Luận án: “Quản lý tài sản nhà nước tại ngành tòa án nhân dân ở Việt
nam” đã hoàn thành và đạt được các kết quả chính sau:
1. Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về TSNN và quản lý TSNN trong các
cơ quan nhà nước; xây dựng khái niệm quản lý TSNN; xác định vai trò, đặc điểm
nguyên tắc, nội dung quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước; xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSNN tại các CQNN; tìm hiểu kinh nghiệm quản
lý TSNN tại một số quốc gia có thể vận dụng cho Việt Nam.
2. Từ khảo sát thực trạng, luận án rút ra kết quả và nguyên nhân những
tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng TSNN tại ngành TAND trong giai đoạn 2009-2014.
25 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
TSNN, một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia, là nguồn lực của
đất nước do Nhà nước làm chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu quản lý, sử dụng
nhằm thực thi có hiệu lực và hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý xã hội.
Ngành TAND có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ và quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và của công dân.v.vĐể
thực hiện chức năng của mình, ngành TAND được giao quản lý, sử dụng một
khối lượng TSNN rất lớn. Tài sản đó phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ, sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội và cải cách hoạt động tư pháp,
công tác quản lý TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam trong những năm gần
đây đã bước đầu đi vào nền nếp, đã chú trọng trang cấp tương đối đầy đủ về số
lượng và chất lượng tài sản góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng
nhiệm vụ của Ngành.
Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình quản lý, sử dụng TSNN tại
Ngành TAND ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Từ đó một
mặt làm giảm hiệu quả sử dụng của TSNN, mặt khác chưa đáp ứng yêu cầu
tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSNN tại Ngành TAND theo Hiến pháp
sửa đổi (2013). Đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác
quản lý TSNN nhưng do hiện nay đã có nhiều thay đổi trong quản lý TSNN
nên các công trình đó còn có nhiều bất cập. Mặt khác cũng chưa có công trình
nào nghiên cứu về quản lý TSNN tại Ngành TAND. Vì vậy nghiên cứu sinh đã
lựa chọn đề tài “Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân ở Việt
Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Về mặt lý luận, luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận
về quản lý, sử dụng TSNN tại các cơ quan nhà nước.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý TSNN tại
Ngành TAND ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý, sử dụng TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam, đồng thời làm
tài liệu tham khảo cho các cơ quan Nhà nước khác.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
1. Cơ sở lý luận về quản lý TSNN trong các CQNN nói chung và
Ngành TAND nói riêng là gì?
2. Công tác quản lý, sử dụng TSNN tại Ngành TAND thời gian vừa
qua như thế nào?
3. Giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý TSNN tại ngành
TAND trong thời gian tới?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý TSNN tại các cơ quan
Nhà nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Tình hình quản lý TSNN ở ngành TAND trong đó đi sâu phân tích
thực trạng quản lý TSNN là trụ sở làm việc, PTVT, tài sản chuyên dùng và tài
sản khác không nghiên cứu TS là quyền sử dụng đất, TS vô hình và tài sản
trong các đơn vị sự nghiệp công lập.Tập trung nghiên cứu công tác quản lý của
cơ quan quản lý công sản thuộc TANDTC đối với TSNN của toàn ngành.
- Về thời gian, số liệu nghiên cứu: Sử dụng số liệu, tài liệu từ 2009-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan các tài liệu
- Phương pháp thống kê so sánh
- Nguồn số liệu thứ cấp
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý TSNN trong các cơ quan
Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý TSNN tại ngành TAND ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý TSNN tại ngành TAND ở
Việt Nam.
6. Tổng quan nghiên cứu
6.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
Luận án đã nghiên cứu một số công trình tiêu biểu sau:
-Cuốn sách: “Managing Government Property Assets; International
Experiences”, 2006, The Urban Institute Press, Washington DC của các tác giả
Conway Prancisand, Charless Undelan, George Peteson, olga kaganova và
James Mckellar. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc
quản lý, sử dụng TSNN ở các CQNN ở một số quốc gia như: Austraylia,
Canada, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.v.v...
- Công trình nghiên cứu “Integrating Public Property in the Realm of
Fiscal Transpsparency and Anti-corruption Efforts” 2008, pp 209-222. Finding
the Money: Public Accountability and Service Efficiency throught Fiscal
Transparency. Budapest: Local Government and Public Serrice Reform
Initrative Open Society Institute, của tác giả Olga Kaganova- Tác phẩm
“Economic Analysis of Property Right” (Second Edition), xuất bản 1997, nhà
xuất bản Cambridge University Pres của tác giả Barzely.
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Luận án đã tổng quan các công trình sau:
3
- Đề tài “ Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn
2001-2010”, 2000, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, của tác giả PGS.TS
Nguyễn Văn Xa.
- Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp”, đề tài
nghiên cứu cấp bộ năm 2002 của tác giả Tiến sĩ Phạm Đắc Phong.
- Đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập”
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2013 của tác giả Phạm Đình Cường.
- Luận án “ Cơ chế quản lý TSC trong khu vực hành chính sự nghiệp ở
Việt Nam”, của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng- Đại học kinh tế quốc dân
năm 2008.
- Luận án “Quản lý TSC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp ở
Việt Nam” của nghiên cứu sinh Phan Hữu Nghị- Đại học kinh tế quốc dân năm
2009.
7. Dự kiến các kết quả đạt được của luận án
- Hệ thống hóa, hoàn thiện và bổ sung các vấn đề lý luận về quản lý
TSNN, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSNN trong các
CQNN.
- Khảo sát các bài học kinh nghiệm về quản lý TSNN ở một số quốc gia
để có thể vận dụng vào quản lý TSNN ở các CQNN ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý, sử dụng TSNN tại ngành TAND
từ 2009-2014.
- Tìm ra hạn chế và nguyên nhân quản lý TSNN chưa tốt.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TSNN.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1.1. Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước
1.1.1. Khái niệm về TSNN
“Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách
nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của
pháp luật; đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng
đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời”
1.1.2. Đặc điểm tài sản Nhà nước.
Thứ nhất, TSNN phong phú về chủng loại.
Thứ hai, TSNN được giao cho các CQNN quản lý, sử dụng.
Thứ ba, TSNN được phân bổ ở khắp mọi miền đất nước.
