Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên

5.2.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các sở, Ban Ngành phối hợp với Công ty điện lực rà soát quy hoạch tổng thể khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên để xây dựng hàng lang lưới điện an toàn; xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích hộ dân sử dụng nguồn năng lượng tài tạo như pin mặt trời, Hầm Biogas; tăng cường tuyên truyền các hoạt động sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả. 5.2.2. Các Bộ ngành Trung ương - Bộ Công thương cần tổ chức xây dựng Quy hoạch Năng lượng tổng thể quốc gia theo nội dung mà trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2011 đã yêu cầu, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch các phân ngành điện, than, dầu khí hợp lý, hài hòa, khắc phục những bất cập hiện tại. - Bộ Tài chính cần xây dựng chính sách giá năng lượng đảm bảo hợp lý, hài hòa, minh bạch về giá năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua về giá trị sản phẩm, để giá năng lượng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lượng, góp phần đắc lực phát triển thị trường năng lượng lành mạnh. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần bổ sung thêm nội dung “Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm từ công tác lập hồ sơ, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tổng dự toán đấu thầu, quản lý dự án, khai thác, sản xuất, chế biến, vận hành, vận chuyển, truyền tải đến tiêu thụ các sản phẩm năng lượng” vào trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội như đất đai, dân số của các huyện trong tỉnh như nêu trên và mục đích sử dụng theo phụ tải nguồn năng lượng điện, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành lựa chọn huyện (Văn Lâm, Ân Thi) và thành phố Hưng Yên làm điểm nghiên cứu. Với mỗi huyện và thành phố tiến hành chọn 3 xã để khảo sát (Trung Nghĩa, Phương Chiểu và Hồng Nam thuộc thành phố Hưng Yên; Chỉ Đạo, Lạc Đạo và Đại Đồng thuộc Văn Lâm; Phù Ủng, Đa Lộc, Nguyễn Trãi thuộc Ân Thi). Nguyên tắc và yêu cầu sử dụng (đầy đủ, an toàn, bền vững) Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh 1 Các nguồn năng lượng điện được sử dụng 2. Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện 3. Sử dụng nguồn năng lượng điện 4. Đánh giá kết quả & tác động việc sử dụng nguồn năng lượng điện Đơn vị quản lý Đối tượng sử dụng - UBND các cấp - Công ty Điện lực tỉnh, huyện - Các Sở, Ban, Ngành, Phòng chức năng - Tổ chức chính trị xã hội - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh - Hộ gia đình - Cơ quan hành chính sự nghiệp - Các chương trình dự án phát triển GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 8 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các lý luận và thực tiễn về sử dụng năng lượng điện; các báo cáo hàng năm; các chương trình, dự án; các công trình nghiên cứu; các luận án; các văn bản pháp quy, quy định của Nhà nước về sử dụng nguồn năng lượng điện; các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này gồm các dữ liệu về đặc điểm của các đối tượng khảo sát như: hộ gia đình theo ngành nghề sản xuất; các tổ chức, cá nhân sử dụng điện; cán bộ quản lý; Các nguồn năng lượng điện sử dụng; Nhu cầu và mục đích sử dụng điện; các thiết bị sử dụng điện trong gia đình; các biện pháp tiết kiệm điện năng trong gia đình; khả năng chi trả tiền điện; các bất hợp lý trong sử dụng nguồn năng lượng điện và nguyên nhân; Ý kiến của các bên liên quan về tiết kiệm điện và các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn và những kiến nghị thông qua điều tra chọn mẫu 447 hộ gia đình, phỏng vấn sâu 45 các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 30 cán bộ lãnh đạo địa phương, 20 cán bộ công ty điện lực tỉnh và điện lực các huyện. 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Các phương pháp xử lý và phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố khám phá với tháng đo Likert; phương pháp đánh giá sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và hồi qui tương quan. Hai mô hình phân tích hồi quy là: Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng điện an toàn, liên tục cho khách hàng. Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4 X4 + β5X5 + β6X6 + ui Dựa trên kết quả của phương pháp EFA, hàm hồi quy bội được sử dụng với 6 biến độc lập (6 nhóm yếu tố ảnh hưởng). Trong đó: Y sự hài lòng; Xi, với i = 1 đến k là các biến độc lập, cụ thể là: Thái độ phục vụ (X1); Cung cấp thông tin (X2); Tiếp thu ý kiến khách hàng (X3); Giá điện (X4); Thời gian cung cấp điện (X5); Thanh toán tiền điện (X6). Mô hình 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình về sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện Mô hình Probit được áp dụng có dạng Nếu Z = 1 k j j j BX =  (với X1 = 1) Mô hình Probit có dạng : H(Z) = 2 2 1 2 Z e  − 9 Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến của mô hình này là: (Y = 1 sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện; Y = 0 là hộ không sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện). Các biến độc lập trong nghiên cứu này là tuổi của chủ hộ (tuoi); trình độ học vấn của chủ hộ (Tdhv); số lượng lao động trong hộ (Sold); diện tích nhà của hộ (dtnha); thu nhập bình quân một năm của hộ (thunhap); số tiền điện phải trả trung bình tháng của hộ (tiendien) là các biến định lượng và các biến định tính (biến giả) là hộ được tư vấn sử dụng điện (tuvan: bằng 1 nếu hộ nhận tư vấn sử dụng tiết kiệm điện; bằng 0 không nhận tư vấn về sử dụng tiết kiệm điện); về nghề nghiệp với hai biến: nghề công chức, nhân viên văn phòng (cc: nếu là 1 thì chủ hộ làm công chức, nhân viên văn phòng, nếu là 0 là nghề khác); biến nghề tiểu thủ công nghiệp (ttcn: nếu là 1 thì chủ hộ là tiểu thủ công nghiệp, nếu là 0 là nghề khác); biến giả trong một hộ gia đình có nhiều thế hệ sống chung hay không (thehe: nếu là 1 thì hộ có nhiều thế hệ sống chung (từ 3 thế hệ trở lên); nếu là 0 thì không có nhiều thế hệ sống chung). Việc sử dụng mô hình probit để nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện của hộ, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện và hướng tới sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. 