Trung ương Cục miền Nam là một cơ cấu được tổ chức gọn nhẹ, chỉ có
từ 5 đến 6 ủy viên Trung ương, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
và theo một cơ chế phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, trong đó các đồng chí
ủy viên Trung ương Cục miền Nam có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, mỗi
đồng chí được phân công một địa bàn hoặc một lĩnh vực cụ thể;đồng thời,
luôn có sự phối hợp hoạt động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm của cả
thời kỳ cũng như của từng thời đọan; đặc biệt là có tinh thần dám nghĩ, dám
làm, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước sinh mệnh
của quần chúng. Nhân sự tương đối ổn định và sự thành lập các ban chuyên
môn, tham mưu, giúp việc cũng giúp cho Trung ương Cục miền Nam hoạt
động có hiệu quả.
Sự ra đời Trung ương Cục miền Nam là một sáng tạo lớn trong công tác
tổ chức của Đảng, thể hiện sự trưởng thành về tư duy lãnh đạo, tuy duy tổ
chức, bản lĩnh cách mạng của Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tổ chức của
chính Đảng theo chủ nghĩa Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy Nam Bộ và Trung Ương cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu cơ bản
Đơn cử một số công trình cơ bản như: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng
Trung ương, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, Tập 1 (1920 - 1954),
Nxb Sự thật, H. 1981 (tái bản năm 1984); Học viện Chính trị-hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt
Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945 -1954), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009; Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh-Viện Lịch sử Đảng, GS,TS Trịnh Nhu chủ biên, Lịch sử biên niên
Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb Chính trị quốc
gia, H. 2002 (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008); Ban Chỉ đạo tổng kết
chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp - Thắng lợi và Bài học, Nxb Chính trị quốc gia H. 1996 v.v. Trong các
cuốn sách đó có trình bày một số sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy
Nam Bộ, Trung ương Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược; phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ.
1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách
mạng các khu, tỉnh miền Nam
Một số sách chuyên khảo tiêu biểu như: Quân khu 9 - 30 năm kháng
chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1996; Quân khu 9 Ba mươi năm kháng
chiến (1945-1975), Nxb QĐND, H.1998; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-
1975), Ban chỉ đạo và biên sọan truyền thống Tây Nam Bộ, 2000; Lịch sử
Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ (1945-1954), Nxb CTQG, H.2003…, đã thể hiện một số chủ trương
của Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Sách lịch
sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết về giai đoạn lịch sử
Đảng 1945-1954 cũng có phản ánh ít nhiều về sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ
và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó.
51.3. Một số sách lịch sử đoàn thể, ban,ngành liên quan đề tài luận án
Loại này không nhiều, một số cuốn như: Trung tâm nghiên cứu tổ chức -
Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch
sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-
1954), Nxb Chính trị quốc gia xuất bản 2005..., trong đó có phản ánh sơ lược tổ
chức Đảng tại Nam Bộ thời kỳ 1945-1954. Các ban, ngành, đoàn thể ở một số
tỉnh miền Nam biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động trong giai đoạn 1945-
1954, có viết về vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nhưng đây không phải là công
trình chuyên về Lịch sử Đảng, những nội dung liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và
Trung ương Cục miền Nam thường tản mạn.
1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng
lịch sử thời kỳ 1945-1954
Có thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ, Nxb Chính trị quốc
gia, H. 2000; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của
cách mạng Việt Nam, Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, v.v có nêu một
số khía cạnh về tổ chức, nhân sự trong công tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt
động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, các kỷ yếu, hoặc tập
hợp hồi ký của các nhân chứng lịch sử của các ban, ngành Nam Bộ (1945-
1954) cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài.
1.5. Các bài viết trên tạp chí chuyên ngành; công trình nghiên cứu
chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954; một
số sách của tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh
Đông Dương), Nxb. Plon, Paris, 1978; Philippe Devillers, Paris - Saigon-
Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, 2 tập, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, 1993. Lucien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông Dương (La
Guerre d’Indochine), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004... đề cập ít nhiều
đến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.
Nhìn chung, công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ
và Trung ương Cục miền nam mới chỉ được nghiên cứu một cách hạn chế,
thường chìm vào bối cảnh kháng chiến.
2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu
Đến nay, chưa có công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện, hệ thống về cơ cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong
6hoạt động của hai cơ quan lãnh đạo cao cấp, đặc thù của Đảng ở Nam Bộ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp. Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền
Nam thời kỳ 1945-1954 chưa bao giờ được coi là một đối tượng nghiên cứu độc
lập. Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ ra
sao? Hệ thống các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan đứng đầu ở Nam Bộ được tổ
chức như thế nào, có những đặc điểm gì? Sự lãnh đạo kháng chiến có những
sáng tạo gì để đưa cuộc kháng chiến “đi trước về sau” của nhân dân Nam Bộ đi
đến thắng lợi? Cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ thực hiện nhiệm vụ quốc tế,
giúp đỡ cách mạng của nhân dân Campuchia như thế nào?... Chừng nào những
vấn đề trên chưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến
giải về quá trình xây dựng Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.
3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
- Phân tích toàn diện những chuyển biến của phong trào kháng chiến ở
Nam Bộ tác động đến công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam
Bộ; lý giải những nguyên nhân Trung ương Đảng quyết định củng cố Xứ ủy
Nam Bộ (trong khi giải thể Xứ ủy Bắc Bộ, Xứ ủy Trung Bộ) ngay trong năm
đầu toàn quốc kháng chiến; rồi lại quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, lập
Trung ương Cục miền Nam (1951), thiết lập sự lãnh đạo trực tiếp của Trung
ương đối với các Đảng bộ Nam Bộ.
- Trình bày quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương
Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với xây dựng Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương
Cục miền Nam từ 1945 đến 1954.
- Tái hiện quá trình củng cố, kiện toàn Xứ ủy Nam Bộ trong những năm
1945-1951, sự thành lập Trung ương Cục miền Nam năm 1951 và sự giải thể
cuối năm 1954. Luận án trình bày cơ cấu tổ chức, bộ máy, các chức danh nhân
sự, nguyên tắc sinh hoạt của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam và
các cơ quan giúp việc, tham mưu thời kỳ này.
- Làm sáng tỏ những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia.
- Đánh giá một cách xác đáng vị trí, vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung
ương Cục miền Nam đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và phong trào kháng
chiến ở Campuchia.
- Đúc kết một số kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam.
7Chương 1
XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY
VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN (1945 - 1951)
1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố
tổ chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng
chiếm đóng (1945-1946)
1.1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố
tổ chức, bộ máy đáp ứng yêu cầu kháng chiến
1.1.1.1. Khái quát quá trình hình thành cơ quan lãnh đạo cấp xứ ở Nam
Bộ trước Cách mạng tháng Tám 1945
Xứ ủy Nam Bộ (trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Xứ ủy Nam Kỳ)
thành lập tháng 12-1930. Xứ ủy Nam Kỳ đã trải qua quá trình xây dựng về tổ
chức, bộ máy và phát huy vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh hướng tới mục
tiêu khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong hoàn cảnh chính quyền thuộc địa liên tục khủng bố, Đảng bộ Nam
Kỳ có một hạn chế lớn là không thống nhất về tổ chức. Sự tồn tại của 2 cơ quan
lãnh đạo trong cùng một Đảng bộ là đặc điểm ảnh hưởng đến công tác xây
dựng Đảng và lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ.
