Các kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần giải quyết được một số vấn đề
khoa học liên quan đến đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống
LHC trên LVS như:
- Đã xây dựng được 22 chỉ số môi trường và kiến nghị lựa chọn 12 chỉ số đặc
trưng nhất, được chia ra 4 nhóm; tất cả các chỉ số đều được phân cấp theo trị số
biểu thị mức độ tác động.
- Đã áp dụng các chỉ số ĐTL vào hệ thống LHC trên LVS Ba và nhận thấy hệ
thống LHC đã gây tác động mạnh đến HST sông; đã tác động rất mạnh đến tính
kết nối của LVS. Hệ thống LHC đã làm cho dòng sông bị “vỡ vụn”, gây chia
cắt sinh cảnh thủy sinh; làm biến đổi tổng cộng trên 30% tổng chiều dài dòng
chính và dòng nhánh cấp 1. Hệ thống LHC không chỉ tạo ra áp lực mà còn tác
động trực tiếp đến các khu bảo tồn; hệ thống LHC trên LVS Ba thuộc loại
chiếm dụng nhiều đất tự nhiên tính bình quân khoảng 27ha/MW theo công suất
lắp máy thủy điện. Tác động tích lũy đáng lưu ý nhất của hệ thống LHC trên
LVS Ba là đã gây tổn thất nước lên tới khoảng 1,7 tỉ m3/năm chưa tính đến
lượng tổn thất nước do tưới cho khu vực hạ du tính đến Củng Sơn, chủ yếu do
chuyển nước LVS.
28 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông Ba là một trong 11 lưu vực sông có hệ thống liên hồ chứa (LHC),
là lưu vực sông lớn ở Nam Trung Bộ. Hiện nay, hệ thống LHC trên lưu vực
sông Ba bao gồm: An Khê – Ka Nak, Ayun Hạ, sông Hinh, Ba Hạ và Krông
H’Năng đã được vận hành theo quy trình của Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thời gian qua hệ thống LHC đã gây ra các tác động môi trường tích lũy
(TĐTL) rất phức tạp nên rất cần có nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp quản
lý phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực, phòng ngừa các rủi ro và giảm
thiểu những tác động tiêu cực. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá các tác động môi
trường tích lũy (ĐTL) cả về cách tiếp cận, phương pháp luận, và phân tích lựa
chọn các phương pháp kỹ thuật phù hợp là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy
và xác lập khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy
của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông.
- Nghiên cứu đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên
hồ chứa trên lưu vực sông Ba đến môi trường đất và nước và đề xuất một số
giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án: là hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực
sông Ba; thành phần môi trường đất và nước khu vực nghiên cứu.
Phạm vi không gian: hệ thống liên hồ chứa: Ka Nak + An Khê; Ayun Hạ;
Krông H’năng; Ba Hạ; Sông Hinh; và đập Đồng Cam và các đập thủy điện nhỏ
trên dòng chính.
2
Phạm vi thời gian: trước năm 2001 là giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị; từ năm
2001- 2010: giai đoạn xây dựng; từ năm 2011 về sau: giai đoạn hệ thống liên
hồ chứa (LHC) lớn đã đi vào vận hành.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận của luận án: theo quan điểm tổng hợp và hệ thống, ngoài ra còn
theo nguyên tắc nguyên nhân - hậu quả.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp kế thừa; điều tra, khảo sát
thực địa; phân tích thống kê; chuyên gia; hồi cứu và chỉ số môi trường.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay, Việt Nam và rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới vẫn chưa có
văn bản pháp lý nào quy định về đánh giá tác động môi trường tích lũy, trong
khi vấn đề này đã được thừa nhận là công cụ rất hữu hiệu trong quản lý, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, luận án nghiên cứu xây dựng các chỉ
số đánh giá các tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông và
xác lập khung hướng dẫn thực hiện và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi
trường là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy và xác lập
được khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy hệ
thống liên hồ chứa trên lưu vực sông.
- Đã áp dụng các chỉ số và đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của
hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba từ đó đề xuất một số giải pháp bảo
vệ môi trường và giảm thiểu những tác động môi trường tiêu cực.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Ba
Lưu vực sông (LVS) Ba là lưu vực sông liên tỉnh bao gồm Gia Lai, Đăk Lak ở
Tây Nguyên; một phần phía Đông Bắc thuộc tỉnh Bình Định và phần hạ du
thuộc tỉnh Phú Yên. Bản đồ lưu vực sông Ba như hình 1.1.
3
Hình 1.1 Lưu vực sông Ba
Địa hình LVS Ba: chủ yếu là núi và cao nguyên ở trung và thượng lưu, hạ lưu
có đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng bồi tụ ven biển.
Địa chất, thổ nhưỡng: LVS Ba gồm các thành tạo măcma xâm nhập chiếm tới
42,5%, thành tạo Bazan Neogen-Đệ tứ chiếm 16,0 %, thành tạo Triat trung, hệ
tầng Mang Yang chiếm 10,8%. Thổ nhưỡng của LVS Ba có nhiều loại đất khác
nhau, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Đa dạng sinh học: LVS Ba có đa dạng
sinh học cao với Vườn Quốc gia Kon Ka
Kinh và 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên:
Krông Trai, Ea Sô, Ayun Pa, với tổng
diện tích khoảng 136.700ha.
Mạng lưới quan trắc khí tượng, khí hậu,
thủy văn và tình hình số liệu : cả lưu vực
có 20 trạm khí tượng, khí hậu, 15 trạm
thủy văn, các trạm có thời gian quan trắc
không dài.
Hệ thống sông ngòi: LVS Ba có diện tích
lưu vực F=13.417 km2. Phạm vi lưu vực
nằm trong khoảng 12035' đến 14038' vĩ
độ Bắc 180000' đến 190055' kinh độ
Đông. Dòng chính sông Ba dài 396 km,
bắt nguồn từ núi Ngọc Rô có đỉnh cao
1549m thuộc dải Trường Sơn. Ba nhánh
chính cấp I lớn nhất có diện tích lưu vực F>100 km2 là sông Ia Yun dài 192km,
Krông H’Năng dài 134km và sông Hinh dài 101km, chúng đều nằm phía hữu
ngạn của sông Ba và cũng là các sông liên tỉnh. Hàng năm trên toàn lưu vực
nhận được lượng mưa trung bình khoảng 1740mm, môđun dòng chảy trung
bình nhiều năm đạt 22,8l/s.km2.
Phân phối dòng chảy trong năm (khi chưa có hồ hoạt động): mùa lũ: IX - XII
chiếm 72% tổng lượng nước toàn năm; mùa cạn: I - VIII chiếm 28% tổng lượng
nước toàn năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng XI, ba tháng dòng chảy
lớn nhất là X - XII. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV, ba tháng dòng
chảy nhỏ nhất là II – IV.
4
1.2 Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba và các vấn đề môi
trường chủ yếu
Phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba: Tính đến nay, trên toàn lưu
vực có 329 công trình thủy lợi và thủy điện các loại đã được xây dựng và đưa
vào khai thác. Trong số đó đa số là các công trình thủy lợi quy mô nhỏ dưới
dạng các đập dâng, hồ chứa nhỏ và một số trạm bơm.
Các vấn đề môi trường chính liên quan đến hệ thống liên hồ chứa trên LVS Ba:
Những vấn đề môi trường sau đây là có tính “tích lũy” và có liên quan chặt chẽ
đến các dự án phát triển tài nguyên nước nói chung và các hồ chứa thủy điện
thủy lợi lớn trên LVS Ba nói riêng cần được nghiên cứu đánh giá:
• Làm biến đổi chế độ dòng chảy xuống hạ lưu do điều tiết và cả chuyển nước
qua LVS khác.
• Gây bồi lắng hồ chứa và giảm hàm lượng bùn cát vận chuyển xuống hạ lưu
dẫn đến các tác động tích lũy xuống hạ lưu như xói lở hạ lưu, thiếu nguồn dinh
dưỡng cho hệ sinh thái hạ du.
