Tóm tắt Luận án Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán

1. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Muốn TTCK phát triển, bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố khác của thị trường, việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK cũng là một trong những nội dung mà nhà nước cần quan tâm. Bởi lẽ, khi các chất lượng dịch vụ chứng khoán của CTCK tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng và củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào CTCK và TTCK. Điều này góp phần cho sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Muốn đạt được mục tiêu trên, việc nghiên cứu nhằm hòan thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là nhu cầu có thật và cần được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả. 2. Xung đột đột lợi ích là điều không thể tránh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Để giải quyết sự xung đột này, ở các quốc gia khác nhau có sự giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung là có những biện pháp như áp dụng “Bức tường Trung Hoa” và biện pháp công bố thông tin nhằm hạn chế sự xung đột lợi ích đó. 3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một hoạt động cần có sự điều chỉnh của pháp luật nhằm đạt được các mục tiêu như: bảo đảm sự vận hành của TTCK phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế; bảo vệ các chủ thể sử dụng các dịch vụ do CTCK cung cấp; tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các CTCK; nguyên tắc hạn chế sự xung đột trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; nguyên tắc sự tương tác giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật; nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; nguyên tắc dung hòa lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh22 dịch vụ của CTCK; nguyên tắc bảo đảm sự phát triển ổn định của TTCK và nguyên tắc bảo đảm bí mật thông tin

pdf30 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM --o0o-- PHAN PHƯƠNG NAM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP.HCM, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Xuân Hải – Hướng dẫn 1 PGS. TS Nguyễn Văn Vân – Hướng dẫn 2 Phản biện 1: PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội. Phản biện 2: TS. Trần Quốc Tuấn, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước. Phản biện 3: PGS.TS Lê Vũ Nam, Trường Đại học Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại phòng....Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, vào ..giờ .phút, ngày ..tháng ..năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 1 2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................ 1 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ................................ 3 5. Tính mới của Luận án ................................................................. 3 6. Kết cấu của Luận án ................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................. 5 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................ 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................. 5 1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ....................... 6 1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .......................... 8 1.2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................ 8 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................ 9 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ................................................................ 9 2.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán........................................................................... 9 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán .......... 9 2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ......................................................... 10 2.1.3 Phân loại những dịch vụ chứng khoán do công ty chứng khoán cung cấp ............................................................................. 10 2.1.4 Xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ........................................ 11 2.1.5 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ trên TTCK của công ty chứng khoán .............................................................. 11 2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán .................................. 12 2.3 Khái niệm, nguyên tắc và nội dung của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ................. 12 2.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán .............................. 12 2.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ..................... 13 2.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ......... 13 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................................... 14 3.1 Thực trạng pháp luật về điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán ..................... 14 3.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ..................................................... 14 3.2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ........................................ 14 3.2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán ................................ 15 3.2.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán ........................................ 16 3.3 Thực trạng pháp luật về hạn chế xung đột lợi ích và bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ..................................................................................... 16 3.3.1 Thực trạng pháp luật về hạn chế xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán.............. 16 3.3.2 Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán 17 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .................................. 18 4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán .......................................... 18 4.1.