Tóm tắt Luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bên cạnh các đóng góp mới, luận án còn có một số hạn chế. Một trong những hạn chế của nghiên cứu là tính cập nhật dữ liệu của nợ nước ngoài theo quý. Hiện tại, WB và ADB không cập nhật dữ liệu này theo quý từ năm 2014. Ngoài ra, nhiều dữ liệu vĩ mô của Việt Nam chủ yếu được cập nhật theo năm, chưa quan tâm phân tích dữ liệu theo quý như đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài Vì vây, những biến này chưa được xem xét trong mô hình tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như ngưỡng nợ nợ nước ngoài của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu còn ít (68 quan sát) và chưa đủ dài để phân tích trong dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa đề cập đến tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế đến ngưỡng nợ nước ngoài. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nên đưa thêm các biến độc lập vào nghiên cứu trong mối quan hệ với nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

pdf32 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ***** NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỪỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ***** NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng để bù đắp thiếu hụt giúp phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên. Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM để xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai. Tóm lại, nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tác động tích cực của nợ nước ngoài của Việt Nam, là cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Từ khóa: nợ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của luận án Xét dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các lý thuyết về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tập trung giải thích mối quan hệ này dựa trên các mô hình kinh tế động trong các nền kinh tế mở với một bên là vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, qua đó sử dụng nguồn lực tiết kiệm bên ngoài để đầu tư vào nền kinh tế. Điều này càng trở nên đúng với các nước đang phát triển khi sử dụng nguồn lực bên ngoài dồi dào, công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian phát triển với hy vọng thoát nghèo, đuổi kịp các nước phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên còn lại là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay và gia tăng nghĩa vụ nợ trong tương lai khi gia tăng vay nước ngoài để đầu tư. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nước đi vay trong qua trình phát triển kinh tế khi các quốc gia vay mượn nhiều từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự tích tụ các khoản lãi phải trả ngày càng gia tăng dẫn đến giảm đầu tư, giảm phúc lợi xã hội. Một câu hỏi đặt ra là việc gia tăng nợ nước ngoài có làm gia tăng tăng trưởng kinh tế hay ngược lại vì các nghĩa vụ nợ mang lại ngày càng tăng. Hay nói một cách khác, nợ nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do sự tích tụ các nghĩa vụ nợ mang lại, làm cho các quốc gia mất khả năng trả nợ. Vấn đề này ở Việt Nam như thế nào trong giai đoạn mở của thực hiện cải cách nền kinh tế là một vấn đề quan tâm để nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu Các nghiên cứu của Cohen (1993), Deshpande (1997), Krugman (1998), Sachs (1989), Chowdhury (2001), Pattillo (2004) đã ủng hộ lý thuyết này thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ nợ nước ngoài cao mang lại những bất ổn cho nền kinh tế do phân bổ vốn không hiệu quả, tập trung vào các dự án ngắn hạn, rủi ro cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Frimpong và Abayi (2006), Daud và cộng sự (2013), Korkmaz (2016) cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế đã củng cố thêm cơ sở cho những lập luận nêu trên. Các nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng các mô hình VECM, ARDL, GMM với các biến số có cùng tần suất (Winston và Chrystol, 2010). Đối với các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009), Nguyễn Hữu Tuấn (2012) và Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016) sử dụng các mô hình VECM, GMM đều cho kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đó về nợ nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Việt Nam có số quan sát nhỏ (dưới 30 mẫu quan sát) hoặc giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động. Dựa trên những phân tích từ thực tiến và lý thuyết nêu trên, luận án nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động của nợ nước ngoài cũng như một số biến vĩ mô khác (độ mở, tỷ giá, lạm phát) đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở kết hợp các dữ liệu có tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Các mô hình nghiên cứu trước đó chủ yếu sử dụng mô hình ARDL, VECM cho các biến số có cùng tần suất (Moore và Thomas, 2010). Vì vậy, nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên cơ sở kết hợp các biến nghiên cứu có tần suất khác nhau bằng phương pháp MIDAS chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình nghiên cứu định lượng. Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án sẽ hướng đến hai mục tiêu cụ thể sau: (i) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ nước ngoài này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bằng các mô hình định lượng với dữ liệu vĩ mô được các tổ chức quốc tế công bố công khai. (ii) Phân tích mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế nhằm xác định ngưỡng nợ nước ngoài cho Việt Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2016, dữ liệu được thu thập theo quý. 1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Để đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế dưới góc độ định lượng theo hai câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sử dụng hai mô hình nghiên cứu sau: (i) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình MIDAS (Mixed- Data Sampling) của Ghysels và cộng sự (2002, 2006) được sử dụng để đánh giá tác động tuyến tính nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình này có ưu điểm là đánh giá các dữ liệu chuỗi thời gian đầu vào với các tần suất khác nhau thông qua phương trình hồi qui tuyến tính. Dữ liệu được sử dụng bao gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên được kiểm toán, báo cáo tình hình hoạt động thông qua các tài liệu hội đồng cổ đông của 34 NHTM và số liệu chính thức của NHNN, Tổng cục Thống kê. Nguồn thu thập các dữ liệu vĩ mô là từ số liệu thống kê của định chế tài chính quốc tế như IMF, WB cùng các nguồn dữ liệu chính thống khác. (ii) Phương pháp ước lượng sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction Model) theo phương pháp Johansen (1991) được sử dụng trong luận án để đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR (Vector Autoregressive Model) trên cơ sở đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số vào mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là các dữ liệu vĩ mô được các tổ chức quốc tế công bố công khai như WB, IMF, ADB và GSO. 1.6. Kết quả và đóng góp mới của nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy: (i) tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam; (ii) tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam; (iii) Ngoài ra, các yếu tố khác như độ mở nền kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. So với các nghiên cứu trước cùng chủ đề, luận án có những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho phép kết hợp dữ liệu với các tần suất khác nhau mà không bỏ sót các thông tin quan trọng như các mô hình khác khi quy các biến số về cùng một tần suất, góp phần cập nhật được dữ liệu nghiên cứu do một số năm nợ nước ngoài không được cập nhật dữ liệu theo quý. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016, so với nghiên cứu trước đây về vấn đề này của Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thanh (2009) lại cho kết quả tiêu cực. Thứ hai, luận án đã đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại ngưỡng nợ này dựa trên mô hình VECM với biến giả ngưỡng nợ là biến ngoại sinh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ có tác động đến tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn cũng như tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng trong dài hạn. So với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Hữu Tuấn (2012), Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016), mô hình phi tuyến của luận án đã sử dụng dữ liệu theo tần suất quý để tăng số quan sát của mẫu nghiên cứu cũng như tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Thứ ba, luận án đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới hai góc độ tuyến tính và phi tuyến. Các nghiên cứu trước đây về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ tuyến tính. 1.7. Khung nghiên cứu của luận án Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án TÁC ĐỘNG NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mục tiêu 1: nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Mục tiêu 2: Xác định ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình hồi quy Khoảng trống nghiên cứu + Thực tế Đề xuất mô hình nghiên cứu Phân tích dựa trên mô hình MIDAS Phân tích dựa trên mô hình VECM Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị chính sách CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Nợ nước ngoài Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF, 2013), nợ nước ngoài tại một thời điểm là tổng dư nợ thực tế hiện có yêu cầu thanh toán các khoản gốc và/hoặc lãi của người đi vay tại một thời điểm trong tương lai (không bao gồm các khoản nợ dự phòng). Đây là khoản nợ của người không cư trú vay người cư trú. Vậy nợ nước ngoài của một quốc gia được hiểu là các khoản nợ của người không cư trú vay người cư trú của một nền kinh tế, không phân biệt pháp nhân hay thể nhân, nhưng phải chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản vay nợ của mình, phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành. 2.1.2. Phân loại nợ nước ngoài Theo IMF (2013), phân loại nợ nước ngoài dựa trên chủ thể đi vay, cho vay và điều kiện vay. Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay thì gồm chủ nợ chính thức và chủ nợ tư nhân. Nếu căn cứ vào chủ thể đi vay thì gồm nợ nước ngoài khu vực công và nợ nước goài khu vực tư nhân. Cuối cùng, nếu căn cứ vào điều kiện vay thì có vay ưu đãi (ODA) và vay không ưu đãi. 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế Todaro và Smith (2006) xem tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng năng lực sản xuất của quốc gia để mang lại mức tăng sản lượng và thu nhập. Chaudhuri (1989), tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà sự tăng lên này được duy trì trong thời gian dài. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một quốc gia và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 2.1.4. Lý thuyết về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế 2.1.4.1. Mô hình hai khoảng cách Chenery và Strout (1966) trong mô hình hai khoảng cách trên cơ sở phân tích tác động nguồn vốn bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phân tích khung lý thuyết các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế. Mô hình phân tích dựa trên nghiên cứu của Chenery và Bruno (1962) như sau: Y=C+I+X-M (2.1) Y=C+S (2.2) S=Y-C (2.3) C+I+X= C+S+M (2.4) I-S=M-X (2.5) Trong đó, Y là chi tiêu của quốc gia, C là tiêu dùng, I là đầu tư, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, (I-S) là khoảng cách tiết kiệm, (M- X) là khoảng cách thương mại. Phương trình (2.5) cho thấy sự cân bằng giữa khoảng cách tiết kiệm (savings gap - thiếu hụt đầu tư) và khoảng cách thương mại (trade gap – thiếu hụt ngoại thương). Khoảng cách thứ nhất là thiếu hụt đầu tư sẽ hạn chế tăng trưởng do vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong các mô hình tăng trưởng. Thâm hụt ngoại thương là khoảng cách thứ hai làm hạn chế tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Nguồn vốn bên ngoài là giải pháp bù đắp hai nguồn thiếu hụt nêu trên ( Chenery và Strout 1966). Bên cạnh đó, mô hình này nhấn mạnh phương trình (2.5) không cân bằng thì có hai tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất là thiếu hụt đầu tư lớn hơn thiếu hụt ngoại thương, các quốc gia nên giảm đầu tư và gia tăng tiết kiệm nội địa. Ngược lại, các quốc gia nên nên tăng cường xuất siêu. Nguồn vốn bên ngoài sẽ góp phần cân bằng cho mô hình hai. 2.1.4.2. Mô hình ba khoảng cách - Bacha (1990), Taylor (1994) đã đưa thêm khoảng cách ngân sách (Fiscal gap-thiếu hụt ngân sách) vào mô hình ba khoảng cách. Theo Bacha, chính phủ các nước đang phát triển bội chi ngân sách để đầu tư phát triển để trong xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp làm nền móng cho phát triển đầu tư tư nhân. Khi đó các khoản bội chi này được bù đắp thông qua các khoản vay nước ngoài. Mô hình ba khoảng cách tiếp cận nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng trên cơ sở kiểm soát thâm hụt ngân sách. Để tăng trưởng kinh tế bền vững, các quốc gia cần thu hẹp ba khoảng cách này. Một trong những biện pháp để thu hẹp là sử dụng nguồn lực bên ngoài như FDI, FII, ODA.. Mô hình ba khoảng cách nhấn mạnh việc điều chỉnh để cân bằng giữa ba khoảng cách. Nếu khoảng cách ngân sách lớn hơn khoảng cách tiết kiệm nên giảm chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng đầu tư phải phù hợp với tăng tiết kiệm trong tiêu dùng của người dân. Nếu khoảng cách thương mại lớn hơn khoảng cách ngân sách nên tăng nguồn thu thông qua thuế và gia tăng hoạt động xuất siêu để giảm khoảng cách thương mại. 2.1.4.3. Cơ chế truyền dẫn Kamin và cộng sự (1989) nghiên cứu các kênh tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng thông qua ba kênh truyền dẫn, (i) thông qua kênh đầu tư, (ii) tổng cầu, (iii) nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Đối với kênh đầu tư, các nước bù đắp nguồn vốn thiếu hụt bằng cách tham gia thị trường vốn quốc tế. Khi các nguồn vốn vay được đầu tư hiệu quả sẽ tăng GDP cho nền kinh tế. Đối với kênh tổng cầu, nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập bình quân đầu người. Vay nước ngoài làm cho chi tiêu của khu vực công và tư nhân tăng lên. Việc gia tăng chi tiêu khu vực tư nhân sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, dẫn đến gia tăng tổng cầu và sản lượng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc nhập khẩu bị tác động bởi yếu tố thu nhập và hoạt động sản xuất trong nước do nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động xuất khẩu. Tác động cuối cùng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc thanh toán lãi vay trong tương lai. Các quốc gia vay nhiều bên ngoài đồng nghĩa với việc gia tăng thanh toán nghĩa vụ nợ trong tương lai (khoản vay gốc và lãi vay). Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ trong tương lai của quốc gia. Vì vậy, điều này đồng nghĩa với việc giảm đầu tư, giảm nhập khẩu và giảm tổng cầu trong nền kinh tế, hậu qủa là làm cho tăng trưởng kinh tế giảm. Hình 2.1. Cơ chế truyền dẫn của nợ nước ngoai đến tăng trưởng kinh tế Nguồn: Nautet và Meensel (2011). Nautet và Meensel (2011) cho rằng nợ công và nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua khoảng cách tài khóa. Cơ chế thực hiện được mô tả trên cơ sở khi tiết kiệm quốc gia thấp được bù đắp thông qua vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này đồng nghĩa trong dài hạn lãi suất sẽ tăng, kéo theo hệ quả làm đầu tư giảm, dẫn đến tích lũy vốn giảm và làm giảm năng suất lao động. Bên cạnh đó, nợ tăng cao làm cho nghĩa vụ nợ tăng dẫn đến chính phủ giảm đầu tư hoặc tăng thuế cao nhằm tạo nguồn để trả nợ. Hệ quả là làm giảm tiêu dùng, giảm đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn cung lao động. Cuối cùng, nợ tác động đến tăng trưởng dưới góc độ chi phí rủi ro. Chi phí rủi ro khi nợ tăng cao dẫn đến chi phí tài trợ cho các khoản vay tăng do ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của quốc gia. Hệ quả là lãi suất cho vay tăng. Tất cả các yếu tố trên sẽ ảnh Tiết kiệm ròng Phần bù rủi ro Lãi suất Chi phí lãi vay Đầu tư khu vực tư nhân Thuế đánh vào thu nhập Thuế vốn Chi phí sản xuất khu vực công Khác Năng suất lao động Cung lao động GDP Nợ nước ngoài hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Hình 2.1). Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng tác động ngược lại đến nợ của các quốc gia. 