[Tóm tắt] Luận án Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Kết cấu chương hồi đã làm nên một nét đặc trưng của nghệ thuật kể chuyện lịch sử của văn học Trung Quốc và Việt Nam. Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng trên tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. Mức độ thành công ở từng tác phẩm cụ thể không giống nhau nhưng tiểu thuyết chương hồi đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu thể loại của nền văn học trung đại. Đồng thời tạo tiền đề cho sự tiếp thu một loại hình tác phẩm mới có xuất xứ từ phương Tây. Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán là sản phẩm mang tính nguyên hợp, một quy luật hỗn hợp là đặc trưng nổi bật của văn học trung đại. Đặc trưng này phản ánh hiện tượng khối lượng tri thức xã hội chưa phong phú tới độ phải chia tách thành những chuyên ngành hẹp như ngày nay. Điều này gây nên sự lúng túng cho người tiếp nhận không quen nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong tính nguyên hợp. Hiện tượng một tác phẩm được quan sát dựa trên nhiều quan điểm không thống nhất, lại bỏ qua một đặc trưng cơ bản của thể loại đã tạo nên những tranh luận lâu nay. Tính hỗn dung thể loại là một đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam. Tính chất này biểu hiện khả năng dung chứa trong thể loại lớn nhiều thể loại nhỏ hơn. Nói một cách khác, nó thể hiện vai trò trung tâm (theo quan điểm lý luận hiện đại) của nền văn học, một thể loại có sức thu hút vào mình những thể loại nhỏ khác. Cùng với tính nguyên hợp, tính hỗn dung thể loại phản ánh tình trạng chưa thoát khỏi sự chi phối của những thể loại văn học chức năng trong văn học nghệ thuật.

pdf18 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận án Thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục vμ đμo tạo viện khoa học x∙ hội việt nam viện văn học vũ thanh hμ thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ hán việt nam Chuyên ngành : Lý luận văn học M∙ số : 62.22.32.01 tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn hμ nội - 2009 Công trình đ−ợc hoàn thành tại Viện Văn học - Viện Khoa học X∙ hội Việt Nam Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh Phản biện 1: GS.TSKH Bùi Văn Ba Tr−ờng Đại học S− phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Trần Ngọc V−ơng Tr−ờng Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Việt Trung Đại học Thái Nguyên Luận án đ−ợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà n−ớc, họp tại Viện Văn học, 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2009. Có thể tìm hiểu luận án tại Th− viện Quốc gia và Th− viện Viện Văn học - Viện Khoa học X∙ hội Việt Nam Các công trình khoa học đ∙ công bố liên quan đến đề tμi luận án 1. Vũ Thanh Hà (2005), ""Hoàng Lê nhất thống chí" và thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam", Nghiên cứu Văn học, (6). 2. Vũ Thanh Hà (2006), ""Hoàng Lê nhất thống chí" - một tác phẩm biên niên sử của văn học trung đại Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXV, (3B). 3. Vũ Thanh Hà (2006), "Chất hài trong tiểu thuyết ch−ơng hồi "Hoàng Lê nhất thống chí"", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXV, (4B). 4. Vũ Thanh Hà (2008), ""Trùng Quang tâm sử"của Phan Bội Châu và thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVII, (2B). 5. Vũ Thanh Hà (2009), "Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong một số tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam", Ngữ học trẻ 2008. 6. Vũ Thanh Hà (2009), "Tính chất hỗn dung thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVII, (3B) 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết ch−ơng hồi (TTCH) chữ Hán là một bộ phận cấu thành bức tranh thể loại, đồng thời góp phần làm nên giá trị của văn học Việt Nam trung đại. Thể loại này đ−ợc nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu Việt Nam và n−ớc ngoài quan tâm nghiên cứu trên nhiều ph−ơng diện. Phần lớn những bài viết, công trình nghiên cứu tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam (TTCHCHVN), chủ yếu nghiên cứu những tác phẩm đơn lẻ, so sánh một số TTCHCHVN với những bộ TTCH Trung Quốc hoặc TTCH chữ Hán của các n−ớc Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v... 1.2. Cho đến nay, Việt Nam đã có một Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam nh−ng vẫn còn tác phẩm ch−a đ−ợc đ−a vào tổng tập này. Đối với công tác nghiên cứu, việc lựa chọn, thống kê và đ−a ra những tiêu chí phân loại vẫn ch−a đầy đủ và thống nhất ở các nhóm nghiên cứu, dẫn đến tình trạng không thống nhất về số l−ợng TTCHCHVN. Việc phân định rạch ròi khái niệm thể loại cũng nh− cách gọi tên tác phẩm TTCH chữ Hán vẫn đang đ−ợc đặt ra đối với công tác nghiên cứu. 1.3. Đối với nghiên cứu sinh, là ng−ời tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở tr−ờng trung học phổ thông, nghiên cứu TTCHCHVN giúp nâng cao nhận thức phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy. Nội dung khoa học của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của sinh viên các tr−ờng đại học, cao đẳng có giảng dạy chuyên ngành lý luận văn học và văn học cổ trung đại. 1.4. Nghiên cứu thể loại là một ph−ơng pháp nghiên cứu đang trở thành một trong những h−ớng đi đạt đ−ợc nhiều kết quả đối với giới nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại trong những năm gần đây. Thành quả của những công trình nghiên cứu thể loại trong những năm qua ở Việt Nam đã trở thành cơ sở cho việc lựa chọn đề tài cũng nh− ph−ơng pháp nghiên cứu lý thuyết đối với TTCHCHVN. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đ−ợc nhiều học giả trong và ngoài n−ớc quan tâm và đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về thể loại này. Các công trình nói trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về các ph−ơng diện: Quan niệm, nhận định và phân loại tác phẩm; nội dung và nghệ thuật; văn bản, tác giả và nhân vật; sự ảnh h−ởng của TTCH Trung Quốc đối với TTCHCHVN. