Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI

Giảm sự khác biệt, tăng cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của các DN FDI góp phần nâng cao CLTT nói chung và thông tin tài chính nói riêng cho các DN cũng như sự phát triển, mở rộng quy mô của các DN FDI. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đề xuất các khuyến nghị thích hợp để góp phần giảm sự khác biệt, tăng cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI là một trong những yêu cầu bức thiết và là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về BCTC, chuẩn mực KTVN và quốc tế, kết hợp với việc tổng hợp các công trình có liên quan, luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đo lường. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng, trong đó kết quả khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và đo lường mức độ ảnh hưởng của26 các nhân tố đó tới sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất những khuyến nghị để giảm sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC nhằm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua việc hệ thống hóa lý luận BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế đã tạo nên một bức tranh tổng thể đối với các đối tượng quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả của nghiên cứu còn mở ra các hướng nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến. Về thực tiễn, kết quả của nghiên cứu góp phần vào việc định hướng bổ sung, chỉnh sửa các chính sách, cơ chế cho các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo kế toán và các trường đại học đào tạo kế toán, kiểm toán. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính của DN FDI để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phạm vi, không gian và thời gian nghiên cứu. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu theo theo sau. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp, sự đồng lòng chung sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán trong hệ thống các DN FDI, công ty kiểm toán độc lập, hy vọng trong thời gian tới các DN FDI sẽ có những bước đột phá và không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng nhằm khẳng định vai trò của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

pdf28 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nghị cụ thể về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về BCTC doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu sự khác biệt về BCTC Các nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh: (i) Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán; (ii) sự khác biệt về BCTC, (iii) thực trạng BCTC của một số nước và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC. 6 Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán Các nghiên cứu về mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán đã đưa ra mô hình giải thích khái niệm “hòa hợp”, theo đó hai dạng hòa hợp là “quy định” (de jure) và “thực tế” (de facto). Mặt khác các nghiên cứu còn xác định rõ các CMKT là các yếu tố quyết định chính đối với giá trị của số liệu kế toán giữa các nước; đề cập đến quá trình hòa hợp kế toán quốc tế. Song các nghiên cứu đều được thực hiện trong giai đoạn kinh tế thế giới chưa phát triển mạnh, mặt khác các nghiên cứu còn hạn chế về phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu nhỏ. IASB sử dụng thuật ngữ “hội tụ” thay thế cho thuật ngữ “hòa hợp” trong mục tiêu hoạt động của mình. Các nghiên cứu chuyển sang sử dụng khái niệm hội tụ nhằm gia tĕng tính so sánh của các chuẩn mực ở một mức chất lượng cao, cho rằng hòa hợp và hội tụ không đối lập với nhau, cả hai thuật ngữ này phản ảnh quá trình phát triển của CMKT ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác tập trung vào khảo sát tác động của IAS/IFRS về đo lường và khai báo thông tin, xem xét mối quan hệ giữa quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kế toán Việt Nam để nhận định các kết quả đạt được cũng như trở ngại của quá trình hòa hợp kế toán (Nguyen & Tran, 2012, Nguyen & Richard, 2011). Pham và cộng sự (2011) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, xem xét mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de jure) của các chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS. Sự khác biệt về BCTC Ta và cộng sự (2018) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS về lập và trình bày BCTC hợp nhất là thấp và mức độ hòa hợp này cũng giảm trong thời gian tới... Thực trạng BCTC của một số nước và các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC Các nghiên cứu đã đề cập đến việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia, chỉ ra những tác dụng mà việc áp dụng IAS/IFRS mang lại. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng IAS/IFRS có thể không phù hợp với các nước đang phát triển do có sự khác biệt về vĕn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển, có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển, các DN ở các quốc gia khi áp dụng IAS/IFRS cũng gặp không ít khó khĕn, trở ngại. Ngoài ra, các nghiên cứu đề cập đến chất lượng thông tin BCTC: BCTC còn thể hiện chất lượng thấp vì vậy cần phải tĕng cường cải thiện chất lượng BCTC của DN nhằm gia tĕng nguồn vốn từ nước ngoài. Mặt 7 khác Lyle (2008) đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua chuỗi cung ứng BCTC. Theo tác giả, chuỗi cung ứng BCTC liên quan đến nhiều người, nhiều quy trình thông qua quá trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả chuỗi quá trình đạt được chất lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC Các nghiên cứu trước đây (Hopwood (2000); Boolaky (2003), Zhang (2005); Chand và cộng sự (2008), Choi và Meek (2011); Olajumoke (2012)... trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và lập và trình bày BCTC nói riêng ở cấp độ vĩ mô (nhân tố chính trị, pháp luật, vĕn hoá và kinh tế) hoặc ở cấp độ vi mô (nhân tố thuộc về các DN, các ngành công nghiệp và vĕn hoá của tổ chức) hoặc liên quan đến sự khác biệt về thuộc tính của người kế toán (kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả nĕng và động lực). Các nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của quốc gia với IAS/IFRS. Song các nghiên cứu này còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu; nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để trình bày, phân tích và tổng hợp một cách đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và BCTC nói riêng. Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn tiền hội tụ đã lỗi thời, bất chấp những nỗ lực gần đây về hội tụ cũng như sự phát triển và cập nhật của IAS/IFRS. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán và các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng CSKT, trong đó có liên quan đến trình bày BCTC và các khoản mục trên BCTC cũng đã được một số tác giả nghiên cứu: Trần Thị Giang Tân (1999), Adam và Đỗ Thùy Linh (2005), World Bank (2006), Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008); Đoàn Xuân Tiên (2008)... Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm bước đầu đánh giá hệ thống kế toán Việt Nam cũng như mức độ hội tụ của các chuẩn mực KTVN: Phạm Hoài Hương (2010), Trần Quốc Thịnh (2013), Trần Hồng Vân (2014). Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu còn nhỏ, mặt khác có nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm chuẩn mực KTVN chưa có nhiều đổi mới, kinh tế Việt Nam chưa phát triển mạnh như hiện nay. Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế 8 Một số công trình nghiên cứu về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế trong đó bao gồm các CSKT, sự phát triển của kế toán tại Việt Nam trong đó bao gồm các quy định về trình bày BCTC, các khoản mục trên BCTC... đã được nghiên cứu: Lê Mạnh Hùng (2007), Trương Thị Thủy và Chúc Anh Tú (2008), Trần Xuân Nam (2011), Trần Hải Long (2012), Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Xuân Hồng, (2015). Ngoài ra, các nghiên cứu còn đề cập đến ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế đến quyết định đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế: Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Hà Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Hiệp (2011), Vũ Mạnh Chiến và Lê Như Tuyền (2014). Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu, biên soạn và ban hành các chuẩn mực KTVN tiếp theo gặp rất nhiều khó khĕn do có nhiều tranh luận trái chiều về việc thừa nhận áp dụng toàn bộ hay ở một mức độ nào đó các IAS/IFRS, đặc biệt khía cạnh liên quan đến FV cũng như các công cụ tài chính trong thời gian gần đây thực sự rất đáng được quan tâm: Đặng Ngọc Hùng (2016). Theo Nguyễn Công Phương (2017), những khác biệt cơ bản của hệ thống kế toán hiện hành so với hệ thống kế toán theo IFRS bao gồm: Mục tiêu của hệ thống kế toán Việt Nam nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế vĩ mô của thông tin kế toán; cùng tồn tại chuẩn mực và chế độ kế toán; duy trì nguyên tắc giá gốc cùng với ứng dụng từng phần nguyên tắc thận trọng cũng là một đặc thù của hệ thống kế toán hiện hành; ảnh hưởng ngự trị của thuế đối với kế toán cũng là một truyền thống của thực tế kế toán Việt Nam. Như vậy, kết quả các nghiên cứu trên có nhiều điểm giống nhau: trình bày sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS trong đó bao gồm BCTC. Song, các nghiên cứu trên chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp. Điều kiện để Việt Nam áp dụng IAS/IFRS Các nghiên cứu cho rằng: việc áp dụng IAS/IFRS không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các DN ở các quốc gia: Lê Hoàng Phúc (2011); Đỗ Thị Lan Hương (2013), Thái Bá Công (2014). Phạm Hoài Hương (2014) khẳng định: Môi trường Việt Nam có nhiều yếu tố khó khĕn hơn là thuận lợi đối với việc áp dụng IAS/IFRS. 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm: Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC: 17 nhân tố có tác động đến chất lượng BCTC được chia thành bốn nhóm: Cơ cấu sở hữu vốn, quản trị công ty, cơ cấu vốn, đặc điểm thị trường và hiệu quả công ty: Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần 9 (2016). Các nhân tố tác động đến chuẩn mực KTVN nói chung, BCTC nói riêng: Nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán; đặc điểm nền kinh tế Việt Nam; DN sẽ có tâm lý ngại khó: Lê Mạnh Hùng (2007), Lê Hoàng Phúc (2011). 4 nhân tố kinh tế, chính trị, pháp lý, vĕn hóa đều được các tác giả lập luận là các nhân tố tác động đến BCTC: Vũ Hữu Đức (1999), Tĕng Thị Thanh Thủy (2009), Trịnh Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Trần Quốc Thịnh (2013), Lê Hoàng Phúc (2014) 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC tại DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong điều kiện ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Kế thừa các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tập trung vào: (i) Làm rõ sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế: Đo lường sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bằng phương pháp gián tiếp, đó là: Đo lường thông qua nhận thức, hiểu biết của người được hỏi về sự khác biệt về trình bày BCTC, khoản mục trên BCTC, đo lường sự khác biệt thông qua phỏng vấn, minh họa sự khác biệt này bằng nghiên cứu điển hình (case study)... Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được xác định thông qua thang đo Likert 5 điểm: Từ 1 “không khác biệt” đến 5 “rất khác biệt” và dựa vào nhiều thuộc tính trong biến phụ thuộc. (ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phân tích, đo lường, kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. (iii) Đề xuất các khuyến nghị đối với BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ 2.1. Giới thiệu về báo cáo tài chính Giới thiệu về BCTC bao gồm: Khái niệm, mục đích, vai trò, nội dung của BCTC. 2.2. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 2.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống BCTC tại Việt Nam Quá trình phát triển của hệ thống BCTC DN Việt Nam bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn trước nĕm 1995, giai đoạn từ nĕm 1995 đến nay. 10 2.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc soạn thảo BCTC Luận án trình bày các nội dung chi tiết về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố. 2.2.3. Kết cấu và nội dung hệ thống BCTC Theo quy định của chuẩn mực KTVN, hệ thống BCTC gồm BCTC nĕm và BCTC giữa niên độ. 2.3. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế 2.3.1. Chuẩn mực kế toán đối với báo cáo tài chính Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 41 IAS được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có những chuẩn mực đã được thay thế. 17 IFRS tính đến thời điểm hiện tại đã được ban hành. CMKT đối với BCTC trường hợp của Hoa Kỳ, Pháp và EU, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. 2.3.2. BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán quốc tế DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang lập 2 bộ BCTC: Một bộ tuân thủ chuẩn mực KTVN và một bộ tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn mực mà công ty mẹ áp dụng. Bộ BCTC tuân thủ chuẩn mực KTVN được bộ phận kế toán của các DN FDI lập, còn bộ BCTC tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn mực mà công ty mẹ áp dụng do bộ phận kế toán của các DN FDI lập hoặc do công ty kiểm toán có uy tín lập trên cơ sở ký hợp động với công ty mẹ. 2.4. Sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm khác biệt về trình bày BCTC và khác biệt về các khoản mục trên BCTC (Deloitte, 2016). 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về báo cáo tài chính Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp thành các nhân tố gồm: (i) nhân tố kinh tế; (ii) nhân tố chính trị, (iii) nhân tố pháp lý, (iv) nhân tố vĕn hóa, (v) nhân tố CMKT quốc tế, (vi) nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện, (vii) nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ; (viii) giáo dục, tính chuyên nghiệp. Các nhân tố này ảnh hưởng đến IAS/IFRS, kế toán tại các quốc gia nói chung trong đó có Việt Nam. BCTC là một trong những sản phẩm đầu ra của kế toán, vì vậy, nó có ảnh hưởng đến BCTC. 11 2.6. Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu Trong phần này, nghiên cứu trình bày bốn lý thuyết, mỗi lý thuyết trình bày nội dung và ứng dụng của lý thuyết vào đề tài nghiên cứu. 2.6.1. Lý thuyết ngẫu nhiên 2.6.2. Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát 2.6.3. Lý thuyết thông tin hữu ích 2.6.4. Lý thuyết hành vi quản lý CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu định tính Bảng câu hỏi phỏng vấn Chọn mẫu nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra quan điểm mới Phỏng vấn thử Phỏng vấn chính thức Mô tả hiện tượng Phân loại, nhóm các hiện tượng giống nhau Kết nối các hiện tượng 12 Quy trình nghiên cứu định lượng 3.2. Thu thập dữ liệu 3.2.1. Thu thập dữ liệu và nội dung khảo sát Tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn để hiệu chỉnh thang đo, rồi xây dựng thang đo chính thức. Bảng khảo sát được thiết kế được gửi tới các đối tượng khảo sát. Phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua cách phát trực tiếp, gửi email và gửi bảng câu hỏi online, thông qua công cụ Google Document Nội dung khảo sát - Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế - Nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; - Cách thức giải quyết để làm giảm sự khác biệt nhằm tĕng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. 3.2.2. Mô tả mẫu Mẫu khảo sát là các DN FDI tại Việt Nam được trình bày trong phạm vi nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Bảng câu hỏi Chọn mẫu nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết luận Kiểm tra Điều tra sơ bộ Bảng câu hỏi hoàn chỉnh Thống kê mô tả Phân tích Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố EFA Hệ số tải nhân tố Factor Loading Kiểm định sự khác biệt (T Test, ANOVA) Hổi quy tuyến tính đa biến 13 Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát định lượng STT Vị trí công tác Phiếu khảo sát thu về Phiếu khảo sát đã làm sạch Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kế toán DN FDI 224 57,9% 165 54,1% 2 Kiểm toán 163 42,1 140 45,9% Tổng cộng 387 100% 305 100% Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả 3.2.3. Phỏng vấn điều tra Quá trình phỏng vấn được tác giả sử dụng chủ yếu là phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nội dung: Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và cách thức giải quyết sự khác biệt nhằm tĕng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Phương pháp phỏng vấn được tác giả sử dụng là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại. 3.2.4. Điều tra chọn mẫu Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu phổ biến hiện nay là phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn (Critical case). 3.3. Mô hình nghiên cứu Giải thích mô hình và mô tả các biến Các biến độc lập: kinh tế (KT), hệ thống pháp lý (HTPL), vĕn hóa (VH), hệ thống chính trị (HTCT), kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), điều kiện tổ KT HTPL VH HTCT KTNV DKTC GD Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế QT 14 chức (ĐKTC); giáo dục, tính chuyên nghiệp (GD); chuẩn mực kế toán quốc tế (QT); biến phụ thuộc (KB): sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là các biến tiềm ẩn được xây dựng từ các biến đo lường cho mỗi một nhân tố thông qua quá trình phân tích nhân tố EFA cho mỗi nhân tố đó. Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất như sau: KB = α +β1xKT + β2xHTPL+ β3xVH + β4xHTCT + β5xKTNV + β6xDKTC + β7xGD + β8xQT Phương trình hồi quy tuyến tính được giải thích với nội dung của: (i) hệ số hồi quy; (ii) biến phụ thuộc và (iii) các biến độc lập. 3.4. Giả thuyết nghiên cứu 3.4.1. Đánh giá về sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Đánh giá về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 3.4.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Tác giả đưa ra các giả thuyết H1 đến H8 về ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tĕng từ 1988 đến 2016. 4.1.2. Vai trò của khu vực FDI Vai trò của khu vực FDI ngày càng lớn, thể hiện ở các nội dung sau: (i) đóng góp vào tĕng trưởng kinh tế; (ii) tạo việc làm và cải thiện nĕng suất lao động; (iii) thúc đẩy đầu tư; (iv) đóng góp vào thu ngân sách nhà nước. 4.1.3. Cơ cấu FDI tại Việt Nam 4.1.3.1. Cơ cấu theo ngành kinh tế Các DN FDI chủ yếu đầu tư vào ngành chế biến, chế tạo; tiếp theo là ngành kinh doanh ô tô, xe mày; sau đó đến kinh doanh bất động sản. 4.1.3.2. Cơ cấu theo đối tác đầu tư Hàn Quốc là quốc gia chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất (28,8%), tiếp đến là Nhật Bản (10,62%), sau đó đến Singapore (9,9%), còn lại là các nước khác. 4.1.4. Khái quát về doanh nghiệp FDI Một số đặc điểm về kết quả chủ yếu của các DN FDI giai đoạn 2000- 2016 được Tổng cục Thống kê (2017) cung cấp như sau: DN FDI tĕng 15 trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết quả kinh doanh, DN FDI chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực FDI là khu vực sản xuất kinh doanh nĕng động, ổn định và hiệu quả, quy mô đầu tư phát triển nhanh, khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và một số hạn chế của các DN FDI. 4.1.5. Những thuận lợi và khó khĕn đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi có được thì DN FDI tại Việt Nam cũng gặp phải những khó khĕn, trong đó có những khó khĕn nhất định về lập và trình bày BCTC. 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu, tác giả đã lập bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kế toán tại các quốc gia với IAS/IFRS [bảng 3.3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện tại nhiều quốc gia với bối cảnh nền kinh tế, chính trị, điều kiện khác biệt nhau, chưa thật sự là các nhân tố ảnh hưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Do đó, các nhân tố này cần phải được xem xét trong bối cảnh thực trạng tại Việt Nam, vì thế tác giả thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia – những người tham gia trong quá trình xây dựng và vận dụng chuẩn mực KTVN để có cơ sở đánh giá từng nhân tố bao gồm: kinh tế, hệ thống pháp lý, vĕn hóa, hệ thống chính trị, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ chức thực hiện; giáo dục, tính chuyên nghiệp và nhân tố chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC trong các DN FDI chủ yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản. 4.2.2. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia 4.2.2.1. Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc nhằm củng cố nhận định ban đầu của mình về những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng Bảng câu hỏi chính thức. 4.2.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu Câu trả lời của chuyên gia được ghi âm kết hợp với ghi chép sau đó được sắp xếp lại, lập thành phiếu phỏng vấn chuyên gia được đánh số thứ tự và mã hóa theo từng nhóm. Các bảng phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để sử dụng vào việc rút trích nhân tố và được lưu hồ sơ. Tác giả thu được khá nhiều dữ liệu cho việc phân tích đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Các dữ liệu thu được từ các cuộc thảo luận tay đôi được ghi chép, mã hóa theo 2 cấp độ từ thấp đến cao: Các yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 2), nhân tố (cấp độ 1). 16 4.2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế TT Ký hiệu Tên nhân tố Tính chất nhân tố 1 KT Kinh tế Kế thừa 2 HTPL Hệ thống pháp lý Kế thừa 3 HTCT Hệ thống chính trị Kế thừa 4 VH Vĕn hóa Kế thừa 5 KTNV Kỹ thuật nghiệp vụ Kế thừa 6 ĐKTC Điều kiện tổ chức thực hiện Kế thừa 7 GD Giáo dục, tính chuyên nghiệp Kế thừa 8 QT Chuẩn mực kế toán quốc tế Kế thừa Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.2.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Kết quả thống kê từ khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sự khác biệt về BCTC của DN FDI chuẩn mực KTVN và quốc tế với thang đo từ mức 3 trở lên đều đạt trên 85% trở lên, cụ thể: Các ý kiến đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: (1): Hệ thống chính trị, (2): Vĕn hóa, (3): kinh tế, (4): điều kiện tổ chức thực hiện, (5): Giáo dục và tính chuyên nghiệp, (6): Hệ thống pháp lý, (7): Kỹ thuật nghiệp vụ, (8): Chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với tiêu chí sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các chuyên gia được khảo sát đánh giá từ mức 3 trở lên đạt trên 90%. 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu theo những nội dung chủ yếu sau: (i) thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi; (ii) Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; (iii) Kết quả phân tích các nhân tố khám phá; (iv) sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; (v) phân tích hồi quy đa biến. 4.3.1. Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi 4.3.1.1. Mô tả các biến khảo sát: Theo đối tượng khảo sát, theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh các đơn vị được khảo sát, theo thời gian hoạt động của các đơn vị được khảo sát. 17 4.3.1.2. Thống kê mô tả với các biến trong từng nhóm nhân tố: Kinh tế: Phụ lục số 21; chuẩn mức kế toán quốc tế”: Phụ lục số 22; hệ thống pháp lý: Phụ lục số 23; kỹ thuật nghiệp vụ: Phụ lục số 24; hệ thống chính trị: Phụ lục số 25; điều kiện tổ chức thực hiện”: Phụ lục số 26; giáo dục, tính chuyên nghiệp: Phụ lục số 27; vĕn hóa: Phụ lục số 28. 