Tổng quan nghiên cứu về sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh
nghiệp. Trên cơ sở tổng quan tìm ra ”khoảng trống nghiên cứu” đó là sự
tác động của các giá trị tuyên ngôn lên mức độ hài lòng, tuân thủ thuế và
đặc biệt là mối quan hệ giữa sự hài lòng và tuân thủ thuế trên sơ cở tiếp
cận của 4 nhân tố giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam; từ đó hệ
thống những vấn đề lý luận cơ bản về thuế, về các khái niệm cốt lõi các
giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam đó là: Minh bạch - chuyên
nghiệp - liêm chính - đổi mới; sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh
nghiệp qua việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn của cơ quan thuế.
Luận án đã sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) để kiểm định mô
hình và giả thuyết nghiên cứu mà luận án đề xuất, kiểm tra độ phù hợp
của mô hình, đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của các
thang đo.
Kết quả mô tả mức độ tác động (mạnh, yếu/tích cực) từ các giá trị
tuyên ngôn đến sự hài lòng và tuân thuể thuế trong đó khẳng định yếu tố
đổi mới mà cơ quan thuế đang thực hiện có tác động tích cực nhất.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
Trong đó, kiểm định sâu POST-HOC được sử dụng phương pháp
Turkey để xác định rõ sự khác biệt giữa các nhóm DN về sự hài lòng và
sự tuân thủ đều cho kết quả sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê,
hay nói cách khác, sự khác biệt này là không rõ ràng giữa các nhóm DN.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận và gợi ý các
giải pháp cho cơ quan thuế và các doanh nghiệp, cũng như đề xuất một số
kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm để nâng cao sự hài lòng và tuân
thủ thuế của doanh nghiệp ở Việt Nam một cách có hiệu quả.
12 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” (Nghiên cứu tình huống với các DN trên địa bàn tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm cụ thể hóa quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011, ngành thuế đã ban hành
Tuyên ngôn ngành thuế bao gồm: tuyên bố về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị
cốt lõi, niềm tin, phương châm hành động và trách nhiệm của tổ chức.
Trong đó, tuyên bố về giá trị cốt lõi thể hiện ở các cam kết hành động và
triển khai thực tế đó là: Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới.
Việc triển khai thực hiện các giá trị tuyên ngôn của ngành thuế
bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực đáng khích lệ. Tuy
nhiên, việc triển khai các giá trị tuyên ngôn của ngành thuế thực tế
của các cơ quan thuế trong những năm qua vẫn còn những bất cập.
Việc tổng kết lượng hóa mối quan hệ giữa các giá trị tuyên ngôn đã
ban hành và đánh giá mức độ tác động của các giá trị tuyên ngôn đó
đến mức độ hài lòng và tuân thủ nộp thuế của các doanh nghiệp trong
thực tiễn cũng chưa được thực hiện một cách toàn diện và tin cậy.
Do đó, tác giả lựa chọn: “Nghiên cứu mức độ hài lòng của
doanh nghiệp về việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn ngành thuế
của cơ quan thuế ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp” (Nghiên cứu tình huống với các DN trên địa bàn tỉnh
Sơn La) làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam về giá trị
cốt lõi: “Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới” tác động
đến mức độ hài lòng và tuân thủ thuế của DN. Cụ thể: lượng hóa mức độ
hài lòng của DN về việc thực hiện những giá trị cốt lõi trong tuyên ngôn
2
của ngành thuế, và mối quan hệ giữa mức độ hài lòng của DN với việc tuân
thủ thuế của các DN.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của mức độ thực
hiện các giá trị cốt lõi trong tuyên ngôn của ngành thuế Việt Nam
đến sự hài lòng và sự tuân thủ nộp thuế của các doanh nghiệp đang
hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của việc thực hiện các tuyên bố về giá trị cốt
lõi trong tuyên ngôn của ngành thuế Việt Nam đến sự hài lòng và sự
tuân thủ nộp thuế của các DN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn
La (bao gồm các DN Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân hiện đang hoạt
động và có phát sinh nộp thuế với ngân sách Nhà nước).
5. Phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia) từ đó phân tích
dữ liệu định tính: Gỡ băng, xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, đếm tần
suất số từ quan trọng, ghi chép những câu trả lời quan trọng).