Nhận thức rõ tác hại đó, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, 2 thống nhất cơ
quan lãnh đạo, nhưng do mâu thuẫn khá sâu sắc nên việc thống nhất cơ quan
lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kỳ không mang lại kết quả. Xứ ủy chưa kịp củng
cố thì cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã bắt đầu.
1.1.1.2. Nhân dân Nam Bộ đi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và những yêu cầu củng cố Xứ ủy Nam Bộ
Công cuộc kháng chiến khởi đầu từ Nam Bộ, trong hoàn cảnh xa Trung
ương (đóng ngoài Bắc), giao thông, liên lạc gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo
kháng chiến trong bối cảnh rất cam go, nhưng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam
Bộ, nhất là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ còn chia rẽ về mặt tổ chức, gây nên
tình trạng “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” “dẫm chân nhau”. Thực trạng đó là
nguy cơ rất lớn làm tổn hại thanh danh, vai trò lãnh đạo của Đảng, và nguy hại
đối với phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Bộ.
Nguyên tắc tổ chức của chính Đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin, yêu cầu
của thực tiễn kháng chiến đòi hỏi Đảng bộ Nam Bộ phải nhanh chóng chấn
chỉnh lại hàng ngũ, kiện toàn một cơ quan lãnh đạo tập trung, thống nhất về tổ
8chức, ý chí và hành động, đảm bảo sứ mệnh lãnh đạo công cuộc kháng chiến
kiến quốc.
1.1.1.3. Thống nhất cơ quan lãnh đạo của Đảng, lập Xứ ủy duy nhất của
Nam Bộ
Đáp ứng yêu cầu cấp bách của tình hình và thực hiện nguyên tắc tổ chức
của chính đảng Mác-Lênin, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ
Nam Bộ đã tiến hành nhiều cuộc họp để chỉnh đốn tổ chức, giải thể 2 Xứ uỷ
“Tiền Phong” và Xứ ủy “Giải phóng”, thành lập một Xứ uỷ thống nhất lấy tên
là Xứ uỷ Nam Bộ lâm thời. Xứ ủy lâm thời đã nỗ lực củng cố Đảng nhằm xây
dựng một tổ chức Đảng thống nhất, đảm đương vai trò lãnh đạo kháng chiến,
nhưng do chiến tranh ác liệt, các xứ uỷ viên phân tán, mâu thuẫn nội bộ chưa
được giải quyết nên từ tháng 3- 1946, Xứ ủy Nam Bộ không thực hiện được vai
trò lãnh đạo đối với phong trào kháng chiến.
Vấn đề lớn đặt ra cho Đảng bộ Nam Bộ là chấn chỉnh lại tổ chức, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đủ sức để tổ chức lãnh đạo nhân dân
kháng chiến. Trung ương Đảng quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bô, lập "Uỷ
ban cải tổ Đảng Nam Bộ", do Lê Duẩn phụ trách.
Quyết định cải tổ Đảng bộ Nam Bộ của Trung ương Đảng đã kịp thời đáp
ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất cuộc kháng chiến ngày
càng quyết liệt ở một vùng trọng điểm của đất nước.
1.1.2. Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo nhân dân khởi đầu công cuộc kháng
chiến liến quốc
Mặc dù gặp gặp khó khăn trong công tác tổ chức bộ máy và nhân sự,
thậm chí có thời gian hoạt động bị đình trệ, Xứ ủy Nam Bộ và những xứ ủy
viên đã nêu cao tinh thần chủ động phát động, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ khởi
đầu phong trào kháng chiến kiến quốc.
1.1.2.1. Xứ ủy Nam Bộ phát động và lãnh đạo nhân dân đứng lên chống
thực dân Pháp xâm lược
Ngay sau khi quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy
thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, cử Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu làm
Chủ tịch; phát động nhân dân quyết tâm kháng chiến. Chủ trương của Xứ ủy
Nam Bộ đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ lâm thời, của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn-Gia Định đã kìm chân quân đội Pháp
trong thành phố 1 tháng, bước đầu ngăn cản kế hoạch “đánh nhanh thắng
Xứ ủy “Tiền Phong”. Lúc này Nam Bộ có 2 Xứ ủy như đã trình bày.
9nhanh” của chúng, tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ có
thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Sau một thời gian gián đoạn, cuối năm 1946, Xứ ủy lâm thời được tổ
chức lại, quyết định củng cố các khu kháng chiến, xây dựng căn cứ địa trong
các vùng nông thôn, căn cứ ven đô, những nơi chính quyền cách mạng kiểm
soát; lãnh đạo các Đảng bộ địa phương xây dựng lực lượng, kiên cường bám
trụ, chống địch đánh chiếm, càn quét, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, bảo
vệ nhân dân, mở rộng căn cứ.
1.1.2.2. Xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang Nam Bộ
Trước thực trạng lực lượng vũ trang Nam Bộ phức tạp, hoạt động quân sự
tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thiếu lãnh đạo, chỉ huy, trang bị...Xứ ủy
lãnh đạo chấn chỉnh bộ đội, chú trọng chất lượng bộ đội với tinh thần chiến đấu
cao, trung thành, hăng hái kháng chiến, đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ
nhằm thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy trong lượng vũ trang, đặt lực
lượng vũ trang Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cử cán bộ sang
Campuchia công tác, xây dựng hành lang đưa vũ khí và lực lượng trong Việt
kiều từ Thái Lan về Nam Bộ; phát triển dân quân du kích, tự vệ; xây dựng lực
lượng công an cách mạng.
1.1.2.3. Lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, chỉ đạo công tác Đảng
ở địa phương và giúp cách mạng Campuchia
Xứ ủy lãnh đạo củng cố chính quyền theo đúng tinh thần đại đoàn kết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần điều chỉnh, Uỷ ban Hành chính Nam Bộ
bao gồm các ủy viên thuộc nhiều thành phần đảng phái, tôn giáo, giai cấp. Từ
tháng 3-1946, do chiến tranh, Xứ ủy không thể lãnh đạo tập trung, công tác xây
dựng chính quyền ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương
Đảng và Chính phủ, phạm vi điều hành của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ chỉ bó
hẹp trong một số tỉnh giữa Khu 7 và Khu 8. Năm 1947, Xứ ủy thực hiện chủ
trương của Trung ương, chia Nam Bộ thành 3 khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9.
Xứ ủy đã tiến hành chỉ đạo công tác Đảng ở một số địa phương. Từ giữa
năm 1946, công tác chỉnh đốn Đảng ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Trung ương thông qua Uỷ ban cải tổ Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn phụ trách.
