Việc hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý; đổi
mới cơ chế, phương thức QLNN phù hợp với yêu cầu về QLCM trong lĩnh
vực giáo dục và điều kiện đặc thù về KT – XH các địa phương sẽ tạo điều
kiện tốt hơn để thu hút đầu tư phát triển hệ thống trường phổ thông NCL, phát
huy được hiệu quả các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển giáo dục
phổ thông góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu
phát triển bền vững KT – XH vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2011– 2020.
197 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý bằng pháp luật với các
thể chế, các công cụ quản lý – điều tiết vĩ mô.
Nhà nước quản lý thống nhất đối với các cơ sở giáo dục công lập và
NCL; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đó cùng phát triển ổn định; bảo đảm
lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của xã hội. Tách bạch QLNN khỏi việc
điều hành công việc thường xuyên của cơ sở. Một mặt trao cho cơ sở đầy đủ
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; mặt khác, tăng cường giám sát nhằm bảo
đảm quyền sở hữu và vai trò của đại diện chủ sở hữu trong các cơ sở giáo dục
NCL. Các cấp QLNN không can thiệp sâu vào lĩnh vực quản lý hoạt động nhà
trường phổ thông NCL.
Vì vậy, cần đầu tư thể chế hóa các chủ trương, có cơ chế nhằm đảm bảo
thực thi hiệu quả quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường NCL.
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đã được Chính phủ đề ra trong
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005.
Hai là, tuân theo quy luật thị trường đi đôi với việc phát huy vai trò
quản lý của Nhà nước và đảm bảo tính định hướng XHCN, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh giữa các trường phổ thông NCL, giữa hệ thống
trường công lập và hệ thống trường NCL.
Bằng việc thừa nhận sự tồn tại của thị trường dịch vụ giáo dục (thể hiện
trong tư duy và cả trong chính sách, cơ chế và giải pháp QLNN), thúc đẩy
từng bước hoàn thiện thị trường này, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và quản lý
nó một cách tương thích; giải quyết hài hòa các lợi ích của xã hội, của nhà
đầu tư, của người học. Mặt khác, tăng cường quản lý bằng pháp chế, kiểm tra
thực hiện chính sách để góp phần tiếp tục phát huy hiệu lực QLNN đối với hệ
thống trường phổ thông NCL các tỉnh vùng Tây Nguyên.
164
Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy phát triển; các tổ
chức, cá nhân được đầu tư thành lập trường phổ thông NCL phải luôn chú
trọng đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể tồn tại và phát
triển trong cơ chế cạnh tranh, dù động cơ thúc đẩy họ vẫn chủ yếu vì lợi
nhuận.
Trên cơ sở xem xét đề xuất của nghiên cứu sinh về “Mô hình Ánh sáng
trắng” (đã nêu trong Chương 1) để tiếp tục quan tâm tạo lập môi trường hoạt
động phù hợp cho các trường phổ thông NCL thông qua phát huy vai trò Nhà
nước và sự phối hợp – tác động của các thành tố cơ bản: Nhà nước, thị
trường, cơ sở giáo dục NCL, vai trò giám sát – hỗ trợ của các tổ chức cộng
đồng, chủ thể đầu tư thành lập trường, lực lượng nhân sự trong các cơ quan
QLNN, điều kiện KT – XH địa phương.
Chú ý vận dụng hài hòa và linh hoạt 3 cơ chế: cơ chế quyền lực Nhà
nước, cơ chế thị trường và cơ chế đồng thuận của các tổ chức xã hội. Từ đó,
tạo nền cho việc xác lập cơ chế quản lý mới, chú trọng sự tham gia của yếu tố
xã hội công dân trong QLNN về giáo dục và nâng cao hiệu lực QLNN đối với
hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên.
Ba là, thực thi hợp lý, có định hướng và có sự quản lý của Nhà nước
trong việc thực hiện cơ chế tự chủ – tự chịu trách nhiệm về học phí – hạch
toán tài chính gắn với việc công khai kết quả công nhận về kiểm định chất
lượng giáo dục của từng trường phổ thông NCL.
Các cấp QLNN quan tâm hơn về tính nhạy cảm của vấn đề học phí.
Vấn đề học phí thường có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh NCL và cả xã hội.
Học phí trường phổ thông NCL cần được hiểu đúng hơn là “tiền học” với tính
chất là giá cả dịch vụ học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu đào tạo
của giáo dục phổ thông. Do đó, trong mối quan hệ giữa học phí – điều kiện
học tập và chất lượng dịch vụ, Nhà nước cần kết hợp quản lý theo Luật giá,
khác với quản lý về phí như đối với học phí trường công lập.
165
- Xóa bỏ mọi khoản thu khác ngoài học phí. Trường NCL được tự
quyết định và công khai học phí, công khai tài chính; chống lạm thu, chạy
theo lợi nhuận (tiết giảm đầu tư cho các hoạt động giáo dục, sĩ số học sinh/
lớp quá cao . . .); có phương thức kiểm soát và xác định cơ sở để trường phổ
thông NCL tự định học phí và có sự giám sát xã hội, cộng đồng và PHHS.
Cần quản lý ở một mức độ cần thiết và phù hợp về học phí các trường
phổ thông NCL. Học phí của trường NCL thì giao cho họ tự chủ, trên tinh
thần đảm bảo chi phí đào tạo mà họ cần. Nhưng tôn trọng quyền tự chủ không
có nghĩa là hoàn toàn thả nổi – không có những tác động quản lý nhất định ở
mức cần thiết đối với lĩnh vực học phí trường phổ thông NCL. Trên thực tế,
tuy người dân đôi khi biết mình phải trả một mức học phí cao hơn bình
thường nhưng vẫn phải chấp nhận. Vì với phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh
vào lớp 10 công lập ở các thành phố, thị xã vùng Tây Nguyên như hiện nay,
không học ở trường phổ thông NCL, nhiều học sinh sẽ không có chỗ để học.
- Không thể ấn định khung học phí có tính chất đồng loạt đối với các
trường phổ thông NCL như trước đây. Các cơ quan QLNN các tỉnh vùng Tây
Nguyên cần sử dụng những chuyên gia tài chính giỏi để khắc phục những yếu
kém hiện nay trong việc phân tích – thẩm định và phê duyệt mức học phí của
các trường NCL đề xuất; chống móc ngoặc – tiêu cực trong lĩnh vực thẩm
định và phê duyệt này.
Dù cho phép trường phổ thông NCL tự chủ về học phí vẫn cần có cách
quy định mức trần học phí của trường phổ thông NCL (có thể dựa vào khung
học phí tương ứng của các trường phổ thông công lập, cộng với phần kinh phí
Nhà nước cấp cho các trường công lập mà các trường phổ thông NCL không
được hưởng, tính ra mức học phí trung bình để từ đó tham khảo).