• Làm mất nơi cư trú của các động vật hoang dã trên cạn do ngập trong lòng hồ.
• Làm biến đổi nơi cư trú của động vật thủy sinh và các loài lưỡng cư ven sông
do một số dự án làm cạn kiệt nước một đoạn sông sau đập, mất đường di cư của
một số loài cá.
• Làm giảm khả năng bảo vệ, bảo tồn các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn
thiên nhiên như đất rừng bị xâm lấn, dẫn đến thất thoát tài nguyên, mất các
nguồn gen quý hiếm, giảm đa dạng sinh học nói chung.
1.3 Khái niệm tác động tích lũy và đánh giá tác động môi trường tích lũy
Tác động tích lũy: là tác động tổng hợp từ các tác động tồn dư của các dự án
quá khứ kết hợp với các tác động của các dự án hiện tại và cả dự án trong tương
lai.
Các tác động môi trường tích lũy được hình thành và diễn ra theo 3 kiểu tương
tác khác nhau cơ bản sau đây:
• Tích lũy kiểu bổ sung thêm: Tổng của các tác động riêng từ một hoặc nhiều dự
án và những hành động khác nhau sẽ tạo ra tác động tổng hợp.
• Tích lũy kiểu hiệp lực: tác động tổng hợp lớn hơn tổng các tác động riêng của
từng dự án.
5
• Tích lũy kiểu đối kháng: tác động tổng hợp nhỏ hơn tổng tác động của các tác
động riêng của từng dự án
Đánh giá tác động tích lũy (ĐTL): là quá trình đánh giá tác động tồn dư của các
dự án đã hoàn thành kết hợp với đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự
án đang được thực hiện và dự báo tác động tổng hợp khi có thêm các dự án
trong tương lai.
1.4 Vị trí của đánh giá tác động môi trường tích lũy trong quản lý môi
trường
Quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển ngành, lĩnh vực nói
riêng thường diễn ra theo các giai đoạn khác nhau. Quá trình hình thành và đưa
vào vận hành hệ thống LHC trên LVS có thể phân ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
(CQK). Trong giai đoạn này đối với các CQK lớn yêu cầu phải thực hiện đánh
giá môi trường chiến lược (ĐMC).
Giai đoạn 2: Triển khai nghiên cứu lập báo cáo đầu tư, nghiên cứu lập dự án
đầu tư, thiết kế kỹ thuật và xây dựng các dự án hồ chứa cụ thể, gọi chung là giai
đoạn THỰC HIỆN các dự án đầu tư. Trong giai đoạn này phải thực hiện ĐTM.
Giai đoạn 3: Vận hành khai thác các hồ chứa sau khi hoàn thành xây dựng, gọi
chung là giai đoạn VẬN HÀNH. Công cụ kiểm toán môi trường (KTMT) được
sử dụng trong giai đoạn vận hành.
Từ khái niệm ĐTL, luận án nhận thấy nội dung ĐTL phải bao gồm trong nội
dung ĐMC và ĐTM, do đó vị trí của ĐTL được xác định như trong hình 1.3.
ĐMC
KTMT
QUY HOẠCH
DỰ ÁN CQK
THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VẬN
HÀNH
ĐTM
ĐTL
Hình 1.3 Vị trí của ĐMC, ĐTL, ĐTM và KTMT trong quản lý môi trường
6
1.5 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động môi
trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên thế giới và trong nước
Hoa Kỳ và Canada và một số nước phát triển khác đã ban hành hướng dẫn kỹ
thuật thực hiện ĐTL vào cuối 1990 và thường xuyên được cập nhật. Tuy nhiên,
phương pháp luận về ĐTL vẫn đang trong quá trình phát triển.
Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò và ảnh
hưởng của các hồ chứa đến môi trường và đã có nhiều nghiên cứu có liên quan
đến ĐTL, ngoài nghiên cứu của WB về tác động tích lũy của hệ thống thủy điện
bậc thang quy mô nhỏ khu vực miền núi phía bắc, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu các tác động môi trường tích lũy đến môi trường đất và nước. Chưa
có nghiên cứu nào về phương pháp thực hiện ĐTL đối với hệ thống LHC trên
lưu vực sông để đưa ra hướng dẫn kỹ thuật thực hiện.
1.6 Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án
Tóm tắt hướng tiếp cận
nghiên cứu của luận án
như sơ đồ trên Hình 1.4
1.7 Kết luận chương 1
Trên thế giới, ĐTL đã trở
thành một công cụ quản lý
trong bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững. Ở
Việt Nam, mặc dù đã có
ĐMC, ĐTM và khá nhiều
nghiên cứu liên quan đến
ĐTL các dự án phát triển tài nguyên nước nói chung và hệ thống LHC nói riêng
nhưng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về ĐTL cho các LVS lớn và chưa
có các quy định pháp lý về ĐTL. Quá trình thực hiện ĐTM cho đến nay vẫn
chủ yếu làm cho từng dự án riêng lẻ; phạm vi nghiên cứu thường bị thu hẹp, do
đó tác động tích lũy thường bị bỏ qua. Vì vậy, rất cần có nghiên cứu cả về cách
tiếp cận và cả về kỹ thuật thực hiện để khắc phục tình trạng này.
XÁC ĐỊNH PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
NHẬN BIẾT CÁC VẤN ĐỀ
MT ĐẤT VÀ NƯỚC CHÍNH
HTLHC TRÊN
LƯU VỰC SÔNG
THU THẬP THÔNG
TIN, SỐ LIỆU
XÁC ĐỊNH CÁC
TĐTL CHÍNH
ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ SỐ ĐTL HTLHC TRÊN LVS
VÀ KHUNG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
ĐTL HTLHC
TRÊN LVS BA
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG BA
Hình 1.4 Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án
7
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU
VỰC SÔNG
2.1 Sự cần thiết phải xây dựng các chỉ số môi trường
Chỉ số môi trường (environmental index) là một tập hợp của các tham số hay
chỉ thị được tích hợp. Các chỉ số có mức độ tích hợp cao khi được tính toán từ
nhiều biến số hay dữ liệu.
Các chỉ số môi trường giúp nhận biết sớm các biến đổi môi trường nhằm có giải
pháp chủ động giảm thiểu tác động xấu và phát huy tác động tốt, giúp các nhà
quản lý có cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả phát triển giữa các vùng khác nhau.
Hệ thống chỉ số môi trường thường được đề xuất làm cơ sở xây dựng các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) dài hạn và có ý nghĩa khá quan trọng
trong việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý tài nguyên, môi trường.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường sử dụng các chỉ số môi trường với
ưu điểm là khá đơn giản và dễ hiểu có tính khái quát cao và có thể sử dụng cho
mục đích đánh giá diễn biến chất lượng môi trường theo không gian và thời
gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho các nhà quản lý không
phải là chuyên gia về thành phần môi trường mà các chỉ số biểu thị.
Đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS có phạm vi
đánh giá rộng về không gian, thời gian và liên quan đến các đối tượng quan tâm
rất khác nhau nên phương pháp áp dụng các chỉ số môi trường để đánh giá là
rất phù hợp.
2.2 Phương pháp tiếp cận xây dựng các chỉ số môi trường
Hiện nay, hầu hết các chỉ số và chỉ thị môi trường trên thế giới thường được
phát triển dựa vào khung DPSIR (Dynamic-Pressure-State-Impact-Response,
có nghĩa là Động lực-Áp lực-Trạng thái-Tác động-Phản hồi theo phương pháp
luận của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD).
Để phục vụ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung xây dựng mới và
đề xuất lựa chọn một số chỉ số đặc trưng cho ĐTL của hệ thống LHC trên LVS.
Các chỉ số được đề xuất chủ yếu thuộc nhóm chỉ số đánh giá TÁC ĐỘNG
(Nhóm TĐ).
