[Tóm tắt] Luận án Phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer

Diễn ngôn cảm thán là những đơn vị gắn liền với câu kể, câu tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, hầu hết đều thể hiện thái độ của người nói, người tạo lập, có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn vị có cấu tạo tương đương với từ cho đến các đơn vị có cấu tạo phức tạp hơn có ý nghĩa riêng biệt, khác nhau. Trong từng câu cảm thán kết hợp thành diễn ngôn đều thể hiện quan điểm của người nói, người tạo lập một cách rõ ràng nhất. Chúng vừa có chức năng bộc lộ cảm xúc vừa có vai trò đánh dấu thông tin trong diễn ngôn, dự báo thông tin theo sau nó trong một đoạn thoại. Nó có khả năng dự báo kết quả của một một tình huống sự kiện. Các ý nghĩa cảm thán có khả năng dự báo thông tin đa dạng và chúng biến hóa linh hoạt theo ngữ cảnh, chúng có nhiều nét nghĩa hơn là có nhiều biến thể ngữ âm.

doc27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là những hàm ý cảm thán của các kiểu câu mà nó dựa vào ngữ nghĩa của câu, gọi là dấu hiệu ngữ nghĩa. Dựa vào các tiêu chí ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, có thể phân dấu hiệu cảm thán thành 3 loại: (1) dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp, ký hiệu là X; (2) dấu hiệu tình thái, ký hiệu là Y; và (3) dấu hiệu ngữ nghĩa, ký hiệu là Z. Ba loại dấu hiệu kể trên đều được thể hiện rất rõ trong tiếng Việt và tiếng Khmer, chúng có những đặc điểm cụ thể như sau: 3.1.1. Dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp – yếu tố kêu la (ký hiệu là X) Dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp X là dấu hiệu ngữ pháp để nhận diện được hành động cảm thán trong phát ngôn. Dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp gồm có 4 loại: dấu hiệu là yếu tố kêu la X1, dấu hiệu là yếu tố kêu gọi X2, dấu hiệu là yếu tố hỏi X3, dấu hiệu là yếu tố là cầu khiến X4. Trong đó, X1- kêu la để cảm thán, X2- gọi để cảm thán là phương thức dùng từ để biểu thị ý nghĩa cảm thán. Hai loại dấu hiệu này đã được chúng tôi tập trung giải quyết ở chương II. Do đó, ở chương III này chúng tôi chỉ trình bày X3- hỏi để cảm thán và X4- cầu khiến để cảm thán và đi vào so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Trong ba loại dấu hiệu, dấu hiệu ngữ pháp là yếu tố quyết định, còn yếu tố tình thái hoặc ngữ nghĩa – từ vựng là yếu tố thứ cấp, nó thường kết hợp với yếu tố khác hoặc nó chịu sự chi phối của tình huống giao tiếp thì mới có tác dụng đánh dấu (trừ một số yếu tố đặc biệt). Như vậy câu cảm thán (câu ngôn hành cảm thán) có các yếu tố dấu hiệu như sau: - Yếu tố ngôn hành ngữ pháp trực tiếp cảm thán: từ ngữ cảm thán (tiếng kêu la). - Yếu tố ngôn hành ngữ pháp gián tiếp cảm thán: gọi cảm thán, hỏi cảm thán, cầu khiến cảm thán (không kể những loại câu mô tả cảm xúc, mô tả sự việc để cảm thán). 3.1.1.1 Dấu hiệu kêu la để cảm thán, ký hiệu là X1 Tiếng kêu la có thể tự làm thành một đơn vị của lời nói, là một từ cảm thán và cũng đồng thời là một câu cảm thán (còn gọi là từ - câu). Khi là câu cảm thán thì câu loại này không nêu lên một sự việc, không có cấu trúc mệnh đề. Dấu hiệu là tiếng kêu la để cảm thán có thể chia thành ba loại: (i) Dấu hiệu là biểu tượng ngữ âm có một âm tiết, ký hiệu là X1a, biểu thức (1), {Tiếng đơn âm + (C-V)}/{X1a (+ C-V)} (1) (ii) Dấu hiệu là biểu tượng ngữ âm có hai âm tiết lặp, ký hiệu là X1b, biểu thức (2), {Hai âm tiết lặp + (C-V/V)}/{X1b (+ C-V/V)} (2) (iii) Dấu hiệu là biểu tượng ngữ âm có hai âm tiết ghép, ký hiệu là X1c, biểu thức (3), {Hai âm tiết ghép + (C-V/V)}/{X1c (+ C-V/V)} (3) 3.1.1.2. Dấu hiệu là yếu tố gọi và biểu thức gọi để cảm thán, ký hiệu là X2 Dấu hiệu này bao gồm yếu tố là từ gọi và đối tượng gọi. Đối tượng gọi là những từ ngữ có nghĩa biểu trưng (gây cảm xúc), được xếp vào loại dấu hiệu ngữ nghĩa Z. Cấu trúc của câu gọi được khái quát thành các biểu thức (4), (5), (6), (7), (8), (9) (iv) Dấu hiệu là yếu tố chỉ đối tượng gọi, ký hiệu là X2a: {X2a (+X2b)} (4) (v) Dấu hiệu là yếu tố gọi, ký hiệu là X2b: {Này/nè/ê/kìa (+ C-V)}/{X2b (+ C-V)} (5) {Yếu tố gọi+ Đối tượng gọi (Danh từ)}/ {X2b+ X2a} (6) {Đối tượng gọi (DT)+Đối tượng gọi (DT)+Yếu tố gọi}/X2a+X2a +X2b} (7) {Đối tượng gọi + ơi là + Đối tượng gọi}/ X2a +X2b +X2a} (8) {Hỡi + Đối tượng gọi+ ơi là + Đối tượng gọi}/{X2b + X2a+X2b +X2a} (9) 3.1.1.3. Dấu hiệu yếu tố hỏi và biểu thức hỏi để cảm thán, ký hiệu là X3 Trong nội bộ ngôn ngữ, biểu thức câu hỏi luôn có các dấu hiệu hỏi. Biểu thức hỏi để cảm thán ngoài đặc điểm luôn có dấu hiệu hỏi thì đồng thời phải có thêm các dấu hiệu tình thái, ngữ nghĩa khác. Chính sự kết hợp dấu hiệu hỏi và dấu hiệu tình thái, ngữ nghĩa trong biểu thức hỏi tạo thành ý nghĩa cảm thán và biến câu hỏi thành câu cảm thán. Từ những đặc điểm nêu trên, chúng tôi phân dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp hỏi X3 thành hai loại: dấu hiệu là định tố và dấu hiệu là biểu thức: ​(vi) Dấu hiệu là yếu tố nhỉ, ký hiệu là X3a, biểu thức (10), (10a) (vii) Dấu hiệu là yếu tố hỏi trong biểu thức tối giản, ký hiệu là X3b, biểu thức (11); yếu tố hỏi trong biểu thức không tối giản, ký hiệu là X3c trong biểu thức (10b); yếu tố hỏi khác thường, ký hiệu là X3d, biểu thức (10c), (10d), (10e). (X3 +) C-V/V + X3} (10) {C-V/V + nhỉ} (10a) { C-V/C/V +X3c} (10b) {C-V/Tính từ/Động từ +X3d} (10c) {Danh từ/Động từ/Tính từ + X3d + Danh từ/Động từ/Tính từ} (10d) {Danh từ/Động từ/Tính từ + X3d + Danh từ/Động từ/Tính từ+ X3d} (10e) {X3b} (11) Z* Dấu hiệu là ngữ nghĩa hỏi bất thường, ký hiệu là X3e 3.1.1.4. Dấu hiệu cầu khiến để cảm thán, ký hiệu là X4 Dấu hiệu cảm thán bằng câu cầu khiến là một yêu cầu không thực hiện được, yêu cầu đối với người không có khả năng, hoặc cầu khiến bằng thái độ đặc biệt hoặc cấu trúc đặc biệt. Hơn thế nữa, có thể khẳng định rằng câu cầu khiến có giá trị cảm thán là do nó có yếu tố