Bổ sung quy định cho công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần được chia, tách
thành công ty TNHH một thành viên, không nhất thiết phải là công ty cùng loại với công ty bị chia
hay công ty bị tách như quy định tại Luật DN 2005. Như vậy, sẽ giải quyết được các vướng mắc phát
sinh trong quá trình chia, tách doanh nghiệp thời gian qua và tăng tính chủ động cho NĐT lựa chọn
hình thức doanh nghiệp phù hợp để hoạt động sau khi hoàn thành thủ tục chia, tách doanh nghiệp.
Sửa đổi Điều 152 và Điều 153 Luật DN 2005 cho phép các loại hình công ty không phân
biệt cùng loại hay khác loại hình đều có quyền tiến hành thủ tục sáp nhập, hợp nhất nhằm đẩy nhanh
quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tháo gỡ các vướng mắc hiện hành tại Luật DN 2005 và đáp ứng
nguyện vọng của số đông doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Sửa đổi Điều 154 Luật DN 2005 và Điều 36 Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo hướng cho
phép tất cả các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi lẫn nhau nhằm đảm bảo phù hợp với pháp
luật chuyên ngành và tạo thuận lợi cho tái cấu trúc kinh tế trong điều kiện hiện nay
- Thứ hai, bổ sung quy định điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp
lợi dụng việc chuyển đổi nhằm trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm tài sản trước đối tác, chủ nợ gây bất
ổn kinh tế, xã hội, đồng thời đảm bảo cho quá trình chuyển đổi không bị ách tắc, gây khó từ phía cơ
quan ĐKKD.
- Thứ ba, sửa đổi quy định về mã số doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng cho phép doanh nghiệp chuyển đổi sau khi ĐKDN được quyền lựa chọn một trong 2
phương thức : tiếp tục sử dụng mã số doanh nghiệp đã cấp trước chuyển đổi hoặc được cấp mã số
doanh nghiệp mới nếu doanh nghiệp chuyển đổi có nhu cầu.
28 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp
- Các quy định PLDN về thẩm quyền của cơ quan QLNN có trách nhiệm giải quyết thủ tục giải
thể cho doanh nghiệp.
- Các quy định PLDN về điều kiện giải thể.
2.4. Các nguyên tắc quy định về thủ tục hành chính trong pháp luật doanh nghiệp và các
tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục hành
chính đối với doanh nghiệp
2.4.1 Các nguyên tắc quy định về thủ tục hành chính trong pháp luật doanh nghiệp
Quy định PLDN về TTHC phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau :
Một là, quy định về TTHC phải đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện đối với doanh nghiệp.
Hai là, quy định về TTHC phải phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
Ba là, phải bảo đảm quyền bình đẳng cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHC.
Bốn là, phải tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà
nước trong quá trình thực thi và giải quyết TTHC cho doanh nghiệp.
Năm là, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của quy định về TTHC.
2.4.2. Các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của quy định pháp luật doanh nghiệp về
thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp
Để đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC phải dựa trên 4 tiêu chí sau :
- Tính tính phù hợp
- Tính hợp lý
- Tính hợp pháp
- Tính minh bạch
2.5. Mối quan hệ giữa quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục hành chính và cải cách
thủ tục hành chính ở Việt Nam
PLDN về TTHC tác động đến cải cách TTHC ở Việt Nam ở những nội dung sau :
- Thứ nhất, PLDN về TTHC đóng vai trò ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cải cách TTHC ở
Việt Nam. Có thể nói, cải cách TTHC trong lĩnh vực kinh tế phụ thuộc vào sự hoàn thiện của PLDN
về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp và thực tiễn thi hành PLDN đó trên thực tế.
- Thứ hai, về mặt kinh tế, sự thay đổi tích cực của PLDN về TTHC sẽ đem lại cho cải cách
TTHC ở Việt Nam nhiều lợi ích kinh tế, góp phần giảm chi phí tài chính không cần thiết cho doanh
nghiệp, kích thích NĐT gia nhập thị trường, hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, đáp ứng được mục
tiêu về lợi ích kinh tế của chương trình cải cách TTHC đã đặt ra.
10
- Thứ ba, về mặt xã hội, PLDN về TTHC đem lại những giá trị xã hội lớn cho cải cách
TTHC ở Việt Nam. PLDN về TTHC thông thoáng, phù hợp sẽ được sự hưởng ứng, đánh giá cao của
doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp trong việc tuân thủ
pháp luật, tạo hiệu ứng tích cực cho cải cách TTHC trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
- Thứ tư, về mặt chính trị, việc đổi mới và hoàn thiện PLDN về TTHC góp phần khẳng định vị
thế lãnh đạo của Đảng, uy tín của nhà nước đối với các chương trình cải cách TTHC ở Việt Nam,
chứng minh chủ trương của Đảng và chính sách cải cách TTHC của nhà nước Việt Nam là hoàn toàn
đúng đắn. Kết quả đó thể hiện sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng
cao niềm tin của doanh nghiệp vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra chủ trương hoàn thiện
PLDN đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC.
2.6. Sự cần thiết của cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp
Ở Việt Nam, cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu xuất phát từ các lý do sau :
2.6.1 Cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà
nước Việt Nam
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã đề cập đến ba đột phá chiến lược trong 10 năm tới ở Việt Nam là thể
chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó, cải cách thể chế là ưu tiên hàng đầu.1 Nghị quyết
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam với trọng tâm là
đặt yêu cầu cải cách TTHC ngay trong quá trình xây dựng thể chế và giảm mạnh các thủ tục hiện có.
Trên cơ sở định hướng trên, Nghị quyết Đại hội XI đã yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế.2
Về phần nhà nước Việt Nam, Quyết định 339/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 19 tháng 02 năm 2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013- 2020
đã đề ra 10 giải pháp cơ bản để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, trong đó giải pháp ưu tiên hàng đầu
là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh
của MTKD quốc gia. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về MTKD theo hướng:3
Tháo bỏ rào cản, bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi các quy định lạc hậu, không phù hợp với cơ chế thị
trường; tiếp tục đơn giản hóa, giảm TTHC; giảm chi phí thực thi TTHC và pháp luật đối với nhân dân
và doanh nghiệp; không xây dựng, ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế quyền kinh doanh của
1 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 106
2 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 247
3 Xem : Điểm b và Điểm e Mục II.1 Quyết định 339/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 02
năm 2013
11
người dân và doanh nghiệp vì lý do yếu kém về năng lực và trình độ quản lý của các cơ quan
QLNN liên quan; khắc phục tình trạng ban hành quy định mới không bảo đảm tính khả thi, không
thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả, gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp.