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm 2.2.1. Các nghiên cứu về tác động tuyến tính Đỗ Thiên Anh Tuấn (2003) đã sử dụng mô hình Jaima De Pines (1989) để phân tích tính bền vững và dự báo nợ nước ngoài Việt Nam giai đoạn 2001-2010, trên cơ sở đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc trả nợ của các quốc gia như tỷ lệ phát triển giữa lãi vay trên kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng của nhập khẩu trên xuất khẩu, tỷ lệ nợ vay trên xuất khẩu và tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu. Nguyễn Hoàng Bảo và Đoàn Kim Thành (2009) đã khảo sát tính bền vững của nợ nước ngoài cũng như tác động đến tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1990-2007 dựa trên mô hình Jame de Pines. Mô hình hồi quy bội của nghiên cứu trong giai đoạn 1990-2007 với các biến độc lập là xuất khẩu, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghĩa vụ nợ nước ngoài trên GDP và viện trợ nước ngoài trên GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các biến lạm phát, tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên GDP và viện trợ nước ngoài trên GDP lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nên các khoản vay phải chú ý đến các yếu tố chênh lệch lãi suất, lạm phát trong và ngoài nước, hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn cũng như thời điểm trả nợ. Were (2001) cũng đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Keyna giai đoạn 1970-1995 bằng phương pháp VECM. ). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân tại Keynea, nợ nước ngoài tăng 1% làm tăng trưởng GDP thực giảm 0.05%. Adegbite và cộng sự (2008) nghiên cứu nợ nước ngoài ở Nigeria giai đoạn 1975-2005 cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến thu nhập quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP, tỷ lệ đầu tư trên GDP và tỷ lệ tiết kiệm có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong giai đoạn nghiên cứu, trong đó tăng trưởng xuất khẩu, nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Mahmud và Shahida (2012) đã nghiên cứu tính độc lập của nền kinh tế Bangladesh so với nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh ở cả góc độ ngắn hạn và dài hạn theo mô hình VECM. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian theo năm giai đoạn 1974- 2010. Vấn đề đặt ra thông qua nghiên cứu này là sử dụng hiệu quả nợ nước ngoài cũng như quan tâm đến lãi suất vay, không vay nợ bằng mọi giá và nên thay thế nợ nước ngoài bằng nguồn lực trong nước trên cơ sở gia tăng tiết kiệm nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu bằng sử dụng nguồn lực trong nước. Bên cạnh đó, minh bạch thông tin cũng như giảm tỷ lệ tham những cũng là các vấn đề quan tâm khi sử dụng nợ nước ngoài. Adamu và Rasiah (2016) đã nghiên cứu nợ nước ngoài của Nigeria giai đoạn 1970-2013 bằng mô hình ARDL. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ -0.069%. Tuy nhiên, chỉ số ổn định nợ nước ngoài lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ tương ứng là 0.024% và 0.072%. Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị tới chính phủ cần giảm nợ vay nước ngoài, sử dụng nguồn lực trong nước, đồng thời đảm bảo tính bền vững của nợ thông qua ổn định các chỉ số về nợ nước ngoài. Pegkas (2018) đã nghiên cứu tác động của nợ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp giai đoạn 1970-2016 thông qua mô hình ARDL và VAR cho dữ liệu chuỗi thời gian. Nghiên cứu cho thấy trong trung hạn nợ nước ngoài của chính phủ tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong dài hạn nợ nước ngoài tác động tích cực đến vay trong nước, đầu tư công và tiêu dùng. 2.2.2. Các nghiên cứu về tác động phi tuyến tính Nguyễn Hữu Tuấn (2012) đã phân tích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2011 thông qua ngưỡng nợ dựa trên nghiên cứu của Osinubi Tokunbo và cộng sự (2007) với các biến tăng trưởng kinh tế, độ mở nền kinh tế, nợ nước ngoài trên GDP và ngưỡng nợ nước ngoài trên cơ sở sử dụng biến giả. Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài, độ mở nền kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài cho thấy nếu gia tăng nợ vay vượt ngưỡng này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tokunbo và cộng sự (2010) đã nghiên cứu thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria giai đoạn 1970-2003 bằng mô hình VECM. Nghiên cứu cho thấy tồn tại đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ được thiết lập khoảng 60% GDP. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào ngưỡng nợ này, nếu tỷ lệ nợ nước ngoài dưới 60% GDP sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nigeria và ngược lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến nợ nước ngoài và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mohamed (2013) đã nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn đến tăng trưởng kinh tế của Tunisia giai đoạn 1970-2010 bằng mô hình VECM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu, cứ 1% nợ tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm 0.15-0.17%. Về dài hạn, cứ 1% nợ tăng làm tăng trưởng kinh tế giảm 0.27%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại đường cong Laffer nợ với ngưỡng nợ là 30% GDP. Daud (2016) đã nghiên cứu tác động của nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế Malaysia trong giai đoạn 1996Q1-2011Q4 bằng mô hình ARDL. Tác giả đã xem xét hai mô hình với biến GDP và INV là biến phụ thuộc, trong mỗi mô hình lại xem xét thành hai mô hình với các biến độc lập khác nhau. Kết qủa nghiên cứu cho thấy tồn tại quan hệ phi tuyến tính trong dài hạn giữa nợ chính phủ và tăng trưởng kinh tế với ngưỡng nợ được tính toán là khoảng 362.386 triệu RM (đồng tiền Malaysia), trong khi nợ Chính phủ hiện tại đã là 456.128 triệu RM. Do đó, nghiên cứu chỉ ra là nợ chính phủ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu. CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu 3.1.1. Mô hình tác động tuyến tính Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, dựa trên các mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu trước, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu tác đông nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Pattillo và các cộng sự (2002). Việc lựa chọn các biến số trong nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây. Trong các nghiên cứu trước đây, các biến số về lực lượng lao động, vốn đầu tư , độ mở thương mại được đưa vào mô hình để ước lượng về tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các mô hình tăng trưởng kinh tế được đề cập trong luận án, lực lượng lao động và vốn đầu tư là hai động lực chính tạo nên tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu của Fosu (1999), Were (2001), Pattillo và cộng sự (2011), Cecchetti và cộng sự (2011), Shah và Pervin (2012). Ngoài các biến số nêu trên, một số biến sau cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu như cung tiền (Mohamed, 2013), biến tỷ giá (Sulaiman và Azeez, 2012), biến lạm phát (Ramzan và Ahmad, 2014). Phương trình hồi qui mà luận án sử dụng để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bao gồm các biến sau đây: GDP= f (EXD, OPE, M2, EX, CPI) (3.1) Một cách cụ thể hơn cho mô hình là: GDP= α0 + α1EXD + α2CPI + α3OPE + α4M2 + α4EX + ut (3.2) Trong đó:  GDP là biến phụ thuộc, thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu Clements (2005), Adegbite và các cộng sự (2008).  EXD thể hiện tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ liệu tính theo năm. Biến này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về nợ nước ngoài như của Fosu (1996), Were (2001), Pattillo (2002), Clements (2005), Ayadi (2008), Tokunbo và cộng sự (2010) và Korkmaz (2015). Kết quả nghiên chứ cho thấy nợ nước ngoài tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.  OPE là độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và cộng sự (2010), Daud và cộng sự (2003)  M2 là cung tiền trong nền kinh tế, tính theo % thay đổi giữa các kỳ nghiên cứu của năm này so với năm trước, dữ liệu theo tháng. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Mohamed (2013).  CPI là chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế, dữ liệu theo quý (%), phản ánh tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Were (2001), Mohamed (2005), Ramzan và Ahmad (2014).  EX là tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế, được tính bằng % thay đổi giữa kỳ nghiên cứu này so với kỳ nghiên cứu trước. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Were (2001), Sulaiman và Azeez (2012)  ut là phần dư của mô hình. 3.1.2. Mô hình tác động phi tuyến Mục tiêu nghiên cứu thứ hai, đánh giá ngưỡng nợ nước ngoài Việt Nam dựa trên nghiên cứu của Alfredo và Francisco 2004, Tokunbo và cộng sự 2010 để xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu thể hiện mối quan hệ nêu trên có dạng. GDP= f (EXD, OPE, DUM) Một cách cụ thể hơn cho mô hình là: GDP= α0 + α1EXD + α2(EXD-EXD*)*Ϭ + α3OPE + ut GDP= α0 + α1EXD + α2DUM + α3OPE + ut (3.3) Trong đó:  GDP là biến phụ thuộc thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam với đơn vị tính là %/quý. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008)  EXD là biến tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP, đơn vị tính là % GDP, dữ liệu tính theo quý. Các nghiên cứu của Pattillo (2002), Clements (2005), Adegbite và cộng sự (2008), Ayadi (2008), Tokunbo và cộng sự (2010) và Korkmaz (2015) sử dụng biến này đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Bảng 3.1. Mô tả các biến dùng trong mô hình nghiên cứu  OPE là biến độ mở của nền kinh tế, được tính bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu so với GDP, đơn vị tính là %/GDP theo quý. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Clements (2005), Tokunbo và các cộng sự (2010), Daud và cộng sự (2003)  DUM là biến giả, thể hiện tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến GDP, Ϭ=0 khi ngưỡng nợ nước ngoài lớn hơn tỷ lệ nợ STT BIẾN Ý NGHĨA DẤU KỲ VỌNG Biến phụ thuộc 1 GDP Tốc độ tăng trưởng GDP/năm Biến độc lập 1 EXD Tỷ trọng nợ nước ngoài/GDP + 2 OPE Tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP + 3 M2 Cung tiền M2/GDP - 4 CPI Chỉ số giá tiêu dùng - 5 EX Tỷ giá hối đoái thực + 6 DUM Biến giả + nước ngoài thực tế tại các thời điểm nghiên cứu và ngược lại Ϭ=1 khi ngưỡng nợ nước ngoài nhỏ hơn tỷ lệ nợ nước ngoài.  ut là phần dư của mô hình. 3.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho luận án 3.2.1. Phương pháp ước lượng bằng mô hình MIDAS Các dữ liệu kinh tế chuỗi thời gian được thu thập ở các tần suất khác nhau như dữ liệu tài chính chứng khoán theo ngày giao dịch, dữ liệu vĩ mô theo tuần, tháng, quý và năm. Có nhiều cách tiếp cận để giải quyết bài toán kinh tế với các dữ liệu đầu vào ở các tần suất khác nhau như mô hình không gian trạng thái (state space models) của Harvey và Pierse (1984), Perez – Quiros (2010), Kuzin, Marcellino và Schumacher (2011) hoặc sử dụng ước lượng theo phương pháp MIDAS (Mixed Data Sampling) của Ghysels, Santa-Clara và Valkanov (2002), Ghysels, Santa-Clara và Valkanov (2006), Andreou, Ghysels và Kourtellos (2009). Ưu điểm của phương trình hồi qui theo phương pháp MIDAS cho phép ước lượng các biến với các tần suất khác nhau trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, MIDAS cho phép giảm số lượng quan sát của một số biến số nghiên cứu nhưng vẫn sử dụng các thông tin tần suất cao của các biến còn lại (Clements và Hendry, 2011), chẳng hạn như dữ liệu biến số GDP theo quý nhưng nợ nước ngoài lại theo năm. Mô hình MIDAS được Ghysels, Santa- Clara và Valkanov (2002, 2006) đưa ra trong các nghiên cứu được công bố có liên quan đến mô hình hồi qui có biến trễ của biến độc lập. 3.2.2. Phương pháp ước lượng bằng mô hình VECM Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR bằng cách đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số (Δ) vào mô hình. Vì được phát triển từ mô hình VAR nên mô hình VECM được xem là hệ các phương trình hồi quy theo OLS giữa giá trị hiện tại của biến này (t) với giá trị quá khứ của chính nó (t-1) và các biến khác trong mô hình kết hợp với phần hiệu chỉnh sai số có được từ mối quan hệ đồng liên kết. Ưu điểm của mô hình VECM là cho phép đo lường hiện tượng đồng liên kết giữa nhiều biến trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép đo lường mức độ điều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời kỳ trước. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời gian theo qúy được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn quý I/2000 – quý IV/2016. Việc lựa chọn giai đoạn này để nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và nhất quán sau khi Việt Nam đã xử lý xong các khoản nợ trước đây với Liên Xô. Các nguồn dữ liệu được các tổ chức quốc tế công khai như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). Bên cạnh đó, các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận án đều có nguồn rõ ràng và chính thống. 3.4. Tóm lược Luận án này sử dụng mô hình MIDAS để kiểm tra tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Luận án cũng đo lường và đánh giá ngưỡng nợ nước ngoài bằng mô hình VECM. Với các mô hình và dữ liệu được trình bày ở phần này, chương tiếp theo sử dụng mô hình trên để trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm. CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả Mô tả thống kê được trình bày trong Bảng 4.1 cho thấy biến GDP, CPI, EX, M2 và EXD có giá trị trung bình và trung vị gần như bằng nhau, không chênh lệch nhiều. Độ nghiêng các biến OPE, CPI, EX và M2 có độ nghiêng lớn hơn 0. Các biến OPE, CPI, EX và EXD có độ nghiêng nhỏ hơn 3. Các giá trị này cho biết hình dáng phân phối của các biến nghiên cứu trong mô hình định lượng. Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu Chỉ tiêu GDP OPE CPI EX M2 EXD Giá trị trung bình 6.68 506.60 91.14 0.66 26.04 37.76 Trung vị 6.76 404.07 87.51 0.64 24.49 38.68 Giá trị lớn nhất 9.26 1,216.04 153.51 8.2 73.53 43.69 Giá trị nhỏ nhất 3.14 123.70 47.60 -4.49 10.39 29.22 Độ lệch chuẩn 1.24 318.50 38.03 2.66 10.10 4.16 Độ nghiêng -0.061 0.55 0.32 0.38 1.62 -0.66 Độ nhọn 3.03 2.01 1.51 2.96 7.49 2.47 Jarque-Bera 0.045 6.22 7.50 1.65 237.76 1.44 Xác suất 0.977 0.0445 0.0234 0.439 0.00 0.49 Tổng 454.54 34,448 6,197 44.88 4,843.1 641.89 Số quan sát 68 68 68 68 186 17 Nguồn: Trích xuất từ Eviews 10.0 4.2. Kết quả ước lượng quan hệ tuyến tính Sau khi kiểm tra tính mùa vụ và tính dừng cho các biến nghiên cứu ở bước 1, nghiên cứu tiến hành phân tích mô hình MIDAS để xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Kết quả ước lượng bằng mô hình MIDAS Biến độc lập Hệ số Giá trị p C 3.6598 0.2669 GDP(-1) 0.303 0.0678 CPI -0.218 0.0001 CPI(-1) 0.114 0.0073 OPE 0.0102 0.0044 EX(-1) -0.0726 0.0057 EXD Độ dốc 0.9905 0.0000 Beta 1 0.9810 0.0000 Beta2 0.9760 0.0000 M2 Độ dốc 0.03742 0.0895 Beta 1 0.1303 0.0587 Beta2 0.9320 0.0000 R2 0.9408 R2 điều chỉnh 0.9338 Nguồn: Trích xuất từ Eviews 10.0 Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy việc đưa các biến và biến độ trễ trong mô hình thì biến CPI, EX(-1), OPE và M2 đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, biến CPI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Biến EX(-1) cũng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Biến OPE có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, các biến EXD và M2 cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1% và 10%. Ngoài ra, các biến độ mở GDP(-1), CPI(-1) đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Như vậy, nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. 4.3. Kết quả ước lượng quan hệ phi tuyến tính 4.3.1. Ngưỡng nợ nước ngoài Nghiên cứu sử dụng dạng hàm phi tuyến dạng đường cong phương trình bậc 2 để mô phỏng ngưỡng nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế, giá trị này được ước lượng dựa trên sự phân tán tăng trưởng GDP với biến nợ nước ngoài theo đường cong bậc hai và xác định điểm tối đa. Mô phỏng đường cong Laffer nợ được mô tả như ở Hình 4.1. Đỉnh của đường cong này được xem như là ngưỡng nợ tối ưu cho phát triển kinh tế, kết quả cho thấy ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam là 21.5%/quý. Hình 4.1. Ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam 4.3.2. Kết quả mô hình VECM Tiến hành kiểm định mối quan hệ đồng liên kết nhằm chứng minh mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình thông qua kiểm định Trace và Max-Eigen với bậc trễ tương ứng là 3 (Bảng 4.3). Từ đó lựa chọn mô hình VECM tốt nhất. Kết quả cho thấy phương trình 4 (có hằng số và có xu hướng trong phương trình đồng liên kết). Bảng 4.3. Độ trễ của mô hình nghiên cứu Với phương trình 4, bậc trễ là 3, nghiên cứu tiếp tục lựa chọn số đồng liên kết cho mô hình bằng kiểm định Trace và Max-Eigen cho phương trình đồng liên kết được lựa chọn. Kết quả cho thấy có 2 liên hệ đồng liên kết theo kiểm định Trace và 1 liên hệ đồng liên kết theo kiểm định Max – Eigen giữa các biến trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%, phản ánh mối quan hệ tương quan dài hạn của mô hình VECM. Tiến hành ước lượng hồi qui với VECM để xác định tác động và tương quan giữa các biến trong mô hình tương ứng với 2 đồng liên kết đã tìm ra ở bước 3. Kết quả ước lượng mô hình VECM cho thấy các biến đều có dấu như kỳ vọng. Mô hình cân bằng trong dài hạn cho kết quả ở Bảng 4.4. Các hệ số hồi qui của nợ nước ngoài đạt dấu như kỳ vọng và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Việc đưa biến giả vào mô hình nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê. Bảng 4.4. Ước lượng mô hình VECM trong dài hạn Biến Phương trình 1 Thống kê t Phương trình 2 Thống kê t GDP_SA(-1) 1.0000 0.0000 OPE_SA(-1) 0.0000 1.0000 EXD_SA(-1) -1.292369 -9.26725 95.70700 14.7443 TREND 0.068312 1.62521 -18.85489 9.63728 C 27.17890 -2,457.312 Nguồn: Trích xuất từ Eviews 10.0 Kết quả ước lượng trong ngắn hạn đều có ý nghĩa thống kê được trình bày ở Bảng 4.5. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn của mô hình VECM, nghiên cứu thực hiện kiểm định nhân quả Granger. Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy mối quan hệ ở Hình 4.2. Bảng 4.5. Ước lượng mô hình VECM trong ngắn hạn Biến phụ thuộc D(GDP_SA) D(OPE_SA) Biến độc lập Hệ số Trị thống kê t Hệ số Trị thống kê t D(GDP_SA(-1)) -0.307291 -2.17860* 1.396054 0.32595 D(GDP_SA(-2)) -0.090696 -0.59340 11.68078 2.51681** D(GDP_SA(-3)) 0.213791 1.52368 -0.546524 -0.12827 D(OPE_SA(-1)) 0.027120 5.02892*** 0.169866 1.03731 D(OPE_SA(-2)) 0.004840 0.70717 -0.190049 -0.91439 D(OPE_SA(-3)) 0.007934 1.09793 -0.534654 -2.43667** D(EXD_SA (-1)) -0.034290 -0.70861 -1.127655 -0.76740 D(EXD_SA (-2)) -0.013053 -0.27856 1.137998 0.79975 D(EXD_SA (-3)) -0.070817 -1.65972 1.231295 0.95033 C -0.059691 -0.18438 0.274720 0.02795 DUM -0.084757 -1.93674* 3.498831 2.63290*** R2 0.650741 0.498870 Biến phụ thuộc D(EXD_SA) Biến độc lập Hệ số Trị thống kê t D(GDP_SA(-1)) -0.141420 -1.05464 D(GDP_SA(-2)) -0.113970 -0.78436 D(GDP_SA(-3)) -0.005954 -0.04463 D(OPE_SA(-1)) 0.007583 1.47901 D(OPE_SA(-2)) 0.005660 0.86986 D(OPE_SA(-3)) 0.005836 0.84947 D(EXD_SA (-1)) -0.045642 -0.99221 D(EXD_SA (-2)) -0.032208 -0.72298 D(EXD_SA (-3)) -0.015914 -0.39232 C -5.628653 -18.2885* DUM 0.896497 21.5481* R2 0.959415 ***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Kiểm định nhân quả Granger cho thấy trong ngắn hạn nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng và độ mở nền kinh tế. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đối với phản ứng đẩy có tích lũy, nợ nước ngoài và độ mở nền kinh tế phản ứng với cú sốc của tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài phản ứng với độ cân bằng mới đạt được từ t=2 sau sốc ở mức -0.3. Độ mở nền kinh tế phản ứng với độ cân bằng mới đạt được từ t=4 sau sốc ở mức 10. Độ mở nền kinh tế phản ứng với chính nó và đạt mức cân bằng mới ở mức 21 từ t=3. Tương tự, nợ nước ngoài phản ứng với mức cân bằng mới đạt được ở mức 0.2 từ t=2. Nợ nước chỉ ngoài phản ứng với chính nó và đạt mức cân bằng mới từ t=2. Hình 4.2. Mối quan hệ giữa các biến của mô hình nghiên cứu Tiến hành các kiểm định nhằm đảm bảo tính ổn định và xem xét các yêu cầu của mô hình VECM có thỏa mãn hay không. Trước hết là kiểm định nghiệm đặc trưng AR nhằm đảm bảo tính ổn định của mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các nghịch đảo nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Điều này cho thấy mô hình VECM đảm bảo tính ổn định và bền vững. Nghiên cứu tiếp tục các kiểm định sau ước lượng nhằm bảo đảm các yêu cầu của VECM về phần dư. Tiến hành kiểm định Portmanteau và nhân tử Lagrange (LM) để xem xét hiện tượng tương quan chuỗi của phần dư. Kết quả cho thấy phần dư không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định phân phối chuẩn của D(GDP_SA) D(EXD_SA) D(OPE_SA) phần dư cho thấy chấp nhận giả thuyết H0 (chưa có cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết phần dư của mô hình có phân phối chuẩn) với mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.6). Bảng 4.6. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Bộ phận 1 2 3 Jarque-Bera 0.59 2.1292 2.7194 Giá trị p 0.8987 0.5460 0.8432 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Các phát hiện chính của nghiên cứu Mục tiêu thứ nhất của luận án là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả phân tích thực nghiệm bằng mô hình MIDAS cho thấy nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đối với biến nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/GDP tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0.99%. Đồng thời, độ mở nền kinh tế cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ cứ độ mở tăng 1% làm GDP tăng 0.01%. Phân tích thực nghiệm cho thấy cung tiền M2 có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo hướng tốc độ thay đổi cung tiền tăng 1% làm GDP tăng 0.037%. Như vậy, nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu thứ nhất của luận án. Đối với mục tiêu thứ hai về sự tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thông qua mô hình VECM cho thấy ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho Việt Nam là 21.5% GDP/quý. Nghiên cứu đã khẳng định sự tồn tại ngưỡng nợ của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách quan tâm trong công cuộc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ngoài ra, ngưỡng nợ nước ngoài cũng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu thứ hai của luận án về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng cho thấy tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 5.2. Khuyến nghị chính sách 5.2.1. Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Đầu tiên, thông qua nghiên cứu định lượng cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quản lý hiệu quả dòng vốn này là vấn đề đáng quan tâm để đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam đã tiến sát ngưỡng nợ mà Quốc hội cho phép (50% GDP) là rào cản cho việc sử dụng nguồn vốn này trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Vì vậy, để dỡ bỏ rào cản này nên quản lý nợ nước ngoài trên cơ sở giám sát các chỉ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ thay vì đưa ra ngưỡng nợ như hiện nay. Cơ sở để đưa ra vấn đề này vì kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ của Việt Nam là 21.5%/quý, tương đương 86%/năm nên so với ngưỡng nợ hiện nay là khá thấp. Do đó, vấn đề này nên để Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giám sát các chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh toán