5.1. KẾT LUẬN
(1) Phát triển thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP thực chất là áp dụng
tiến bộ khoa học trong NTTS theo hướng bền vững. Phát triển NTTS theo
tiêu chuẩn VietGAP gồm các nội dung: Mở rộng quy mô, cơ cấu NTTS,
thực hiện các tiêu chuẩn của VietGAP, tiêu thụ sản phẩm NTTS theo
VietGAP và đánh giá kết quả, hiệu quả NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP.
(2). Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh24
Nam Định được thực hiện từ năm 2014, chủ yếu ở 3 huyện ven biển, với
các hộ dân tham gia chưa nhiều. Qua các năm, số hộ đăng ký thực hiện
tăng nhưng đến năm 2016 mới có 232 cơ sở tham gia đăng ký, có 216
hộ dân với diện tích nuôi là 107,266 ha. Số cơ sở tham gia còn ít, diện
tích nuôi chưa nhiều. Sự tuân thủ các quy định của VietGAP còn chưa
tốt, nhất là các quy định về đăng ký sản xuất kinh doanh, ghi chép và
lưu trữ hồ sơ, quản lý và xử lý chất thải rắn, sử dụng nước và bảo hộ lao
động. Do chi phí cao, giá bán không khác biệt nhiều với sản phẩm
thường, nên kết quả và hiệu quả kinh tế của nuôi VietGAP chưa cao,
còn nhiều khó khăn về vốn, thị trường và kỹ năng áp dụng các tiêu
chuẩn của VietGAP.
(3). Các yếu tố ảnh hưởng đến NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng
ven biển tỉnh Nam Định là: quy hoạch vùng nuôi, cơ sở hạ tầng, dịch vụ
cung ứng đầu vào, năng lực người nuôi, thị trường, cơ chế chính sách và
biến đổi khí hậu.
(4). Để thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Nam Định cần
áp dụng các nhóm giải pháp: (i) Mở rộng thị trường tiêu thụ; (ii) Quy
hoạch vùng sản xuất; (iii) Phát triển các loại hình liên kết; (iv) Hoàn
thiện một số chính sách; (v) Tăng cường kỹ thuật và tuyên truyền cho
người nuôi và một số giải pháp phụ trợ khác.
5.2. KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước: Cần tăng cường chỉ đạo, phối hợp các đơn vị chức
năng trong việc triển khai mở rộng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP, bổ sung các quy hoạch tổng thể cho phát triển VietGAP.
Đối với tỉnh Nam Định: Ban hành văn bản hướng dẫn, phối hợp với
huyện ven biển triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ sản
xuất, xây dựng giải pháp về đất đai phù hợp để người NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP yên tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển NTTS. Chỉ đạo
các ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có định hướng, kế
hoạch mở rộng phạm vi triển khai VietGAP một cách cụ thể, đi kèm với
đó là hỗ trợ tìm kiếm kênh tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn Vietgap vùng ven biển tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thủy sản (NTTS)
nhằm khắc phục những hạn chế của nuôi trồng thủy sản Việt Nam, đưa
chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam đạt mức tương đương với tiêu
chuẩn GlobalGap. Nam Định đã sớm đưa VietGAP vào NTTS năm 2014,
nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập: Số đơn vị đăng ký thực hiện chưa
nhiều; sản phẩm nuôi trồng thủy sản theo VietGAP chưa phân biệt rõ với
các sản phẩm thông thường; hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao... Xuất
phát từ các lý do nêu trên, nghiên cứu phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển Nam Định là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát
triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm phát triển bền vững NTTS
vùng ven biển tỉnh Nam Định.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng
thủy sản ven biển nói chung và theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng.
- Phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và
nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển Nam Định.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản
theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề cơ sơ lý luận và
thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
vùng ven biển.
2
- Đối tượng khảo sát:
(1) Các hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nhà cung cấp đầu
vào, khách hàng thu mua sản phẩm và các cán bộ địa phương; (2) Các tổ
chức kinh tế - xã hội có liên quan: Khuyến ngư, khuyến nông, Hội nghề
cá, cơ quan quản lý NTTS, chính quyền địa phương; (3) Các cơ chế
chính sách.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven biển tỉnh
Nam Định, gồm các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng triển khai và áp dụng các tiêu
chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Nam
Định. Các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp kinh tế, tổ chức nhằm thúc
đẩy NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng nghiên cứu.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến 2017; số
liệu sơ cấp từ 2016 – 2017; các giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm,
cũng như các nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển NTTS nói chung và phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP
vùng ven biển nói riêng.
Về thực tiễn: Đề tài đã làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển NTTS của vùng ven biển tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn
VietGAP. Lượng hóa được yếu tố ảnh hưởng, quyết định tham gia sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của các cơ sở nuôi. Đề xuất được hệ
thống các giải pháp có tính khả thi.
Về phương pháp: (i) Đề tài đã sử dụng các cách thức phân tổ đa
dạng theo đơn vị hành chính, loài, phương thức và hình thức nuôi. (ii)
Đã sử dụng mô hình Logistic để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đăng ký sản xuất VietGAP của các cơ sở nuôi. (iii) Phương
pháp phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP dựa trên số liệu thứ cấp và sơ cấp. Các phương pháp này có
giá trị tham khảo cho nhà nghiên cứu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã làm rõ lý luận phát triển NTTS theo
tiêu chuẩn VietGAP ở vùng ven biển và xây dựng được khung phân tích
cho đánh giá thực trạng phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP; Vận
3
dụng mô hình Logistic để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đăng ký tham gia VietGAP.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú, các yếu
tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo
tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Phát triển
Cho đến nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra các định nghĩa về phát
triển như: Karmax và Pherishangen (1844), Fajado, Lorenzo, 2011)
Tổng hợp lại có thể hiểu: phát triển là một quá trình lớn lên, tăng tiến
một lĩnh vực, sự gia tăng cả về lượng và chất, sự thay đổi về thể chế, cơ
cấu, chủng loại, tổ chức thị trường đảm bảo công bằng, xã hội dân chủ,
trật tự và bảo vệ môi trường.
2.1.1.2. Phát triển kinh tế
Cũng có nhiều trường phái và nhà khoa học đưa ra các định nghĩa
khác nhau như: Karmax và Pherishangen (1844), Paul (2008), Sen
(1988), Petty (1899), Ngô Thắng Lợi (2013). Tóm lại: Phát triển kinh tế
là một sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân, đồng thời cải thiện được chất lượng đời sống xã hội mà
không làm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới các nhóm dân cư khác nhau.
2.1.1.3. Nuôi trồng thủy sản
Từ các khái niệm, tác giả tổng hợp Như vậy, có thể hiểu nuôi trồng
thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp với tư liệu sản xuất chủ
yếu là mặt nước, đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh, sinh
trưởng và phát triển của thủy sản phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc của
người nuôi với mục đích tạo ra sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng
2.1.1.4. Vùng ven biển và khái niệm nuôi trồng thủy sản ven biển
Từ khái niệm của các tổ chức, nhà khoa học như: Inman (2005), Ủy
Ban Châu Âu (2013), Nguyễn Mộng (2002), Nghị định số
25/2009/NĐ/CP, ngày 06/3/2009 của Chính phủ, vùng ven biển trong đề
tài này được hiểu là vùng địa giới hành chính của tỉnh (thành phố),
huyện (quận), xã (phường, thị trấn) có tiếp giáp trực tiếp với biển hoặc
cửa sông, cửa biển.
