Luận án cũng đã mô tả bức tranh khái quát về hoạt động FDI và quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên. Kết
quả phân tích thực trạng FDI tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là những
khởi sắc trong mấy năm gần đây. Quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã đi đúng định hướng,
nhiều chỉ tiêu CNH đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút
FDI và quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế như thu hút FDI chưa ổn
định, mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, quá trình CNH mặc dù đi đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm, phát
triển mất cân đối giữa các ngành, địa bàn trong tỉnh.
Phân tích thực nghiệm về tác động của FDI tới CNH tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1995 – 2015 cho
thấy, FDI quyết định tới CNH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, FDI có tác động quyết định
đến chỉ số CNH và phân tích nhân quả chỉ ra rằng tác động này là trong dài hạn.
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI, CNH và
tác động của FDI đến quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua; Bối cảnh thu hút FDI; Định
hướng CNH ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
đảm bảo nguồn vốn cho CNH, đồng thời thúc đẩy quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Mặc dù đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án nhưng do những hạn chế về số liệu ở địa
phương cấp tỉnh, về thời gian nghiên cứu nên tác giả nhận thấy rằng có nhiều khía cạnh của luận án cần phải
14
được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm. Thứ nhất, số liệu sử dụng trong nghiên cứu chưa đủ số quan sát như
lý thuyết mong muốn.Thứ hai, luận án chưa đi sâu phân tích tác động tràn của FDI đối với các doanh nghiệp địa
phương trong việc nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất và xuất khẩu, khả
năng gắn kết các doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm trên toàn cầu
Mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập đầy đủ dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu nhưng do đặc thù địa bàn
nghiên cứu nên luận án không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả luận án mong muốn có thể tiếp tục được nghiên
cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới và mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để luận
án hoàn thiện hơn.
7 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) là xu thế phát triển tất yếu của mọi quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển như Việt Nam. CNH, HĐH với mục tiêu là đạt được xã hội phát triển toàn diện về kinh tế,
xã hội và môi trường, trong đó tăng trưởng kinh tế đạt cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp... Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn
thành CNH và đang hướng đến nền kinh tế hiện đại - nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia,
trong đó có Việt Nam, đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH. Xuất phát từ thực tiễn 30 năm đổi mới đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNH, HĐH là con đường đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nguồn lực (nội lực và ngoại lực) nhằm thực hiện CNH, HĐH là
hết sức cần thiết.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với
quá trình CNH, HĐH ở các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam thông qua những tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao trình
độ khoa học và công nghệ quốc gia (Krongkaew, 1995; Phùng Xuân Nhạ, 2000; Đỗ Thị Thủy, 2001; Jomo,
2001; Peng, 2010). Những kết luận trong các nghiên cứu trước đó về vai trò của FDI đối với quá trình CNH,
HĐH có còn đúng trong điều kiện một địa phương cấp tỉnh ở một quốc gia đang phát triển hay không? Nghiên
cứu này nhằm kiểm định giả thuyết về tác động của FDI với quá trình CNH, HĐH ở một địa phương cấp tỉnh tại
tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) của Việt Nam, là
trung tâm văn hóa, giáo dục của khu vực. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã phát huy sức mạnh nội lực
cùng với tận dụng ngoại lực để đẩy mạnh quá trình CNH, sớm đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra. Trong suốt quá trình CNH, HĐH địa phương kể từ khi tái
lập tỉnh năm 1997, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội,
bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh liên tục tăng lên qua các giai đoạn phát triển, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu lao
động của tỉnh Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu
hướng giảm xuống và tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Quá trình đô thị hóa trên
địa bàn tỉnh diễn ra với tốc độ khá nhanh. Sau gần 20 năm từ khi tái lập tỉnh, tỷ lệ dân số đô thị năm 2015 là
34,11%, tăng 13,4 điểm % so với tỷ lệ dân số đô thị năm 1997 là 20,7%.
Cùng với quá trình CNH, HĐH hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên ngày
càng hiệu quả. Số dự án, quy mô dự án, tỷ lệ giải ngân vốn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trong những năm
gần đây. Nguồn vốn FDI vào tỉnh chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, chiếm 98,9% vốn đầu tư đăng ký và
99,72% vốn đầu tư thực hiện, đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp, các ngành kinh tế khác phát triển và làm
thay đổi diện mạo tỉnh Thái Nguyên theo hướng hiện đại.