Thứ tư, TSNN bao gồm hai loại: tài sản kinh doanh và tài sản không
kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của tài sản nhà nước trong đời sống kinh tế
1.1.3.1. Tài sản nhà nước là tài sản của một quốc gia
4
1.1.3.2. Tài sản nhà nước là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội
1.1.3.3. Tài sản nhà nước là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển
1.1.3.4. Tài sản nhà nước đối với đời sống xã hội
1.1.4 . Phân loại tài sản nhà nước
1.1.4.1. Phân loại theo thời hạn sử dụng
1.1.4.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
1.1.4.3. Phân loại theo đối tượng quản lý, sử dụng tài sản
1.2. Quản lý TSNN trong cơ quan Nhà nước
1.2.1. Khái niệm về quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan Nhà nước.
Quản lý TSNN là hoạt động của các chủ thể được xác định theo quy định
của pháp luật, thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý, được
thực hiện từ khâu đầu tư mua sắm để hình thành TSNN, đến quản lý khai thác sử
dụng và thanh lý TSNN, đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước
- Thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý.
- Thực hiện quản lý tài sản nhà nước theo tiêu chuẩn, định mức.
- Thực hiện phân cấp quản lý tài sản nhà nước.
- Quản lý tài sản nhà nước phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước.
1.2.3. Các công cụ quản lý tài sản nhà nước
Thứ nhất, Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về quản lý TSNN.
Thứ hai, Hệ thống định mức sử dụng TSNN trong các CQNN
Thứ ba, Sử dụng hệ thống các công cụ đòn bẩy kinh tế để quản lý tài
sản nhà nước.
Thứ tư, Sử dụng công cụ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
1.2.4. Mô hình quản lý TSNN
1.2.4.1. Mô hình quản lý tập trung.
1.2.4.2. Mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp
1.2.4.3. Mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân
1.2.5. Phân cấp quản lý tài sản nhà nước
1.2.5.1 Yêu cầu trong phân cấp quản lý TSNN
Một là, phân cấp quản lý tài sản nhà nước phải phù hợp với phân cấp
về quản lý kinh tế - xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước;
Hai là, phân cấp quản lý TSNN phải phù hợp với phân cấp về quản lý
ngân sách nhà nước;
Ba là, phân cấp quản lý tài sản nhà nước phải phù hợp với trình độ và
năng lực quản lý của mỗi cấp.
1.2.5.2 Nội dung phân cấp quản lý tài sản nhà nước
Quốc hội ban hành Luật, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế chính
sách, chế độ quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định cơ chế, chính sách, chế độ
5
quản lý đối với tài sản đặc thù, tài sản sử dụng cho hoạt động đặc thù của
ngành, địa phương
1.2.6. Nội dung quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan Nhà nước.
1.2.6.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản.
a. Nguyên tắc đầu tư, mua sắm, trang cấp: Nhà nước từng bước trang cấp
đủ tài sản cho các CQNN. Việc trang cấp tài sản cho các cơ quan Nhà nước
được thực hiện căn cứ vào tổ chức biên chế, tiêu chuẩn định mức sử dụng
TSNN.
b.Nguồn kinh phí và hình thức đầu tư, mua sắm, trang cấp: Kinh phí do
NSNN. Nguồn thu từ bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản. Nguồn vốn viện
trợ, dự án.v..v.
c. Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm, trang cấp: Căn cứ vào quy
mô, tính chất của dự án đầu tư và khả năng quản lý, thực hiện dự án mà Thủ
tướng Chính phủ quyết định thẩm quyền đầu tư.
1.2.6.2. Quản lý quá trình sử dụng TSNN trong các CQNN.
a. Đăng ký tài sản Nhà nước gồm: Xác định số lượng, chất lượng tài
sản, phân loại tài sản, xác định nguồn hình thành tài sản, xác định giá trị tài sản,
kê khai tài sản lần đầu và hạch toán kế toán.
b. Bảo dưỡng, sửa chữa, lập và quản lý hồ sơ tài sản Nhà nước
TSNN phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí
bảo dưỡng, sửa chữa TSNN thực hiện theo Luật NSNN.
1.2.6.3. Quản lý quá trình kết thúc tài sản
a. Thu hồi tài sản nhà nước: Luật Quản lý, sử dụng TSNN và các Nghị
định có liên quan của Chính phủ quy định các trường hợp thu hồi TSNN và
thẩm quyền thu hồi TSNN nói chung, trong các cơ quan Nhà nước nói riêng.
b. Điều chuyển tài sản nhà nước: Luật quản lý, sử dụng TSNN và các Nghị
định có liên quan của Chính phủ quy định các trường hợp điều chuyển và thẩm
quyền điều chuyển TSNN.
c. Bán tài sản nhà nước: Các trường hợp bán TSNN phải theo đúng quy
định của Nhà nước.
d. Thanh lý tài sản nhà nước: Khi thanh lý tài sản nhà nước phải theo
đúng quy định.
1.3. Đánh giá kết quả quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước
1.3.1 Sự cần thiết phải đánh giá kết quả quản lý TSNN trong các cơ
quan nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước là chủ sở hữu mọi TSNN nhưng lại không phải là
người trực tiếp sử dụng.
Thứ hai, Do việc phân bổ và đặc điểm riêng của TSNN.
Thứ ba, do tàn dư của cơ chế quản lý TSNN trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung là quản lý bằng hiện vật, hiệu quả sử dụng. TSNN theo kết quả đầu ra
6
nên việc quản lý TSNN hiện nay vẫn chưa đi vào nền nếp theo các quy định
của pháp luật.
1.3.2 Khái niệm về hiệu quả quản lý TSNN
Khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong những điều kiện nhất định.
Hiệu quả có được khi so sánh chi phí và kết quả. Hiệu quả có thể cao,
thấp hoặc không có hiệu quả. Vậy như thế nào là có hiệu quả: Hiệu quả là đạt
được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn
lực nhất. Từ đây có thể đưa ra phương trình tổng quát xác định hiệu quả:
H = K – C
Trong đó: H: là hiệu quả; K: là kết quả đạt được; C: là chi phí
Về so sánh tương đối: H = K/C
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả quản lý TSN
1.3.3.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng TSNN.
- Hiệu quả kinh tế xã hội mà việc sử dụng TSNN mang lại.
- Sự phù hợp của việc đầu tư mua sắm TSNN trong các cơ quan nhà
nước so với chức năng của đơn vị.
- Tác động của việc sử dụng TSNN đến chức năng, nhiệm vụ của đơn
vị.
- Tác động của việc đầu tư mua sắm TSNN tại các cơ quan nhà nước
có ảnh hưởng như thế nào tới người được hưởng lợi từ dịch vụ công.
1.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý TSNN
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình hình thành TSNN
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đầu tư mua sắm trong kỳ
Q1
HHTKH = (lần, %) (CT 1.1)
QK
Trong đó: HHTKH: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch; Q1: Tổng kinh phí
thực tế mua sắm; QK: Tổng kinh phí kế hoạch mua sắm.