8
2.3 Nguyên tắc xây dựng và lựa chọn các chỉ số môi trường
Có nhiều tham số và chỉ thị môi trường có thể được sử dụng để tính toán và xây
dựng bộ chỉ số môi trường nhưng luận án chỉ lựa chọn một số chỉ số môi trường
chính. Các chỉ số môi trường phải có tính đặc trưng cho những vấn đề môi
trường, có tính khả thi cao về mức độ sẵn có của số liệu theo các tiêu chí sau:
phù hợp với yêu cầu đánh giá; được chấp nhận rộng rãi; có cơ sở khoa học rõ
ràng; có thể kiểm chứng; có thể đo được bằng một phương pháp chính xác và
chi phí trong giới hạn cho phép; có độ nhạy cao; chỉ ra được các xu hướng,
những khác biệt giữa sự biến đổi do thiên nhiên so với sự biến đổi do tác động
của con người; có tính đại diện tổng hợp; số lượng chỉ số không quá nhiều, tăng
khả năng tiếp cận của chúng tới các nhà hoạch định chính sách càng lớn với chi
phí càng thấp. Tuy nhiên trong thực tế các chỉ số không thể đạt được tất cả các
tiêu chí lý tưởng này.
2.4 Nghiên cứu xây dựng các chỉ số môi trường tự nhiên trong đánh giá
tác động môi trường tích lũy hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông
Luận án đã nghiên cứu xây dựng 22 chỉ số môi trường để đánh giá tác động môi
trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS như được tổng hợp trong bảng 2.11
Bảng 2.11 Tổng hợp thông tin về các chỉ số ĐTL của hệ thống LHC trên LVS
T
T
Tên và ký
hiệu chỉ số
Đơn vị Công thức tính Diễn giải
I Các chỉ số ĐTL đến dòng chảy và tài nguyên nước
1
Cắt đỉnh lũ:
HCĐL
m
HCĐL = HĐL0 –
HĐL1
HĐL0 và HĐL1 tương ứng là mực nước đỉnh lũ
khi không có và khi có hệ thống LHC
2
Biến đổi Qtb
mùa lũ: I L
%
I L = ( L0 –
L1)/ L0*100%
L1 và L0 tương ứng là Qtb mùa lũ khi có và
chưa có LHC tại tuyến kiểm soát (TKS) ở hạ
lưu
3
Biến đổi Qtb
mùa cạn: I C
%
I C = ( C1 –
C0)/ C0*100%
C1 và C0 tương ứng là lưu lượng trung bình
(Qtb) mùa cạn khi có và khi chưa có LHC tại
TKS ở hạ lưu
4
Tổn thất nước
mặt: Itt
%
Itt= ∑(Wibhmn +
Wi_t +
Wibht+WcnLVS)/W0*
100%
Wibhmn là thể tích nước bị bốc hơi; Wi_t – nước
bị thấm ở đáy hồ; WicnLVS - nước bị chuyển
qua LVS khác; Wibht tổn thất bốc hơi do tưới
trong 1 năm;
II Các chỉ số ĐTL đến chất lượng nước và bùn cát
5
Biến đổi chất
lượng nước
(CLN): IbđCLN
Điểm
IbđCLN = WQITi –
WQIT0
WQITi, WQIT0 tương ứng là chỉ số CLN ở thời
điểm nghiên cứu Ti và T0
6
Rủi ro ô
nhiễm nước:
RQ
- RQ= [Ctt] / [Ccp]
[Ctt], [Ccp] tương ứng là giá trị nồng độ thực tế
và cho phép.
7
Giảm độ đục
trung bình
% Ibđ = ( 0 –
0 và 1 tương ứng là độ đục bùn cát trung
bình của giai đoạn không có và có LHC
9
T
T
Tên và ký
hiệu chỉ số
Đơn vị Công thức tính Diễn giải
năm: IG n 1)/ 0*100%
III Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái trên cạn
8
Mất đất KBT:
ImđKBT
%
ImđKBT=∑AimđKBT/
∑AiKBT*100%
∑AImđKBT, ∑AiKBT tương ứng là tổng diện tích
đất các KBT bị hệ thống LHC chiếm dụng
vĩnh viễn và tổng diện tích đất các KBT.
9
Mất đất KBT
do TĐ:
ImđKBT_TĐ
Ha/MW
ImđKBT_TĐ=
∑AimđKBT_TĐ
/∑NiLM
∑Ai_mđKBT, ∑Ni_LM tương ứng là tổng diện
tích đất bị mất và tổng công suất lắp máy của
các dự án thủy điện
10
Gần KBT J:
IgKBT_J
1/km IgKBT_J = ∑1/di
di - khoảng cách gần nhất tính từ giữa đập thứ
i đến ranh giới gần nhất của KBT J tính theo
km.
11
Gần các khu
bảo tồn: IgKBT
1/km IgKBT =∑IgKBT_J
∑IgKBT_J là tổng các chỉ số gần các khu bảo
tồn
12
Mất đất do
thủy điện:
Imđ_TĐ
Ha/MW Imđ_TĐ = Amđ/NiLM
Amđ là tổng diện tích đất tự nhiên do LHC
chiếm dụng vĩnh viễn tính theo ha.
13
Mất rừng do
thủy điện:
Imr_TĐ
Ha/MW Imr_TĐ = Amr/NiLM
Amr_TĐ, là tổng diện tích rừng bị mất (ha) do
thủy điện.
IV Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái sông
14
Biến đổi sông
thượng lưu:
IbđTL
%
IbđTL =
∑LiTL/Lsông*100%
∑LiTL là số km chiều dài sông bị ngập trong
hồ i; Lsông là chiều dài dòng sông
15
Biến đổi sông
hạ lưu: IbđHL
%
IbđHL =
∑LiHL/Lsông*100%
∑LiHL là tổng số km chiều dài sông bị kiệt
nước hạ lưu đập
16
Biến đổi HST:
IbđHST
%
IbđHST =
Lbđsông/Lsông*100%
Lbđsông là tổng chiều dài sông bị biến đổi:
Lbđsông = ∑LiTL + ∑LiHL
17
Biến đổi HST
sông do TĐ:
IbđHST_TĐ
Km/MW
IbđHST_TĐ =
Lbđsông_TĐ/NiLM
18
Mất kết nối
của sông do 1
đập: I1mkn
%
I1mkn =
α1*A1/ALVS*100
%
αi là hệ số ảnh hưởng của đập i đến tính kết
nối của LVS: αi=1 khi đập không có âu thuyền
và đường cho cá đi; αi=0,5 khi đập chỉ có âu
thuyền hoặc đường cho cá đi; αi = 0,25 khi
đập có cả âu thuyền và đường cho cá đi. A1 là
diện tích phần lưu vực ở thượng lưu của đập;
ALVS là diện tích của cả LVS (km
2).
19
Mất kết nối
của sông do
có 2 đập: I2mkn
%
I2mkn = α2*(A2 -
A1)/ ALVS*100%
α2 và A2 có ý nghĩa và cách xác định tương tự
như α1 và A1 đã được đề cập ở trên nhưng đối
với đập thứ 2.
20
Mất kết nối
của LVS:
ImknLVS
% ImknLVS = ∑Iimkn Ii_mkn là chỉ số mất kết nối do đập i gây ra
21
Kết nối của
sông khi có 1
đập: Iikn
% Iikn = 100% - Iimkn
100% là độ kết nối của lưu vực sông khi chưa
có đập nào
22
Kết nối của
LVS: IknLVS
%
IknLVS = 100% -
ImknLVS
ImknLVS chỉ số mất kết nối của cả lưu vực sông
10
2.5 Đề xuất các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy đến môi
trường đất và nước của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông.
