Tóm tắt Luận án Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Luận án “Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam” đã 1/. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về BHYT và nguồn thu của quỹ BHYT bao gồm: Khái niệm, phân loại và vai trò của BHYT; nguồn thu của quỹ BHYT, phân biệt nguồn thu với công tác thu; các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Đặc biệt, luận án đã nghiên cứu và đề xuất một hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá sự phát triển nguồn thu của quỹ BHYT. Nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.

pdf12 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những loại hình bảo hiểm này luôn là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước, nhất là trong điều kiện khí hậu trái đất biến đổi nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi và tốc độ già hoá dân số đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở nước ta, sau khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm, chủ trương cụ thể về lĩnh vực y tế và theo tinh thần Đại hội VI của Đảng là: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" [31]. Từ quan điểm này mà chính sách BHYT đã ra đời và từng bước phát triển đến ngày nay. Tại Đại hội VIII của Đảng, chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết với định hướng "Tăng đầu tư của Nhà nước, kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển BHYT" [32]. Tiếp đến Đại hội IX lại chỉ rõ: "Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tiến tới BHYT toàn dân" [33]. Đại hội X và XI chủ trương phát triển BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ hơn theo tinh thần: "Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh mẽ hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân" [34,35]... Thực hiện quan điểm và định hướng trên, chúng ta đã thể chế hoá chính sách BHYT bằng một loạt các văn bản có tính pháp lý cao và bắt đầu là Nghị định 299/HĐBT năm 1992, Nghị định 58/1998/NĐ-CP năm 1998, Nghị định 63/2005/NĐ-CP năm 2005 và cao nhất là Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Từ khi BHYT được thực hiện ở nước ta đến nay, tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội là rất lớn. Cụ thể, số người tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm, đến nay đã có gần 70% dân số tham gia BHYT, kéo theo đó là nguồn thu của quỹ BHYT cũng tăng nhanh, từ đó làm giảm đáng kể gánh nặng cho NSNN. Đặc biệt, những người nghèo, những người sống ở vùng sâu, vùng xa đã có cơ hội được chăm sóc sức khoẻ, KCB thông qua BHYT với sự trợ giúp đắc lực từ phía 2 Nhà nước... Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách BHYT ở nước ta luôn gặp phải những khó khăn, thách thức. Trong đó tài chính BHYT, thu BHYT để đảm bảo chi và cân đối quỹ BHYT luôn là vấn đề nổi cộm. Bởi thu không đảm bảo chi sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối quỹ BHYT. Trong khi đó, quỹ BHYT là nguồn tài chính quan trọng của mỗi quốc gia nhằm chi trả chi phí khám chữa bệnh cho nhân dân khi họ bị ốm đau bệnh tật, từ đó bảo an sinh xã hội bền vững. Vậy làm thế nào để đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHYT ở Việt Nam? Đây là câu hỏi hóc búa, là bài toán khó giải, bởi nó là một vấn đề “kinh tế - xã hội” rất rộng. Chỉ riêng vế trái của phương trình cân đối này (thu BHYT) cũng đã có rất nhiều vấn đề liên quan cần phải giải quyết, như; nguồn thu BHYT, tổ chức công tác thu, quản lý thu BHYT... Xuất phát từ thực tế trên, tác giả không có tham vọng sẽ tìm ra lời giải tuyệt đối chính xác cho một bài toán lớn, nhưng rất kỳ vọng tìm ra một phần của lời giải và quyết định chọn đề tài: "Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam" làm luận án tiến sỹ kinh tế . 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn thu, phát triển nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. - Phân tích thực trạng thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam. Qua đó, làm rõ những nhân tố có tác động chủ yếu đến nguồn thu của quỹ BHYT. - Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam (bao gồm cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện). 