3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Gồm 4 nhóm chỉ tiêu chính là: Nhóm chỉ tiêu thể hiện các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện; Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn; Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN 4.1.1. Các nguồn năng lượng điện được sử dụng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.1.1. Nguồn điện lưới quốc gia Trong giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng điện từ nguồn điện lưới quốc gia mà Công ty Điện lực Hưng Yên được giao đều tăng (14,39%/năm). Sản lượng điện thương phẩm có xu hướng tăng, bình quân tăng 15,25%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của sản lượng điện nhận đầu nguồn. Tình trạng thiếu điện vào giờ cao điểm đã được hạn chế rất nhiều, việc cung cấp điện lưới cho người dân đã được Công ty Điện lực Hưng Yên cung cấp đầy đủ, kịp thời và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân. Tỷ trọng khối lượng điện nhận vào giờ cao điểm đã giảm xuống từ 21,42% năm 2013 xuống 20,72% năm 2017, tỷ trọng khối lượng điện nhận vào giờ thấp điểm có xu hướng tăng từ 19,78% năm 2013 lên 20,68 % năm 2017. Đây là những nỗ lực của Công ty Điện lực Hưng Yên trong tuyên truyền, phổ biến lợi ích cho người dân trong sử dụng nguồn điện lưới tiết kiệm và hướng đến sử dụng điện 10 vừa đầy đủ, hợp lý, bền vững vừa đảm bảo tránh sử dụng điện quá nhiều vào giờ cao điểm và gây quá tải điện năng. 4.1.1.2. Nguồn năng lượng khác (1) Dự án sử dụng hầm biogas do Sở Khoa học công nghệ tỉnh triển khai, Sở NN&PTNT thực hiện với hỗ trợ nhỏ cho các hộ có nhu cầu xây dựng hầm biogas ở 2 mức: hỗ trợ 1 triệu đồng đối với hộ xây hầm loại nhỏ; hỗ trợ 2 triệu đối với hộ xây hầm có qui mô lớn. Ngoài hỗ trợ về kinh phí, còn hỗ trợ về kỹ thuật. Từ năm 2012 đến 2017, số lượng các hầm biogas được hỗ trợ xây dựng đã tăng từ 972 hầm lên 4311 hầm biogas. Toàn bộ công trình được xây dựng đúng thiết kế cũng như các yêu cầu, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án và hiện đang hoạt động tốt được nông dân đánh giá có hiệu quả cao. Việc sử dụng năng lượng biogas thay thế cho nguồn điện lưới vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa giúp cho các hộ nông dân tiết kiệm được rất nhiều tiền điện vừa giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ các chất thải chăn nuôi. (2) Chương trình khuyến công sử dụng năng lượng mặt trời: Theo số liệu của Sở Công Thương năm 2017, hiện nay có khoảng 10% số hộ gia đình ở nông thôn Hưng Yên có sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong đó cao nhất là thành phố Hưng Yên với gần 13%, xã Mễ Sở (Văn Giang) có hơn 400 hộ, xã Long Hưng (Văn Giang) có hơn 200 hộ đã sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời So với tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn của tỉnh, tỷ lệ này chưa nhiều. Theo chúng tôi, nguồn năng lượng mặt trời còn dồi dào, cần nghiên cứu để người dân sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời như là bình nước nóng năng lượng mặt trời và các thiết bị pin mặt trời áp mái một cách có hiệu quả và có các chính sách khuyến khích người dân sử dụng để vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng điện cho các hộ gia đình. Như vậy, ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên người dân sử dụng chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia, các nguồn năng lượng điện thay thế khai thác còn ít, mới trong diện thử nghiệm, do từng hộ dân đầu tư khai thác là chủ yếu chưa được đưa vào quy hoạch, kế hoạch và chưa quản lý trên địa bàn tỉnh. 4.1.2. Cung cấp điện cho khách hàng và thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.2.1. Tổ chức bộ máy cung cấp điện cho khách hàng Công ty điện lực Hưng Yên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện lưới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo ngành dọc, Công ty điện lực Hưng Yên gồm 9 điện lực huyện và thành phố trực thuộc tỉnh. Công ty có tổng số 137 tổ dịch vụ bán lẻ điện năng với 664 cá nhân, quản lý 338.258 công tơ 1 pha và 16.175 công tơ 3 pha. Đến 2017 Công ty có 1356 người lao động, trong đó có 544 cộng tác viên. 4.1.2.2. Khách hàng và lượng điện cung cấp Công ty đang quản lý trên 421 nghìn khách hàng. Số lượng khách hàng qua các năm đều tăng, bình quân tăng 6,12%/năm. Trong tổng số khách hàng của công ty, hộ dân nông thôn là khách hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2013 chiếm gần 84%, năm 2017 cũng chiếm gần 83%. 11 4.1.2.3. Tổ chức bán điện cho khách hàng (1) Xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện: Xây dựng 1553 trạm biến áp 35 kV, 1594 máy biến áp với công suất 563130 kVA và 4812 ngàn km dây dẫn điện. (2) Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và bán điện đến từng hộ. Đến cuối năm 2017 Công ty Điện lực Hưng đã tiếp nhận, quản lý và bán điện trực tiếp tại 137 xã nông thôn trong tổng số 145 xã (không tính 16 phường và thị trấn) trên địa bàn tỉnh. Ở hầu hết các địa phương sau khi công ty tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đều được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lưới điện. (3) Quản lý công tơ điện: lắp đặt 423 ngàn công tơ, khu vực nông thôn trên 251 ngàn. Thay thế công tơ cơ khí sang công tơ điện tử và hệ thống đo ghi từ xa. Chính việc áp dụng các công nghệ này vào sản xuất kinh doanh đã làm cho tổn thất điện năng khu vực thương mại năm 2016 giảm được hơn 4 triệu kWh, tương ứng với giảm 0,56%; 6 tháng đầu năm 2018 tổn thất điện năng khu vực hạ thế tỉnh Hưng Yên còn 5,79%. (4) Thanh kiểm tra khách hàng sử dụng điện. Trong 3 năm 2014 đến 2016 số khách hàng kiểm tra tăng nhiều, bình quân tăng 28,45%/năm. Tỷ lệ khách hàng vi phạm có giảm, năm 2014 là 12,42% đến 2016 còn là 9,67%, nhưng tổng số khách hàng vi phạm vẫn tăng. Vi phạm chủ yếu là các thiết bi đo đếm bị kẹt, hỏng nhưng không báo, tìm cách thay đổi giá điện và tìm các biện pháp ăn trộm điện. (5) Triển khai chương trình giảm tổn thất điện năng thông qua tuyên truyền với nhiều hình thức như phát thanh, treo biển, băng rôn, dán posters, phát tờ rơi, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức mít tinh “giờ trái đất” và các hoạt động khác. 4.