Dù tác giả đã nỗ lực hết sức trong quá trình thực hiện luận án nhằm đạt các mục tiêu đề ra
nhưng nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Các nghiên cứu về sau có thể kế thừa
và mở rộng nghiên cứu này bằng cách khắc phục một số hạn chế sau:
Thứ nhất, do hạn chế về dữ liệu nên mô hình kinh tế lượng trong luận án này chưa kiểm soát
tác động của các yếu tố vĩ mô (như tỷ giá, tăng trưởng, lạm phát, ) đến năng lực công nghệ và năng
lực xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố vĩ mô đến quy mô lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Thứ hai, do đặc điểm bộ dữ
liệu ngắn trong 3 năm không cho phép đưa vào các biến trễ để kiểm soát được độ trễ trong tác động
lan tỏa từ FDI đến năng lực công nghệ và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Các nghiên cứu kế
tiếp có thể tiếp cận và sử dụng bộ dữ liệu bảng dài hơn để kiểm soát được tác động trễ và đưa ra
những đánh giá toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa từ FDI.
Thứ ba, tuy mô hình FEM/REM có nhiều ưu điểm trong ước lượng dữ liệu bảng, đặc biệt là
trong các nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI, song gặp hạn chế trong khắc phục toàn diện hiện
tượng nội sinh. Do vậy, các nghiên cứu kế tiếp có thể vận dụng thêm các phương pháp với biến công
cụ như GMM hay 3SLS để kiểm soát hiệu quả hơn khả năng xảy ra vấn đề nội sinh khi ước lượng mô
hình. Thứ tư, luận án sử dụng bộ dữ liệu cho giai đoan 2011–2013 trước khi Việt Nam ký kết một số
thỏa thuận thương mại tự do quan trọng với các đối tác chiến lược như Liên minh hải quan NgaBelarus-Kazakhstan (15/12/2014), Hàn Quốc (5/5/2015), Liên minh Châu Âu (2/12/2015) và Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (04/02/2016). Các nghiên cứu kế tiếp có thể sử dụng bộ dữ liệu
cập nhật hơn cho giai đoạn sau khi thực hiện các thỏa thuận tự do hóa thương mại này để có đánh giá
so sánh về tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu của FDI đến các doanh nghiệp trong nước.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tỏa từ FDI.
2.6.2 Khung phân tích đề nghị cho luận án
7
Sơ đồ 2.2: Khung phân tích đề nghị cho luận án
Kênh lan tỏa
+ Di chuyển lao động
+ Biểu thị/bắt chước
+ Cạnh tranh
Kênh lan tỏa
+ Di chuyển lao động
+ Biểu thị/bắt chước
+ Cạnh tranh
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
TÁC ĐỘNG LAN TỎA
LAN TỎA XUẤT KHẨU
Sự hiện diện của FDI
- Tỷ trọng doanh thu
- Tỷ trọng lao động Phân tích độ nhạy
- Tỷ trọng tài sản
NĂNG LỰC XUẤT KHẨU
Tham gia và tỷ trọng xuất khẩu
của doanh nghiệp trong nước
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
Năng suất lao động của doanh
nghiệp trong nước
LAN TỎA CÔNG NGHỆ
Sự hiện diện của FDI
- Tỷ trọng doanh thu
- Tỷ trọng lao động Phân tích độ nhạy
- Tỷ trọng tài sản
Nhân tố tác động
lan tỏa công nghệ
Nhân tố tác
động lan tỏa
xuất khẩu
Đặc trưng doanh
nghiệp
Đặc trưng
ngành
Đặc trưng doanh
nghiệp
Đặc trưng
ngành
8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương này xác định phương pháp nghiên cứu để hiện thực hóa khung phân tích đề nghị của luận án.
3.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu
3.2.1 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cũng như bối cảnh FDI và ngành chế
biến chế tạo Việt Nam, luận án xây dựng mô hình các khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan
tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm:
Giả thuyết HA1: Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng có tác động đến năng suất
lao động của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước hay tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ
FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
Giả thuyết HA2: Mức độ vốn hóa của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là
tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI.
Giả thuyết HA3: Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được
kỳ vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI.
Giả thuyết HA4: Quy mô của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động
cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI.
Giả thuyết HA5: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo hình
thức sở hữu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
Giả thuyết HA6: Khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước và doanh
nghiệp FDI trong cùng ngành được giả thuyết có ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI.
Giả thuyết HA7: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo khu
vực địa lý của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
3.2.2 Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cũng như bối cảnh FDI và ngành chế
biến chế tạo Việt Nam, luận án xây dựng mô hình các khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu về lan
tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm:
Giả thuyết HB1: Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng có tác động đến năng lực
xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước hay tồn tại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ
FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
Giả thuyết HB2: Kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ
vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
9
Giả thuyết HB3: Độ tuổi của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là tác động
cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
Giả thuyết HB4: Hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo hình
thức sở hữu của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
Giả thuyết HB5: Vị trí tại khu công nghiệp/khu chế xuất được kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
Giả thuyết HB6: Mức độ vốn hóa của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ vọng là
tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
Giả thuyết HB7: Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước được kỳ
vọng là tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
Giả thuyết HB8: Hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI được giả thuyết là có sự khác biệt theo khu
vực địa lý của doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước.
3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề nghị
3.3.1 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI
Dựa vào cách tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas, luận án xây dựng và ước lượng mô hình
thực nghiệm dưới đây để kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI:
ijtijtjtjtijtjt
ijtjtijtjtijtjt
ijtjtijtjt
jtijtijtijt
ijtijtijtijt
dTimedIndustryionConcentratgiondFDI
TechGapFDIOwnershipFDIScaleFDI
qualityLFDIensityKFDI
FDIgiondTechGapOwnership
ScalequalityLensityKoductivity
15141313
121110
98
7654
3210
Re*
***
_ln*int_ln*
Re
ln_lnint_lnPrln
(3.3)
Trong đó, biến phụ thuộc là năng suất lao động lnProductivityijt của doanh nghiệp trong nước
thứ i thuộc ngành j tại thời điểm t. Biến trọng tâm là hiện diện FDI (FDIjt) và các biến tương tác giữa
FDI và đặc trưng doanh nghiệp, bao gồm: mức độ vốn hóa (lnK_intensityijt); chất lượng nhân lực
(lnL_qualityijt); quy mô (lnScaleijt); hình thức sở hữu (Ownershipijt); khoảng cách công nghệ
(TechGapijt); khu vực địa lý (dRegionijt). Các biến ngành gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường
(Concentrationjt); sự khác biệt về ngành (dIndustryjt) và thời gian (dYearijt). Nếu kết quả kiểm định có ý
nghĩa thì ta thực hiện phép đạo hàm cho phương trình (3.3) để tính được ảnh hưởng cận biên của yếu
tố nước ngoài (FDIjt) đến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam. Phương trình cận biên (3.4) cho
phép tìm hiểu và đánh giá sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI.