4
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển là việc sản xuất các sinh vật thủy
sinh thông qua các hoạt động chăm sóc của con người nhằm tạo ra sản
phẩm hàng hóa dựa vào các yếu tố nguồn nước, khí hậu, sinh thái tại
các vùng tiếp giáp trực tiếp với biển, cửa biển hoặc cửa sông mà gọi tắt
là vùng ven biển
Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là việc gia
tăng sản lượng, chất lượng và chủng loại thủy sản được nuôi trồng tại
các vùng ven biển để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị
cao phục vụ nhu cầu của thị trường và nâng cao thu nhập cho người
dân đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ hệ sinh thái tại
các khu vực ven biển.
2.1.1.6. Khái niệm phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP
Theo các khái niệm của Nguyễn Văn Đức (2006), Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (PTNT) (2013), Ngô Thị Thuận và cs (2010),
Tổng cục Thủy sản (2014), François Simard (2012), có thể hiểu phát
triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP là “Việc phát triển bền vững NTTS
bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào quá trình nuôi trồng
nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường và đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với người nuôi
trồng thủy sản”. Gồm 5 tiêu chuẩn: 1. Nhóm các yêu cầu chung; 2.
Nhóm tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; 3. Nhóm tiêu chuẩn về quản lý
sức khỏe thủy sản; 4. Nhóm tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; 5. Nhóm
tiêu chuẩn kinh tế, xã hội.
2.1.2. Mục đíc v ội dung phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu
chuẩn VietGAP vùng ven biển
2.1.2.1. Mục đích phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, nâng cao kết quả và hiệu
quả kinh tế, bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, thực
hiện một cách có trách nhiệm với người lao động và xã hội.
2.1.2.2. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển
Căn cứ vào đặc điểm NTTS vùng ven biển và mục đích phát triển
NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP, nội dung phát triển NTTS theo tiêu
5
chuẩn VietGAP vùng ven biển gồm có: (1) Mở rộng quy mô, cơ cấu
NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP; (2) Xây dựng cơ sở hạ tầng; (3) Thực
hiện các tiêu chuẩn VietGAP trong NTTS (4); Tiêu thụ sản phẩm NTTS
theo VietGAP; (5) Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP.
2.1.3. Các nhân tố ả ƣở đến phát triển nuôi trồng thủy sản
theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển
(1) Quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; (2) Cơ
sở hạ tầng; (3) Dịch vụ cung ứng đầu vào; (4) Điều kiện kinh tế - xã hội
cho nuôi trồng thủy sản; (5) Thị trường và mối liên kết giữa sản xuất và
tiêu thụ; (6) Cơ chế chính sách; (7) Biến đổi khí hậu.
2.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
2.2.1. Kinh nghiệm của một số ƣớc trên thế giới
Nghiên cứu đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển NTTS của Indonesia,
Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, các nước đều chú trọng đến
việc thắt chặt kiểm soát, ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới, định hướng
quy hoạch cho phát triển bền vững và xây dựng hệ thống phân phối một
cách phù hợp cho sản phẩm thủy sản, có chú trọng tới thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng chú trọng đến hoàn thiện khâu đầu
vào cho sản xuất như kiểm soát chất lượng vật tư và con giống.
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa p ƣơ ở Việt Nam
Ngoài ra đề tài cũng đã tổng hợp kinh nghiệm ở một số địa phương ở
Việt Nam đã thực hiện thành công mô hình NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP như: Nghệ An, Thanh Hóa.
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển ngành thủy sản cho
Việt Nam
Thứ nhất là hoàn thiện quy hoạch phát triển NTTS VietGAP.
Thứ hai là áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đi cùng với tiêu
chuẩn VietGAP được ứng dụng.
Thứ ba là tái cấu trúc các tổ hợp tác, đơn vị sản xuất, hộ nông dân
trước khi có những triển khai về VietGAP trên diện rộng.
Thứ tư là cải thiện chính sách phát triển NTTS nói chung và phát
triển NTTS VietGAP nói riêng.
6
2.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các cô trì đã t ực hiện
Đề tài đã tiến hành tổng quan kết quả chính của các nghiên cứu có
liên quan gồm: (i) Các công trình về phát triển nuôi trồng thủy sản; (ii)
Các công trình về đóng góp của NTTS cho phát triển kinh tế, xã hội;
(iii) Các nghiên cứu về phát triển sản phẩm VietGAP. Từ đó, tìm ra
những khoảng trống cần nghiên cứu.
2.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về phát triển nuôi trồng
thủy sản VietGAP
1) Các nghiên cứu đánh giá thực hiện phát triển NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP hiện nay hầu như không có.
2) Những khó khăn trong quá trình áp dụng VietGAP mới chỉ được
đề cập nhiều qua các hội thảo, thảo luận.
3) Mặc dù được ban hành từ năm 2014, tuy nhiên cho đến nay chưa
có bất kỳ một báo cáo nào đánh giá hiêu quả kinh tế của mô hình
VietGAP, liệu những lợi ích mang lại trong thực tiễn của VietGAP có
vượt qua được các chi phí thực hiện nó không.
4) Hầu như chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề liên kết và
phát triển tiêu thụ cho sản phẩm NTTS VietGAP.
5) VietGAP cho NTTS được xem là một bộ tiêu chuẩn – quy trình
sản xuất và chứng nhận, tuy nhiên có các yếu tố nào ảnh hưởng tới
người thực hiện, và mức độ ảnh hưởng ra sao. Lý do tại sao lại có rất ít
hộ lựa chọn VietGAP để sản xuất.
6) Việc phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng ven
biển nên thực hiện ra sao, trên đối tượng vật nuôi nào, quy mô nuôi
trồng nào, đối với áp dụng VietGAP ở vùng ven biển và phi ven biển có
khác nhau không, vùng ven biển có những điều kiện gì phù hợp để phát
triển nuôi trồng thủy sản VietGAP.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nam Định là một tỉnh phía Nam châu thổ Sông Hồng, có toạ độ địa
lý từ19o52’ đến 20o30’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o35’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam; Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
lấy sông Hồng làm ranh giới; Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình lấy sông
7
Đáy làm ranh giới; Phía Nam giáp với biển Đông.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo báo cáo của UBND tỉnh, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế -
xã hội chủ yếu của tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm
trong tỉnh GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2016 ước đạt 37.429 tỷ
đồng, tăng 7% so với năm 2015, cao nhất kể từ năm 2011. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng (nông, lâm nghiệp và thủy sản: 23%; công
nghiệp, xây dựng: 42%; dịch vụ: 35%). Thu ngân sách trên địa bàn năm
2016 là 3.466 tỷ đồng, đạt 112% dự toán năm.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. P ƣơ p áp tiếp cận, khung phân tích
- Tiếp cận có sự tham gia
- Tiếp cận theo các loại hình, tổ chức kinh tế
- Tiếp cận thị trường mở
- Tiếp cận theo phương thức và loại vật nuôi
3.2.2. Chọ điểm nghiên cứu
Nghiên cứu chọn vùng ven biển tỉnh Nam Định với ba huyện là Giao
Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Trong đó lựa chọn các xã có hộ nuôi trồng
thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP và hộ không theo tiêu chuẩn
VietGAP.