Thực thi nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Xứ ủy Nam Bộ đã tiến
hành giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia, bước đầu xây
dựng, tập hợp lực lượng kháng chiến.
10
Nhìn chung, trong những năm 1945-1946, Xứ ủy Nam Bộ đã bước đầu
phát huy được vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ,
thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và
khách quan, chủ yếu tập trung vào việc củng cố kiện toàn về tổ chức, bộ máy,
một thời gian hoạt động bị gián đoạn, nên vai trò lãnh đạo phong trào kháng
chiến của Xứ ủy chưa được thực hiện và phát huy đầy đủ.
1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng
chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947- 1951)
1.2.1. Thành lập Xứ ủy chính thức và kiện toàn tổ chức, bộ máy
Từ đầu năm 1947, Xứ ủy lâm thời đẩy mạnh chỉ đạo chấn chỉnh và củng
cố lại tổ chức Đảng trong các khu. Các Khu uỷ 7, 8, 9 và Khu uỷ Sài Gòn được
thành lập. Mỗi Khu ủy hoạt động như một “phân cục của Xứ ủy”, thay mặt Xứ
ủy chỉ huy các tỉnh ủy trực thuộc.
Tháng 12-1947, tại kênh Năm Ngàn, xã Nhơn Minh, huyện Mộc Hoá,
tỉnh Đồng Tháp, căn cứ kháng chiến của Khu 8, Đảng bộ Nam Bộ tiến hành
Hội nghị đại biểu toàn xứ. Hội nghị thống nhất phương hướng, biện pháp thực
hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của
Đảng ở Nam Bộ. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ, gồm 15 uỷ viên
chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên, đồng chí Lê
Duẩn làm Bí thư.
Về phạm vi, địa bàn lãnh đạo, theo sự phân công của Trung ương Đảng:
địa bàn phụ trách chính là Nam Bộ, phụ trách chỉ huy Cao Miên và Nam phần
Trung Bộ. Xứ ủy Nam Bộ định rõ cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc, cách thức
hoạt động của các cấp uỷ tại Nam Bộ theo 5 cấp.
Xứ ủy từng bước thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc, thống nhất tổ
chức một số ban chuyên môn của Đảng, chính quyền và quân sự; qui định lề lối
làm việc và hội họp quân dân chính. Cơ quan Xứ uỷ cùng bộ máy giúp việc
ngày càng được kiện toàn theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo kháng
chiến trên địa bàn Nam Bộ.
1.2.2. Xứ ủy Nam Bộ lãnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên
địa bàn Nam Bộ
1.2.2.1. Phát triển phong trào chiến tranh du kích gắn kết với xây dựng
lực lượng vũ trang 3 thứ quân
Gắn liền với lãnh đạo phong trào kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ đẩy mạnh
lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân
11
đánh giặc. Xứ ủy Nam Bộ tập trung xây dựng các chi đội chủ lực, phát triển lên
tới trung đoàn, khắc phục tình trạng phân tán trong chỉ huy. Đồng thời, đẩy
mạnh xây dựng dân quân du kích và bộ đội địa phương; tăng cường xây dựng
các căn cứ làm nơi đứng chân cơ quan lãnh đạo các cấp và xây dựng thực lực
kháng chiến; đẩy mạnh phong trào đô thị, nhất là khu vực nội thành Sài Gòn-
Chợ Lớn; tăng cường đánh địch trên mặt trận địch vận.
1.2.2.2. Lãnh đạo xây dựng Đảng bộ và Mặt trận, các đoàn thể nhân dân
Nam Bộ thống nhất và mạnh mẽ
Về xây dựng Đảng, Xứ ủy chủ trương xây dựng Đảng bộ Nam Bộ thống
nhất ý chí và hành động; chú trọng công tác xây dựng, củng cố các cấp bộ
Đảng, tăng cường công tác rèn luyện, giáo dục, nâng cao trình độ cho cán bộ
đảng viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày càng quyết
liệt. Năm 1949, Xứ ủy ra Nghị quyết về công tác Đảng, nhấn mạnh nhiệm vụ
phát triển đảng viên. Phát triển Đảng trong bộ đội được đẩy mạnh. Cuối năm
1950 toàn Nam Bộ phát triển lên 110.387 đảng viên; có 2.500 chi bộ. Cuối năm
1948, thực hiện tổ chức hệ thống Đảng trong quân đội quốc gia, thực hiện
nguyên tắc: Đảng chỉ có một hệ thống tổ chức.
Đối với Mặt trận, đoàn thể, Xứ ủy lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò
của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng vào sự nghiệp kháng chiến nhằm đoàn
kết, thống nhất rộng rãi, tập trung mọi lực lượng để “giữ vững nền độc lập của
nước nhà”; “đòi quyền độc lập tự do của dân tộc”; xây dựng khối đoàn kết
kháng chiến không thể tách rời vai trò của công tác dân vận. Trong lãnh đạo,
Thường vụ Xứ ủy phải mật thiết liên lạc và chỉ huy các đoàn thể phụ nữ, nông
dân, công nhân trong Mặt trận Việt Minh.
1.2.2.3. Lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng gắn với xây
dựng kinh tế kháng chiến
Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, Chính phủ, Xứ ủy Nam Bộ
vận động nhân dân thực hiện giảm tô 25%, vận động địa chủ hiến điền; tiến
hành tạm cấp ruộng đất quản thu, ruộng đất vắng chủ, ruộng đất có chủ nhưng
bỏ hoang cho nông dân dân nghèo. Vận động hiến điền là một sáng tạo trong
lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Xứ ủy Nam Bộ. Từ năm 1950, Xứ
ủy nhấn mạnh việc thực hiện chính sách ruộng đất gắn chặt với đẩy mạnh tăng
gia sản xuất tự cấp trong vùng căn cứ, thực hiện chính sách kinh tế mới. Việc
lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất mang tính chủ động cao gắn với xây
dựng kinh tế kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ đã phát huy tinh thần kháng chiến
toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường của nhân dân Nam Bộ.
12
1.2.2.4. Lãnh đạo nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Campuchia
Căn cứ vào sự phân định các chiến trường ở Campuchia, Xứ ủy giao
nhiệm vụ cho các Khu 7, 8, 9 trực tiếp giúp đỡ nhân dân Campuchia xây dựng
lực lượng chiến đấu và các cơ sở kháng chiến ở các khu vực Đông Bắc, Đông
Nam và Tây Nam; thiết lập tại mỗi khu một Ban Cán sự miền. Tháng 3-1950,
Xứ ủy Nam Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ toàn Miên lần thứ nhất, chính thức
thành lập “Ban cán sự toàn Miên” thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương. Ban
Cán sự toàn Miên ra đời đánh dấu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn Campuchia,
tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân
Campuchia vươn lên mạnh mẽ, khẳng định sự giúp đỡ đầy hiệu quả của Xứ ủy
Nam Bộ đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia.