Những bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động tích cực của nguồn vốn FDI và khu
vực có vốn FDI đối với quá trình CNH ở Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh luận về tác động của FDI tới CNH
hay CNH là cơ sở cho thu hút FDI vẫn còn chưa có câu trả lời thống nhất. Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ
giữa FDI và CNH, đặc biệt là tác động của FDI tới quá trình CNH nhằm phục vụ cho công tác điều hành và thu
hút vốn FDI, nâng cao hơn nữa đóng góp của FDI đối với CNH, đẩy nhanh tốc độ CNH ở địa phương cấp tỉnh
như Thái Nguyên là yêu cầu cấp thiết cho cả nghiên cứu và thực tiễn quản lý. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Nguyên” để nghiên
2
cứu nhằm xác định rõ tác động của FDI đến CNH tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách huy
động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI gắn với thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của tỉnh.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu tác động của FDI đến CNH tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, các giải pháp chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình CNH tại tỉnh Thái Nguyên
trong thời gian tới.
Các mục tiêu cụ thể của luận án là:
- Tổng quan các nghiên cứu lý luận, thực nghiệm về CNH và tác động của FDI tới CNH ở phạm vi quốc
gia, địa phương, từ đó xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đo lường CNH ở địa phương cấp tỉnh sử dụng cho nghiên
cứu này;
- Hệ thống hoá, luận giải và bổ sung những vấn đề lý luận về FDI, CNH và tác động của FDI đối với
CNH;
- Phân tích thực trạng hoạt động FDI, quá trình CNH và vai trò của FDI đối với CNH tại tỉnh Thái
Nguyên;
- Phân tích tác động của FDI tới CNH tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của FDI nhằm thúc đẩy quá trình CNH tại tỉnh Thái Nguyên
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt tới mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
- CNH được đo lường như thế nào?
- Ở góc độ lý thuyết, FDI có tác động như thế nào đối với quá trình CNH?
- Thực trạng hoạt động FDI và quá trình CNH tại tỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào?
- FDI và CNH tỉnh Thái Nguyên có quan hệ với nhau như thế nào? FDI có tác động gì tới CNH tại Thái
Nguyên trong giai đoạn 1995 – 2015?
- Giải pháp tăng cường vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy CNH của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là FDI, CNH và tác động của FDI tới quá trình CNH ở một địa
phương cấp tỉnh. CNH được đo lường bởi một hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu, đặc biệt là “Chỉ số CNH” phản ánh các
khía cạnh phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu tác động của FDI tới CNH tại tỉnh Thái
Nguyên – Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: các số liệu, tài liệu được phân tích để làm rõ tác động của FDI tới CNH
tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1995 - 2015.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng hoạt động FDI, quá trình CNH và tác
động của FDI tới CNH tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung phân tích vai trò của FDI đối với quá trình CNH
thông qua phân tích vai trò của FDI đến các tiêu chí cơ bản đo lường CNH.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận
- Luận án đưa ra quan niệm về FDI và công nghiệp hóa phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế quốc tế và phát triển bền vững hiện nay. Luận án đã xây dựng và kiểm định “Chỉ số công nghiệp hóa” để đánh
3
giá quá trình công nghiệp hóa ở phạm vi địa phương cấp tỉnh. Đây là có thể coi là nghiên cứu đầu tiên xây dựng
và kiểm định chỉ số công nghiệp hóa cho địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam.
- Kiểm định nhân quả đã khẳng định FDI quyết định tới công nghiệp hóa ở địa phương cấp tỉnh, với biến
đại diện là chỉ số CNH và không có tác động ngược lại từ công nghiệp hóa tới FDI. Đây là một trong dẫn chứng
thực nghiệm tiên phong trong nghiên cứu vấn đề này.
- Luận án đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của FDI tới công nghiệp hóa ở địa phương cấp
tỉnh tại một quốc gia đang phát triển.
