KSNB có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DNXD niêm yết.
Luận án đã tập trung làm rõ mối quan hệ này. Mối quan hệ càng cho thấy
KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Từ đó các nhà quản lý cần phải có sự
quan tâm và đầu tư hơn đối với KSNB. Luận án đã hệ thống những vấn
đề lý luận cơ bản về KSNB, tổng quan những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KSNB, thực hiện
điều tra để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và khả năng sinh
lời, mối quan hệ giữa BKS với chất lượng KSNB và khảo sát về thực
trạng từng yếu tố cấu thành KSNB trong các DNXD niêm yết trên thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, BKS không có ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB, hoạt động của BKS mang tính hình thức chưa thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ theo quy định, từng yếu tố cấu thành của KSNB vẫn
còn những hạn chế cần hoàn thiện.
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế:
Một là, nghiên cứu chưa thực hiện với các doanh nghiệp niêm
yết thuộc lĩnh vực kinh doanh khác để có sự so sánh. Hơn nữa nghiên
cứu cũng chỉ thực hiện đối với các DNXD niêm yết, có thể có sự khác
biệt giữa DNXD niêm yết và doanh nghiệp xây dựng không niêm yết.
Hai là, chất lượng KSNB trong nghiên cứu được đo theo từng yếu
tố cấu thành KSNB, chưa thực hiện việc đo chất lượng KSNB bằng sự
xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng của KSNB trong doanh nghiệp.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu này vẫn
làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của KSNB đối với việc
nâng cao khả năng sinh lời, hoạt động của BKS trong việc nâng cao
chất lượng KSNB trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Nghiên cứu
cũng cung cấp một số hàm ý quan trọng cho các nhà quản lý và các nhà
hoạch định chính sách.
13 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả kinh doanh tốt, báo cáo tài chính đáng tin cậy và khả
năng sinh lời cao là mục tiêu hướng tới của bất cứ đơn vị kinh doanh
nào. Đối với doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, mục tiêu này lại càng
quan trọng hơn bởi đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể thu
hút vốn từ các nhà đầu tư. Trong quá trình hoạt động, có nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn tới doanh nghiệp niêm yết không đạt được hiệu quả
kinh doanh như mong muốn trong đó có nguyên nhân từ kiểm soát nội
bộ doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu KSNB là rất quan trọng để các
doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản và sự cắt giảm đầu tư
công cũng khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng niêm yết gặp nhiều khó
khăn. Để vượt qua khó khăn và đạt được kết quả kinh doanh tốt thì
doanh nghiệp xây dựng niêm yết phải có những giải pháp bền vững để
khi thị trường gặp khó khăn cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết
quả kinh doanh. KSNB hiệu quả giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tình
hình thực hiện chiến lược và điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tính tuân thủ
các quy định, pháp luật, bảo đảm chi phí hợp lý, giảm sự mất mát tài
sản và giảm được giá thành.
Khả năng sinh lời là thông tin quan trọng khi phân tích hiệu
quả kinh doanh. Nâng cao khả năng sinh lời là mục tiêu hướng tới của
các doanh nghiệp niêm yết nói chung cũng như các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết nói riêng. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết
theo phân tích phụ thuộc vào KSNB, KSNB có chất lượng sẽ giúp cho
DNXD niêm yết hạn chế các sai phạm về chi phí, tài sản, nguồn vốn,
thu nhập từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời. Tuy
nhiên mối quan hệ này cần được kiểm tra, chứng minh trong các
DNXD niêm yết.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, Ban kiểm
soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức
2
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, kiến nghị
biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, có quyền rà soát,
kiểm tra và đánh giá hiệu lực của hệ thống KSNB. Với những quy định
về quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát thì Ban kiểm soát có ảnh
hưởng đến chất lượng KSNB. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phân tích, đánh
giá về mặt lý thuyết. Thực tế, ban kiểm soát có ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết hay không thì
cần phải kiểm tra, chứng minh.
Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của Luận án là đánh giá mối quan
hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ và khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa
ban kiểm soát và chất lượng kiểm soát nội bộ, đánh giá từng yếu tố cấu
thành kiểm soát nội bộ trong các DNXD niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với mục tiêu nghiên cứu chung như trên, mục tiêu nghiên cứu
cụ thể của Luận án như sau:
Kiểm định hồi quy mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội
bộ với khả năng sinh lời, kiểm định mối quan hệ giữa quy mô ban kiểm
soát, tính độc lập của ban kiểm soát, trình độ của ban kiểm soát với chất
lượng kiểm soát nội bộ.
Làm rõ lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ vào doanh nghiệp
xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá thực trạng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ kết quả kiểm định các mối quan hệ và thực trạng các yếu tố
của kiểm soát nội bộ đề xuất các kiến nghị, giải pháp cần tập trung
nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng
3
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
• Chất lượng kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời không?