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề trọng tâm của TTCHCHVN. Tuy nhiên, việc đặt vấn đề nghiên cứu TTCHCHVN trên cấp độ thể loại thì vẫn ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn TTCHCHVN làm đề tài nghiên cứu. 3. Phạm vi và đối t−ợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Những tiền đề văn hóa - văn học của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam; Nghệ thuật xây dựng hình t−ợng nhân vật và miêu thuật các sự kiện lịch sử; Đặc điểm kết cấu và vấn đề thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Đối t−ợng nghiên cứu: gồm bảy tác phẩm: Hoan Châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long h−ng chí, Việt Lam xuân thu, Tây D−ơng Gia Tô bí lục, Trùng Quang tâm sử. 3 4. Ph−ơng pháp nghiên cứu Những ph−ơng pháp nghiên cứu thể loại văn học: Ph−ơng pháp loại hình, ph−ơng pháp hệ thống - cấu trúc, ph−ơng pháp so sánh. Ngoài ra, luận án còn vận dụng những ph−ơng pháp nghiên cứu hiện đại đang đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu văn xuôi nh− thi pháp học, tự sự học, cấu trúc,... Cùng với những ph−ơng pháp nghiên cứu trên, luận án sử dụng các thao tác cụ thể nh− khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá. 5. Đóng góp khoa học của luận án 5.1. Luận án tập trung nghiên cứu TTCHCHVN với cái nhìn toàn diện về một thể loại quan trọng của văn học Việt Nam trung đại. Đồng thời, hệ thống lại những quan điểm của các nhà nghiên cứu về TTCHCHVN từ tr−ớc đến nay, từ đó làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm Tiểu thuyết ch−ơng hồi. 5.2. Ngoài việc tìm hiểu những giá trị nghệ thuật, giá trị t− t−ởng cùng những giới hạn của thể loại văn học này, luận án đánh giá vị trí của TTCHCHVN trong tiến trình phát triển văn học, của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Luận án đem đến cái nhìn khái quát về TTCH, viết bằng chữ Hán. Luận án có nhiệm vụ đối sánh một số ph−ơng diện của TTCH giữa các nền văn học trong khu vực cùng chịu ảnh h−ởng của văn học Trung Quốc, để nhận diện bản sắc của TTCHCHVN. 5.3. Nghiên cứu theo ph−ơng pháp thể loại là một cách tiếp cận t−ơng đối mới các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại. Với h−ớng nghiên cứu này, luận án giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến TTCH, viết bằng chữ Hán nhằm chỉ ra những đặc tr−ng, tính chất thể loại, cấu trúc và những nguyên tắc nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả sự kiện lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi mong đ−ợc đóng góp một số ý kiến về công tác nghiên cứu văn xuôi cũng nh− những thể loại khác của văn học Việt Nam trung đại. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 ch−ơng: Ch−ơng 1: Khái quát về sự ra đời thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Ch−ơng 2: Nghệ thuật xây dựng hình t−ợng nhân vật và miêu thuật các sự kiện lịch sử. Ch−ơng 3: Đặc điểm kết cấu và vấn đề thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. 5 nội dung cơ bản của luận án Ch−ơng 1 Khái quát về sự ra đời thể loại tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 1.1. Tiểu thuyết và những quan niệm về tiểu thuyết ch−ơng hồi 1.1.1. Những quan niệm về tiểu thuyết Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết đ−ợc đ−a ra, mỗi định nghĩa đều có những nội dung đúng đắn, hợp lý nh−ng không định nghĩa nào đạt đ−ợc sự thống nhất tuyệt đối. Những nhà lý luận và sáng tác trên thế giới và các tác giả Việt Nam đều có những ý kiến phát biểu d−ới hình thức những "tuyên ngôn" hoặc những nhận định về tiểu thuyết nh−ng không có định nghĩa nào đủ sức bao quát đ−ợc toàn bộ tính chất của thể loại này. Ngay từ những ngày đầu thế kỷ XX, các học giả Việt Nam đã có những nhận định về tiểu thuyết. Phạm Quỳnh cho rằng, nghĩa hai chữ "tiểu thuyết" trong sách Trung Quốc rộng lắm, phàm sách gì không phải là sách "chính th−" đều là tiểu thuyết, nh−ng tiểu thuyết đây tức là tạp thuyết, có khác với nghĩa tiểu thuyết nh− ngày nay. Trần Nghĩa cho rằng, đây là một thể loại văn học lớn mà đặc tr−ng cơ bản là thông qua việc miêu tả tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể để khắc họa tính cách nhân vật, nhằm phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đối với các học giả cổ đại Trung Quốc, tiểu thuyết không phải là cái đ−ợc phân loại, mà là vì không phân loại đ−ợc nên mới thành tiểu thuyết. Với các nhà nghiên cứu ph−ơng Tây, d−ờng nh− họ không có ấn t−ợng gì về tiểu thuyết cổ ở Trung Quốc và các n−ớc sử dụng chữ Hán trong quá trình đ−a ra định nghĩa về tiểu thuyết. Với các học giả ph−ơng Đông, cụ thể là ở Trung Quốc và Việt Nam, định nghĩa tiểu thuyết cũng rất mơ hồ và hầu nh− ch−a đ−ợc cô đúc thành một khái niệm và mới chỉ là những quan niệm hết sức ngắn gọn, giản đơn, ch−a nêu lên đ−ợc những đặc tr−ng cơ bản của thể loại. 1.1.2. Khái niệm Tiểu thuyết ch−ơng hồi Thuật ngữ Tiểu thuyết ch−ơng hồi chỉ một dạng thức tiểu thuyết tr−ờng thiên, một thể loại quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Tiểu thuyết viết theo dạng này đ−ợc phân chia thành các hồi khác nhau, phát triển từ lối giảng sử thoại bản thời Tống - Nguyên (Trung Quốc). Thoại bản giảng sử th−ờng là tr−ờng thiên, là những câu chuyện lịch sử dài, có dung l−ợng lớn nên họ không thể kể xong ngay một lần, buộc phải ngắt ra từng phần khác nhau, mỗi phần đ−ợc đặt một tiêu đề còn gọi là hồi mục để tóm l−ợc nội dung. Đó chính là cơ sở để hình thành các hồi, tiết, quyển của TTCH sau này. 1.2. Từ tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc đến sự ra đời của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc Trung Quốc là một n−ớc có nền văn học phát triển rực rỡ và lâu đời. Bên cạnh những thể loại gắn với một triều đại nh− Đ−ờng thi, Tống từ, ng−ời ta không thể không nhắc tới TTCH thời Minh - Thanh, với những tác phẩm nh− Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu mộng... Trong phần này, chúng tôi điểm qua một số tác phẩm TTCH tiêu biểu của văn học Trung Quốc, để đ−a ra những nét đặc tr−ng tiêu 7 biểu. Đối với TTCH Trung Quốc và TTCHCHVN, nghệ thuật kể chuyện theo lối ch−ơng hồi đã làm nên một sáng tạo độc đáo. 1.2.2. ảnh h−ởng của tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc TTCHCHVN tiếp thu từ mô hình TTCH Trung Quốc trong bối cảnh nền văn học n−ớc ta ch−a có một thể loại văn học phù hợp, t−ơng ứng, để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử. Tuy nhiên, các tác giả Việt Nam chỉ m−ợn lối viết, khuôn mẫu tác phẩm (hình thức nghệ thuật) cũng nh− những quy tắc nghệ thuật. Chữ Hán đ−ợc sử dụng trong các sáng tác TTCH (viết bằng văn xuôi) trong khi chữ Nôm lại