Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - Triển khai thử nghiệm tại Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Đất Việt

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp cần triển khai hệ thống hỗ trợ mọi nghiệp vụ kế toán, không những quản lý kế toán tài chính mà còn trợ giúp nhà quản lý trong hoạt động kế toán quản trị, điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch kinh tế. Hệ thống cần tạo thông tin liên kết giữa các phòng ban chức năng, xây dựng môi trường số hoá thông tin, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, hạn chế trang bị thêm thiết bị mới. Dữ liệu được chuẩn hóa ở mức cao theo nguyên tắc chung về định dạng dữ liệu kế toán, hạn chế dư thừa, dị thường dữ liệu ở mức thấp nhất. HTTT kế toán đề xuất trong luận án có thể tích hợp với các ứng dụng có sẵn trong doanh nghiệp, hỗ trợ đầy đủ mọi hoạt động nghiệp vụ kế toán ngành xây dựng, tự động cập nhật chế độ kế toán mới, tự động tạo báo cáo nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu gửi tới cơ quan thuế, các ban ngành quản lý và phù hợp với định dạng báo cáo của Bộ tài chính. Ngoài ra, hệ thống dễ dàng nâng cấp, bảo trì, hiệu quả sử dụng cao, ít phụ thuộc vào chuyên gia công nghệ. Tóm lại, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận, làm phong phú thêm kiến thức về hệ thống thông tin kế toán mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Mô hình hệ thống thông tin kế toán tích hợp do tác giả đề xuất phù hợp với cả các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc đã ứng dụng tin học trong công tác kế toán, là cơ sở để triển khai HTTT kế toán hỗ trợ mọi thao tác hạch toán kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - Triển khai thử nghiệm tại Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Đất Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mented Reality), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn nhằm chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Hệ thống thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, là nhân tố quan trọng giúp kết nối và trao đổi với toàn thế giới trong việc việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin. Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế nước ngoài sẽ đến tham gia thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không triển khai những hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý thì sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần và dần trở lên lạc hậu. Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô, thị trường của ngành xây dựng được mở rộng, tính xã hội của quá trình sản xuất ngày càng được nâng cao. Trên thế giới tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà những đóng góp của ngành xây dựng đối với nền kinh tế là khác nhau và thường chiếm từ 3%-10% GDP, riêng tại Việt Nam tỷ lệ này là từ 6%-7% theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2016). Theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2017, hoạt động xây dựng duy trì tăng trưởng khá cao, tăng 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Theo dự báo của BMI, ngành xây dựng ước tính tăng trưởng bình quân 6,6%/năm trong giai đoạn 2017 - 2025. Doanh nghiệp xây dựng thuộc doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sản xuất ra cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng ngày càng được mở rộng và phát triển với nhiều hình thức khác nhau như: nhà nước, cổ phần, tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, phi chính thức. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, 3 doanh nghiệp xây dựng cần tăng cường các giải pháp quản lý tài chính kinh tế và tiết kiệm chi phí trong mỗi công trình. Ngành xây dựng với những đặc thù riêng đã chi phối đến quá trình ứng dụng tin học trong công tác kế toán như sản phẩm là những công trình xây dựng và vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thực hiện lâu. Ngoài các hoạt động nghiệp vụ của kế toán thông thường, kế toán xây dựng cần có chức năng lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), quản lý tài sản cố định, điều chỉnh khấu hao tài sản và hao mòn lũy kế hàng năm. Hơn nữa, sản phẩm được tính theo giá thỏa thuận với chủ đầu tư hoặc giá dự toán. Sản phẩm cố định tại công trình thi công trong khi trang thiết bị, vật tư, nhân công đi theo từng công trình. Đặc điểm này làm cho hoạt động kiểm soát chất lượng, số lượng vật tư đã xuất kho khó thực hiện; hoạt động quản lý tài sản, nhân công, vật tư tại hiện trường thi công cũng như hạch toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, sau khi hoàn thành, sản phẩm được sử dụng lâu dài, khó thay đổi nên khi nghiệm thu nếu không đạt chất lượng như thiết kế thì phải xây dựng lại làm chi phí sản xuất tăng lên. Do đó hoạt động quản lý, giám sát quá trình thi công và hạch toán cần được thực hiện chi tiết, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với dự toán thiết kế. Đặc biệt, hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thường tập trung vào quy trình hoạch toán chi phí sản xuất xây dựng, được thực hiện qua sự kết hợp của ba hình thức hạch toán: hạch toán kỹ thuật nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán. Vì vậy, giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay là nghiên cứu và triển khai ứng dụng hệ thống thông tin kế toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng. Theo thống kê của Viện nghiên cứu xây dựng, năm 2017 có khoảng trên 1000 doanh nghiệp xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), có kết nối mạng LAN và mạng Internet. Tuy nhiên việc triển khai hệ thống thông tin còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn trong việc xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu kế toán nhằm tạo ra báo cáo tài chính và các loại báo cáo thống kê nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Mặt khác, do yêu cầu kiểm soát và sử dụng thông tin của người sử dụng là khác nhau nên thông tin kế toán thường phân thành hai loại: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Theo kết quả khảo sát thì các doanh nghiệp chủ yếu hướng đến kế toán tài 4 chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cho