ngữ nghĩa đặc biệt, tức là nó nêu ra một yêu cầu không hợp lý. Thí dụ: Chết đi! là cảm thán bằng câu cầu khiến có ngữ nghĩa đặc biệt, Im! Ăn! đều là cảm thán bằng câu có một từ cầu khiến, thể hiện sự tức giận. Dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp của câu cầu khiến có hàm ý cảm thán là các hư từ đánh dấu cầu khiến: hãy, đừng, cứ, chớ,; hoặc thực từ cầu khiến: cấm, không, được, mời, cho phép, chúc,ở đầu câu, và có thể có hoặc không có các từ là trợ từ tình thái cuối câu như: đi, thôi, nào, nghe,; hoặc chứ, nhé, nghe nào ở cuối câu và có ngữ điệu riêng. (viii) Dấu hiệu là yếu tố cầu khiến, ký hiệu X4a, biểu thức {(X4a+) V+X4a} (12) Z** Dấu hiệu ngữ nghĩa là yêu cầu không hợp lý, ký hiệu là X4b Tiếng Khmer cũng có អ៊ី![ʔii] (i), អ៊ិះ! [ʔih] (í), អេះ![ʔeh](ê), អិះ![ʔees] (ế), អា! [ʔaa] (a), អះ! [ʔah] (á),អើ! [ʔaə] (ờ), អឺអ៊ើ! [ʔəɨ] (ơ), អឹះ![ʔəh] (ớ), អោ/ឧ/ឱ/ឲ! [ʔao/ ʔuʔ/ ʔao/ ʔao] (ồ), អូ![ʔoo] (ô), ...hành chức trong biểu thức (1); các từ a ha; ui ui,; អ្ហើ [ʔhaa] (a ha), អូយៗ [ʔooy ʔooy] (Uiui) hành chức trong biểu thức (2); từ លោក ​អើយ [louk ʔaəy/ʔəəy], ពុទ្ធោ[puttʰou] (Phật!) hành chức trong biểu thức (4); từ ហ្អី [həy] (rồi) hành chức trong biểu thức (10), (10a). 3.1.2. Dấu hiệu tình thái, ký hiệu là Y Một trong những điều kiện quan trọng xác định dấu hiệu cảm thán là yếu tố tình thái. Khi chúng bị lược đi sẽ làm cho câu không có giá trị cảm thán, hoặc thay thế chúng thì giá trị cảm thán của câu cũng thay đổi theo một cách rõ rệt. Chẳng hạn, từ thay trong tiếng Việt chỉ cần thêm vào cấu trúc câu thông báo thì nó làm cho câu đó trở thành câu cảm thán. Dấu hiệu tình thái có hai loại: Loại (1), dấu hiệu là yếu tố nhấn mạnh và dấu hiệu là yếu tố chỉ mức độ cao được xếp thành một nhóm vì nó là dấu hiệu bộc lộ cảm xúc rõ ràng, tiêu biểu nhất trong việc đánh dấu ý nghĩa cảm thán. Các dấu hiệu là các định tố này có thể bổ nghĩa cho một thành phần trong câu hay bổ nghĩa cho toàn câu; Loại (2), dấu hiệu là yếu tố bổ sung gồm nhiều loại khác nhau và khác với loại (1), chúng là những dấu hiệu bổ sung có giá trị bổ nghĩa cho dấu hiệu khác đồng thời bổ nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ, hoặc bổ nghĩa cho toàn câu. Dấu hiệu loại này không bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng, chúng thường phải kết hợp với các dấu hiệu khác mới tạo ra giá trị cảm thán rõ ràng. 3.1.2.1. Dấu hiệu là tình thái từ, ký hiệu là Y1 Dấu hiệu là tình thái từ gồm những trợ từ và phụ từ chỉ mức độ cao, chỉ sự nhấn mạnh, chỉ thời thể, phương thức,... (ix) Dấu hiệu là yếu tố chỉ mức độ cao lắm, quá, thay, đứng sau tính từ, động từ, ở đầu câu, cuối câu, hoặc giữa câu, ký hiệu là Y1a, biểu thức (13), (14). Đẹp thay! Quá ngon! {(C +)Tính từ/Động từ +Y1a} (13) {(C +)Y1a+ Tính từ} (14) Tiếng Khmer có các từ ណាស់ [nah] (lắm), អស្ចារ្យ [ʔɑhcaa] (tuyệt vời), ម្ល៉េះ [mleh] (lắm), មែន​ទែន [mɛɛn tɛɛn] (quá trời, dữ thần, dữ thần ôn, thật) hành chức trong biểu thức (13). (x) Dấu hiệu là yếu tố nhấn mạnh, ký hiệu là Y1b. - Dấu hiệu là yếu tố nhấn mạnh gồm các từ: đến, mỗi, ngần ấy, những, chỉ; lận, thôi; khối, trời, nữa, mà, ngay, rồi; thì/là/thì là; đúng là, tổ, kể, cứ, mãi, đích thị, rõ tùy theo đặc điểm ngữ nghĩa mà các từ này có thể đứng trước danh từ/ đại từ/ tính từ/ động từ, theo các biểu thức (15), (16), (17): { (Y1b +) C-V/V +Y1b} (15) {Y1b + Danh từ + Y1b +Tính từ} (16) {C-V/C/V + Y1b + V} (17) (xi) Dấu hiệu là tình thái chỉ sự phủ định, phủ nhận, phản bác, ký hiệu là Y1c. Trong tiếng Việt gồm các từ không, chẳng, chả/ quái, đếch, cóc, cóc khô/ hết, cả, ráo, sất. Trong đó, các từ không, chẳng, chả (nhóm 1), ở giữa câu, trước tính từ/động từ, cuối câu thường có yếu tố phủ định gì, biểu thức (18); các từ quái, đếch, cóc, cóc khô (nhóm 2), cũng ở giữa câu, sau tính từ/động từ, thường gắn với yếu tố phủ định gì sau nó, biểu thức (19); các từ hết, cả, ráo, sất (nhóm 3), ở cuối câu, sau tính từ/ động từ, thường gắn liền với yếu tố phủ định gì trước nó biểu thức (20). {(C +) Y1c+ Tính từ/ Động từ+gì} (18) {(C +) Tính từ/ Động từ +Y1c +gì} (19) {(C +) không + Tính từ/ Động từ + gì +Y1c} (20) Nhiều trường hợp, để tăng sắc thái nghĩa phủ định người nói kết hợp cả ba nhóm yếu tố (1, 2, 3) trong cùng một biểu thức như sau: {Y1c + Tính từ/ Động từ + Y1c + gì +Y1c} (21) Ngoài ra, tiếng Việt có cặp từ sao thế/ vậy, sao lại thế/ vậy được sử dụng đối ứng trong cùng một biểu thức (câu) biểu thị hàm ý phản bác, biểu thức (22); hiện tượng iếc hóa và láy. {Sao/Sao lại +Tính từ/Động từ+thế/vậy}/{Y1c+Tính từ/ Động từ + Y1c} (22) (xii) Dấu hiệu là yếu tố chỉ sự hoàn thành, kết thúc, rút gọn, ký hiệu Y1d Trong tiếng Việt, dấu hiệu là yếu tố chỉ sự hoàn thành, kết thúc, rút gọn gồm các rồi, mất, đứng cuối câu, biểu thức {C-V + Y1d} (23) Tiếng Khmer có các từ ហ្នឹង [nɨŋ/ nəŋ] (thôi), គឺ​តែ [kɨɨ tae] (có mà), ទៀត [tiết] (nữa)/​ ផង [pʰɑɑŋ] (nữa), tiếng Khmer có từ អត់ [ʔɑt] (không/chẳng), ទាំង​អស់ [teaŋ ʔɑh] (cả/hết ) hành chức trong (15), (16), (17); từ ទាំង​អស់ [teaŋ ʔɑh] (cả/hết ) hành chức trong (21); từ ហើយ​ [haəy] (rồi), từ វើយ [vəɨy] (mất) hành chức trong (23). 