đ−ợc trọng dụng trong sáng tác văn vần - truyện thơ. Nội dung của TTCHCHVN là những vấn đề lịch sử cụ thể của đất n−ớc và con ng−ời Việt Nam trong những thời điểm nhất định, thậm chí là lịch sử đ−ơng thời của tác giả. 1.2.3. Tiếp thu có chọn lọc Tiếp thu những nguyên tắc nghệ thuật TTCH Trung Quốc, các tác giả Việt Nam đã tạo lập cho mình một thể loại văn học phù hợp với nhu cầu phản ánh, th−ởng thức và t− duy nghệ thuật của ng−ời Việt. Thứ nhất, mô hình tác phẩm ch−ơng hồi đ−ợc dùng trong việc kể chuyện lịch sử Trung Quốc vốn quen thuộc với bạn đọc Việt Nam đã đ−ợc vận dụng vào việc kể những câu chuyện lịch sử của n−ớc Việt. Thứ hai, tác giả Việt Nam đã thừa h−ởng những nguyên tắc xây dựng nhân vật, kinh nghiệm miêu tả các sự kiện lịch sử cũng nh− lối dẫn dắt câu chuyện lịch sử. Thứ ba, kết cấu "hồi cố" với cụm từ "lại nói...", "nay lại nói..." đ−ợc vận dụng triệt để trong việc dẫn dắt câu chuyện và liệt kê các sự kiện. Thứ t−, chữ Hán là sự lựa chọn bắt buộc đối với các tác giả Việt Nam. Ng−ời ta không thể phủ nhận sự phù hợp giữa chữ Hán và thể loại này. Ngôn ngữ khoa tr−ơng, hoành tráng phù hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh, hoa mỹ, t−ợng tr−ng, −ớc lệ trong những câu văn đăng đối nhịp nhàng đã làm nên sức mạnh truyền tải nội dung. Cho dù thế, TTCHCHVN không phải là cái bóng của tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc. 1.2.4. Bản sắc tiẻu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam Tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc có nguồn gốc từ lối giảng sử thoại bản, là sự đúc kết từ những câu chuyện lịch sử trong dân gian, có độ lùi khá lớn về thời gian. Với TTCHCHVN, lịch sử đi vào tác phẩm gần nh− trực tiếp, thậm chí là lịch sử đ−ơng thời. Nếu TTCH Trung Quốc đ−ợc thừa h−ởng cốt truyện với các tình tiết và hệ thống nhân vật đã định hình t−ơng đối hoàn chỉnh qua truyền thống "thuyết th−" thì TTCHCHVN phản ánh khá chân thực lịch sử Việt Nam đ−ơng thời hoặc không cách xa thời của tác giả bao nhiêu. Đây cũng là lý do khiến TTCHCHVN "gần với ký sự lịch sử", ít bị ảnh h−ởng của yếu tố văn hóa dân gian, huyền thoại hóa. Không phải TTCHCHVN nào cũng tuân thủ theo lối chép sử biên niên một cách cứng nhắc mà có những sáng tạo nhất định. Trong TTCHCHVN có sự tham gia của tác giả nh− một nhân vật ngay trong tác phẩm. Đây là việc rất mới mẻ so với TTCH của các n−ớc trong khu vực. TTCHCHVN chủ yếu tập trung khai thác những vấn đề liên quan đến vận mệnh tổ quốc hoặc những sự kiện và nhân vật lịch sử. Ngoài đề tài lịch sử, TTCH của những n−ớc khác trong khu vực tập trung vào đề tài tình yêu đôi lứa. Sự ảnh h−ởng của TTCH Trung Quốc đối với nền văn học của các n−ớc xung quanh rất lớn, không chỉ chữ viết, mô hình thể loại, các nguyên tắc sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, mà còn ảnh h−ởng bởi t− duy tiểu thuyết, khác hẳn t− duy khoa học lịch sử. 9 1.3. Từ điểm nhìn sử gia đến điểm nhìn tác giả tiểu thuyết ch−ơng hồi 1.3.1. Điểm nhìn tác giả trong sáng tác văn xuôi Các tác giả TTCHCHVN đứng trên quan điểm của tác giả văn học để phản ánh lịch sử, dùng cái nhìn của nhà văn để nhận thức lịch sử. Bằng cách này, họ muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khác (so với chính sử) về những sự kiện, nhân vật trong lịch sử. Từ điểm nhìn nhà sử học chuyển sang điểm nhìn nhà văn là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp trong bối cảnh sự tôn trọng của công chúng đối với hai loại hình tác phẩm, tác giả này rất khác nhau. 1.3.2. Tác giả tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam Khi có một thể loại văn học cũng đồng nghĩa với việc công nhận một kiểu, một loại hình tác giả t−ơng ứng. TTCHCHVN có nội dung liên quan đến lịch sử quốc gia, do ng−ời Việt Nam thực hiện nh−ng mô hình, nguyên tắc sáng tác và chữ viết lại đ−ợc vay m−ợn của n−ớc ngoài. Một trong những yêu cầu tiên quyết là tác giả đó phải là ng−ời thông thạo Hán ngữ, có trình độ học vấn cao, có điều kiện nhiều nơi để khảo sát t− liệu lịch sử. Tất nhiên, khi viết về những vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam, đòi hỏi ng−ời cầm bút phải tinh thông lịch sử. Tác giả TTCH là những ng−ời vừa có niềm đam mê của nhà sử học vừa có tâm hồn lãng mạn của nhà tiểu thuyết. 1.3.3. Từ tác giả lịch sử đến tác giả tiểu thuyết ch−ơng hồi Có thể nói, nhà sử học đã kết hợp cả ý thức khoa học khách quan với ý thức văn nghệ linh hoạt sinh động. Họ vừa nghiên cứu quy luật, phục chế sự kiện, chi tiết vừa miêu tả, đánh giá. Chính họ làm nên tính nguyên hợp trong văn học trung đại nói chung, TTCH nói riêng. Trong mối liên hệ giữa thực tế và lý luận, tác giả sử học là nguyên mẫu của kiểu tác giả tự sự trung đại. Từ bỏ sự tôn sùng đối với tác giả lịch sử để đảm nhận vai trò tác giả TTCH đ−ợc xem là sự "dũng cảm" của ng−ời cầm bút. Tóm lại, dù nguồn gốc hình thành, quan niệm và cách gọi của nhiều ng−ời có khác nhau nh−ng TTCHCHVN đã đ−ợc khai sinh, phát triển cho đến khi có một loại hình tiểu thuyết mới thay thế. TTCHCHVN có bản sắc và những giá trị nổi bật, khu biệt với TTCH của một số n−ớc trong khu vực chịu ảnh h−ởng của văn học Trung Quốc. Sự dịch chuyển trong điểm nhìn tác giả TTCHCHVN là một vấn đề quan trọng của văn học trung đại. TTCHCHVN đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn phong phú, sinh động hơn về những vấn đề của lịch sử, đồng thời tạo nên một đội ngũ tác giả có ý thức sáng tác văn ch−ơng nghệ thuật. B−ớc đầu có thể xác định, TTCH là một khái niệm mang tính khu vực. 11 Ch−ơng 2 nghệ thuật xây dựng hình t−ợng nhân vật vμ miêu thuật các sự kiện lịch sử 2.1. Từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu thuyết ch−ơng hồi 2.1.1. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết ch−ơng hồi Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam hầu nh− lấy sự kiện và nhân vật phần nhiều có thật trong lịch sử làm đề tài. Khác với nhà sử học, ghi chép về một ng−ời nào đó đòi hỏi cao ở tính chân xác, tác giả tiểu thuyết lại đem đến cho bạn đọc một hình ảnh về con ng−ời sinh động nh− "nó vốn có" hoặc "cần phải có" trong cuộc sống. Nhân vật của tiểu thuyết là ng−ời đang sống có suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ, tính cách của con ng−ời trong cuộc sống hiện thực. Đối với tác giả tiểu thuyết, các nhân vật lịch sử đ−ợc quan sát từ nhiều phía, thậm chí đ−ợc nhìn từ "trong bóng tối", vì vậy mà rõ ràng và đầy đủ hơn. 2.1.2. Quan niệm về nhân vật lịch sử trong văn học Nhân vật lịch sử là những con ng−ời có thật trong lịch sử, có vai trò quan trọng trong một thời điểm lịch sử gắn với một sự kiện hoặc địa danh cụ thể. Nhân vật đó có tầm ảnh h−ởng lớn trong những b−ớc ngoặt lịch sử, là ng−ời đại diện cho xu thế phát triển của thời đại. D−ới cái nhìn của các nhà sử học, nhân vật lịch sử chỉ đơn thuần là các hiện t−ợng lịch sử, đ−ợc sử sách ghi chép lại bằng những nét rất cơ bản, nếu trong truyền thuyết sự mơ hồ lại càng lớn. Tác giả TTCH trở thành ng−ời th− ký "trung thành" trong việc phản ánh những gì mà các sử gia còn bỏ sót, trung thành với lý lịch, thời đại của nhân vật nh−ng những chi tiết cụ thể về diện mạo, tính cách, ngôn ngữ, hành động, tâm t− tình cảm, thái độ... của nhân vật đã đ−ợc h− cấu. Vì thế, nhân vật lịch sử trong tác phẩm văn học sinh động hơn, đầy đủ hơn. 2.1.3. Mức độ sáng tạo của nhà văn đối với nhân vật lịch sử Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả th−ờng chọn những khoảnh khắc lịch sử quan trọng, những thời điểm có tính chất "thử vàng", nhân vật buộc phải bộc lộ tính cách. TTLS nói chung, TTCHCHVN nói riêng, nhân vật đ−ợc miêu tả căn cứ trên một cứ liệu lịch sử nhất định. Cũng không phải "tầm th−ờng hóa, xác thịt và con ng−ời hóa" một số "anh hùng", "thần t−ợng". Sáng tạo đối với nhân vật lịch sử là đem đến một cái nhìn mới từ một hình t−ợng cũ, quen thuộc. Vua chúa là ng−ời đại diện cho triều đại, đồng thời là nhân vật trung tâm của tác phẩm, phản ánh những vấn đề nổi bật, mâu thuẫn chính, các xung đột chính trị trong các tập đoàn phong kiến. Ca ngợi công lao của các bậc khai quốc, tổ nghiệp là lẽ th−ờng tình nh−ng không phải lúc nào ý thức dân tộc tiến bộ cũng đ−ợc tôn trọng, nhiều khi chỉ là sự bênh vực dòng chính thống mà dẫn đến phê phán phe đối lập (có thể là những ng−ời tiến bộ hơn) để bảo vệ sự lạc hậu, thối nát, sa đọa của phe mình. H− cấu những sự kiện, nhân vật có thật trong lịch sử là trình bày một nhận thức mới của tác giả, giúp ng−ời đọc dễ hình dung về lịch sử hơn. Miêu tả sáng tạo làm cho lịch sử sống lại, lung linh hơn. Nhờ thế ng−ời đời sau dễ hiểu về quá khứ hơn, cũng là sự bổ sung cho chính sử. 2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 13 2.2.1.1. Bút pháp miêu tả công thức, t−ợng tr−ng, −ớc lệ TTCHCHVN ch−a phải là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả nhân vật và cũng ch−a thực sự thoát khỏi lối miêu tả t−ợng tr−ng, khuôn mẫu, công thức của bút pháp trung đại, nh−ng dù sao thể loại này cũng đã tạo sự khác biệt đáng kể so với sử. TTCHCHVN th−ờng miêu tả nhân vật theo nguyên tắc miêu tả của TTCH Trung Quốc, cho nhân vật xuất hiện một cách đột ngột trong các trận đánh, giới thiệu qua một câu nói gây sự chú ý. Sự xuất hiện ban đầu bao giờ cũng đ−ợc đặc tả về ngoại hình nh− dáng vóc, n−ớc da, khuôn mặt, râu tóc, vũ khí sử dụng và đặc biệt là t− thế xung trận của họ. Thậm chí có tác giả còn mô phỏng nhân vật, miêu tả chiến trận theo hình mẫu có sẵn trong TTCH Trung Quốc. Có ba kiểu hình t−ợng nhân vật đáng chú ý. 2.2.1.2. Hình t−ợng nhân vật vua, chúa 2.2.1.3. Hình t−ợng nhân vật quan lại, khanh t−ớng 2.2.1.4. Hình t−ợng nhân vật nữ Có thể nói, hầu nh− các tác giả TTCHCHVN ch−a thoát khỏi cách xây dựng, miêu tả nhân vật theo công thức t−ợng tr−ng, −ớc lệ của bút pháp miêu tả nhân vật trong văn học trung đại. 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Miêu tả tâm lý nhân vật phải đợi đến tiểu thuyết hiện đại. Nh−ng xét cho cùng, tác giả TTCHCHVN cũng đã bắt đầu chú ý đến tâm lý nhân vật, mặc dù vẫn ở một mức độ sơ khai, đơn giản. Tác giả TTCHCHVN th−ờng chú trọng vào hành động của nhân vật, thông qua lời nói của bản thân hoặc những nhận xét của ng−ời khác mà ch−a chú tâm vào miêu tả tâm lý. 2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật Nhân vật của TTCHCHVN đ−ợc xây dựng chủ yếu dựa trên bút pháp t−ợng tr−ng, −ớc lệ, cho nên ngôn ngữ của nhân vật cũng chịu ảnh h−ởng bởi bút pháp này. Ngôn ngữ của nhân vật bị qui định chặt chẽ bởi lối diễn đạt công thức, nhiều sáo ngữ hoa mỹ, chơi chữ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ hoặc lối diễn đạt giàu hình ảnh, vận dụng điển cố, điển tích... hoặc th−ờng so sánh, ví von với các nhân vật nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc hoặc Việt Nam. Dù nhân vật là ng−ời có trình độ học vấn cao hay chỉ là kẻ bề tôi hèn mọn không biết chữ thì ngôn ngữ của họ cũng rất sang trọng. Tranh luận về chính thống, chính - ngụy, về sự "sáng", "tối", "Nho tiểu nhân", "Nho quân tử" đã đ−ợc tác giả khéo léo đ−a vào các mẩu đối thoại giữa các nhân vật, không còn là những lời giáo thuyết khô khan. 2.3. Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử Sức hấp dẫn của TTCHCHVN chính là chỗ nó đã miêu tả thành công hàng loạt những sự kiện lịch sử diễn ra trong suốt năm thế kỷ, từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX. Mặc dù đ−ợc miêu tả theo những công thức có sẵn theo cách vận dụng binh pháp nh−ng tác giả đã đem đến cho ng−ời đọc cảm giác đ−ợc sống lại những giây phút hào hùng của những trận chiến kinh thiên động địa, những phen biến đổi sơn hà. 2.4. Vấn đề không gian, thời gian trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 2.4.1. Thời gian trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 2.4.1.1. Thời gian biên niên, xâu chuỗi sự kiện liên tục Lối liệt kê sự kiện lịch sử theo chiều tuyến tính của thời gian hiện thực bằng cách ghi rõ năm tháng, tuế thứ, can chi của lối ghi chép biên niên đã làm cho ng−ời đọc 15 không dứt ra khỏi sự kiện và có cảm giác ng−ời viết sách chỉ chú tâm làm sao nêu bật đ−ợc hết những sự kiện của giai đoạn lịch sử ấy. Mỗi sự kiện lịch sử trong tác phẩm đã đ−ợc kể một cách đầy đủ, có đầu có đuôi theo nguyên tắc cảm thụ toàn vẹn, nghĩa là thời gian khép kín trong từng sự việc. 2.4.1.2. Thời gian trong sự dồn nén sự kiện Tuyến thời gian có thể kể theo năm tháng cụ thể hoặc những đoạn hồi cố theo công thức "lại nói", "vào lúc đó", "hôm đó", cũng có khi là thời gian liên tục theo các sự kiện. Ng−ời trần thuật đứng từ một khoảng cách xa, đứng ngoài nhân vật điều khiển việc xâu chuỗi sự việc, khiến cho tác