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải thể hiện chủ trường, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển thị trường chứng khoán . 18 4.1.2 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải bảo đảm sự phát triển ổn định chung của thị trường chứng khoán ....................................... 18 4.1.3 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải gắn liền và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư .................................... 18 4.1.4 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. ................................................................. 18 4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán .......................................... 18 4.2.1 Hoàn thiện các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán ..................................................... 18 4.2.2 Hoàn thiện những quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán.............. 19 4.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật nhằm hạn chế có hiệu quả sự xung đột lợi ích và bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán ...................................... 20 KẾT LUẬN ...................................................................................... 21 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán (TTCK) đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2000. Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, TTCK đã dần thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động thu hút vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Hoạt động tích cực của các công ty chứng khoán (CTCK), chủ thể trung gian của TTCK đã đóng góp một phần không nhỏ trong những thành công trên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của CTCK cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực. Trong khi đó, các quy định về hoạt động của CTCK hiện nay vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, cơ chế kiểm soát còn tồn tại một số hạn chế gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư trên TTCK. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá các quy định hiện hành và đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một việc làm cần thiết, hữu ích dưới góc độ thực tiễn lập pháp, thực tiễn áp dụng pháp luật và cả góc độ lý luận. Cho nên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty chứng khoán” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK để tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các quy định của pháp luật về vấn đề trên. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, bản chất pháp lý của khái niệm hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 2 Hai là, phân tích và làm rõ bản chất các yếu tố tác động, chi phối đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Bốn là xây dựng các cơ sở, căn cứ và đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, những lý thuyết có liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, cũng như ảnh hưởng đến các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK như: lý thuyết kinh tế “Bàn tay hữu hình” của Keneys, lý thuyết về quyền tự do kinh doanh, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết về sự bất cân xứng thông tin, lý thuyết bảng hiệu, lý thuyết của ngành kinh tế luật như lý thuyết cân bằng và hiệu quả Thứ hai, những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Thứ ba, thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK ở Việt Nam cũng là đối tượng mà luận án cần phải tham khảo, nghiên cứu. Thứ tư, kinh nghiệm pháp luật nước ngoài khi điều chỉnh vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Một là, về nội dung nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu ba hoạt động kinh doanh dịch vụ chính của CTCK là: i) bảo lãnh phát hành chứng khoán, ii) tư vấn đầu tư chứng khóan và iii) hoạt động môi giới chứng khoán. Hai là, về phạm vi lãnh thổ: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK ở Việt Nam. 3 Ba là, về thời gian: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK từ năm 2006 đến tháng 09/2017. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Về phương diện khoa học, nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận khẳng định cho nhu cầu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra được những điểm hạn chế trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Trên cơ sở đó, luận án đã có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật dựa trên các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu hướng đến của pháp luật. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về TTCK nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nói riêng tại các cơ sở đào tạo pháp luật. 5. Tính mới của Luận án Một là, luận án đã xây dựng và bổ sung vào hệ thống lý luận của khoa học pháp lý về TTCK bao gồm: khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; xác định những cơ sở luận cho việc cần thiết phải thiết lập các quy định mang tính đặc thù khi điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Hai là, luận án đã chỉ ra được những nguyên tắc quan trọng, chi phối đến pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Ba là, luận án đã xây dựng được các nội dung cần phải có trong pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nhằm đảm bảo tính bao quát, đầy đủ của pháp luật trong lĩnh vực này. Bốn là, thông qua việc hệ thống hóa pháp luật, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, cũng như sự so sánh kinh nghiệm lập pháp của một số 4 quốc gia, luận án đã chỉ ra được những điểm hạn chế trong pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này. Năm là, thông qua việc phân tích các tình huống cụ thể, luận án đã chỉ ra được những điểm bất cập, hạn chế trong qui định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Sáu là, luận án đã chỉ những nguyên tắc cơ bản cho quá trình hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Những nguyên tắc này đóng vai trò nền tảng và chi phối xuyên suốt những kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Bảy là, dựa trên những luận cứ khoa học, những nguyên tắc hoàn thiện mà luận án xây dựng, luận án đã đề xuất giải pháp, kiến nghị cụ thể dựa trên tính phù hợp với các điều kiện của Việt Nam nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 6. Kết cấu của Luận án Luận án có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung có 4 chương. Đề cương chi tiết thuộc nội dung nghiên cứu của luận án: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK Chương 3: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK Việt Nam Chương 4: Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK tại Việt Nam. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Về lĩnh vực bảo lãnh phát hành chứng khoán, có một số công trình sau: i) sách: “Financial Infrastructure, Underwriter Reputations, and Securities Fraud” của Wei-Ling Song, ii) bài viết: “The Untold Story of Underwriting Compensation Regulation” của William K. Sjostrom, Jr, Giáo sư Luật trường Đại học Arizona; iii) báo cáo: “Development of Legal System for Rights Offering in Japan” do Giáo sư Hiroyuki Kansaku, Đại học Tokyo làm trưởng nhóm. Nghiên cứu về lĩnh vực môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, có các công trình như: “Reforming the Regulation of Broker- Dealers and Investment Advisers” của Arthur B. Laby, “Broker- Dealers and Investment Adivser: Behaviorial-Economics Analysis of Competing. Suggestions for Reform” của Polina Demina và bài viết: “Investment Adviser Regulation Post-Madoff: A Brave New World” của Kevin A. Zambrowicz. Về xung đột lợi ích khi cung cấp dịch vụ của CTCK, có một số công trình nghiên cứu sau: i) bài viết: “Problem of conflict of interest between broker-dealer firm and its clients” của Mag. Mirjana Markovic, giảng viên Khoa Luật, Đại học Belgrade; ii) bài viết: “Are Chinese walls the best solution to problems of insider trading and conflicts of interest in broker-dealers?” của Christopher M. Gorman, trường Đại học Luật Fordham; iv) “Conflicts of Interest and Market Discipline Among Financila Services Firm” của Ingo Walter. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Dưới góc độ kinh tế có các tài liệu sau: i) luận án: “Xây dựng mô hình CTCK trong hoạt động của TTCK Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Tuấn; ii) luận án: “Phát triển hoạt động của CTCK ở Việt Nam” 6 của tác giả Lê Thị Hương Lan và iii) luận án: “Phát triển bền vững CTCK ở Việt Nam” của Nguyễn Lê Cường. Ở khía cạnh pháp luật, có các công trình sau liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án như: i) sách chuyên khảo: “Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và TTCK ở Việt Nam” của Ts. Phạm Thị Giang Thu; ii) sách chuyên khảo: “Pháp luật về CTCK ở Việt Nam” của PGS.Ts Lê Thị Thu Thủy; iii) bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về CTCK theo Luật Chứng khoán năm 2006” của Vũ Văn Cương; iv) luận án: “Hoàn thiện pháp luật về các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên TTCK tập trung của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thuận và bài viết: “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các chủ thể kinh doanh chứng khoán” của Ts Phạm Thị Giang Thu. Ở góc độ nghiệp vụ của CTCK, có các tài liệu sau: i) luận án: “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam” của Tạ Thanh Bình; ii) đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà ĐTCK là cá nhân trong điều kiện toàn cầu hóa tài chính - tiền tệ” – Trường Đại học Luật Tp.HCM; iii) bài viết: “Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán” của Ts Lê Thị Thu Thủy và Ths Đỗ Minh Tuấn. 1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Một là, việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và thực hiện trong suốt quá trình thành lập và hoạt động của TTCK nói chung và quá trình hình thành và phát triển của CTCK nói riêng. Hai là, về những xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK, đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định về sự tồn tại của nội dung này trong hoạt động cung cấp dịch vụ của CTCK. 7 Ba là, về nội dung các nguyên tắc hoạt động và mô hình hoạt động của CTCK, một số luận án và sách chuyên khảo đã xác định một số nội dung cơ bản về nguyên tắc hoạt động và mô hình hoạt động của CTCK. Bốn là, về đặc thù của các nghiệp vụ trong hoạt động của CTCK đã có một số tài liệu đã đề cập. Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định một số nội dung sau: Thứ nhất, cho đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK như hướng nghiên cứu của luận án còn khá ít. Thứ hai, những nghiên cứu trước đây có liên quan đến các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK mới chỉ được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật vào thời điểm đó nhưng nay đã hết hiệu lực hoặc những lập luận được đưa ra trong điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội khác so với hiện nay. Thứ ba, các công trình hiện nay trong phạm vi khảo sát mà tác giả có điều kiện và khả năng tiếp cận thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về bản chất của hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK để từ đó chỉ ra được các phương pháp pháp luật sử dụng để điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận án là không có sự trùng lắp so với các công trình trước đây và có tính mới. 8 1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1 Cơ sở lý thuyết  Câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và dự kiến kết quả nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu tổng thể cho đề tài là: Định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi tổng quát của đề tài: Để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cần ban hành các quy định xử lý thật mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và sử dụng hiệu quả các công cụ hiện có như: thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động của CTCK, buộc các CTCK phải mua bảo hiểm trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán... Kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra được: i) Những cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của CTCK. ii) Những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp hiện hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. iii) Những kinh nghiệm trong quy định pháp luật của một số quốc gia khi giải quyết những bất cập, hạn chế trong pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. iv) Những giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK.  