3.2.3. P ƣơ p áp t u t ập số liệu
3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Nguồn số
liệu
Nơi t u t ập Mục đíc
Trung
ương, địa
phương
Cục thống kê, UBND
tỉnh, huyện, xã, các
đơn vị liên quan
Đánh giá về thực trạng phát triển
nuôi trồng thủy sản của khu vực
nghiên cứu. Số liệu của các năm
trong giai đoạn nghiên cứu về điều
kiện tự nhiên, KT-XH, lực lượng
lao động nông nghiệp, quy mô vốn,
diện tích nuôi trồng, sản lượng, cơ
cấu vật nuôi...
Đã được
công bố
Các công trình đã
công bố
Sách báo,
internet
Sách báo, tạp chí,
trang web uy tín
3.2.3.2. Số liệu sơ cấp
a. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Điều tra toàn gồm 120 hộ sản xuất VietGAP, 30 cán bộ địa phương,
15 khách hàng. Điều tra 120 hộ sản xuất thường làm so sánh
8
b. Phương pháp điều tra
* Đối với đối tượng hộ/trang trại: điều tra toàn bộ
* Đối với người thu gom, tiêu thụ: Chọn chủ đích mỗi huyện 15
khách hàng.
* Đối với các cán bộ: Số lượng cán bộ phụ trách NTTS là rất nhỏ vì
vậy có thể điều tra tổng thể để thu thập thông tin.
3.2.4. P ƣơ p áp tổng hợp và phân tích thông tin
Các phương pháp được sử dụng gồm: Phương pháp thống kê mô tả;
phương pháp so sánh; phương pháp hạch toán kinh tế; phương pháp cho
điểm và xếp hạng; phương pháp phân tích định lượng (mô hình
logistic); phương pháp phân tích SWOT; phương pháp xử lý số liệu
bằng phần mềm excel).
3.2.5. Hệ thống chỉ ti u đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nuôi trồng thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu nuôi trồng thủy sản VietGAP.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển NTTS
Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu học
tới NTTS VietGAP; nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của quy hoạch
tới NTTS VietGAP; nhóm chỉ tiêu về phát triển dịch vụ NTTS; nhóm
chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển NTTS; nhóm chỉ tiêu
phản ánh tình hình liên kết trong tiêu thụ và sản xuất; nhóm chỉ tiêu
phản ánh tác động của chính sách phát triển NTTS VietGAP.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
4.1.1. Phát triển NTTS vùng ven biển
a. Diện tích và sản lượng
Tại Hải Hậu: Tổng diện tích NTTS năm 2016 là 2.300 ha, trong đó
nước ngọt là 1.850 ha, nước lợ là 450 ha. Sản lượng NTTS đạt 11.375
tấn tăng 2,6% so với năm 2015. Tổng giá trị đạt 615,1 tỷ đồng, tăng
5,6% so với năm 2015.
Ở Nghĩa Hưng, ngành NTTS của huyện cũng nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ chính quyền địa phương và tỉnh. Toàn huyện hiện có gần
9
3.000 ha nuôi thủy sản, với tổng sản lượng nuôi trung bình hàng năm
đạt hơn 17 nghìn tấn.
Tại huyện Giao Thủy, năm 2016 toàn huyện có gần 5.000 ha NTTS,
khoảng 8.000 lao động tham gia khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy
hải sản.
b. Giá trị sản xuất
Theo nguồn UBND tỉnh Nam Định và UNND các Huyện Hải Hậu,
Nghĩa Hưng, Giao Thủy chúng tôi tổng hợp theo Bảng 4.1
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất thủy sản của các huyện ven biển tỉnh
Nam Đị từ 2010 - 2016
Năm (tỉ đồng) Tốc độ
PTBQ
(%) 2010 2012 2013 2014 2015 2016
Toàn
tỉnh
2341,966 2582694 2767,803 3060,179 3370,316 3624,838 107,55
Vùng
ven
biển
1837,4 2040,3 2175,0 2420,4 2709,3 2931,3 108,1
Nghĩa
Hưng
664,6 725,6 755,6 802,4 869,2 917,2 105,5
Giao
Thủy
662,5 721,9 764,4 925,5 1,087,0 1,200,1 110,4
Hải
Hậu
510,2 592,7 654,9 692,3 753,0 814,0 108,0
4.1.2. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng
ven biển tỉ Nam Định
4.1.2.1. Mở rộng quy mô, cơ cấu NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP
a. Quá trình triển khai
Ngày 8/9/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam
Định phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng
đồng (MCD) tổ chức hội thảo giới thiệu các thực hành nuôi tốt (GAPs)
và khả năng áp dụng cho các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Nam Định. Đây
được cho là bước đi đầu tiên trong quá trình ứng dụng VietGAP trong
NTTS trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tỉnh Nam Định xác định phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng
tập trung, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, tăng năng suất và nâng cao giá
trị theo hướng bền vững. Năm 2017, tỉnh tập trung hình thành các vùng
sản xuất giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng trên địa bàn; đưa
10
hơn 16.000 ha diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản.
b. Kết quả mở rộng NTTS theo VietGAP tại các vùng ven biển
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT) tỉnh Nam Định, số hộ được cấp chứng nhận VietGAP còn
nhỏ nhưng có xu hướng tăng. Năm 2014 toàn tỉnh chỉ có 89 hộ đăng ký
sản xuất và chỉ có 3 hộ được cấp chứng chỉ. Đến năm 2015, số hộ đăng
ký đã tăng nhanh là114 hộ, có 45 hộ được cấp chứng chỉ. Năm 2016 có
232 hộ đăng ký, 77 hộ được cấp chứng chỉ.
Về phát triển các hình thức tổ chức NTTS theo VietGAP tại các vùng
ven biển, cho thấy sự phát triển còn chưa đa dạng, loại hình thức tổ chức
tham gia nhiều nhưng số lượng tham gia thấp. Các hộ, trang trại, doanh
nghiệp, HTX tham gia sản xuất VietGAP còn ít.
Về diện tích nuôi của các hộ đăng ký sản xuất VietGAP chỉ tập trung
vào một số con nuôi chính, chủ yếu là tôm và nhuyễn thể; trong khi đó
cá và các loại thủy sản khác có quy mô ở mức khiêm tốn. Số lượng hộ
tham gia sản xuất VietGAP tăng, làm diện tích nuôi tôm VietGAP tăng
69%, diện tích nuôi nhuyễn thể tăng bình quân 48%.
Về năng suất nuôi trồng thủy sản của các loại cá, tôm, nhuyễn thể có xu
hướng giảm trong năm 2015, do ảnh hưởng bởi mưa bão và thời tiết bất
thuận, sau đó tăng trở lại vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng đạt 9,09 –
23,08%, trong đó tôm là loại sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh nhất.
Đối với sản lượng thủy sản: Mặc dù năng suất có giảm, nhưng do
người sản xuất đã tăng diện tích nuôi trồng khiến sản lượng có xu hướng
tăng. Đặc biệt trong năm 2016 có thêm rất nhiều hộ mới tham gia
VietGAP làm tổng sản lượng sản phẩm VietGAP năm 2016 tăng mạnh
so với năm 2015.
