[Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axít ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam

KIẾN NGHỊ - Cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hơn về lắng đọng axit như đánh giá ảnh hưởng của sự lắng đọng axít tới các công trình lộ thiên, các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng. Qua đó lường trước vấn đề, dự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại, góp phần thực thi chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. - Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam được xây dựng trong luận án có thể sử dụng để mở rộng cho nhiều khu vực khác trong cả nước. Bên cạnh đó phần mềm cũng có thể được nâng cấp mở rộng chức năng kết nối với các cảm biến đo độ pH, lượng mưa, để theo dõi và giám sát trực tuyến tự động tại các điểm đo trên địa bàn nghiên cứu.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axít ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ************************* PHẠM THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ LẮNG ĐỌNG AXÍT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội, 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ GS.TS. Lê Trọng Cúc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà nước chấm luận án tiến sĩ họp tại .............................................................................. vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lắng đọng axit (Acid deposition) hiện đang là một trong những vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng nhất. Lắng đọng axit được tạo thành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SOR2R, NORxR từ các nguồn thải công nghiệp và các nguồn ô nhiễm khác, có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn kilomet. Thuật ngữ “Lắng đọng axit” bao gồm cả hai hình thức: lắng đọng khô (dry deposition) và lắng đọng ướt (wet deposition). Lắng đọng ướt thể hiện dưới nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù, hơi nước có tính axít, còn lắng đọng khô bao gồm các khí (gases), các hạt bụi (particulates) và các sol khí (aerosols) có tính axít. Mưa axít là một dạng thể hiện của lắng đọng axít ướt [10, 25, 33]. Theo định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (EEC) thì mưa có chứa các axít HR2RSOR4 Rvà HNOR3 Rvới pH ≤ 5,5 là mưa axít [45, 79]. Mưa axit là nước mưa có pH < 5,6 [25, 113]. Lắng đọng axít thường xảy ra ở các khu vực có mức độ công nghiệp hoá cao như Châu Âu, Bắc Mỹ và hiện nay phạm vi tác động của nó đã mở rộng ra ở khu vực Châu Á. Lắng đọng axít gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của như làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy lắng đọng axit đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước [ 7, 12, 17, 20 ]. Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi, có nhiều khu công nghiệp phát triển mạnh, nơi sử dụng nhiều phương tiện giao thông và là nơi 1 tiêu thụ nhiều loại nhiên liệu hóa thạch. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong vùng gây gia tăng đáng kể sự phát thải các khí gây mưa axit cũng như những vấn đề về ô nhiễm không khí [3, 29]. Cùng với đó lượng lắng đọng axit sẽ là rất lớn, và một cách trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, các công trình kiến trúc và cuộc sống của con người. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá lắng đọng axit là rất quan trọng trong xây dựng lộ trình kiểm soát sự phát thải các khí gây lắng đọng axit, góp phần cải thiện chất lượng không khí không những cho tại chỗ mà còn toàn cầu, cũng như nhằm làm giảm chi phí trong việc xử lý các thiệt hại do lắng đọng axit gây ra đối với môi trường, các công trình kiến trúc và sức khỏe của con người. Vì vậy đề tài: "Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axit ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam" đã được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng và tải lượng lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve (Phaseolus vulgaris L.). - Đề xuất một số giải pháp đóng góp cho việc kiểm soát lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Đánh giá hiện trạng và tải lượng lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu bao gồm: - Đánh giá tần suất mưa axit, giá trị pH và nồng độ các ion chính trong nước mưa, sự biến đổi ion theo mùa, các thành phần chính làm thay đổi giá trị pH trong nước mưa, biện luận sự trung hòa tính axit trong nước mưa thông qua chỉ số pARiR. 2 - Đánh giá tải lượng lắng đọng axit (tải lượng lắng ướt của các ion chính trong nước mưa, tải lượng lắng đọng của S và N) ở khu vực nghiên cứu. 