ijtijtijt
ijtijtijt
jt
ijt
giondTechGapOwnership
ScalequalityLensityK
FDI
oductivity
Re
_lnint_ln
Pr
131211
10987
(3.4)
10
3.3.2 Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Để kiểm định hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam
và các nhân tố ảnh hưởng lan tỏa, luận án xây dựng và ước lượng mô hình chọn mẫu Heckman với hai
phương trình tham gia xuất khẩu (PARTICIPATE) và tỷ trọng xuất khẩu (INTENSITY) như sau:
iijtjt
jtjtijtjt
ijtjtijtjtijtjt
ijtjtijtjtjtijt
jtijtijtijt
ijtijtijtijtijt
dTimedIndustry
IndexintionConcentratdRegionFDI
qualityLFDIensityKFDIZoneFDI
OwnershipFDIAgeFDIceExpererienFDI
FDIdRegionqualityLensityK
ZoneOwnershipAgeExperienceEPARTICIPAT
1918
171615
141312
11109
8765
43210
*
_*int_**
***
_int_
(3.5)
iijtjtjt
jtijtjtijtjt
jtijtjtijtijtjt
ijtjtjtijtijt
ijtjtijtiijtijt
dTimedIndustryIndexint
ionConcentratdRegionFDIqualityLFDI
ensityKFDIZoneFDIOwnershipFDI
AgeFDIFDIdRegionqualityL
ensityKZoneOwnershipAgeINTENSITY
171615
141312
11109
8765
43210
*_*
int_***
*_
int_
(3.6)
Trong đó, PARTICIPATEijt có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp trong nước thứ i trong ngành j
xuất khẩu vào thời điểm t, và bằng 0 nếu không xuất khẩu; INTENSITYijt được đo bằng tỷ trọng xuất
khẩu trên doanh thu; hai sai số có phân phối chuẩn (i(0,1), i(0,)) và hệ số tương quan bằng
(corr(i,i) = ). Biến trọng tâm là hiện diện FDI (FDIjt) và các biến tương tác giữa FDI và đặc trưng
doanh nghiệp, bao gồm: kinh nghiệm xuất khẩu (Experienceijt); độ tuổi (Ageijt); hình thức sở hữu
(Ownershipijt); khu công nghiệp (Zoneijt); mức độ vốn hóa (lnK_intensityijt); chất lượng nhân lực
(lnL_qualityijt); quy mô (lnScaleijt); khu vực (dRegionijt). Các biến ngành gồm: mức độ cạnh tranh
(Concentrationjt); tỷ trọng xuất khẩu ngành (Indexintjt); biến giả ngành (dIndustryjt) và thời gian (dYearijt).
Nếu kết quả kiểm định có ý nghĩa thì thực hiện đạo hàm cho phương trình (3.5) và (3.6) để tính ảnh
hưởng cận biên của yếu tố nước ngoài (FDIjt) đến các quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam.
ijtijtijt
ijtijtijtijt
jt
ijt
giondqualityLensityK
ZoneOwnershipAgeExperience
FDI
EPARTICIPAT
Re_int_ 151413
12111098
(3.7)
ijtijt
ijtijtijtijt
jt
ijt
giondqualityL
ensityKZoneOwnershipAge
FDI
INTENSITY
Re_
int_
1312
1110987
(3.8)
3.4 Dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện
doanh nghiệp do Tổng Cục Thống kê thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2013 gồm 137,419 quan sát
cho các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo. Số doanh nghiệp tăng từ 42,181 doanh nghiệp
(2011) lên 45,663 doanh nghiệp (2012) và 49,575 doanh nghiệp (2013). Nhằm kiểm soát tác động của
11
lạm phát, các biến có giá trị tiền tệ được quy đổi về mức giá cơ sở năm 2009. Phần mềm thống kê
Stata 11.0 được sử dụng trong các phân tích định lượng và ước lượng dữ liệu của nghiên cứu này.
3.5 Kỹ thuật ước lượng mô hình
3.5.1 Ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
Mô hình tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng
bằng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model -
FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Phương pháp hồi quy POLS có
thể được sử dụng để ước lượng dữ liệu bảng nhưng có nhiều hạn chế như không kiểm soát được vấn
đề bỏ sót biến, không xét đến các đặc điểm riêng của các đối tượng bảng và sự thay đổi của chúng
theo thời gian nên dễ dẫn đến tự tương quan, phương sai thay đổi, ước lượng bị chệch và không nhất
quán (Wooldridge, 2009). Kiểm định Hausman (1978) là được sử dụng để so sánh và xác định sự phù
hợp của Mô hình FEM hay REM (Baltagi, 2008; Gujarati, 2004).
3.5.2 Ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Để ước lượng và kiểm định mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI, luận án sử dụng mô hình chọn
mẫu Heckman (1974, 1979) nhằm kiểm soát và điều chỉnh vấn đề thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một
số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu. Mô hình chọn mẫu Heckman được
ứng dụng phổ biến bởi những đặc tính vượt trội của nó so với Mô hình Tobit kiểm duyệt (Censored
Tobit Model) (Tobin, 1958) và Mô hình hai bước (Cragg, 1971). Ước lượng mô hình Heckman bằng
kỹ thuật OLS có thể cho các hệ số ước lượng bị chệch và không nhất quán. Để ước lượng mô hình
Heckman thì có hai cách tiếp cận: (i) Quy trình ước lượng hai bước của Heckman; và (ii) Ước lượng
hợp lý cực đại (MLE). Trong đó, kỹ thuật MLE có nhiều ưu điểm hơn, cho phép ước lượng đồng thời
hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Chương này sẽ phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu về lan tỏa công nghệ và lan tỏa
xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013.
4.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Mô tả chi tiết dữ liệu cho thấy tổng số doanh nghiệp ở 22 nhóm ngành tăng đều khoảng trên 8%.