4.1.2.2. Thực hiện các tiêu chuẩn của VietGAP trong NTTS vùng ven biển
a. Tổ chức tập huấn
Theo số liệu từ Sở NN & PTNT Nam Định, trong giai đoạn 2014 –
2016, Sở đã tổ chức được 26 lớp học về NTTS theo hướng VietGAP,
với tổng số người tham dự lên tới gần 1700 hộ.
b. Kết quả thực hiện các quy định VietGAP
Các tiêu chuẩn pháp lý
- Vấn đề còn tồn tại đó là diện tích nuôi vietGAP phải có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc các hợp đồng thuê đất, giao đất. Nhiều hộ
thiếu do các lý do khác nhau.
11
- Tiêu chí các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS VietGAP. Do
yêu cầu nguồn vốn lớn, hiện mới chỉ có khoảng 16.67% số hộ đám ứng
được tiêu chí này trong khi có tới 30% chưa đảm bảo.
- Công trình xử lý chất thải và đặc biệt là có sơ đồ mặt bằng nơi nuôi
vẫn còn rất hạn chế. Công tác đo đạc, xử lý thông số về đất đai, còn hạn
chế nên gây chậm trễ trong việc vẽ sơ đồ mặt bằng nơi nuôi. Có khoảng
61,67% số hộ không đưa ra được sơ đồ mặt bằng nơi nuôi trong khi
38,33% số hộ có sơ đồ chưa hoàn chỉnh.
- Tiêu chí lập và quản lý hồ sơ, nhìn chung vẫn chưa được thực hiện tốt,
một số hướng dẫn, quy định có đầy đủ nhưng một số khác vẫn còn thiếu.
Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Chỉ có 10% số hộ đã mô tả được quy trình cấp thoát nước và minh
chứng bằng thực địa cho thấy quá trình cấp thoát nước theo một chiều
và đảm bảo không ảnh hưởng tới nguồn nước cấp.
Về danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường cũng
được nhiều hộ thực hiện chưa tốt. Mới chỉ có 9,17% số hộ cập nhật
thường xuyên, Về tiêu chí bảo quản thức ăn thuốc theo hướng dẫn của
nhà sản xuất. Nhìn chung các hộ đã tuân thủ theo đúng các quy định.
Riêng đối với nguồn thức ăn tự chế biến thì lại không có nhiều hộ có ghi
chép đầy đủ, có tới 50% số không lập hồ sơ về nội dung này.
Đối với tiêu chí về vệ sinh, đặc biệt việc thu gom, phân loại xử lý kịp
thời các chất thải rắn, chất thải trong quá trình sinh hoạt nuôi tròng cũng
chưa được thực hiện tốt. Quá trình khảo sát cho thấy hiện chỉ có 3,32% số
hộ thực hiện quy định này nghiêm túc, còn lại gần 97% số hộ vẫn chưa
chấp hành tốt các quy định này. Các vỏ chai thuốc, vỏ bao bì thức ăn, rác
thải sinh hoạt như túi nilon vẫn còn để bừa bãi, xả thải ra môi trường.
Riêng đối với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản,
thu hoạch đúng thời điểm đều được người dân thực hiện theo đúng quy
định của bộ tiêu chuẩn.
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe thủy sản
Tiêu chí có xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản nuôi với sự
tham vấn của cán bộ chuyên môn còn quá thấp, chỉ đạt 57,5%.
Tiêu chí lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho ăn là một trong
những hoạt động chưa được người nuôi thực hiện tốt. Chỉ có khoảng
22,5% số hộ có lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ, ghi chép về chế độ cho
ăn. Nhiều hộ cho ăn nhưng lại không ghi chép ngày giờ, số lượng công
12
thức phối trộn
Về tiêu chí giống thủy sản, 100% số hộ đều mua giống từ trại giống
đủ điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ có 36,67% số
hộ đưa ra được chứng từ minh chứng, 45% đưa ra được giấy chứng
nhận kiểm dịch.
Riêng đối với tiêu chí theo dõi sức khỏe và ngăn ngừa lây lan, nhìn
chung thực tế thực hiện cho thấy tiêu chí này được người sản xuất làm tốt.
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
Theo nhiều hộ NTTS, cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh
giá tác động đều được các cán bộ địa phương hướng dẫn và hỗ trợ người
dân thực hiện. Tuy nhiên, chỉ có 50,83% số người được báo cáo tác
động môi trường. Các chỉ tiêu đo lường thường được chi cục vệ sinh an
toàn thực phẩm kiểm tra lấy mẫu định kỳ. Mặc dù vâỵ chỉ có 53,3% số
hộ được hỏi có lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về lượng nước sử dụng cho
mỗi vụ nuôi trồng và kiểm tra chất lượng nước thải.
Tiêu chí thực hiện biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập
vào trong ao nuôi đều được các hộ sản xuất thực hiện tốt.
Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn kinh tế - xã hội
Cụ thể, việc sử dụng lao động làm thuê dưới 15 tuổi là không có
trong quá trình khảo sát, tuy nhiên, lao động gia đình dưới 15 tuổi lại
chưa được đưa vào trong quy định nên vẫn có tình trạng trẻ em là con
cháu của chủ hộ vẫn tham gia sản xuất cùng gia đình.
Về hồ sơ người lao động, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 15% số hộ
được hỏi có hồ sơ lao động.
Tiêu chí bảo hộ lao động chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều trang thiết bị.
Đặc biệt đối với việc đóng bảo hiểm xã hội và tạo điều kiện để người
lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định, chỉ có 7,5% số hộ thực hiện được.
4.1.2.3 Tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP
a. Khách hàng
Có 7 nhóm khách hàng bao gồm: người tiêu dùng trực tiếp, nhà hàng
và khách sạn, trường học, công sở, các công ty, nhà máy chế biến,
thương lái. Trong đó thương lái vẫn là kênh chính tiêu thụ sản phẩm cho
người dân hiện nay.. Đặc biệt, lượng tiêu thụ cho các nhà máy chế biến,
doanh nghiệp đối với nhóm hộ sản xuất VietGAP là rất thấp.
13
Kênh tiêu thụ chủ yếu của các nhóm hộ có sự khác biệt. Đối với
nhóm VietGAP, kênh tiêu thụ chủ yếu là kênh cấp 3 và kênh cấp 2.
Trong đó, nhóm thâm canh và bán thâm canh tiêu thụ cho kênh cấp 3
cao hơn khoảng 12,5% so với quảng canh và quảng canh cải tiến.
b. Về giá bán
Giá bán các sản phẩm sản xuất theo hướng VietGAP đều cao hơn so
với sản xuất thông thường. Đối với sản phẩm cá diêu Hồng, giá bán
bình quân vào khoảng 77.800 đồng/kg đối với nhóm hộ VietGAP, trong
khi nhóm hộ thông thường là 71.350 đồng/kg. Tương tự đối với sản
phẩm tôm sú và tôm thẻ, bình quân giá bán tôm sú của nhóm VietGAP
đạt tới 270.000 đồng/kg, trong khi nhóm thông thường chỉ đạt 243.250
đồng/kg. Đối với ngao và một số loài thủy sản khác cũng có xu hướng
tương tự. Theo nhiều người thu mua, nguyên nhân giá bán của các nhóm
hộ VietGAP cao hơn là do khi sản xuất theo quy trình, con giống và các
vật tư đều được lựa chọn kỹ lưỡng, dẫn tới sản phẩm VietGAP có tính
đồng đều và bắt mắt hơn, chất lượng đảm bảo hơn.
