Đã tiến hành sàng lọc đánh giá hoạt tính gây độc tế bào từ các dịch chiết
methanol, các phân đoạn n-hexane, dichoromethane, ethyl acetate và nước của quả
và lá loài na biển (A. glabra) trên hai dòng tế bào ung thư biểu mô KB và ung thư
phổi LU-1. Kết quả cho biết dịch chiết methanol của quả và lá loài na biển (A.
glabra) đã thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả hai dòng tế bào là LU-1 và KB
với giá trị IC50 trong khoảng 12,57 ± 3,62 ÷ 38,19 ± 1,23 µg/mL. Hai phân đoạn
dichloromethane và nước từ quả đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh với giá
trị IC50 trong khoảng 1,08 ± 0,14 ÷ 3,70 ± 0,98. Đây là cơ sở quan trọng cho các
nghiên cứu về thành phần hóa học.
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây na biển (annona glabra l.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-------------------
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CÂY NA BIỂN (Annona glabra L.)
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
Hà Nội - 2015
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Hóa sinh biển
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Văn Kiệm
2. TS. Hoàng Lê Tuấn Anh
Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Phản biện 1:......................................................................................................
Phản biện 2:......................................................................................................
Phản biện 3:......................................................................................................
Luận án sẽ đuợc bảo vệ truớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:
..........................................................................................................................
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện..
1
I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Cây na biển (Annona glabra) là loại cây ăn quả thường được trồng để chắn
sóng ở các vùng ngập mặn. Cây thường được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ và làm
thuốc sát trùng. Vỏ cây giã ra cũng có công dụng tương tự. Dịch lá cây dùng để trừ
chấy. Hạt nghiền nát có thể làm săn da, sát trùng. Thịt quả có vị ngọt mát, giải
nhiệt. Các nghiên cứu về thành phần hóa học đã công bố trên thế giới cho thấy loài
này chứa nhiều lớp chất quý có cấu trúc độc đáo, đặc biệt là lớp chất diterpenoid
ent-kaurane và acetogenin. Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy
một số hợp chất đã được phân lập từ loài này thể hiện hoạt tính sinh học rất đáng
quan tâm như: hoạt tính ức chế sự phát triển tế bào ung thư, tác dụng kháng viêm,
giảm đau.... Tuy nhiên, hiện có ít công trình khoa học trong nước công bố cả về
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây thuốc quý này.
Nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của cây na biển (Annona glabra L), chúng tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Na biển (Annona glabra L.)"
2. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là loài na biển Annona glabra.
Nội dung chính của luận án:
1. Phân lập các hợp chất từ quả loài na biển (A. glabra) bằng các phương pháp
sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp
vật lý và hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được;
4. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được.
3. Những đóng góp mới của luận án
3.1. Từ quả loài na biển (A. glabra) đã phân lập được:
3.1.1. 5 hợp chất mới là: 7β,16α,17-trihydroxy-ent-kauran-19-oic acid (1),
7β,17-dihydroxy-16α-ent-kauran-19-oic acid 19-O-β-D-glucopyranoside ester (2),
7β,17-dihydroxy-ent-kaur-15-en-19-oic acid 19-O-β-D-glucopyranoside ester (3),
16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid 17,19-di-O-β-D-glucopyranoside ester (4),
(2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic acid 1,3′-di-O-β-D-glucopyranoside (13);
3.1.2. 7 hợp chất lần đầu phân lập từ chi Annona là: paniculoside IV (5),
(2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic acid 3′-O-β-D-glucopyranoside (14),
cucumegastigmane I (15), icariside B1 (17), icariside D2 (18), icariside D2 6′-O-β-
D-xylopyranoside (19), 3,4-dimethoxyphenyl 1-O-β-D-glucopyranoside (20);
2
3.1.3. 2 hợp chất lần đầu phân lập từ loài A. glabra là: 16α,17-dihydroxy-ent-
kaurane (6) và 3,4-dihydroxybenzoic acid (21).
3.2. Lần đầu tiên thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro trên các dòng tế bào ung
thư LU-1, MCF-7, SK-Mel2, HL-60 và KB của 22 hợp chất phân lập từ loài na
biển (A. glabra). Kết quả cho thấy, các hợp chất 3, 4, 6, 14, và 15 thể hiện khả năng
gây độc ở 4/5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm (ngoại trừ dòng HL-60). Trong đó,
ba hợp chất khung ent-kaurane 3, 4 và 6 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh
nhất với giá trị IC50 trong khoảng 0,65 ÷7,39 µM. Hợp chất megastigmane 14 và 15
thể hiện khả năng gây độc tế bào với giá trị IC50 trong khoảng 2,79 ÷11,17 µM.
Phenolic 18 và acetogenin 22 (squamocin M) thể hiện hoạt tính trên cả 5 dòng tế
bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 trong khoảng 6,30 ÷10,61 µM và không thể
hiện độc tính đối với dòng tế bào thường HEL-299.
3.3. Lần đầu tiên cơ chế gây chết tế bào ung thư HL-60 ở cấp độ protein của
hợp chất 18 và 22 đã được nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra rằng hợp chất 18 và 22
kích thích quá trình tế bào chết theo chương trình (appotosis).
3.4. Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua việc ức chế sự sản
sinh NO trong điều kiện đại thực bào của 19 hợp chất phân lập từ loài na biển (A.
glabra). Kết quả cho thấy các hợp chất phân lập từ loài na biển (A. glabra) thể hiện
hoạt tính ức chế sự sản sinh NO trong điều kiện đại thực bào trong đó 5 hợp chất 1,
3, 8 (16β,17-dihydroxy-ent-kauran-19-al), 12 (19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic
acid), và 13 ức chế sự sản sinh NO mạnh hơn chất đối chứng dexamethasone, với
giá trị IC50 trong khoảng 0,01 ÷ 0,42 µM.
Bố cục của luận án
Luận án gồm 138 trang với 26 bảng số liệu, 62 hình, 147 tài liệu tham khảo. Bố
cục của luận án: Mở đầu (2 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (35 trang),
Chương 2: Ðối tượng và phương pháp nghiên cứu (7 trang), Chương 3: Thực
nghiệm (9 trang), Chương 4: Kết quả và thảo luận (64 trang), Kết luận và Kiến nghị
(3 trang), Các công trình đã công bố (1 trang), Tài liệu tham khảo (17 trang) và Phụ
lục phổ.
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
ÐẶT VẤN ÐỀ: Phần đặt vấn đề nêu ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn, đối tuợng,
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần tổng quan tài liệu trình bày các nghiên cứu trong nuớc và quốc tế về các
vấn đề:
1.1. Giới thiệu về chi Na (Annona)
3
1.2. Giới thiệu về loài na biển (Annona glabra)
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mẫu thực vật
Mẫu lá, quả loài na biển (Annona glabra) được thu hái vào tháng 5 năm 2013
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất
Phối hợp các phương pháp sắc ký bao gồm: sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp
mỏng điều chế và sắc ký cột (CC).
2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học
Sử dụng kết hợp xác định các thông số vật lý và các phương pháp phổ hiện đại
đồng thời kết hợp phân tích, tra cứu tài liệu tham khảo. Các thiết bị và phương pháp
sử dụng gồm: đo điểm nóng chảy (Mp), độ quay cực ([α]D), phổ khối lượng (ESI-
MS, HR-ESI-MS), phổ cộng hưởng từ nhân (1D, 2D-NMR), phổ lưỡng sắc tròn
(CD) và phương pháp hóa học.
2.4. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học
2.4.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào
Hoạt tính gây độc tế bào của các hoạt chất đuợc xác định theo phương pháp
MTT.
2.4.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm
Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất đuợc đánh giá dựa trên khả năng ức chế
sự sản sinh NO trong điều kiện đại thực bào RAW 264.7 được kích thích với LPS
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Phân lập các hợp chất từ quả na biển
Phần này trình bày cụ thể cách thức phân lập các hợp từ quả na biển A. glabra.
Việc phân tách các chất đuợc nêu tóm tắt ở các sơ đồ hình 3.1, 3.2, 3.3.