3.1.2.2. Dấu hiệu là chỉ tố, ký hiệu là Y2 Dấu hiệu tình thái là chỉ tố gồm những trợ từ có nguồn gốc là đại từ xác định, được dùng nhằm nhấn mạnh thái độ xác định của người nói. Tiếng Việt thường dùng các đại từ như: vậy, thế, này, đây, đấy, kia,. để nhấn mạnh, xác định, chỉ xuất nhằm biểu thị tình thái xác định và làm dấu hiệu cảm thán trong câu cảm thán. Dấu hiệu tình thái là chỉ tố được phân thành ba loại cụ thể như sau: (xiii) Dấu hiệu là đại từ nhấn mạnh, ký hiệu là Y2a Dấu hiệu là đại từ nhấn mạnh trong tiếng Việt gồm có các từ vậy, thế; này; đây, đấy, ở cuối câu, sau C-V, biểu thức (24). Ngoài ra, các từ này; đây, đấy có thể độc lập tạo thành câu cảm thán, hay ở đầu câu trước C-V/V cũng nhằm nhằm gây sự chú ý, biểu thức (25). {C-V/V + Y2a/Y2b} (24) {Y2a/Y2b + C-V/V} (25) (xiv) Dấu hiệu đại từ xác định, ký hiệu là Y2b Tiếng Việt dùng các đại từ nè, kìa, thế, thế này, thế kia, đấy, kia, ấy ở đầu câu, biểu thức (25), hoặc cuối câu, biểu thức (24), nhằm biểu thị ý xác định. Tiếng Khmer chỉ có một từ ហ្ន៎ [nɔɔ] dùng trong tất cả các trường hợp xác nhận như tiếng Việt. Tiếng Khmer có từ ហ្នឹង​ [nɨŋ/nəŋ] (vậy/đó) được dùng như vậy, thế, từ ហ្ន [nɔɔ] (đó), ហើយ [haəy] (rồi) được dùng như đây, đấy, biểu thức (24) (xv) Dấu hiệu là yếu tố chỉ xuất, ký hiệu là Y2c Tiếng Việt thường dùng từ kìa, tiếng Khmer có từ នែ [nae] làm dấu hiệu chỉ xuất (chỉ ra hiện thực) để gọi (có ý ngăn chặn) biểu thị sự lo sợ, không hài lòng, biểu thức (26). {Kìa +V}/{Y2c +V} (26) 3.1.2.3. Dấu hiệu là quán ngữ tình thái, ký hiệu là Y3 Dấu hiệu là quán ngữ tình thái bao gồm các cụm từ quen dùng. Các cụm từ này được dùng lâu dần trở thành cụm từ cố định, mang một sắc thái ý nghĩa nào đó biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc trong câu hoặc đối với người nghe. Quán ngữ tình thái trong tiếng Việt và tiếng Khmer đều có dạng một câu hoặc một thành phần của câu được rút gọn. Xét về vị trí, quán ngữ tình thái trong tiếng Việt và tiếng Khmer đều có thể nằm đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Dựa vào vị trí, có thể phân quán ngữ tình thái thành ba loại: đề tình thái, thuyết tình thái. Xét về cấu tạo, quán ngữ tình thái thường có hai phần: [phần thể hiện tình thái + phần thể hiện ý niệm] và có hình thức thể hiện cụ thể là: [yếu tố ngữ pháp + yếu tố ngữ nghĩa]. (xvi) Quán ngữ tình thái làm đề tình thái, ký hiệu là Y3a Đề tình thái gồm các quán ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh, ý nghĩa phỏng đoán như phải nói, phải nói là, chắc chắn rằng, chắc chắn một điều là, coi chừng, không khéo, v.v., thường đứng ở đầu mệnh đề trước C-V/V, biểu thức {Y3a+ C-V/V} (27). Tiếng Khmer cũng thường dùng quán ngữ ត្រូ [trəv] (phải),ប្រយ័ត្ន​ [prɑyat] (coi chừng) theo biểu thức (27) trong câu cảm thán. (xvii) Quán ngữ tình thái làm thuyết tình thái, ký hiệu là Y3b Quán ngữ tình thái là thuyết tình thái trong tiếng Việt (thì chết, thì khốn, khổ, thì bỏ mẹ, thì chết cha, thì nguy, là hết, là chết chắc, là tiêu đời, là đi đứt, v.v.) và គឺ​ងាប់ [kɨɨ​ ŋoap] (thì chết), គឺ​ងាប់​ម៉ែ [kɨɨ​ ŋoap mae] (thì chết mẹ), គឺ​អស់ [kɨɨ​ ʔɑh] (thì hết) trong tiếng Khmer cũng ở cuối mệnh đề, sau C-V/V, biểu thức {C-V/V+ Y3b} (28) 3.1.3. Dấu hiệu ngữ nghĩa, ký hiệu là Z Dấu hiệu ngữ nghĩa là yếu tố có nghĩa tác động vào tâm lý con người làm cho con người cảm xúc hoặc nêu lên sự vật, sự việc làm cho con người cảm xúc hoặc mô tả cảm xúc. Có hai cách phân loại, cách thứ nhất dựa vào trường ngữ nghĩa để phân loại, giúp nhận biết yếu tố dấu hiệu thuộc nhóm chủ đề, đối tượng nào (loại chỉ thế hệ bề trên, loại chỉ sự vật tiêu cực,), cách thứ hai dựa vào đặc điểm cấu trúc, xem xét khả năng kết hợp của yếu tố dấu hiệu mang ý nghĩa nào đó. Phân loại theo cách thứ hai thì cho ta hai loại: loại chỉ sự vật (danh từ), ký hiệu là Z1 và loại chỉ hiện tượng (động từ hoặc tính từ), ký hiệu là Z2. 3.2. Các phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán Cách thức sử dụng các yếu tố dấu hiệu sao cho có giá trị cảm thán và tạo nên câu cảm thán chính là phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán, bao gồm cách thức sử dụng từng dấu hiệu. Chẳng hạn như: phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu ngữ pháp ngôn hành, phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu tình thái, phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu ngữ nghĩa, hoặc các phương thức kết hợp ba dấu hiệu nêu trên. Cụ thể trong tiếng Việt và tiếng Khmer có bốn phương thức như sau: 3.2.1. Phương thức sử dụng một dấu hiệu trong một câu Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người nói có thể sử dụng một loại dấu hiệu tạo thành một câu cảm thán, gọi là phương thức sử dụng một dấu hiệu trong một câu. Các dấu hiệu có giá trị cảm thán trong phương thức này hoặc là dấu hiệu ngôn hành X, hoặc là dấu hiệu tình thái Y, hay dấu hiệu ngữ nghĩa Z, chúng được sử dụng duy nhất, không cần kết hợp với các loại dấu hiệu khác trong một câu nhằm biểu thị ý nghĩa cảm thán. Phương thức sử dụng một dấu hiệu trong một câu có ba loại cụ thể như sau: 3.2.1.1. Loại (1): phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp X Phương thức này có hai loại là phương thức sử dụng dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp X1 độc lập và phương thức sử dụng dấu hiệu hỏi X3 độc lập. Loại này chỉ có X là dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp X trong câu, không có dấu hiệu nào khác. Dấu hiệu X có 4 loại là: X1 kêu la để cảm thán; X2 kêu gọi để cảm thán; X3 hỏi để cảm thán; X4 cầu khiến để cảm thán. Nhưng chỉ có dấu hiệu X1 là tiếng kêu la có thể đứng độc lập tạo thành câu cảm thán. Dấu hiệu hỏi X3 khi là câu hỏi tỉnh lược chỉ còn một từ như Sao! Gì! có thể đứng độc lập tạo thành câu cảm thán. Như vậy, phương thức loại (1) có hai loại là X1 và X3. 