*
* *
Từ 1945 đến 1951, Xứ ủy Nam Bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Đảng bộ Nam Bộ, trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ. Chủ
trương duy trì Xứ ủy Nam Bộ là hợp lý trong điều kiện phong trào kháng chiến
ở Nam Bộ xa sự chỉ đạo của Trung ương. Trong quá trình xây dựng tổ chức và
hoạt động, Xứ ủy Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, phải sớm đương đầu với
cuộc xâm lăng của thực dân Pháp; thực lực cách mạng ở buổi đầu xây dựng với
bao bộn bề và trở ngại; nhận thức, kinh nghiệm và tâm lý của đội ngũ cán bộ
chủ chốt còn nhiều bỡ ngỡ trước cục diện mới; những vấn đề nội bộ từ thời kỳ
đấu tranh giành chính quyền chưa được giải quyết, trong hoàn cảnh chiến tranh
lại nảy sinh những khó khăn phức tạp mới.
Trong bối cảnh đó, Xứ ủy Nam Bộ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của
Trung Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ trương, tư tưởng, tổ
chức, cán bộ, từng bước chấn chỉnh và kiện toàn cơ quan Xứ ủy Nam Bộ.
Trong quá trình hoạt động, tuy có thời gian bị gián đoạn, Xứ ủy Nam Bộ
đã thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến và giúp phong trào kháng
chiến của nhân dân Campuchia. Trên nhiều vấn đề, nhiều nội dung lãnh đạo,
Xứ ủy đã phát huy sự chủ động, sáng tạo, có những đóng góp to lớn vào lý luận
thực và tiễn lãnh đạo kháng chiến nói chung cũng như công tác xây dựng Đảng.
Xứ ủy Nam Bộ đã chủ động đề xuất Trung ương Đảng thiết lập một cơ quan
lãnh đạo cao hơn ở Nam Bộ, từ đó, dẫn đến sự thành lập Trung ương Cục miền
Nam, đưa phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển lên tầm cao mới.
13
Chương 2
TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO
KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ ĐI ĐẾN THẮNG LỢI (1951-1954)
2.1. Thành lập Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo đẩy mạnh
kháng chiến trong giai đoạn giữ vững và phát triển thế chủ động chiến
lược (1951-1953)
2.1.1. Đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định
Thành lập Trung ương Cục miền Nam
Hiện thực xây dựng và hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ
những năm 1945-1950 cho thấy, tuy đã có nhiều nỗ lực song Xứ ủy Nam Bộ
vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và lãnh đạo phong trào kháng
chiến. Phạm vi phụ trách của Xứ ủy lại bao gồm cả Nam Bộ, cực Nam Trung
Bộ và Campuchia, vốn chứa đựng nhiều vấn đề rất hệ trọng, phức tạp, vượt ra
khỏi định chế của một cơ quan lãnh đạo cấp Xứ. Cơ chế Xứ ủy ngày càng thể
hiện rõ không đáp ứng được yêu cầu về lãnh đạo cuộc kháng chiến đang phát
triển ở Nam Bộ.
Bên cạnh đó, Trung ương Đảng chủ trương chuẩn bị điều kiện để tách
Đảng Cộng sản Đông Dương thành 3 Đảng. Việc chỉ đạo phong trào cách
mạng Campuchia được giao cho Xứ ủy Nam Bộ sẽ chuyển dần sang giúp đỡ
phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, mà trước hết là thành lập một
chính đảng vô sản của Campuchia, đòi hỏi phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trung ương và Đảng bộ Nam Bộ đã dần dần hình thành chủ trương thành
lập một mô hình cơ quan lãnh đạo mới của Đảng, với tầm mức cao hơn, đặt ở
Nam Bộ, đáp ứng đòi hỏi về lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Trung ương
đối với phong trào kháng chiến trên địa bàn này.
Việc thành lập Phân cục Trung ương ở Nam Bộ được Đại hội đại biểu
toàn Đảng quyết định. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (Khoá
II), 3-1951 quyết nghị về việc bỏ Xứ ủy Nam Bộ và lập Trung ương Cục miền
Nam. Cơ cấu nhân sự và phạm vi công tác của Trung ương Cục được xác định:
"gồm các uỷ viên Trung ương ở Nam Bộ", Lê Duẩn làm Bí thư. Nhiệm vụ và
phạm vi phụ trách của Trung ương Cục được qui định rõ: căn cứ các nghị quyết
của Trung ương và Bộ Chính trị mà cụ thể chỉ đạo công tác cho Nam Bộ và bộ
phận Đảng Lao động Việt Nam ở Cao Miên.
14
2.1.2. Trung ương Cục miền Nam chính thức đi vào hoạt động và kiện
toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy
Tháng 5-1951, Trung ương Cục miền Nam tiến hành Hội nghị quán triệt
Nghị quyết Đại hội II của Đảng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương. Ngày 7- 6-1951, Trung ương Cục miền
Nam ra "Thông cáo số 1" tuyên bố bãi bỏ Xứ uỷ Nam Bộ và thành lập Trung
ương Cục miền Nam. Các bộ phận giúp việc của Trung ương Cục miền Nam
được kiện toàn trên cơ sở các ban chuyên môn giúp việc của Xứ uỷ Nam Bộ
xây dựng từ trước, sau đó thành lập thêm và điều chỉnh.
Tháng 5-1952, đồng chí Lê Duẩn ra Trung ương công tác. Thành phần
nhân sự và phân công trong Trung ương Cục còn lại 5 "Trung ủy"; Lê Đức Thọ
làm Bí thư. Cùng với kiện toàn về tổ chức, bộ máy và xác định rõ qui chế, lề lối
làm việc, trên cơ sở tuân thủ các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị,
Trung ương Cục miền Nam đã khẩn trương chỉ đạo phong trào kháng chiến ở
Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia.
2.1.3. Lãnh đạo phân lại địa giới hành chính; kiện toàn bộ máy chính
quyền các cấp; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng
Trung ương Cục miền Nam ra đời đúng vào thời điểm thực dân Pháp tăng
cường bình định Nam Bộ, đánh phá phong trào kháng chiến trên các mặt quân
sự, chính trị, kinh tế, văn hóa...Trước các thủ đoạn mới của địch, một bộ phận
cán bộ, đảng viên lúng túng, xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động; sự lãnh đạo
phong trào kháng chiến bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế. Trung ương Cục
miền Nam đề ra nhiệm vụ: "giành lại thế chủ động chiến trường, phát triển sâu
rộng du kích chiến tranh trên chiến trường Nam Bộ"; vạch ra các công tác
chính; chỉ đạo phân định lại địa giới hành chính; sắp xếp lại tổ chức các cơ quan
kháng chiến hành chính, các đơn vị vũ trang.
Trung ương Cục miền Nam trực tiếp chỉ đạo sáp nhập 17 tỉnh, thành của
Nam Bộ thành 11 tỉnh và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; giải thể các Khu 7, Khu
8, Khu 9, phân chia Nam Bộ thành 2 Phân Liên khu là Phân Liên khu miền
Đông và Phân Liên khu miền Tây, tạo thuận tiện việc lãnh đạo kháng chiến của
Trung ương Cục, sự chỉ đạo của các cơ quan Quân-Dân-Chính Nam Bộ, thuận
lợi cho việc bố trí lại lực lượng vũ trang thích hợp với hoàn cảnh chiến trường.