4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Trong mục này, tác giả thực hiện (i) đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát, (ii) phân tích Cronbach’s Alpha. 4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát Biến phụ thuộc “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế”: Thành phần nhân tố “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế” có 13 nhóm biến quan sát, có 3 nhóm biến quan sát trong đó mỗi nhóm có một biến thành phần còn lại 10 nhóm trong đó mỗi nhóm có 3 biến thành phần. Với các nhóm biến chỉ có 1 biến thành phần thì không thể kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha được [phụ lục số 30]. Còn lại các nhóm biến quan sát, biến thành phần đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Như vậy, tất cả các nhóm biến quan sát, biến thành phần đều đạt độ tin cậy và có ý nghĩa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các biến độc lập: Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 4.3.2.2. Kết luận phân tích Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát cho thấy, các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan lơn hơn 0,3. Do đó, tất cả các nhân tố với các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa. 4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá Phân tích tính thích hợp của EFA Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,910 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 16.718,545 Df 1.953 Sig. 0,000 Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả Hệ số KMO = 0,910, thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. 18 Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Kiểm định Barlett có Sig.=0,000 <= 0,05, nghĩa là nhân tố đại diện và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhau, chứng tỏ các biến trong tổng thể có mối liên quan với nhau. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố [Phụ lục số 40]: Cột Cumulative (phụ lục số 40) cho biết trị số phương sai trích là 68,580%, điều này có nghĩa là các biến quan sát giải thích được 68,580% sự thay đổi của các nhân tố. Chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu phân tích khám phá nhân tố là phù hợp. Phục lục số 40, dòng 8, cho thấy có 8 nhân tố có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1. Kết quả của mô hình EFA Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các nhân tố. Kết quả các lần xoay nhân tố được thể hiện ở [Phụ lục số 41]: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế theo mức độ giảm dần. Ma trận nhân tố xoay [Phụ lục số 42]: Kết quả từ phụ lục số 42 cho thấy, hệ số nhân tố tải ≥ 0,5, chứng tỏ tất cả các biến thành phần của các nhân tố đều có xu hướng hội tụ (Hair & cộng sự, 2010). 4.3.4. Sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Liên quan đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, tác giả trình bày chi tiết hai sự khác biệt đó là: (i) khác biệt về trình bày BCTC và (ii) khác biệt về các khoản mục trên BCTC. Cũng trong phần này, tác giả trình bày (iii) sự khác biệt về BCTC theo ngành kinh tế; (iv) sự khác biệt về BCTC theo Big 4 và Non Big 4 auditors tại Việt Nam. 4.3.4.1. Khác biệt về trình bày BCTC Sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được nghiên cứu này tiến hành khảo sát, phân tích bằng kết quả thống kê mô tả và kiểm định T-test. Nghiên cứu thực hiện kiểm định Independent Samples Test với các biến có hai giá trị, trường hợp này là có sự khác nhau về đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa kế toán tại DN FDI với kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập hay không. Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 43] 19 Kết quả kiểm định về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 44] Kết quả từ phục lục số 43 và phụ lục số 44 cho biết các đối tượng khảo sát đều đánh giá có sự khác biệt đáng kể về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 4.3.4.2. Khác biệt về các khoản mục trên BCTC Sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được nghiên cứu này tiến hành khảo sát, phân tích và đo lường bằng kết quả thống kê mô tả, so sánh về đánh giá sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng khảo sát bằng kiểm định Independent T-test trong SPSS20. Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 45]. Kết quả kiểm định về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 46] Kết quả từ Phụ lục số 45 và Phụ lục số 46 cho biết các đối tượng khảo sát đều đánh giá có sự khác biệt đáng kể về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Giải thích kết quả Như vậy, có thể khẳng định rằng, có sự khác biệt đáng kể về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Điều này được giải thích cụ thể như: (i) Tính phù hợp giữa chuẩn mực KTVN và IASs/ IFRSs là rất khiêm tốn; (ii) Sử dụng phán xét nghề nghiệp. 4.3.4.3. Sự khác biệt về BCTC theo ngành kinh tế Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về trình bày BCTC [Phụ lục số 47] Kết quả từ Phụ lục số 47 cho biết, Sig của các nội dung về trình bày BCTC đều lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đánh giá sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 48] Kết quả từ Phụ lục số 48 cho biết, Sig các nội dung của khoảm mục trên BCTC đều lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau. 4.3.4.4. Sự khác biệt về BCTC theo Big 4 và Non Big 4 Auditors tại Việt Nam Kiểm định 2 mẫu độc lập về trình bày BCTC [Phụ lục số 49] 20 Kết quả từ Phụ lục số 49 cho biết: Mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 là không khác nhau. Có sự khác biệt hoặc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 đối với từng nội dung TB1; TB2; TB3; TB 4 và TB5. Kiểm định 2 mẫu độc lập về khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 50] Kết quả từ Phụ lục số 50 cho biết: Mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 là không hoặc khác nhau tùy từng khoản mục trên BCTC. Có sự khác biệt hoặc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 tùy từng khoản mục trên BCTC. Kết quả trên được giải thích cụ thể. 4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Ma trận tương quan của các nhân tố Kết quả của bảng 4.9 cho thấy, 8 nhân tố là “kinh tế” (A), “Chuẩn mực kế toán quốc tế” (B), “hệ thống pháp lý” (C), “kỹ thuật nghiệp vụ” (D), “hệ thống chính trị” (E), “điều kiện tổ chức thực hiện” (F), “giáo dục, tính chuyên nghiệp” (G), vĕn hóa (J) có mối tương quan chặt chẽ đối với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 4.