3 + Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam. Đặc biệt từ sau khi luật BHYT ra đời và có hiệu lực thi hành (2010 đến 2014) có so sánh phân tích các thời kỳ hoạt động của bảo hiểm y tế kể từ 1992 mới thành lập đến nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn thu của quỹ BHYT, góp phần cân đối quỹ BHYT. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp để phân tích về nguồn thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật Lịch sử để làm rõ thêm và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT, nguồn thu của quỹ BHYT. Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ các dữ liệu thứ cấp bao gồm Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình việt Nam (VHLSS năm 2010 và 2012) của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng thế giới. Từ các báo cáo về thu BHYT hàng năm của BHXH Việt Nam, các số liệu thu thập từ các bộ, ngành có liên quan như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Nguồn thu thập thông tin từ các dữ liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra phỏng vấn các đối tượng tham gia BHYT thông qua bộ phiếu khảo sát gồm: Khảo sát có chủ đích 400 cán bộ quản lý thu, cán bộ kiểm tra BHXH của toàn bộ 63 tỉnh thành trong cả nước và cán bộ Ban thu, Ban kiểm tra của BHXH Việt Nam; Chọn ngẫu nhiên 60 Chủ sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội; Chọn chủ đích 200 người lao động đã tham gia BHYT tại Đà Nẵng; Chọn chủ đích 110 người chưa tham gia BHYT tại Hà Nội. Tổng số phiếu khảo sát thu thập thông tin sơ cấp là 770 phiếu. 4 Kết quả khảo sát điều tra, tác giả đã thu về được 394 phiếu điều tra cán bộ quản lý thu, cán bộ kiểm tra BHXH của toàn bộ 63 tỉnh thành phố trên cả nước, 52 phiếu điều tra các đơn vị sử dụng lao động, 196 phiếu điều tra những người đã tham gia BHYT và 103 người chưa tham gia BHYT hợp lệ. Từ những thông tin trong các phiếu điều tra, việc xử lý số liệu sơ cấp này được nhập trên phần mềm SPSS để tổng hợp phân tích làm sáng tỏ những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng chủ yếu là phân tổ và chỉ số trong thống kê, kết hợp với các phương pháp so sánh, đối chiếu để làm rõ những nội dung cần phân tích. Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được về BHYT, tài chính BHYT kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực này, nghiên cứu sinh đi sâu phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT, thu và nguồn thu của quỹ BHYT cũng như những nhân tố tác động đến nguồn thu này. Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp của thống kê học như phương pháp phân tổ, chỉ số so sánh, đối chiếu về tình hình thu, những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam hoạt động an toàn, bền vững và cân đối quỹ BHYT. 5. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến nguồn thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT 5.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1. Diamond;P, 1992, Organizing the Health Insurance Market, Econometrica, 60 (6), 1233 - 1254 [77] 2. Joint NGO Briefing Paper, May 2008: "Health Insurance in low - income countries", (Bảo hiểm y tế ở các nước thu nhập thấp) [68]. 3. Nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ (2005) "Expanding US health insurance: AMA proposal for reform", "Mở rộng bảo hiểm y tế Mỹ - dự án cải cách của AMA" [66]. 5 4. Carrin G (2002) "Social health insurance in developing countries: A continuing challenge" (Thách thức đối với bảo hiểm y tế xã hội ở những nước đang phát triển) [74].. 5. Dey, M.S. and Flinn, C.J., 2005, An Equilibrium Model of Health Insurance Provision and Wage Determination, Econometrica, 73 (2), 571 - 627 [76].. 6. Borrell, C., Fernandez, E., Schiaffino, A., B enach, J., Rajmil, L., Villalbi, J.R. and Segura, A., 2001, Social class inequalities in the use of and access to health services in Catalonia, Spain: what is the influence of supplemental private health insurance?, International Journal for quality in Healthcare, 13 (2), 117 – 125 [72]. 7. Euson T, San PB. Health clarges and exemptions in Vietnam. Bamako Initiontive Operations Research Programme Paper No 1, 1996, UNICEF New York [81]. 8. Hiroi Yoshinnosi (professor, Univercity ChiPa) có bài viết: “ An sinh xã hội, BHYT ở Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam” [35]. 