[Tóm tắt] Luận án Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam

Trên cơ sở đặc tính dữ liệu, kế thừa từ các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của Wei (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014), luận án sử dụng mô hình PMG (Pooled Mean Group) để xem xét sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, luận án đã tiến hành hồi quy theo dạng dữ liệu bảng (panel data) tại Việt Nam gồm 63 tỉnh thành từ năm 2000 đến 2014. Kết quả cho thấy: Trong ngắn hạn thì lao động và độ mở thương mại các tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế, các yếu tố khác có hệ số không có ý nghĩa thống kê. Trong dài hạn, đầu tư công tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế, các yếu tố như đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Luận án cũng xem xét về vấn đề hội tụ thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân giữa các tỉnh của Việt Nam. Các nguồn đầu tư đều có tác động tích cực đến tốc độ hội tụ, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh nhất, kế đến là đầu tư công và đầu tư tư nhân trong nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ KHANG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ HỘI TỤ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM Chuyên Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã Số: 62.31.12.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Phản biện 1 :. Phản biện 2 : Phản biện 3 : Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại .. Vào hồi..giờ.ngày .tháng..năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM [1] CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Mức độ tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế đã được rất nhiều các tác giả trên thế giới nghiên cứu với nhiều không gian, thời gian và nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Do vậy, có những sự nhận định trái chiều nhau về tác động của đầu tư đối với tăng tưởng kinh tế như: Aschauer (1989a, 1989b); Hadjimichael and Ghura (1995); Jwan and James (2014); Blomstrom and Persson (1983); Aviral Kumar Tiwari and Mihai Mutascu (2011). Ngoài ra, một trong những dự đoán quan trọng của các mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Cass (1965) đó là các nước hoặc khu vực nghèo có xu hướng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước hoặc khu vực giàu có hơn. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít nghiên cứu để đánh giá sự đóng góp của từng loại nguồn đầu tư cụ thể đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập bình quân đầu người trong nền kinh tế. Với lý do trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài: Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam, làm luận án tiến sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tác động của các nguồn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Mức độ tác động của các nguồn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào? (2). Tác động của các nguồn đầu tư như thế nào đến quá trình hội tụ thu nhập tại Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tác động của đầu tư Công (si); đầu tư tư nhân trong nước (di) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) đến tăng trưởng kinh tế (gdp) và vấn đề hội tụ thu nhập ở Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác [2] động đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập trên phạm vi tổng thể Việt Nam gồm 63 tỉnh thành trong khoảng thời gian 2000 đến 2014. Ngoài ra, trong mô hình sử dụng các biến kiểm soát có liên quan dựa vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas được mở rộng bao gồm các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế theo như nghiên cứu của Wei (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014). Từ đó sẽ đánh giá mức độ tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập. 1.5. Ý nghĩa khoa học của luận án 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, luận án sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, luận án đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho trường hợp ở Việt Nam từ nhận định lý thuyết trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956); Cass (1965) đó là các nước hoặc khu vực nghèo có xu hướng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước hoặc khu vực giàu có hơn. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Là bằng chứng thực tiễn có ý nghĩa mang tính cập nhật cho các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là việc phân bổ nguồn đầu tư trong cơ cấu tổng đầu tư của nền kinh tế làm cơ sở cho việc cân đối nguồn lực hướng đến việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm khoản cách giàu nghèo trong xã hội. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cũng như đề xuất một số kiến nghị cụ thể cho Nhà Nước trong việc thực thi chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế. 1.6. Kết cấu của luận án Luận án gồm 138 trang, được kết cấu thành 05 chương. Chương 1 “Giới thiệu”. Chương 2 “Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan”. Chương 3 “ Phương pháp nghiên cứu”, Chương 4 “Kết quả nghiên cứu”, Chương 5 “ Kết luận và Khuyến nghị”. [3] CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Đầu tư Theo Sachs và Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như sau: "Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế". 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng trưởng kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP (sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng). 