+ Cơ cấu đầu tư mua sắm các loại TSNN
qi
dqi = (CT 1.2)
QĐT
trong đó: dqi là tỉ trọng ngân sách đầu tư mua sắm loại tài sản thứ i; qi là ngân
sách cấp đầu tư mua sắm tài sản thứ i; QĐT là tổng ngân sách đầu tư mua sắm
nhà nước cấp trong năm
+ Tỷ lệ % dự toán ngân sách so với ngân sách nhà nước thực tế cấp
trong năm
7
1QHT
QK
= (lần, %) (CT 1.3)
Trong đó: HT: tỷ lệ % số ngân sách được cấp so với dự toán đơn vị lập;
Q1: Số ngân sách cấp trong năm; QK: Số ngân sách dự toán đơn vị lập
+ Mức tiết kiệm ngân sách trong đầu tư mua sắm.
TK 1i ki
1
Q Q
n
i=
= −∑ Q (CT 1.4)
Trong đó: QTK: Tổng mức tiết kiệm NS trong mua sắm; Q1i: Kinh phí
thực tế mua sắm hàng hoá i; QKi: Kinh phí kế hoạch mua sắm hàng hoá i.
+ Tỷ trọng phân cấp mua sắm
QĐVM
DPC = (lần, %) ( CT1.5)
QMS
Trong đó: DPC: là tỷ trọng phân cấp mua sắm cho đơn vị; QĐVM: giá trị TS do
đơn vị mua sắm; QMS: tổng giá trị TS mua sắm trong kỳ.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình khai thác, sử dụng tài sản
+ Hệ số sử dụng TSNN
SD
SD
QH =
Q
(lần, %) (CT 1.6)
Trong đó:HSD: Hệ số sử dụng TSNN; QSD: Giá trị TSNN được sử dụng
trong hoạt động của đơn vị; Q: Tổng giá trị TSNN do đơn vị quản lý.
+ Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển TSNN do đơn vị quản lý
1
0
Gt
G
= (lần, %) (CT 1.7)
Trong đó: t là tốc độ phát triển TSNN; G1: Giá trị TSNN kỳ báo cáo;
G0: Giá trị TSNN kỳ gốc so sánh
+ Các chỉ tiêu bình quân:
Qq
N
i
i = (CT1.8)
Trong đó: q i là chỉ tiêu bình quân đầu người loại tài sản thứ i; Qi là
tổng số tài sản thứ i; N là số người sử dụng tài sản
+ Chỉ tiêu phản ánh tình hình đăng ký TSNN
Số tài sản đã đăng ký
Tỷ lệ % TSNN đã đăng ký = ( lần, %)
Tổng số tài sản đang sử dụng
+ Tổng mức khấu hao TSNN trong kỳ
8
gKH KHi1G
n
i==∑ (CT 1.10)
Trong đó: GKH là tổng mức khấu hao TSNN; gKhi mức khấu hao TSNN thứ i
+ Giá trị còn lại của TSNN
GCL = G - GKH (CT 1.11)
Trong đó: GCL là giá trị còn lại của TSNN;G là tổng giá trị TSNN; GKH Tổng
mức khấu hao lũy kế
+ Tỷ lệ khấu hao TSNN thực tế
Tổng mức khấu hao trong kỳ Tỷ lệ khấu hao thực tế = Tổng giá trị TSNN được tính khấu hao
(lần, %)
(CT1.12)
+ Mức kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng bình quân 1 đồng TSNN
SC
SC
GG
G
= (CT 1.13)
Trong đó: SCG là mức sửa chữa bình quân 1 đồng TSNN, GSC là tổng kinh phí
sửa chữa, bảo dưỡng trong năm, G là tổng giá trị TSNN
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình kết thúc tài sản
+ Tổng tài sản không sử dụng
+ Cơ cấu tài sản không sử dụng
KTi
KTi
KT
qd
Q
= ( lần, %) (CT 1.14)
Trong đó: dKTi là tỷ trọng tài sản không sử dụng do nguyên nhân thứ i; qKTi là
số lượng tài sản không sử dụng; QKT là tổng số tài sản không sử dụng
+ Tỷ lệ tài sản được thanh lý, điều chuyển:
Số tài sản được thanh lý, điều chuyểnTỷ lệ % tài sản được
thanh lý, điều chuyển = Tổng số tài sản không sử dụng (lần, %) (CT1.15)
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TSNN trong cơ
quan nhà nước
a, Nhóm các nhân tố thuộc hệ thống quản lý TSNN trong các cơ quan
nhà nước:
b, Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản lý
c, Nhóm các nhân tố khách quan nằm ngoài hai nhóm nhân tố nói trên.
1.4. Kinh nghiệm quản lý TSNN ở các quốc gia trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước có nền tài chính công phát triển
* Quản lý TSNN tại Cộng hoà Pháp
* Quản lý tài sản nhà nước tại Trung Quốc.
* Quản lý tài sản nhà nước tại Canađa.
1.4.2 Một số vấn đề có thể vận dụng vào Việt Nam.
9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về quản lý
TSNN trong các CQNN, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý
TSNN trong các CQNN, nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm quản lý TSNN ở
một số quốc gia có nền tài chính công phát triển nhằm có thể vận dụng được
vào quản lý TSNN ở Việt Nam.
Những nội dung trên là cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng công
tác quản lý TSNN trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý TSNN tại ngành TAND ở chương tiếp sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI NGÀNH TOÀ ÁN
NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM
2.1. Tæng quan vÒ ngµnh toµ ¸n nh©n d©n
2.1.1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ngµnh TAND
2.1.2. Chøc n¨ng, nhiÖm vô cña Toµ ¸n nh©n d©n
2.1.2.1. Chøc n¨ng.
2.1.2.3. HÖ thèng tæ chøc ngµnh toµ ¸n
2.1.2.4. Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao
a. C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y
b. M« h×nh qu¶n lý tµi chÝnh -tµi s¶n
S¬ ®å 2.1. M« h×nh tæ chøc qu¶n lý tµi chÝnh tµi s¶n ë ngµnh TAND
TANDTC
Côc KÕ ho¹ch - Tµi chÝnh
§¬n vÞ dù to¸n cÊp 1
Phßng Qu¶n lý ng©n s¸ch Phßng §Çu t− XDCB
TAND tØnh, thµnh phè, v¨n phßng TANDTC, c¸c toµ cÊp cao
(Phßng KÕ to¸n - tµi vô)
§¬n vÞ dù to¸n cÊp 2
TAND quËn, huyÖn, thÞ x·, TP thuéc tØnh
các đơn vị sự nghiệp (Nh©n viªn tµi chÝnh, kế toán) là §¬n vÞ dù to¸n
cÊp 3
Quan hÖ chØ ®¹o, h−íng dÉn nghiÖp vô
Quan hÖ l·nh ®¹o, chØ huy
Phßng Qu¶n lý c«ng
s¶n vµ TP
10
2.1.3. Đặc điểm đặc thù về hoạt động toà án và tài sản nhà nước
trong ngành Toà án nhân dân.
