5.2. KIẾN NGHỊ
1) Đối với các cấp, các ngành trung ương và địa phương
(i) Đề nghị các cấp, các ngành hỗ trợ về nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm
để phòng chống, ứng phó với các loại thời tiết, thiên tai bất thường xảy ra. Trước
mắt, địa phương cần đầu tư kiên cố hoá mọi tuyến đê, xây dựng hệ thống giao
thông – thuỷ lợi hoàn chỉnh, tiếp tục hỗ trợ chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng
ngập mặn. Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư nâng cao cao trình các tuyến đê biển
Trung ương, vì hiện tại cao trình của đê là + 4,5 chỉ chịu đựng được đến gió cấp 9;
(ii) Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đảm bảo chính xác về
diễn biến của thời tiết, khí hậu; (iii) Các cơ chế chính sách, dự án đầu tư phát triển
SXNN ở địa phương cần được lồng ghép với BĐKH; (iv) Địa phương nên triển
khai tập huấn, diễn tập một số chương trình thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do tác
động bất lợi từ thiên tai, từ BĐKH cho cán bộ và người dân; (v) Địa phương cần có
các chương trình nghiên cứu và quy hoạch các khu NTTS hợp lý, không quy hoạch
khu dân cư quá gần biển, cửa sông, quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực
thích ứng với BĐKH, hỗ trợ người dân nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
để đảm bảo an ninh lương thực; (vi) Địa phương cần nâng cao công tác tuyên
truyền, giáo dục, nhận thức cho nhân dân về nguyên nhân cũng như tác hại của
BĐKH trong hiện tại và tương lai.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên và Môi trường, 2008).
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thích ứng với BĐKH là sự
điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường
thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động hoặc BĐKH hiện
hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất với đối tượng sản xuất chủ
yếu là cây trồng, vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm (lương thực, chất đốt) cho
con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Thích ứng với BĐKH trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoạt động canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do
BĐKH gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN.
2.1.2. Đặc điểm của thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
của người dân vùng ven biển
- Sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển ban đầu
thường là tự phát, mò mẫm, tự hành động, dần dần có sự nhận thức, hiểu biết dần
qua sự tuyên truyền, truyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển ngày nay
được sự trợ giúp của chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng nên ngày càng
hợp lý, kết quả và hiệu quả tăng dần.
- Sự thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân ven biển phụ thuộc
vào năng lực, điều kiện về các nguồn lực của các nhóm hộ (giàu, trung bình,
nghèo). Ngoài ra, nó còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan khác như điều
kiện đất đai, địa hình, thủy văn
- Người dân càng có nhiều biện pháp thích ứng thì họ càng được đảm bảo và
đạt được sự bền vững trong SXNN. Những biện pháp thích ứng này phụ thuộc
nhiều vào tự nhiên, xã hội, nhân lực, vật chất và tài chính. Chính những điều kiện
này sẽ quyết định cơ bản việc người dân sẽ ứng xử như thế nào trước tác động của
BĐKH và từ đó sẽ hình thành các chiến lược thích ứng bền vững.
5
2.1.3. Nội dung nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông
nghiệp vùng ven biển
2.1.3.1. Nhận diện các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Theo IPCC (2007), các biểu hiện của BĐKH bao gồm: nhiệt độ trung bình
toàn cầu tăng lên, sự dâng cao của mực nước biển, sự thay đổi thành phần và chất
lượng khí quyển, sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái
đất, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác, sự thay đổi năng
suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh
quyển, địa quyển. Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực
nước biển dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của BĐKH.
2.1.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN là rất quan trọng vì nó giúp
chúng ta xác định được mức độ tác động của nhiệt độ, lượng mưa, bão, giông,
lốc đến SXNN (trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, lâm nghiệp và diêm nghiệp) là cao
hay thấp, là nhiều hay ít. Phân tích ảnh hưởng có thể kết hợp phân tích định lượng
với phân tích định tính nhằm mô tả khách quan nhất về bức tranh tác động của yếu
tố thời tiết đến SXNN.
2.1.3.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành trồng trọt
Thích ứng với BĐKH trong trồng trọt được phân tích dựa trên hai giác độ,
đó là: điều kiện kinh tế của gia đình (giàu, trung bình, nghèo) và quy mô trồng trọt
của hộ (quy mô lớn, vừa, nhỏ). Thông thường, các hộ giàu là các hộ có quy mô
trồng trọt lớn (họ thực hiện dồn điền đổi thửa) nên họ rất chú trọng đến việc lựa
chọn biện pháp thích ứng với BĐKH. Mặt khác, do họ có điều kiện về kinh tế, cho
nên họ có khả năng về vốn để đầu tư, thực hiện biện pháp thích ứng.
2.1.3.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành chăn nuôi
Nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, người dân ven biển phải lựa chọn
kỹ lưỡng những biện pháp thích ứng tốt nhất, phù hợp nhất. Do chăn nuôi nhỏ lẻ,
manh mún nên quyết định lựa chọn biện pháp thích ứng của người dân chủ yếu
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ. Với các hộ giàu (có điều kiện tốt về
vốn) thì thường áp dụng các biện pháp mang tính chất kiên cố hơn, dài hạn hơn so
với các hộ nghèo.
2.1.3.5. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng ven biển do nó tận dụng được các
điều kiện về tự nhiên (địa hình, nguồn nước) để phát triển sản xuất. Hiện nay, sự
thích ứng với BĐKH trong NTTS của người dân ven biển thường được thể hiện ở
6
hai khía cạnh: Một là, lựa chọn biện pháp thích ứng dựa vào thu nhập của hộ. Hai
là, lựa chọn biện pháp thích ứng dựa vào quy mô canh tác.
2.1.3.6. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành diêm nghiệp
Làm muối là nghề phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu,
thời tiết, cho nên biện pháp làm muối hiệu quả là điều người diêm dân đặc biệt
quan tâm. Thực tế cho thấy đa phần diêm dân là hộ nghèo, họ ít có khả năng thay
đổi sinh kế nếu cần vốn đầu tư lớn. Do vậy, những biện pháp thích ứng nhằm nâng
cao hiệu quả cho làm muối (kỹ thuật, hệ thống ô nề, thống, chạt, lọc) là vấn đề
quan trọng đối với diêm dân.
2.1.3.7. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành lâm nghiệp
Thích ứng hiệu quả trong lâm nghiệp cũng đồng nghĩa với việc thích ứng
hiệu quả trong NTTS và vấn đề an sinh xã hội. Thực tế cho thấy, những người làm
lâm nghiệp đa phần là người nghèo, thu nhập của họ một phần từ lâm nghiệp
(trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng), một phần từ việc khai thác thủy sản dưới tán
rừng, và một phần có được từ các chương trình xã hội liên quan đến rừng ngập
mặn. Cho nên, các biện pháp thích ứng hiệu quả trong lâm nghiệp luôn đi kèm với
các biện pháp thích ứng hiệu quả trong thủy sản và sinh kế ven biển.