4.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án là một công trình khoa học có giá trị, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sinh,
học viên cao học, độc giả trong quá trình học tập và nghiên cứu;
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung, chiến lược, chính sách thu hút và sử dụng FDI trong quá trình CNH tại tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được trình bày trong 5
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa
Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
Chương 5: Giải pháp nhằm tăng cường vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa
tỉnh Thái Nguyên.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu về công nghiệp hóa và đo lường công nghiệp hóa
1.1.1.1. Các nghiên cứu về nội hàm công nghiệp hóa
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa ở phạm vi quốc gia
1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tiêu chí đo lường công nghiệp hóa ở phạm vi địa phương
1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của FDI đối với công nghiệp hóa
1.1.3. Những khoảng trống từ tổng quan nghiên cứu
Có thể thấy rằng, trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về CNH,
FDI và tác động của FDI đối với CNH ở phạm vi quốc gia cũng như địa phương cấp tỉnh, hay cấp ngành. Các
nghiên cứu về nội hàm CNH và các chỉ tiêu đo lường CNH khá đầy đủ và phù hợp với xu hướng phát triển hiện
nay. Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu sử dụng một chỉ số chung – Chỉ số CNH để đo lường quá trình CNH, đặc biệt
là ở phạm vi địa phương cấp tỉnh. Chính vì vậy, các nghiên cứu về tác động của FDI đến CNH cũng chỉ dừng ở
việc phân tích tác động riêng lẻ của FDI tới một hoặc một số chỉ tiêu đo lường CNH. Đến nay chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện để đánh giá tác động của FDI đối với CNH thông qua đánh giá tác động của FDI tới Chỉ
số CNH ở phạm vi địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Kết luận trong các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI có tác
động đối với một hoặc một số chỉ tiêu CNH. Ngược lại, rất ít các nghiên cứu trả lời câu hỏi liệu rằng CNH có
góp phần thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI hay không. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử
dụng phương pháp phân tích định tính để mô tả vai trò, những mặt trái trong thu hút FDI gắn với quá trình CNH.
Nghiên cứu này sẽ sử dụng kết hợp nhiều chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và đặc biệt là sử dụng Chỉ số CNH để
đo lường, đánh giá mức độ thực hiện CNH ở phạm vi địa phương cấp tỉnh. Luận án cũng sử dụng phương pháp
phân tích định lượng như phân tích nhân quả để làm rõ quan hệ giữa FDI và CNH, phương pháp phân tích hồi
quy đa biến để đo lường tác động của FDI đối với nhiều chỉ tiêu CNH cơ bản, đặc biệt là với Chỉ số CNH.
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Số liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, mọi ước lượng và kiểm định giả thuyết đều dựa trên số liệu cấp tỉnh ở Thái
Nguyên trong giai đoạn 1995 – 2015. Năm 1995 là năm đầu tiên dự án FDI được thực hiện trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study)
1.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
1.2.2.3. Phương pháp phân tích tương quan
1.2.2.4. Phương pháp phân tích nhân quả
1.2.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
CÔNG NGHIỆP HÓA
2.1. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động FDI tại địa phương cấp tỉnh
2.2. Công nghiệp hóa
2.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
2.2.2.2. Cơ cấu kinh tế
2.2.2.3. Cơ cấu lao động
2.2.2.4. Đô thị hóa
2.2.2.5. Chỉ số công nghiệp hóa
Chỉ số CNH được xác định trên cơ sở tính toán các chỉ số thành phần. Chỉ số thành phần được xác định
bằng tỷ lệ giữa giá trị nhận được của từng chỉ tiêu bộ phận so với giá trị chuẩn của chỉ tiêu đó (đối với các chỉ
tiêu nhận giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị chuẩn). Giá trị nhận được của từng chỉ tiêu là giá trị thực tế đạt được
của quốc gia hay địa phương tại mỗi thời điểm (thường tính theo năm). Giá trị chuẩn của chỉ tiêu thường được
xác định căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế các nước hoặc các địa phương đã đạt được chuẩn CNH, có tính đến
điều kiện thực tế tại quốc gia hay địa phương đang tiến hành nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Ngô Thắng Lợi
và Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), chỉ số CNH được xác định bằng việc tính bình quân số học (phương pháp bình
quân giản đơn) của các chỉ số CNH bộ phận. Tác giả luận án cho rằng, có thể áp dụng phương pháp bình quân
trọng số theo phương pháp tính chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) để tính chỉ số CNH.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa
2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới công nghiệp hóa
2.3.1. Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế
2.3.2. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
2.3.3. Tác động của FDI đối với quá trình đô thị hóa
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPNƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA TỈNH
THÁI NGUYÊN
3.1. Lợi thế so sánh của Thái Nguyên trong thu hút FDI và thực hiện công nghiệp hóa
3.1.1. Vị trí địa kinh tế và nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.2. Tiềm lực kinh tế
3.1.3. Nguồn nhân lực
3.1.4. Tiềm lực khoa học công nghệ
3.1.5. Chính quyền địa phương
3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái nguyên giai đoạn 1995 - 2015
3.2.1. Kết quả thu hút và sử dụng FDI tại tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Quy mô thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI
Năm 1995, dự án FDI đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện với số vốn thực hiện là
23,2 triệu USD. Quy mô vốn FDI tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1995 – 2015 được thể hiện ở Bảng 3.1.
