Nhu cầu về du lịch của người dân trong nước và quốc tế có xu hướng ngày
càng tăng lên đã cho thấy vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã
hội. Chi tiêu của du khách đã ảnh trực tiếp đến sự phát triển không chỉ của các
hãng, các công ty du lịch mà còn tác động đến nhiều hoạt động kinh tế khác có
liên quan. Tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia của hoạt động du lịch được
hình thành và phát triển. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu đo lường và đánh giá
tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong mối liên hệ với tất
cả các ngành có liên quan và các thành phần chính của hoạt động du lịch để có
thể đánh giá, phân tích đầy đủ, toàn diện nhưng cũng tương đối cụ thể phục vụ
cho việc nghiên cứu, quản lý và đưa ra các chính sách tốt hơn hỗ trợ cho hoạt
động này trong thời gian tới.
14 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
NGUYÔN THÞ H¦¥NG
NGHI£N CøU THèNG K£
T¸C §éNG TæNG HîP CñA DU LÞCH
§ÕN T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM
CHUY£N NGµNH: KINH TÕ HäC (THèNG K£ KINH TÕ)
M· sè: 62310101
Hµ Néi - 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. PHAN C¤NG NGHÜA
Phản biện: 1:..........................................................
Phản biện: 2:..........................................................
Phản biện: 3:..........................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Vào hồi:.......... ngày ..... tháng ..... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội. Du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa,
xã hội của con người. Hơn thế, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về du
lịch tăng lên không ngừng với các hình thức du lịch ngày càng đa dạng. Du lịch
được coi là ngành công nghiệp không khói vì đã có tác động và đóng góp không
nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Theo thống kê của World Travel & Tourism Council –WTTC (2012),
tổng doanh thu tạo ra từ du lịch chiếm khoảng 9,2% tổng sản phẩm trong nước
(GDP) toàn cầu với trên 6,5 nghìn tỷ đô la Mỹ và việc làm cho hơn 260 triệu
người. Dự báo trong mười năm tới, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 4%
năm, hoạt động du lịch sẽ tạo ra giá trị chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu, tương
ứng với 10 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế phát triển, đời sống người
dân ngày càng được cải thiện, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống
và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sản phẩm tiêu
dùng trong du lịch vừa để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của đời sống hàng
ngày (ăn, mặc, ở, đi lại,..), vừa để thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con
người (tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, ). Chính vì vậy, hoạt
động du lịch có liên quan đến rất nhiều ngành hoạt động trong nền kinh tế. Mức
độ ảnh hưởng và lan tỏa của hoạt động du lịch đối với kinh tế trong mối liên hệ
liên ngành, liên quốc gia là rất đáng kể. Để có thể quan sát, đo lường, đánh giá,
phân tích được hoạt động du lịch cần có phương pháp luận khoa học và thống
nhất trên phạm vi quốc tế. Cho đến nay có nhiều cách đánh giá và ghi nhận
những tác động của hoạt động du lịch vào phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
Có thể đánh giá tác động của hoạt động du lịch dựa trên đo lường trực tiếp kết
quả hoạt động du lịch (từ phía cung): Theo doanh thu, theo vốn, lao động,
hoặc đánh giá dựa trên tổng số chi tiêu của khách du lịch (từ phía cầu). Vấn đề
đặt ra là cách đánh giá nào phản ánh toàn diện nhất, tổng hợp nhất đồng thời cho
phép phân chia chi tiết theo từng loại khách du lịch để đo lường tác động, đồng
thời xem xét, đánh giá và phân tích được đóng góp của chúng đối với nền kinh
tế trong nước và trên toàn cầu.
Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về đo
2
lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong
phạm vi một vùng, một quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế và trong
nước chưa xác định cụ thể về việc sử dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh và
cũng chưa phân rõ một cách tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch
nội địa khi đánh giá tác động hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất và xây dựng cách tính toán lượng hóa tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ và khả thi
dựa trên Bảng I-O dạng phi cạnh tranh. Đồng thời xem xét tác động của du lịch
đến tăng trưởng kinh tế qua biểu hiện chính của hai loại khách du lịch là du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu đánh giá một cách toàn diện nhất, tổng thể nhất tác
động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nội dung nghiên cứu trả lời các câu
hỏi sau:
Câu hỏi chính: Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch nội địa
và du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
Các câu hỏi phụ:
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến giá trị tăng
thêm (VA) và GDP như thế nào?
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động gián tiếp đến VA và GDP như
thế nào?
- Tác động tổng hợp của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến tăng trưởng
kinh tế và tạo việc làm như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến
tăng trưởng kinh tế. Tác động của du lịch cần được xem xét chi tiết theo hai loại
khách du lịch để thấy rõ ảnh hưởng của từng loại hình du lịch đối với tăng trưởng
kinh tế một cách riêng biệt. Việc tách chi tiết này cũng cho phép xác định rõ vai
trò và vị trí của từng loại hình du lịch trong bức tranh du lịch nói chung. Đây
chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, phân tích và đề xuất những biện pháp
tăng cường tác động, ảnh hưởng của du lịch theo từng loại hình du lịch đến tăng
trưởng kinh tế một cách chi tiết và phù hợp hơn.
3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án xác định mô hình,
nguồn thông tin và phương pháp tính nhằm đo lường tác động tổng hợp về mặt
kinh tế của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Luận án tập trung nghiên cứu tác
động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế thông qua chi
tiêu của khách du lịch và Bảng I-O phi cạnh tranh.
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp phục vụ tính
toán thử nghiệm với thông tin cập nhật nhất do Tổng cục Thống kê (TCTK) công
bố gồm: Bảng I-O của Việt Nam năm 2012 và kết quả điều tra chi tiêu của du lịch
năm 2013.