nhà quản lý và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan thuế, ngân hàng, nhà đầu tư mà thiếu hẳn thông tin báo cáo quản trị phục vụ cho hoạt động quản lý và điều hành trong nội bộ doanh nghiệp. Mặt khác, trước áp lực hội nhập với nền kinh tế toàn cầu trong sự phát triển công nghệ ngày càng nhanh và mạnh, doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu thay đổi phần mềm kế toán cho phù hợp hoặc nâng cấp hệ thống với nhiều chức năng thêm mới nhằm quản lý toàn diện hoạt động tài chính kế toán. Việc loại bỏ hoàn toàn phần mềm cũ để triển khai một hệ thống mới tốn nhiều chi phí, thời gian thực hiện. Phương án nâng cấp hệ thống xảy ra trường hợp phần mềm cũ và phần mềm mới có sự khác biệt lớn về công nghệ, cách thức truy cập và xử lý dữ liệu. Giải pháp tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (Enterprise Application Integration - EAI) được đề xuất nhằm đồng nhất được ứng dụng mới với các chương trình ứng dụng đã có thành một hệ thống nhất, có khả năng chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng, sử dụng cơ sở hạ tầng đã có, tái sử dụng các phần mềm cũ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. EAI giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xây dựng toàn bộ hệ thống mới, đồng thời ứng dụng được nhiều giải pháp mới bằng việc tích hợp ứng dụng của nhiều hãng sản xuất khác nhau. Như vậy một nghiên cứu cơ bản, đồng bộ về tin học hóa HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện HTTT kế toán trong bối cảnh phát triển và hội nhập là rất cần thiết. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam - Triển khai thử nghiệm tại Công ty đầu tư Xây dựng và Thương mại Đất Việt” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển HTTT kế toán trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng mức độ tin học hóa trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay và nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện vấn đề này, luận án tiến hành nghiên cứu thiết kế một hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 5 − Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề đặt ra. − Nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTT kế toán, vấn đề tin học hóa trong các HTTT kế toán, các phương pháp tiếp cận việc nghiên cứu HTTT kế toán. − Đánh giá thực trạng mức độ tin học hóa của các HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay. − Đề xuất mô hình HTTT kế toán tin kế toán tin học hóa đồng bộ từ cách tiếp cận các phần hành kế toán, có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác đã triển khai trong doanh nghiệp trên cơ sở công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp EAI. − Tiến hành thiết kế và lập trình các phần hành kế toán bằng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng. − Triển khai thử nghiệm hệ thống tại Công ty đầu tư Xây dựng và Thương mại Đất Việt. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã đặt ra và giải đáp những câu hỏi nghiên cứu sau: − Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập như thế nào đến vấn đề này? − Cơ sở lý luận về HTTT kế toán gồm những nội dung gì? Đặc điểm hạch toán kế toán trong doanh nghiệp xây dựng và ảnh hưởng của nó đến HTTT kế toán như thế nào? − Thực trạng mức độ tin học hóa của các HTTT kế toán trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài học về những thành công và thiếu sót của quá trình này là gì? − Mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ theo cách tiếp cận các phần hành kế toán có cấu trúc như thế nào? − Qui trình phân tích, thiết kế và lập trình hướng đối tượng HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ được tiến hành như thế nào? − Quá trình triển khai thử nghiệm HTTTKT tin học hóa đồng bộ tại Công ty xây dựng Đất Việt như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thông tin kế toán và mức độ tin học hóa HTTT kế toán tại doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, gồm các yếu tố: con người, phần cứng, hệ thống mạng, phần mềm, dữ liệu, quy trình, thủ tục, hiệu quả ứng dụng. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu gồm các doanh nghiệp xây dựng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, do khó khăn về thời gian và địa lý nên số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số. Đây là những địa điểm tập trung nhiều loại hình doanh nghiệp xây dựng khác nhau. Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Xác định phương pháp nghiên cứu Một phương pháp nghiên cứu được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực CNTT hiện nay là phương pháp luận khoa học phân tích thiết kế HTTT (Design Science Research Methodology for Information Systems Research - DSRM). Đề tài luận án thuộc chuyên ngành HTTT quản lý, là sự kết hợp hai lĩnh vực quản trị kinh doanh và CNTT. Hơn nữa, xây dựng là một ngành công nghiệp lớn tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khác. Do đó, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu DSRM (Hever, 2004) để xây dựng và triển khai HTTT kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng với những phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp đặc tả quy trình nghiệp vụ - Phương pháp phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống - Phương pháp triển khai thử nghiệm hệ thống Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được tác giả sử dụng trong giai đoạn đầu của luận án nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu và thu thập đầy đủ thông tin về yêu cầu của người sử dụng mà một phần mềm kế toán trong doanh nghiệp xây dựng cần đáp ứng trước khi xây dựng HTTT kế toán. 4.