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve bao gồm: - Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng phối hợp của 3 thành tố mưa axit (pH, tần suất mưa và lượng mưa) đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve (tỷ lệ nảy mầm, thời gian nảy mầm, thời gian diệp lục hóa lá mầm, chiều dài rễ, chiều cao cây, số nhánh/cây, cường độ quang hợp, hàm lượng diệp lục thông qua chỉ số SPAD và cường độ thoát hơi nước), trên cơ sở đó xác định được mối quan hệ giữa các thành tố của mưa axit với các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve. - Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng phối hợp của 3 thành tố mưa axit (pH, tần suất mưa, lượng mưa) đến tính chất của đất trồng đậu Cô ve thông qua một số chỉ tiêu pHRKClR, pHRH2OR, CEC, CaP2+P, MgP2+ Ptrao đổi (CaP2+PRTĐR, MgP2+PRTĐR), chất hữu cơ (OM), N, P, K dễ tiêu ( NRdtR, PRdtR, KRdtR), AlP3+P, FeP3+P, SOR4RP2-P, MnP2+P. 3.3. Đề xuất một số giải pháp đóng góp cho việc kiểm soát lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu bao gồm: - Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu. - Đánh giá khả năng áp dụng mô hình Rains - Asia 7.52.2 trong nghiên cứu đánh giá, dự báo mức độ phát thải, chi phí giảm thiểu phát thải khí SOR2R, lượng lắng đọng SOR2 Rvà tỷ lệ phần trăm hệ sinh thái bị ảnh hưởng tại vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là khu vực đồng bằng sông Hồng Việt Nam, giới hạn ở 4 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình. - Các thông số đặc trưng cho lắng đọng ướt: pH, SOR4RP2-P, NOR3RP-P, HCOR3RP-P, NHR4RP+P, ClP-P, CaP2+P, NaP+P, MgP2+P và KP+P. Các thông số đặc trưng cho lắng đọng khô: Khí SOR2R và NOR2.R - Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các cây họ đậu trong đó có cây đậu Cô ve là nhạy cảm với mưa axit [79, 91, 125, 126]. Hải Dương là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn với diện tích đất trồng đậu Cô ve chiếm khoảng 5 ha diện tích của mỗi khu trồng cây hoa màu [2]. Bên cạnh đó, tỷ lệ xuất hiện mưa axit là khá cao qua các năm. Do vậy, cây đậu Cô ve và đất trồng đậu Cô ve được chọn làm đối tượng nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tính toán các đặc trưng lắng đọng axit. - Phương pháp bố trí thí nghiệm. - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. - Phương pháp mô hình hóa môi trường. - Phương pháp xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit. 6. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống hiện trạng và tải lượng lắng đọng axit ở khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 7 năm liên tục (từ năm 2006-2012). 4 - Đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên trong nước đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đối với cây đậu Cô ve, góp phần bổ sung cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nông nghiệp và sự thay đổi một số tính chất hóa học của đất trồng. - Lần đầu tiên xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit cho khu vực nghiên cứu. 7. Nguồn tài liệu và số liệu nghiên cứu - Luận án sử dụng bộ số liệu quan trắc hóa học nước mưa (pH, lượng mưa, nồng độ ion) của Trung tâm KTTV Quốc gia ở 5 trạm thuộc 4 tỉnh/thành nghiên cứu (trạm Láng - Hà Nội, trạm Hải Dương, trạm Phủ Liễn - Hải Phòng, trạm Ninh Bình, trạm Cúc Phương) trong 7 năm liên tục (từ năm 2006 - 2012) để đánh giá hiện trạng và tải lượng lắng đọng ướt tại khu vực nghiên cứu. - Số liệu nồng độ trung bình khí SOR2R, NOR2R trong không khí để tính toán lắng đọng khô là số liệu thu thập từ 5 trạm quan trắc không khí tự động cố định thuộc trung tâm KTTV Quốc gia. Bên cạnh đó, số liệu đo từ mạng lưới EANET, từ trạm không khí tự động cố định đặt tại Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp CEETIA, từ trạm quan trắc không khí tự động, cố định tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, và từ các đề tài/dự án cũng được tham khảo để bổ sung cho chuỗi số liệu đánh giá. - Số liệu đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến cây đậu Cô ve và đất trồng đậu Cô ve là số liệu đo thực nghiệm của đề tài luận án. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Hiện nay các nghiên cứu về lắng đọng axít, đặc biệt là về khả năng ảnh hưởng của lắng đọng axít đến các hệ sinh thái ở Việt nam còn 5 rất mới mẻ. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, góp phần bổ sung vào số lượng các nghiên cứu còn ít về lắng đọng axít ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra một bức tranh tổng thể về hiện trạng, tải lượng lắng đọng axít ở khu vực nghiên cứu và nghiên cứu ảnh hưởng của lắng đọng axít ướt (mưa axit) đến cây trồng ở khu vực nghiên cứu. Luận án cũng xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit cho khu vực nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý về môi trường, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học về môi trường,.. trong việc kiểm soát sự phát thải các chất khí gây lắng đọng axit, kiểm soát khả năng ảnh hưởng của lắng đọng axít đến các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu nhằm làm giảm chi phí trong việc xử lý các thiệt hại do lắng đọng axit gây ra đối với môi trường, cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp để tăng năng suất cây trồng. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về lắng đọng axít. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, Luận án được bố cục thành 3 chương. Luận án được trình bày trong 147 trang A4, 33 bảng biểu, 52 hình vẽ, danh mục 10 công trình khoa học của tác giả đã được công bố, 128 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến lắng đọng axit cho thấy lắng đọng axit là một vấn đề đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và cả khu vực châu Á. Trên thế giới, các nghiên cứu về lắng đọng axit đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ qua thông qua các thực nghiệm và các quan sát trong thiên nhiên cho thấy mưa axit đã gây nhiều tác động tiêu cực đến thảm thực vật, hệ động vật, cây trồng, công trình kiến trúc và sức khỏe con người. Hình 1.1. Một khu rừng ở Đức năm 1970 Hình 1.2. Sự thiệt hại rừng ở Đức do mưa axit năm 1986 Hình 1.3. Bức tượng đá trong lâu đài Herten, Quận Ruhr, Đức - được khắc năm 1702. Ảnh chụp năm 1908 Hình 1.4. Bức tượng đá trong lâu đài Herten, Quận Ruhr Đức. Ảnh chụp năm 1969 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước Ở Việt nam, các nghiên cứu trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiện trạng mưa axit (lắng đọng ướt), nghiên cứu mưa axit ở nơi có số liệu quan trắc và các nghiên cứu này được thực hiện ở quy mô khác nhau. Các nghiên cứu về tác động lắng axit gây ra đối với hệ sinh thái, vật liệu - công trình kiến trúc hay sức khỏe con người còn rất hạn chế. Tuy nhiên, cũng có một số ít các nhà khoa học trong nước đã xem xét các ảnh hưởng của mưa axit đến thực vật, động vật. Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của mưa axit lên tôm sú, lên rau cải xanh của tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2005) là một ví dụ. Một nghiên cứu khác về đánh giá diễn biến lắng axit đến hệ sinh thái ở một số khu vực Bắc Bộ của tác giả Nguyễn Hồng Khánh và cộng sự (2006) được thực hiện công phu hơn. Nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu và đối tượng của các nghiên cứu liên quan đến lắng đọng axit là ít, kết quả của các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của lắng đọng axit tới môi trường và hệ sinh thái vẫn còn là khá khiêm tốn và từ năm 2006 đến nay không có nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống tình hình lắng đọng axit theo thời gian và các ảnh hưởng của nó. Chính vì vậy, những hiểu biết về lắng đọng axit và ảnh hưởng của nó tới môi trường sống và hệ sinh thái ở Việt Nam là rất hạn chế. Với xuất phát điểm như vậy, luận án đã được thực hiện. Đây là một hướng đi cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường của quốc gia. 8 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tính toán các đặc trưng lắng đọng axit a) Tính tương quan [13] Hệ số tương quan(ρRxyR) được tính toán nhằm xác định mối quan hệ tương quan giữa các ion hóa học trong nước mưa (SOR4RP 2- P, NOR3RP-P, ClP-P, HCOR3RP-P, NHR4RP+P, CaP2+P, NaP+P, MgP2+P và KP+P) và các thành phần khác như pH. Chuỗi số liệu quan trắc các thành phần hóa học nước mưa của 5 trạm Láng-Hà Nội, Hải Dương, Phủ Liễn - Hải Phòng, Ninh Bình và Cúc Phương trong 7 năm được nhập và tính toán trên phần mềm Excel. b) Tính [nss-SOR4RP2-P] và [nss- CaP2+P] [85] [nss-SOR4RP2-P] = [SOR4RP2-P] – 0,06028 * [NaP+P] (1.3) [nss-CaP2+P] = [CaP2+P] – 0,02161 * [NaP+P] (1.4) c) Tính chỉ số pARiR [85] pARiR = -logR10R([nss-SOR4RP2- P]+[NOR3RP- P] (1.5) d) Tính thành phần làm thay đổi giá trị pH nước mưa thông qua tỷ lệ nồng độ các ion trong nước mưa e. Tính lắng đọng ướt: [85] DRwR = C × P (1.6) C = ∑ ∑ × i i Pi PiCi (1.7) Trong đó: DRwR : Lượng lắng ướt (g/mP2P) ; P là tổng lượng mưa năm(mm); C là nồng độ ion TB năm (mg/l); CRiR: nồng độ ion TB tháng i (mg/l); PRiR: tổng lượng mưa tháng i (mm) 9 Tải lượng lắng ướt trong 1 năm: TRwR = DRwR/năm (g/mP2P/năm) f. Tính