2.6.2. Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp nhằm thực hiện các cam kết quốc tế
Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn trong quá trình hội nhập.
Để thực thi các cam kết WTO, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
71/2006/NQ-QH phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam. Trong
đó, nhấn mạnh việc áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam với WTO trên lãnh thổ Việt Nam,
ngay cả trong trường hợp pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy tắc của WTO. Đồng thời giao
cho Chính phủ rà soát các văn bản QPPL trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền phù hợp với cam kết của Việt Nam với
WTO.4 Gia nhập WTO có tác động đẩy nhanh cải cách chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp trong nước.5 Ngoài ra, gia
nhập WTO còn tạo thuận lợi cho việc đổi mới chính sách và hệ thống pháp luật ở Việt Nam, giúp
Việt Nam rà soát đánh giá lại hệ thống pháp luật và TTHC đối với doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp
với hệ thống pháp luật và TTHC chung của toàn cầu.
2.6.3. Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp để khắc phục những tồn tại, hạn chế
của môi trường kinh doanh, giúp tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2012, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam chỉ đứng hạng 75/144 quốc gia
được khảo sát, tụt đến 10 hạng so với năm 2011. Năm 2013, MTKD của Việt Nam xếp hạng 99/185
nền kinh tế, tụt 1 bậc so với năm 2012, đó là thứ hạng thấp nhất trong vòng 6 năm qua của Việt Nam
trên trường quốc tế. Thực trạng đó đòi hỏi Việt Nam sớm tìm ra giải pháp cải thiện MTKD, với ưu
tiên hàng đầu đẩy mạnh các chương trình cải cách TTHC đối với doanh nghiệp, đảm bảo cho MTKD
không bị tụt hậu và có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong thu hút đầu tư.
2.6.4. Cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp góp phần đấu tranh phòng chống tham
nhũng, giảm chi phí tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp.
Theo cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2013 của VCCI, có đến 41% trong tổng số
8000 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho
doanh nghiệp vẫn còn diễn ra khá phổ biến.6 Để đẩy lùi vấn nạn tham nhũng, giải pháp quan trọng là
4 Xem : Mục 2 và Mục 3 Nghị quyết 71/2006/NQ-QH do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006
5 Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải rà soát và sửa đổi khoảng 148 quy định pháp lí, bao gồm các luật, pháp lệnh, nghị
định và một số lượng lớn các Thông tư, các quyết định của các Bộ trưởng và Chủ tịch các tỉnh (Trích từ bài viết của Lê
Đăng Doanh – Những thay đổi căn bản được mong đợi về chính sách và MTKD liên quan đến việc gia nhập WTO của
Việt Nam được trình bày trong quyển “Các doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO” do GS.TS Đỗ Hoài Nam chủ
biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005, trang 46)
6 Có thể tru cập tại www.cafef.vn, thứ sáu ngày 21/03/2014
12
nhà nước phải tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp,7 vì TTHC thông thoáng, minh
bạch sẽ giúp kéo giảm tệ tham nhũng, kích thích doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.7. Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là quá trình lâu dài, phức tạp nhưng phải hướng đến
những mục tiêu cơ bản sau :
Một là, phải củng cố và mở rộng được quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ hội
cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, tạo chất xúc tác cần
thiết để khuyến khích NĐT bỏ vốn đầu tư, kinh doanh vào nền kinh tế.
Hai là, hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước, hướng đến xây dựng nền hành chính nhà nước
trong sạch, vững mạnh ở Việt Nam, giúp giảm chi phí tài chính cho nhà nước trong hoạt động quản lý
doanh nghiệp, chấn chỉnh công tác nhân sự, khắc phục được tình trạng cồng kềnh của bộ máy nhà
nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức nhà nước giải quyết TTHC cho doanh nghiệp,
phòng ngừa tình trạng tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước.
Ba là, đem lại một môi trường kinh doanh thuận lợi và ít tốn kém hơn cho doanh nghiệp ở 3 cấp
độ : tiết kiệm được thời gian tuân thủ TTHC cho doanh nghiệp, tiết kiệm được công sức doanh
nghiệp phải bỏ ra để làm TTHC và tiết kiệm được chi phí tài chính tuân thủ TTHC của doanh nghiệp.
7 Trong bài viết “Nâng cao trách nhiệm và đạo đức trong khu vực công” Tác giả Jeremy Pope đã đưa ra 4 loại chiến lược
để giảm tham nhũng, trong đó chiến lược thứ hai là phải hướng vào việc cải tổ thủ tục của Chính phủ để nâng cao tính
minh bạch và giảm yếu tố kích thích tham nhũng. Còn chiến lược thứ ba là nhằm vào các chương trình chính phủ có thể
dẫn tới tham nhũng do do được thiết kế kém hoặc không cần thiết. Những quy định quản lí có thể phải được xem xét lại
để xác định xem chúng có cần thiết không và chúng có thể được thực hiện suông sẻ không (Xem : Rick Stapenhurst và
Sahr.Kpundeh : “Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia”, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, 2002, trang 140 và 141)
13
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ
CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1. Đánh giá pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
3.1.1. Những kết quả đạt được.
- Thứ nhất, PLDN hợp nhất thủ tục ĐKKD và đăng ký thuế thành ĐKDN.