5.2. Những nghiên cứu trong nước 1. Lê Minh Phiêu (2010): "Tổ chức lại hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam" - Đại học Montesquieu - Pháp [41]. 2. GS.TS Phạm Tất Dong và TS. Đàm Viết Cương (Tháng 9/2002) " đăng trong cuốn: "Viện phí, BHYT và sử dụng dịch vụ y tế" trong chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển [46]. 3. TS. Trần Văn Tiến (2002) Cũng trong cuốn sách "Viện phí, BHYT và sử dụng dịch vụ y tế, đã có một công trình nghiên cứu đăng tải với tiêu đề: "Dự thảo về lộ trình tiến tới BHYT toàn dân" [65]. 4. Phạm Lương Sơn (2012): "Nghiên cứu thực trạng đấu thầu thuốc BHYT cho các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam" - Luận án tiến sỹ kinh tế [44]. 5. TS. Lê Duy Đồng và TS. Bùi Sỹ Lợi (2001) đã cho ra mắt cuốn sách: "Định hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011 - 2020" [38]. 6 6 Tác giả Phạm Thị Thu Hường (2013) "Bảo hiểm y tế tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sỹ kinh tế [47]. 7. TS. Đỗ Văn Sinh (2011) “Đề án khoa học đánh giá họat động quỹ BHXH, BHYT, tính toán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [34]. 5.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Khoảng trống lý thuyết: khái niệm về nguồn thu quỹ BHYT, phân biệt nguồn thu với hoạt động thu BHYT, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn thu, những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Do phần lớn những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT đều là những nhân tố định tính nhưng lại chỉ thể hiện ra bên ngoài các chỉ tiêu định lượng ít ỏi là: Số đối tượng và cơ cấu đối tượng tham gia BHYT, mức đóng BHYT. Vì vậy, Luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng các bảng hỏi với các đối tượng điều tra là: Cán bộ quản lý BHYT, các đối tượng tham gia khác nhau... để thu thập các số liệu sơ cấp. Sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích nguồn số liệu này để đánh giá sự tác động của từng nhân tố đến nguồn thu của quỹ BHYT. Khoảng trống về thực tế: Luận án tiến hành phân tích toàn diện, chi tiết, khách quan những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam. Phân tích những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam được nghiên cứu dưới góc độ quản lý và góc độ hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực hiện chính sách. Vì thế, các giải pháp và kiến nghị của Luận án đều nhằm hoàn thiện chính sách và kỳ vọng vào chính sách sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: + Luận án nghiên cứu và đưa ra khái niệm về nguồn thu của quỹ BHYT, phân biệt nguồn thu với công tác, cơ chế thu BHYT. 7 + Xác định những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT, lý giải làm rõ nội dung của từng nhân tố. + Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn thu của quỹ BHYT - Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: + Phân tích và làm rõ thực trạng thu và nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam (2010 - 2014). + Xác định rõ những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam, bao gồm cả chính sách, pháp luật về BHYT; đối tượng và cơ cấu đối tượng tham gia; mức thu và phương thức thu BHYT; cơ chế và công tác tổ chức thu; công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật; công tác kiểm tra, thanh tra về thực hiện BHYT và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến BHYT. + Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ BHYT; bao gồm cả các giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.. Luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế. Chương 2: Phân tích những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ 1.1. Khái quát về Bảo hiểm y tế 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm y tế 1.2.1.1. Khái niệm BHYT là một chính sách ASXH của Nhà nước mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, trên cơ sở đóng góp quỹ của những người tham gia, có sự hỗ trợ và bảo trợ của Nhà nước nhằm mục đích chi trả chi phí khám chữa bệnh khi thành viên cộng đồng bị ốm đau, bệnh tật và không vì mục tiêu lợi nhuận. 