2.1.3.1. Đặc điểm đặc thù của hoạt động toà án
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
so với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, vị trí và vai trò đặc thù của Toà án thể
hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ của Toà án trong bộ máy nhà nước là
xét xử. Toà án nhân danh nhà nước xét xử và đưa ra phán quyết, thể hiện hiệu lực
của một văn kiện nhà nước.
Thứ hai, Toà án là cơ quan tư pháp có tính độc lập.
Thứ ba, lao động của ngành toà án là lao động đặc biệt.
Thứ tư, nghi lễ toà án là một nghi lễ đặc thù từ thủ tục, trình tự thực hiện
nên việc xây dựng trụ sở, mua sắm, trang bị cho các phòng xử án, trang bị cho
các thẩm phán.v.v.. phải tính đến đặc điểm này.
2.1.3.2. Đặc điểm đặc thù của TSNN trong ngành Toà án nhân dân
- Tính cá biệt của tài sản:
- Tính thích ứng không cao.
2.1.4. Cơ sở pháp lý tổ chức quản lý tài sản nhà nước tại ngành toà
án nhân dân.
Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án, Luật Quản lý, sử dụng TSNN và các
văn bản dưới Luật là cơ sở pháp lí để quản lý TSNN tại ngảnh TAND
2.2. Thực trạng quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân
2.2.1. Tình hình ngân sách và tài sản nhà nước tại ngành TAND từ
2010 - 2014
2.2.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách
69
Bảng 2.1. Tổng hợp ngân sách được phân bổ của ngành TAND 2010-2014
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
DT TH % DT TH % DT TH % DT TH % DT TH %
Quy mô (triệu đồng)
Tổng ngân sách 1.550.120 1.751.354 113 1.869.930 1.893.730 101,3 2.146.540 2.452.431 114,2 2.755.710 2.730.134 99 2.840.100 2.942.265 103,6
- Chi thường xuyên 1.150.120 1.351.354 117,5 1.469.930 1.493.730 101,6 1.656.540 2.962.431 118,5 2.311.150 2.285.574 98,9 2.350.100 2.452.265 104,3
- Chi ĐTPT 400.000 400.000 100 400.000 400.000 100 490.000 490.000 100 444.560 444.560 100 490.000 490.000 100
Tỷ trọng (%)
Tổng ngân sách 100 100 100 100 100
- Chi thường xuyên 77,2 78,9 80,1 83,8 83,4
- Chi ĐTPT 22,8 21,1 19,9 16,2 16,6
Nguồn: Báo cáo QTNS từ 2010 - 2014 - TANDTC
70
Về cơ cấu ngân sách của ngành TAND biến động từ 2010-2014 như sau:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
2010 2014
Năm
%
Chi TX
Chi ĐTPT
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu chi ngân sách ngành TAND 2010-2014
Nhận xét: NSNN hàng năm phân bổ cho ngành đều tăng, 2010 là
1751,35 tỷ, đến 2014 là 2942,26 tỷ tăng 67,9% với số tuyệt đối là 1.191,9 tỷ
đồng. Cả hai loại NS là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển đều tăng, tuy
nhiên tốc độ tăng của chi thường xuyên cao hơn nhiều so với tốc độ chi đầu tư
phát triển với tốc độ tăng tương ứng là 81,5% và 22,5%. Số chỉ tiêu NSNN
phân bổ hàng năm đều cao hơn mức dự toán ngành TAND lập trừ năm 2013
đạt 99%. Về cơ cấu chi ĐTPT thường chỉ chiếm 20-25% tổng chi của đơn vị
2.2.1.2. Tình hình tài sản nhà nước
Bảng 2.2. Tổng hợp TSNN tại ngành TAND giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị TSNN 8.388.088 8.818.650 9.164.048 9.371.349 9.747.897 9.927.124
1. Đất đai 5.620.714 5.730.078 5.807.460 5.902.919 6.022.736 6.052.525
2. Nhà 2.126.218 2.426.185 2.644.386 2.672.719 2.875.019 3.060.421
3. Phương tiện vận tải 110.391 134.527 148.998 154.910 165.172 157.196
4. Tài sản chuyên dùng
và tài sản khác 530.685 527.860 563.204 640.801 684.970 656.982
Nguồn: Báo cáo kiểm kê TSNN từ 2009-2014- TANDTC
71
Bảng 2.3. Cơ cấu các loại TSNN chủ yếu
ĐVT: %
Loại TSNN 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng TSNN 100 100 100 100 100
- Đất đai 70 63,4 63,1 61,9 61,1
- Nhà 22,5 28,9 28,5 29,5 30,9
- PTVT 1,5 1,6 1,6 1,6 1,6
- TS khác 6,0 6,1 6,8 7,0 6,4
Nguồn: Báo cáo TSNN năm 2010-2014 - TANDTC
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu TSNN năm 2010 và 2014
Năm 2014 Năm 2010
* Từ số liệu năm so sánh 2009 tính tốc độ tăng TSNN tại ngành TAND.
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng TSNN tại ngành TAND từ 2009-2014
ĐVT: %
Loại TSNN 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng TSNN 100 105,1 109,2 111,7 116,2 118,3
- Đất đai 100 102 103,3 105 107,1 107,6
- Nhà 100 114 124,3 125,7 135,2 141,9
- PTVT 100 121,8 134,5 140 150 142,7
- TS khác 100 99 106 120,7 129 123,8
72
Nguồn: Báo cáo TSNN năm 2009-2014 - TANDTC
Đồ thị 2.1. Tốc độ tăng trưởng của TSNN từ 2009-2014
Nhận xét
- Về quy mô TSNN: Tổng giá trị TSNN toàn ngành TAND đến ngày
31 tháng 12 năm 2014: 9.927.124 triệu đồng tăng 1.539.116 triệu đồng tăng
18,35% so với cuối năm 2009, trong đó, nhà tăng: 934.203 triệu đồng tăng
41,9% so với 2009, phương tiện vận tải tăng 46.805 triệu đồng, tăng 42,7% so
với 2009, tài sản khác tăng: 126.297 triệu đồng tăng 23,8% so với 2009. Đáng
chú ý là nhà cấp 2 tăng 379.905 triệu đồng tăng 78,8% so với năm 2009, trang
bị xe máy, điều hoà nhiệt độ, máy tăng âm, loa đài đều tăng trên 45% so với
2009. Về cơ cấu: tài sản là giá trị quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất
thường chiếm 61-70% tổng giá trị TSNN toàn ngành, tiếp đến là TS là TSLV
chiếm 22-30%, PTVT chiếm 1,5-1,6%, TS chuyên dung và TS khác chiếm 6-
7%. Về tốc độ tăng trưởng: Nếu lấy 2009 làm năm gốc so sánh, đến 2014 tổng
giá trị TSNN toàn ngành TAND tăng 18,3% trong đó: đất đai tăng 7,6%, trụ sở
làm việc tăng 41,9%, phương tiện vận tải tăng 42,9% và TS khác tăng 23,8%.