Trước ngày 01/06/2010, Việt Nam duy trì hai thủ tục độc lập là ĐKKD và đăng ký thuế, mất
của NĐT từ 50 - 60 ngày, tốn từ 3 - 5 triệu đồng.8 Tuy nhiên, từ ngày 01/06/2010, thực thi Nghị định
43/2010/NĐ-CP, NĐT chỉ làm một thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKDN - trong đó thống nhất mã số
doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số ĐKKD. Ngoài ra, Nghị định 43/2010/NĐ-CP còn rút
ngắn và thống nhất thời hạn ĐKDN, thay đổi ĐKDN, tổ chức lại doanh nghiệp, thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp xuống còn 05 ngày làm việc, so với trước đây là 10 ngày cấp
ĐKKD và 7 ngày để cấp phép thành lập chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp. Chính cải cách thủ tục
ĐKDN trên đã tạo động lực cho NĐT gia nhập thị trường. Ngay trong năm 2010, cả nước đã có
85.000 doanh nghiệp thành lập mới.9 Năm 2013 có 76.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10,1%
so với năm 2012.10 Trong 02 tháng đầu năm 2014, đã có 10.869 doanh nghiệp được thành lập mới với
tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2013.11
- Thứ hai, PLDN quy định công nghệ hóa thủ tục ĐKDN tại một đầu mối
Nghị định 43/2010/NĐ-CP cho phép NĐT có thể ĐKDN bằng hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin
ĐKDN quốc gia - có giá trị pháp lý như hồ sơ bằng bản giấy.12 Ngoài ra, NĐT có thể nhận giấy
chứng nhận ĐKDN qua dịch vụ chuyển phát hoặc nhận tại cơ quan ĐKKD. Giấy chứng nhận ĐKDN
được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN có giá trị pháp lý như giấy
chứng nhận ĐKDN bằng bản giấy do cơ quan ĐKKD cấp. Như vậy, sự phân biệt giấy chứng nhận
ĐKDN bằng giấy và bằng dữ liệu điện tử đã không còn, giúp NĐT có thể online 100% khi thành lập
doanh nghiệp, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho NĐT và tăng cường hiệu quả QLNN bằng công
nghệ cao phù hợp với xu thế chung của thế giới.
8 Xem : Phạm Chi Lan “Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 2+3
(122 + 123), 2007
9 Nguồn : Cục Quản lý ĐKKD (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) có thể truy cập tại www.dangkykinhdoanh.gov.vn
10 Nguồn : Cục Quản lý ĐKKD (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), có thể truy cập tại www.dangkykinhdoanh.gov.vn
11 Nguồn : Báo cáo tình hình ĐKDN hai tháng đầu năm 2014 được đăng tải tại địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
12 Ông Hồ Sĩ Hùng – Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ KHĐT) cho biết“Sau khi Hệ thống thông tin ĐKDN đi vào vận
hành, DN sẽ giảm chi phí và thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký, do nhiều quy trình sẽ được tự động hóa, giảm thời gian
ĐKKD, đồng thời giảm thiểu số lượng hồ sơ bị trả lại. Bên cạnh đó, sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thông tin có giá trị
pháp lý của DN trên phạm vi toàn quốc, DN sẽ có nhiều cơ hội để chủ động tìm hiểu thông tin pháp lý về đối tác, bạn
hàng... thông qua dịch vụ cung cấp thông tin của Hệ thống” (Có thể truy cập tại www.vietstock.vn, thứ hai 16/08/2010)
14
Bên cạnh đó, Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã xây dựng quy trình thành lập doanh nghiệp tại
một đầu mối là Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia với hai thành tố hợp thành là Cổng thông tin
ĐKDN quốc gia và Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN.13 Dữ liệu tại Hệ thống thông tin ĐKDN quốc
gia là thông tin chung để cơ quan thuế và các cơ quan ĐKKD cả nước chia sẻ trong quản lý doanh
nghiệp, qua đó giúp nhà nước triển khai các dịch vụ khác về sau như dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm thông
tin doanh nghiệp, tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.
- PLDN quy định công khai ĐKDN tại một đầu mối, giảm tốn kém cho doanh nghiệp
Từ ngày 25/02/2013, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8c Nghị định 05/2013/NĐ-CP, doanh
nghiệp chỉ đăng nội dung ĐKDN trên Cổng thông tin ĐKDN quốc gia, qua đó giúp nhà nước kiểm
soát được số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên lãnh thổ Việt Nam tại một đầu mối, khắc phục
tình trạng công khai ĐKDN ở nhiều báo viết, báo điện tử phân tán, khó kiểm soát như trước đây. Mặt
khác, quy định công khai ĐKDN trên Cổng thông tin ĐKDN quốc gia còn giúp doanh nghiệp giảm
chi phí so với đăng báo giấy hoặc báo điện tử, theo đó, doanh nghiệp chỉ tốn 300.000 đồng, nếu so
với đăng báo điện tử hoặc báo viết tốn khoảng 1 triệu đồng.
- PLDN thu hẹp thẩm quyền quy định về GPKD và bãi bỏ GPKD không cần thiết gây trở ngại
cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
Trong quy định về GPKD, PLDN có hai cải cách quan trọng :
Một là, đã giới hạn thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD. Điều 7 Luật DN
2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã xác định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc
quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các văn bản QPPL khác đều không có
hiệu lực thi hành. Việc giới hạn thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh và GPKD nêu trên sẽ
giúp nhà nước kiểm soát từ đầu việc hình thành GPKD, giảm đầu mối đặt ra điều kiện cấp phép kinh
doanh, giảm cơ chế xin – cho trong công tác cấp phép, tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí thành lập
và hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN, hạn chế tư tưởng cục bộ ngành, địa phương gây
phương hại đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, tính đến thời điểm năm 2009, Việt Nam đã bỏ được 316 GPKD và chuyển 44 giấy phép
khác thành điều kiện kinh doanh, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.14 Năm 2010, Chính phủ đã
ban hành 25 Nghị quyết về phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ,
13 Ưu điểm nổi bật của hệ thống này là Cơ sở dữ liệu trung tâm, bất kỳ Phòng ĐKKD cấp tỉnh nào cũng có thể truy cập
vào cơ sở dữ liệu này để lưu thông tin ĐKDN của tỉnh đó. Thông tin chỉ có thể được lưu giữ và chỉnh sửa bởi chính
Phòng ĐKKD đó, nhưng tất cả các Phòng ĐKKD các địa phương khác đều có thể truy cập và tra cứu thông tin của một
DN trên phạm vi cả nước. (Giải thích của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đăng trên Báo Đầu tư số ra ngày 22/05/2010.)
14 Xem : Hà Quang Ngọc : “Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng sản số 3 (171),
2009.
15
ngành đã loại bỏ thêm một số GPKD không cần thiết đối với doanh nghiệp. Năm 2013, thực hiện
Luật Quảng cáo 2012, Quốc hội đã bỏ nhiều GPKD trong lĩnh vực quảng cáo như bỏ giấy phép
quảng cáo trên bảng, băng-rôn thay bằng thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan QLNN
về quảng cáo, bãi bỏ giấy phép ra phụ trương quảng cáo thay bằng thủ tục thông báo cho cơ quan
QLNN về báo chí.