Tất nhiên, các cơ quan QLNN còn phải tính đến các yếu tố về đầu tư,
thương hiệu và hiệu quả của nhà trường cũng như thu nhập hợp lý của nhà
đầu tư. Như vậy, đảm bảo được quyền lợi cho cả nhà trường và học sinh. Mặt
166
khác, về lâu dài, các địa phương cần xem xét – đề xuất Nhà nước điều chỉnh
Luật Giáo dục để đưa vào vấn đề về quản lý học phí của trường phổ NCL.
Bốn là, hoàn thiện hoặc ban hành mới quy chế hoạt động của các
loại quỹ, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính và về việc huy động nguồn lực
cho trường phổ thông NCL.
Trên thực tế, ngoài học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ học sinh
(theo thỏa thuận), trong hệ thống trường phổ thông NCL còn có một số nguồn
thu từ hỗ trợ học bổng, tài trợ của một số doanh nghiệp cho học sinh và một
số hoạt động giáo dục. . . Để đảm bảo tính minh bạch, từ góc độ quản lý, các
cấp QLNN cần có tầm nhìn đón đầu nhưng thông thoáng để quy định quy chế
hoạt động của các loại quỹ, vừa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể huy
động tốt hơn nguồn lực hỗ trợ trong cộng đồng – xã hội, vừa đảm bảo việc sử
dụng nguồn tài trợ này công khai và đúng mục đích.
3.2.3.4 Điều kiện đảm bảo tính khả thi của các giải pháp
- Cơ chế QLNN hiện nay, về cơ bản chỉ mới tập trung chủ yếu vào mối
quan hệ giữa Nhà nước và nhà trường. Ngoài việc xử lý khéo léo tính phức
tạp và đa dạng của hệ thống, còn phải tính đến vai trò và tác động của cả ba
khu vực: Nhà nước, thị trường, xã hội dân sự trong đời sống KT – XH nói
chung, trong giáo dục nói riêng. Từ đó, chuyển cách tiếp cận từ cơ chế quản
lý lấy nhà quản lý làm trung tâm sang cơ chế quản lý mới, lấy nhà trường
NCL làm trung tâm; hướng tới việc trao quyền, tạo ra một không gian khoáng
đạt, dân chủ trong QLNN đối với hệ thống trường NCL. Bằng cách tiếp cận
tổng thể, toàn hệ thống, trong đó cần thiết xác định mô hình mới, đó là mô
hình QLCM, tương thích với các yêu cầu mới của sự phát triển KT – XH.
Với sự tham gia của hai nhân tố mới là thị trường và xã hội dân sự, mô
hình QLNN buộc phải thay đổi. Các cấp QLNNN cần sử dụng lý thuyết về
QLCM như một khung tham chiếu để phân tích yêu cầu đổi mới QLNN đối
với hệ thống trường phổ thông NCL trên cả ba phương diện: tạo lập môi
167
trường hoạt động phù hợp, xây dựng khung pháp lý và sử dụng hiệu quả công
cụ quản lý vĩ mô gắn với đổi mới cơ chế quản lý trong quá trình tổ chức –
thực hiện chức năng QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL.
- Để thực sự đổi mới QLNN đối với hệ thống trường NCL trong tiến
trình XHHGD, không thể duy trì cơ chế quản lý như đối với trường công lập.
Các cấp QLNN cần tiếp cận và thực hiện mô hình QLCM thay cho mô hình
quản lý công truyền thống. Trong đó, chú ý tăng cường phân cấp quản lý,
khắc phục tính quan liêu, nâng cao tính công khai, minh bạch; lấy sự hài lòng
của người dân làm thước đo chất lượng dịch vụ.
Trong lĩnh vực giáo dục, mô hình QLCM là mô hình trong đó nhà
trường NCL được giao quyền tự chủ nhiều hơn và chịu sự giám sát, kiểm soát
của 3 khu vực: Nhà nước với hệ thống luật pháp và các thể chế; thị trường với
các quy luật và nhất là cơ chế cạnh tranh; xã hội dân sự với vai trò là đối tác
của Nhà nước và đối trọng của thị trường. [59]
- Đổi mới cơ chế QLNN phải trên cơ sở nhận thức sâu sắc hơn về yếu
tố thị trường dịch vụ giáo dục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường giáo dục
khác về bản chất với thị trường hàng hóa hoặc thị trường trong các lĩnh vực
dịch vụ khác. Điểm khác biệt cơ bản là trong thị trường dịch vụ giáo dục, bên
cạnh cơ chế cạnh tranh và các nhà cung ứng giáo dục tư nhân, Nhà nước vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ giáo dục. Trong đó, giáo dục phổ
thông phải được xác định là dịch vụ công cộng cơ bản, tác động sâu sắc đến
sự phát triển bền vững của từng vùng – miền và của cả đất nước.
Quá trình phát triển thị trường giáo dục được gọi là thị trường hóa
trong giáo dục; bản chất của quá trình này là sử dụng các giải pháp, công cụ
của thị trường, của cơ chế thị trường để phát triển giáo dục. Ở cấp hệ thống,
cơ chế cạnh tranh được đưa vào giữa các trường học trong việc thu hút người
học và các nguồn lực; ở cấp trường, phương thức quản lý theo nguyên tắc chi
phí – hiệu quả và hướng tới khách hàng được áp dụng rộng rãi.
168
- Thay đổi tư duy của các cấp QLNN một số tỉnh vùng Tây Nguyên là
điều kiện có tính chất tiên quyết trong việc tiến hành đổi mới cơ chế QLNN
trên cơ sở có cách nhìn mới về việc tổ chức cung ứng, quản lý dịch vụ giáo
dục phổ thông NCL; thực sự xem chủ thể đầu tư thành lập trường NCL vừa là
đối tượng quản lý, vừa là đối tác của Nhà nước trong cung ứng DVC. Từ đó,
coi trọng hơn nữa tính hợp lý, thông thoáng, phù hợp và hiệu quả.
Mặt khác, cần có bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có tính
chuyên nghiệp trong lĩnh vực QLNN; hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống
văn bản của các cơ quan QLNN cấp tỉnh hướng dẫn, quy định về quản lý đối
với hệ thống trường phổ thông NCL.
3.2.4 Nhóm giải pháp thực hiện chuyển đổi loại hình trường theo
Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.2.4.1 Mục đích của giải pháp
Chỉ đạo – giải quyết dứt điểm những vướng mắc để sớm hoàn thành
việc chuyển đổi loại hình trường phổ bán công, trường phổ thông dân lập
sang loại hình trường phổ thông tư thục hoặc trường phổ thông công lập theo
Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; để loại hình
trường phổ thông NCL phù hợp với Luật Giáo dục 2005 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2009), Điều lệ trường phổ thông và Quy chế tổ chức hoạt động của
trường phổ thông tư thục. Thực hiện thí điểm chuyển loại hình một số trường
công lập gắn với thu hút đầu tư thành lập trường phổ thông NCL.