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính Kiểm định sự phù hợp của mô hình Mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb Model (Mô hình hồi quy) R (Hệ số tương quan) R Square (Hệ số giải thích) Adjusted R Square (Hệ số giải thích điều chỉnh) Std. Error of the Estimate (Sai số ước lượng) Durbin- Watson (Hệ số Durbin- Watson) 1 ,720a ,519 ,517 11,462 2 ,817b ,667 ,665 9,544 3 ,866c ,750 ,748 8,284 4 ,888d ,789 ,786 7,637 5 ,900e ,810 ,807 7,251 6 ,903f ,816 ,812 7,154 7 ,905g ,818 ,814 7,117 1,360 a. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV b. Dependent Variable: KB Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả 21 Bảng 4.10 cho thấy, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) là 0,814. Như vậy, trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc (sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế) thì có 81,4% sự biến động là do tác động từ 7 biến độc lập, còn lại 18,6% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình. Mức độ phù hợp (kiểm định F) Bảng 4.11: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phân tích phương sai - ANOVA) Anovaa Model (Mô hình hồi quy) Sum of Squares (Tổng bình phương) Df (Số bậc tự do) Mean Square (Trung bình bình phương) F (Giá trị kiểm định F) Sig. (Mức ý nghĩa kiểm định) 1 Regression (hồi quy) Residual (phần dư) Total (Tổng) 42.912,809 39.808,909 82.721,718 1 303 304 42.912,809 131,383 326,625 ,000b 2 Regression Residual Total 55.212,559 27.509,159 82.721,718 2 302 304 27.606,280 91,090 303,066 ,000c 3 Regression Residual Total 62.066,323 20.655,395 82.721,718 3 301 304 20.688,774 68,623 301,486 ,000d 4 Regression Residual Total 65.226,346 17.495,372 82.721,718 4 300 304 16.306,587 58,318 279,615 ,000e 5 Regression Residual Total 67.000,948 15.720,770 82.721,718 5 299 304 13.400,190 52,578 254,864 ,000f 6 Regression Residual Total 67.469,130 15.252,588 82.721,718 6 298 304 11.244,855 51,183 219,698 ,000g 7 Regression Residual Total 67.677,778 15.043,940 82.721,718 7 297 304 9.668,254 50,653 190,872 ,000h a. Dependent Variable: KB b. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả Bảng 4.11 cho thấy, Sig<0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Kiểm định sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính 22 Từ kết quả ở bảng 4.10, ta có 1< d =1,36 < 3, như vậy ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dư đã được bảo đảm (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy (hồi quy mô hình) Bảng 4.12: Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy Coefficientsa Model (Các biến trong mô hình) Unstandardized Coefficients (hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa) Standardized Coefficients (hệ số hồi quy chuẩn hóa) T (Giá trị kiểm định T) Sig. (Mức ý nghĩa kiểm định T) Collinearity Statistics (đo lường đa cộng tuyến) B Std. Error Beta Tolerance (Tự tương quan) VIF (Hệ số phóng đại phương sai) (Constant) -109,823 3,747 -29,309 ,000 Kinh tế 6,152 1,058 ,208 5,814 ,000 ,479 2,086 Hệ thống chính trị 9,803 ,944 ,314 10,380 ,000 ,668 1,498 Vĕn hóa 5,906 ,780 ,237 7,569 ,000 ,623 1,605 Điều kiện tổ chức 4,406 ,751 ,165 5,870 ,000 ,772 1,296 Giáo dục 4,552 ,981 ,157 4,641 ,000 ,533 1,875 Hệ thống pháp lý 3,453 1,192 ,107 2,897 ,004 ,445 2,245 Kỹ thuật nghiệp vụ 1,347 ,664 ,062 2,030 ,043 ,652 1,534 a. Dependent Variable: KB b. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả Bảng 4.12, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy: Tất cả các biến đều có Sig.<0,05. Như vậy, kinh tế (X1), hệ thống pháp lý (X2), vĕn hóa (X3), hệ thống chính trị (X4), kỹ thuật nghiệp vụ (X5), điều kiện tổ chức thực hiện (X6), giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7) tương quan có ý nghĩa với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế với độ tin cậy 95%. Riêng nhân tố “Chuẩn mực kế toán quốc tế” (X8) không được dùng để phân tích cho mô hình này vì nó có tương quan với các biến độc lập như nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống pháp lý, điều kiện tổ chức thực hiện. Ngoài ra, nội dung giải thích cho nhân tố này được trình bày cụ thể ở phụ lục số 51. Theo kết quả bảng 4.12 thì tất cả các giá trị VIF < 2: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến mô hình. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình ở trên là không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. 23 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được thể hiện qua phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau: KB = 0,208xKT + 0,314xHTCT + 0,237xVH + 0,165xDKTC + 0,157xGD + 0,107xHTPL + 0,062xKTNV Giải thích kết quả: Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa như trên được giải thích thông qua việc phân tích các nội dung của 7 nhân tố: Hệ thống chính trị, vĕn hóa, kinh tế, điều kiện tổ chức, giáo dục tính chuyên nghiệp, hệ thống pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu 5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Kết quả kiểm định giả thuyết: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Kết quả phân tích nhân tố và mô hình cho thấy, các biến độc lập: Kinh tế (X1), hệ thống pháp lý (X2), vĕn hóa (X3), hệ thống chính trị (X4), kỹ thuật nghiệp vụ (X5), điều kiện tổ chức thực hiện (X6); giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7); chuẩn mực kế toán quốc tế (X8) đều tác động có ý nghĩa thống kê (do Sig.