+ Về không gian nghiên cứu: Phương pháp luận và thử nghiệm tính toán
trong Luận án xây dựng cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế có hoạt động du lịch;
trong đó, tập trung nghiên cứu đối với du lịch trong nước, bao gồm du lịch quốc
tế đến và du lịch nội địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ sở phương pháp luận của: Hệ
thống Tài khoản quốc gia (SNA) của Thống kê Liên hợp quốc; Tài khoản du
lịch (TSA) của UNWTO.
- Phương pháp khai thác dữ liệu sẵn có qua: Điều tra khách du lịch quốc
tế Tổng cục Thống kê; Điều tra khách du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mối quan hệ đã được lượng hóa của
Bảng I-O để tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa
đến tăng trưởng kinh tế.
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã làm rõ tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến
tăng trưởng kinh tế theo đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác
động tổng hợp.
- Luận án đã đề xuất 02 nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá tác động tổng hợp
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế:
+ Nhóm chỉ tiêu/nhân tố đầu vào phản ánh du lịch trong nước (gồm các
chỉ tiêu phản ánh khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa);
+ Nhóm chỉ tiêu đầu ra biểu hiện tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và
4
du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế, gồm 05 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO)
của du lịch, VA của du lịch, GDP của du lịch, thu nhập của người lao động từ du
lịch và lao động du lịch.
- Luận án đề xuất sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh làm công cụ tính toán
và phân rõ tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch nội địa khi đánh giá
tác động của hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.
Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế.
Chương 2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế.
Chương 3. Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam năm 2013.
5
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG
TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Lý luận về du lịch và phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du
lịch
1.1.1. Các khái niệm về du lịch và thống kê du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Tài khoản vệ tinh du lịch là một hệ thống chỉ tiêu, phương pháp luận tính
toán các giá trị của hoạt động du lịch trong một quốc gia và quốc tế. Tại mục 2.2
của TSA: RMF 2008 phát hành bởi United Nation (2009, tr.12), một lần nữa
định nghĩa về du lịch:“Du lịch là các hoạt động của du khách ở nơi ngoài môi
trường sinh hoạt hàng ngày trong thời gian không quá một năm liên tục với mục
đích chính không liên quan tới hoạt động kiếm tiền ở nơi họ đến”.
Theo đó, du lịch được xác định khi có đủ ba điều kiện sau:
- Về không gian, du khách phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của
mình, không bao gồm các chuyến đi trong phạm vi nơi ở, các chuyến đi có tính
chất định kỳ giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi thường xuyên khác;
- Về thời gian hoạt động du lịch của du khách diễn ra ít hơn một năm;
- Về mục đích, chuyến đi không phải là hoạt động kiếm tiền trong phạm vi
vùng tới thăm.
Luận án sử dụng khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch
theo TSA phục vụ việc xem xét ảnh hưởng của du lịch đến tất cả các hoạt động
kinh tế, từ đó có thể đo lường tác động tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế một
cách đầy đủ và toàn diện.
1.1.1.2. Các khái niệm về thống kê du lịch
(1) Khách du lịch; (2) Môi trường sống thường xuyên; (3) Nhà ở thứ hai;
(4) Độ dài chuyến đi; (5) Mục đích chính của chuyến đi ; (6) Chi tiêu du lịch;
(7) Tiêu dùng du lịch; (8) Sản phẩm du lịch; (9) Ngành du lịch.
1.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch
1.1.2.1. Phân biệt du lịch quốc tế và du lịch nội địa
Du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa theo thường
trú và không thường trú.
6
1.1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa
a. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế
b. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa
c. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch trong nước
1.1.2.3. Phương pháp tính chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa
a. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế
b. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa
1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phương pháp xác định một số chỉ
tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Theo SNA, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, thường được phản ánh bằng sự tăng lên của chỉ tiêu GDP. Luận án
vận dụng lý luận về tăng trưởng kinh tế theo phương pháp luận SNA phục vụ
cho nghiên cứu thống kê đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch đối
với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
1.2.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
1.2.2.1. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất
a. Khái niệm
Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và
dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời
gian nhất định (quý hoặc năm).
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất (gọi tắt là
giá sản xuất).
b. Phương pháp tính
b1. Tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm
b2. Tính từ doanh thu tiêu thụ
b3. Phương pháp tính từ doanh số tiêu thụ
b5. Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù:
Hoạt động ngân hàng và bảo hiểm
1.2.2.2. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm
a. Khái niệm
Giá trị tăng thêm (VA) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra từ
quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.
7
b. Phương pháp tính
Công thức chung tính VA theo phương pháp sản xuất:
VA = GO – IC
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ
(-) tiêu dùng trung gian theo giá sử dụng.
1.2.2.3. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước
a. Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).
GDP luôn được đánh giá theo giá sử dụng.
b. Phương pháp tính
GDP được tính theo ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, phương pháp
thu nhập và phương pháp sử dụng.
1.2.2.4. Khái niệm và phương pháp tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
a. Khái niệm
Tốc độ tăng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của GDP thời kỳ sau so với
thời kỳ trước. Tốc độ tăng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh (giá
năm gốc) của năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.
Hiện nay, khi đề cập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường gắn với tốc độ
tăng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan.
b. Phương pháp tính
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước được tính theo
giá so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau:
dGDP =
GDPn
x 100 - 100
GDPn-1
Trong đó:
dGDP - Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo (%)
GDPn - Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo theo giá so sánh;
GDPn-1 - Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo theo
giá so sánh;
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm).
8
1.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu
biểu hiện
1.3.1. Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.2. Tác động gián tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
Luận án đề xuất 05 nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng
hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế gồm: (1) Giá trị sản xuất của du lịch; (2) Giá
trị tăng thêm của du lịch; (3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du
lịch; (4) Thu nhập của người lao động từ du lịch; (5) Lao động du lịch.