3.1.2 Những hạn chế của pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Thứ nhất, thủ tục ĐKDN không áp dụng cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 3 Luật DN 2005 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã xác định “Trường hợp
có sự khác biệt giữa Luật DN với các Luật Chứng khoán, Luật Xuất bản, Luật Công chứng, Luật Luật
sư,….. về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, ĐKDN….thì áp dụng theo quy định của luật
đó”. Như vậy, một công ty chứng khoán chỉ cần xin giấy phép thành lập tại Uỷ ban Chứng khoán nhà
nước và tuân thủ điều kiện, thủ tục quy định tại Luật Chứng khoán 2010 là đủ. Hệ quả, nhiều quy
định thông thoáng của Luật DN 2005 bị vô hiệu hóa bởi pháp luật chuyên ngành, làm giảm ý nghĩa
tích cực của thủ tục ĐKDN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
- Thứ hai, các quy định về TTHC đi kèm thủ tục ĐKDN còn nhiều
Báo cáo của WB về MTKD toàn cầu năm 2014 đã chỉ ra thực tế thành lập doanh nghiệp ở Việt
Nam NĐT phải trải qua 10 thủ tục, mất 34 ngày, tốn 2,3 triệu đồng. Trong khi ở Thái Lan, NĐT chỉ
trải qua 4 thủ tục, mất 27.5 ngày để thành lập 1 DN. Ở Malaysia, chỉ trải qua 3 thủ tục, mất 6 ngày để
thành lập 1 doanh nghiệp thì số lượng thủ tục ở Việt Nam là nhiều hơn. 15 Các thủ tục khắc dấu, cấp
phép kinh doanh, đăng ký số lao động ...vẫn còn phức tạp. Ví dụ, sau khi ĐKDN, NĐT phải trực tiếp
liên hệ cơ quan công an để làm thủ tục khắc dấu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định
58/2001/NĐ-CP và Nghị định 31/2009/NĐ-CP. Sự thiếu kết nối giữa thủ tục ĐKDN và thủ tục khắc
dấu đã làm giảm hiệu quả thực thi Nghị định 43/2010/NĐ-CP trên thực tế.
- Thứ ba, sự bất nhất trong quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp giữa PLDN và pháp luật
đầu tư
Theo Luật Đầu tư 2005, NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và
làm thủ tục đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận ĐKDN.16 Lẽ ra
Luật Đầu tư 2005 chỉ cần điều chỉnh việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, thực tế lại điều chỉnh cả việc
cấp giấy chứng nhận ĐKDN cho doanh nghiệp, dẫn đến sự chồng chéo chức năng giữa cơ quan
ĐKKD và cơ quan quản lý đầu tư, làm phát sinh nhiều vướng mắc về thủ tục bổ sung, sửa đổi nội
dung ĐKDN trong giấy chứng nhận đầu tư như tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp
luật,…..gây rối cho cả cơ quan QLNN lẫn NĐT.
15 Nguồn : www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam#starting-a-business, 2014
16 Xem : Khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư 2005
16
- Thứ tư, pháp luật về giấy phép kinh doanh còn gây khó doanh nghiệp
Một là, GPKD còn nhiều. Theo thống kê của VCCI, tính đến đến thời điểm 03/2010, cả nước có
315 GPKD.17 So với số GPKD bị bãi bỏ hoặc chuyển thành điều kiện kinh doanh, số lượng GPKD
còn lại khoảng 250 là hợp lý, thực tế có hơn 300 giấy phép. Điều đó chứng tỏ một số lớn GPKD bằng
nhiều phương thức khác nhau đã “hồi sinh”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp và cải cách TTHC ở Việt Nam. Theo thống kê của VCCI, một doanh nghiệp cần
bình quân 4,14 GPKD các loại, 14,56% doanh nghiệp đánh giá rất khó để có đủ các loại giấy phép
này.18 Trong nội dung một số văn bản QPPL ban hành gần đây có xu hướng khôi phục lại GPKD, về
thực chất đang làm sống lại cơ chế xin – cho trong cơ chế bao cấp trước đây.19 Ví dụ, trước năm
2012, thành lập doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP chỉ cần
ĐKKD, không xin cấp phép kinh doanh tại Bộ Tài chính. Kết quả đã có 161 doanh nghiệp kiểm toán
hoạt động ổn định ở Việt Nam.20 Thế nhưng, từ ngày 01/01/2012 thực hiện Luật Kiểm toán độc lập
2011, doanh nghiệp kiểm toán ngoài việc ĐKDN còn phải xin cấp GPKD tại Bộ Tài chính với thời
hạn cấp phép lên đến 30 ngày !21
Hai là, điều kiện kinh doanh ngày càng siết chặt, gây khó cho doanh nghiệp, hạn chế cơ hội gia
nhập thị trường của doanh nghiệp, chi phí doanh nghiệp bỏ ra ngày càng cao.22 Nghị định
109/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định
bốn điều kiện để được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo,
trong đó buộc doanh nghiệp phải có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc,
có ít nhất 01 cơ sở xay xát gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ và phải trữ ít nhất 10% lượng
gạo xuất khẩu 6 tháng trước đó.23 Quy định trên quá khó và không sát thực tế ở Việt Nam. Hệ quả, cả
nước chỉ còn 49/210 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.24 Một số lượng lớn doanh
nghiệp bị loại khỏi thương trường mà không dựa trên năng lực cạnh tranh của họ, do điều kiện kinh
doanh khó làm tăng chi phí cho doanh nghiệp gia nhập thị trường.25
17 Xem : Vũ Thị Hoài Phương : “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong đầu tư” , Tạp chí Tổ chức nhà nước,
03/2010.
18 Nguồn : có thể truy cập tại www.vneconomy.vn, thứ ba, ngày 25/09/2007
19 Xem : Nguyễn Thị Doan : “Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay” Bài viết đăng trong Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam : Lý luận và Thực tiễn” do GS.TS Lê Hữu Nghĩa
và TS. Đinh Văn Ân (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004, trang 595
20 Xem : Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập, 04/2010, Mục A.I
21 Xem : Điều 23 Luật Kiểm toán độc lập 2011, có hiệu lực thực thi từ ngày 01-01-2012
22 Xem : Anthony Ogus và Qing Zhang : “Licensing regimes East and West”, International Review of Law and
Economics, số 25, 2005, trang 139.