6
Bảng 3.1 cho thấy, trong 3 năm gần đây, từ năm 2013 đến năm 2015 số dự án FDI tỉnh Thái Nguyên thu
hút được là 70/117 dự án, chiếm 59,83% số dự án của cả giai đoạn. Quy mô vốn FDI bình quân dự án trong giai
đoạn 2013 – 2015 là 96,43 triệu USD.
7
Bảng 3.1: Quy mô vốn FDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1995 – 2015
Năm
Số DA được
cấp phép
Vốn đăng ký (Tr.
USD)
Vốn thực hiện
(Tr. USD)
Quy mô BQ 1
DA (Tr. USD)
Tỷ lệ giải ngân
vốn (%)
1995-2000 12 50,9 48,2 4,24 94,7
2001 2 3,40 0,33 1,70 9,71
2002 2 3,11 0,8 1,56 25,72
2003 2 4,60 4,16 2,30 90,43
2004 4 148,10 4,12 37,03 2,78
2005 1 6,20 10,58 6,20 170,65
2006 5 3,28 17,59 0,66 536,28
2007 6 117,45 77,21 19,58 65,74
2008 2 3,86 40,28 1,93 1.043,52
2009 2 15,5 7,98 7,75 51,48
2010 3 2,9 20,28 0,97 699,31
2011 1 2,69 18,30 2,69 680,80
2012 5 20,65 8,52 4,13 41,25
2013 22 3.386,75 456,61 153,94 13,48
2014 23 3.163,18 1.052,64 137,53 33,28
2015 25 200,45 3.238,15 8,02 1.615,44
Tổng số 117 7.133,02 4.962,95 60,97 69,58
Nguồn: NGTK tỉnh Thái Nguyên 2015 và tính toán của tác giả
3.2.1.2. Thu hút và sử dụng FDI theo hình thức đầu tư
FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1995 – 2015 được thực hiện chủ yếu dưới hình thức 100%
vốn nước ngoài có gắn với thành lập tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp FDI.
3.2.1.3. Thu hút và sử dụng FDI theo ngành kinh tế
Các dự án FDI ở Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, chiếm
khoảng 80% số dự án và 99% về quy mô vốn.
3.2.1.4. Thu hút và sử dụng FDI theo đối tác đầu tư chủ yếu
Đến hết năm 2015, Thái Nguyên có 9 đối tác FDI thực hiện đầu tư tại địa bàn tỉnh. Hàn Quốc là đối tác
FDI chính xét trên nhiều phương diện tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2.1.5. Thu hút và sử dụng FDI theo địa bàn huyện/thành phố/thị xã
Mặc dù tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với FDI vào một số địa bàn các
huyện miền núi như Định Hóa, Võ Nhai... Tuy nhiên, FDI tập trung chủ yếu ở địa bàn các thành phố, thị xã có
điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực như thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công,
huyện Phổ Yên
8
3.2.2. Đánh giá chung về hoạt động FDI tại tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Những kết quả đạt được
3.2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân
(i) Lượng vốn FDI đăng ký, thực hiện, quy mô dự án và tỷ lệ giải ngân vốn có sự biến động rất lớn qua
từng năm và không theo chiều hướng cụ thể.
(ii) Các dự án FDI tỉnh Thái Nguyên chủ yếu đầu tư dưới hình thức 100% vốn, do vậy nhiều lợi ích mong
đợi từ thu hút FDI không đạt được như mong đợi.
(iii) Các đối tác FDI ở một số quốc gia phát triển cũng đã đầu tư vào Thái Nguyên, tuy nhiên cho đến nay
mới chỉ có một dự án được triển khai, chưa thu hút được các nhà đầu tư mới ở các quốc gia này.