2.1.3.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả của các biện pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu trong sản xuất nông nghiệp
Trong thực tế, mỗi biện pháp thích ứng sẽ có kết quả và hiệu quả khác nhau. Do
vậy, đánh giá kết quả, hiệu quả của các biện pháp thích ứng là nội dung quan trọng vì
nó giúp người dân có căn cứ ra quyết định lựa chọn biện pháp thích ứng. Để đánh giá
kết quả và hiệu quả của các biện pháp thích ứng chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu
sản xuất như GO, IC, VA, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận /vốn đầu tư, lợi nhuận/chi phí,
lợi nhuận/doanh thu
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản
xuất nông nghiệp của người dân ven biển
2.1.4.1. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan bao gồm: Chính sách của Nhà nước; Giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; Điều kiện tự nhiên của vùng; Công nghệ và
khoa học kỹ thuật; Thị trường; Cơ sở hạ tầng.
2.1.4.2. Yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của người dân về thích ứng với
BĐKH; Kinh nghiệm của người dân trong SXNN; Các nguồn lực được sử dụng
trong SXNN; Trình độ học vấn của chủ hộ; Giới tính; Phong tục, tập quán sản xuất
nông nghiệp của địa phương.
7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm thích ứng với BĐKH trong SXNN của một số nước trên
thế giới và một số vùng của Việt Nam
Tại mỗi quốc gia, sự thích ứng với BĐKH là khác nhau tùy thuộc vào mức
độ ảnh hưởng cũng như điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia nhưng mục tiêu
cuối cùng là giảm nhẹ tổn thương và thiệt hại do BĐKH. Trong lĩnh vực SXNN, đa
dạng giống cây trồng và nghiên cứu các giống mới phù hợp được chọn là giải pháp
được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó là cải tạo lại hệ thống tưới tiêu, xây đập, kè
ngăn nước mặn xâm nhập và chống nước biển dâng là biện pháp cấp thiết.
Kinh nghiệm của Camerun cho thấy việc người dân lập kế hoạch phòng ngừa
rủi ro trong nông nghiệp là một hoạt động thích ứng khá chủ động, được lập kế hoạch
mặc dù ở cấp quốc gia hay địa phương. Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư
thường chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện các biện pháp thích ứng trước tác
động của BĐKH để giảm thiểu thiệt hại đối với cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nâng
cao năng lực thích ứng cấp quốc gia và địa phương đóng vai trò thiết yếu nhằm đảm
bảo rằng các chính sách ứng phó được thiết kế đầy đủ và có hiệu quả.
Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy ngoài sự nỗ lực của cộng đồng dân cư thì
sự giúp đỡ, can thiệp của các cơ quan chức năng có vai trò rất lớn. Việc can thiệp
về thủy văn và phục hồi vùng đất ngập nước giúp cho sản lượng khai thác tăng
mạnh, cải thiện đời sống người dân. Một kinh nghiệm khác là tăng cường khả năng
thích ứng của cộng đồng thông qua cải thiện các nguồn lực sinh kế (chương trình
cho vay vốn, chương trình bảo hiểm thiên tai) là một trong những ý tưởng tốt nhất
nhằm tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH của cộng đồng nhằm ổn định
SXNN cho người dân.
Kinh nghiệm từ hoạt động nuôi Tôm trong bối cảnh BĐKH của tỉnh Bến Tre
cho thấy, để giúp người nông dân thích nghi với BĐKH, việc lập kế hoạch thích
ứng với BĐKH cẩn phải hướng tới cách tiếp cận tổng thể, trong đó phải lồng ghép
chương trình sinh kế bền vững với chương trình quản lý rủi ro. Mô hình xây dựng
nhà tránh lũ tại các tỉnh miền Trung, các địa phương cần có nhà tránh lũ khi có bão
lũ xảy ra.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven biển Nam Định,
cho nên những bài học thích ứng từ các quốc gia cũng như các tỉnh trong nước đã
có những đóng góp nhất định trong việc lựa chọn các biện pháp thích ứng cho
người dân địa phương. Qua thực tiễn cho thấy, hoạt động thích ứng trong lĩnh vực
SXNN là: Đa dạng hóa cây trồng (Cơ cấu giống cây trồng); Thay đổi giống; Thay
đổi kỹ thuật canh tác; Đa dạng nguồn sinh kế
8
2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
IUCN (International Union for Conservation of Nature), SEI (Stockhohm
Environment Institute) và IISD (International Institute for Sustainable Development)
(2003) với “Livehoods and Climate Change” cho thấy cách tiếp cận tổng hợp trong
việc giải quyết sinh kế bền vững với BĐKH, đó là sự kết hợp giữa quản lý tài
nguyên thiên nhiên và tăng cường thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH
nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra. Nghiên cứu của Selvaraju
et al. (2006) về “Livehood Adaptation to Climate Variability and Change in
Droungt-prone Areas of Bangladesh” đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và
phỏng vấn sâu để phân tích những thay đổi của khí hậu trong quá khứ, hiện tại và dự
báo cho tương lai, phân loại các đối tượng bị tổn thương trước tác động của BĐKH
và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán trong SXNN ở Bangladesh. Bài viết
về “Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa
Thiên Huế” của Lê Văn Thăng và cs. (2011) đã đưa ra một số mô hình thích ứng với
BĐKH. Theo nghiên cứu của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết (2012) về “Tác
động của BĐKH đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” cho thấy
BĐKH đã có những tác động nhất định đến trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản, tài
nguyên nước và thủy lợi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Đặng Thị Hoa
và Chu Thị Thu (2013) về “Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong
SXNN của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đã nghiên cứu sự
thích ứng của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vũ Thị Hoài
Thu (2013) trong luận án tiến sĩ kinh tế về “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong bối cảnh BĐKH: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định” đã
áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích các sinh kế chính tại các
cộng đồng ven biển đồng bằng sông Hồng.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
Vùng ven biển Nam Định bao gồm 3 huyện giáp biển (Nghĩa Hưng, Hải
Hậu, Giao Thủy), có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển SXNN do có hệ
thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua.
Vùng ven biển Nam Định có bờ biển dài 72 km nhưng bị chia cắt khá mạnh
mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch
Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Nam Định có khu bảo tồn thiên
nhiên Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) nằm ở vùng lõi khu dự trữ
sinh quyển đồng bằng Nam sông Hồng đã được UNESCO công nhận.
9
Vùng ven biển Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu
vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa hè nóng với lượng mưa lớn,
mùa đông lạnh với lượng mưa thấp.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tiếp cận: tiếp cận theo ngành; tiếp cận theo hộ; tiếp cận có sự
tham gia; tiếp cận phát triển bền vững.
- Nguồn và phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu thứ cấp được thu thập
thông qua các báo cáo của địa phương và các cơ quan có liên quan; Các số liệu sơ
cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp; phương pháp đánh giá
có sự tham gia của người dân (PRA).
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 3 huyện thuộc
vùng ven biển tỉnh Nam Định (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng), trong đó các
điểm nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện tại 10 xã, thị trấn đại diện cho vùng
ven biển để điều tra số liệu sơ cấp: xã Giao An, Giao Xuân, Giao Thiện, thị trấn
Quất Lâm (huyện Giao Thủy); xã Hải Đông, Hải Chính, Hải Triều (huyện Hải
Hậu); xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng).
- Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng
phần mềm Word và Excel; Các số liệu sau khi xử lý được phân tích theo phương
pháp truyền thống như thống kê mô tả, so sánh, cho điểm và xếp hạng, SWOT.
- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: i) Các chỉ tiêu phản ánh biểu
hiện của BĐKH tại địa phương; ii) Các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của BĐKH đến
SXNN của người dân; iii) Các chỉ tiêu phản ánh sự thích ứng với BĐKH trong
SXNN của người dân; iv) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của một số mô
hình thích ứng với BĐKH trong SXNN của người dân.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
4.1.1. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Nam Định
Theo số liệu khí tượng được tổng hợp tại Trạm quan trắc khí tượng thủy văn
tỉnh Nam Định giai đoạn 1990-2015 và một số đơn vị chuyên ngành cho thấy những
biểu hiện chính của BĐKH ở vùng ven biển Nam Định bao gồm: nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm, số giờ nắng, nước biển dâng và xâm nhập mặn, bão và các hiện tượng
thời tiết cực đoan khác. Biến động những biểu hiện này được tổng hợp ở bảng 4.1.
10
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 1990-2015
Chỉ tiêu
Giai đoạn So sánh (%)
1990-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015
2/1 3/2 4/3 5/4 5/1
(1) (2) (3) (4) (5)
1. Nhiệt độ (0C)
- Cao nhất 23,5 23,7 23,6 24,1 24,3 100,85 99,58 102,12 100,83 103,4
- Thấp nhất 23,1 23,3 23,5 23,7 24,0 100,87 100,86 100,85 101,27 103,9
- Trung bình 23,3 23,5 23,6 23,8 24,2 100,80 100,17 101,02 101,51 103,54
2. Tổng lượng mưa (mm)
- Cao nhất 1.880 2.091 1.905 1.604 1.521 111,22 91,10 84,20 94,83 80,90
- Thấp nhất 1.578 1.510 1.480 1.461 1.494 95,69 98,01 98,72 102,26 94,68
- Trung bình 1.694 1.846 1.618 1.527 1.505 108,93 87,69 94,36 98,56 88,84
3. Độ ẩm (%)
- Cao nhất 86,6 86,5 85,2 83,8 83,1 99,88 98,50 98,36 99,16 95,96
- Thấp nhất 84,8 85,1 82,9 82,3 82,7 100,35 97,41 99,28 100,49 97,52
- Trung bình 85,5 85,8 83,8 83,1 82,9 100,32 97,74 99,14 99,74 96,96
4. Số giờ nắng (giờ)
- Cao nhất 1.858,4 1.625,8 1.658,5 1.655,6 1.575,3 87,48 102,01 99,83 95,15 84,77
- Thấp nhất 1.558,2 1.326,3 1.366,5 1.435,4 1.425,8 85,12 103,03 105,04 99,33 91,50
- Trung bình 1.701,5 1.503,8 1.520,8 1.578,3 1.476,1 88,38 101,13 103,78 93,52 86,75
1
0
11
- Nước biển dâng và xâm nhập mặn: Theo số liệu của Trạm quan trắc khí
tượng thủy văn tỉnh Nam Định (1990-2015) và Bùi Xuân Thông (2007), trong
vòng 25 năm gần đây (từ 1990 – 2015), bình quân mực nước biển tại khu vực VVB
Nam Định tăng lên 2,15mm/năm. Xu hướng này lớn hơn khá nhiều so với kịch bản
nước biển dâng của Việt Nam cho khu vực đồng bằng Bắc bộ (~0,5mm/năm).
- Bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác:
+ Bão: Theo số liệu của Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định
(1990-2015), từ năm 1990 đến 2015, Nam Định phải hứng chịu 38 trận bão, 01
trận lốc, 4 trận lụt lớn. Những năm gần đây, Bão xuất hiện có xu hướng tăng lên,
muộn với cường độ mạnh hơn, bình quân mỗi năm địa phương chịu ảnh hưởng từ
3-4 cơn bão, trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 2 cơn bão.
+ Lũ lụt: Nam Định là một tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng nên chịu ảnh
hưởng của mưa lũ lớn trên lưu vực sông Hồng và sông Đáy. Theo số liệu thống kê
trong 40 năm gần đây cho thấy các nguyên nhân gây mưa lũ lớn trên lưu vực sông
Hồng là do sự tổ hợp các hình thế thời tiết gây mưa lớn sinh lũ.
+ Hạn hán: Tình trạng thiếu nước xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng và kéo dài
thường xảy ra từ tháng 10. Mực nước trên tất cả các triền sông và từ thượng lưu đến hạ
lưu đều thấp hơn bình thương rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước về
sông Hồng, sông Đáy quá cạn kiệt kết hợp đúng thời điểm triều cường xuống.
+ Nhiệt độ, mưa giông, sương muối, rét thay đổi bất thường: Mùa hè thường
nóng hơn, nhiệt độ tăng cao và gay gắt hơn theo từng năm. Mùa đông thường rét ít
hơn, nhưng khi đã rét thì có những đợt rét kéo dài và rét đậm với nhiệt độ trung bình
từ 9-120C. Mưa, giông xuất hiện bất thường, trái quy luật. Sương muối ngày càng có
biểu hiện giảm về tần xuất lẫn mức độ ảnh hưởng do xu thế tăng lên của nền nhiệt độ.
4.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của người dân
vùng ven biển Nam Định
4.1.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trồng trọt
Diện tích trồng trọt (trồng lúa) đã giảm dần trong giai đoạn từ 2003 đến
2015, giảm khoảng 0,38% . Cũng do thời tiết thay đổi thất thường nên mưa lớn kéo
dài, dịch bệnh xảy ra nhiều (vàng lùn xoắn lá, vàng lùn sọc đen, rầy nâu, rầy
trắng đối với cây lúa) cho nên năng suất lúa của cả 2 vụ đều giảm (giảm bình
quân 0,21%), kết hợp với diện tích gieo trồng giảm nên đã làm cho sản lượng lúa
giảm (giảm 0,59%). Kết quả điều tra cho thấy trên 66,67% số hộ giàu cho rằng
BĐKH ảnh hưởng lớn; 16,67% số hộ giàu đánh giá mức độ ảnh hưởng rất lớn và
trung bình đến hoạt động trồng trọt của hộ. Trong khi đó đa số hộ nghèo cho rằng
BĐKH ảnh hưởng rất lớn và lớn đến trồng trọt (40,38%). Hộ có thu nhập trung
bình thì cho rằng BĐKH ảnh hưởng ở mức độ trung bình và lớn tới trồng trọt của
12
hộ; các hộ có quy mô lớn (trên 10 sào Bắc bộ, trong đó một phần diện tích là của gia
đình được giao, phần còn lại các hộ đi đấu thầu hoặc đi thuê để cấy Lúa) cho rằng
BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn đối với trồng trọt, đặc biệt là cây lúa (80,00%). Đối với
nhóm hộ có quy mô vừa thì cho rằng sự ảnh hưởng này là lớn (42,22%).