• Ban kiểm soát ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết?
• Đặc điểm của các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam là gì?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận cơ
bản về KSNB vào những DNXD niêm yết; sự ảnh hưởng của các yếu tố
KSNB đến khả năng sinh lời trong DNXD niêm yết trên TTCK Việt
nam; mối quan hệ giữa quy mô BKS, tính độc lập, trình độ của BKS và
chất lượng KSNB trong DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam là công ty cổ phần có chứng
khoán niêm yết trên TTCK Việt nam có doanh thu trong lĩnh vực
xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của công ty đó.
- Luận án tập trung nghiên cứu KSNB của các DNXD niêm yết từ
năm 2014 đến nay
5. Đóng góp mới của Luận án
Luận án đã cụ thể hóa lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ vào
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận án đã kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng KSNB với
khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa quy mô BKS, tính độc lập của
BKS, trình độ của BKS với chất lượng KSNB trong các doanh nghiệp
xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ chất lượng KSNB có
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Kết quả này là cơ sở để các nhà quản
4
lý nhận thấy được rõ vai trò quan trọng của KSNB trong việc nâng cao
khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ đó cần có sự quan tâm, đầu tư
hoàn thiện KSNB.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ rõ BKS không có ảnh
hưởng đến chất lượng KSNB. Kết quả này cho thấy thực chất hiệu quả
hoạt động của BKS trong việc nâng cao chất lượng KSNB là thấp. Kết
quả nghiên cứu là cơ sở để những người lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà
nước triển khai các giải pháp phù hợp để cho hoạt động của BKS đi vào
thực chất hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những hạn chế của các
yếu tố KSNB, kết quả là cơ sở để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn
thiện KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu kiểm soát nội bộ
trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp
xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.1.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ
Quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã hình thành
nhiều quan điểm về KSNB. Năm 1992, COSO (Committee of
Sponsoring Organization)- Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia của Mỹ về
5
việc chống gian lận trên BCTC đã đưa ra khái niệm KSNB được chấp
nhận rộng rãi, báo cáo của COSO được công bố với tiêu đề “KSNB-
Khuôn khổ hợp nhất” (Internal Control – Intergrated Framework).
Ngay sau khi ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX), Ủy
ban Giao dịch Chứng khoán của Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng
của KSNB và chỉ rõ khuôn khổ COSO có thể được sử dụng cho mục
đích đánh giá KSNB hàng năm của quản lý. Khái niệm KSNB của
COSO được sử dụng trong các tác phẩm “Kiểm toán” của Robertson
(Robertson,1996,tr186-187, tác phẩm “Các nguyên tắc của Kiểm toán”
của Whittington (Whittington O.R.,1995,tr218).
Nhiều định nghĩa KSNB sau đó được đưa ra dựa trên định
nghĩa KSNB của COSO. Năm 2003, Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và
các Dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB – The International Auditing and
Assurance Standard Board) thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế đã ban
hành một số chuẩn mực kiểm toán trong đó có Chuẩn mực Kiểm toán
quốc tế 315 “Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh
nghiệp và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu”, chuẩn mực đã đưa ra
định nghĩa KSNB.
IFAC (2012,tr20) cho rằng KSNB có nhiều nghĩa, bao gồm:
KSNB là hệ thống hoặc là quá trình: là toàn bộ hệ thống KSNB của một
tổ chức; KSNB là một hoạt động hoặc biện pháp: biện pháp hiện thời
để xử lý rủi ro và thực hiện ; KSNB là tình trạng hoặc kết quả đạt được:
kết quả đạt được của hệ thống KSNB hoặc quá trình KSNB. IFAC đã
đưa ra những định nghĩa khác nhau về KSNB trong đó có dựa trên định
nghĩa KSNB của COSO.
Nhiều nhà khoa học nước ngoài và các tổ chức thuộc về tri thức
quốc tế đã phát triển khái niệm KSNB. KSNB được định nghĩa theo
những cách khác nhau nhằm nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau
của nó.
6
Ở Việt Nam, Định nghĩa KSNB được quy định trong VSA 315
tương đồng với định nghĩa KSNB theo ISA 315 và COSO. VSA 315
cũng tiếp cận KSNB là quá trình và theo hướng quản lý rủi ro.
Khái niệm KSNB của COSO là khái niệm được chấp nhận khá
rộng rãi. Nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức đã sử dụng và dựa trên
khái niệm này trong các nghiên cứu và các quy định. Chính vì thế,
KSNB theo quan điểm của COSO là cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu
KSNB của tác giả.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng hợp (có tính so sánh) một số khái niệm kiểm
soát nội bộ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các quan điểm khác nhau về
KSNB, tác giả đã đưa ra một khái niệm riêng về KSNB.