• Phân tích dữ liệu định lượng gồm: phân tích độ tin cậy
(reliability analysis); phân tích nhân tố (factor analysis) được sử dụng để
đo lường độ tin cậy và hiệu lực của các thước đo; phân tích tương quan
theo cặp (bi-variate correlation) được dùng để kiểm định quan hệ theo
cặp của các biến; phân tích hồi qui đa biến (multiple regression) được
thực hiện để xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
thông qua mô hình SEM. Việc phân tích số liệu được thực hiện thông
qua phần mềm xử lý thống kê SPSS phiên bản 20.0 và đồng thời sử
dụng phần mềm AMOS 18.0
• Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng
3
hợp, so sánh để phân tích dữ liệu điều tra.
6. Tổng quan nghiên cứu trong ngoài nước và khoảng
trống cần nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về mức độ hài lòng: tóm tắt các mô
hình nghiên chỉ số quốc gia về sự hài lòng của khách hàng của Mỹ
(ACSI); Châu Âu (ECSI); Trung Quốc (CCSI); Malaysia (MCSI);
Hongkong (HKCSI) và Việt Nam (VCSI), các nghiên cứu về sự hài lòng
của nộp thuế trong và ngoài nước.
Các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế: tổng hợp các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo các tiêu chí về: những
nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của DN, các cấp độ tuân thủ thuế
của DN, các nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao mức độ tuân thủ
thuế của DN, các cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác
nhau trong mảng nội dung tuân thủ thuế của DN.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận
Luận án đã đi sâu khám phá sự tác động của các giá trị tuyên ngôn
ngành thuế thuế đến sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Đồng thời, luận án không chỉ dừng ở việc xem xét tác động trực
tiếp giữa các giá trị tuyên ngôn đối với sự hài lòng mà còn đi sâu nghiên
cứu tác động của các giá trị tuyên ngôn đối với sự tuân thủ thuế cũng
như mối quan hệ giữa sự hài lòng và tuân thủ thuế của các DN bằng
cách đề xuất mô hình cấu trúc chuẩn hóa cho nội dung nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn
Lượng hóa được mối quan hệ giữa các nhân tố Minh bạch -
chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới mà ngành thuế đang tổ chức thực
hiện và mức độ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của DN đồng thời qua
4
đó đã kiểm chứng mối quan hệ giữa sự hài lòng của DN với mức độ
tuân thủ thuế của DN cố mối quan hệ với nhau.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ biểu, danh mục tài liệu tham
khảo luận án được trình bày thành 5 chương với các nội dung kết cấu
như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu đến mức độ hài lòng
1.1.1 ACSI (American Customer Satisfaction Index)
1.1.2 Mô hình chỉ số hài lòng Châu Âu (ECSI)
1.1.3 Mô hình chỉ số hài lòng Trung Quốc (CCSI)
1.1.4 Mô hình chỉ số hài lòng của Malaysia (MSCI)
1.1.5 Mô hình chỉ số hài lòng của Hồng Kông (HKCSI)
1.1.6 Mô hình chỉ số hài lòng của Việt Nam (VCSI)
1.1.7 Các nghiên cứu thực nghiệm về mức độ hài lòng với
dịch vụ công
1.2. Các công trình nghiên cứu về mức độ hài lòng của người
nộp thuế
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về tuân thủ thuế
Có thể chia mảng nghiên cứu này theo hai cách tiếp cận khác
nhau trong cách thức quản lý của cơ quan Nhà nước gồm:
1.3.1 Người nộp thuế (DN) thực hiện nộp thuế là nghĩa vụ và
trách nhiệm (bắt buộc)
Về các yếu tố mang tính chất kinh tế thông thường là các yếu
tố nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế. Trong hầu hết các nghiên cứu,
bốn yếu tố chính được đề cập bao gồm: mức thu nhập thực tế, thuế
suất, xác suất kiểm tra thuế và mức phạt hành vi trốn thuế1. Cụ thể
1
Mặc dù Allingham & Sandmo (1972) thừa nhận rằng một số các biến số kinh tế khác
cũng có thể giải thích được mức độ tuân thủ thuế, nhưng mô hình đơn giản mà vẫn có ý
nghĩa bao gồm bốn biến số được miêu tả ở trên
6
kết quả của một vài nghiên cứu có liên quan về hướng tác động của
các biến số trên như sau:
• Mức thu nhập thực tế
• Thuế suất
• Xác suất bị kiểm tra
• Mức xử phạt
1.3.2 Người nộp thuế (DN) thực hiện nộp thuế là quyền lợi (tự
giác, tự nguyện) hơn là nghĩa vụ
Các yếu tố mang tính chất tâm lý - xã hội thường là các yếu tố
nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế theo hướng
tăng cường tuân thủ thuế tự nguyện. Cụ thể:
• Nhận thức về công bằng: Công bằng là mối quan tâm hàng đầu
của người nộp thuế. Tính công bằng của thuế bao gồm ít nhất hai khía
cạnh khác nhau “một khía cạnh liên quan đến sự công bằng trong giao
dịch”, khía cạnh khác liên quan đến sự công bằng trong gánh nặng thuế
so với những cá nhân khác (Jackson & Miliron, 1986).