Trung ương Cục miền Nam chủ trương tiến hành củng cố lại bộ máy
chính quyền, đoàn thể theo phương châm "Giản chính" bộ máy Dân-Chính-
Đảng các cấp từ Nam Bộ đến xã; kiện toàn tổ chức Đảng trong các ban, ngành
(cấp Nam Bộ); chuyển đổi công tác Đảng trong quân đội. Cơ cấu lại hệ thống tổ
15
chức Đảng ở Nam Bộ, từ 4 khu thành 2 Phân Liên Khu bộ, mỗi Phân khu bộ có
một Phân Khu ủy lãnh đạo; định hướng chính sách xây dựng Đảng cho các
Phân Liên khu; quán triệt nhận thức đầy đủ về công tác xây dựng Đảng là một
trong bốn công tác trọng tâm của toàn Đảng; chỉ đạo các Phân Liên khu tiến
hành Hội nghị cán bộ Đảng nhằm Xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch,
thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhân dân.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục, công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ
tiến triển. Nhiều cấp bộ Đảng trong tình thế chiến trường bị chia cắt, liên lạc
khó khăn vẫn nắm vững đường lối, chỉ đạo chiến đấu giằng co với địch. Ảnh
hưởng của Đảng ngày càng lan rộng trong nhân dân.
2.1.4. Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quân sự, phát triển thế chủ
động chiến lược
Để giữ vững chiến tranh du kích, ứng phó với những biện pháp quân sự
mới của đối phương, Trung ương Cục quyết định một loạt vấn đề về tổ chức và
xây dựng lực lượng vũ trang: Lập Ban Căn cứ địa Nam Bộ; thành lập Bộ Tư
lệnh các Phân Liên khu; tổ chức hội nghị bí thư chi bộ đại đội toàn Nam Bộ,
quán triệt nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích chống địch càn quét, lấn
chiếm, chú trọng xây dựng đơn vị cơ sở đại đội; quán triệt quan điểm chiến
trường Nam Bộ là chiến trường du kích; đẩy mạnh công tác địch vận.
Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Trung ương Cục miền Nam, phong trào
chiến tranh du kích trên địa bàn Nam Bộ không ngừng được được đẩy mạnh.
Lực lượng vũ trang 3 thứ quân, nhất là bộ đội địa phương được tăng cường;
kiện toàn các tiểu đoàn bộ đội địa phương. Lực lượng dân quân, tự vệ và du
kích xã phát triển; nhiều đội võ trang tuyên truyền (VT3) hoạt động trong các
vùng nông thôn tạm chiếm, vùng nguỵ Cao Đài, Hoà Hảo, công giáo, vùng dân
tộc thiểu số.
2.1.5.Lãnh đạo phát triển nền kinh tế kháng chiến, tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc
Xây dựng kinh tế kháng chiến là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo
của Trung ương Cục miển Nam. Trung ương Cục miền Nam đề ra phương
châm thực hiện công tác kinh tế phục vụ kháng chiến là: phát huy mọi khả
năng, điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo tự cung tự cấp, không trông chờ ỷ lại,
đặc biệt là ở những vùng căn cứ; sản xuất, tiết kiệm phải dựa vào nhân dân, tin
ở nhân dân để giải quyết mọi vấn đề; tăng gia sản xuất và tiết kiệm, phải lấy
nông nghiệp làm chủ yếu... Nhiệm vụ kinh tế của Nam Bộ là: Tích cực bảo vệ
16
nền kinh tế và quyết tâm thực hiện kế hoạch tăng gia sản xuất tự cung tự cấp,
phá bao vây kinh tế của địch, đồng thời tích cực đánh phá kinh tế của địch, chú
trọng đánh địch lấy quân nhu địch làm quân nhu của ta.
Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tạm cấp
ruộng đất và thực hiện giảm tô, giảm tức; vận động địa chủ hiến điền. Tinh
thần dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân Nam Bộ về nhiệm vụ
cách mạng ruộng đất được thể hiện rõ trong việc Trung ương Cục miền Nam
tạm hoãn rồi quyết định chưa thi hành chủ trương phát động quần chúng đi đến
xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất
của nông dân được thông qua tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (1-1953). Việc thực thi chính sách ruộng đất một cách rất sáng tạo
của Trung ương Cục miền Nam đã bảo đảm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
thu hút nhân tâm, tập hợp và phát huy mọi tiềm lực trong nhân dân phục vụ
kháng chiến. Việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở Nam Bộ đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến tình cảm của nông dân với cách mạng, làm cho sự gắn bó
giữa nông dân với Đảng ngày càng trở nên tình sâu nghĩa nặng, làm cho khối
liên minh công nông được tăng cường vững chắc, không có sức mạnh phản
động nào phá vỡ được.
Trung ương Cục miền Nam xác định một trong những nhiệm vụ lớn là
thực hiện tư tưởng chiến lược Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Trung ương Đảng, và có những sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng chính sách đoàn kêt các tổ chức tôn giáo trên cơ sở tôn trọng
tự do tín ngưỡng của đồng bào, khơi gợi tinh thần dân tộc của đồng bào theo
đạo, sáng tạo nhiều hình thức vận động họ tham gia kháng chiến.
- Liên minh các tổ chức chính trị, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; trọng
dụng trí thức, tôn trọng vai trò, đóng góp của các nhân sĩ, trí thức yêu nước
trong kháng chiến.
- Củng cố, phát triển sâu rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện
thống nhất Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt thành Mặt trận Liên-Việt,
củng cố, phát triển các đoàn thể quần chúng.
2.1.6. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia
kháng chiến
Thực hiện nhiệm vụ được Đại hội Đảng giao phó, kế thừa những thành
tựu công tác lãnh đạo kháng chiến ở Campuchia của Xứ ủy Nam Bộ, Trung
17
ương Cục miền Nam chỉ đạo Ban Cán sự Cao Miên (lập tháng 3-1950) tiến
hành Hội nghị toàn Miên lần thứ hai, đề ra nhiệm vụ cụ thể cho chiến trường
Campuchia; chỉnh đốn các tư tưởng sai lạc, tác phong lãnh đạo; phát triển thêm
chính sách mặt trận rộng rãi, chuyển hướng công tác mạnh hơn xuống các
khum, phum (thôn, xã). Về nhiệm vụ xây dựng Đảng, ra nghị quyết Củng cố
Đảng bộ Cao Miên, tiến tới xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Khơme.