2.1.3. Hội tụ thu nhập Hội tụ thu nhập trong kinh tế (cũng đôi khi được gọi là hiệu ứng “đuổi kịp”) là giả thuyết mà các nhà kinh tế học như Solow (1956) và Cass (1965) cho rằng thu nhập bình quân đầu người các nước hoặc tỉnh nghèo sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nước hoặc tỉnh giàu có hơn. Kết quả là, cuối cùng tất cả các nền kinh tế hội tụ về một mức thu nhập bình quân đầu người. Các nước đang phát triển có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển vì đặc tính lợi tức biên giảm dần của vốn trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Hơn nữa, các nước nghèo có thể sao chép các phương pháp sản xuất, công nghệ, và các tổ chức hoạt động của các nước đang phát triển để có cơ hội “đuổi kịp”. Tuy nhiên, không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và do vậy không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói. Đồng thời, các nước hoặc khu vực giàu có hơn, có điều kiện để phát triển khoa học công nghệ, từ đó lợi tức biên của vốn sẽ tăng mạnh hơn và nhanh hơn các nước hoặc khu vực nghèo. Điều này dẫn đến hiện tượng phân tán thu nhập giữa các nước hoặc khu vực. [4] 2.2. Lý thuyết đầu tư và tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Lý thuyết số nhân đầu tư Lý thuyết mô hình số nhân đầu tư được Keynes nêu trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ năm 1936. Theo ông, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải gia tăng đầu tư. Ở đây, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng sản lượng quốc gia và đưa ra khái niệm "số nhân đầu tư." Số nhân đầu tư (k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư. Mô hình số nhân của ông là: 𝑘 = ∆𝑌 ∆𝐼 Suy ra : ∆ Y= k. ∆I (∆Y là thay đổi của sản lượng; k là số nhân, ∆I là thay đổi của đầu tư). 2.2.2. Lý thuyết gia tốc đầu tư Theo lí thuyết này, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau : 𝑥 = 𝐾 𝑌 Trong đó: K là vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu, Y là sản lượng tại thời kì nghiên cứu, x : Hệ số gia tốc đầu tư. Từ công thức trên suy ra : K = x * Y Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. 2.2.3. Lý thuyết đầu tư trong mô hình Harrod - Domar Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Nếu gọi Y là tổng số đầu ra, K là quy mô vốn sản xuất, đầu ra có mối quan hệ với vốn sản xuất: k = K/Y (k: hệ số vốn - đầu ra) 2.2.4. Lý thuyết tân cổ điển Solow về đầu tư và tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn tiết kiệm S = s*Y trong đó 0<s<1 là mức tiết kiệm từ 1 đơn vị sản lượng (thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số. Theo hàm sản xuất Cobb - [5] Douglas, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây: 𝑌 = 𝐴. 𝑒𝑟𝐾𝛼𝐿(1−𝛼) Trong đó: Y là Sản lượng, 𝐾𝛼 là Vốn đầu tư, 𝐿(1−𝛼) là lao động và 𝐴. 𝑒𝑟 là biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. 2.3. Lý thuyết hội tụ thu nhập 2.3.1. Những giả thuyết Hội tụ là một giả thuyết về tốc độ tăng trưởng kinh tế, giả thuyết rằng có một trạng thái cân bằng duy nhất và cho dù nền kinh tế bắt đầu với mức tư bản trên đầu người bao nhiêu thì cũng sẽ hội tụ về điểm cân bằng duy nhất đó. Các nước nghèo có mức tư bản trên đầu người thấp sẽ tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi đạt được tỷ lệ tăng sản lượng và tư bản ở trạng thái cân bằng động. Các nước giàu được thừa hưởng mức tư bản trên đầu người cao sẽ tăng trưởng thấp hơn cho tới khi mức tư bản trên đầu người giảm đến trạng thái cân bằng. Tuy nhiên (Romer, 1986) và (Lucas, 1988) cho rằng không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và do vậy không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói. Những nền kinh tế có tỷ suất sinh lợi tăng dần theo qui mô có thể sẽ có thể không đạt đến mức thu nhập ở trạng thái dừng mà có thể tăng hơn nữa khi mà các đầu tư mới tạo ra giá trị gia tăng hơn nhiều lần. Do vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ không bị giảm đi theo như giả thuyết của Solow. Hơn nữa, chưa chắc chắn rằng các nước nghèo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, vì tăng trưởng trong thực tế chưa hẳn chậm đi khi thu nhập tăng, cho nên không có kỳ vọng về sự hội tụ thu nhập. 2.3.2. Phương pháp đánh giá về hội tụ thu nhập Hội tụ sigma (σ ) Theo Sala-i-Martin (1996a), khái niệm về hội tụ σ có thể được định nghĩa là "một nhóm các nền kinh tế đang hội tụ nếu sự phân tán của GDP đầu người của các nền kinh tế có xu hướng giảm dần qua thời gian". Giá trị σ được sử dụng để phản ánh sự chênh lệch tĩnh trong thu nhập bình quân. Thông thường, nó được đo bằng hệ số biến thiên (CV) là tỉ số của độ lệch chuẩn giá trị trung bình: 𝐶𝑉 = √∑(𝑦𝑖 − �̅�) 2 𝑛 �̅� [6] Trong đó 𝑦𝑖 là thu nhập bình quân đầu người của tỉnh i và �̅� là giá trị trung bình của thu nhập bình quân đầu người của cả nước, n là số tỉnh. Hội tụ bêta (β) Theo Sala-i-Martin (1996b), định nghĩa về hội tụ tuyệt đối β có thể được mô tả như sau "chúng ta nói rằng có hội tụ tuyệt đối β nếu các nền kinh tế nghèo có xu hướng tăng nhanh hơn so với những nền kinh tế giàu có". Hàm hồi quy để xác định có hay không hội tụ tuyệt đối được thể hiện như sau: 𝐿𝑛(𝑦𝑖𝑡) − 𝐿𝑛(𝑦𝑖0) = 𝛼 + 𝛽𝐿𝑛(𝑦𝑖0) + 𝜀𝑖𝑡 và 𝛽 = −(1 − 𝑒 −𝜆𝑡) Trong đó 𝑦𝑖𝑡, 𝑦𝑖0 biểu thị tương ứng cho tăng trưởng kinh tế của kỳ cuối và kỳ đầu của giai đoạn nghiên cứu của tỉnh i, t là khoảng thời gian. Khi β là âm và có ý nghĩa thống kê thì cho thấy hội tụ tuyệt đối trong thu nhập. Giá trị của λ là tốc độ hội tụ thu nhập (hoặc phân kỳ). Đối với hội tụ có điều kiện, hội tụ thu nhập và quá trình bắt kịp chỉ có thể được khởi xướng do sự hiện diện của các yếu tố kiểm soát, chẳng hạn như đầu tư, tăng trưởng dân số, độ mở thương mại, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng, 2.4. Các nghiên cứu có liên quan. 2.4.1. Các nghiên cứu về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế trên thế giới đã từ lâu tranh luận về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến cuối thập niên 1980, với sự trỗi dậy của kinh tế học tăng trưởng và nguồn số liệu phong phú về các đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế mới được thực hiện