c. Liên kết tiêu thụ sản phẩm VietGAP
Liên kết và tiêu thụ sản phẩm VietGAP đóng vai trò rất quan trọng
đối với các sản phẩm VietGAP nói chung và thủy sản VietGAP nói
riêng. Như đã phân tích ở trên, hiện nay hầu như thị trường sản phẩm
thủy sản của tỉnh Nam Định đang bị chi phối bởi thương lái, những
người đóng vai trò chính cho việc tiêu thụ sản phẩm của hộ, nhưng đồng
thời cũng là rào cản lớn cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của hộ,
đặc biệt là VietGAP, do bản chất của thương lái trong hoạt động kinh
doanh của mình.
d. Sản lượng và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Về sản lượng và doanh thu chia theo loại thủy sản. Có thể thấy rằng
ở mỗi loại nhóm VietGAP đều có sự nhỉnh hơn về sản lượng bình
quân/ha so với hộ nuôi thông thường. Đối với nhóm hộ chuyên nuôi cá,
sản lượng cao hơn khoảng 117kg/ha, đối với nhóm hộ nuôi tôm, sản
lượng cao hơn khoảng 150kg/ha (khoảng 3%), chuyên thủy sản khác sản
lượng cao hơn khoảng 200kg/ha và mô hình nuôi kết hợp sản lượng cao
hơn khoảng 213kg/ha.
Về lượng tiêu thụ, hầu hết các hộ đều cho biết sản xuất VietGAP tiêu
thụ tương đối dễ hơn so với sản xuất thông thường. Nếu như trước đây,
14
người dân còn chưa phân biệt được sản phẩm VietGAP và sản phẩm
thông thường, thì hiện nay đã bắt đầu có sự thay đổi, người tiêu dùng đã
nhận thức rõ hơn và chuyển nhu cầu của mình sang các sản phẩm
VietGAP. Khả năng tiêu thụ của nhóm VietGAP cũng cao hơn nhóm
sản xuất thông thường ở tất cả các loại sản phẩm. Tuy nhiên, sự khác
biệt này là không thực sự lớn.
e. Các khó khăn liên quan tới thị trường và thời tiết
Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, các hộ hiện nay đang gặp nhiều
hạn chế về tiêu thụ sản phẩm, giá bán chưa ổn định, thiếu sổ sách xuất
nhập kho và kiểm điếm, chất lượng sản phẩm chưa ổn định và chưa đảm
bảo theo đúng quy định. Thiếu tem nhãn sản phẩm, thiếu kho tàng bảo
quản, thời tiết thất thường và người bán hàng thiếu kỹ năng khiến sản
phẩm VietGAP khó mở rộng thị trường.
4.1.2.4. Kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP
a. Chi phí sản xuất NTTS theo VietGAP
Chi phí sản xuất các nhóm hộ có sự khác biệt về số lượng và cơ cấu khá
rõ. Tổng chi phí bình quân cho nuôi cá của nhóm hộ VietGAP là 227.096
triệu cao hơn 24% so với nhóm hộ sản xuất thông thường. Chi phí chủ yếu
của nhóm VietGAP là chi phí thức ăn chiếm tới 59,33% tổng chi phí và chi
phí lao động chiếm 12,77% chi phí trong khi con số này ở nhóm sản xuất
thông thường là 64,99% và 10,5%. Chi phí giống là loại chi phí thứ hai của
nhóm sản xuất thông thường với 12,37% qua đó cho thấy sản xuất
VietGAP sử dụng nhiều chi phí lao động. Bên cạnh dó, hộ cũng phải sử
dụng nhiều chi phí cho xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm.
Về chi phí sản xuất cá, chi phí sản xuất của nhóm VietGAP cũng cao
hơn nhóm hộ thông thường tới 27,3% trong đó chủ yếu là chi phí giống
và chi phí thức ăn. Nhóm hộ VietGAP có mức đầu tư ban đầu và chi phí
giảm thiểu ô nhiễm đối với nuôi cá cao hơn nhóm hộ sản xuất thông
thường cả về số lượng và cơ cấu. Chi phí thuốc kháng sinh đối với
nhóm hộ này thấp hơn nhóm sản xuất thường gần 800.000đ/hađây cũng
là tín hiệu cho thấy sản xuất VietGAP sẽ giúp người dân giảm thiểu
được dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm,
b. Kết quả và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất là kết quả cuối cùng mà người sản xuất nhắm tới,
15
hiệu quả sản xuất cũng thể hiện lý do tại sao số lượng hộ tham gia sản
xuất VietGAP ở các vùng ven biển tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế.
Do kênh tiêu thụ các sản phẩm VietGAP chưa phát triển nên sản
phẩm VietGAP và sản phẩm thường còn bị đánh đồng, chưa đạt được
mức giá phản ánh đúng chất lượng. Chính vì vậy dẫn tới lợi nhuận của
hộ NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn so với sản xuất thông
thường. Đây cũng chính là nghịch lý hiện đang tồn tại trong quá trình
phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP của vùng ven biển tỉnh Nam
Định nói riêng và toàn quốc gia nói chung.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
4.2.1. Quy hoạch
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới mở rộng diện tích NTTS theo hướng
VietGAP đó là ảnh hưởng của quy hoạch. Theo ý kiến nhiều hộ, hiện
nay Nam Định đã có quy hoạch cụ thể về phát triển thủy sản, nhưng quy
hoạch cụ thể cho NTTS VietGAP thì chưa cụ thể, dẫn đến các vùng sản
xuất không được xây dựng tập trung, xen kẽ giữa VietGAP và sản xuất
thông thường, khiến cho các hộ sản xuất VietGAP gặp nhiều khó khăn
trong quá trình triển khai các hoạt động của mình.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh
Nam Định nói chung và phát triển NTTS VietGAP nói riêng có xu hướng
phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, hệ thống cơ
sở hạ tầng vùng NTTS tại các huyện ven biển đều thiếu đồng bộ, nhất là hệ
thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.
Theo đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng (CSHT) NTTS VietGAP
của người dân, các hệ thống thủy lợi mặc dù đảm bảo cấp nước cho các
ao nuôi, nhưng việc đảm bảo tiêu nước, chống ngập úng còn chưa đạt
yêu cầu, điều này ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là trong tình hình
biến đổi khí hậu hiện nay. Những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới
việc thực hiện các chỉ tiêu liên quan tới nguồn nước không gây ô nhiễm
theo bộ tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, chất lượng hệ thống đường và
điện cũng chỉ mới đảm bảo một phần nhu cầu cho phát triển NTTS
VietGAP nói riêng và NTTS trên địa bàn nói chung, vẫn còn nhiều hộ
chưa có các điều kiện về CSHT tốt cho quá trình sản xuất. Mặc dù trong
16
những năm qua, nhà nước đã đầu tư, cải thiện, nhưng do đầu tư nhỏ
giọt, thiếu đồng bộ nên xay ra tình trạng chắp vá, không đảm bảo cho
vận hành, cung cấp điện, nước cho các hồ nuôi.
4.2.3. Dịch vụ cung ứ đầu vào
Như đã đề cập ở trên, dịch vụ cung ứng đầu vào cho NTTS VietGAP
nói riêng và cho phát triển NTTS tại các vùng ven biển tỉnh Nam Định
nói chung hiện còn rất nhiều khó khãn. Thiếu các cơ sở sản xuất giống
đạt chất lượng, các loại thức ăn cho NTTS trên địa bàn chưa được đầu
tư, quản lý tốt, xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng
gây thiệt hại cho người dân. Nhiều hộ cho biết cũng đã thực hiện theo
hướng dẫn sử dụng thức ăn, thuốc theo nhà sản xuất nhưng bản thân sản
phẩm là giả, kém chất lượng nên kết quả vẫn không đạt được các chỉ số
yêu cầu. Ngoài ra, công tác kiểm tra, bảo vệ thị trường của các đơn vị
chức năng còn hạn chế khiến tình trạng này còn diễn biến phức tạp.