3.2.1.2. Loại (2): phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu tình thái Y Phương thức này có một loại là phương thức sử dụng dấu hiệu tình thái Y1 độc lập. Đây là phương thức chỉ dùng dấu hiệu tình thái Y trong câu, ngoài ra không sử dụng dấu hiệu nào khác. Phương thức này sử dụng duy nhất dấu hiệu tình thái Y1, vì trong ba loại Y1, Y2, Y3 thì chỉ có Y1 có thể được sử dụng duy nhất trong câu hoặc sử dụng độc lập làm thành câu. Nhưng phương thức này cũng ít được sử dụng vì khi Y1 đứng độc lập làm câu cảm thán thì phải có ngữ cảnh để hiểu. Thí dụ: Rồi! Phải có thêm câu nêu lên sự việc theo sau nó như: một con chim bay, bể hết đống chén, v.v. Rồi! Một con chim bay! hoặc Rồi! bể hết đống chén! 3.2.1.3. Loại (3): phương thức chỉ sử dụng dấu hiệu ngữ nghĩa Z Phương thức loại này có một loại duy nhất là phương thức sử dụng dấu hiệu ngữ nghĩa Z độc lập. Dấu hiệu ngữ nghĩa Z khi được sử dụng trong một câu có hai trường hợp: (1) trường hợp một từ nào đó có ý nghĩa, độc lập tạo thành câu cảm thán, thí dụ: Ghê! Chết!; (2) Z là danh từ/ tính từ/ động từ kết hợp với yếu tố khác tạo thành câu cảm thán hoặc Z kết hợp với một mệnh đề trình bày lại sự việc, thí dụ: Ăn ghê! 3.2.2. Phương thức sử dụng hai loại dấu hiệu trong một câu Phương thức sử dụng kết hợp hai loại dấu hiệu trong một câu có một loại là X + Y, có ba loại cụ thể như X2+Y; X3+Y; X4+Y. 3.2.2.1. Phương thức kết hợp X và Y (X+Y: gọi/hỏi/cầu khiến và tình thái đặc biệt) Như vừa nói trên, phương thức X+Y có ba loại như: X2+Y phương thức gọi kèm theo tình thái để cảm thán; X3+Y phương thức hỏi và tình thái đặc biệt, X4+Y phương thức cầu khiến và tính thái đặc biệt. * Phương thức hỏi và tình thái đặc biệt (X3+Y) Loại (4): Phương thức hỏi có tình thái từ X3+Y1 Phương thức hỏi có tình thái từ được dùng để biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer. Thí dụ: tiếng Việt nói: Đi đứng kiểu gì vậy trời!, tiếng Khmer nói: ធំ​ក្លិន​ស្អី​ណាស់​វើយ! ​[tʰum klən sʔəy nah vəɨy!] (Hôi- mùi- gì- quá- vậy!) (Hôi mùi gì quá vậy!) Loại (5): Phương thức hỏi có tình thái từ và chỉ tố X3+Y1+Y2 Phương thức này thường dùng để hỏi điều trái ngược, có hàm ý xác định khả năng hoặc xác nhận hiện thực nhằm chê bai hoặc nhấn mạnh cảm xúc. Đây là phương thức được dùng để biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer. Thí dụ: Lạ quá! Sao lại thế này được?, tiếng Khmer nói: ចម្លែក​ណាស់! ម៉េច​ជា​យ៉ាង​និង​បាន? [cɑmlaek nah! məc cie yaaŋ nɨŋ baan?] [Lạ quá! Sao lại- tới mức- như- vậy- được!) (Lạ lắm! Sao lại như vậy được!). Loại (6): phương thức hỏi có tình thái từ và quán ngữ tình thái X3+Y3+Y1 Thí dụ: tiếng Việt nói: Đàn ông gì keo kiệt quá! tiếng Khmer nói: បុរស់ ​ស្អី​កមែ្ន ញ់​ម្លេះ! [boʔrɑh sʔəy kɑmnaɲ mleh] [Đàn ông- gì mà- keo- quá!] (Đàn ông gì mà keo quá!) Loại (7): Phương thức hỏi có quán ngữ tình thái và chỉ tố X3+Y3+Y2 Phương thức hỏi có quán ngữ tình thái và chỉ tố được dùng để biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer ( Anh như vậy sao coi được chứ!, អាញ់​ជឹង​គឺ​គេ​ច្រ​ណែន​ងាប់​ហើយ! [ʔɑɲcəŋ kɨɨ kei crɑnaen ŋoap haəy!] [Như vậy- là- người ta- ghen tỵ- chết- luôn- rồi!] (Như vậy là người ta ghen tỵ chết luôn rồi!)) Loại (8): Phương thức hỏi và cấu trúc đặc biệt (X3+ cấu trúc đặc biệt) Cấu trúc đặc biệt là yếu tố thuộc về cấu trúc như câu hỏi 1 (tối giản) nhằm để biểu thị cảm xúc, hoặc X gì mà X, X gì mà Y, X sao mà X, X biết bao nhiêu, X biết chừng nào. Loại (9): Phương thức cầu khiến và tình thái đặc biệt (X4+Y) Phương thức cầu khiến và tình thái đặc biệt trong tiếng Việt và tiếng Khmer đều nêu yêu cầu không hợp lý, không thực sự mong muốn, không có khả năng thực hiện. (Chết cho khuất mắt ta đi!) 3.2.2.2. Phương thức kết hợp X và Z (X+Z: gọi/cầu khiến và ngữ nghĩa đặc biệt) Loại này có 3 phương thức cụ thể như: X2+Z, X3+Z, X4+Z, chiếm số lượng lớn trong ngữ liệu khảo sát. Loại (10): Phương thức kết hợp X2+Z Loại này xuất hiện nhiều trong giao tiếp, thông thường khi kết hợp như vậy thì Z là danh từ. Thí dụ: Trời ơi!, trời là danh từ có ngữ nghĩa đặc biệt. Loại (11): Phương thức kết hợp X3+Z Là trường hợp hỏi khi câu hỏi có yếu tố có mang nghĩa đặc biệt hoặc nêu lên một nội dung sự việc đặc biệt và thường kết hợp với yếu tố tình thái Y, tức là cần thiết kèm theo dấu hiệu tình thái để đạt hiệu quả biểu thị cảm xúc cao. Thí dụ: Sao tôi khổ quá vậy?!, ទេវតា លោក អើយ! ម៉េច បាន ​ជា ខ្ញុំ ពិបាក ចិត្ត ដូច្នេះ? [teiveaʔdaa louk ʔaəy! məc baan cie kɲom piʔbaak cət doocneh?] [Ông- trời- ơi! Sao- mà- là- tôi- khó- lòng- thế- này ?] (Ông trời ơi! Sao mà khổ tâm thế này ?) [PL04, 48, tr. 29] Loại (12): Phương thức kết hợp X4 + Z Đây là trường hợp cầu khiến có giá trị cảm thán nên trong câu bắt buộc phải có yếu tố ngữ nghĩa đặc biệt. Thí dụ: Chết đi!, ទៅ ​ងាប់ ​ទៅ!អា កូន ​ចង្រៃ​ ! [tɨv ŋoap tɨv! ʔaa koon cɑŋray!] [Đi chết đi! thằng con​ quỷ xứ!] (Đi chết đi! thằng con​ quỷ xứ!) [PL04, 629, tr. 85]. 3.2.2.3. Phương thức kết hợp Y và Z (Y+ Z: tình thái và ngữ nghĩa đặc biệt) Loại (13): Phương thức kết hợp Y và Z Loại này có ba loại phương thức như Y+Z (Z là danh từ), Y+Z (Z là tính từ), Y+Z (Z là động từ). Dấu hiệu tình thái Y được phân làm bốn loại là: Y1 trợ từ/ phụ từ bổ nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ, gọi là định tố cảm thán chỉ mức độ cao, chỉ thời, thể, cách, số lượng; Y2 là những trợ từ/ phụ từ có nguồn gốc là đại từ, gọi là chỉ tố (thế, đấy, đó, ấy,...); Y3 là các quán ngữ tình thái. Trong đó, Y2, Y3 là dấu hiệu chính vì nó có khả năng đánh dấu ý nghĩa cảm thán khi nó được sử dụng độc lập (không nhất thiết phải kết hợp với dấu hiệu khác). Ngay cả khi kết hợp với dấu hiệu khác thì nó vẫn là dấu hiệu chính, các dấu hiệu khác là dấu hiệu bổ sung. Còn Y1 là những yếu tố bổ nghĩa cho tính từ, động từ nên nó ít khi được sử dụng độc lập để đánh dấu ý nghĩa cảm thán trong câu cảm thán. Có thể nói, phương thức (13) này biểu thị ý nghĩa cảm thán rất rõ vì nó có yếu tố tình thái Y kết hợp với yếu tố ngữ nghĩa đặc biệt Z tạo nên cảm xúc mạnh. Thí dụ: Chết tôi rồi!, អ៊ូយ​ !​ ឈឺ ចុក ម្ល៉េះ​ (ម្លេះ) [ʔuuy! cʰɨɨ cok mleh] [Đau- khổ- quá ] (Khổ quá) [PL04, 667, tr. 88]. 