23 Xem : Điều 4 và Điều 12 Nghị định 109/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 04/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2011
24 Xem : Báo Thanh niên số 222 (5709), thứ tư ngày 10/08/2011, trang 4
25 Xem : W.D.White : “Dynamic elements of regulation : The case of occupational licensure”, Research in Law and
Economics, số 1, 1979, trang 15
17
Ba là, sự thiếu rõ ràng trong quy định về điều kiện kinh doanh.
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP liệt kê 7 hình thức của các điều kiện kinh doanh,
trong đó hình thức thứ 6 và thứ 7 lại được quy định có tính đa nghĩa : “Chấp thuận khác của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền”26 và “Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới
được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức
nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.27 Quy định trên quá mập mờ vì không xác định cụ thể
chấp thuận khác ở đây là gì và cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào ? Ngoài ra, Khoản 4 Điều 24 và
Khoản 6 Điều 30 của Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành
kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh vũ trường hoặc karaoke
phải đáp ứng điều kiện “phù hợp với quy hoạch của từng địa phương”. Thực tế, việc xác định thế nào
là phù hợp với quy hoạch của tỉnh, thành phố…hoàn toàn thuộc thẩm quyền và ý chí chủ quan của cơ
quan nhà nước.28 Để đối phó với quy định thiếu rõ ràng, gây khó trên, nhiều doanh nghiệp chuyển
sang thành lập quán bar để kinh doanh vũ trường, “lách” quy định “phù hợp với quy hoạch” của nhà
nước, trong khi thủ tục cấp phép lại thoáng hơn nhiều.
3.2 Đánh giá pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
3.2.1 Những kết quả đạt được
Ngày 27/12/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 70/2010/NQ-CP về đơn giản hoá TTHC
thuộc quản lý của Bộ Kế hoạch & Đầu tư để thảo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thủ tục tổ chức
lại doanh nghiệp ở những nội dung sau :
- Đối với thủ tục chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần : Nghị quyết 70/2010/NQ-
CP xác định số lượng hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp là 01 (trước đó Luật DN 2005, Nghị định
43/2010/NĐ-CP không quy định cụ thể) và bỏ hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa
thuận góp vốn trong thành phần hồ sơ.
- Đối với thủ tục chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một
thành viên : Nghị quyết 70/2010/NQ-CP chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ chuyển đổi, bỏ
các loại giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ chuyển đổi như bản sao hợp lệ một trong giấy tờ chứng
thực cá nhân, bản sao giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy chứng nhận ĐKDN. Thay vào đó, chỉ yêu
cầu doanh nghiệp nộp bản chụp kèm bản chính Giấy CMND/hộ chiếu của cá nhân, giấy chứng nhận
ĐKDN (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), bản sao có chứng thực các giấy tờ trên (đối với
trường hợp nộp qua đường bưu điện), bản chụp bằng máy scan (đối với trường hợp nộp qua mạng
internet). Ngoài ra, trong hồ sơ chuyển đổi, danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty
26 Xem : Điểm e Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010
27 Xem : Điềm g, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010
28 Xem : Phạm Thị Hiền : “Bàn về các quy định cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở cơ sở bán lẻ tại
Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 (284), 2011, trang 45
18
TNHH một thành viên quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP và hợp đồng chuyển nhượng
phần vốn góp của công ty cũng được loại bỏ, giúp thủ tục chuyển đổi nhanh chóng hơn.
- Đối với thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH : Nghị quyết
70/2010/NQ-CP đã loại bỏ các loại giấy tờ sau ra khỏi thành phần hồ sơ chuyển đổi mà nếu áp dụng
theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Nghị định 102/2010/NĐ-CP buộc doanh nghiệp phải có : (1)
Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp
đồng chưa thanh lý. (2) Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty
TNHH chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó. (3) Văn bản cam kết của chủ doanh
nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về
việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp. 29
3.2.2. Những hạn chế của pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp.
Một là, việc quy định các công ty cùng loại mới được sáp nhập, hợp nhất là chưa phù hợp với
thực tế Việt Nam, thể hiện sự can thiệp vào quyền tự chủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh của kinh tế thị trường. Ở Trung Quốc, họ cho phép
các công ty được sáp nhập với nhau, không nhất thiết phải công ty cùng loại như ở Việt Nam.30 Hơn
nữa, việc thiếu sự giải thích thuật ngữ “cùng loại” là cùng loại hình công ty hay cùng ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh cũng gây trở ngại không nhỏ cho việc tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hai là, Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Nghị định 102/2010/NĐ-CP không cho phép doanh
nghiệp tư nhân chuyển thành công ty cổ phần và công ty hợp danh hoặc chuyển từ công ty TNHH
thành doanh nghiệp tư nhân, loại bỏ công ty hợp danh ra khỏi đối tượng áp dụng của thủ tục chuyển
đổi doanh nghiệp là không phù hợp với thực tế kinh tế thị trường ở Việt Nam, làm tăng thêm gánh
nặng TTHC cho doanh nghiệp. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 11/2011/TT-BTP do Bộ Tư
pháp ban hành ngày 27/06/2011, Bộ Tư pháp khuyến khích các văn phòng công chứng tư dưới hình
thức doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi sang hình thức văn phòng công chứng dưới hình thức công ty
hợp danh. Song, để thay đổi loại hình các văn phòng công chứng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục
giải thể, sau đó tiến hành thủ tục thành lập mới, gây khó khăn, tốn kém, phát sinh thêm các TTHC,
lãng phí thời gian, công sức của các văn phòng công chứng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.31
29 Xem Phần I, Mục I.21.a Nghị quyết 70/2010/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về Phê duyệt Phương án đơn giản
hoá TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam
30 Xem : Điều 173 Luật Công ty Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2005, có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 06 năm 2006
31 Xem : Phan Hải Hồ : “Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng”, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 14(222), 07/2012, trang 25
19
3.3 Đánh giá pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp
3.3.1 Những kết quả đạt được
Những năm qua, PLDN đã có những quy định cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp ở những
nội dung sau :
Một là, từ ngày 15/11/2010 thực thi Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ cần
nộp cho cơ quan ĐKKD giấy xác nhận của cơ quan công an về huỷ con dấu và xác nhận của cơ quan
thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, thay cho quy định trước đây tại Nghị định 139/2007/NĐ-CP
buộc doanh nghiệp nộp cho cơ quan ĐKKD con dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, số hoá đơn
VAT chưa sử dụng và giấy chứng nhận đăng ký thuế. Với sự điều chỉnh lại nêu trên tại Nghị định
102/2010/NĐ-CP đã giúp thủ tục giải thể doanh nghiệp được thông suốt hơn.