một cách có hệ thống. Tuy nhiên các nghiên cứu lại có những kết quả trái chiều nhau về tác động các loại đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Aschauer (1989a), Aschauer (1989b), Barro (1991), Hadjimichael and Ghura (1995), Akinlo (2004), Jwan and James (2014), Phạm Thế Anh (2008), Sử Đình Thành (2011a), Sử Đình Thành (2013), Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài (2014), 2.4.2. Các nghiên cứu về hội tụ thu nhập Các nghiên cứu của Barro and Sala-i- Martin (1990), (1991), (1992) là những đóng góp hết sức quan trọng cho lý luận hội tụ kinh tế. Ngoài ra còn có các nghiên cứu [7] như: Kim (2001), Wei (2008), Normaz (2008), Phạm Thế Anh (2009), Vojinović et al (2009), Jianyang (2011), Từ những lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời luận án mong muốn làm rõ vai trò của từng loại nguồn vốn để có cơ sở đánh giá, kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập ở Việt Nam, luận án có thể kết luận một số vấn đề như sau: (i) Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thêm về vấn đề này ở gốc độ khác sẽ bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế; (ii) Tuy hiện nay đã có một số nghiên cứu về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhưng chỉ xoay quanh về tác động của FDI mà chưa xem xét nhiều đến tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế bằng dữ liệu bảng và xem xét đồng thời trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn; (iii) Chưa có nghiên cứu mà trong mô hình phân tích tăng trưởng kinh tế bao gồm đồng thời 03 loại đầu tư: Đầu tư công; đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài và chi tiêu thường xuyên bằng dữ liệu bảng để giải thích cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (iv) Các nghiên cứu về hội tụ trong thu nhập có những ý kiến trái chiều nhau so với lý thuyết hội tụ trong mô hình tăng trưởng của Solow (1956) mà cụ thể hóa là mô hình đánh giá hội tụ của Barro and Sala-i- Martin (1990), (1991). (v) Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập chưa được nghiên cứu sâu và nhiều, đặc biệt là vấn đề hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện trong thu nhập do yếu tố đầu tư tác động, để thấy rõ được ảnh hưởng cụ thể của các loại đầu tư đến hội tụ thu nhập ở Việt Nam. [8] CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, luận án đi theo trình tự các bước như sau: Trước tiên, tác giả lược khảo lý thuyết tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập. Đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập. Bước hai, xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết. Bước ba, xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho luận án. Bước bốn, chạy mô hình thực nghiệm. Bước năm, xử lý dữ liệu. Bước sáu, đánh giá các thông số hồi quy, xác định độ tin cậy và sự hợp lý của mô hình. Bước bảy, nhận định và thảo luận kết quả ước lượng. Bước cuối cùng là nhận dạng những hạn chế trong nghiên cứu, gợi ý các chính sách và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Mô hình nghiên cứu Từ những cơ sở lý thuyết về đầu tư và tăng trưởng kinh tế từ cổ điển đến hiện đại, kết hợp với những nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, thì một một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa vào gồm có nhân tố chính là vốn đầu tư và lao động. Trong mô hình, luận án tiến hành phân rã đầu tư của nền kinh tế thành 03 loại nguồn đầu tư cấu thành là đầu tư nhà nước (si); đầu tư tư nhân trong nước (di); đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi). Luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để tiến hành xây dựng khung phân tích nghiên cứu. Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng: 𝑌 = 𝐹(𝑠𝑖𝑖𝑡, 𝑑𝑖𝑖𝑡, 𝑓𝑑𝑖𝑖𝑡, 𝑙𝑖𝑡 , 𝑥𝑖𝑡) Trong đó: Y là thu nhâp của nền kinh tế, chỉ tiêu sử dụng là GDP (Gross Domestic Product), tổng sản phẩm quốc nội. “l” là lao động, “x” là các yếu tố khác như độ mở thương mại, chi tiêu thường xuyên của chính quyền địa phương. 3.2.1. Mô hình đánh giá tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Các tác giả trên thế giới và Việt Nam, cụ thể là Wei (2008) và Nguyễn Minh Tiến (2014) khi xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm với những biện chứng của mình đã đưa thêm các biến giải thích vào mô hình nhằm chứng minh sự tác động của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế. Luận án tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm như sau: [9] Mô hình 1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡 =∝ +𝛽1𝑠𝑖𝑖𝑡 + 𝛽2𝑑𝑖𝑖𝑡 + 𝛽3𝑓𝑑𝑖𝑖𝑡 + 𝛽4𝑠𝑒𝑖𝑡 + 𝛽5𝑜𝑝𝑒𝑛𝑖𝑡 + + 𝛽6𝑙𝑏𝑖𝑡 + 𝑒𝑖𝑡 Trong đó: i: là đại diện cho tỉnh/thành gồm 63 tỉnh thành của Việt Nam và t là năm nghiên cứu từ 2000 đến 2014. Số liệu các biến trong mô hình là số liệu của cấp tỉnh. Trong đó gdp là biểu hiện cho tăng trưởng kinh tế, luận án sử dụng giá trị gdp thực bình quân đầu người dùng để phản ánh tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư lên tăng trưởng kinh tế đều sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng gdp bình quân như là dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế (Wei, 2008; Nguyễn Minh Tiến 2014). si là đầu tư công; di là đầu tư tư nhân; fdi là đầu tư trực tiếp nước ngoài; se là chi thường xuyên; open là tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu - biểu hiện của độ mở thương mại; lb là lao động. Bảng 3.1. Cách tính và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Ký hiệu Tên Cách tính Kỳ vọng Gdp Tăng trưởng kinh tế Ln GDP thực bình quân đầu người Si Đầu tư công Ln Đầu tư công/GDP hiện hành + Se Chi thường xuyên Ln Chi thường xuyên/ GDP hiện hành + Di Đầu tư tư nhân Đầu tư tư nhân/ GDP hiện hành + Fdi Đầu tư trực tiếp nước ngoài Ln FDI/ GDP hiện hành + Open Độ mở thương mại Ln Xuất khẩu và nhập khẩu/GDP + Lb Lao động Số lao động/Dân số + Nguồn: Tác giả tổng dựa