1. Kết luận
Để phát huy được những ưu điểm, thế mạnh của ĐT theo tín chỉ, trường ĐH học cần
có một hệ thông QL quá trình ĐT theo TC phù hợp. Nhận thức được điều đó, luận án đã tập
trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về QL quá trình ĐT theo TC theo hướng
tiếp cận nhiệm vụ, trách nhiệm của chủ thể và đề xuất 6 GP mang tính khả thi cao trong bôi
cảnh, môi trường ĐT của các trường trực thuộc ĐHQG - HCM. Luận án cũng chỉ ra cần có
sự ưu tiên trong quá trình áp dụng các GP.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng các tiêu chí ĐG hoặc Khung tham chiếu cho hoạt động ĐT theo tín chỉ
được sử dụng như là công cụ để ĐG các trường ĐH.
- Có kế hoạch KT ĐG hoạt động ĐT theo TC định kỳ ở từng nhóm, vùng đại học
trên cả nước.
- Có những chế độ, chính sách khuyến khích và phù hợp với hoạt động ĐT theo TC.
2.2. Đối Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
- Có vai trò là người nôi kết các trường đại học với nhau trong việc phôi kết hợp, chia
sẻ trong công tác ĐT, QL ĐT theo TC.
- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định thông nhất về hoạt động ĐT theo tín chỉ
trong nhóm các trường trực thuộc ĐHQG - HCM.
- Hỗ trợ, tư vấn cho các trường ĐH còn gặp nhiều thách thức trong ĐT theo TC.
29 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ĐHQG - HCM là các chủ thể chưa thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nhiệm
vụ ở các vị trí đang đảm nhiệm. Xây dựng Khung tham chiếu để đánh giá trách nhiệm,
nhiệm vụ của các chủ thể liên quan đến hoạt động QL quá trình ĐT theo TC là giải pháp
cần thiết, bên cạnh các giải pháp khác.
6. Những luâṇ điểm bảo vê ̣
Luâṇ điểm 1: Hoạt động QL quá trình ĐT theo TC phải dựa trên bản chất đặc điểm
cơ bản và yêu cầu của ĐT theo TC mới có thể phát huy được ưu điểm của ĐT theo TC
Luâṇ điểm 2: Việc các chủ thể liên quan tới hoạt động QL quá trình ĐT theo TC
không thực hiện đảm bảo trách nhiệm, nhiệm vụ đang cản trở tiến trình phát huy lợi ích của
ĐT theo TC. Bên cạnh những giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay trong quản lí
quá trình ĐT theo TC, việc xây dựng và áp dụng Khung tham chiếu để QL các chủ thể là
công cụ quản lí cần thiết.
3
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp câṇ cơ bản để tiến hành nghiên cứu vấn đề: Hệ thống; Lịch sử/logic;
So sánh.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu; Điều tra bằng bảng hỏi;
Phỏng vấn sâu; Nghiên cứu sản phẩm giáo dục; Chuyên gia; Xử lí thông tin.
8. Những đóng góp của luâṇ án
Luận án hê ̣thống cơ sở lí luâṇ quá trình ĐT và QL quá trình ĐT theo TC với cách
tiếp cận trách nhiệm, nhiệm vụ của từng chủ thể. Phản ánh khách quan và chính xác thực
trạng thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể liên quan đến hoạt động QL quá trình
ĐT theo TC. Khung tham chiếu - công cụ quản lí và đánh giá công việc của các chủ thể
được đề xuất, bên cạnh các giải pháp giải quyết các hạn chế trong hoạt động quản lí quá trình
ĐT ở các trường ĐH thuộc ĐHQG - HCM.
9. Cấu trúc của đề tài
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung luận án được trình bày cụ thể trong 3 chương tiếp theo.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Quá trình phân tích, hệ thống các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước, các nội dung nghiên cứu liên quan đến hoạt động QL quá trình ĐT theo TC trên thế
giới và trong nước theo 3 nhóm xu hướng như sau:
Xu hướng 1: Nghiên cứu lý thuyết của đào tạo theo tín chỉ
Xu hướng 2: Nghiên cứu thực trạng triển khai đào tạo theo tín chỉ
Xu hướng 3: Nghiên cứu hoạt động quản lí đào tạo theo tín chỉ
1.2. Quản lí quá trình đào tạo
1.2.1. Khái niệm quản lí
Là sự tác động có ý thức, chủ định của chủ thể QL lên đối tượng bị QL thông qua
phương thức QL, các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra nhằm đạt được
mục tiêu đặt ra.
4
1.2.2. Quản lí giáo dục và đặc trưng của quản lí giáo dục
“Quản lí giáo dục (QLGD) (vi mô) thực chất là những tác động của chủ thể QL vào
quá trình GD nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu ĐT
của nhà trường”. Nó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Đó là quá trình tổ chức một cách khoa học các hoạt động của những đối tượng tham
gia giáo dục.
- Hoạt động của các chủ thể trong nhà trường (người dạy và người học) thể hiện họ
vừa là chủ thể QL, vừa là đối tượng bị QL.
- Do hoạt động QLGD là QL con người nên nó phải là hoạt động mềm dẻo.
1.2.3. Quá trình đào tạo
Dựa vào mô hình QL tổng thể quá trình ĐT, có hai nhóm nội dung, nhiệm vụ cơ bản
của hoạt động ĐT ĐH được đề cập là: (1) Công tác ĐT là những công việc phục vụ, hỗ trợ
để quá trình ĐT đạt được mục tiêu đặt ra như nhóm công việc liên quan đến “đầu vào”, “đầu
ra” và “theo dõi kết quả”. (2) Quá trình ĐT là việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập để
đạt được mục tiêu đặt ra.
Với phạm vi vấn đề nghiên cứu của luận án đã được xác định, đối tượng nghiên cứu
tập trung ở nhóm nội dung nhiệm vụ “Quá trình đào tạo”.
1.2.4. Quản lí quá trình đào tạo đại học
Là “quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL lên các đối tượng
QL thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện QL nhằm đạt được mục tiêu ĐT
của nhà trường”.
Từ những công cụ nghiên cứu về quá trình ĐT, hoạt động QL quá trình ĐT ở ĐH
được nghiên cứu trên các khía cạnh sau: (1) QL tổ chức quá trình ĐT, (2) QL thực hiện
chương trình ĐT, (3) QL hoạt động kiểm tra đánh giá (KTĐG) học tập.
1.3. Đào tạo theo tín chỉ
1.3.1. Khái niệm tín chỉ
Tín chỉ là môṭ đơn vi ̣ đo khối lượng học tập cần thiết đối với môṭ môn hoc̣/học phần
cu ̣thể để đáp ứng được yêu cầu về “đầu ra”.
1.3.2. Đặc điểm của tín chỉ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo
Những đặc điểm ảnh hưởng đến quá trình ĐT: Tích lũy TC, chương trình đào tạo bắt
buộc và tự chọn, khối lượng học tập, hình thức tự học, hình thức tổ chức dạy học, KTĐG
5
quá trình học tập, cố vấn và tư vấn học tập, sinh viên đăng ký kế hoạch học tập và tổ chức
lớp học theo học phần/môn học.
1.3.3. Ưu điểm đào tạo theo tín chỉ
Đào tạo theo TC đã giảm đi sự nhồi nhét kiến thức từ phía người dạy cho người học,
từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học theo khả năng và
mong muốn của chính họ. Đào tạo theo TC cho phép người học tự lên kế hoạch học tập theo
khả năng và nguồn lực của họ. Đào tạo theo TC có tính mềm dẻo và QL hiệu quả.
1.3.4. Thách thức trong quá trình đào tạo theo tín chỉ
- Sự gắn kết lỏng lẻo giữa GV và SV, cũng như giữa người học với nhau.