1.1.2 Mục tiêu và các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ
1.1.2.1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Là chuỗi các hoạt động xuất hiện trong mọi
bộ phận của tổ chức và là nội dung cơ bản
trong các hoạt động của tổ chức
Kiểm soát nội bộ
Hệ thống
Là sự tổng hợp những quy tắc,
phương tiện, chính sách và thủ tục
Quy trình
Nhằm đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp
Nhằm đảm bảo hợp lý trong việc
đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp
7
Theo báo cáo của COSO, KSNB- Khuôn khổ hợp nhất, mục
tiêu của KSNB (trích trong Rollins và Lanza, 2005, tr48-49) gồm:
- Đảm bảo đạt được các mục tiêu hoạt động: liên quan đến những
mục tiêu kinh doanh cơ bản của tổ chức, bao gồm những mục tiêu khả
năng sinh lời, mục tiêu hiệu quả, bảo vệ nguồn lực và đạt các mục tiêu
chiến lược. Mục tiêu này nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
hoạt động
- Đảm bảo độ tin cậy của BCTC được công bố
- Đảm bảo sự tuân thủ: đề cập đến việc tuân thủ tất cả các luật liên
quan và quy định có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức
Mục tiêu của KSNB có liên quan đến nhau, các mục tiêu
của KSNB đều hướng đến hiệu quả của doanh nghiệp, đây là mục
tiêu quan trọng, ưu tiên đối với các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Tác giả đã tổng quan, phân tích để
làm rõ nội dung này.
1.1.2.2 Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ
Tác giả trình bày từng yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ theo
báo cáo của COSO, KSNB- Khuôn khổ hợp nhất, gồm 5 yếu tố: Môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, Giám sát, Thông tin và truyền thông,
Hoạt động kiểm soát
1.1.3 Chất lượng kiểm soát nội bộ
Tổng hợp từ những nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng KSNB cũng như sự ảnh hưởng của chất lượng
KSNB đến các yếu tố khác cho thấy bên cạnh những nghiên cứu nhìn
nhận chất lượng KSNB liên quan đến các hạn chế của KSNB hoặc hạn
chế trọng yếu của KSNB thì chất lượng KSNB còn được nhìn nhận ở
tính hiệu lực của các yếu tố cấu thành. Tiêu chí về tính hiệu lực của
từng yếu tố cấu thành KSNB để đánh giá chất lượng KSNB là phù hợp
khi chưa có quy định của pháp luật về việc công bố những hạn chế
8
trọng yếu của KSNB. Chất lượng KSNB là thuật ngữ dùng để mô tả
tính hiệu lực của từng yếu tố cấu thành KSNB, đáp ứng yêu cầu của
nhà quản lý và người sử dụng thông tin.
1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết đến
kiểm soát nội bộ
1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết
DNXD có những đặc điểm riêng về sản phẩm và sản xuất,
những đặc điểm này ảnh hưởng đến KSNB trong DNXD.
Để có thể niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, công ty
niêm yết phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn niêm yết. Theo quy định, các
tiêu chuẩn niêm yết liên quan đến vốn điều lệ, kết quả kinh doanh, tỷ
lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán.
Một đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng KSNB
trong doanh nghiệp niêm yết là việc công bố thông tin tài chính. Theo
quy định của Thông tư 52/2012/TT-BTC, doanh nghiệp niêm yết phải
công bố BCTC năm đã được kiểm toán.
1.2.2 Sự ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp xây dựng niêm yết
đến kiểm soát nội bộ
Những đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng đặt ra yêu
cầu đối với KSNB trong DNXD là kiểm soát chất lượng công trình,
kiểm soát tiến độ thi công, kiểm soát an toàn trong thi công, kiểm soát
chi phí.
Những quy định về công bố thông tin đối với doanh nghiệp
niêm yết đặt ra yêu cầu kiểm soát hệ thống thông tin, truyền thông cao
hơn so với những doanh nghiệp không niêm yết.
9
1.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm soát nội bộ với khả năng
sinh lời
1.3.1 Chỉ tiêu khả năng sinh lời trong phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh (HQKD) và khả năng sinh lời là những
nội dung của phân tích HQKD, điều này được thể hiện ở các quan điểm
phân tích của nhiều nhà nghiên cứu. Tổng hợp các quan điểm cho thấy,
các chỉ tiêu khả năng sinh lời là một nội dung không thể thiếu trong
phân tích HQKD. Chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh HQKD càng cao
và ngược lại. Khả năng sinh lời thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ
các nguồn lực đầu vào, chi phí đầu vào. Đối với các nhà đầu tư, cổ
đông của doanh nghiệp thông tin về khả năng sinh lời là một trong
những thông tin không thể bỏ qua khi phân tích và đưa ra những quyết
định đầu tư.