lắng đọng khô [120] DRdR = v* N (1.8) Trong đó: DRdR: Lượng lắng khô (mg/mP2P.s) ; V: Vận tốc lắng (m/s), N: Nồng độ chất khí (mg/mP3P) Tải lượng lắng khô trong 1 năm: TRdR = DRdR/năm (g/mP2P/năm) 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Nghiên cứu được thực hiện tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thời gian tiến hành thí nghiệm trong vụ xuân năm 2012. - Nước tưới cây là nước mưa lấy tại khu vực nghiên cứu có thành phần NOR3RP - P(3,67 - 3,75 mg/l), HCOR3RP-P (15,65 - 15,91 mg/l), ClP-P (5,38 - 5,56 mg/l), SOR4RP2-P (12,18-12,42 mg/l), NHR4RP+P (4,35 - 4,78 mg/l), NaP+ P(2,32 - 2,53 mg/l), KP+P (1,66 - 1,83 mg/l), CaP2+P (5,64 - 5,82 mg/l), MgP2+ P(0,69 - 0,81mg/l). Cứ 2 tuần/lần phân tích mẫu nước mưa. Nước mưa được điều chỉnh pH ở các mức khác nhau: 3,0; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5 bằng dung dịch HR2RSOR4R 1N. - Tần suất tưới nước mưa axit ở các mức 35% và 66 %. Đây là các giá trị tần suất trung bình và cao nhất tính được trong giai đoạn từ tháng 2 – 4 của tỉnh Hải Dương. - Lượng nước mưa axit tưới là 200 và 750 mm. Đây là các giá trị lượng mưa trung bình và cao nhất tính được trong giai đoạn từ tháng 2 – 4 của tỉnh Hải Dương. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD- Randomized Complete Block Design) với 3 yếu tố (pH, tần suất và lượng mưa) bao gồm 20 công thức thí nghiệm. Mẫu đối chứng là mẫu không tưới nước mưa axit. Thí nghiệm tiến hành với 3 lần 10 nhắc lại. Sử dụng chương trình IRRISTAT 5.0 để tạo sơ đồ thí nghiệm. Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm UCT1U pH=3,0 TS 35% LM 200mm UCT5U pH= 4,0 TS 35 % LM 200mm UCT9U pH= 4,5 TS 35 % LM 200mm UCT13U pH= 5,0 TS 35 % LM 200mm UCT17U pH= 5,5 TS 35 % LM 200mm UCT2U pH= 3,0 TS 66% LM 200mm UCT6U pH= 4,0 TS 66% LM 200mm UCT10U pH= 4,5 TS 66% LM 200mm UCT14U pH= 5,0 TS 66% LM 200mm UCT18U pH= 5,5 TS 66% LM 200mm UCT3U pH= 3,0 TS 35% LM 750mm UCT7U pH= 4,0 TS 35 % LM 750mm UCT11U pH= 4,5 TS 35 % LM 750mm UCT15U pH= 5,0 TS 35 % LM 750mm UCT19U pH= 5,5 TS 35 % LM 750mm UCT4U pH= 3,0 TS 66% LM 750mm UCT8U pH= 4,0 TS 66% LM 750mm UCT12U pH= 4,5 TS 66% LM 750mm UCT16U pH= 5,0 TS 66% LM 750mm UCT20U pH= 5,5 TS 66% LM 750mm Đối chứng (ĐC) 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu để đánh giá hiện trạng lắng đọng axit của khu vực nghiên cứu được nhập, xây dựng công thức và tính toán bằng chương trình Excel. Số liệu đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến cây đậu Cô ve được phân tích và xử lý bằng chương trình Excel và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và hồi quy bằng chương trình IRRISTAT 5.0. 2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Các chỉ tiêu hóa học của đất được xác định theo những phương pháp thông dụng hiện nay trong các phòng thí nghiệm phân tích đất [8, 18 ]. 11 2.5. Phương pháp mô hình hóa môi trường Xem xét khả năng sử dụng mô hình RAINS - ASIA 7.52.2 để đánh giá và dự báo mức độ phát thải SOR2 Rở vùng đồng bằng sông Hồng, đánh giá lượng lắng đọng SORxR và tỷ lệ phần trăm hệ sinh thái bị ảnh hưởng. 2.6. Phương pháp xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit Luận án cũng đã sử dụng bộ công cụ lập trình Microsoft Visual C# 2010 với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) Microsoft Access để xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng mưa axit tại khu vực nghiên cứu. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá hiện trạng lắng đọng axít ở một số khu vực đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình) 3.1.1. Hiện trạng mưa axit Kết quả tính toán dựa trên chuỗi số liệu quan trắc và đo đạc giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 của Trung tâm KTTV Quốc Gia cho thấy mưa axít (pH < 5,6) đã xuất hiện ở các trạm khu vực đồng bằng sông Hồng với tần suất tương đối cao và biến động khá lớn qua các năm, cụ thể ở Hà Nội là (25% - 54,5%), ở Hải Phòng (8,33% - 58,3 %), ở Hải Dương (8,3 – 63,6 %), ở Ninh Bình ( 8,3 % - 50 %) và ở Cúc Phương (33 % - 81,8 %). Tỷ lệ mưa axít (%) của một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng - Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 được biểu diễn ở Hình 3.1. Nhìn chung, tỷ lệ mưa axít (%) thay đổi không theo quy luật ở các trạm thuộc khu vực nghiên cứu. Mưa axit thường xuất hiện vào 12 các tháng mùa khô (tháng 4, 10,11) khi lượng mưa ít và các tháng cuối mùa mưa (tháng 8, 9) khi lượng mưa giảm. Tỷ lệ xuất hiện mưa axit ở tất cả các trạm vào mùa khô lớn hơn so với mùa mưa. Hàm lượng các anion và cation chính trong nước