Hình 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn mẫu na biển (A. glabra)
4
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn chiết dichloromethane
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn chiết nước
3.2. Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất
3.2.1. Hợp chất 1: 7β,16α,17-Trihydroxy-ent-kauran-19-oic acid (mới)
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Độ quay cực [ ]25Dα : –64,9 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 298-299oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 0,93 (1H, m, Ha-1), 1,87 (1H, m, Hb-1), 1,44
(1H, m, Ha-2), 1,96 (1H, m, Hb-2), 1,08 (1H, dd, J = 4,5 Hz, 13,5 Hz, Ha-3), 2,17
(1H, d, J = 13,5 Hz, Hb-3), 1,17 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-5), 1,98 (1H, m, Ha-6), 2,11
(1H, m, Hb-6), 3,63 (1H, br s, H-7), 1,43 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-9), 1,57 (1H, m, Ha-
11), 1,64 (1H, m, Hb-11), 1,57 (1H, m, Ha-12), 1,68 (1H, m, Hb-12), 2,08 (1H, m,
H-13), 1,70 (1H, dd, J = 4,0 Hz, 12,0 Hz, Ha-14), 1,83 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-14),
1,56 (1H, d, J = 13,5 Hz, Ha-15), 1,74 (1H, d, J = 13,5 Hz, Hb-15), 3,62 (1H, d, J =
11,5 Hz, Ha-17), 3,72 (1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-17), 1,18 (3H, s, H-18), 1,00 (3H, s,
H-20).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,71 (C-1), 20,29 (C-2), 34,23 (C-3), 44,25 (C-
4), 48,09 (C-5), 30,48 (C-6), 78,05 (C-7), 49,00 (C-8), 51,08 (C-9), 40,44 (C-10),
5
19,11 (C-11), 27,64 (C-12), 46,09 (C-13), 37,50 (C-14), 50,13 (C-15), 82,86 (C-
16), 66,71 (C-17), 29,27 (C-18), 182,00 (C-19), 16,14 (C-20).
HR-ESI-MS: m/z 375,2159 [M+Na]+.
Tính toán lý thuyết [C20H32O5Na]+: 375,2142.
Công thức phân tử C20H32O5, M = 352.
3.2.2. Hợp chất 2: 7β,17-Dihydroxy-16α-ent-kauran-19-oic acid 19-O-β-D-
glucopyranoside ester (mới)
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Độ quay cực [ ]25Dα : –40,7 (c 0,1, MeOH);
Nhiệt độ nóng chảy: 185-186oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 0,94 (1H, m, Ha-1), 1,88 (1H, m, Hb-1), 1,45
(1H, m, Ha-2), 1,94 (1H, m, Hb-2), 1,13 (1H, m, Ha-3), 2,22 (1H, m, Hb-3), 1,78
(1H, d, J = 13,0 Hz, H-5), 1,97 (1H, m, Ha-6), 2,18 (1H, dd, J = 13,0 Hz, 14,5 Hz,
Hb-6), 3,50 (1H, br s, H-7), 1,43 (1H, m, H-9), 1,57 (1H, m, Ha-11), 1,63 (1H, m,
Hb-11), 1,43 (1H, m, Ha-12), 1,63 (1H, m, Hb-12), 2,11 (1H, m, H-13), 1,08 (1H, m,
Ha-14), 1,80 (1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-14), 1,12 (1H, m, Ha-15), 1,71 (1H, dd, J = 3,5
Hz, 10,0 Hz, Hb-15), 1,94 (1H, m, H-16), 3,35 (2H, m, H-17), 1,22 (3H, s, H-18),
0,99 (3H, s, H-20), 5,42 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′), 3,38 (1H, m, H-2′), 3,45 (1H, m,
H-3′), 3,39 (1H, m, H-4′), 3,39 (1H, H-5′), 3,71 (1H, dd, J = 4,0 Hz, 11,5 Hz, Ha-
6′), 3,86 (1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,77 (C-1), 20,20 (C-2), 39,09 (C-3), 44,69 (C-
4), 49,05 (C-5), 30,68 (C-6), 78,70 (C-7), 49,80 (C-8), 50,62 (C-9), 40,47 (C-10),
19,51 (C-11), 32,93 (C-12), 39,46 (C-13), 37,17 (C-14), 42,58 (C-15), 44,66 (C-
16), 67,66 (C-17), 28,82 (C-18), 178,67 (C-19), 16,28 (C-20), 95,66 (C-1′), 74,07
(C-2′), 78,67 (C-3′), 71,14 (C-4′), 78,56 (C-5′) và 62,42 (C-6′).
HR-ESI-MS: m/z 521,2732 [M+Na]+.
Tính toán lý thuyết [C26H42O9Na]+: 521,2721.
Công thức phân tử C26H42O9, M = 498.
3.2.3. Hợp chất 3: 7β,17-Dihydroxy-ent-kaur-15-en-19-oic acid 19-O-β-D-
glucopyranoside ester (mới)
Chất bột vô định hình, màu trắng.
Độ quay cực [ ]25Dα : –38,5 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 280-281oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 1,03 (1H, dd, J = 3,5 Hz, 13,5 Hz, Ha-1), 1,87
(1H, d, J = 13,5 Hz, Hb-1), 1,44 (1H, dt, J = 5,0 Hz, 10,0 Hz, Ha-2), 1,96 (1H, m,
6
Hb-2), 1,12 (1H, dd, J = 4,0 Hz, 13,5 Hz, Ha-3), 2,22 (1H, m, Hb-3), 1,78 (1H, m,
H-5), 1,96 (1H, m, Ha-6), 2,23 (1H, m, Hb-6), 3,59 (1H, br s, H-7), 1,39 (1H, d, J =
7,5 Hz, H-9), 1,58 (1H, m, Ha-11), 1,64 (1H, m, Hb-11), 1,52 (2H, m, H-12), 2,57
(1H, m, H-13), 1,42 (1H, dd, J = 7,5 Hz, 10,5 Hz, Ha-14), 2,06 (1H, d, J = 10,5 Hz,
Hb-14), 5,81 (1H, s, H-15), 4,13 (2H, d, J = 1,0 Hz, H-17), 1,22 (3H, s, H-18), 1,02
(3H, s, H-20), 5,42 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,38 (1H, m, H-2′), 3,42 (1H, m, H-3′),
3,40 (1H, m, H-4′), 3,39 (1H, H-5′), 3,71 (1H, dd, J = 4,0 Hz, 12,0 Hz, Ha-6′), 3,85
(1H, dd, J = 2,0 Hz, 12,0 Hz, Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,72 (C-1), 20,17 (C-2), 39,10 (C-3), 44,71 (C-
4), 48,30 (C-5), 29,28 (C-6), 75,62 (C-7), 54,25 (C-8), 43,56 (C-9), 40,88 (C-10),
19,65 (C-11), 26,33 (C-12), 42,19 (C-13), 43,51 (C-14), 132,13 (C-15), 148,11 (C-
16), 61,21 (C-17), 28,79 (C-18), 178,58 (C-19), 16,10 (C-20), 96,64 (C-1′), 74,06
(C-2′), 78,70 (C-3′), 71,13 (C-4′), 78,69 (C-5′) và 62,41 (C-6′).
HR-ESI-MS: m/z 519,2550 [M+Na]+.
Tính toán lý thuyết [C26H40O9Na]+: 519,2565.
Công thức phân tử C26H40O9, M = 496.
3.2.4. Hợp chất 4: 16α-Hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid 17,19-di-O-β-D-
glucopyranoside ester (mới)
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]25Dα : – 40 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 191-192oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 0,87 (1H, m, Ha-1), 1,88 (1H, m, Hb-1), 1,52
(1H, m, Ha-2), 1,69 (1H, m, Hb-2), 1,11 (1H, m, Ha-3), 1,21 (1H, d, J = 14,0 Hz,
Hb-3), 1,15 (1H, m, H-5), 1,88 (1H, m, Ha-6), 2,00 (1H, m, Hb-6), 1,57 (1H, m, Ha-
7), 1,96 (1H, m, Hb-7), 1,08 (1H, m, H-9), 1,43 (1H, m, Ha-11), 1,94 (1H, m, Hb-
11), 1,47 (1H, m, Ha-12), 1,71 (1H, m, Hb-12), 2,55 (1H, m, H-13), 1,17 (1H, m,
Ha-14), 2,16 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-14), 1,59 (1H, m, Ha-15), 1,97 (1H, m, Hb-15),
3,06 (1H, m, H-16), 1,24 (3H, s, H-18), 0,97 (3H, s, H-20), 5,53 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-
1′), 3,35 (1H, m, H-2′), 3,48 (1H, m, H-3′), 3,42 (1H, m, H-4′), 3,40 (1H, H-5′),
3,71 (1H, dd, J = 2,0 Hz, 11,5 Hz, Ha-6′), 3,84 (1H, d, 11,5 Hz, Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,44 (C-1), 19,15 (C-2), 39,04 (C-3), 45,11 (C-
4), 58,61 (C-5), 23,19 (C-6), 42,91 (C-7), 45,62 (C-8), 57,59 (C-9), 40,83 (C-10),
20,14 (C-11), 28,05 (C-12), 41,09 (C-13), 41,87 (C-14), 42,69 (C-15), 46,62 (C-
16), 175,32 (C-17), 29,04 (C-18), 178,43 (C-19), 16,36 (C-20), 95,61 (C-1′), 74,04
(C-2′), 78,68 (C-3′), 71,11 (C-4′), 78,68 (C-5′) và 62,40 (C-6′), 95,61 (C-1′′), 74,04
(C-2′′), 78,68 (C-3′′), 71,11 (C-4′′), 78,68 (C-5′′) và 62,34 (C-6′′).
7
HR-ESI-MS: m/z 681,3095.