4.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội của ƣời nuôi trồng thủy sản
4.2.4.1. Đất đai và nguồn nước
Do diện tích đất hạn chế, vì vậy các ao nuôi nhiều hộ cũng không đạt
kích thước phù hợp khiến việc mở rộng sản xuất và thực hiện các tiêu
chuẩn về vệ sinh, cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn.
Một vấn đề khác hiện nay đó là đất đai không liền mảnh, Sản xuất
VietGAP thiên về sản xuất tập trung để có thể đạt hiệu quả trong xử lý,
thu gom chất thải và quản lý dịch bệnh.
Nguồn nước ô nhiễm gây nhiều khó khăn cho sản xuất.
Phân bổ các nguồn nước không đều cũng tác động không nhỏ tới
phát triển NTTS VietGAP.
4.2.4.2. Lao động
Nguồn lực cần xem xét thứ hai đó là lao động. Kết quả tổng hợp từ
phiếu điều tra cho thấy giữa nhóm hộ sản xuất VietGAP và thông
thường có sự khác nhau về bố trí lao động sản xuất. Cụ thể, mặc dù có
số lao động bình quân/hộ không chênh lệch nhiều, nhưng nhóm hộ
VietGAP có số lượng lao động chuyên NTTS cao hơn.
Số lao động chuyên NTTS bình quân/hộ của nhóm hộ NTTS
VietGAP là 1,67, trong khi nhóm nuôi thông thường là 1,4. Sô lượng lao
động khác bình quân/hộ (không làm NTTS) ở nhóm VietGAP chỉ có
17
0,51, trong khi nhóm thông thường là 1,05.
4.2.4.3. Vốn và máy móc
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra về vốn và trang thiết bị phục
vụ nuôi trồng thủy sản của nhóm hộ sản xuất VietGAP có vốn sản xuất
tự có bình quân là 176,15 triệu/hộ, trong khi sản xuất thông thường là
155,73 triệu/hộ. Nguồn vốn đi vay bình quân là 229,23 triệu/hộ đối với
nhóm VietGAP và 184,86 triệu/hộ. Mặc dù số hộ sản xuất thông thường
có diện tích lớn hơn hẳn hộ sản xuất VietGAP nhưng lại có nguồn vốn ít
hơn. Điều này cũng phản ánh thực tế cho thấy, sản xuất VietGAP yêu
cầu vốn đầu tư lớn hơn so với sản xuất thông thường.
Về máy móc chủ yếu cho sản xuất là các loại máy sục khí và máy
bơm. Đối với nhóm hộ NTTS VietGAP có số lượng mỗi hộ đạt từ 2,22
- 3,3 cái/hộ; đối với nhóm hộ thông thường là 3,05 - 3,1 cái/ hộ.
4.2.4.4. Năng lực của chủ hộ nuôi trồng thủy sản
Kết quả điều tra cho thấy, các hộ chấp nhận sản xuất theo hướng
VietGAP có sự khác biệt lớn về nhóm các yếu tố nhân khẩu học. Về
giới, các hộ chấp nhận sản xuất theo VietGAP hầu hết có chủ hộ là nam
giới. Một điểm nữa đó là về trình độ học vấn của các hộ tham gia sản
xuất VietGAP cũng cao hơn nhóm sản xuất thông thường.
Về tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Kinh nghiệm nuôi trồng
thủy sản từ các tổ chức khuyến nông là nguồn kiến thức phổ biến nhất
đối với nhóm nuôi trồng VietGAP, trong khi nhóm thông thường chỉ có
4%. Có 61,64% số người được hỏi của nhóm VietGAP tự học NTTS,
trong khi con số này ở nhóm hộ thông thường cao hơn một chút đạt 64%
và đây cũng nguồn kiến thức phổ biến nhất của nhóm hộ sản xuất
thường. Đối với nguồn kiến thức từ các chương trình của nhà nước,
cũng chỉ có 30% số hộ VietGAP tham gia học tập.
4.2.5. Thị trƣờng và liên kết sản xuất tiêu thụ
Kết quả phân tích thực trạng thị trường và tiêu thụ sản phẩm thủy sản
VietGAP vùng ven biển hiện nay cho thấy, chủ yếu vẫn là thị trường
thông thường, chưa hình thành được thị trường và các kênh tiêu thụ
riêng cho sản phẩm VietGAP, chính vì vậy nó ảnh hưởng một cách tiêu
cực trực tiếp tới giá bán sản phẩm và doanh thu.
4.2.6. Cơ c ế chính sách của ƣớc
18
Phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam
Định là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản
xuất, nên được nhà nước hỗ trợ như: Hỗ trợ đầu vào, tập huấn kỹ thuật,
xúc tiến thương mại và tín dụng... Các chính sách đã tác động tích cực
tới sản xuất của hộ.
4.2.7. Phân tích các yếu tố ả ƣở đến quyết định NTTS theo
tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ
Kết quả ước lượng mô hình bằng phần mềm STATA cho thấy, với 5
biến đầu vào được lựa chọn, có những nội dung cần quan tâm như sau:
- Loại mô hình là phù hợp với hệ số Prob>chi2 = 0,0000;
- Hệ số Pseudo R2 = 0,8299 cho thấy các biến phụ thuộc giải thích
được 82,99% sự thay đổi của biến độc lập.
- Hệ số Log likelihood = -26,507444 cho thấy các biến đưa vào là
phù hợp
Các biến đều có ý nghĩa thống kê khi hệ số P > │z │đều có giá trị <
0,1 nghĩa là đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90%.
Về ý nghĩa của các biến: hệ số ước lượng của biến diện tích = -
0,00037 cho thấy khi diện tích nuôi của hộ giảm 1m2 sẽ làm xác suất
chấp nhận thực hiện VietGAP giảm 0,037%.
Hệ số của biến vốn đầu tư bằng 0,0059 cho biết khi đầu tư bình quân
tăng 1 triệu đồng/ha sẽ làm tăng xác suất chấp nhận thực hiện VietGAP
lên 0,59%
Hệ số của biến tuổi là – 0,0301, cho biết khi tuổi của chủ hộ tăng 1
sẽ làm giảm xác suất chấp nhận thực hiện VietGAP lên 3,01%;
Hệ số của biến kinh nghiệm bằng 0,1401, cho biết khi kinh nghiệm
sản xuất tăng thêm 1 năm thì xác suất chấp nhận thực hiện VietGAP
tăng 14,01%;
Hệ số của biến phương thức sản xuất bằng 0,5363, cho biết các hộ
lựa chọn phương thức sản xuất thâm canh hoặc bán thâm canh thì sẽ làm
tăng xác suất chấp nhận thực hiện VietGAP lên 53,63%, điều này gợi
mở việc phát triển VietGAP nên nhắm vào các hộ sản xuất thâm canh
hoặc bán thâm canh. Trong khi hình thức quảng canh và quảng canh cải
tiến khó được áp dụng hơn.