• Ý thức thuế: Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ý thức thuế -
động lực nội tại để nộp thuế - có thể giúp giải thích sự tuân thủ (Torgler,
2007). Tóm lại, ý thức thuế càng cao thì dẫn đến tính tự giác tuân thủ thuế
tăng và điều này sẽ làm giảm quy mô của hoạt động kinh tế không chính
thức, như vậy việc quản lý thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
Theo tác giả các nghiên cứu trên thiên về dùng các biện pháp như
Luật pháp, chế tài để bắt doanh nghiệp phải thực hiện mà chưa hướng
tới văn hóa doanh nghiệp, hay chưa xem xét đầy đủ về góc độ chất
lượng phục vụ của cơ quan thuế để nâng cao ý thức trách nhiệm của
người nộp thuế nói chung và doanh nghiệp nói riêng và đặc biệt là chưa
có nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa sự hài lòng của doanh
7
nghiệp với tuân thủ thuế của doanh nghiệp ở Việt Nam. Mặt khác các
nghiên cứu về sự hài lòng đi thiên về các nhân tố chất lượng phục vụ,
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tư vấn mà chưa đề cập đầy đủ cả 4 nhân
tố đó là: Minh bạch – chuyên nghiệp – liêm chính – đổi mới mà hiện
nay ngành thuế đang tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu chiến lược cải
cách hệ thống thuế đến năm 2020 và các năm tiếp theo; đồng thời chưa
đề cập sự tác động gián tiếp của 4 nhân tố đến mức độ tuân thủ thuế của
DN. Đây là khoảng trống rất lớn mà nghiên cứu này hướng tới. Chính vì
đó mà tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra mô hình tuân
thủ thuế dựa trên sự cam kết của doanh nghiệp xuất phát từ sự hài lòng
của họ đối với việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn của ngành thuế Việt
Nam đó là: Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới.
8
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về tuyên ngôn của tổ chức
2.1.1. Sự cần thiết phải xây dựng “Tuyên ngôn” của một tổ chức
2.1.2. Khái niệm “Tuyên ngôn” của một tổ chức
2.1.3. Mục đích xây dựng và vai trò của Tuyên ngôn
2.1.4. Đặc điểm của Tuyên ngôn
2.1.5. Nội dung của Tuyên ngôn
2.1.6. Tuyên ngôn là thể hiện sự cam kết của tổ chức đối với
khách hàng, đối tác khác có liên quan và mong đợi của tổ chức về
khách hàng, đối tác khác có liên quan
2.1.7. Mối quan hệ giữa Tuyên ngôn - Chiến lược và cách thức
xây dựng Tuyên ngôn
2.1.8. Hướng dẫn, tuyên truyền về Tuyên ngôn và kiểm tra, đánh giá
hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.
2.2. Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam
2.2.1. Tuyên bố về giá trị
2.2.1.1. Khái niệm
2.2.1.2. Vai trò, đặc điểm, hình thức
2.2.1.3. Cách thức xây dựng tuyên bố giá trị
2.2.1.4. Xây dựng Tuyên ngôn giá trị của ngành thuế
2.2.2. Các giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam
2.3. Cơ sở lý luận về các giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt
Nam "Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới"; sự hài
lòng và tuân thủ thuế
9
2.3.1. Khái niệm về minh bạch
Từ các khái niệm của các tổ chức trong nước và quốc tế, tác giả
có thể khái quát khái niệm tính minh bạch mà cơ quan thuế đang hướng
tới như sau: Thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận thông
tin và quyền và cơ hội giám sát, phản biện của người nộp thuế đối với
cơ quan thuế.
2.3.2. Khái niệm về tính chuyên nghiệp
Từ các khái niệm tham khảo, tác giả có thể khái quát và đưa ra
khái niệm tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức thuế như sau: Tính
chuyên nghiệp của công chức thuế là làm việc có kế hoạch, có tinh thần
trách nhiệm, chuyên tâm đối với công việc được giao; nắm chắc các
kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các kỹ năng làm việc (giao
tiếp, công nghệ thông tin) không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức
chuyên môn, trong giải quyết công việc độc lập, tự chủ và có tinh thần
hợp tác, hỗ trợ kịp thời trong công việc; có ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng, lịch sự.