Hai là, Khoản 3 Điều 8c Nghị định 05/2013/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp từ ngày 25/02/2013
được công khai quyết định giải thể trên Cổng thông tin ĐKDN quốc gia, thay vì phải đăng báo viết
hoặc báo điện tử, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp giải thể, đảm bảo QLNN hiệu quả hơn.
Ba là, PLDN giao quyền chủ động thanh lý tài sản cho doanh nghiệp giải thể. Tiến độ giải thể
doanh nghiệp nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào tiến độ thanh lý tài sản của doanh nghiệp trước các
chủ nợ và đối tác, nhà nước không can thiệp vào việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Trách nhiệm
của cơ quan ĐKKD chỉ làm thủ tục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giải thể theo quy định tại Luật DN
2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP, sau đó ra quyết định xóa tên doanh nghiệp trong sổ ĐKDN.
3.3.2 Những hạn chế của PLDN về thủ tục giải thể doanh nghiệp
Hiện nay, thủ tục giải thể doanh nghiệp gặp một số vướng mắc, bất cập sau :
Chưa quy định thời hạn để cơ quan thuế xác nhận quyết toán thuế
Luật DN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thời hạn để cơ quan thuế
xác nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã thông qua quyết định giải
thể, gửi thông báo quyết định giải thể đến cơ quan ĐKKD, nhưng khi nộp hồ sơ quyết toán thuế đến
cơ quan thuế bị bị ách tắc kéo dải ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể chưa được hiện đại hóa
Luật DN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định doanh nghiệp giải thể nộp hồ sơ giấy tại
cơ quan ĐKKD và phải trực tiếp liên hệ với các cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, công an để giải quyết
thủ tục quyết toán thuế, bảo hiểm xã hội và thủ tục hủy con dấu doanh nghiệp. Các công đoạn trên
đến nay vẫn chưa được tin học hóa gắn kết cơ quan ĐKKD với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và cơ
quan công an, gây mất nhiều thời gian và công sức cho doanh nghiệp, không phù hợp với yêu cầu cải
cách TTHC.
20
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
4.1 Những yêu cầu đặt ra cho việc hình thành giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh
nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.
Những hạn chế của PLDN về TTHC đã ảnh hưởng tiêu cực đến cải cách TTHC ở Việt Nam. Để
khắc phục những hạn chế đó, cần có những giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC hiệu quả hơn. Lý
luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng để có được những giải pháp hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách
TTHC thì phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau :
4.1.1 Phù hợp với đặc điểm của kinh tế thị trường Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Các giải pháp hoàn thiện PLDN về TTHC phải phù hợp với đặc điểm riêng của kinh tế thị
trường Việt Nam, đó là :
- Thứ nhất, nền kinh tế thị trường Việt Nam còn non trẻ và nhu cầu thực hiện quyền tự do kinh
doanh của người dân rất lớn.
- Thứ hai, nền kinh tế thị trường Việt Nam được chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp.
- Thứ ba, nền kinh tế thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ với phần lớn là doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa..
4.1.2 Phù hợp với đường lối, chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Đảng Cộng sản
Việt Nam
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra định hướng chủ đạo cho nhà nước Việt
Nam hoàn thiện MTKD gắn với cải cách TTHC dựa trên nền tảng các yếu tố :
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc
đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.32
Thứ hai, tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và
minh bạch giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.33
32 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 107 và 108.
33 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 108
21
4.1.3 Phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm xây dựng pháp luật
doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
Hoàn thiện PLDN phải tiếp thu những bài học kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu khoa học đi
trước đã đúc kết trong các công trình nghiên cứu. Các sai lầm, những tồn tại, hạn chế của PLDN thể
hiện trong các quy định TTHC không phù hợp, không đồng bộ đối với doanh nghiệp cần phải được
loại trừ. Ngược lại, các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tại kinh tế Việt Nam, đảm bảo
tính thống nhất của PLDN về TTHC cần được tiếp thu nghiêm túc để hình thành các đề xuất, giải
pháp khoa học hoàn thiện PLDN trong thời gian tới.
4.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành
chính và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Việc hoàn thiện PLDN nhằm phục vụ thiết thực cho cải cách TTHC và hội nhập quốc tế ở Việt
Nam phải hướng tới các đảm bảo sau :
4.2.1 Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân và doanh nghiệp
PLDN phải tiếp tục được đổi mới ở các quy định về TTHC theo hướng tích cực để góp phần
thúc đẩy hoạt động đầu tư, đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh của công dân.34 Để thực hiện
được nhiệm vụ trên, việc hoàn thiện PLDN phải chú ý đến những vấn đề cơ bản sau :
- Một là, PLDN phải tạo hành lang pháp lý đảm bảo sự bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong quá trình thực thi TTHC.
- Hai là, PLDN phải thu hẹp phạm vi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhất là những ngành
nghề kinh doanh phải có GPKD.
- Ba là, PLDN phải mở rộng chủ thể được thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp.
4.2.2 Đảm bảo yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Yêu cầu đặt ra cho hoàn thiện PLDN không chỉ vì mục tiêu bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, mà
phải gắn kết với cải cách nền hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực QLNN. Cải cách TTHC không
phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống, giảm
thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và lấy hiệu quả QLNN làm thước đo cho kết
quả cải cách.35
4.2.3. Đảm bảo yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam thời kỳ hội nhập
Trong bối cảnh hội nhập, các quy định PLDN về TTHC phải được tiếp tục hoàn thiện cho phù
hợp với yêu cầu của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn trước đó. Đặc biệt,
34 Xem : Mai Hồng Quỳ : “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động,
2012, trang 226
35 Xem : Nguyễn Xuân Phúc : “Cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay” Báo Thanh niên số 196 (5683) thứ
bảy, ngày 15/ 07/2011, trang 13.
22
việc hoàn thiện quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp và TTHC liên quan đến mở cửa thị
trường cho các NĐT nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam theo
đúng lộ trình cam kết hội nhập phải được ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện được yêu cầu này, Việt Nam
cần cải thiện chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong nước, loại bỏ quy định về TTHC vướng
mắc, gây trở ngại cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, không phù hợp với xu thế hội
nhập.