mưa có sự chênh lệch đáng kể giữa các trạm trong khu vực nghiên cứu. Nồng độ các anion chính (SOR4RP2-P, NOR3RP-P, ClP-P, HCOR3RP-P) trong nước mưa khá cao. Trong đó, ion SOR4RP 2- P là anion có nồng độ cao nhất trong nước mưa so với các anion khác ở bốn trạm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Ninh Bình. Ở Cúc Phương, nồng độ ion HCOR3RP-P là cao nhất. Giải thích cho nồng độ HCOR3RP - P cao trong nước mưa có thể là do hoạt động hô hấp của thực vật tại khu vực. Ngoài ra phần chính tạo ra HCOR3RP - P trong nước mưa là do khí COR2R hòa tan vào nước ở các nồng độ COR2R khác nhau và phụ thuộc vào nhiệt độ. Sự tan của COR2R trong nước đóng vai trò làm đệm rất nhạy đối với pH do cân bằng: HCOR3RP - P + HP+P HR2RO +COR2R. Nồng độ NOR3RP - P tại trạm Láng - Hà Nội luôn lớn hơn hẳn các trạm khác. Ở tất cả các trạm, nồng độ các ion SOR4RP 2- P, NOR3RP-P, NHR4RP+P, CaP2+P trung bình mùa khô (mg/l) cao hơn các giá trị này trong mùa mưa nhiều lần. Điều này chứng tỏ rằng trong mùa mưa, do mưa nhiều dẫn đến làm thay đổi nồng độ ion HP+P (theo chiều hướng giảm) hay nói cách khác là làm tăng pH. Bên cạnh đó có thể xem xét thêm yếu tố rửa trôi. Thành phần chủ yếu làm giảm giá trị pH nước mưa ở cả 5 trạm là nss-SOR4RP2-P qua các năm và các mùa trong năm. Thành phần chủ yếu làm trung hòa tính axit trong nước mưa ở 5 trạm nghiên cứu là nss- CaP2+ P. Giá trị pH luôn lớn hơn giá trị pARi Rở cả 5 trạm trong khu vực nghiên cứu cho thấy pH còn chịu ảnh hưởng của các ion khác ngoài SOR4RP2-P và NOR3RP-P, như CaP2+P và NHR4RP+P và các ion khác như KP+P, NaP+P, MgP2+P,.. 13 Hình 3.1 (a, b, c, d, e). Tỷ lệ mưa axít (%) của một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng - Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 14 3.1.2. Tải lượng lắng của S và N Để đánh giá được các ảnh hưởng có hại của lắng đọng axít đến môi trường và con người, cần tính toán được tải lượng lắng đọng axít (lắng khô và lắng ướt). Hình 3.2 biểu diễn tải lượng lắng đọng S và N ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình và Cúc Phương giai đoạn 2006-2012. Hình 3.2. Tải lượng lắng đọng S và N ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình và Cúc Phương giai đoạn 2006-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Cúc Phương có tải lượng lắng đọng S thấp hơn nhiều lần so với Hà Nội và Hải Dương, xấp xỉ bằng Hải Phòng và lớn hơn không đáng kể so với Ninh Bình, còn tải lượng lắng N thì nhỏ hơn so với tất cả bốn khu vực trong giai đoạn 2006-2012. Giải thích cho sự chênh lệch tương đối lớn giữa tải lượng lắng axít ở Cúc Phương so với các khu vực còn lại, đặc biệt là Hà Nội và Hải Dương là do trạm quan trắc đặt trong Vườn Quốc gia Cúc Phương, cách xa khu dân cư và đường giao thông nên tại đây hầu như it chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động công nghiệp, giao thông và dân 15 sinh, do đó lượng lắng khô N thấp hơn so với các khu vực khác, lượng lắng ướt của S thấp do nồng độ của ion SOR4RP 2- P trong nước mưa thấp (như đã được giải thích ở mục 3.1.1.3) dẫn đến tải lượng lắng axít ở đây là thấp hơn. Ở cả 5 trạm, tải lượng lắng S đều lớn hơn tải lượng lắng N rất nhiều lần. Nguyên nhân là do lưu huỳnh có mặt trong không khí với hàm lượng khá lớn chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp như quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, từ phân hủy các hợp chất hữu cơ, ngoài ra còn có nguồn gốc tự nhiên, còn nguồn nhân tạo của các NORxR chủ yếu từ hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp là rất nhỏ nên lượng phát thải nhỏ hơn. 3.2. Đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve (Phaseolus vulgaris L.) a) Tỉ lệ nảy mầm Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng phối hợp của 3 thành tố pH, tần suất mưa và lượng mưa ở trong giai đoạn nẩy mầm của hạt cây đậu Cô ve cho thấy nhìn chung khi pH tăng, tần suất và lượng mưa giảm sẽ cho tỉ lệ nảy mầm càng cao. Tỷ lệ nẩy mầm ở công thức đối chứng cao hơn các công thức xử lý mưa axít (CT1-CT20). 