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.1.3.1. Sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp a. Trong công tác thủy lợi Nguồn năng lượng điện sử dụng trong công tác thủy lợi chủ yếu để vận hành các trạm bơm tưới và tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1. Kết quả sử dụng điện cho thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%) 1. Sản lượng điện năng tiêu thụ cho thủy lợi Ng. Kwh 19837,12 18787,87 17224,21 17163,41 95,29 2. Điện cho tưới, tiêu % 60,18 62,39 62,96 63,84 - 3. Chi phí điện năng Tỷ đồng 19,74 20,58 21,03 21,73 103,25 Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 851 trạm bơm, trong đó có nhiều trạm bơm vẫn sử dụng hệ thống dây dẫn điện cũ. Ngành thủy lợi cũng sử dụng tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện để để duy trì hoạt động. Các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hưng Yên sử dụng là: (1) Thay thế dần hệ thống máy móc thiết bị cũ, lắp đặt hệ thống điều khiển tự động và sử dụng điện vào giờ thấp điểm; (2) Phối hợp 12 với các cơ quan chuyên nạo vét kênh mương; (3) Phối hợp chặt chẽ với Điện lực các huyện để ưu tiên cấp điện giờ thấp điểm cho các hoạt động thủy lợi; (4) Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; (5) Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công trạm bơm không ống, sử dụng cột nước thấp. b. Trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi Các hộ sử dụng chủ yếu các khâu rửa chuồng trại chăn nuôi, thắp sang cho gia súc và tưới cây với qui mô nhỏ, tự phát và chưa có cơ quan nào thống kê theo dõi. Bảng 4.2. Số hộ sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp ở các huyện nghiên cứu Diễn giải Tổng số Các huyện đại diện SL (hộ) Tỷ lệ (%) Ân Thi Văn Lâm TP. Hưng Yên 1. Số hộ điều tra 447 100 146 145 156 2. Mục đích sử dụng điện - Tưới cây 297 66,44 65,75 60,69 72,44 - Chế biến thức ăn gia súc 90 20,13 24,66 22,76 13,46 - Thắp sáng cho gia súc 315 70,47 73,29 75,86 62,82 - Sưởi ấm cho gia súc 102 22,82 21,23 20,69 26,28 - Rửa chuồng 342 76,51 76,71 83,45 69,87 - Kích cho hoa nở 54 12,08 11,64 9,66 14,74 - Làm mát cho vật nuôi 105 23,49 28,08 22,07 20,51 - Sục khí nuôi thủy sản 21 4,70 6,16 5,52 2,56 Sử dụng điện cho các khâu này được tính gộp trong lượng điện tiêu thụ cho một gia đình hàng tháng, năm cùng với các hoạt động khác trong từng hộ, do các hoạt động chăn nuôi, trồng cây còn xen kẽ trong dân cư và hợp đồng sử dụng điện của công ty cũng chưa tách. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy nguồn năng lượng điện đã góp phần giảm thiểu lao động trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, tăng quy mô sản xuất, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.1.3.2. Sử dụng điện trong hộ gia đình Bao gồm tất cả các mục đích như sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. a. Nguồn năng điện sử dụng Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình ở khu vực nông thôn, tỉnh Hưng Yên đang sử dụng được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Các nguồn năng lượng điện mà hộ gia đình đang sử dụng trên địa bàn khu vực nông thôn, tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT Chung Nhóm hộ Thuần nông Tiểu thủ công nghiệp Công chức, nhân viên văn phòng Tổng số hộ điều tra Hộ 447 191 158 98 Điện lưới quốc gia % 100 100 100 100 Năng lượng mặt trời % 9,40 0,52 12,66 21,43 Điện biogas % 0,22 0,52 0,00 0,00 Máy phát điện % 8,72 6,81 7,59 14,29 Thiết bị tích điện % 12,08 8,38 12,03 19,39 Ắc quy % 21,93 23,04 12,66 34,69 13 Điện lưới quốc gia, năng lượng mặt trời, điện Biogas, máy phát điện và các thiết bị điện khác. Tỷ lệ các hộ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời chiếm gần 10%, trong đó có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Sử dụng năng lượng mặt trời tập trung phần lớn vào nhóm hộ công chức, nhân viên văn phòng, tỷ lệ các hộ này sử dụng năng lượng mặt trời là hơn 21,43%; Các hộ thuần nông sử dụng năng lượng mặt trời còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 0,52%. Các hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia ký hợp đồng mua bán điện với công ty Điện lực Hưng Yên chiếm bình quân 84% số hộ điều tra, số hộ còn lại hoặc là sử dụng hợp đồng chung, hoặc không có hợp đồng, hoặc đã tách hộ nhưng còn ở chung. b. Các thiết bị điện sử dụng Các thiết bị sử dụng điện của hộ gia đình được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Số lượng các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt bình quân hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên (tính bình quân 1 hộ điều tra) Chỉ tiêu Tính chung Số lượng (cái/hộ) So sánh Thuần nông (1) Tiểu thủ công nghiệp (2) Công chức, nhân viên văn phòng (3) (1)-(2) (1)-(3) (2)-(3) Đèn huỳnh quang 4,36 3,59 5,59 3,86 -2,00*** -0,27ns 1,73*** Đèn sợi đốt 0,41 0,62 0,21 0,34 0,41*** 0,28** -0,13ns Đèn compac 3,05 2,67 3,15 3,61 -0,49** -0,95*** -0,46** Tủ lạnh 0,90 0,80 0,97 0,99 -0,17** -0,19** -0,02ns Ti vi 1,16 1,07 1,19 1,28 -0,12** -0,21*** -0,09ns Máy bơm nước 0,94 1,00 0,96 0,79 0,04ns 0,21*** 0,17*** Máy nóng lạnh 0,81 0,60 0,96 0,99 -0,36*** -0,39*** -0,03ns Nồi cơm điện 1,01 0,99 1,03 1,02 -0,04* -0,03ns 0,01ns Quạt điện 2,72 2,34 2,93 3,13 -0,60*** -0,80*** -0,20ns Máy điều hòa 0,51 0,30 0,56 0,86 -0,26*** -0,56*** -0,29*** Máy sưởi 0,06 0,05 0,03 0,14 0,02ns -0,09*** -0,11*** Máy giặt 0,58 0,41 0,68 0,77 -0,27*** -0,36*** -0,09ns Ghi chú: ns không có ý nghĩa thống kê; ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% Các hộ gia đình ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên còn sử dụng các thiết bị điện công suất lớn như bóng điện sợi đốt, nồi cơm điện, máy giặt, máy nước nóng, bếp điện từ. Các thiết bị này tiêu thụ điện khá lớn nên rất cần tư vấn của các nhà chuyên môn sao cho sử dụng nguồn năng lượng điện hợp lý. c. Sản lượng điện tiêu thụ Lượng điện tiêu thụ bình quân tháng của các hộ được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Lượng điện tiêu thụ bình quân 1 tháng của các hộ trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: kWh Chỉ tiêu Tính chung Nhóm hộ So sánh Thuần nông (1) Tiểu thủ công nghiệp (2) Công chức, nhân viên văn phòng (3) (1)-(2) (1)-(3) (2)-(3) BQ tháng 203,65 178,46 197,21 263,14 -18,75ns -84,68*** -65,93*** Mùa hè 249,90 213,31 244,05 330,63 -30,74ns -117,32*** -86,58*** Mùa đông 197,11 173,31 196,88 243,88 -23,57ns -70,56*** -47,00** Mùa xuân, thu 182,36 160,42 177,62 232,78 -17,20ns -72,35*** -55,16*** Ghi chú: ns không có ý nghĩa thống kê; ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% 14 Lượng điện sử dụng bình quân/tháng/hộ là 203,65kWh, có sự khác biệt theo mùa. Ở mùa hè lượng điện tiêu thụ cao hơn (khoảng 250kWh) so với mùa đông (197,11kWh) và mùa thu (182,36kWh). Sự khác biệt về lượng điện sử dụng giữa các nhóm là rất lớn. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nguyên nhân là các hộ công chức và nhân viên văn phòng sử dụng nhiều thiết bị điện hơn. d. Các biện pháp tiết kiệm điện của hộ gia đình Do lượng điện phục vụ chiếu sáng chiếm tới 40-80% điện năng tiêu thụ của mỗi gia đình, các hộ sử dụng các biện pháp tiết kiệm điện thể hiện ở bảng 4.6, trong đó biện pháp tắt các thiết bị điện khi không sử dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: % Diễn giải Tính chung Các nhóm hộ Thuần nông Tiểu thủ công nghiệp Công chức, nhân viên văn phòng Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng 92,17 94,76 89,24 91,84 Sử dụng nguồn năng lượng thay thế 19,02 17,28 9,49 37,76 Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện 67,79 76,96 60,76 61,22 Sử dụng hợp lý các thiết bị điện 67,56 80,63 52,53 66,33 Giáo dục và các thành viên trong gia đình tiết kiệm điện 67,79 83,77 57,59 53,06 e. Nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình Kết quả khảo sát ở 3 điểm đại diện cho thấy, đa số các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện như hiện tại, chiếm 75,62% tổng số hộ điều tra. Chi phí thực tế sử dụng điện bình quân 1 hộ gia đình 1 tháng là 203,65 nghìn đồng. Đa số các hộ có nhu cầu giảm chi phí sử dụng điện. Tỷ lệ hộ có mong muốn giảm tiền sử dụng điện chiếm 33,11%. Tỷ lệ hộ có khả năng chi trả tiền điện tăng chỉ chiếm hơn 18,12.%. Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ có nhu cầu sử dụng điện của các nhóm hộ điều tra khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên ĐVT: % Chỉ tiêu Thuần nông Tiểu thủ công nghiệp Công chức, nhân viên văn phòng Tính chung 1. Khối lượng điện tiêu thụ - Sử dụng điện nhiều hơn 1,57 17,09 7,14 8,28 - Vẫn sử dụng điện như hiện tại 76,96 66,46 87,76 75,62 - Không ý kiến 21,47 16,45 5,1 16,1 2. Mua thêm thiết bị sử dụng điện 21,99 17,09 15,31 18,79 3. Chi phí điện b/q 1 hộ 1 tháng (1000đ) 178,46 197,21 263,14 203,65 Tìm hiểu khả năng có thể chi trả tiền điện với các dịch vụ cung cấp điện tốt hơn của các nhóm hộ cho thấy đa số các hộ có khả năng chi trả tiền điện ở mức dưới 200 nghìn đồng/tháng đối với nhóm hộ thuần nông và từ 200 – 500 nghìn đồng với các nhóm hộ tiểu thủ công nghiệp và công chức, nhân viên văn phòng. Tỷ lệ hộ có khả năng chi trả ở mức trên 500 ngàn đồng 1 tháng rất thấp. 15 Bảng 4.8. Kết quả thăm dò về chi phí sử dụng điện của các nhóm hộ ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT Hộ thuần nông Hộ tiểu thủ công nghiệp Hộ công chức, nhân viên văn phòng Tính chung 1. Chi phí điện bình quân 1 hộ 1 tháng Nghìn đồng 178,46 197,21 263,14 203,65 2. Nhu cầu chi sử dụng điện - Giảm xuống % 24,61 36,71 43,88 33,11 - Giữ nguyên % 53,40 46,20 43,88 48,77 - Tăng lên % 21,99 17,09 12,24 18,12 3. Khả năng chi sử dụng điện % - Dưới 200 nghìn đồng % 75,92 29,75 11,22 45,41 - 200 – 500 nghìn đồng % 22,51 59,49 65,31 44,97 - Trên 500 nghìn đồng % 1,57 10,76 23,47 9,62 Đứng trước tình hình giá điện ngày càng tăng cao, điện năng đang dần trở thành nguồn năng lượng không thể thay thế và cực kỳ tiện dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân từ nông thôn đến thành thị. Hầu hết các thiết bị sử dụng trong hộ gia đình hiện nay đều phải có điện mới sử dụng được. Do vậy, khi giá điện tăng cao, chi tiêu của hộ ngày càng lớn nên nhu cầu, mong muốn được tư vấn sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả của các hộ ngày càng cao. 4.1.3.3. Sử dụng nguồn năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp Sử dụng nguồn năng lượng điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp chủ yếu cho các công việc hành chính, văn phòng, hội họp và chiếu sáng. Với yêu cầu sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả các cơ quan này cần lập kế hoạch tiết kiệm điện; có nội quy và kiểm tra giám sát. Trong 3 điểm nghiên cứu có 78 cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp thì có 88,46% cơ quan có xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện. Trong số các cơ quan đã có kế hoạch thì có 98,55 cơ quan thực thi kế hoạch này. Tuy nhiên số cơ quan có quy chế sử dụng điện tiết kiệm mới chiếm tỷ lệ nhỏ là 21,79%. So sánh giữa 3 điểm nghiên cứu, tỷ lệ các cơ quan này trên địa bàn thành phố Hưng Yên xây dựng kế hoạch, thực thi kế hoạch và có quy chế sử dụng điện tiết kiệm cao hơn 2 huyện Ân Thi và Văn Lâm. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động sử dụng tiết kiệm điện do phòng hành chính đảm nhiệm, có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định trong nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng điện tại các phòng ban được thực hiện kiểm tra hàng tuần, hàng tháng. 4.1.3.4. Đánh giá kết quả và hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện a. Kết quả đạt được (1) Khối lượng điện đã sử dụng có tăng và hiệu quả: Theo số liệu của Công ty Điện lực Hưng Yên, sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tăng rất nhanh từ gần 2,7 triệu kWh năm 2013 lên gần 3,5 triệu kWh năm 2017 (bình quân tăng 12, 77%/năm). 