Hệ số biến kỹ thuật bằng 0,876, cho thấy các hộ được học VietGAP
19
từ các chương trình phát triển NTTS của nhà nước sẽ làm xác suất chấp
nhận thực hiện VietGAP tăng 87,6%.
Qua các biến phân tích ở trên cho thấy, biến công nghệ và phương
thức sản xuất có ảnh hưởng mạnh nhất và làm tăng xác suất quyết định
lựa chọn sản xuất VietGAP. Chính vì vậy cần thiết phải có những giải
pháp tập trung vào các khía cạnh này để mở rộng được số lượng hộ
tham gia VietGAP. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cũng cho thấy, vấn
đề quan trọng để phát triển số lượng người ứng dụng VietGAP ở đây
không phải là ở nguồn lực của hộ, lao động, diện tích hay vốn đầu tư mà
chủ yếu là ở sự nhận thức về VietGAP và kinh nghiệm kỹ năng sản xuất
được truyền tải qua các lớp đào tạo.
Như vậy: Thông qua mô hình, có thể thấy các nhóm giải pháp cần
tập trung vào việc nâng cao hiểu biết nhận thức về kỹ thuật, cũng như
vai trò của sản xuất VietGAP đối với người nuôi trồng thủy sản vùng
ven biển và người tiêu dùng sản phẩm. Do đó, các giải pháp về tập huấn
kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, thay đổi nhận thức là những giải pháp
cần được cân nhắc
4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
4.3.1. Đị ƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển tỉ Nam Định
Dựa vào các căn cứ trên, tác giả đề xuất định hướng phát triển NTTS
theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định như sau:
(1) Nhằm nâng chất lượng, tiến tới gia tăng giá trị và thị phần cho sản
phẩm thủy sản của địa phương.(2) Đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội chung
giữa các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn. (3) Phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP đồng
đều ở cả ba vùng nước, tập trung hơn cho phát triển nuôi hải sản mặn, lợ,
tăng cường đầu tư cho khu vực nuôi nước ngọt nhằm tăng nhanh sản
lượng. Đầu tư để hình thành các vùng nuôi tập trung theo phương thức
bán thâm canh và thâm canh, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng
suất cao và an toàn.(4) Nâng cấp các cơ sở sản xuất giống phục vụ phát
triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP, đặc biệt là giống tôm biển, cua
biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá biển... (5) Phát triển NTTS theo tiêu
20
chuẩn VietGAP một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường.
4.3.2. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP tại vùng ven biển tỉ Nam Định
4.3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ
a. Những giải pháp chung
Thứ nhất, hình thành các mối liên kết bằng hợp đồng giữa các tư
thương, cửa hàng tiêu thụ và các hộ nuôi trồng.
Thứ hai, tích cực tuyên truyền phổ biến đến người tiêu dùng về các
nội dung như: ảnh hưởng của việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo
đến sức khỏe của gia đình, cách phân biệt thực phẩm sạch an toàn với
thực phẩm khác ngoài thị trường.
Thứ ba, đối với thị trường vào các nhà máy chế biến hiện nay, tỉnh
cần có chính sách khuyến khích các cơ sở chế biến phát triển công nghệ
chế biến sản phẩm cá biển, ngao.
Thứ tư, thúc đẩy triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ việc quảng bá,
xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm thủy sản VietGAP đến tận tay
người tiêu dùng. Cần thiết phải tổ chức thêm các hội chợ thủy sản định
kỳ để giới thiệu sản phẩm VietGAP tới công chúng.
Thứ năm, phát triển các kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm VietGAP,
đa dạng hóa và phát triển các kênh tiêu thụ hiện đại là một yêu cầu quan
trọng trong phát triển sản phẩm sạch nói chung và sản phẩm VietGAP
nói riêng.
b. Xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm thủy sản VietGAP
Một trong những việc làm đầu tiên cần thực hiện đó là xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm VietGAP của tỉnh. Trong đó có thể áp
dụng 02 hình thức: (1) Xây dựng chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc
nếu các sản phẩm có sự tham gia liên kết tiêu thụ của doanh nghiệp; (2)
Xây dựng và vận hành nhãn hiệu tập thể cho vùng sản xuất thủy sản
VietGAP.
4.3.2.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP
Trong thời gian tới phải hoàn thiện quy hoạch dành cho VietGAP
đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Về chi tiết quy hoạch, gợi ý quy hoạch NTTS VietGAP cho 3 huyện
vùng ven biển gồm Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có thể được thực
21
hiện theo (Bảng 4.2) như sau:
Bả 4.2. Qu oạc diệ tíc NTTS đế ăm 2020 v đị ƣớ
đế ãm 2030
TT Hạng mục
Năm (ha) Tăng trưởng
bình quân
(%/năm)
2020
1
2030
2
I DT nuôi TS VietGAP 221,67 301,28 3,47
II Dạng nuôi 221,67 301,28 3,47
1 Thâm canh, bán thâm canh 98,2 167,4 6,11
2 Quảng canh, quảng canh cải tiến 123,47 133,88 0,90
III Loại vật nuôi 221,67 301,28 3,47
1 Nuôi ƣớc ngọt 44,33 60,26 3,47
1.1 Nuôi cá 35,47 45,11 2,71
1.2 Nuôi ếch 4,88 6,41 3,08
1.3 Nuôi thủy sản khác 3,99 8,74 9,10
2 Nuôi ƣớc mặn, lợ 177,34 241,02 3,47
2.1 Nuôi tôm sú 28,37 35,20 2,42
2.2. Nuôi tôm thẻ chân trắng 44,33 63,13 4,01
2.2 Nuôi cá 58,52 81,73 3,78
2.3 Nuôi cua 17,73 22,54 2,70
2.4 Nhuyễn thể 28,37 38,42 3,43
4.3.3.3. Phát triển các loại hình và hình thức liên kết trong nuôi trồng
thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
a. Những giải pháp chung
Duy trì và phát triển loại hình NTTS hộ gia đình, tuy nhiên cần
khuyến khích hỗ trợ sản xuất về kỹ thuật công nghệ, cần lựa chọn qui
mô cho phù hợp với trình độ quản lý cấp hộ, kỹ thuật từng loại nuôi và
mô hình nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại NTTS VietGAP theo mục
tiêu quy hoạch đặt ra: (i) Cần có hướng dẫn, thông tin truyền thông cụ
thể về tiêu chí NTTS VietGAP và những lợi ích mà kinh tế mang lại. (ii)
Tiếp tục vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách cho thuê đất lâu dài (hơn
4 năm) đối với NTTS để người NTTS mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị và hướng tới phát triển theo kinh tế trang trại. (3) Đối với
những hộ đạt tiêu chí về diện tích nhưng chưa đạt về doanh thu cần có
chính sách hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, con giống
Giải pháp thúc đẩy liên kết ngang: (i) Tuyên truyền vận động người
NTTS VietGAP tự nguyện liên kết với nhau trên cơ sở chung động lực
22
lợi ích (được vay vốn ưu đãi, được tập huấn kỹ thuật, chia xẻ với nhau
để nâng cao trình độ sản xuất, lợi nhuận trong NTTS). (ii) Cần tổ chức
cho người NTTS thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình tập
thể, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người NTTS
để họ nhận thức được lợi ích khi tham gia nhóm. (iii) Các huyện ven
biển cần tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp tác trong NTTS theo
Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ. (iv) Khuyến khích hỗ trợ,
nhân rộng mô hình NTTS VietGAP theo kiểu tổ hợp tác và thực hiện
mô hình quản lý cộng đồng.
b. Những giải pháp thúc đẩy liên kết cụ thể
Đảm bảo xây dựng và thúc đẩy một môi trường phát triển thuận lợi
cho hợp tác liên kết trong sản xuất VietGAP là trách nhiệm của nhiều
chủ thể, trong đó vai trò hỗ trợ và điều tiết, “cầm cân nảy mực” quan
trọng hàng đầu thuộc về nhà nước và chính quyền địa phương các cấp.
c. Thúc đẩy mô hình HTX trong sản xuất VietGAP
Hiệu quả hoạt động của HTX NTTS ở Nam Định đã được khẳng
định rõ. Với vai trò đại diện tập thể, các HTX NTTS đã đứng ra giúp
thành viên tiếp cận dễ dàng hơn với các chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Hàng năm, các HTX cung cấp con giống có năng suất, giá trị kinh tế cao
như chép lai ba máu, rô phi đơn tính, cá trôi, cá mè, cá trắm đen, tôm thẻ
chân trắng, cá vược, cá song... kết hợp với cung cấp thức ăn NTTS.