2.2.2. Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản nhà nước
2.2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhận xét: chi ĐTPT tương đối ổn định và không tăng nhiều qua các năm. Tính
từ 2010-2014 chỉ tăng 22,5%, bình quân hàng năm tăng 4,5%.
Về phân cấp đầu tư: đầu tư xây dựng mới, TA cấp TW: 27%; TA cấp
tỉnh: 28% và TA cấp huyện là 45% kinh phí sửa chữa tỷ lệ % tương ứng là 5%;
40% và 55%.
2.2.2.2. Tình hình mua sắm tài sản nhà nước
73
Bảng 2.6. Tình hình đầu tư mua sắm TSNN là PTLV từ 2010-2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STT
Loại Tài sản SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị
Tổng giá trị TSNN 83.438 153.391 114.816 142.031 136.186
1 Xe máy 758 15.160
2 Máy photocopy 130 4.680 220 7.920 120 4.320 60 216 70 2.520
3 Máy vi tính 152 2.173 120 1.716 78 1.115 85 1.215 120 1.716
4 Tăng âm loa đài 1.913 57.620
5 Tắc Ráng
6 Máy fax
7 Cổng từ
8 Camera 127 12.700 222 7.180
9 Máy phát điện 63 3.150 494 7.750
10 Điều hòa
11 Đồ gỗ 59.850 59.850 64.930 96.390 96.390
12 Giá để tài liệu 7.215 13.5857.215 13.58510.057 22.11114.840 36.46014.540 35.560
Nguồn: Báo cáo mua sắm TSNN 2010-2014 - TANDTC
Việc mua sắm TSNN của toàn ngành TAND từ 2010 đến hết 2014 đều
phù hợp với tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng TSNN.Thực hiện
đấu thầu mua sắm TSNN theo đúng quy định của pháp luật..
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện phương thức mua sắm TSNN chủ yếu
ĐVT: %
2012 2013 2014 Chung 3 năm
TT Loại TS Đơn
vị
Tập
trung
Đơn
vị
Tập
trung
Đơn
vị
Tập
trung
Đơn
vị
Tập
trung
1
Phương tiện vận
tải
45,2 54,8 46,4 53,6 45,4 54,6 45,6 54,4
2
Trang thiết bị làm
việc
53,7 46,3 52,6 47,4 51,2 48,8 52,5 47,5
3
Tài sản chuyên
dùng
0 100 0 100 0 100 0 100
Chung các loại TS 49,1 50,9 48,8 51,2 46 54 48 52
Nguồn: Báo cáo kết quả mua sắm TSNN 2012-2014 -TANDTC
Nhận xét:mua sắm tập trung 2012 là 50.9% đến năm 2014 tăng 3.14%
đạt 54.04%.
74
2.2.2.3. Biến động về tài sản nhà nước.
Bảng 2.8. Tình hình biến động một số loại tài sản chủ yếu từ 2010-2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010
Năm
2014
So sánh
2014/2010
(%)
Ghi
chú
1. Nhà m2 803.331 924.148 115
- Nhà cấp 1 và biệt thự ’’ 5.864 7.244 123,5
- Nhà cấp 2 ’’ 186.188 231.250 124,2
- Nhà cấp 3 ’’ 248.100 348.811 122,7
- Nhà cấp 4 ’’ 327.179 336.843 103
2. Ô tô Cái 238 278 116,8
- Xe phục vụ chức danh ’’ 8 9 112,5
- Xe dùng chung ’’ 35 43 122,8
- Xe chuyên dùng ’’ 195 226 115,9
3. Phương tiện làm việc
- Xe máy Cái 1.524 2.282 149,7
- Máy photo ’’ 1.155 1.382 119,6
- Máy vi tính ’’ 9.806 10.480 106,8
- Tăng âm loa đài Bộ 1.329 3.242 243,9
- Máy Fax ’’ 549 579 105,5
- Máy phát điện ’’ 338 895 264,8
- Điều hòa ’’ 5.509 9.224 167,4
- Giá để tài liệu ’’ 7.215 14.540 201,5
Nguồn: Báo cáo TSNN tại ngành TAND 2010-2014
Nhận xét: TSLV sau 5 năm diện tích nhà đã tăng 12.0817m2, tăng 15%
so với 2010.Trong đó nhà kiên cố tăng nhiều hơn (nhà cấp 3 tăng 22,7%, cấp 2
tăng 24,2% và cấp 1 tăng 23,5%), nhà cấp 4 gần như không tăng. PTVT từ
2010-2014 không mua sắm nhưng số lượng ô tô vẫn tăng 40 cái, nguyên nhân
là do điều chuyển từ các ngành khác của tỉnh sang cho các TAND. Các loại
PTLV chủ yếu đều tăng có nhiều loại tăng cao như xe máy49,7%, tăng âm loa
đài tăng 143,9%, máy phát điện tăng 164,8% .v.v..
2.2.3. Thực trạng quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSNN
2.2.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc
Ở mỗi đơn vị đều mở sổ theo dõii từng toà nhà cụ thể, thực hiện đăng
ký tài sản tại Cục quản lý công sản. Lập hồ sơ quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu
về nhà, duy trì công tác bảo trì, sửa chữa nhà. Sử dụng nhà và các công trình
đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức.
2.2.3.2. Tình hình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải và phương
tiện làm việc.
75
Việc trang bị được thực hiện đúng với tiêu chuẩn, định mức do Thủ
tướng Chính phủ quy định. Đến nay tất cả cơ quan toà án nhân dân các cấp đã
được trang bị tương đối dủ và đưa vào hoạt động có hiệu quả.