4.1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết vật nuôi của vùng ven biển đều giảm trong
3 năm qua, trong đó giảm mạnh nhất là số lượng bò, hươu, nai Gia cầm (gà, vịt,
ngan) là vật nuôi chiếm số lượng lớn nhất nhưng cũng có xu hướng giảm trong 3
năm gần đây do chịu những tác động nhất định của BĐKH. Thiên tai và những
biểu diện dị thường của thời tiết, khí hậu đã thường xuyên gây bùng phát dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm. Cũng theo kết quả điều tra: các hộ giàu, trung bình,
nghèo đều cho rằng BĐKH có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi của hộ: hộ giàu là
66,67%; hộ trung bình là 50%; hộ nghèo là 61,11%; Tiếp đến là ảnh hưởng rất lớn:
hộ giàu là 33,33%; hộ trung bình là 29,17% và hộ nghèo là 16,67%. Kết quả điều
tra trung bình cho thấy trong 45 hộ điều tra thì 25 hộ cho rằng BĐKH có ảnh
hưởng lớn tới chăn nuôi; 11 hộ cho là ảnh hưởng rất lớn; 6 hộ cho rằng BĐKH ảnh
hưởng trung bình; chỉ có 3 hộ cho rằng ảnh hưởng ít (6,67%).
4.1.2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản
Qua phỏng vấn trực tiếp người dân cho biết: Các hiện tượng thời tiết, khí
hậu cực đoan như bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao về mùa hè, hạ thấp về mùa đông,
trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các đối tượng NTTS của vùng
ven biển Nam Định. Sự thay đổi môi trường đột ngột đã làm chết hàng loạt đối
tượng nuôi (tôm, vạng). Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống
thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. Nhiều vùng nước ngọt vào mùa khô
hạn, Tôm Cá bị chết do nước mặn xâm nhập. Nước biển dâng dẫn đến cao trình hạ
tầng phục vụ cho sản xuất thủy sản không còn phù hợp. Trong NTTS nước mặn lợ
thì tôm sú và ngao là 2 loài nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là cá song và
tôm thẻ, cá vược là loài nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. NTTS nước mặn lợ của
VVB chiếm tỷ trọng khá lớn (hầu hết là chiếm tỷ trọng trên 90%) trong tổng diện
tích và sản lượng NTTS nước mặn lợ của VVB tỉnh Nam Định. Diện tích NTTS
nước ngọt có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2014 (tăng bình quân 0,69%)
do một số diện tích bị ngập úng không trồng trọt được nên người dân đã chuyển từ
đất trồng trọt (chủ yếu là đất lúa) sang NTTS nước ngọt, chủ yếu là nuôi cá truyền
thống, cá Rô phi, cá Lóc bông
4.1.2.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến diêm nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy diện tích làm muối trong những năm gần đây có xu
hướng giảm, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn 2008-2015 là 4,64%, trong đó
13
giảm mạnh nhất là năm 2008 (giảm 170 ha) và năm 2012 (giảm 114 ha). Do ảnh
hưởng của bão năm 2011, 2012 đã làm thiệt hại: 6.200 ô lề thống chạt, 2.500 nhà
kho, 2.200 bộ dụng cụ làm muối. Áp thấp nhiệt đới năm 2003 đã gây mưa rất to từ
ngày 8 đến ngày 13/9/2003 đã làm gần 100ha muối bị ngập trắng và gần 500 tấn
muối trong kho bị ngập nước. Cũng từ kết quả điều tra 99 hộ, trong đó có 61 hộ
thuộc diện hộ nghèo và 38 hộ trung bình, không có hộ giàu và chủ yếu là quy mô
nhỏ (dưới 5 sào Bắc bộ)) bình quân có tới 50,51% số hộ cho rằng BĐKH có ảnh
hưởng rất lớn đến diêm nghiệp, chỉ có 2,02% số hộ cho là ảnh hưởng ít, cụ thể:
47,54% của nhóm hộ nghèo cho rằng BĐKH là ảnh hưởng rất lớn, chỉ có 3,28% hộ
cho là ảnh hưởng ít; Đối với nhóm hộ trung bình thì gần 90% số hộ cho rằng ảnh
hưởng lớn và rất lớn, chỉ có 10,53% số hộ cho là ảnh hưởng trung bình, không có hộ
nào cho là ảnh hưởng ít.
4.1.2.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp
Tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, trong vòng 12 năm trở lại đây, diện tích
rừng ngập mặn trưởng thành đã bị suy giảm 70%; hàng chục ha rừng thuộc vùng
lõi của Vườn đã và đang bị biển xâm lấn nghiêm trọng. Lưu lượng nước ngọt đổ về
cửa Ba Lạt thấp làm thay đổi các đặc tính môi trường nước lợ tại vùng bãi bồi của
Vườn Quốc gia Xuân Thủy, dẫn đến suy giảm ĐDSH. Khu vực bãi bồi huyện
Nghĩa Hưng có 13 kiểu sinh cảnh khác nhau và là một trong các vùng có sinh cảnh
đa dạng nhất ở vùng ven biển Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, trong đó có các
kiểu sinh cảnh chính là rừng trồng ngập mặn (loài Trang Kandelia candel), các bãi
bồi, các bãi cát và các đụn cát. Quá trình thay đổi môi trường tự nhiên do các yếu
tố thời tiết và nước biển dâng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài
ngoại lai du nhập và phát triển, từ đó đe dọa đa dạng sinh học khu vực, một số loài
bản địa gần như biến mất.
4.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
4.1.3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành trồng trọt
Để giảm thiểu thiệt hại, người dân đã có các biện pháp thích ứng và được thể
hiện ở bảng 4.2.
Phương án được nhiều người áp dụng đó là thay đổi giống cây trồng
(74,60%) để ứng phó với nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, xâm nhập mặn, ngập
úng, bão... Thay đổi giống cây trồng là biện pháp được hầu hết người dân lựa chọn
thực hiện, đặc biệt là trong trồng lúa (đối với nhóm hộ giàu là 66,67%, đối với
nhóm hộ nghèo là 76,92%). Về lúa thuần, trước kia người dân chủ yếu trồng giống
CT16, Bắc Thơm nay chuyển sang giống Tám xoan, RVT thơm, Thiên Trường
750, QR1, QR2, Thái Xuyên của Trung Quốc... Về lúa lai, các giống Tạp giao 903,
CT16 được trồng trước kia nay chuyển sang giống TH3-3, Nhị ưu 838, TX111...