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu 7 Nghiên cứu tổng quan và xác định vấn đề nghiên cứu Tổng hợp nghiên cứu lý luận về hệ thống thông tin kế toán Thực hiện nghiên cứu định tính - Tìm hiểu qua tài liệu hệ thống - Quan sát trực tiếp hệ thống - Phỏng vấn chuyên gia Thực hiện nghiên cứu định lượng - Thiết kế phiếu khảo sát - Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát - Xử lý dữ liệu khảo sát - Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu định tính - Đánh giá ưu nhược điểm của các phần mềm kế toán hiện nay - Tổng hợp nhu cầu ứng dụng hệ thống thông tin kế toán - Phân tích những phân hệ kế toán cần thiết trong doanh nghiệp xây dựng. Kết quả nghiên cứu định lượng - Phân tích, tổng hợp thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán - Đánh giá mức độ cần thiết ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp xây dựng. - Xác định những phân hệ kế toán còn thiếu trong các phần mềm trên thị trường hiện nay Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán - Đề xuất mô hình hệ thống thông tin kế toán - Đặc tả quy trình nghiệp vụ - Phân tích, thiết kế hệ thống - Xây dựng hệ thống thông tin kế toán Triển khai thử nghiệm hệ thống Kết luận Hình 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu Nguồn: tác giả đề xuất 4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Ba kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu định tính gồm: tìm hiểu tài liệu hệ thống, quan sát hệ thống điển hình và phỏng vấn chuyên sâu. Nghiên cứu định lượng chính thức sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Thời gian tiến hành khảo sát từ năm 2015 đến năm 2016. Người trả lời điền vào bảng hỏi được gửi qua đường dẫn trên Google doc trên mẫu khảo sát gồm 350 bảng hỏi. Có 2 hình thức gửi phiếu khảo sát tới người trả lời: Gửi trực tiếp bảng khảo sát tới đúng người được khảo sát và gửi gián tiếp bảng khảo sát thông qua phần mềm Forms – Google Docs tới các doanh nghiệp xây dựng. 4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm tập hợp và phân tích, thống kê dữ liệu nhằm mô tả thực trạng triển khai ứng dụng tin học trong công tác kế toán và phát hiện ra những xu hướng công nghệ và kỹ thuật mới được sử dụng trong hoạt động xây dựng hệ thống. 8 Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, sau khi thu về 280 phiếu khảo sát trong tổng số 350 phiếu phát ra. Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp và thống kê, biểu diễn bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc các bảng dữ liệu trên Excel với các giá trị cụ thể làm căn cứ cho những đánh giá và nhận xét. 5. Các đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa các nền tảng lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu trước đó về HTTT kế toán, luận án có một số đóng góp mới như sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HTTT kế toán, về tin học hóa trong HTTT kế toán trong khung cảnh cách mạng 4.0 để có cách tiếp cận một cách phù hợp. Thứ hai, luận án đã khái quát những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp xây dựng và vai trò của HTTT kế toán trong doanh nghiệp xây dựng. Thứ ba, luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện vấn đề tin học hóa trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay dựa trên các số liệu đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả. Thứ tư, luận án đề xuất mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam bao gồm cả phần thông tin kế toán quản trị hầu như chưa được đề cập đến trong các phần mềm kế toán trước đây. Hệ thống bao gồm các phần hành: (1)- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; (2)- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành công trình; (3) Kế toán tiền lương; (4)- Kế toán tài sản cố định; (5)- Kế toán doanh thu; (6)- Kế toán phân phối kết quả hợp đồng kinh doanh; (7)- Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế. Đây là các phần hành kế toán phù hợp với điều kiện quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay và có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác trong doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp EAI. Thứ năm, luận án đã tiến hành thiết kế và lập trình (Design and Coding) các phần hành kế toán bằng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng tạo nên một HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp xây dựng. Chương 2. Thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. 9 Chương 3. Thiết kế hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và triển khai thử nghiệm tại Công ty xây dựng Đất Việt. 7. Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước 7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Những công trình nghiên cứu về HTTT kế toán được công bố chủ yếu tập trung trong các tạp chí hàng đầu về kế toán và hệ thống thông tin. HTTT kế toán được biết đến như là sự giao thoa của hai lĩnh vực HTTT và kế toán (Nasser, 2012). Nghiên cứu của Romney và Steinbart(2015) đã tiếp cận xem HTTT kế toán là hệ thống con của HTTT quản lý, trong đó hoạt động xử lý nghiệp vụ phục vụ cho mục đích kế toán tại doanh nghiệp. Nguồn lực cấu thành của HTTT kế toán gồm tập hợp con người, phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng, thông tin kế toán và quá trình thiết lập thông tin kế toán và tình hình sản xuất kinh doanh. Hệ thống thông tin kế toán tập trung giải quyết các vấn đề liên quan tới thông tin kế toán và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (1) Những nghiên cứu về khái niệm, vai trò và các thành phần trong hệ thống thông tin kế toán - Nghiên cứu khái niệm và các thành phần của HTTT kế toán - Nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của HTTT kế toán trong các doanh nghiệp - Nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán - Nghiên cứu HTTT kế toán trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán - Nghiên cứu tác động của thương mại điện tử (TMĐT) đến hệ thống ghi nhận nghiệp vụ kế toán, kiểm soát nội bộ, tạo báo cáo trực tuyến (2) Những nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật xây dựng hệ thống thông tin kế toán - Nghiên cứu ứng dụng máy tính kỹ thuật số - Nghiên cứu giải pháp xây dựng phần mềm kế toán - Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo mô hình Client - Server. - Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo mô hình Web-Based. - Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán theo mô hình hướng dịch vụ trên nền điện toán đám mây. 8.