Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực vườn quốc gia pù mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững

Thành phần tinh dầu Etlingera yunnanensis (Wu&Senjen) R.M.Sm Lá, thân và rễ của E. yunnanensis được thu thập từ khu vực thác Khe Kèm, VQG Pù Mát, Nghệ An. Hàm lượng tinh dầu của lá, thân và rễ tương ứng với 0,25%, 0,20% và 0,31% khối lượng khô. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Trong tinh dầu của lá, thân, rễ có các thành phần chính: Monoterpen hydrocarbon chiếm 20,7% -57,8%; hydrocarbon sesquiterpen chiếm 23,2% -69,9%. Ngoài ra monoterpen chứa oxy cũng có mặt trong tinh dầu của thân (chiếm 12,8%) và của rễ (chiếm 13,3%). Các thành phần chính của tinh dầu lá là: germacren D (29,2%), β-pinen (11,6%), α-amorphen (11,2%), bicyclogermacren (8,2%), bicycloelemen (6,6%) và α-humulen (6,3%). Dầu của thân gồm các thành phần chính: các β-pinen (23,7%), 1,8-cineol (11,0%), α-pinen (9,6%) và germacren D (7,7%). Các thành phần β-pinen (31,9%), α-pinen (13,7%), 1,8-cineol (9,4%) và camphen (7,5%) cũng đã được tìm thấy trong tinh dầu của rễ.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực vườn quốc gia pù mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở những nước có rừng nhiệt đới. Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về LSNG từ rất sớm, như các công trình nghiên cứu của Chopra, R. N. và cộng sự (1956) về thực vật làm thuốc ở Ấn Độ. Nghiên cứu của W. L. Ackerman về Crataegus sp. hay của Akhtar Husain và các cộng sự về các cây có chứa tinh dầu ở Ấn Độ. Giai đoạn1990s cũng đã có nhiều nghiên cứu về tinh dầu như của D. J. Charles, J. E.Simon, M. P.Widrlechner, N. K Singl. Ở khu vực Đông Nam Á cũng đã có rất nhiều công trình của các tác giả về LSNG từ thập kỷ 1990 đăng trong “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á”, như các tác giả: R. C. K. Chung & Purwaningsh, C. C. De Guzman & R. A. Reglos, Diah Sulistiarini, M. Flach & F. Rumawas, M. Flash & J. S. Siemonsma, ... Những nghiên cứu này đã quan tâm nhiều đến các loài cây cho tinh dầu, dầu béo, cây làm thuốc, các loài phong lan và các loài cây cho sợi như song, mây, tre, nứa. Ngoài ra còn có nhiều công trình lớn nghiên cứu về LSNG của các nhóm tác giả như: H. de Beer Jenne và cộng sự (1989), Virgilio de La Cruz và cộng sự (1989), Nepstad và cộng sự (1992), French và cộng sự (1996), Brockhoven (1996), Leakey và cộng sự (1996), Taylor (1996), Vorhies (1997), Wollenberg và cộng sự (1998), Agarwal (1999)... và FAO đã tổ chức rất nhiều hoạt động thúc đẩy nghiên cứu và chia sẻ thông tin về LSNG liên tục từ năm 1991 đến nay. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài có giá trị cao, số loài cây làm thuốc chiếm tới 22% tổng số loài thực vật Việt Nam, có khoảng trên 600 loài cây cho tinh dầu, gần 600 loài cho tanin, nhiều loài khác cho dầu béo, nhựa, cây cảnh, hoa cảnh,.... Bên cạnh đó, còn có khoảng 0,789 triệu ha rừng tre nứa tự nhiên, 0,702 triệu ha rừng tre xen gỗ và 73.516ha rừng 5 tre nứa trồng với trên 4 tỷ cây, Thông nhựa có 194.721ha, Quế có 61.820ha, Hồi có 14.133ha. Ở nước ta, nghiên cứu về LSNG được bắt đầu từ khi người Pháp thiết lập được chính quyền thực dân ở Đông Dương. Sau khi Kháng chiến chống Pháp năm 1954, Bộ Nông - Lâm và trường Đại học Nông Lâm đã có nhiều nghiên cứu về LSNG, trong đó có “Lâm sản phụ” của Lê văn Giai (1956), “Trích nhựa thông” của Đào Xuân Mai (1958),... các nghiên cứu gây trồng Cánh kiến đỏ, Cánh kiến trắng, cây thuốc, công nghệ chế biến, gia công Cánh kiến đỏ, chế biến nhựa Thông... Từ cuối những năm 1990, LSNG được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn ở nước ta nhờ giá trị và tiềm năng to lớn của nó. Trong các loại LSNG, dược liệu là đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều công trình lớn về cây thuốc, đóng góp lớn cho y học quốc gia và quốc tế. Các nghiên cứu về LSNG khác còn rời rạc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng của LSNG ở nước ta. Dù vậy, vẫn có một số công trình có ý nghĩa như: “Tài nguyên thực vật chứa tinh dầu ở Việt Nam” của Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001, 2002), "1900 loài cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và nnk (1993), về “Tài nguyên tre Việt Nam” của Nguyễn Tử Ưởng và nnk (1995), về “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” của Võ Văn Chi và Trần Hợp,... 1.2.3. Các nghiên cứu về LSNG tại vùng Miền Tây Nghệ An Ở vùng miền tây Nghệ An, có khá nhiều nghiên cứu về cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc chữa bệnh, một số nghiên cứu về đa dạng thực vật và các cây có tích, có một vài nghiên cứu khác về LSNG ở qui mô nhỏ. Thống kê từ các nghiên cứu đã công bố cho thấy, có 1509 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 182 họ là cây có ích. Trong đó, cây thuốc có 1105 loài, cây lấy gỗ có 426 loài, cây ăn được có 367 loài. 1.3. Giá trị của Lâm sản ngoài gỗ Theo FAO (1997), 80% dân số của các nước đang phát triển sử dụng LSNG để đáp ứng cho các như cầu sức khỏe và dinh dưỡng, ít nhất 30 triệu người ở các nước Đông Nam Á sống chủ yếu dựa vào các LSNG từ rừng tự nhiên. Hiện nay, LSNG được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều ở những nước này, nơi mà chúng được đánh giá là có giá trị cao hơn gỗ, đặc biệt là ở các nước như Inđônêxia, Thái Lan, Philipine, Malaixia... Bên cạnh đó, các nước như Hồng Kông, Singapo, Đài Loan... không có nhiều tài nguyên LSNG nhưng họ đã thu lợi rất nhiều nhờ việc chế biến LSNG. LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người dân nông thôn, miền núi. Nhưng cho tới nay, LSNG vẫn chưa phát huy được tiềm năng to lớn của nó, chưa đóng góp ý nghĩa và xứng đáng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cũng như 6 của cả quốc gia. Theo đề án phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, định hướng phát triển LSNG của Việt Nam đến năm 2020, LSNG trở thành một trong những ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15-20%, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động, thu nhập từ LSNG chiếm 15-20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. Bên cạnh đó, LSNG còn mang lại cho người dân nguồn thu nhập thường xuyên hơn, ít đầu tư, ngắn ngày... dễ dàng để người dân các vùng miền núi nghèo có thể có cơ hội để phát triển và khai thác tốt các loại sản phẩm này. Đây cũng có thể