Tính toán lý thuyết cho công thức [C32H50O14Na]+: 681,3093.
Công thức phân tử C32H50O14, M = 658.
3.2.5. Hợp chất 5: Paniculoside IV
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : +56 (c 0,1, MeOH)
Nhiệt độ nóng chảy: 192-193oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 0,91 (1H, m, Ha-1), 1,88 (1H, m, Hb-1), 1,62
(2H, m, H-2), 1,12 (1H, m, Ha-3), 2,21 (1H, m, Hb-3), 1,10 (1H, dd, J = 2,0 Hz,
12,0 Hz, H-5), 1,87 (1H, m, Ha-6), 2,01 (1H, m, Hb-6), 1,52 (1H, m, Ha-7), 1,68
(1H, m, Hb-7), 1,03 (1H, m, H-9), 1,42 (1H, m, Ha-11), 1,97 (1H, m, Hb-11), 1,50
(1H, m, Ha-12), 1,61 (1H, m, Hb-12), 2,01 (1H, br s, H-13), 1,72 (1H, m, Ha-14),
2,02 (1H, m, Hb-14), 1,42 (1H, m, Ha-15), 1,58 (1H, m, Hb-15), 3,62 (1H, m, Ha-
17), 3,71 (1H, m, Hb-17), 1,23 (3H, s, H-18), 0,99 (3H, s, H-20), 5,43 (1H, d, J = 8,0
Hz, H-1′), 3,40 (1H, m, H-2′), 3,42 (1H, m, H-3′), 3,90 (1H, m, H-4′), 3,43 (1H, H-
5′), 3,71 (1H, dd, J = 6,0 Hz, 11,5 Hz, Ha-6′), 3,85 (1H, dd, J = 2,5 Hz, 11,5 Hz,
Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,80 (C-1), 19,62 (C-2), 39,05 (C-3), 45,10 (C-
4), 58,53 (C-5), 23,16 (C-6), 43,32 (C-7), 45,77 (C-8), 57,32 (C-9), 40,88 (C-10),
20,10 (C-11), 27,16 (C-12), 46,20 (C-13), 38,07 (C-14), 53,69 (C-15), 82,99 (C-
16), 66,87 (C-17), 29,02 (C-18), 178,38 (C-19), 16,35 (C-20), 95,60 (C-1′), 74,03
(C-2′), 78,67 (C-3′), 71,11 (C-4′), 78,67 (C-5′) và 62,41 (C-6′).
Công thức phân tử C26H42O9, M = 498.
3.2.6. Hợp chất 6: 16α,17-Dihydroxy-ent-kaurane
Tinh thể hình kim, không màu.
Độ quay cực [ ]31Dα : -25 (c 0,1, CHCl3)
Nhiệt độ nóng chảy: 153-154oC.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 0,77 (1H, dd, J = 2,0 Hz, 12,0 Hz, H-5), 1,12
(1H, dt, J = 4,5 Hz, 14,0 Hz, , H-9), 1,59 (2H, br d, H-14), 1,43 (2H, m, H-15),
3,65 (1H, d, J = 11,0 Hz, Ha-17), 3,77 (1H, d, J = 11,0 Hz, Hb-17), 0,84 (3H, s, H-
18), 0,80 (3H, s, H-18) và 1,01 (3H, s, H-18).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 42,02 (C-1), 18,28 (C-2), 42,06 (C-3), 33,26 (C-
4), 56,17 (C-5), 20,45 (C-6), 37,31 (C-7), 44,75 (C-8), 56,72 (C-9), 39,38 (C-10),
18,59 (C-11), 26,32 (C-12), 45,51 (C-13), 40,33 (C-14), 53,39 (C-15), 81,89 (C-
16), 66,38 (C-17), 33,56 (C-18), 21,55 (C-19) và 17,72 (C-20).
8
Công thức phân tử C20H34O2, M = 306.
3.2.7. Hợp chất 7: 16β,17-Dihydroxy-ent-kaurane
Tinh thể hình kim, không màu.
Độ quay cực [ ]31Dα : -32 (c 0,1, CHCl3)
Nhiệt độ nóng chảy: 151-152oC.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 0,76 (1H, m, Ha-1), 1,82 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-
1), 1,41 (1H, overlep, Ha-2), 1,63 (1H, m, Hb-2), 1,12 (1H, m, Ha-3), 1,46 (1H, m,
Hb-3), 0,77 (1H, m, H-5), 1,25 (1H, m, Ha-6), 1,51 (1H, m, Hb-6), 1,37 (2H, m, H-
7), 1,12 (1H, H-9), 1,63 (1H, m, Ha-11), 1,87 (1H, m, Hb-11), 1,55 (1H, m, Ha-12),
1,75 (1H, m, Hb-12), 2,07 (1H, m, H-13), 0,99 (1H, br d, J = 12,0 Hz, Ha-14), 1,99
(1H, br d, J = 12,0 Hz, Hb-14), 1,38 (1H, m, Ha-15), 1,42 (1H, m, Hb-15), 3,38 (1H,
d, J = 11,0 Hz, Ha-17), 3,46 (1H, d, J = 11,0 Hz, Ha-17), 0,84 (3H, s, H-18), 0,79
(3H, s, H-19) và 1,02 (3H, s, H-20).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 40,45 (C-1), 18,82 (C-2), 42,10 (C-3), 33,27 (C-
4), 56,21 (C-5), 20,05 (C-6), 41,93 (C-7), 43,58 (C-8), 57,06 (C-9), 39,43 (C-10),
18,64 (C-11), 26,76 (C-12), 40,89 (C-13), 38,32 (C-14), 52,84 (C-15), 79,82 (C-
16), 69,90 (C-17), 33,60 (C-18), 21,60 (C-19) và 17,57 (C-20).
ESI-MS: m/z 329,2 [M+Na]+.
Công thức phân tử C20H34O2, M = 306.
3.2.8. Hợp chất 8: 16β,17-Dihydroxy-ent-kauran-19-al
Tinh thể hình kim, không màu.
Độ quay cực [ ]31Dα : – 45 (c 0,1, CHCl3).
Nhiệt độ nóng chảy: 186-187oC.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 0,88 (1H, m, Ha-1), 1,90 (1H, m, Hb-1), 1,44 (1H,
m, Ha-2), 2,07 (1H, m, Hb-2), 1,06 (1H, m, Ha-3), 2,12 (1H, m, Hb-3), 1,23 (1H, dd,
J = 2,5 Hz; 12,5 Hz, H-5), 1,59 (H, m, Ha-6), 1,63 (1H, m, Hb-6), 1,52 (2H, m, H-
7), 1,16 (1H, m, H-9), 1,72 (1H, m, Ha-11), 1,89 (1H, m, Hb-11), 1,49 (1H, m, Ha-
12), 1,84 (1H, m, Hb-12), 2,08 (1H, H-13), 1,13 (1H, m, Ha-14), 2,00 (1H, dd, J =
2,0 Hz; 12,0 Hz, Hb-14), 1,45 (2H, m, H-15), 3,32 (1H, d, J = 11,5 Hz, Ha-17), 3,43
(1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-17), 1,00 (3H, s, H-18), 9,75 (1H, d, J =1,5 Hz, H-19) và
0,93 (3H, s, H-20).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 41,02 (C-1), 19,47 (C-2), 35,28 (C-3), 49,84 (C-
4), 57,90 (C-5), 20,71 (C-6), 43,08 (C-7), 44,69 (C-8), 57,19 (C-9), 40,65 (C-10),
19,82 (C-11), 27,77 (C-12), 42,20 (C-13), 39,41 (C-14), 53,09 (C-15), 80,74 (C-
16), 70,61 (C-17), 24,57 (C-18), 207,87 (C-19) và 16,85 (C-20).
9
ESI-MS: m/z 319,2 [M-H]-.
Công thức phân tử C20H32O3, M = 320.
3.2.9. Hợp chất 9: 16β,17-Dihydroxy-ent-kauran-19-oic acid
Tinh thể hình kim, không màu.
Độ quay cực [ ]31Dα : – 57 (c 0,01, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 296-297oC.
1H-NMR (500 MHz, C5D5N): δH 3,77 (1H, d, J = 10,5 Hz, Ha-17), 3,84 (1H, d, J =
10,5 Hz, Ha-17), 1,34 (3H, s, H-18) và 1,21 (3H, s, H-20).
13C-NMR (125 MHz, C5D5N): δC 41,16 (C-1), 19,85 (C-2), 38,73 (C-3), 43,91 (C-
4), 57,07 (C-5), 22,48 (C-6), 42,50 (C-7), 43,96 (C-8), 56,72 (C-9), 40,07 (C-10),
19,43 (C-11), 27,57 (C-12), 41,67 (C-13), 38,58 (C-14), 53,38 (C-15), 79,81 (C-
16), 70,49 (C-17), 29,37 (C-18), 180,18 (C-19) và 15,96 (C-20).
ESI-MS: m/z 335,2 [M-H]-.
