực hiện của TP.Việt Trì đạt 3574,5 tỷ đồng, chiếm 28,6% vốn toàn tỉnh. Vốn đầu tư cho công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì đạt 1351,2 tỷ đồng, chiếm 37,8% vốn thực hiện của TP.Việt Trì. Tổng lượng vốn đầu tư của các ngành công nghiệp cấp 2 của trung tâm công nghiệp Việt Trì năm 2012 tăng so với các năm trước. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1219,7 tỷ đồng, chiếm 90,2% vốn đầu tư công nghiệp. b. Lao động Quy mô lao động công nghiệp của trung tâm công nghiệp năm 2000 là 15462 người, năm 2012 là 43775 người (tăng 2,83 lần so với năm 2000). Cơ cấu lao động của trung tâm công nghiệp Việt Trì theo ngành có sự không đồng đều. Năm 2012, lao động tập trung đông nhất trong ngành công nghiệp chế biến, chiếm 94,2%, với 41236 người. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực có vốn ĐTNN và khu vực ngoài nhà nước. c. Giá trị tài sản cố định Tổng giá trị tài sản cố định của công nghiệp ở trung tâm công nghiệp Việt Trì năm 2012 đạt 11149 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 (9789 tỷ đồng). Các ngành công nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn so với các ngành còn lại của trung tâm công nghiệp Việt Trì là sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại, sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastics, ngành dệt, mayCác ngành công nghiệp có giá trị tài sản cố định thấp dưới 10 tỷ đồng gồm ngành in, các ngành công nghiệp gắn với sửa chữa. So với toàn tỉnh, giá trị tài sản cố định của trung tâm công nghiệp Việt Trì bằng 74,76% của tỉnh Phú Thọ d. Mức trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động Mức trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của trung tâm công nghiệp Việt Trì năm 2012 lớn hơn cả là các ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt và ngành cung cấp nước. Đây là những ngành công nghiệp cơ bản phục vụ phát triển công nghiệp và các hoạt động khác của trung tâm công nghiệp Việt Trì. Những ngành công nghiệp như giấy, hóa chất có mức bình quân chung dao động từ 400-700 triệu đồng/lao động. Còn lại, đa số các ngành công nghiệp có bình quân thấp. 3.2.5.3. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh a. Giá trị sản xuất công nghiệp Năm 2000, GTSX công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì đạt 3232,0 tỷ đồng, chiếm 74,3% tổng giá trị công nghiệp của toàn tỉnh. Đến năm 2012, trung tâm công nghiệp Việt Trì đạt 14950 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm 46,3% GTSX công nghiệp của toàn tỉnh. b. Doanh thu Doanh thu của trung tâm công nghiệp Việt Trì năm 2012 đạt 36928,4 tỷ đồng, tăng nhưng không nhiều so với năm 2010 (35879,3 tỷ đồng). c. Lợi nhuận - Tổng lợi nhuận của trung tâm công nghiệp Việt Trì năm 2012 đạt 4688 tỷ đồng. So với năm 2010, giá trị này có tăng nhưng không nhiều. Các ngành công nghiệp có lợi nhuận khá cao so với trung tâm công nghiệp Việt Trì bao gồm: sản xuất hóa chất (24,9 tỷ đồng), sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (84,9 tỷ đồng), sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (26,1 tỷ đồng), hóa chất (7,6 tỷ đồng), may (4,2 tỷ đồng). - Lợi nhuận bình quân trên vốn đầu tư: các ngành công nghiệp có lợi nhuận bình quân trên 1 đồng vốn khá hơn gồm các ngành: công nghiệp khai khoáng, sản xuất giấy, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, thiết bị điện, sản xuất và phân phối điện (khoảng từ 0,003-0,007 đồng/1 đồng vốn), một số ngành có giá trị âm như in, sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất các phương tiện vận tải... Còn lại, đa số lợi nhuận bình quân trên vốn đầu tư ở các ngành thấp (dưới 0,003 đồng). - Lợi nhuận bình quân trên lao động: lợi nhuận bình quân trên 1 lao động của trung tâm công nghiệp năm 2012 có giá trị dương và cao hơn cả ở các ngành: công nghiệp hóa chất (38620 triệu đồng/1 lao động), sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic (đạt 20205 triệu đồng/1ao động), sản xuất giấy (8351 triệu đồng/người) - Lợi nhuận trên doanh thu: năm 2012, lợi nhuận bình quân trên một đồng doanh thu của trung tâm công nghiệp Việt Trì không cao. Nhìn chung, đa số các DN trong các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì dao động ở mức cứ 1 đồng doanh thu tạo ra từ 0,003 đến 0,096 đồng lợi nhuận. d. Giá trị xuất khẩu Nhờ có những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và các địa phương đối với các DN xuất khẩu hoạt động xuất, nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của trung tâm công nghiệp Việt Trì có nhiều thay đổi từ năm 2000 đến 2012. Năm 2012, tổng GTXK đạt trên 298 triệu USD, tăng 8,72% so với năm 2010. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: vải, sợi, chè chế biến, hàng may mặc, giày thể thao, mành, thảm trải nền. e. Đóng góp ngân sách Năm 2012, toàn ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì nộp ngân sách nhà nước đạt 772551,3 triệu đồng, tỉ lệ nộp ngân sách bình quân trên một lao động đạt 11,19 triệu đồng/1 lao động. Tỉ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của trung tâm công nghiệp Việt Trì đạt 2,09%. Nhìn chung tỉ lệ này còn khiêm tốn. 3.2.5.4. Cho điểm, xếp hạng các ngành công nghiệp theo các chỉ tiêu đánh giá Từ các chỉ tiêu đã nêu, dựa trên các số liệu thống kê của Chi cục thống kê TP.Việt Trì, kết quả tổng hợp nhóm ngành công nghiệp có số điểm cao nhất (từ 500 điểm trở lên) gồm ngành giấy, hóa chất; cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Đây là những ngành dẫn đầu về các lợi thế về nguồn lao động, nguyên vật liệu và có thị trường tiêu thụ rộng rãi... xem phụ lục). 3.2.5.5. Sự phân bố trung tâm công nghiệp Việt Trì theo lãnh thổ a. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp Phía Nam Việt Trì, các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung theo một chuỗi liên hiệp các nhà máy, với tổng diện tích khoảng 120ha. Phía Tây Bắc có các xí nghiệp của công ty Dệt Vĩnh Phú, Trung tu ô tô, cơ khí 20/7, in, dược, may mặc xuất khẩu....Phía Đông Bắc (khu vực phường Dữu Lâu) có một số nhà máy như đóng tàu Sông Lô, nhà máy nước Dữu Lâu và một số nhà máy may. Phía nam (phường Bạc Hạc) hiện có các xí nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền. Nhìn chung, theo lãnh thổ, các cơ sở sản xuất công nghiệp của trung tâm công nghiệp được bố trí dọc theo sông Hồng là chủ yếu. Xu hướng mới trong phân bố hiện nay là hướng sang phía sông Lô. b. Các hình thức TCLTCN chính trong trung tâm công nghiệp Việt Trì Các hình thức TCLTCN trong trung tâm công nghiệp Việt Trì ngoài khu vực trung tâm tập trung dày hơn các cơ sở công nghiệp trong khu vực nội thành TP.Việt Trì, còn có một số hình thức TCLTCN bao gồm các CCN (CCN Bạch Hạc (phía Nam) và 2 CCN đang triển khai xây dựng hạ tầng gồm: CCN Phượng Lâu 1 (phường Vân Phú), CCN Phượng Lâu (ở xã Phượng Lâu), KCN (KCN Thụy Vân) và một số điểm công nghiệp rải rác khu vực ven đô thị Việt Trì. 3.2.5.6. So sánh với một số trung tâm công nghiệp khác Việt Trì là trung tâm công nghiệp đa ngành, cỡ nhỏ của cả nước. So với vùng TDMNBB, Việt Trì có quy mô nhỏ hơn trung tâm công nghiệp Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên và cao hơn so với trung tâm công nghiệp Hòa Bình, Bắc Giang. Năm 2012, quy mô GTSX của trung tâm công nghiệp Việt Trì đạt 14950 tỷ đồng, xếp thứ 24 về quy mô so với cả nước và xếp thứ 4 trong vùng. 3.2.5.7. Tác động của trung tâm công nghiệp Việt Trì đối với địa phương a. Về hiệu quả kinh tế - xã hội Trung tâm công nghiệp Việt Trì hoạt động tương đối hiệu quả, có tác động tương đối lớn đối với TP.Việt Trì nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung b. Về những tác động đối với môi trường Về môi trường làm việc, đa số người lao động được hỏi cho rằng môi trường làm việc khá đảm bảo, công nhân được trang bị cơ bản về sức khỏe, an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh các nhà máy, xí nghiệp đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp. Mặc dù đã được cải thiện, nhưng theo ý kiến của người dân, các hoạt động sản xuất công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì vẫn gây ô nhiễm môi trường (chi tiết xin xem phụ lục) 3.2.5.8. Đánh giá chung về trung tâm công nghiệp Việt Trì a. Ưu điểm Trung tâm công