phẩm là sự tiểu thuyết hóa lịch sử ở bình diện kết cấu sự kiện, ng−ời đọc không có cảm giác của thời gian quá khứ. D−ờng nh− tất cả các sự kiện cùng hiện lên trên bề mặt của tác phẩm theo từng ô có thứ tự, nh− những môđun lắp ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Tác giả có thể thay đổi thứ tự các sự kiện nhỏ mà không làm thay đổi ý nghĩa nội dung của sự kiện chính và có thể mở rộng biên độ đến vô cùng, không sợ bỏ sót, thể hiện khả năng lựa chọn và trình bày sự kiện của tác giả TTCH. 2.4.2. Không gian trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 2.4.2.1. Không gian gắn với sự kiện lịch sử Trong TTCHCHVN, các sự kiện và nhân vật luôn gắn với không gian: Cung đình hoặc chiến tr−ờng. Gắn với không gian cung đình là hoạt động của vua chúa, quan lại, những cuộc tranh đoạt ngôi cao, m−u mô chính trị và những nghi thức của chốn cung khuyết. TTCHCHVN đã v−ợt qua rào cản hạn hẹp của không gian cung đình, thả sức tung hoành trên mọi không gian. Sự kiện lịch sử đ−ợc phản ánh trong tác phẩm không chỉ liên quan đến cung cấm mà còn là cuộc sống của nhân dân trong cảnh n−ớc sôi lửa bỏng của chiến tranh, loạn lạc. 2.4.2.2. Không gian gắn với nhân vật lịch sử Hoạt động của nhân vật bao giờ cũng gắn liền với một không gian cụ thể. Không gian hoạt động chính là môi tr−ờng để nhân vật thể hiện hành động và bộc lộ tính cách của mình. Thông qua không gian và hoạt động của nhân vật, phạm vi câu chuyện đ−ợc mở rộng. Nhân vật đi đến đâu, không gian truyện đ−ợc mở ra đến đấy. Tấm "bản đồ" sự kiện của tác phẩm rộng hay hẹp là do biên độ hoạt động của nhân vật xa hay gần. Không gian trong TTCHCHVN chủ yếu gắn liền với các sự kiện, với mỗi sự kiện lịch sử lại có một hay nhiều nhân vật, các nhân vật và sự kiện này lại diễn ra trong không gian nhất định. Tóm lại, dù viết theo quan điểm lịch sử nào, chính thống hay phi chính thống, theo sự điều khiển của ý thức khách quan hay chủ quan thì tác giả vẫn phải dựa trên những câu chuyện của những nhân vật, sự kiện lịch sử có thật hoặc h− cấu để từ đó miêu tả theo nguyên mẫu hay sáng tạo ít nhiều. Thông qua đó, bạn đọc có thêm một cái nhìn mới mẻ, sinh động về các nhân vật của lịch sử. TTCHCHVN vẫn còn nặng tính chất ký sự lịch sử, tác giả chú tâm liệt kê sự kiện, ch−a chú trọng miêu tả tâm lý nhân vật. Tác phẩm là sự đan dày của sự kiện, khiến cho ng−ời đọc có cảm giác bị ngợp trong sự kiện. Một số tác phẩm ch−a thoát khỏi lối ghi chép biên niên sử, thuật lại các sự kiện theo trình tự tuyến tính của thời gian, không chú ý phân tích sự kiện để tăng thêm tính tiểu thuyết của tác phẩm. 17 Nghệ thuật miêu tả sự kiện, nhân vật trong không gian và thời gian là một trong những thành công của TTCHCHVN, thể hiện khả năng lựa chọn và trình bày vấn đề, khiến cho TTCHCHVN có tính hấp dẫn đặc biệt. Ch−ơng 3 đặc điểm kết cấu vμ Vấn đề thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ hán Việt Nam 3.1. Kết cấu tác phẩm của tiểu thuyết ch−ơng hồi Kết cấu ch−ơng hồi là hình thức có tính cơ bản, bền vững, t−ơng đối thống nhất. Đặc tr−ng kết cấu tác phẩm đã làm nên đặc tr−ng của thể loại. 3.1.1. Kết cấu tác phẩm và việc phân chia thành hồi, quyển, tiết Kết cấu TTCHCHVN đ−ợc chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất, các hồi đ−ợc xây dựng theo "hồi chuẩn": có hai câu đối ngẫu đặt ở đầu hồi, tóm tắt nội dung, hai câu thơ thất ngôn đặt ở cuối hồi kiểu nh− là một lời "bình luận" của "thời nhân" hoặc "hậu nhân". Nhóm này gồm các tác phẩm: Hoan Châu ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long h−ng chí, Việt Lam xuân thu. Nhóm thứ hai, các hồi đ−ợc xây dựng không theo mô hình "hồi chuẩn". Trong đó có Nam triều công nghiệp diễn chí, Tây D−ơng Gia Tô bí lục, Trùng Quang tâm sử. Các khái niệm kết cấu tác phẩm nh− hồi, quyển, tiết không chỉ có ý nghĩa chia đoạn tác phẩm mà nó còn là cách để chứng tỏ đây là hình thức của lối diễn sử, giảng sử của tác phẩm văn ch−ơng, hình thức đặc tr−ng của thể loại TTCH. Nguyên nhân có những đặc điểm nh− trên là bởi xuất phát từ truyền thống kể chuyện của "thuyết thoại nhân", "thuyết th− nhân" Trung Quốc x−a kia. Đây là cách đánh vào sự hiếu kỳ của ng−ời nghe, buộc phải theo dõi tiếp câu chuyện, những ng−ời kể chuyện đã tạo nên sự "đứt quãng" lý thú này. Ng−ời kể chuyện sống bằng tiền th−ớng đóng góp của ng−ời nghe chuyện, không tạo nên sự hiếu kỳ thì không thu hút đ−ợc thính giả. 3.1.2. Kết cấu hồi cố - một đặc điểm nổi bật của thể loại TTCHCHVN th−ờng mở đầu mỗi hồi hoặc mở đầu các đoạn kể bằng cụm từ "lại nói", "nay lại nói", "hồi bấy giờ...", "lúc ấy..." đ−ợc lặp đi lặp lại nh− một công thức. Đây là cách tác giả xâu chuỗi sự kiện trên một trục thời gian nhằm phục vụ cho việc trần thuật các sự kiện cũng nh− nhân vật nh−ng không gây ra cảm giác về thời gian quá khứ. Bằng cách duy trì kết cấu hồi cố, tác giả đã tạo cho chiều kích của vấn đề trong tác phẩm có biên độ rộng hơn. Với khả năng đồng hiện trên cùng một cấp độ thời gian, tác giả sẽ cung cấp cho ng−ời nghe toàn bộ nội dung của câu chuyện đang kể và tùy ý lựa chọn, sắp xếp các phần, mảng sự kiện sao cho đạt đ−ợc hiệu quả cao nhất cũng nh− quyết định cho xuất hiện bao nhiêu vấn đề, sự kiện cùng nhân vật trong một lần kể. 3.2. Tính nguyên hợp của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 3.2.1. Tính nguyên hợp trong văn học thời trung đại Một trong những đặc tr−ng đáng chú ý của văn học trung đại là tính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân). Tìm hiểu tính nguyên hợp của thể loại này là nhằm khẳng định một đặc tr−ng thể loại tồn tại bên cạnh những đặc tr−ng nổi bật khác, đồng thời củng cố thêm nhận thức về TTCHCHVN trong nghiên cứu cũng nh− th−ởng thức. 19 Từ loại hình tác giả nguyên hợp của đội ngũ trí thức trung đại đã dẫn đến tính nguyên hợp trong sản phẩm của hoạt động nghệ thuật. Những ng−ời làm quan, làm những ngành nghề khác nhau hoặc nắm giữ những vai trò quan trọng trong xã hội vẫn có thể tham gia hoạt động sáng tác. Từ đó dẫn đến hiện t−ợng tác phẩm nghệ thuật mang trong nó nhiều phẩm chất, tri thức của nhiều "chuyên ngành" khác nhau. 3.2.2. Mối quan hệ Văn - Sử TTCHCHVN đ−ợc xây dựng nhằm l−u lại, kể lại lịch sử của thời đại, triều đại mình cho đời sau. Nếu căn cứ vào nội dung phản ánh, TTCHCHVN là những tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, khiến nhiều ng−ời vẫn gọi chúng là TTLS. Khi nói TTCH là ng−ời ta quan tâm đến hình thức, đến cấu trúc thể loại của tác phẩm. Mối quan hệ văn - sử trong TTCH mang màu sắc của mối liên hệ giữa nội dung đề tài và ph−ơng thức biểu hiện. Bỏ qua lối ghi chép lạnh lùng, nghiêm trang của "sử bút", tác giả TTCH đã tìm đ−ợc một ph−ơng thức truyền tải những nội dung thuộc về lịch sử một cách uyển chuyển, sinh động và mềm dẻo hơn. Chính điều này đã đảm bảo cho tính nguyên vẹn, chính xác và đầy đủ thông tin của những sự kiện và nhân vật lịch sử d−ới hình thức tác phẩm văn học. 3.2.3. Mối quan hệ Văn - Triết và những quan niệm triết học ph−ơng Đông trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam Tính triết học chỉ có thể hiểu là những nội dung t− t−ởng đ−ợc biểu hiện trong những quan niệm của Nho giáo trong những hoạt động đấu tranh chính trị, chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, xây dựng các triều đại phong kiến, tôn phò dòng chính thống. T− t−ởng thiên mệnh đã ăn sâu vào tiềm thức của tầng lớp nhà Nho nói riêng, ng−ời dân ph−ơng Đông nói chung nên chẳng xa lạ gì khi tác giả giải thích các sự kiện lịch sử xã hội hiện t−ợng tự nhiên, phong thủy d−ới nhận thức của thuyết thiên mệnh. Nếu những thành công của con ng−ời đạt đ−ợc thực sự do có sự giúp sức của các thế lực siêu nhiên hoặc do sự sắp đặt của tự nhiên, là sự thuận theo thiên mệnh thì sự tài giỏi của các bậc đế v−ơng có còn có gì đáng kể. 3.2.4. T− t−ởng tôn phò chính thống - ngọn cờ tôn giáo Khẳng định nhà n−ớc, chính quyền, đạo đức, lễ giáo, trật tự xã hội, thế giới quan, ý thức hệ phong kiến, đề cao chủ nghĩa trung quân - ái quốc, phân biệt chính - ngụy, đặc biệt là đề cao tinh thần ủng hộ dòng dõi chính thống... là nội dung "tải đạo" của TTCHCHVN. Khẳng định chính nghĩa, tôn phò chính thống, là ngọn cờ để tập lực l−ợng của các phe phái chính trị trong công cuộc trung h−ng một triều đại phong kiến. Trong lịch sử các triều đại phong kiến, các triều đại đ−ợc nối tiếp nhau theo kiểu cha truyền con nối. Với những triều đại vững mạnh, các đời nối tiếp, không bị ngắt quãng bởi dòng chính thống, kể cả những ng−ời thừa kế ngai vàng còn rất ít tuổi (vì thực quyền có khi nằm trong tay ng−ời khác). Có những triều đại với nhiều lý do đã không còn đủ sức cai quản đất n−ớc hoặc tỏ ra bất lực, sa đọa, có nhiều chính sách hà khắc, bất đồng quyền lợi với đa số nhân dân thì lập tức xuất hiện một lực l−ợng mới thay thế. Nh−ng do bản chất tham quyền cố vị, bảo thủ, những hậu duệ của triều đại ấy hoặc lòng luyến tiếc của nhân dân về một thời hoàng kim của triều đại vừa qua, lại sẵn sàng đứng lên trung h−ng dòng chính thống. 3.3. Tính chất hỗn dung thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam 3.3.1. Vai trò của thể loại trong nền văn học Việt Nam trung đại 21 Ngoài tính nguyên hợp, TTCHCHVN còn là thể loại dung chứa nhiều thể loại văn học khác. Biểu hiện rõ nhất là sự ch−a tách bạch rõ ràng giữa bút pháp văn ch−ơng nghệ thuật và khoa học lịch sử, sự đan xen giữa văn xuôi và các thể loại văn học khác nh− thơ, phú, câu đối, và các thể loại hành chính nh− minh, th−, sớ, chiếu, biểu, hịch, văn tế, văn sách, sắc phong Việc xuất hiện đan xen các thể loại nhỏ (văn học nghệ thuật và văn học chức năng, công văn hành chính) trong TTCH cũng là một trong những đặc điểm để khẳng định TTCHCHVN là tác phẩm văn học. Vận dụng hợp lý các thể loại khác trong một thể loại lớn nh− TTCH thể hiện mục đích của các tác giả là viết văn chứ không phải chép sử. Về ph−ơng diện văn bản, có thể coi đây là khả năng tổng hợp nhiều thể loại ở một thể loại trong việc truyền tải nội dung của tác phẩm văn học. 3.3.2. Tiểu thuyết ch−ơng hồi và tính chất ký sự lịch sử Biểu hiện thứ hai của tính hỗn dung thể loại chính là sự giao thoa giữa một ký sự lịch sử với một tiểu thuyết ch−ơng hồi, biểu hiện là tính chất "khảo cứu" t− liệu lịch sử, địa lý về những con ng−ời và địa danh có liên quan đến hoạt động của nhân vật. Trong môi tr−ờng văn học trung đại nói chung, TTCHCHVN nói riêng, các thể loại th−ờng ch−a tách bạch khỏi nhau để đảm trách những nhiệm vụ riêng biệt nh− trong văn học hiện đại. Đấy chính là chỗ phức tạp và khó khăn cho ng−ời nghiên cứu văn học trung đại. Cần nghiên cứu TTCHCHVN trên quan điểm của "văn học vùng" trong "tính hỗn dung thể loại" hoặc nghiên cứu trên quan điểm tính liên văn bản một cách sinh động, để tránh đ−ợc những nhận định áp đặt, khiên c−ỡng. 3.3.3. Tiểu thuyết ch−ơng hồi và tính chất liệt truyện Mục đích của tác giả TTCH là kể lại những câu chuyện (liệt truyện) về những bậc hào kiệt trong quá khứ, nhằm l−u lại chút công tích, làm vẻ vang cho con cháu. Đây cũng chính là sự pha trộn thể loại liệt truyện vào tiểu thuyết. Trong quá trình trần thuật sự kiện, nhân vật lịch sử, các tác giả th−ờng dừng lại để giới thiệu một cách đầy đủ, thậm chí dài dòng, từ đầu đến cuối một cách trọn vẹn về nhân vật mình đang kể. 3.4. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam - thể loại mang tính lịch sử 3.4.1. Bức tranh thể loại văn học trung đại Một thể loại văn học không tồn tại vĩnh hằng tr−ớc sự đổi thay của lịch sử và nhu cầu th−ởng thức nghệ thuật ngày một tiến bộ của con ng−ời. TTCHCHVN cũng nằm trong dòng chảy tự nhiên đó. Từ một nền văn học chỉ có những sáng tác dân gian đến một nền văn học có chữ viết, từ chỗ chỉ có một vài thể loại văn học ban đầu, bằng nhiều con đ−ờng, văn học Việt Nam đã có đủ các thể loại khác nhau, có khả năng phản ánh một cách sâu sắc, tinh tế vẻ đẹp tâm hồn cũng nh− những sự kiện lịch sử lớn lao của đất n−ớc là một b−ớc đi dài của lịch sử. Sự ra đời của TTCHCHVN một phần là sự tiếp thu từ nền TTCH Trung Quốc, phần nữa do sự hối thúc bên trong cũng nh− nhu cầu tự thân của nền văn học. Do đó, thể loại này vừa chịu ảnh h−ởng đậm nét của những tiểu thuyết nổi tiếng của văn học cổ điển Trung Quốc vừa mang bản sắc của văn xuôi Việt Nam trung đại. Trong vai trò một thể loại trung tâm của nền văn học, TTCHCHVN đã hoàn thành đ−ợc nhiệm vụ của mình trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Một nền văn học lớn không thể không có những thể loại văn học lớn. Đấy là lý do thể loại TTCHCHVN cần đ−ợc tôn vinh và nghiên cứu kỹ càng. 23 3.4.2. Sứ mệnh lịch sử của tiẻu thuyết ch−ơng hồi trong văn học Việt Nam trung đại Với những vấn đề lịch sử lớn lao của dân tộc trong suốt 5 thế kỷ, dung l−ợng của những bài thơ tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, hay lớn hơn nữa là những tác phẩm diễn ca vài nghìn câu thơ hoặc những truyện thơ bằng văn vần đã không đủ sức truyền tải những nội dung ấy. Hơn nữa, theo quan niệm "Văn dĩ tải đạo", để tuyên truyền cho t− t−ởng trung quân, t− t−ởng thiên mệnh, tôn phò chính thống, ca ngợi các bậc khai quốc hoặc thể hiện những t− t−ởng triết học phức tạp và lớn lao của lịch sử dân tộc, v.v... thì TTCH viết bằng chữ Hán là một sự lựa chọn hợp lý đối với các tác giả văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy số l−ợng không nhiều nh−ng hầu hết các tác phẩm đều có chỗ đứng, có đóng góp trong tiến trình văn học sử và hơn thế nữa, đánh dấu sự tr−ởng thành của văn xuôi tiểu thuyết Việt Nam. Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự có mặt và những đóng góp quan trọng của TTCHCHVN trong việc hoàn thiện bức tranh văn học Việt Nam trung đại. Chính thể loại này đã tạo nên diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam trung đại, gánh vác vai trò phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày nay, TTCHCHVN đang là nguồn cứ liệu vô cùng quí báu đối với các nhà nghiên cứu văn học và sử học, văn hóa học về giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX. 3.4.3. Những giới hạn của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam Bên cạnh những thành tựu, TTCHCHVN vẫn còn những giới hạn, trong đó có giới hạn về phạm vi đề tài, đối t−ợng phản ánh, trình độ nghệ thuật... Thành công của thể loại TTCHCHVN đã đ−ợc khẳng định nh−ng không có nghĩa đã đạt đến độ hoàn mỹ. Trong khi quá chú tâm vào vấn đề lịch sử dân tộc, miêu tả những biến động chính trị, những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, giải thích những thành công và thất bại của các triều đại, TTCHCHVN đã bỏ qua những đề tài liên quan đến đời sống tâm lý của con ng−ời, những đề tài đã rất thành công ở các thể loại văn vần. Dù muốn hay không, các tác giả TTCHCHVN vẫn chịu ảnh h−ởng sâu sắc bởi t− t−ởng thiên mệnh của Nho giáo, bởi lòng tự tôn dòng họ, triều đại đã làm nên niềm tự hào họ đang thể hiện. Khái niệm dân tộc, tổ quốc không phải lúc nào cũng đ−ợc đề cao. Có nơi có lúc, lợi ích của triều đại, của dòng tộc đ−ợc đặt cao hơn lợi ích quốc gia. Đây chính là hạn chế của thời đại, bởi phần lớn các tác giả là nhà Nho và vì thế, t− t−ởng trung quân đ−ợc coi là phẩm chất cao đẹp nhất. Tóm lại, kết cấu ch−ơng hồi đã làm nên một kiểu cấu trúc tác phẩm rất đặc tr−ng của văn xuôi Việt Nam trung đại, đã làm nên sự khác biệt so với chính sử và đặc biệt là sự tiến bộ v−ợt bậc trong nhận thức của các tác giả văn học Việt Nam trung đại về vai trò của văn học nghệ thuật. Từ sự vay m−ợn mô hình tác phẩm đến sự hiện đại hóa cách xây dựng kết cấu từng hồi, quyển, cách đặt tên hồi, tiết, cách gọi tên nhân vật hoặc đ−a vào tác phẩm những t− t−ởng tiến bộ, v.v... TTCHCHVN đã từng b−ớc hoàn thiện mình trên cấp độ một thể loại văn học. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đ−ợc nhìn nhận trên ph−ơng diện một thể loại văn học, tr−ớc tiên là căn cứ trên bình diện hình thức. Sự rạch ròi này không làm mất đi tính gắn kết nội dung trong những đơn vị văn bản tác phẩm cụ thể, mà giúp hiểu sâu thêm những tầng nghĩa của nội dung khi căn cứ trên bình diện hình thức. Để phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc phải có những thể loại t−ơng ứng. Trong bối cảnh của văn học trung đại, TTCH là một lựa chọn đúng đắn của các 25 tác giả văn học. Không có thể loại văn học nào có khả năng dung chứa trong lòng nó nhiều thể loại khác nh− tiểu thuyết. Có thể nói, TTCHCHVN là thể loại hạt nhân của nền văn học Việt Nam trung đại. Đặc điểm này cũng nhấn mạnh tính chất bất phân của nền văn học trung đại Việt Nam, văn học nghệ thuật đích thực ch−a thoát khỏi sự chi phối của những thể loại văn học chức năng hành chính. Kết luận 1. Lý luận văn học bao giờ cũng có mặt sau sáng tác, làm nhiệm vụ đánh giá, tổng kết, trên cơ sở đó đ−a ra những dự báo, định h−ớng cần thiết cho sáng tác. Đối với thể loại tiểu thuyết, d−ờng nh− công việc đó của lý luận văn học vẫn còn những khó khăn. Bởi vì, khái niệm cũng nh− những quan niệm về thể loại này ở trong n−ớc cũng nh− trên thế giới ch−a thực sự ổn định và xem ra vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng của mình và kết thúc vai trò vào những năm đầu thế kỷ XX, khi thể loại tiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ ph−ơng Tây xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và những tranh luận về thể loại này vẫn ch−a kết thúc, khi nhận thức về những vấn đề nh− khái niệm, đặc tr−ng và vai trò thể loại trong tiến trình phát triển còn ch−a thống nhất. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, luận án đã hoàn thành mục đích và yêu cầu đặt ra, giải quyết những vấn đề liên quan đến khái niệm, thuật ngữ, nội dung và những đặc tr−ng thể loại của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. 2. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam là thuật ngữ chỉ một nhóm tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam, có đề tài liên quan đến lịch sử, cấu trúc tác phẩm chia thành hồi, quyển, tiết mang những đặc tr−ng tiểu biểu của văn học trung đại. Đây là thể loại có hình thức và những nguyên tắc sáng tác đ−ợc vay m−ợn từ tiểu thuyết ch−ơng hồi Trung Quốc nh−ng nội dung phản ánh là những vấn đề thuộc về lịch sử Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán là sự ra đời của đội ngũ sáng tác mới, mang đặc tr−ng của loại hình tác giả văn học Việt Nam trung đại. Tác giả tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã thoát khỏi lối ghi chép lạnh lùng, cứng nhắc của sử gia để trở thành những tác giả văn học. Sự dịch chuyển trong điểm nhìn tác giả, từ điểm nhìn sử gia sang điểm nhìn tác giả tiểu thuyết đã đem lại một cách tiếp cận mới đối với những vấn đề của lịch sử. Đây cũng là sự thay đổi ý thức của đội ngũ sáng tác văn học trung đại, tạo nên những tác giả, có ý thức sáng tác văn ch−ơng chứ không chỉ là những ng−ời chi chép lịch sử, ý thức coi trọng văn ch−ơng nghệ thuật cao hơn lịch sử đ−ợc nâng lên một b−ớc. 3. Nhân vật và sự kiện là hai yếu tố