- ĐT theo TC dễ bị lạm dụng nếu người học thiếu hiểu biết và nhận thức không đầy đủ.
- Hệ thống kiến thức nhiều khi bị cắt vụn
1.4. Quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ
1.4.1. Vận dụng phương thức quản lí trách nhiệm, nhiệm vụ chủ thể
Cơ sở để luận án tiếp cận theo hướng nghiên cứu như sau: (1) Khái niệm và đặc
trưng của QL giáo dục. (2) Phân cấp QL và trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ thể. (3) Khung
tham chiếu.
1.4.1.1. Quản lí tổ chức quá trình đào tạo theo tín chỉ
Quản lí hoạt động cố vấn, tư vấn
Yêu cầu: Đảm bảo các vị trí cố vấn, tư vấn và các nhiệm vụ cần thực hiện trong nhà
trường ĐH.
Quản lí:
- Chủ thể QL ở cấp độ Ban giám hiệu (BGH) cần tổ chức xây dựng tiêu chuẩn tuyển
dụng, phân công, xây dựng kế hoạch ĐT để có hệ thống cố vấn và tư vấn học tập. Cần phân
cấp trách nhiệm cụ thể cho từng vị trí công việc liên quan đến hoạt động tư vấn và cố vấn.
- Các chủ thể QL các vị trí cố vấn và tư vấn cần thiết lập xây dựng các mục tiêu, kế
hoạch cho hoạt động cố vấn, tư vấn ở từng học kỳ, năm học và môn học. Bên cạnh đó, cần
xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng, ĐT, tập huấn.
- Các chủ thể QL trực tiếp các hoạt động CV và TV lập kế hoạch, hình thức tổ chức
và tự KTĐG nội dung công việc của chính mỗi chủ thể.
6
- Cần xây dựng quy trình công tác cố vấn, tư vấn một cách khoa học về thời gian, nội
dung công việc của từng vị trí, số lượng sinh viên, địa điểm, hình thức, phương pháp, công
cụ
Quản lí hoạt động đăng ký môn học/học phần
Yêu cầu: SV có được đầy đủ thông tin trước khi đăng ký. Phía nhà trường đảm bảo
có được kết quả học tập của SV điều kiện tiên quyết, thời gian, công cụ hỗ trợ, hệ thống
đăng ký môn học... để tổ chức cho SV tự đăng ký học tập theo nhu cầu, điều kiện và năng
lực cá nhân.
Quản lí:
- Các chủ thể QL cần rà soát, bổ sung các thông báo, văn bản, quy định và sổ tay sinh
viên, niên giám chương trình học nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ
cho người học xác định rõ kế hoạch học.
- Chủ thể QL cần lên kế hoạch đăng ký môn học/học phần có tính mền dẻo về thời
gian, địa điểm và có những nguồn lực (con người, phương tiện) để hỗ trợ xử lý các tình
huống xảy ra.
Quản lí hoạt động tổ chức kế hoạch giảng dạy
Yêu cầu:
- Đơn vị học vụ trong ĐT theo TC là học kỳ, có thể 2, 3, 4 học kỳ/năm. Lớp học tổ
chức dựa vào khối lượng học tập sinh viên đăng ký từng học kỳ.
- Kế hoạch giảng dạy chủ yếu dựa vào kế hoạch học tập của người học.
- Phải có khối lượng lớn các môn học/học phần để SV có thể lựa chọn môn học/học
phần phù hợp với khả năng của SV và nhu cầu của xã hội.
- Số lượng người dạy mỗi môn học/học phần tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu của
người học.
Quản lí:
- Các nhà QL phải tổ chức các kế hoạch hoạt động tư vấn và đăng ký môn học . Tổ
chức các học phần/môn học thường xuyên đáp ứng nhu cầu SV.
- Có sự phối hợp và tích hơp̣ cao ở các cấp độ trường. Cần xem xét lại việc phân bổ
nguồn nhân sự trong giảng dạy hợp lý.
- Cần có kế hoạch và thực hiện kế hoạch tập huấn bồi dưỡng nhân viên phục vụ công
tác tổ chức kế hoạch ĐT.
7
- Các chủ thể QL rà soát, bổ sung các văn bản, quy định, thông báo phục vụ việc tổ
chức kế hoạch giảng dạy.
Quản lí hoạt động tổ chức chuyển tiếp tín chỉ:
Yêu cầu:
- Có các văn bản, quy định mang tính pháp lý đầy đủ, thống nhất về việc công
nhận chuyển đổi, chuyển tiếp TC giữa các khoa, trường.
- Thông báo văn bản hành chính, quy định mang tính pháp lý về chuyển tiếp TC
đến người học
Quản lí:
- Các chủ thể QL ở các tổ bộ môn, khoa, phòng ban và các trường rà soát, bổ sung
các văn bản, quy định, pháp lý về tiếp nhận tín chỉ tích lũy đầy đủ và thống nhất ở giữa các
khoa, các trường. Có văn bản, thông báo, biểu mẫu phổ biến rộng rãi, công khai đến được
với người học về việc chuyển tiếp TC
- Các chủ thể QL có các hoạt động phối hợp để liên kết các trường, tạo điều kiện
thuận lợi cho chuyển tiếp TC.
- Để đảm bảo giá trị TC, các trung tâm đảm bảo chất lượng ở cấp quốc gia, cấp
trường cần thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá TC.
1.4.1.2. Quản lí thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ
Quản lí hoạt động giảng dạy
Yêu cầu:
- Trình bày rõ đề cương (ĐC) môn học. Xác định các nội dung môn học, những mục
tiêu cụ thể cần phải đạt được sau mỗi bài học; Kế hoac̣h nôị dung giảng daỵ mỗi bài học
phải làm rõ nội dung nào người học có thể lĩnh hội trên lớp và nội dung nào thuộc hoạt động
tự nghiên cứu, tự học.
- Xác định các nội dung tự học cho SV một cách đa dạng.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu và
chuẩn đầu ra, đặc biệt phát huy được tính tích cực chủ động của SV.
- Phân bổ hợp lý thời lượng cho các loại giờ tín chỉ.
- Tổ chức các hoaṭ đôṇg KTĐG quá trình trong thời gian giảng daỵ.
- Thực hiện vai trò tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập.
Quản lí: Chủ thể thứ nhất: GV - người QL trực tiếp hoạt động giảng dạy.
8
- Quản lí nội dung dạy học
+ GV cần lên kê hoạch tiết dạy, bài dạy phải có nội dung cốt lõi (SV bắt buộc phải
biết), nội dung liên quan gần (SV nên biết) và nội dung liên quan xa (SV có thể biết).
+ Giảng viên cũng cần phải lên kế hoạch xác định các nội dung học tập mà SV cần
phải lĩnh hội, thông qua các hình thức học tập khác nhau.
- Quản lí phương pháp dạy học: Vai trò là chủ thể QL - người GV cần phải suy xét,
cân nhắc các vấn đề như mục tiêu, nội dung, đối tượng, thời gian của bài giảng để lên kế
hoạch tổ chức và đưa ra quyết định sẽ sử dụng những phương pháp dạy học nào để phát huy
tính chủ động, tích cực của người học.
- Quản lí hình thức tổ chức dạy học: Mục tiêu, nội dung nào sẽ được giải quyết trên
lớp thông qua giờ lên lớp lý thuyết, giờ thực hành, giờ xêmina; Thông qua con đường tự
học, tự nghiên cứu được SV tự định hướng giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập cá
nhân theo định hướng mục tiêu môn học, bài học
- Quản lí hoạt động thực thi giảng dạy (trên lớp): Hoaṭ đôṇg QL của GV ở khâu này
là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển SV - những đối tươṇg được xác định cu ̣thể, để thưc̣ hiêṇ
kế hoac̣h bài giảng, tiết dạy. GV đồng thời cũng kiểm tra, kiểm soát từng khía cạnh của kế
hoạch giảng dạy có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không. Sau đó, GV có những hoạt
động cải tiến, chỉnh sửa và thay đổi các nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy.