Công thức phân tử C20H32O4, M = 336.
3.2.10. Hợp chất 10: Annoglabasin E
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : – 70 (c 0,07, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 203-204oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 1,87 (1H, m, Ha-1), 2,11 (1H, d, J = 11,5 Hz, Hb-
1), 1,41 (1H, m, Ha-2), 1,68 (1H, m, Hb-2), 0,93 (1H, dd, J = 3,5 Hz, 13,5 Hz, Ha-
3), 1,34 (1H, t, J = 3,5 Hz, Hb-3), 0,99 (1H, dd, J = 5,0 Hz, 12,0 Hz, H-5), 1,62
(1H, m, Ha-6), 2,43 (1H, m, Hb-6), 1,52 (1H, m, Ha-7), 1,95 (1H, m, Hb-7), 0,99
(1H, m, H-9), 1,57 (1H, m, Ha-11), 1,65 (1H, m, Hb-11), 1,52 (1H, m, Ha-12), 1,62
(1H, m, Hb-12), 2,52 (1H, br s, H-13), 0,86 (1H, dd, J = 13,5, 3,5 Hz, Ha-14), 1,10
(1H, dd, J = 13,5, 3,5 Hz, Hb-14), 1,54 (1H, m, Ha-15), 1,91 (1H, m, Ha-15), 2,92
(1H, dt, J = 12,0 Hz, 6,0 Hz, H-16); 0,95 (3H, s, H-18), 3,34 (1H, d, J = 11,0 Hz, Ha-
19), 3,73 (1H, d, J = 11,0 Hz, Hb-19), 1,05 (3H, s, H-20).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 41,72 (C-1), 19,06 (C-2), 36,73 (C-3), 39,78 (C-
4), 58,25 (C-5), 21,62 (C-6), 43,19 (C-7), 45,54 (C-8), 59,00 (C-9), 40,41 (C-10),
19,32 (C-11), 28,50 (C-12), 41,08 (C-13), 41,56 (C-14), 43,34 (C-15), 46,71 (C-
16), 178,42 (C-17), 27,83 (C-18), 65,16 (C-19) và 18,79 (C-20).
ESI-MS: m/z 319 [M-H]−
Công thức phân tử C20H32O3, M = 320.
3.2.11. Hợp chất 11: Annoglabasin B
Chất bột, màu trắng.
10
Độ quay cực [ ]31Dα : – 40 (c 0,1, CHCl3).
Nhiệt độ nóng chảy: 166-167oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 0,78 (1H, dd, J = 3,5 Hz, 13,0 Hz, Ha-1), 1,81
(1H, br d, J = 13,0, Hb-1), 1,40 (1H, m, Ha-2), 1,52 (1H, m, Hb-2), 0,98 (1H, m, Ha-
3), 1,68 (1H, m, Hb-3), 0,95 (1H, m, H-5), 1,33 (1H, m, Ha-6), 1,67 (1H, m, Hb-6),
1,50 (2H, m, H-7), 1,08 (1H, m, H-9), 1,52 (1H, m, Ha-11), 1,63 (1H, m, Hb-11),
1,51 (1H, m, Ha-12),1,66 (1H, m, Hb-12), 2,57 (1H, m, H-13), 1,05 (1H, m, Ha-14),
2,04 (1H, m, Hb-14), 1,55 (1H, dd, J = 6,5 Hz, 13,0, Ha-15), 1,90 (1H, dd, J = 6,5
Hz, 13,0, Hb-15), 2,94 (1H, m, H-16); 0,94 (3H, s, H-18), 3,88 (1H, d, J = 11,0 Hz, Ha-
19), 4,20 (1H, d, J = 11,0 Hz, Hb-19), 1,01 (3H, s, H-20), 2,04 (3H, s, H-22).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 40,23 (C-1), 18,20 (C-2), 36,33 (C-3), 37,04 (C-
4), 56,71 (C-5), 20,64 (C-6), 41,87 (C-7), 44,35 (C-8), 57,17 (C-9), 39,13 (C-10),
18,01 (C-11), 27,31 (C-12), 39,80 (C-13), 40,55 (C-14), 41,69 (C-15), 45,29 (C-
16), 179,95 (C-17), 27,53 (C-18), 67,19 (C-19), 18,07 (C-20), 171,47 (C-21) và
21,02 (C-22).
ESI-MS: m/z 361 [M-H]-.
Công thức phân tử C22H34O4, M = 362.
3.2.12. Hợp chất 12: 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : -61 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 278-279oC.
1H-NMR (500 MHz, C5D5N): δH 1,76 (1H, m, Ha-1), 2,28 (1H, m, Hb-1), 1,52 (1H,
m, Ha-2), 2,02 (1H, m, Hb-2), 1,62 (1H, m, Ha-3), 1,93 (1H, m, Hb-3), 1,38 (1H, m,
H-5), 1,52 (1H, m, Ha-6), 2,20 (1H, m, Hb-6), 1,12 (1H, dd, J = 4,0; 6,5 Hz, Ha-7),
2,07 (1H, m, Hb-7), 1,18 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-9), 1,51 (1H, m, Ha-11), 2,25 (1H,
m, Hb-11), 1,53 (1H, m, Ha-12), 2,05 (1H, m, Hb-12), 2,74 (1H, m, H-13), 1,52 (1H,
m, Ha-14), 2,27 (1H, m, Hb-14), 1,52 (1H, m, Ha-15), 1,92 (1H, m, Hb-15), 3,15
(1H, m, H-16), 1,27 (3H, s, H-18) và 0,95 (3H, s, H-20).
13C-NMR (125 MHz, C5D5N): δC 39,98 (C-1), 18,66 (C-2), 43,68 (C-3), 71,02 (C-
4), 58,10 (C-5), 19,79 (C-6), 41,03 (C-7), 44,63 (C-8), 57,41 (C-9), 40,05 (C-10),
20,16 (C-11), 28,05 (C-12), 40,17 (C-13), 41,17 (C-14), 43,15 (C-15), 46,03 (C-
16), 175,91 (C-17), 23,43 (C-18) và 17,39 (C-20).
Công thức phân tử C19H30O3, M = 306.
3.2.13. Hợp chất 13: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-Dihydrophaseic acid 1,3′-di-O-β-D-
glucopyranoside (mới)
11
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]25Dα : −25,0 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 229-230oC.
CD (c = 1,5 ×10-5, MeOH), [θ] (λmax, nm) –52481 (237).
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 5,86 (1H, s, H-2), 8,05 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-
4), 6,62 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-5), 2,14 (3H, s, H-6), 1,82 (1H, m, Ha-2′), 2,02 (1H,
m, Hb-2′), 4,28 (1H, m, H-3′), 1,82 (1H, m, Ha-4′), 2,21 (1H, m, Hb-4′), 3,78 (1H, d,
J = 7,0 Hz, Ha-7′), 3,83 (1H, d, J = 7,0 Hz, Ha-7′), 0,96 (3H, s, H-8′), 1,19 (3H, s,
H-9′), 5,54 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′′), 3,17 (1H, t, J = 8,0 Hz, H-2′′), 3,30 (2H, m,
H-3′′, H-4′′), 3,42 (1H, m, H-5′′), 3,70 (1H, m, Ha-6′′), 3,87 (1H, m, Hb-6′′), 4,38
(1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′′′), 3,40 (1H, m, H-2′′′), 3,46 (1H, t, J = 8,0 Hz, H-3′′′), 3,39
(2H, m, H-4′′′, H-5′′′), 3,70 (1H, m, Ha-6′′) và 3,87 (1H, m, Hb-6′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 166,00 (C-1), 117,78 (C-2), 154,00 (C-3),
131,78 (C-4), 136,43 (C-5), 21,32 (C-6), 48,83 (C-1′), 42,86 (C-2′), 73,99 (C-3′),
42,83 (C-4′), 87,63 (C-5′), 83,25 (C-6′), 77,13 (C-7′), 16,34 (C-8′), 19,72 (C-9′),
95,44 (C-1′′), 73,86 (C-2′′), 78,04 (C-3′′), 71,66 (C-4′′), 78,79 (C-5′′), 62,76 (C-6′′),
103,04 (C-1′′′), 73,99 (C-2′′′), 77,96 (C-3′′′), 71,14 (C-4′′′), 78,08 (C-5′′′), 62,37 (C-6′′′).
HR-ESI-MS: m/z 629,2431[M+Na]+.
Tính toán lý thuyết: [C27H42O15Na]+ 629,2416.
Công thức phân tử C27H42O15, M = 606.
3.2.14. Hợp chất 14: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-Dihydrophaseic acid 3′-O-β-D-
glucopyranoside
Chất bột, màu trắng.
Nhiệt độ nóng chảy: 199-200oC.
Độ quay cực [ ]31Dα : -110 (c 1,0, MeOH).