2.5.1 Cơ sở lựa chọn các chỉ số
Tất cả 22 chỉ số được xây dựng như trong bảng 2.11 là để áp dụng cho trường
hợp khi thực hiện ĐTL cho hệ thống LHC trên LVS nói chung, trong đó có một
số chỉ số thành phần chưa có tính biểu thị tổng hợp. Ví dụ chỉ số gần 1 khu bảo
tồn; chỉ số biến đổi sông thượng lưu; chỉ số biến đổi sông hạ lưu; chỉ số mất kết
nối do một đập... Ngoài ra, có một vài chỉ số bị trùng lặp một phần về ý nghĩa
biểu thị với chỉ số khác. Ví dụ: chỉ số rủi ro ô nhiễm nước (RQ) cũng biểu thị
tác động đến CLN nên có ý nghĩa trùng lặp một phần với chỉ số biến đổi CLN
(IbđCLN) nhưng chỉ số RQ chỉ áp dụng khi có số liệu thực đo rất ổn định về vị trí
lấy mẫu và các thông số CLN được đo đạc và phân tích theo thời gian; ngoài ra
chỉ số RQ cũng chưa biểu thị tổng hợp biến đổi CLN và chưa có hướng dẫn áp
dụng vào thực tiễn có tính pháp lý và được chấp nhận rộng rãi như chỉ số CLN.
Vì vậy, khi áp dụng cho LVS Ba luận án không sử dụng tất cả 22 chỉ số mà chỉ
lựa chọn 12 chỉ số phù hợp với mục đích đánh giá, điều kiện cụ thể và có tính
đặc trưng tốt nhất cho các tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC đến
các thành phần môi trường đất và nước chủ yếu như trong bảng 2.12.
Bảng 2.12 Các chỉ số ĐTL chủ yếu của hệ thống LHC trên LVS
T
T
Tên và ký
hiệu chỉ số
Đơn
vị đo
Cơ sở lựa chọn và ý nghĩa của chỉ số
Nguồn
số liệu
Đối tượng sử dụng
I Các chỉ số ĐTL đến dòng chảy và tài nguyên nước
1
Cắt đỉnh lũ:
HCĐL
m
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
đủ số liệu thực đo và tin cậy; biểu thị
mức độ cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du tại
TKS hạ du. Đánh giá hiệu quả tham gia
cắt giảm lũ của hệ thống LHC. HCĐL
càng lớn càng tốt.
Số liệu
thủy văn
tại TKS
Cộng đồng dân cư sống ở hạ
du, Ban phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn
(PCTT&TKCN), Sở Tài
nguyên và Môi trường
(TNMT), các Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT), các chủ
hồ, các nhà khoa học
2
Biến đổi
Qtb mùa lũ:
I L
%
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
đủ số liệu thực đo và tin cậy; biểu thị
mức độ điều tiết giảm lũ và trữ nước cho
hạ du của hệ thống LHC. I L càng lớn
càng tốt
Số liệu
thủy văn
tại TKS
Cộng đồng dân cư sống ở hạ
du, Ban PCTT&TKCN, Sở
TNMT, Sở NN&PTNT, các
chủ hồ, các nhà khoa học
3
Biến đổi
Qtb mùa
cạn: I C
%
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
đủ số liệu thực đo và tin cậy; biểu thị
mức độ biến đổi lưu lượng trung bình
mùa cạn tại TKS. I C càng lớn càng tốt.
Số liệu
thủy văn
tại các
TKS
Sở TNMT, Sở NN&PTNT,
Các nhà khoa học, Cộng
đồng dân cư sống ở hạ du.
4
Tổn thất
nước mặt:
%
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
cơ sở khoa học và được chấp nhận rộng
Số liệu
thủy văn
Ban quản lý các hồ chứa và
các Sở TN&MT, NN&PTNT
11
T
T
Tên và ký
hiệu chỉ số
Đơn
vị đo
Cơ sở lựa chọn và ý nghĩa của chỉ số
Nguồn
số liệu
Đối tượng sử dụng
Itt rãi; ĐTL của hệ thống LHC gây tổn thất
tài nguyên nước (TNN) so với tổng
lượng dòng chảy bình quân nhiều năm.
Itt càng lớn càng tác động tiêu cực đến
môi trường hạ du
các tỉnh có liên quan, các chủ
hồ, cộng đồng dân cư sống ở
hạ du
II Các chỉ số ĐTL đến chất lượng nước và bùn cát
5
Biến đổi
CLN: IbđCLN
điểm
Có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đã
có các quy định và hướng dẫn được chấp
nhận rộng rãi; biểu thị mức độ biến đổi
CLN theo thời gian
Số liệu
CLN tại
các TKS
Cộng đồng dân cư sống ở hạ
du, Sở TNMT, Sở
NN&PTNT, các nhà khoa
học, Các chủ hồ.
6
Giảm độ
đục trung
bình năm:
IG n
%
Có đủ số liệu thực đo và tin cậy;
có ý nghĩa tổng hợp; biểu thị mức độ
giảm độ đục trung bình năm tại TKS.
Số liệu
thực đo
độ đục
tại TKS
hạ lưu
Cộng đồng dân cư sống ở hạ
du, Sở TNMT, Sở
NN&PTNT, các nhà khoa
học, các chủ hồ
III Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái trên cạn
7
Mất đất
KBT:
ImđKBT
%
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
số liệu đủ tin cậy; biểu thị mức độ tác
động trực tiếp của các dự án đến KBT
trong lưu vực. ImđKBT càng nhỏ càng
tốt.
Báo cáo
ĐTM
của các
dự án
riêng lẻ
Ban quản lý các KBT, Sở
TNMT, Sở NN&PTNT, các
nhà quy hoạch, các bên liên
quan đến thủy điện, các chủ
hồ thủy điện.
8
Mất đất do
thủy điện:
Imđ_TĐ
Ha/M
W
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
số liệu đủ tin cậy, dễ hiểu và được chấp
nhận rộng rãi; biểu thị hiệu quả sử dụng
đất cho phát triển thủy điện
Hồ sơ
thiết kế
các dự
án
Các bên liên quan đến quản
lý và quy hoạch sử dụng đất
trên LVS, các bên liên quan
đến cấp phép thủy điện.
9
Mất rừng
do thủy
điện: Imr_TĐ
Ha/M
W
Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; có
số liệu đủ tin cậy, dễ hiểu và được chấp
nhận rộng rãi; biểu thị mức độ các dự án
thủy điệntác động đên tài nguyên
rừngtính bình quân theo công suất lắp
máy. Imr_TĐ càng nhỏ càng tốt.
Báo cáo
ĐTM
của các
dự án
riêng lẻ
Các bên liên quan đến quản
lý, quy hoạch, cấp phép sử
dụng đất trên LVS, các nhà
khoa học
10
Gần KBT:
IgKBT
1/KM
Dễ xác định; dễ hiểu; đã được chấp nhận
trong thực tiễn; biểu thị tiềm năng hệ
thống LHC gây ra các TĐTL đến các
KBT trên LVS.
Hồ sơ
thiết kế
các dự
án
Ban quản lý các KBT, Sở
TNMT, Sở NN&PTNT các
tỉnh có liên quan.
Các nhà khoa học
IV Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái sông
11
Biến đổi
HST: IbđHST
%
Dễ xác định; dễ hiểu; có tính tổng hợp
cao; biểu thị mức độ các đập/hồ chứa
gây biến đổi HST sông cả ở thượng lưu
và hạ lưu so với toàn bộ chiều dài sông
tự nhiên.
Hồ sơ
thiết kế
các dự
án
Sở TNMT, Sở NN&PTNT
các tỉnh có liên quan, các chủ
hồ, các nhà khoa học
12
Mất kết nối
của LVS:
ImknLVS
%
Dễ xác định; dễ hiểu; có tính khái quát
cao; dùng để đánh giá mức độ hệ thống
LHC làm mất kết nối của LVS.