Những tồn tại trong hoạt động thu hút FDI tỉnh Thái Nguyên thời gian qua có nguyên nhân khách quan và
cả những nguyên nhân chủ quan. So với một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninhthì vị trí địa lý kém
thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và hạ tầng khu công
nghiệp cũng chưa phát triển đồng bộ. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết,
vai trò của FDI đối với quá trình CNH của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh
đó, một số chính sách của Thái Nguyên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nói chung, các nhà đầu tư nước
ngoài nói riêng, đó là:
(i) Một số chính sách đầu tư còn dàn trải, không đầu tư có trọng điểm dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp;
(ii) Cơ chế một cửa chưa phát huy đúng nghĩa, gây phiền hà cho nhà đầu tư;
(iii) Công tác quy hoạch chưa thực hiện tốt, gây lãng phí thời gian cho nhà đầu tư trong việc xác định địa
điểm đầu tư, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài.
3.3. Thực trạng công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Tăng trưởng kinh tế
3.3.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động
3.3.4. Đô thị hóa
3.3.5. Chỉ số công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
Kết quả tính toán chỉ số CNH cho thấy, chỉ số CNH tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2015 đạt giá trị
78,34%, nghĩa là đạt cuối giai đoạn 2 (giai đoạn phát triển – về cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp). Với tốc độ
phát triển khá nhanh như những năm gần đây thì có thể trong thời gian ngắn nữa Thái Nguyên sẽ cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bảng 3.7. Chỉ số công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT
Mức chuẩn khi
hoàn thành
CNH
Mức đạt của
Thái Nguyên
Chỉ số
CNH
Đánh giá mức đạt của
tỉnh Thái Nguyên
1. GDP/người (Giá HH) USD 3282 1.993 60,73 Đạt đầu gđ 2
Chỉ số GDP/người % 60,73 Đạt đầu gđ 2
2. Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP
- NN – LN - TS
- CN – XD
- TM – DV
%
%
%
≤ 15
46 - 47
38 – 39
16,9
50,0
33,1
88,76
100,08
85,97
Hoàn thành gđ 2
Hoàn thành gđ 3
Hoàn thành gđ 2
Chỉ số cơ cấu ngành kinh tế theo
GDP
% 94,09 Đạt cuối gđ 3
3. Cơ cấu lao động
9
Chỉ tiêu ĐVT
Mức chuẩn khi
hoàn thành
CNH
Mức đạt của
Thái Nguyên
Chỉ số
CNH
Đánh giá mức đạt của
tỉnh Thái Nguyên
- NN – LN - TS
- CN – XD
- TM – DV
%
%
%
≤ 30
≥ 38
≥ 32
51,00
27,2
21,8
58,82
71,58
68,13
Đạt đầu gđ 2
Đạt giữa gđ2
Đạt đầu gđ 2
Chỉ số cơ cấu lao động theo ngành % 66,18 Đạt đầu gđ 2
Chỉ số cơ cấu ngành kinh tế % 80,13 Hoàn thành giai đoạn 2
4. Tỷ lệ đô thị hóa % > 50 34,11 68,20 Đạt đầu gđ 2
5. Tốc độ tăng dân số % ≤ 1 5,59 17,89 Giai đoạn đầu
6. Số bác sĩ/10.000 dân Bác sĩ 12 12 100,00 Hoàn thành gđ 3
7. Tuổi thọ bình quân Tuổi 75 73,3 97,73 Đạt cuối gđ 3
8. Tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số % 15 5,9 39,33 Đạt cuối gđ 1
Chỉ số xã hội 64,63 Đạt giữa gđ 2
Chỉ số CNH 78,34 Đạt cuối gđ 2
Nguồn:NGTK tỉnh Thái Nguyên 2015 và tính toán của tác giả
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÔNG NGHIỆP HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Vai trò của FDI đối với công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
4.1.2. Vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
4.1.3. Vai trò của FDI đối với quá trình đô thị hóa
4.2. Phân tích tương quan mối quan hệ giữa FDI và công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
Kết quả tính toán hệ số tương quan giữa FDI và các biến đo lường CNH cho thấy:
(i) FDI và GDP công nghiệp tỉnh Thái Nguyên có mối quan hệ thuận chiều và có tương quan ở mức độ
chặt.
(ii) FDI và tăng trưởng kinh tế có quan hệ thuận chiều, khi FDI tăng lên thì tăng trưởng kinh tế cũng tăng
lên và ngược lại.
(iii) FDI có tác động tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH.
(iv) FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế đi đúng
hướng CNH.
(v) FDI có tương quan thuận và ở mức độ chặt với quá trình đô thị hóa.