9
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP
CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Mô hình nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế
2.1.1. Giới thiệu Bảng cân đối liên ngành
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được xây dựng phục vụ nhu cầu phân tích, đánh giá tổng hợp các
hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế. Trong đó, mỗi một ngành hoạt động sản
xuất được mô tả trong mối quan hệ tuyến tính giữa các sản phẩm vật chất và
dịch vụ là chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất và số lượng sản phẩm sản xuất
ra. Mối quan hệ của tất cả các ngành trong toàn bộ nền kinh tế được biểu hiện
qua một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình
công nghệ.
2.1.1.2. Nội dung của Bảng cân đối liên ngành
a. Giả thiết của Bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được xây dựng với một số giả thiết cơ bản dưới đây: Giả thiết
tuyến tính; Giả thiết về giá cả; Giả thiết về nhập khẩu.
b. Cấu trúc bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được chia thành 3 ô chính: Ô I, ô II và ô III.
- Ô I: Biểu hiện Chi phí trung gian theo cột và tiêu dùng trung gian theo
dòng;
- Ô II: Biểu hiện phần Sử dụng cuối cùng, gồm: Tiêu dùng cuối cùng (của
hộ gia đình và của nhà nước), Tích lũy tài sản (lưu động và cố định), Xuất khẩu
và Nhập khẩu;
- Ô III: Biểu hiện Giá trị tăng thêm, gồm: Thu nhập của người lao động,
Khấu hao TSCĐ, Thuế sản xuất và Giá trị thặng dư.
c. Nội dung và các chỉ tiêu trong bảng cân đối liên ngành
2.1.1.3. Bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh
Trong Bảng I-O cạnh tranh thông thường, quan hệ cung cầu được mô tả
qua phương trình:
X = AX + Y (2.1)
Ở đây, ma trận A mô tả định mức kỹ thuật đầu vào để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm. Đầu vào này bao gồm cả đầu vào được cung ứng từ nguồn
10
sản phẩm, dịch vụ trong nước (Ad) và đầu vào được cung ứng từ nguồn nước
ngoài (Am).
A = Ad + Am (2.2)
2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế dựa trên Bảng I-O
Theo đối tượng sử dụng, du lịch được chia thành hai phần: Du lịch quốc tế
và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch nội địa được biểu hiện qua các chỉ
tiêu phản ánh chi tiêu của khách du lịch nội địa. Chi tiêu của khách du lịch quốc
tế và du lịch nội địa đều được phản ánh bằng chỉ tiêu tương ứng trong tổng cầu
trong nền kinh tế. Hai chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chi tiêu của khách là Xuất khẩu
trực tiếp và Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân trong sử dụng cuối cùng.
2.1.3. Ứng dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh đánh giá tác động tổng hợp
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
Phương trình ∆X = (I-Ad)-1∆Yd được sử dụng để đánh giá tác động đối với
toàn bộ nền kinh tế, trong đó ∆Yd là lượng thay đổi cầu cuối cùng của hàng hóa
và dịch vụ trong nước; là véc tơ tác động ban đầu được sử dụng để lượng hóa tất
cả các tác động tới các ngành kinh tế.
- Tác động tới sản lượng: ∆X = (I-Ad)-1∆Yd (2.6)
Theo Sổ tay Biên soạn và phân tích Bảng I-O của Liên hợp quốc (Tổng cục
Thống kê, 2003), công thức tính toán tổng tác động của hoạt động trên quan hệ
cung cầu, như sau:
+ Đối với Giá trị tăng thêm (VA)
V= vX (2.7)
Trong đó:
V: Sự thay đổi của VA khi có sự thay đổi của GO X
v: véc tơ hệ số theo dòng của VA
+ Đối với lao động
L= lX (2.8)
Trong đó:
L: Sự thay đổi lao động khi có sự thay đổi của GO X
l: véc tơ hệ số về lao động
11
2.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong
Bảng I-O
Những thay đổi về cầu cuối cùng tác động đến toàn bộ hệ thống kinh tế. Thay
đổi trong cầu cuối cùng có thể do thay đổi về cơ cấu tiêu dùng nội địa của tư nhân,
hộ gia đình hay chính phủ quốc gia đó, hoặc do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Trong các nghiên cứu tác động, thay đổi về cầu cuối cùng được coi là tác động trực
tiếp, cú sốc trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp hay tác động ban đầu vì đây là cú sốc ngoại
sinh làm kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế. Khi sốc do cầu tiêu dùng cuối cùng
(tiêu dùng du lịch) gây ra, nền kinh tế phản ứng lại bằng cách tạo ra những sản phẩm
mới (tăng GO) thông qua các giao dịch liên ngành trong nền kinh tế. Đây là những
phản ứng đáp trả của các ngành kinh tế trước sự thay đổi cầu cuối cùng trong
các ngành và được gọi là tác động gián tiếp. Tổng ảnh hưởng của tác động trực
tiếp và tác động gián tiếp tới GO phản ánh tổng tác động được tạo nên từ sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế. Đó chính là tác động tổng hợp đến toàn
bộ nền kinh tế.
2.2. Xác định nguồn thông tin đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến
tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Xác định nguồn thông tin về du lịch
2.2.1.1. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch quốc tế
Để xác định được chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến, cần xác định
nguồn thông tin để thu thập dữ liệu đối với chỉ tiêu:
- Tổng số lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ qua đêm và khách
đi trong ngày;
- Chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ
qua đêm và khách đi trong ngày.
2.2.1.2. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch nội địa
Để xác định được tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa, cần xác định
nguồn thông tin để thu thập các chỉ tiêu dưới đây:
- Tổng số lượt khách du lịch nội địa, chia ra khách nghỉ qua đêm và khách
đi trong ngày;
- Chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch nội địa, chia ra khách nghỉ
qua đêm và khách đi trong ngày.