2.3.3. Khái niệm về tính liêm chính
Tác giả có thể khái quát và đưa ra khái niệm tính liêm chính mà
cơ quan thuế đang hướng tới như sau: "Cán bộ, công chức thuế luôn
tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp một cách trung thực,
khách quan, công tâm và đáng tin cậy".
2.3.4. Khái niệm về đổi mới
Từ các khái niệm tham khảo, tác giả có thể khái quát và đưa ra
khái niệm tính đổi mới mà cơ quan thuế đang hướng tới như sau: Đổi
mới là quá trình vận động, hành động để quản lý thuế hiệu quả mang
lại lợi ích, đáp ứng sự thỏa mãn và hài lòng cho tất cả các đối tượng
10
có liên quan (Doanh nghiệp, người dân, công chức thuế, cơ quan
thuế, nhà nước).
2.3.5. Khái niệm và mô hình lý thuyết về mức độ hài lòng
2.3.6. Khái niệm về tuân thủ thuế
2.3.6.1. Nộp thuế-nghĩa vụ tất yếu của doạnh nghiệp
2.3.6.2. Khái niệm liên quan đến sự tuân thủ thuế
2.3.6.3. Khái niệm doanh nghiệp là khách hàng và sự tuân thủ
thuế tự nguyện
2.4. Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu
2.4.1. Các lý thuyết cơ bản
2.4.2. Một số mô hình đã nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
đề xuất
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hài lòng
Minh
bạch
Chuyên
nghiệp
Liêm
chính
Đổi mới
Tuân thủ
H6
H7
H5
H9
H8
H4
H3
H2
H1
Biến kiểm soát
- Tuổi đời doanh nghiệp
- Quy mô (vốn, lạo động)
- Hình thức sở hữu.
11
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện như sơ đồ dưới đây:
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Cơ sở
lý thuyết
Xây dựng
các khái niệm
Thang đo
nháp 1
Phỏng vấn
chuyên gia
Điều chỉnh
thang đo
Thang đo
nháp 2
Nghiên cứu sơ bộ định
lượng N=200
Cronbach's
Alpha
Loại các biến quan sát
có hệ số Alpha và hệ
số tương quan nhỏ
EFA
Thang đo
hoàn chỉnh
Nghiên cứu
chính thức CFA
SEM
Loại các biến quan sát có
trọng số EFA nhỏ Kiểm
tra phương sai
Loại các biến có trọng số CFA
nhỏ; kiểm tra độ thích hợp của mô
hình; tính hệ số tin cậy tổng hợp;
tính phương sai trích.
Kiểm tra độ thích hợp
của mô hình. Kiểm định
giả thuyết.
12
Quy trình nghiên cứu của tác giả, được chia làm 04 bước chính,
kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng, cụ thể nội dung các bước nghiên cứu chính trong quy trình
nghiên cứu được thực hiện như sau:
a) Bước 1: Xây dựng thang đo
b) Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ
c) Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra
d) Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức
3.2 Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu
3.2.1. Mục tiêu phỏng vấn
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Mục tiêu điều tra chọn mẫu
3.3.2. Phương pháp thực hiện
3.3.2.1. Xây dựng phiếu điều tra và kiểm định thang đo sơ bộ
+ Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ
Thang đo minh bạch (MB)
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ loại đi bốn biến của thang đo gồm
MB_3, MB_4, MB_8, MB_9 nguyên nhân do độ tin cậy không đảm bảo
do vậy các biến được loại còn giữ lại 7 biến để đưa vào bảng câu hỏi
điều tra và được mã hoá như phụ lục 7.
Thang đo chuyên nghiệp (CN)
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ loại đi 09 biến của thang đo gồm
CN_1, CN_2, CN_4, CN_8, CN_10, CN_12, CN_15, CN_16, CN_17,
nguyên nhân do độ tin cậy không đảm bảo do vậy các biến được loại
còn giữ lại 8 biến để đưa vào bảng câu hỏi điều tra và được mã hoá như
phụ lục 10.
13
Thang đo Liêm chính (LC)
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ loại đi 03 biến của thang đo gồm:
LC_3, LC_7, LC_8 nguyên nhân do độ tin cậy không đảm bảo do vậy
các biến được loại còn giữ lại 6 biến để đưa vào bảng câu hỏi điều tra và
được mã hoá như phụ lục 13.