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam (1) Những nghiên cứu tổng quan về hệ thống thông tin kế toán và phần mềm kế 10 toán - Nghiên cứu lý thuyết về khái niệm, vai trò và các nguồn lực trong HTTT kế toán - Nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán - Nghiên cứu kiểm soát HTTT kế toán - Nghiên cứu quy trình xây dựng phần mềm kế toán (2) Những nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật xây dựng hệ thống thông tin kế toán - Hệ thống kế toán xử lý bán thủ công - Hệ thống thông tin kế toán tin học hóa từng phần - Hệ thống thông tin kế toán tin học hóa đồng bộ 8. Khoảng trống nghiên cứu Tổng hợp những công trình trong và ngoài nước cho thấy số lượng công trình nghiên cứu về HTTT kế toán rất phong phú cả về lý luận và thực tiễn và đề cập đến rất nhiều khía cạnh khác nhau cả về khái niệm, nguồn lực, quy trình xây dựng và triển khai hệ thống. Đây là những tài liệu tham khảo rất có giá trị cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực HTTT kế toán. Hệ thống thông tin kế toán đã có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của các Công ty xây dựng, đặc biệt là các công ty xây dựng lớn như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty xây dựng số 1, LICOGI, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thế giới về việc xây dựng HTTT kế toán còn chung chung, không có giải pháp cho ngành nghề đặc thù, loại hình doanh nghiệp cụ thể. Những nghiên cứu về hoạt động xây dựng một HTTT kế toán tại Việt Nam còn hạn chế về số lượng và phần lớn đều do những tác giả chuyên ngành kế toán nghiên cứu như Hoàng Văn Ninh (2010), Hồ Mỹ Hạnh (2014), Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014) nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán trong doanh nghiệp mà không có giải pháp cụ thể xây dựng HTTT kế toán hiệu quả. Có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Mức độ tin học hóa HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng còn chưa cao, chủ yếu còn ở mức sử dụng bảng tính EXCEL hay phần mềm kế toán riêng lẻ, rất ít doanh nghiệp triển khai HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ. Mặc dù một số ứng dụng kế toán đã được triển khai ngay khi doanh nghiệp thành lập nhưng nhiều nhà cung cấp xây dựng phần mềm cho mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó có phân hệ hạch toán kế toán xây dựng như Misa, Bravo, 11 Fast, Effect, SmartPro, AccNet nên một số nghiệp vụ kế toán xây dựng không được hạch toán chi tiết. Một số phần mềm chuyên nghiệp cho ngành xây dựng như Ame Construction, Amis.Vn, CicAccount, Vacom lại thiếu nhiều phân hệ chức năng chính và những nhà cung cấp phần mềm chưa có cơ sở lý luận để tư vấn mô hình nào là phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp xây dựng. - Phần lớn doanh nghiệp chưa thiết lập được HTTT kế toán theo hướng cung cấp thông tin kế toán quản trị phục vụ cho nhà quản lý mà chủ yếu là cung cấp thông tin tài chính. Một số hệ thống triển khai có chức năng báo cáo kế toán quản trị nhưng không đầy đủ, nội dung đơn giản, mang tính rời rạc, chưa phân tích sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thông tin do các báo cáo kế toán mang lại cho nhà quản lý còn rất hạn chế. - Hệ thống thông tin kế toán thiếu linh hoạt trong việc định dạng báo cáo, không tự động cập nhật chế độ kế toán mới. Mỗi khi Bộ Tài chính thay đổi mẫu báo cáo thì người sử dụng phải cập nhật thủ công hoặc phải chờ nhà cung cấp phần mềm cập nhật. Sổ sách, phiếu kế toán chưa đúng chuẩn theo chế độ kế toán hiện hành. Chưa có một nghiên cứu về khung lý thuyết đầy đủ và tiến hành xây dựng một mô hình HTTT kế toán toàn diện đáp ứng đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ kế toán và các báo cáo cần có cho doanh nghiệp ngành xây dựng. Ngoài ra, tốc độ xử lý của hệ thống còn chậm, gây khó khăn cho người sử dụng, đặc biệt là khi cập nhật giá xuất hoặc tìm kiếm dữ liệu. - Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin chưa hiện đại, chưa tạo được sự kết nối và tính ổn định giữa yêu cầu của ban giám đốc và thông tin phục vụ quản lý. Các phòng ban có chức năng quản lý trong doanh nghiệp chưa được tổ chức theo mô hình các trung tâm kế toán trách nhiệm. Ngoài ra, chưa có cuộc khảo sát thực trạng ứng dụng tin học trong công tác kế toán tại doanh nghiệp xây dựng Việt Nam (ngoài những khảo sát hàng năm của VCCI về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp nói chung) để phân tích những ưu nhược điểm của ứng dụng đó và khả năng đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán như hiệu quả triển khai ứng dụng, từ đó xác định được những nghiệp vụ hạch toán kế toán ngành xây dựng nào đã được tin học hóa, những nghiệp vụ nào cần được triển khai nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp có hiệu quả. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tin học hóa của các HTTT kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng 12 Việt Nam, đánh giá thực trạng mức độ tin học hóa và đề xuất mô hình HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ cho loại hình doanh nghiệp này. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận án hướng tới giải quyết. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan hệ thống thông tin kế toán 1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán Trình bày những khái niệm khác nhau và các nguồn lực trong hệ thống thông tin kế toán. 1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán HTTT kế toán được đánh giá có vai trò thiết thực trong việc: (1) nâng cao hiệu quả khai thác các thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện có; (2) thông tin kịp thời cho khách hàng, cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác và chi tiết về tình hình tài chính kế toán; (3) tăng năng suất lao động; (4) là chất xúc tác trong quá trình cải thiện các quá trình tác nghiệp, loại bỏ công việc không cần thiết và tránh những việc lặp lại. 1.1.3. Quy trình hoạt động của hệ thống thông tin kế toán Quy trình hoạt động của HTTT kế toán bao gồm ba hoạt động chính là thu thập, xử lý và truyền phát thông tin, lưu trữ dữ liệu, điều khiển và kiểm soát hệ thống. 