12
2.2.1.3. Tích hợp chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch trong hệ thống tài khoản
quốc gia
Nghiên cứu tác động của du lịch được xem xét từ chi tiêu của các loại du lịch
ứng với các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu sử dụng sản phẩm của Bảng I-O và SNA.
- Chi tiêu của khách du lịch nội địa chủ yếu, được tính vào tiêu dùng cuối
dùng của hộ dân cư;
- Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến, được tính vào xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ (xuất khẩu trực tiếp);
2.2.2. Xác định nguồn thông tin từ Bảng I-O
Để thực hiện tính toán đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế cần có Bảng I-O và xác định một số thông tin từ kết quả điều tra
lập Bảng I-O.
- Bảng I-O giá cơ bản dạng cạnh tranh được chuyển sang dạng phi cạnh tranh.
- Danh mục ngành sản phẩm trong Bảng I-O sử dụng trong nghiên cứu được xác
định theo danh mục các khoản chi của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội
địa từ kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch.
- Tỷ lệ phí lưu thông (gồm phí vận tải và thương mại) và thuế sản phẩm so
với tổng giá trị sản phẩm theo nhóm ngành sản phẩm được xác định để tính toán
phí thương nghiệp, phí vận tải và thuế sản phẩm phục vụ tính toán tác động tổng
hợp của du lịch đến VA, GDP.
2.2.3. Xác định nguồn thông tin có liên quan khác
Ngoài các thông tin từ Bảng I-O, tác giả luận án xác định một số thông
tin khác phục vụ so sánh, đánh giá và xây dựng các hệ số áp dụng cho năm
nghiên cứu.
- Số liệu tuyệt đối các chỉ tiêu GDP, VA cả nước theo giá hiện hành của
năm nghiên cứu phục vụ cho việc lượng hóa tác động tổng hợp của du lịch quốc
tế và du lịch nội địa đến GO, VA và GDP.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp và tỷ lệ thuế sản phẩm của năm nghiên cứu
được gộp theo nhóm sản phẩm tiêu dùng. Chỉ tiêu này xác định cho phạm vi
toàn bộ nền kinh tế, phục vụ ước tính tác động tổng hợp của du lịch đến GDP
của toàn bộ nền kinh tế.
- Thông tin về lao động chia theo các ngành đã phân tổ của năm nghiên cứu
để tính véc tơ hệ số lao động phục vụ ước lượng số lao động trong ngành du lịch.
13
Tất cả các thông tin nói trên đều được Tổng cục Thống kê tính toán, công
bố hàng năm hoặc 5 năm một lần.
2.3. Các bước tính toán số liệu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch tới
tăng trưởng kinh tế
Căn cứ vào phương pháp luận đã trình bày trong tiểu mục 2.1.3 và nguồn
thông tin được xác định nói trên, tính toán đánh giá tác động tổng hợp của du
lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng trưởng kinh tế thực hiện cho từng loại
chi tiêu của khách du lịch theo 6 bước dưới đây:
Bước 1. Xác định chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa
(1) Chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa theo giá sử
dụng được tính toán từ chi tiêu bình quân một lượt khách và tổng số lượt khách
du lịch, theo công thức 2.10 như sau:
Công thức:
Tổng chi tiêu của
khách du lịch quốc tế
đến/nội địa
=
Chi tiêu bình quân 1
lượt một khách du lịch
quốc tế đến/nội địa
X
Tổng số lượt khách
du lịch quốc tế
đến/nội địa
(2.10)
(2) Căn cứ vào danh mục các khoản chi của khách du lịch, xác định danh
mục các sản phẩm du lịch thống nhất với danh mục ngành của Bảng I-O đã lựa
chọn để sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Sau đó gán giá trị khoản chi tiêu của
khách du lịch cho nhóm ngành sản phẩm tương ứng.
(3) Tính chuyển chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội
địa từ giá sử dụng về giá cơ bản.
Bước 2. Tổng hợp và xử lý Bảng I-O
(1) Gộp ngành của Bảng I-O và các thông tin khác theo phân ngành sản
phẩm chi tiêu khách du lịch.
(2) Xác định các véc tơ hệ số VA, thu nhập của người lao động và lao
động so với GO từ Bảng I-O theo nhóm ngành đã lựa chọn.
Xác định tỷ lệ thuế sản phẩm so với VA theo giá hiện hành của năm nghiên
cứu như sau:
Tỷ lệ thuế sản phẩm
so với VA của năm
nghiên cứu
=
Tổng thuế sản
phẩm giá hiện
hành của năm
nghiên cứu
:
VA giá hiện hành
của năm nghiên cứu (2.11)
(3) Tính ma trận hệ số chi phí trực tiếp không bao gồm sản phẩm nhập khẩu
(Ad), ma trận (I-Ad) sau đó là ma trận nghịch đảo (I-Ad)-1 từ Bảng I-O đã gộp.