4.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
4.3.1. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Thứ nhất, mở rộng thủ tục ĐKDN cho doanh nghiệp do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh
Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng : “ĐKDN, hợp tác xã bao gồm
nội dung ĐKKD và đăng ký thuế đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập theo quy
định của Luật DN, Luật Hợp tác xã, Luật chuyên ngành và pháp luật khác có liên quan” thay thế cho
thuật ngữ “ĐKDN chỉ áp dụng cho doanh nghiệp theo Luật DN” tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Vì
với quy định hiện hành tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã bỏ sót nhiều doanh nghiệp mà pháp luật
chuyên ngành quy định phải ĐKDN, gây lúng túng cho cơ quan ĐKKD khi giải quyết thủ tục ĐKDN
đối với các doanh nghiệp này trên thực tế.
Thứ hai, quy định thủ tục ĐKDN mang tính bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế
Theo đó, tất cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành đều phải trải qua thủ tục ĐKDN
tại cơ quan ĐKKD, sau đó mới xin cấp phép kinh doanh tại cơ quan QLNN chuyên ngành. Như vậy,
các luật chuyên ngành phải theo hướng quy định về hoạt động, còn việc thành lập và quản lý của
doanh nghiệp sẽ theo Luật DN 2005. Để thực hiện được nội dung trên, nhà nước cần sửa đổi Điều 3
Luật DN 2005 theo hướng :
“1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế áp dụng theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp đặc thù liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác
thì áp dụng theo quy định của Luật đó”.
- Thứ ba, bỏ thủ tục khắc dấu (đăng ký mẫu dấu) doanh nghiệp, nhà nước nên giao việc khắc
dấu cho doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm bảo quản con dấu. Như vậy, vừa đảm bảo
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp vừa tăng cường hiệu lực QLNN, thúc đẩy cải cách TTHC ở
Việt Nam và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
- Thứ tư, bỏ đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi thành lập nhằm đảm bảo
sự phù hợp với Điều 33 Hiến pháp 2013 : “Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những
23
ngành nghề mà pháp luật không cấm”, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, khắc phục các hạn chế
của quy định buộc doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thời gian qua và phù hợp với
xu thế chung của thế giới trong quy định về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ năm, tôn trọng quyền khiếu nại của NĐT.
Nhà nước cần sửa đổi Khoản 3 Điều 16 Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng cho phép NĐT
có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khi tên DN đăng ký bị cơ quan từ chối thay cho quy
định hiện hành quyết định của cơ quan ĐKKD là quyết định cuối cùng nhằm đảm bảo sự tôn trọng
quyền tự do kinh doanh của NĐT, phù hợp với Luật Khiếu nại 2011 và hạn chế sự tùy tiện của cơ
quan công quyền trong quá trình giải quyết ĐKDN.
- Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về tên doanh nghiệp.
Nhà nước sớm ban hành thông tư giải thích thuật ngữ “tên DN vi phạm truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, vi phạm tên danh nhân” quy định tại Khoản 3
Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Như vậy, mới hạn chế tình trạng cơ quan ĐKKD bác bỏ theo
cảm tính tên doanh nghiệp đăng ký, đảm bảo thủ tục ĐKDN được thông suốt hơn. Bên cạnh đó, bổ
sung quy định cho phép NĐT đặt tên doanh nghiệp trước từ 3-6 tháng và thành lập doanh nghiệp sau
như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng thành công. Điều đó giúp nhà nước có nguồn thu tài chính
và đa dạng hóa dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp phù hợp với chủ trương của Đảng đẩy mạnh xã
hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.36
- Thứ bảy, quy định cho phép NĐT nước ngoài được quyền làm thủ tục ĐKDN để thành lập DN
giống như doanh nghiệp trong nước, thay cho quy định hiện hành buộc họ phải làm thủ tục đầu tư và
phân định tỷ lệ sở hữu vốn của NĐT nước ngoài tại DN để có quyết định việc họ làm thủ tục đầu tư
hay thủ tục ĐKDN như quy định tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP. Việc sửa đổi này là cần thiết nhằm
đảm bảo quyền bình đẳng cho doanh nghiệp và làm tăng tính hấp dẫn của MTKD tại Việt Nam trong
hoạt động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới
- Thứ tám, hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh
Một là, tiếp tục bãi bỏ các GPKD và điều kiện kinh doanh không phù hợp. Ví dụ, GPKD
dịch vụ cầm đồ tại Nghị định 72/2009/NĐ-CP cần được bãi bỏ, vì thực tế hiệu quả QLNN từ công tác
cấp phép này lại không cao. Bên cạnh đó, nhà nước nên rà soát, bãi bỏ điều kiện kinh doanh quy định
tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP là yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh karaoke phải có xác nhận bằng
văn bản của các hộ liền kề cần.37 Vì, thực tế áp dụng quy định trên là khó khả thi đối với doanh
nghiệp. Thay vào đó, nhà nước quy định chặt chẽ điều kiện cơ sở vật chất của hoạt động kinh doanh
36 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
2011, trang 250
37 Xem : Khoản 4 và Khoản 6 Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn hóa công cộng ban hành kèm theo
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 06 /11/2009
24
karaoke, vũ trường và tăng cường công tác hậu kiểm xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm trong
lĩnh vực “nhạy cảm” này thì mang tính thực chất hơn.
Hai là, bãi bỏ điều kiện “phù hợp với quy hoạch của địa phương” để cấp phép kinh doanh
trong các ngành nghề kinh doanh karaoke, xăng dầu, vũ trường,.... tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP và
Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Vì điều đó gián tiếp cho phép UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện
cũng có quyền đặt ra điều kiện kinh doanh riêng cho địa phương của mình là trái với quy định PLDN
và gây phương hại đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, bỏ thuật ngữ “yêu cầu khác” tại Điều 7 Luật DN 2005 và “chấp thuận khác của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền” tại Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP nhằm giảm bớt rào cản pháp
lý về TTHC cho doanh nghiệp, tăng tính minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam và tạo động lực
thúc đẩy cải cách TTHC.