3.2.4.2 Cơ sở để đề xuất giải pháp
- Chuyển đổi các loại hình trường là yêu cầu quan trọng theo Nghị
quyết 05/NQ – CP của Chính phủ, để trên cơ sở đó, đảm bảo yêu cầu thể chế
quy định đối với loại hình trường phổ thông NCL. Việc chuyển đổi các loại
hình trường phổ thông dân lập sang trường phổ thông tư thục ở phần lớn các
tỉnh vùng Tây Nguyên còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, đến nay vẫn chưa
hoàn thành.
169
- Trong kế hoạch đề ra, các tỉnh vùng Tây Nguyên chưa chú ý đúng
mức đến yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về thí điểm
chuyển đổi một số trường phổ thông công lập sang loại hình tư thục.
3.2.4.3 Các giải pháp
Một là, giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong quá trình chuyển
đổi các loại hình trường gắn với thực hiện định hướng và kế hoạch phát
triển giáo dục phổ thông của từng tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.
- Đưa một số trường phổ thông NCL là trường bán công trở lại loại
hình trường phổ thông công lập ở một số địa bàn KT – XH còn nhiều khó
khăn ở Tây Nguyên. Xóa bỏ loại hình trường “công lập tự chủ tài chính” đã
từng được một số tỉnh vùng Tây Nguyên áp dụng khi vừa mới có Thông tư
11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng trên thực tế chỉ là
sự thay đổi tên gọi trường bán công trước đây. Xét về mặt thể chế, loại hình
này không có trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giải quyết thỏa đáng các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi
trường bán công sang công lập, nhất là việc giải quyết về đội ngũ giáo viên:
số giáo viên cơ hữu (trước đây đã được Nhà nước ký hợp đồng dài hạn) và số
giáo viên lâu nay do các trường bán công hợp đồng – đã dạy tại trường nhiều
năm qua (chiếm khoảng 50% tổng số giáo viên của mỗi trường), kể cả các chế
độ, chính sách liên quan như bảo hiểm xã hội, phụ cấp thâm niên giáo dục,
nâng bậc lương . . . Trong các năm gần đây, các Sở Nội vụ giao biên chế đội
ngũ của cho ngành Giáo dục các tỉnh nhưng chưa chú ý giải quyết vấn đề này.
- Chuyển đổi trường phổ thông dân lập thành trường phổ thông tư thục
hiện nay còn gặp nhiều vấn đề phức tạp do phần Nhà nước giao cơ sở trường
lớp, đất đai cho trường dân lập trước đây và việc phân định sở hữu, định giá
tài sản đầu tư bổ sung của các thành viên góp vốn trong những năm qua.
UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên quan tâm tập trung chỉ đạo các Sở –
ngành chức năng xem xét – xử lý thỏa đáng vướng mắc chính hiện nay là vấn
170
đề sở hữu tài sản của các trường phổ thông dân lập (khối tài sản tăng thêm).
Các ban – ngành chức năng tại các tỉnh vùng Tây Nguyên cần chủ động phối
hợp tốt hơn với các Sở Giáo dục và Đào tạo, chú trọng chỉ đạo giải quyết
những vướng mắc về tài chính, tài sản; giải quyết tranh chấp (nếu có) để tất cả
các trường phổ thông dân lập phải trở thành trường tư thục.
Các trường dân lập trước đây được các cấp QLNN các tỉnh vùng Tây
Nguyên bố trí đất đai, cơ sở trường lớp ban đầu, nhưng về bản chất vẫn hoạt
động không khác trường tư thục (chẳng qua vì chính sách trước năm 2000
chưa cho phép thành lập trường tư thục). Có ý kiến cho rằng: những trường
dân lập ngay từ đầu phải huy động lượng vốn góp lớn (so với thời giá lúc
thành lập) để đầu tư – nâng cấp cơ sở vật chất cũng như chi phí cho việc vận
hành trường. Như vậy, giải quyết khối tài sản tăng thêm không nên nhận thức
máy móc với quan niệm trường dân lập do một tổ chức đứng ra thành lập hay
do cộng đồng dân cư tạo nên (vì điều này chỉ mang tính hình thức).
Với cách nhìn đó, một mặt có thể tán đồng quan điểm cho rằng những
người góp vốn của trường dân lập không có toàn quyền sở hữu đối với khối
tài sản tăng thêm. Mặt khác, cũng phải thấy rằng những người góp vốn ban
đầu chấp nhận rất nhiều rủi ro, nhất là đối với những trường thành lập đầu
tiên. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, các trường này cũng đã nỗ lực trong
việc tích lũy thu nhập (thay vì chi lương và thưởng cao, chia cổ tức nhiều) để
tạo dựng cơ sở vật chất, tích lũy thành tài sản.
Hai là, xác định loại hình phù hợp đối với các trường PT dân lập
Hermann Gmeiner do tổ chức SOS thành lập.
Hệ thống Trường phổ thông dân lập Hermann Gmeiner (Tây Nguyên
hiện có 2 trường ở Đà Lạt và Ban Mê Thuột) thực chất là những cơ sở giáo
dục phổ thông phi lợi nhuận, được SOS là tổ chức quốc tế phi chính phủ đầu
tư, được Nhà nước cho phép thành lập và trực tiếp quản lý – điều hành hoạt
động. Với vai trò QLNN, theo phân cấp quản lý, các Sở – ngành chức năng
171
cần hướng dẫn thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt các quy định của Quy
chế trường tư thục phù hợp với tính chất của một trường phổ thông NCL phi
lợi nhuận, đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế và pháp luật của quốc gia.
Ba là, xây dựng đề án cụ thể để thí điểm tư thục hóa một số trường
phổ thông công lập tại các thành phố lớn trong vùng Tây Nguyên.
Yêu cầu này đã có trong Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về chuyển đổi loại hình trường. Các cấp QLNN các tỉnh Tây
Nguyên có thể khảo sát – xem xét thí điểm chuyển đổi một số trường công lập
có điều kiện thu hút đầu tư thông qua vận dụng phương thức cổ phần hóa.
3.2.4.4 Điều kiện đảm bảo tính khả thi của các giải pháp
- Xác định vai trò Nhà nước và tăng cường trách nhiệm QLNN của các
tỉnh vùng Tây Nguyên trong việc chỉ đạo, triển khai – thực hiện kế hoạch
chuyển đổi loại hình trường, có sự phối hợp đồng bộ hơn giữa các Sở – ngành
chức năng. Trong đó, cần tập trung giải quyết vấn đề sở hữu, trị giá tài sản đối
với trường phổ thông dân lập chuyển sang loại hình tư thục.