3.2.3. Phương thức sử dụng ba loại dấu hiệu trong một câu Phương thức này sử dụng đồng thời cả ba loại dấu hiệu X + Y + Z tạo thành hai loại phương thức cụ thể như: X3+Y+Z, X4+Y+Z 3.2.3.1. Loại (14): Phương thức hỏi có tình thái đặc biệt và ngữ nghĩa đặc biệt: [X3+Y+Z] Phương thức hỏi có tình thái đặc biệt và ngữ nghĩa đặc biệt này thường sử dụng câu hỏi có yếu tố nhấn mạnh là đại từ (thế, vậy), hoặc có yếu tố hỏi là trợ từ cuối câu (à, nhỉ), hoặc yếu tố hỏi (sao) hỏi về nguyên nhân. Nhìn chung, phương thức này có thể sử dụng được cả 9 loại câu hỏi dùng đại từ trong tiếng Việt để cảm thán. 3.2.3.2. Loại (15): Phương thức hỏi có ngữ nghĩa đặc biệt với cấu trúc đặc biệt: [X3+ Z+ cấu trúc đặc biệt] Phương thức hỏi có ngữ nghĩa đặc biệt với cấu trúc đặc biệt chỉ sử dụng loại câu hỏi dùng trợ từ, thường là các trợ từ à, nhỉ; hoặc loại câu hỏi dùng yếu tố hỏi sao. 3.2.3.3. Loại (16): Phương thức hỏi có tình thái, ngữ nghĩa và cấu trúc đặc biệt: [X3+Y+Z+ cấu trúc đặc biệt] Phương thức hỏi có tình thái, ngữ nghĩa và cấu trúc đặc biệt này được chỉ ra trong từng trường hợp cụ thể. Trong mỗi loại phương thức, tùy theo loại yếu tố tình thái, yếu tố ngữ nghĩa, cấu trúc đặc biệt và hàm ý của câu quy định mà câu sử dụng biểu thức hỏi gì (loại câu hỏi dùng đại từ, dùng từ hay, dùng cấu trúc xác nhận/phủ định, dùng trợ từ hỏi cuối câu) cho phù hợp. Phương thức hỏi không trở thành phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán nếu nó không có yếu tố tình thái đặc biệt hoặc yếu tố ngữ nghĩa đặc biệt hoặc cấu trúc đặc biệt đi kèm trong biểu thức hỏi. 3.3. Câu cảm thán 3.3.1. Khái niệm câu cảm thán Câu cảm thán là câu thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc mạnh và gây cảm xúc cho người khác. Câu cảm thán có loại không có nội dung sự việc và loại có nội dung sự việc. Mỗi loại câu cảm thán đều có hiệu quả giao tiếp nhất định, có sự tác động khác nhau đến người nghe. 3.3.2. Phân loại câu cảm thán Dựa vào tiêu chí có nội dung/ không có nội dung và tiêu chí trực tiếp/ gián tiếp thực hiện hành động cảm thán, chúng tôi phân câu cảm thán thành bốn loại, ký hiệu lần lượt là C1, C2, C3, C4. i. Câu cảm thán không có nội dung - trực tiếp cảm thán, ký hiệu C1 Câu cảm thán không có nội dung – trực tiếp cảm thán C1 được cấu tạo từ yếu tố ngôn hành ngữ pháp, thực hiện hành động cảm thán trực tiếp, không nêu lên nội dung sự việc, gồm các tiếng kêu la. Trong câu cảm thán không có nội dung – trực tiếp cảm thán C1 có thể có yếu tố tình thái. Tình thái có hai loại: loại trực tiếp thể hiện cảm thán và loại kết hợp với loại khác để cảm thán. Tình thái được tỉnh lược tối giản nhất thì nó chỉ có tình thái không có nội dung. Như vậy, có loại tình thái rút gọn trở thành không có nội dung cũng có thể thuộc vào loại câu cảm thán không có nội dung – trực tiếp cảm thán C1.Như vậy, loại C1 có loại là tiếng kêu la (1), tình thái tỉnh lược (2), loại kết hợp (1) và (2) thành loại (3). Trong đó, cảm thán là các tiếng kêu la, gồm các từ ngữ cảm thán, được người nói sử dụng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp mạnh, được ký hiệu là C1a, hoặc tiếng kêu la kết hợp với tiếng khác. + C1a (X1a, X1b): gồm các tiếng cảm thán tự nhiên (đơn và ghép) - Ô hô! Thắng rồi. - អា! ឆ្កែ​ខ្ញុំ​នេះ​តើ ! [ʔaav! ckae kɲom nih taə!] [A! Có- tôi- đây- mà!] (A! có tôi đây mà!) - អូហូ ! ទូក​យើង​ឈ្នោះ​ទៀត​ហើយ ! [ʔoo hoo! Tuuk yəəŋ cneah tiet haəy!] [Ô hô! Thuyền- chúng- ta -lại- thắng- nữa- rồi!] (Ô hô! Thuyền chúng ta lại thắng nữa rồi!) [PL04, 570, tr.82] + C1b (X1c): tiếng kêu la ghép chặt với yếu tố khác (tiếng Khmer không có) - Ô hay! Ông giận gì chúng tôi? [PL05, 544, tr.133] Trong giao tiếp, C1 thường đi kèm với câu có nội dung sự việc làm rõ nghĩa cho hành động cảm thán, bổ sung về nguyên nhân hay bổ sung sắc thái biểu cảm. Câu cảm thán C1 cũng có thể đi kèm với câu cảm thán C2, C3, C4 theo trình tự linh hoạt, tùy theo cách mà người bộc lộ cảm xúc biểu thị. Ngoài ra, diễn tiến của cảm xúc của người nói cũng sẽ chi phối đến trật tự kết hợp các loại câu cảm thán. ii. Câu cảm thán không có nội dung - gián tiếp cảm thán, ký hiệu C2 Câu cảm thán không có nội dung- gián tiếp cảm thán C2 là câu cảm thán thực hiện một hành động cảm thán thông qua hành động ngôn ngữ khác và nó cũng không nêu lên nội dung sự việc. Câu cảm thán dạng này có 6 loại là: gọi để cảm thán (C2a); các kiểu gọi khác (gọi nhấn mạnh) (C2b); hỏi tối giản (C2c); các cách nói chỉ có phần tình thái (C2d); gọi đối tượng với cảm xúc mạnh (C2e); cấu trúc tình thái (C2f). Trong giao tiếp, C2 là câu cảm thán gián tiếp và không có nội dung nên yếu tố đánh dấu cảm thán là yếu tố ngôn hành ngữ pháp X.Trong tình huống giao tiếp cụ thể, câu cảm thán C2 còn có dạng nêu tình thái như: thôi rồi, được rồi, thôi được, ôi thôi, để yêu cầu ai đó dừng hành động hay cách gọi có kèm theo trạng thái yêu mến, tức giận, ngạc nhiên. Câu cảm thán không có nội dung- gián tiếp cảm thán C2 cũng thường có một số tiếng chửi đệm: mẹ, mẹ nó, cha nó, v.v. hoặc cách gọi không đúng tên: thằng mắc dịch này, thằng quỷ sứ kia, v.v, hoặc cách gọi than trách: chồng ơi là chồng !, gọi hoặc chỉ trỏ (bằng đại từ) ở trạng thái lo sợ, tức giận, trách móc, v.v.: này, nè, ấy, ậy, ế, đó, kìa, v.v. Ngoài ra các câu tỉnh lược chỉ còn yếu tố ngôn hành: sao, gì, cái gì, rồi, cũng được xem xét và xếp vào loại này. Như vậy C2 có cấu tạo gồm các yếu tố là ngôn hành ngữ pháp X, yếu tố tình thái Y và yếu tố ngữ nghĩa Z. Trong giao tiếp, C2 thường đi kèm với câu nhận định khác có nội dung sự việc để làm rõ nguyên nhân cho hành động cảm thán hay tăng sắc thái biểu cảm. Câu cảm thán C2 cũng có thể đi kèm với câu cùng loại; hoặc câu khác loại C3, C4 theo trình tự linh hoạt, tùy theo cách mà người nói muốn bộc lộ cảm xúc. Cũng như sự kết hợp của câu C1, sự kết hợp của câu C2 cũng tùy thuộc vào diễn tiến cảm xúc của người nói. + C2a (X1c hoặc X2a/ X2b/ X2c/ X2d/ X2e/ X2f): gồm các kiểu gọi cảm thán (trừ kiểu gọi nhấn mạnh sự tình) -Trời ơi! - ឱ! ពុទ្ធោ​អើយ ! [ʔaoy! puttʰou ʔaəy, ʔəəy] (Ô Phật-đà ơi!) + C2b: các kiểu gọi khác (gọi nhấn mạnh) - Này! Có bà con dòng họ gì mà cô với cháu! [PL05, 8, tr.87] - នែ! កុំចូលផ្ទះអញឮទេ? [nae! Kom cool pteah ʔaɲ lɨɨ tei?] [Này! đừng- vô- nhà- tao- nghe- không ?] (Này! Đừng vô nhà tao nghe không?) [PL04, 251, tr. 56] + C2c (X3b): câu hỏi tối giản do bột phát (không có nêu nội dung hỏi) - Sao?! Mất hết tiền rồi hả? - ស្អី​គេ ! [sʔəy kei!] (gì