Bảng 4.2. Các biện pháp thích ứng trong trồng trọt ở vùng ven biển tỉnh Nam Định
Biện pháp thích ứng (*)
Nhóm hộ phân chia theo thu nhập Nhóm hộ phân chia theo quy mô Tổng số
(n = 126) Giàu (n = 6) TB (n = 68) Nghèo (n = 52) Quy mô lớn (5) Quy mô vừa (45) Quy mô nhỏ (76)
SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) TT (%)
Thay đổi giống cây trồng 4 66,67 50 73,53 40 76,92 3 60,00 31 68,89 60 78,95 94 74,60
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng 2 33,33 25 36,76 23 44,23 2 40,00 25 55,56 23 30,26 50 39,68
Chuyển sang NTTS 1 16,67 7 10,29 3 5,77 1 20,00 2 4,44 8 10,53 11 8,73
Thay đổi kỹ thuật canh tác 5 83,33 58 85,29 45 86,54 4 80,00 39 86,67 65 85,53 108 85,71
Biện pháp khác 2 33,33 45 66,18 35 67,31 2 40,00 32 71,11 48 63,16 82 65,08
Bảng 4.3. Các biện pháp thích ứng trong chăn nuôi ở vùng ven biển tỉnh Nam Định
Biện pháp thích ứng (*)
Nhóm hộ phân chia theo thu nhập Nhóm hộ phân chia theo quy mô Tổng số
(n = 45) Giàu (3) Trung bình (24) Nghèo (18) Quy mô lớn (3) Quy mô vừa (20) Quy mô nhỏ (22)
SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%)
Thay đổi giống vật nuôi 2 66,67 14 58,33 9 50,00 2 66,67 12 50,00 11 61,11 25 55,56
Thay đổi cơ cấu vật nuôi 1 33,33 7 29,17 5 27,78 1 33,33 6 25,00 6 33,33 13 28,89
Nâng cấp, tu sửa chuồng trại 3 100,00 20 83,33 11 61,11 2 66,67 18 75,00 14 77,78 34 75,56
Thay đổi kỹ thuật chăn nuôi 2 66,67 15 62,50 10 55,56 2 66,67 14 58,33 11 61,11 27 60,00
Biện pháp khác 1 33,33 12 50,00 13 72,22 1 33,33 13 54,17 12 66,67 26 57,78
Ghi chú: (*): Câu hỏi nhiều lựa chọn trả lời
1
4
15
Thay đổi kỹ thuật canh tác (85,71%) cũng được áp dụng ở hầu hết các hộ gia
đình với những diện tích trồng trọt trong điều kiện thay đổi bất thường về mưa,
nắng, sương muối.... Thay đổi các biện pháp kỹ thuật như: thay đổi lịch thời vụ
(tính toán cẩn thận thời gian trong khâu gieo trồng, thu hoạch (thu hoạch trước
mùa lũ, mưa bão)), thau chua, rửa mặn, đầu tư thêm lao động, phân bón, thuốc trừ
sâu, tăng cường nạo vét kênh mương để tháo nước mặn ra khỏi ruộng đồng, tăng
cường hệ thống tưới tiêu... để thích ứng với hạn hán, nắng nóng, khô hạn, thiếu
nước, mưa bão, mặn hóa ruộng đồng...
Với biện pháp chuyển sang NTTS được lựa chọn và áp dụng nhiều ở nhóm hộ
khá, giàu, có quy mô vừa và nhỏ với diện tích trồng trọt bị ngập úng hoặc xâm nhập
mặn và không thể trồng trọt.
Một biện pháp khác cũng được nhiều người lựa chọn đó là chuyển dịch cơ
cấu cây trồng (nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của đất và giảm sâu bệnh). Các
hộ xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết
theo hướng đa dạng hóa cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang
xen canh và luân canh.
Một số biện pháp thích ứng khác của người dân đó là đa dạng hóa nguồn sinh
kế. Những hộ canh tác ít đất nông nghiệp có xu hướng thực hiện đa dạng hóa nguồn
sinh kế để đảm bảo ổn định đời sống.
4.1.3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành chăn nuôi
Các biện pháp thích ứng trong chăn nuôi được tổng hợp ở bảng 4.3.
Đa số các hộ chăn nuôi ở VVB Nam Định chọn biện pháp thích ứng là thay
đổi kỹ thuật chăn nuôi (60%) từ nuôi công nghiệp sang bán công nghiệp, nuôi
“Lợn không mùi”, nâng cấp tu sửa chồng trại (75,56%) chắc chắn hơn, kiên cố hơn
và thay đổi giống vật nuôi (20%) từ giống lai sang giống địa phương. Giống vật
nuôi có sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết
được người dân lựa chọn nhiều hơn, đó là giống địa phương. Giống nuôi thay đổi
dẫn đến kỹ thuật chăn nuôi cũng thay đổi như các chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiêm
phòng bệnh, từ đó sẽ giảm được dịch bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Nâng cấp tu sửa chuồng trại cũng là biện pháp được người dân quan tâm, đặc
biệt là khi có bão, gió lớn. Những hộ giàu và trung bình thường có điều kiện kinh tế
nên áp dụng biện pháp này nhiều hơn các hộ nghèo. Nhằm chống chịu với bão gió,
mưa lũ, những đợt nắng nóng hay rét hại thì chuồng trại của vật nuôi là yếu tố quan
trọng giúp vật nuôi có được nơi an toàn để trú ẩn, và tạo điều kiện thuận lợi giúp vật
nuôi thoát khỏi những mối nguy hiểm đang bị đe dọa từ thiên nhiên.
16
Thay đổi giống vật nuôi từ giống lai sang giống địa phương cũng là biện pháp
thích ứng được trung bình 55,56% số hộ được phỏng vấn áp dụng. Kết quả điều tra
cho thấy các hộ giàu thường là các hộ có quy mô chăn nuôi lớn hơn các hộ nghèo,
họ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Các hộ nghèo thường chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán do vậy họ thực hiện các biện pháp thích ứng khác như đi làm thuê, mở cửa
hàng buôn bán nhỏ nhiều hơn các hộ giàu.
4.1.3.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản
Các biện pháp thích ứng trong NTTS của vùng ven biển Nam Định được tổng
hợp ở bảng 4.4 và 4.5. Biện pháp thích ứng được người dân áp dụng nhiều nhất là
thay đổi kỹ thuật nuôi trồng để ứng phó với môi trường nuôi trồng mới. Thay đổi kỹ
thuật NTTS ở đây chính là cách người dân điều tiết lại nguồn nước vào ra và xử lý ô
nhiễm nguồn nước, pha loãng nồng độ muối trong nước nuôi trồng từ hệ thống tưới
tiêu của địa phương để giảm nồng độ muối nhằm ứng phó với hiện tượng nước biển
dâng, đánh bắt trước mùa mưa bão, thay đổi chế độ chăm sóc...
Một sự thích ứng nữa của người dân trong NTTS đó là nâng cấp, tu sửa ao
đầm khi bị mưa lũ, gió lớn hoặc bão (trên 60%). Các hộ thực hiện tôn cao bờ ngăn
lũ; xây dựng cống điều tiết nước; gia cố bờ trước khi bão xảy ra...
Biện pháp này giảm thiệt hại đáng kể khi có biến cố thiên tai xảy ra. Trước kia,
do bờ ao, bờ đầm thấp nên khi có bão hoặc mưa lớn xảy ra (nước dâng cao, bờ ao,
đầm bị vỡ...) thì tôm, cá cứ lần lượt cuốn theo nguồn nước ra khỏi bờ đầm, bờ ao.
Người dân chịu thiệt hại quá lớn, có gia đình gần như mất trắng. Biện pháp này có chi
phí lớn nên chủ yếu tập trung ở nhóm hộ giàu, trung bình, có quy mô lớn và vừa.
Nhóm biện pháp người dân áp dụng ít hơn là thay đổi cơ cấu nuôi trồng
(nhằm giảm dịch bệnh và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm). Các hộ thường
kết hợp nuôi trồng luân canh và xen canh ở những khu nuôi thích hợp (hình thành
các đầm tôm, đầm ngao giống, ngao thịt...) để thuận tiện trong việc áp dụng kỹ
thuật nuôi trồng.
Một số biện pháp thích ứng khác người dân Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
áp dụng như đa dạng hóa nguồn sinh kế (buôn bán, tư vấn kỹ thuật nuôi trồng...),
dừng hẳn việc nuôi trồng hoặc giảm quy mô nuôi trồng để tránh tổn thất cũng là
những cách ứng phó của các hộ NTTS trước những biến động bất thường của thời
tiết, đặc biệt là những hình thức nuôi trồng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao
như nuôi tôm và nuôi ngao.