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 5,85 (1H, s, H-2), 7,78 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-
4), 6,31 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-5), 2,17 (3H, s, H-6), 1,96 (2H, m,H-2′), 4,28 (1H,
m, H-3′) 1,19 (1H, m, Ha-4′), 2,17 (1H, m, Hb-4′), 3,76 (1H, d, J = 7,5 Hz, Ha-7′),
3,82 (1H, dd, J = 2,0, 7,5 Hz, Ha-7′), 0,95 (3H, s, H-8′),1,18 (3H, s, H-9′), 4,37 (1H,
d, J = 8,0 Hz, H-1′′), 3,16 (1H, dd, J = 8,0, 9,0 Hz, H-2′′), 3,30 (1H, m, H-3′′), 3,29
(1H, m, H-4′′), 3,39 (1H, m, H-5′′), 3,29 (1H, dd, J = 2,0, 12,0 Hz, Ha-6′′) và 3,90
(1H, dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Hb-6′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 174,50 (C-1), 126,76 (C-2), 142,57 (C-3),
132,95 (C-4), 130,98 (C-5), 20,62 (C-6), 49,85 (C-1′), 42,89 (C-2′), 74,09 (C-3′),
12
42,83 (C-4′), 87,63 (C-5′), 83,16 (C-6′), 77,19 (C-7′), 16,34 (C-8′), 19,74 (C-9′),
103,16 (C-1′′), 75,13 (C-2′′), 78,09 (C-3′′), 71,69 (C-4′′), 77,94 (C-5′′) và 62,79 (C-6′′).
Công thức phân tử C21H32O10, M = 444.
3.2.15. Hợp chất 15: Cucumegastigmane I
Dạng dầu màu vàng nhạt.
Độ quay cực [ ]31Dα : + 35 (c 0,1, MeOH).
1H-NMR (500MHz, MeOD): δH 2,18 (1H, d, J = 17,0 Hz, Ha-2), 2,53 (1H, d, J =
17,0 Hz, Hb-2), 5,90 (1H, s, H-4), 5,92 (d, J = 16,0 Hz, H-7), 5,81 (1H, dd, J = 5,5
Hz; 16,0 Hz, H-8), 4,22 (1H, m, H-9), 3,53 (1H, dd, J = 5,5 Hz; 11,0 Hz, Ha-10),
3,48 (1H, dd, J = 7,0 Hz, 11,0 Hz, Hb-10), 1,06 (3H, s, H-11), 1,04 (3H, s, H-12) và
1,94 (3H, d, J = 1,0 Hz, H-13).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 42,38 (C-1), 50,72 (C-2), 201,25 (C-3), 127,16
(C-4), 167,30 (C-5), 80,13 (C-6), 132,54 (C-7), 132,43 (C-8), 73,62 (C-9), 67,28
(C-10), 23,43 (C-11), 24,50 (C-12) và 19,56 (C-13).
Công thức phân tử C13H20O4, M = 240.
3.2.16. Hợp chất 16: Blumenol A
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : +25 (c 0,3, CHCl3)
Nhiệt độ nóng chảy: 112-113oC.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 2,22 (1H, d, J = 17,0 Hz, Ha-2), 2,43 (1H, d, J =
17,0 Hz, Hb-2), 5,91 (1H, br s, H-4), 5,77 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7), 5,86 (1H, dd, J
= 5,0, 16,0 Hz, H-8), 4,41 (1H, m, H-9), 1,30 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-10), 1,02 (3H,
s, H-11), 1,08 (3H, s, H-12) và 1,90 (3H, s, H-13).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 41,16 (C-1), 49,70 (C-2), 198,06 (C-3), 126,88
(C-4), 162,60 (C-5), 79,04 (C-6), 135,74 (C-7), 129,02 (C-8), 68,02 (C-9), 23,74
(C-10), 22,90 (C-11), 24,03 (C-12) và 18,89 (C-13).
Công thức phân tử C13H20O3, M = 224.
3.2.17. Hợp chất 17: Icariside B1
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : -42 (c 0,05, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 183-184oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 1,50 (1H, dd, J = 4,0 Hz, 12,0 Hz, Ha-2), 2,11 (d,
J = 12,0 Hz, Hb-2), 4,37 (1H, tt, J = 4,0 Hz, 12,0 Hz, H-3), 1,47 (1H, dd, J = 4,0
Hz, 12,0 Hz, Ha-4), 2,39 (1H, d, J = 12,0 Hz, Hb-4), 5,86 (1H, s, H-8), 2,21 (3H, s,
13
H-10), 1,18 (3H, s, H-11), 1,41 (3H, s, H-12), 1,42 (3H, s, H-13), 4,46 (1H, d, J =
7,5 Hz, H-1′), 3,18 (1H, dd, J = 7,5 Hz, 9,0 Hz, H-2′), 3,36 (2H, m, H-3′, H-4′),
3,40 (1H, m, H-5′), 3,71 (1H, dd, J = 5,0 Hz, 12,0 Hz, Ha-6′) và 3,90 (1H, d, J =
12,0 Hz, Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 36,99 (C-1), 48,11 (C-2), 72,57 (C-3), 46,61 (C-
4), 72,37 (C-5), 120,08 (C-6), 211,48 (C-7), 101,15 (C-8), 200,86 (C-9), 26,53 (C-
10), 32,24 (C-11), 29,40 (C-12), 30,79 (C-13), 102,66 (C-1′), 75,07 (C-2′), 78,11
(C-3′), 71,63 (C-4′), 77,87 (C-5′) và 62,72 (C-6′).
Công thức phân tử C19H30O8, M = 386.
3.2.18. Hợp chất 18: Icariside D2
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : -52 (c 0,1, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 151-152oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 7,16 (2H, d, J = 8,0 Hz, H-2, H-6), 7,04 (2H, d, J
= 8,0 Hz, H-3, H-5), 2,78 (2H, t, J = 7,5Hz, H-7), 3,73 (2H, m, H-8), 4,88 (1H, d, J
= 7,5 Hz, H-1′), 3,46 (3H, m, H-2′, H-3′, H-5′), 3,43 (1H, m, H-4′), 3,72 (1H, dd, J
= 5,0, 12,0 Hz, Ha-6′), 3,89 (1H, dd, J = 2,0, 12,0 Hz, Hb-6′),
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 134,29 (C-1), 130,85 (C-2), 117,82 (C-3),
157,64 (C-4), 117,82 (C-5), 130,85 (C-6), 39,41 (C-7), 64,36 (C-8), 102,56 (C-1′),
74,95 (C-2′), 78,11 (C-3′), 71,42 (C-4′), 78,02 (C-5′) và 62,54 (C-6′).
Công thức phân tử C14H20O7, M = 300.
3.2.19. Hợp chất 19: Icariside D2 6′-O-β-D-xylopyranoside
Chất bột, màu trắng.
Độ quay cực [ ]31Dα : -32 (c 0,05, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 178-179oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 7,08 (2H, d, J = 8,0 Hz, H-2, H-6), 7,18 (2H, d, J
= 8,0 Hz, H-3, H-5), 2,79 (2H, t, J = 7,0 Hz, H-7), 3,74 (2H, t, J = 7,0 Hz, H-8),
4,88 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′), 4,36 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 134,33 (C-1), 130,96 (C-2), 117,81 (C-3),
157,45 (C-4), 39,36 (C-7), 64,32 (C-8), 102,32 (C-1′), 74,93` (C-2′), 77,84 (C-3′),
71,44 (C-4′), 77,34 (C-5′), 69,67 (C-6′), 105,23 (C-1′′), 74,88 (C-2′′), 77,56 (C-3′′),
71,44 (C-4′′), 66,81 (C-5′′).
Công thức phân tử C18H26O11, M = 418.
3.2.20. Hợp chất 20: 3,4-Dimethoxyphenyl 1-O-β-D-glucopyranoside
Chất bột, màu trắng.
14
Độ quay cực [ ]31Dα : -26 (c 0,4, MeOH).
Nhiệt độ nóng chảy: 195-196oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 6,84 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2), 6,87 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-5), 6,68 (1H, dd, J = 2,0, 8,5 Hz, H-6), 3,80 (3H, s, 3-OCH3), 3,83 (3H,
s, 4-OCH3), 4,80 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,69 (1H, dd, J = 5,0, 12,5 Hz, Ha-6′),
3,92 (1H, dd, J = 2,5, 12,5 Hz, Hb-6′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 153,96 (C-1), 104,13 (C-2), 146,06 (C-3),
151,16 (C-4), 113,99 (C-5), 109,36 (C-6), 57,16 (3-OCH3), 56,62 (4-OCH3),
103,47 (C-1′), 74,98 (C-2′), 78,05 (C-3′), 71,57 (C-4′), 78,22 (C-5′) và 62,64 (C-6′).
Công thức phân tử C14H20O8, M = 316.
3.2.21. Hợp chất 21: 3,4-Dihydroxybenzoic acid
Chất bột, màu trắng.