Thang đo đổi mới (ĐM)
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ loại đi 07 biến của thang đo gồm:
ĐM_2, ĐM_5, ĐM_9, ĐM_10, ĐM_11, ĐM_13, ĐM_14 nguyên nhân
do độ tin cậy không đảm bảo do vậy các biến được loại còn giữ lại 7
biến để đưa vào bảng câu hỏi điều tra và được mã hoá phụ lục 16.
Thang sự hài lòng của doang nghiệp (HL)
Tác giả tiến hành đánh giá thang đo mức độ hài lòng thông qua
việc sử dụng phần mền SPSS. Kết quả phân tích cho thấy, các thang đo
khái niệm về hài lòng có hệ số tin cậy Cronbach's Alpha =0,930 >0,6 và
tương quan với các biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do vậy 7 biến quan sát
đo về hài lòng đạt độ tin cậy được giữ lại và tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA kết quả như phụ lục 18.
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ giữ lại 7 biến để đưa vào bảng câu
hỏi điều tra và được mã hoá như phụ lục 19.
Thang đo tuân thủ thuế (TT)
Dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ loại đi 06 biến của thang đo gồm:
TT_2, TT_3, TT_4, TT_5, TT_6, TT_7, TT_8 nguyên nhân do độ tin
cậy không đảm bảo do vậy các biến được loại còn giữ lại 7 biến để đưa
vào bảng câu hỏi điều tra và được mã hoá như phụ lục 22.
3.3.2.2 Chọn mẫu và thu thập số liệu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố kết hợp
với hồi quy tuyến tính, mô hình nghiên cứu có 44 biến đo lường. Vì thế,
tính theo nguyên tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiểu là 220
14
phần tử. Để phù hợp với nghiên cứu, để chọn mẫu có tính đại diện cao
nhất cho tổng thể, phương pháp lấy mẫu được chọn là phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối với các doanh nghiệp đang hoạt
động có phát sinh giao dịch với cơ quan thuế trên 12 huyện, thành phố
thuộc tỉnh Sơn La.
Theo công thức: n= {(1/N + (N-1)/N* 1/(p(1-p) * (e/ Z1 - &/2) 2 }-1
Trong đó: n là quy mô mẫu;
N là quy mô của tổng thể;
Z là giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy lựa chọn
(với độ tin cậy 95%, Z=1,96).
e là sai số chọn mẫu cho phép (thông thường sai số chọn mẫu cho
phép từ +/-1 đến +/-5%. Sai số này càng lớn thì kích thước mẫu càng
nhỏ và ngược lại;
P là tỷ lệ chọn một tình huống trả lời (thông thường tỷ lệ tốt nhất là
50/50% hay 0,5).
Tổng thể N=1.273 doanh nghiệp có phát sinh hoạt động giao dịch với
cơ quan thuế.
Theo công thức ta có kích thước mẫu cầu điều tra là:
n = {(1/1.273 + (1.273-1)/1.273* 1/(0,5(1-0,5) * (0,05/1,96)
2 }-1 = 384
3.3.2.3 Xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, sẽ được xử
lý, lọc dữ liệu không phù hợp và tiến hành phân tích dựa trên các
phương pháp phân tích chính như sau:
- Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach-alpha
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA
- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm đối tượng doanh nghiệp tham gia khảo sát
Các thông tin cơ bản về các doanh nghiệp tham gia khảo sát được
trình bày tại phụ lục 24.
4.2. Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định các thang đo lý thuyết từ dữ liệu khảo sát được
trình bày phụ lục 25. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho kết
quả tốt, khi các hệ số Cronbach-alpha của các thang đo đều đạt mức cao.
Trong đó, thang đo có mức tin cậy cao nhất là Liêm chính với hệ số
0.925. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn
mức 0.6, điều này cho thấy các biến quan sát có sự biểu diễn tốt đối với
các thang đo, khái niệm mà các biến này là thành phần.
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập
Kết quả phân tích cho nhóm biến độc lập cho thấy:
- Hệ số KMO bằng 0.907, kiểm định Bartlet cho hệ số Sig= 0.000
cho thấy, mức ý nghĩa thống kê của kết quả phân tích là đảm bảo và kết
luận phân tích nhân tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Phương sai trích bằng 67.194, cho thấy sự biến thiên của các
nhân tố được đưa ra từ phân tích nhân tố sẽ giải thích được 67.2% sự
biến thiên của tổng thể dữ liệu khảo sát ban đầu.
- Hệ số Eigenvalues của nhân tố thứ 4 là 3.766, là giá trị nhỏ nhất
lớn hơn 1, điều này khẳng định lại rằng có 04 nhân tố có thể được đưa ra
từ phép phân tích.
- Hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát đại diện cho từng nhân tố là
đều lớn hơn 0.5, điều này cho thấy việc phân tích EFA là đảm bảo và có sự
ảnh hưởng của từng biến quan sát tới nhân tố mà các biến đó biểu diễn.
16
Như vậy, việc phân tích nhân tố cho các biến độc lập đã cho thấy rằng,
có 04 nhân tố được đưa ra từ phép phân tích với độ tin cậy là đảm bảo.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA
Các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-
square/df = 1.4780.9, CFI= 0.966>0.9, GFI= 0.886>0.8, hệ
số RMSEA= 0.033<0.08, vì thế mô hình có sự phù hợp với nghiên cứu.
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc
Kết quả phân tích cho các biến phụ thuộc cho thấy:
- Hệ số KMO lần lượt bằng 0.879, 0.894 đều lớn hơn 0.5, cho
thấy kết quả phân tích nhân tố là đảm bảo độ chính xác. Kiểm định
Bartlet cho hệ số Sig= 0.000 cho thấy, mức ý nghĩa thống kê của kết quả
phân tích là đảm bảo.
17
- Phương sai trích lần lượt bằng 61.367, 59.835, cho thấy sự biến
thiên của các nhân tố được đưa ra từ phân tích nhân tố sẽ giải thích được
lớn hơn 50 % sự biến thiên của tổng thể dữ liệu khảo sát ban đầu. Đây
đều là các tỷ lệ ở mức khá tốt.
- Hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cho giá trị lớn hơn 1 tại
nhân tố thứ nhất, do đó chỉ có 01 nhân tố được đưa ra từ phân tích nhân
tố khám phá. Điều này cho thấy các biến quan sát của từng biến phụ
thuộc trong mô hình có sự hội tụ cao.
4.4. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự hài lòng và tuân
thủ thuế của doanh nghiệp
4.4.1. Phân tích cấu trúc SEM
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc được đưa ra của luận án như sau:
Sơ đồ 4.2: Mô hình cấu trúc đã chuẩn hóa
Nguồn Kết quả phân tích dữ liệu
18
Kết quả phân tích cho thấy, đối với biến phụ thuộc là sự hài lòng
của các doanh nghiệp, các yếu tố trong mô hình gồm: Minh bạch,
chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới đều thể hiện sự ảnh hưởng tới sự hài
lòng của các DN với mức ý nghĩa thống kê cao. Trong đó, yếu tố đổi
mới và minh bạch là hai yếu tố thể hiện sự ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài
lòng với hệ số ảnh hưởng trên 0.4, hai yếu tố chuyên nghiệp và liêm
chính có mức ảnh hưởng thấp hơn.
Đối với sự tuân thủ, các biến bao gồm: Minh bạch, chuyên
nghiệp, liêm chính, đổi mới, hài lòng đều thể hiện sự ảnh hưởng với
mức ý nghĩa thống kê cao. Sự ảnh hưởng của sự chuyên nghiệp thể hiện
sự ảnh hưởng lớn nhất với hệ số 0.309, tiếp theo là đổi mới với hệ số
0.290, tiếp theo là hài lòng với hệ số 0.284, minh bạch với hệ số 0.277,
cuối cùng là yếu tố liêm chính với hệ số 0.210.
4.4.2 Kiểm định bootstrap
Kết quả cho thấy, các hệ số trong mô hình không có sự khác biệt
so với mô hình được xác định với cỡ mẫu 429. Điều này cho thấy mô
hình vẫn đúng với cỡ mẫu bằng 750 và các ước lượng trong mô hình là
có thể tin cậy được.
4.4.2 Tổng hợp kiểm định các giả thuyết
Mô hình nghiên cứu đã tổng hợp các hệ số ảnh hưởng của các
biến trong mô hình tới các biến phụ thuộc là sự hài lòng và tuân thủ của
các DN đối với việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn của cơ quan thuế.
Phương trình hồi quy được đưa ra từ các hệ số như sau:
Sự hài lòng = 0.423* Minh Bạch + 0.310* Chuyên nghiệp +
0.270* Liêm chính + 0.474* Đổi mới.