Bảng 4.4. Các biện pháp thích ứng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng ven biển Nam Định
Biện pháp thích ứng (*)
Nhóm hộ phân chia theo thu nhập Nhóm hộ phân chia theo quy mô Tổng
(n = 85) Giàu (39) Trung bình (39) Nghèo (7) Quy mô lớn (19) Quy mô vừa (39) Quy mô nhỏ (27)
SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) TT (%)
Thay đổi giống nuôi trồng 30 76,92 29 74,36 4 57,14 13 68,42 29 74,36 21 77,78 63 74,12
Thay đổi cơ cấu nuôi trồng 18 46,15 16 41,03 3 42,86 5 26,32 16 41,03 16 59,26 37 43,53
Nâng cấp, tu sửa ao, đầm 29 74,36 25 64,10 3 42,86 12 63,16 25 64,10 20 74,07 57 67,06
Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng 32 82,05 31 79,49 5 71,43 17 89,47 30 76,92 21 77,78 68 80,00
Biện pháp khác 7 17,95 19 48,72 6 85,71 5 26,32 16 41,03 11 40,74 32 37,65
Bảng 4.5. Các biện pháp thích ứng trong nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ở vùng ven biển Nam Định
Biện pháp thích ứng (*)
Nhóm hộ phân chia theo thu nhập Nhóm hộ phân chia theo quy mô Tổng
(n = 79) Giàu (44) Trung bình (30) Nghèo (5) Quy mô lớn (22) Quy mô vừa (42) Quy mô nhỏ (15)
SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) TT (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) TT (%)
Thay đổi giống nuôi trồng 37 84,09 23 76,67 2 40,00 20 62,50 32 76,19 10 66,67 62 78,48
Thay đổi cơ cấu nuôi trồng 18 40,91 20 66,67 1 20,00 15 46,88 18 42,86 6 40,00 39 49,37
Nâng cấp, tu sửa ao, đầm 34 77,27 14 46,67 1 20,00 17 53,13 23 54,76 9 60,00 49 62,03
Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng 40 90,91 25 83,33 3 60,00 23 71,88 33 78,57 12 80,00 68 86,08
Biện pháp khác 4 9,09 11 36,67 5 100,00 4 12,50 11 26,19 5 33,33 20 25,32
Ghi chú: (*): Câu hỏi nhiều lựa chọn trả lời
1
7
18
4.1.3.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành diêm nghiệp
Kết quả điều tra 99 hộ làm muối (38 hộ trung bình và 61 hộ nghèo) cho thấy
các biện pháp thích ứng như biểu đồ 4.1. Để nâng cao hiệu quả làm muối, gia cố
khu vực làm muối (sân phơi, ô lề, hệ thống dẫn nước, lọc nước) là biện pháp
được người dân quan tâm thực hiện (94,95%) vì đây là yếu tố cơ sở để nâng cao
năng suất và chất lượng muối khi có gió, bão, mưa lũ. Thay đổi kỹ thuật làm muối
cũng là biện pháp được nhiều người lựa chọn (87,88%).
Biểu đồ 4.1. Các biện pháp thích ứng trong diêm nghiệp
Do thu nhập từ làm muối rất thấp, nên để đảm bảo nguồn thu nhập phục vụ
sinh hoạt, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn biện pháp thứ 3 đó là đa dạng hóa sinh kế
(81,82%). Ngoài thời gian làm muối, các hộ đã chủ động sử dụng thời gian còn lại
để làm các việc khác như đi làm thuê, mở cửa hàng bán tạp hóa, chăn nuôi gia súc
gia cầm nhằm tăng thu nhập cho gia đình.
4.1.3.5. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất ngành lâm nghiệp
Trong số 469 hộ được điều tra thì có 35 hộ gia đình có hoạt động canh tác liên
quan đến RNM (trong đó có 19 hộ nghèo, chiếm 11,73% tổng số hộ nghèo được
điều tra) với những biện pháp thích ứng được mô tả ở biểu đồ 4.2.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 91,43% số hộ được phỏng vấn lựa chọn
biện pháp đồng quản lý rừng (để gia tăng nguồn lợi thủy sinh do BĐKH). NTTS
kết hợp QLBV rừng cũng là biện pháp thích ứng được 68,57% số hộ được điều tra
lựa chọn (24 hộ) nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.
%
19
Biểu đồ 4.2. Các biện pháp thích ứng trong lâm nghiệp
Ngoài 2 biện pháp trên thì khai thác thủy sản thủ công (khai thác bằng tay,
bằng đăng, lưới, hom, đó) cũng là biện pháp được 54,29% số hộ lựa chọn để phát
triển lâm nghiệp bền vững. Đây là hình thức khai thác bền vững các nguồn lợi từ rừng
thay cho việc đánh bắt hủy diệt trước đây (đánh bắt bằng điện, bằng mìn).
Đa dạng hóa sinh kế cũng là hình thức thích ứng được một số hộ áp dụng.
Các hộ này tranh thủ thời gian nông nhàn họ đi làm thuê, mở cửa hàng tạp hóa,
buôn bán nhỏ để tăng thu nhập cho gia đình.
4.1.4. Kết quả và hiệu quả của một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định
4.1.4.1. Mô hình 1: Đổi giống lúa mới hoặc chuyển từ trồng lúa sang nuôi Baba
hoặc ngao (vạng)
Kết quả mô hình 1 cho thấy nếu trên cùng một diện tích đất, người dân thực
hiện đổi giống lúa cũ (CT 16, Bắc Thơm...) sang giống lúa mới (Nhị ưu 838, TH 3-
3, RVT thơm...) sẽ cho kết quả tăng thêm 280.000 đ/sào/vụ; Mặt khác, nếu các hộ
chuyển sang NTTS (Baba, Ngao) sẽ cho kết quả tăng lên gấp nhiều lần: Baba
mang lại hiệu quả cao nhất, gấp hơn 2 lần so với lúa, tạo thu nhập bình quân cho
hộ gia đình khoảng 30 tr.đ/sào/năm. Ngao có hiệu quả thấp hơn Baba nhưng cao
hơn Lúa, tạo thu nhập bình quân cho hộ gia đình khoảng 2 tr.đ/sào/năm.
4.1.4.2. Mô hình 2: Lúa + Lúa + Đậu tương và Lúa + Lúa + Bí xanh
Kết quả mô hình 2 cho thấy, ở trên cùng một diện tích đất nếu hộ gia đình
chỉ cấy 2 vụ lúa/năm sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp hơn 2 vụ lúa + 1 màu
20
đông/năm. Cao nhất là mô hình 2 Lúa+Bí xanh, gấp hơn 2 lần so với 2 Lúa+Đậu
tương, hơn 3 lần so với 2 Lúa, tạo thu nhập bình quân cho hộ gia đình khoảng 5
tr.đ/sào/năm. Thứ 2 là mô hình 2 Lúa+Đậu tương, tạo thu nhập bình quân cho hộ
gia đinh khoảng 2 tr.đ/sào/năm.