14
Ma trận hệ số tác
động gián tiếp
=
Ma trận hệ số tác
động toàn phần
-
Ma trận
đơn vị
(2.12)
Bước 3. Xác định GO của du lịch
Giá trị sản xuất trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch được ước tính như sau:
(1) Giá trị sản xuất trực tiếp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa bằng
chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo giá cơ bản:
GO trực tiếp của khách du lịch
quốc tế đến/nội địa
=
Chi tiêu của khách du lịch quốc tế
đến/nội địa theo giá cơ bản
(2) Giá trị sản xuất gián tiếp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa
được tạo ra do tác động gián tiếp tổng chi tiêu của khách du lịch theo giá cơ bản
và hệ số ma trận tác động gián tiếp:
GO gián tiếp
của du lịch
=
Chi tiêu của khách
du lịch theo
giá cơ bản
X
Ma trận hệ số
tác động
gián tiếp
(2.13)
(3) Giá trị sản xuất tổng hợp của du lịch quốc tế đến và nội địa bằng tổng
GO trực tiếp và gián tiếp:
GO tổng hợp
của du lịch
=
GO trực tiếp
của du lịch
+
GO gián tiếp
của du lịch
(2.14)
Bước 4. Xác định VA và GDP tạo ra từ tác động của du lịch
(1) VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch
nội địa được tính toán theo GO trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch và
véc tơ hệ số VA so với GO như sau:
VA của du lịch = GO du lịch X
Véc tơ hệ số
VA so với GO
(2.15)
(2) Tính thuế sản phẩm được tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng
hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa tạo ra cho nền kinh tế:
Thuế sản phẩm
từ du lịch =
VA
của du lịch
x
Tỷ lệ thuế sản phẩm
so với VA của năm nghiên cứu (2.16)
(3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và
tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa đến nền kinh tế được ước tính
như sau:
GDP tạo ra từ
tác động của du lịch
=
VA
của du lịch
+
Thuế sản phẩm
từ du lịch
(2.17)
15
Bước 5. Xác định thu nhập của người lao động từ du lịch
Thu nhập của người lao động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp tạo ra từ du
lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được xác định dựa trên GO trực tiếp, gián tiếp
và tổng hợp của du lịch và véc tơ hệ số thu nhập của người lao động so với GO:
Thu nhập của người
lao động từ du lịch
=
GO của
du lịch
X
Véc tơ hệ số thu nhập của
người lao động so với GO
(2.18)
Sau khi tính toán được thu nhập người của lao động trực tiếp và gián tiếp
từ du lịch, thu thập của người lao động tổng hợp từ du lịch, được tính theo công
thức sau:
Thu nhập của
người
lao động tổng hợp
=
Thu nhập của
người lao động
trực tiếp
+
Thu nhập
của người
lao động gián tiếp
(2.19)
Bước 6. Xác định lao động du lịch
Tổng số lao động du lịch được tạo ra do tác động trực tiếp, gián tiếp
và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được ước lượng theo
công thức:
Lao động
du lịch
=
Véc tơ hệ số
lao động
của du lịch
X
GO
của du lịch
(2.20)
Từ kết quả tính toán GDP tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp
của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo số tuyệt đối có thể xác định được
tỷ lệ giữa GDP do tác động của du lịch và GDP trên toàn bộ nền kinh tế.
16
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2013
3.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin phục vụ đánh giá tác động tổng
hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013
3.1.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về du lịch
3.1.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam
a. Tiềm năng du lịch Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm
năng ấy thể hiện ở các thế mạnh về di tích, danh thắng, di sản UNESCO, văn hóa và
lễ hội.
b. Hoạt động của du lịch Việt Nam
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng nêu trên, du lịch Việt Nam đã
được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong 15 năm qua, hoạt động du
lịch Việt Nam có những bước chuyển biến đáng kể thể hiện qua số lượt khách
quốc tế đến Việt Nam tăng từ hơn 2 triệu lên đến gần 8 triệu lượt khách.
3.1.1.2. Nguồn thông tin về du lịch Việt Nam
a. Nguồn thông tin về tổng số lượt khách du lịch
- Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến
Thông tin về số lượt khách du lịch quốc tế đến có thể lấy từ Niên giám
thống kê hàng năm của TCTK. Số liệu này được tổng hợp từ thông tin qua
đường nhập cảnh vào Việt Nam do Cục Xuất Nhập cảnh của Bộ Công an và Cục
Cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng của Bộ Quốc phòng cung cấp. Tuy nhiên, ở đây
chỉ có số lượt khách du lịch quốc tế đến nói chung, chưa chia ra theo khách nghỉ
qua đêm và khách đi trong ngày. Để ước lượng được số lượt khách du lịch quốc
tế đến, và khách du lịch nội địa chi tiết theo khách nghỉ qua đêm và khách đi
trong ngày Trung tâm thông tin du lịch của TCDL đã tiến hành điều tra vào năm
2013 và 2014.
- Tổng số lượt khách du lịch nội địa
Tổng số lượt khách du lịch nội địa được khai thác từ điều tra của TCDL.
Để tách chi tiết tổng số lượt khách du lịch nội địa thành số lượt khách du lịch
nội địa nghỉ qua đêm và số lượt khách du lịch nội địa đi trong ngày cần khai thác
thông tin theo kết quả điều tra chọn mẫu về du lịch của cả TCTK và TCDL.
17
3.1.1.3. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về du lịch Việt Nam
a. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về số lượt khách du lịch và chi tiêu
bình quân một lượt khách du lịch
Sau khi xem xét, đánh giá số liệu từ các nguồn khác nhau, nghiên cứu dựa
trên nguyên tắc lựa chọn số liệu để đưa vào tính toán như sau:
- Đối với số liệu thống kê du lịch có từ nhiều nguồn, lựa chọn số liệu đã
được công bố chính thức từ TCTK và TCDL;
- Đối với số liệu mà TCTK chưa có, như: Số khách du lịch nội địa, khách qua
đêm, khách đi trong ngày, tác giả luận án sử dụng thông tin từ điều tra của TCDL.
b. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về chi tiêu của khách du lịch
(1) Tính tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa theo giá sử dụng.
Theo số liệu về chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế và nội địa;
số lượt khách du lịch quốc tế đến và nội địa Việt Nam cho mỗi loại khách nghỉ qua
đêm và khách đi trong ngày cho từng loại khách đối với từng nội dung chi theo giá
sử dụng.
(2) Xác định danh mục ngành sản phẩm
Danh mục các khoản chi tiêu theo sản phẩm du lịch trong điều tra chi tiêu
khách du lịch làm cơ sở để xác định các ngành sản phẩm sử dụng thống nhất
trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, sắp xếp cho phù hợp với trật tự của phân
ngành VSIC 2007 cũng như của Bảng I-O 2012.