Chúng ta cần nhận thức quyền sở hữu là gốc rễ của vấn đề. Giáo dục lại
là lĩnh vực khá nhạy cảm, nhất là khu vực NCL. Vì vậy, giải quyết vấn đề sở
hữu đối với các trường phổ thông loại hình dân lập trước đây để chuyển sang
loại hình tư thục thực sự không đơn giản trong cơ chế QLNN hiện nay. Tuy
nhiên, nếu nhìn theo hướng phát triển thì một giải pháp dứt khoát nhằm giải
quyết tận gốc rễ của vấn đề là rất cần thiết và mang tính cấp bách.
- Kế hoạch chuyển đổi loại hình trường phải đồng bộ – tương ứng với
việc điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh sau khi đã công lập hóa
một số trường phổ thông bán công, tư thục hóa trường phổ thông dân lập. Mặt
khác, phải quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng dạy – học của hệ thống
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và hệ thống trường THCS để tạo điều
kiện phân luồng học sinh tốt nghiệp tiểu học, THCS; tạo thêm cơ hội học tập
cho học sinh tốt nghiệp THCS trong tình hình nhiều huyện, thị xã, thị trấn
172
vùng Tây Nguyên không còn trường phổ thông NCL như trước đây (do đã
công lập hóa các trường bán công) và hệ thống trường phổ thông công lập
hiện có không thể thu hút hết học sinh tốt nghiệp THCS học lên cấp THPT.
- Phối hợp tốt giữa các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội
vụ trong quá trình thực hiện chuyển đổi loại hình trường, phát triển trường
phổ thông tư thục. Lưu ý các phương sách hạn chế thất thoát tài sản công,
chống lợi dụng chạy dự án, chiếm đất – không thực hiện đúng mục đích sử
dụng trong điều kiện Nhà nước có nhiều ưu đãi về việc giao đất đai – hỗ trợ
kinh phí thanh toán đền bù – giải phóng mặt bằng.
- Cần tổ chức cuộc họp chung giữa Tổ chức SOS, Ban giám hiệu các
trường phổ thông Hermann Gmeiner – Đà Lạt, trường phổ thông Hermann
Gmeiner – Buôn Ma Thuột; Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh liên
quan để bàn bạc thống nhất phương thức chuyển đổi loại hình phù hợp cho
các trường phổ thông NCL có tính chất đặc thù và có yếu tố nước ngoài này.
3.2.5 Nhóm giải pháp về đảm bảo hiệu lực QLNN trong lĩnh vực
kiểm tra – kiểm soát, kiểm định chất lượng đối với hệ trường phổ thông
NCL trên địa bàn Tây Nguyên
3.2.5.1 Mục đích của giải pháp
- Đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ giáo dục phổ thông NCL gắn với việc tự
chủ – tự chịu trách nhiệm, yêu cầu công khai và trách nhiệm giải trình; đảm
bảo công bằng xã hội (lợi ích phù hợp của nhà đầu tư, quyền lợi người học và
cả lợi ích xã hội); phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống trường phổ thông
NCL trên địa bàn Tây Nguyên.
- Đảm bảo hiệu lực quản lý của các cơ quan QLNN cấp tỉnh trong lĩnh
vực kiểm tra – kiểm soát, kiểm định chất lượng đối với các trường phổ thông
NCL; thể chế hóa vai trò giám sát của cộng đồng, các Hội nghề nghiệp như
Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học . . . về chất lượng hoạt động của các
trường phổ thông NCL.
173
3.2.5.2 Cơ sở để đề xuất giải pháp
- Kiểm tra – kiểm soát là một trong những chức năng quản lý và cũng
là nội dung QLNN rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của trường phổ thông
NCL đúng mục tiêu đào tạo của giáo dục Phổ thông và đúng quy định của
pháp luật; là phương thức để đảm bảo quyền lợi của học sinh và phụ huynh
học sinh với tư cách “khách hàng”, “người tiêu dùng” sản phẩm dịch vụ giáo
dục NCL trong mối tương quan học phí – điều kiện chăm sóc, học tập; chất
lượng và hiệu quả đào tạo theo tiêu chí, tiêu chuẩn Nhà nước quy định.
- Kiểm định chất lượng là hệ thống đảm bảo chất lượng dịch vụ do các
cơ sở giáo dục NCL cung cấp. Đây không chỉ là nhiệm vụ QLNN mà còn là
trách nhiệm với “thị trường” dịch vụ giáo dục, trách nhiệm xã hội.
- Xét về mặt thực tiễn, những năm qua, các cấp QLNN các tỉnh vùng
Tây Nguyên chưa thực hiện tốt việc kiểm tra tiến độ đầu tư theo các cam kết
trong dự án được duyệt. Nhiều trường phổ thông NCL chưa thực hiện tốt việc
thành lập và phát huy đúng vai trò, chức năng của Hội đồng Quản trị, Ban
Kiểm soát; chưa thực hiện tốt các quy định về 3 công khai: công khai tài
chính, công khai chất lượng và công khai về điều kiện phục vụ dạy học, các
hoạt động giáo dục.
- Vai trò phối hợp, giám sát của các tổ chức xã hội, các hội nghề
nghiệp, Hội Phụ huynh học sinh đối với hoạt động của trường phổ thông NCL
chưa được phát huy tốt.
3.2.5.3 Các giải pháp
Một là, quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm. Đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý
của các cấp.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo chú trọng công đoạn kiểm tra – thẩm
định điều kiện để cho phép trường phổ thông NCL hoạt động (sau khi đã
được UBND tỉnh cấp phép thành lập trường).
174
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế hậu kiểm đối với hệ thống trường
phổ thông NCL, đặc biệt là trong 3 năm đầu sau khi trường phổ thông NCL
được phép hoạt động; kiểm tra tiến độ đầu tư theo các cam kết trong dự án
đầu tư đã được UBND các tỉnh phê duyệt khi cấp phép thành lập trường phổ
thông NCL.
Hai là, kiểm tra, chỉ đạo trường NCL nghiêm túc thực hiện “Quy chế
tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục” đã được Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành.
- Chú trọng chỉ đạo thành lập, phát huy vai trò của Hội đồng Quản trị,
Ban Kiểm soát (đã quy định trong “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
phổ thông tư thục” được ban hành kèm theo Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) theo đúng chức năng làm cầu
nối giữa chủ sở hữu và xã hội với nhà trường, đảm bảo sự hoàn thành nhiệm
vụ của bộ máy điều hành – thực thi của hiệu trưởng trường phổ thông NCL.