4.1.4.3. Mô hình 3: Chuyển trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc thay đổi cơ
cấu vật nuôi
Kết quả mô hình 3 cho thấy trên cùng một diện tích đất, nếu các hộ cấy lúa
cho thu nhập bình quân là 780.000 đ/sào/vụ. Nhưng nếu các hộ chuyển sang NTTS
những diện tích cấy lúa kém hiệu quả này sẽ cho hiệu quả cao hơn nhiều lần: cá
Diêu hồng cho kết quả cao nhất nhưng hiệu quả kém cá Vược, tạo thu nhập bình
quân cho hộ gia đình khoảng 68 tr.đ/ha/vụ; Tôm thẻ + cá Vược tạo thu nhập bình
quân cho hộ gia đình khoảng 61 tr.đ/ha/vụ; Tôm thẻ + cá Diêu hồng là sự kết hợp
mang lại kết quả và hiệu quả cao với 129 tr.đ/ha/năm.
4.1.4.4. Mô hình 4: Thay đổi kỹ thuật làm muối
Kết quả mô hình 4 cho thấy khi các diêm dân thay đổi kỹ thuật làm muối từ
vôi tro sang bạt nhựa đen, kết quả và hiệu quả thu được khá cao: Làm muối bằng
vôi tro tạo thu nhập BQ cho một LĐ khoảng 8,5 triệu đồng/năm, bình quân ngày
công là 65.000 đồng/người; Làm muối bằng bạt nhựa đen tạo thu nhập BQ cho một
LĐ khoảng 12 triệu đồng/năm, bình quân ngày công là 92.000/người.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG
VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
- Xây dựng kế hoạch phòng tránh, thích ứng với BĐKH của người dân chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chính sách của nhà nước, giải pháp phát triển kinh tế xã
hội của địa phương; điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công nghệ và khoa học kỹ
thuật, nhận thức của người dân có ảnh hưởng chủ yếu đến việc đưa giống cây
trồng/vật nuôi và kỹ thuật mới vào canh tác; chuyển dịch cơ cấu cây trồng/vật nuôi
và chuyển mục đích sử dụng đất chịu ảnh hưởng khá lớn bởi vốn, lao động, thị
trường, giới tính, kinh nghiệm SXNN của người dân.
- Phân tích SWOT: Qua đánh giá và phân tích thực trạng sự thích ứng với
BĐKH trong SXNN của người dân ven biển tỉnh Nam Định có thể thấy được những
tiềm năng, cơ hội và các khó khăn trong việc thích ứng với BĐKH trong SXNN của
người dân ven biển tỉnh Nam Định. Từ những điểm mạnh giúp hạn chế những thách
thức trong tương lai nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, AEC, TPP. Hạn chế các
điểm yếu bằng những cơ hội cho phát triển SXNN. Công cụ SWOT sẽ cho ta được
định hướng và các giải pháp chiến lược trong phát triển SXNN ở hiện tại cũng như
trong tương lai.
21
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH
4.3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp
- Thực trạng BĐKH và xu hướng BĐKH trong thời gian tới. Kịch bản
BĐKH của vùng ven biển tỉnh Nam Định được áp dụng theo Kịch bản phát thải
trung bình (B2) của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) do vùng ven biển tỉnh
Nam Định có vị trí địa lý thuộc phía Nam Đồng bằng Bắc bộ.
- Dự báo BĐKH tác động đến SXNN: Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Nam Định (2012): Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh
tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút, kinh tế thủy sản sẽ tăng trưởng nhưng chưa chắc
đã bù đắp lại hai sự sụt giảm trên; BĐKH làm cho thời tiết nóng ẩm hơn, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, nấm mốc phát triển, tăng khả năng gây ra
dịch bệnh, nhất là sự bùng phát dịch bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi
trường; BĐKH làm cho sức chịu đựng của một số cây trồng/vật nuôi giảm sút.
- Mục tiêu và phương hướng phát triển SXNN vùng ven biển tỉnh Nam Định
giai đoạn 2016-2020.
- Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn
2011-2015, tầm nhìn 2020.
- Thực trạng thích ứng và các giải pháp thích ứng với BĐKH của người dân:
Kết quả phân tích các số liệu thu thập được qua phỏng vấn sâu và qua các cuộc hội
thảo với cán bộ, người dân trên địa bàn nghiên cứu; Kết quả phân tích SWOT, các
yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng; Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp
thích ứng đang thực hiện ở vùng ven biển tỉnh Nam Định
4.3.2. Định hướng đề xuất các giải pháp
+ Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ SXNN thông qua nâng cấp vững chắc tuyến
đê biển, đê sông kết hợp đường giao thông; Quy hoạch, nạo vét các hệ thống kênh
mương; Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm bảo đảm tưới, tiêu kịp thời và
có hiệu quả cho SXNN, đồng thời khôi phục đường giao thông thủy lợi nội đồng.
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào SXNN, trong đó chú
trọng phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với biến đổi
thời tiết và tình hình dịch bệnh; Các biện pháp kỹ thuật canh tác mới quan tâm
nhiều hơn đến môi trường và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên,
hướng đến nền SXNN hàng hóa, sạch, đa dạng, phát triển bền vững.
+ Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đảm bảo nền SXNN hàng
hóa ổn định và bền vững thông qua thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện
tích trồng Lúa khó khăn về nguồn nước sang trồng màu, trồng hoa, cây cảnh,
NTTS hoặc làm trang trại tổng hợp trên cơ sở tính toán phù hợp để đảm bảo an
22
ninh lương thực; Chuyển đổi diện tích Lúa bị xâm nhập mặn, diện tích sản xuất
Muối không hiệu quả sang NTTS.
+ Tăng cường công tác bảo vệ rừng hiện có; Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý
việc khai thác, kinh doanh và sử dụng trái phép; Phòng chống cháy rừng; Phục hồi
hệ sinh thái RNM ở vùng đất ngập nước huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng.
+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin tình hình BĐKH,
nước biển dâng, hành động thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại của ngành nông nghiệp.
4.3.3. Các giải pháp nâng cao sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp của người dân vùng ven biển tỉnh Nam Định
4.3.3.1. Các giải pháp trong dài hạn
Các giải pháp trong dài hạn bao gồm: Phát triển cơ sở hạ tầng bảo vệ sản xuất;
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Giải pháp lồng ghép phát
triển SXNN vùng ven biển Nam Định vào Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc
gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, vào Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2025, vào Quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2025, vào chương trình Bảo hiểm nông
nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2030.
4.3.3.2. Các giải pháp trong ngắn hạn
a. Các giải pháp chung
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Duy trì và tìm kiếm thị trường tiêu thụ
sản phẩm; Nâng cao nhận thức, tăng cường đào tạo nghề, đẩy mạnh khuyến nông
đối với người dân.
b. Các giải pháp cụ thể
- Trồng trọt: (1). Khắc phục hiện tượng ngập úng, nhiễm mặn trong trồng
trọt; (2). Chuyển diện tích đất bị nhiễm mặn không thể cấy Lúa sang NTTS; (3).
Nhân rộng mô hình Lúa + Lúa + Màu đông (Bí xanh hoặc Đậu tương).
- Chăn nuôi: (1). Phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi (lợn, gà...); (2).
Phát triển chăn nuôi ưu tiên các giống vật nuôi có tính thích ứng cao với môi
trường sống rộng; (3). Nhân rộng mô hình “Nuôi Lợn không mùi”.
- NTTS: (1). Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi thủy sản; (2). Phát triển
NTTS ưu tiên các giống nuôi có tính thích ứng cao với môi trường sống khắc
nghiệt; (3). Nhân rộng mô hình Tôm thẻ + Cá.