là một hình thức làm kinh tế để người dân địa phương "lấy ngắn nuôi dài" khi họ đầu tư vào trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm. 1.4. Một số đặc điểm của các chi lựa chọn nghiên cứu tinh dầu trong họ Gừng 1.4.1. Đặc điểm nhận biết các chi lựa chọn nghiên cứu tinh dầu Chi: Etlingera Giseke – Ét ling: Cây to cao khoảng 4-5m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, dạng bông hay đầu, xếp theo vòng cầu đồng tâm trên một đế phẳng, thường có vài hoa nở đồng thời xòe ra. Cánh môi dạng lưỡi dài. Thường sống ở ven rừng, ven suối, sườn đồi nơi ẩm. Trên thế giới có khoảng 70 loài, Việt Nam có 5 loài. Chi: Hornstedtia Retz. – Giả sa nhân: Cây thảo cao 1-2(4)m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, gần gốc thân giả, hình trứng hay thoi, cuống cụm hoa ngắn. Các lá bắc xếp lợp, những lá bắc ở dưới và ngoài cùng dày, bất thụ, mầu đỏ, lá bắc hữu thụ ở phía trên, chứa 1 hoa. Quả nang gần hình cầu, gần như 3 góc, nhẵn, mở đến gần gốc. Mọc nơi đất ẩm, ven đường mòn, ven suối, bờ đá ẩm. Việt Nam có 1 loài. Chi: Siliquamomum Baill. – Sa nhân giác: Cây thảo cao 1-2m. Cụm hoa chùm, trên ngọn thân có lá, hoa thưa. Hoa đẹp có cuống dài, gần đầu có khớp. Quả nang dài dạng quả cải, dài gấp nhiều lần rộng. Thường mọc ở các sườn núi ẩm ở độ cao 800-1500m. Trên thế giới có 2 loài, Việt Nam mới phát hiện 1 loài.. 1.4.2. Các nghiên cứu về tinh dầu trong một số đại diện của họ Gừng Các thành phần chính của tinh dầu thân, lá, rễ, thân rễ, hoa, vỏ quả và hạt) của 5 loài riềng trong nghiên cứu của Trịnh Đình Chính (1995) gồm: zerumbon, các monoterpen như α–pinen, β-pinen, một số monoterpen alcohol, sesquiterpen hoặc dẫn xuất của chúng. Trên Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong họ Gừng được công bố, như của Đặng Văn Hoài, Olivier Duval, Pascal Richomme, Marie Lavault, Nguyễn Thị Hữu, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Thu Hoa,... cho thấy, thành phần tinh dầu trong dịch chiết củ các loài họ Gừng có cấu trúc 3,5-dihydroxy-1,7-bis(4- hydroxyphenyl) heptane và những dẫn chất của chúng có hoạt tính kháng ung thư. Ở cả Việt Nam và trên thế giới, các nghiên cứu về tinh dầu của các loài trong chi Etling (Etlingera Giseke), chi Giả sa nhân (Hornstedtia Retz.) và chi Sa nhân giác (Siliquamomum Baill.) đều còn ít. Với chi Siliquamomum Baill. mới chỉ có 7 nghiên cứu về tinh dầu của B.V.Thanh và N.Q. Bình về thành phần hóa học tinh dầu thân của Siliquamomum tonkinense thu tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thân của loài này chứa 0,37% tinh dầu (hàm lượng khô), với 42 hợp chất từ tinh dầu thân (chiếm 96,18%). Các thành phần chính là: 1,8 cineol (31,78%), E,E- farnesol (10,62%), Myrtenal (8,10%), Borneol (6,64%), β-pinen (5,21%), γ- terpinen (4,82%), o-cymen (3,89%), 7-epi-α-selinen (2,20%), α-terpineol (2,14%). Với chi Etlingera, đã có một vài nghiên cứu từ Malaysia và Trung Quốc về thành phần tinh dầu và khả năng kháng khuẩn của chúng ở của năm loài trong chi Etlingera thu từ Borneo. 1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm gọn trong dải Truờng Sơn Bắc, ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, trên độ cao khoảng từ 100 đến 1.841m, trong đó khu vực có độ cao lớn nhất tạo nên dải núi chính, nằm ở phía Nam VQG, hình thành đường biên giới dài 61,5 km giữa Việt Nam và Lào. Địa hình nhìn chung là dốc, thổ nhưỡng khô cằn và có rất ít vùng bằng phẳng, đáy thung lũng là 4 con sông lớn Khe Thơi, khe Bu, Khe Choang và Khe Khặng, thường có lũ bất thường và có thể cạn khô vào mùa kiệt. Có một số vùng đất thấp bên bờ Khe Thơi và Khe Khặng nên thường có dân cư tập trung, thậm chí cả trong vùng lõi. VQG Pù Mát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Các yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực mạnh, hình thành hai mùa rõ rệt. VQG Pù Mát hiện đang lưu giữ một diện tích rừng rất lớn, lớn nhất miền Bắc nước ta so với các khu rừng đặc dụng khác, với diện tích vùng lõi là 94.804.4ha (trong đó rừng giàu chiếm 20.716ha và rừng trung bình chiếm 24.650ha); vùng đệm có diện tích khoảng 86.000 ha, trải rộng trên lâm phần 3 huyện miền núi (Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương), trong đó 94% diện tích đang còn rừng che phủ và khoảng 22% là rừng nguyên sinh. Diện tích rừng vùng lõi - còn gọi là phần rừng đặc dụng - do Vườn quốc gia quản lý; phần diện tích vùng đệm do công ty lâm nghiệp, chính quyền một số xã và người dân quản lý. Diện tích này nằm giáp ranh với rừng đặc dụng, gần các vùng dân cư nên đây cũng là nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của người dân địa phương. Tổng số loài thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được là 2494, thuộc 931 chi của 202 họ (có số loài thực vật lớn nhất trong các VQG hiện nay ở Việt Nam). Hiện nay, trong vùng đệm VQG Pù Mát đang có rất nhiều dân cư sinh sống, gồm 16 xã, 111 thôn bản, trên 17.000 hộ dân với khoảng 93.500 người [10], tốc độ gia tăng dân số 2,6% mỗi năm, đa số dân cư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng hạn chế do sự nghèo kiệt nhanh chóng của các vùng đất dốc, do biến đổi khí hậu, hạn hán và thiếu nước canh tác. 8 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài LSNG có nguồn gốc từ thực vật bậc cao có mạch phân chia thành 6 nhóm theo của tài liệu “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam”, 2004. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Vùng nghiên cứu được chọn là vùng lõi và vùng đệm của VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An. 2. 2. Nội dung nghiên cứu 1. Lập danh lục, đánh giá sự đa dạng của LSNG ở khu vực VQG Pù Mát; 2. Lựa chọn 3 loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Pù Mát để nghiên cứu về thành phần tinh dầu. 3. Đánh giá hiện trạng khai thác, buôn bán và quản lý LSNG ở VQG Pù Mát; Xác định các vấn đề trong khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn các loài LSNG. 4. Xác định các loài quí, hiếm, cần bảo vệ, chịu sức ép lớn của việc khai thác và sử dụng, các loài có giá trị, có thể gây trồng, phát triển. 5. Đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng và quản lý LSNG bền vững ở khu vực miền Tây Nghệ An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa Thống kê các kết quả nghiên cứu đã có tại vùng nghiên cứu về các loài LSNG, tình hình khai thác, sử dụng và quản lý. Các kết quả kế thừa được thống kế trong Phụ lục 1, các mẫu thực vật còn lưu tại Bảo tàng thực vật - VQG Pù Mát và Phòng thí nghiệm thực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học Vinh. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Điều tra thực địa và thu thập các mẫu thực vật LSNG theo 5 tuyến chính: tuyến Tuyến Cao Vều; Tuyến Lục Dạ - Môn Sơn; Tuyến Khe Kèm; Tuyến Khe Bu; Tuyến Khe Thơi; theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000. Tổng số 585 mẫu của 496 loài đã được thu và làm tiêu bản. Các phương pháp phỏng vấn và đánh giá xã hội dùng để thu thập số liệu về kinh tê, xã hội, thu nhập và tác động của sự khai thác, quản lý, buôn bán lên LSNG. 240 hộ gia đình, 20 cán bộ và 15 người thu mua LSNG đã được phỏng vấn. 9 2.3.3. Phương pháp phân loại và xác định loài Định loại theo tài liệu của Nguyễn Tiến Bân, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Quốc Bình. Chỉnh lý tên khoa học và sắp xếp theo Brumitt, 1992 và Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Xác định các loài quí, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam và theo Danh lục Đỏ của IUCN. Xây dựng hệ thống phân loại LSNG theo tài liệu “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam”, 2007. 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu a. Phương pháp thu mẫu và chưng cất tinh dầu Mẫu nguyên (lá, thân, hoa, thân rễ) được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu, theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. b. Phương pháp định lượng tinh dầu Hàm lượng tinh dầu trong mẫu tươi là tỷ lệ tính bằng % của khối lượng tinh dầu chứa trong mẫu so với khối lượng của mẫu tươi (Theo Dược điển Việt Nam). Công thức tính: Sau đó tinh dầu được làm khô bằng Na2SO4 khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn, đậy kín, bảo quan ở 0-5OC trước khi đem phân tích. c. Phương pháp phân tích thành phần hóa học tinh dầu * Sắc ký khí (GC – Gas Chromatography): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detector FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS có chiều dài 30m, đường kính trong (ID) = 0,25mm, lớp phim mỏng 0,25µm đã được sử dụng. * Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS - Gas Chromatography/Mass Spectometry): Việc phân tích được thực hiện trên hệ thống sắc ký – khối phổ liên hợp của hãng Agilent Technologies HP 6890, hệ thống này được lắp với cột tách mao quản và vận hành sắc ký với khí mang là He. Việc xác định các thành phần tinh dầu được thực hiện trên việc xác định các chỉ số RI (Retention Indices), với các tài liệu đồng đẳng của n-alkan (C4–C30), trong điều kiện như nhau của các thử nghiệm, theo các chất chuẩn (Sigma-Aldrich, St. Louis, MO, USA) hoặc các thành phần của tinh dầu đã biết được tìm kiếm trong các thư viện (NIST 08 và Wiley 9th Version) và bằng các so sánh với các dữ liệu của (Adam, 1995; Joulain & Koenig, 1998). 2.3.5. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu Số liệu được thống kê và phân tích trên phần mềm Excel. Hl(t) (%) = Lượng tinh dầu thu được (gam) x % Khối lượng mẫu chưng cất (g) = N (khối lượng tinh dầu) x 0,9 (tỷ trọng quy ước với tinh dầu nhẹ hơn nước) x 100 M (khối lượng mẫu chưng cất) 10 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự đa dạng của LSNG ở VQG Pù Mát 3.1.1. Đa dạng về các taxon phân loại Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã xác định và thống kê được 1508 loài thực vật bậc cao có mạch là LSNG thuộc 741 chi, 182 họ của 6 ngành, chiếm 60,46% tổng số loài thực vật của khu vực VQG Pù Mát (Bảng 3.1). Trong đó, kế thừa 1142 loài từ các nghiên cứu trước và bổ sung 366 loài với 245 lượt loài cây làm thuốc và 216 lượt loài LSNG khác. Bảng 3.1. Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài LSNG ở VQG Pù Mát Ngành Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Psilotophyta 1 0.55 1 0.13 1 0.07 Lycopodiophyta 2 1.65 3 0.40 12 0.80 Equisetophyta 1 0.55 1 0.13 1 0.07 Polypodiophyta 22 12.09 35 4.72 58 3.85 Pinophyta 7 3.85 10 1.35 15 0.99 Magnol- Magnoliopsida 120 65.38 567 76.52 1182 78.38 iophyta Liliopsida 29 15.93 124 16.73 239 15.85 Tổng 149 81.32 691 93.25 1421 94.23 Tổng cộng 182 100 741 100 1508 100 Hầu hết các loài LSNG tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 94,23% tổng số loài; 93,25% tổng số chi và 81,32% tổng số họ. Trong 182 loài có 10 họ giàu loài cho LSNG nhất, đó là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), Họ Lúa (Poaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae); 10 loài này có tới 533 loài, chiếm 35,35% tổng số loài LSNG ở VQG Pù Mát. 10 chi giàu loài cho LSNG nhất gồm: chi Sung (Ficus), chi Sồi (Lithocarpus), chi Trọng đũa (Ardisia), chi Khúc khắc (Smilax), chi Dẻ gai (Castanopsis), chi Củ nâu (Dioscorea), chi Móng bò (Bauhinia), chi Bời lời (Litsea), chi Trâm (Syzygium), chi Thị (Diospyros). Hầu hết các loài trong các họ và các chi này được khai thác để làm thuốc và để ăn. Theo kết quả điều tra về khai thác và sử dụng LSNG, đã thống kê được 848 loài mà người dân khai thác để sử dụng và để bán, chiếm 56,23% tổng số loài cây LSNG ở khu vực VQG Pù Mát. Số loài chủ yếu thuộc về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 87,14% tổng số loài, trong đó lớp Ngọc lan chiếm phần 11 lớn (77%). Các họ có số loài được khai thác nhiều nhất cũng gồm họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Cúc (Asteraceae). 5.1.2. Đa dạng về phân bố, dạng thân và bộ phận sử dụng. Các sinh cảnh sống của các loài LSNG ở khu vực VQG Pù Mát được chia thành 5 nhóm. Sinh cảnh sống phổ biến nhất của các loài LSNG ở VQG Pù Mát là rừng (53%), tiếp đến là đồi núi đá (22%), các sinh cảnh khác như nương rẫy, ven đường và vườn, ven khe suối đều chiếm tỷ lệ từ 7 đến 9%. Về dạng thân, các cây thân gỗ và thân thảo chiếm tỷ lệ lớn nhất (32 và 30%), tiếp đến là các cây thân leo (19%) và thân bụi (17%), 2% là dạng thân bì sinh và ký sinh. Trong thực tế, từ 848 loài cây LSNG đã được khai thác ở VQG Pù Mát, nhiều bộ phận khác nhau được người dân được sử dụng, trong đó bộ phận được thu hái phổ biến nhất là lá và ngọn (465 loài), tiếp đến là toàn cây (320 loài), rễ (258 loài), thân (205 loài), vỏ (166 loài) và quả (157 loài). 