Các doanh nghiệp FDI chiếm gần 10% mẫu nghiên cứu và nhóm 5 ngành thu hút nhiều FDI nhất gồm:
Sản xuất trang phục; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản
xuất chế biến thực phẩm; và Dệt. Về hoạt động xuất khẩu, 22 ngành chế biến chế tạo đều có doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu với nhóm 5 ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều nhất
gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm; Sản xuất trang phục; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản
xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; và Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế. Về ba thang đo thì sự hiện diện của
12
FDI thể hiện rõ nhất là tỷ trọng đóng góp về tài sản khi thang đo fdia có giá trị cao nhất ở hầu hết 22
ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tiếp đến là thang đo fdio và thấp nhất là thang đo fdie.
4.3 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
4.3.1 Các kiểm định cơ bản
Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp trong nước được ước lượng bằng cả hai
phương pháp tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả kiểm định Hausman
cho giá trị bằng 1496.82 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và
khẳng định rằng mô hình FEM là phù hợp cho tập dữ liệu nghiên cứu. Bảng 4.8 trình bày kết quả ước
lượng của mô hình FEM.
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng về lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam
Biến phụ thuộc: Năng suất lao động của doanh nghiệp
trong nước (lnProductivity)
Mô hình tác động cố định
(Fixed Effect Model)
Tên biến
(Variable)
Hệ số
(Coef.)
Sai số chuẩn
(Std. Err.)
Mức độ vốn hóa (lnK_intensity) 0.027** 0.011
Chất lượng nhân lực (lnL_quality) 0.453*** 0.025
Quy mô (lnScale) 5.417** 2.530
Hình thức sở hữu (Ownership) 0.277 0.277
Khoảng cách công nghệ (TechGap) 0.0005*** 0.0003
Đồng bằng S.Hồng và miền núi phía Bắc (dRegion1) 0.465 0.387
Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung (dRegion2) -0.508 0.416
Hiện diện FDI (fdio) 2.392*** 0.772
fdio*lnK_intensity 0.059** 0.027
fdio*lnL_quality -0.070 0.066
fdio*Scale 1.325*** 1.973
fdio*Ownership -0.96 0.683
fdio*TechGap -0.003*** 0.000
fdio*dRegion1 -0.649*** 0.227
fdio*dRegion2 -0.277 0.334
Mức độ cạnh tranh ngành (Concentration) -1.924*** 0.595
Biến giả ngành (dIndustry*) Y
Biến giả năm (dYear*) Y
Hằng số (Constant) 3.429*** 0.474
Kiểm định Wald cho ý nghĩa của tổng thể mô hình 99.99***
Kiểm định Wald cho fdio và các biến tương tác với fdio
Kiểm định Wald cho các biến tương tác với fdio
86.05***
95.92***
Kiểm định Hausman 1496.82***
Lưu ý: ***, ** và * lần lượt ký hiệu các mức ý nghĩa ở 1%, 5% và 10%; Y: Có bao gồm trong mô hình
Kết quả ước lượng sử dụng thang đo Tỷ trọng doanh thu của FDI trong ngành (fdio).
Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy vấn đề đa cộng tuyến ít có khả năng ảnh hưởng đến các giá trị ước
lượng vì kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF < 2) và hệ số tương quan (<0.35) của các
biến số chính trong mô hình đều khá nhỏ (Dormann, 2013; Alin, 2010). Ngoài ra, nghiên cứu này sử
13
dụng cỡ mẫu lớn nên có thể giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến (Brambor & cộng sự, 2006). So với
phương pháp hồi quy POLS thì FEM và REM ít có khả năng xảy ra tình trạng phương sai thay đổi và
tương quan chuỗi hay tự tương quan (Wooldridge, 2009). Tuy vậy, để giúp kiểm soát tốt hơn vấn đề
tự tương quan hay tương quan chuỗi và phương sai thay đổi, luận án ước lượng mô hình FEM và
REM sử dụng sai số chuẩn mạnh (Robust standard errors) (Stock & Watson, 2008; Petersen, 2009).
Bảng 4.9 Kết quả VIF cho các biến số trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
Biến số Hệ số VIF
Fdio 1.140
lnK_intensity 1.060
lnL_quality 1.070
Scale 1.030
Ownership 1.030
TechGap 1.000
Concentration 1.140
Bảng 4.10 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa công nghệ từ FDI
fdio
lnK
_intensity
lnL
_quality Scale Own TechGap
Concen
_tration
fdio 1
lnK_intensity -0.077 1
lnL_quality 0.044 0.213 1
Scale -0.022 0.054 0.060 1
Own 0.017 -0.070 -0.102 -0.146 1
TechGap -0.002 0.009 -0.006 -0.001 0.002 1
Concentration -0.326 -0.012 0.046 0.093 -0.033 0.003 1
4.3.2 Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng
Kết quả nghiên cứu từ Bảng 4.8 cho thấy, ước lượng tham số fdio mang giá trị dương (2.393)
và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; kết quả kiểm định Wald cho mức ý nghĩa đồng thời của biến fdio
và các biến tương tác là 86.05 (P_value =0.000). Như vậy, ta có thể kết luận rằng sự hiện diện của các
doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng lan tỏa đến năng suất của doanh nghiệp trong nước. Điều này đồng
nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết HA1 về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến
doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam.
Để phân tích các nhân tố quyết định lan tỏa công nghệ, ta thực hiện kiểm định mức ý nghĩa
đồng thời của các biến tương tác giữa fdio và các đặc trưng doanh nghiệp trong nước. Kết quả kiểm định
Wald là 95.92 (P_value=0.000). Điều này cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI phụ thuộc vào
đặc trưng của doanh nghiệp trong nước. Từ đó, ta có thể thực hiện phép đạo hàm đối với phương trình
(3.3) để tìm hiểu tác động cận biên của yếu tố FDI như sau:
14
ijtijt
ijtijt
jt
ijt
giondTechGap
ScaleensityK
fdio
oductivity
1Re 0.649-0.003-
ln 1.325int_ln .05902.393
Prln
Phương trình cho thấy các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng đáng
kể đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Như vậy, hiệu ứng lan tỏa công nghệ có tồn tại nhưng quy
mô lan tỏa không đồng nhất mà phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp hay khả năng hấp thụ
hiệu ứng lan tỏa của mỗi doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong
nước có mức độ vốn hóa (K_intensity) cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong hấp thu lan tỏa tích cực từ FDI
để nâng cao năng lực công nghệ và hiệu quả sản xuất. Thứ hai, quy mô sản xuất (lnScale) cũng có tác
động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Thứ
ba, khoảng cách công nghệ (TechGap) là nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều đến quy mô lan tỏa công
nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Thứ tư, so với các doanh nghiệp ở khu vực
ở Đồng bằng Sông Hồng và miền núi phía Bắc thì doanh nghiệp ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long được hưởng lợi nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI.
