Tóm tắt Luận án Phân tích dạng một số kim loại trong trầm tích và đánh giá khả ăng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở vùng cửa sông Tiền

Đã xác định được hàm lượng các KLĐ trong Nghêu ở vùng cửa sông Tiền. Hàm lượng KLĐ xác định được thấp hơn mức quy định trong thực phẩm của Bộ Y tế và của nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới, do đó an toàn cho người tiêu thụ. Mặt khác chứng minh được mức tích lũy các KLĐ trong Nghêu Meretrix lyrata không tương quan với tổng hàm lượng các KLĐ trong trầm tích, nhưng tương quan tuyến tính với hàm lượng các dạng kim loại linh động (dạng dễ trao đổi, dạng liên kết với cacbonat) trong trầm tích

pdf25 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích dạng một số kim loại trong trầm tích và đánh giá khả ăng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở vùng cửa sông Tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 1 i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------------------------- HOÀNG THỊ QUỲNH DIỆU PH N T CH DẠNG T S KI OẠI TRONG TR T CH VÀ Đ NH GI KHẢ N NG T CH Đ NG VÀ CH TRONG NGH U Meretrix lyrata NU I Ở V NG C A S NG TIỀN TÓ TẮT UẬN N TIẾN SĨ HÓA HỌC HUẾ - 2018 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------------------------- HOÀNG THỊ QUỲNH DIỆU PH N T CH DẠNG T S KI OẠI TRONG TR T CH VÀ Đ NH GI KHẢ N NG T CH Đ NG VÀ CH TRONG NGH U (Meretrix lyrata NU I Ở V NG C A S NG TIỀN CHU N NGÀNH: HÓA PH N T CH Ã S : 62 44 01 18 TÓ TẮT UẬN N TIẾN SĨ HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGU ỄN V N HỢP 2. TS. NGU ỄN HẢI PHONG HUẾ - 2018 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 1 Ở Đ U Các kim loại nặng nói chung và các kim loại độc (KLĐ) nói riêng được phát thải vào môi trường từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo (hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đô thị). Trong môi trường, các KLĐ (Hg, Cd, Ni, As, Cr, Pb, Cu và Zn) phân bố trong nước, trầm tích và tích lũy vào sinh vật. Theo chuỗi thức ăn, cuối cùng các KLĐ đi vào cơ thể người và gây độc. Vùng cửa sông Tiền thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là một trong những vùng trọng điểm nuôi Nghêu (Meretrix lyrata) ở miền Nam nước ta với diện tích khoảng 2.300 ha và có thể mở rộng thêm trong giai đoạn tới. Hàng năm, khoảng 20.000 tấn Nghêu được thu hoạch từ vùng nuôi ở cửa sông Tiền để phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Hiện nay tỉnh Tiền Giang đang quy hoạch và phát triển vùng này hơn nữa nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tăng năng suất và chất lượng Nghêu nuôi để phục vụ xuất khẩu. Mặc dù vùng cửa sông Tiền đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như vậy, nhưng cho đến nay, hầu như chưa có nghiên cứu chi tiết nào về hiện trạng môi trường vùng cửa sông Tiền, đặc biệt là sự tích lũy các KLĐ trong trầm tích và trong Nghêu; các dạng KLĐ trong trầm tích và khả năng gây độc của chúng đối với môi trường; khả năng sử dụng Nghêu (Meretrix lyrata) làm chỉ thị cho sự ô nhiễm các KLĐ trong môi trường. Mặt khác, trong nhiều năm qua, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường của các tỉnh liên quan (trong đó có tỉnh Tiền Giang) đã tiến hành quan trắc chất lượng nước (CLN) sông Tiền – đoạn đi qua từng địa phương, nhưng còn thiếu các số liệu về hàm lượng KLĐ nên chưa xác định được mức độ ô nhiễm KLĐ trong nước sông Tiền và khả năng ảnh hưởng của sự ô nhiễm này đến hàm lượng KLĐ trong nước vùng cửa sông Tiền. Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài luận án được thực hiện nhằm mục đích đưa ra các thông tin về hàm lượng các KLĐ trong nước, trầm tích và Nghêu, các dạng KLĐ trong trầm tích, khả năng sử dụng Nghêu làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm các KLĐ trong môi trường vùng cửa sông Tiền. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 2 Nội dung nghiên cứu chính của luận án: 1) Phân tích hàm lượng các KLĐ trong nước sông Tiền và nước vùng cửa sông Tiền; 2) Phân tích hàm lượng các KLĐ và các dạng tồn tại của chúng trong trầm tích vùng cửa sông Tiền; 3) Phân tích và đánh giá hàm lượng các KLĐ trong Nghêu (Meretrix lyrata) ở vùng cửa sông Tiền; 4) Nuôi Nghêu (Meretrix lyrata) trong môi trường có chứa Cu, Pb ở các mức nồng độ tăng dần để tìm hiểu khả năng sử dụng Nghêu (Meretrix lyrata) làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cu, Pb trong môi trường vùng cửa sông Tiền. Bố cục của luận án Luận án gồm 116 trang, với 39 bảng và 25 hình, trong đó:  Mục lục, danh mục viết tắt, bảng, hình: 08 trang  Phần mở đầu: 03 trang  Chương 1: Tổng quan lý thuyết 28 trang  Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 16 trang  Chương 3: Kết quả và thảo luận 51 trang  Chương 4: Kết luận 02 trang  Tài liệu tham khảo: 16 trang, với 179 tài liệu tham khảo N I DUNG UẬN N CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN  Nguồn phát sinh các kim loại độc trong môi trường  Các dạng tồn tại của các kim loại độc trong môi trường  Độc tính của kim loại độc đối với cơ thể người  Sự tích lũy kim loại độc vào cơ thể sinh vật, chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm kim loại độc và các nghiên cứu liên quan  Giới thiệu về Sông Tiền, vùng cửa sông Tiền và Nghêu (Meretrix lyrata)  Các phương pháp phân tích lượng vết các kim loại độc Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 3  Phương pháp phân tích dạng kim loại độc trong trầm tích và các nghiên cứu liên quan  Đánh giá mức tích lũy kim loại độc trong trầm tích và trong sinh vật CHƢƠNG 2. N I DUNG VÀ PHƢƠNG PH P NGHI N CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu cụ thể 1) Phân tích và đánh giá sơ bộ hàm lượng các KLĐ (Cd, As, Pb, Ni, Cr, Cu, Zn, Fe và Mn) trong nước sông Tiền và vùng cửa sông Tiền; 2) Phân tích hàm lượng các KLĐ (Cd, As, Pb, Ni, Cr, Cu, Zn) trong trầm tích vùng cửa sông Tiền và đánh giá mức tích lũy các KLĐ trong trầm tích qua Chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và Hệ số làm giàu (EF); 3) Phân tích và đánh giá hàm lượng các dạng KLĐ trong trầm tích, gồm 5 dạng: dạng dễ trao đổi, liên kết với cacbonat, liên kết với Fe–Mn oxit, liên kết với các sunfua-hữu cơ và dạng cặn dư. Đánh giá nguy cơ rủi ro của các dạng KLĐ đối với môi trường và sinh vật; 4) Phân tích và đánh giá hàm lượng các KLĐ (Cd, As, Pb, Ni, Cr, Cu, Zn) trong Nghêu ở vùng cửa sông Tiền và tìm hiểu mối tương quan giữa hàm lượng các KLĐ trong Nghêu với hàm lượng các dạng KLĐ trong trầm tích; Đánh giá mức tích lũy các dạng KLĐ từ trầm tích vào Nghêu qua Hệ số tích lũy sinh học-trầm tích (BSAF) và Chỉ số đánh giá rủi ro (RAC); 5) Đánh giá mức tích lũy Cu, Pb trong Nghêu qua thí nghiệm nuôi Nghêu và cho phơi nhiễm với các mức nồng độ tăng dần của Cu, Pb trong môi trường nước và môi trường nước - trầm tích để kiểm tra khả năng sử dụng Nghêu làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cu, Pb trong môi trường vùng cửa sông Tiền. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy mẫu: + Mẫu nước sông Tiền: Lấy mẫu tại 5 mặt cắt ngang trên sông Tiền (đoạn từ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến cửa sông Tiền, tỉnh Tiền Giang với chiều dài khoảng 230 km). Tại mỗi mặt cắt, mẫu thu được là tổ hợp từ các mẫu lấy ở 03 điểm: Giữa dòng và cách hai Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 4 bên bờ ¼ của bề rộng sông; Tại mỗi điểm, lấy mẫu ở độ sâu 40 cm – 50 cm; Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo quy định của ISO 5667–1:2006 và ISO 5667–3:2003. + Mẫu nước vùng cửa sông Tiền: Lấy mẫu tại 7 mặt cắt ngang (từ S1 đến S7) (các vị trí lấy mẫu được nêu ở Hình 2.1) trong 3 đợt: tháng 6, tháng 8 và 11 năm 2015. Tại mỗi mặt cắt, lấy mẫu ở 2 điểm cách nhau khoảng 1 km và ở độ sâu 40 - 50 cm. Sau đó trộn hai mẫu này lại (tỷ lệ thể tích 1 : 1) thành một mẫu đại diện cho từng mặt cắt. + Mẫu trầm tích vùng cửa sông Tiền: Lấy mẫu trầm tích ở 7 mặt cắt tương tự như đối với lấy mẫu nước (S1 – S7) trong 3 đợt: tháng 6, tháng 8 và 11 năm 2015. Tại mỗi mặt cắt, lấy mẫu trầm tích (bằng dụng cụ gàu lấy mẫu Erkman) ở 2 điểm lựa chọn, cách nhau khoảng 1 km. Lấy mẫu ở độ sâu 0 cm – 10 cm (độ sâu Nghêu thường sống), mẫu thu được là mẫu tổ hợp (tỷ lệ khối lượng 1 : 1 : 1) từ 3 điểm là 3 đỉnh của hình tam giác với chiều dài cạnh 1 m. Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo hướng dẫn của ISO 5667–13:1997 [20] và ISO 5667–15:1999. + Mẫu Nghêu nuôi ở vùng cửa sông Tiền: Các mẫu Nghêu được thu thập trong 3 đợt vào tháng 6, 8 và 11 năm 2015, tại 7 mặt cắt như đối với lấy mẫu trầm tích (S1 – S7). Tại mỗi mặt cắt, lấy mẫu Nghêu ở 2 điểm gần điểm lấy mẫu trầm tích, mỗi điểm 20 – 25 cá thể, rồi tổ hợp thành một mẫu. Mẫu Nghêu được bảo quản lạnh trong bao nilon sạch và đem về phòng thí nghiệm trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu. Phương pháp xử lý mẫu: Xử lý mẫu xác định KLĐ: Mẫu nước (phương pháp SMEWW–3030); Mẫu trầm tích (phân tích dạng – phương pháp Tessier, phân tích tổng – phương pháp EPA 3052); Mẫu Nghêu (phương pháp FDA-EAM 4.7). Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 5 Hình 2.1. Vùng cửa sông Tiền (vùng khảo sát) và các vị trí lấy mẫu nước, trầm tích và Nghêu - Phương pháp phân tích: Là các phương pháp chuẩn của quốc gia và quốc tế: Phân tích KLĐ trong nước: phương pháp SMEWW- 3125B; Phân tích KLĐ trong trầm tích: phương pháp 6020B; Phân tích dạng KLĐ trong trầm tích: phương pháp 6020B; Phân tích KLĐ trong Nghêu: FDA-EAM 4.7. - Phương pháp tối ưu các điều kiện phân tích trên thiết bị ICP-MS: Tối ưu các thông số cơ bản và chuẩn hóa số khối; Tối ưu tốc độ khí mang tạo sol khí; Tối ưu lưu lượng khí va chạm; Tối ưu thời gian phân tích; Tối ưu thời gian rửa giữa các mẫu. - Kiểm soát chất lượng các phương pháp phân tích: Lựa chọn đồng vị và khoảng tuyến tính; Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng; Độ lặp lại; Độ đúng của các phương pháp phân tích. - Phương pháp đánh giá hàm lượng KLĐ trong nước và trong trầm tích: Dựa vào các QCVN hoặc các chỉ số (Igeo, RAC). - Phương pháp đánh giá mức tích lũy kim loại độc trong Nghêu: Dựa vào QCVN, các tiêu chuẩn của một số quốc gia trên thế giới hoặc chỉ số BSAF. - Thí nghiệm nuôi Nghêu và cho phơi nhiễm với các mức hàm lượng Cu, Pb tăng dần: Đánh giá sự tương quan tuyến tính giữa hàm lượng Cu, Pb trong Nghêu và trong môi trường hoặc đánh giá qua Tốc độ tích lũy Cu, Pb (RMA). Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 6 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO UẬN 3.1 Nghiên cứu lựa chọn các điều kiện phân tích tối ƣu trên thiết bị ICP-MS 3.1.1. Tối ưu các thông cơ bản và chuẩn hóa số khối 3.1.2. Tối ưu tốc độ khí mang tạo sol khí 3.1.3. Tối ưu tốc độ khí va chạm 3.1.4 Tối ưu thời gian phân tích và thời gian rửa giữa các mẫu Các thông số vận hành của thiết bị ICP-MS sau khi tối ưu được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Các điều kiện phân tích tối ưu trên thiết bị ICP-MS STT Thông số Giá trị được chọn 1 Công suất máy phát cao tần 1550 W 2 Tốc độ khí mang tạo sol khí 0,96 (L/phút) 3 Tốc độ khí va chạm 5,5 (mL/phút) 4 Thời gian phân tích 30 (giây) 5 Thời gian rửa mẫu 20 (giây) 6 Tốc độ bơm mẫu 0,3 (vòng/phút) 3.2. Kiểm soát chất lƣợng phân tích 3.2.1. Lựa chọn số khối phân tích và xây dựng đường chuẩn Bảng 3.2. Phương trình đường chuẩn xác định các nguyên tố STT Nguyên tố Phương trình đường chuẩn Y = aX + b r 1 Cd Y = 6,33.103 X + 1,61.102 0,9998 2 Ni Y = 8,25.104 X + 2,11.103 0,9999 3 Cr Y = 8,96.104 X + 1,03.103 0,9999 4 As Y = 9,63.103 X + 1,44.102 0,9999 5 Pb Y = 7,07.104X + 2,30.103 0,9999 6 Cu Y = 6,15.104 X + 2,31.103 0,9997 7 Zn Y = 5,03.103 X + 1,41.102 0,9997 8 Fe Y = 8,40.104 X + 4,52.103 0,9999 9 Mn Y = 9,54.104 X + 2,37.103 0,9998 Với Y: Số đếm/giây (CPS); X: Nồng độ (µg/L); r: hệ số tương quan Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 7 3.2.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng Bảng 3.3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của thiết bị ICP-MS STT Thông số LOD (µg/L) LOQ (µg/L) 1 Cd 0,03 0,10 2 Ni 0,03 0,10 3 Cr 0,03 0,10 4 As 0,03 0,10 5 Pb 0,03 0,10 6 Cu 0,03 0,10 7 Zn 0,1 0,30 8 Fe 0,1 0,30 9 Mn 0,1 0,30 Độ lặp lại: RSD (%) khi phân tích mẫu nước sông và vùng cửa sông, mẫu trầm tích và mẫu Nghêu lần lượt là từ 1% đến 14%, từ 2,6% đến 14,7% và từ 2,0% đến 8,6% < ½ RSD tính theo hàm Horwitz  các phương pháp đạt được độ lặp lại tốt. Bảng 3.4. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các phương pháp phân tích STT Thông số Nước sông (μg/L) Nước vùng cửa sông (μg/L) Nghêu (mg/kg) Trầm tích (mg/kg) 1 Cd 0,3/0,9 0,3/0,9 0,01/0,03 0,001/0,003 2 Ni 0,3/0,9 1,0/3,0 0,06/0,18 0,005/0,015 3 Cr 0,3/0,9 0,3/0,9 0,06/0,18 0,005/0,015 4 As 0,3/0,9 0,3/0,9 0,06/0,18 0,005/0,015 5 Pb 0,3/0,9 0,3/0,9 0,06/0,18 0,001/0,003 6 Cu 0,3/0,9 0,3/0,9 0,06/0,18 0,005/0,015 7 Zn 1,0/3,0 3,0/9,0 1,0/3,0 0,010/0,030 8 Fe 1,0/3,0 3,0/9,0 1,0/3,0 1,0/3,0 9 Mn 1,0/3,0 3,0/9,0 1,0/3,0 1,0/3,0 Giá trị giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng được trình bày ở dạng “LOD/LOQ” Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 8 Độ đúng: Đối với mẫu thêm chuẩn, Độ thu hồi (Rev%) thu được nằm trong khoảng cho phép (từ 80% đến 110%); Đối với mẫu chuẩn (CRM), kết quả xác định được nằm trong khoảng tin cậy 95% của hàm lượng được ghi trong chứng chỉ  các phương pháp phân tích có độ đúng đạt yêu cầu. 3.3. Hàm lƣợng các kim loại độc trong nƣớc sông Tiền - Hàm lượng các KLĐ trong nước sông Tiền đều thỏa mãn QCVN 08:2010 – MT/BTNMT trừ Fe. - Hàm lượng các KLĐ trong nước sông Tiền vào mùa khô cao hơn mùa mưa và có xu hướng tăng về phía cuối nguồn. 3.4. Hàm lƣợng các kim loại độc trong nƣớc vùng cửa sông Tiền Hàm lượng các KLĐ trong nước vùng cửa sông Tiền đều thỏa mãn QCVN 10-MT:2015/BTNMTnhưng hàm lượng Fe khá lớn vượt mức cho phép. Hàm lượng Fe trong nước sông Tiền cũng khá cao là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng Fe trong nước vùng cửa sông. Hàm lượng các KLĐ trong ba đợt lấy mẫu là khác nhau: Đợt 1 cao hơn Đợt 2 và Đợt 3. 