nghiệp Việt Trì là một trung tâm đa ngành, cơ cấu công nghiệp ngày càng đa dạng. Quy mô GTSX của trung tâm công nghiệp Việt Trì ngày càng tăngHướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp Việt Trì do các ngành công nghiệp được hình thành trên những lợi thế về lịch sử phát triển, về lao độngnhư các ngành công nghiệp, giấy, hóa chất, sản xuất trang phụcHướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp Việt Trì đang có sự dịch chuyển từ các ngành công nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp nhẹ. Xu hướng phân bố các cơ sở công nghiệp của trung tâm công nghiệp Việt Trì đang dần tách rời khỏi khu dân cư, phù hợp với chức năng của TP.Việt Trì. b. Hạn chế Việt Trì là một trung tâm công nghiệp cỡ nhỏ. Kết quả sản xuất công nghiệp vẫn chưa tương xứng với vị trí thuận lợi (cả về giao thông, vận tải và các điều kiện khác) so với các lãnh thổ khác trong tỉnh. Các mối liên hệ kinh tế của các DN công nghiệp của trung tâm công nghiệp chưa được chú trọng. Các cơ sở công nghiệp đã hình thành từ lâu và các DN trong các KCN, CCN mới hình thành hầu như ít có liên hệ về mặt kinh tế. Về môi trường, sự phát triển của trung tâm công nghiệp Việt Trì còn nhiều bất cập, tác động xấu đến môi trường. Hiện ở Việt Trì chưa có DN môi trường. 3.3. Đánh giá chung 3.3.1. Các mặt đã đạt Diện mạo của các hình thức TCLTCN đã được phác họa những nét cơ bản, làm cho bức tranh phân bố lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Phú Thọ có những điểm nhấn quan trọng và ngày càng rõ nét. Giá trị của các hình thức TCLTCN ngày càng cao, từ đó đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Các hình thức TCLTCN, nhất là các hình thức KCN và trung tâm công nghiệp đã góp phần tạo cho công nghiệp của tỉnh có vị thế quan trọng trong vùng TDMNPB. 3.3.2. Hạn chế, thách thức Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù có các hình thức TCLTCN cơ bản, nhưng ở tỉnh Phú Thọ chưa có các hình thức TCLTCN có trình độ công nghệ cao, tạo ra GTSX lớn và thực sự hiệu quả, như khu công nghệ cao hay KCX. Về quy mô sản xuất, đa số các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ có quy mô sản xuất nhỏ bé, mối liên kết về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong các hình thức TCLTCN và giữa các hình thức TCLTCN chưa rõ. Tiểu kết chương 3 Thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm qua đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đã có sự đa dạng hơn. Các điểm công nghiệp được mở thêm mới, hoặc được nâng cấp. Hình thức CCN mặc dù mới xuất hiện nhưng đã thể hiện sự phù hợp với địa bàn của tỉnh. Hình thức KCN bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Trung tâm công nghiệp Việt Trì đã có nhiều cải thiện hơn trước trong phát triển và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tuy vậy, các hình thức TCLTCN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. So với các tỉnh lân cận, các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ còn nhỏ bé cả về diện mạo và giá trị. CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Quan điểm, mục tiêu 4.1.1. Quan điểm Phát triển các hình thức TCLTCN tỉnh Phú Thọ phải gắn với không gian công nghiệp vùng TDMNPB và cả nước, gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái; kiên quyết không chấp nhận việc sản xuất gây ô nhiễm mà không có công nghệ xử lý phù hợp, đặc biệt là ở đô thị và khu vực đông dân cư và phù hợp với các yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng. 4.1.2. Mục tiêu Tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020 là đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao. Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu, CCN. Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có; đổi mới công nghệ các cơ sở công nghiệp hiện có; sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm 4.2. Định hướng 4.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Ưu tiên các dự án thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các dự án phục vụ xuất khẩu và dự án tạo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. Tiếp tục bổ sung các chiến lược hình thành và phát triển công nghiệp theo các tiểu vùng công nghiệp: Tiểu vùng “công nghiệp động lực”: Tiểu vùng “công nghiệp Tây Bắc”, tiểu vùng “công nghiệp Tây Nam”. 