1.1.1.2. Bản chất của BHYT BHYT là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội; BHYT là một chính sách xã hội nằm trong hệ thống các chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Tính san sẻ tài chính, chia sẻ rủi ro luôn là nội dung quan trọng nói lên bản chất của BHYT. Mối quan hệ trong BHYT có thể là nhiều bên, tuỳ theo loại hình BHYT... 1.1.1.3. Đặc điểm của BHYT Thứ nhất, đây là một chính sách xã hội có đối tượng rất rộng, rất đa dạng, diện bao phủ lớn, cho nên nó phải được luật hoá. Thứ hai, BHYT hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, BHYT luôn thể hiện rõ tính kinh tế, tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn cao cả. Thứ tư, nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu của chính sách BHYT luôn gặp phải những khó khăn phức tạp do đối tượng đông, diện bao phủ rộng. Thứ năm, việc xây dựng chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT ở các nước khác nhau là khác nhau. 9 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm y tế 1.1.2.1. Bảo vệ tài chính cho các thành viên tham gia 1.1.2.2. Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân 1.1.2.3. Giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước 1.1.2.4. Đảm nhiệm trọng trách trụ cột chính trong hệ thống các chính sách ASXH 1.1.3. Nội dung hoạt động chủ yếu của bảo hiểm y tế 1.1.3.1. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHYT 1.1.3.2. Cấp phát thẻ BHYT 1.1.3.3. Hoạt động thu - chi và đầu tư quỹ BHYT 1.1.3.4. Phối hợp tổ chức KCB BHYT 1.2. Quỹ BHYT và nguồn thu của quỹ BHYT 1.2.1. Quỹ BHYT Quỹ BHYT là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Việc hình thành, tồn tại và phát triển quỹ BHYT luôn có mục đích và chủ thể riêng: 1.2.2. Nguồn thu của quỹ BHYT 1.2.2.1. Khái niệm Nguồn thu của quỹ BHYT là những khoản đóng góp của các chủ thể tham gia, các nguồn thu từ hoạt động của quỹ và nguồn thu khác nhằm mục đích chủ yếu trang trải các khoản chi phí KCB cho người tham gia khi họ bị ốm đau, bệnh tật theo quy định của pháp luật và được thực hiện bởi cơ quan BHYT. 1.2.2.2.Sự cần thiết phải phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Phát triển nguồn thu cho quỹ BHYT cũng có nghĩa là phải làm gia tăng các đối tượng tham gia và khả năng đóng góp của các đối tượng cũng như từng nhóm đối tượng. Đây là vấn đề mấu chốt nhất không chỉ liên quan đến cơ quan BHYT mà còn liên quan đến tất cả các cấp, các ngành. 10 1.2.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn thu của quỹ BHYT 1. Số lao động có quan hệ lao động phải tham gia BHYT 2. Số đơn vị phải tham gia BHYT 3. Số tiền phải thu BHYT (1) (2) (3) 4. Số lao động có quan hệ lao động đã tham gia BHYT (L) 5. Số đơn vị đã tham gia BHYT (D) 6. Số tiền thực thu BHYT (T) (4) (5) (6) 7. Tốc độ phát triển số lao động có quan hệ lao động đã tham gia BHYT ( Lt ) 8. Tốc độ phát triển số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHYT ( Dt ) 9. Tốc độ phát triển số thu BHYT ( Tt ) 10. Mức đóng góp BHYT bình quân một lao động có quan hệ lao động trong năm (M ) 11. Tốc độ phát triển mức đóng góp BHYT đối với những lao động có quan hệ lao động ( Mt ) 12. Số người tham gia BHYT chưa có quan hệ lao động ( NC ) (12) 13. Số thu BHYT từ những người chưa có quan hệ lao động ( NT ) (13) 14. Tốc độ phát triển số người tham gia BHYT chưa có quan hệ lao động ( CNT ) 15. Tốc độ phát triển số thu BHYT từ những người chưa có quan hệ lao động ( TNt ) 16. Mức đóng góp BHYT bình quân một người chưa có quan hệ lao động trong năm ( NM ) 17. Tốc độ phát triển mức đóng góp BHYT bình quân từ những người chưa có quan hệ lao động ( MNT ) 18. Số người tham gia BHYT ( YD ) 19. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT ( DT ) 20. Tổng thu BHYT năm ( YT ) 11 21. Tốc độ phát triển số người tham gia BHYT nói chung ( Dt ) 22. Tốc độ phát triển số thu BHYT nói chung ( TYt ) 23. Mức đóng góp BHYT bình quân 1 người dân tham gia BHYT trong năm ( DM ): 24. Tốc độ phát triển mức đóng góp BHYT nói chung ( MYt ): 25. Tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHYT nhàn rỗi ( YL ) (25) 26. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư ( eT ) Ngoài ra, dưới góc độ quản lý quỹ BHYT thì phát triển nguồn thu cho quỹ còn phải đặt trong mối quan hệ cân đối giữa thu và chi. Điều đó cũng có nghĩa xem xét: Tổng thu BHYT trong năm = Tổng chi KCB cho người tham gia BHYT trong năm + Chi phí quản lý trong năm + Dự phòng trong năm 1.3. Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế 1.3.1. Chính sách pháp luật về BHYT 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.3. Nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHYT 1.3.4. Chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT 1.3.5. Tổ chức thu BHYT 1.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát 1.3.7. Đối tượng tham gia và cơ cấu đối tượng tham gia BHYT 1.3.8. Mức đóng góp BHYT 1.4. Nguồn thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1. Nguồn thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước trên thế giới 12 1.4.1.1. Ở Cộng hoà Liên bang Đức 1.4.1.2. Ở Nhật bản 1.4.1.3. Ở Hàn Quốc 1.4.1.4. Ở Thái Lan 1.4.1.5. Ở Đài Loan 1.4.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam 1.4.2.1. Sự ra đời và phát triển a/ Giai đoạn từ 1992 đến 2008 b/ Giai đoạn từ 2009 đến 2014 1.4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của BHYT Việt Nam Hình 1.1: Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam BHXH Huyện Chi trả cho đại lý 13 1.4.2.3. Mức độ bao phủ của BHYT ở Việt Nam Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt tỉ lệ bao phủ tổi thiểu là 80%. Bảng 1.1: Số người tham gia theo loại hình BHYT Năm Tổng số người tham gia BHYT Tham gia BHYT bắt buộc Tham gia BHYT tự nguyện Số người (triệu người) Tốc độ phát triển (%) Số người (triệu người) Tốc độ phát triển (%) Số người (triệu người) Tốc độ phát triển (%) 2010 50.184 - 46.024 - 4.159 - 2011 52.094 1,038 47.110 1,024 4.987 1,199 2012 58.977 1,132 53.494 1,136 5.483 1,099 2013 63.018 1,069 55.950 1,046 7.068 1,289 2014 64.608 1,025 57.039 1,019 7.568 1,071 Nguồn: BHXH Việt Nam [4] 1.4.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, chính sách BHYT cần phải được thiết kế cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ hai, BHYT tự nguyện là bước đệm để tiến tới BHYT toàn dân. Thứ ba, Nhà nước phải luôn có sự hỗ trợ cho quỹ BHYT. Thứ tư, Việc xác định mức đóng góp BHYT phải quy định riêng cho từng loại hình BHYT. Thứ năm, xác định rõ vấn đề quản lý Nhà nước về BHYT. Thứ sáu, BHYT xã hội nhất thiết phải được bảo trợ của nhà nước. Thứ bảy, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh thị trường KCB. 14 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng nguồn thu và thu của quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam 2.1.1 Nguồn thu và kết quả thu BHYT Nguồn hình thành quỹ BHYT bao gồm: 1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật BHYT. 2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế. 3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 4. Các nguồn thu hợp pháp khác.” (Điều 33 - Luật BHYT) Bảng 2.1: Kết quả thu BHYT (2010 - 2014) Năm Tổng thu BHYT Thu BHYT bắt buộc Thu BHYT tự nguyện Số tiền (tỷ VND) Tốc độ phát triển (%) Số tiền (tỷ VND) Tốc độ phát triển (%) Số tiền (tỷ VND) Tốc độ phát triển (%) 2010 23.305,2 21.759,3 1.545,9 2011 31.829,4 136,6 29.724,2 136,6 2.105,1 136,2 2012 40.176,9 126,2 37.758,3 127,0 2.417,6 114,8 2013 48.433,8 120,6 44.685,1 118,3 3.748,7 155,1 2014 55.026,0 113,6 51.027,3 114,2 3.998,7 106,7 Nguồn: BHXH Việt Nam [4] 2.1.2. Mức đóng BHYT Mức đóng BHYT được quy định tại Điều 13 Luật BHYT. Bảng 2.2: Mức đóng bình quân của một người tham gia BHYT (2010 - 2014) Năm BHYT nói chung BHYT bắt buộc BHYT tự nguyện Mức đóng bình quân 1 người (đ) Tốc độ phát triển (%) Mức đóng bình quân 1 người (đ) Tốc độ phát triển (%) Mức đóng bình quân 1 người (đ) Tốc độ phát triển (%) 2010 466.105 - 473.029 - 386.488 - 2011 571.621 131,3 612.104 120,8 526.290 136,2 2012 692.689 113,2 712.422 124,6 483.524 91,9 2013 768.790 111,0 812.456 114,0 535.530 110,8 2014 859.781 111,8 895.215 110,2 571.244 106,7 Nguồn: BHXH Việt Nam [4] 15 2.1.3. Tổ chức công tác thu BHYT 2.1.4. Cân đối thu - chi quỹ BHYT Bảng 2.3: Chênh lệch thu - chi quỹ BHYT (2010 - 2014) Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng thu BHYT Tổng chi BHYT Chênh lệch thu - chi 1 2 3 4 = 2 - 3 2010 23.305 18.895 4.410 2011 31.829 24.753 7.076 2012 40.176 33.419 6.757 2013 48.434 39.060 9.374 2014 55.026 45.550 9.476 Ghi chú: số liệu chưa tính quỹ dự phòng và