3.5. Hàm lƣợng kim loại độc trong trầm tích và Nghêu tại cửa sông Tiền 3.5.1. Hàm lượng kim loại độc trong trầm tích + Hàm lượng các KLĐ trong trầm tích vùng cửa sông Tiền đều thấp hơn so với quy định trong QCVN 43:2012/BTNMT. + Hàm lượng các KLĐ trong trầm tích (mg/kg khô) giảm dần theo thứ tự sau: Zn (60) > Cr (46) > Ni (22) > As (17) > Pb (14) > Cu (4,7) > Cd (0,05). + Kết quả phân tích ANOVA hai yếu tố cho thấy: Hàm lượng KLĐ trong trầm tích ở tất cả các vị trí không khác nhau theo thời gian (hàm lượng KLĐ trong ba đợt lấy mẫu là như nhau) nhưng hàm lượng KLĐ trong trầm tích ở mặt cắt S1, S4 (nơi có địa hình cao) cao hơn so với các mặt cắt S2, S3, S5, S6, S7 (nơi có địa hình thấp). + Hàm lượng các KLĐ trong trầm tích có tương quan tuyến tính chặt với nhau với hệ số tương quan Pearson (R) = 0,57 – 0,98 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 9 Hàm lượng (mg/kg khô) 0 5 10 15 20 25 30 35 As Cu Pb Kim loại S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 Hình 3.9. Hàm lượng As, Cu và Pb trong trầm tích ở các vị trí Hàm lượng (mg/kg khô) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cd* Zn Ni Cr Kim loại S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 Hình 3.10. Hàm lượng Cd, Zn, Ni và Cr trong trầm tích ở các vị trí khảo sát (riêng đối với Cd, hàm lượng có đơn vị là µg/kg khô) 3.5.2. Mức tích lũy các kim loại độc trong trầm tích Về giá trị Igeo: Trầm tích vùng cửa sông không bị nhiễm các KLĐ Cd, Ni, Cr, Pb, Cu và Zn với các giá trị Igeo < 0; nhưng bị nhiễm As ở mức cao tại nơi có địa hình cao (mặt cắt S1, S4) với Igeo  3,4 và nhiễm As ở mức trung bình tại nơi có địa hình thấp (các mặt cắt S2, S3, S5, S6, S7) với Igeo  2,1 – 2,2. Về giá trị EF: Các giá trị EF đối với As khá cao ở mặt cắt S1, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 10 S4 (EF  21,8 – 22,5), cao hơn so với ở các mặt cắt khác (EF  12,4 – 13,6)  Có sự tích lũy As trong trầm tích ở mức cao tại nơi có địa hình cao (vị trí S1, S4) và ở mức trung bình ở nơi có địa hình thấp (S2, S3, S5, S6, S7). Ni và Cr tích lũy trong trầm tích ở mức khá thấp (EF  1,9 – 2,6); Cd, Zn, Cu, Pb không tích lũy với các giá trị EF thấp (0,2 – 1,7). Bảng 3.15. Igeo đối với các kim loại độc trong trầm tích ở vùng cửa sông Tiền Kim loại Vị trí S2 S3 S5 S6 S7 S1 S4 Cd -2,9 -2,9 -2,9 -2,8 -2,7 -2,0 -2,2 Ni -0,6 -0,6 -0,6 -0,6 -0,6 0 0 Cr -0,2 -0,3 -0,2 -0,3 -0,3 0 0 As 2,2 2,2 2,1 2,1 2,1 3,4 3,4 Pb -0,8 -0,8 -0,9 -0,9 -0,8 -0,3 -0,3 Cu -4,2 -4,3 -4,3 -4,3 -4,2 -3,9 -3,9 Zn -1,5 -1,5 -1,5 -1,5 -1,5 -0,8 -0,7 Fe -1,6 -1,6 -1,6 -1,6 -1,6 -1,1 -1,1 Bảng 3.16. EF đối với các kim loại độc trong trầm tích ở vùng cửa sông Tiền Kim loại Vị trí S2 S3 S5 S6 S7 S1 S4 Cd 0,4 0,4 0,4 0,5 0,5 0,5 0,5 Ni 2,1 1,9 1,9 2,1 2,0 2,0 2,1 Cr 2,6 2,4 2,5 2,6 2,4 2,0 2,1 As 13,6 13,4 13,0 13,6 12,4 21,8 22,5 Pb 1,7 1,7 1,6 1,7 1,7 1,7 1,7 Cu 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1 Zn 1,1 1,0 1,0 1,1 1,1 1,2 1,3 3.5.3. Hàm lượng kim loại độc trong Nghêu (Meretrix lyrata) Hàm lượng các KLĐ trong Nghêu biến động không đáng kể với CV Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 11  6% – 22%, nhưng các hàm lượng đó đều thấp hơn so với quy định về hàm lượng KLĐ trong ĐVHMV dùng làm thực phẩm của Bộ Y tế (QCVN 8-2:2011), Liên Hiệp Quốc (CODEX STAN193-1995), Liên Minh Châu Âu (EC-1881 và S.I. 268) và nhiều quốc gia trên thế giới. + Các KLĐ khác nhau có mức tích lũy trong Nghêu khác nhau. + Đối với tất cả các KLĐ khảo sát, hàm lượng của chúng trong Nghêu ở 7 mặt cắt lấy mẫu không khác nhau. Hàm lượng KLĐ trong Nghêu (mg/kg khô) giảm dần theo thứ tự: Zn (113)  As (13)  Cu (8,0)  Cr (2,7)  Ni (2,2)  Cd (1,7)  Pb (0,4). Ngoại trừ Zn, thứ tự đó khác với thứ tự về hàm lượng KLĐ trong trầm tích: Zn  Cr  Ni  As  Pb  Cu  Cd. Như vậy, giữa hàm lượng các KLĐ trong Nghêu và hàm lượng KLĐ trong trầm tích không có tương quan với nhau. Rõ ràng, để đánh giá mức tích lũy các KLĐ từ trầm tích vào Nghêu nuôi ở vùngcửa sông Tiền, cần thiết phải xác định được hàm lượng các dạng tồn tại khác nhau của KLĐ trong trầm tích ở vùng đó. 12 Bảng 3.18. Hàm lượng các kim loại độc trong Nghêu (mg/kg khô)(*) Kim loại Thông số Cd Ni Cr As Pb Cu Zn Min–max 1,3–1,9 1,5–2,8 1,8–3,4 11–16 0,3–0,6 6,9–8,7 95–128 TB  S (n  21) 1,7 ± 0,2 2,2 ± 0,3 2,7 ± 0,4 13 ± 1 0,4 ± 0,1 8,0 ± 0,5 113 ± 9 CV, % 12 14 15 8 21 6 8 Tu và cộng sự (2010) 1,66±0,28 - 0,92±0,2 4,6±0,5 0,20±0,04 6,16±0,99 113 ± 20 1. CODEX STAN 193-1995 a ≤ 22,2 - - - - - - 2. EC-1881 a ≤ 22,2 - - - ≤ 16,7 - - 3. S.I. 268 ≤ 5,0 ≤ 5,0 ≤ 6,0 ≤ 30 ≤ 7,5 ≤ 400 ≤ 4000 4. Quy định của Malaysia (1985) a - - - ≤ 11,1 ≤ 22,2 ≤ 11,1 - 5. Quy định của Thái Lan (1986) a - - - ≤ 22,2 ≤ 11,1 ≤ 222 ≤ 1111 6. Quy định của Hàn Quốc (2009) a 22,2 - - - ≤ 22,2 - - 7. Quy định của Úc (2016) a ≤ 22,2 - - ≤ 11,1 ≤ 22,2 - - (*) TB và S: trung bình số học và độ lệch chuẩn; CV (hệ số biến động)  100*S/TB; dấu (-) là không quy định; (a) Các quy định hàm lượng kim loại được tính theo khối lượng ướt, nhưng ở đây đã chuyển về khối lượng khô bằng cách nhân giá trị được quy định với hệ số 11,11 (hàm lượng nước trung bình trong ĐVHMV là 91% [186]). Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 13 3.6. Hàm lƣợng các dạng kim loại độc trong trầm tích và mức tích lũy các dạng chúng trong Nghêu ở vùng cửa sông Tiền 3.6.1. Hàm lượng các dạng kim loại độc trong trầm tích Tỷ lệ (%) 0% 20% 40% 60% 80% 100% Cd Ni Cr As Pb Cu Zn Kim loại F1 F2 F3 F4 F5 Hình 3.13. Phân bố các dạng kim loại độc trong trầm tích (%) Kết quả phân tích các dạng tồn tại của KLĐ trong trầm tích vùng cửa sông Tiền cho thấy:  Phần lớn nhất của KLĐ là tồn tại ở dạng cặn dư (F5) với thứ tự (% so với hàm lượng tổng): Cd (43%)  Pb (53%)  Zn (60%)  Ni (83%)  Cu (84%)  As (85%)  Cr (94%)  Trừ Cd, các KLĐ khác liên kết chặt chẽ với các cấu trúc tinh thể (cát và khoáng sét) của trầm tích;  Trừ Cd và Cu, phần KLĐ lớn thứ hai là dạng Fe-Mn oxit (F3) với thứ tự tăng dần: Cr (5%)  As (11%)  Ni (16) %  Zn (34%)  Pb (35%); dạng này đối với Cd và Cu tương ứng là 12% và 5%. Do hàm lượng đáng kể của Fe và Mn trong trầm tích (tương ứng là 2,1% - 2,6% và 0,55% - 0,74%) đã liên kết mạnh với các KLĐ Pb, Zn, Ni và As nhờ các quá trình hấp phụ, keo tụ, cộng kết với các dạng Fe-Mn oxy-hidroxit;  Phần KLĐ tồn tại ở dạng sunfua và hữu cơ (F4) khá thấp với thứ tự tăng dần: Cr (0,6%)  As (1,0%)  Zn (2,1%)  Ni (2,9%)  Cd (3,3%)  Pb (6,5%)  Cu (9,2%); Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 14  Trừ Cd, dạng dễ trao đổi (F1) của các KLĐ khác đều nhỏ hơn dạng liên kết cacbonat (F2). Dạng kim loại linh động - là tổng dạng dễ trao đổi và dạng liên kết cacbonat (F1  F2) của Cd khá cao (37%), cao hơn nhiều so với các kim loại khác với thứ tự tăng dần: Cr (0,4%)  Ni (1,3%)  Cu (2,2%)  As (2,8%)  Zn (4,2%)  Pb (5,8%). Như vậy phần KLĐ dễ tích lũy sinh học (F1, F2) trong trầm tích đối với các kim loại khác khá nhỏ, do đó mức tích lũy KLĐ vào sinh vậy ở vùng khảo sát chưa đáng lo ngại. Áp dụng phép phân tích phương sai 2 yếu tố có lặp lại cho các số liệu chi tiết về hàm lượng các dạng KLĐ trong trầm tích ở các mặt cắt lấy mẫu cho thấy: i) Đối với tất cả các KLĐ khảo sát, tổng hàm lượng dạng F1  F2 trong trầm tích ở các điểm lấy mẫu là như nhau với p  0,10 (Ftính  1,4  F(0,10; 13; 252)  1,6); ii) Đối với tất cả các KLĐ khảo sát, tổng hàm lượng các dạng F3  F4 F5 trong trầm tích ở các điểm lấy mẫu khác nhau với p  0,01 (Ftính  66,8  F(0,01; 13; 196)  2,2): Tổng các dạng F3  F4 F5 ở vị trí S1 và S4 (nơi có địa hình cao) cao hơn so với các vị trí còn lại (nơi có địa hình thấp). 3.6.2. Mức tích lũy các dạng kim loại độc trong Nghêu (Meretrix lyrata) - Hệ số tích lũy sinh học-trầm tích (BSAF) và chỉ số đánh giá rủi ro (RAC) i) Về Hệ số tích lũy sinh học – trầm tích (BSAF): Các kết quả tính toán BSAF cho 4 dạng của KLĐ :F1, F2, F3, F4 và tổng cộng cả 4 dạng đó (F1 + F2 +F3 + F4) cho thấy:  Mức tích lũy KLĐ trong Nghêu theo thứ tự giảm dần như sau: Cd > Cu > As > Zn > Cr > Ni > Pb. Ngoài dạng F2 của Pb có BSAF  1, các giá trị BSAF đối với dạng F1 và F2 của các KLĐ khác lớn hơn nhiều so với 1: BSAF đối với dạng F1 và F2 tương ứng khoảng 24 - 869 và 9 – 155, nên dạng KLĐ linh động (F1 và F2) có mức tích lũy sinh học cao hơn so với các dạng khác;  Do phần trăm các dạng linh động (F1  F2) của Cd (37%) lớn hơn nhiều so với các KLĐ khác, nên Cd có mức tích lũy trong Nghêu lớn nhất với BSAF là 55; Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 15  As và Zn cũng có mức tích lũy sinh học cao với các giá trị BSAF đối với các dạng của chúng đều lớn hơn 1 và giá trị BSAF đối với tổng các dạng phi cặn dư của As và Zn đều bằng 5. ii) Về Chỉ số đánh giá rủi ro (RAC): Kết quả xác định RAC đối với các KLĐ trong trầm tích vùng khảo sát cho thấy:  Cr không gây rủi ro với RAC  1%;  Ni, As, Pb, Cu và Zn gây rủi ro thấp với RAC khoảng 1% – 10%;  Cd gây rủi ro cao với RAC  37%. 