nợ để huy động nguồn vốn nước ngoài phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy tác động của tỷ giá thực đến tăng trưởng kinh tế và nợ nước ngoài. Vì vậy, bên cạnh thực hiện chính sách quản lý ngoại hối trên cơ sở hướng đến ổn định tỷ giá để ổn định nợ nước ngoài. Việc phá giá đồng tiền quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến gia tăng nợ nước ngoài như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng nguồn lực tài chính trong nước để phát triển đất nước thay vì phải đi vay bên ngoài để phát triển khu vực tư nhân. Cơ sở của khuyến nghị này là dựa trên cơ chế truyền dẫn của Nautet và Meensel (2011) cho thấy tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sử dụng nợ nước ngoài để phát triển khu vực tư nhân là nền tảng quan trọng để đảm bảo khả năng trả nợ. Muốn làm được điều này, chính phủ phải quan tâm đến phát triển kinh tế tư nhân. Cuối cùng, phân bổ hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài để phát triển nền kinh tế trên cơ sở cải thiện khả năng hấp thụ vốn vay. Chính phủ cần loại bỏ cơ chế xin - cho đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong phân bổ vốn vay nước ngoài. Trên cơ sở xem xét chỉ số ICOR ở các ngành để phân bổ vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai một cách bền vững. Ưu tiên phân bổ vốn vay nước ngoài cho các thành phần kinh tế đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP cũng như giải quyết công ăn việc làm. 5.2.2. Giám sát, duy trì thông tin nợ nước ngoài Phân tích định tính cho thấy thông tin về nợ nước ngoài chưa được cập nhật và mô hình quản lý còn nhiều chồng chéo giữa các bộ, ban ngành. Mặc dù, Quốc hội đã giao cho Bộ tài chính là đầu mối quản lý chính về nợ nước ngoài trên cơ sở phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nhưng vai trò chủ đạo chưa thể hiện nhiều. Vì vậy, chính phủ cần minh bạch, công khai thông tin nợ nước ngoài của Việt Nam theo quý như các nước phát triển đang thực hiện. Các thông tin này là một điểm yếu cố hữu hiện nay cần được thay đổi. Theo qui định hiện nay các thông tin về nợ công, nợ nước ngoài được công bố định kỳ 6 tháng/lần nhưng thực hiện chưa tốt thông qua các bản tin về nợ công, nợ nước ngoài. Việc công khai và cập nhật định kỳ các thông tin này không những giúp công tác quản lý và dự báo được chính xác hơn mà còn xây dựng niềm tin từ các nhà tài trợ hiện tại và tương lai. 5.2.3. Đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai Trước hết, nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên trong thời gian tới cần tận dụng kênh dẫn truyền này trong huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế với lãi suất thấp. Để làm được điều này, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nội địa hóa các sản phẩm sản xuất trong nước nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai. Vấn đề này làm tăng độ mở cho nền kinh tế, phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4 cho thấy nợ nước ngoài có tác động đến độ mở nền kinh tế và độ mở có tác động qua lại đến tăng trưởng kinh tế. Để hiện thực hóa điều này cần đa dạng sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Đối với sản phẩm cần tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao trên cơ sở lợi thế so sánh và ổn định về giá. Thứ hai, gia tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Tính đến tháng 06/2018, dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 63 tỷ USD nhưng mới đáp ứng ở mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là khoảng 12 tuần nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm đến chỉ số này hơn là con số tuyệt đối về dự trữ ngoại hối. Để thực hiện điều này NHNN cần cải thiện cán cân thanh toán, đặc biệt là cán cân thương mại và FDI. Đồng thời, quản lý hiệu quả nguồn lực này thay vì đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài như trước đây thông qua tăng cường tính chủ động của NHNN trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối trên cơ sở sủa đổi các văn bản pháp luật hiện tại. 5.3. Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo Bên cạnh các đóng góp mới, luận án còn có một số hạn chế. Một trong những hạn chế của nghiên cứu là tính cập nhật dữ liệu của nợ nước ngoài theo quý. Hiện tại, WB và ADB không cập nhật dữ liệu này theo quý từ năm 2014. Ngoài ra, nhiều dữ liệu vĩ mô của Việt Nam chủ yếu được cập nhật theo năm, chưa quan tâm phân tích dữ liệu theo quý như đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài Vì vây, những biến này chưa được xem xét trong mô hình tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như ngưỡng nợ nợ nước ngoài của Việt Nam. Mẫu nghiên cứu còn ít (68 quan sát) và chưa đủ dài để phân tích trong dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa đề cập đến tác động ngược lại của tăng trưởng kinh tế đến ngưỡng nợ nước ngoài. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nên đưa thêm các biến độc lập vào nghiên cứu trong mối quan hệ với nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nguyễn Xuân Trường & Lê Phan Thị Diệu Thảo 2018, Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 09, 36-39. 2. Nguyễn Xuân Trường 2018, Đánh giá tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình VECM, Tạp chí Ngân hàng số 06, 09-16. 3. Nguyễn Xuân Trường 2018, Tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình VECM, Tạp chí Công nghệ & Ngân hàng số 145, 20-30. 4. Thảo L.P.T.D, Trường N.X., 2019. The Impact of External Debt to Economic Growth in Viet Nam: Linear and Nonlinear Approaches. In International Econometric Conference of Vietnam (pp. 952-967). Springer, Cham.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tac_dong_cua_no_nuoc_ngoai_den_tang_truong_k.pdf