Nhiệt độ nóng chảy: 190-191oC.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 7,45 (1H, s, H-2), 6,82 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5),
7,44 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-6).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 123,84 (C-1), 117,76 (C-2), 145,99 (C-3),
151,33 (C-4), 115,73 (C-5), 123,84 (C-6), 170,51 (COOH).
Công thức phân tử C7H6O4, M = 154.
3.2.22. Hợp chất 22: Squamocin M
Dạng sáp, màu trắng.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 3,39 (2H, m, H-15, H-24), 3,86 (4H, m, H-16, H-
19, H-20, H-23), 0,87 (t, J = 6,5 Hz, H-34), 6,98 (br s, H-35), 4,99 (q, J = 6,5 Hz,
H-36), 1,40 (d, J = 7,0 Hz, H-37).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 173,86 (C-1), 134,34 (C-2), 74,05 (C-15), 83,14
(C-16), 81,76 (C-19), 81,76 (C-20), 83,14 (C-23), 74,05 (C-24), 14,08 (C-34),
148,83 (C-35), 77,37 (C-36) và 19,20 (C-37).
Công thức phân tử C37H66O6, M = 606.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định cấu trúc các hợp chất
Phần này trình bày chi tiết kết quả phân tích phổ và xác định cấu trúc của 22
hợp chất được phân lập từ quả loài na biển, trong đó có 5 hợp chất mới và 17 hợp
chất đã biết.
* Cấu trúc hóa học và tên gọi của 22 hợp chất phân lập được từ loài na biển (A.
glabra) được trình bày trong hình 4.60 và bảng 4.23 dưới đây:
15
COOH
H
OH
H
H
OH
OH
1: 7β,16α,17-Trihydroxy-ent-
kauran-19-oic acid
COOGlc
H
OH
OH
H
H
2: 7β,17-Dihydroxy-16α-ent-kauran-19-oic
acid 19-O-β-D-glucopyranoside ester
COOGlc
H
OH
OH
H
H
3: 7β,17-Dihydroxy-ent-kaur-15-en-
19-oic acid 19-O-β-D-
glucopyranoside ester
COOGlc
OGlc
O
H
H
4: 16α-Hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid
17,19-di-O-β-D-glucopyranoside ester
R
H
OH
H
H
OH
5: R = COOGlc
Paniculoside IV
6: R = CH3
16α,17-Dihydroxy-ent-kaurane
R
H
OH
H
H
OH
7: R = CH3
16β,17-Dihydroxy-ent-kaurane
8: R = CHO
16β,17-Dihydroxy-ent-kauran-19-al
9: R = COOH
16β,17-Dihydroxy-ent-kauran-19-oic acid
COOH
H
OR
H
10: R = H
annoglabasin E
11: R = Ac
annoglabasin B
COOH
OH
H
H
12: 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid
GlcO
OGlc
O
OH
O
13: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-
Dihydrophaseic acid 1,3′-di-O-β-D-
glucopyranoside
GlcO
COOH
OH
O
14: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-Dihydrophaseic
acid 3′-O-β-D -glucopyranoside
16
OH
OH
O
OH
15: Cucumegastigmane I
OH
OH
O
16: Blumenol A
C
GlcO
H
O
OH
17: Icariside B1
OO
OH
HOHO
RO
OH
18: R = H
Icariside D2
19: R = Xylopyranosyl
Icariside D2 6′-O-β-D-
xylopyranoside
OCH3
OCH3
GlcO
20:
3,4-Dimethoxyphenyl 1-
O-β-D-glucopyranoside
HO COOH
HO
21:
3,4-Dihydroxybenzoic
acid
O
OH
O
OH
34
24 1
O
O
15
36
22: Squamocin M
* Dưới đây trình bày chi tiết phương pháp xác định cấu trúc của 1 hợp chất mới
đại diện, các hợp chất còn lại cũng xác định cấu trúc một cách tương tự.
4.1.4. Hợp chất 4: 16α-Hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid 17,19-di-O-β-D-
glucopyranoside ester (mới)
O
O
O
OH
HO
HO
HO
O
O
O
OH
HOHO
HO
1
3
4
5
810
11 13
18
15
16
17
19
20
1'
3'
6'
1"
3"
6"
H
4
COOH
COOH
H
4a
H H
Hình 4.24. Cấu trúc hóa học của hợp chất 4 và hợp chất tham khảo
Hợp chất 4 phân lập được dưới dạng chất bột màu trắng. Công thức phân tử của
hợp chất 4 được xác định là C32H50O14 bởi sự xất hiện pic ion phân tử tại m/z
681,3095 trên phổ HR-ESI-MS (tính toán lý thuyết cho công thức [C32H50O14Na]+:
681,3093). Phổ 1H-NMR của hợp chất 4 xuất hiện tín hiệu của 2 nhóm methyl bậc
ba tại δH 0,97 (3H, s) và 1,24 (3H, s), gợi ý sự có mặt của cấu trúc khung ent-
kaurane; 2 proton anome tại δH 5,43 (d, J = 8,0 Hz) và 5,53 (d, J = 8,0 Hz), gợi ý sự
có mặt của 2 phân tử đường.
Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất 4 xuất hiện tín hiệu của 32 nguyên tử
cacbon gồm 2 cacbonyl, 3 cacbon bậc bốn, 14 nhóm methine, 11 nhóm methylene
và 2 nhóm methyl. Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 4 giống với của hợp
17
chất 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid (4a) [71], ngoại trừ sự xuất hiện tín
hiệu của 2 phân tử đường tại C-17 và C-19.
Tương tác HMBC giữa H-18 (δH 1,24) với C-3 (δC 39,0)/C-4 (δC 45,1)/C-5 (δC
58,6)/C-19 (δC 178,4) gợi ý sự có mặt của nhóm methyl và cacboxyl tại C-4; giữa
proton H-13 (δH 2,55)/H-15 (δH 1,59 và 1,97)/H-16 (δH 3,06) với C-17 (δC 175,3)
khẳng định nhóm cacboxyl tại C-16; giữa H-1′ (δH 5,53) với C-17 (δC 175,3) và
giữa H-1″ (δC 5,43) với C-19 (δC 178,4) khẳng định vị trí của 2 phân tử
glucopyranosyl tại C-17 và C-19. Tương tác NOESY giữa H-18 (δH 1,24) với H-5
(δH 1,15) nhưng không có tương tác với H-20 (δH 0,97) chứng tỏ nhóm methyl tại
C-4 có cấu hình β.
Ngoài ra, tương tác NOESY của H-16 (δH 3,06) với H-13 (δH 2,55); H-16 (δH
3,06) với Hα-15 (δH 1,59); và giữa H-9 (δH 1,08) với Hβ-15 (δH 1,97) khẳng định cấu
hình α của H-16. Thủy phân hợp chất 4 trong môi trường axit thu được D-glucose
[17]. Bên cạnh đó, hằng số tương tác J giữa glc H-1′/glc H-2′; glc H-1″/glc H-2″, J
= 8,0 Hz cho phép khẳng định các proton này đều chiếm vị trí axial. Do đó, 2 nhóm
hydroxyl liên kết với cacbon anomeric C-1′ và C-1′′ có cấu hình β. Từ những dữ
kiện phổ trên, hợp chất mới 4 được xác định là 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic
acid 17,19-di-O-β-D-glucopyranoside ester.
Hình 4.25. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY quan trọng của hợp chất 4
Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất 4 và hợp chất tham khảo
C δC(#) DEPT δC(@) δH(@)
1 40,0 CH2 41,44 0,87(m)/1,88 (m)
2 20,3 CH2 19,15 1,52 (m)/1,69 (m)
3 41,1 CH2 39,04 1,11 (m)
1,21 (d, J = 14,0 Hz)
4 44,8 C 45,11 -
5 58,2 CH 58,61 1,15 (m)
6 23,5 CH2 23,19 1,88 (m)/2,00 (m)
7 41,6 CH2 42,91 1,57 (m)/1,96 (m)
8 45,6 C 45,62 -
9 57,8 CH 57,59 1,08 (m)
18
10 40,8 C 40,83 -
11 19,3 CH2 20,14 1,43 (m)/1,94 (m)
12 28,5 CH2 28,05 1,47 (m)/1,71 (m)
13 40,5 CH 41,09 2,55 (m)
14 43,1 CH2 41,87 1,17 (m)/2,16 (d, J = 12,0 Hz)
15 42,0 CH2 42,69 1,59 (m)/1,97 (m)
16 46,7 CH 46,62 3,06 (m)
17 178,1 C 175,32 -
18 29,5 CH3 29,04 1,24 (s)
19 180,6 C 178,43 -
20 16,8 CH3 16,36 0,97 (s)
17-O-Glc
1' CH 95,61 5,53 (d, J = 8,0 Hz)
2' CH 74,04 3,35 (m)
3' CH 78,68 3,48 (m)
4' CH 71,11 3,42 (m)
5' CH 78,68 3,40 (m)
6' CH2 62,40 3,71 (dd, J = 2,0 Hz, 11,5 Hz)
3,84 (d, J = 11,5 Hz)
19-O-Glc
1'' CH 95,61 5,43 (d, J = 8,0 Hz)
2'' CH 74,04 3,38 (m)
3'' CH 78,68 3,48 (m)
4'' CH 71,11 3,42 (m)
5'' CH 78,68 3,40 (m)
6'' CH2 62,34 3,71 (dd, J = 2,0 Hz, 11,5 Hz)
3,84 (d, J = 11,5 Hz)
#δC của 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic acid (4a) đo trong CD3OD [71], @ đo trong
CD3OD.