Sự tuân thủ = 0.277* Minh Bạch + 0.309* Chuyên nghiệp +
0.210* Liêm Chính + 0.290* Đổi mới + 0.284* Hài lòng
19
4.5. Kết quả tổng hợp đánh giá của doanh nghiệp đối với các
giá trị tuyên ngôn ngành thuế
4.5.1 Đánh giá về sự minh bạch
4.5.2 Đánh giá về sự chuyên nghiệp
4.5.3 Đánh giá về sự liêm chính
4.5.4 Đánh giá về sự đổi mới
4.5.5 Đánh giá về sự hài lòng
4.5.6 Đánh giá về sự tuân thủ
4.6. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng và tuân thủ của các
nhóm doanh nghiệp
4.6.1. Khác biệt giữa các nhóm quy mô vốn
4.6.2. Khác biệt giữa các nhóm quy mô lao động
4.6.3 Khác biệt giữa các nhóm hình thức sở hữu
4.6.4 Khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp
4.6.5 Khác biệt giữa các nhóm giới tính chủ doanh nghiệp
4.7. Phân tích vai trò của biến kiểm soát trong mô hình
nghiên cứu
20
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Bàn luận về các kết quả đã thu được qua nghiên cứu
• Đối với sự hài lòng của doanh nghiệp, vấn đề ảnh hưởng nhiều
nhất là vấn đề đổi mới, với hệ số 0.474. Tiếp theo sự hài lòng thể hiện
sự ảnh hưởng từ sự minh bạch, với hệ số 0.423, có thể thấy được rằng
vấn đề về minh bạch trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp
chính là mang lại sự tin tưởng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế.
Sự chuyên nghiệp có ảnh hưởng lớn thứ ba tới sự hài lòng của doanh
nghiệp, với hệ số 0.310 và Sự liêm chính có hệ số ảnh hưởng tới sự hài
lòng của người nộp thuế ở mức thấp nhất là 0.270.
• Đối với sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu
đã phản ánh sự tuân thủ của người nộp thuế, yếu tố chuyên nghiệp cho
thấy có vai trò quan trọng nhất, với hệ số 0.309. Tiếp theo, sự ảnh
hưởng thể hiện nhiều thứ hai đối với yếu tố đổi mới, với hệ số 0.290,
thực tế cho thấy, ngành thuế vẫn đang trong quá trình thay đổi để hoàn
thiện các quy trình tương tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, từ
khâu tuyên truyền hỗ trợ, kê khai kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế
đến quá trình nộp tiền Đối với yếu tố sự hài lòng, thế hiện mức độ
ảnh hưởng thứ ba, với hệ số 0.284, cũng thể hiện được vai trò của việc
làm hài lòng người nộp thuế đối với sự tuân thủ của họ. Sự minh bạch
có mức độ ảnh hưởng thứ tư với hệ số 0.277 và Sự liêm chính có mức
độ ảnh hưởng thấp nhất với hệ số 0.210.
5.2. Gợi ý các giải pháp đối với cơ quan thuế
5.2.1. Tăng cường nâng cao chất lượng đổi mới của cơ quan
thuế
21
5.2.2. Tăng cường kiểm soát chất lượng đối với thực hiện các
giá trị tuyên ngôn một cách có hiệu quả
5.2.2.1. Tăng cường kiểm soát thực hiện có hiệu quả giá trị minh
bạch trong cơ quan thuế nhằm tăng sự hài lòng và tuân thủ thuế của
doanh nghiệp.
5.2.2.2. Tăng cường kiểm soát thực hiện có hiệu quả giá trị
chuyên nghiệp trong cơ quan thuế nhằm tăng sự hài lòng và tuân thủ
thuế của doanh nghiệp
5.2.2.3. Tăng cường kiểm soát thực hiện có hiệu quả giá trị liêm
chính trong cơ quan thuế nhằm tăng sự hài lòng và tuân thủ thuế của
doanh nghiệp.
5.2.2.4. Tăng cường kiểm soát thực hiện có hiệu quả giá trị đổi
mới trong cơ quan thuế nhằm tăng sự hài lòng và tuân thủ thuế của
doanh nghiệp.
5.2.2. Tăng cường nghiên cứu, xác định nhu cầu dịch vụ hỗ
trợ, tư vấn nộp thuế của các doanh nghiệp
5.2.3. Hình thành cơ sở dữ liệu khách hàng – Doanh nghiệp
5.2.4. Phát triển nguồn nhân lực tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ,
tư vấn nộp thuế cho các DN
5.2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ
quan thuế
5.2.4.2. Tăng cường nguồn kinh phí, đầu tư cho công nghệ thông
tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quản lý thuế nói chung và công
tác hỗ trợ người nộp thuế nói riêng kịp thời, đồng bộ
5.2.5. Tăng cường kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ hỗ trợ,
tư vấn nộp thuế cho các DN
22
5.2.6. Phát triển và nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ hỗ trợ,
tư vấn nộp thuế của các đại lý thuế
5.2.6.1. Cần kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định rõ phạm vi
các dịch vụ được cung cấp cho xã hội của các tổ chức kinh doanh dịch
vụ thuế.