trên Eviews 9.0, “Ln” là giá trị Logarithm Như đã đề cập trong chương 2 về các nghiên cứu có liên quan, các biến độc lập trong mô hình đã được các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập. Trong nghiên cứu này, luận án kỳ vọng các biến độc lập trong mô hình đều có tác động một cách tích cực (+) đến quá trình tăng trưởng và hội tụ thu nhập ở Việt Nam, vì điều đó phù hợp với một số giả thuyết trong tăng trưởng kinh tế từ cận đại đến hiện đại. Đây cũng được xem như là giả thuyết đặt ra trong nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam như thế nào trong thời gian qua thì phải xem xét trong kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 của luận án. [10] 3.2.2. Mô hình đánh giá hội tụ Mô hình 2. Mô hình đánh giá hội tụ 𝛽 Trên cơ sở mô hình theo Sala-i-Martin (1996a,b) đề xuất, Wei (2008) áp dụng tại trường hợp kiểm định hội tụ các vùng ở Trung Quốc, Luận án cũng kế thừa mô hình đánh giá hội tụ tuyệt đối β như sau: Hội tụ tuyệt đối 𝜷 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡 − 𝑔𝑑𝑝𝑖0 = 𝛼 + 𝛽𝑔𝑑𝑝𝑖0 + 𝜀𝑖 và 𝛽 = −(1 − 𝑒 −𝜆𝑡) Hội tụ có điều kiện 𝜷 Mục tiêu luận án xem xét các loại đầu tư tác động như thế nào đến quá trình hội tụ thu nhập ở Việt Nam. Luận án tiếp cận theo cách nghiên cứu của Wei (2008) và Normaz (2008), luận án xây dựng mô hình đánh giá hội tụ có điều kiện cho nghiên cứu ở trường hợp Việt Nam như sau: 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡 − 𝑔𝑑𝑝𝑖0 = 𝛼 + 𝛽(𝑔𝑑𝑝𝑖0) + 𝛽1(𝑠𝑖)𝑖 + 𝛽2(𝑑𝑖)𝑖 + 𝛽3(𝑓𝑑𝑖)𝑖 + 𝛽𝑖𝑋𝑖 + 𝜀𝑖 Trong đó 𝛽 = −(1 − 𝑒−𝜆𝑡); 𝛽 = −1 + 𝑒−𝜆𝑡; 𝛽 + 1 = 𝑒−𝜆𝑡 Từ đó ta có Ln (𝛽 + 1) = −𝜆𝑡, như vậy: 𝜆 = − Ln(𝛽+1) 𝑡 Trong đó 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡, 𝑔𝑑𝑝𝑖0 biểu thị tương ứng cho tăng trưởng kinh tế của kỳ đầu và cuối của tỉnh i, t là khoảng thời gian (2000 đến 2014). 𝑋𝑖 là các biến khác như độ mở thương mại, chi tiêu thường xuyên và lao động. Khi β là âm và có ý nghĩa thống kê thì cho thấy có sự hội tụ trong thu nhập. Có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam có xu hướng hội tụ thu nhập, nếu β>0 thì ngược lại. Giá trị của λ là tốc độ hội tụ thu nhập (hoặc phân kỳ). 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sử dụng dựa trên khảo sát từ Tổng Cục Thống Kê của 63 tỉnh thành trong khoản thời gian từ 2000 đến 2014. Số liệu GDP là GDP thực bình quân đầu người của từng tỉnh thành (triệu/người), giá trị này được lấy trên cơ sở quy đổi giá GDP hiện hành với chỉ số CPI để khử yếu tố lạm phát. Đồng thời để khử yếu tố lạm phát của các biến trong mô hình nghiên cứu, đối với các giá trị về đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi thường xuyên, độ mở thương mại, luận án sẽ tính toán bằng tỷ lệ (%) giá trị hiện hành của các biến này trên giá trị GDP [11] theo giá hiện hành. Biến lao động được tính trên cơ sở tỷ lệ lao động trên tổng dân số của địa phương. 3.4. Phương pháp ước lượng 3.4.1. Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng (Panel unit root test) Sử dụng năm loại khác nhau của các bài kiểm tra nghiệm đơn vị dữ liệu bảng được thực hiện. Đó là Levin, Lin và Chu (2002) còn loại tắt là LLC; Breitung (2000); Im, Pesaran và Shin (2003), còn gọi là IPS; ADF-Fisher; Philips Perron (PP). LLC và Breitung kiểm tra giả định nghiệm đơn vị chung cho tất cả các tỉnh, tức là ρi= ρ. Còn Im, Pesaran và Shin (2003), còn gọi là IPS; ADF-Fisher; Philips Perron (PP) được trình bày bởi Maddala and Wu (1999) cho phép kiểm định nghiệm đơn vị khác nhau từng tỉnh. Trong phương pháp hồi quy PMG, để đánh giá tác động của các biến, thì điều đầu tiên phải thực hiện là kiểm định nghiệm đơn vị của các biến, giả thuyết các biến sẽ không có tính dừng ở cùng bậc I(0) hoặc I(1), không có biến nào dừng ở I(2). 3.4.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Trên cơ sở thỏa mãn tính dừng và đặc tính dữ liệu nghiên cứu, luận án tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm theo phương pháp PMG nhằm đánh giá tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở mô hình 1 với như sau: 𝛥𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡 =∝ + ∑ 𝛽𝑖0 𝑛 𝑘=1 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡−𝑘 + ∑ 𝛽𝑖1 𝑚 𝑗=0 𝑋𝑖𝑡−𝑗 + 𝛽2𝑒𝑥𝑝𝑜𝑖𝑡 + 𝛽3𝑠𝑒𝑖𝑡 + 𝜑 𝑖[𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡−1 − {𝛾0 𝑖 + 𝛾0 𝑖 𝑋𝑖𝑡−1}] + 𝑒𝑖𝑡 Trong đó: 𝛥𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡 là biến phụ thuộc của mô hình 1; 𝑔𝑑𝑝𝑖𝑡−𝑘 là biến trễ bậc k của biến phụ thuộc gdp; 𝑋𝑖𝑡−𝑗 là các biến trễ bậc j của mô hình gồm các biến đầu tư công (si), đầu tư tư nhân trong nước (di), đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) và lao động (lb), 𝜑𝑖 là thành phần điều chỉnh về cân bằng dài hạn Đối với mô hình đánh giá hội tụ Việc ước lượng phương trình hội tụ theo mô hình 2, luận án thực hiện theo dạng dữ liệu chéo cho 63 tỉnh thành của Việt Nam như cách làm của Wei (2008). Mục đích là tìm kiếm bằng chứng hội tụ hoặc phân tán thu nhập giữa các tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Việc ước lượng sẽ làm theo trình tự từng bước, tức đưa từng biến một của từng loại đầu tư vào bên phải của mô hình để đánh giá xem loại nguồn đầu tư nào có tác động mạnh đến quá trình hội tụ thu nhập bình quân, để từ có có nhận [12] xét đánh giá nguồn đầu tư nào hiệu quả cả về tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập trên cơ sở kết hợp với kết quả của mô hình 1. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành các kiểm định phương sai thay đổi (Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey), kiểm định đa cộng tuyến (Variance Inflation Factors) để tránh kết quả hồi quy giả mạo. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tăng trưởng kinh tế, đầu tư và hội tụ thu nhập tại Việt Nam. 4.1.