2.2.3.3. Tình hình thực hiện định mức sử dụng tài sản nhà nước
Bảng 2.9.So sánh định mức và hiện có một số TSNN chủ yếu năm 2014
Loại tài sản ĐVT Nhu cầu theo định mức Số hiện có
Thừa +
Thiếu -
1. Trụ sở làm việc các loại m2 972586 924148 -48438
2. Xe ô tô cái 572 278 -294
- Xe phục vụ chức danh ’’ 9 9 -
- Xe dùng chung ’’ 311 43 -268
- Xe chuyên dùng ’’ 252 226 -26
3. Phương tiện làm việc cái
- Xe máy ’’ 2150 2.282 +132
- Máy phôtô ’’ 1872 1.382 -490
- Máy vi tính ’’ 15217 10.480 -4737
- Tăng âm loa đài bộ 5250 3.242 -2008
- Máy Fax cái 650 579 -71
- Máy phát điện ’’ 750 895 +145
- Điều hoà ’’ 12.300 9.224 -3076
- Giá để tài liệu ’’ 18.500 15.540 -2960
Nguồn: Báo cáo tổng kết TSNN tại ngành TAND - 2014
Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy hầu hết các loại TSNN chưa bảo đảm
đủ theo định mức. Một số loại định mức chưa thật sự phù hợp với tính chất đặc
thù của ngành toà án như: về ô tô cần tính đến việc xét xử lưu động; về hệ
thống camera giám sát chưa tính đến thiết kế đặc thù của phòng xét xử; về
trang bị phương tiện làm việc cho cá nhân chưa tính đến tính độc lập của các
thẩm phán.v.v..
2.2.3.4. Công tác hạch toán tài sản nhà nước.
Nh÷ng n¨m tr−íc ®©y, c«ng t¸c h¹ch to¸n tµi s¶n hÇu nh− ch−a ®−îc
thùc hiÖn ®Çy ®ñ.ViÖc h¹ch to¸n TSC§ ë ngµnh TAND ®−îc tiÕn hµnh khi triÓn
khai thùc hiÖn LuËt Qu¶n lý, sö dông TSNN
2.2.4. Thực trạng quản lý quá trình kết thúc tài sản nhà nước
2.2.4.1.Thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước
Nh×n chung, tuy sè l−îng TSNN ®iÒu chuyÓn kh«ng lín song ®· gãp
phÇn gi¶i quyÕt sù mÊt c©n ®èi nhu cÇu sö dông TSNN gi÷a c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ
trong ngµnh TAND. ViÖc thu håi, ®iÒu chuyÓn TSNN ®Òu ®óng thÈm quyÒn
quy ®Þnh, ®óng tr×nh tù thñ tôc quy ®Þnh c¶ phÝa ®¬n vÞ cã tµi s¶n ®iÒu chuyÓn
vµ ®¬n vÞ tiÕp nhËn tµi s¶n. ChÕ ®é bµn giao, h¹ch to¸n gi¶m t¨ng tµi s¶n ®−îc
thùc hiÖn nghiªm chØnh.
2.2.4.2. Bán, thanh lý tài sản nhà nước
76
Bảng 2.10. Tình hình thanh lý một số loại phương tiện làm việc
từ 2010-2014
Loại Tài sản ĐVT Đã thanh lý Chờ thanh lý
- Xe máy cái 20 125
- Máy phô tô ’’ 12 45
- Máy tính để bàn bộ 450 750
- Máy tính xách tay cái
- Tăng âm loa đài bộ 150
- Máy phát điện cái 20
- Điều hoà ’’ 455
Giá để tài liệu ’’ 750
ViÖc quyÕt ®Þnh bán, thanh lý TSNN ®−îc thùc hiÖn ®óng tr×nh tù, thñ
tôc quy ®Þnh. Tuy nhiªn, trong thanh lý TSNN cã tr−êng hîp ch−a b¶o ®¶m ®Çy
®ñ hå s¬ thanh lý
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ
quản lý tài sản nhà nước
Trong kiÓm tra, thanh tra TSNN, TANDTC lu«n x¸c ®Þnh coi träng c¸c néi
dung kiÓm tra vÒ thÈm quyÒn quyÕt ®Þnh ®Çu t−, mua s¾m TSNN, tr×nh tù, ph©n
cÊp, thñ tôc, hå s¬.Tuy nhiªn viÖc kiÓm tra, thanh tra TSNN ch−a ®−îc tæ chøc
th−êng xuyªn theo ®Þnh kú, Ýt mang tÝnh chñ ®éng, cßn cã t¸ch biÖt víi kiÓm tra,
thanh tra tµi chÝnh. NhËn thøc cña c¸c cÊp, c¸c c¬ quan, tæ chøc, ®¬n vÞ vÒ kiÓm tra,
thanh tra TSNN cßn xem nhÑ, cã t− t−ëng “träng tiÒn, kinh vËt”.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý TSNN tại ngành TAND
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Đảm bảo một nền tảng cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt động của
ngành TAND ngày một tăng nhanh cả về quy mô, nội dung, tính chất phức tạp
của nhiệm vụ.
- Đầu tư, mua sắm, quản lý sử dụng tài sản tuân thủ đúng quy định của
pháp luật về đầu tư, mua sắm, về chế độ quản lý, sử dụng TSNN
- Thực hiện phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho TAND cấp tỉnh,
huyện trong đầu tư, mua sắm và quản lý, sử dụng TSNN
- Chỉ đạo xây dựng dữ liệu quốc gia (toàn ngành) về tài sản làm cơ sở
cho quản lý, kiểm tra việc quản lý, sử dụng
2.3.2. Những hạn chế
- Cơ chế quản lý, sử dụng TSNN còn nhiều bất cập. Chưa ban hành và
thực hiện quy chế quản lý, sử dụng TSNN trong nội bộ toàn ngành
- Chưa trang cấp đủ TSNN theo định mức
- Quản lý đất đai, trụ sở làm việc và nhà sử dụng vào các công năng
khác chưa chặt chẽ và hạch toán kịp thời đầy đủ, chưa theo dõi, hạch toán tổng
77
giá trị nhà, đất mặt khuôn viên của trụ sở làm việc và sử dụng vào các công
năng khác;
- Công tác hạch toán, thống kê TSNN còn nhiêu bất cập
- Hệ thống các chế độ tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN, đặc biệt là
các phương tiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ công tác quản lý chưa được
đồng bộ, thống nhất, nhiều định mức chưa phù hợp.
- Công tác giáo dục ý thức trong quản lý sử dụng TSNN chưa được thật
sự coi trọng. Tổ chức bộ máy quản lý TSNN chưa được quan tâm kịp thời.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại.
- Tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý nhà là trụ sở làm việc, phương
tiện đi lại của ngành Toà án được thực hiện theo quy định của Thủ tướng chính
phủ như các cơ quan hành chính nhà nước là chưa phù hợp
- Lãnh đạo TAND tối cao, TAND cấp tỉnh chưa quan tâm đúng mức
đến đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của toàn ngành.
- Từ 2010 đến hết 2014 kinh tế trong nước và quốc tế suy thoái; thực
hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về thắt chăt chi
tiêu công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã phân tích thực trạng quản lí TSNN ở ngành TAND
giai đoạn 2009-2014, từ đó rút ra đánh giá về kết quả đạt được, nhưng hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong quản lí TSNN ở ngành TAND
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC TẠI NGÀNH TAND Ở VIỆT NAM
3.1. Phương hướng tăng cường công tác quản lý TSNN tại ngành
TAND ở Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN.
- Đổi mới cơ chế quản lý, công khai minh bạch trong công tác quản lý
TSNN trong Ngành TAND theo hướng phân cấp cụ thể, tăng cường trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường đầu tư nhằm từng bước hiện đại hoá công tác quản lý
công sản.
- Quản lý, sử dụng TSNN phải thực hiện công khai, minh bạch, đặc biệt là
trong việc sử dụng phương tiện, thiết bị có giá trị lớn, tính chuyên dùng cao.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác kiểm
tra, giám sát quản lý, sử dụng TSNN.
- Kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý công sản ở TANDTC và các
cơ quan đơn vị trực thuộc theo hướng gọn nhẹ, chuyên sâu và hiệu quả.
78
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý TSNN tại ngành TAND ở
Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý TSNN tại ngành TAND.
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng TSNN thuộc phạm vi thẩm
quyền của TANDTC.
* Chỉ đạo tổ chức phân cấp quản lý Nhà nước đối với TSNN.
* Xây dựng và thực hiện Quy chế Quản lý, sử dụng TSNN gắn với Quy
chế chi tiêu nội bộ.
* Hoàn thiện các qui định về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết
một số trường hợp đặc biệt trong quản lý, sử dụng TSNN tại ngành TAND.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức sử dụng TSNN
Tập trung làm tốt việc xây dựng Đề án trang bị phương tiện làm việc và
quy định rõ và cụ thể phạm vi, đối tượng áp dụng.
3.2.2. Nâng cao hiệu lực của cơ chế quản lý TSNN tại ngành TAND
3.2.2.1. Thường xuyên tổ chức học tập, phổ biến tuyên truyền cơ chế
quản lý, sử dụng TSNN.
* Một là, Xác định mục đích của việc tuyên truyền học tập.
* Thứ hai, Đặt ra yêu cầu của việc tuyên truyền học tập.
* Thứ ba, Xây dựng nội dung của công tác tuyên truyền, học tập.
* Thứ tư, Hình thức tuyên truyền.
3.2.2.2. Triển khai thực hiện cơ chế quản lý, sử dụng TSNN trong
ngành TAND.
Đưa cơ chế, chính sách quản lý TSNN trong các CQNN vào cuộc sống,
thống nhất về quan điểm, nhận thức, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể
triển khai các cơ chế, chính sách quản lý TSNN.
3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện
các cơ chế, chính sách quản lý TSNN trong ngành TAND.
Một là, Nâng cao nhận thức về quyền hạn và trách nhiệm của các đơn
vị, các cấp trong việc kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách quản lý TSNN.
Hai là, Công tác kiểm tra, giám sát phải kết hợp giữa xây và chống,
khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm trong mua sắm, quản lý TSNN.
Ba là, Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò
giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong việc quản lý,
sử dụng TSNN trong các đơn vị.
TT
Bốn là, Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quy trình thanh tra, kiểm tra,
giám sát
Năm là, cần nắm vững nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Sáu là, Sau mỗi lần kiểm tra, giám sát cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm.
3.2.2.4. Kịp thời sơ kết, tổng kết việc thực hiện cơ chế, chính sách quản
79
Việc sơ kết thực hiện cơ chế, chính sách quản lý TSNN cần được làm
thường xuyên, việc tổng kết việc thực hiện cần được thực hiện 5 năm một lần.
3.2.3. Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lý ngân sách theo kết
quả đầu ra thay cho quản lý ngân sách theo dự toán.
* Bước 1: Xem xét kết quả đầu ra và tính toán hiệu quả khi quyết định
đầu tư, mua sắm TSNN cho các CQNN.
* Bước 2: Thực hiện thí điểm phương thức quản lý ngân sách theo kết
quả đầu ra (trong đó có kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản) đối với các cơ quan
nhà nước.
a) Đối với khâu lập dự toán ngân sách:
* Đối với các CQNN cấp chiến lược (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài
chính, Bộ kế hoạch và đầu tư).
- Xây dựng khuôn khổ tài chính vĩ mô và giới hạn trần ngân sách phân
bổ nhằm xác định khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính của quốc gia trong
từng thời kỳ cho việc hiện thực hóa chiến lược, mục tiêu.
* Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách:
* Bảo vệ và phê chuẩn dự toán NSNN
b) Chấp hành ngân sách:
c) Quyết toán ngân sách:
*Bước 3: Tổng kết rút kinh nghiệm và mở rộng phạm vi áp dụng cho
các cơ quan nhà nước
3.2.4. Hoàn thiện công tác thống kê, kế toán trong quản lý TSNN ở
ngành TAND
3.2.4.1. Thực hiện có nền nếp chế độ kiểm kê hàng năm.
Tất cả các loại TSNN do đơn vị quản lý phải được đăng ký theo dõi,
tổng hợp báo cáo bảo đảm đúng mẫu biểu quy định, chính xác, đầy đủ, kịp
thời.
3.2.4.2. Thực hiện đúng quy định về hạch toán kế toán TSCĐ.
* Xác định giá trị TSCĐ đối với tài sản có hồ sơ.
- Xác định nguyên giá.
- Xác định giá trị hao mòn
* Xác định giá trị TSCĐ đối với tài sản không có hồ sơ.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quản lý, sử
dụng TSNN tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành TAND.
- Xây dựng, qui định cụ thể và tăng cường chức năng nhiệm vụ quyền
hạn kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý thống nhất TSNN ở TANDTC.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
về quản lý TSNN trong ngành TAND.
Phải thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên
truyền giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng qui chế quản lý sử dụng
80
TSNN phải có những điều khoản xác định rõ và cụ thể trách nhiệm. Xây dựng
và tổ chức thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm có hiệu quả thiết thực các phong
trào thi đua quản lý, sử dụng TSNN.