3.2. Các nhóm LSNG ở VQG Pù Mát 3.2.1. Các nhóm LSNG phân theo mục đích sử dụng Mục đích sử dụng LSNG của người dân địa phương rất đa dạng, bao gồm: làm lương thực, thực phẩm, gia vị, dệt vải, nhuộm sợi, nhuộm răng, chăn nuôi, thuộc da, bện sừng, làm dây buộc, làm lưới, làm công cụ lao động, dựng nhà, làm đồ dùng trong gia đình, chữa bệnh cho con người và vật nuôi, bồi bổ sức khỏe, làm đồ chơi, diệt côn trùng, ký sinh trùng, làm mồi đánh bắt cá, săn thú vật,... Sự phân bố của 1508 loài LSNG có trong khu vực VQG Pù Mát theo 6 nhóm công dụng như trong bảng 3.6. Trong thực tế thì có nhiều loài có nhiều công dụng. Vì thế tổng số lượt loài xuất hiện trong các nhóm công dụng ở bảng 3.6 lên tới 2161 lượt. Bảng 3.6. Phân bố của các loài LSNG ở khu vực VQG Pù Mát theo công dụng TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%) 1 Nhóm cây cho sợi 99 6,56 2 Nhóm cây cho thực phẩm 366 24,27 3 Nhóm cây cho thuốc 1192 79,05 4 Nhóm cây cho dầu và nhựa 136 9,02 5 Nhóm cây tanin, thuốc nhuộm 68 4,51 6 Nhóm cây cảnh và công dụng khác 300 19,89 Tổng 2161 lượt/ 1508 loài 143,30 12 Trong thực tế, khi tìm hiểu về việc khai thác và sử dụng 848 loài cây LSNG vào các mục đích sử dụng khác nhau, đã thống kê được 1406 lượt loài được khai thác để sử dụng cho 6 nhóm mục đích khác nhau. Trong đó, nhóm cây được các ông lang, bà mế ở các địa phương sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi tại địa phương là nhiều loài nhất, tới 738 loài, chiếm 87% số lượt loài LSNG được khai thác, tiếp đến là nhóm cây cảnh và cây khác (127 lượt loài), nhóm cây ăn được (93 lượt loài), nhóm cây nhựa, dầu (92 lượt loài), nhóm cây cho sợi (55 lượt loài) và nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm (46 lượt loài). 3.2.1.1. Nhóm cây cho sợi Trong tổng số 1508 loài cây cho LSNG ở VQG Pù Mát có 99 loài cây cho sợi, chiếm 6,65%. Nhóm này bao gồm các loài song, mây, tre, nứa, mét, dây buộc, sợi dệt vải, đan lưới, bện thừng, bột làm giấy, tuy số loài ít nhưng được khai thác thường xuyên và nhu cầu thị trường khá lớn, đặc biệt là thị trường nguyên liệu mây tre đan xuất khẩu. Do quá trình khai thác quá mức và thiếu kế hoạch nên nhiều loài cạn kiệt trong tự nhiên, ví dụ như: Song mật (Calamus platyacanthus), Song bột (Calamus poilanei) Mây nếp (Calamus tetradactylus), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Bảng 3.8: Sự phân bố số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài cây cho sợi ở VQG Pù Mát Ngành Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Polypodiophyta 2 8,33 2 3,70 2 2,02 Pinophyta 1 4,17 2 3,70 2 2,02 Magnol -iophyta Magnoliopsida 16 66,67 27 50,00 42 42,42 Liliopsida 5 20,83 23 42,59 53 53,54 Tổng 21 87,50 50 92,59 95 95,96 Tổng cộng 24 100 54 100 99 100 Bảng 3.8 trình bày sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây lấy sợi ở khu vực VQG Pù Mát. Hầu hết các loài cây lấy sợi đều thuộc ngành Ngọc lan (chiếm 95,96%). Trên 53% tổng số loài cây lấy sợi thuộc lớp Loa kèn (Liliopsida) của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), tập trung chủ yếu trong 3 họ, đó là Họ Cau – Arecaceae; Họ Cói – Cyperaceae; Họ Lúa – Poaceae. 3.2.1.2. Nhóm cây làm thực phẩm Nhóm cây cho thực phẩm có số lượng loài khá lớn (366 loài), chiếm tỷ lệ 24,27% tổng số loài LSNG ở VQG Pù Mát. Các taxon phân loại, các bộ phận thu hái và nơi sống, dạng thân của các loài cây ăn được rất đa dạng. Bảng 3.9 trình bày sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây thực phẩm ở VQG Pù Mát. 13 Nơi sống của các loài cho thực phẩm rất đa dạng, ở tất cả các sinh cảnh đều xuất hiện, nhưng phổ biến nhất vẫn là rừng, chiếm 45%; tiếp đến là đồi núi, chiếm 21% và ven khe, suối, chiếm 19% tổng số loài ăn được. Bảng 3.9: Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của các cây ăn được Ngành Họ Chi Loài SL % SL % SL % Equisetophyta 1 1.32 1 0.42 1 0.27 Polypodiophyta 5 6.58 5 2.12 6 1.64 Magnoli Magnoliopsida 58 76.32 189 80.08 299 81.69 -ophyta Liliopsida 12 15.79 35 14.83 60 16.39 Tổng 70 92.11 228 94.92 98.09 Tổng cộng 76 100 236 100 366 100 Theo dạng thân, các cây ăn được là cây thân gỗ chiếm đến 43%, những loài này thường cho các loại quả, hoa, hạt, lá, rễ có thể ăn được, có đến 89 loại quả được người dân thu hái từ rừng để ăn và để bán. Tiếp theo là nhóm cây thân thảo, chiếm tỷ lệ 27%, lá, củ, hoa, quả hoặc cả thân của chúng thường để làm rau. Các loài cây thân leo chiếm 21%. Bộ phận được thu hái làm thực phẩm nhiều nhất là lá và ngọn (tới 148 lượt), tiếp đến là quả (122 lượt), còn búp, mầm, thân, củ, toàn cây, hoa, hạt đều chiếm số lượng không nhiều, từ 8 – 32 lượt loài. 3.2.1.3. Nhóm cây làm thuốc Bảng 3.10 Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây làm thuốc ở khu vực VQG Pù Mát Ngành Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Psilotophyta 1 0,63 1 0,19 1 0,08 Lycopodiophyta 2 1,25 3 0,56 6 0,50 Equisetophyta 1 0,63 1 0,19 1 0,08 Polypodiophyta 21 13,13 30 5,59 55 4,61 Pinophyta 4 2,50 5 0,93 6 0,50 Magnol Magnoliopsida 103 64,38 422 78,58 975 81,80 -iophyta Liliopsida 28 17,50 75 13,97 148 12,42 Tổng 131 81,88 497 92,55 1123 94,21 Tổng cộng 160 100,00 537 100,00 1192 100,00 14 Nhóm cây làm thuốc là nhóm có số loài lớn nhất trong 6 nhóm LSNG đã thống kê ở bảng 3.2, có tới 1192 loài, chiếm 79,05 % tổng số loài cây LSNG thống kê được của khu vực VQG Pù Mát. Chúng phân bố trong 6 ngành, 160 họ, 537 chi thực vật bậc cao có mạch của VQG Pù Mát. Trong đó số loài, chi, họ tập trung chủ yếu trong lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), chiếm 81,8 % tổng số loài; 78,58% tổng số chi và 64,38% tổng số họ. Những họ có trên 20 loài cây làm thuốc gồm: Họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Phong lan (Orchidaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae). Nơi sống của các loài cây làm thuốc khá đa dạng, chúng có mặt ở tất cả các sinh cảnh, nhưng số loài sống ở rừng chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp đến là đồi núi (22%). Các sinh cảnh còn lại đều là nơi sống của 8-11% của tổng số loài. Dạng thân của các loài cây cho dược liệu khá đa dạng, tỷ lệ các loài dạng thân thảo chiếm 32%, dạng thân gỗ chiếm 28%, thân leo chiếm 20% và dạng thân bụi chiếm 19%, dạng thân bì sinh, ký sinh chỉ chiếm 1%. Thu hái lá và ngọn để làm thuốc là phổ biến nhất, chiếm đến 421 lượt loài, tiếp đến là rễ (328 lượt loài) và thu hái toàn cây lên đến 212 lượt loài và thu hái thân đến 153 lượt loài. Việc thu hái cả cây, thân và rễ thường làm giảm cơ hội tái sinh và phát triển của các loài dược liệu, cần có kế hoạch và phương pháp bền vững. 3.2.1.4. Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm gồm 68 loài, chiếm 4,51% tổng số loài LSNG của khu vực VQG Pù Mát, thuộc 37 chi, 15 họ của 2 ngành thực vật (ngành Thông và ngành Ngọc lan). Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây chiết xuất được trình bày trong bảng 3.11. Hầu hết các taxon đều thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), chiếm 97,06% tổng số loài; 94,6% tổng số chi và 93,33% tổng số họ. Những họ có khá nhiều loài cho tanin là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae). Bảng 3.11: Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây tanin, thuốc nhuộm ở VQG Pù Mát Ngành Họ Chi Loài Số loài % Số loài % Số loài % Pinophyta 1 6,67 2 5,4 3 4,41 Magnoli -ophyta Magnoliopsida 14 93,33 35 94,6 65 95,59 Liliopsida 0 0 0 0 0 Tổng cộng 15 100.0 37 100.0 68 100.0 15 Phần lớn các loài của nhóm này phân bố ở rừng (70%), tiếp đến là đồi núi (12%) và vườn (8%). Dù chỉ có 68 loài của nhóm này nhưng có tới 6 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Phần lớn các cây nhóm này ở dạng thân gỗ (chiếm 68%), các cây thân thảo, thân leo và bụi chỉ đều chiếm từ 9-13% tổng số loài. Các chất nhuộm và tanin chủ yếu được lấy từ vỏ (45loài), từ quả (32 loài), từ lá (15 loài), từ toàn cây (8 loài), từ rễ (8 loài) và từ thân (6 loài); ít được lấy từ hoa và củ. 3.2.1. 5. Nhóm cây cảnh và cây có công dụng khác Nhóm cây cảnh (cây cảnh, hoa cảnh, cây xanh bóng mát) và cây có công dụng khác (cây cho lá gói, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, cây cải tạo đất,... ) gồm 300 loài, chiếm 19,89% tổng số loài LSNG ở VQG Pù Mát. Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm còn lại này được trình bày trong bảng 3.12. Bảng 3.12: Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây cảnh và cây có công dụng khác ở VQG Pù Mát Ngành Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Psilotophyta 1 1.39 1 0.59 1 0.33 Lycopodiophyta 1 1.39 1 0.59 3 1.00 Polypodiophyta 6 8.33 6 3.55 8 2.67 Pinophyta 5 6.94 6 3.55 9 3.00 Magnoli- Magnoliopsida 46 63.89 109 64.50 192 64.00 -ophyta Liliopsida 13 18.06 46 27.22 87 29.00 Tổng 59 81.94 155 91.72 279 93.00 Tổng cộng 72 100 169 100 300 100 Các loài thuộc nhóm cây này phân bố trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, nhưng tập trung hầu hết trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 93% tổng số loài của cả nhóm. Trong ngành Ngọc lan, lớp Ngọc lan có số loài chiếm phần lớn, 192 loài, chiếm 64%. Trong nhóm này, số loài cây được khai thác để làm cảnh, làm bóng mát, cho hoa đẹp chiếm phần nhiều, các loài được khai thác để làm lá gói, làm giá thể trồng nấm, cải tạo đất hay chăn nuôi, chiếm số lượng không nhiều và nằm rải rác ở nhiều chi, nhiều họ. Các sinh cảnh thường bị khai thác các sản phẩm thuộc nhóm này là rừng (45% lượt loài) và đồi núi (21% lượt loài). Các cây thân gỗ được khai thác nhiều hơn, chiếm tới 40% tổng số loài, chúng cung cấp các loại cây bóng mát, cây cảnh, cây làm giá thể trồng nấm, Nhóm tiếp theo là cây thân thảo, chiếm 30% tổng số loài của nhóm. Đa số các loài 16 thuộc nhóm này (185 loài) đều được khai thác cả cây để làm cảnh, trồng làm bóng mát, trồng làm hoa cảnh, 3.2.1.6. Nhóm cây cho nhựa, dầu Trong 1508 loài cho LSNG ở khu vực VQG Pù Mát có tới 136 lượt loài cho dầu và nhựa (bao gồm tinh dầu, dầu béo, nhựa dầu và nhựa). Đây là những LSNG có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như trong đời sống xã hội. Trong đó, có tới 92 loài chứa tinh dầu, thuộc 22 họ thực vật có mạch. Bảng 3.13 trình bày sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây cho dầu nhựa ở VQG Pù Mát. Hầu hết các loài cây cho dầu, nhựa đều thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), chiếm 81,15% và trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm 94,17%. Bảng 3.13. Sự phân bố về số lượng và tỷ lệ họ, chi, loài của nhóm cây cho dầu nhựa ở khu vực VQG Pù Mát. Ngành Họ Chi Loài SL % SL % SL % Pinophyta 6 13,95 7 7,29 8 5,83 Magnol- iophyta Magnoliopsida 29 67,44 75 78,13 111 81,15 Liliopsida 8 18,60 14 14,58 17 13,02 Tổng cộng 43 100 96 100 136 100 Các loài thực vật chứa tinh dầu, dầu nhựa thường thuộc các dạng sống khác nhau, nhưng phần lớn là cây thân gỗ (59%), thân thảo chiếm 25%. Các họ có nhiều loài cho dầu, tinh dầu gồm: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae). Các loài thực vật cung cấp nhựa quan trọng thường thuộc về các họ: Thông (Pinaceae), Trám (Burseraceae), Dầu (Dipterocarpaceae), Bồ đề (Styracaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae) Những họ có nhiều loài chứa dầu béo gồm: Đậu (Fabaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cam (Rutaceae), Cúc (Asteraceae), Bí (Cucurbitaceae), Bông (Malvaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Lúa (Poaceae), Long não (Lauraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Hoa hồng (Rosaceae), Xoan (Meliaceae), Cà (Solanaceae), Bộ phận được thu hái để lấy dầu và dầu nhựa phổ biến nhất là hạt (39 lượt loài), quả (30 lượt loài), vỏ (28 lượt loài) và rễ (25 lượt loài). Để tìm hiểu thêm về nhóm cây có tinh dầu, 3 loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Pù Mát đã được lựa chọn để nghiên cứu về hàm lượng và thành phần của tinh dầu. Đây là lần đầu tiên loài Etlingera yunnanensis và loài Hornstedtia sanhan được nghiên cứu về tinh dầu; loài Sliquamomum tonkinense lần đầu được nghiên cứu về tinh dầu lá và rễ. 17 3.2.2. Một số loài cho tinh dầu trong họ Gừng (Zingiberaceae) ở VQG Pù Mát Ba loài mới được bổ sung cho họ Gừng (Zingiberace) ở Pù Mát gồm: Giả sa nhân (Hornstedtia sanhan M. Newnam), Sa nhân giác (Siliquamomum tonkinense Baill.) và Ét linh vân nam (Etlingera yunnanensis (Wu & Senjen) R.M.Sm.). 3.2.3. Phân tích thành phần tinh dầu của 3 loài họ Gừng ở VQG Pù Mát 3.2.3.1. Thành phần tinh dầu Etlingera yunnanensis (Wu&Senjen) R.M.Sm Lá, thân và rễ của E. yunnanensis được thu thập từ khu vực thác Khe Kèm, VQG Pù Mát, Nghệ An. Hàm lượng tinh dầu của lá, thân và rễ tương ứng với 0,25%, 0,20% và 0,31% khối lượng khô. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Trong tinh dầu của lá, thân, rễ có các thành phần chính: Monoterpen hydrocarbon chiếm 20,7% -57,8%; hydrocarbon sesquiterpen chiếm 23,2% -69,9%. Ngoài ra monoterpen chứa oxy cũng có mặt trong tinh dầu của thân (chiếm 12,8%) và của rễ (chiếm 13,3%). Các thành phần chính của tinh dầu lá là: germacren D (29,2%), β-pinen (11,6%), α-amorphen (11,2%), bicyclogermacren (8,2%), bicycloelemen (6,6%) và α-humulen (6,3%). Dầu của thân gồm các thành phần chính: các β-pinen (23,7%), 1,8-cineol (11,0%), α-pinen (9,6%) và germacren D (7,7%). Các thành phần β-pinen (31,9%), α-pinen (13,7%), 1,8-cineol (9,4%) và camphen (7,5%) cũng đã được tìm thấy trong tinh dầu của rễ. 3.2.3.2. Thành phần tinh dầu Giả sa nhân - Hornstedtia sanhan M. Newnam Lá, thân và rễ của loài Giả sa nhân được thu ở khu vực thác Khe Kèm, VQG Pù Mát, Nghệ An. Hàm lượng tinh dầu là 0,32%, 0,25% và 0,35% trọng lượng khô tương ứng với lá, thân và rễ. Tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất monoterpen hydrocarbon chiếm 44,1% -83,6%. Ngoài ra, các hợp chất sesquiterpen hydrocarbon cũng chiếm đến 24,3% trong tinh dầu của lá và phenylpropanoids chiếm đến 43,8% trong tinh dầu của rễ. Thành phần chính là α-pinen (25,9% trong tinh dầu lá, 36,3% trong tinh dầu thân và 14,1% trong tinh dầu rễ); thành phần có tỷ lệ lớn tiếp theo là limonen (22,1% trong tinh dầu lá, 24,6% trong tinh dầu thân và 16,2% trong tinh dầu rễ) và β-pinen (9,7% trong tinh dầu lá, 11,8% trong tinh dầu thân và 7,2% trong tinh dầu rễ). Ngoài ra, α-humulen cũng chiếm đến 15,9% và β-caryophyllen chiếm đến 6,3% tinh dầu của lá. Trong khi đó tinh dầu của rễ lại chứa số lượng lớn nhất methyl chavicol (43,7%). 3.2.3.3. Thành phần tinh dầu Sa nhân giác - Siliquamomum tonkinense Baill. Mẫu lá và rễ của loài Sa nhân giác được thu từ khu vực Thác Khe Kèm, VQG Pù Mát. Hàm lượng tinh dầu ở thân là 0,12% và ở rễ là 0,16% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước. Trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất monoterpen chiếm 74,8% và 80,3% tương ứng với lá và rễ. Các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đã xác 18 định được 29 hợp chất trong tinh dầu của lá, chiếm 93,8%, các thành phần có tỷ lệ lớn trong tinh dầu từ lá loài này là: β-pinen (29,3%), α-pinen (15,7%), sabinen (14,6%), limonen (4,2%), γ-terpinen (3,2%), β-caryophyllen và bicyclogermacren (đều chiếm 2,5%). Các thành phần còn lại đều có hàm lượng từ 0,3% đến 1,4%. Ở rễ đã xác định được 40 hợp chất chiếm 96,3% tổng lượng tinh dầu. 1,8-cineol (19,1%), γ-terpinen (14,9%), o-cymen (14,0), α-pinen (12,5%), β-pinen (8,8%) là các hợp chất chính. β-selinen (2,9%), α-terpinen (2,8%); α-selinen (1,7%), α-thujen (1,6%) là các thành phần nhỏ hơn. 3.3. Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý LSNG Để đánh giá cụ thể hơn về hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý LSNG ở khu vực VQG Pù Mát, 360 hộ gia đình ở 12 bản được lựa chọn, 16 người buôn bán thu mua LSNG và 20 cán bộ quản lý rừng, cán bộ chính quyền địa phương đã được phỏng vấn, thống kê số liệu từ các đợt điều tra, phỏng vấn có các kết quả sau đây. 3.3.1. Điều kiện tự nhiên và sinh kế của các bản nghiên cứu Các bản được lựa chọn để tiến hành đánh giá đó là: Bản Cao Vều 1, 3 & 4 (xã Phúc Sơn); Bản Lục Sơn, bản Tân Hợp và bản Mọi (xã Lục Dạ); Bản Bu, bản Nà và bản Diềm (xã Châu Khê); Bản Tân Hương, bản Tùng Hương và bản Liên Hương (xã Tam Quang). Đây là các bản có vị trí nằm khá sâu trong vùng đệm của VQG Pù Mát, diện tích đất canh tác hạn chế, thiếu việc làm và thu nhập thấp, cuộc sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng. 3.3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng LSNG 3.3.2.1. Sử dụng LSNG của người dân địa phương Theo kết quả thống kê từ 360 phiếu phỏng vấn các hộ dân của 12 bản, 100% các hộ đều sử dụng LSNG cho các sinh hoạt hàng ngày; 96,5% số hộ tham gia khai thác LSNG để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình và để bán. 3.3.2.2. Đóng góp của LSNG trong đời sống cộng đồng Kết quả cho thấy, LSNG đã đóng góp trung bình 36,7% tổng thu nhập bình quân hàng năm của các hộ được phỏng vấn. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở các bản khác nhau, tỷ lệ này thấp nhất ở bản Lục Sơn (22,7%) và cao nhất ở bản Bu (53,6%), những bản càng nghèo thì tỷ lệ này càng cao. 3.3.2.3. Khai thác LSNG trong VQG Pù Mát Theo kết quả phỏng vấn thì hầu hết các hộ đều có thu hái LSNG để sử dụng (96,5%) và để bán (82,5%), những hộ không tham gia khai thác LSNG không nhiều, là các hộ mà các lao động đều có việc làm khác ổn định hơn; hoặc không 19 còn lao động có sức khỏe phù hợp. Ở phần lớn các hộ (85%) thì người thu hái LSNG chính trong gia đình là phụ nữ. Khu vực khai thác LSNG trước đây là các khu rừng gần nhà. Hơn 10 năm gần đây, khu vực khai thác mở rộng ra các khu rừng phòng hộ, rừng của các Lâm trường và cả rừng đặc dụng do VQG Pù Mát quản lý. Phương pháp và công cụ khai thác LSNG truyền thống của người dân địa phương ở vùng đệm VQG Pù Mát là phương pháp thủ công: hái bằng tay, chặt bằng dao, cắt bằng hái, đào bằng cuốc thuổng,... Khối lượng thu hái không nhiều và việc thu hái diễn ra hàng ngày, người dân thường có ý thức bảo vệ, giữ gìn và để dành cho những lần thu hái sau. Tuy nhiên, từ khi LSNG trở thành hàng hóa với nhu cầu thu mua lớn, người dân bắt đầu có tâm lý “tranh phần”, LSNG vẫn là “tài nguyên chung”, vì thế không ai bảo vệ, mọi người mặc sức khai thác. Để thu hái được nhiều nhất có thể, người dân địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp khai thác hủy diệt và cạn kiệt. Bên cạnh đó, việc khai thác không đúng mùa đã gây tổn thất tài nguyên. 3.3.3. Buôn bán và dòng chảy LSNG từ khu vực VQG Pù Mát 3.3.3.1. Các loại LSNG được thu mua nhiều tại khu vực VQG Pù Mát Trong tổng số 848 loài LSNG được người dân thu hái ở khu vực VQG Pù Mát thì có tới 258 loài có mặt tại thị trường địa phương, chúng được mua và bán tại các chợ, các cửa hàng và các đại lý thu mua lâm sản. Phỏng vấn những người khai thác và thu mua LSNG, đã lựa chọn được 100 loài được thu mua phổ biến trong 10 năm qua, chủ yếu xuất khấu trái ngạch sang Trung Quốc. Trong danh lục 100 loài được thu mua phổ biến, có tới 80 loài là các cây thuốc, 20 loài còn lại chủ yếu là cây cho sợi. Đáng chú ý, trong số 100 loài này có 52 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 cũng được thu mua để xuất khẩu trái ngạch sang Trung Quốc. 3.3.3.2. Giá cả LSNG rẻ và phụ thuộc thương lái Giá thu mua LSNG trên thị trường ở khu vực VQG Pù Mát phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Thông thường, họ định giá theo ngày công lao động của người dân bản địa, còn “giá trị của LSNG = 0”. Điều tồn tại rất lớn đó là người dân địa phương không hiểu rõ giá trị của các loại LSNG, không hiểu rằng LSNG là tài nguyên của họ và họ cần khai thác bền vững, trong khi nhu cầu vật chất trước mắt bức thiết. Vì thế, LSNG liên tục bị khai thác quá mức và cạn kiệt. Hàng năm có khoảng từ 300 tấn (năm 2014) đến 800 tấn (năm 2005) LSNG được chở đi từ vùng đệm VQG Pù Mát, tất cả chúng đều có chất lượng thấp, giá thành rẻ, do được thu mua nhỏ lẻ nên thường bị mốc hỏng, để lâu mất chất lượng, hoặc chỉ sơ chế bằng cách luộc, sấy, bóc vỏ, phơi khô. Vì thế, mặc dù khai thác với số lượng lớn, nhưng LSNG không mang lại giá trị xứng đáng cho người dân địa phương. 