1.1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin kế toán Quá trình xây dựng HTTT kế toán cần đảm bảo nguyên tắc: hệ thống, tích hợp, hiệu quả. 1.2. Đặc trưng hệ thống thông tin kế toán ngành xây dựng 1.2.1. Đặc điểm ngành xây dựng Việt Nam 1.2.2. Đặc điểm kế toán ngành xây dựng Hạch toán kế toán ngành xây dựng phụ thuộc bởi: Sản phẩm là những công trình mang tính đơn lẻ, được xây dựng trong thời gian dài và bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội; địa điểm sản xuất phụ thuộc vào địa điểm thi công; giá thành công trình thay đổi theo thị trường. 1.2.3. Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán ngành xây dựng Việc hạch toán kế toán khác so với các ngành nghề khác ở: kế toán chi phí sản xuất và giá thành công trình, kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế 13 toán doanh thu, kế toán tài sản cố định, kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán quản trị. 1.3. Những mức độ tin học hóa hệ thống thông tin kế toán Trình bày đặc điểm hệ thống kế toán thủ công, hệ thống kế toán bán thủ công (trên file Excel), HTTT kế toán tin học hóa từng phần, HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ và HTTT kế toán trong ERP. 1.4. Công nghệ xây dựng hệ thống thông tin kế toán Trong luận án này, tác giả kế thừa mô hình kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture - SOA) dựa trên công nghệ dịch vụ Web do IBM (2004) đề xuất. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán và hệ thống thông tin kế toán, vai trò và nguyên tắc xây dựng HTTT kế toán. Tiếp đó tác giả tiến hành phân tích các đặc thù của công tác kế toán trong ngành xây dựng và những đặc trưng của HTTT kế toán xây dựng. Tác giả đã tổng hợp, đánh giá những mức độ tin học hóa HTTT kế toán và phân tích công nghệ xây dựng HTTT kế toán hiện nay. Kết quả chương 1 là căn cứ khoa học cho tác giả nghiên cứu thực trạng tin học hóa HTTT kế toán tại doanh nghiệp xây dựng trong chương 2 và các giải pháp xây dựng hệ thống trong chương 3. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM 2.1. Mô tả mẫu Mô tả thông tin về doanh nghiệp đã tham gia khảo sát. 2.2. Phân tích thực trạng tin học hóa hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng 2.2.1. Thực trạng về phần cứng và hệ thống mạng Trang thiết bị phần cứng được khảo sát chủ yếu tập trung vào các nhóm sản phẩm chính gồm: máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, điện thoại, fax, máy quét, máy chiếu đa năng. 2.2.2. Thực trạng về phần mềm kế toán - Về mong muốn của người sử dụng đối với phần mềm kế toán: Giao diện màn hình thân thiện, việc trao đổi dữ liệu giữa các kế toán viên cần được thực 14 hiện tự động, mẫu báo cáo phù hợp với yêu cầu, tuân thủ các quy định và chế độ kế toán Việt Nam. - Về khả năng nâng cấp, mở rộng: một số phần mềm cho phép người sử dụng có thể tùy biến cao như Misa, Omega.GL. - Về các thông số kỹ thuật trong phần mềm: nền tảng công nghệ, kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị CSDL. - Về khả năng đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ kế toán: các phần mềm kế toán hiện nay trên thị trường thường hỗ trợ nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu, kế toán CPSX, kế toán tài sản cố định và các biểu mẫu báo cáo tài chính. - Về ưu nhược điểm của phần mềm: có nhiều chức năng dư thừa trong khi lại thiếu những nghiệp vụ kế toán xây dựng cần thiết, phần mềm không hỗ trợ tạo báo cáo quản trị hoặc báo cáo không đáp ứng các yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc chưa cập nhật Luật kế toán mới, thao tác phức tạp, người sử dụng hạch toán sai nhưng phần mềm không báo lỗi. 2.2.3. Thực trạng về dữ liệu kế toán - Về nội dung đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu - Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Về chức năng đảm bảo an toàn thông tin trong phần mềm 2.2.4. Thực trạng về quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán Một số doanh nghiệp chưa có quy định cụ thể việc in sổ, báo cáo, lưu trữ dữ liệu, thao tác chỉnh sửa số liệu chứng từ được sửa trực tiếp và không lập chứng từ sửa sai. Vấn đề khử trùng các bút toán của doanh nghiệp rất khác nhau, chưa có phương pháp nào đảm bảo khoa học và có tính hệ thống, chủ yếu dựa trên việc loại trừ chứng từ đã nhập dữ liệu có cùng nội dung theo cách thủ công, hoặc hạch toán qua tài khoản trung gian, không đúng với bản chất nghiệp vụ kế toán. Thực tế khi triển khai ứng dụng tin học, doanh nghiệp thường kết hợp giữa chương trình phần mềm và thực hiện thủ công bằng tay. 2.2.5. Thực trạng về người sử dụng Người sử dụng hầu hết là kế toán viên, những người có chuyên môn kế toán được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp trong cả nước (người có trình độ trên đại học chiếm 26,34%, người có bằng đại học chiếm 54,20%). Kỹ năng sử dụng và thao tác máy tính thường do kinh nghiệm hoặc tự học. Nhà quản lý hiếm khi thao thác trực tiếp trên các ứng dụng này, họ được cung cấp các bản BCTC kế toán theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất. 15 2 .2 .6 . Phâ n tích sự cầ n thiết củ a việc ứ ng dụ ng hệ thố ng thô ng tin kế toá n - V ề m ứ c độ ứ ng dụ ng tin họ c tro ng cô ng tá c kế toá n tại d o a nh nghiệp xây d ự ng - V ề nh u cầ u triển kh ai hệ thố ng thô ng tin kế toá n - V ề sự cầ n thiết củ a cá c phâ n hệ tro ng H TTT kế toá n - V ề hình thứ c triển kh ai H TTT kế toá n - V ề việc đá nh giá lợi ích triển kh ai H TTT kế toá n - V ề thá ch thứ c khi triển kh ai H TTT kế toá n 2 .3 . Đá nh giá th ự c trạ ng tin họ c hó a hệ th ố ng thô ng tin kế toá n N h ữ ng kết q uả đạt đư ợ c: N hiều d o anh nghiệp đã ứ ng dụ ng phần m ề m kế toán h ay b ảng tính E x cel . S ố ít d o anh nghiệp triển kh ai H TTT kế toán nhằm tự độ ng hó a các nghiệp vụ kế toán thi cô ng , xây dự ng cô ng trình , kinh d o anh vật li ệu xây dự ng , kinh d o anh bất độ ng sản , lập dự toán cô ng trình . N h ữ ng hạ n ch ế về: hệ thố ng m ạng và phần cứ ng , các chứ c năng tro ng ph ần m ềm kế toán , thô ng tin , chứ ng từ , dữ liệu kế toán , thủ tụ c nghiệp vụ , nhận thứ c ngư ời sử dụ ng . K ẾT LU Ậ N C H Ư Ơ N G 2 T ro ng ch ươ ng này tá c giả trình bày kết q uả củ a cuộ c khả o sát 262 d o a nh nghiệp xây dự ng tro ng h ai nă m 2016 và 2017 với m ụ c đích nhằ m đá nh giá m ột cá ch khá ch q u a n và kh o a h ọ c thự c trạ ng tin họ c hó a H TTT kế toá n tại cá c d o a nh nghiệp xây dự ng Việt N a m . K ết q uả khả o sát đã đư a ra nhữ ng