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Mở cửa, hội nhập đa dạng hóa các loại hình đầu tư để tăng trưởng là chiến lược được Nhà nước Việt Nam theo đuổi trong thời kỳ này. Bằng các chương trình, chính sách, chiến lược kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn trong cải biến nền kinh tế, cải biến xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hướng tới một nền kinh tế hiện đại, hiệu quả, một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Kết quả này thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cũng như hệ thống luật pháp, văn hóa cộng đồng ngày càng tiến bộ. Mặc dù vậy, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm đi trong giai đoạn 2008- 2011, chỉ đạt bình quân 6%. Thậm chí, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sang năm 2012, chỉ đạt 5,03%, thấp hơn cả mức 5,32% của năm 2009 - năm chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. 4.1.2. Tình hình đầu tư ở Việt Nam thời gian qua. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Trong mười năm 1991- 2000 tổng số vốn đầu tư là 802,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% GDP, nhưng mười năm 2001-2010, tổng số vốn đầu tư đã lên tới 4336,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,6% GDP. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2011-2014 giảm còn 34,6%. Trong đó, tỷ lệ đầu tư của các khu vực kinh tế nhà nước dao động quanh mức 37 - 38%, khu vực ngoài nhà nước trên 35% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh mức 26% trong khi tỷ lệ tích lũy nội bộ dưới 30%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng của tổng sản phẩm (GO) xoay quanh mức 11 - 13% và tốc độ tăng giá trị gia tăng (VA) dao động từ 6-8%. [13] 4.1.3. Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng trong suốt thời kỳ 2000-2014, mặc dù các cuộc khủng hoảng trong thời kỳ này cũng đã làm cho mức tăng không ổn định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình quân năm của vốn đầu tư cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP là 1,8 lần. Thêm vào đó, tốc độ tăng bình quân của vốn đầu tư có xu hướng gia tăng qua các năm. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 18,3% và giai đoạn 2006-2014 đạt 21,2%. Đầu tư theo thành phần kinh tế diễn biến rất khác nhau. 4.1.4. Hội tụ thu nhập Việt Nam thời gian qua Hội tụ sigma (σ ) Bảng 4.1. Chỉ số CV của Việt Nam Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CV 0.35 0.34 0.32 0.38 0.40 0.38 0.39 0.32 0.32 0.23 0.22 0.26 0.33 0.30 0.28 Nhìn tổng thể, chỉ số CV của Việt Nam trong thời gian qua đã cho ta thấy xu hướng giảm dần khoảng cách thu nhập bình quân đầu người. Chứng tỏ sự nỗ lực của Chính phủ trong việc giảm tỷ lệ nghèo và những chính sách phân phối thu nhập, phân phối đầu tư trong nền kinh tế hướng đến việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng đang dần có hiệu quả. Tuy nhiên, xu hướng này không mang tính ổn định, chứng tỏ nền kinh tế còn chịu nhiều yếu tố tác động khách quan, nội lực nền kinh tế chưa mạnh, dễ “tổn thương” khi có các yếu tố bên ngoài tác động. Đồng thời, Việt Nam là đất nước đang phát triển, Chính phủ đã và đang thực hiện chủ trương vùng trọng điểm, tỉnh trọng điểm về tăng trưởng kinh tế nên phát sinh sự không ổn định trong hệ số biến thiên thu nhập là điều dễ hiểu. 4.1.5. Quan hệ giữa đầu tư và hội tụ thu nhập Việc tăng mức đầu tư trong giai đoạn đầu chưa hẳn tạo nên hiệu ứng hội tụ thu nhập giữa các vùng vì chưa đến giai đoạn năng suất biên giảm dần của vốn đầu tư. Hoặc quá trình đầu tư phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, hoặc do điều kiện địa lý, khí hậu, trình độ dân trí, phong tục tập quán nên chưa thể đầu tư, và cũng có thể do sự nhận định chủ quan của chính phủ về việc khai thác thế mạnh của từng tỉnh, từng vùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó mà dẫn đến việc là mặc dù có đầu tư nhưng chưa tạo sự lan tỏa hiệu quả đầu tư để hội tụ thu nhập. [14] 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 4.2.1.1. Cơ sở lựa chọn dạng hàm Sử dụng phần mềm Eviews 9.0 xem xét dạng hàm phân phối của các biến. Từ dạng phân phối này, chọn dạng hàm xấp xỉ phân phối chuẩn để làm cơ sở chọn dạng hàm của biến. Tất cả các biến thể hiện dưới dạng logarithm có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn. Ngoại trừ biến “di” là đầu tư tư nhân trong nước và biến “lb” là lao động, là đã có dạng xấp xỉ phân phối chuẩn trước khi chuyển sang dạng logarithm 4.2.1.2. Thống kê mô tả các biến Bộ dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu bảng cân bằng với đầy đủ các quan sát (tỉnh) trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2014. Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến LNGDP LNSI DI LNFDI LNSE LNOPEN LB Mean 2.337.462 2.837.439 2.192.208 -0.97057 2.503.980 3.534.071 5.357.029 Median 2.259.333 2.801.367 1.990.799 0.350657 2.473.244 3.545.646 5.368.571 Maximum 5.930.513 5.426.505 7.756.557 5.071.668 4.294.671 7.191.257 6.855.686 Minimum 0.556106 1.071.941 0.731309 -9.210340 -0.06656 -2.700949 3.578.148 Std. Dev. 0.908634 0.709386 1.095.112 3.851.602 0.634285 1.278.931 5.736.881 Observations 945 945 945 945 945 945 945 Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng Cục Thống Kê, với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 9.0. 4.2.1.3. Tương quan giữa các biến Bảng 4.3. Hệ số tương qua các biến LNGDP LNSI DI LNFDI LNSE LNOPEN LB LNGDP 1.000000 -0.385956 0.004269 0.368899 -0.438036 0.478982 0.438945 LNSI -0.385956 1.000000 0.150353 -0.142201 0.603052 -0.382823 -0.180485 DI 0.004269 0.150353 1.000000 0.071882 0.230296 -0.037018 0.209125 LNFDI 0.368899 -0.142201 0.071882 1.000000 -0.324508 0.491238 0.180378 LNSE -0.438036 0.603052 0.230296 -0.324508 1.000000 -0.609974 0.174317 LNOPEN 0.478982 -0.382823 -0.037018 0.491238 -0.609974 1.000000 0.022387 LB 0.438945 -0.180485 0.209125 0.180378 0.174317 0.022387 1.000000 Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng Cục Thống Kê, với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 9.0. 