1.3.2 Mối quan hệ của kiểm soát nội bộ đến khả năng sinh lời
Đã có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của KSNB (sự công bố
những hạn chế trọng yếu của KSNB liên quan đến từng thành phần của
KSNB) đến khả năng sinh lời nhưng nghiên cứu sự ảnh hưởng từng
thành phần KSNB đến khả năng sinh lời trong doanh nghiệp xây dựng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được thực hiện.
KSNB được kỳ vọng giúp người quản lý đạt được mục tiêu tính hiệu quả
nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành KSNB
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp lại ở mức độ rất hạn chế. Do đó,
Luận án được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng KSNB
cũng như từng yếu tố cấu thành KSNB đến khả năng sinh lời trong các
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tác giả trình bày những lập luận lý thuyết về mối quan hệ giữa
từng yếu tố cấu thành KSNB với khả năng sinh lời là cơ sở để tác giả
thiết lập các giả thuyết nghiên cứu.
10
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nội bộ
Để đưa ra những giả thuyết nghiên cứu ở chương 2 mục 2.3.1
về mối quan hệ giữa BKS và chất lượng KSNB, tác giả làm rõ cơ sở lý
luận của mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán, ban kiểm soát đến chất
lượng KSNB và thực hiện tổng quan những nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB.
1.4.1 Mối quan hệ giữa Ủy ban kiểm toán và chất lượng KSNB
Ủy ban kiểm toán là ủy ban được thành lập chính thức trực
thuộc hội đồng quản trị mà mỗi năm nên có tối thiểu hai cuộc họp.
Chức năng chính của ủy ban kiểm toán là hỗ trợ hội đồng quản trị hoàn
thành trách nhiệm trên cương vị quản lý bằng việc đánh giá hệ thống
KSNB, quá trình kiểm toán độc lập, công việc của kiểm toán nội bộ và
đánh giá các thông tin tài chính cung cấp cho cổ đông (Collier, 2009,
tr25).
Đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán
với chất lượng KSNB. Tác giả trình bày kết quả của những nghiên cứu
tiêu biểu về mối quan hệ giữa ủy ban kiểm toán với chất lượng KSNB.
1.4.2 Mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và chất lượng KSNB
Tác giả thực hiện trình bày và phân tích về khái niệm, cách
thức tổ chức của KTNB để thấy rõ mối quan hệ giữa KTNB và ủy ban
kiểm toán, hai bộ phận này không phải là một. Ủy ban kiểm toán tham
gia bổ nhiệm các vị trí cao nhất của KTNB; đánh giá, phê chuẩn các
chương trình kế hoạch, đánh giá hoạt động của KTNB.
Tác giả thực hiện tổng quan các kết quả nghiên cứu về mối
quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ.
1.4.3 Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát và chất lượng KSNB
Trong mối quan hệ với chất lượng KSNB, ủy ban kiểm toán và
KTNB là những yếu tố đã được nghiên cứu còn BKS thì chưa được
nghiên cứu về sự ảnh hưởng. BKS có điểm giống với ủy ban kiểm toán
11
về quyền, nhiệm vụ. Tuy nhiên đây là quy định, còn trong thực tế các
công ty cổ phần, cụ thể là các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, mối quan hệ giữa BKS với chất lượng
KSNB chưa được chứng minh, làm rõ.
Lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa ban kiểm soát và chất
lượng KSNB
Lý thuyết đại diện (Agency Theory):Trong lý thuyết đại diện, các cổ
đông là chủ sở hữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người
khác thực hiện công việc. Những người đứng đầu ủy quyền hoạt động
của công ty cho các giám đốc hoặc những người quản lý, họ là các đại
diện cho các cổ đông. Vấn đề đại diện xuất hiện trong mối quan hệ giữa
người hưởng lợi và người được thuê hoặc ủy quyền, khi chủ sở hữu, cổ
đông thuê nhà quản lý để điều hành công ty thay mình. Lý thuyết đại
diện được vận dụng để xây dựng giả thuyết về mối quan hệ giữa BKS
và chất lượng KSNB.