3.2.7. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy quản lý TSNN
tại ngành TAND ở Việt Nam.
Sơ đồ 3.1. Mô hình phòng quản lý công sản TNDTC
Phßng Qu¶n lý c«ng
s¶n
Bé phËn qu¶n lý
®éng s¶n
Bé phËn qu¶n lý bÊt
®éng s¶n
L·nh ®¹o TAND
Cục KÕ ho¹ch - Tµi chÝnh
Phßng Qu¶n lý ng©n
s¸ch
Phßng §Çu t− XDCB
TAND tØnh,
thµnh phè
TAND quËn, huyÖn, thÞ x·, TP
thuéc tØnh
Quan hÖ chØ ®¹o, h−íng dÉn nghiÖp vô
Quan hÖ l·nh ®¹o, chØ huy
Bé phËn tæng hîp
thèng kª
Phßng KÕ to¸n - Tµi vô
Nh©n viªn qu¶n lý c«ng s¶n
Nh©n viªn
tµi chÝnh
- Nghiên cứu đề nghị thành lập:Trung tâm định giá tài sản, bán đấu giá
tài sản; Công ty bảo trì TSNN
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo dài hạn và hàng năm số cán
bộ chuyên trách quản lý TSNN kết hợp gửi đi học tập.
81
- Quản lý, theo dõi TSNN cả về giá trị và hiện vật, nguồn hình thành
nên tài sản bằng phần mềm thống nhất. Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu về
TSNN của TANDTC.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với Chính phủ
- Cần có một tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật quản lý, sử dụng
TSNN ban hành 2008 từ đó sửa đổi hoàn thiện nhằm khắc phục những tồn tại
hạn chế của Luật hiện hành, bảo đảm Luật quản lý, sử dụng TSNN phù hợp với
điều 53 Hiến pháp năm 2013, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan.
Theo NCS luật quản lý, sử dụng TSNN cần phải sửa đổi và bổ sung
một số vấn đề cơ bản sau:
+ Nên thống nhất dùng thuật ngữ “Tài sản công” thay cho “ Tài sản
nhà nước” bởi TSNN không bao hàm hết được tài sản thuộc sở hữu nhà nước,
mặt khác phù hợp với hội nhập quốc tế.
+ Trong luật cần quy định cụ thể quản lý TSC tại các cơ quan, đơn vị khác
nhau như quản lý TSC tại các CQNN, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các đơn
vị sự nghiệp công lập .v.v.. Vì đặc thù quản lý, sử dụng TSC ở các đơn vị này là
khác nhau, đặc biệt là trong việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
+ Trong đầu tư mua sắm cần quy định cụ thể, chi tiết ngay trong Luật từ
thẩm quyền quyết định, hình thức mua sắm và các quy định trong mua sắm TSC.
+ Đối với việc xử lý TSC cần quy định rõ ràng chi tiết hơn từ các
trường hợp cần xử lý, quy định về quy trình xử lý, hạch toán chi phí và kết
chuyển thu nhập từ xử lý đó như thế nào.
+ Cần có quy định về xử lý tài sản bị tịch thu trong quá trình xét xử vụ
án, vật chứng trong quá trình thụ lý vụ án .v.v.. Hiện nay chưa có quy định về
vấn đề này nên việc xử lý gặp khó khăn.
- Nghiên cứu và thể chế hoá chủ trương khai thác nguồn lực tài chính
từ TSNN để phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của các
ngành.
- Nghiên cứu và ban hành khung khổ pháp lý cho việc mua sắm tập
trung, từ tổ chức bộ máy và con người có tính chất chuyên nghiệp đến cách
thức và quy trình mua sắm.
- Sửa đổi, hoàn thiện và công khai hệ thống tiêu chuẩn định mức có
tính đến đặc thù của mỗi cơ quan Nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN
- Kiện toàn bộ máy quản lý TSNN từ Trung ương đến các Bộ, ngành
và địa phương.
82
3.3.2. Với Bộ Tài chính
- Cục Quản lý công sản cần tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan ở
Trung ương, trong đó có TANDTC thành lập hoặc củng cố kiện toàn các phòng
quản lý công sản và thống nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này.
- Triển khai phần mềm quản lý TSNN đến tất cả các cơ quan Nhà nước
có liên quan đến quản lý, sử dụng TSNN.
- Thống nhất tên gọi, những tiêu thức cụ thể để phân loại tài sản giúp cho
việc phân loại TSNN được thống nhất.
- Hỗ trợ kinh phí và đào tạo nhân lực, công nghệ cho TANDTC trong hệ
thống quản lý ngân sách (hệ thống TAMIS) đang triển khai trong toàn quốc.
- Cần tổng kết rút kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện phương thức mua
sắm tập trung TSNN làm cơ sở cho Chính phủ sửa đổi quy định về mua sắm tập
trung theo Luật Ngân sách sửa đổi 2015.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý, sử dụng
TSNN tại ngành TAND giai đoạn 2009-2014 phương hướng nhiệm vụ quản lý
TSNN của Toà án nhân dân tối cao trong tình hình mới, luận án đã đề xuất 6
giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý TSNN tại ngành TAND: Các
giải pháp trên là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhau, có vai trò, ý nghĩa, tác dụng nhất định đối với quá trình hoàn thiện, nâng
cao chất lượng công tác quản lý TSNN tại ngành TAND. Do vậy, cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp trên nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản, tích cực
trong hoạt động quản lý TSNN ở ngành TAND, góp phần hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Luận án: “Quản lý tài sản nhà nước tại ngành tòa án nhân dân ở Việt
nam” đã hoàn thành và đạt được các kết quả chính sau:
1. Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về TSNN và quản lý TSNN trong các
cơ quan nhà nước; xây dựng khái niệm quản lý TSNN; xác định vai trò, đặc điểm
nguyên tắc, nội dung quản lý TSNN trong các cơ quan nhà nước; xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý TSNN tại các CQNN; tìm hiểu kinh nghiệm quản
lý TSNN tại một số quốc gia có thể vận dụng cho Việt Nam.
2. Từ khảo sát thực trạng, luận án rút ra kết quả và nguyên nhân những
tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng TSNN tại ngành TAND trong giai đoạn
2009-2014.
3. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu đổi mới công tác tư pháp ở Việt
Nam giai đoạn 2015-2020 và công tác quản lý TSNN trong các CQNN, luận án
83
đã đề xuất 6 giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TSNN tại ngành
TAND ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_bv_cap_hoc_vien_21_5_2016_4948.pdf