(vi) FDI có tương quan thuận và ở mức độ chặt với chỉ số CNH tỉnh Thái Nguyên.
4.3. Phân nhân quả mối quan hệ giữa FDI và công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy, ngoài biến số chuyển dịch cơ cấu lao động là dừng ở chuỗi
gốc, còn lại các chuỗi FDI, sản lượng công nghiệp, GDP bình quân đầu người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị
hóa và chỉ số CNH đều là chuỗi thời gian dừng bậc 1. Điều này có nghĩa là sai phân bậc nhất của các chuỗi thời
gian trong nghiên cứu này là chuỗi dừng.
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cũng cho thấy, độ trễ tối ưu cho các biến FDI, giá trị gia tăng ngành
công nghiệp, GDP/người, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa và chỉ số CNH là bằng 1.
4.3.2. Kiểm định đồng liên kết
Kết quả kiểm định đồng liên kết cho thấy:
10
(i), Có một đồng liên kết giữa FDI và giá trị gia tăng ngành công nghiệp (GDP công nghiệp), giữa FDI và
chỉ số CNH.
(ii), Có hai đồng liên kết giữa FDI và các biến đo lường CNH khác.
Kết quả kiểm định này chứng tỏ rằng giữa FDI và CNH có mối quan hệ tuyến tính với nhau và đạt tới
trạng thái dừng.
4.3.3. Kiểm định nhân quả
Kết quả của kiểm định Granger-Wald ở Bảng 4.5 cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa FDI và các
biến đo lường CNH. Trong đó, FDI tác động tới tất cả các biến đo lường CNH ở mức ý nghĩa thống kê 1%.
Kết quả kiểm định Granger hai giai đoạn cho thấy rằng FDI có tác động đến hầu hết các biến đo lường
CNH trong dài hạn.
Bảng 4.5: Kết quả của kiểm định Granger
Kiểm định Granger- Wald
Kiểm định Engle-Granger
hai giai đoạn
Ngắn hạn Dài hạn
FDI quyết định tới tăng trưởng kinh tế 10,296***
(0,001)
0,0157
(0,166)
0,0291*
(0,065)
Tăng trưởng kinh tếtác động tới FDI 0,9524
(0,329)
FDI quyết định tới giá trị gia tăng ngành
công nghiệp
10,179***
(0,001)
0,0533*
(0,081)
0,0417**
(0,024)
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tác động
tới FDI
0,1248
(0,724)
FDI quyết định tới chuyển dịch cơ cấu kinh
tế
7,45***
(0,006)
-3,054
(0,487)
0,3795
(0,181)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động tới FDI 0,0159
(0,900)
FDI quyết định tới chuyển dịch cơ cấu lao
động
12,019***
(0,001)
-0,2825
(0,702)
0,9523**
(0,032)
Chuyển dịch cơ cấu lao động tác động tới
FDI
7,603***
(0,006)
0,1333
(0,436)
-0,0747
(0,671)
FDI quyết định tới đô thị hóa 24,823***
(0,000)
0,0024
(0,822)
0,0135*
(0,067)
Đô thị hóa tác động tới FDI 4,7412**
(0,029)
-14,2004
(0,305)
16,1119
(0,317)
FDI quyết định tới CNH 34, 277***
(0,000)
-0,0008
(0. 884)
0,0064*
(0, 066)
CNH tác động tới FDI 0, 5978
(0, 439)
15, 6006
(0, 374)
-15,5897
(0,804)
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ** ở mức 5%, và * ở mức 10%. Số trong ngoặc đơn là giá trị p.
Nguồn: Tính toán của luận án
4.4. Tác động của FDI tới công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Mô hình ước lượng
4.4.2. Kết quả ước lượng
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng tác động của FDI tới các biến đo lườngCNH tỉnh Thái Nguyên
Tăng trưởng kinh tế Chuyển dịch cơ Chuyển dịch cơ Đô thị hóa Chỉ số CNH
11
(GDP/người) cấu kinh tế (Tốc
độ CDCCKT)
cấu lao động
(Tốc độ
CDCCLĐ)
(dân số đô thị)
FDI 0,0288**
(0,036)
0,7605**
(0,029)
2,7600***
(0,002)
0,0153**
(0,025)
1,96.10-9***
(0,001)
Vốn trong nước - 0,0523
(0,455)
4,6136**
(0,017)
1,08.10-8**
(0,016)
Lao động 3,7724***
(0,000)
23,6807**
(0,014)
0,8404***
(0,000)
5,46.10-7**
(0,029)
Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
0,4147***
(0,002)
Chuyển dịch cơ cấu
lao động
0,0077***
(0,003)
Hội nhập kinh tế
0,0475**
(0,017)
Constant -47,2498***
(0,000)
-380,306***
(0,002)
5,1628***
(0,009)
1,0297
(0,672)
0,1181
(0,308)
R-squared 0,9855 0,9614 0,7562 0,9676 0,9799
*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và ** ở mức 5%. Số trong ngoặc đơn là giá trị p.