Sự giúp đỡ của Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào kháng
chiến của nhân dân Campuchia thể hiện nguyên tắc căn bản Cán bộ Việt thực
lòng dìu dắt xây dựng cán bộ Miên làm được nhiệm vụ cách mạng Miên cốt tử
do người Miên làm. Quan điểm đúng đắn đó đã giúp từng bước hình thành một
chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Campuchia, tăng cường đoàn kết Việt
Nam - Campuchia trong bối cảnh Đảng Cộng sản Đông Dương tách thành 3
đảng của 3 dân tộc.
2.2. Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phối hợp đấu tranh đưa
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuyển hướng
phong trào cách mạng Nam Bộ sau Hiệp định Giơnevơ (1953 – 1954)
2.2.1. Lãnh đạo phối hợp đấu tranh trong chiến cuộc Đông-Xuân
1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ
Trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, Trung ương Cục lãnh đạo quân
dân Nam Bộ phối hợp đấu tranh với chiến trường chính và coi đây là một
nhiệm vụ trọng tâm cho toàn thể chiến trường Nam Bộ...Sau đợt hoạt động phối
hoạt động, đã manh nha mô hình ba mũi giáp công trên chiến trường Nam Bộ.
Trên chiến trường Campuchia, Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo Ban
Cán sự Đảng Cao Miên và lực lượng vũ trang trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt
động quân sự phối hợp trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần tiêu
diệt sinh lực địch, giải phóng được nhiều vùng tạm bị chiếm và xây dựng vùng
du kích.
2.2.2. Lãnh đạo đấu tranh sau Hiệp định Giơnevơ, chuyển hướng
phong trào cách mạng Nam Bộ (từ tháng 7 đến cuối năm 1954)
2.2.2.1. Lãnh đạo công tác chuyển quân, tập kết
Trung ương Cục miền Nam ban hành một số chỉ thị chỉ đạo các cấp uỷ
lãnh đạo chặt chẽ, triệt để giữ bí mật những vấn đề liên quan đến kế hoạch
chuyển quân tập kết, tuyệt đối giữ bí mật danh sách cán bộ, đảng viên ra Bắc
hay ở lại miền Nam; bố trí cán bộ ở lại bám sát dân, hoạt động trong hoàn cảnh
18
đấu tranh chính trị sắp tới; chấn chỉnh những biểu hiện sai lầm có nguy cơ làm
lộ bí mật, ảnh hưởng tổ chức Đảng sau này; lãnh đạo thực hiện chuyển hướng
về tổ chức; ra Nghị quyết Tổ chức Đảng uỷ chuyển quân và tổ chức Đảng trong
các lực lượng Dân Chính Đảng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Những chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Cục đã góp phần làm cho công
tác chuyển quân tập kết diễn ra thành công.
2.2.2.2. Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ nhân dân
Sau khi Hội nghị Giơnevơ về đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia,
lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đề ra nhiệm vụ và chỉ đạo sát sao cách mạng miền Nam.
Tại Nam Bộ, phát huy tinh thần bám sát thực tiễn, chủ động, linh hoạt
trong lãnh đạo đấu tranh, Trung ương Cục miền Nam tăng cường lãnh đạo các
cấp uỷ "mau lẹ, khẩn cấp và hỏa tốc" tuyên truyền trong nhân dân, trong bộ đội
theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhằm thống nhất nhận định
và hành động trước tình hình mới;phát động phong trào đấu tranh chính trị sôi
nổi trong nhân dân. Công tác tư tưởng hướng vào củng cố niềm tin, lập trường
kiên quyết đấu tranh thống nhất đất nước; chống các tư tưởng sai lầm có hại
cho phong trào trong giai đoạn mới.
2.2.2.3. Bố trí lại lực lượng, chuẩn bị chuyển vào hoạt động bí mật, bảo
vệ tổ chức Đảng và lực lượng cách mạng
Về chuyển hướng tổ chức, Trung ương Cục miền Nam yêu cầu các tỉnh
kịp thời chuyển hướng hoạt động của cả tổ chức Đảng và quần chúng; có kế
hoạch bảo vệ, duy trì tổ chức Đảng và quần chúng trong vùng địch chiếm đóng;
củng cố các chi ủy bí mật, nắm vững các tiểu tổ nòng cốt của các chi bộ; củng
cố căn cứ của huyện, tỉnh để làm chỗ đứng chân lãnh đạo phong trào.
Đối với công tác bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân, Trung ương Cục
miền Nam chỉ đạo các Tỉnh ủy phải hết sức chú ý đề phòng những hoạt động
khủng bố; thận trọng, tuyệt đối không bộc lộ lực lượng, tổ chức Đảng và quần
chúng; cần "biết tránh và biết ở”, vận dụng những hình thức đấu tranh nhẹ
nhàng, hợp pháp nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân. Trung ương Cục miền
Nam nhấn mạnh: đây là giai đoạn chuyển biến từ hình thức đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh chính trị, trong lãnh đạo đấu tranh, phải thấm nhuần và nắm
19
vững phương châm "kiên nhẫn, thận trọng, cảnh giác, trường kỳ, gian khổ nhất
định thắng lợi".
Trung ương Cục miền Nam Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi nhưng cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân mới hoàn thành trên nửa nước. Do điều kiện, hoàn
cảnh mới, vấn đề tổ chức và lãnh đạo của các Đảng bộ miền Nam cần có sự
điều chỉnh. Trung ương Đảng quyết định chấm dứt hoạt động của Trung ương
Cục miền Nam và thành lập Xứ uỷ Nam Bộ cho phù hợp với điều kiện Đảng
rút vào hoạt động bí mật. Trên danh nghĩa, Trung ương Cục miền Nam kết thúc
hoạt động, hoàn thành sứ mệnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm
lược. Nhưng do tình hình Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, việc tổ chức, bộ máy và
nhân sự cho Xứ ủy tái lập cần có thời gian, nên trên thực tế, Trung ương Cục
miền Nam vẫn trực tiếp lãnh đạo các Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ tiếp tục
thực hịên một số nhiệm vụ của cách mạng miền Nam cho đến cuối năm 1954.
*
* *
Trực tiếp lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ, Trung ương Cục
miền Nam luôn nắm vững đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng, kịp
thời lãnh đạo các cấp bộ Đảng và nhân dân Nam Bộ đẩy mạnh toàn diện kháng
chiến, hòa nhịp với chiến trường cả nước. Trong quá trình lãnh đạo kháng
chiến, tổ chức Đảng các cấp ở Nam Bộ không ngừng được kiện toàn gắn với
các nhiệm vụ trung tâm của Nam Bộ. Mặc dù có những vấn đề chưa thành
công, những thiếu sót, khuyết điểm trong chỉ đạo thực tiễn, nhưng tinh thần
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đề cao tính chủ động, năng động
sáng tạo của các địa phương; chú trọng tổng kết thực tiễn, kịp thời khắc phục
những sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn là một nhân tố thành công trong hoạt
động lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam giai đoạn này.