20 3.3.3.3. Dòng chảy thị trường bất ổn Trên dòng chảy thị trường tồn tại nhiều vấn đề: (1) một số lượng không nhỏ LSNG không kịp sơ chế bị mốc hỏng, kém chất lượng nên bị bỏ phí; (2) Nhiều loại LSNG có tên trong sách đỏ vẫn tiếp tục được thu mua và tìm cách ngụy trang để vận chuyển sang thị trường Trung Quốc; (3) Phần lớn LSNG mới chỉ sơ chế tại địa phương và chất lượng thấp nên giá rẻ; (4) Thương lái Trung Quốc ép giá hoặc từ chối không thu mua vì đa số các hợp đồng là “giao kèo miệng”. Tất cả những vấn đề trên khiến tài nguyên LSNG ở khu vực VQG Pù Mát cạn kiệt nhanh chóng nhưng không mang lại thu nhập xứng đáng cho người dân địa phương. 3.3.4. Công tác quản lý LSNG và sự tham gia của cộng đồng 3.3.4.1. Khuôn khổ pháp lý, chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển LSNG Từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã ban hành trên 30 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách, thể chế về bảo tồn và phát triển LSNG. Tuy nhiên, phần lớn chính sách về LSNG chỉ được đề cập một cách tản mạn với dung lượng nhỏ bé trong một chương hoặc điều, khoản của các văn bản trên, ít được các cơ quan quản lý rừng và lâm sản quan tâm. 3.3.4.2. Thực trạng quản lý LSNG và sự tham gia của cộng đồng Qua việc tìm hiểu hiện trạng quản lý LSNG từ các trạm kiểm lâm đến Sở NN và PTNT được biết, bình quân mỗi năm Chi cục lâm nghiệp Nghệ An đã cấp giấy phép cho khai thác gần 3 ngàn tấn LSNG trên địa bàn cả tỉnh Nghệ An, con số này tương đương với lượng tre, nứa, mét, giang, mây được khai thác tại tỉnh Nghệ An. Như vậy, các nhóm LSNG khác vẫn được khai thác và bán đi khỏi địa bàn nhưng không làm thủ tục cấp phép. Vì thế, các loại tài nguyên rừng này không được quản lý. Ở khu vực vùng đệm VQG Pù Mát, các chủ rừng tổ chức quản lý phần lớn diện tích, họ mới chỉ tập trung vào các đối tượng là gỗ, phần rừng sản xuất còn lại được giao cho các hộ gia đình, các UBND xã và các tổ chức đoàn thể hoặc cộng đồng tại xã quản lý. Phần rừng này thường bị khai thác nghèo kiệt. Đối với cộng đồng địa phương, hầu như chưa có hình thức quản lý cụ thể nào đối với LSNG. Chính vì vậy mà LSNG hiện nay đã cạn kiệt ở vùng đệm. 3.4. Các loài có giá trị, quí hiếm, các loài cần bảo tồn và phát triển 3.4.1. Nhóm loài nằm trong danh mục ưu tiên bảo tồn. Trong số 1508 loài LSNG ở khu vực VQG Pù Mát có 65 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong 848 loài LSNG được khai thác ở VQG Pù Mát, có 52 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong số 100 loài được thu hái từ rừng để bán (ở thị trường địa phương, ngoại tỉnh và xuất khẩu trái ngạch sáng Trung 21 Quốc), có tới 55 loài đã lâm vào tình trạng cạn kiệt, trong đó chỉ có 17 loài có tên trong Sách Đỏ và NĐ 32, như vậy có tới 38 loài không thuộc danh lục ưu tiên bảo tồn nhưng hiện nay đã cạn kiệt trong tự nhiên ở khu vực VQG Pù Mát. Rất cần có các biện pháp để bảo vệ các loài này, nếu không chúng sẽ lâm vào tình trạng sắp nguy cấp (VU) hoặc EN (nguy cấp). 3.4.2. Các loài chịu áp lực cao của khai thác và buôn bán. Theo kết quả phỏng vấn những người cung cấp thông tin quan trọng , đã thống kê được 55 loài đã và đang bị khai thác quá mức trong hơn 10 năm qua ở khu vực VQG Pù Mát và trở nên khan hiếm. Hiện nay, rất nhiều loài LSNG quí đã cạn kiệt ở khu vực VQG Pù Mát nên các thương lái đã dịch chuyển lên thu mua ở khu vực huyện Kỳ Sơn. Hầu hết các này đều bị khai thác hoàn toàn trong tự nhiên. 3.4.3. Nhóm loài có giá trị kinh tế và có khả năng gây trồng Việc đánh giá và lựa chọn các loài có giá trị kinh tế và có khả năng gây trồng dựa vào ý kiến của 20 cán bộ quản lý lâm nghiệp tại các xã, VQG Pù Mát, Ban quản lý rừng phòng hộ và Công ty Lâm nghiệp Con Cuông theo 4 tiêu chí, đó là: Tính phù hợp; có giá trị Kinh tế - Xã hội; có ý nghĩa Môi trường; có Thị trường. Kết quả có 38 loài được lựa chọn vào danh sách các loài có khả năng gây trồng tại địa phương (khu vực vùng đệm của VQG Pù Mát). Trong 38 loài được lựa chọn để gây trồng, có 15 loài có số điểm ≥ 18 (điểm tối đa là 20), đó là: Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphylla (Thunb. ex Murr.) Makino); Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot); Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.); Tô mộc (Caesalpinia sappan L.); Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins ); Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume); Khôi tía (Ardisia silvestris Pit.); Ba kích (Morinda officinalis F. C. How); Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack); Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott); Hoàng tinh vòng (Disporopsis longifolia Craib); Sẹ (Alpinia globosa (Lour.) Horan.); Khoai Mài (Dioscorea persimilis Prain & Burk.); Hương lau (Vetiveria zizanioides (L.) Nash ex Smal); Mây tắt (Calamus tetradactylus Hance). 3.5. Khai thác, sử dụng và quản lý LSNG bền vững 3.5.1. Nguyên nhân chính và các vấn đề tồn tại trong quản lý LSNG - Cuộc sống của người dân địa phương phụ thuộc nhiều vào rừng - Sự hiểu biết của người dân địa phương về LSNG còn hạn chế. - Khai thác tận diệt các loài LSNG. - Phần lớn lượng LSNG khai thác ở Pù Mát được bán sang Trung Quốc, ở dạng nguyên liệu thô, chất lượng kém và giá cả rẻ, thị trường trôi nổi. - Đa số các loài LSNG vẫn được coi là “lâm sản phụ” và là “tài nguyên chung”, ít được quan tâm quản lý, bảo tồn và phát triển. 22 - Không có cơ sở hạ tầng cấp huyện, cấp tỉnh hay cấp quốc gia để hỗ trợ cho việc chế biến, lưu trữ, tiếp thị và tạo thị trường cho LSNG. - Thiếu sự tham gia quản lý của cộng đồng, - Thiếu biện pháp quản lý hiệu quả đối với việc khai thác và buôn bán các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. 