- Quản lí hoạt động cố vấn: Với vai trò là người cố vấn (facilitator) chủ thể QL - GV
phải thực hiện nhiệm vụ động viên, khuyến khích, hỗ trợ, tư vấn cho SV trong buổi gặp
ngoài giờ dạy; Trực tiếp hướng dẫn, trao đổi để giải đáp những thắc mắc, củng cố nội dung
nhằm thực hiện nội dung học tập.
Chủ thể thứ hai: Ban chủ nhiêṃ khoa, trưởng tổ bô ̣môn QL hoạt động giảng daỵ của
GV.
- Với hoạt động công việc QL chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy (soaṇ bài):
+ Có hoạt động, thái độ động viên, khuyến khích GV thực hiện các yêu cầu trong quá
trình chuẩn bị bài, tiết dạy về nội dung, phương pháp và hình thức, đặc biệt có kế hoạch cụ
thể đáp ứng các đặc điểm ĐT theo TC.
+Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi chia sẻ về cách thức, phương pháp
chuẩn bị bài cho phù hợp với các yêu cầu của ĐT theo TC.
- Đối với QL khâu thực thi hoạt động giảng dạy (trên lớp):
9
+ Chủ thể QL theo dõi kế hoạch giảng dạy của GV, nắm đươc̣ nôị dung và muc̣ tiêu
giảng daỵ của môn hoc̣. Từ đó kiểm soát kế hoac̣h giảng daỵ của GV về thời gian, nôị dung
và phương pháp giảng dạy.
+ Tổ chức các hoaṭ đôṇg dư ̣giờ, khảo sát hoaṭ đôṇg giảng daỵ từ phía người hoc̣ để
ĐG về nôị dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kỹ năng của giảng viên. Đây
chính là cơ sở để chủ thể QL tổ chức, góp ý, điều chỉnh những haṇ chế trong hoaṭ đôṇg
giảng daỵ.
+ Tăng cường tổ chức các hoaṭ đôṇg chia sẻ kinh nghiêṃ, đóng góp trong tổ bô ̣môn
để có những thay đổi phù hơp̣ với nhu cầu của SV và sư ̣phát triển KH.
+ Khuyến khích và yêu cầu GV đảm bảo đúng kế hoac̣h giảng daỵ, đăc̣ biêṭ chú
troṇg đến hoạt đôṇg tư ̣hoc̣ của SV bằng cách có những yêu cầu, hướng dẫn cu ̣thể cho từng
buổi hoc̣.
- Chủ thể thứ ba (gián tiếp): Các phòng ban tham mưu.
+ Phòng ĐT lên kế hoạch triển khai học phần/môn học, GV, số lượng người học,
thời gian, phòng học một cách khoa học phù hợp với yêu cầu TC.
+ Đối với phòng thanh tra đảm bảo việc giám sát thường xuyên về mặt thời lượng
nhằm đảm bảo đủ số giờ lên lớp.
+ Đối với phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng phải lên kế hoạch về việc khảo sát
hoạt động giảng dạy, phản hồi nhanh chóng và chính xác nhằm giúp GV cải thiện, nâng cao
trình độ chuyên môn. Cần xây dựng những công cụ khảo sát phù hợp với từng đối tượng SV
và hình thức tổ chức dạy học để hoạt động khảo sát, ĐG phản ánh đúng tình hình giảng dạy
thực tế.
Quản lí hoaṭ đôṇg hoc̣ tâp̣ theo tín chỉ
Yêu cầu:
- Lập và thực hiện kế hoạch học tập dựa trên khả năng và mong muốn của SV. SV
tìm hiểu kỹ đề cương từng môn học.
- SV gặp GV hoặc nhân viên tư vấn trao đổi về những vấn đề học tập (tư vấn môn
học, nội dung môn học) nếu thấy cần thiết.
- SV chủ động tự tìm tòi, trau dồi tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất.
- SV đảm bảo số giờ tự học để hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ được giao và bổ
sung, nâng cao những kiến thức, kỹ năng
10
- Tham khảo thực tế về các chuyên ngành đang hoặc có dự định học tập.
- Có phương pháp và kỹ năng hoc̣ tâp̣, giải quyết vấn đề theo cá nhân và nhóm.
Quản lí:
* Chủ thể người học:
- Người hoc̣ phải tư ̣xác điṇh muc̣ tiêu học tập để từ đó lựa chọn các môn học phù
hợp với mục tiêu cần đaṭ được ở học phần/môn hoc̣.
- Lên kế hoac̣h hoc̣ tâp̣: Về nôị dung công viêc̣, kỹ năng, thời gian; Tài liêụ cần phải
tham khảo; Nôị dung kiến thức, kỹ năng, mong muốn đươc̣ chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn từ
giảng viên, người tư vấn...
- Thưc̣ hiện những yêu cầu giảng daỵ hoc̣ tâp̣ của GV, bên cạnh đó tư ̣bổ sung nâng
cao kiến thức, kỹ năng, phẩm chất trong quá trình ĐT.
- Tư ̣KTĐG hoaṭ động hoc̣ tâp̣ với mục tiêu đăṭ ra. Thường xuyên rút kinh nghiêṃ,
cải tiến phương pháp, cách thức hoc̣ tập để hoạt đôṇg hoc̣ tâp̣ có chất lươṇg và hiêụ quả.
* Chủ thể người giảng viên:
- Dựa trên hoạt động/nội dung giảng dạy lên kế hoạch và thực hiện tư vấn, điṇh
hướng, hướng dẫn, trao đổi với SV về việc xác định muc̣ tiêu, kế hoac̣h hoc̣ tâp̣.
- Lên kế hoạch và thực hiện giám sát, KTĐG hoaṭ đôṇg hoc̣ tâp̣ của SV thông một
cách cụ thể và rõ ràng từ nội dung câu hỏi, bài tập, vấn đề cần giải quyết, đến quá trình thực
hiện giải quyết các nội dung GV đặt ra cho sinh viên.
- Đảm bảo SV thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện.
- Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tự học cho SV thông qua các hình thức tổ
chức khác nhau.
1.4.1.3. Quản lí kiểm tra đánh giá hoạt động hoc̣ tâp̣ theo tín chỉ
Yêu cầu:
- Đánh giá quá trình (formative assessment), “sao cho người học học đến đâu, được
KTĐG đến đấy”, kết hợp với kiểm tra đánh giá kết quả.
- Sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp/công cụ KTĐG khác nhau.
- Dựa vào các tiêu chí để cho điểm thành phần.
- Hoạt động KTĐG quá trình được thực hiện liên tục và QL xuyên suốt. Đảm bảo
tính công khai, công bằng trong KTĐG.
Quản lí: Giảng viên - chủ thể thứ nhất QL trực tiếp KTĐG hoạt động học tập.
11
- Quá trình lập kế hoạch, chuẩn bị cho tiết lên lớp, GV đồng thời lên kế hoạch cho
quá trình KTĐG những nội dung học trên lớp và nội dung SV lĩnh hội được ở hoạt động tự
học bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau.
- Quá trình thực thi hoạt động KTĐG cũng chính là quá trình tự ĐG của GV đối với
phương pháp, hình thức nội dung để có quá trình chỉnh sửa hợp lý.
- Hoạt động KTĐG được ghi lại bằng hệ thống tiêu chí, quy định để đo sự tiến bộ
trong học tập của người học và hỗ trợ cho kết quả KTĐG cuối cùng chính xác và công bằng.