5.2.6.2. Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các đại lý thuế
một cách hiệu quả.
5.2.6.3. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích
người nộp thuế sử dụng kê khai thuế qua đại lý thuế
5.3. Gợi ý giải pháp với doanh nghiệp
5.3.1. Chủ động tham gia xây dựng thể chế đặc biệt là chính
sách thuế
5.3.2. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp qua việc tuân thủ pháp
luật thuế
5.3.3. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán
5.4. Một số kiến nghị
5.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế
Một là: Kiến nghị với Chính phủ cần sớm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quản lý thuế và dịch vụ thuế.
Hai là: Thành lập một trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ người
nộp thuế (theo mô hình của một số nước) độc lập với cơ quan thuế trực
thuộc Tổng cục Thuế.
Ba là: Tổng Cục Thuế cần tập trung các nguồn lực để nâng cấp
trung tâm dữ liệu của Cục Thuế.
5.4.2. Kiến nghị đối với chính quyền cấp tỉnh
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong
23
đó có Luật thuế và có chuyên mục hỗ trợ, tư vấn và giải đáp các chính
sách thuế cho các DN.
Hai là: Cần có cơ chế thúc đẩy cho thành lập các đại lý thuế
một cách dễ ràng và thuận lợi nhằm phục vụ cung ứng dịch vụ về thuế
cho NNT kịp thời và đúng pháp luật.
Ba là: Thường xuyên kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm
minh những trường hợp vi phạm làm giảm chất lượng dịch vụ hỗ trợ, tư
vấn nộp thuế.
Bốn là: Tăng cường kinh phí, nâng cấp hệ thống hạ tầng và công
nghệ thông tin quản lý của tỉnh và các sở, ban ngành của tỉnh một cách
đồng bộ.
5.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp các cấp
Một là: Tăng cường tuyên tuyền, phổ biến các chủ trương, chính
sách của Nhà nước nhất là các chính sách về thuế để tới các doanh
nghiệp thành viên.
Hai là: Tiếp nhận và kịp thời phản ánh các kiến nghị của hội viên
đến cơ quan cơ quan thuế xem xét giải quyết và hỗ trợ kịp thời.
Ba là: Hỗ trợ các đơn vị thành viên trong đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về chính sách thuế và cung ứng
các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn quản lý.
24
KẾT LUẬN
Tổng quan nghiên cứu về sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh
nghiệp. Trên cơ sở tổng quan tìm ra ”khoảng trống nghiên cứu” đó là sự
tác động của các giá trị tuyên ngôn lên mức độ hài lòng, tuân thủ thuế và
đặc biệt là mối quan hệ giữa sự hài lòng và tuân thủ thuế trên sơ cở tiếp
cận của 4 nhân tố giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam; từ đó hệ
thống những vấn đề lý luận cơ bản về thuế, về các khái niệm cốt lõi các
giá trị tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam đó là: Minh bạch - chuyên
nghiệp - liêm chính - đổi mới; sự hài lòng và tuân thủ thuế của doanh
nghiệp qua việc thực hiện các giá trị tuyên ngôn của cơ quan thuế.
Luận án đã sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) để kiểm định mô
hình và giả thuyết nghiên cứu mà luận án đề xuất, kiểm tra độ phù hợp
của mô hình, đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của các
thang đo.
Kết quả mô tả mức độ tác động (mạnh, yếu/tích cực) từ các giá trị
tuyên ngôn đến sự hài lòng và tuân thuể thuế trong đó khẳng định yếu tố
đổi mới mà cơ quan thuế đang thực hiện có tác động tích cực nhất.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
Trong đó, kiểm định sâu POST-HOC được sử dụng phương pháp
Turkey để xác định rõ sự khác biệt giữa các nhóm DN về sự hài lòng và
sự tuân thủ đều cho kết quả sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê,
hay nói cách khác, sự khác biệt này là không rõ ràng giữa các nhóm DN.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận và gợi ý các
giải pháp cho cơ quan thuế và các doanh nghiệp, cũng như đề xuất một số
kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm để nâng cao sự hài lòng và tuân
thủ thuế của doanh nghiệp ở Việt Nam một cách có hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_muc_do_hai_long_cua_doanh_nghiep.pdf