4.3.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng suất lao động của
doanh nghiệp trong nước
Kết quả ước lượng từ Bảng 4.8 cũng cho thấy các đặc trưng doanh nghiệp (mức độ vốn hóa,
chất lượng nhân lực, quy mô, khoảng cách công nghệ) và ngành nghề (mức độ cạnh tranh, khác biệt
về ngành) có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của doanh nghiệp trong nước.
4.3.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis)
Kết quả phân tích độ nhạy với hai thang đo tỷ trọng lao động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia), cho
thấy sự tương đồng tương đối cao về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Kiểm định
Hausman cho thấy Mô hình FEM phù hợp cho tập dữ liệu khi ước lượng lan tỏa công nghệ từ FDI sử
dụng thang đo fdie và fdia. Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa
công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khi sử dụng hai thang đo này. Các
tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia có sự nhất quán về dấu và độ lớn so với
các ước lượng trong mô hình chính sử dụng thang đo fdio. Trong đó, ước lượng fdie có giá trị dương
nhưng không có ý nghĩa thống kê và giá trị cũng có sự chênh lệch đáng kể so với ước lượng fdio và
fdia. Phân tích mẫu nghiên cứu cho thấy thang đo tỷ trọng lao động (fdie) có giá trị thấp nhất, chiếm
30.6% tổng số lao động của ngành trong khi thang đo fdio và fdia lần lượt là 37.4% và 44%.
4.4 Kết quả ước lượng mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
4.4.1 Các kiểm định cơ bản
Từ Bảng 4.13, kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa tổng thể mô hình cho thấy các hệ số hồi
quy đều đồng thời có ý nghĩa ở mức 1%. Thêm vào đó, kiểm định Wald cho hệ số tương quan ()
giữa hai sai số của phương trình (2.5) và (2.6) có giá trị 4.98 và ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả
này bác bỏ giả thuyết H0 về sự bất tương quan giữa các sai số (H0: = 0) và cho thấy giả định của
15
Cragg (1971) là không phù hợp. Kết quả này khẳng định hai phương trình xuất khẩu (2.5) và (2.6)
không phải là hai quyết định hoàn toàn độc lập mà có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Các hệ số
athrho và lnsigma đều có ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 1% khẳng định sự tồn tại của vấn đề thiên
lệch lựa chọn mẫu. Do vậy, mô hình chọn mẫu Heckman là mô hình phù hợp cho tập dữ liệu trong
nghiên cứu này.
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình Heckman về lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh
nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam
(1) MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA XUẤT KHẨU
(PARTICIPATE)
(2) MÔ HÌNH QUYẾT ĐỊNH
TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU
(INTENSITY)
Tên biến
(Variable)
Hệ số
(Coef.)
Sai số chuẩn
(Std. Err.)
Hệ số
(Coef.)
Sai số chuẩn
(Std. Err.)
Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) 0.421*** 0.048 N
Độ tuổi (Age) 0.021*** 0.002 0.001 0.001
Hình thức sở hữu (Ownership) –0.829*** 0.097 –0.012 0.021
Khu công nghiệp (Zone) 1.035*** 0.059 –0.011 0.016
Mức độ vốn hóa (K_intensity) –6.04e-07 0.000 4.20e-06 5.39e-06
Chất lượng nhân lực (L_quality) 0.000 0.000 –0.000 0.000
Khu vực Đồng bằng S.Hồng và miền
núi phía Bắc (dRegion1) –0.168*** 0.040 –0.026** 0.011
Khu vực Bắc Trung Bộ & Duyên hải
miền Trung (dRegion2) –0.384*** 0.057 0.036* 0.020
Hiện diện FDI (fdio) 2.277*** 0.515 –0.281** 0.134
fdio*Experience 0.530*** 0.1090 N
fdio*Age 0.032*** 0.006 –0.002 0.002
fdio*Ownership 0.746*** 0.249 0.021 0.042
fdio*Zone –0.061 0.140 0.002 0.033
fdio*K_intensity 0.0002** 0.000 –0.000 0.000
fdio*L_quality 5.87e-06 0.000 0.000 0.000
fdio*dRegion1 0.337*** 0.093 0.005 0.023
fdio*dRegion2 0.446*** 0.144 –0.077* 0.046
Mức độ cạnh tranh trong ngành
(Concentration) –1.529** 0.774 0.141 0.196
Tỷ trọng xuất khẩu ngành (Indexint) 0.223 0.158 –0.088 0.054
Biến giả ngành (dIndustry*) Y Y
Biến giả năm (dYear*) Y Y
Hằng số (Constant) –1.338*** 0.224 0.065 0.050
Log pseudolikelihood -17009.69
Kiểm định Wald cho ý nghĩa của tổng
thể mô hình 218.04***
Kiểm định Wald cho sự độc lập giữa
phương trình (1) và (2)
Kiểm định Wald cho fdio và các biến
tương tác với fdio
Kiểm định Wald cho các biến tương
tác với fdio
4.98**
145.41***
82.01***
Athrho
lnsigma
–0.093**
–1.888***
0.042
0.026
16
rho
sigma
lambda
–0.093
0.151
–0.014
0.042
0.004
0.006
Lưu ý: ***, ** và * lần lượt ký hiệu các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%; Y: Có trong mô hình ; N: Không có trong mô hình.
Kết quả ước lượng sử dụng thang đo Tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp FDI trong ngành (fdio).
Các kết quả kiểm định từ Bảng 4.14 và 4.15 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF < 2) và
hệ số tương quan (<0.35) của các biến số chính trong mô hình đều khá nhỏ. Do đó, vấn đề đa cộng
tuyến ít có khả năng ảnh hưởng đến các giá trị ước lượng của mô hình. Ngoài ra, nghiên cứu này sử
dụng cỡ mẫu lớn nên có thể giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến (Brambor & cộng sự, 2006).
Bảng 4.14 Kết quả VIF của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Biến số Hệ số VIF
fdio 1.130
Age 1.080
Ownership 1.090
Zone 1.020
lnK_intensity 1.040
lnL_quality 1.020
Concentration 1.180
Indexint 1.050
Bảng 4.15 Ma trận tương quan của các biến số chính trong mô hình lan tỏa xuất khẩu từ FDI
fdio Age Own Zone
lnK_
intensity
lnL_
quality
Concen_
tration
Ind_
exint
fdio 1
Age -0.006 1
Own 0.016 -0.262 1
Zone 0.023 0.070 -0.058 1
K_intensity -0.020 0.040 -0.097 0.098 1
L_quality 0.007 0.014 -0.024 0.016 0.127 1
Concentration -0.337 -0.037 -0.029 -0.023 0.044 0.012 1
Indexint 0.066 0.028 0.010 -0.003 -0.009 -0.012 -0.210 1
4.4.2 Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng
Để kiểm định giả thuyết về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp
chế biến chế tạo trong nước thì ta thực hiện kiểm định mức ý nghĩa đồng thời của biến FDI và các
biến tương tác. Với mô hình (1) về quyết định tham gia xuất khẩu thì ước lượng tham số fdio mang
giá trị dương (2.277) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; kết quả kiểm định Wald cho mức ý nghĩa
đồng thời của biến fdio và các biến tương tác là 145.41 (P_value =0.000). Với mô hình (2) về tỷ trọng
xuất khẩu thì dù tham số ước lượng biến fdio mang giá trị âm (–0.281) và có ý nghĩa ở mức 5% nhưng
kết quả kiểm định Wald cho mức ý nghĩa đồng thời của biến fdio và các biến tương tác là 13.26
(P_value =0.103). Do đó, ta có thể kết luận rằng sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng
lan tỏa đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước và chấp nhận giả thuyết HB1
về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu.
17
Để biết được các nhân tố quyết định hiệu ứng lan tỏa thì ta thực hiện kiểm định mức ý nghĩa
đồng thời của các biến tương tác giữa fdio và các đặc trưng doanh nghiệp trong nước. Kết quả kiểm
định Wald với mô hình quyết định tham gia xuất khẩu là 82.01 (P_value =0.000). Điều này cho thấy
hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến phụ thuộc vào các đặc trưng của doanh nghiệp trong nước. Từ
đó, ta có thể thực hiện phép đạo hàm đối với phương trình (3.5) để tìm hiểu tác động cận biên của yếu
tố FDI đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam như sau:
ijtijtijt
ijtijtijt
jt
ijt
gionddensityK
OwnershipAgeExperience
FDI
EPARTICIPAT
2Re 0.446Region1 0.337int_ 0.0002
0.7460.032 0.5302.277
Phương trình cho thấy các đặc trưng doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô lan tỏa
xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Thứ nhất, kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) có tác
động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu. Thứ hai, doanh nghiệp thành lập lâu năm (Age) có
tiềm lực mạnh hơn trong học hỏi và hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu tích cực từ các doanh nghiệp
FDI. Thứ ba, doanh nghiệp sở hữu tư nhân (Ownership) là đối tượng hấp thụ được nhiều lan tỏa tích
cực về xuất khẩu từ FDI hơn. Thứ tư, các doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa (K_intensity) cao
hơn sẽ có lợi thế hơn trong hấp thu lan tỏa tích cực về xuất khẩu từ FDI. Thứ năm, các doanh nghiệp ở
khu vực phía Bắc và Trung hấp thụ được nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực hơn từ FDI trong ngành.
4.4.3 Tác động của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đến năng lực xuất khẩu của
doanh nghiệp trong nước
Kết quả Bảng 4.13 cho thấy đặc trưng doanh nghiệp (kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, hình thức
sở hữu, khu công nghiệp, vị trí địa lý) và ngành nghề (mức độ cạnh tranh, tỷ trọng xuất khẩu ngành,
khác biệt về ngành) có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước.
4.4.4 Phân tích độ nhạy với ba thang đo đại diện FDI (Sensitivity Analysis)
Kết quả phân tích độ nhạy sử dụng hai thang đo khác đại diện cho FDI (bao gồm, tỷ trọng lao
động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của FDI trong ngành) cho thấy sự tương đồng tương đối cao về
chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số. Kiểm định Wald cho hệ số tương quan () và các
hệ số athrho và lnsigma đều cho thấy quan hệ giữa hai quyết định xuất khẩu và sự tồn tại của vấn đề
chọn mẫu, do vậy khẳng định sự phù hợp của mô hình chọn mẫu Heckman khi ước lượng lan tỏa xuất
khẩu từ FDI sử dụng hai thang đo fdie và fdia. Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại
của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến quyết định tham gia xuất khẩu doanh nghiệp chế biến chế tạo trong
nước khi sử dụng hai thang đo này. Các tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia
có sự nhất quán về dấu và độ lớn so với mô hình chính sử dụng thang đo fdio. Trong đó, với mô hình
sử dụng thang đo fdie, tham số ước lượng biến fdie có giá trị ước lượng thấp hơn so với các ước lượng
fdio và fdia. Điều này có khả năng liên quan đến sự khác biệt về mức độ tập trung của FDI trong
ngành khi thang đo tỷ trọng lao động (fdie) có giá trị thấp nhất so với hai thang đo còn lại.
18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Luận án này nghiên cứu một cách có hệ thống về các tác động lan tỏa của dòng vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, trong đó tập trung phân tích và kiểm định hiệu ứng lan tỏa và các
nhân tố quyết định đến lan tỏa công nghệ và lan tỏa về xuất khẩu từ FDI. Tác động lan tỏa là những
hiệu ứng ngoại tác về thông tin xuất phát từ những tương tác có chủ đích hay không có chủ đích giữa
các chủ thể kinh tế theo thời gian. Thông qua khả năng rò rỉ, phát tán và chuyển giao, chia sẻ thông
tin, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp tác động đến năng lực công nghệ và xuất khẩu của doanh
nghiệp trong nước. Các kênh lan tỏa từ FDI bao gồm sự di chuyển lao động, biểu thị và bắt chước, áp
lực cạnh tranh và các mối liên kết cung ứng. Quy mô lan tỏa từ FDI không diễn ra đồng nhất đối với
tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước mà đa dạng vì phụ
thuộc vào khả năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước.
Tác động lan tỏa từ FDI là đề tài nghiên cứu khá mới và nhận được sự quan tâm gia tăng
trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển khi dòng vốn FDI gia
tăng cho thấy những tác động không mong muốn đến môi trường và nền kinh tế trong nước. Với
trường hợp của Việt Nam, một số nghiên cứu về lan tỏa công nghệ đã được thực hiện với dữ liệu từ
trước năm 2011 và chỉ có hai nghiên cứu về lan tỏa xuất khẩu sử dụng dữ liệu trước 2005 với cỡ mẫu
khá nhỏ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa,
xác định các kênh lan tỏa và sử dụng một thang đo đại diện FDI. Trong khi đó, bước nghiên cứu tiếp
theo là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa thì vẫn chưa được tìm hiểu sâu.
Dựa trên kết quả tổng quan và lược khảo lý thuyết, luận án đã xác định các khe hổng nghiên
cứu và xây dựng khung phân tích đề nghị được trình bày trong Chương 2. Trong đó, hai nhánh nghiên
cứu chính của luận án là phân tích tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu thông qua việc
kiểm định sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đặc biệt là các nhân tố quyết định lan tỏa, từ đó đề
xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam. Tiếp đến, để hiện thực hóa
khung phân tích và các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lựa chọn được trình bày và
phân tích trong Chương 3. Với hiệu ứng lan tỏa công nghệ, luận án sử dụng cách tiếp cận phổ biến là
dựa vào mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng và ước lượng mô hình hàm năng suất của
các doanh nghiệp trong nước và các biến số tác động, trong đó bao gồm thang đo đại diện cho FDI.
Với hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu, mô hình chọn mẫu Heckman được áp dụng nhằm kiểm soát vấn đề
thiên lệch chọn mẫu do chỉ có một số lượng nhất định doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu.
Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa công nghệ được ước lượng bằng phương pháp ước lượng dữ
liệu bảng, bao gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm
định Hausman được sử dụng để so sánh và xác định sự phù hợp của mô hình FEM hay mô hình REM.
Mô hình kinh tế lượng về lan tỏa xuất khẩu được ước lượng bằng phương pháp hợp lý cực đại (MLE)
cho hai quyết định tham gia xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu theo mô hình chọn mẫu Heckman. Mô
hình Heckman có ưu thế vượt trội khi tính đến mối tương quan giữa hai quyết định xuất khẩu và điều
19
chỉnh, kiểm soát vấn đề thiên lệch lựa chọn mẫu. Kỹ thuật ước lượng MLE cho phép ước lượng đồng
thời hai phương trình xuất khẩu với sai số chuẩn mạnh để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi.
Sau khi xác định khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, luận án thực hiện ước lượng
và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến
chế tạo Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013. Dữ liệu
nghiên cứu được thu thập từ các cuộc điều tra toàn diện doanh nghiệp do Tổng Cục Thống kê thực
hiện với mẫu nghiên cứu sau khi sàng lọc bao gồm 137,419 quan sát. Các phân tích và thảo luận chi
tiết kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong Chương 4. Các kết quả nghiên cứu chính
của luận án được tóm tắt dưới đây:
(i) Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI:
Giả thuyết về sự tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp chế
biến chế tạo Việt Nam đã được luận án khẳng định.
Giả thuyết về quy mô lan tỏa công nghệ từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả
năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước đã được luận án khẳng định với các
kết luận cụ thể dưới đây:
- Các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa cao hơn sẽ có lợi thế hơn
trong hấp thu lan tỏa tích cực từ FDI để nâng cao năng lực công nghệ và hiệu quả sản xuất;
- Quy mô sản xuất cũng tác động cùng chiều đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI; hay nói cách khác
doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI;
- Khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI càng lớn thì
doanh nghiệp trong nước càng khó có thể tiếp cận, học hỏi hay bắt chước được các công nghệ
mới từ doanh nghiệp FDI;
- Doanh nghiệp ở Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng hưởng lợi
nhiều hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI.
Giả thuyết về vai trò của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đối với năng suất của doanh
nghiệp trong nước đã được luận án khẳng định, cụ thể:
- Doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước có mức độ vốn hóa càng cao thì có năng suất lao động
càng cao, và tác động này phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài FDI trong ngành;
- Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lao động có chất lượng càng cao thì càng có nhiều khả năng gia
tăng năng suất lao động, và tác động này không phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài FDI;
- Khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước và doanh nghiệp FDI
càng lớn thì năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước càng giảm;
- Mức độ cạnh tranh trong ngành càng tăng thì càng tạo tạo ra động lực để doanh nghiệp chế biến
chế tạo trong nước cải tiến công nghệ và từ đó nâng cao năng suất lao động.
Kết quả phân tích độ nhạy sử dụng hai thang đo khác đại diện cho FDI (bao gồm, tỷ trọng lao động
(fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của FDI trong ngành) cho thấy sự tương đồng tương đối cao về
chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số; cụ thể:
20
- Kiểm định Hausman cho thấy Mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp cho tập dữ liệu khi
ước lượng lan tỏa công nghệ từ FDI sử dụng hai thang đo fdie và fdia;
- Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến
doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khi sử dụng hai thang đo này;
- Các tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia có sự nhất quán về dấu và độ
lớn so với các ước lượng trong mô hình chính sử dụng thang đo fdio;
- Một điểm đáng lưu ý là tham số ước lượng fdie có giá trị dương nhưng không có ý nghĩa thống
kê và giá trị ước lượng cũng có sự chênh lệch đáng kể so với ước lượng fdio và fdia.
Như vậy, kết quả nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đã
đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam và hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu đầu tiên của luận án về xây dựng và kiểm định tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến
doanh nghiệp trong nước. Tiếp đến, luận án đã giải quyết khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng lan tỏa công nghệ từ FDI dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết HA2 – HA7 và hoàn
thành mục tiêu nghiên cứu thứ ba. Các kết quả phân tích độ nhạy sử dụng ba thang đo đại diện FDI
giải quyết khoảng trống nghiên cứu đã nêu và hoàn thành mục tiêu thứ tư của luận án.
(ii) Tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI:
Giả thuyết về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo
Việt Nam đã được luận án khẳng định;
Giả thuyết về quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI diễn ra không đồng nhất mà phụ thuộc vào khả
năng hấp thụ hay đặc trưng riêng của doanh nghiệp trong nước đã được luận án khẳng định, cụ thể:
- Các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước nếu từng có kinh nghiệm xuất khẩu thì có khả
năng hấp thu tốt hơn hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI;
- So với các doanh nghiệp non trẻ vừa thành lập thì các doanh nghiệp thành lập lâu năm có tiềm lực
mạnh hơn trong học hỏi và hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu tích cực từ các doanh nghiệp FDI;
- So với các doanh nghiệp chế biến chế tạo thuộc sở hữu nhà nước thì doanh nghiệp sở hữu tư
nhân là đối tượng hấp thụ được nhiều lan tỏa tích cực về xuất khẩu từ FDI hơn;
- Các doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao hơn sẽ có lợi thế hơn trong hấp thu lan tỏa tích
cực về xuất khẩu từ FDI;
- Các doanh nghiệp chế biến chế tạo ở khu vực miền Bắc và Trung Bộ có điều kiện thuận lợi hơn
trong hấp thụ hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI.