Hình 4.26. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất 4
Hình 4.27. Phổ 1H-NMR của hợp chất 4
19
Hình 4.28. Phổ 13C-NMR của hợp chất 4
Hình 4.29. Phổ DEPT của hợp chất 4
Hình 4.30. Phổ HSQC của hợp chất 4
Hình 4.31. Phổ HMBC của hợp chất 4
Hình 4.32. Phổ COSY của hợp chất 4
Hình 4.33. Phổ NOESY của hợp chất 4
4.2. Kết quả thử hoạt tính sinh học
4.2.1. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn
Kết quả cho biết dịch chiết methanol của quả và lá loài na biển (A. glabra) đã
thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả hai dòng tế bào là LU-1 và KB với giá trị
IC50 trong khoảng 12,57 ± 3,62 ÷ 38,19 ± 1,23 µg/mL. So sánh khả năng ức chế sự
phát triển hai dòng tế bào ung thư LU-1 và KB được thử nghiệm của các phân đoạn
từ lá và quả cho thấy các phân đoạn từ quả thể hiện hoạt tính mạnh hơn các phân
đoạn từ lá. Đồng thời hai phân đoạn dichloromethane và nước từ quả đều thể hiện
hoạt tính gây độc tế bào mạnh với giá trị IC50 trong khoảng 1,08 ± 0,14 ÷ 3,70 ±
0,98. Đây là cơ sở để lựa chọn cho các nghiên cứu về thành phần hóa học.
20
Bảng 4.24. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết và các phân
đoạn từ lá và quả loài na biển (A. glabra)
Dịch chiết IC50 (µg/mL) LU-1 KB
Bộ phận na biển Lá Quả Lá Quả
Dịch chiết MeOH 32,43 ± 2,12 14,59 ± 3,16 38,19 ± 1,23 12,57 ± 3,62
Phân đoạn n-hexane 25,15 ± 2,70 16,15 ± 1,04 30,35 ± 1,08 13,10 ± 1,23
Phân đoạn dichloromethane 9,02 ± 1,34 2,21 ± 0,15 6,85 ± 0,11 1,08 ± 0,14
Phân đoạn ethyl acetate > 100 > 100 > 100 > 100
Phân đoạn nước > 100 3,47 ± 0,29 > 100 3,70 ± 0,98
Ellipticine 0,34 ± 0,09 0,36 ± 0,08
4.2.2. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất
Trong số 12 hợp chất thuộc khung ent-kaurane từ quả loài na biển (A. glabra),
hợp chất 3, 4 và 6 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh với giá trị IC50 trong
khoảng 0,65 ÷7,39 µM trên 4 dòng tế bào ung thư LU-1, MCF-7, SK-Mel2 và KB;
hợp chất megastigmane 14 và 15, phenolic 18 và acetogenin 22 thể hiện hoạt tính
gây độc tế bào mạnh trên các dòng tế bào LU-1, MCF-7, SK-Mel2 và KB với giá
trị IC50 trong khoảng 2,79 ÷11,17 µM. Các hợp chất 1, 2, 5, 7, 19 và 17 thể hiện
hoạt tính gây độc tế bào ở mức độ trung bình. Các hợp chất còn lại không thể hiện
hoạt tính.
Riêng với dòng tế bào ung thư HL-60 hợp chất 7, 8, 18 và 22 thể hiện hoạt tính
gây độc tế bào mạnh với giá trị IC50 trong khoảng 6,94 ÷ 9,38 µM khi so sánh với
mitoxantrone (IC50: 6,8 µM). Cả bốn hợp chất này sau đó đều được đánh giá khả
năng gây độc tế bào trên dòng tế bào thường HEL-299. Theo kết quả thu được, chỉ
có hợp chất 18 và 22 thể hiện độc tính ít (% sống sót tại nồng độ 9,02 và 8,72 µM
tương ứng là 93,25 và 94,69 %). Hai hợp chất này sau đó được nghiên cứu sâu hơn
về khả năng gây chết của các hợp chất này có theo cơ chế apoptosis hay không?
Bảng 4.25. Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất 1-22
Hợp chất IC50 (µM) % ss(*) LU-1$ MCF-7$ SK-Mel2$ KB$ HL-60# HEL-299#
1 55,68 62,36 53,66 58,38 55,76
2 88,47 94,10 61,85 80,80 >100
3 0,65 4,46 1,79 1,73 58,79
4 4,06 4,64 3,68 4,42 68,22
5 67,07 77,97 84,58 80,66 >100
6 1,70 7,39 6,44 3,69 35,64
7 25,59 55,46 93,17 23,27 6,94 >100 78,10
8 >100 >100 75,72 >100 9,38 >100 82,17
21
9 74,58 >100 >100 >100 56,54
10 >100 >100 >100 >100 66,87
11 >100 >100 >100 >100 32,61
12 >100 >100 >100 >100 30,17
13 16,72 37,94 18,96 19,93 25,82
14 5,33 7,28 5,36 6,71 >100
15 2,79 11,17 5,13 5,58 >100
16 >100 >100 >100 >100 >100
17 92,67 80,91 90,05 117,07 >100
18 6,30 10,07 8,50 6,63 9,02 >100 93,25
19 80,50 74,43 93,97 >100 49,09
20 >100 >100 >100 >100 32,23
21 >100 >100 >100 >100 64,61
22 6,75 10,61 9,57 7,93 8,72 >100 94,69
Ellipticine 3,50 3,73 3,35 4,04
Mitoxantrone 6,8
* % sống sót của tế bào thường HEL-299 tại nồng độ thử IC50, # thực hiện tại Khoa Dược, Đại học
Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc, $ thực hiện tại Phòng Thử nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hơn nữa, khi xử lý với hợp chất 18 và 22, kết quả cho thấy số lượng các tế bào
siêu lưỡng bội (hypodiploid cells) ở giai đoạn G1 tăng lên theo thời gian xử lý. Họ
protein Bcl-2 được chia ra thành 2 loại: Bcl-2 là protein ức chế quá trình tự chết và
Bax là tiền protein của quá trình tự chết. Bax kích thích quá trình tự chết của tế bào
thông qua sự giải phóng Cytochrome c từ ty thể. Ngược lại, Bcl-2 ức chế quá trình
giải phóng Cytochrome c. Trong quá trình tự chết, giải phóng cytochrome c dẫn
đến sự cắt (phân giải) Caspase-9, sau đó là sự phân cắt của Caspase-3 và PARP.
Bởi vậy, với mục đích nghiên cứu cơ chế gây nên quá trình tự chết của tế bào,
chúng tôi kiểm tra độ biểu hiện của các protein liên quan tới quá trình này.
Khi xử lý với chất hợp chất 18 (9,0 µM) và 22 (8,7 µM) trong 24 h và 48 h,
chúng tôi quan sát thất sự thay đổi trong biểu hiện của các protein liên quan tới quá
trình tự chết của tế bào, ví dụ như: tăng cường biểu hiện của Bax, giảm độ biểu
hiện của Bcl-2, phân cắt Caspase 3 và PARP. Những kết quả này cho thấy hợp chất
18 và 22 gây nên quá trình tự chết của tế bào thông qua làm thay đổi mức độ biểu
hiện của các protein liên quan trong tế bào HL-60.
Con đường tín hiệu PI3K/AKT điều hòa sự sống, tăng trưởng và quá trình tự
chết của tế bào. Đặc biệt, AKT dạng hoạt hóa tham gia vào quá trình sống và tăng
trưởng của các tế bào ung thư thông qua protein c-myc. C-myc thường biểu hiện
22
mạnh ở nhiều dạng khối u. Nhằm tìm hiểu xem con đường tín hiệu nội bào nào bị
ảnh hưởng bởi hợp chất 18 và 22, chúng tôi phân tích quá trình photphorin hóa của
AKT và độ biểu hiện của c-myc bằng thí nghiệm Western-blot. Kết quả cho thấy,
sau khi xử lý với hợp chất 18 và 22, quá trình photphorin hóa của AKT bị giảm đi,
dẫn tới các tế bào tự chết. Hơn nữa, mức độ biểu hiện của c-myc cũng đồng thời
thấp hơn. Đây là những bằng chứng cho thấy tác dụng làm các tế bào chết theo
trương trình của hợp chất 18 và 22 là thông qua sự giảm mức độ biểu hiện của p-
AKT và c-myc.