Cần có sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, việc trích
nộp khấu hao, tính toán chi phí và việc phân chia lợi nhuận cho các cổ đông
góp vốn đầu tư thành lập trường NCL. Lĩnh vực này không thể hoàn toàn
hoặc hầu như khoán trắng; làm phát sinh những vấn đề nội bộ khá phức tạp đã
từng xảy ra trong Đại hội cổ đông của một số trường phổ thông NCL các tỉnh
vùng Tây Nguyên.
- Chống biểu hiện chèn ép – loại bỏ học sinh yếu để chạy theo tỷ lệ tốt
nghiệp trung học phổ thông, quảng bá không đúng thực tế để xây dựng hình
ảnh và thương hiệu không thực chất; tuyển sinh tùy tiện, móc ngoặc với cơ
quan quản lý chuyên ngành (nhất là việc kiểm định chất lượng, trong điều
kiện các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Nguyên chưa có đơn vị đủ tầm
chuyên sâu; chưa có đơn vị kiểm định độc lập) . . . Đây là những hạn chế, tiêu
cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, dấu vết của thương mại hóa
giáo dục, là hạn chế của mô hình trường phổ thông NCL vì lợi nhuận.
175
Ba là, thể chế hóa để tạo hành lang pháp lý nhằm phát huy tốt vai trò
giám sát của cộng đồng, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội nghề nghiệp
về chất lượng hoạt động của các trường phổ thông NCL.
Chú trọng phát huy vai trò của Hội Phụ huynh học sinh trường NCL –
với tư cách là đại diện khách hàng (hợp tác với nhà trường trong việc giáo
dục, tham gia Ban Kiểm soát). Hiện nay, vai trò của cộng đồng và các tổ chức
chính trị – xã hội tuy đã được quan tâm nhưng chưa được thể chế hóa, hoạt
động kém hiệu quả. Cần quan tâm phát huy sự tham gia của các nhà hoạt
động xã hội có tâm huyết với giáo dục, các hội nghề nghiệp (như Hội Cựu
giáo chức, Hội Khuyến học . . .), Hội đồng giáo dục các địa phương.
Bốn là, thiết lập vững chắc hệ thống đảm bảo chất lượng tại các Sở
Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt quy trình kiểm định chất lượng đối với
hệ thống trường phổ thông NCL theo quy định hiện hành.
Ưu tiên kiểm định chất lượng các trường phổ thông NCL, công khai kết
quả kiểm định sau khi đã đánh giá ngoài. Hiện nay các Sở Giáo dục và Đào
tạo các tỉnh vùng Tây Nguyên mới chỉ tập trung kiểm định các trường công
lập, kết quả kiểm định mới chỉ mang tính chất thông tin tham khảo nội bộ.
Thực hiện khách quan quy trình kiểm định – công nhận (accreditation)
xuyên suốt từ hoạt động tự đánh giá, khảo sát tại chỗ của đồng nghiệp và
quyết định công nhận chất lượng của cơ quan QLNN. Giải pháp này sẽ hỗ trợ
cho nhà trường giải trình công khai các hoạt động của mình cho những người
có lợi ích liên quan (stakeholders) và vì sự công bằng cho xã hội. [51]
Trên thực tế, GS Phạm Phụ cho rằng thị trường dịch vụ giáo dục hiện
nay chủ yếu là “thị trường của niềm tin” [49]. Vì vậy, trong lĩnh vực QLNN
rất cần phương thức và cơ chế kiểm soát dịch vụ. GS. TSKH Lâm Quang
Thiệp cũng đã nhận định: hệ thống giáo dục NCL hiện nay chưa đáp ứng nhu
cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thách thức lớn là cần phải có được nhà kiểm định chất lượng trung thực,
176
khách quan và có năng lực để bảo vệ người học, nhất là trước những nguy cơ
khi Việt Nam mở cửa thị trường giáo dục. Mặt khác, theo TS Mark A.
Ashwill – Giám đốc Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tại Việt Nam: Việt Nam cần
khép cửa trước những cơ sở giáo dục chỉ có ý định lợi dụng sự thiếu hiểu biết
của khách hàng. TS Jane Knight (Đại học Toronto, Canada) cũng đã tư vấn và
cảnh báo: hệ thống kiểm định chất lượng cũng có thể bị lợi dụng.
3.2.5.4 Điều kiện đảm bảo tính khả thi của các giải pháp
- Chính phủ, các Bộ – ngành và UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên có
kế hoạch phân tích chính sách, chú trọng việc kiểm tra thực hiện chính sách
tại các địa phương, không chỉ dựa vào công tác kiểm tra – giám sát của
HĐND các tỉnh.
- Cần xác định kiểm tra, kiểm soát và kiểm định chất lượng đối với
trường phổ thông NCL là một trong những chức năng cơ bản và là trách
nhiệm khá quan trọng của các cơ quan thẩm quyền chức năng QLNN về giáo
dục của các tỉnh. Lĩnh vực này cần có sự phối hợp đồng bộ hơn giữa các Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Thanh tra Nhà nước các cấp.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Nguyên sớm thiết lập và kiện
toàn bộ phận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, có biện pháp tăng cường
năng lực triển khai và điều phối, đảm bảo tính minh bạch và khách quan để
thi hành nhiệm vụ quản lý quan trọng này. Vai trò của các tổ chức xã hội,
cộng đồng và các hội nghề nghiệp cần được Nhà nước thể chế hóa.
- Các trường phổ thông NCL phải thực hiện đúng những quy định trong
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục. Trong đó,
nghiêm túc triển khai – thực hiện các yêu cầu Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã quy định về tự kiểm tra nội bộ trường học; phát huy vai trò và hiệu quả
hoạt động của Hội đồng Quản trị, Hội đồng trường; hoạt động của Ban Kiểm
soát trong các trường phổ thông NCL thực sự có hiệu quả, không bị sự chi
phối quá sâu của Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
177
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 VÀ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Từ thực tiễn QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên địa
bàn Tây Nguyên trong thời gian qua, những quan điểm cơ bản về XHHGD,
yêu cầu cần quan tâm trong phát triển giáo dục phổ thông vùng Tây Nguyên
và những dự báo về nhu cầu, xu hướng phát triển trong các yếu tố về cơ hội
cũng như những thách thức, những nghiên cứu trên đây đã đề ra những định
hướng, mục tiêu cần hướng tới trong quá trình lập quy hoạch và chỉ đạo phát
triển hệ thống trường phổ thông NCL tại Tây Nguyên những năm sắp tới.
Bằng những luận cứ khoa học và thực tiễn, Chương 3 của luận án đã
tập trung đề xuất 05 nhóm giải pháp có tính chất đồng bộ và khả thi để đổi
mới, tăng cường hiệu lực – hiệu quả QLNN đối với hệ thống trường phổ
thông NCL trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020.