<0,05) đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 của mô hình nghiên cứu được chấp nhận. 5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient) Bảng 5.2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế STT Biến độc lập Giá trị Thứ tự ảnh hưởng 1 Hệ thống chính trị (X4) 0,314 1 2 Vĕn hóa (X3) 0,237 2 3 Kinh tế (X1) 0,208 3 4 Điều kiện tổ chức thực hiện (X6) 0,165 4 5 Giáo dục, tính chuyên nghiệp (X7) 0,157 5 6 Hệ thống pháp lý (X2) 0,107 6 7 Kỹ thuật nghiệp vụ (X5) 0,062 7 24 5.1.3. Kết luận nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Khảo sát thực trạng sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm khác biệt về trình bày và khoản mục BCTC... Khảo sát thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt bao gồm kinh tế; hệ thống pháp lý, vĕn hóa; hệ thống chính trị; điều kiện tổ chức thực hiện; kỹ thuật nghiệp vụ; giáo dục, tính chuyên nghiệp và chuẩn mực kế toán quốc tế. 5.2. Các khuyến nghị nhằm tĕng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về BCTC của các DN FDI Nghiên cứu trình bày các khuyến nghị nhằm giảm khoảng cách sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, cụ thể tập trung vào các khía cạnh: (i) Có được BCTC có sự tương đồng lớn giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế; (ii) thông tin trên BCTC theo chuẩn mực KTVN thuận tiện trong việc so sánh với BCTC theo IAS/IFRS; (iii) giảm gánh nặng cho DN FDI, đặc biệt là bộ phận kế toán trong việc cung cấp thông tin cả theo chuẩn mực KTVN và quốc tế mà có sự khác biệt lớn; (iv) giảm chi phí trong việc chuyển đổi từ BCTC theo chuẩn mực KTVN sang BCTC theo IAS/IFRS, giảm chi phí thuê mướn lập BCTC theo IAS/IFRS tại nhiều DN FDI; (v) góp phần thay đổi môi trường pháp lý thuận lợi trong đó có môi trường pháp lý về kế toán phù hợp với IAS/IFRS, từ đó góp phần thu hút dòng vốn FDI. 5.2.1. Các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng Cĕn cứ vào kết quả nghiên cứu về thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, tác giả trình bày các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (i) Khuyến nghị đối với nhân tố chính trị; (ii) khuyến nghị đối với nhân tố vĕn hóa; (iii) khuyến nghị đối với nhân tố kinh tế; (iv) khuyến nghị đối với nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện; (v) khuyến nghị đối với nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp; (vi) khuyến nghị đối với nhân tố hệ thống pháp lý và (vii) khuyến nghị đối với nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ. Các khuyến nghị cũng dựa trên các thuộc tính trong từng nhân tố ảnh hưởng và các khuyến nghị này cũng có mối quan hệ đến các khuyến nghị đối với từng đối tượng có liên quan đến BCTC. 5.2.2. Các khuyến nghị đối với các đối tượng liên quan đến BCTC Mục tiêu của sự thu hẹp khoảng cách giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS là để nâng cao nĕng lực cạnh tranh của Việt Nam, tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế và từ đó tạo điều kiện cho các DN FDI mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng như thu hút thêm vốn FDI. Để từng bước làm giảm sự khác biệt, tĕng 25 cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế về BCTC của các DN FDI cũng như khắc phục nhiều tồn tại về kế toán tại các DN FDI thì cần phải có giải pháp đồng bộ ở nhiều phía bao gồm: (i) đối với người làm kế toán; (ii) đối với DN FDI; (iii) đối với cơ quan Nhà nước; (iv) đối với các trường đại học. Các khuyến nghị này cũng có mối quan hệ nhất định đối với các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng và cũng được dựa vào kết quả nghiên cứu. 5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu chưa khai thác từng nội dung cụ thể của IAS/IFRS có thể bổ sung, chỉnh sửa, vận dụng hoặc áp dụng luôn vào Việt Nam. Thứ hai: Nghiên cứu chưa đề cập và phân tích sâu các điều kiện để Việt Nam có thể áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS... 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo từ những hạn chế của luận án đó là: + Nghiên cứu các nội dung cụ thể của IAS/IFRS để bổ sung, chỉnh sửa hoặc vận dụng cho Việt Nam hiện nay. + Nghiên cứu các nội dung cụ thể của IAS/IFRS có thể áp dụng ngay vào Việt Nam... KẾT LUẬN Giảm sự khác biệt, tĕng cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của các DN FDI góp phần nâng cao CLTT nói chung và thông tin tài chính nói riêng cho các DN cũng như sự phát triển, mở rộng quy mô của các DN FDI. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đề xuất các khuyến nghị thích hợp để góp phần giảm sự khác biệt, tĕng cường sự hài hòa giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI là một trong những yêu cầu bức thiết và là mục tiêu chính của nghiên cứu này. Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về BCTC, chuẩn mực KTVN và quốc tế, kết hợp với việc tổng hợp các công trình có liên quan, luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đo lường. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng, trong đó kết quả khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và đo lường mức độ ảnh hưởng của 26 các nhân tố đó tới sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất những khuyến nghị để giảm sự khác biệt, tĕng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC nhằm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua việc hệ thống hóa lý luận BCTC, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế đã tạo nên một bức tranh tổng thể đối với các đối tượng quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả của nghiên cứu còn mở ra các hướng nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến. Về thực tiễn, kết quả của nghiên cứu góp phần vào việc định hướng bổ sung, chỉnh sửa các chính sách, cơ chế cho các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán, nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo kế toán và các trường đại học đào tạo kế toán, kiểm toán. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính của DN FDI để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phạm vi, không gian và thời gian nghiên cứu. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng nghiên cứu theo theo sau. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp, sự đồng lòng chung sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm toán trong hệ thống các DN FDI, công ty kiểm toán độc lập, hy vọng trong thời gian tới các DN FDI sẽ có những bước đột phá và không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng nhằm khẳng định vai trò của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 27 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đỗ Đức Tài và Ngọ Thị Thu Giang (2016). “Sử dụng hóa đơn GTGT và phương pháp hạch toán đối với hàng khuyến mại, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ: Những nghiệp vụ cụ thể tại các DN hiện nay đáng quan tâm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện Ngân hàng tổ chức, 3/2016, 91-98. 2. Đỗ Đức Tài (2016). “Nghiên cứu sự hài hòa của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán tổ chức, 4/2016, 105-108. 3. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Hoài Anh (2016). “Kinh nghiệm xử lý một số nghiệp vụ phát sinh khi quyết toán thuế TNDN”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Hùng Vương tổ chức, 5/2016, 43-50. 4. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Thị Hương (2016). “Tác động của CMKT và pháp luật thuế đến kết quả hoàn thành công việc của chuyên viên kế toán DN tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, 11/2016, 319-331. 5. Đỗ Đức Tài và Nguyễn Thị Hương (2017). “Lập và sử dụng hóa đơn tài chính: Từ quy định đến thực tiễn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngoại thương tổ chức, 3/2017, 222-237. 6. Đỗ Đức Tài và Lê Quang Trung (2017). “Sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và Kế toán quốc tế về hàng tồn kho”, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 7 (166), 28-30 và 57. 7. Đỗ Đức Tài và Trương Đức Định (2017). “Kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế trong trình bày BCTC: Trường hợp các DN FDI tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, 7/2017, 105-118. 8. Đỗ Đức Tài và Đoàn Thị Nguyệt Ngọc (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố giáo dục đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế”, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, 10 (169), 38-41. 9. Đỗ Đức Tài và Trần Thị Dự (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố vĕn hóa đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Quy nhơn tổ chức, 11/2017, 92-97. 10. Đỗ Đức Tài, Trương Đức Định và Nguyễn Vĕn Thụ (2017). “Ảnh hưởng của nhân tố pháp lý đến sự khác biệt về BCTC theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế: Trường hợp DN FDI tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và Tạp chí Kế toán và Kiểm toán tổ chức, 11/2017, 183-194. 28 11. Duc Tai Do and Manh Dung Tran (2017). “Differences of Items in the Financial Statements of FDI Firms under Vietnamese Accounting and International Accounting”, Research Journal of Finance and Accounting, 8 (24), 2017, 45-53. 12. Duc Tai Do and Duc Dinh Truong (2018). “The influence of economic factor on the differences in the financial statements under Vietnamese accounting and international accounting: The case of FDI firms in Vietnam”; The 5th IBSM International Conference on Business, Management and Accounting, Hanoi University of Industry, Vietnam; 19-21 April 2018; 681-691 . 13. Duc Tai Do, Manh Dung Tran, Thi Ngoc Lan Nguyen, Duc Dinh Truong and Duc Cuong Pham (2018). “Determinants influencing differences of financial statements under Vietnamese accounting and international accounting: The case of Vietnam”, Management Science Letters (SCOPUS); Volume 8 Issue 6, 2018; 555- 568, 14. Trần Mạnh Dũng và Đỗ Đức Tài (2018). “Một số khoản mục trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI: Sự khác biệt đáng kể giữa kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam?”, Tạp chí Kế toán Kiểm toán, số 175, 8-10, 27. 15. Đỗ Đức Tài, Hoàng Thị Thu Trang và Mai Thị Hà (2018). “Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố kinh tế đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo kế toán Việt Nam và IAS/IFRS: Trường hợp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”; hội thảo khoa học, “Kế toán – Kiểm toán – Tài chính Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh tổ chức, 5/2018, 319- 325. 16. Duc Tai Do, Duc Dinh Truong, Manh Dung Tran and Thi Ngoc Lan Nguyen (2018). “Determinants Influencing Performance of Accountants: The Case of Vietnam”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 10, No. 7; 2018, 1-9. ( 17. Duc Tai Do, Duc Dinh Truong, Manh Dung Tran and Thi Ngoc Lan Nguyen. (2018). “Presentation of Financial Statements under Vietnamese Accounting and International Accounting: Big or Small Differences?”, International Journal of Innovative Research and Knowledge, Vol.3, Issue .8, August 2018, pp 20-31. 18. Duc Dinh Truong, Duc Tai Do and Manh Dung Tran (2018). “Evaluation of Accountants’ Performance: The Case of Vietnam”, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.9 No.12, 2018, pp. 39-45.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_khac.pdf
Luận văn liên quan