quan trọng tạo nên nội dung của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết ch−ơng hồi phần nhiều lấy nguyên mẫu từ lịch sử. Dù đ−ợc sáng tạo ít nhiều nh−ng nghệ thuật miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam vẫn ch−a thoát khỏi những công thức vốn là nguyên tắc sáng tác của văn học trung đại. Tuy nhiên, có những nhân vật đã đạt đến trình độ điển hình, để lại ấn t−ợng sâu sắc trong tâm trí ng−ời đọc. Sự sáng tạo nhân vật trong tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã đem đến một cách nhìn mới mẻ, sinh động về các nhân vật lịch sử. Đây là sự chuẩn bị cho kiểu nhân vật trong thể loại tiểu thuyết lịch sử hiện đại ngày nay. Có một điểm đáng chú ý là sự 27 tham gia của tác giả trong vai trò một nhân vật. Tác giả viết về mình nh−ng không phải là một câu chuyện tự thuật mà đ−ợc kể một cách tự nhiên nh− những nhân vật khác. Điểm này, khiến tác phẩm tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam mang tính chất của những ký sự lịch sử. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam là một cách "viết sử" mới của các tác giả văn học trung đại. Chính vì vậy, thể loại này vẫn còn nặng tính chất của những ký sự lịch sử. Tác giả ch−a chú trọng đến việc miêu tả nội tâm nhân vật mà chỉ chú tâm đến việc cung cấp và miêu tả các sự kiện lịch sử, khiến cho ng−ời đọc có cảm giác bị ngợp trong biển sự kiện. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam có nhiều trang viết gây đ−ợc ấn t−ợng đối với ng−ời đọc, chính là những trang viết về những cuộc biến đổi sơn hà, những trận chiến chống giặc ngoại xâm. Đó thực sự là những mốc son chói lọi trong trang sử chiến tranh giữ n−ớc của nhân dân Việt Nam. 4. Không gian và thời gian nghệ thuật là một trong những đặc điểm đáng chú ý của nghệ thuật tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Trên bình diện thời gian, có hai cách thức thể hiện: Thời gian tuyến tính biên niên, xâu chuỗi sự kiện căn cứ trên trục dọc (kinh) và thời gian dồn nén, đồng hiện sự kiện theo trục ngang (vĩ). Trên bình diện không gian, có hai kiểu không gian: Không gian gắn với sự kiện lịch sử và không gian gắn với nhân vật lịch sử. Đây là một đặc điểm quan trọng của thể loại, nó thể hiện khả năng lựa chọn và nghệ thuật trình bày sự kiện và nhân vật lịch sử, phục vụ cho nội dung đề tài của tác phẩm. Sự thay đổi cách trình bày sự kiện và nhân vật trong không gian và thời gian theo t− duy tiểu thuyết là một b−ớc tr−ởng thành của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Khác hẳn lối ghi chép theo đ−ờng thẳng của khoa học lịch sử. 5. Kết cấu ch−ơng hồi đã làm nên một nét đặc tr−ng của nghệ thuật kể chuyện lịch sử của văn học Trung Quốc và Việt Nam. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng trên tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. Mức độ thành công ở từng tác phẩm cụ thể không giống nhau nh−ng tiểu thuyết ch−ơng hồi đã thể hiện đ−ợc vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ cấu thể loại của nền văn học trung đại. Đồng thời tạo tiền đề cho sự tiếp thu một loại hình tác phẩm mới có xuất xứ từ ph−ơng Tây. Tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán là sản phẩm mang tính nguyên hợp, một quy luật hỗn hợp là đặc tr−ng nổi bật của văn học trung đại. Đặc tr−ng này phản ánh hiện t−ợng khối l−ợng tri thức xã hội ch−a phong phú tới độ phải chia tách thành những chuyên ngành hẹp nh− ngày nay. Điều này gây nên sự lúng túng cho ng−ời tiếp nhận không quen nhìn nhận sự vật, hiện t−ợng trong tính nguyên hợp. Hiện t−ợng một tác phẩm đ−ợc quan sát dựa trên nhiều quan điểm không thống nhất, lại bỏ qua một đặc tr−ng cơ bản của thể loại đã tạo nên những tranh luận lâu nay. Tính hỗn dung thể loại là một đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam. Tính chất này biểu hiện khả năng dung chứa trong thể loại lớn nhiều thể loại nhỏ hơn. Nói một cách khác, nó thể hiện vai trò trung tâm (theo quan điểm lý luận hiện đại) của nền văn học, một thể loại có sức thu hút vào mình những thể loại nhỏ khác. Cùng với tính nguyên hợp, tính hỗn dung thể loại phản ánh tình trạng ch−a thoát khỏi sự chi phối của những thể loại văn học chức năng trong văn học nghệ thuật. 6. Dù chỉ tồn tại trong khoảng thời gian gần ba trăm năm nh−ng tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã chứng minh đ−ợc vai trò không thể thiếu trong tiến trình 29 phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Từ một nền văn học chỉ có sáng tác văn học dân gian và chủ yếu là những sáng tác văn vần, đến việc có tiểu thuyết ch−ơng hồi, một thể loại có đủ sức đảm đ−ơng những nhiệm vụ lớn lao của lịch sử, là một b−ớc tiến dài. V−ợt qua những thăng trầm, tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam đã và đang là nguồn t− liệu quý cho các nhà nghiên cứu lịch sử và văn học. Dù còn một vài giới hạn trên một số ph−ơng diện nh−ng tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam là minh chứng cho sự nhạy bén của tác giả văn học trung đại trong việc vay m−ợn hình thức thể loại của n−ớc ngoài. Ng−ời đời ít có cơ hội đọc chính sử, sở dĩ hiểu đ−ợc những nét khái quát của lịch sử là nhờ những tác phẩm dã sử, trong đó có tiểu thuyết ch−ơng hồi. Thể loại này trở thành niềm tự hào của những ng−ời quan tâm đến văn xuôi Việt Nam trung đại nói chung, tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán nói riêng. 7. Từ những kết quả đạt đ−ợc, chúng tôi cho rằng còn nhiều vấn đề liên quan đến tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán Việt Nam cần đ−ợc nghiên cứu một cách kỹ l−ỡng trên những h−ớng đi mới. Trong đó, có thể quan tâm nghiên cứu, so sánh tiểu thuyết ch−ơng hồi chữ Hán giữa các n−ớc trong khu vực nh− Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Triều Tiên (Hàn Quốc), Việt Nam - Nhật Bản và khảo sát tổng thể loại hình tiểu thuyết ch−ơng hồi khu vực Đông á. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự giao l−u văn học, văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng thì việc nghiên cứu mối quan hệ thể loại giữa các nền văn học là một h−ớng đi đúng đắn, là cách chúng ta nhìn nhận vị trí của nền văn học Việt Nam trên bản đồ văn học khu vực và thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_loai_tieu_thuyet_chuong_hoi_chu_han_viet_nam_9947.pdf
Luận văn liên quan