Trong các nhóm giải pháp đề ra, nghiên cứu sinh đã tập trung lý giải – phân
tích để làm rõ và nhấn mạnh các giải pháp cơ bản về công tác quy hoạch, xây
dựng và thực thi chính sách, nâng cao năng lực quản lý và đặc biệt là các giải
pháp đổi mới cơ chế QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL trên cơ
sở tiếp cận lý thuyết về QLCM, chú trọng yếu tố thị trường dịch vụ giáo dục
và xu hướng phát triển của xã hội dân sự.
- Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ – ngành chức năng
Một là, xây dựng hành lang pháp lý cho trường NCL phi lợi nhuận; làm
rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận. Từ đó, có các
cơ chế, chính sách hợp lý, phù hợp với từng loại hình trường NCL. Xây dựng
và ban hành nghị định riêng về QLNN đối với hệ thống cơ sở giáo dục NCL.
Hai là, cần chỉ đạo nghiên cứu thêm về loại hình trường phổ thông
NCL hoạt động theo cơ chế “nửa vì lợi nhuận” hoặc “lợi nhuận thích hợp”.
Thể chế hóa những quy định về điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động phù
hợp với loại hình trường NCL hoạt động theo cơ chế lợi nhuận, phi lợi nhuận
hoặc lợi nhuận thích hợp đi đôi với chính sách và phương thức tài trợ công.
178
Ba là, nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn cụ thể về đấu thầu
cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông;
ban hành chính sách hỗ trợ từ ngân sách cho các trường phổ thông NCL.
Bốn là, xem xét thành lập bộ phận chuyên trách quản lý trường tư thục
(hoặc quản lý giáo dục NCL) trong hệ thống quản lý của ngành Giáo dục và
Đào tạo. Điều chỉnh, cụ thể hóa điều kiện đầu tư – thành lập trường phổ thông
NCL với tính chất là một loại hình đầu tư đặc thù và có điều kiện. Trong đó,
nghiên cứu quy định thật rõ về điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của
trường tư thục theo cơ chế phi lợi nhuận để xem xét bổ sung “Quy chế tổ
chức và hoạt động của trường phổ thông loại hình tư thục”.
Năm là, hệ thống trường phổ thông NCL cần đa dạng và linh hoạt hơn
để phù hợp với yêu cầu phát triển trường NCL ở các địa bàn có điều kiện KT
– XH khác nhau, không nên chỉ có một loại hình là trường tư thục. Quan tâm
nghiên cứu mô hình trường phổ thông “bán công” mới trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của một số nước, nhất là về phương thức tài trợ công.
- Kiến nghị đối với UBND tỉnh, các ngành chức năng QLNN địa
phương các tỉnh vùng Tây Nguyên
Một là, khẩn trương lập quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ
thông NCL giai đoạn 2011 – 2020. Chú trọng công khai quy hoạch; bố trí
nguồn ngân sách hỗ trợ cho các trường NCL; ban hành chính sách địa phương
nhằm thực sự ưu đãi – khuyến khích đầu tư phát triển trường phổ thông NCL.
Hai là, thực thi công bằng xã hội, ưu tiên phát triển mạnh hệ thống
trường công lập vùng khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho học sinh
dân tộc thiểu số, học sinh là con em các gia đình nghèo có thể học lên bậc
Trung học nhằm tiếp tục nâng cao dân trí trên các địa bàn vùng Tây Nguyên.
Ba là, UBND các tỉnh quan tâm kiểm tra và chỉ đạo các địa phương,
các Sở – ngành chức năng tập trung giải quyết những vướng mắc, sớm hoàn
thành dứt điểm kế hoạch chuyển đổi các trường dân lập sang loại hình tư thục.
179
KẾT LUẬN
QLNN gắn với đổi mới cung ứng DVC trong lĩnh vực giáo dục có tác
động sâu sắc đến quá trình phát triển, hiệu quả hoạt động của hệ thống trường
phổ thông NCL. Luận án “Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ
thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên” đã tập trung các nội dung cơ bản:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với hệ thống trường phổ
thông NCL trên cơ sở chỉ ra những đặc trưng của loại hình, vai trò của trường
phổ thông NCL trong phát triển giáo dục gắn với sự xuất hiện yếu tố thị
trường dịch vụ giáo dục, sự phát triển của xã hội công dân; chỉ ra sự cần thiết,
nội dung và yêu cầu QLNN, nhấn mạnh yêu cầu vận dụng nguyên tắc kết hợp
quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ để có cơ chế QLNN phù hợp với
đặc trưng của loại hình trường phổ thông NCL và điều kiện KT – XH.
- Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả QLNN, tầm
quan trọng của các thành tố cơ bản tạo lập môi trường hoạt động của các
trường phổ thông NCL, “Mô hình Ánh sáng trắng” đã được nghiên cứu sinh
đề xuất – giới thiệu, mở ra các hướng tư duy theo quan niệm QLCM, yêu cầu
quản trị hiệu quả để làm rõ vai trò Nhà nước trong môi trường đó, chú trọng
sử dụng công cụ quản lý vĩ mô (hành lang pháp lý, thể chế, chính sách. . .) để
đổi mới cơ chế quản lý, phát huy hiệu quả QLNN đối với các trường NCL.
- Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với giáo dục NCL của một số
nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề về
phi tập trung hóa, khai thác các yếu tố tích cực từ cơ chế thị trường, tài trợ
công, mô hình phát triển hệ thống trường NCL.
- Qua xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng QLNN đối với hệ thống
trường phổ thông NCL trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2000 – 2010, kết
quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy: tuy đã có nhiều cố gắng và từng bước
tiếp cận những yêu cầu mới, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng
như chủ quan, hoạt động QLNN trong thời gian qua còn bộc lộ không ít hạn
chế – bất cập, nhất là về nhận thức, năng lực quản lý và cơ chế QLNN.
180
- Từ việc xác định các quan điểm, yêu cầu phát triển và những dự báo,
luận án đã đề xuất định hướng phát triển hệ thống trường phổ thông NCL; tập
trung nghiên cứu và đề xuất 05 nhóm giải pháp đổi mới QLNN, điều kiện
đảm bảo tính khả thi của các giải pháp QLNN đối với hệ thống trường phổ
thông NCL vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, cần xác định
các nhóm giải pháp về chính sách và đổi mới cơ chế QLNN là khâu đột phá.