Hồ sơ
thiết kế
các dự
án
Sở TNMT, Sở NN&PTNT,
các nhà khoa học
12
2.5.2 Phân cấp giá trị các chỉ số để biểu thị mức độ tác động môi trường
tích lũy
Trong thực tiễn ĐTM, việc phân cấp hay phân mức tác động rất dễ mang tính
chủ quan, phụ thuộc vào quan điểm và trình độ nhận thức và đạo đức nghề
nghiệp của người đánh giá. Để giảm tính chủ quan của việc phân cấp giá trị của
các chỉ số nhằm biểu thị khách quan hơn mức độ tác động môi trường của các
dự án, hay các hoạt động phát triển nói chung, có thể áp dụng phương pháp
chuyên gia với các hình thức khác nhau như: phỏng vấn, hội thảo, tranh luận
theo hội đồng hay phương pháp gửi bảng hỏi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đã áp dụng phương pháp chuyên gia
theo hình thức phỏng vấn các nhà khoa học về các lĩnh vực: phát triển TNN,
sinh thái học, kinh tế môi trường, xã hội học, các cán bộ quản lý nhà nước về
tài nguyên và môi trường ở cấp Trung ương và địa phương và có kinh nghiệm
về phát triển tài nguyên nước và bảo vệ môi trường LVS Ba. Kết quả áp dụng
các phương pháp nghiên cứu trên về phân cấp các chỉ số ĐTL theo giá trị tuyệt
đối của các chỉ số nhằm biểu thị mức độ tác động môi trường tích lũy của hệ
thống LHC đến môi trường đất và nước như trong bảng 2.13.
Bảng 2.13 Phân cấp các chỉ số ĐTL của hệ thống LHC trên LVS
TT Tên chỉ số và ký hiệu Đơn vị đo Phân mức tác động tích lũy theo chỉ số
Nhẹ Trung
bình
Mạnh Rất mạnh
I Các chỉ số ĐTL đến dòng chảy và tài nguyên nước
1 Cắt đỉnh lũ: HCĐL m 0,5-1,0 >1,0
2 Biến đổi Qtb mùa lũ*: I lũ % 15-30 >30
3 Biến đổi Qtb mùa cạn* : I cạn % 5-10 >10
4 Tổn thất nước mặt: Itt % 5-10 >10
II Các chỉ số ĐTL đến chất lượng nước và bùn cát
5 Biến đổi chất lượng nước*: IbđCLN điểm 15-25 >25
6 Giảm độ đục trung bình năm: IG n % 60-80 >80
III Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái trên cạn
7 Mất đất KBT: ImđKBT % 5-10 >10
8 Mất đất tự nhiên do thủy điện: Imđ_TĐ Ha/MW 25 – 50 >50
9 Mất rừng do thủy điện: Imr_TĐ Ha/MW 10 – 20 >20
10 Gần các KBT: IgKBT 1/Km 0,1 – 0,5 >0,5
IV Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái sông
11 Biến đổi HST sông: IbđHST % 20 – 30 >30
12 Mất kết nối của LVS: ImknLVS % 50 – 75 >75
Chú thích: *- Sử dụng giá trị tuyệt đối để phân cấp chỉ số nếu giá trị của chỉ số
<0 để biểu thị mức độ tác động.
13
2.6 Kết luận chương 2
Trong Chương 2, luận án đã tiếp cận khung DPSIR của tổ chức OECD để xây
dựng các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên
LVS. Dựa trên nguyên tắc xây dựng và lựa chọn những chỉ số môi trường đặc
trưng và có tính khả thi cao trong điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu, luận
án đã xây dựng 22 chỉ số thành phần được phân ra 4 nhóm để biểu thị các tác
động tích lũy của hệ thống LHC trên LVS đến các thành phần môi trường đất
và nước chủ yếu. Tuy nhiên, luận án chỉ lựa chọn 12 chỉ số đặc trưng nhất để
đánh giá tổng hợp và khái quát nhất các tác động môi trường tích lũy của hệ
thống LHC trên LVS.
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TÍCH LŨY HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA LƯU VỰC SÔNG BA VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1 Lựa chọn hệ thống liên hồ chứa để nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường tích lũy
Các tiêu chí lựa chọn hệ thống LHC cho mục tiêu ĐTL bao gồm:
Tiêu chí 1: Vị trí, quy mô hồ chứa:
ưu tiên các hồ chứa nằm ở khu vực
nhạy cảm môi trường. Về quy mô ưu
tiên các hồ có dung tích toàn bộ >
100 triệu m3 hoặc có công suất lắp
máy >30MW.
Tiêu chí 2: Mục tiêu và nhiệm vụ hồ
chứa: Ưu tiên các hồ đa mục tiêu,
trong đó bao gồm mục tiêu chính là
cấp nước và phát điện.
Tiêu chí 3: Khả năng điều tiết của
hồ chứa: Ưu tiên lựa chọn các hồ
chứa lớn và có khả năng điều tiết
cao, tích nước, xả nước chủ động.
Sơ đồ hệ thống LHC lớn và các đập
thủy điện trên dòng chính LVS Ba
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống LHC được
chọn để nghiên cứu ĐTL
14
được chọn để nghiên cứu ĐTL như Hình 3.1. Các thông số kỹ thuật chính của
hệ thống LHC trên LV S ba như trong bảng 3.2
Để nghiên cứu, đánh giá các tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC
trên lưu vực sông Ba, có thể phân chia phạm vi thời gian ĐTL thành 3 giai
đoạn:
1)- Trước năm 2001: là giai đoạn quy hoạch
2)- Từ 2001-2010: là giai đoạn xây dựng
3)- Từ năm 2011: là giai đoạn vận hành.
Bảng 3.2 Các thông số chính của các hồ chứa trên LVS Ba được chọn để
nghiên cứu ĐTL
TT Thông số Đơn vị
An Khê Ka Nak
Ayun
Hạ
Krông
H'
năng
Sông
Ba
Hạ
Sông
Hinh
KaNak An Khê
Năm hoàn thành 2011 2011 2002 2011 2008 2001
A Các đặc trưng lưu vực
1 Diện tích lưu vực km2 833 1236 1670 1196 11115 772
2 Dung tích toàn bộ (Wtb) 10
6 m3 313,70 15,90 253,0 171,6 349,7 357
3 Dung tích hữu ích(Whi) 10
6 m3 285,50 5,60 201,0 112,3 165,9 323
4 Dung tích chết (Wc) 10
6 m3 28,20 10,30 52,00 59,3 183,9 34
5 Công suất lắp máy MW 13 160 3 64 220 70
3.2 Đánh giá tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa đến môi trường
đất và nước lưu vực sông Ba
3.2.1 Các tác động tích lũy đến chế độ dòng chảy
1. Tác động cắt đỉnh lũ: Kế thừa kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình vận
hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba trong mùa lũ của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN&MT), khả năng cắt giảm đỉnh lũ của hệ thống LHC đối với một số
trận lũ lớn điển hình đã xảy ra trước năm 2001, cụ thể kết quả tính toán mức
giảm mực nước đỉnh lũ các trận lũ lớn và rất lớn xảy ra vào các năm 1981, 1988
và 1993 tại các tuyến An Khê, Ayun Pa và Củng Sơn của hệ thống LHC trên
LVS Ba như trong Bảng 3.7. Kết quả tính toán ở bảng này đã minh chứng rằng
hệ thống LHC nếu được vận hành theo quy trình có thể góp phần giảm lũ ở
mức độ trung bình.
15
2. Tác động môi trường tích lũy đến lưu lượng dòng chảy trung bình mùa lũ và
mùa cạn ở khu vực hạ du: Kết quả tính toán các chỉ số biến đổi dòng chảy trung
bình mùa lũ và mùa cạn giữa hai
giai đoạn khi chưa có và khi đã có
hệ thống LHC tại tuyến kiểm soát
Củng Sơn cho thấy I L giảm tới
28,6% trong khi I C tăng nhẹ
khoảng 1%.
Những biến đổi này do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó
có do tác động tích lũy của hệ
thống LHC trên LVS.
3. Tác động tích lũy gây tổn thất tài nguyên nước: Tác động tích lũy của hệ
thống LHC gây tổn thất nước trên lưu vực làm giảm tổng lượng dòng chảy
xuống hạ du xét tại Củng Sơn khoảng 1.759 triệu m3/năm chiếm khoảng 19%
tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của lưu vực sông Ba. Kết quả này
còn chưa tính đến tổn thất bốc hơi gia tăng do tưới và đây được coi là tác động
tiêu cực mạnh đối với môi trường sinh thái và đối với phát triển kinh tế xã hội
khu vực hạ du.