ta?) + C2d (Y): các cách nói chỉ có phần tình thái - A! thì ra là vậy! [PL05, 48, tr.90] + C2e (Z, X+Y): gọi đối tượng với cảm xúc mạnh (có thể có yếu tố tình thái kèm theo, hoặc miêu tả thường là xúc phạm người khác như chửi). - Bà mẹ nó! Bây giờ mới biết mình ngu! [PL05, 102, tr. 94] - ម៉ែ​វា! ទៅ​ណា​​ក៏​ឃើញ​អា​ចង្រៃ​ហ្នឹង​ទាំង​អស់! [mae vie! tɨv naa kaa kʰəəɲ ʔaa cɑŋray nəŋ teaŋ ʔɑh!] [Mẹ nó! Đi- đâu- cũng- thấy- thằng- quỷ- này- hết!] (Mẹ nó! Đi đâu cũng thấy thằng quỷ này hết!) [PL04, 518, tr. 80] + C2f : cấu trúc tình thái (chỉ nêu đối tượng, không nêu sự việc) - Con với cái! Tí tuổi đầu mà khôn như con ranh. [PL05, 278, tr. 109] Nói đến nội dung được nêu lên trong câu cảm thán là nói đến hai loại sự việc cơ bản: (1) sự việc có giá trị thông tin, thông báo, gồm sự việc là sự mô tả trạng thái tình cảm, cảm xúc; sự việc là nội dung, đối tượng, lý do của hành động cảm thán, hoặc sự việc là nguyên nhân của sự cảm thán; (2) sự việc không có giá trị thông tin, thông báo, sự việc nêu lên không tưng ứng, không ăn khớp với hiện thực cảm thán. Câu cảm thán có nội dung cũng thực hiện hành động cảm thán trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, từ tiêu chí trực tiếp/gián tiếp ta có thể chia câu cảm thán có nội dung thành hai loại là câu cảm thán có nội dung- trực tiếp cảm thán C3 và câu cảm thán có nội dung gián tiếp cảm thán C4. iii. Câu cảm thán có nội dung - trực tiếp cảm thán, ký hiệu C3 Câu cảm thán có nội dung - trực tiếp cảm thán C3 có thể là câu có yếu tố ngữ nghĩa Z có giá trị cảm thán như các câu mô tả trạng thái cảm xúc (thường chỉ nói về mình), hay là các câu có yếu tố tình thái Y có giá trị cảm thán chỉ cảm xúc, hoặc là câu có cả hai yếu tố ngữ nghĩa Z và tình thái Y. Câu cảm thán có nội dung - trực tiếp cảm thán C3 là loại câu nêu lên một nội dung sự việc có giá trị cảm thán trực tiếp nhờ vào các yếu tố tình thái Y. C3 có thể chứa yếu tố tình thái Y được sử dụng duy nhất trong câu hoặc phải kết hợp với yếu tố khác tạo nên giá trị cảm thán cho câu. Đặc biệt, C3 không sử dụng yếu tố X vì bản thân yếu tố X là một câu cảm thán nên khi kết hợp vào thì tạo thành hai câu cảm thán. Tóm lại, C3 chỉ có yếu tố ngữ nghĩa Z và yếu tố tình thái Y. Nếu C3 có yếu tố nghĩa đặc biệt thì yếu tố từ tình thái kèm theo không mạnh (hệ thống trợ từ có nguồn gốc là đại từ). Câu cảm thán C3 nêu sự việc là nguyên nhân làm cho người nói cảm thán: một sự việc thuộc hiện thực hoặc có khả năng hiện thực làm cho người nói cảm thán (Tôi chết mất!), hoặc nhận định, phán quyết mà khi có cảm xúc mạnh người nói mới cảm thán (thường là nêu lên sự thật để chửi mắng). Đây là các câu có ý nghĩa tình cảm, cảm xúc đi kèm. Câu cảm thán C3 còn có dạng câu nêu lên một nội dung, thực hiện hành động có đích trực tiếp do có thái độ, tình cảm đặc biệt như : chào, cám ơn, khen, chúc mừng, chào mừng, hoan hô, v.v. + C3a1(Y1): sự việc + yếu tố tình thái Y1 - Mình không đi được... Nguy hiểm lắm! (Khái Hưng) [PL05, 515, tr. 129] - អី​យុយ​!​ ស្អាត​ណាស់ [ʔəy yooy! sʔaat nah] [ây-yui ! đẹp- quá] (ây-yui ! đẹp quá) [PL04, 745, tr.88] + C3a2 (Y2): sự việc + yếu tố tính thái Y2 - ណែ​ !​ ប្រយ័ត្ន​ដួលហ្ន​! [nae! prɑyat duəl nɔɔ!] [Nè -chừng- té -đó!) (Nè ! coi chừng té đó!) [PL04] + C3a3 (Y3): sự việc + yếu tố tình thái Y3 - Phải nói là quá đẹp các bác ạ! + C3b (Z): chỉ có yếu tố ngữ nghĩa Z - Chạy như chó mà còn xưng là bí thư. Nhục!(Chu Lai) [PL05, 194, tr. 102] - ស្លាប់ អោយ ផុត ពី ភែ្នក យើង ទៅ! [slap ʔaoy pʰot pii pnaek yəəŋ tɨv!] [Chết-cho- khuất- mắt- từ- ta -đi! (Chết cho khuất mắt ta đi!) [PL04,27, tr. 26] + C3c1 (Y1+Z): sự việc + yếu tố tình thái Y1 + yếu tố ngữ nghĩa Z - Chú để tôi nghỉ một chốc, tôi mệt quá! (Anh Đức) [PL05, 253, tr. 107] - Chỉ khổ thằng này thôi! (Nam Cao) [PL05, 260, tr. 108] + C3c2 (Y2+Z): sự việc + yếu tố tình thái Y2 + yếu tố ngữ nghĩa Z - Nghe tôi điên này! + C3c3 (Y3+Z): sự việc + yếu tố tình thái Y3 + yếu tố ngữ nghĩa Z - Chẳng quen biết, chào hỏi chi mất công. Rõ là dư hơi! (Cát Lan) [PL05, 174, tr. 100] - ត្រូវ​និយាយ​ថា​ស្អាត​មែន​ទែន​អ៊ុំ​ៗ​ណា! [trəv niʔyiey tʰaa sʔaat​​ mɛɛn tɛɛn ʔum-ʔum naa!] [Phải- nói- là- đẹp- quá- chừng- bác- nhỉ!] (Phải nói là đẹp quá chừng bác nhỉ!) [Khẩu ngữ] + C3c4 cấu trúc thể hiện tình thái (ơi là, với chả) - Nhục quá, nghèo ơi là nghèo!(Nguyễn Công Hoan) [PL05, 376, tr. 118] iv. Câu cảm thán có nội dung - gián tiếp cảm thán, ký hiệu C4 Câu cảm thán có nội dung - gián tiếp cảm thán C4 là câu không có hành động ngôn hành tương ứng. Đây là loại câu phức tạp về cả ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Một mặt câu nói có nêu lên nội dung sự việc và sự việc nêu lên sự tác động đến hành động cảm thán nhưng hành động cảm thán ở đây lại là hành động cảm thán gián tiếp được thực hiện thông qua hành động khác. Trong thực tế giao tiếp, câu C4 có thể có yếu tố ngữ nghĩa cảm thán Z, có biểu thức [ngữ nghĩa + hỏi/cầu khiến]. Đó là các câu mô tả trạng thái cảm xúc để hỏi hoặc cầu khiến. Câu C4 cũng có yếu tố tình thái cảm thán Y1, có biểu thức [tình thái chỉ cảm xúc + hỏi/cầu khiến] để hỏi hoặc cầu khiến. Ngoài ra, câu C4 có chứa hai yếu tố trên, cả Z và Y1, theo câu trúc [ngữ nghĩa + tình thái cảm thán + hỏi/cầu khiến]. Về nội dung, câu cảm thán có nội dung- cảm thán gián tiếp C4 có thể là những câu thốt lên khi bất ngờ do cảm xúc mạnh (quên nữa, thiếu chút nữa quên,), hoặc những câu nói điều vô lý, hoặc những câu hỏi, yêu cầu vô lý, phi thực tế do cảm xúc mạnh. Về mặt kết hợp, C4 có thể kết hợp với C1, C2, C3 và câu nhận định thông thường C0. Nhưng trong thực tế giao tiếp, do bản thân cấu trúc của câu C4 phức tạp, bản thân nó chứa nội dung nên nó thường kết hợp với câu đơn giản, không có nội dung như C1, C2. Vị trí các câu khi kết hợp cũng có thể linh hoạt nhưng thường thì C1, C2 sẽ xuất hiện trước, sau đó mới đến C3, C4. Câu cảm thán có nội dung- gián tiếp cảm