4.2.1.4. Kiểm định tính dừng (Panel unit root test) Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị thể hiện ở bảng (4.4) cho cả ở bậc gốc và sai phân bậc 1. Mô hình kiểm định được xác định tác động xu hướng thời gian. Độ trễ tối ưu được lựa chọn bởi tiêu chuẩn Schwartz Information Criterion (SIC). [15] Bảng 4.4. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng Bậc gốc LLC Breitung IPS ADF - Fisher PP - Fisher lngdp -10.1806 6.49571 -3.50669 185.627 286.799 (0.0000) (1.0000) ( 0.0002) (0.0004) (0.0000) lnsi -7.35587 0.79406 -3.19555 193.341 178.950 (0.0000) ( 0.7864) ( 0.0007) (0.0001) ( 0.0014) Di -6.06077 -0.54672 -1.81760 150.756 151.562 (0.0000) (0.2923) ( 0.0346) ( 0.0656) (0.0601) lnfdi -10.9674 -2.66343 -7.03636 261.496 233.000 (0.0000) (0.0039) (0.0000) (0.0000) (0.0000) lnopen -6.48460 4.20426 -1.42456 165.206 192.921 (0.0000) (1.0000) ( 0.0771) (0.0109) (0.0001) lnse -10.8075 -1.64987 -5.51927 225.542 226.006 (0.0000) (0.0495) (0.0000) (0.0000) (0.0000) Lb -5.96849 1.18946 -2.82891 169.283 142.558 (0.0000) (0.8829) (0.0023) (0.0061) (0.1487) Sai phân bậc 1 LLC Breitung IPS ADF - Fisher PP - Fisher lngdp -15.7871 -4.18376 -8.19872 279.612 356.352 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) lnsi -20.4342 -8.85122 -12.1502 364.112 502.754 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) Di -22.2330 -13.9983 -14.5940 417.636 635.666 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) lnfdi -30.8449 -11.2584 -20.7588 542.147 650.407 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) lnopen -23.5486 -7.85594 -15.2950 438.482 654.639 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) lnse -23.5341 -6.62774 -16.7263 473.959 751.826 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) Lb -19.3615 -9.73504 -12.5852 369.679 518.803 (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) (0.0000) Ghi chú: Số liệu được lấy từ Tổng cục Thống kê, xử lý bằng Eviews 9.0. Giá trị trong () là mức ý nghĩa. Với mức ý nghĩa 5%, biến “di”, đầu tư tư nhân trong nước không dừng ở bậc gốc mà dừng ở sai phân bậc 1 I(1), các biến còn lại đều dừng ở bậc gốc I(0). Nhưng điều quan trọng là tất cả các biến đều dừng ở sai phân bậc 1. Điều đó có nghĩa là dữ liệu bảng không cùng tích hợp bậc I(1) hoặc I(0). Theo Pesaran et al (1996), Hamuda et al (2013), các biến trong mô hình không cùng mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục PMG là thích hợp cho nghiên cứu này. [16] 4.2.1.5. Kết quả ước lượng tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Bảng 4.5. Kết quả ước theo mô hình PMG Biến phụ thuộc GDP Tác động ngắn hạn Biến số Hệ số Sai số chuẩn P-Value Đầu tư công -0.010755 0.015642 0.4921 Đầu tư tư nhân trong nước 0.001039 0.002237 0.6427 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.002808 0.009587 0.7698 Độ mở thương mại -0.079888 0.019827 0.0001 Lao động -0.012468 0.004893 0.0112 Chi thường xuyên -0.056258 0.038381 0.1436 Hệ số điều chỉnh về cân bằng dài hạn 𝜑𝑖 -0.434205 0.038679 0.0000 Tác động dài hạn Biến số Hệ số Sai số chuẩn P-Value Đầu tư công -0.017490 0.005841 0.0029 Đầu tư tư nhân trong nước 0.002412 0.000462 0.0000 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 0.009672 0.000575 0.0000 Độ mở thương mại 0.019319 0.006265 0.0022 Lao động 0.030277 0.000787 0.0000 Nguồn: Tính toán của tác giả bằng Eviews 9.0 trên cơ sở số liệu của Tổng Cục Thống Kê Với phương pháp PMG, xử lý bằng Eviews 9.0, ta thấy hệ số điều chỉnh về cân bằng dài hạn trong dài hạn 𝜑𝑖 = -0.434205 có ý nghĩa thống kê p-value = 0.0000 (<5%), có nghĩa là các biến đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và lao động có xu hướng tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (có mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn), ta kết luận như sau: Trong ngắn hạn, các yếu tố như độ mở thương mại và lao động có tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5%. Các biến khác không có ý nghĩa thống kê nên không kết luận được mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Trong dài hạn, các yếu tố như đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và lao động có tác động đến tăng trưởng kinh tế với ý nghĩa thống kê (p-value < 5%). Ta thấy, trong dài hạn, đầu tư công tác động [17] ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó các biến đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó đóng góp nhiều nhất là lao động sau đó là độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước. 4.2.2. Kết quả ước tính hội tụ Hội tụ tuyệt đối 𝜷 Dựa vào công thức mô hình 2 chỉ với 𝑔𝑑𝑝𝑖0 bên phải để kiểm tra hội tụ tuyệt đối, kết quả bảng (4.6) như sau: Bảng 4.6. Kết quả hội tụ tuyệt đối Hệ số Sai số chuẩn P-Value Hàng số (𝛼) 2.502412 0.093230 0.0000 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.186983 0.066080 0.0063 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.0138 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Hệ số ước lượng 𝛽 là âm và có ý nghĩa thống kê, tức là có bằng chứng về hội tụ tuyệt đối trong thu nhập bình quân, có nghĩa rằng trong giai đoạn 2000 đến 2014 những vùng ở Việt Nam có thu nhập thấp ở giai đoạn ban đầu có xu hướng tăng nhanh hơn những vùng có thu nhập ban đầu là cao hơn, với tốc độ hội tụ là 1.38%. Những vùng nghèo khó ban đầu có thể hưởng được những chính sách ưu đãi hơn của chính phủ để có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu Pham Thế Anh (2009), Hoàng Thủy Yến (2015). Tuy nhiên kết quả lại phù hợp với lý thuyết tăng trưởng của Solow (1956) được trình bày cụ thể ở chương 2. Hội tụ có điều kiện 𝜷 Mục tiêu luận án xem xét các loại nguồn đầu tư tác động như thế nào đến quá trình hội tụ thu nhập ở