3.2.2 Phân tích tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa đến bùn cát và
chất lượng nước hạ du
Số liệu chất lượng nước trước khi có hệ thống LHC vừa thiếu đồng bộ và không
đủ tin cậy nên không thể sử dụng để đánh giá theo chỉ số biến đổi chất lượng
nước được.
Vì vậy, luận án đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC đến bùn cát và
chất lượng nước hạ du thông qua phân tích diễn biến độ đục trung bình năm tại
An Khê và Củng Sơn giai đoạn từ 1988 đến 2014 như trên hình 3.5.
Diễn biến độ đục ở hình 3.5 cho thấy:
- Giai đoạn từ 2001 đến 2010, độ đục tại Củng Sơn biến động mạnh và khá
phức tạp vì giai đoạn này trên LVS Ba vừa đã có các hồ đi vào vận hành vừa có
Bảng 3.7 Hiệu quả cắt giảm đỉnh lũ của
hệ thống LHC khi được vận hành theo
quy trình liên hồ tại các tuyến kiểm soát
Mức giảm mực nước đỉnh lũ (m)
Trạm 1981 1988 1993
An Khê 4,15 0,60 0,38
Ayun Pa 0,41 0,26 0,32
Củng Sơn 0,45 0,56 0,48
16
các hồ đang được xây dựng, trong đó vừa có các hồ chứa lớn trên dòng chính
vừa có các hồ trên dòng nhánh cấp 1. Trong giai đoạn này đáng chú ý là từ năm
2005-2007 độ đục tại Củng Sơn tăng mạnh. Nguyên nhân có thể do thi công
công trình Ba Hạ đã làm tăng xói mòn.
- Giai đoạn sau năm 2008 khi hồ Ba Hạ trên dòng chính đi vào vận hành và tiếp
đến từ năm 2011 khi cả hệ thống LHC đã đi vào vận hành, xu thế giảm độ đục
rất rõ rệt.
Kết quả tính chỉ số giảm độ dục trung bình năm giữa hai thời kỳ chưa có và đã
có hệ thống LHC cho thấy mức độ giảm lên tới trên 60%. Mức độ giảm độ đục
này được coi là mạnh và sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái hạ du, biến đổi
chất lượng nước và có tiềm năng gây xói lở bờ sông do hiệu ứng nước trong.
3.2.3 Tác động tích lũy làm mất môi trường sống trên cạn
1. Tác động tích lũy lấn chiếm đất khu bảo tồn: Hệ thống LHC đã chiếm dụng
tổng cộng 908ha đất các khu bảo tồn Ea Sô và Krông Trai chiếm 0,7% tổng
diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên lưu vực. Mức tác động này được coi
là nhẹ.
Hình 3.5 Diễn biến độ đục trung bình năm trạm An Khê và Củng Sơn giai đoạn
1988-2014
17
2. Tác động tích lũy gây mất đất tự nhiên do thủy điện: Mức chiếm dụng đất tự
nhiên bình quân trên 1 MW công suất lắp máy của cả hệ thống LHC lưu vực
sông Ba là 33,7ha/MW nếu tính cả hồ Ayun Hạ và 26,9ha/MW nếu không tính
hồ Ayun Hạ. Đây là mức chiếm dụng đất lớn.
3. Tác động tích lũy gây mất đất rừng do thủy điện: Hệ thống LHC đã chiếm
dụng vĩnh viễn 1492 ha rừng, tính bình quân theo công suất lắp máy là
2,82ha/MW. Tác động gây mất rừng được coi là ở mức nhẹ so với một số lưu
vực sông khác.
4. Tác động gây áp lực lên các khu bảo tồn: Hệ thống LHC có khoảng cách từ
đập đến các khu bảo tồn tính theo chỉ số gần khu bảo tồn là 0,514/km. Đây
được coi là rất gần các khu bảo tồn và mức gây áp lực được coi là rất mạnh.
3.2.4 Tác động tích lũy đến hệ sinh thái sông và làm mất kết nối lưu vực
sông
1. Tác động tích lũy làm biến đổi hệ sinh thái sông: Kết quả đánh giá theo các
chỉ số cho thấy hệ thống LHC và các công trình trên lưu vực sông Ba đã tác
động đến 253 km chiều dài sông chiếm tới 31% tổng chiều dàì sông chính và
các nhánh cấp 1, đã gây biến đổi bình quân 0,42km/MW công suất lắp máy, đã
gây tác động rất mạnh đến hệ sinh thái sông.
2. Tác động làm mất kết nối của lưu vực sông: Do trên LVS Ba không có đập
nào có âu thuyền và đường cho cá đi nên khi tính chỉ số đập làm mất kết nối
của LVS, tất cả các hồ đập đều có hệ số αi = 1. Kết quả tính cho thấy cả hệ
thống LHC được lựa chọn nghiên cứu đánh giá đã làm mất kết nối của cả lưu
vực sông tới 87%. Trong đó 7 công trình trên dòng chính đã làm mất kết nối
của lưu vực sông tới 60%. Đây là tác động tích lũy tiêu cực ở mức độ rất mạnh.
3.3 Tổng hợp các tác động môi trường tích lũy điển hình của hệ thống
liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba
Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của
hệ thống LHC đến môi trường đất và nước trên LVS Ba như trong bảng 3.21.
18
Bảng 3.21 Tóm tắt kết quả tính toán các chỉ số đánh giá tác động môi trường
tích lũy của hệ thống LHC đến môi trường đất và nước trên LVS Ba
TT Các TĐTL chính
Các chỉ số
biểu thị
Đơn vị Trị số Đánh giá về mức độ tác động
I Tác động môi trường tích lũy đến dòng chảy và tài nguyên nước
1 Cắt giảm đỉnh các trận lũ lớn
HCĐL (lũ 1981) m 0,45
Tác động tích cực từ mức trung
bình đến mạnh
HCĐL (lũ 1988) m 0,56
HCĐL (lũ 1993) m 0,48
2
Biến đổi Qtb mùa lũ tại Củng
Sơn
I L % -28,6 Tác động tích cực mạnh
3
Biến đổi Qtb mùa cạn tại Củng
Sơn
I C % 1 Tác động tích cực nhẹ
4
Tổn thất nước mặt tính đến
Củng Sơn
Itt % 19 Tác động tiêu cực mạnh
II Tác động môi trường tích lũy đến bùn cát và chất lượng nước
5 Biến đổi chất lượng nước
IbđCLN
điểm - Chưa đánh giá được
6 Giảm độ đục trung bình năm Ibđ n % 62,8 Tác động tiêu cực mạnh.
III Tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái trên cạn
7 Mất đất KBT ImđKBT % 0,7 Tác động tiêu cực nhẹ
8 Mất đất tự nhiên do thủy điện Imđ_TĐ Ha/MW 26,9 Tác động tiêu cực mạnh
9 Mất rừng do thủy điện Imr_TĐ ha/MW 2,82 Tác động tiêu cực nhẹ
10 Gần các KBT IgKBT 1/Km 0,514 Tác động tiêu cực rất mạnh
IV Tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái sông
11 Biến đổi HST sông IbđHST % 31 Tác động tiêu cực rất mạnh
12 Mất kết nối của LVS ImknLVS % 87 Tác động tiêu cực rất mạnh
3.4 Nhận định về xu thế biến đổi môi trường do tác động tích lũy của hệ
thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba
Căn cứ vào những kết quả đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC trên
LVS Ba đến môi trường đất và nước đã xảy ra, có thể đưa ra một số nhận định
về xu thế biến đổi môi trường trong tương lai gần như sau:
1. Tác động đến chế độ dòng chảy hạ du: Chế độ dòng chảy hạ du sẽ biến đổi:
phân phối dòng chảy trong năm sẽ theo hướng “điều hòa” hơn; đỉnh lũ giảm
song thời gian đỉnh lũ kéo dài hơn; không tồn tại rõ rệt thời kỳ lũ tiểu mãn do
các hồ tích chứa nước; lượng dòng chảy mùa cạn thay đổi nhẹ. Lượng dòng
chảy năm khu vực hạ lưu giảm. Tuy nhiên, vẫn có thể phát sinh các tình huống
gây lũ chồng lũ khi không tuân thủ nghiêm Quy trình 1077; hiệu quả phát điện
thấp; rủi ro không tích đầy nước phục vụ nhu cầu cấp nước mùa cạn nếu kết
quả dự báo khí tượng, thủy văn không đáp ứng yêu cầu vận hành.