- Cách thức KTĐG kết quả học tập phải được xác định rõ ngay khi
thiết kế mục tiêu, nội dung chương trình chi tiế t, đặc biệt phải quy định rõ
trong đề cương chi tiết môn học và thông báo công khai ngay khi bắt đầu
môn học để người học chủ động trong suốt quá trình học .
Sinh viên – Chủ thể quản lí trực tiếp thứ 2 trong hoạt động KTĐG học tập. Đây là
đối tượng KTĐG tương đối chính xác hoạt động học tập của chính họ, thông qua KTĐG
quá trình của GV để điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp. Phát triển kĩ năng tự ĐG của SV
để họ có thể tự ĐG việc học tập làm cơ sở xây dựng kế hoạch học tập tiếp theo.
Ban chủ nhiệm khoa, trưởng tổ bộ môn - những chủ thể quản lí gián tiếp hoạt động
KTĐG của GV. Có hoạt động khuyến khích GV thực hiện triệt để hoạt động KT ĐG. Tổ
chức các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm... về hoạt động KTĐG. Lên kế hoạch chủ động
trong việc đánh giá GV thực hiện.
Phòng kiểm định và bảo đảm chất lượng: Các cán bộ nhân viên ở các phòng chức
năng này cần phải thực hiện những hoạt động QL như sau:
+ Cần có kế hoạch thực hiện ngân hàng câu hỏi, bài tập cho tất cả các học phần/môn
học, nhằm hạn chế việc học “tủ” hoặc mang tính chất cá nhân trong đề thi đảm bảo tính
nghiêm minh và mục tiêu đào tạo.
+ Phối hợp cùng với trưởng tổ bộ môn và GV giảng dạy để sắp xếp người chấm thi.
+ Thực hiện khảo sát đánh giá khách quan chính xác kết quả học tập của SV và nhu
cầu của xã hội, để có những đề xuất thay đổi trong hoạt động QL và giảng dạy cho phù hợp.
+ Xây dựng hệ thống công cụ và quy trình KT ĐG kết quả học tập SV và kết quả
hoạt động ĐT của nhà trường một cách toàn diện, chính xác và khách quan.
+ Xây dựng quy trình chung và thống nhất về KT ĐG quá trình
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện KT ĐG cho từng học kỳ, từng năm học.
12
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
2.1. Kinh nghiệm thực tiễn quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ
2.1.1. Quản lí hoạt động tổ chức quá trình đào tạo theo tín chỉ
2.1.1.1 Quản lí hoạt động cố vấn tư vấn:
Ở các nước tiên tiến có các vị trí nhân sự đảm nhiệm những nội dung trong hoạt động
CV, TV; Đội ngũ này có thể chuyên nghiệp hoặc là kiêm nhiệm được hưởng quyền lợi về
phụ cấp, thù lao trách nhiệm, ĐG để khen thưởng, bổ nhiệm chức vụ.
2.1.1.2. Quản lí hoạt động đăng ký môn học/học phần
- Đăng ký nhập học: Sinh viên không bị bắt buộc chọn chuyên ngành học ngay ở
năm thứ nhất; Người học có thể chọn ngành bất kỳ trong vòng 2 năm đầu.
- Đăng ký môn học: Hệ thống QL thông tin, đăng ký môn học/học phần cho phép
SV học hoặc hủy môn học bất kỳ lúc nào trước 15 ngày sau khi học kỳ bắt đầu. Cung cấp
thông tin cho việc lựa chọn môn học những phương tiện như cuốn Sổ tay SV, Niên giám
(Package/Course Catalogue).
- Đăng ký tốt nghiệp: Mỗi người học theo TC ở Mỹ đều nhận được một thông báo
kiểm tra bằng cấp DARS ( Degree Audit Report System).
- Tổ chức lớp học: Số lượng người học phụ thuộc phần lớn vào tính chất của môn
học/học phần và thời gian học của môn học /học phần đó.
2.1.1.3. Quản lí hoạt động tích lũy và chuyển tiếp trong đào tạo theo tín chỉ
Có sự tương đồng về chương trình học, môn học/học phần. Có những tiêu chí, tiêu
chuẩn để xét duyệt.
2.1.2. Quản lí thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ
Nhà trường trao quyền tự quyết cho đội ngũ GV. Nhằm mục đích cho chất lượng bài
dạy được đồng đều về nội dung, GV dựa trên những nguyên tắc và đề cương chi tiết đã
được phê duyệt. Mỗi môn học đều có một giáo sư có kinh nghiệm làm điều phối viên. Có sự
hỗ trợ của các vị trí phụ đạo (tutors), người hỗ trợ (demonstrators) làm việc bán thời gian.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho SV lập kế hoạch có tính khả thi cao, ĐC môn học có
thông tin minh bạch về kỳ vọng của môn học, trong đó xác định rõ mục tiêu học tập, chi tiết
13
vận hành và nội dung của môn học. Hoạt động QL SV không chỉ bởi các CV,TV mà còn là
sự phối hợp với các khoa, trường.
2.1.3. Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá học tập theo tín chỉ
Trong ĐT theo TC hoạt động KTĐG đo lường quá trình tiến triển của người học
thường được người dạy phản hồi ngay tới người học; Hoạt động này liên quan đến chất
lượng công việc và lý do đối với điểm xếp loại. Hoạt động giảng dạy theo TC cho phép chủ
thể người dạy đưa ra một số quy định như số sinh viên được đăng ký học ở mỗi lớp học,
thành phần điểm ở mỗi khóa học, tỉ lệ trượt và tỉ lệ hài lòng của người học thông qua đánh
giá của người học.
2.2. Khái quát về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQG - HCM
Mặc dù khác nhau ở thời điểm bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, đến
nay, tất cả các trường thành viên đã triển khai hình thức đào tạo này. Để đảm bảo tính thống
nhất và tự chủ trong hoạt động ĐT theo TC, ĐHQG - HCM đã ban hành “Quy chế đào tạo
theo HCTC” như một cơ sở chung để từ đó các trường ĐH thành viên ban hành “Quy chế
đào tạo theo HCTC” riêng phù hợp với bối cảnh của từng trường. Mặc dù đã đạt được một
số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong QL quá trình ĐT theo TC ở các
trường thành viên.
2.3. Thực trạng quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQG - HCM
2.3.1. Mục tiêu của việc nghiên cứu thực trạng
- Khảo sát, đánh giá việc thực hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể liên
quan đến các khía cạnh hoạt động QL quá trình đào tạo theo TC.
- Hệ thống những trách nhiệm, hoạt động mà mỗi chủ thể đáp ứng và chưa đáp ứng
được yêu cầu công việc.
- Khảo sát và nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của các vấn đề tồn tại trong quá trình
thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ của các chủ thể đối với QL quá trình ĐT theo TC, nhằm đề
xuất được những giải pháp QL phù hợp.
2.3.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Thực trạng QL tổ chức quá trình đào tạo theo TC
- Thực trạng QL thực hiện chương trình ĐT theo TC
- Thực trạng QL KT ĐG học tập theo tín chỉ
14
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực trạng
Tác giả đã tiến hành khảo sát 137 giảng viên và 204 sinh viên của 4 trường ĐH thuộc
ĐHQG - HCM. Sử dụng các PP bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm giáo dục... để
thu thập dữ liệu.
2.3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng ở ĐHQG - HCM
2.3.4.1. Thực trạng quản lí tổ chức quá trình đào tạo theo tín chỉ
Quản lí hoạt động tổ chức cố vấn, tư vấn
Hoạt động cố vấn, tư vấn, chưa thực sự phát huy được vai trò trong ĐT theo TC ở 4
trường ĐH. Một trong những nguyên nhân do các chủ thể ở vị trí cố vấn, tư vấn “kiêm
nhiệm” quá nhiều vị trí, nội dung công việc; Các chủ thể QL gián tiếp chưa thực sự xây
dựng được các kế hoạch công việc CV,TV phù hợp với bản chất của ĐT theo TC.