Việt Nam. Luận án tiến hành thử nghiệm từng bước một như cách mà Wei (2008) thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc. Trước tiên sẽ đưa từng loại đầu tư vào bên phải của mô hình 2, rồi sẽ đưa từng cặp đầu tư vào mô hình và cuối cùng là đưa một lúc ba loại nguồn đầu tư vào. Mục đích để tìm kiếm giá trị 𝛽 tốt nhất để từ đó nhận xét về sự đóng góp của đầu tư vào quá trình hội tụ thu nhập ở Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7. [18] Bảng 4.7. Kết quả ước tính hội tụ có điều kiện Hệ số Hệ số ước lượng Sai số chuẩn P-Value Mô hình có đầu tư công 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.224480 0.077052 0.0050 Hệ số lnsi -0.064081 0.067571 0.3468 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.016948 Mô hình có đầu tư tư nhân trong nước 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.166204 0.070254 0.0212 Hệ số di 0.003826 0.004331 0.3806 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.012118 Mô hình có đầu tư trực tiếp nước ngoài 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.275469 0.067059 0.0001 Hệ số Lnfdi 0.038402 0.011730 0.0018 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.021482 Mô hình có đầu tư công và đầu tư tư nhân 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.205050 0.079604 0.0125 Hệ số Lnsi -0.070310 0.067896 0.3046 Hệ số di 0.004249 0.004348 0.3324 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.015298 Mô hình có đầu tư công và FDI 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.304253 0.075891 0.0002 Hệ số Lnsi -0.051547 0.063000 0.4165 Hệ số Lnfdi 0.037804 0.011785 0.0022 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.024185 [19] Hệ số Hệ số ước lượng Sai số chuẩn P-Value Mô hình có đầu tư tư nhân và FDI 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.267241 0.073178 0.0006 Hệ số Lnfdi 0.037685 0.012071 0.0028 Hệ số di 0.001211 0.004132 0.7706 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.020729 Mô hình ba nguồn đầu tư và các biến kiểm soát 𝐻ệ 𝑠ố 𝐿𝑛𝑔𝑑𝑝𝑖0 (𝛽) -0.570942 0.120376 0.0000 Hệ số Lnsi 0.104453 0.089122 0.2462 Hệ số di 0.000308 0.003943 0.9380 Hệ số Lnfdi 0.019795 0.013840 0.1583 Hệ số Lnse -0.329293 0.140650 0.0229 Hệ số Lnopen 0.052310 0.044370 0.2435 Hệ số lb -0.000653 0.010527 0.9507 Tốc độ hội tụ ( 𝜆) 0.056411 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu Tổng cục Thống kê Tất cả hệ số ước lượng trong mô hình có Lngdpi0(β) đều âm và có ý nghĩa thống kê (P-value<5%), điều đó chỉ ra rằng tất cả các mô hình đều chỉ một kết quả duy nhất là từng loại nguồn đầu tư đều có tác động một cách tích cực đến quá trình hội tụ thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ở Việt Nam, với tốc độ hội tụ xấp xỉ 1.2% đến 5.6%. Các kết quả kiểm định về phương sai thay đổi và đa cộng tuyến đều cho kết quả là mô hình đánh giá hội tụ đảm bảo độ tin cậy. 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Thứ nhất: Trong dài hạn, hệ số các biến độc lập như: Đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và độ mở thương mại đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó chỉ có đầu tư công có tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, chỉ có biến lao động và độ mở thương mại có tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê. [20] Thứ hai: Đầu tư công trong dài hạn có tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể được giải thích bởi thực trạng vấn đề đầu tư công ở Việt Nam. Thứ ba: Trong dài hạn, các yếu tố như đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận này khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mức độ tác động mạnh nhất là lao động sau đó là độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước. Tuy nhiên, mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài cao gấp gần 2.8 lần so vối đầu tư tư nhân trong nước. Đây là điều thể hiện nội lực của nền kinh tế Việt Nam còn kém, chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có của mình. Thứ tư: Trong ngắn hạn, lao động và độ mở thương mại có tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế. Thứ năm: Các tỉnh ở Việt Nam đang có xu hướng hội tụ thu nhập bình quân đầu người, tức là khoảng cách giàu nghèo ngày càng hẹp lại, điều này phù hợp với lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956). Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò tích cực nhất đến vấn đề hội tụ, sau đó đến đầu tư công và đầu tư tư nhân trong nước. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án Đầu tư là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các thập kỷ qua. Với kết quả nghiên cứu ba loại nguồn đầu tư trong cùng mô hình là bằng chứng đóng góp mới về lý thuyết đầu tư và tăng trưởng kinh tế mà các nghiên cứu trước đây đã từng thực hiện. Ba loại nguồn đầu tư trong mô hình nghiên cứu đều cho thấy có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế ở các góc độ khác nhau. Bệnh cạnh đó, luận án tìm kiếm bằng chứng về vấn đề hội tụ thu nhập bình quân đầu người, cũng như vai trò của các loại đầu tư đến quá trình thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự đúng đắn về nhận [21] định rằng các nước, vùng nghèo ban đầu có mức tăng trưởng cao hơn các nước, vùng có bước đầu giàu có hơn, dẫn đến quá trình hội tụ trong tương lai được nêu trong lý thuyết tăng trưởng của Solow (1956). Bảng 5.1.Tóm tắt kết quả các kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Phát biểu Kết quả Kiểm định H1 Đầu tư công có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Ngược chiều trong dài hạn Chấp nhận H2 Đầu tư tư nhân có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Cùng chiều trong dài hạn Chấp nhận H3 FDI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Cùng chiều trong dài hạn Chấp nhận H4 Lao động có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Cùng