16 Bảng 4.9. Sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Các lĩnh vực 2015 2016 2017 TĐPT BQ (%) SL (Tr.Kwh) Cơ cấu (%) SL (Tr.Kwh) Cơ cấu (%) SL (Tr.Kwh) Cơ cấu (%) CN& XD 2037,77 74,35 2324,54 74,76 2631,74 75,50 113,64 Nông nghiệp 32,29 1,18 37,4 1,20 38,92 1,12 109,79 TM &DV 20,4 0,74 29,52 0,95 39,92 1,15 139,89 HCSN 41,89 1,53 53,71 1,73 60,63 1,74 120,,31 Dân sinh nông thôn 534,78 19,51 590,98 19,01 638,54 18,32 109,27 Dân sinh đô thị 73,75 2,69 73,2 2,35 76,05 2,18 101,55 Tổng 2740,88 100,00 3109,36 100,00 3485,82 100,00 112,77 Sản lượng điện tiêu thụ cho lĩnh vực dân sinh nông thôn năm 2017 chiếm 18,32% tổng sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng điện tiết kiệm điện trong dân sinh nông thôn và các văn phòng công sở tại khu vực nông thôn sẽ góp phần khá lớn trong việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện. Giá trị tổng sản phẩm trên 1 kWh năm 2015 là 14,08; năm 2017 có giảm nhưng vẫn đạt là 13,09, nghĩa là năm 2015 bình quân 1 kWh điện tiêu thụ sinh ra được hơn 14,08 đồng giá trị tổng sản phẩm, năm 2017 tạo ra được hơn 13,09 đồng giá trị tổng sản phẩm. Tốc độ tăng sản lượng điện tiêu thụ cao hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm, do vậy rất cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng trên địa bàn tình nói chung, khu vực nông thôn nói riêng. (2) Đáp ứng sự hài lòng của khách hàng: Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ hài lòng về 3 tiêu chuẩn đều đạt trên 60%. Cụ thể, tỷ lệ hộ hài lòng về kết quả cung cấp điện là 63,14%, về sự đều đặn là 63,67%, về sự tin tưởng của khách hàng là 63,94%. Trong nhóm tiêu chuẩn về kết quả cung cấp điện, tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí điện cung cấp ổn định là cao nhất (69,13%), về tiêu chí biểu giá điện là thấp nhất (52,57%). Trong nhóm tiêu chuẩn về sự đều đặn trong cung cấp điện, tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí không mất điện cao nhất (71,43%), về tiêu chí thời gian phục vụ 24/24 thấp nhất (51,01%). Trong các tiêu chí của nhóm tiêu chuẩn sự tin tưởng của khách hàng tỷ lệ hộ hài lòng về tiêu chí các dịch vụ chăm sóc khách hàng cao nhất chiếm 69,13%, tiêu chí thái độ phục vụ mới chiếm 60,48%. (3) Giảm tổn thất điện năng: Theo số liệu của Công ty Điện lực Hưng Yên từ năm 2015 đến 2017 tỷ lệ tổn thất điện năng giảm khá nhiều, nếu tỷ lệ tỏn thất điện năng hạ thế năm 2015 là 8,76%, đến năm 2017 chỉ còn 6,59%. Các loại tổn thất khác cũng thể hiện tương tự. Điều này cho thấy, việc cung cấp nguồn năng lượng điện trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã dần hiệu quả, hợp lý và bền vững, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm đáng kể và tiệm cận thấp nhất. (4) Tác động tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh: Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Hưng Yên, Công ty Điện lực Hưng Yên, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong những năm qua là khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 2015 – 2017 là 3,08%/năm; ngành công nghiệp và xây dựng là 9,78%/năm và ngành dịch vụ thương mại là 9,31%/năm (bảng 4.10). 17 Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện tăng trưởng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%) 1. Giá trị sản xuất - Nông nghiệp Tỷ đồng 5,11 5,25 5,43 103,08 - Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 20,04 21,91 24,15 109,78 - Dịch vụ và thương mại Tỷ đồng 13,44 14,54 16,06 109,31 2. Vốn đầu tư Tỷ đồng 25,33 28,18 32,41 113,12 3. Khối lượng điện tiêu thụ - Nông nghiệp Triệu Kwh 32,29 37,40 38,92 114,09 - Công nghiệp và xây dựng Triệu Kwh 2037,77 2324,54 2631,74 117,20 - Dịch vụ và thương mại Triệu Kwh 20,40 29,52 39,92 139,02 4. Giá trị sản xuất/ lượng điện tiêu thụ - Nông nghiệp đồng/kWh 158,25 140,37 139,52 93,89 - Công nghiệp và xây dựng đồng/kWh 9,83 9,43 9,18 96,60 - Dịch vụ và thương mại đồng/kWh 658,82 492,55 402,30 78,14 5. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới - Về tiêu chí điện xã 120 131 137 106,85 - Về tất cả tiêu chí xã 47 60 87 136,05 Năm 2017, 1kWh điện sử dụng ở ngành nông nghiệp đã tạo ra 139,52 đồng giá trị sản xuất, ngành công nghiệp và xây dựng là 9,18 đồng và ngành dịch vụ thương mại là 402,30 đồng. Tuy nhiên, so với năm 2015 chỉ tiêu này của các ngành có giảm. Nguyên nhân giảm là do, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng điện năng mà các ngành sử dụng. Sử dụng nguồn năng lượng điện trong khu vực nông thôn tỉnh Hưng yên còn góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến năm 2017 toàn tỉnh Hưng Yên có 87/145 xã (tức 60% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên số xã đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí điện nông thôn của tỉnh đạt là 137/145 xã (94,48% số xã), toàn tỉnh còn 8 xã chưa đạt chuẩn tiêu chí về điện nông thôn. Điều này cho thấy việc sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã bước đầu đem lại những thành tựu đáng kể, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, từ đó góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. (5) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng tiết kiệm & hiệu quả nguồn năng lượng điện: Cộng đồng người dân từ chủ hộ, đến thành viên trong gia đình, doanh nghiệp cũng như cán bộ, viêc chức, nhân viên đều nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt hơn là các hộ thuần nông, họ tự giác và chủ động khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có thể tận dụng được b. Những hạn chế Đa phần các cán bộ quản lý và lãnh đạo huyện, xã đều cho rằng trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên chưa khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như biogas. Các hộ dân sử dụng điện cũng đánh giá việc sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên còn một số vấn đề bất cập cần được giải quyết trong thời gian 18 tới như: (i) Lưới điện chưa đảm bảo phụ tải sau cột; (ii) Hành lang an toàn + cột điện chưa đảm bảo; (iii) Kiến thức sử dụng điện yếu; (iv) Điện cho tưới nước lãng phí, thất thoát; (v) Chưa sử dụng điện cho thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; (vi) Chưa khai thác nguồn năng lượng điện tái tạo. Do vậy, trong thời gian tới nghiên cứu các giải pháp nhắm khác phục các vấn đề này là rất cần thiết. Bảng 4.11. Ý kiến của cán bộ và hộ dân về các hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Diễn giải Ân Thi Văn Lâm TP. Hưng Yên Tính chung 1. Cán bộ lãnh đạo và quản lý - Chưa khai thác hết nguồn năng lượng điện tái tạo 93,33 93,33 86,67 91,11 - Chưa an toàn lưới điện 86,67 66,67 73,33 75,56 - Tổn thất thương mại 66,67 53,33 46,67 55,56 - Sử dụng điện chủ yếu cho sinh hoạt 73,33 93,33 66,67 77,78 - Các cơ quan hành chính trả tiền điện chậm 46,67 33,33 33,33 37,78 2. Hộ gia đình - Lưới điện chưa đảm bảo phụ tải sau cột 75,33 50,67 46,26 57,49 - Hành lang an toàn + cột điện chưa đảm bảo 49,33 47,33 42,18 46,31 - Kiến thức sử dụng điện yếu 75,33 73,33 49,66 66,22 - Điện cho tưới nước lãng phí, thất thoát 62,67 61,33 48,98 57,72 - Chưa sử dụng điện cho thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 75,33 55,33 57,82 62,86 - Chưa khai thác nguồn năng lượng điện tái tạo 66,67 58,67 63,27 62,86 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN 4.2.1. Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý nguồn năng lượng điện của tỉnh Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sử dụng nguồn năng lượng điện gồm: Hệ thống tổ chức quản lý; Công nghệ truyền tải và phân phối điện; Chất lượng dịch vụ 4.2.2. Yếu tố thuộc về người sử dụng điện Điều kiện kinh tế, thói quen, sự hiểu biết của hộ dân sử dụng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên khác nhau có ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng nguồn năng lượng điện. Tỷ lệ hộ chưa thay đổi thói quen để tiết kiệm điện vẫn còn 23,04%, ở nhóm hộ TTCN thậm chí lên tới 27,85%. Đặc biệt vẫn còn một tỷ lệ hộ gần 3% nhất định không thay đổi thói quen sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ các hộ rất hiểu về các thiết bị điện còn chiếm tỷ lệ thấp (hơn 12% số hộ), trong đó nhóm hộ thuần nông mới có 8,9% số hộ hiểu biết. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền để thay đổi được thói quen sử dụng điện của người dân, hướng đến việc thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm điện. 4.2.3. Yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước Một số chính sách vĩ mô của nhà nước như chính sách giá điện nhiều bậc; chính sách đầu tư cải tạo hệ thống truyền tải điện năng; chế tài xử lý vi phạm hành lang lưới điện, cần hoàn thiện. 19 4.2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nông thôn Điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, bão, sấm sét có ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện. Số vụ có sự cố đường dây truyền tải điện do ảnh hưởng của thời tiết (quá nóng, bão, mưa to,) năm 2015 là 241 vụ; 2017 là 212 vụ, chiếm từ 37,89 đến 47,11 % trong tổng số sự cố lưới điện hàng năm. Khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên là vùng dân cư thưa thớt, địa bàn rộng lớn, còn có nhiều hộ sinh sống ở ngoài đê, ngoài đồng. Đa phần người dân làm nông nghiệp, thu nhập chưa cao, không ổn định nên việc đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, tiết kiệm điện như tủ lạnh, điều hòa inverter tiết kiệm điện, hay các máy bơm nước cảm biến tự động, hoặc bình nước nóng năng lượng mặt trời, còn rất hạn chế. Hơn nữa, do đặc thù về sản xuất và sinh hoạt ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vào mùa vụ thường hay gây quá tải vào giờ cao điểm (tầm 17 – 20h hàng ngày). Đây là thời điểm người dân nông thôn sử dụng điện nhiều nhất, đặc biệt là vào mùa hè, mùa thu hoạch ở vùng nông thôn. Thời gian sáng sớm là thời gian họ đi làm đồng, còn về chiều tối khi đã hoàn thành các công việc đồng áng thì thời gian này là thời gian hộ sử dụng các thiết bị điện cho sản xuất và sinh hoạt như chạy máy say sát, máy bơm nước, cắm cơm, quạt, điều hòa, cùng một lúc do vậy rất dễ xảy ra tình trạng quá tải điện vào giờ cao điểm và làm cho hiệu suất sử dụng các thiết bị điện không cao, giảm hiệu quả sử dụng điện. 4.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và quyết định sử dụng thiết bị thiết kiệm điện 4.2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện Sử dụng kết quả của phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy đa biến, với các biến là: Y là sự hài lòng; Xi (i=1-k) chất lượng dịch vụ cung cấp điện thể hiện ở 6 nhóm yếu tố với 27 tiêu chí cụ thể là: Thái độ phục vụ (X1: tính bình quân của các biến thành phần DV1, DV2, DV3, DV4, DV5, DV6); Cung cấp thông tin (X2: tính bình quân của các biến thành phần TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6); Tiếp thu ý kiến khách hàng (X3: tính bình quân của các biến thành phần XH1, XH2, XH3, XH4); Giá điện (X4: tính bình quân của các biến thành phần GD1 GD2, GD3, GD4); Thời gian cung cấp điện (X5: tính bình quân của các biến thành phần CC2, CC3, CC4); Thanh toán tiền điện (X6: tính bình quân của các biến thành phần HD1, HD2, HD3) cho kết quả thể hiện ở bảng 4.12. Hệ số xác định tương quan R2 = 0,5465 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, nghĩa là các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng đến sự hài lòng là 54,65%. Các biến (X1, X2, X3, X4, X5) có ý nghĩa thống kê với các các hệ số hồi qui riêng phần đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và có giá trị dương, chứng tỏ chất lượng dịch vụ có tương quan thuận với sự hài lòng. Biến “Thái độ phục vụ” có hệ số tác động biên là 0,1616 lớn nhất trong 5 hệ số hồi qui của các biến có ý nghĩa thống kê nên có ảnh hưởng mạnh nhất đến “Sự hài lòng” của khách hàng về dịch vụ cung cấp điện của Công ty Điện lực Hưng Yên; tiếp theo là hệ số tác động biên của biến độc lập “Thời gian cung cấp điện” là 0,1260; Biến “Tiếp thu ý kiến khách hàng” là 0,0912; Biến “Cung cấp thông tin” là 0,0729; thấp nhất 20 là biến “Giá điện” là 0,0620. Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng thì công ty Điện lực Hưng Yên cần duy trì và tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ như phải chú trọng đến chất lượng điện cung cấp; Thời gian cung cấp; Tiếp thu ý kiến khách hàng; Giá điện cung cấp; Thái độ phục vụ và thường xuyên cung cấp các thông tin cho khách hàng đầy đủ và kịp thời. Cùng với đó thì công ty Điện lực Hưng Yên phải luôn coi trọng lợi ích của khách hàng; nhân viên phục vụ hướng dẫn ân cần, chu đáo, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng cần được công ty ngày càng coi trọng và nâng cao uy tín với khách hàng. Bảng 4.12. Hệ số ảnh hưởng của các biến yếu tố đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện của hộ gia đình Nhóm yếu tố Biến yếu tố Hệ số (β) Hệ số tự do β 0 1,8902*** Thái độ phục vụ X1 0,1619*** Cung cấp thông tin X2 0,0729*** Tiếp thu ý kiến khách hàng X3 0,0912*** Giá điện X4 0,0620*** Thời gian cung cấp điện X5 0,1260*** Thanh toán tiền điện X6 0,0462ns R2 0,5465 F 38,88 Sig (F) 0,0000 Ghi chú: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%; ns: Không có ý nghĩa thống kê 4.2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện Kết quả ước lượng mô lình probit được thể hiện ở bảng 4.13. Bảng 4.13. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong hộ gia đình Biến Định nghĩa biến Hệ số mô hình Probit Hệ số ảnh hưởng biên Hệ số tự do -3,33779*** Tuoi Tuổi của chủ hộ (năm) 0,01846*** 0,00720*** Tdhv Trình độ học vấn của chủ hộ (năm đi học) 0,11436*** 0,04459*** Sold Số lao động của hộ (lao động) 0,18769*** 0,07318*** Dtnha Diện tích nhà (m2) -0,00389** -0,00152** Thnhap Thu nhập của hộ (triệu đồng/năm) 0,00663*** 0,00259*** Tiendien Tiền điện phải trả trung bình tháng (nghìn đồng/tháng) 0,00006* 0,00002* Tuvan Tư vấn sử dụng điện (1 = Có được tư vấn) 0,88048*** 0,33558*** Cc Nhóm hộ công chức (1 = chủ hộ làm công chức, nhân viên văn phòng) 0,37956* 0,14307* Lt Nhóm hộ làm tiểu thủ công nghiệp (1 = chủ hộ làm tiểu thủ công nghiệp) 0,23097ns 0,08917ns Thehe Thế hệ (1 = nếu hộ có từ 3 thế hệ sống cùng trở lên) -0,17044ns -0,06660ns Kiểm định mô hình (LR test) 144,93*** Log likelihood -233,98 Hệ số xác định tương quan (R2) 0,4326 21 Kết quả mô hình có hệ số kiểm định mô hình (LR test = 144,93) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong hộ gia đình có ý nghĩa thống kê là tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, thu nhập bình quân một năm của hộ, tư vấn sử dụng điện và hệ số ảnh hưởng biên cũng có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy nếu lao động của hộ tăng thêm 1 người thì khả năng sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện của hộ sẽ tăng lên 7,3%; tương tự vậy số năm đi học của chủ hộ tăng lên 1 năm thì khả năng hộ đó sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện tăng lên 4,4%. Đặc biệt những hộ nào được tư vấn sử dụng điện thì xác suất áp dụng thiết bị tiết kiệm điện tăng 33% so với các hộ không được tư vấn (Bảng 4.13). 4.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Căn cứ vào thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên; Bối cảnh và Chiến lược phát triển ngành điện; Nhu cầu sử dụng điện và nhiệm vụ của công ty điện lực Hưng Yên. 4.3.2. Định hướng sử dụng nguồn năng lượng ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên Dựa vào các căn cứ nêu trên, sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên những năm tới cần theo các định hướng sau: Cung cấp điện ổn định, liên tục theo phương thức linh hoạt, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cung cấp và sử dụng nguồn điện năng trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị điện tiên tiến; Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực, ngành và các đơn vị kinh tế xã hội; Tăng cường khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. 4.3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn ngăng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên 4.3.3.1. Giải pháp cho cơ quan cung cấp nguồn năng lượng điện Tăng cường hệ thống truyền tải và phân phối điện: Xây dựng phương thức vận hành hợp lý hiệu quả trên cơ sở lưới điện sẵn có; tổ chức kiểm tra tình hình vận hành các máy biến áp vào giờ cao điểm và xử lý kịp thời các sự cố; tập trung nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn, tránh tình trạng quá tải và giảm tổn thất điện năng. Hoàn thiện hệ thống quản lý sử dụng điện: Tiếp tục thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại 8 xã còn lại; hoàn thiện và bổ sung thêm các quy định quản lý khách hàng sử dụng điện. Tăng cường nhận dạng và giảm tổn thất điện năng hướng đến giảm các tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng thương mại; tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm điện năng cho cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp điện như đa dạng hóa các hình thức chăm sóc khách hàng; tăn cường ứng dụng khoa 22 học công nghệ mới vào hoạt động chăm sóc khách hàng; giải quyết nhanh chóng các sự cố về điện, 4.3.3.2. Giải pháp cho người sử dụng nguồn năng lượng điện Phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Phồ biến thông tin, giáo dục, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng điện, thức đẩy các hoạt động sử dụng nguồn năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả. Hướng người dân sd các trang thiết bị điện hiệu suất cao; xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về tiết kiệm điện; tư vấn bố trí sử dụng điện hợp lý trong sinh hoạt hộ gia đình như hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm, rút nguồn và tắt hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng, thiết kế nhà để tận dụng tốt các nguồn ánh sáng tự nhiên và hệ thống làm mát tự nhiên. Đối với các cơ quan quản lý nhà chính nhà nước: cần đăng ký kế hoạch sử dụng điện; tuyên truyền thay đổi thói quen sử dụng điện cho cán bộ, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; 4.3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước Các Sở, Ban Ngành của tỉnh cần nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững có giá trị gia tăng cao mà giảm được cường độ sử dụng năng lượng; Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, cải tạo trang thiết bị, nhằm giảm tiêu hao năng lượng; Có cơ chế chính sách đầu tư cho việc xây dựng khai thác các hầm Biogas trong chăn nuôi; Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp lớn như EVN, PVN để hỗ trợ hộ dân sử dụng dàn năng lượng pin mặt trời. Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng mô hình hộ gia đình tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình; Tiếp tục công tác đào tạo, giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin vận động cộng đồng nâng cao nhận thức thúc đẩy quản lý và sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả, đưa chương trình tiết kiệm năng lượng điện thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN (1) Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác và sử dụng nguồn năng lượng điện sử dụng năng lượng điện hiệu quả (hay gọi tắt là hiệu quả năng lượng điện) là mục tiêu của những nỗ lực nhằm giảm chi phí năng lượng điện cần thiết cho từng sản phẩm và dịch vụ (nghĩa là giảm chi phí điện trên 1 sản phẩm, dịch vụ. Nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh bao gồm: (i) khai thác nguồn năng lượng điện; (ii) Quản lý nguồn năng lượng điện; (iii) Sử dụng nguồn năng lượng điện vào các mục đích sao cho tiết kiệm và hiệu quả; (iv) Đánh giá kết quả, hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện. (2) Các nguồn năng