thán C4 có dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp khác chứ không phải là dấu hiệu ngôn hành cảm thán. Chẳng hạn, hỏi để cảm thán thì có dấu hiệu hỏi, cầu khiến để cảm thán thì có dấu hiệu cầu khiến. Như vậy, dấu hiệu cảm thán của C4 trước hết là dấu hiệu của các hành động ngôn hành gián tiếp là hỏi hoặc cầu khiến nhưng đồng thời phải kèm theo một dấu hiệu khác như dấu hiệu ngữ nghĩa đặc biệt, dấu hiệu tình thái đặc biệt để câu có giá trị cảm thán và trở thành câu cảm thán. Như vậy, câu C4 có cả 3 yếu tố dấu hiệu ngôn hành ngữ pháp X, tình thái Y và ngữ nghĩa Z. Câu cảm thán có nội dung- gián tiếp cảm thán C4 có thể phân thành các loại cụ thể như sau: + C4a (X3a): dùng yếu tố hỏi nhỉ - Quái quỷ! Mình gặp chuyện gì ấy nhỉ? [PL05, 19, tr. 90] - អិះ! ក្រែង​​ឯង​ច្រឡំ​មាត់​ហ្អី? [ʔees! kraeŋ ʔaeŋ crɑlɑm moat həy?] [Ê! Hình- như-mày-lỡ-mồm-nhỉ?] (Ê! Hình như mày lỡ mồm nhỉ?) [PL04, 540, tr. 79] + C4b (X3d): dùng từ hỏi khác thường (biết bao, biết chừng nào, biết mấy, mắc mớ gì, ông cha gì) + C4c (X3e): hỏi ngữ nghĩa bất thường như những trường hợp như biết vẫn hỏi, hỏi bắt bí, hỏi chính mình. + C4d (C3a1+ hỏi): sự việc + yếu tố tình thái loại (1) (Con gái bà ấy đẹp quá hả) + C4e (C3a2+ hỏi): sự việc + yếu tố tình thái loại (2) (Chắc có chuyện gì rồi đó hả!) Ngoài ra, có thể có các loại: C4f (C3a3+ hỏi): hỏi có sự việc + yếu tố tình thái Y3 (Phải nói là đẹp quá hả!); C4g (C3b+ hỏi): hỏi chỉ có yếu tố ngữ nghĩa cảm thán Z (Nhục hả! Nhục chưa!); C4h (C3c1+ hỏi): hỏi có sự việc + yếu tố tình thái Y1 (Có muốn tôi chết nữa không!); C4i (C3c2+ hỏi): hỏi có sự việc + yếu tố tình thái Y2 (Mày bị khùng đó hả!); C4j (C3c3+ hỏi): hỏi có sự việc + yếu tố tình thái Y3 (Rõ là khùng hả!). 3.3.3. Phân tích câu cảm thán Kết quả phân loại câu cảm thán, sự kết hợp các dấu hiệu đánh dấu cảm thán trong từng loại câu là cơ sở để phân tích mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của bốn loại câu C1, C2, C3, C4 và khả năng kết hợp chúng với nhau. Đồng thời đây cũng là công cụ làm sáng tỏ quan hệ ngữ pháp, quan hệ logic ngữ nghĩa trong tổ chức thông tin của diễn ngôn cảm thán. CHƯƠNG IV DIỄN NGÔN CẢM THÁN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG KHMER 4.1. Khái lược về diễn ngôn cảm thán Diễn ngôn cảm thán là lời nói nhằm thực hiện hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc mạnh trong phạm vi của một lượt lời cụ thể, nó có thể là một câu hoặc nhiều câu. Phân tích diễn ngôn cảm thán ở đây chỉ giới hạn ở một lượt lời trong một cuộc thoại không đi vào xem xét những diễn ngôn như phát biểu cảm tưởng, văn tế, điếu văn, Diễn ngôn cảm thán là tập hợp các phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện hành động cảm thán. Hành động cảm thán này có mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc với người tiếp nhận hoặc với bản thân người nói/viết trong những điều kiện ngữ cảnh có chiều kích thích. Diễn ngôn có những đặc trưng cơ bản về nghĩa – ý nghĩa xác định; về sự nối tiếp của việc sử dụng các phương tiện – mạng mạch; về mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố không thuộc ngôn ngữ. Với Hausenblas, “diễn ngôn được đặc trưng bằng tính xác định về ý nghĩa, cấu trúc của diễn ngôn (hay mạng mạch) và đặc thù phong cách”. Trong thực tế các ngôn ngữ, điển hình như tiếng Việt và tiếng Khmer, tồn tại diễn ngôn cảm thán và diễn ngôn có thành phần cảm thán. Diễn ngôn có thành phần cảm thán là lời nói thực hiện hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc mạnh trong phạm vi của một lượt lời cụ thể. Trong đó, không phải tất cả các câu đều là câu cảm thán, mà chỉ có một hoặc một số câu cảm thán. Diễn ngôn có thành phần cảm thán có mục đích chính không phải để cảm thán mà mục đích chính là thông báo nội dung, thông tin sự việc nào đó, và có kèm theo cảm xúc, thái độ của người nói thể hiện bằng một câu, phát ngôn bộ phận là câu cảm thán. Về mục đích nó khác hoàn toàn so với diễn ngôn cảm thán. Diễn ngôn cảm thán thì bất luận các câu bộ phận là loại câu gì, có nêu thông tin như thế nào thì sự kết hợp đều nhằm một mục đích chính là bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tức là thực hiện một hành động cảm thán. Tuy nhiên, trong thực tế, do diễn ngôn có thành phần cảm thán chứa các thành phần nội dung thông tin có quan hệ chặt chẽ với thành phần cảm thán nhưng thường trình bày một cách giới hạn trong một lượt lời, nên hầu hết diễn ngôn có thành phần cảm thán khó phân biệt được với diễn ngôn cảm thán. Nếu chỉ dựa vào mục đích nói mà phân biệt thì cũng gặp nhiều khó khăn, bởi vì đôi khi chính người nói cũng lồng ghép các mục đích vào một câu hoặc một diễn ngôn. Vì vậy, sự phân biệt như trên cũng chỉ chặt chẽ về mặt lý thuyết. 4.2. Phân loại diễn ngôn cảm thán Với tiêu chí quan trọng là có nội dung hay không có nội dung ban đầu, diễn ngôn cảm thán có thể được phân thành ba loại cụ thể như sau: lời nói có nội dung sự việc, chỉ gồm các câu có nội dung sự việc, ký hiệu D1; lời nói không có nội dung sự việc, chỉ gồm các câu không có nội dung sự việc, ký hiệu D2; lời nói tổng hợp D1 và D2, vừa có câu có nội dung sự việc, vừa có câu không có nội dung sự việc, ký hiệu D3. Nếu bổ sung thêm tiêu chí trực tiếp hay gián tiếp, có thể phân ba loại diễn ngôn cảm thán D1, D2, D3 nêu trên thành các tiểu loại như sau: D1 + trực tiếp; D1 + gián tiếp; D2+ trực tiếp; D2 + gián tiếp; D3 +trực tiếp; D3 +gián tiếp. Dựa vào sự kết hợp các câu và số lượng các câu kết hợp trong một diễn ngôn, ta có các loại diễn ngôn như: diễn ngôn cảm thán một câu và diễn ngôn cảm thán nhiều câu. Hai loại cảm thán này dựa trên tiêu chí có nội dung và không có nội dung có thể phân thành bốn loại: diễn ngôn cảm thán một câu- không có nội dung; diễn ngôn cảm thán một câu – có nội dung; diễn ngôn cảm thán nhiều câu- không có nội dung; diễn ngôn cảm thán nhiều câu - có nội dung. Diễn