2. Dòng bùn cát: Lượng bùn cát bị lắng đọng trên hệ thống hồ chứa có khả
năng lớn hơn 60% tổng lượng bùn cát lơ lửng.
19
3. Các tác động tiêu cực khác: hàm lượng bùn cát về hạ lưu giảm gây xói lở hạ
lưu; gia tăng nạn phá rừng; gây áp lực và lấn chiếm đất các khu rừng phòng hộ.
3.5 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tích
lũy tiêu cực của hệ thống LHC đến môi trường đất và nước trên lưu
vực sông Ba
1. Giải pháp bổ sung quy định về đánh giá môi trường tích lũy vào các văn
bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường.
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý về ĐTL nên trong ĐMC và ĐTM
các tác động môi trường tích lũy thường bị bỏ qua, do vậy luận án đề xuất giải
pháp bổ sung quy định về đánh giá môi trường tích lũy vào các văn bản pháp
luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp hoàn thiện chính sách
thể chế đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Trước mắt, quy định về đánh giá tác động môi trường tích lũy nên được Bộ
TN&MT ban hành ở dạng thông tư hướng dẫn kỹ thuật thực hiện cho một số
loại hình dự án trong đó có các dự án phát triển tài nguyên nước, nhất là các dự
án xây dựng các hồ chứa trên lưu vực sông.
2. Xác lập khung hướng dẫn thực hiện ĐTL cho hệ thống LHC trên LVS
Để phù hợp về nội dung, trình tự thực hiện ĐMC và ĐTM theo quy định của
Việt Nam hiện hành, luận án xác lập khung hướng dẫn lồng ghép ĐTL vào quy
trình ĐMC cho các dự án CQK và ĐTM cho các dự án đầu tư cụ thể như trong
bảng 3.24, bảng 3.25.
Cách tiếp cận ĐTL hệ thống LHC trên LVS được lồng ghép trong ĐMC và
ĐTM đối với các dự án CQK và các dự án đầu tư cụ thể của lĩnh vực phát triển
TNN.
Khi thực hiện ĐTL hệ thống LHC trên LVS cần chú ý:
- Phạm vi nghiên cứu phải bao gồm các khu vực liên quan đến từng nguồn tài
nguyên cụ thể; đối với tài nguyên nước, cần chú ý đến cả nước mặt và nước
ngầm không chỉ trên LVS có các dự án mà phải cả các LVS lân cận nếu có
chuyển nước lưu vực sông.
- Cần ưu tiên xem xét những vấn đề môi trường chính hay chú ý đánh giá các
TĐTL chủ yếu đến các thành phần môi trường có giá trị.
20
- Lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế.
Bảng 3.24 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐMC theo quy trình hiện
hành đối với các CQK ở Việt Nam
Các bước Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐMC đối với các CQK
Bước 1 Xác định các vấn đề: Thiết lập hoặc lựa chọn các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy;
Bước 2 Chọn các thành phần môi trường có giá trị: Lựa chọn những thành phần môi trường có giá trị
cao và có tiềm năng chịu tác động môi trường tích lũy
Bước 3 Xác định phạm vi: Xác định các dự án có thể gây tác động tích lũy và các bên liên quan đến các
thành phần môi trường có tiềm năng chịu tác động tích lũy để tham vấn;
Bước 4 Đánh giá hiện trạng: Đánh giá xu thế biến đổi các thành phần môi trường có giá trị cao khi
không thực hiện CQK
Bước 5 Dự báo các TĐTL: Dự báo các tác động môi trường tích lũy khi thực hiện các CQK
Bước 6 Đánh giá những tác động tồn dư: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu của các dự án
đã hoàn thành để xác định các tác động tồn dư.
Bước 7 Đề xuất biện pháp giảm thiểu TĐTL: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tích lũy tiêu
cực; xây dựng chương trình giám sát môi trường và kế hoạch quản lý môi trường.
Lập dự thảo báo cáo ĐMC có các nội dung ĐTL được lồng ghép.
Bước 8 Tham vấn các bên liên quan đến TĐTL: Tham vấn các bên liên quan đến các thành phần môi
trường chịu TĐTL khi thực hiện CQK
Bước 9 Thẩm định nội dung liên quan đến TĐTL: Thẩm định các nội dung liên quan đến TĐTL của
báo cáo ĐMC
Lựa chọn các phương pháp ĐTL:
Các phương pháp thực hiện ĐMC và ĐTM đã được áp dụng rộng rãi đều có thể
áp dụng trong ĐTL. Các phương pháp được chọn phải phù hợp với điều kiện cụ
thể của khu vực có các dự án cần đánh giá, không được quá phức tạp; kết quả
đánh giá cần được trình bày dưới dạng dễ hiểu đối với chủ dự án, các chuyên
gia ở các lĩnh vực khác nhau và cả cộng đồng. Luận án kiến nghị áp dụng
phương pháp chỉ số môi trường trong đánh giá tác động môi trường tích lũy của
hệ thống LHC trên lưu vực sông.
21
Bảng 3.25 Lồng ghép nội dung ĐTL vào nội dung ĐTM theo quy trình hiện
hành đối với các dự án đầu tư cụ thể ở Việt Nam
TT Các nội dung ĐTL cần lồng ghép
Bước 1 Xác định phạm vi:
- Chú ý nhận dạng vùng ảnh hưởng của các dự án liên quan cần xem xét ĐTL
- Lựa chọn các vấn đề môi trường chính và các thành phần môi trường có giá trị chịu TĐTL của
các dự án
- Xác định các hoạt động cùng gây tác động đến các thành phần môi trường có giá trị cao.
Bước 2 Đánh giá môi trường nền: Phân tích các hoạt động của các dự án đã có, đang được thực hiện và
đánh giá hiện trạng môi trường trong vùng ảnh hưởng của chúng.
Bước 3 Đánh giá và dự báo tác động tích lũy chủ yếu: Phân tích các dự án đã được đưa vào quy hoạch, dự
báo các tác động môi trường của chúng sẽ được tích lũy với những tác động của các dự án hiện tại.
Bước 4 Biện pháp giảm thiểu tác động tích lũy: Thiết kế các công trình, các biện pháp kỹ thuật và đề xuất
các biện pháp quản lý để giảm thiểu các TĐTL xấu.
Bước 5 Quản lý môi trường: Dự báo các tác động tích lũy khi có thêm các dự án tương lai
Bước 6 Tham vấn các bên liên quan: Tham vấn với các bên liên quan về các tác động tích lũy đến các
thành phần môi trường có giá trị cao, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tiềm năng có
thể được thực hiện và xác định các cơ quan chịu trách nhiệm.
Bước 7 Lập và thẩm định các nội dung ĐTL: Rà soát các nội dung liên quan đến tác động môi trường tích
lũy được lồng ghép vào ĐTM.
Thời gian thực hiện ĐTL
Giai đoạn phù hợp nhất để lồng ghép ĐTL vào quá trình ĐMC/ĐTM là giai
đoạn xác định phạm vi. Giai đoạn này cần nhận biết các đối tượng tiếp nhận
chính hay các vấn đề môi trường chính để đảm bảo rằng việc đánh giá là có sự
tập trung ưu tiên và phù hợp với thực tiễn.
3. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý thực hiện vận hành liên hồ chứa
theo Quy trình 1077
Quy trình 1077 là tên gọi tắt quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông
Ba, bao gồm các hồ: Sông Ba Hạ, sông Hinh, Krông H'Năng, Ayun Hạ và An
Khê - Ka Nak theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký
ngày 07/7/2014. Quy trình vận hành LHC 1077 được đưa ra nhằm đảm bảo an
toàn tối đa cho bản thân từng công trình, vừa tăng hiệu quả hoạt động vừa giảm
thiểu các tác động tiêu cực của cả hệ thống. Tuy nhiên, việc thực hiện Quy trình
1077 đang gặp những khó khăn thách thức. Luận án đề xuất giải pháp định
22
hướng về tăng cường năng lực quản lý thực hiện quy trình 1077: (i) Tăng
cường năng lực dự báo cho Ngành Khí tượng Thủy văn cũng như chủ hồ để
tăng khả năng và chất lượng dự báo, cảnh báo sớm để vận hành hồ chứa phù
hợp; tăng số trạm khí tượng trên LVS; tăng trang thiết bị phục vụ dự báo và cơ
chế trao đổi thông tin giữa các bên liên quan; (ii) chủ đầu tư và chủ hồ cần thực
hiện nghiêm chỉnh quy trình 1077, đảm bảo cấp đủ dòng chảy tối thiểu theo quy
định.
3.6 Kết luận chương 3
Chương 3 của luận án đã thực hiện ĐTL của hệ thống LHC trên LVS Ba bằng
phương pháp sử dụng 12 chỉ số môi trường được chọn và đã chỉ ra rằng tác
động môi trường tích lũy của hệ thống LHC đến dòng chảy và tài nguyên nước
và tác động đến chất lượng nước và bùn cát là đáng kể; tác động mạnh đến hệ
sinh thái trên cạn và tác động rất mạnh đến hệ sinh thái sông; đã đề xuất các
giải pháp khả thi nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực
chủ yếu của hệ thống LHC trên LVS Ba.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đã đạt được của luận án
Nghiên cứu tổng quan của luận án về ĐTL cho thấy đây là công cụ rất hiệu quả
trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nhiều quốc gia phát triển đã có
quy định pháp luật và khung hướng dẫn thực hiện ĐTL; Việt Nam đến nay vẫn
chưa có quy định và hướng dẫn có tính pháp lý về ĐTL, mà mới chỉ có ĐTM
và ĐMC; việc áp dụng ĐTM và ĐMC cho các dự án phát triển TNN nói chung
mới chú ý đến các tác động trực tiếp theo từng dự án riêng rẽ còn tác động tích
lũy của các dự án theo không gian và thời gian thường bị bỏ qua. Do vậy luận
án đã đặt ra mục tiêu và nội dung nghiên cứu xây dựng các chỉ số môi trường;
đề xuất lựa chọn một số chỉ số ĐTL và ứng dụng để đánh giá tác động môi
trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS Ba; đề xuất giải pháp bảo vệ môi
trường và giảm thiểu các tác động tích lũy tiêu cực chủ yếu.
23
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần giải quyết được một số vấn đề
khoa học liên quan đến đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống
LHC trên LVS như:
- Đã xây dựng được 22 chỉ số môi trường và kiến nghị lựa chọn 12 chỉ số đặc
trưng nhất, được chia ra 4 nhóm; tất cả các chỉ số đều được phân cấp theo trị số
biểu thị mức độ tác động.
- Đã áp dụng các chỉ số ĐTL vào hệ thống LHC trên LVS Ba và nhận thấy hệ
thống LHC đã gây tác động mạnh đến HST sông; đã tác động rất mạnh đến tính
kết nối của LVS. Hệ thống LHC đã làm cho dòng sông bị “vỡ vụn”, gây chia
cắt sinh cảnh thủy sinh; làm biến đổi tổng cộng trên 30% tổng chiều dài dòng
chính và dòng nhánh cấp 1. Hệ thống LHC không chỉ tạo ra áp lực mà còn tác
động trực tiếp đến các khu bảo tồn; hệ thống LHC trên LVS Ba thuộc loại
chiếm dụng nhiều đất tự nhiên tính bình quân khoảng 27ha/MW theo công suất
lắp máy thủy điện. Tác động tích lũy đáng lưu ý nhất của hệ thống LHC trên
LVS Ba là đã gây tổn thất nước lên tới khoảng 1,7 tỉ m3/năm chưa tính đến
lượng tổn thất nước do tưới cho khu vực hạ du tính đến Củng Sơn, chủ yếu do
chuyển nước LVS.
- Đã đề xuất bổ sung quy định về đánh giá môi trường tích lũy vào các văn bản
pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường; xác lập khung thực hiện ĐTL được
lồng ghép vào quá trình thực hiện ĐMC và ĐTM theo quy định hiện hành ở
Việt Nam và những lưu ý khi áp dụng cho ĐTL hệ thống LHC trên LVS; đề
xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý thực hiện quy trình 1077
cho LVS Ba.
Những kết quả nghiên cứu, những kết luận và những đóng góp của luận án đều
dựa trên các tài liệu, số liệu được trích dẫn từ các nguồn chính thức của các cơ
quan chức năng liên quan, nên các kết quả tính toán thu được trong luận án là
đủ độ tin cậy.
24
2. Những tồn tại và các hướng nghiên cứu tiếp
- Do còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống LHC mới đi vào vận hành trong
thời gian ngắn, nên luận án chưa giải quyết đầy đủ được những vấn đề liên
quan đến ĐTL hệ thống LHC trên toàn bộ lưu vực mà mới chỉ giới hạn trong hệ
thống một số hồ chứa vừa và lớn trên dòng chính và dòng nhánh cấp 1 lưu vực
sông Ba.
- Chưa xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động tổng hợp đến đa dạng sinh
học và chất lượng nước ở hạ du;
- Chưa đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên
LVS Ba trong bối cảnh biến đổi khí hậu và chưa dự báo được các tác động tích
lũy tiềm tàng đến môi trường trong tương lai khi các dự án tiềm năng trên LVS
Ba sẽ được thực hiện.
3. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những tồn tại, luận án kiến nghị:
1) Các bên liên quan đến hệ thống LHC trên LVS nói chung và sông Ba nói
riêng và có thẩm quyền ra quyết định cho phép áp dụng vào thực tế các kết quả
của luận án từ đó rút kinh nghiệm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
2) Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật về ĐTL cần sớm được ban hành như
các văn bản pháp lý được kết hợp hoặc lồng ghép với ĐMC và ĐTM để việc
thẩm định các dự án phát triển kinh tế xã hội có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm đáp
ứng yêu cầu của quá trình phát triển bền vững.
3) Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến ĐTL hệ thống LHC trên LVS Ba nói
trên cần được các bên liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư nghiên cứu giải quyết
nhằm tham khảo áp dụng cho các LVS khác.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Văn Sỹ và Lê Đình Thành (2015), “Xác định và đề xuất chỉ thị
đánh giá tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông
Ba“, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi Trường – Trường Đại
học Thủy lợi, Số 48, 23-29.
2. Ngô Đình Tuấn, Lương Hữu Dũng, Nguyễn Văn Sỹ (2015), “Đặc điểm
lưu vực sông Ba trong vận hành hồ chứa và đánh giá môi trường tích
lũy“, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi Trường – Trường Đại
học Thủy lợi, Số 49, 80-85.
3. Nguyễn Văn Sỹ (2015), “Đánh giá tác động tích lũy của hệ thống liên
hồ chứa lớn trên lưu vực sông Ba đến bồi lắng hồ chứa Ba Hạ và vận
chuyển bùn cát xuống hạ lưu“ Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Số 660
tháng 12/2015, 43-47.
4. Nguyễn Văn Sỹ và Lê Đình Thành, “Những vấn đề môi trường của hệ
thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba trên quan điểm thủy văn sinh
thái”. Báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên năm 2015 của Trường
Đại học Thủy lợi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_tac_dong_moi_truong_tich_luy_cua_he_thong_lien_ho_chua_luu_vuc_song_batt_2705.pdf