Chương 3
NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Duy trì Xứ ủy Nam Bộ rồi thành lập Trung ương Cục miền Nam
là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng
20
Hiện thực hoạt động, lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền
Nam cho thấy việc củng cố kiện toàn Xứ ủy cũng như việc thành lập Trung
ương Cục miền Nam vào những thời điểm quyết định, do hoàn cảnh kháng
chiến đặt ra và đáp ứng yêu cầu phải có một tổ chức Đảng vững mạnh, đủ uy tín
và quyền lực lãnh đạo chiến ở Nam Bộ là một chủ trương đúng đắn và sáng tạo
của Đảng, tạo nên một đặc điểm trong lịch sử công tác tổ chức, nhất là cơ cấu tổ
chức bộ máy cơ quan đầu não Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
3.1.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam được tổ chức và
hoạt động sát hợp với đặc điểm địa bàn phụ trách, đạt hiệu quả lãnh đạo cao
Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam nhìn chung được tổ chức
phù hợp với đặc điểm của Đảng bộ và yêu cầu kháng chiến ở Nam Bộ.
Xứ ủy chính thức tại Nam Bộ thời điểm thành lập vào tháng 12-1947 lên
tới 18 ủy viên. Xứ ủy thiết lập cơ chế Thường vụ Xứ ủy để đảm bảo sự lãnh
lãnh đạo tập trung, liên tục của Xứ ủy. Cơ chế tổ chức và hoạt động này là phù
hợp với tình hình kháng chiến cấp bách ở Nam Bộ.
Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Cấp hành Trung
ương, cơ cấu được tổ chức gọn nhẹ, chỉ có từ 5 đến 6 ủy viên Trung ương hoạt
động ở Nam Bộ, do Trung ương chỉ định. Thành phần trên cơ bản được duy trì
ổn định cho đến khi kết thúc nhiệm vụ vào năm 1954. Với tổ chức bộ máy được
cấu tạo hợp lý và có những hiệu chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, với một cơ
chế hoạt động thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến, tính năng động, chủ động
được đề cao, Trung ương Cục miền Nam hoạt động đạt hiệu quả cao trong lãnh
đạo phong trào trên địa bàn được phân công phụ trách.
3.1.3. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã vận dụng đường
lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng vào thực tiễn với tinh thần chủ động,
sáng tạo, đạt nhiều thành tựu
Trong quá trình hoạt động, Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam
luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đồng thời phát huy tính chủ
động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao, thể hiện trong những vấn đề chính yếu
sau đây:
3.1.3.1. Củng cố và gia tăng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên
minh công nông, đoàn kết rộng rãi các đảng phái, tôn giáo nhằm mục tiêu
kháng chiến, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ, góp
phần vào thắng lợi cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
3.1.3.2. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, thống
nhất.
21
3.1.3.3. Thực hiện sáng tạo, linh hoạt chính sách ruộng đất của Đảng ở
Nam Bộ, vừa bảo đảm yêu cầu kháng chiến vừa bảo đảm giữ vững khối đại
đoàn kết dân tộc.
3.1.3.4. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của
nhân dân Campuchia, góp phần xây dựng liên minh chiến đấu của hai dân tộc
chống kẻ thù chung
3.1.3.5. Hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo kháng chiến
3.1.4. Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ,
Trung ương Cục miền Nam có một số hạn chế, thiếu sót
3.1.4.1. Công tác xây dựng tổ chức, bộ máy và nhân sự của Xứ ủy Nam
Bộ trong thời đầu còn lúng túng.
3.1.4.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có hạn chế, thiếu
sót trong giải quyết những vấn đề cụ thể lãnh đạo kháng chiến và chỉ đạo xây
dựng Đảng
3.1.4.3. Trung ương Cục miền Nam chưa chủ động đề xuất duy trì cơ
quan lãnh đạo cấp Trung ương tại miền Nam trong bối cảnh đế quốc Mỹ ráo
riết thay chân Pháp ở miền Nam, phong trào cách mạng gặp nhiều bất lợi.
Những hạn chế, khuyết điểm trên của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục
miền Nam có nhiều nguyên nhân, song, nguyên nhân cơ bản là cuộc kháng
chiến diễn ra rất quyết liệt, nhiệm vụ chính trị nặng nề, xa Trung ương, nhiều
vấn đề đặc thù ở Nam Bộ cần phải có thời gian để nắm bắt và xử lý, cán bộ chủ
chốt thiếu điều kiện nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ lý luận, chính trị.
3.2. Một số kinh nghiệm
Từ hiện thực nghiên cứu quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ
ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954, bước đầu
có thể đúc kết một số kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất: Không ngừng nâng cao trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của các cấp ủy Đảng- nhân tố quan trọng quyết định thành công của công
tác xây dựng Đảng cũng như của sự nghiệp cách mạng
Thứ hai: Cơ quan lãnh đạo các cấp, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp chiến
lược phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thường
xuyên tổng kết thực tiễn, kịp thời hiệu chỉnh về tổ chức và chỉ đạo theo yêu cầu
của thực tiễn, bảo đảm đạt hiệu quả cao
22
Thứ ba: Xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp, nhất là cấp chiến lược
phải đặt lên hàng đầu năng lực và phẩm chất cán bộ, tổ chức bộ máy tinh
gọn, cơ chế hoạt động khoa học, xây dựng gắn liền với bảo vệ
Thứ tư: Cơ quan lãnh đạo các cấp phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân
chủ, song phải vận dụng linh hoạt và uyển chuyển, bảo đảm chân lý được thực
hiện, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
1. Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, căn cứ vào những yều cầu của cuộc kháng chiến, Đảng Cộng sản Đông
Dương chủ trương xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ là Xứ ủy
Nam Bộ (1945-1951), tiếp đó là Trung ương Cục miền Nam (1951-1954).
Chủ trương thành lập các cơ quan lãnh đạo Xứ ủy rồi Trung ương Cục vừa
tuân thủ những nguyên tắc xây dựng chính đảng vô sản theo chủ nghĩa Lênin,
vừa căn cứ vào đặc điểm cụ thể Việt Nam, và là một sáng tạo của Đảng trong
công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng.
Kế thừa tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập trong quá trình đấu tranh
giành chính quyền (1930-1945), nửa đầu cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo của Trung ương Đảng,
Xứ ủy Nam Bộ đã nỗ lực xây dựng lại tổ chức bộ máy trong hoàn cảnh thường
xuyên bị đánh phá ác liệt. Vượt qua thời kỳ phân tán về tổ chức cùng những
những khúc mắc về nội bộ, tháng 12-1947, Xứ ủy Nam Bộ chính thức được
kiện toàn, lãnh đạo xây dựng Đảng bộ thống nhất về tổ chức, chính trị, tư
tưởng và hành động; đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam
Bộ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Do yêu cầu cấp thiết của phong trào kháng chiến Nam Bộ cùng với sự
thay đổi của tình hình cả nước và khu vực Đông Dương, trên cơ sở bộ máy tổ
chức Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào tháng 3-1951 và
chính thức đi vào hoạt động tháng 6-1951. Sự thành lập Trung ương Cục miền
Nam là sáng kiến của Xứ uỷ Nam Bộ, trải qua quá trình chuẩn bị, khảo sát của
Trung ương và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở Nam Bộ để đi
đến quyết định chính thức tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng.
Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng, mô hình tổ
chức Trung ương Cục miền Nam được thành lập. Đây là một loại hình cơ
quan lãnh đạo cấp chiến lược đặc thù, vừa là một bộ phận chịu sự lãnh đạo
23
của Ban Chấp hành Trung và Bộ Chính trị vừa có tính độc lập rất cao, được
xây dựng ở Nam Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn chiến trường Nam
Bộ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của Trung ương Đảng đối với một địa bàn
rộng lớn, luôn bị chia cắt, lại ở xa Trung ương (đóng tại Việt Bắc).
Trung ương Cục miền Nam là một cơ cấu được tổ chức gọn nhẹ, chỉ có
từ 5 đến 6 ủy viên Trung ương, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
và theo một cơ chế phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến, trong đó các đồng chí
ủy viên Trung ương Cục miền Nam có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, mỗi
đồng chí được phân công một địa bàn hoặc một lĩnh vực cụ thể; đồng thời,
luôn có sự phối hợp hoạt động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm của cả
thời kỳ cũng như của từng thời đọan; đặc biệt là có tinh thần dám nghĩ, dám
làm, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước sinh mệnh
của quần chúng. Nhân sự tương đối ổn định và sự thành lập các ban chuyên
môn, tham mưu, giúp việc cũng giúp cho Trung ương Cục miền Nam hoạt
động có hiệu quả.
Sự ra đời Trung ương Cục miền Nam là một sáng tạo lớn trong công tác
tổ chức của Đảng, thể hiện sự trưởng thành về tư duy lãnh đạo, tuy duy tổ
chức, bản lĩnh cách mạng của Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tổ chức của
chính Đảng theo chủ nghĩa Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo phong trào kháng chiến trên địa bàn
trọng yếu được phân công phụ trách, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục luôn
tuân thủ những chủ trương lớn của Đảng, tuân thủ sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đồng thời luôn phát huy tính chủ động của cơ quan lãnh đạo cấp cấp xứ
và Trung ương, lãnh đạo phong trào kháng chiến đi đến thành công.
2. Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam đóng vai trò rất to lớn
trong lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Trong 9 năm lãnh đạo phong trào
phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương
Cục miền Nam đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực. Nổi bật là
những thành công trong công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp; kịp
thời thay đổi cách đánh, lấy chiến tranh du kích làm căn bản, phối hợp với
chiến trường chính, góp phần tạo nên thắng lợi trong cuộc phản công chiến
lược Đông Xuân 1953-1954; thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng một
cách rất đúng đắn và sát hợp với địa bàn Nam Bộ; xây dựng và củng cố khối
24
đại đoàn kết toàn dân trên một địa bàn rất phức tạp về tôn giáo, nhất là tranh
thủ được vai trò của trí thức Nam Bộ tham gia kháng chiến...Công tác Mặt
trận ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền
Nam đã dựa vững chắc vào lực lượng đông đảo nhân dân, nắm vững nguyên
tắc lấy liên minh công nông làm nòng cốt, song vẫn bảo đảm tập hợp, lôi cuốn
được đông đảo tầng lớp khác, nhất là những nhân sĩ, trí thức lớn, tập hợp được
những người tiêu biểu, có ý tinh thần yêu nước trong các dân tộc, tôn giáo
khác nhau.
Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam vừa có nhiệm vụ lãnh
đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đi đến thắng lợi, vừa thực hiện nghĩa vụ quốc
tế vô sản đối với nhân dân Campuchia. Do những hoàn cảnh đặc thù, Đảng
Cộng sản Đông Dương "biến hóa" trong khi chính Đảng vô sản của nhân dân
Campuchia chưa được thành lập, Trung ương Cục miền Nam đã kế tục nhiệm
vụ của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh tế lãnh đạo nhân dân Campuchia
thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, chuẩn bị những điều kiện để thành lập
Đảng nhân dân cách mạng Campuchia; xây đắp và phát triển Liên minh chiến
đấu giữa ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia chống kẻ thù
chung là thực dân Pháp xâm lược.
3. Hiện thực tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương
Cục miền Nam đã để lại những kinh nghiệm quí giá về công tác tổ chức, nhất
là về cơ cấu và hoạt động của cơ quan lãnh đạo đầu não của Đảng.
Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ ủy Nam Bộ và Trung
ương Cục miền Nam, cùng những đóng góp và kinh nghiệm trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một trong những cở sở thực
tiễn để Trung ương Đảng thành lập Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền
Nam trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Điều đó cũng
cho thấy chủ trương của Trung ương Đảng về giải thể Trung ương Cục miền
Nam lập lại Xứ ủy Nam Bộ những năm 1954-1961 chưa dựa trên những đánh
giá xác đáng về tình hình nhiệm vụ, chưa thấy hết khó khăn trước những âm
mưu và hành động của kẻ thù mới là đế quốc Mỹ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đoàn Thị Hương (2006), “Mặt trận Việt Minh - hiện thân của tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc và “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh”,
Cách mạng tháng Tám 1945- Giá trị lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lý
luận chính trị, Hà Nội, trang 353-362.
2. Đoàn Thị Hương (2009), “Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam trong
kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử Đảng số 8 (172).
3. Đoàn Thị Hương (2010), “Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ-một
thành công lớn của Trung ương Cục miền Nam trong giai đoạn 1951-1954”,
Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, trang 214-226.
4. Đoàn Thị Hương (2012), “Tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc 1939-1945”, Đảng Cộng sản Việt Nam trong
tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị-
Hành chính, Hà Nội, trang 58-67.
5. Đoàn Thị Hương (2012), “Xây dựng Xứ ủy Nam Bộ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (từ năm 1945 đến năm 1951)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
9(262).
6. Đoàn Thị Hương (2013), “Đồng Tháp Mười - căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ
những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử Quân sự,
số 2(254).
7. Đoàn Thị Hương (2013), “Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo thực hiện chính sách
ruộng đất trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945-1951)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11(276).
8. Đoàn Thị Hương (2013), “Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo xây dựng Mặt trận Việt
Minh ở Nam Bộ những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-
1951), Tạp chí Mặt trận, số 11+12(121+122).
9. Đoàn Thị Hương (2013), “ Đồng chí Lê Đức Thọ trên cương vị Phó Bí thư
Xứ ủy Nam Bộ và Bí thư Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến
chống Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12(452).
10.Đoàn Thị Hương (2014), “Quân dân Nam Bộ phối hợp đấu tranh trong chiến
dịch Điện Biên Phủ và mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ ”, Chiến thắng
Điện Biên Phủ- Những vấn đề lịch sử, tập 3, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
11.Đoàn Thị Hương (2014), “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo quân dân
Nam Bộ phối hợp đấu tranh trong chiến cuộc Đông –Xuân 1953-1954 và
chiến dịch Điện Biên Phủ”, 60 năm chiến tháng Điện Biên Phủ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doan_thi_huong_vi_8549.pdf