16 Hình 3.3. Tỷ lệ nẩy mầm của đậu Cô ve ở các công thức thí nghiệm Sự chênh lệch giữa các công thức ở pH = 3,0; 4,0; 4,5 và 5,0 cho thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên ở pH = 5,5 thì cho thấy sự đồng nhất ở các nghiệm thức (LSD R0,05R = 4,88). Phương trình tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ nảy mầm của hạt đậu Cô ve với các thành tố của mưa được xác định thông qua phân tích hồi quy nhiều biến như sau: Y= 52,5 + 9,65 XR1R – 0,086 XR2R – 0,012XR3 R(RR1RP2 P= 0,83; Multiple RR1R = 0,91 ) Trong đó: Y: Tỉ lệ nảy mầm (%); XR1R: Giá trị pH; XR2R: Tần suất tưới nước axit (%); XR3R: Lượng nước tưới (mm) Kết quả cho thấy hệ số tương quan bội (Multiple R) cao, thể hiện mối quan hệ giữa các biến là chặt chẽ. pH nước mưa có mối tương quan thuận còn tần suất và lượng mưa có tương quan nghịch đối với tỉ lệ nảy mầm của hạt đậu Cô ve. Hệ số xác định RP2P là 0,83 cho thấy trong 100% sự biến động của tỷ lệ nẩy mầm thì có 83% biến động là do bởi giá trị pH, tần suất và lượng nước tưới, phần trăm còn lại là do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình. Xét về mặt ý nghĩa thống kê, pH là yếu tố có ý nghĩa thống kê nhất (p < 0,001) và có vai trò điều chỉnh quan trọng nhất (với R1R = 10,158), tiếp đến là tần suất tưới (p < 0,05) và lượng nước tưới (p < 0,001) ảnh hưởng yếu hơn. b) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mưa axit làm giảm chiều dài rễ, giảm tốc độ gia tăng chiều cao cây và số nhánh/cây; kéo dài thời gian nảy mầm và thời gian diệp lục hóa lá mầm. Mưa axit cũng đã ảnh hưởng tới cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng diệp lục của cây đậu Cô ve ở 3 thời kỳ khi cây có 5 -7 lá, thời kỳ bắt đầu ra hoa và thời kỳ ra quả. Nhìn chung, với các giá trị pH càng lớn, tần suất và lượng mưa càng nhỏ thì cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng diệp lục càng cao. Kết quả nghiên 17 cứu cũng chỉ ra mối tương quan thuận giữa cường độ quang hợp và cường độ thoát hơi nước, giữa cường độ quang hợp và hàm lượng diệp lục của cây đậu Cô ve. 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến một số tính chất đất trồng đậu Cô ve (Phaseolus vulgaris L.) Mưa axit đã làm thay đổi một số tính chất hóa học của đất trồng đậu Cô ve, thông qua việc làm giảm giá trị pH đất, giảm chất hữu cơ (OM), giảm một số các chỉ số dinh dưỡng trong đất như CaP2+P, MgP2+ Ptrao đổi, N, P, K dễ tiêu và làm tăng các chỉ số độc hại AlP3+P, FeP3+P, SOR4RP2P-P, MnP2+P. Hình 3.26 biểu diễn một số ảnh hưởng có hại của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. a. Rễ cây ngắn, hoá nhầy màu nâu b. Lá cây đậu Cô ve bị chuyển màu vàng đốm trắng Hình 3.26. Triệu chứng quan sát được của cây đậu Cô ve thí nghiệm 3.4. Đề xuất một số giải pháp đóng góp cho việc kiểm soát lắng đọng axít 3.4.1. Khả năng ứng dụng mô hình Rains - Asia 7.52.2 để nghiên cứu đánh giá, dự báo mức độ phát thải khí SOR2R và lượng lắng đọng S tại vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam Nghiên cứu đã lựa chọn mô hình Rains -Asia để xem xét khả năng ứng dụng của nó trong đánh giá và kiểm soát lượng lắng đọng axit do mô hình đã được xây dựng từ các kết quả nghiên 18 cứu, rút kinh nghiệm của mô hình tương tự cho Châu Âu, có sẵn số liệu về lượng thải dùng để mô phỏng cho thời kỳ 1990-2030 trên cơ sở các phương án phát triển kinh tế của hơn 200 đơn vị hành chính với 400 nguồn thải đơn lớn của khu vực Đông Nam Á, có sẵn số liệu khí tượng của các năm 1990-1995, không đòi hỏi số liệu đầu vào quá chi tiết. Kết quả cho thấy mô hình là khả thi và phù hợp trong điều kiện số liệu đầu vào ở Việt Nam. 3.4.2. Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam Luận án đã xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit tại khu vực nghiên cứu thông qua bộ công cụ lập trình Microsoft Visual C# 2010 với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) Microsoft Access. Quá trình xây dựng phần mềm được thực hiện qua 03 bước chính như sau: - Tạo giao diện cho phần mềm, - Xử lý với Cơ sở dữ liệu, - Xây dựng các chức năng hỗ trợ quản lý CSDL và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit qua các biểu đồ. Hình 2.1. Cửa sổ chính của phần mềm Rain 19 Sau khi kết nối thành công tới cơ sở dữ liệu của địa bàn nghiên cứu, phần mềm có chức năng hiển thị các biểu đồ thông qua thư viện Zedgraph.dll để hiển thị đồ thị như: Tỷ lệ mưa axit, giá trị pH nước mưa trung bình năm (từ năm 2006 đến 2012), biến động pH nước mưa qua các tháng, nồng độ trung bình các ion chính trong nước mưa theo tháng, nồng độ các ion trong nước mưa qua các mùa, giá trị pARiR nước mưa qua các tháng trong năm, tải lượng lắng đọng S, N,.. và nhiều chức năng khác. Hình 2.2. Danh mục các biểu đồ/đồ thị trong phần mềm Hình 2.3. Tỷ lệ mưa axít ở Cúc Phương 20 Như vậy, với việc quản lý CSDL một cách trực quan, phần mềm cho phép hiển thị nhiều mối quan hệ để đánh giá hiện trạng lắng đọng axit tại khu vực nghiên cứu, các dữ liệu có thể in ấn, xuất sang định dạng MS Excel. Các đồ thị cũng có thể lưu trữ riêng biệt từ phần mềm với độ phân dải cao sang file ảnh jpg. Phần mềm đã được