ngôn cảm thán là những đơn vị gắn liền với câu kể, câu tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, hầu hết đều thể hiện thái độ của người nói, người tạo lập, có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn vị có cấu tạo tương đương với từ cho đến các đơn vị có cấu tạo phức tạp hơn. Từng câu cảm thán bộ phận thuộc diễn ngôn cảm thán vừa có chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, vừa có vai trò đánh dấu cảm thán một cách rõ ràng. Các ý nghĩa cảm thán trong các câu cảm thán trong một diễn ngôn cảm thán có khả năng dự báo thông tin đa dạng, có trình tự sắp xếp biến hóa linh hoạt theo ngữ cảnh. Dựa vào các loại câu cảm thán và tổng hợp các đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng trên một chỉnh thể diễn ngôn chúng tôi phân diễn ngôn cảm thán thành bốn loại: Diễn ngôn cảm thán loại 1: Rõ ràng –đơn giản – không hoàn chỉnh (chỉ gồm C1 và C2); Diễn ngôn cảm thán loại 2: Rõ ràng – đơn giản – hoàn chỉnh (C1, C2, C0); Diễn ngôn cảm thán loại 3: Không rõ ràng – phức tạp – hoàn chỉnh (C3, C4, C0); Diễn ngôn cảm thán loại 4: Rõ ràng – phức tạp – hoàn chỉnh (C1, C2, C3, C4, C0). Nếu bổ sung thêm tiêu chí trực tiếp, gián tiếp, ta có: D1 + trực tiếp; D1 + gián tiếp; D2 + trực tiếp; D2 + gián tiếp; D3 + trực tiếp; D3 + gián tiếp. 4.3. Phân tích diễn ngôn cảm thán Phân tích diễn ngôn cảm thán cần thiết phải xem xét các yếu tố, các tình huống trước và sau nó, những đơn vị mà phân tích diễn ngôn gọi là thông tin cũ và thông tin mới. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, diễn ngôn cảm thán còn có đặc điểm là có các yếu tố dấu hiệu kết hợp với nhau xuất hiện dày đặc, làm tăng tính biểu cảm. Sự kết hợp các dấu hiệu, các câu cảm thán hay khái quát hơn là kết hợp các phương thức trong một diễn ngôn cảm thán tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn về mặt nội dung và ý nghĩa cảm thán. KẾT LUẬN Đề tài “Các phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer” của chúng tôi lấy chủ thể là tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Khmer ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ ngữ pháp đến ngữ dụng, giúp hiểu thêm về các phương thức cảm thán, có ý nghĩa đối với việc học tiếng Khmer và trong giao tiếp song ngữ. Nhằm cung cấp công cụ cơ sở cho việc nhận diện, phân tích các dấu hiệu cảm thán, phương thức cảm thán, và quá trình sử dụng chúng trong câu cảm thán, diễn ngôn cảm thán. Công trình cũng góp một phần ngữ liệu có thể sử dụng trong các nghiên cứu khác về tiếng Khmer. Phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong câu cảm thán, diễn ngôn cảm thán có chức năng biểu đạt tình thái, cảm xúc và hành động ngôn ngữ. Đây là vấn đề mới của ngôn ngữ học xã hội hiện đại. Vấn đề ở đây được hệ thống lại theo mục đích và yêu cầu của ngữ dụng học. Đặc biệt là hệ thống tầng bậc của lời cảm thán, trong đó các đơn vị trong hệ thống từ cấp độ thấp là từ, đến cấp độ hoàn chỉnh hơn là câu và cao hơn là diễn ngôn cảm thán đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng tôi phân tích từng yếu tố, dấu hiệu cảm thán, từ dấu hiệu cảm thán chính đến dấu hiệu cảm thán bổ sung và sự kết hợp các yếu tố dấu hiệu trong một cảm thán nhằm bổ sung làm tăng cường tình thái, tăng cường cảm xúc hay sử dụng riêng lẻ từng yếu tố dấu hiệu làm thành câu cảm thán, hoặc trong câu tường thuật và biến đổi chính câu tường thuật đó thành câu cảm thán. Diễn ngôn cảm thán là những đơn vị gắn liền với câu kể, câu tường thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, hầu hết đều thể hiện thái độ của người nói, người tạo lập, có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn vị có cấu tạo tương đương với từ cho đến các đơn vị có cấu tạo phức tạp hơn có ý nghĩa riêng biệt, khác nhau. Trong từng câu cảm thán kết hợp thành diễn ngôn đều thể hiện quan điểm của người nói, người tạo lập một cách rõ ràng nhất. Chúng vừa có chức năng bộc lộ cảm xúc vừa có vai trò đánh dấu thông tin trong diễn ngôn, dự báo thông tin theo sau nó trong một đoạn thoại. Nó có khả năng dự báo kết quả của một một tình huống sự kiện. Các ý nghĩa cảm thán có khả năng dự báo thông tin đa dạng và chúng biến hóa linh hoạt theo ngữ cảnh, chúng có nhiều nét nghĩa hơn là có nhiều biến thể ngữ âm. Luận án cố gắng cung cấp cho giới nghiên cứu Việt ngữ một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chúng tôi cố gắng xây dựng hệ thống thuật ngữ và lý thuyết về cảm thán cùng những cơ sở lý luận liên quan. Chúng tôi cố gắng phân biệt và giải quyết một cách thỏa đáng nhất các khái niệm về cảm thán, ý nghĩa cảm thán, phương tiện và phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất cách hiểu phương tiện biểu thị ý nghĩa cảm thán và phương thúc biểu thị ý nghĩa cảm thán là một thực thể gồm có hai mặt không thể tách rời nhau. Ngoài ra, chúng tôi phân tích xác định vị trí, chức năng của dấu hiệu cảm thán, câu cảm thán trong diễn ngôn tiếng Việt và góp phần hoàn thiện việc miêu tả, phân loại lớp từ ngoài nòng cốt câu (phát ngôn), giúp cho việc mô tả tiếng Việt được toàn diện hơn trên cơ sở so sánh với tiếng Khmer. MỤC LỤC Về vai trò dự báo thông tin của đơn vị cảm thán trong diễn ngôn Dù kê Khmer (2013), Kỷ yếu Ngữ học Toàn quốc 2013, trang 480-489. Dấu hiệu dụng học và văn hóa trong lời cảm thán tiếngViệt (2014),Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM, số 10/2014, trang 28-34. Các phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Khmer (Đối chiếu với tiếngViệt)(2014),Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2014, trang 57-71. Đơn vị cảm thán của tiếng Việt: Khái niệm, chức năng, phân loại (2015), Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2015, trang. 57-72.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphuong_thu_c_bie_u_thi_y_nghi_a_ca_m_tha_n_trong_tie_ng_vie_t_va_tie_ng_khmer_1251.doc
Luận văn liên quan