4.3.3.4. Hoàn thiện một số chính sách cho phát triển nuôi trồng thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP
a.Chính sách về thực hiện tiêu chí VietGAP
Sở Nông nghiệp cần hướng dẫn tiêu chí VietGAP cụ thể hơn, Đồng
bộ tiêu chuẩn VietGAP với nhiều bộ tiêu chuẩn quốc tế, chính sách đặc
trưng; Đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng quy hoạch
phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP.
b. Giải pháp về vốn
- Chính quyền địa phương cần phối hợp với hệ thống ngân hàng để
tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhu cầu vay vốn của các hộ chăn
nuôi mở rộng quy mô.
- Cần tận dụng tốt các mối quan hệ của mình để huy động nguồn vốn
nhàn rỗi của anh em, bạn bè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Các tổ
chức tín dụng chính thống tạo điều kiện cho người NTTS VietGAP vay
vốn mở rộng sản xuất (về thủ tục, quy mô vay), điển hình là ngân hàng
23
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần kết hợp với chính quyền địa
phương.
4.3.3.5. Tăng cường kỹ thuật, thông tin tuyên truyền cho người sản
xuất
- Cải thiện chất lượng lao động: (i) Mở các lớp đào tạo nghề ngắn
hạn trên cơ sở khảo sát nhu cầu, nguyện vọng người NTTS như: đào tạo
kỹ thuật, thị trường, liên kết với cơ sở đào tạo nghề cùng với các chuyên
gia NTTS nhằm đào tạo theo hình thức "đặt hàng". (ii) Mở các lớp tập
huấn NTTS, mức độ và cách thức tập huấn phải phù hợp cho từng đối
tượng NTTS VietGAP và mức độ sâu hơn cho từng sản phẩm, tránh tình
trạng tập huấn chung chung.
- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức: thông tin, tuyên truyền
phải cải tiến nội dung, phương thức tuyên truyền để làm cho người dân
nâng cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất
VietGAP để tự giác thực hiện, đồng thời thấy rõ những tác hại của việc
sử dụng thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng để từ đó thực hiện
tốt quy trình NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP.
4.3.3.6. Tận dụng lợi thế vùng ven biển phát triển nuôi trồng thủy sản
VietGAP
Nuôi nước mặn cần phải tập trung vào các loài nhuyễn thể như; Phát
triển hình thức nuôi lồng bè; tập trung phát triển luân canh; Phát triển đa
dạng đối tượng thủy sản ở vùng mặn.
Chuyển đổi các vùng dự án nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS
VietGAP.
4.3.3.7. Một số giải pháp phụ trợ khác
Thứ nhất về cơ sở hạ tầng; Thứ hai về giống; Thứ ba về nguồn thức
ăn; Thứ tư về phòng trừ dịch bệnh.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
(1) Phát triển thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP thực chất là áp dụng
tiến bộ khoa học trong NTTS theo hướng bền vững. Phát triển NTTS theo
tiêu chuẩn VietGAP gồm các nội dung: Mở rộng quy mô, cơ cấu NTTS,
thực hiện các tiêu chuẩn của VietGAP, tiêu thụ sản phẩm NTTS theo
VietGAP và đánh giá kết quả, hiệu quả NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP.
(2). Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh
24
Nam Định được thực hiện từ năm 2014, chủ yếu ở 3 huyện ven biển, với
các hộ dân tham gia chưa nhiều. Qua các năm, số hộ đăng ký thực hiện
tăng nhưng đến năm 2016 mới có 232 cơ sở tham gia đăng ký, có 216
hộ dân với diện tích nuôi là 107,266 ha. Số cơ sở tham gia còn ít, diện
tích nuôi chưa nhiều. Sự tuân thủ các quy định của VietGAP còn chưa
tốt, nhất là các quy định về đăng ký sản xuất kinh doanh, ghi chép và
lưu trữ hồ sơ, quản lý và xử lý chất thải rắn, sử dụng nước và bảo hộ lao
động. Do chi phí cao, giá bán không khác biệt nhiều với sản phẩm
thường, nên kết quả và hiệu quả kinh tế của nuôi VietGAP chưa cao,
còn nhiều khó khăn về vốn, thị trường và kỹ năng áp dụng các tiêu
chuẩn của VietGAP.
(3). Các yếu tố ảnh hưởng đến NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng
ven biển tỉnh Nam Định là: quy hoạch vùng nuôi, cơ sở hạ tầng, dịch vụ
cung ứng đầu vào, năng lực người nuôi, thị trường, cơ chế chính sách và
biến đổi khí hậu.
(4). Để thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Nam Định cần
áp dụng các nhóm giải pháp: (i) Mở rộng thị trường tiêu thụ; (ii) Quy
hoạch vùng sản xuất; (iii) Phát triển các loại hình liên kết; (iv) Hoàn
thiện một số chính sách; (v) Tăng cường kỹ thuật và tuyên truyền cho
người nuôi và một số giải pháp phụ trợ khác.
5.2. KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước: Cần tăng cường chỉ đạo, phối hợp các đơn vị chức
năng trong việc triển khai mở rộng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP, bổ sung các quy hoạch tổng thể cho phát triển VietGAP.
Đối với tỉnh Nam Định: Ban hành văn bản hướng dẫn, phối hợp với
huyện ven biển triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ sản
xuất, xây dựng giải pháp về đất đai phù hợp để người NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP yên tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển NTTS. Chỉ đạo
các ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có định hướng, kế
hoạch mở rộng phạm vi triển khai VietGAP một cách cụ thể, đi kèm với
đó là hỗ trợ tìm kiếm kênh tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trần Quốc Toản và Nguyễn Mậu Dũng (2017). Một số bài học kinh
nghiệp về phát triển nuôi trồng thủy sản cho Việt Nam. Tạp chí Châu
Á Thái Bình Dương, số 501, trang 43-45.
2. Trần Quốc Toản (2017). Tổng quan về phát triển nuôi trồng thủy sản
vùng ven biển Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGAP. Kỷ yếu hội thảo
khoa học phát triển bền vững kinh tế biển từ chiến lược chính sách
đến thực tiễn Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, trang 154-168.
3. Trần Quốc Toản và Nguyễn Mậu Dũng (2017). Phát triển nuôi trồng
thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định.
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nuoi_trong_thuy_san_theo_tieu_chu.pdf