Lý thuyết nghiên cứu Luận án sử dụng một số lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật như: quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các 9 lý thuyết về quyền tự do kinh doanh và sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế; lý thuyết về sự bất cân xứng thông tin; thuyết bảng hiệu (shingle theory) và thuyết cơ sở hợp lý (the reasonable base doctrine); lý thuyết hiệu quả và sự cân bằng của ngành kinh tế luật; lý thuyết về hợp đồng. 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: tổng hợp, phân tích, mô tả thống kê, lịch sử cụ thể, hệ thống hóa, khảo cứu thực tiễn nhằm minh chứng cho những lập luận, cho những nhận xét, đánh giá, kết luận khoa học của luận án. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán CTCK là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo những loại hình nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán. CTCK có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về hình thức pháp lý. Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm của các quốc gia mà pháp luật các nước có thể có sự khác biệt nhất định khi quy định về hình thức pháp lý cho CTCK. Thứ hai, về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động này mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng đến nhiều chủ thể và có tính tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nên để kinh doanh trong lĩnh vực này, CTCK phải thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động. 10 Thứ ba, về hoạt động quản lý nhà nước trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCK. Về cơ quan quản lý, CTCK sẽ chịu sự quản lý của một số cơ quan chuyên ngành. 2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một loại dịch vụ tài chính được cung cấp bởi CTCK cho khách hàng đối với các hoạt động có liên quan đến TTCK trong phạm vi pháp luật quy định nhằm mục đích hưởng phí dịch vụ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK có một số đặc điểm như sau: i) tính không thể tách biệt hay không chia cắt của dịch vụ chứng khoán; ii) tính vô hình, không ổn định và khó xác định của dịch vụ chứng khoán; iii) đối tượng của hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán là các dịch vụ liên quan đến chứng khoán; iv) các nguyên tắc áp dụng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; v) nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán; vi) sự xung đột lợi ích là một đặc điểm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK và vii) nguồn điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK bên cạnh các qui định của pháp luật còn có án lệ. 2.1.3 Phân loại những dịch vụ chứng khoán do công ty chứng khoán cung cấp  Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK là việc CTCK cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng. 11  Hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK làm trung gian đại diện cho khách hàng để tiến hành việc mua hoặc bán chứng khoán và được thu phí.  Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán. 2.1.4 Xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán Sự xung đột lợi ích có thể xuất hiện trong nhiều hoạt động của CTCK. Để giải quyết các xung đột lợi ích trên, có những biện pháp được đưa ra như: “Chinese Walls” (Bức tường Trung Hoa) và công bố thông tin đầy đủ. Bên cạnh đó, còn có một xu hướng khác nhằm hạn chế xung đột lợi ích là hướng tới mô hình CTCK chỉ chuyên kinh doanh một mảng nội dung cụ thể như: tiến hành hoạt động môi giới thì không tiến hành hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngược lại. 2.1.5 Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ trên TTCK của công ty chứng khoán Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK trên TTCK có những vai trò sau: i) hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư gia nhập TTCK; ii) hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của TTCK sơ cấp; iii) hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TTCK thứ cấp và iv) hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK góp phần thúc đẩy cho TTCK phát triển và tăng trưởng ổn định. 12 2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán Một là, pháp luật điều chỉnh vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là nhằm bảo đảm sự vận hành của thị trường chứng khoán phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế. Hai là, pháp luật điều chỉnh vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là nhằm bảo vệ các chủ thể sử dụng các dịch vụ do công ty chứng khoán cung cấp. Ba là, pháp luật điều chỉnh nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 2.3 Khái niệm, nguyên tắc và nội dung của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 2.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ của CTCK để đảm bảo sự bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia cũng như sự phát triển ổn định lâu dài của TTCK. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK sẽ có những đặc điểm sau: i) chủ thể là các CTCK được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ; ii) pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK tập trung điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ của CTCK ; iii) pháp luật điều chỉnh hoạt động hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hành chính; iv) pháp luật sử dụng cả hai phương pháp là phương pháp quyền uy – phục tùng trong pháp luật hành chính và phương pháp bình đẳng, thỏa thuận 13 trong pháp luật dân sự; v) pháp luật sử dụng cả các qui phạm mang tính cấm đoán và qui phạm mang tính thỏa thuận; vi) mục đích là nhằm đảm bảo sự bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia và góp phần tạo sự phát triển ổn định, lâu dài của TTCK và vii) là một bộ phận của pháp luật về CK và TTCK. 2.3.2 Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán - Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các CTCK. - Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển ổn định của TTCK. - Nguyên tắc hạn chế sự xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. - Nguyên tắc sự tương tác giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật. - Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. - Nguyên tắc dung hòa lợi ích của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. - Nguyên tắc bảo đảm bí mật thông tin. 2.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là tổng thể các qui phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ chứng khoán của CTCK cho khách hàng. Tuy nhiên, luận án chỉ chú trọng nghiên cứu các nội dung: i) điều kiện thành lập CTCK; ii) hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK (tư vấn đầu tư, môi giới và bảo lãnh phát hành chứng khoán) và iii) các biện pháp nhằm hạn chế xung đột lợi ích và cơ 14 chế nhằm đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm vật chất của CTCK đối với khách hàng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Thực trạng pháp luật về điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán CTCK hoạt động tại Việt Nam cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: i) có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật; ii) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán và iii) yêu cầu về cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của CTCK. Tuy nhiên, những quy định trên của pháp luật về nội dung này có một số điểm hạn chế sau đây: Thứ nhất là thiếu tính logic trong quy định về điều kiện thành lập CTCK. Thứ hai là tính không đồng bộ trong các quy định hướng dẫn thi hành về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK. Thứ ba là nội dung quy định về điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ chứng khoán của CTCK là chưa đầy đủ. 3.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 3.2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Các quy định về vấn đề này vẫn còn có một số hạn chế, bất cập nhất định. Đó là: 15 Thứ nhất, những quy định về nghĩa vụ quản lý tiền của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK chưa đầy đủ và chưa bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thứ hai, bất cập trong quy định trao quyền: “Thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán” giữa CTCK và khách hàng trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán. 3.2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán 3.2.2.1 Hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán Nội dung quy định về phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK cũng còn có những hạn chế sau: Thứ nhất, quy định ràng buộc CTCK phải có hoặc phải xin phép đồng thời hoạt động tự doanh chứng khoán khi muốn được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là chưa hợp lý. Thứ hai, các quy định về điều kiện bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK chưa đảm bảo tính nhất quán và thể hiện rõ nội dung. 3.2.2.2 Trình tự thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK Các quy định trong nội dung này cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Thứ nhất, pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể về tổ hợp bảo lãnh phát hành chứng khoán. Thứ hai, quy định về chủ thể chịu trách nhiệm về thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán chưa hợp lý. Thứ ba, pháp luật chưa có những quy định rõ ràng về các nội dung cụ thể trong những phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán làm phát sinh những tranh chấp nhất định. 16 3.2.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán Những quy định này có hạn chế là quy định về nghĩa vụ công bố lợi ích của CTCK, người hành nghề chứng khoán trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn về chứng khoán mà họ đang sở hữu cho nhà đầu tư biết trong pháp luật hiện hành là chưa đầy đủ. 3.3 Thực trạng pháp luật về hạn chế xung đột lợi ích và bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 3.3.1 Thực trạng pháp luật về hạn chế xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán Đối với việc vận dụng mô hình “Bức tường Trung Hoa”, pháp luật Việt Nam đã có những vận dụng cụ thể nhằm tạo nên những sự cách ly cơ bản trong các hoạt động của CTCK để giảm thiểu đến mức thấp nhất các xung đột lợi ích trong các hoạt động chung của CTCK hoặc trong từng hoạt động nghiệp vụ cụ thể của CTCK. Các vấn đề này được tập trung quy định trong các điều 9, 71, 81 của Luật chứng khoán năm 2006, điều 70 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, từ điều 45 đến điều 62 Thông tư 210/2012/TT-BTC. Các quy định về công bố thông tin đã được quy định cụ thể trong Chương VIII của Luật chứng khoán năm 2006, Thông tư 155/2015/TT-BTC và một số quy định khác trong Thông tư 210/2012/TT-BTC. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật trong nội dung này cũng còn một số điểm bất cập sau: Thứ nhất, thiếu sự phối kết hợp trong quy định công bố thông tin và trách nhiệm của CTCK khi cung cấp dịch vụ môi giới cho khách hàng gây thiệt hại cho khách hàng. Thứ hai, quy định về xử phạt vi phạm trong nội dung này còn có điểm bất cập. 17 Việc áp dụng mô hình CTCK chỉ chuyên kinh doanh một nghiệp vụ chứng khoán nhất định là có những bất cập. Tuy nhiên, điều này cần xem xét ở các khía cạnh sau: i) việc tách rời các hoạt động riêng biệt cho mỗi CTCK là không ảnh hưởng quá nhiều đến vốn của những người thành lập; ii) sự tách biệt này tạo sự thuận lợi hơn cho UBCKNN trong hoạt động kiểm tra, giám sát; iii) chi phí cho kiến nghị này cũng không tăng quá nhiều so với việc thành lập CTCK cùng lúc kinh doanh nhiều nghiệp vụ. Vì vậy, có thể thấy mô hình CTCK chỉ kinh doanh một dịch vụ kinh doanh chứng khoán có thể góp phần phát huy hiệu quả trong việc hạn chế những sự xung đột lợi ích nhất định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 3.3.2 Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán 3.3.2.1 Các quy định về cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại của công ty chứng khoán cho khách hàng Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành đã gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư khi thực hiện công việc tưởng chừng rất đơn giản là yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. 3.3.2.2 Các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo khả năng bồi thường thiệt của công ty chứng khoán cho khách hàng Những quy định trong vấn đề này làm phát sinh một số điểm bất cập sau: Thứ nhất, quy định của pháp luật chưa hoàn thiện nên việc yêu cầu các CTCK thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm hay trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư chưa phát huy được hiệu quả. Thứ hai, thiếu chế tài áp dụng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để 18 bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong CTCK. CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 4.1.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải thể hiện chủ trường, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển thị trường chứng khoán 4.1.2 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải bảo đảm sự phát triển ổn định chung của thị trường chứng khoán 4.1.3 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải gắn liền và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư 4.1.4 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán phải đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. 4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 4.2.1 Hoàn thiện các quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán Thứ nhất, pháp luật cần phải thay đổi cách tiếp cận về quy định điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK. Thứ hai, pháp luật cần loại bỏ quy định tại khoản 2 điều 60 Luật Chứng khoán. Thứ ba, pháp luật cần bổ sung quy định về điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ chứng khoán của CTCK. 19 4.2.2 Hoàn thiện những quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 4.2.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Thứ nhất, pháp luật bỏ nội dung “thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán” trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Thứ hai, cần thay đổi quan điểm về việc quản lý tiền của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK theo hướng buộc các CTCK phải quản lý tài khoản tiền của khách hàng thông qua tài khoản đặc biệt của khách hàng tại Ngân hàng thương mại. 4.2.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán Thứ nhất, pháp luật cần tái cấu trúc lại quy định điều chỉnh vào nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của CTCK. Thứ hai, bổ sung thêm các quy định cụ thể về tổ hợp bảo lãnh phát hành chứng khoán. Thứ ba, hoàn thiện quy định về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm về thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán và loại hình trách nhiệm của chủ thể đó. 4.2.2.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nghĩa vụ công bố lợi ích của CTCK, người hành nghề chứng khoán trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn về chứng khoán mà họ đang sở hữu cho nhà đầu tư biết. Thứ hai, hoàn thiện quy định về việc xác định trách nhiệm của nhà đầu tư khi tham gia hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán. 20 4.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật nhằm hạn chế có hiệu quả sự xung đột lợi ích và bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán 4.2.3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật nhằm hạn chế có hiệu quả sự xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán Thứ nhất, pháp luật cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của CTCK kiểm tra tài khoản...... của khách hàng trước khi nhập lệnh bán chứng khoán vào hệ thống. Thứ hai, vận dụng mô hình CTCK chỉ thực hiện một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong việc hạn chế xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán. 4.2.3.2 Hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của công ty chứng khoán Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với các quy định về cung cấp các chứng cứ minh chứng cho hành vi vi phạm của CTCK. Thứ hai, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật nhằm đảm bảo khả năng bồi hoàn của CTCK khi kinh doanh dịch vụ chứng khoán. 21 KẾT LUẬN 1. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Muốn TTCK phát triển, bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố khác của thị trường, việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK cũng là một trong những nội dung mà nhà nước cần quan tâm. Bởi lẽ, khi các chất lượng dịch vụ chứng khoán của CTCK tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng và củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào CTCK và TTCK. Điều này góp phần cho sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Muốn đạt được mục tiêu trên, việc nghiên cứu nhằm hòan thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là nhu cầu có thật và cần được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả. 2. Xung đột đột lợi ích là điều không thể tránh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Để giải quyết sự xung đột này, ở các quốc gia khác nhau có sự giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung là có những biện pháp như áp dụng “Bức tường Trung Hoa” và biện pháp công bố thông tin nhằm hạn chế sự xung đột lợi ích đó. 3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là một hoạt động cần có sự điều chỉnh của pháp luật nhằm đạt được các mục tiêu như: bảo đảm sự vận hành của TTCK phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế; bảo vệ các chủ thể sử dụng các dịch vụ do CTCK cung cấp; tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. 