Quản lí hoạt động đăng ký môn học/học phần
Các chủ thể chưa cung cấp đủ các thông tin để người học lập kế hoạch học tập, cũng
như đưa ra những quyết định khi chọn môn học/học phần như thiếu các thông tin về môn
học. Hệ thống phần mềm phục vụ cho hoạt động đăng ký môn học/học phần chưa phát huy
được những chức năng cần phải thực hiện. Hoạt động phối hợp giữa phòng ĐT, cố vấn, tư
vấn và khoa chưa thực sự diễn ra.
Quản lí hoạt động tổ chức kế hoạch giảng dạy
Các chủ thể liên quan đến QL hoạt động tổ chức kế hoạch giảng dạy chưa thực sự
thực hiện được bản chất của ĐT theo TC như đáp ứng nhu cầu của người học, chưa có sự
phối hợp trong công việc ở các cấp độ và sự QL tập trung ở cấp độ trường.
Quản lí hoạt động tổ chức chuyển tiếp (liên thông) tín chỉ
Các chủ thể liên quan đến các liên thông TC ở các phân cấp khác nhau như BGH,
Ban chủ nhiệm khoa, các phòng ban cần đẩy mạnh việc xác định rõ các công việc QL hoạt
động chuyển tiếp TC, đặc biệt ở hoạt động thống nhất văn bản các nội dung quy định,
chương trình ĐT, và đưa thông tin đến người học...
2.3.4.2. Thực trạng quản lí thực hiện chương trình đào tạo theo tín chỉ
Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy theo tín chỉ
Từ dữ liệu được khảo sát có thể kết luận rằng, chủ thể GV đã thực hiện tất cả các
trách nhiệm trong QL hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, qua ĐG của đối tượng được hưởng
thụ kết quả (SV) thấy rằng, hiệu quả công việc của chủ thể GV chưa thực sự đảm bảo để đáp
15
ứng đặc điểm của ĐT theo TC. Trong khi đó tần xuất thực hiện các trách nhiệm để hỗ trợ
người dạy của các chủ thể QL gián tiếp hoạt động giảng dạy, mới dừng lại ở tần xuất thực
hiện “thỉnh thoảng” và “hiếm khi”. Phải chăng đây là nguyên nhân của hạn chế trong thực
hiện trách nhiệm của chủ thể GV- đối tượng bị QL bởi chủ thể trường và BCN khoa.
Thực trạng quản lí hoạt động học tập theo tín chỉ
Do chưa thực sự hiểu đầy đủ và tường minh về ĐT theo TC, cộng với những hạn chế
ở các chủ thể liên quan trực tiếp (GV) và gián tiếp (trường, BCN khoa..) dẫn đến việc thực
hiện trách nhiệm học tập của chủ thể SV còn nhiều hạn chế.
Tần xuất thực hiện các nhiệm vụ học tập của SV
Nhiệm vụ
Tần xuất thực hiện
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
Không
bao giờ
Lên kế hoạch học tập cho cả kỳ 31.2 45.5 19.8 3.5
Lên kế hoạch học tập cho từng
môn học
37.6 45.0 15.8 1.5
Xác định mục tiêu cần đạt cho
từng môn học
37.3 49.8 11.4 1.5
Tìm hiểu kỹ đề cương chi tiết
môn học
31.5 44.5 21.5 2.5
Đánh giá quá trình học của
bản thân
31.8 48.8 17.1 2.4
Điều chỉnh quá trình học của
bản thân
36.8 54.2 8.0 1.0
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu
của GV
52.5 41.4 5.6 .5
Chủ động nghiên cứu, trau dồi
kiến thức, kỹ năng
26.9 57.7 14.4 1.0
Đảm bảo 1 tiết lên lớp có 1-2 tiết tự
học, học nhóm
21.0 52.3 23.6 3.1
Tập trung học tập ở giai đoạn
giữa kỳ, cuối kỳ
64.6 30.3 5.1
Tham khảo ý kiến của GV, cố
vấn trong chọn môn học
19.9 47.4 27.0 5.6
Nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn của
GV, cố vấn khi gặp khó khăn
trong quá trình học tập
18.3 49.7 25.7 6.3
16
2.3.4.3. Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá học tập
Trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động KTĐG học tập của người học
mới dừng lại ở tần xuất “thỉnh thoảng” và “hiếm khi” thực hiện. Nhiệm vụ được GV thực
hiện ở tần xuất “thường xuyên” chiếm tỉ lệ cao nhất là “lên kế hoạch về mục tiêu, nội dung,
hình thức KT ĐG trong từng buổi học” 62.7% nhưng tỉ lệ đó lại không thể hiện khi thực thi
công việc (33.4%).
2.3.5. Đánh giá và kết luận từ nghiên cứu thực trạng
2.3.5.1. Nhiệm vụ, công việc các chủ thể thực hiện được
- Các chủ thể QL liên quan đến các khía cạnh QL quá trình đào tạo theo TC đã nhận
thức được cơ bản những thay đổi cần phải thực hiện.
- Các trách nhiệm cơ bản cần phải thực hiện đã được các chủ thể nhận biết và tiến
hành thực hiện.
2.3.5.2. Nhiệm vụ, công việc các chủ thể thực hiện còn hạn chế
- Các chủ thể QL chưa thực sự phát huy được tính dân chủ trong hoạt động đào tạo
theo TC.
- Các vị trí QL cấp trên như (trường và khoa) chưa có những phương hướng, kế
hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo các chủ thể cấp dưới thực hiện.
- Còn thiếu các quy trình, quy định, công cụ QL cụ thể trong quá trình thực
hiện dẫn tới các hoạt động QL của các chủ thể chưa thực sự có hiệu quả và sự
thống nhất trong công việc.
- Hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác, nhiệm
vụ cho các chủ thể ở mỗi khía cạnh QL ĐT chưa được thực hiện thường xuyên đặc
biệt là ở vị trí cố vấn, tư vấn học tập.
- Hoạt động KTĐG quá trình phần lớn các chủ thể chưa coi trọng, dẫn đến thiếu sự
thay đổi, đổi mới trong công việc nên hiệu quả công việc chưa cao.
2.3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Cơ chế, chính sách, qui định và sự hỗ trợ của nhà trường, khoa chưa thực sự phù
hợp đối với yêu cầu cần phải thực hiện ở các vị trí công việc cụ thể trong hoạt động đào tạo
theo TC.
- Các chủ thể QL đặc biệt là chủ thể SV chưa có những chuyển biến thay đổi rõ rệt
trong công việc, nhiệm vụ của mình.
17
- Chưa có sự thay đổi đồng bộ và đầy đủ trong hệ thống công việc của các chủ thể
nên chưa tạo nên được “văn hóa tín chỉ”.
- Các mối liên kết, phối hợp hỗ trợ giữa các cấp quản lí trong trường và ngoài trường
còn lỏng lẻo, mang tính hình thức.
- Trách nhiệm của các chủ thể quản lí chưa được qui định bằng văn bản, qui trình và
yêu cầu thực hiện nên chưa đánh giá một cách đầy đủ.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng phát triển đào tạo của ĐHQG - HCM
Với tầm nhìn hướng đến xây dựng một hệ thống ĐH trong tốp đầu châu Á, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định triết lý “lấy những giá trị cơ bản của con
người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững”. Để các giá trị này thành hiện thực ĐHQG -
HCM đã có những nhóm chiến lược hành động cụ thể trong đó trước hết bằng việc hoàn
thiện hệ thống ĐT theo TC.