3.5.2. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng bền vững LSNG + Nhóm giải pháp truyền thông và giáo dục môi trường; + Nhóm giải pháp đa dạng sinh kế cho người dân địa phương; + Nhóm giải pháp về chính sách; + Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển LSNG; + Nhóm giải pháp nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận  Tổng số 1508 loài thuộc 741 chi, 182 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch cho LSNG ở khu vực VQG Pù Mát được thống kê và phân loại theo 6 nhóm LSNG; bổ sung 366 loài với 245 lượt loài cây làm thuốc và 216 lượt loài cây LSNG khác vào danh lục các nhóm LSNG của VQG Pù Mát. Trong 1508 loài LSNG có 848 loài được người dân khai thác để sử dụng và để bán.  Các nhóm LSNG ở khu vực VQG Pù Mát gồm: nhóm cây sợi có 99 loài (6,56%); nhóm cây ăn được có 366 loài (24,27%); nhóm cây thuốc có 1192 loài (79,05%); nhóm cho tinh dầu, nhựa có 136 loài (9,02%), nhóm cho tanin, thuốc nhuộm có 68 loài (4,51%); nhóm cây cảnh và cây khác có 300 loài (19,89%).  Etlingera yunnanensis và Hornstedtia sanhan lần đầu tiên được nghiên cứu về tinh dầu, Siliquamomum tonkinense lần đầu tiên được nghiên cứu về tinh dầu trong lá và thân rễ. Tinh dầu của 3 loài đều có màu vàng nhạt và nhẹ hơn nước. Hàm lượng từ 0,12 khối lượng tươi - 0,35 khối lượng khô. Thành phần chính là monoterpen hydrocarbon (44-84%).  Đánh giá về hiện trạng khai thác sử dụng LSNG cho kết quả: 100% các hộ sử dụng LSNG; 96,5% số hộ khai thác LSNG; LSNG đã đóng góp trung bình 36,7% tổng thu nhập của các hộ dân;  Dựa trên đánh giá của các cán bộ quản lý lâm nghiệp tại địa phương, đã lựa chọn ra 55 loài chịu áp lực cao của việc khai thác và buôn bán LSNG; 58 loài đang cạn kiệt nhanh chóng trong tự nhiên do khai thác quá mức; 38 loài có khả năng gây trồng tại vùng đệm của VQG Pù Mát, trong đó 15 loài khả thi nhất. 23  Trong tổng số 1508 loài LSNG có 65 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 17 loài trong Nghị định 32/CP. Trong tổng số 848 loài LSNG được người dân khai thác có 52 loài có tên trong Sách Đỏ (2007) và 17 loài trong Nghị định 32/CP. Kiến nghị  Cần sớm có các văn bản chính sách cấm hoặc hạn chế khai thác các loài cây LSNG quí, hiếm, có giá trị, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam;  Tiến hành các đánh giá hiện trạng (trữ lượng, phân bố, khả năng tái sinh,) để có biện pháp khai thác bền vững những loài LSNG là hàng hóa; Có kế hoạch và các hoạt động cụ thể để bảo tồn và phát triển các loài có giá trị;  Tiến hành các đề tài nghiên cứu về LSNG ở các khu vực có giá trị sinh học khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, khu vực Pù xai lai leng, nhằm có dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng ở Nghệ An;  Tiến hành các nghiên cứu về công tác bảo tồn và phát triển LSNG, tạo thị trường cho các loài LSNG có giá trị để vừa tạo sinh kế, nâng cao đời người dân vừa khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý rừng.  Nghiên cứu thử nghiệm để nhân rộng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây cho sợi có giá trị, tạo lập các vùng nguyên liệu và các làng nghề khai thác, chế biến các loại cây cho sợi: làm hương, làm chổi, đan mây tre xuất khẩu, dệt thổ cẩm, i DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Minh Phương, Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Thủy, 2012. “Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Thái ở Khu vực khe Thơi, vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát”. Tháng 5/2012. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. ISSN 1859-4581. Tr.190-195. 2. Dao Thi Minh Chau, Nguyen Thi Giang An, Ho Thi Phuong, 2013. "Application of biotechnology to breed some rare medicinal species in order to assist local people in forest sustainable development and protection”. The 1st International Conference “Green Technology for Future Survival” of Rajamangala University of Technology Tawan-ok. Pattaya, Chonburi, Thailand. Pp. 1905 – 1909. 3. Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thượng Hải, Nguyễn Thị Thủy, Trần Minh Hợi, 2013. “Đánh giá vai trò của Lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng ở khu vực khe Bu, VQG Pù Mát”. Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, lần thứ V. Tr.974-981. 4. Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, 2014. "Đa dạng các nhóm lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ Vườn Quốc gia Pù Mát - Nghệ An". Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 6 – 2014. Tr. 525-530 5. Dao T. M. Chau, Do N. Dai, Tran M. Hoi, Tran H. Thai, Tran D. Thang and Isiaka A. Ogunwandee, 2015. “Essential Oil Constituents of Etlingera yunnanensis and Hornstedtia sanhan grown in Vietnam”. NPC Natural Product Communications, Vol. 10 No. 2 365 -366, 2015. 6. Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, 2015. "Đa dạng các nhóm lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - Nghệ An". Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2015; Tr. 1050 – 1054. 7. Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, 2015. "Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của người Thái sống ở khu vực Cao Vều, vùng đệm VQG Pù Mát". Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2015; Tr. 1055 – 1061. 8. Dao Thi Minh Chau, Tran Minh Hoi, Tran Thi Ngoc Linh, 2015. Biodiversity of medical plants in Pu Mat National Park. The 5th International Conference on Science and Social Science 2015: Research and Innovation for Community and Regional Development. Rajabhat Maha Sarakham University, Thailand. P.200 – 205. ii 9. Dao Thi Minh Chau, Tran Thi Ngoc Linh, 2015. Biodiversity of Plants Producing Essential Oils in Pu Mat National Park. The 1st International Conference on Research in Education, Art, Management and Science (I- CREAMS 2015) November 24-26, 2015; Rajabhat Roi Et University. P.526 – 530. 10. Đào Thị Minh Châu, Hồ Thị Phương, 2015. “Đa dạng các loài LSNG được khai thác từ KBT TN Pù Huống – Tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Vinh, ISSN 1859 – 2228, tập 44, số 2A.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_lam_san_ngoai_go_o_khu_vuc_vuon_q.pdf
  • pdfDiem moi TA.pdf
  • pdfDiem moi TV.pdf
Luận văn liên quan