số liệu cụ th ể về m ứ c độ tra ng thiết bị phầ n cứ ng , hệ thố ng m ạ ng , cơ sở dữ liệu , q uy trình nghiệp vụ kế toá n tro ng cá c d o a nh nghiệp xây dự ng . Tá c giả tổ ng hợp và phâ n tích chi ti ết ư u nhượ c điểm , thô ng tin kỹ th uật về nhữ ng phầ n m ềm kế toá n hiện đ a ng đượ c sử dụ ng phổ biến tại d o a nh nghiệp xây dự ng cũ ng như khả nă ng đáp ứ ng cá c yêu cầ u nghiệp vụ kế toá n ngà nh xây dự ng củ a nhữ ng phầ n m ềm này . K ết q uả thố ng kê ch o thấy sự cầ n thiết phải nghiên cứ u và triển kh ai H TTT kế toá n tin họ c hó a tại cá c d o a nh nghiệp xây dự ng Việt N a m để đáp ứ ng kịp thời nh u c ầ u phát triển và hội nhập q uố c tế , nhất là tro ng kh u ng cả nh cá ch m ạ ng 4 .0 . C H Ư Ơ N G 3 . TH IẾT K Ế H Ệ TH Ố N G THÔ N G TIN K Ế TOÁ N TIN H Ọ C HÓ A Đ Ồ N G B Ộ C H O CÁ C D O A N H N G H IỆP XÂ Y D Ự N G V IỆT N A M VÀ TR I ỂN K H A I TH Ử N G H IỆM T Ạ I CÔ N G TY XÂ Y D Ự N G Đ Ấ T V IỆT 3 .1 . Đ ề x uất m ô hình h ệ thố ng thô ng tin k ế toá n 16 3 .1 .1 . M ô hình ch ứ c n ă ng h ệ thố ng thô ng tin kế toá n M ô hình H TTT kế toán đượ c đề x uất là m ô hình tổ ng q uát q uản lý m ọi h o ạt độ ng nghiệp vụ tài chính kế toán tro ng d o anh nghiệp xây dự ng . Các phân hệ chính tro ng H TTT kế toán gồ m q uản lý chứ ng từ , q uản lý sổ kế toán , q uản lý kế toán xây dự ng và q uản lý báo cáo . M ột số phân hệ khác nhằm đảm bảo ch o h ệ thố ng h oạt độ ng đượ c như q uản lý thiết lập hệ thố ng , q uản lý d anh m ụ c . N hữ ng phân hệ này đượ c cập nhật dữ liệu trướ c tiên nhằm đảm bảo ch o người s ử dụ ng có thể kh ai báo và nhập dữ liệu cố định , ít biến độ ng . M ô hình đề x uất sử dụ ng hệ thố ng m ạng và phần cứ ng hiện có tro ng d o anh nghiệp sau khi đã đượ c nâng cấp và thêm m ới ch o phù hợp . Các phân hệ trên đư ợ c tích hợp tro ng h ệ thố ng và sử dụ ng CSD L tập tru ng . Q uản lý nghiệp vụ kế toán xây dự ng là phân hệ q u an trọ ng đượ c tách riêng nh ằm q uản lý hạch toán kế toán tro ng nghiệp vụ kế toán xây dự ng . Đ iều này giúp kế toán viên có thể th ao tác nghiệp vụ dễ dàng và th uận tiện . M ô hình t ổ ng q uát phân hệ Q uả n lý nghiệp vụ kế toá n xây dự ng đượ c m ô tả như hình dưới đây gồ m 6 chứ c năng tư ơ ng ứ ng với 6 nghiệp vụ kế toán xây dự ng : kế toán N V L và CC D C , kế toán chi phí sản x uất và tính giá thành sản phẩm , kế toán tiền l ươ ng và các kh oản trích th eo lư ơ ng , kế toán tài sản cố định , kế toán d o anh th u hợp đồ ng xây dự ng và bàn giao cô ng trình , kế toán xác định và phân phối kết q u ả h oạt độ ng kinh d o anh . 17 Hệ thống thông tin kế toán 1. Quản lý thiết lập hệ thống 2. Quản lý danh mục 3. Quản lý chứng từ 4. Quản lý sổ kế toán 5. Quản lý nghiệp vụ kế toán xây dựng 6. Quản lý báo cáo Lập BC tài chính Lập BC quản trị Lập BC thuế Quản lý hàng hóa Quản lý đơn vị tính Quản lý thông tin TSCĐ Quản lý kho hàng Quản lý phòng ban Quản lý nhà cung cấp Quản lý khách hàng Quản lý nhân viên Quản lý tiền tệ Quản lý loại thuế Quản lý ngân hàng Quản lý ghi tăng TSCĐ Quản lý ghi giảm TSCĐ Quản lý phiếu bán hàng Quản lý hóa đơn mua hàng Quản lý phiếu ghi nợ Quản lý phiếu xuất Quản lý phiếu nhập Quản lý phiếu thu Quản lý phiếu chi Quản lý sổ chi tiết tài khoản Quản lý sổ chi tiết bán hàng Quản lý sổ chi tiết NVL CCDC Quản lý sổ cái Quản lý sổ kho Quản lý sổ quỹ tiền mặt Quản lý sổ quỹ tiền gửi ngân hàng Quản lý sổ nhật kí chung Kế toán NVL và CCDC Kế toán chi phí SX và giá thành SP Kế toán lương Kế toán TSCĐ Kế toán doanh thu HĐ xây dựng Thiết lập thông tin doanh nghiệp Thiết lập tài khoản Thiết lập kì kế toán Thiết lập số dư HH ban đầu Thiết lập chứng từ Thiết lập định dạng hiển thị Thiết lập bút toán kết chuyển Thiết lập bút toán Thiết lập định dạng báo cáo Kế toán xác định kết quả kinh doanh Hình 3.1. Các phân hệ chức năng trong hệ thống thông tin kế toán Nguồn: Tác giả đề xuất 18 3.1.2. Mô hình công nghệ hệ thống thông tin kế toán Tầng Cơ sở dữ liệu Quản lý dữ liệu Cơ sở dữ liệu thành phần (dạng quan hệ) Tập tin động Tập tin tồn Báo cáo kế toán Danh mục từ điển Tập tin trung gian Hệ Quản trị CSDL (Oracle, FireBird, SQL Server) Quản lý truy vấn/Tìm kiếm Quản lý giao dịch Quản lý lưu trữ Đồng bộ dữ liệu Quản lý thư mục Quản lý đối tượng Tầng ứng dụng 1. Quản lý thiết lập HT 2. Quản lý danh mục 4. Quản lý sổ kế toán 6. Quản lý báo cáo Tầng trình diễn .Net Framework, DevExpress, Javascript,HTML,CSS... LAN, WAN, VPN,... Quy địn h, c hín h s ách củ a N hà nư ớc về hoạ t đ ộn g t ài c hín h k ế to án, Lu ật kế toá n, tiêu chu ẩn kế toá n tro ng lĩnh vự c x ây dự ng Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin Máy chủ CSDL Máy chủ ứng dụng Tầng phần cứng và mạng Máy chủ Thành phần giao diện người dùng Winform Webform Mobile Cá c d ịch vụ bảo m ật v à c ập nh ật dữ liệu Máy chủ Web 3. Quản lý chứng từ Báo cáo quản trị Báo cáo Thuế Báo cáo tài chính Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) Giao diện lập trình ứng dụng chuyển đổi trạng thái đại diện (REST API) Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (EAI) 5. Quản lý nghiệp vụ kế toán xây dựng Kế toán NVL và CCDC Kế toán chi phí SX Kế toán TSCĐ Kế toán lương Kế toán doanh thu Kế toán xác định KQKD Hình 3.2. Mô hình công nghệ hệ thống thông tin kế toán Nguồn: Tác giả đề xuất 19 Dựa trên hướng dẫn xây dựng HTTT theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của Thomas Erl (2005), căn cứ vào 6 nghiệp vụ kế toán và 3 loại báo cáo đặc trưng của doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả đề xuất quy trình xây dựng HTTT kế toán gồm 8 bước sau: Bước 1. Khảo sát các phân hệ kế toán hiện có Bước 2. Xác định các phân hệ kế toán mới Bước 3. Phân tích quy trình nghiệp vụ kế toán Bước 4. Phân tích và thiết kế hệ thống Bước 5. Lập trình và kiểm thử Bước 6. Xây dựng trục tích hợp doanh nghiệp Bước 7. Tích hợp các phân hệ cũ vào hệ thống mới Bước 8. Bảo trì và nâng cấp hệ thống Hình 3.3. Quy trình xây dựng hệ thống thông tin kế toán Nguồn: tác giả đề xuất 3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán - Hoàn thiện hệ thống mạng và phần cứng: Hệ thống phần cứng được thiết lập phụ thuộc vào điều kiện tổ chức nhân lực trong phòng kế toán. Nhằm