3.2. Các nguyên tắc cơ bản đề xây dựng các giải pháp quản lí quá trình đào tạo theo
tín chỉ ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Để xây dựng các GP QL quá trình ĐT theo tín chỉ, bên cạnh căn cứ vào thực tiễn
nghiên cứu khảo sát của đề tài, cơ sở lí luận của hoạt động ĐT theo TC; Chúng tôi dựa trên
các nguyên tắc chung và nguyên tắc đặc thù phù hợp với hoạt động ĐT theo TC như : Tính
pháp lý, tính thực tiễn, tính mục tiêu, tính khả thi và hiệu quả, tính hệ thống, tính kế thừa.
3.3. Các giải pháp quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ trong ĐHQG - HCM
3.3.1. Xây dựng Khung tham chiếu và cách thức sử dụng
3.3.1.1. Muc̣ đích và ý nghiã của giải pháp
Khung tham chiếu đánh giá nhiệm vụ, hoạt động của các chủ thể liên quan đến QL
quá trình đào tạo không chỉ nhằm xác định nhiệm vụ công việc của mỗi chủ thể mà còn
đánh giá, xem xét hoạt động của các chủ thể liên quan.
3.3.1.2. Nôị dung và cách thức triển khai
Nội dung: Dựa vào cơ sở lí luận của hoạt động QL và đặc điểm, yêu cầu của ĐT theo
TC, Khung tham chiếu được xây dựng trên 3 nhóm nội dung QL quá trình ĐT theo TC.
18
Trong mỗi nhóm hạng mục QL, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các chủ thể chính được
xác định cụ thể.
Cách thức triển khai:
Bước 1: Thành lập hội đồng đánh giá
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện
Bước 3: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu
Bước 4: Viết báo cáo thực trạng thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của các chủ thể
(chủ thể bộ phận, tổ chức). Trên cơ sở đó, xác định nhiệm vụ còn tồn tại và xây dựng GP,
giải quyết những hạn chế để nâng cao chất lượng công việc.
3.3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn, tư vấn
Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
Hoạt động cố vấn và tư vấn là một trong những đặc trưng của ĐT theo TC, nó chi
phối lớn đến kết quả ĐT. Tuy nhiên, qua khảo sát nghiên cứu thực trạng, các chủ thể chưa
phát huy được vai trò của hoạt động cố vấn, tư vấn trong ĐT theo tín chỉ. Chính vì vậy, cần
có giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn, tư vấn không chỉ đủ về số lượng mà đảm
bảo về chất lượng.
Nội dung và cách thức triển khai giải pháp
- Khảo sát đánh giá lại thực trạng hoạt động của các ví trí cố vấn, tư vấn về cả số
lượng và chất lượng.
- Tái cấu trúc lại nhân sự đảm nhiệm quản lí và thực hiện vị trí tư vấn, cố vấn ở tất cả
các phân cấp từ BGH, phòng ban, khoa, tổ bộ môn. Xây dựng hệ thống cố vấn, tư vấn khoa
học hoàn chỉnh.
- Nhân sự thực hiện hoạt động cố vấn và tư vấn phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản về
tri thức, kỹ năng và thái độ đối với các vị trí công việc.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đảm bảo yêu cầu
nhiệm vụ công việc được giao.
- Có định hướng, kế hoạch hoạt động tư vấn cố vấn ở những phân cấp trong kế hoạch
chiến lược, kế hoạch năm học.
3.3.3. Cải tiến hoạt động quản lí hệ thống thông tin văn bản
Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
19
Thông tin là huyết mạch của QL quá trình ĐT theo tín chỉ. Chính vì vậy, cần có một
hệ thống thông tin phát triển mới có thể đáp ứng được yêu cầu của ĐT theo TC. Tuy nhiên,
qua thực tế khảo sát các chủ thể liên quan đến hoạt động QL hệ thống thông tin văn bản vẫn
chưa thực sự xây dựng một hệ thống thông tin phát triển. Nên cần có giải pháp cải tiến QL
hoạt động hệ thống thông tin văn bản.
Nội dung và cách thức triển khai
- Đánh giá lại hệ thống thông tin văn bản về cả nội dung và phương thức hoạt động ở
tất cả các cấp độ trong hệ thống trường ĐHQG - HCM và ở mỗi trường đại học, khoa, bộ
môn và các phòng ban, trung tâm.
- Cấu trúc và hệ thống lại hệ thống thông tin văn bản về nội dung và hình thức trong
tất cả các cấp độ hệ thống, đảm bảo sự đầy đủ, thống nhất, thuận tiện cho người học.
- Đa dạng hóa các hình thức thể hiện và xử lí thông tin như: Sổ tay sinh viên, niên
giám, tài liệu về phương pháp học tập ở ĐH bằng bản cứng và bản mềm đưa lên trang
web; Đặc biệt chú trọng hoạt động xử lí và phản hồi thông tin từ người quản lí, người dạy,
người học.
- Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng sử dụng thông tin như tra cứu, đăng ký môn
học,... Xây dựng các bộ phận, phân công cá nhân, bộ phận xử lý, phản hồi thông tin kịp thời.
- Xây dựng văn bản quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và thời gian phản
hồi thông tin. Thông báo văn bản quy định đến các đối tượng liên quan.
- Xây dựng quy trình phối hợp xử lý, phản hồi thông tin giữa các cá nhân, bộ phận và
tổ chức.
- Thường xuyên KTĐG và điều chỉnh, cải tiến đáp ứng nhu cầu các đối tượng.
3.3.4. Quản lí hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
Cách thức tổ chức lớp học và các phương pháp dạy học được xem một trong những
hoạt động thực hiện triết lý xem “người học là trung tâm”.
Tuy nhiên, thực trạng tổ chức QL các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
theo TC, ở các trường chưa thực sự phát huy được khả năng của người học. Chính vì vậy,
cần có giải pháp tổ chức QL hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Các nội dung hoạt động cần cải tiến khi thực hiện các PP dạy học
Đối với hoạt động dạy:
20
- Trước tiên cần cung cấp cho người học ĐC chi tiết môn học và ý nghĩa
của việc sử dụng một cách cụ thể, cũng như yêu cầu hoạt động nên và cần phải
thực hiện để đảm bảo mục tiêu.
- Đối với việc thực hiện phương pháp dạy học trên lớp:
+ Không “đóng gói và chuyển giao nội dung dạy học” một chiều tới người học, cần
nêu vấn đề, đặt vấn đề, để SV cùng khám phá lĩnh hội tri thức, kỹ năng.
+ Tập trung vào các nội dung, kỹ năng mang tính chất nòng cốt, đòi hỏi hoạt động
lập luận, suy diễn, phân tích tổng hợp.
+ Người dạy cần hướng dẫn cho người học kỹ năng tìm kiếm thông tin ở các nguồn
khác nhau cũng như cách xử lý, ứng dụng nó trong quá trong học tập.
+ Người dạy cần phát huy những ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý,
hiệu quả và phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy, học tập.
+ Cần tăng cường hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, tạo điều kiện
cho người học thể hiện quan điểm, khả năng của họ về nội dung vấn đề lí luận và thực tế của
môn học/học phần.
+ Đặt ra các vấn đề tình huống liên quan gần và liên quan xa đến nội dung chương
trình học để người học tiếp cận mở rộng, đào sâu nội dung học tập.
- Hoạt động tư vấn ngoài giờ lên lớp
+ Có kế hoạch gặp các nhóm, cá nhân người học thường xuyên và xem đây là yêu
cầu của hoạt động dạy học để hướng dẫn trao đổi định hướng cho người học các vấn đề liên
quan đến quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học bằng cách thông qua các
bài tập nghiên cứu, các đề tài, dự án
- Hỗ trợ cải tiến phương pháp dạy học
Đối với hoạt động học tập
- Để người học đạt được mục tiêu học tập cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học tập
trung thực hiện các hoạt động.