1.4.4 Sự ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chất lượng kiểm soát
nội bộ
Trong phần này tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của các nhân tố khác đến chất lượng KSNB để rõ hơn về
những nhân tố khác nhau được nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB ngoài các nhân tố liên quan đến ủy ban kiểm toán và kiểm
toán nội bộ. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam có những
điểm giống với ủy ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ nhưng chưa được
nghiên cứu sự ảnh hưởng đến chất lượng KSNB, luận án được thực
hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa ban kiểm soát với chất lượng KSNB
trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
12
1.5 Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết trên thế giới
- Đặc điểm KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
hàng đầu tại Đức, Mỹ, Nhật Bản như Công ty Bauer AG, Công ty xây
dựng Flour, Công ty xây dựng Sumitomo Mitsui
- Từ phân tích về kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây
dựng niêm yết tại Đức, Mỹ, Nhật Bản có thể nhận thấy một số đặc điểm
về đánh giá rủi ro, về giám sát, môi trường kiểm soát, thông tin và
truyền thông
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng quan các nghiên cứu
nước ngoài và các nghiên cứu trong nước về kiểm soát nội bộ, các nhân
tố ảnh hưởng đến KSNB, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh, mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả, cụ thể là khả năng sinh
lời, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu tài
liệu cũng nhằm xác định các thang đo cho các biến độc lập và các biến
phụ thuộc, cơ sở lý luận về KSNB. Sau đó, tác giả thực hiện thu thập
dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu
khảo sát. Những dữ liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của phần
mềm Eviews, SPSS, kết quả thu được sẽ được phân tích để tìm ra câu
trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
2.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tài liệu có sẵn
trong các DNXD niêm yết được khảo sát
Nguồn dữ liệu sơ cấp
- Thông tin về chất lượng KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng
niêm yết có được thông qua phương pháp nghiên cứu khảo sát và
phỏng vấn (Phụ lục)
13
- Thông tin về đặc điểm các yếu tố của KSNB trong các DNXD niêm
yết thu thập thông qua gửi phiếu khảo sát (Phụ lục)
2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
2.3.1 Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp được sử dụng để tổng hợp
cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các
kết quả nghiên cứu trước, các thang đo cho các biến số trong mô hình
nghiên cứu. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả cũng xác
định được thước đo cho các biến.
2.3.2 Phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về những đặc
điểm của từng yếu tố KSNB trong doanh nghiệp xây dựng; về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát, về ảnh hưởng của các
yếu tố cấu thành KSNB đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ
phần xây dựng niêm yết.
2.3.3 Phân tích dữ liệu định tính
Qua việc phỏng vấn, tác giả phân tích rõ hơn kết quả nghiên
cứu mối quan hệ giữa KSNB với khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa
BKS với chất lượng KSNB, đặc điểm của từng yếu tố cấu thành KSNB
trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định cơ sở lý thuyết
cho nghiên cứu, thiết lập các giả thuyết nghiên cứu.
2.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.4.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết KSNB của COSO, lý thuyết đại diện, các
nghiên cứu thực tế và những phân tích từ phương pháp nghiên cứu định
tính, tác giả thiết lập giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất
lượng KSNB và khả năng sinh lời; mối quan hệ giữa BKS và chất
lượng KSNB.
14
2.4.2 Thước đo biến số
Trong mục này tác giả xác định thang đo cho các biến độc lập, biến phụ
thuộc, biến kiểm soát của mô hình nghiên cứu. Căn cứ để xây dựng,
phát triển các biến.
2.4.3 Kết quả đánh giá thang đo
Phương pháp Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin
cậy của thang đo. Căn cứ vào các dữ liệu thu thập, tác giả tính toán
Cronbach Alpha dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
Kết quả Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về
độ tin cậy.
2.4.4 Chọn mẫu nghiên cứu
2.4.4.1 Tổng thể nghiên cứu
DNXD trên thị trường chứng khoán Việt Nam là công ty cổ
phần có chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam
(bao gồm sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) có
doanh thu trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng
doanh thu của công ty.
2.4.4.2 Mẫu nghiên cứu
Tổng số doanh nghiệp xây dựng trên cả hai sàn HNX và HOSE
là 107.
2.4.5 Phân tích dữ liệu
2.4.5.1 Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp phân tích thống kê mô tả sử dụng phần mềm
Eviews, các chỉ tiêu sử dụng để phân tích gồm: giá trị trung bình
(Mean), giá trị trung vị (Median), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ
nhất (Min) của các biến CE, IC, CA, RA, M, SBSIZE, SBINDEP,
SBEXP và đo lường tính biến thiên của dữ liệu sử dụng giá trị độ lệch
chuẩn (Standard deviation, SD).
15
2.4.5.2 Phương pháp hồi quy tương quan
Phương pháp hồi quy tương quan: mô hình hồi quy tuyến tính để
kiểm định các mối quan hệ giữa: Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập
là quy mô BKS, tính độc lập, trình độ của BKS, với biến phụ thuộc là chất
lượng KSNB; Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập là quy mô BKS,
tính độc lập, trình độ của BKS với biến phụ thuộc là từng yếu tố cấu thành
KSNB; Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập là chất lượng KSNB với
biến phụ thuộc là ROE; Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập là từng
yếu tố cấu thành KSNB với biến phụ thuộc ROE
2.5 Phương pháp nghiên cứu khảo sát
2.5.1 Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát bao gồm các nội dung chính: thông tin cá nhân,
thông tin về BKS; thông tin về các yếu tố của KSNB; thông tin về chất
lượng từng yếu tố của KSNB
2.5.2 Đối tượng gửi phiếu khảo sát
Phó giám đốc công ty, Trưởng, phó phòng kế toán, nhân viên kế toán
Nhân viên phòng tổ chức nhân sự
Trưởng, phó phòng (ban) vật tư, thiết bị, chỉ huy công trình, nhân viên
phòng (ban).