4.2.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Phú Thọ Vận dụng kinh nghiệm của thế giới và các tỉnh khác, thực hiện TCLTCN trên cơ sở tận dụng các lợi thế so sánh của địa phương gắn với các yếu tố bên ngoài, thực hiện mô hình cực tăng trưởng đối với các địa bàn trọng điểm. Đồng thời chú ý phát triển công nghiệp song song với công tác khuyến công ở các địa phươngđảm bảo hài hòa giữa kinh tế-xã hội và môi trường. 4.2.3. Định hướng các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Phú Thọ 4.2.3.1. Định hướng chung Lựa chọn quy mô các hình thức TCLTCN phải phù hợp với khả năng điều kiện cụ thể của các địa phương. Các địa điểm bố trí các hình thức TCLTCN phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, thuận lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng thuận tiện về giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, đảm bảo quỹ đất đủ đất để mở rộng và phát triển trong định hướng ít nhất 20 - 30 năm. Chú trọng việc lựa chọn công nghệ sạch, công nghệ nguồn, thu hút các ngành công nghiệp sạch, CNHT. 4.2.3.2. Định hướng đối với các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ a. Điểm công nghiệp Bên cạnh việc nâng cấp và mở rộng những cơ sở sản xuất đã có, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của các điểm công nghiệp mới. Cần xây mới các điểm công nghiệp CNHT b. Cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung Phát triển CCN, KCN phải tuân thủ quy hoạch được duyệt; Tập trung thu hút vốn đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống các KCN, chú trọng phát triển nhanh các khu, CCN ở TP.Việt Trì, TX.Phú Thọ và dọc hành lang các tuyến đường QL, đường xuyên Á; Phát triển các KCN, CCN chuyên ngành, gắn với bảo vệ môi trường. c.Trung tâm công nghiệp Phát triển trung tâm công nghiệp Việt Trì theo hướng công nghiệp với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường tạo nên những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao là định hướng lớn tạo động lực phát triển kinh tế TP.Việt Trì. 4.3. Các giải pháp 4.3.1. Các giải pháp tổng thể 4.2.3.1. Giải pháp về chính sách. Về cơ chế, chính sách, tỉnh Phú Thọ cần hoàn thiện hệ thống chính sách, cải tiến thủ tục hành chính một cách hiện đại, văn minh, thông thoáng và linh hoạt hơn. Gắn bó giữa các chính sách về công nghiệp – KHCN - giáo dục và đào tạo. 4.2.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư Tăng cường tiết kiệm, tích tụ và tập trung vốn để hoàn thiện các hình thức TCLTCN; huy động và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia góp vốn để kiến thiết hạ tầng các hình thức TCLTCN. 4.2.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ Tăng cường tính liên kết giữa các các hình thức TCLTCN của tỉnh và các địa phương trong vùng, hình thành các chuỗi liên kết để tăng lợi thế cạnh tranh; Thành lập DN dịch vụ khoa học công nghệ ở tỉnh Phú Thọ. 4.2.3.4. Giải pháp về nhân lực Tỉnh cần thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực đặc thù; Thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ cung ứng nhân lực; Các DN cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo tham gia vào đào tạo lao động. 4.2.3.5. Giải pháp về môi trường Tăng cường công tác quản lí môi trường ở các hình thức TCLTCN, khuyến khích các DN áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất trong các DN ở các hình thức TCLTCN. Đầu tư xây dựng khu xử lí nước thải tập trung. Và cần phải thành lập DN môi trường ở tỉnh Phú Thọ. 4.2.3.6. Giải pháp về công tác quản lí nhà nước Công tác quản lí nhà nước cần đồng bộ hóa từ khâu quy hoạch để thống nhất định hướng phát triển các hình thức TCLTCN, tăng cường quản lí nhà nước, tăng cường cán bộ quản lí chuyên trách, có kinh nghiệm trong xúc tiến đầu tư 4.3.2. Giải pháp cụ thể đối với từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 4.3.2.1. Điểm công nghiệp Đối với các điểm công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt – may, VLXD đã hình thành cần chú trọng các giải pháp về vốn, KHCNđể cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, gắn với bảo vệ môi trườngCần chú trọng hình thành các điểm CNHT ở các địa bàn quanh trung tâm công nghiệp Việt Trì. 4.3.2.2. Cụm công nghiệp Thực hiện đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút đầu tư, lấp đầy diện tích cho thuê các CCN, ưu tiên các dự án công nghệ sản xuất sạch cho Việt Trì 4.3.2.3. Khu công nghiệp Đối với các KCN đã có, rà soát các cơ sở sản xuất không hoạt động để nhanh chóng tái cho thuê mặt bằng sử dụng đất; Tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN; có kế hoạch tập trung đầu tư vào các KCN trọng điểm 4.3.2.4. Trung tâm công nghiệp Triển khai đánh giá sâu sắc hơn việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của trung tâm công nghiệp Việt Trì; Tiếp tục nghiên cứu, tăng cường cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào trung tâm công nghiệp Việt Trì Tiểu kết chương 4 Đến năm 2020, định hướng cho các hình thức TCLTCN tỉnh Phú Thọ hướng tới việc cải tiến công nghệ ở các điểm công nghiệp cũ, xây dựng các điểm công nghiệp mới gắn với công nghệ cao, ưu tiên đầu tư vào hình thức KCN, các CCN, đầu tư chiều sâu cho trung tâm công nghiệp Việt Trì. Để hoàn thiện các hình thức TCLTCN cả về phát triển và phân bố, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có cả các giải pháp tổng thể và các giải pháp cho từng hình thức TCLTCN cụ thể. KẾT LUẬN Quá trình thực hiện đề tài luận án rút ra những kết luận sau: 1. Hình thức TCLTCN là các không gian công nghiệp được phân vị ở các cấp khác nhau. Đối với phạm vi cấp tỉnh, theo thứ tự quy mô không gian, các hình thức TCLTCN bao gồm điểm công nghiệp, CCN, KCN tập trung và trung tâm công nghiệp. Thực tiễn phát triển công nghiệp của cả nước và vùng TDMNBB cho thấy các hình thức TCLTCN ngày càng đóng góp quan trọng cho sự phát triển công nghiệp theo lãnh thổ. Sự phát triển và phân bố các hình thức TCLTCN chịu ảnh hưởng nhiều chiều của nhân tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ. Bên trong lãnh thổ, với các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội mang bản sắc của địa phương. Nhân tố tự nhiên tạo tiền đề thuận lợi hoặc khó khăn cho sự hình thành của các hình thức TCLTCN. Nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của các hình thức TCLTCN. Các nhân tố bên ngoài lãnh thổ có ảnh hưởng quan trọng đến các hình thức TCLTCN, trong đó nguồn vốn và thị trường. Ở địa bàn nghiên cứu cấp tỉnh, tỉnh Phú Thọ hiện nay đang hiện diện 4 hình thức TCLTCN chủ yếu theo không gian. Điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp ra đời trước, hình thức CCN và KCN mới được hình thành. Đánh giá hình thức trung tâm công nghiệp Việt Trì dựa trên một số chỉ tiêu nhất định giúp nhận diện một cách xác thực các đặc trưng cơ bản (về diện mạo và giá trị) của các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. 2. Có nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. Với vị trí trung chuyển giữa các vùng, quy mô lao động và giá nhân công rẻ, cùng với các yếu tố về giao thông, chính sách và môi trường đầu tư đang dần cải thiện là những nhân tố quan trọng cho các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ phát triển. Các nhân tố bên ngoài lãnh thổ như nguồn vốn và thị trường nước ngoài góp phần nâng cao giá trị và vai trò của các hình thức TCLTCN. Tuy nhiên, những rào cản về năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư cùng với cùng hạ tầng như giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh đang kìm hãm sự hình thành và phát triển công nghiệp của các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ. 