Nguồn: Kết quả hồi quy của tác giả
Như vậy, kết quả ước lượng tác động của FDI tới các biến đo lường CNH ở Bảng 4.6 chỉ ra rằng:
(i) Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, 98,55% sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn vừa qua được giải thích bởi tác động của vốn FDI, vốn trong nước và lao động. Cụ thể, khi vốn FDI
tăng lên 1% thì GDP/người tỉnh Thái Nguyên tăng lên 0,0288% ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
(ii) Kết quả ước lượng ở Bảng 4.6 cho thấy rằng 96,14% sự thay đổi trong tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Thái Nguyên được giải thích bởi tác động của các biến độc lập là vốn FDI, vốn trong nước và lao động.
Cụ thể, FDI có tác động thuận chiều lên chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khi FDI tăng lên 1% thì chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tăng lên 0,7605%.
(iii) Kết quả ước lượng cho thấy, 75,62% sự thay đổi của tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động được giải
thích bởi sự tác động của yếu tố vốn FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, vốn FDI tăng thêm 1 triệu
đồng thì cơ cấu lao động chuyển dịch tăng 2,76 điểm phần trăm.
(iv) Kết quả ước lượng cũng cho thấy 96,76% sự thay đổi của biến số đô thị hóa được giải thích bởi sự tác
động của các biến độc lập của mô hình là vốn FDI, quy mô lao động và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Cụ
thể, khi FDI tăng lên 1% thì dân số đô thị tăng 0,0153%.
(v) Kết quả ước lượng tác động của FDI tới Chỉ số CNH cho thấy, 97,99% sự thay đổi của chỉ số CNH được
giải thích bởi sự tác động của yếu tố vốn FDI, vốn trong nước, lao động và hội nhập kinh tế. Cụ thể, khi vốn FDI tăng
thêm 1 triệu đồng thì chỉ số CNH tăng 1,96.10-9 điểm phần trăm.
4.5. Đánh giá chung về tác động của FDI tới CNH tỉnh Thái Nguyên
4.5.1 Những thành tựu chính
12
4.5.2 Những điểm hạn chế và nguyên nhân
Những phân tích ở trên cũng cho thấy quá trình CNH của tỉnh trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn
chế:
- Đóng góp của FDI cho tăng trưởng chưa cân đối giữa các ngành kinh tế, tăng trưởng ngành dịch vụ còn
thấp;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và sự phát triển giữa các ngành chưa cân đối;
- Đô thị hóa phát triển không cân đối giữa các huyện/ thành phố/ thị xã trên địa bàn tỉnh.
Thu hút và sử dụng FDI tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua tập trung vào một số địa bàn có lợi thế là
một trong những nhân tố dẫn đến thực trạng này. Cụ thể như sau:
(i) Do lượng vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, chiếm đến 99,72% lượng vốn FDI thực
hiện toàn tỉnh.
(ii) FDI gây ra thâm hụt cán cân thương mại do sự gia tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu của khu vực này.
(iii) Sự mất cân đối trong thu hút FDI giữa các huyện/ thành phố/ thị xã, dẫn đến gia tăng khoảng cách
phát triển giữa các huyện trên địa bàn tỉnh.