quỹ quản lý Nguồn: BHXH Việt Nam [4] 2.2. Phân tích các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam 2.2.1. Chính sách pháp luật BHYT 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - thu nhập - mức đóng BHYT (2010 - 2014) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 6,78 5,96 5,25 5,42 5,65 2. Thu nhập bình quân/ người/ tháng 1.000đ 1.150 1.179 1.196 1.294 1.464 3. Tốc độ tăng thu nhập % - 2,6 1,8 7,2 14,8 4. Mức đóng BHYT bình quân/ người 1.000đ 466,1 612,1 692,6 768,7 859,7 5. Tốc độ tăng mức đóng BHYT % - 31,5 13,4 10,8 11,9 6. Tốc độ tăng bình quân giá cả các dịch vụ y tế % - 14,7 17,6 19,6 22,4 Nguồn: Tổng cục thống kê - BHXH Việt Nam [46] 16 Luận án áp dụng mô hình nghiên cứu: a) Mô hình 1: Xác suất tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho kết quả như sau: Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------- primary | 7.66 0.130580 secondary | 5.87 0.170446 highSchool | 5.39 0.185368 quintiles_5 | 3.68 0.271461 quintiles_4 | 3.44 0.290361 quintiles_3 | 3.21 0.311263 quintiles_2 | 2.77 0.361636 reg8_8 | 1.64 0.608112 reg8_7 | 1.54 0.648215 reg8_5 | 1.42 0.704634 reg8_4 | 1.38 0.726024 reg8_2 | 1.35 0.738252 reg8_6 | 1.24 0.807133 urban | 1.16 0.860509 visited | 1.15 0.872969 reg8_3 | 1.10 0.907788 year_1 | 1.09 0.915149 kinh | 1.09 0.920389 hhsize | 1.08 0.927807 female | 1.01 0.993172 -------------+---------------------- Mean VIF | 2.41 Kết quả này cho thấy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến và ước lượng các biến của mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (trừ một hệ số). Kết quả R-squared của mô hình Logit thấp (6%) là phù hợp với đặc trưng của dạng 17 mô hình này. R-squared của mô hình hồi quy OLS ở mức 18.5% do nghiên cứu sử dụng các biến độc lập là biến định tính trong khi đó biến phụ thuộc là biến phụ thuộc với mục đích so sánh sự khác biệt của các nhóm hơn là đánh giá chung. Như vậy kết quả sẽ có tính khuyến nghị cao hơn do BHYT là một chính sách phủ rộng toàn bộ dân số hơn là chính sách tập trung một nhóm đối tượng cụ thể. Nhóm đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ có xác suất mua bảo hiểm y tế cao hơn nhóm không đi khám chữa bệnh (dòng đầu tiên, cột 1). Chi tiết hơn, ở hình 3.8 cho thấy ảnh hưởng cận biên (margin) của đi khám chữa hay không tới xác suất họ chọn mua bảo hiểm y tế tự nguyện, khoảng 38% của người đi khám chữa so với 32% của người không đi khám chữa. Từ kết quả hồi quy trong bảng và hình 1 hàm ý rằng nên khuyến khích và tập trung tuyên truyền những người đã từng đi khám chữa bệnh mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Để củng cố hơn nhận định này, cột 2 cùng dòng một cho thấy những người này sẽ chi cho bảo hiểm y tế cao hơn khoảng 24% so với nhóm người không đi khám chữa bệnh khi các yếu tốt khác không đổi. Nghiên cứu lấy nhóm ngũ vị phân thứ nhất của thu nhập (hay nhóm thu nhập của người nghèo) làm chuẩn để so sánh. Xác suất mua bảo hiểm y tế tự nguyện tăng dần đều theo mức thu nhập. Có nghĩa là những gia đình có thu nhập càng cao thì khả năng họ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện càng cao. Cụ thể, nhóm người giàu sẽ có xác suất tham gia cao hơn gấp đôi nhóm người nghèo. Như vậy, để thúc tăng thu cho bảo hiểm y tế tự nguyện, chúng ta nên tập trung vào các nhóm đối tượng trung lưu và thượng lưu. Tiếp đến, những người dân tộc thiểu số có xác suất tham gia bảo hiểm tự nguyện thấp hơn rất nhiều so với nhóm Kinh và Hoa, bởi vì đa phần họ là người nghèo hay nhóm yếu thế trong xã hội, cùng với nữa họ thường được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và nhóm này thường sống ở vùng nông thôn và miền núi như trong bảng mô tả thống kê cho thấy số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở nông thôn cao hơn 2/3 lần so với thành thị nhưng khả năng tham gia lại thấp hơn, 0.32 so với 0.39 theo thứ tự (Hình 3.9). Thực ra, sự chênh lệnh cũng 18 không đáng kể do vậy chúng ta cần tập trung khuyến khích cả nông thôn và thành thị tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Điều đáng chú ý ở đây là chi tiêu cho bảo hiểm y tế ở thành thị và nông thôn là không có ý nghĩa thống kê, chúng ta mong đợi rằng những người sống ở thành thị sẽ chi tiêu cho bảo hiểm y tế nhiều hơn nhưng kỳ vọng này chưa được chứng mình. Đây có thể là tín hiệu không tốt cho những người sống ở vùng nông thôn, họ phải chi nhiều cho bảo hiểm y tế như người sống ở thành thị. 2.2.3. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật 2.2.4. Chất lượng khám chữa bệnh BHYT 2.2.5. Thủ tục tham gia, thu phí và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát BHYT 2.2.7. Đối tượng tham gia, cơ cấu đối tượng tham gia và mức đóng BHYT Để thấy rõ mức độ tác động của những nhân tố định lượng này đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam, Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp trong thống kê và nguồn số liệu thứ cấp của cơ quan BHXH Việt Nam để phân tích, cụ thể: - Nếu ký hiệu số đối tượng tham gia BHYT năm 2013 và năm 2014 là 0D và 1D - Nếu ký hiệu mức đóng BHYT năm 2013 và năm 2014 là 0M và 1M Khi đó sẽ thiết lập được một hệ thống chỉ số tổng hợp 3 nhân tố sau đây: a) Số tương đối: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ××== 0 1 0 00 1 10 1 10 1 11 00 11 D D D DM D DM D DM D DM DM DM I (1) (2) (3) b) Số tuyệt đối: 19 ( )∑∑ −= 0011 DMDMI ( ) 0011 0 00 1 10 1 1 10 1 11 MDDD D DM D DM D D DM D DM ∑∑∑ ∑ ∑ ∑ ∑∑ ∑ ∑ ∑ ∑ −+        −+        −= Bảng 2.5: Tính toán các nhân tố tác động đến tổng thu BHYT ở Việt Nam theo 2 loại đối tượng: Đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện Loại hình BHYT Mức đóng BHYT bình quân (1000đ/ người) Số đối tượng tham gia BHYT (triệu người) 00DM (tỷ đồng) 11DM (tỷ đồng) 10DM (tỷ đồng) 0M 1M 0D 1D 1. BHYT bắt buộc 812,4 895,2 55,9 57,0 45.413,2 51.026,4 46.306,8 2. BHYT tự nguyện 535,5 571,2 7,0 7,5 3.748,5 4.284,0 4.016,2 Chung 781,59 857,53 62,9 64,5 49.161,7 55.310,4 50.323,0 Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả 2.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, nguồn thu ngày càng được mở rộng và tương đối bền vững, do đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng nhanh, nhất là loại hình BHYT tự nguyện. Thứ hai, mức đóng BHYT có tác động mạnh nhất và lớn nhất đến nguồn thu của quỹ BHYT cả về số tương đối và số tuyệt đối. Thứ ba, do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ổn định, mặc dù gặp khủng hoảng kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn duy trì ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Thứ tư, tất cả các nhân tố trên, dù là định tính hay định lượng, đều có tác động ít nhiều đến nguồn thu của quỹ BHYT, nhưng sự tác động tổng hợp của chúng mới là quan trọng. Thứ năm, trong giai đoạn thực hiện Luật BHYT vừa qua, số thu hàng năm 20 luôn tăng cao, cho nên về cơ bản đã đảm bảo được cân đối thu - chi. Chênh lệch thu - chi năm sau luôn cao hơn năm trước. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Một là, quan điểm và nhận thức về BHYT vẫn chưa thực sự đầy đủ. Hai là, việc ban hành chính sách pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm so với tiến độ đề ra. Ba là, hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý nguồn thu vẫn chưa được bổ sung và chưa giao chỉ tiêu số phải thu . Bốn là, chất lượng KCB BHYT còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân không muốn tham gia. Năm là, trong thời gian vừa qua việc quản lý các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc chưa chặt chẽ. Sáu là, thủ tục đăng ký tham gia BHYT tự nguyện còn nhiều bất cập. Bảy là, đầu tư quỹ nhàn rỗi BHYT vẫn chưa thực hiện được. 21 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam 3.1.1. Quan điểm Quan điểm thứ nhất, nguồn thu của quỹ BHYT luôn phải hướng vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Quan điểm thứ hai, tất cả các cấp, các ngành có liên quan đều phải có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các đối tượng tham gia thực hiện luật BHYT. Quan điểm thứ ba, phát triển nguồn thu của quỹ BHYT luôn phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ. Quan điểm thứ tư, phát triển nguồn thu phải gắn với nuôi dưỡng nguồn thu cho quỹ BHYT. Quan điểm thứ năm, quản lý nguồn thu quỹ BHYT bằng pháp luật là chủ yếu và phải tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn thu. Quan điểm thứ sáu, phải luôn quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nguồn thu. 