3.6.3. Tương quan giữa hàm lượng các dạng kim loại độc trong trầm tích và trong Nghêu (Meretrix lyrata) Tiến hành xác định tương quan giữa hàm lượng KLĐ trong trầm tích (x, mg/kg khô) ở dạng dễ trao đổi (F1), dạng linh động (F1  F2), dạng phi cặn dư (F1  F2  F3  F4) và hàm lượng KLĐ trong Nghêu (y, mg/kg khô). Kết quả cho thấy:  Đối với Cd, Ni, Cu và Zn, giữa hàm lượng KLĐ trong Nghêu và hàm lượng KLĐ dạng dễ trao đổi (F1) có tương quan tuyến tính chặt với p  0,01 (riêng đối với Zn, p  0,05); Bảng 3.23. Tương quan giữa hàm lượng kim loại độc trong Nghêu Meretrix lyrata (y, mg/kg khô) và hàm lượng các dạng kim loại trong trầm tích (x, mg/kg khô)(*) Kim loại Dạng Phương trình hồi quy tuyến tính Hệ số tương quan R Mức ý nghĩa thống kê (p) Cd F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,012x - 0,009 y = 0,029x - 0,026 y = 0,040x - 0,028 0,56* 0,69* 0,49* 0,0089 0,0005 0,0239 Ni F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,027x + 0,015 y = 0,003x + 0,315 y = 0,145x + 4,434 0,67* 0,03 0,16 0,0009 0,8992 0,4798 Cr F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,001x + 0,024 y = 0,038x + 0,083 y = 0,005x + 3,026 0,09 0,74* 0,01 0,7093 0,0001 0,9693 As F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,001x + 0,064 y = -0,016x + 0,649 y = -0,015x + 2,610 -0,02 -0,26 -0,09 0,9271 0,2646 0,6984 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 16 Kim loại Dạng Phương trình hồi quy tuyến tính Hệ số tương quan R Mức ý nghĩa thống kê (p) Pb F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = -0,008x + 0,019 y = 0,840x + 0,494 y = -0,634x + 6,838 -0,12 0,66* -0,19 0,6054 0,0013 0,4208 Cu F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,008x - 0,022 y = 0,022x - 0,069 y = 0,108x - 0,032 0,56* 0,78* 0,47* 0,0080 0,0001 0,0312 Zn F1 F1 + F2 F1 + F2 + F3 + F4 y = 0,002x - 0,056 y = 0,013x + 1,101 y = 0,043x + 20,303 0,48* 0,41 0,25 0,0270 0,0607 0,2726 (*) Các tương quan tuyến tính được tính toán từ các số liệu của y và x ở 7 vị trí trong 3 đợt lấy mẫu (n  21). Dấu * là có tương quan.  Đối với Cd, Cr, Pb và Cu, giữa hàm lượng KLĐ trong Nghêu và hàm lượng KLĐ dạng linh động (F1  F2) có tương quan tuyến tính chặt với p  0,001;  Chỉ đối với Cd và Cu, giữa hàm lượng KLĐ trong Nghêu và hàm lượng KLĐ dạng phi cặn dư (F1  F2  F 3 F4) có tương quan tuyến tính chặt với p  0,05; - Riêng đối với As, không tìm được tương quan tuyến tính giữa y và x. Như vậy, có thể sử dụng Nghêu (M.lyrata) làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cd, Cr, Pb, Cu trong môi trường. 3.7. Tích lũy Cu và Pb trong Nghêu Meretrix lyrata)-Thí nghiệm phơi nhiễm trong môi trƣờng nƣớc vùng cửa sông Tiền 3.7.1. Ảnh hưởng của nồng độ kim loại và thời gian phơi nhiễm Bố trí thí nghiệm nuôi Nghêu (M.lyrata) và cho phơi nhiễm với các mức khác nhau của Cu và Pb trong nước vùng cửa sông Tiền liên tục trong 28 ngày (Mức M1 – 30 µg/L Cu và 50 µg/L Pb (viết tắt là M1–30–50); Mức M2–60–150; M3–100–300 và M4–200–600). Kết quả thu được như sau:  Đối với các mức kim loại (Cu, Pb) M1, M2 và M3 trong bể thí nghiệm: Hàm lượng kim loại tích lũy trong Nghêu (y) tăng dần theo thời gian nuôi Nghêu (R  0,97 – 0,99)  Đối với mức kim loại M4 trong bể thí nghiệm: Sau 14 ngày nuôi Nghêu bắt đầu đào thải kim loại, sau 22 ngày Nghêu bắt đầu 17 Bảng 3.25. Kết quả xét tương quan tuyến tính giữa hàm lượng Cu, Pb trong Nghêu (y) và mức kim loại (KL) trong nước bể thí nghiệm, và thời gian phơi nhiễm(*) Yếu tố Cu Pb Phương trình R P Phương trình R p Tương quan giữa hàm lượng KL trong Nghêu và thời gian nuôi ở cùng mức KL trong nước M1–30–50 y = 12x + 501 0,985 0,02 y = 89x – 484 0,967 0,03 M2–60–100 y = 16x + 632 0,999 0,01 y = 454x – 2430 0,976 0,02 M3–100–300 y = 41x + 271 0,990 0,01 y = 748x + 1365 0,990 0,01 M4–200–600(*) – – – – – – Tương quan giữa hàm lượng KL trong Nghêu và mức KL trong nước sau thời gian nuôi xác định 7 ngày y = 2,9x + 485 0,880 0,12 y = 15x + 209 0,898 0,10 14 ngày y = 5,3x + 466 0,952 0,05 y = 50x – 3572 0,993 0,01 21 ngày y = 2,4x + 756 0,896 0,10 y = 23x + 3921 0,752 0,25 28 ngày(**) y = 8,9x + 578 0,999 0,03 y = 81x – 1772 0,999 0,01 (*) Ở mức M4–200–600, sau 21 ngày, Nghêu bắt đầu chết, nên không xét tương quan ở đây. (**) Chỉ xét tương quan đối với 3 mức kim loại (M1, M2 và M3), vì ở mức M4, sau 28 ngày nuôi, Nghêu bị chết hoàn toàn. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 18 chết và chết hoàn toàn sau 28 ngày;  Nghêu tích lũy Pb nhiều hơn so với Cu Kết quả xét tương quan tuyến tính giữa hàm lượng Cu và Pb tích lũy trong Nghêu (y) và mức kim loại trong nước bể thí nghiệm (x) cho thấy:  Trong thời gian nuôi 7 ngày: giữa y và x tuy có tương quan tuyến tính, nhưng không chặt (R  0,88 – 0,90);  Trong thời gian nuôi 14 ngày: giữa y và x có tương quan tuyến tính chặt với R  0,95 – 0,99 (p ≤ 0,05);  Trong thời gian nuôi 21 ngày: giữa y và x có tương quan tuyến tính, nhưng không chặt với R  0,75 – 0,87 (p ≥ 0,10);  Trong thời gian nuôi 28 ngày: Đối với 3 mức kim loại trong nước (M1, M2 và M3), giữa y và x có tương quan tuyến tính chặt với R  0,99 (p  0,05).  