4.2.3. Kết quả thử hoạt tính kháng viêm của các hợp chất
Ở nồng độ 30 µM, hợp chất 1, 3, 8, 12, và 13 gây giảm mạnh sản sinh NO thấp
hơn chất đối chứng dexamethasone. Kết quả cho thấy hợp chất 3 gây ức chế sự sản
sinh NO của các đại thực bào RAW 264.7 trong điều kiện bị kích thích bởi LPS,
giá trị IC50 của hợp chất này là 0,01 µM; các hợp chất 1, 8, 12 và 13 cũng ức chế
đáng kể sự sản sinh NO với các giá trị IC50 lần lượt là 0,39, 0,32, 0,10 và 0,42 µM.
Bảng 4.26. Tác dụng ức chế NO trong đại thực bào
Hợp chất IC50 (µM) Hợp chất IC50 (µM)
1 0,39 12 0,10
2 >30 13 0,42
3 0,01 14 14,7
5 3,1 15 >30
6 17,06 16 16,3
7 6,20 17 >30
8 0,32 18 1,21
9 12,1 20 1,84
10 >30 22 3,21
11 >30 Dexamethasone 0,80
KẾT LUẬN
1. Từ cây na biển (Annona glabra) đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa
học của 22 hợp chất bao gồm
• 5 hợp chất mới:
4 hợp chất diterpenoid ent-kaurane: 7β,16α,17-trihydroxy-ent-kauran-
19-oic acid (1), 7β,17-dihydroxy-16α-ent-kauran-19-oic acid 19-O-β-
D-glucopyranoside ester (2), 7β,17-dihydroxy-ent-kaur-15-en-19-oic
acid 19-O-β-D-glucopyranoside ester (3), 16α-hydro-ent-kauran-17,19-
dioic acid 17,19-di-O-β-D-glucopyranoside ester (4);
23
1 hợp chất megastigmane: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic acid
1,3′-di-O-β-D-glucopyranoside (13).
• 17 hợp chất đã biết:
8 hợp chất diterpenoid ent-kaurane: paniculoside IV (5), 16α,17-
dihydroxy-ent-kaurane (6), 16β,17-dihydroxy-ent-kaurane (7), 16β,17-
dihydroxy-ent-kauran-19-al (8), 16β,17-dihydroxy-ent-kauran-19-oic
acid (9), annoglabasin E (10), annoglabasin B (11), 19-nor-ent-
kauran-4α-ol-17-oic acid (12);
4 hợp chất megastigmane: (2E,4E,1′R,3′S,5′R,6′S)-dihydrophaseic acid
3′-O-β-D-glucopyranoside (14), cucumegastigmane I (15), blumenol A
(16), icariside B1 (17);
4 hợp chất phenolic: icariside D2 (18), icariside D2 6′-O-β-D-
xylopyranoside (19), 3,4-dimethoxyphenyl 1-O-β-D-glucopyranoside
(20), 3,4-dihydroxybenzoic acid (21);
1 hợp chất acetogenin: squamocin M (22).
• 7 hợp chất lần đầu phân lập từ chi Annona (5, 14, 15, 17-20), 2 hợp
chất lần đầu phân lập từ loài A. glabra (6, 21);
2. Đã tiến hành sàng lọc đánh giá hoạt tính gây độc tế bào từ các dịch chiết
methanol, các phân đoạn n-hexane, dichoromethane, ethyl acetate và nước của quả
và lá loài na biển (A. glabra) trên hai dòng tế bào ung thư biểu mô KB và ung thư
phổi LU-1. Kết quả cho biết dịch chiết methanol của quả và lá loài na biển (A.
glabra) đã thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả hai dòng tế bào là LU-1 và KB
với giá trị IC50 trong khoảng 12,57 ± 3,62 ÷ 38,19 ± 1,23 µg/mL. Hai phân đoạn
dichloromethane và nước từ quả đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh với giá
trị IC50 trong khoảng 1,08 ± 0,14 ÷ 3,70 ± 0,98. Đây là cơ sở quan trọng cho các
nghiên cứu về thành phần hóa học.
3. Đã tiến hành đánh giá hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư LU-1,
MCF-7, SK-Mel2 và KB của 22 hợp chất, hợp chất khung ent-kaurane 3, 4 và 6 thể
hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh với giá trị IC50 trong khoảng 0,65 ÷7,39 µM;
hợp chất megastigmane 14 và 15, phenolic 18 và acetogenin 22 thể hiện hoạt tính
gây độc tế bào mạnh với giá trị IC50 trong khoảng 2,79 ÷11,17 µM trên cả 4 dòng tế
bào ung thư.
4. Hợp chất 18 và 22 thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư
HL-60 với giá trị IC50 lần lượt là 9,02 và 8,72 µM, đồng thời không thể hiện độc
tính trên dòng tế bào thường HEL-299. Nghiên cứu về cơ chế gây chết tế bào ung
thư của hai hợp chất ngày đã chỉ ra hai hợp chất này gây chết theo chương trình.
24
Đồng thời các nghiên cứu chuyên sâu western blot ở cấp độ phân tử cũng đã được
nghiên cứu với hợp chất 18 và 22.
5. Đã nghiên cứu hoạt tính kháng viêm thông qua sự ức chế sự sản sinh NO
trong điều kiện đại thực bào của các hợp chất. Kết quả đã phát hiện ra hợp chất 1,
3, 8, 12, và 13 ức chế sự sản sinh NO mạnh hơn chất đối chứng dexamethasone, với
giá trị IC50 trong khoảng 0,01 ÷ 0,42 µM.
KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây na
biển (A. glabra), chúng tôi nhận thấy:
Các hợp chất mới 3, 4 với khung ent-kaurane có hoạt tính ức chế tốt sự phát
triển của 4 dòng tế bào ung thư thực nghiệm (LU-1, MCF-7, SK-Mel2 và KB). Vì
vậy, cần thêm các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế, tác dụng dược lý của 2 hợp chất này.
Trong thí nghiệm của chúng tôi, hợp chất 1, 3, 8 và 12 thể hiện hoạt tính ức chế
mạnh (hơn cả đối chứng dương) đối với sự sản sinh NO trong RAW 264.7 được
kích thích bởi LPS với giá trị IC50 trong khoảng từ 0,42 - 0,01 µM. Kết quả này,
góp phần khẳng định rằng lớp chất diterpene ent-kaurane đóng vai trò quyết định
đến tính chất kháng viêm của loài thực vật này. Do vậy, cần nghiên cứu thêm các
thí nghiệm kháng viêm của hợp chất 1, 3, 8 và 12 để định hướng cho thực nghiệm
in vivo.
25
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyen Xuan Nhiem, Nguyen Thi Thu Hien, Bui Huu Tai, Hoang Le Tuan
Anh, Dan Thi Thuy Hang, Tran Hong Quang, Phan Van Kiem, Chau Van Minh,
Wonmin Ko, Seungjun Lee, Hyuncheol Oh, Seung Hyun Kim, and Young Ho Kim.
New ent-kauranes from the fruits of Annona glabra and their inhibitory nitric oxide
production in LPS-stimulated RAW264.7 macrophages. Bioorganic and Medicinal
Chemistry Letters, 2015, 25, 254-258.
2. Hoang Le Tuan Anh, Nguyen Thi Thu Hien, Dan Thi Thuy Hang, Tran
Minh Ha, Nguyen Xuan Nhiem, Truong Thi Thu Hien, Vu Kim Thu, Do Thi Thao,
Chau Van Minh and Phan Van Kiem. ent-Kaurane Diterpenes from Annona glabra
and Their Cytotoxic Activities. Natural Products Communications, 2014, 9, 1681-
1682.
3. Nguyen Thi Thu Hien, Nguyen Xuan Nhiem, Duong Thi Hai Yen, Dan Thi
Thuy Hang, Bui Huu Tai, Tran Hong Quang, Hoang Le Tuan Anh, Phan Van
Kiem, Chau Van Minh, Eun-Ji Kim, Seung Hyun Kim, Hee Kyoung Kang, and
Young Ho Kim. Chemical constituents of the Annona glabra fruit and their
cytotoxic activity. Pharmaceutical Biology, 2015, 53 (11), 1602-1607.
4. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Hải Yến, Dương Thị Dung, Đan Thị Thúy
Hằng, Nguyễn Xuân Nhiệm, Trần Minh Đức, Ninh Khắc Bản, Hoàng Lê Tuấn
Anh, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm. Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả
cây Na biển Annona glabra (Phần 1).Tạp chí Hóa học, 2015, 53 (3), 392-395.
5. Nguyễn Thị Thu Hiền, Đan Thị Thúy Hằng, Dương Thị Dung, Nguyễn Thị
Cúc, Dương Thị Hải Yến, Hoàng Lê Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Nhiệm, Châu Văn
Minh, Phan Văn Kiệm. Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài Na biển
Annona glabra (Phần 2). Tạp chí Hóa học, 2015, 53 (4), 526-530.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_s.pdf