2.5.3 Quy trình khảo sát
Tác giả trình bày trình tự các công việc thực hiện khảo sát
16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Đặc điểm của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ
Tác giả trình bày đặc điểm phát triển của công ty xây dựng niêm
yết và các quy định niêm yết hiện hành ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ.
3.2 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội
bộ với khả năng sinh lời
3.2.1 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội
bộ với khả năng sinh lời bằng phương pháp nghiên cứu định tính
Theo kết quả nghiên cứu, các đối tượng được phỏng vấn đều
cho rằng KSNB có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, KSNB có chất
lượng thì ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội
bộ với khả năng sinh lời bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả thống kê mô tả:
Dựa vào số liệu thu thập, thống kê mô tả được thực hiện qua sự
hỗ trợ của phần mềm Eviews, các chỉ tiêu về trung bình, trung vị, giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất và độ phân tán được tính toán cho từng yếu tố của
KSNB.
Kết quả hồi quy
Với dữ liệu thu thập qua điều tra, tác giả sử dụng phần mềm
Eviews để thực hiện hồi quy với khả năng sinh lời là biến phụ thuộc và
chất lượng KSNB là biến độc lập, quy mô doanh nghiệp, tỷ suất nợ và
thời gian niêm yết của doanh nghiệp là các biến kiểm soát. Kết quả hồi
quy được thể hiện ở bảng sau:
17
Bảng 3.6: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa chất lượng KSNB
và khả năng sinh lời của các DNXD niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
Dependent Variable: ROE
Method: Least Squares
Sample: 1 54
Included observations: 54
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -40.80260 12.69375 -3.214385 0.0023
ICQ 10.92986 1.838680 5.944407 0.0000
SIZE 0.602275 0.702140 0.857770 0.3952
LEV 0.055776 0.048358 1.153390 0.2543
T -0.718284 0.609361 -1.178748 0.2442
R-squared 0.462107 Mean dependent var 7.049778
Adjusted R-squared 0.418198 S.D. dependent var 8.470330
S.E. of regression 6.460827 Akaike info criterion 6.657413
Sum squared resid 2045.372 Schwarz criterion 6.841578
Log likelihood -174.7502 Hannan-Quinn criter. 6.728438
F-statistic 10.52405 Durbin-Watson stat 1.682198
Prob(F-statistic) 0.000003
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát
Kết quả cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê, R2 = 0.462,
p<0.05, mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và khả năng sinh lời có ý
nghĩa thống kê (Prob=0.0000<0.05). Điều này cho thấy với độ tin cậy
18
lớn hơn 95% thì chất lượng KSNB có tác động đến khả năng sinh lời
trong các DNXD niêm yết ở Việt Nam.
Để phân tích mối quan hệ giữa chất lượng KSNB với khả năng
sinh lời, tác giả thực hiện hồi quy riêng biệt từng yếu tố của KSNB với
khả năng sinh lời. Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa môi
trường kiểm soát và khả năng sinh lời có ý nghĩa thống kê, mối quan hệ
giữa hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, đánh giá rủi ro,
giám sát và khả năng sinh lời có ý nghĩa thống kê.
3.3 Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu mối quan
hệ giữa Ban kiểm soát với chất lượng kiểm soát nội bộ
Kết quả thống kê mô tả
Dựa vào số liệu thu thập, thống kê mô tả được thực hiện qua sự
hỗ trợ của phần mềm Eviews, các chỉ tiêu về trung bình, trung vị, giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất và độ phân tán được tính toán cho từng yếu tố của
KSNB.