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn thu quỹ BHYT Việt Nam 3.1.3.1. Định hướng - Tăng nguồn thu cho quỹ BHYT dựa vào sự đóng góp của cộng đồng. - Mức đóng BHYT được điều chỉnh theo từng thời kỳ theo đúng Luật BHYT. - Quản lý quỹ BHYT chặt chẽ, chống thất thu, chống lạm dụng quỹ BHYT. - Khai thác các nguồn lực tài chính khác để đóng góp cho quỹ BHYT phát triển 3.1.3.2. Mục tiêu phát triển nguồn thu quỹ BHYT a, Mục tiêu chung: Huy động tổng hợp các nguồn lực đóng BHYT đầy đủ, đúng luật để hình thành quỹ BHYT. Đảm bảo quỹ BHYT phát triển ổn định, bền vững và cân đối được thu - chi. Từng bước giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước. b, Mục tiêu cụ thể: 22 - Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tất cả các đối tượng tham gia BHYT theo luật định; - Quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia, nhất là các đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đảm bảo chống thất thu quỹ BHYT; - Tăng cường chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHYT, như: trốn đóng, nợ đọng, đóng không đầy đủ... nhằm phát triển nguồn thu cho quỹ BHYT bền vững. 3.2. Giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam 3.2.1. Tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật BHYT 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về BHYT 3.2.3. Quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia BHYT, nhất là những đối tượng có quan hệ lao động 3.2.4. Nâng cao chất lượng KCB BHYT 3.2.5. Đổi mới công tác thu và quản lý nguồn thu của quỹ BHYT 3.2.6. Đầu tư có hiệu quả quỹ dự phòng và số tiền nhàn rỗi của quỹ BHYT 3.2.7. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý BHYT 3.2.8. Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề có liên quan đến đại lý BHYT 3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật BHYT 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Quốc hội 3.3.2. Đối với Chính phủ 3.3.3. Đối với Bộ y tế 3.3.4. Đối với BHXH Việt Nam 3.3.5. Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền 23 PHẦN KẾT LUẬN Luận án “Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam” đã 1/. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về BHYT và nguồn thu của quỹ BHYT bao gồm: Khái niệm, phân loại và vai trò của BHYT; nguồn thu của quỹ BHYT, phân biệt nguồn thu với công tác thu; các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Đặc biệt, luận án đã nghiên cứu và đề xuất một hệ thống chỉ tiêu thống kê đánh giá sự phát triển nguồn thu của quỹ BHYT. Nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. 2/. Phân tích đánh giá thực trạng thu BHYT trong giai đoạn 2010 - 2014; các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam trong những năm vừa qua. Qua phân tích, luận án đã làm rõ những kết quả đạt được, cũng như những vấn đề còn hạn chế trong công tác thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT, nguyên nhân hạn chế. 3/. Đề xuất những quan điểm và hệ thống các giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam. Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như phân tích thực trạng thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam thông qua nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để làm rõ các nhân tố tác động đến nguồn thu, song quy mô mẫu điều tra, khảo sát còn khiêm tốn, tính chất đại diện của mẫu vẫn chưa cao, vì vậy kết quả phân tích và đánh giá ít nhiều vẫn còn bị hạn chế. Là một chính sách của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ thống các chính sách ASXH, BHYT, nguồn thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Nếu nguồn thu của quỹ BHYT phát triển bền vững thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho mục tiêu BHYT toàn dân ở nước ta sẽ trở thành hiện thực. 24 Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn thu quỹ BHYT ở Việt Nam cũng như các nội dung được trình bày trong luận án chắc chắn chưa thể coi là đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết, do vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến bổ xung, đóng góp của các chuyên gia kinh tế, của tất cả mọi người quan tâm để Luận án được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_tranquanglam_tt_6805.pdf
Luận văn liên quan