3. Ở tỉnh Phú Thọ, lịch sử phát triển công nghiệp được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ trước, với sự ra đời trung tâm công nghiệp Việt Trì. Mặc dù có nhiều khó khăn và biến động nhưng công nghiệp tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển cao hơn. Trong không gian công nghiệp, các hình thức TCLTCN cũng có nhiều chuyển biến. Hình thức trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp ra đời từ những năm 60, hình thức KCN, CCN mới hình thành từ sau khi tỉnh Phú Thọ được tái lập (năm 1997). Điểm công nghiệp hình thành và phát triển ở các huyện, thị trong tỉnh đã giải quyết việc làm cho khá đông lao động. Tuy nhiên, đa số các điểm công nghiệp có quy mô nhỏ bé, GTSX không lớn. Các điểm công nghiệp chủ yếu gắn với khai khoáng, chế biến nông, lâm sản, phân bố đơn lẻ, sức cạnh tranh không cao. Hình thức CCN được tỉnh quan tâm phát triển, nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp và CNH nông thôn. Tổng số CCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay là 25 CCN, trong đó có 15 CCN đang hoạt động, 01 cụm có tỉ lệ lấp đầy đạt 100% (CCN Đồng Lạng). Năm 2012, có 82 dự án hoạt động trong các CCN với GTSX đạt 3226 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 9,9% trong cơ cấu. Hình thức KCN gắn với sự ra đời của KCN Thụy Vân, được thành lập do quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997. Hình thức KCN là một trong các hình thức đem lại mức đóng góp quan trọng cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Các KCN được đặt ở các vị trí thuận lợi, tập trung 53 dự án sản xuất công nghiệp, có cơ sở hạ tầng khá tốt, có đóng góp quan trọng đối với phát triển công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Với năng suất lao động cao so với các hình thức khác, KCN tạo ra 5700 tỷ đồng, chiếm 19,2% GTSX công nghiệp của tỉnh, với GTXK đạt 269,8 triệu USD. KCN thu hút nhiều dự án nước ngoài, giải quyết cho 21240 lao động năm 2012. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống xử lí nước thải tập trung, KCN đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hình thức trung tâm công nghiệp có vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Trung tâm công nghiệp Việt Trì gắn bó chặt chẽ với TP.Việt Trì. Quy mô GTSX của trung tâm công nghiệp tăng lên theo thời gian. Trung tâm công nghiệp Việt Trì là trung tâm đa ngành, cỡ nhỏ của cả nước. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp Việt Trì chuyển dần từ phát triển các ngành công nghiệp nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ. Hiện nay, các DN gia công dệt – may và gia công cơ khí có số lượng lớn nhất ở Việt Trì. Bước đầu, ở Việt Trì đã hình thành các ngành CNHT. Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đã có nhiều thay đổi cả về diện mạo và giá trị. Tuy nhiên, các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn những điểm yếu chung như quy mô diện tích nhỏ, quy mô vốn nhỏ, quy mô GTSX không lớn, các nhà máy sử dụng công nghệ cũ, dễ gây ô nhiễm môi trường. Ở tỉnh Phú Thọ hiện nay thiếu những hình thức TCLTCN tạo hiệu suất kinh tế cao như KCX, khu công nghệ cao. Nhìn chung, các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ chưa hoàn thiện cả về diện mạo và chiều sâu về sản xuất, kinh doanh, công nghệ và còn ảnh hưởng xấu đến môi trường. 4. Định hướng hoàn thiện các hình thức TCLTCN ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 gắn với việc hoàn thiện các hình thức TCLTCN đã có là chủ yếu. Phát triển các hình thức TCLTCN đảm bảo hài hòa về kinh tế - công nghệ - môi trường. Phát triển nhiều hình thức TCLTCN nhưng cần chú trọng, ưu tiên đầu tư vào một số các hình thức TCLTCN có trọng điểm, tránh dàn trải, chia nhỏ vốn đầu tư nhưng không hiệu quả. Cụ thể, cần xây dựng thêm một số điểm công nghiệp gắn với các ngành công nghệ cao ở các huyện, gắn với CNHT. Hạn chế quy hoạch mới các CCN, KCN để tập trung vốn đầu tư vào các CCN, KCN đã được quy hoạch và các CCN, KCN trọng điểm. Ở trung tâm công nghiệp Việt Trì cần đầu tư đổi mới công nghệ và hỗ trợ các nhà máy phát triển theo chiều sâu. Để đạt các mục tiêu trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có những giải pháp đã và đang thực hiện, có những giải pháp đề xuất mới, với các giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách, về vốn đầu tư, về nhân lực, về KHCN, môi trườngvà các giải pháp gắn với từng hình thức cụ thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_hinh_thuc_to_chuc_lanh_tho_co.doc
Luận văn liên quan