4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các CTCK; nguyên tắc hạn chế sự xung đột trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; nguyên tắc sự tương tác giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và pháp luật; nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; nguyên tắc dung hòa lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh 22 dịch vụ của CTCK; nguyên tắc bảo đảm sự phát triển ổn định của TTCK và nguyên tắc bảo đảm bí mật thông tin. 5. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK là hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Theo đó, với bản chất là hoạt động cung ứng dịch vụ nên pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo sự thỏa thuận hợp lý giữa các bên và duy trì được trật tự, tạo điều kiện cho dịch vụ này phát triển phù hợp với định hướng của nền kinh tế. 6. Nếu dựa trên góc độ bản chất thì nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của CTCK phải đảm bảo gồm: pháp luật quy định các điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán của CTCK; pháp luật quy định những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK; pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho việc xác lập mối quan hệ giữa CTCK và khách hàng; pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa CTCK và khách hàng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ; pháp luật quy định các nội dung nhằm đảm bảo việc thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK được an toàn và hiệu quả; pháp luật quy định về hạn chế xung đột lợi ích trong hoạt động cung cấp dịch vụ của CTCK và pháp luật quy định về đảm bảo khả năng chi trả của CTCK khi gây thiệt hại cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. 7. Để thành lập và được hoạt động kinh doanh dịch vụ thì CTCK phải thỏa mãn nhiều điều kiện do pháp luật quy định. Những điều kiện gia nhập này xuất phát từ việc phát huy quyền tự do kinh doanh nhưng phải đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khác. Theo đó, trên TTCK, “lòng tin” của nhà đầu tư là nền tảng và cốt lỏi cho sự tồn tại và phát triển của TTCK, hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Do vậy, những điều kiện kinh doanh đặt ra của pháp luật nhằm đảm bảo việc xây dựng và củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào TTCK và dịch vụ cung cấp của CTCK. 23 8. Pháp luật hiện nay cũng còn nhiều bất cập, hạn chế nhất định trong các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Những bất cập này đã hạn chế phần nào đó mục tiêu đặt ra của pháp luật trong nội dung này như: các quy định thiếu hợp lý về điều kiện thành lập CTCK, sự điều chỉnh chưa đúng trong các quy định về hoạt động môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và các chế tài xử lý chưa phù hợp ... 9. Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK cần dựa trên các định hướng: phải thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển TTCK, bảo đảm sự ổn định phát triển chung của TTCK, phải gắn liền và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, phải đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập 10. Những nội dung pháp luật cần hoàn thiện như: quy định về cơ chế tài chính nhằm đảm bảo khả năng bồi thường thiệt hại của CTCK khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, quy định về điều kiện hoạt động của CTCK, thay đổi quy định về quản lý tài khoản tiền của khách hàng, quy định cụ thể hơn nội dung của hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán... Tuy nhiên, do những giới hạn nhất định về thời gian, nội dung trình bày nên có nhiều vấn đề mà luận án chưa trình bày và nghiên cứu hết. Vì vậy, luận án còn có thể nghiên cứu thêm ở các hướng sau: Một là, nghiên cứu về vấn đề xung đột lợi ích và cơ chế giải quyết xung đột lợi ích trên TTCK. Bởi luận án mới chỉ dừng lại nghiên cứu những khía cạnh xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK mà chưa nghiên cứu xung đột lợi ích trên bình diện của TTCK. Khi nghiên cứu trên bình diện rộng thì có thể còn nhiều vấn đề cần giải quyết và có những giải pháp hiệu quả hơn. Hai là, luận án cũng chưa đặt ra và nghiên cứu khía cạnh quốc tế của hoạt động kinh doanh dịch vụ của CTCK. Bởi lẽ hiện nay, các CTCK ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở hoạt động cung cấp dịch vụ 24 trong nước. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, trong tương lai không xa, CTCK của Việt Nam có thể mở rộng hoạt động và cung cấp dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, các hoạt động cung cung cấp dịch vụ quốc tế cũng cần được xem xét và nghiên cứu. CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN STT Tên bài viết Tạp chí Trang 1 Hoàn chỉnh cơ chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán trong giai đoạn giao dịch chứng khoán Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01(186)/2011 42-49 2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của CTCK Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(274)/2014 49-55 3 Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của CTCK Tạp chí Khoa học Pháp lý số 01(80)/2014 21- 29 4 Một số vấn đề của pháp luật về môi giới chứng khoán Tạp chí Khoa học Pháp lý số 03(82)/2014 44 - 50 5 Những bất cập trong qui định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24 (280)/2014 50-56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phap_luat_dieu_chinh_hoat_dong_kinh_doanh_di.pdf
Luận văn liên quan