4.3.2. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp
- Thứ nhất, mở rộng doanh nghiệp được áp dụng thủ tục tổ chức lại, theo đó :
Bổ sung quy định cho công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần được chia, tách
thành công ty TNHH một thành viên, không nhất thiết phải là công ty cùng loại với công ty bị chia
hay công ty bị tách như quy định tại Luật DN 2005. Như vậy, sẽ giải quyết được các vướng mắc phát
sinh trong quá trình chia, tách doanh nghiệp thời gian qua và tăng tính chủ động cho NĐT lựa chọn
hình thức doanh nghiệp phù hợp để hoạt động sau khi hoàn thành thủ tục chia, tách doanh nghiệp.
Sửa đổi Điều 152 và Điều 153 Luật DN 2005 cho phép các loại hình công ty không phân
biệt cùng loại hay khác loại hình đều có quyền tiến hành thủ tục sáp nhập, hợp nhất nhằm đẩy nhanh
quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tháo gỡ các vướng mắc hiện hành tại Luật DN 2005 và đáp ứng
nguyện vọng của số đông doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Sửa đổi Điều 154 Luật DN 2005 và Điều 36 Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo hướng cho
phép tất cả các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi lẫn nhau nhằm đảm bảo phù hợp với pháp
luật chuyên ngành và tạo thuận lợi cho tái cấu trúc kinh tế trong điều kiện hiện nay
- Thứ hai, bổ sung quy định điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp
lợi dụng việc chuyển đổi nhằm trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm tài sản trước đối tác, chủ nợ gây bất
ổn kinh tế, xã hội, đồng thời đảm bảo cho quá trình chuyển đổi không bị ách tắc, gây khó từ phía cơ
quan ĐKKD.
- Thứ ba, sửa đổi quy định về mã số doanh nghiệp tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2010/NĐ-
CP theo hướng cho phép doanh nghiệp chuyển đổi sau khi ĐKDN được quyền lựa chọn một trong 2
phương thức : tiếp tục sử dụng mã số doanh nghiệp đã cấp trước chuyển đổi hoặc được cấp mã số
doanh nghiệp mới nếu doanh nghiệp chuyển đổi có nhu cầu.
25
4.3.3. Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể doanh nghiệp
- Thứ nhất, bổ sung quy định thời hạn cụ thể đối với cơ quan thuế trong thủ tục xác nhận quyết
toán thuế cho doanh nghiệp khi giải thể theo hướng buộc cơ quan thuế trong thời hạn 5 ngày, kể từ
ngày nhận được hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận quyết toán thuế
cho doanh nghiệp. Nếu quá 5 ngày, doanh nghiệp không nhận được xác nhận quyết toán thuế hoặc
yêu cầu bổ sung giấy tờ, thông tin trong hồ sơ quyết toán thuế của cơ quan thuế, coi như doanh
nghiệp đã hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và cơ quan ĐKKD sẽ giải quyết giải thể doanh nghiệp
theo quy định tại Luật DN 2005.
- Thứ hai, sửa đổi Khoản 1 Điều 158 LDN 2005 theo hướng kéo dài thời hạn thanh lý tài sản
của doanh nghiệp khi làm thủ tục giải thể. Theo đó, sửa đổi Khoản 1 Điều 158 Luật DN 2005 theo
hướng tăng thời hạn thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp giải thể tự nguyện lên 9 tháng thay cho quy
định hiện hành là 6 tháng (còn đối với doanh nghiệp giải thể bắt buộc thì vẫn giữ nguyên quy định
thời hạn thanh lý tài sản là 6 tháng). Việc sửa đổi này là cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả sự giám
sát của xã hội đối với doanh nghiệp giải thể và tạo chủ động, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tiến
hành thủ tục giải thể, phù hợp với mục tiêu đặt ra của cải cách TTHC ở Việt Nam.
- Thứ ba, sửa đổi Điều 158 Luật DN 2005 và Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo hướng
cho phép doanh nghiệp thông báo quyết định giải thể và gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan ĐKKD qua
mạng thay vì phải liên hệ trực tiếp với cơ quan ĐKKD như quy định hiện nay nhằm giúp doanh
nghiệp làm thủ tục giải thể nhanh chóng hơn, tiết kiệm được chi phí giải thể và tăng cường hiệu quả
QLNN bằng công nghệ cao phù hợp với yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề
ra là hoàn thiện thể chế để tháo gỡ mọi cản trở, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ.38
38 Xem : Đảng Cộng sản Việt Nam : “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2011, trang 101.
26
KẾT LUẬN
Cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách nhằm đảm
bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong
bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động bất lợi của suy giảm kinh tế toàn cầu.
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải
thể doanh nghiệp. Thủ tục ĐKDN đơn giản, hiện đại đã được áp dụng từ ngày 01/06/2010, góp phần
cải thiện thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp. Hồ sơ tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đã
được đơn giản đến mức tối đa theo quy định tại Nghị quyết 70/2010/NQ-CP giúp cho quá trình tái
cấu trúc doanh nghiệp được nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực trên, nhiều vướng
mắc, bất cập cũng đã phát sinh. Thủ tục ĐKDN không áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp, số lượng
GPKD nhiều, các điều kiện kinh doanh ngày càng bị siết chặt, thủ tục giải thể chưa được tin học hóa,
chưa hẳn tất cả doanh nghiệp được tổ chức lại,...cũng tạo nên những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả
cải cách thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam.
Để khắc phục các hạn chế trên, nhà nước Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục ĐKDN tại
Nghị định 43/2010/NĐ-CP theo hướng giảm bớt thời gian ĐKDN, cho phép NĐT được đăng ký tên
doanh nghiệp trước khi thành lập. Thủ tục khắc dấu doanh nghiệp cần giao lại cho doanh nghiệp tự
chủ quyết định và chịu trách nhiệm. Công tác rà soát và bãi bỏ các GPKD, điều kiện kinh doanh
không còn phù hợp là rất cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động. Nhà
nước nên quy định cho tất cả các doanh nghiệp đều được áp dụng thủ tục tổ chức lại, bổ sung các
điều kiện chuyển đổi doanh nghiệp để ngăn ngừa việc lợi dụng chuyển đổi doanh nghiệp xâm hại lợi
ích của xã hội. Mặt khác, thủ tục giải thể doanh nghiệp cần được hoàn thiện theo hướng cho phép
doanh nghiệp giải thể qua mạng và bổ sung quy định thời hạn cơ quan thuế xác nhận quyết toán thuế
cho doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thủ tục giải thể doanh nghiệp thời gian
qua ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cua_thanh_nghi_5686.pdf