(3) Tính lại chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo giá cơ bản
Chi tiêu thực tế của khách du lịch khi điều tra và công bố theo giá sử dụng
còn chi tiêu trong Bảng I-O giá cơ bản, không bao gồm thuế sản phẩm, phí
thương nghiệp và vận tải. Do đó cần phải chuyển chi tiêu của khách du lịch quốc
tế từ giá sử dụng về giá cơ bản.
3.1.2. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ Bảng I-O
Thực hiện theo bước 2 tại mục 2.3 của Chương 2, số liệu trong Bảng I-O
năm 2012 giá cơ bản của TCTK, gồm 164 ngành sản phẩm được gộp thành 8
nhóm ngành sản phẩm du lịch, tương ứng với các khoản chi tiêu của khách du
lịch trong điều tra cũng do TCTK thực hiện.
Từ đó tính toán ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng phi cạnh tranh (không
bao gồm sản phẩm nhập khẩu) Ad; hệ số chi phí toàn phần bằng (I-Ad)-1 và ma
trận hệ số chi phí gián tiếp.
18
3.1.3. Thu thập, tổng hợp và xử lý khác về thu nhập và lao động
- Thông tin về số lao động năm 2012 và GO năm 2012 do TCTK công bố
năm 2015 trong Niên Giám Thống kê được tổng hợp theo 8 nhóm sản phẩm du
lịch đã chọn.
Tính được véc tơ hệ số lao động theo các ngành như sau:
Véc tơ hệ số lao động
năm 2012
=
Lao động
năm 2012
:
Giá trị sản xuất
năm 2012
- Bảng I-O 2012 cung cấp thông tin về véc tơ hệ số VA, thu nhập của
người lao động so với GO theo nhóm ngành.
3.2. Tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch tới tăng trưởng
kinh tế Việt Nam năm 2013
Áp dụng cách tính đã trình bày từ bước 3 đến bước 6 tại mục 2.3 của
Chương 2 để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013. Kết quả tính toán gồm các chỉ tiêu: VA,
GDP, nhu nhập của người lao động và lao động của du lịch quốc tế đến và du
lịch nội địa theo cách đánh giá trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp.
3.2.1. Giá trị sản xuất của du lịch năm 2013
Theo kết quả tính toán của luận án, xét trên tổng số GO trực tiếp, gián tiếp
và tổng hợp của du lịch quốc tế đến lớn hơn của du lịch nội địa lần lượt là 1,43;
1,48 và 1,45 lần. Điều này cho thấy, trong năm 2013 du lịch quốc tế đến ảnh
hưởng tới GO lớn hơn so với du lịch nội địa. Tổng số GO tổng hợp so với GO
trực tiếp của du lịch quốc tế đến là 1,784 lần; trong khi đó tỷ lệ này của du lịch
nội địa là 1,756 lần. Tỷ lệ này cho biết trong năm 2013, du lịch quốc tế đến có
tác động tốt hơn đến toàn bộ nền kinh tế.
3.2.2. Giá trị tăng thêm của du lịch năm 2013
Xét về ảnh hưởng của du lịch quốc tế, năm 2013 du lịch quốc tế tác động
trực tiếp tới xuất khẩu tạo ra tổng VA là 70.795 tỷ đồng và tác động gián tiếp,
lan tỏa đến các ngành biểu hiện qua tổng VA gián tiếp là 57.257. Do đó, tác
động tổng hợp đóng góp vào VA của toàn bộ nền kinh tế là 128.052 tỷ đồng,
chiếm 3,6 % GDP của Việt Nam. Trong đó, du lịch quốc tế tác động tổng hợp
đến VA của dịch vụ lưu trú là 34.930 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng tác động), dịch
vụ ăn uống 19.745 tỷ đồng (15,4%), dịch vụ tham quan 16.221 tỷ đồng (12,7%)
và dịch vụ vận tải hành khách 14.613 tỷ đồng (11,4%). Du lịch nội địa thể hiện
điều tương tự đối với tác động đến VA của các ngành, tuy mức độ có khác nhau
19
đôi chút. Chi tiêu khách du lịch nội địa lan tỏa đến VA của toàn bộ nền kinh tế
là 86.017 tỷ đồng, chiếm 2,4% GDP. Tác động tổng hợp của du lịch nội địa tạo
ra VA của một số ngành tiêu biểu tương ứng như: dịch vụ lưu trú 21.057 tỷ đồng
(chiếm 24,5% tác động tổng hợp của du lịch nội địa đến VA toàn nền kinh tế),
dịch vụ ăn uống 14.381 tỷ đồng (16,7 %); tham quan 10.754 tỷ đồng (12,5%)
3.2.3. Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013
Tổng sản phẩm trong nước được tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng
hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được trình bày trong Bảng 3.13 . Theo
đó, GDP được tính toán từ VA và tỷ lệ giữa thuế sản phẩm so với VA giá hiện
hành năm 2013 theo giá hiện hành bằng: 0,119 (= 362.375 tỷ đồng/3.221.887 tỷ
đồng) – TCTK, Niên giám năm 2015 (tr. 172). GDP của du lịch ược tính theo
bằng tổng của VA giá cơ bản của du lịch cộng với thuế sản phẩm của du lịch.
3.2.4. Thu nhập của người lao động từ du lịch
Du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động là
44.053 tỷ đồng chiếm 62,2% VA do tác động trực tiếp. Trong khi đó, du lịch nội
địa tác động gián tiếp đến chỉ tiêu này là 37.291 tỷ đồng chiếm đến 65% của VA
do tác động gián tiếp. Cũng có kết quả tương tự đối với tác động trực tiếp và
gián tiếp của du lịch nội địa.
3.2.5. Lao động du lịch
Tổng số lao động tạo ra trong các ngành do tác động của du lịch quốc tế và
du lịch nội địa tới nền kinh tế (Bảng 3.15) lần lượt là 2.340.730 người và 1.592.338
người, tương ứng với 4,5 % và 3% so với tổng số lao động của cả nước năm 2013.