Kết quả hồi quy
Với dữ liệu thu thập qua điều tra, tác giả sử dụng phần mềm
Eviews để thực hiện hồi quy với chất lượng KSNB là biến phụ thuộc và
quy mô BKS, tính độc lập của BKS, trình độ BKS là các biến độc lập,
quy mô doanh nghiệpvà thời gian niêm yết của doanh nghiệp là các
biến kiểm soát. Kết quả hồi quy được thể hiện ở bảng sau:
19
Bảng 3.13: Kết quả lượng hóa mối quan hệ giữa ban kiểm soát và
chất lượng kiểm soát nội bộ của các DNXD niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
Dependent Variable: ICQ
Method: Least Squares
Sample: 1 54
Included observations: 54
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 1.379121 0.993546 1.388079 0.1715
SBSIZE 0.289072 0.273622 1.056464 0.2960
SBINDEP 0.098398 0.119505 0.823382 0.4144
SBEXP 0.115429 0.106134 1.087583 0.2822
SIZE 0.031540 0.059431 0.530705 0.5981
T -0.016400 0.047821 -0.342941 0.7331
R-squared 0.105844 Mean dependent var 3.389153
Adjusted R-squared 0.012703 S.D. dependent var 0.494246
S.E. of regression 0.491097 Akaike info criterion 1.520087
Sum squared resid 11.57644 Schwarz criterion 1.741085
Log likelihood -35.04235 Hannan-Quinn criter. 1.605317
F-statistic 1.136381 Durbin-Watson stat 2.327479
Prob(F-statistic) 0.354203
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát
Kết quả hồi quy cho thấy mô hình không có ý nghĩa thống kê,
Prob(F-statistic)=0.354>0.05. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh
hưởng của BKS đến chất lượng KSNB không có ý nghĩa thống kê,
không đáng kể.
20
Số liệu kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa ban kiểm soát với
từng yếu tố của KSNB cho thấy mối quan hệ giữa quy mô BKS, tính
độc lập BKS và trình độ BKS với từng yếu tố của KSNB không có ý
nghĩa thống kê.
Phân tích kết quả nghiên cứu: Tác giả phân tích rõ kết quả
nghiên cứu mối quan hệ giữa Ban kiểm soát và chất lượng KSNB
3.4 Thực trạng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong phần này tác giả trình bày kết quả khảo sát thực tế của
từng yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng niêm
yết và đánh giá thực trạng của từng yếu tố đó bao gồm: môi trường
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, đánh giá rủi ro, hoạt
động kiểm soát.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1 Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
4.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tác giả trình bày sự cần thiết hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong đó có lý do từ kết quả nghiên cứu của Luận án.
21
4.1.2 Chiến lược phát triển ngành xây dựng, thị trường chứng khoán
và các quan điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả nêu các quan điểm hoàn thiện KSNB trong các DNXD niêm yết
trên TTCK.
4.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
Tác giả trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện môi
trường kiểm soát, bao gồm giải pháp về nâng cao nhận thức và quan
điểm của nhà quản lý về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phong
cách của nhà quản lý, chính sách nhân sự, cơ cấu tổ chức, về tính
trung thực và các giá trị đạo đức như: Ban hành hướng dẫn “Làm
những việc đúng”
Trong quy tắc ứng xử hoặc các quy định về đạo đức cần bổ
sung thêm quy định về giữ bí mật thông tin, sự quan trọng của thông tin
bí mật và xác định những thông tin như thế nào được xem là thông tin
bí mật.
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông
Thiết lập kênh liên lạc để nhân viên sẵn sàng báo cáo về những
vấn đề bất thường, những sai phạm trong sản xuất kinh doanh, trong quá
trình lập chứng từ kế toán là cần thiết, bao gồm số điện thoại để báo cáo,
hòm thư góp ý, địa chỉ email, tạo ra sự yên tâm cho những người báo cáo
để họ sẵn sàng báo cáo những thông tin bất lợi đến hoạt động kinh doanh,
đến việc lập BCTC, thông tin về vi phạm đạo đức và tính trung thực, thông
tin bất thường về địa chất nơi đang thi công công trình.
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện giám sát
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và
lĩnh vực, nội dung giám sát của bộ phận thực hiện giám sát. Trong các
22
nội dung giám sát cụ thể của từng lĩnh vực cần bổ sung nội dung giám
sát đối với vấn đề kiểm soát và rủi ro; giám sát việc đánh giá lại rủi ro
và điều chỉnh kiểm soát có phù hợp với những thay đổi mục tiêu kinh
doanh và môi trường bên ngoài của công ty.
4.2.4 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro
Các DNXD niêm yết cần phải quan tâm đến đánh giá rủi ro
bằng việc doanh nghiệp cần bố trí nhân viên chuyên thực hiện công
việc phân tích và đánh giá rủi ro để tư vấn cho nhà quản lý thiết kế
những hoạt động kiểm soát phù hợp. Công ty cần có chế độ khen
thưởng hay xét danh hiệu lao động trong năm cho phù hợp với những
đóng góp của từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trong việc nhận diện rủi ro
và đề xuất các giải pháp, hoạt động, quy định để hạn chế rủi ro
4.2.5 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát
Kiểm tra việc ký duyệt vật tư ở các thời điểm khác nhau và đối
với các loại vật tư khác nhau; bổ sung thêm các quy định về quản lý chi
phí giao khoán; xây dựng các kho bãi vật tư phù hợp; quy định đầy đủ
hơn các hoạt động kiểm soát; hoạt động kiểm soát nên được thực hiện
theo cách kịp thời và bất cứ hành động sửa chữa cần thiết nào nên được
thực hiện.