Hàm lượng Cu, Pb tích lũy trong Nghêu M.lyrata tăng lên khi tăng mức kim loại trong nước bể thí nghiệm và tăng thời gian nuôi, Kết quả này cho phép khẳng định rằng có thể sử dụng Nghêu M.lyrata làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cu và Pb trong môi trường nước. Bảng 3.26. Tốc độ tích lũy Cu và Pb trong Nghêu (*) STT Mức kim loại (Cu-Pb) thêm vào bể nuôi (µg/L) Cu Pb RMA (µg/kg/ngày) Phương trình RMA (µg/kg/ngày) Phương trình 1 M1–30–50 6 ± 5 y  0,41x – 9,2 R  0,996 p  0,004 77 ± 7 y  3,4x – 139 R  0,997 p  0,002 2 M2–60–100 15 ± 3 371 ± 35 3 M3–100–300 28 ± 11 797 ± 80 4 M4–200–600 25 ± 9 623 ± 127 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 19 3.8. Tích lũy Cu và Pb trong Nghêu Meretrix lyrata) - Thí nghiệm phơi nhiễm trong môi trƣờng nƣớc – trầm tích vùng cửa sông Tiền 3.8.1. Ảnh hưởng của hàm lượng kim loại và thời gian nuôi Biến thiên hàm lượng Cu, Pb trong nước bể nuôi Về hàm lượng Cu:  Mặc dù hàm lượng Cu đưa vào bể nuôi tăng dần theo các mức khác nhau, nhưng hàm lượng Cu hòa tan trong nước các bể nuôi trong cùng một thời gian phơi nhiễm vẫn như nhau với p  0,05 (Ftính  2,9  F(0,05; 3,24)  3,0);Trong một bể nuôi, hàm lượng Cu hòa tan trong nước ở các thời gian nuôi khác nhau là khác nhau (với p  0,05 (Ftính  3,0  F(0,05; 5,24)  2,6), tức là hàm lượng Cu hòa tan trong nước bể nuôi giảm dần theo thời gian nuôi (từ ngày 0 đến ngày 28 giảm khoảng 91 – 99%). Về hàm lượng Pb: Sau một ngày phơi nhiễm, hàm lượng Pb hòa tan trong nước bể nuôi đều nhỏ hơn 0,2 µg/L. Biến thiên hàm lượng kim loại (Cu, Pb) trong Nghêu Biến thiên theo thời gian nuôi: Hàm lượng kim loại tích lũy trong Nghêu (y) tăng dần theo thời gian phơi nhiễm (x) đối với cả 4 mức kim loại thêm vào khác nhau. Giữa y và x có tương quan tuyến tính chặt với R  0,78 – 0,99 (6/8 trường hợp có p  0,05). Hàm lượng Cu tích lũy trong Nghêu lớn hơn nhiều so với Pb. Biến thiên theo hàm lượng kim loại đưa vào bể nuôi: Giữa hàm lượng kim loại tích lũy trong Nghêu (y) và hàm lượng kim loại thêm vào bể nuôi (x) có tương quan tuyến tính thuận và chặt với R  0,73 – 0,99, một trường hợp có R  0,034; 5/8 trường hợp có R > 0,99; Trong đó, chỉ 4/8 trường hợp (đối với cả Cu và Pb) có ý nghĩa thống kê với p  0,05.  Không chỉ phần kim loại hòa tan, mà cả phần kim loại bị hấp phụ vào trầm tích cũng đi vào cơ thể Nghêu. Nói cách khác, do phần kim loại phân bố ở pha trầm tích chủ yếu là dạng linh động nên chúng dễ tích lũy vào Nghêu. Như vậy, có thể sử dụng Nghêu làm chỉ thị sinh học (bioindicator) cho sự ô nhiễm Cu và Pb trong môi trường nước khảo sát. 20 Bảng 3.27. Kết quả xét tương quan tuyến tính giữa hàm lượng Cu, Pb trong Nghêu (y) và hàm lượng kim loại (KL) thêm vào bể nuôi, giữa y và thời gian phơi nhiễm(*) Yếu tố Cu Pb Phương trình R P Phương trìn R P Tương quan giữa hàm lượng KL trong Nghêu và KL đưa vào bể nuôi ban đầu sau thời gian phơi nhiễm xác định 7 ngày y = 0,969x + 596(*) 0,999 0,01 y = 0,002x + 25,94 0,034 0,81 14 ngày y = 1,055x + 692 (*) 0,994 0,07 y = 0,038x + 24,83 0,915 0,04 21 ngày y = 2,194x + 711 0,933 0,03 y = 0,035x + 43,46 0,731 0,14 28 ngày y = 2,381x + 719 0,955 0,02 y = 0,046x + 46,56 0,881 0,06 Tương quan giữa hàm lượng KL trong Nghêu và thời gian phơi nhiễm ở cùng mức KL đưa vào bể nuôi M1-30-50 y = 5,536x + 613 0,784 0,11 y = 1,160x + 12,20 0,894 0,05 M2-60-100 y = 10,91x + 594 0,963 0,02 y= 1,316x + 17,41 0,882 0,06 M3-100-300 y = 15,88x + 592,5 0,908 0,05 y = 1,893x + 15,23 0,953 0,02 M4-200-600 y = 24,59x + 525,1 0,930 0,03 y = 2,186x + 13,28 0,99 0,01 (*) Đối với hai phương trình này, chỉ lấy số liệu của 3 mức hàm lượng Cu thêm vào bể nuôi (30 µg/L, 60 µg/L và 100 µg/L); R: Hệ số tương quan Pearson; p: mức ý nghĩa thống kê. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 21 3.8.2. Tốc độ tích lũy Cu và Pb trong Nghêu Tốc độ tích lũy Cu trong Nghêu lớn hơn so với Pb, lớn hơn (khoảng 7 – 12 lần) Bảng 3.29. Kết quả xác định tốc độ tích lũy Cu và Pb trong Nghêu trong 28 ngày phơi nhiễm(*) STT Mức kim loại (Cu-Pb) thêm vào bể nuôi (µg/L) Đối với Cu Đối với Pb RMA (µg/kg/ngày) Phương trình HQTT RMA (µg/kg/ngày) Phương trình HQTT 1 30 – 50 5  2 y  0,089x  3,8 R  0,982 p  0,018 0,8  0,2 y  0,002x + 0,8 R  0,943 p  0,056 2 60 – 100 10  1 1,1  0,3 3 100 – 300 14  3 1,5  0,2 4 200 – 600 21  4 1,7  0,4 (*) Đối với RMA, kết quả ở mỗi ô trong bảng là trung bình số học  độ lệch chuẩn với n  2 (2 bể nuôi lặp lại); HQTT, R và p như ở bảng 3.27 Giữa RAM (y) và mức kim loại thêm vào bể nuôi (x) có tương quan tuyến tính tốt với hệ số tương quan R  0,94  Trong cả hai mô hình phơi nhiễm Nghêu với kim loại đều cho phép nhận định rằng, có thể sử dụng Nghêu (Meretrix lyrata) làm chỉ thị sinh học để quan trắc ô nhiễm Cu và Pb ở vùng khảo sát – vùng nuôi Nghêu ở cửa sông Tiền, tỉnh Tiền Giang. KẾT UẬN Từ các kết quả nghiên cứu thu được, luận án đi đến những kết luận sau: 1. Đã phân tích một cách sơ bộ hàm lượng các KLĐ (Cd, As, Pb, Ni, Cr, Cu, Zn, Fe và Mn) trong nước sông Tiền và vùng cửa sông Tiền, sự ô nhiễm Fe trong nước sông Tiền đã dẫn đến sự ô nhiễm kim loại này trong nước vùng cửa sông Tiền. 2. Đã xác định được hàm lượng các KLĐ (Cd, As, Pb, Ni, Cr, Cu, Zn) trong trầm tích vùng cửa sông Tiền. Các kết quả xác định được cho thấy hàm lượng các KLĐ trong trầm tích vùng cửa sông Tiền đều nhỏ hơn giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT. Tuy nhiên việc xác định Chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và Hệ số làm Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 22 giàu (EF) cho thấy trầm tích vùng này bị nhiễm As từ mức trung bình đến nhiễm nặng. 3. Lần đầu tiên đã xác định được hàm lượng các dạng tồn tại của KLĐ trong trầm tích vùng cửa sông Tiền. Qua đó đánh giá nguy cơ rủi ro của các dạng KLĐ đối với môi trường và sinh vật. 4. Đã xác định được hàm lượng các KLĐ trong Nghêu ở vùng cửa sông Tiền. Hàm lượng KLĐ xác định được thấp hơn mức quy định trong thực phẩm của Bộ Y tế và của nhiều tổ chức, quốc gia trên thế giới, do đó an toàn cho người tiêu thụ. Mặt khác chứng minh được mức tích lũy các KLĐ trong Nghêu Meretrix lyrata không tương quan với tổng hàm lượng các KLĐ trong trầm tích, nhưng tương quan tuyến tính với hàm lượng các dạng kim loại linh động (dạng dễ trao đổi, dạng liên kết với cacbonat) trong trầm tích.. 5. Lần đầu tiên xác định được mức tích lũy sinh học của Cu và Pb trong Nghêu qua thí nghiệm nuôi Nghêu và cho phơi nhiễm với các mức tăng dần của Cu và Pb trong hai môi trường (môi trường nước và môi trường nước – trầm tích). Tìm được mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa hàm lượng kim loại (Cu, Pb) tích lũy trong Nghêu và thời gian phơi nhiễm và với mức kim loại thêm vào bể nuôi; giữa tốc độ tích lũy kim loại (RMA) trong Nghêu và mức kim loại trong nước trong cả hai mô hình thí nghiệm. Các kết quả này cho phép khẳng định rằng, có thể sử dụng Nghêu làm chỉ thị sinh học cho sự ô nhiễm Cu và Pb trong môi trường vùng cửa sông Tiền. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Diệu 23 DANH ỤC C C C NG TR NH C NG B KẾT QUẢ NGHI N CỨU CỦA UẬN N 1. Nguyen Van Hop, Hoang Thi Quynh Dieu, Nguyen Hai Phong (2017). Metal speciation in sediment and bioaccumulation in Meretrix lyrata in the Tien Estuary in Vietnam, Environmental Monitoring and Assessment, 189(6), pp. 299. DOI: 10.1007/s10661- 017-5995-2. PubMed-ID: 28553695. 2. Hoang Thi Quynh Dieu, Nguyen Van Hop, Nguyen Hai Phong (2017). Contents of the toxic metals in the sediment and their bioaccumulation in Meretrix lyrata cultured in Tien estuary area, Tien Giang Provine, Conference proceeding, The 5th Analytical Vietnam Conference 2017, pp. 76 – 83. 3. Hoang Thi Quynh Dieu, Nguyen Van Hop, Nguyen Hai Phong (2017). Bioaccumulation of copper and lead by bivalve Meretrix lyrata cultured in water–sediment environment, Journal of Analytical Sciences (Vietnam Analytical Sciences Society), 22(2), pp. 146 - 152 4. Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Hải Phong, Nguyễn Văn Hợp (2016). Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Tiền, Tạp chí Phân tích Hóa Lý Sinh (Hội KHKT Phân tích Hóa, Lý& Sinh học VN), 21(1), tr. 38 - 48. 5. Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Hải Phong (2017). Tích lũy sinh học đồng và chì bởi nghêu (Meretrix lyrata): Nghiên cứu trường hợp đối với nghêu lấy từ vùng nuôi ở cửa sông Tiền, tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học - Khoa học Tự nhiên, Đại học Huế, 126(1A), tr. 31 – 40. 6. Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Văn Hợp, Lê Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Hải Phong (2017). Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông Tiền, tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Chuyên san Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 8(1), tr. 87 – 100.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phan_tich_dang_mot_so_kim_loai_trong_tram_ti.pdf
  • pdfToam tat luan an TS tiêng anh - 27-1-2018.pdf
Luận văn liên quan