đảm bảo tính an toàn và bảo mật dữ liệu, cần tổ chức sao cho không có hai kế toán viên nào sử dụng chung một máy tính. Bộ phận kế toán được phân chia một 20 dải mạng riêng để kế toán viên làm việc nội bộ, tránh được sự xâm nhập trái phép từ các thiết bị ở phòng ban khác hoặc ở bên ngoài. Máy tính được kết nối với nhau theo mô hình mạng kết hợp. Các máy trạm sẽ làm việc trực tiếp trên CSDL tại máy chủ. Vào cuối ngày, máy chủ sẽ thực hiện thao tác sao lưu dữ liệu để phòng ngừa rủi ro mất dữ liệu. Máy trạm và máy chủ gửi thông tin sang các phòng ban khác thông qua thiết bị định tuyến Router hoặc định tuyến bằng máy chủ. Các thiết bị khác như điện thoại, máy in, máy fax sử dụng hệ thống bằng cách gửi yêu cầu đến máy chủ. Hệ thống máy chủ được kết nối Internet để tăng cường hiệu quả chia sẻ và được bảo mật bằng các thiết bị chuyển mạch như Switch, Router hay tường lửa (Firewall). - Xây dựng phần mềm kế toán: Điểm khác biệt lớn nhất so với các phần mềm kế toán có trên thị trường hiện nay là phần mềm AISC (Accounting Information System in Construction company) do tác giả đề xuất có đầy đủ chức năng kế toán độc lập và các loại báo cáo giúp cho kế toán viên xử lý thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác. Phần mềm có chế độ phân quyền và chạy dưới sự giám sát của phần mềm diệt Virus nhằm tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu kế toán. Phần mềm khi triển khai không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định bởi các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành. Ngoài những phân hệ cần thiết của một phần mềm kế toán thông thường như quản lý hệ thống, quản lý danh mục, quản lý chứng từ, quản lý sổ kế toán, quản lý báo cáo; luận án xây dựng phân hệ Quản lý kế toán xây dựng hỗ trợ trực tiếp những nghiệp vụ kế toán liên quan đến lĩnh vực xây dựng và phân hệ Quản lý báo cáo nhằm tự động tạo các loại báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng. Điểm mới của phần mềm so với những phần mềm trên thị trường hiện nay là tác giả xây dựng phần mềm dưới dạng các mô đun chương trình có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp với những phân hệ chức năng trong phần mềm khác. - Xây dựng cơ sở dữ liệu kế toán: Trong mô hình này, CSDL là tập hợp dữ liệu có cấu trúc, được tạo nên từ những file dữ liệu kế toán lưu trữ nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Dữ liệu kế toán thu thập được sẽ được cập nhật và lưu trữ vào các bảng quan hệ. Phần mềm tự động nhập dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tính toán phân bổ tập hợp CPSX. Cơ sở dữ liệu mã hóa các khoản mục, đối tượng chịu chi phí. Bảng kết quả sẽ thống kê tập hợp CPSX theo đối 21 tượng công trình còn dở dang hay đã hoàn thành. Đối với nghiệp vụ kế toán chi phí NVL trực tiếp: cần nhập dữ liệu cố định và các danh mục có liên quan đến các phần hành kế toán trước. Đối với nghiệp vụ kế toán chi phí nhân công, cần nhập một số mục như ngày, giờ công, lương cơ bản sau khi lập bảng tính lương. Kế toán chi phí sản xuất chung cần nhập dữ liệu cố định như danh mục, dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. - Hoàn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ kế toán trên máy tính 3.3. Đặc tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống thông tin kế toán 3.3.1. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 3.3.2. Kế toán chi phí sản xuất 3.3.3. Kế toán lương 3.3.4. Kế toán tài sản cố định 3.3.5. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng và bàn giao công trình 3.3.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 3.3.7. Báo cáo tài chính 3.3.8. Báo cáo quản trị 3.4.9. Báo cáo Thuế 3.4. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin kế toán 3.4.1. Sơ đồ Use Case tổng quát 3.4.2. Sơ đồ lớp 3.4.3. Sơ đồ thành phần 3.5. Triển khai thử nghiệm tại công ty xây dựng Đất Việt 3.5.1. Phân tích thực trạng ứng dụng tin học trong công tác kế toán Hiện nay công ty đang triển khai phần mềm Unesco với 3 phân hệ Kế toán nguyên vật liêu, Kế toán chi phí sản xuất, Kế toán tài sản cố định. Việc hạch toán kế toán lương được thực hiện thủ công trên phần mềm Excel khi các tổ đội thi công gửi bảng chấm công về vào cuối mỗi tháng. Việc tạo báo cáo tài chính và kê khai thuế được thực hiện định kỳ hàng năm dựa trên kết quả của ba phân hệ trên và được cập nhật vào bảng mẫu tạo báo cáo trên file Excel do kế toán viên tự xây dựng. Công ty chưa thực hiện quản lý Kế toán doanh thu, Kế toán xác định kết quả kinh doanh và Báo cáo quản trị. 22 3.5.2. Triển khai thử nghiệm hệ thống 3.5.2.1. Cài đặt hệ thống a. Thiết lập hệ thống mạng và phần cứng b. Xây dựng trục tích hợp ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ Web. 3.5.2.2. Sơ đồ triển khai 3.5.2.3. Triển khai thử nghiệm một số mô đun chức năng (1) Mô đun kế toán lương (2) Mô đun chức năng kế toán doanh thu (3) Mô đun chức năng kế toán xác định kết quả kinh doanh (4) Mô đun chức năng báo cáo tài chính (5) Mô đun chức năng báo cáo quản trị (6) Mô đun chức năng báo cáo thuế 3.5.3. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm hệ thống Đối với kế toán viên và kế toán trưởng: - Tự động hóa nhiều thao tác hạch toán kế toán trên máy, không phải thực hiện thủ công bằng tay hay trên bảng Excel. - Tiết kiệm thời gian kiểm tra số liệu trong các nghiệp vụ kế toán chi tiết. Kế toán viên dễ dàng tạo ra báo cáo chính xác khi biết quy trình hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. - Tiết kiệm chi phí đào tạo người sử dụng do hệ thống được tích hợp với các phân hệ chức năng có sẵn trong công ty nên sự thay đổi về thao tác sử dụng không nhiều. - Cung cấp cho ban giám đốc mọi số liệu kế toán khi có yêu cầu, tiết kiệm thời gian hạch toán, thống kê, tổng hợp. Đối với ban giám đốc: - Cung cấp nhanh chóng và chính xác bức tranh chi tiết tình hình kế toán tài chính của công ty. - Hỗ trợ nhà quản lý điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch tài chính một cách kịp thời dựa vào các báo cáo quản trị phân tích chi tiết chi phí, khối lượng nguyên vật liệu và lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với cơ quan thuế và kiểm toán: hỗ trợ việc kiểm tra, đối chiếu mọi loại hóa đơn, chứng từ trong công ty. 3.6. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp khi triển khai hệ thống - Khảo sát nhu cầu doanh nghiệp - Đầu tư kinh phí xây dựng và triển khai hệ thống thông tin kế toán - Sẵn sàng tiếp nhận đổi mới công nghệ 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này chúng tôi đã đưa ra khung lý thuyết và tiến hành xây dựng các mô đun phần mềm cho hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam với đầy đủ các chức năng, có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác trong doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tích hợp ứng dụng doanh nghiệp EAI. Mô hình lý thuyết tổng thể (gồm mô hình chức năng và mô hình công nghệ) bao gồm các thành phần (mô đun) cơ bản: (1) Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; (2)Kế toán chi phí sản xuất và giá thành công trình; (3) Kế toán tiền lương; (4) Kế toán tài sản cố định; (5) Kế toán doanh thu; (6) Kế toán phân phối kết quả hợp đồng kinh doanh; (7) Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế. Đây là các phần hành kế toán phù hợp với điều kiện quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện nay Tiếp theo, tác giả đề xuất chi tiết các giải pháp xây dựng hệ thống theo 5 nguồn lực: hoàn thiện phần cứng và hệ thống mạng, xây dựng phần mềm kế toán, xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện quy trình quản lý nghiệp vụ và nâng cao nhận thức của người sử dụng. Tác giả tiến hành xây dựng HTTT kế toán thông qua việc mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, phân tích, thiết kế hệ thống và lập trình xây dựng phần mềm. Cuối chương 3 tác giả đã trình bày kết quả triển khai thử nghiệm hệ thống tại công ty xây dựng và thương mại Đất Việt. KẾT LUẬN Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án đã đạt được những kết quả cụ thể sau đây: 1. Hệ thống hóa và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về hệ thống thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Đặc biệt, tác giả đã phân tích các mức độ tin học hóa HTTT kế toán và đề xuất mô hình HTTT kế toán phù hợp với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. 2. Tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng tin học hóa HTTT kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Từ đó rút ra những nhận định khách quan và khoa học cho vấn đề này và khẳng định sự cần thiết phải triển khai HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ tại các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn hiện nay. 24 3. Tác giả đã đề xuất khung lý thuyết và mô hình tổng thể HTTT kế toán tin học hóa đồng bộ và trình bày những giải pháp triển khai mô hình trong thực tiễn. 4. Tác giả đề xuất mô hình chức năng và mô hình công nghệ, chỉ rõ những kỹ thuật, công nghệ sẽ được triển khai nhằm tích hợp phần mềm đã có với các phân hệ trong hệ thống mới. 5. Tác giả đề xuất mô hình nghiệp vụ phân tích chi tiết 6 nghiệp vụ kế toán và 3 hoạt động báo cáo trong doanh nghiệp xây dựng. 6. Tác giả phân tích đánh giá việc triển khai thử nghiệm HTTT kế toán tại công ty xây dựng Đất Việt. Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình do tác giả đề xuất và triển khai đã hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động nghiệp vụ kế toán của công ty. Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp cần triển khai hệ thống hỗ trợ mọi nghiệp vụ kế toán, không những quản lý kế toán tài chính mà còn trợ giúp nhà quản lý trong hoạt động kế toán quản trị, điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch kinh tế. Hệ thống cần tạo thông tin liên kết giữa các phòng ban chức năng, xây dựng môi trường số hoá thông tin, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, hạn chế trang bị thêm thiết bị mới. Dữ liệu được chuẩn hóa ở mức cao theo nguyên tắc chung về định dạng dữ liệu kế toán, hạn chế dư thừa, dị thường dữ liệu ở mức thấp nhất. HTTT kế toán đề xuất trong luận án có thể tích hợp với các ứng dụng có sẵn trong doanh nghiệp, hỗ trợ đầy đủ mọi hoạt động nghiệp vụ kế toán ngành xây dựng, tự động cập nhật chế độ kế toán mới, tự động tạo báo cáo nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu gửi tới cơ quan thuế, các ban ngành quản lý và phù hợp với định dạng báo cáo của Bộ tài chính. Ngoài ra, hệ thống dễ dàng nâng cấp, bảo trì, hiệu quả sử dụng cao, ít phụ thuộc vào chuyên gia công nghệ. Tóm lại, những kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận, làm phong phú thêm kiến thức về hệ thống thông tin kế toán mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Mô hình hệ thống thông tin kế toán tích hợp do tác giả đề xuất phù hợp với cả các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc đã ứng dụng tin học trong công tác kế toán, là cơ sở để triển khai HTTT kế toán hỗ trợ mọi thao tác hạch toán kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Việt Hà (2014), "Hoàn thiện ứng dụng tin học trong công tác kế toán tại doanh nghiệp xây dựng Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 11, tr. 52-58. 2. Lê Việt Hà (2015),"Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng phần mềm trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Vai trò của hệ thống thông tin quản lý đối với sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, tr. 207-220. 3. Lê Việt Hà (2015), "Phân tích nhận thức sử dụng phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp phi chính thức ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Kinh tế phi chính thức - Thực trạng và vấn đề đặt ra đối với các nền kinh tế, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 715-724. 4. Lê Việt Hà (2016), "Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 233, tr. 114-121. 5. Lê Việt Hà (2017), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Nâng cao năng lực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong bối cảnh CMCN 4.0, Nhà xuất bản Lao Động, tr. 685-693. 6. Lê Việt Hà (2018), “Phân tích vai trò nhà quản lý trong việc triển khai hệ thống thông tin kế toán trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 119, tr.49-57.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_thong_tin_ke_to.pdf
Luận văn liên quan