Với điều kiện KT – XH vùng Tây Nguyên, việc ban hành chính sách
đặc thù của địa phương rất quan trọng để việc lập quy hoạch phát triển đi đôi
với chính sách thu hút – hỗ trợ, có tính khả thi cao là yếu tố có tính chất tiên
quyết cho việc huy động nguồn lực trong nhân dân đầu tư phát triển trường
NCL. Tổ chức bộ máy, năng lực nhân sự là nhân tố rất quan trọng trong công
tác tham mưu – đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển và QLNN, để các
quyết sách không quá tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo.
- Đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ – ngành liên
quan, UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên nhằm góp phần thuận lợi cho các địa
phương và đảm bảo tính khả thi của các giải pháp cơ bản trong quá trình tổ
chức thực hiện đổi mới QLNN đối với hệ thống trường phổ thông NCL.
Việc hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý; đổi
mới cơ chế, phương thức QLNN phù hợp với yêu cầu về QLCM trong lĩnh
vực giáo dục và điều kiện đặc thù về KT – XH các địa phương sẽ tạo điều
kiện tốt hơn để thu hút đầu tư phát triển hệ thống trường phổ thông NCL, phát
huy được hiệu quả các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển giáo dục
phổ thông góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu
phát triển bền vững KT – XH vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2011– 2020.
Để QLNN đối với giáo dục phổ thông NCL ngày càng linh hoạt, phù
hợp thực tiễn, nghiên cứu sinh mong đợi và đề xuất các nhà khoa học, chuyên
gia QLNN, các nhà quản lý giáo dục sẽ nghiên cứu sâu hơn những vấn đề về
các loại hình trường phổ thông NCL hoạt động theo cơ chế “lợi nhuận thích
hợp”; trường NCL theo mô hình hợp tác công – tư (PPP), có sự tài trợ công.
181
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trương Đình Chiến (2004), “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn quản lý
Nhà nước đối với loại hình trường trung học phổ thông bán công tại
tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, (Số 3 (63) Năm 2004),
Tr. 23-25, 30.
2. Trương Đình Chiến (2012) “Loại hình trường bán công trong phát
triển giáo dục phổ thông ngoài công lập ở Tây Nguyên”, Tạp chí Quản
lý giáo dục, (Số 32 -Tháng 01/2012), Tr. 55-59.
3. Trương Đình Chiến (2012) “Các thành tố tạo lập môi trường vận hành
và tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống trường
phổ thông ngoài công lập”, Tạp chí Giáo dục, (Số 279 Kỳ 1- 2/2012),
Tr.3-10.
182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như Ất (2001), “Từ tình hình phát triển các trường ngoài công lập Liên
Bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam: thử tìm giải pháp có tính đột phá về
lĩnh vực này”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại chủ nhật, (Số 21), ngày
27/5/2001 – 3/6/2001.
2. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Báo cáo nghiên cứu
– tổng kết về giáo dục – đào tạo và dạy nghề vùng Tây Nguyên 2000 – 2010,
Ban Mê Thuột.
3. PGS. TS Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí (2008), “Về cải cách giáo dục phổ
thông ở Việt Nam”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu, Quỹ Hòa bình và Phát triển
Việt Nam , Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường
ngoài công lập (ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ–BGD&ĐT ngày
28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành Giáo dục – Đào tạo thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2004 –
2005, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2009 -
2010, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo
Thông tư số: 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010), Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo
Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011), Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu
học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học loại hình tư thục”. (Ban hành kèm theo Thông tư số
13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011)
183
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Quyết định
168 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 –
2005; định hướng kế hoạch, chính sách, giải pháp pháp triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên thời kỳ 2005 – 2010, (số 5051/BKH-KTĐP<), Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Châu (1999), Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XXI
của một số nước trên thế giới, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Cảnh Chất (2005) biên dịch từ tài liệu “Khái luận về hành chính công”
của Trung Quốc , Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Chiến lược phát triển giáo dục
2001–2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Dự thảo“Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020” kèm theo
Thông báo số 7872/VPCP-ĐP, ngày 07/11/2011: “Ý kiến của Thủ
tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể vùng Tây Nguyên”.
16. GS. TSKH Vũ Đình Cự chủ biên (1999), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ lần thứ 2 (khóa VIII).
18. PGS. TS Nguyễn Tiến Đạt (2004), “Sự lựa chọn phương án chiến lược giáo dục
hiện nay của Liên bang Nga: Mô hình giáo dục hướng vào nhà nước hay thị
trường ?”, Tạp chí Phát triển giáo dục Số 2 - Tháng 2/2004.
19. Phạm Minh Hạc (1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Tập thể tác giả: GS. VS Phạm Minh Hạc, PGS. TS Trần Kiều, PGS. TS Đặng
Bá Lãm, PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ (2002) Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. GS. TSKH Vũ Ngọc Hải (2006), “Dịch vụ giáo dục”, “Nhận diện thách thức, cơ
hội và yêu cầu đối với giáo dục Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, gia nhập WTO và toàn cầu hóa”. Kỷ yếu
đề tài nghiên cứu, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam , Hà Nội.
184
22. PGS. TS Lê Thị Vân Hạnh, PGS. TS Võ Kim Sơn, PGS. TS Đinh Văn Mậu, TS.
Chu Xuân Khánh. . .(2007), Giáo trình Hành chính công, Nxb Khoa học –
Kỹ thuật, Hà Nội.
23. TS. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. TS. Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng
dịch vụ công – nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
25. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý
hành chính Nhà nước (phục vụ cho các kỳ thi vào ngạch Chuyên viên cao
cấp), Hà Nội.
26. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Kỷ yếu hội thảo Dịch vụ công, nhận
thức và thực tiễn, Hà Nội.
27. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Kỷ yếu hội thảo Vai trò của Nhà nước
trong cung ứng dịch vụ công – thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
28. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Hành chính công (Tài liệu dùng cho
nghiên cứu, học tập và giảng dạy sau đại học), Nxb Thống kê, Hà Nội.
29. PGS. TS Nguyễn Hữu Khiển (2003), Tìm hiểu về hành chính nhà nước, Nxb
Lao động, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Kính biên dịch và giới thiệu (2006), Cải cách giáo dục cho thế
kỷ XXI – Bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Đặng Bá Lãm – Phan Thanh Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý
giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. TS. Dương Kiều Linh chủ nhiệm đề tài của nhóm nghiên cứu (2010), Giáo dục
phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và xu
hướng phát triển, Tp Hồ Chí Minh.
33. PGS. TS Nguyễn Thu Linh (Chủ biên), GS. TS Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý
nhà nước về Văn hóa, Giáo dục, Y tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. TS. Đỗ Thị Bích Loan (2004), “Công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam”,
Tạp chí Phát triển giáo dục Số 8- Tháng 8/2004.
185
35. PGS. TS Nguyễn Công Lý (2011), Giáo dục, khoa cử và quan chế ở Việt Nam
thời phong kiến, thời Pháp thuộc, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, Tp Hồ
Chí Minh.
36. TS. Lê Chi Mai (chủ biên) (2002), Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở
ngoài nhà nước – vấn đề và giải pháp, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.
37. PGS. TS Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Cảnh Nam (2004), “Trường tư thục ở Liên bang Nga”, Tạp chí Phát
triển giáo dục số 11- Tháng 11/2004.
39. Nguyên Ngọc (2005), “Về hai vấn đề văn hóa quan trọng trong phát triển bền
vững ở Tây Nguyên”, Diễn đàn Số 149, 3/2005.
40. Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành
chính công trong một thế giới cạnh tranh (Tài liệu dịch), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
41. Ngân hàng Thế giới – WB (1995), Việt Nam – Nghiên cứu tài chính cho giáo
dục, Hà Nội.
42. Ngân hàng Thế giới – WB (1998), Nhà nước trong một Thế giới đang chuyển
đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Nghị định Số: 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 19/8/1999, “Về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao”.
44. Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ “Về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập”.
45. Nghị định Số: 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/5/2008 “Về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường”.
46. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, ngày 18/4/2005 “Về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục – thể thao”.
47. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”:
186
48. GS. Phạm Phụ (2008), “Những chủ đề cần cải cách và 9 kiến nghị về “xã hội
hóa nguồn lực” trong giáo dục”; Kỷ yếu đề tài nghiên cứu, Quỹ Hòa bình và
Phát triển Việt Nam , Hà Nội.
49. GS. Phạm Phụ (2010),“Cơ sở giáo dục trong bối cảnh nền kinh tế thị trường”.
Tạp chí Quản lý Giáo dục, Số 8/01-2010.
50. Quốc hội (2005, 2009), Luật Giáo dục sửa đổi – 2005, Luật sửa đổi bổ sung
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 2009.
51. Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Chủ nhiệm đề tài: Bà Nguyễn Thị Bình –
nguyên PCT nước CHXHCN Việt Nam và nhóm các nhà nghiên cứu: TSKH
Phạm Đỗ Nhật Tiến, GS Phạm Phụ, GS.TS Nguyễn Minh Hiển, GS.TSKH
Nguyễn Minh Đường, GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, PGS. TS Đặng Quốc
Bảo, GS. TSKH Vũ Ngọc Hải, PGS. TS Nguyễn Hữu Bạch, PGS. TS Trần
Hồng Quân, PGS. TS Lương Ngọc Toản, Ô Nguyễn Quang Kính, . . .)
(2008) KỶ YẾU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Luận cứ khoa học cho việc đề xuất
chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ, Hà Nội.
52. PGS. TS Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước, lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,.
53. Phạm Quang Sáng (2004),“Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của chính
sách giáo dục”. Tạp chí Phát triển Giáo dục, Số 2/1998.
54. NGƯT Chu Xuân Thành (2002), Thực trạng và đề xuất cơ chế tổ chức quản lý
trường phổ thông dân lập, tư thục ở thành phố Hồ chí Minh, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp thành phố, Tp Hồ Chí Minh.
55. Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ “Về
chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công
lập”.
56. Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
“Về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán
công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo
dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo
dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông
công lập”.
187
57. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg Ngày 5-2-2008
“Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh
vùng Tây Nguyên đến năm 2010”.
58. Thủ tướng Chính phủ (2011), “Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của
các tỉnh vùng Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây
Nguyên (gọi tắt là vùng Tây Nguyên) giai đoạn 2011 – 2015” (ban hành
theo Quyết định số 1951/QĐ-TTg ngày 02/11/2011).
59. TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2010), “Quản lý công mới và tác động của nó lên
giáo dục Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Giáo dục Số 9 - Tháng 2/2010.
60. TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2011), “ Bàn về mô hình trường phổ thông Việt
Nam trong 10 – 15 năm tới” - Tham luận trong Hội thảo khoa học “ Giáo
dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện” tổ chức tại Tp
HCM ngày 29/3/2011.
61. TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2011), “Quản lý công mới trong bối cảnh hình
thành thị trường dịch vụ giáo dục ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục
Số 65 - Tháng 2/2011.
62. TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2011), “ Hoàn thiện thể chế giáo dục trước yêu cầu
hội nhập quốc tế toàn diện”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Số 68 - Tháng
5/2011.
63. PGS. TS Trần Quốc Toản (2010), Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập quốc tế (Báo cáo tổng hợp đề tài),
Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
64. TS. Đinh Thị Minh Tuyết (2006), “Về đổi mới quản lý giáo dục – đào tạo ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Số 11/ 2006.
65. TS. Đinh Thị Minh Tuyết (2011), “Xu thế đổi mới giáo dục ở một số quốc gia
và Việt Nam trước bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục Số 264 (kỳ
2 – 6/2011).
66. GS. TS Vũ Huy Từ (chủ biên), TS Lê Chi Mai, TS Võ Kim Sơn (1998), Quản
lý khu vực công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
67. GS. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Tây
Nguyên trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
188
68. Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Kinh tế - xã hội Tây Nguyên 2001
– 2005, Buôn Ma Thuột.
69. Viện Nghiên cứu Hành chính – Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Một số
thuật ngữ hành chính, Nxb Thế giới, Hà Nội.
70. Viện Nghiên cứu Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Thông tin
khoa học Hành chính, số 1/2001.
71. Viện Nghiên cứu Hành chính – Ban Hợp tác quốc tế Học viện Hành chính Quốc
gia (2001), Khoa học quản lý hành chính (Tài liệu tham khảo dịch từ tiếng
Pháp), Hà Nội.
72. Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến
lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia
(Sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
73. Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2011), Nghiên cứu đánh
giá tổng hợp tài nguyên – môi trường, kinh tế – xã hội và đề xuất luận cứ
khoa học – công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên
giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 (Chương trình Tây Nguyên
III), Hà Nội.
74. GS. TS Bùi Thế Vĩnh (2011), “Tiếp tục khảo sát vì sao Cải cách hành chính
chưa đạt yêu cầu” – Tham luận tại Hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước
Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học”, Hà Nội, 29/6/2011.
75. Ehsan, M. & Naz, F. (2003), “Origin, ideas and practices of New Public
Management: Lessons for developing countries”, Asian Affairs, Vol 25, No 3.
76. Le Grand, J. & Barlett, W. (1993), Quasi-markets and Social Policy,
Macmillan, London.
77. Storey, John (eds) (1989), New perspective of Human Resource Management,
Routhlrdge, London.
78. Tooley, James. (1999), The Global Education Industry, Lessons from Private
Education in Developing Countries, Institute of Economic Affairs, London.
79. World Education report 2000 – UNESCO publishing.
PHẦN PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truongdinhchien_0594.pdf