lượng điện đã và đang được khai thác đưa vào sử dụng chủ yếu là điện lưới do tổng công ty điện lực miền Bắc cấp. Ngoài nguồn điện 23 lưới, còn có nguồn năng lượng điện sinh học, nguồn năng lượng điện từ ánh sang mặt trời được thử nghiệm bới các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển của Việt Nam, nhưng còn rất ít. Việc quản lý sử dụng nguồn năng lượng điện lưới ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên theo ngành dọc do Công ty điện Lực Hưng Yên (là công ty trực thuộc tổng công ty điện lực miến Bắc) đảm nhận. Hiện tại, thuộc công ty đang quản lý gồm 9 điện lực các huyện và thành phố Hưng Yên với 135 tổ dịch vụ điện tại xã, phường. Công ty có nhiệm vụ tổ chức nhận điện đầu nguồn, phân phối và truyền tải điện thương phẩm cho người sử dụng theo hợp đồng mua bán điện; Quản lý giá bán; Giảm tổn thất điện năng; Thay thế và hiện đại hóa các phương tiện truyền tải, phân phối, đo đếm điện. Sử dụng nguồn năng lượng điện cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho công tác thủy lợi (tưới, tiêu nước); Sử dụng cho các khâu làm đất, gieo cấy và thu hoạch rất ít. Năng lượng điện chỉ sử dụng cho một số công việc chăm sóc nhỏ như tưới hoa, cây cảnh; chế biến nông sản; sưởi ấm gia súc; kích cho hoa nở. Sản lượng điện sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ và chưa thống kê chính xác. Sử dụng điện cho dịch vụ và sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình ở khu vực nông thôn là chủ yếu. Bình quân mỗi hộ gia đình ở khu vực này tiêu dùng khoảng 100 – 300 KWh/tháng, với chi phí là khoảng 200 – 300 ngàn đồng/tháng. Các thiết bị sử dụng điện của hộ khá phong phú nhưng đều là thiết bị cũ tiêu tốn nhiều năng lượng điện. Sử dụng điện cho các cơ quan quản lý nhà nước ở khu vực nông thôn của tỉnh còn cao so với định mức quy định. Sử dụng nguồn năng lượng điện đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm tổn thất điện năng; đáp ứng yêu cầu của khách hàng; Đã góp phần thay đổi thói quen lạc hậu. Các khó khăn, hạn chế trong sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực này là chưa khai thác nguồn năng lượng tái tạo; Hệ thống tổ chức quản lý sử dụng điện đang hoàn thiện; Hệ thống truyền tải, phân phối điện đang đổ mới và hiện đại hóa. Sử dụng điện cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa chưa đảm bảo; vẫn còn thất thoát điện do kỹ thuật và do các hoạt động thương mại. (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên gồm: (i) Các yếu tố thuộc cơ quan cung cấp và quản lý nguồn năng lượng điện (Năng lực cán bộ; Thiết bị máy móc; Cơ chế hoạt động; Sự bàn giao quản lý); (ii) các yếu tố thuộc đối tượng sử dụng nguồn năng lượng điện (Đặc điểm bản thân người sử dụng: Giới tính, tuổi, trình độ, thói quen, thu nhập...); (iii) các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách (thể chế triển khai, cơ chế hỗ trợ, sự phối hợp các sở, ban, ngành); (iv) yếu tố tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nông thôn. (4) Để sử dụng nguồn năng lượng điện ở khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên trong các năm tới theo yêu cầu của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp sau: (i) Giải pháp cho công ty điện lực Hưng Yên- Đơn vị trực tiếp quản lý nguồn năng lượng điện (Tăng cường hệ thống truyền tải và phân phối điện; Hoàn thiện hệ thống quản lý sử dụng điện; Tăng cường nhận dạng và giảm tổn thất điện năng; Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng 24 dịch vụ cung cấp điện); (ii) Giải pháp cho người sử dụng nguồn năng lượng điện (Giải pháp chung: Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng; Sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Phát triển hoạt động kiểm toán năng lượng; Xây dựng các chương trình đào tạo); Giải pháp riêng cho từng đối tượng sử dụng điện (Trong sản xuất nông nghiệp; Trong tiêu dùng của hộ gia đình; Trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước); (iii) Giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước ((xác định cơ cấu hợp lý các ngành kinh tế; cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, công tác đào tạo, giáo dục, tuyên truyền; xây dựng định mức; sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành). 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các sở, Ban Ngành phối hợp với Công ty điện lực rà soát quy hoạch tổng thể khu vực nông thôn tỉnh Hưng Yên để xây dựng hàng lang lưới điện an toàn; xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích hộ dân sử dụng nguồn năng lượng tài tạo như pin mặt trời, Hầm Biogas; tăng cường tuyên truyền các hoạt động sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả. 5.2.2. Các Bộ ngành Trung ương - Bộ Công thương cần tổ chức xây dựng Quy hoạch Năng lượng tổng thể quốc gia theo nội dung mà trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả năm 2011 đã yêu cầu, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch các phân ngành điện, than, dầu khí hợp lý, hài hòa, khắc phục những bất cập hiện tại. - Bộ Tài chính cần xây dựng chính sách giá năng lượng đảm bảo hợp lý, hài hòa, minh bạch về giá năng lượng trên nguyên tắc bình đẳng giữa người bán, người mua về giá trị sản phẩm, để giá năng lượng thực sự là đòn bẩy của hoạt động sản xuất và tiết kiệm năng lượng, góp phần đắc lực phát triển thị trường năng lượng lành mạnh. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần bổ sung thêm nội dung “Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm từ công tác lập hồ sơ, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tổng dự toán đấu thầu, quản lý dự án, khai thác, sản xuất, chế biến, vận hành, vận chuyển, truyền tải đến tiêu thụ các sản phẩm năng lượng” vào trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ngô Thế Tuyển và Ngô Thị Thuận (2017). Giải pháp hợp lý hóa việc cung cấp nguồn điện năng ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4 tháng 02/2017, tr. 41 – 43. 2. Ngô Thế Tuyển, Ninh Xuân Trung và Ngô Thị Thuận (2017). Đánh giá sự hài lòng của hộ gia đình về chất lượng dịch cung cấp điện trên địa bàn thành phố Hưng Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 15, số 2/2017, tr. 234 – 242.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_dung_nguon_nang_luong_dien_o_k.pdf
Luận văn liên quan