Như vậy, tổng số lao động trong các ngành phục vụ khách du lịch trong năm 2013
ước tính 3.933.068 người chiếm 7,5 % tổng số lao động cả nước.
3.3. Nhận xét, đánh giá và khuyến nghị
3.3.1. Nhận xét, đánh giá
Từ kết quả tính toán các chỉ tiêu VA, GDP, thu nhập của người lao động
và lao động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa phản ánh tác động của hai
loại du lịch này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013, cụ thể:
(1) Chi tiêu của khách quốc tế đến và khách nội địa theo giá cơ bản là
158.479 tỷ đồng và 110.828 tỷ đồng, VA tổng hợp do tác động từ chi tiêu của
khách quốc tế và nội địa theo giá cơ bản lần lượt là 128.052 tỷ đồng và 86.017
tỷ đồng. Tỷ lệ giữa chi tiêu của khách quốc tế và nội địa giá cơ bản bằng 1,43
lần (=158.479/110.828), trong khi đó tỷ lệ giữa GDP tổng hợp của khách du lịch
20
quốc tế đến và GDP tổng hợp của du lịch nội địa đạt ở mức cao hơn là 1,50 lần
(=143.398/96.326). Từ đó cho thấy tác động tổng hợp đến nền kinh tế từ chi tiêu
của khách quốc tế đến cao hơn so với chi tiêu của khách nội địa.
(2) Số liệu so sánh cho thấy, trong một số ngành, VA tổng hợp lớn hơn
nhiều so với chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và nội địa theo giá
cơ bản. Đó là các ngành:
- Thương mại: VA tổng hợp lớn gấp gần 2,9 lần và 2,7 lần so với chi tiêu
thực tế của khách du lịch quốc tế và nội địa cho ngành này;
- Du lịch: VA tổng hợp của hoạt động thăm quan so với chi tiêu của khách
du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa lần lượt là 1,3 và 1,4 lần;
- Các tỷ lệ này trong hoạt động dịch vụ y tế đạt mức cao nhất, lần lượt đối
với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,6 và 3 lần; trong
hoạt động Vui chơi tỷ lệ này theo hai loại khách lần lượt đạt 1,8 và gần 2,3 lần.
Điều này cho thấy, chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và
khách du lịch nội địa đối với nhóm ngành dịch vụ gồm: Thương mại; Thăm
quan; Dịch vụ y tế và Vui chơi ảnh hưởng nhiều đến VA tổng hợp (từ 1,4 đến 3
lần). Trong khi đó, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và nội địa đối với các
ngành khác tác động đến VA tổng hợp thấp hơn (đều nhỏ hơn 1).
3.3.1.2. Đánh giá tổng sản phẩm trong nước của du lịch
Theo kết quả tính toán trình bày trong bảng 3.17, GDP tổng hợp của du lịch
quốc tế đến và du lịch nội địa lần lượt là 143.398 tỷ đồng và 96.326 tỷ đồng,
tương đương với 4,0% và 2,69% của GDP cả nước.
3.3.1.3. Đánh giá lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa
Nếu chi tiêu của khách quốc tế đến so với chi tiêu nội địa là 1,42 lần thì lao
động tổng hợp của hai loại du lịch này có tỷ lệ là 1.46 lần
(=1.780.732/1.217.330). Tỷ lệ này một lần nữa cho thấy ảnh hưởng mạnh hơn
đối với tạo việc làm trong nền kinh tế của khách du lịch quốc tế đến so với
khách du lịch nội địa.
Lao động tổng hợp lớn hơn lao động trực tiếp của du lịch quốc tế đến và
nội địa là 1,85 và 1,83 lần. Trong đó, tỷ lệ này trong ngành thương nghiệp trên 4
lần, tham quan trên 2 lần, dịch vụ y tế trên 6 lần và vui chơi giải trí gần 3 lần.
Điều này đã khẳng định thêm về vai trò và mức độ ảnh hưởng tốt hơn đến nền
kinh tế của các ngành dịch vụ phục vụ du lịch.
21
3.3.2. Khuyến nghị đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
3.3.2.1. Chính sách thu hút khách du lịch
Theo cách tiếp cận và đánh giá của Luận án tác động tổng hợp của du lịch
đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng chi tiêu của khách quốc tế và khách
nội địa. Tổng chi tiêu của khách phụ thuộc vào mức chi tiêu bình quân của một
khách du lịch và số lượng khách du lịch.
- Về chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và nội địa luôn có sự khác
biệt. Để tăng chi tiêu bình quân của khách cần phân tích thị trường khách du lịch
theo từng nhóm để tìm ra những nhóm nước có mức độ chi tiêu cao và ổn định.
- Về tăng số lượng khách du lịch: Thu hút để tăng số lượng khách du lịch
là công việc hầu hết các quốc gia cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng cho hoạt
động du lịch cũng như làm tăng tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế.
3.3.2.2. Chính sách khuyến khích chi tiêu
Kết quả tính toán trong luận án cho thấy, cơ cấu chi tiêu của du khách khác
nhau có mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khác nhau. Đối với một số
ngành tạo ra tác động tổng hợp cao như thương nghiệp, dịch vụ tham quan, dịch
vụ y tế, vui chơi giải trí cần tạo điều kiện để khuyến khích chi tiêu để tăng tác
động đến tăng trưởng theo chiều sâu. Từ đó xác định hướng đầu tư, chính sách
hỗ trợ phát triển đối với những ngành có tác động tổng hợp cao hơn tức là có
ảnh hưởng tốt hơn đối với nền kinh tế.
3.3.2.3. Chính sách đảm bảo chất lượng và hiệu quả của du lịch quốc tế
Theo kết quả tính toán chi tiêu của khách du lịch quốc tế có mức độ ảnh
hưởng cao hơn tới tăng trưởng kinh tế do vậy cần quan tâm đến chính sách
quảng bá và thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Điều này cho thấy để nâng cao
kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch cần phải mở rộng thị trường
quốc tế về du lịch cả về quy mô và chất lượng khách du lịch quốc tế đến.