đóng gói và chạy thử nghiệm. Kết quả tương thích với các hệ điều hành từ MS. Window XP đến MS.Window 8. Phần mềm có chức năng lưu trữ CSDL, hiển thị các biểu đồ và tự động cập nhật khi có dữ liệu của các năm nghiên cứu tiếp theo, vì vậy rất hữu ích để lưu trữ hoặc dự báo về lắng đọng axit trong thời gian dài. Ngoài ra vì được xây dựng theo hướng mô đun hóa nên phần mềm dễ dàng nâng cấp, chỉnh sửa, thêm chức năng đọc CSDL online hoặc được sử dụng để mở rộng cho nhiều khu vực khác trong cả nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Từ các kết quả nghiên cứu về hiện trạng lắng đọng axit ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng, có thể rút ra các kết luận sau: - Mưa axít (pH < 5,6) đã xuất hiện ở các trạm khu vực đồng bằng sông Hồng với tần suất tương đối cao và biến động khá lớn qua các năm, trạm Cúc Phương là trạm xuất hiện mưa axit với tần suất cao hơn so với các khu vực khác trong địa bàn nghiên cứu. Nhìn chung, tỷ lệ mưa axít (%) thay đổi không theo quy luật ở các trạm thuộc khu vực nghiên cứu. Mưa axit thường xuất hiện vào các tháng mùa khô ( tháng 4, 10,11) khi lượng mưa ít và các tháng cuối mùa mưa (tháng 8, 9) khi 21 lượng mưa giảm. Tỷ lệ xuất hiện mưa axit ở tất cả các trạm vào mùa khô lớn hơn so với mùa mưa. - Hàm lượng các anion và cation chính trong nước mưa có sự chênh lệch đáng kể giữa các trạm trong khu vực nghiên cứu. Nồng độ các anion chính (SOR4RP2-P, NOR3RP-P, ClP-P, HCOR3RP-P) trong nước mưa khá cao. Trong đó, ion SOR4RP 2- P là anion có nồng độ cao nhất trong nước mưa so với các anion khác ở bốn trạm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Ninh Bình. Ở Cúc Phương, nồng độ ion HCOR3RP - P là cao nhất. Nồng độ các cation trung hòa tính axit trong nước mưa CaP2+P và NHR4RP+P là cao hơn so với các cation KP+P, NaP+P, MgP2+ Pở tất cả các trạm. Ở tất cả các trạm, nồng độ các ion SOR4RP2-P, NOR3RP-P NHR4RP+P, CaP2+P trung bình mùa khô cao hơn các giá trị này trong mùa mưa nhiều lần. - Thành phần chủ yếu làm giảm giá trị pH nước mưa ở cả 5 trạm là nss-SOR4RP2-P qua các năm và các mùa trong năm. Còn NHR4RP+P, nss-CaP2+P là hai ion chính làm trung hòa tính axít nước mưa. Ở Hà Nội, tùy theo từng năm mà ion NHR4RP + P hay ion nss-CaP2+P đóng vai trò chủ yếu trong sự trung hòa tính axit trong nước mưa. Ở Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Cúc Phương thì nss-CaP2+P là thành phần chủ yếu trong việc trung hòa tính axit trong nước mưa ở các khu vực này. - Giá trị pH luôn lớn hơn giá trị pARi Rở cả 5 trạm trong khu vực nghiên cứu cho thấy pH còn chịu ảnh hưởng của các ion khác ngoài SOR4RP 2- P và NOR3RP-P, như CaP2+P và NHR4RP+P và các ion khác. - Tải lượng lắng đọng ướt của các ion NOR3RP-P, HCOR3RP-P, ClP-P, SOR4RP2-P, NHR4RP+P, NaP+P, KP+P, CaP2+P, MgP2+ Ptrong nước mưa có sự khác nhau khá lớn giữa các khu vực. Tại cả 5 trạm quan trắc, tải lượng lắng đọng của HCOR3RP - Pvà SOR4RP2- Plà cao hơn so với các ion khác, và tải lượng lắng đọng hai ion NHR4RP+P, CaP2+P là cao hơn so với NaP+P, KP+P, MgP2+ P . 22 - Tải lượng lắng của S và N ở bốn khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình thay đổi không có quy luật qua các năm trong giai đoạn từ 2006-2012. Cúc Phương có tải lượng lắng đọng S thấp hơn nhiều lần so với Hà Nội, Hải Dương, xấp xỉ bằng Hải Phòng, và lớn hơn không đáng kể so với Ninh Bình, còn tải lượng lắng N thì nhỏ hơn so với tất cả bốn trạm còn lại trong giai đoạn 2006-2012. Ở cả 5 trạm trong khu vực nghiên cứu, tải lượng lắng đọng S đều lớn hơn tải lượng đọng lắng N rất nhiều lần. 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của mưa axit đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve cho thấy: - Mưa axit đã làm giảm tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ, giảm tốc độ gia tăng chiều cao cây và số nhánh/cây; kéo dài thời gian nảy mầm và thời gian diệp lục hóa lá mầm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mưa axit đã ảnh hưởng tới cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng diệp lục của cây đậu Cô ve ở 3 thời kỳ khi cây có 5 -7 lá, thời kỳ bắt đầu ra hoa và thời kỳ ra quả. Nhìn chung, với các giá trị pH càng lớn, tần suất và lượng mưa càng nhỏ thì cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước và hàm lượng diệp lục càng cao.