4.3 Kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Cơ quan quản lý nhà nước cần quy định báo cáo KSNB có chứng
thực của công ty kiểm toán là một trong những báo cáo cần phải công bố
ngoài báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Nhà nước cần quy định những nội dung trong báo cáo. Tác giả
trình bày cụ thể các nội dung cần quy định trong báo cáo. Ngoài ra, cơ
quan nhà nước cũng cần ban hành hướng dẫn để đánh giá KSNB. Liên
23
quan đến ban kiểm soát, các nhà hoạch định chính sách cần phải có
những quy định để tăng tính độc lập của Ban kiểm soát nhằm phát huy
tốt vai trò, nhiệm vụ của ban này trong thực tế.
Đối với doanh nghiệp
Các nhà quản lý cần hiểu rõ được KSNB để đánh giá KSNB
hiện tại doanh nghiệp đồng thời nhận thấy việc hoàn thiện KSNB là
thường xuyên, không được luôn thỏa mãn với KSNB đã được thiết lập.
Ngoài năng lực, kiến thức về KSNB những người lãnh đạo cần phải có
sự quyết tâm, quyết tâm làm tới cùng.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần hướng dẫn cho nhân
viên hiểu được về KSNB để khi nghe đến “kiểm soát” họ không cảm
thấy e ngại và có những phản ứng tiêu cực.
Đối với Công ty kiểm toán
Công ty kiểm toán thực hiện đào tạo và hướng dẫn nhân viên
kiểm toán đánh giá KSNB doanh nghiệp
24
KẾT LUẬN
KSNB có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của DNXD niêm yết.
Luận án đã tập trung làm rõ mối quan hệ này. Mối quan hệ càng cho thấy
KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Từ đó các nhà quản lý cần phải có sự
quan tâm và đầu tư hơn đối với KSNB. Luận án đã hệ thống những vấn
đề lý luận cơ bản về KSNB, tổng quan những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KSNB, thực hiện
điều tra để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng KSNB và khả năng sinh
lời, mối quan hệ giữa BKS với chất lượng KSNB và khảo sát về thực
trạng từng yếu tố cấu thành KSNB trong các DNXD niêm yết trên thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, BKS không có ảnh hưởng đến chất
lượng KSNB, hoạt động của BKS mang tính hình thức chưa thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ theo quy định, từng yếu tố cấu thành của KSNB vẫn
còn những hạn chế cần hoàn thiện.
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế:
Một là, nghiên cứu chưa thực hiện với các doanh nghiệp niêm
yết thuộc lĩnh vực kinh doanh khác để có sự so sánh. Hơn nữa nghiên
cứu cũng chỉ thực hiện đối với các DNXD niêm yết, có thể có sự khác
biệt giữa DNXD niêm yết và doanh nghiệp xây dựng không niêm yết.
Hai là, chất lượng KSNB trong nghiên cứu được đo theo từng yếu
tố cấu thành KSNB, chưa thực hiện việc đo chất lượng KSNB bằng sự
xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng của KSNB trong doanh nghiệp.
Mặc dù còn một số hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu này vẫn
làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của KSNB đối với việc
nâng cao khả năng sinh lời, hoạt động của BKS trong việc nâng cao
chất lượng KSNB trong doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Nghiên cứu
cũng cung cấp một số hàm ý quan trọng cho các nhà quản lý và các nhà
hoạch định chính sách.
DANH MôC C¸C C¤NG TR×NH NGHI£N CøU
CñA T¸C GI¶ LI£N QUAN §ÕN §Ò TµI LUËN ¸N
1. Đặng Thuý Anh (2016), “Ban kiểm soát và chất lượng kiểm soát
nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Thương Mại, số 97/2016, trang
50-57.
2. Đặng Thuý Anh (2016), “Ảnh hưởng của chất lượng kiểm soát
nội bộ đến khả năng sinh lời trong các doanh nghiệp xây dựng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính Kế toán, số 10/2016, trang 59-63.
3. Đặng Thuý Anh (2015), “Thông tin và truyền thông trong các
doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: “Vai trò của hệ thống
thông tin quản lý đối với sự phát triển của các tổ chức, doanh
nghiệp”, tháng 11/2015, trang 247-256.
4. Đặng Thuý Anh, Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), “Yếu tố giám
sát của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành
cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh lần thứ
nhất: “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong bối cảnh toàn
cầu hóa”, tháng 12/2015, trang 195-204.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_kiem_soat_noi_bo_trong_cac_doanh.pdf