- Diêm nghiệp: (1). Đầu tư hệ thống hạ tầng vùng sản xuất Muối; (2). Quy
hoạch và hỗ trợ đầu tư cho sản xuất Muối sạch; (3). Chuyển những diện tích làm
muối manh mún, kém hiệu quả sang NTTS.
- Lâm nghiệp: (1). Bảo vệ diện tích rừng hiện có; (2). Quy hoạch phát triển
rừng kèm theo các chương trình xã hội hóa lâm nghiệp.
23
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy thích
ứng với BĐKH trong SXNN là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoạt động canh tác nông nghiệp nhằm giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH
gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại cho SXNN. Kinh nghiệm
thích ứng của một số quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy hoạt động
thích ứng chủ yếu của người dân ven biển với BĐKH trong SXNN là đa dạng hóa cây
trồng/vật nuôi, thay đổi giống, thay đổi kỹ thuật canh tác, đa dạng nguồn sinh kế.... và
để cho các biện pháp thích ứng này đạt hiệu quả cao thì cần có sự nỗ lực của người
dân chịu ảnh hưởng trực tiếp cũng như sự giúp đỡ của các cấp chính quyền.
2) Về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng: Hiện nay, các
biểu hiện của BĐKH đã thể hiện rất rõ ở Nam Định, trong 25 năm qua (từ 1990-
2015): nhiệt độ trung bình tăng 0,60C, độ ẩm giảm trung bình 3,04%, mực nước
biển đã dâng lên 2,15 mm/năm, bình quân mỗi năm Nam Định chịu ảnh hưởng từ
3-4 cơn bão, cường độ bão mạnh hơn, xu hướng nhiều hơn và muộn hơn những
năm về trước; Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều; Ảnh
hưởng của BĐKH tới hoạt động SXNN trong vùng là hết sức rõ ràng: Diện tích đất
nông nghiệp bị nhiễm mặn tăng, mưa bão gây thiệt hại lớn đến sản lượng và năng
suất cây trồng/vật nuôi; Thiên tai làm hư hại cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi và trồng
trọt của dân cư; Thủy sản bị suy giảm năng suất nhưng tăng sản lượng và diện tích
do thiên tai; Nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, thiên tai diễn biến phức tạp
gây khó khăn cho các hộ SXNN; Thực tiễn cho thấy, người dân ven biển Nam
Định đã có những biện pháp thích ứng trong SXNN trước bối cảnh BĐKH đang
diễn ra, đó là: sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi; thay đổi giống cây
trồng/vật nuôi; chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi kỹ thuật canh tác/nuôi
trồng; nâng cấp/gia cố khu nuôi trồng đảm bảo vững chắc hơn; thay đổi/trang bị
phương tiện đánh bắt hiện đại hơn; tăng cường theo dõi công tác dự báo thời tiết
trên các phương tiện thông tin; Các biện pháp thích ứng người dân ven biển Nam
Định áp dụng đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, nâng cao hiệu quả
SXNN cho người dân mặc dù kết quả và hiệu quả của các biện pháp là khác nhau.
Chính sách của nhà nước; công nghệ và khoa học kỹ thuật; cơ sở hạ tầng; trình độ;
nhận thức của chủ hộ; kinh nghiệm SXNN có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng
kế hoạch phòng ngừa, thích ứng với BĐKH và lựa chọn các mô hình thích ứng.
24
3) Về giải pháp nâng cao sự thích ứng: Để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây
ra đồng thời giúp tăng cường sự thích ứng với BĐKH cho người dân địa phương, cần
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Phát triển cơ sở hạ tầng để bảo vệ sản xuất;
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; Chuyển đổi mục đích sử
dụng đất; Nâng cao nhận thức, tuyên truyền thông tin tới cán bộ và người dân; Lồng
ghép SXNN với các kế hoạch phát triển khác của vùng ven biển tỉnh Nam Định.
5.2. KIẾN NGHỊ
1) Đối với các cấp, các ngành trung ương và địa phương
(i) Đề nghị các cấp, các ngành hỗ trợ về nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm
để phòng chống, ứng phó với các loại thời tiết, thiên tai bất thường xảy ra. Trước
mắt, địa phương cần đầu tư kiên cố hoá mọi tuyến đê, xây dựng hệ thống giao
thông – thuỷ lợi hoàn chỉnh, tiếp tục hỗ trợ chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng
ngập mặn. Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư nâng cao cao trình các tuyến đê biển
Trung ương, vì hiện tại cao trình của đê là + 4,5 chỉ chịu đựng được đến gió cấp 9;
(ii) Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đảm bảo chính xác về
diễn biến của thời tiết, khí hậu; (iii) Các cơ chế chính sách, dự án đầu tư phát triển
SXNN ở địa phương cần được lồng ghép với BĐKH; (iv) Địa phương nên triển
khai tập huấn, diễn tập một số chương trình thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do tác
động bất lợi từ thiên tai, từ BĐKH cho cán bộ và người dân; (v) Địa phương cần có
các chương trình nghiên cứu và quy hoạch các khu NTTS hợp lý, không quy hoạch
khu dân cư quá gần biển, cửa sông, quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực
thích ứng với BĐKH, hỗ trợ người dân nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
để đảm bảo an ninh lương thực; (vi) Địa phương cần nâng cao công tác tuyên
truyền, giáo dục, nhận thức cho nhân dân về nguyên nhân cũng như tác hại của
BĐKH trong hiện tại và tương lai.
2) Đối với các cơ quan khoa học, kỹ thuật
(i) Phát triển khoa học công nghệ trong dự báo (cảnh bảo sớm, chính xác) và
thích ứng với BĐKH; (ii) Nghiên cứu tạo giống mới có khả năng thích ứng tốt với
BĐKH như thích ứng tốt với rét đậm, rét hại, ngập úng, xâm nhập mặn; (iii)
Nghiên cứu tạo giống mới nhằm giảm phát thải khí nhà kính; (iv) Nghiên cứu tạo
những kỹ thuật canh tác mới nhằm ứng phó tốt với các hiện tượng như ngọt hóa,
mặn hóa, nguồn nước bị ô nhiễm; (v) Chuyển giao những quy trình sản xuất, đảm
bảo khép kín từ SXNN, chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi, quy trình chăn nuôi,
quản lý chất thải, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp trong điều kiện BĐKH.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đặng Thị Hoa và Ngô Tuấn Quang (2014). Tác động của BĐKH đến đời
sống và SXNN của người nông dân xã Giao Thiện, Giao Thủy, Nam Định.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1+2, tháng 2/2014, trang
203-210.
2. Đặng Thị Hoa và Nguyễn Thúy Nga (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp xã Giao An, Giao
Thủy, Nam Định. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 200 (II), tháng 2/2014,
trang 61-68.
3. Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà (2014). Thích ứng với Biến đổi khí hậu
trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 12, số 6/2014, tr. 885-894.
4. Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà (2016). Thích ứng với biến đổi khí hậu của
người dân nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Nam Định. Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, số 4/2016, trang 52-60.
5. Đặng Thị Hoa (2016). Thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân trồng
lúa vùng ven biển tỉnh Nam Định. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 226(II)
tháng 4/2016, trang 83-90.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_trong_san_xuat_nong_nghiep_cua_nguoi_dan_ven_bien_tinh.pdf