- Ngay năm thứ nhất nhà trường, các đoàn thể, khoa cần có những chương trình
chuyên đề, bồi dưỡng hướng dẫn người học nhằm hình hành và thực hiện hoạt động tự học
một cách có hiệu quả.
21
Trước giờ học trên lớp: Các nội dung công việc người học cần chuẩn bị trước khi
tham dự lớp học với cấp độ tăng dần
Trong giờ học: - Người dạy cần khuyến cáo sinh viên nên tham gia đầy đủ các buổi
học; vì buổi học trên lớp với kiến thức cốt lõi là nền tảng để người học có thể thực hiện hoạt
động tự học và hoạt động nhóm.
- Người học sử dụng triệt để và hiệu quả thời gian tương tác trên lớp để trình bày
quan điểm, cách giải quyết, phân tích, xử lý vấn đề, nội dung học tập với tư cách cái nhân
hay hoạt động nhóm.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thể hiện một cách khoa học và logic
các vấn đề mà cá nhân hoặc nhóm trình bày, giải quyết.
- Sau giờ học người học nên thực hiên các hoạt động sau:
+ Xem lại những nội dung kiến thức đã học, liên hệ so sánh, đối chiếu với những nội
dung kiến thức trước và sau đó.
+ Làm các bài tập, câu hỏi theo yêu cầu của người dạy.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu các các vấn đề, nội dung mong muốn được hiểu rõ.
+ Ghi lại những vấn đề nội dung vấn đề, SV tự nghiên cứu, giải quyết nhưng chưa
thấy thỏa mãn để trao đổi, nhờ sự hỗ trợ hướng dẫn của GV.
+ Tự đánh giá khả năng, kết quả học tập đối chiếu với mục tiêu, kế hoạch đặt ra.
Các nội dung hoạt động cần cải tiến khi thực hiện các hình thức dạy học
- Tổ chức dạy học đối với lớp có số lượng người học đông: Nên chia theo nhóm nhỏ.
Điều kiện cách thức để thực hiện có chất lượng như sau:
+ Chia nhóm từ 5-7 người, có trách nhiệm thực hiện, giải quyết các bài tập, dự án,
vấn đề và trình bày, trả các câu hỏi đặt ra. Tự QL đánh giá hoạt động của chính các thành
viên trong nhóm.
+ Lớp học cần có sự hỗ trợ của những GV trợ giảng (học viên cao học, sinh viên xuất
sắc năm cuối, hoặc GV trẻ mới), các nội dung, hoạt động trên lớp được lên kế hoạch tạo nên
sự thống nhất.
+ Kế hoạch tổ chức lớp học được thiết kế một cách chi tiết, cụ thể: Câu hỏi, vấn đề
các nhóm sinh viên cần giải quyết, thời gian trình bày, thời gian thảo luận, thời gian hệ
thống, tổng kết lại vấn đề.
22
+ Có tiêu chí, công cụ QL hoạt động ĐG tường minh và được phản hồi
chính xác, nhanh.
+ Nhà trường, khoa, bộ môn cần có những chính sách hỗ trợ, quy định cho GV và
người hỗ trợ vì khối lượng công việc nhiều đòi hỏi thời gian và công sức.
- Tổ chức dạy và học đối với lớp có số lượng người học quá ít.
- Tổ chức hiệu quả các giờ học thực hành, quan sát thực tế.
3.3.5. Cải tiến quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình học tập
Mục đích và ý nghĩa của giải pháp:
Hoạt động KTĐG quá trình học tập có ý nghĩa trong việc so sánh, ĐG kết quả hoạt
tập để có những điều chỉnh nhằm đáp ứng mục tiêu học tập của người học. Tuy nhiên, thực
trạng QL hoạt động KTĐG quá trình hiện nay ở các trường chưa phát huy được vai trò trong
ĐT theo TC. Chính vì vậy, cần có giải pháp cải tiến QL hoạt động KTĐG quá trình học tập.
Nội dung và cách thực triển khai giải pháp
- Cần đa dạng hóa các dạng bài KTĐG phù hợp với mục tiêu cụ thể của môn học/học
phần. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Các đối tượng thực hiện KTĐG: Hoạt động KTĐG không chỉ từ phía người dạy,
mà ngay cả giữa người học với nhau cũng có thể diễn ra như hình thức đánh giá chéo nhau
và tự đánh giá... để rèn luyện kỹ năng đánh giá.
- Xây dựng công cụ QL điểm số, nhận xét đánh giá
- Cần có sự thống nhất về trọng số điểm thành phần giữa các môn học/học phần để
đảm bảo tính khách quan và sự thống nhất giữa các môn học/ học phần với nhau. Cần có
những chính sách hỗ trợ.
-Kết quả đánh giá phải được phản hồi kịp thời.
3.3.6. Xây dựng, phát huy sự phối hợp các chủ thể, cấp quản lí trong tổ chức nhà trường
và trong hệ thống các trường
Muc̣ đích và ý nghiã của giải pháp
Trước hết là nhằm đảm bảo bảo quyền lợi người học, xem “người học là trung tâm”.
Hoạt động này cũng nhằm phát huy được ưu điểm của mô hình đào tạo về tính liên thông,
tiết kiệm chi phí đào tạo và QL.Tuy nhiên, thực tế khảo sát thấy rằng hoạt động phối giữa
các chủ thể trong các cấp độ QL khác nhau trong nhà trường và các trường với nhau chưa
phát huy được vai trò của hoạt động phối hợp.
23
Nôị dung và cách thức triển khai giải pháp
Ở cấp độ trong tổ chức nhà trường:
- Xây dựng một bộ phận trong phòng đào tạo có nhiệm vụ không chỉ QL và điều
phối cấu trúc chương trình đào tạo ở cấp độ trường mà còn điều phối, hỗ trợ đối với hoạt
động phân công giảng dạy ở những môn học/học phần được dạy chung ở các khoa, các
ngành học.
- Rà soát và bổ sung các văn bản, quy định, quy trình về chức năng nhiệm vụ,
hoạt động của bộ môn, khoa và các phòng ban liên quan đến hoạt động quản lý quá trình đào
tạo theo TC nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất.
- Các tổ bộ môn, khoa rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo đảm bảo sự phù hợp,
thống nhất về mục tiêu, nội dung đào tạo, số lượng tín chỉ, điều kiện tiên quyết ...ở mỗi học
phần/môn học, đặc biệt là môn học/học phần ở chương trình đại cương và những chuyên
ngành gần có môn học/học phần chung.
- Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình, quy định..
- KT ĐG thường xuyên trong từng năm học các hoạt đông phối hợp, liên kết để kịp
thời điều chỉnh đáp ứng được mục đích đặt ra.
Ở cấp độ hệ thống các trường trực thuộc ĐHQG - HCM:
- Xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án, chương trình, hoạt động ở những cấp
độ giai đoạn khác nhau hướng tới mục tiêu xây dựng và thực hiện được các văn bản, quy
định, quy trình... tiến tới sự thống nhất về mục tiêu, chương trình, hoạt động đào tạo cũng
như sự liên kết, liên thông giữa các trường, khoa ngoài trường...
- Tổ chức các hoạt động chia sẻ, trao đổi tham quan học tập giữa
các cấp độ quản lí tổ bộ môn, khoa, trường và các khía cạnh trong hoạt
động đào tạo như giảng dạy, tư vấn, cố vấn...
- KT ĐG các hoạt động, nội dung thực hiện liên kết, phối hợp một cách thường
xuyên để thay đổi, chỉnh sửa nhằm hướng tới sự thống nhất ở các cấp độ QL.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Các GP nêu trên có mối quan hệ bổ sung và hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy phát triển, tạo
nên một chỉnh thể thống nhất, hướng tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống QLĐT theo TC.
Trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể, mỗi giải pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong hệ
thống, tùy theo từng thời điểm và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường. Mỗi GP giải quyết
24
những thách thức mà các trường ĐH thuộc ĐHQG - HCM đang gặp trong hoạt động quản lí
quá trình ĐT theo TC.
3.5. Khảo sát về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
3.5.1 Khảo sát mức độ cấp thiết của các giải pháp
Các giải pháp luận án đề xuất, qua số liệu đều được đánh giá là “cấp thiết”, qua mức
điểm trung bình “cấp thiết” của các GP tương đối cao (từ 2.38 đến 2.87). GP được đánh giá
có tính cấp thiết cao nhất là “Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn, tư vấn đáp ứng yêu cầu
đào tạo theo tín chỉ”, GP có tỉ lệ đánh giá cho là mức cấp thiết thấp là 3 GP: “Cải tiến hoạt
động quản lí hệ thống thông tin văn bản”; “Xây dựng, phát huy sự phối hợp các cấp độ quản
lí trong tổ chức nhà trường và trong hệ thống các trường” và “Quản lí hiệu quả các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học theo tín chỉ”.
3.5.2. Khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp
Các giải pháp luận án đề xuất, qua số liệu đều được đánh giá là có tính khả thi điểm
trung bình từ 2.24% đến 2.7%. Trong đó các GP được đánh giá có tính khả thi cao cũng
tương ứng với việc đánh giá mức cấp thiết của các giải pháp đề xuất: “Xây dựng và phát
triển đội ngũ cố vấn, tư vấn đáp ứng yêu cầu ĐT theo tín chỉ” (thứ bậc 1) “Cải tiến quản lí
hoạt động KTĐG quá trình kết quả học tập” (thứ bậc 2) và “ Sử dụng Khung tham chiếu để
xác định, đánh giá, điều chỉnh vị trí, nhiệm vụ nhân sự” (thứ bậc 3).
Giải pháp được đánh giá có tính khả thi thấp nhất đó là “Cải tiến hoạt động QL hệ
thống thông tin văn bản”, có thể do đây là giải pháp đòi hỏi có sự đầu tư lớn về tài chính
trong việc nâng cấp hệ thống thông tin và ĐT, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
3.5.3. Sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
Từ cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ở 6 giải pháp
đề xuất, cũng như các dữ liệu về mức độ cần thiết và khả thi ở mỗi GP; GP “Sử dụng Khung
tham chiếu để xác định, đánh giá, điều chỉnh vị trị và nhiệu vụ nhân sự” và “Cải tiến hoạt
động KTĐG quá trình” cần được ưu tiên đầu tiên; Tiếp theo mới là các GP “Xây dựng và
phát triển đội ngũ CV,TV đáp ứng yêu cầu ĐT theo TC”, GP “Quản lí hiệu quả các PP, hình
thức dạy học theo TC” và GP “Xây dựng, phát huy hoạt động phối hợp giữa các cấp độ QL
trong và ngoài trường”.
3.5.4. Kiểm chứng điều kiện khả thi của giải pháp “Xây dựng và phát triển đội ngũ cố
vấn, tư vấn đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ”
25
Giả thuyết đặt ra cho việc lý giải mức độ tương quan thấp giữa mức độ cấp thiết và
khả thi của GP - “Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn, tư vấn đáp ứng yêu cầu ĐT theo
TC” do những điều kiện khả thi của GP chưa đảm bảo, là đúng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để phát huy được những ưu điểm, thế mạnh của ĐT theo tín chỉ, trường ĐH học cần
có một hệ thống QL quá trình ĐT theo TC phù hợp. Nhận thức được điều đó, luận án đã tập
trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về QL quá trình ĐT theo TC theo hướng
tiếp cận nhiệm vụ, trách nhiệm của chủ thể và đề xuất 6 GP mang tính khả thi cao trong bối
cảnh, môi trường ĐT của các trường trực thuộc ĐHQG - HCM. Luận án cũng chỉ ra cần có
sự ưu tiên trong quá trình áp dụng các GP.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng các tiêu chí ĐG hoặc Khung tham chiếu cho hoạt động ĐT theo tín chỉ
được sử dụng như là công cụ để ĐG các trường ĐH.
- Có kế hoạch KT ĐG hoạt động ĐT theo TC định kỳ ở từng nhóm, vùng đại học
trên cả nước.
- Có những chế độ, chính sách khuyến khích và phù hợp với hoạt động ĐT theo TC.
2.2. Đối Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
- Có vai trò là người nối kết các trường đại học với nhau trong việc phối kết hợp, chia
sẻ trong công tác ĐT, QL ĐT theo TC.
- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định thống nhất về hoạt động ĐT theo tín chỉ
trong nhóm các trường trực thuộc ĐHQG - HCM.
- Hỗ trợ, tư vấn cho các trường ĐH còn gặp nhiều thách thức trong ĐT theo TC.
2.3. Đối với các trường thành viên thuộc ĐHQG - HCM
- Đẩy mạnh hoạt động xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và phân công trách nhiệm
quyền hạn cho các đơn vị và cho từng vị trí thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức KTĐG và rà soát công tác QL ĐT theo TC định kỳ theo những cấp độ QL.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng, phát triển năng lực, kỹ năng cho các vị trí
công việc ảnh hưởng đến kết quả ĐT như đội ngũ cố vấn học tập, phục vụ ĐT...
26
- Áp dụng Khung tham chiếu và các giải pháp mà luận án đề xuất như cơ sở để đánh
giá và có những thay đổi phù hợp với tổ chức.
- Có những chế độ chính sách khuyến khích, phù hợp với hoạt động đào tạo
theo tín chỉ.
2.4. Đối với cấp cán bộ quản lí cấp khoa và giảng viên
- Ban chủ nhiệm khoa, trưởng tổ bộ môn có kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên và
sinh viên nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò của ĐT theo TC trong hoạt động giảng dạy
và học tập.
- Ban chủ nhiệm khoa, trưởng tổ bộ môn tổ chức các buổi chuyên đề, chia sẻ... về các
cách thức tổ chức các hoạt động đặc trưng của ĐT theo TC.
- Ban chủ nhiệm khoa, trưởng tổ bộ môn thực hiện đảm bảo các chức năng QL nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên trong ĐT theo TC.
- Giảng viên cần nhận thức và thực hiện các nhiệm vụ trách nhiệm giảng dạy dựa trên
bản chất, yêu cầu của ĐT theo TC.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cao Thị Châu Thủy (2013), Vai trò trách nhiêṃ của chủ thể quản lí hoạt đôṇg giảng
dạy theo tín chỉ ở cấp đô ̣Khoa trong trường Đại học. Tạp chí Giáo dục, số 301, kì 1-
1/2013, ISSN 2189608667476
2. Cao Thị Châu Thủy (2014) Một số thay đổi về vai trò của giảng viên trường đại học,
cao đẳng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí Khoa học giáo dục, số đặc biệt,
ISSN 0868-3662.
3. Cao Thị Châu Thủy (2014) Để phát huy hiệu quả phương thức đào tạo theo tín chỉ ở
các trường Đại học Việt Nam, Tuyển tập chuyên khảo “Giáo dục và phát triển”, ISBN
987-604-73-2946-5.
4. Nguyễn Hữu Châu, Cao Thị Châu Thủy (2014), Increasing workload in teaching
activities under the credit based training system –a case study in a university in Viet
Nam, International Journal of Research In Social Sciences pp 30-36 Vol 04. No. 6-
2014, ISSN 2307 -227X.
5. Cao Thị Châu Thủy (2015), Khung tham chiếu - công cụ quản lí hoạt động
học tập trong đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 124,
01/2016. ISSN 0868 - 3662
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_qua_trinh_dao_tao_theo_tin_chi_o_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho_chi_minhtt_9548.pdf