Những hạn chế về tác động của FDI đối với các chỉ tiêu đo lường CNH tỉnh Thái Nguyên do cả những
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan do sự tác động của những bất ổn chính trị và
kinh tế thế giới, hạn chế về các nguồn lực để phát triển đồng bộ giữa các ngành, do lợi thế phát triển ở mỗi
ngành, mỗi vùng khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến tác động của FDI tới các chỉ tiêu CNH. Các nguyên
nhân chủ quan như nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của FDI đối với quá trình CNH của một bộ phận cán bộ
quản lý; cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để ràng buộc các nhà đầu tư theo cam kết đăng ký kinh doanh ban đầu
vào các ngành; ưu đãi đầu tư vào các ngành quan trọng như dịch vụ, ưu đãi vào một số vùng khó khăn của tỉnh
chưa thực sự hấp dẫn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến năng suất lao động thấp; sự yếu kém của các
doanh nghiệp trong nước; việc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ
quy hoạch; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc triển khai dự án FDI chưa thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ
CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
CÔNG NGHIỆP HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
5.1.1. Định hướng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam
5.1.1.1. Bối cảnh thu hút và sử dụng FDI
5.1.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng FDI
5.1.2 Xu thế công nghiệp hóa đất nước
5.1.3. Định hướng công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
5.1.3.1. Bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
5.1.3.2. Mục tiêu, quan điểm thực hiện công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
5.1.3.3. Định hướng công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
5.1.4. Định hướng thu hút FDI nhằm đẩy mạnh quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên
5.1.4.1. Quan điểm thu hút FDI tỉnh Thái Nguyên
5.1.4.2. Định hướng thu hút và sử dụng FDI
13
5.2. Giải pháp tăng cường vai trò của FDI nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức các cấp, ngành
tỉnh Thái Nguyên về sự cần thiết phải thu hút FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy nhanh quá trình CNH
của tỉnh.
Thứ hai, Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng FDI gắn với quá trình CNH của
tỉnh.
Thứ ba, Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch theo ngành, vùng, theo thành phần kinh tế, quy hoạch
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội
Thứ năm,Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, phát huy tốt cơ chế một cửa, minh bạch
hóa các thông tin, phòng chống tham nhũng nhằm giảm chi phí không chính thức liên quan đến hoạt động đầu
tư.
Thứ sáu, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng tốt yêu cầu của những ngành, lĩnh vực đòi hỏi
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ bẩy, Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường sự phối hợp
giữa các Sở, Ban, Ngành nhằm tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện.
Thứ tám, Coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh hỗ trợ
sau đầu tư nhằm thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ chín, Phát triển đồng bộ hệ thống đô thị Thái Nguyên, tạo đà thu hút FDI tiếp tục nâng cấp đô thị
theo chiều sâu, thúc đẩy sự gia tăng tỷ lệ đô thị hóa.
Thứ mười, Tăng cường hơn nữa vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thứ mười một, Tăng cường hơn nữa vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo GDP và
cơ cấu lao động theo ngành
Thứ mười hai, Hợp tác quốc tế, trong khu vực và các địa phương khác trong cả nước về thu hút FDI và
thực hiện quá trình CNH.
KẾT LUẬN
Luận án cũng đã mô tả bức tranh khái quát về hoạt động FDI và quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên. Kết
quả phân tích thực trạng FDI tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là những
khởi sắc trong mấy năm gần đây. Quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã đi đúng định hướng,
nhiều chỉ tiêu CNH đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút
FDI và quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế như thu hút FDI chưa ổn
định, mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, quá trình CNH mặc dù đi đúng hướng nhưng tốc độ còn chậm, phát
triển mất cân đối giữa các ngành, địa bàn trong tỉnh.
Phân tích thực nghiệm về tác động của FDI tới CNH tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1995 – 2015 cho
thấy, FDI quyết định tới CNH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, FDI có tác động quyết định
đến chỉ số CNH và phân tích nhân quả chỉ ra rằng tác động này là trong dài hạn.
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI, CNH và
tác động của FDI đến quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua; Bối cảnh thu hút FDI; Định
hướng CNH ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
đảm bảo nguồn vốn cho CNH, đồng thời thúc đẩy quá trình CNH tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Mặc dù đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu của luận án nhưng do những hạn chế về số liệu ở địa
phương cấp tỉnh, về thời gian nghiên cứu nên tác giả nhận thấy rằng có nhiều khía cạnh của luận án cần phải
14
được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm. Thứ nhất, số liệu sử dụng trong nghiên cứu chưa đủ số quan sát như
lý thuyết mong muốn.Thứ hai, luận án chưa đi sâu phân tích tác động tràn của FDI đối với các doanh nghiệp địa
phương trong việc nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất và xuất khẩu, khả
năng gắn kết các doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm trên toàn cầu
Mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập đầy đủ dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu nhưng do đặc thù địa bàn
nghiên cứu nên luận án không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả luận án mong muốn có thể tiếp tục được nghiên
cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới và mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để luận
án hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf