Toàn bộ hoạt động của đế chế Tần trong những năm đầu đều tập trung
vào việc củng cố vị thế giành được bằng các phương pháp của Pháp gia như:
Tổ chức bộ máy hành chính thống nhất, tập quyền theo hai cấp (ở
trung ương và địa phương), phỏng theo cách thức tổ chức của
Thương Ưởng: thi hành ban bố và phổ biến pháp luật; những chính
sách tận thu kinh tế, xây dựng quân đội, thủ tiêu văn hoá Đây là
những cải cách vừa cấp tiến, nhưng quá hà khắc của Tần Thuỷ
Hoàng. Do tính cứng nhắc trong vận dụng mà nhà Tần đã sụp đổ chỉ
sau 15 năm trị vì.
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - Xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Phước. tóm
tăt.Việt.doc
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Hữu Phước
PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ -
XÃ HỘI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62 22 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – năm 2016
Hà Nội, 2015
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Triết học, Học viện KHXH
– Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nguyên Việt
Phản biện 1: .............................................................................................................................
.........................................................................................................................
Phản biện 2: .............................................................................................................................
.........................................................................................................................
Phản biện 3: .............................................................................................................................
.........................................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vào
hồi...giờphút, ngàytháng.năm 2016.
Luận án lưu tại: Học Viện khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia Việt nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
[1]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Bốn nguyên tắc dùng “pháp” của pháp
gia và ý nghĩa hiện thời của nó, Tạp chí Triết học số 3(286), tr. 70-78.
[2]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Hàn Phi – người kế thừa và hoàn
thiện tư tưởng của các Pháp gia tiền bối, Tạp chí nhân lực Khoa học
xã hội, số 3(22), tr. 51-61.
[3]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Sự xung đột giữa Nho gia và Pháp gia
về tư tưởng trị nước, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 231(2015), tr.60-64.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Âm dương
gia với tư cách là sản phẩm của “Bách gia tranh minh” thì Pháp gia
là một trong sáu học phái lớn nhất, có tầm ảnh hưởng đến toàn xã hội
Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc. Pháp gia và học thuyết của
nó có lịch sử phát triển khá độc đáo trong quá trình hình thành nhà
nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Vai trò của học thuyết
Pháp gia không chỉ ở việc Tần Thủy Hoàng đã áp dụng thành công
học thuyết này trên đất Tần để kết thúc cục diện Xuân Thu – Chiến
Quốc, mà còn tiếp tục tác động đến xã hội phong kiến Trung Hoa và
các nước phương Đông đồng văn, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ như
vậy là vì nội dung tư tưởng biến pháp, những phương cách về thuật
dùng người, biện pháp để cải tạo xã hội, cách dựng luật, phýõng pháp
xây dựng nhà nýớc mạnh, cách thức phát triển kinh tế - xã hội
trong đường lối trị nước là điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của
bất kỳ triều đại phong kiến nào. Với giá trị to lớn đó, Pháp gia đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều học giả cũng như các nhà hoạt động
chính trị từ trước đến nay trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong 70 năm qua kể từ sau Cách mạng tháng Tám
1945, việc nghiên cứu về Pháp gia và tư tưởng trị nước của nó luôn được
các học giả quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế những nghiên cứu về vị thế
và vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung
Quốc cổ đại được đề cập còn khá mờ nhạt, đặc biệt là sự tiếp thu những
giá trị lý luận trong học thuyết đó cho việc thiết lập thể chế, kiến tạo xã hội
và hình thành nên một hệ thống pháp luật đồng bộ cho xã hội phong kiến
Việt Nam như thế nào, cho đến nay vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
2
Chính vì vậy, việc trình bày một cách có hệ thống nhằm lý giải
nguyên nhân ra đời của Pháp gia và những nội dung căn bản về tư tưởng
chính trị - xã hội của nó cũng như những tác động của hệ tư tưởng này
đến đời sống chính trị - xã hội phong kiến nước ta là một việc làm có ý
nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Về lý luận, những kết quả nghiên cứu
mới sẽ góp phần làm rõ thêm diện mạo của trường Pháp gia trong lịch sử
triết học chính trị, chỉ ra những giá trị và đóng góp của nó cho kho tàng
văn hóa của phương Đông nói riêng, của toàn nhân loại nói chung. Về
thực tiễn, do nhu cầu quản lý xã hội không thể thiếu pháp luật trong bất
kỳ thời đại nào cũng như cách thức vận dụng những nội dung phù hợp
của tư tưởng pháp trị, cho nên việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng, cách
thức ảnh hưởng của Pháp gia trong lịch sử cũng như ngày nay là việc
làm có ý nghĩa. Trải qua 70 năm chính thể mới của chúng ta, đặc biệt là
sau 30 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh
vực pháp luật. Đó là đổi mới, hoàn thiện Hiến pháp cho phù hợp với
từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đáp ứng nhu cầu về luật pháp để "đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận tạo tiền đề
vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”1. Để hoàn thiện
mục tiêu trên, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh
vực đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là hệ thống chính trị XHCN, xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ để xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Do
đó, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết chính trị - xã
1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2011, tr.103.
3
hội trong lịch sử có vai trò rất quan trọng, trong đó có những giá trị tiến
bộ của học thuyết Pháp gia.
Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, với tinh thần
“ôn cố nhi tri tân” cũng như “tiếp thu tinh hoa và góp phần làm
phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại”2, chúng tôi mạnh dạn lựa
chọn “Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc
cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
* Mục đích: Làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư
tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của tư tưởng
pháp trị trong học thuyết này đến chế độ phong kiến Trung Hoa, Việt
Nam trên một số phương diện tiêu biểu.
* Nhiệm vụ: Từ yêu cầu trên, luận án cần giải quyết và
làm rõ những nội dung căn bản sau:
Một là: Nghiên cứu tổng quan các công trình tiêu biểu nghiên
cứu về Pháp gia và tư tưởng của trường phái này, từ đó đặt ra những
vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo.
Hai là: Trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề cho
sự ra đời trường phái Pháp gia; những nội dung căn bản của trường phái
này, luận án sẽ tập trung làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử
tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa thời cổ đại.
Ba là: Luận án làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã
tác động lên đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là
sự thúc đẩy thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
2 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2001, tr.115.
4
quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao tư tưởng pháp trị đã ảnh
hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán đến nửa
đầu thế kỷ XIX.
Bốn là: Luận án sẽ luận giải sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối
với đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến nước ta từ thế kỷ X
đến nửa đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học lịch sử cho công cuộc
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị -
xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến
Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Do dung lượng luận án có giới hạn và
việc xác định mục tiêu của luận án, cho nên chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu những nội dung căn bản về tư tưởng pháp trị của
các Pháp gia thời kỳ cổ đại mà đỉnh cao là tư tưởng Hàn Phi; chỉ ra vị
trí, vai trò của hệ tư tưởng này chi phối tư tưởng, đời sống chính trị -
xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của nó đến nhà nước phong
kiến Tung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Làm rõ một số ảnh hưởng tiêu biểu tư tưởng của Pháp gia lên
đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ
X đến đầu thế kỷ XX và rút ra bài học cho công cuộc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo trong luận án
là phương pháp luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng, cụ thể
chúng tôi sử dụng tổ hợp các phương pháp: lôgic - lịch sử, phân tích -
5
tổng hợp, quy nạp - diễn dịch... Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác như: khảo cứu tài
liệu, so sánh - đối chiếu
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi
phát triển và đưa ra một số điểm mới như sau:
Một là, làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng
chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại.
Hai là, làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tác
động lên đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là sự
thúc đẩy thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao tư tưởng pháp trị đã ảnh
hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán đến nửa
đầu thế kỷ XIX.
Ba là, luận giải sự tiếp biến và vận dụng tư tưởng pháp trị của Pháp gia
trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX
(trên một số phương diện tiêu biểu). Từ đó rút ra ý nghĩa, bài học của học thuyết
pháp trị của Pháp gia đối với thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung theo quy định, luận án được kết cấu: 3
phần chính là mở đầu, nội dung và kết luận được luận giải trong 4
chương 14 tiết.
6
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình tiếp cận theo phương diện bối cảnh lịch sử
Trung Hoa cổ đại và những tiền đề cho sự ra đời của Pháp gia
* Các công trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội - chính trị và học
thuật của Trung Hoa cổ đại
Tiêu biểu là: “Sử ký” của Tư Mã Thiên và cuốn “Hàn Phi Tử”
trước tác của Hàn Phi do Phan Ngọc dịch. Đây là hai tài liệu căn bản
mà chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu tư tưởng Pháp gia. Bên cạnh đó
còn có: “Hàn Phi Tử” tác giả của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (Nxb
VHTT, Hà Nội, 1992) vừa là tác phẩm triết học vừa nghiên cứu, trích
dịch. Tuy nhiên, cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu với các nhà luân
lý khác: Tử Sản, Ngô Khởi, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng;
tư liệu sử và liên ngành..., để đi đến khẳng định về vị thế, vai trò Pháp
gia trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại.
* Các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, sự hình thành trường
Pháp gia
Trước hết là công trình: Lịch sử triết học (tập 1) – Triết học cổ
đại, của Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính (Nxb KHXH, Hà Nội, 2002);
Nguyễn Đăng Thục với cuốn Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội, 2006); Max Kaltenmark trong cuốn Triết học
Trung Hoa nằm trong Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại (Que
sais je – Tôi biết gì?) do Nxb Thế giới dịch và giới thiệu năm 1999
Các công trình đi đến khẳng định: Tư tưởng pháp gia là sản phẩm của sự
biến đổi xã hội thời Chiến quốc. Nó đại biểu cho tầng lớp địa chủ mới
trỗi dậy do yêu cầu củng cố chế độ tập quyền trung ương của nền
chuyên chế quân chủ. Tuy nhiên, phong trào “Bách gia tranh minh” là
7
động lực để tư tưởng Pháp gia thăng hoa như thế nào? Các cuộc biến
pháp của Pháp gia ra sao? Vẫn là vấn đề ngỏ đòi hỏi luận án cần tiếp cận
để giải quyết.
1.2. Các công trình nghiên cứu chú trọng đến nội dung tư tưởng Pháp
gia và vai trò, vị thế của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội
Trung Hoa cổ đại
* Khuynh hướng nghiên cứu đi sâu vào nội dung, đặc điểm tư tưởng Pháp gia
Nội dung tư tưởng pháp trị của Pháp gia cũng đã được nhiều tác
giả công bố. Tiêu biểu: Lịch sử triết học phương Đông của tác giả Doãn
Chính chủ biên (Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, 2012); Đại cương lịch sử
triết học Trung Quốc (Nxb CTQG, Hà Nội, 2004) Doãn Chính; Phạm
Quýnh có cuốn Bách gia Chư tử do Nguyễn Quốc Thái dịch (Nxb
VHTT, Hà Nội, 2000); Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Ngọc Kiện với
bài “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi” (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
số 4 116/2001); Luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hàn Phi Tử của Vũ
Kim Dung (Viện Triết học, Hà Nội, 2003); cuốn Tư tưởng phương Đông
gợi những điểm nhìn tham chiếu, do Nguyễn Huệ Chi giới thiệu (Nxb
Văn học, Hà Nội, 1995); Lã Trấn Vũ với công trình Lịch sử tư tưởng
chính trị Trung Quốc do Trần Văn Tấn dịch (Nxb, Sự thật, Hà Nội,
1964) Trường phái Pháp gia và triết học Hàn Phi có nội dung căn
bản: Pháp gia là một trường phái triết học lớn nhất Trung Quốc; chủ
trương của Pháp gia là “Pháp – Thế - Thuật”; cơ sở triết lý của Pháp gia
là học thuyết về Đạo; trong Pháp gia có thể chia làm bốn phái “trọng
thực”, “trọng thế”, “trọng thuật”, “ trọng pháp và biến pháp”. Hàn Phi
là đại biểu ưu tú nhất của Pháp gia.
Mặc dù các công trình đã đề cập khá nhiều đến những nội dung,
đặc điểm căn bản học thuyết pháp trị của Pháp gia, nhưng vẫn còn những
8
nội dung như: sự tác động của tư tưởng pháp trị ở kiến trúc thượng tầng đã
ảnh hưởng đến việc thiết lập nhà nước trung ương tập quyền như thế nào,
Pháp gia với tư duy kinh tế, quản lý và ổn định xã hội ra sao? Hay những
hệ luỵ của học thuyết pháp trị do Tần Thủy Hoàng dẫn đến sự sụp đổ của
đế chế Tần sau 15 năm thống nhất chưa được đề cập sâu sắc, đòi hỏi cần
có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
* Khuynh hướng nghiên cứu chuyên sâu về vai trò và vị thế của Pháp
gia trong lịch sử chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại
Thứ nhất, đi sâu vào quan hệ của Pháp gia với các trường phái,
trong cuốn Những tư tưởng gia vĩ đại ở phương Đông của IAN
P.McGREAL do Phạm Khải dịch (Nxb Lao động, Hà Nội, 2005); Giải
thích về quan hệ giữa Pháp gia với Nho và Đạo, trong Từ điển triết học
Trung Quốc, tác giả Doãn Chính đều cho rằng các Pháp gia tiền bối
đều xuất phát từ đạo Khổng và người có công tổng hợp và cho ra đời
học thuyết pháp trị là Hàn Phi.
Thứ hai, đi sâu và làm rõ quan hệ tư tưởng giữa Pháp gia với
trường phái khác, phải kể đến tác giả Phùng Hữu Lan với công trình Đại
cương triết học sử Trung Quốc do Nguyễn Văn Dương dịch (Nxb Thanh
Niên, Hà Nội, 1999); Luận án tiến sĩ Chính trị học Tư tưởng chính trị
Hàn Phi Tử của Trương Văn Huyền (HVCT HCQG HCM, Hà Nội,
2012); Ngô Quân có sách Bảy đại triết gia Trung Quốc thời Chu –
Tần Các công trình ập trung đi sâu lý giải sự ra đời của Pháp gia và
tư tưởng pháp trị là sản phẩm kế thừa từ “Bách gia chư tử” mà điển
hình là Nho, Mặc, Lão, Danh gia. Nhưng ngay sau khi ra đời, nó đã
tỏ rõ là một học thuyết triết học chính trị đặc thù, có tính thực tế cao,
thậm chí đối cực với Nho gia và trong cuộc luận chiến với Nho gia,
Pháp gia đã thắng thế, trở thành tư tưởng thống trị dưới thời chư hầu
9
Tần. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho luận án
của chúng tôi cần phải làm rõ.
1.3. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Pháp gia trong đời
sống chính trị - xã hội Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến
Công trình nghiên cứu về vai trò của Pháp gia đối với lịch sử
phải kể đến: tập thể tác giả Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa, Uông Tử Tung,
Trương Thế Anh, Trần Tú Mai, Chu Bá Côn là cuốn Lịch sử triết học
Trung Quốc do Lê Vũ Lang dịch (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957); Nguyễn
Văn Hiền có bài “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - ý nghĩa và bài
học lịch sử” (Tạp chí KHXH, số 1 - 113/2008) đã khẳng định Pháp
gia là trường phái đã giúp Trung Hoa cổ đại đi đến thống nhất.
Nói về sức sống của tư tưởng pháp trị gắn liền với các quân
vương, có cuốn Aristotle và Hàn Phi Tử - con người chính trị và thể
chế chính trị, của Nguyễn Văn Vĩnh; bài viết “Trung Hoa pháp hệ” -
sản phẩm đặc sắc của sự kết hợp giữa hai học thuyết Đức trị và Pháp
trị trong lịch sử phong kiến Trung Hoa (Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 3/2010) của tác giả Đỗ Đức Minh; Luận án tiến sĩ “Tư tưởng
Hàn Phi”của Vũ Kim Dung sau khi phác họa chân dung Hàn Phi
và những đặc điểm của tư tưởng Pháp gia, đường lối pháp trị, các tác
giả đi vào phân tích những giá trị ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối
với văn hóa các nước Đông và Bắc Á: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam.
Đánh giá về những giá trị và hạn chế trong học thuyết pháp trị của
Pháp gia có tác giả: Đỗ Đức Minh với bài “Những giá trị và hạn chế của
học thuyết Pháp trị Trung Hoa cổ đại”, (Tạp chí KHXH, số 7 - 143/
2010); tác giả Trần Đình Hượu có bài “Nho Pháp tịnh dụng và con
đường bành trường của thiên triều” (1979), bài viết đã có nhiều kết
luận sâu sắc: Một là, Pháp gia, mà đại biểu ưu tú nhất là Hàn Phi Tử đã
10
xây dựng học thuyết của mình đạt đến tầm đỉnh cao của nhân loại,
những giá trị của học thuyết này không chỉ có giá trị lịch sử mà về cơ
bản những giá trị đó vẫn phù hợp với thực tiễn đương đại. Hai là, những
hạn chế của Pháp gia và Hàn Phi đưa họ đến bế tắc không thể giải quyết
được. Thể hiện, một mặt, họ muốn xây dựng pháp luật trên cơ sở khách
quan, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội; mặt khác, xây dựng pháp luật
nhằm củng cố vị trí tuyệt đối của một ông vua, đó là điều không thể thực
thi lâu dài, đặc biệt trong xã hội phát triển
Về sự vận dụng kết hợp giữa tư duy pháp trị với các học thuyết
khác ở Việt Nam có: Luận án tiến sĩ triết học Vấn đề Đức trị và Pháp
trị trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (Viện KHXH Việt Nam, 2004)
của Phan Quốc Khánh; bài viết “Tư tưởng kết hợp Đức trị và Pháp
trị trong đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của
nó” của Ngô Văn Hưởng (Tạp chí Triết học, số 6 - 229/2010); cuốn
Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Huỳnh Công Bá (Nxb Thuận Hóa,
Thừa Thiên Huế, 2007) các tác giả đều có chung nhận định: Chịu
ảnh hưởng của đường lối và tổ chức cai trị của Trung Quốc, các nhà
chính trị và Nho gia Việt Nam cũng áp dụng chủ trương “ngoại Nho,
nội Pháp” họ tiếp nhận một cách đương nhiên chủ trương cai trị
dùng pháp luật của Pháp gia mà không tự biết, vẫn cho đó là việc làm
của đường lối nhân chính, đức trị, xem đó là một công cụ phụ giúp
cho việc cai trị.
Có thể nói, những công trình, bài viết, hay ý kiến của các tác
giả, đã bước đầu đề cập đến vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư
tưởng chính trị - xã hội và sự ảnh hưởng của nó ở những khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, nên cho
đến nay chưa có công trình chuyên biệt nào bàn về sự ảnh hưởng tư
tưởng pháp trị đối với đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong
11
kiến nước ta, đó là vấn đề đặt ra cho chúng tôi phải tiếp tục nghiên
cứu để đưa ra những kết luận mới ở góc độ này.
1.4. Một số vấn đề cần giải quyết trong luận án
Một là: Luận án làm rõ bối cảnh ra đời, những tiền đề căn
bản cho sự ra đời trường phái Pháp gia, những nội dung căn bản
của trường phái này và vị thế, vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng
chính trị - xã hội Trung Hoa thời cổ đại.
Hai là: Luận án khái quát những ảnh hưởng sâu sắc từ tư
tưởng pháp trị của Pháp gia lên đời sống chính trị gắn với việc thiết lập
nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Trung Hoa cổ đại;
những ảnh hưởng của tư tưởng đó đến các triều đại phong kiến Trung
Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Ba là: Luận án làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với
đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến nước ta từ thế kỷ X đến
nửa đầu thế kỷ XX trên một số phương diện tiêu biểu. Đánh giá những giá
trị, hạn chế của việc vận dụng tư tưởng pháp trị dưới chế độ phong kiến
nước ta, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học cho công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Có thể nói, các công trình, tài liệu công bố về Pháp gia và tư
tưởng của trường phái này là khá nhiều. Qua kháo sát và bước đầu phân
định tài liệu theo các lĩnh vực nghiên cứu: lịch sử, xã hội, triết học, chính
trị - xã hội thuần túy và những công trình thiên về đánh giá vai trò Pháp
gia trong lịch sử. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào chuyên bàn
về vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị Trung Hoa
thời kỳ cổ đại; cũng như sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng này đã tác động
lên đời sống tư tưởng chính trị phong kiến Trung Hoa với vai trò là một
12
trong hai công cụ trị nước (Đức và Pháp trị). Đặc biệt, chưa có công
trình nào nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với đời
sống chính trị - xã hội dưới các triều đại phong kiến nước ta. Vì vậy,
luận án cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề đặt ra như trên.
Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA
VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NÓ
2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu –
Chiến Quốc và những tiền đề cơ bản cho sự hình thành
trường phái Pháp gia
2.1.1. Bối cảnh lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, xét đến cùng thì sự
vận động và phát triển của xã hội tuân theo quy luật Tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội. Vì thế, khi nghiên cứu sự xuất hiện tư tưởng chính trị -
xã hội cần phải xuất phát từ chính nội bối cảnh xã hội đó. Trung Hoa cổ đại
là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III Tr.CN
kéo dài tới tận thế kỷ III Tr.CN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất
Trung Hoa vào năm 221 Tr.CN, mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn
2000 năm đó lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn: Từ thế
kỷ IX Tr.CN trở về trước và từ thế kỷ VIII Tr.CN đến cuối thế kỷ III Tr.CN.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, nên luận án chỉ tập trung khảo cứu ở
thời kỳ thứ hai, thời Xuân Thu – Chiến Quốc (tức 770 – 221 Tr.CN).
2.1.2. Tình hình kinh tế
Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ có sự thay đổi mau lẹ về công
cụ sản xuất với cuộc cách mạng chuyển từ đồ đồng sang đồ sắt gắn liền
với sức kéo bằng trâu, bò thay thế sức người. Từ sự thay đổi căn bản về
lực lượng sản xuất dẫn đến yêu cầu cần có một quan hệ sản xuất phù
hợp. Trước những biến động sâu sắc của kinh tế các học thuyết chính trị
13
đương thời, như: Nho gia, Mặc gia... tỏ ra lúng túng, đòi hỏi phải có một
hệ tư tưởng và thiết chế mới đủ sức quản lý, điều hành xã hội. Trước yêu
cầu đó Pháp gia xuất hiện để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử này.
2.1.3. Tình hình chính trị - xã hội
Đây là thời kỳ mà trong xã hội thường xuyên xảy ra cảnh tôi
giết vua, cha con hại nhau, vợ chồng chia lìa. Xuân Thu cũng là thời
kỳ mà người dân phải gánh nhiều nghĩa vụ: sưu thuế, phu phen, lao
dịch nặng nề. Thêm vào đó, bao phủ thời Xuân Thu - Chiến Quốc là
khung cảnh chiến tranh. Thực trạng này chứng tỏ, hệ tư tưởng Nho
giáo – học thuyết “Ngô tòng Chu” đã không còn đủ sức lãnh đạo xã
hội, đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới có đủ lý luận và sức thuyết
phục để ổn định xã hội.
2.2. Các tiền đề tư tưởng
2.2.1. Phong trào "Bách gia tranh minh" với sự hình thành tư
tưởng Pháp gia
Trước thực tiễn xã hội phát triển nhanh và phức tạp, chư hầu
xưng hùng, xưng bá. Các vua chúa, quý tộc cần đến kẻ sĩ để vạch
mưu tính kế, do vậy việc đào tạo kẻ sĩ đã trở thành nhu cầu trong xã
hội. Theo sách “Hán thư, Thiên Nghệ văn chí” thì có 103 học phái,
song chủ yếu là sáu học phái: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia,
Âm dương gia và Danh gia nên còn gọi là thời kỳ “Bách gia tranh
minh”. Mặc dù “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, số lượng các
phu tử cũng như những tiền bối xuất hiện là rất nhiều, nhưng trước
khi Pháp gia xuất hiện với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh bởi
nhà kiến tạo Hàn Phi – Tập đại thành của tư tưởng Pháp gia, thì
Trung Hoa cổ đại vẫn là một thế trận hỗn chiến, phản ánh sự khủng
hoảng sâu sắc về đường lối chính trị.
14
2.2.2. Ảnh hưởng của Nho gia và Đạo gia đến sự hình thành tư
tưởng Pháp gia
2.2.2.1. Ảnh hưởng “chính danh” của Nho giáo Khổng Tử - Mạnh Tử; thuyết
“tính ác” và quan điểm của Tuân Tử về “lễ pháp kiêm trị” trong đường lối trị nước
Thứ nhất, kế thừa học thuyết “chính danh” của Khổng giáo,
Pháp gia phát triển thành bộ quy tắc “hình - danh”. “Danh” phải phù
hợp với “thực”, từ đó Pháp gia ứng dụng vào “thuật dùng người”
theo nguyên tắc “theo danh mà trách thực”.
Thứ hai, phạm trù “tính ác” của Tuân Tử là cơ sở lý luận
quan trọng để Pháp gia phát triển quan niệm về con người và bản
chất con người theo quan điểm của mình.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của học thuyết về “Đạo” và “vô vi” từ Đạo gia
Hàn Phi đã dùng “mánh khóe” của mình để biến nội dung của
“Đạo đức kinh” vốn là lý thuyết tư biện thuần túy của Lão Tử thành một
tác phẩm thực dụng thuần túy của Hàn Phi; đồng thời chủ động chuyển
hóa phạm trù “vô vi”(tự nhiên) nguyên bản của Lão Tử thành “thuật vô
vi” của Pháp gia. Kể từ đây, học thuyết triết học của Lão Tử trở thành “bệ
đỡ” cho lý thuyết pháp trị của Pháp gia.
2.2.3. Các cuộc biến pháp trước Hàn Phi là cơ sở cho sự phát triển và
hoàn thiện học thuyết pháp trị của Pháp gia
Mặc dù Pháp gia không có một người khởi tạo như Nho, Đạo hay
Mặc gia, nhưng khi nhắc đến học phái này, người ta không thể không đề
cập đến các Pháp gia tiền bối. Họ là những đại biểu của Pháp gia cổ đại
mà ở đây chúng ta có thể chia thành bốn phái: Thời Xuân Thu có phái
trọng thực gồm: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi. Sang thời
Chiến Quốc, Pháp gia đã hình thành 3 hệ phái rõ rệt là: “trọng pháp” tiêu
biểu có Thương Ưởng; “trọng thuật” rõ nhất là Thân Bất Hại, “trọng
thế” được biết đến là Thận Đáo. Còn người có công lao đào tạo nên
những học trò xuất sắc Hàn Phi, Lý Tư để hoàn thiện học thuyết pháp
15
trị và vận hành trên đất Tần là Tuân Tử.
2.3. Hàn Phi – Tập đại thành những nội dung pháp trị căn bản
của tư tưởng Pháp gia
Hàn Phi (khoảng 280 – 233 Tr.CN). Người được xem là kế
thừa “Bách gia Chư tử”, người đã chủ trương tổng hợp giữa ba yếu
tố “Pháp”, “Thuật”, “Thế”, đưa vào hệ thống để hoàn thành học
thuyết pháp trị của Pháp gia. Cho nên, ông được coi là “Tập đại
thành” của tư tưởng Pháp gia. Tư tưởng của ông được trình bày rất
rõ trong sách “Hàn Phi Tử".
2.3.1. Quan niệm về “pháp”
2.3.1.1. Khái niệm "Pháp"
“Pháp” nguyên nghĩa là luật, pháp luật, hình pháp, phương
pháp, cách thức, phương thức; tiêu chuẩn mẫu mực; bắt chước, theo;
phép, pháp thuật.
2.3.1.2. Nội dung, nguyên tắc của “Pháp”
Quan niệm về “pháp” của những người theo Pháp gia có hai mặt.
Một mặt, “pháp” là để phòng ngừa, những cái quy định sẵn, nếu phạm vào
điều cấm nào thì xử theo hình phạt ấy. Với ý nghĩa này, quan niệm “pháp”
của Pháp gia là công cụ đắc lực cho kẻ thống trị dùng với nhân dân, cho nên
nói “pháp” của Hàn Phi đi liền với “cấm”; mặt khác, “pháp” để đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người dân, tạo ra một xã hội công bằng dưới ánh
sáng của pháp luật.
2.3.2. Quan niệm về “Thế”
2.3.2.1. Khái niệm "Thế"
“Thế” là một thuật ngữ triết học chính trị, “thế” theo quan
niệm của Thận Đáo là địa vị, quyền hành của người cai trị, là sức
mạnh của đất nước
2.3.2.2. Nội dung của "Thế"
Theo Pháp gia thì “thế” là uy thế, quyền lực, địa vị, xu thế do con
16
người đặt ra và có vị trí, ý nghĩa quan trọng bậc nhất trong mối tương
quan “pháp – thuật – thế”, thậm chí còn hơn cả “pháp” và “thuật”.
2.3.3. Quan niệm về “Thuật”
2.3.3.1. Khái niệm "Thuật"
“Thuật” được hiểu là: phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược
điều khiển công việc và dùng người, khiến người triệt để, tận tâm thực
hiện hiến lệnh của nhà vua mà không hiểu vua dùng họ như thế. Nghĩa là,
“thuật” là nghệ thuật cai trị của nhà vua.
2.3.3.2. Nội dung, nguyên tắc dụng "Thuật"
“Thuật trị nước” gồm: “kỹ thuật” và “tâm thuật”. Trong đó, “kỹ
thuật” có: Thuật trị quan lại, thuật trừ gian, thuật thưởng phạt, thuật dụng
nhân; còn “tâm thuật” là điều bí ẩn bên trong chỉ nhà vua mới biết.
2.3.4. Mối quan hệ hữu cơ giữa “Pháp – Thuật – Thế” trong tư tưởng
pháp trị của Hàn Phi
Trước hết, là sự tương quan “pháp - thuật”. Hàn Phi ví "pháp" và
"thuật" giống như con người ta cần cơm để ăn và áo để mặc. Khi trời
rét mà không có áo thì chết, nhưng nếu thiếu ăn thì sự sống cũng
không thể duy trì.
Thứ hai, trong quan hệ giữa “pháp - thế”. Trong quan hệ này
thì "thế" nhờ "pháp" làm cơ sở, còn "pháp" nhờ "thế" mà biểu hiện,
thực thi và bắt mọi người phải tuân theo.
Thứ ba, quan hệ giữa “thế - thuật”, trong tư tưởng pháp trị,
“thuật” và “thế” là hai công cụ, phương tiện để thi hành “pháp”, nó có
quan hệ rất gần nhau, có tác dụng bổ trợ trực tiếp cho nhau.
2.4. Một số nhận định khái quát về vai trò, vị thế của Pháp gia
trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại
Để nhận định đúng vai trò và vị thế của Pháp gia trong lịch sử
tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, cần nghiên cứu trong
trạng thái đối sánh giữa Pháp gia với Nho gia. Nho gia thì chủ trương
17
đức trị, còn Pháp gia với chủ thuyết pháp trị. Điển hình là cuộc luận
chiến giữa Mạnh Tử với Thương Ưởng và phần thắng đã nghiêng về
Pháp gia. Đây cũng là cơ sở lý luận quan trọng để Tuân Tử, Hàn Phi,
Lý Tư hoàn thiện, đưa Pháp gia lên vị trí độc tôn dưới đế chế Tần.
Tiểu kết chương 2
Có thể nói, Pháp ra ra đời là một sản phẩm của lịch sử khi những
điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội đã chín muồi cộng với tài năng xuất
chúng của “Tập đại thành tư tưởng Hàn Phi”. Nội dung nội dung cốt lõi
trong học thuyết pháp trị của Pháp gia là mối quan hệ “pháp - thế -
thuật”. Vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử Trung Hoa cổ đại là sự
thắng thế giữa Pháp gia với các học phái khác, mà trước hết là Nho gia
trong cuộc luận chiến về tư tưởng chính trị - xã hội .
Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ CHẾ
ĐỘ PHONG KIẾN TRUNG HOA (221 Tr.CN – 1840)
3.1. Ảnh hưởng của Pháp gia trong sự hình thành và phát triển
chế độ quân chủ chuyên chế Trung Hoa
3.1.1. Vài nét khái quát về nhà nước quân chủ chuyên chế và vai
trò của Pháp gia trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của nó
Có thể khái quát mô hình hình nhà nước quân chủ chuyên chế theo
lý tưởng của Pháp gia theo bốn đặc điểm như sau:
Thứ nhất, nhà nước thiết lập hệ thống pháp chế trung ương tập quyền
Thứ hai, là nhà nước tập trung quyền lực trong tay nhà vua
Thứ ba, thiết lập một hệ thống chính trị - hành chính thống nhất
Thứ tư, là mở rộng và thống lĩnh “thiên hạ”
18
3.1.2. Ảnh hưởng của Pháp gia trong thực tiễn đời sống chính trị -
xã hội Trung Hoa dưới chế độ quân chủ chuyên chế nhà Tần
3.1.2.1. Nhà Tần hiện thực hóa mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế
của Pháp gia
Một là, sự thống nhất đất nước Trung Hoa là điều kiện tiên quyết
của một nhà nước quân chủ chuyên chế
Hai là, quan điểm chính trị của Tần Thủy Hoàng dựa trên nền
tảng tư tưởng Pháp gia
3.1.2.2 Đường lối cai trị của Tần Thủy Hoàng
Toàn bộ hoạt động của đế chế Tần trong những năm đầu đều tập trung
vào việc củng cố vị thế giành được bằng các phương pháp của Pháp gia như:
Tổ chức bộ máy hành chính thống nhất, tập quyền theo hai cấp (ở
trung ương và địa phương), phỏng theo cách thức tổ chức của
Thương Ưởng: thi hành ban bố và phổ biến pháp luật; những chính
sách tận thu kinh tế, xây dựng quân đội, thủ tiêu văn hoá Đây là
những cải cách vừa cấp tiến, nhưng quá hà khắc của Tần Thuỷ
Hoàng. Do tính cứng nhắc trong vận dụng mà nhà Tần đã sụp đổ chỉ
sau 15 năm trị vì.
3.2. Sự dung hợp giữa Nho gia và Pháp gia thời Hán và ý nghĩa của sự
dung hợp đó đối với chế độ phong kiến Trung Hoa về sau
Sau cuộc kiến tạo tư tưởng thần kỳ dưới bàn tay của Nho gia
Đổng Trọng Thư nhằm biến Nho giáo trở thành học thuyết “chính trị
- pháp lý”. Kể từ đây phương pháp trị nước theo phương thuật “nội
thánh - ngoại vương”, “dương Nho - âm Pháp”, “đức chủ - pháp
bổ”... bản chất là “Nho pháp tịnh dụng” đã ngự trị suốt 2000 năm
lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa.
19
Tiểu kết chương 3
Có thể vắn tắt về ảnh hưởng của Pháp gia đến tư tưởng chính trị -
xã hội Trung Hoa qua ba thời kỳ: thứ nhất, là thời kỳ các nước chư hầu
Tần, lúc này học thuyết pháp trị chiếm ưu thế ở bộ phận kiến trúc
thượng tầng bởi tư duy thực tế của nó; thứ hai, là thời kỳ đế chế Tần
thống nhất Trung Hoa cổ đại, tư tưởng Pháp gia được người ta biết đến
với sự cai trị của Tần Thuỷ Hoàng và những hệ lụy của nó; thứ ba, là từ
nhà Hán trở đi, tuy Pháp gia không nổi lên là học thuyết thống trị, song
các nhà nước phong kiến Trung Hoa đã “tịnh dụng” tư tưởng này vào
những mục đích chính trị của mình, nhất là trong xây dựng, củng cố
chính quyền, ban bố pháp luật.
Chương 4. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ
ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG
KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đến xây dựng và phát triển
chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam từ thế kỷ X
đến nửa đầu thế kỷ XX
4.1.1. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị trong việc tổ chức bộ máy
nhà nước phong kiến
Căn cứ vào trình độ phát triển nhà nước giai đoạn này, có thể
phân kỳ lịch sử ra làm ba thời kỳ: Thời kỳ thiết lập chính quyền (thế kỷ
X); Thời kỳ củng cố và giữ vững chính quyền (thế kỷ XI – XIV); Thời kỳ
phát triển hung thịnh và suy tàn nhà nước trung ương tập quyền, (từ
thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX).
Các triều đại phong kiến Việt Nam đã hướng tới xây dựng nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền. Để quyền lực tập trung trong
20
tay nhà vua, việc kiến tạo nên một cơ cấu hành chính thống nhất từ
trung ương đến địa phương mô phỏng theo mô hình của tư tưởng Pháp
gia, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các triều đại phong kiến Trung Quốc
đương thời là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, về cách thức tổ chức
quản lý thì có những điểm rất đặc thù bản sắc văn hóa Việt Nam.
4.1.2. Những biện pháp cơ bản nhằm củng cố và phát triển bộ máy
nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
* Thiết lập quan hệ sở hữu ruộng đất tập trung vào tay nhà vua
* Phát triển lực lượng quân đội thân dân
4.2. Ảnh hưởng tư tưởng pháp trị đến xây dựng luật pháp dưới chế độ
phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX
4.2.1. Sự ra đời của "Hình thư" và "Hình luật" của chế độ phong
kiến Việt Nam thời kỳ đầu độc lập (từ thế kỷ X- cuối thế kỷ XIV)
Thời Lý - Trần, Phật giáo được tôn làm quốc giáo trong đời
sống tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, do yêu cầu
quản lý xã hội theo xu hướng xây dựng thể chế nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền, các triều đại này không thể không sử dụng
phương diện hình pháp để thiết lập trật tự xã hội và duy trì quyền lực
thống trị của mình.
Năm 1042 vua Lý Thái Tông cho ban hành bộ Hình thư. Hình thư
thời Lý ra đời trước hết là để bảo vệ quyền lợi và địa vị cho chế độ
phong kiến thống trị, song nó đã đáp ứng được một yêu cầu khách quan
khác, đó là đem lại sự ổn định cho xã hội.
Năm 1341, sau vài lần sửa chữa vua Trần Dụ Tông giao cho
Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên dịch bộ Hoàng triều đại
điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành Hình luật (Quốc triều hình
luật). Về căn bản thì Hình luật dưới thời Trần được sửa đổi, bổ sung
luật thời Lý để đảm bảo lợi ích của nhà cầm quyền.
21
4.2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đến sự ra đời và nội dung của
“Quốc triều hình luật” thời Hậu Lê và “Hoàng triều luật lệ” thời Nguyễn
Để đáp ứng yêu cầu trị nước vụ đức, trọng pháp, năm 1483 Lê
Thánh Tông chính thức cho ban hành bộ Quốc triều hình luật, đây là bộ
luật phong kiến thứ ba ở nước ta sau hai bộ Hình thư và Hình luật thời
Lý - Trần, đồng thời là bộ luật đề cập đến nhiều lĩnh vực nhất trong lịch
sử lập pháp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt, lần đầu tiên
những vấn đề dân sự, tố tụng được quy định trong bộ luật.
Để củng cố địa vị mới, đồng thời ổn định lại xã hội sau ba thế
kỷ khủng hoảng, khi lên ngôi, Gia Long đã gấp rút cho các quần thần
biên soạn bộ luật mới có tên Hoàng Việt Luật lệ vào năm 1815 (còn
gọi là Luật Gia long).
Giống như Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long là bộ luật tổng
hợp nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, song phần lớn là quy định
các điều khoản dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự và áp dụng
các chế tài hình sự theo diện rộng hơn.
4.3. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng pháp trị trong đời sống
chính trị - xã hội phong kiến Việt Nam
4.3.1. Giá trị
Thứ nhất, tư tưởng pháp trị là cơ sở lý luận vững chắc giúp các triều
đại phong kiến Việt Nam có được phương tiện kỹ thuật và phương pháp để
lập pháp, hành pháp.
Thứ hai, cùng với hệ tư tưởng kết phối bằng pháp luật, một chính thể
nhà nước quân chủ chuyển động tích cực theo hướng tập quyền đã ra đời.
Thứ ba, cùng với những chính sách quản lý thông qua hệ thống
pháp luật phản ánh sự tiến bộ của xã hội phong kiến Việt Nam trên tất cả
các bình diện: kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng.
Thứ tư, trong cách cai trị và quản lý xã hội của các nhà nước phong
22
kiến Việt Nam luôn có sự vận dụng kế thừa cách thức trị nước của Trung
Quốc, nhưng phù hợp với những đặc điểm cộng đồng.
4.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, xét về bản chất những bộ luật phong kiến nước ta được
sinh ra để bảo vệ chính thể quân chủ, chứ không phản ánh được ý chí và
nguyện vọng thiết thực của nhân dân.
Thứ hai, do lợi ích căn bản giữa triều đình với người dân là khác
nhau, cho nên thể chế ở bất kỳ triều đại nào cũng chỉ đáp ứng được
nguyện vọng nhân dân ở giai đoạn mới thành lập.
Thứ ba, do áp dụng máy móc phương thức quản lý xã hội bằng
con đường pháp luật, lại thêm ý thức hệ bảo thủ của tư tưởng Nho
giáo nên hình thành bộ máy quan liêu, cửa quyền.
Thứ tư, do tính duy tình cao hơn duy lý, phép vua thua lệ làng, cho
nên pháp luật và thể chế đi ngược với chủ trương của Pháp gia.
4.4. Bài học lịch sử từ sự vận dụng tư tưởng pháp trị trong chế độ
phong kiến đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay
4.4.1 Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay và những tiêu chí, đặc trưng của nó
Với khát vọng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, sau khi cuộc
cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
trương xây dựng một nhà nước dân chủ nhân dân. Trải qua quá trình
phát triển, Đảng và nhân dân lựa chọn: Nhà nước ta là nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức do Đảng
cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
23
4.4.2. Tiếp thu những giá trị cơ bản từ học thuyết pháp trị của
Pháp gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay
Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp trên tinh
thần thượng tôn pháp luật
Hai là, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
Tiểu kết chương 4
Những điều kiện khách quan đã quy định chế độ phong kiến
Việt Nam tiếp nhận sự ảnh hưởng của tư tưởng trị nước Trung Hoa
thời cổ, trung đại như một tất yếu lịch sử. Sự ảnh hưởng tư tưởng trị
nước trên các phương diện tiêu biểu: lập pháp, xây dựng bộ máy
chính quyền chuyên chế và các chức năng hành pháp, đồng thời là cơ
sở để bảo hộ cho nhà nước ấy phát triển bền vững. Ý nghĩa hiện thời
của học thuyết pháp trị cũng đang và sẽ rất cần cho công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN (trên một số lĩnh vực) ở nước ta.
KẾT LUẬN
Mặc dù Pháp gia không có người sáng lập chính thống như một
số trường phái khác như Nho gia, Đạo gia, Mặc gia. Song, sự ra đời
của nó không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà do đòi hỏi tất yếu
của thời đại. Mục đích của tư tưởng Pháp gia là làm sao để có nước
hùng, quân mạnh. Vai trò và vị thế của Pháp gia không chỉ dừng lại ở
thành tích kết thúc cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc, đưa Trung Hoa
cổ đại về một mối, mà những giá trị khoa học về cách dựng luật,
phương pháp xây dựng nhà nước mạnh, biện pháp quản lý xã hội, cách
thức thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, do sự vận dụng
24
tư tưởng pháp trị của Pháp gia dưới thời Tần thủy Hoàng một cách cực
đoan, quá tả trên phạm vi một nước Trung Hoa rộng lớn vừa mới được
thống nhất dẫn đến những bất cập không thể tránh khỏi.
Bài học lịch sử về sự sụp đổ của nhà Tần có ý nghĩa to lớn
không chỉ cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền Trung Hoa,
mà cho cả các nước đồng văn về cách thức sử dụng học thuyết pháp
trị. Đối với lịch sử phong kiến Trung Hoa, sau thời Tần, từ Hán trở đi
chế độ phong kiến Trung Hoa thường sử dụng biện pháp trị nước tổ
hợp “nội thánh - ngoại vương”, “đức chủ - pháp bổ”, “đức trị - pháp
trị” mà bản chất là “Nho Pháp tịnh dụng”, lấy cái mềm mại của
Nho gia để bù vào phần khô cứng của Pháp gia, biện pháp này không
chỉ giúp nhà Hán tồn tại suốt 400 năm mà còn giúp cho chế độ phong
kiến Trung Hoa tồn tại gần 2000 năm.
Trong lịch sử tư tưởng chính trị phong kiến Việt Nam, qua
nghiên cứu, trình bày ở trên, chúng ta dễ dàng nhận diện được tư
tưởng trị nước trong khoảng 10 thế kỷ dưới chế độ quân chủ chuyên
chế ở nước ta đó là chủ trương dùng đức trị và pháp trị song hành.
Tất nhiên, mức độ sử dụng pháp hay đức thì còn tùy thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể và tâm thế của mỗi triều đại. Đồng thời để bảo vệ
chế độ ấy, các bộ pháp điển đã ra đời và là công cụ đắc dụng để nhà
nước phong kiến Việt Nam tồn tại và phát triển đến đầu thế kỷ XX.
Bài học lịch sử mà Pháp gia để lại cho chúng ta, trước hết
là sự minh bạch, nhất quán, thống nhất trong hoạt động lập
pháp, tư pháp và hành pháp trên cơ sở thượng tôn pháp luật.
Gắn liền với thượng tôn pháp luật, cần thiết lập một cơ chế
quản lý, giám sát hữu hiệu. Bên cạnh đó là những phương thức
giáo dục ý thức pháp luật công hiệu cho người dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phap_gia_trong_lich_su_tu_tuong_chinh_tri_xa.pdf