Giả thuyết về vai trò của đặc trưng doanh nghiệp và đặc trưng ngành đối với năng lực xuất khẩu
của doanh nghiệp trong nước đã được luận án khẳng định, cụ thể:
- Các doanh nghiệp chế biến chế tạo từng xuất khẩu trước đây đã thực hiện đầu tư và phát sinh các
chi phí cố định nhằm thâm nhập thị trường xuất khẩu, do vậy sẽ có nhiều khả năng tiếp tục hoạt
động xuất khẩu trong năm tiếp theo;
21
- So với các doanh nghiệp mới thành lập thì các doanh nghiệp trong nước thành lập lâu năm sẽ có
nhiều khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu hơn;
- So với các doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước có nhiều khả năng
tham gia xuất khẩu hơn;
- Doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp/khu chế xuất sẽ có nhiều khả năng tham gia
thị trường xuất khẩu hơn so với những doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ khác;
- Các doanh nghiệp phía Bắc và Trung Bộ ít có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu và nếu có
xuất khẩu thì tỷ trọng xuất khẩu cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Khu vực phía Nam;
- Mức độ cạnh tranh trong ngành giảm thì doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng tập trung
khai thác thị trường trong nước, khiến cho động lực tham gia xuất khẩu giảm sút.
Kết quả phân tích độ nhạy sử dụng hai thang đo khác đại diện cho FDI (bao gồm, tỷ trọng lao
động (fdie) và tỷ trọng tài sản (fdia) của FDI trong ngành) cho thấy sự tương đồng tương đối cao
về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến số; cụ thể:
- Kiểm định Wald cho hệ số tương quan () và các hệ số athrho và lnsigma đều cho thấy quan hệ
giữa hai quyết định xuất khẩu và sự tồn tại của vấn đề chọn mẫu, do vậy khẳng định sự phù hợp
của mô hình Heckman khi ước lượng lan tỏa xuất khẩu từ FDI sử dụng hai thang đo fdie và fdia;
- Kết quả kiểm định Wald cũng khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến quyết định
tham gia xuất khẩu doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khi sử dụng hai thang đo này;
- Các tham số ước lượng trong cả hai mô hình sử dụng fdie và fdia có sự nhất quán về dấu và độ
lớn so với mô hình chính sử dụng thang đo fdio;
- Với mô hình sử dụng thang đo fdie, tham số ước lượng biến fdie có giá trị ước lượng thấp hơn so
với các ước lượng fdio và fdia.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đã đóng
góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam và hoàn thành mục tiêu
nghiên cứu thứ hai của luận án về xây dựng và kiểm định tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến
doanh nghiệp trong nước. Tiếp đến, luận án đã giải quyết khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng lan tỏa xuất khẩu từ FDI dựa trên kết quả kiểm định các giả thuyết HB2 – HB8 và hoàn
thành mục tiêu nghiên cứu thứ ba. Các kết quả phân tích độ nhạy sử dụng ba thang đo đại diện FDI
giúp giải quyết khoảng trống nghiên cứu đã nêu và hoàn thành mục tiêu thứ tư của luận án. Các kết
quả nghiên cứu kể trên làm cơ sở để luận án đề xuất các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công
nghệ và lan tỏa xuất khẩu của FDI tại Việt Nam và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu cuối cùng.
5.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa của FDI tại Việt Nam
5.2.1 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI
Thứ nhất là rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
FDI. Kết quả Chương 4 cho thấy khoảng cách công nghệ càng lớn thì càng cản trở doanh nghiệp
trong nước tiếp cận và bắt chước các kỹ thuật, công nghệ mới từ FDI, từ đó làm hạn chế khả năng hấp
22
thụ lan tỏa công nghệ từ FDI. Do vậy, để tối đa hóa hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI thì
trước tiên doanh nghiệp trong nước cần chú trọng phát triển nội lực, kết hợp học hỏi và ứng dụng có
chọn lọc kiến thức, công nghệ từ doanh nghiệp FDI sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách ở cấp ngành liên quan cần đầu tư phát triển công tác quy
hoạch và hỗ trợ (đặc biệt là về tài chính và kỹ thuật sản xuất) hướng đến ưu tiên các doanh nghiệp,
ngành nghề có nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển. Phát triển từ nội lực thường bền vững hơn và
đồng thời tăng cường hấp thụ lợi thế về kiến thức từ bên ngoài.
Thứ hai là gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ
vốn hóa cao và quy mô lớn. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng mức độ vốn hóa và quy mô của doanh
nghiệp chế biến chế tạo trong nước có ảnh hưởng tích cực đến hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Do
vậy, các mối liên kết có thể được gia tăng thông qua tăng cường hoạt động của các hiệp hội doanh
nghiệp theo quy mô; quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất; hay tổ chức các triển lãm sản
phẩm, công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa công nghệ với quy mô lớn từ FDI
có thể thiếu thực tế khi mà các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước đa phần có mức độ vốn hóa
thấp cộng với quy mô vừa và nhỏ nên hạn chế khả năng hấp thụ lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI.
Thứ ba là nhân rộng kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư giữa các khu vực. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long hấp thụ hiệu
quả hơn từ lan tỏa công nghệ của FDI. Do đó, các kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư ở khu vực
này nên được chia sẻ và nhân rộng cho các địa phương khác. Đặc biệt, những kinh nghiệm về cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quy hoạch và quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; cải
cách thủ tục hành chính của các tỉnh thành trọng điểm thu hút FDI (như Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) có thể giúp doanh nghiệp và chính quyền ở các tỉnh
thành khác tăng khả năng thu hút, quản lý FDI và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước được
hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI.
5.2.2 Các hàm ý chính sách về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI
Thứ nhất là tăng cường hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với
khu vực doanh nghiệp nhà nước thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có khả năng tốt hơn trong việc hấp
thụ hiệu quả tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI để từ đó gia nhập thị trường xuất khẩu. Do đó, các bộ
ngành liên quan cần tích cực tổ chức các diễn đàn, hội chợ về xuất khẩu, đồng thời khuyến khích sự
tham gia của nhóm doanh nghiệp tư nhân và FDI. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh
nghiệm xuất khẩu có thể được gia tăng qua mối liên kết giữa Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam và Hiệp
hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn vay cần được tăng
cường vì đây là một trong những rào cản chính đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Cung cấp
thông tin về cơ hội và thách thức của các hiệp định thương mại song và đa phương; hỗ trợ xây dựng
thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng là các giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tư nhân tháo gỡ khó
khăn để phát triển và gia nhập thị trường xuất khẩu.
23
Thứ hai là thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có thâm niên
hoạt động và mức độ vốn hóa cao. Kết quả ước lượng từ chỉ ra rằng độ tuổi và mức độ vốn hóa của
doanh nghiệp trong nước có tương quan cùng chiều với quy mô lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Do đó, hàm
ý chính sách cần chú trọng xây dựng các giải pháp hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu hướng đến các doanh
nghiệp trong nước có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao. Các chính sách hỗ trợ có thể bao
gồm: tư vấn về thị trường xuất khẩu, hợp đồng ngoại thương; thủ tục hải quan; phát triển dịch vụ cảng
và logistic. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI khó có thể diễn ra ở quy mô lớn khi đa phần
các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước khá non trẻ và khả năng tài chính hạn chế.
Thứ ba là tăng cường thu hút hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung. Nghiên cứu này cũng
cho thấy rằng các doanh nghiệp trong nước ở khu vực phía Bắc và Trung được hưởng lợi nhiều hơn từ
lan tỏa xuất khẩu của FDI để gia nhập thị trường xuất khẩu. Vì thế, các chính sách nhằm tăng cường
thu hút hút FDI vào hai khu vực này có thể giúp khuếch đại lan tỏa xuất khẩu. Điều này xuất phát từ
kết quả nghiên cứu rằng lan tỏa xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn ở khu vực có số lượng doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu còn ít (miền Bắc (26%) và miền Trung (14%)). Đa số doanh nghiệp trong nước có
xuất khẩu tập trung ở khu vực phía Nam (chiếm 60%). Do vậy, FDI có thể không tạo ra ảnh hưởng
đáng kể đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở khu vực này.
5.3 Những đóng góp chính của luận án
5.3.1 Đóng góp về lý thuyết
Thứ nhất, luận án xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến
doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng một thang đo đại diện cho FDI như các nghiên
cứu trước, luận án đưa vào ba thang đo cho sự hiện diện của FDI. Việc sử dụng nhiều thang đo FDI có
thể giúp so sánh và có đánh giá toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa. Thứ hai, luận án sử dụng cách tiếp
cận mới khi đưa vào mô hình các biến tương tác với FDI để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
ứng lan tỏa. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu
có sự khác biệt đáng kể và phụ thuộc vào đặc trưng của các doanh nghiệp trong nước. Thứ ba, kết quả
nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu cập nhật với cỡ mẫu lớn cho giai đoạn gần đây sẽ đóng góp cho các
nghiên cứu về tác động lan tỏa từ FDI tại Việt Nam, đặc biệt là lan tỏa xuất khẩu, từ đó làm cơ sở để
phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
5.3.2 Đóng góp về thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là về sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa từ FDI
và các nhân tố ảnh hưởng, cung cấp bằng chứng thực tiễn rất có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính
sách về thu hút đầu tư nước ngoài, cho những người làm công tác dự báo và cho các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu khẳng định sự
tồn tại của hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến doanh nghiệp trong nước. Thứ
hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng hiệu ứng lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI
không diễn ra đồng nhất cho toàn bộ các doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đặc trưng riêng của các
24
doanh nghiệp trong nước. Do đó, các chính sách thu hút FDI, các dự báo và hướng liên kết hợp tác
giữa hai khối doanh nghiệp này cần dựa trên sự chọn lọc và ưu tiên nhất định.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở để đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm
phát huy hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực từ FDI đến doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam.
Trong đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có thể được gia tăng thông qua việc thúc đẩy các mối
liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn;
chú trọng các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ; chia sẻ và nhân rộng kinh nghiệm thu hút và
quản lý đầu tư của các doanh nghiệp khu vực phía Nam đến các địa phương khác. Thứ tư, các chính
sách giúp khuếch đại hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến chế tạo trong
nước cũng được đưa ra dựa trên các kết quả ước lượng. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: ưu tiên hỗ
trợ khối doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp có thâm niên hoạt động và mức độ vốn hóa cao; tăng
cường thu hút FDI vào khu vực phía Bắc và Trung.
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Dù tác giả đã nỗ lực hết sức trong quá trình thực hiện luận án nhằm đạt các mục tiêu đề ra
nhưng nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Các nghiên cứu về sau có thể kế thừa
và mở rộng nghiên cứu này bằng cách khắc phục một số hạn chế sau:
Thứ nhất, do hạn chế về dữ liệu nên mô hình kinh tế lượng trong luận án này chưa kiểm soát
tác động của các yếu tố vĩ mô (như tỷ giá, tăng trưởng, lạm phát,) đến năng lực công nghệ và năng
lực xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố vĩ mô đến quy mô lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu từ FDI. Thứ hai, do đặc điểm bộ dữ
liệu ngắn trong 3 năm không cho phép đưa vào các biến trễ để kiểm soát được độ trễ trong tác động
lan tỏa từ FDI đến năng lực công nghệ và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Các nghiên cứu kế
tiếp có thể tiếp cận và sử dụng bộ dữ liệu bảng dài hơn để kiểm soát được tác động trễ và đưa ra
những đánh giá toàn diện hơn về hiệu ứng lan tỏa từ FDI.
Thứ ba, tuy mô hình FEM/REM có nhiều ưu điểm trong ước lượng dữ liệu bảng, đặc biệt là
trong các nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI, song gặp hạn chế trong khắc phục toàn diện hiện
tượng nội sinh. Do vậy, các nghiên cứu kế tiếp có thể vận dụng thêm các phương pháp với biến công
cụ như GMM hay 3SLS để kiểm soát hiệu quả hơn khả năng xảy ra vấn đề nội sinh khi ước lượng mô
hình. Thứ tư, luận án sử dụng bộ dữ liệu cho giai đoan 2011–2013 trước khi Việt Nam ký kết một số
thỏa thuận thương mại tự do quan trọng với các đối tác chiến lược như Liên minh hải quan Nga-
Belarus-Kazakhstan (15/12/2014), Hàn Quốc (5/5/2015), Liên minh Châu Âu (2/12/2015) và Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (04/02/2016). Các nghiên cứu kế tiếp có thể sử dụng bộ dữ liệu
cập nhật hơn cho giai đoạn sau khi thực hiện các thỏa thuận tự do hóa thương mại này để có đánh giá
so sánh về tác động lan tỏa công nghệ và lan tỏa xuất khẩu của FDI đến các doanh nghiệp trong nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phan_tich_tac_dong_lan_toa_cua_dau_tu_truc_t.pdf