chiều trong dài hạn và ngược chiều trong ngắn hạn Chấp nhận H5 Độ mở thương mại có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Cùng chiều trong dài hạn và ngược chiều trong ngắn hạn Chấp nhận H6 Chi thường xuyên của nhà nước có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Chưa có bằng chứng 5.2. Các hàm ý chính sách về đầu tư ở Việt Nam 5.2.1. Đầu tư công trong nền kinh tế Cần xác định rõ mục tiêu đầu tư công là dựa trên vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội, chủ yếu cung cấp các dịch vụ, hàng hoá công phục vụ dân sinh. Nhà nước chỉ đầu tư vào các lĩnh vực: Quốc phòng, an ninh, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng (cầu đường, sân bay, cảng, cơ sở y tế, giáo dục,). Người quyết định đầu tư những dự án này là: Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ, các bộ, địa phương (cấp tỉnh hay cấp cơ sở). Bên cạnh đó cũng cần xác định rõ phạm vi đầu tư công và thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước phân công, giao quyền quyết định cụ thể. Đó là cơ sở cho bảo đảm hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Cần thu hẹp phạm vi đầu tư công của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực mà tư nhân không đầu tư, còn các hoạt động khác của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. [22] Chính phủ cần phải xem xét đặc tính của từng vùng miền trong việc thực hiện đầu tư công. 5.2.2. Đầu tư tư nhân trong nước và FDI trong nền kinh tế Đối với nguồn vốn FDI, Việt Nam cần lựa chọn các doanh nghiệp có tiềm lực, thương hiệu, công nghệ tân tiến, thân thiện với môi trường, sản phẩm không chỉ phục vụ riêng cho đất nước Việt Nam, mà còn tham gia giá trị toàn cầu. Chính phủ cần khuyến khích hơn nữa những dự án đầu tư ở những vùng xa xôi, điều kiện khó khăn để dần dần từng bước khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh sẽ thu hẹp lại, tạo điều kiện cho qua trình phát triển ổn định, bền vững và mạnh mẽ trong tương lai. Đối với nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước cần tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ là yếu tố rất quan trọng để thu hút được những dự án chất lượng cao từ FDI. Chính phủ cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm kích thích đầu tư tư nhân trong nước bằng các chính sách ưu đãi về vốn vay, thuế, đất đai Đồng thời, tạo điều kiện kết cấu hạ tầng tốt cho các nhà đầu tư trong nước. 5.2.3. Nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao. Thứ tư, cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát [23] triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới và cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam để từ đó hoạch định chính sách nguồn nhân lực cho từng thời kỳ của nền kinh tế. 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Luận án cũng nêu một số hạn chế trong nghiên cứu như: Về số liệu, Về mô hình nghiên cứuĐồng thời cũng đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo là cần xem xét đánh giá toàn diện mức độ tác động lan tỏa của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân, FDI, xuất khẩu, nguồn nhân lực.Để từ đó có thêm bằng chứng khẳng định vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế. [24] KẾT LUẬN Luận án tiến hành phân tích định lượng về tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và quá trình hội tụ thu nhập. Trong đó, đầu tư được phân thành ba loại: Đầu tư công, đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài để đánh giá, phân tích trong một mô hình hồi quy, kết hợp đồng thời với các biến kiểm soát khác như độ mở thương mại, lao động và chi thường xuyên của địa phương. Trên cơ sở đặc tính dữ liệu, kế thừa từ các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của Wei (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014), luận án sử dụng mô hình PMG (Pooled Mean Group) để xem xét sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, luận án đã tiến hành hồi quy theo dạng dữ liệu bảng (panel data) tại Việt Nam gồm 63 tỉnh thành từ năm 2000 đến 2014. Kết quả cho thấy: Trong ngắn hạn thì lao động và độ mở thương mại các tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế, các yếu tố khác có hệ số không có ý nghĩa thống kê. Trong dài hạn, đầu tư công tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế, các yếu tố như đầu tư tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Luận án cũng xem xét về vấn đề hội tụ thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân giữa các tỉnh của Việt Nam. Các nguồn đầu tư đều có tác động tích cực đến tốc độ hội tụ, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh nhất, kế đến là đầu tư công và đầu tư tư nhân trong nước. Từ kết quả nghiên cứu, luận án cũng phân tích những nguyên nhân, đặc biệt là vấn đề tác động nghịch chiều của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó có những khuyến nghị cần thiết cho các nhà hoạch định trong việc sử dụng đầu tư công cho nền kinh tế với mong muốn đầu tư công sẽ mang lại hiệu quả tích cực trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế cũng như là công cụ “kiến tạo phát triển” để thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nền kinh tế đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. [25] DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thế Khang, 2014. Đánh giá mức độ đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Tài chính, số 12 (602), trang 98-100. 2. Nguyễn Thế Khang, 2015. Thu hút nguồn lực tư nhân tại khu vực Đông Nam Bộ. Một số đề xuất và khuyến nghị. Tạp chí Tài chính, số 03 (605), trang 113-115. 3. Nguyễn Thế Khang, 2015. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 – tháng 5/2015, số 608, trang: 53-55.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_den_tang_truong_kinh_te_va_hoi_tu_thu_nhap_tai_viet_nam_tt_8927.pdf
Luận văn liên quan