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan thuận giữa cường độ quang hợp và cường độ thoát hơi nước, giữa cường độ quang hợp và hàm lượng diệp lục của cây đậu Cô ve. - Mưa axit đã làm thay đổi một số tính chất hóa học của đất trồng đậu Cô ve, thông qua việc làm tăng các chỉ số độc hại và làm giảm một số các chỉ số dinh dưỡng trong đất. Những kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của mưa axit cần được xem xét đến trong công tác quản lý và bảo vệ đất canh tác. 23 3. Kết quả nghiên cứu một số giải pháp đóng góp cho việc kiểm soát lắng đọng axit bao gồm: - Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng áp dụng mô hình Rains - Asia 7.52.2 trong nghiên cứu đánh giá, dự báo mức độ phát thải, chi phí giảm thiểu phát thải khí SOR2R, lượng lắng đọng SOR2 Rvà tỷ lệ phần trăm hệ sinh thái bị ảnh hưởng tại vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam là khả thi và phù hợp trong điều kiện số liệu đầu vào ở Việt Nam. - Nghiên cứu đã xây dựng được phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam phục vụ cho công tác lưu trữ và dự báo về lắng đọng axit trong thời gian dài. KIẾN NGHỊ - Cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hơn về lắng đọng axit như đánh giá ảnh hưởng của sự lắng đọng axít tới các công trình lộ thiên, các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng. Qua đó lường trước vấn đề, dự báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại, góp phần thực thi chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. - Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axit ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam được xây dựng trong luận án có thể sử dụng để mở rộng cho nhiều khu vực khác trong cả nước. Bên cạnh đó phần mềm cũng có thể được nâng cấp mở rộng chức năng kết nối với các cảm biến đo độ pH, lượng mưa, để theo dõi và giám sát trực tuyến tự động tại các điểm đo trên địa bàn nghiên cứu. 24 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Thu Hà (2006), "Ảnh hưởng của mưa axít đến sự ăn mòn các vật liệu, công trình kiến trúc". Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Nghiên cứu công nghệ chế tạo đồng hợp kim có độ bền ăn mòn cao dùng để xây dựng và phục chế tượng đài đặt tại Hà Nội. Hội đúc luyện kim Hà Nội, tr. 23-32. 2. Phạm Thị Thu Hà (2008), “Bước đầu đánh giá sự lắng đọng axít ở khu vực Hà Nội và Hoà Bình”, Tạp chí Khoa học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Tập 24 (1S), tr 49-55. 3. Phạm Thị Thu Hà (2008), " Đánh giá hiện trạng lắng đọng axít ở khu vực Hà Nội". Tuyển tập hội thảo khoa học Duy trì và nâng cao chất lượng không khí ở Việt Nam (lần thứ 2). Dự án AIRPET và chương trình không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ, tr. 150-158. 4. Phạm Thị Việt Anh, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Thu Hà, Cấn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu sử dụng mô hình ISC3 trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội do các nguồn thải công nghiệp”, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tập 26 (5S), tr.673 - 677. 5. Phạm Thị Thu Hà, Phạm Thị Việt Anh, Cấn Anh Tuấn (2010), “ Đánh giá hiện trạng mưa axít ở một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh)”, Tạp chí khoa học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Tập 26 (5S), tr.710-718. 6. Phạm Thị Thu Hà, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh (2010), “So sánh lượng phát thải chất tiền axít và tổng lượng lắng đọng axít ở khu vực Hà Nội”, Tạp chí khoa học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Tập 26 (5S), tr.719-724. 7. Phạm Thị Thu Hà, Phạm Thị Việt Anh, Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Hiền (2011), “Đánh giá hiện trạng mưa axit tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí khoa học, Đại Học Quốc Gia Hà, Tập 27 ( 5S), tr. 45- 52. 8. Phạm Thị Thu Hà, Trần Thị Nga (2011), “Đánh giá tổng lượng lắng đọng axit ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng, Việt Nam (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình)”, Tạp chí khoa học, Đại Học Quốc Gia Hà, Tập 27 (5S), tr. 53- 60. 9. Cấn Anh Tuấn, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Thị Việt Anh, Phạm Thị Thu Hà (2011), " Những vấn đề về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm không khí", Tạp chí Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (9), tr. 48-52. 10. Phạm Thị Thu Hà, Lê Trọng Cúc, Đỗ Thị Ngọc Ánh (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axit đến cường độ quang hợp, hàm lượng Chlorophyll và cường độ thoát hơi nước của đậu Cô ve (Phaseolus vulgaris L.) ở tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tập 28 (4S), tr. 45-52. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_lang_dong_axit_o_vung_dong_bang_song_hong_viet_nam_8172.pdf
Luận văn liên quan