3.3.3. Khuyến nghị về tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế
3.3.3.1. Thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm có liên quan
- Trước hết, cần thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm về khách du lịch
nội địa để xác định và đo lường chi tiêu của khách này làm cơ sở tính toán tác
động của nó đối với tăng trưởng và tạo việc làm trong nền kinh tế.
- Việc chi tiết các phân tổ trong nội hàm của các chỉ tiêu có liên quan nhằm
xác định và đo lường chi tiêu của du khách chi tiết nhất có thể cũng là một nội
22
dung cần quan tâm ngay từ khi xây dựng khái niệm.
- Cần xem xét về việc tiến hành điều tra khách du lịch nội địa từ đơn vị
điều tra là hộ gia đình như khuyến nghị của Tổ chức Du lịch thế giới.
3.3.3.2. Thống nhất về phương pháp tính và nguồn thông tin
Cần thống nhất phương pháp đánh giá tác động của du lịch xuất phát từ
phía cầu (từ chi tiêu của khách du lịch) và từ phía cung (ảnh hưởng lan tỏa) của
du lịch thông qua chi tiêu của du khách đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Từ đó xây dựng các bước tính cụ thể rõ ràng, tường minh cách ước lượng chỉ
tiêu này.
3.3.3.3. Phân công và phối hợp thực hiện
Việc thực hiện chỉ tiêu này gắn liền với việc biên soạn TSA và SNA, vì vậy
cần có sự phân công và phối hợp thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan có liên quan, chủ yếu là giữa TCTK và TCDL. Trước tiên, xây dựng cơ
chế phối hợp thông qua thông tư liên Bộ hoặc quy định về chia sẻ và cung cấp
thông tin đối với hệ thống chỉ tiêu cùng quan tâm được thể hiện qua các bảng,
biểu cụ thể về nội dung, phạm vi, thời hạn gửi báo cáo và hình thức chia sẻ.
23
KẾT LUẬN
Nhu cầu về du lịch của người dân trong nước và quốc tế có xu hướng ngày
càng tăng lên đã cho thấy vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã
hội. Chi tiêu của du khách đã ảnh trực tiếp đến sự phát triển không chỉ của các
hãng, các công ty du lịch mà còn tác động đến nhiều hoạt động kinh tế khác có
liên quan. Tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia của hoạt động du lịch được
hình thành và phát triển. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu đo lường và đánh giá
tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong mối liên hệ với tất
cả các ngành có liên quan và các thành phần chính của hoạt động du lịch để có
thể đánh giá, phân tích đầy đủ, toàn diện nhưng cũng tương đối cụ thể phục vụ
cho việc nghiên cứu, quản lý và đưa ra các chính sách tốt hơn hỗ trợ cho hoạt
động này trong thời gian tới.
Để đánh giá đúng và đầy đủ hơn vai trò của hoạt động du lịch quốc tế và du
lịch nội địa, tăng cường hiệu quả của từng loại du lịch, luận án đã vận dụng lý
thuyết thống kê của SNA để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và
du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đó luận án đã
thực hiện một số nội dung sau:
(1) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản về du lịch, về tăng
trưởng kinh tế, mối quan hệ của du lịch và tăng trưởng kinh tế từ phía cung, phía
cầu trong tác động, ảnh hưởng liên ngành của toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở lý
thuyết của TSA và SNA.
(2) Xây dựng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế
và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên chi tiêu của
khách quốc tế, khách nội địa và Bảng I-O.
(3) Trên cơ sở phương pháp đánh giá đã đề xuất, Luận án thử nghiệm tính
toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng đối
với trường hợp của Việt Nam năm 2013. Qua đó nhận xét, đánh giá kết quả tính
toán và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động tổng hợp của du
24
lịch vào tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường công tác thống kê đánh giá tác
động tổng hợp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Hạn chế của Luận án: Mặc dù Luận án đề xuất được phương pháp tính
tác động tổng hợp của du lịch đến nền kinh tế nhưng cần được xem xét, mở rộng
thêm đối với một số ngành dịch vụ tương tự (như thông tin truyền thông, dịch vụ
cá nhân cộng đồng,) để thấy rõ hơn tác động tổng hợp của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn thông tin đầu vào nên nội dung
này cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Hương (2011), Chủ nhiệm đề tài cơ sở “Hoàn thiện nội
dung của hệ thống tài khoản quốc gia theo khuyến nghị sửa đổi của cơ
quan thống kê Liên hợp quốc (SNA) 2008”; Viện Khoa học Thống kê;
2. Nguyễn Thị Hương (2012), “Nghiên cứu và đề xuất áp dụng một số
nội dung đổi mới của SNA 2008 ở Việt Nam” Tờ Thông tin Khoa học
Thống kê, số 2;
3. Nguyễn Thị Hương (2013), “Quy trình biên soạn chỉ tiêu giá trị sản
xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương, Thông
tin Khoa Học Thống kê” Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 3;
4. Nguyễn Thị Hương (2014), Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản
xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương", Viện
Khoa học thống kê;
5. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O đánh giá tác động
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình biên soạn
chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) ở Việt Nam;
Viện Khoa học thống kê;
6. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O trong nghiên cứu tác
động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế” Tạp chí Con số và Sự
kiện, số 6;
7. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp xây dựng bảng I-O phi
cạnh tranh ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Dự báo, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, số 7;
8. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp đánh giá tác động tổng
hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình I-O phi cạnh
tranh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Khoa Thống kê, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 10.
9. Nguyễn Thị Hương (2016), “Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành ”, Tạp
chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Số 232(II),
Tháng 10/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thong_ke_tac_dong_tong_hop_cua_du_lich_den_tang_truong_kinh_te_viet_nam_tt_0403.pdf