Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động – Trường hợp các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam

Tương tự như hầu hết các nghiên cứu. Nghiên cứu về “mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp: trường hợp doanh nghiệp ĐBSCL – VIệt Nam” cũng còn nhiều hạn chế. Đó là: Hạn chế thứ nhất – Mẫu nghiên cứu chỉ được thu thập ở ba tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang. Như vậy, kết quả của nghiên cứu chưa thể khái quát hóa để đại diện cho cả vùng và cho cả Việt Nam. Hạn chế thứ hai – Về số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu là 392 quan sát cũng chưa thể là nhều nên nếu có thể cần gia tăng thêm số lượng các quan sát nhằm giứp giảm những sai số trong khi kiểm định cũng như các sai số của mô hình nghiên cứu Hạn chế thứ ba – Về khái niệm lãnh đạo được tiếp cận theo hướng lãnh đạo chuyển đổi mà không nghiên theo hướng lãnh đạo giao dịch nên mức độ tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa thể hiện được và mối quan hệ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không có ý nghĩa. Nghiên cứu đã không tìm thấy được mối quan hệ này khi xét trong dài hạn với dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. 5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Dựa trên những hạn chế và thành tựu đã đạt được của nghiên cứu, nghiên cứu gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau:26 Một, nghiên cứu nên mở rộng lượng doanh nghiệp ở tất cả cá tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nâng cao việc ứng dụng của mô hình nghiên cứu mang tính đại diện cho cả vùng Hai, nghiên cứu có thể chuyển hướng tiếp cận với khái niệm lãnh đạo theo hướng giao dịch thay vì theo hướng chuyển đổi để tìm lại mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình. Ba, nghiên cứu có thể tiếp cận theo hướng phát triển bền vững để xem các tác động có giữ được chiều hướng tác động như mô hình đã nghiên cứu hay chuyển hướng tác động nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả nếu đi đúng hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với các bên liên quan.

pdf26 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động – Trường hợp các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c những hàm ý quản trị liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong công tác quản trị doanh nghiệp. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối tượng khảo sát đó là các nhà quản lý của doanh nghiệp bao gồm giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, hoặc đó là nhà quản lý, phụ trách về trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp, trưởng phòng nhân sự hoặc trưởng phòng marketing của doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là phương pháp được các nhà nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới kiến nghị là phù hợp nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về mối quan hệ này. 1.5. Kết cấu của nghiên cứu Nghiên cứu bao được sắp xếp theo kết cấu sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Trình bày tổng quan về nghiên cứu sẽ giới thiệu về bối cảnh cho nghiên cứu được thực hiện, từ đó nghiên cứu tìm được khe hổng nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu thông qua các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp cho các đối tượng nghiên cứu và đưa ra được ý nghĩa của nghiên cứu cũng như kết cấu của toàn nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Giới thiệu các khái niệm nghiên cứu và mô tả tổng quan về các khái niệm nghiên cứu là cơ sở lý thuyết nền tảng để thiết lập nghiên cứu. Từ việc hệ thống hóa các khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lợi ích kinh doanh, lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu tiếp tục phát thảo được mô hình nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp cùng các biến độc lập, biến quan sát, biến phụ thuộc, biến kiểm soát và các biến trung gian. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 6 Nghiên cứu xây dựng các thang đo cho nghiên cứu chính thức thông qua việc nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu định lượng được thực hiện khi thiết lập bảng câu hỏi cho nghiên cứu sơ bộ, rồi đến việc thu thập dữ liệu, để sau đó tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định được thang đo chính thức. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình Mô tả dữ liệu thu thập được của mẫu nghiên cứu bằng thống kê mô tả. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định Boostrap cũng như phân tích cấu trúc đa nhóm cho biến kiểm soát về quy mô doanh nghiệp. Chương 5: Kết luận, hàm ý và ý nghĩa của nghiên cứu Tổng hợp lại các khám phá mà nghiên cứu thực hiện được, từ đó nghiên cứu đưa ra các hàm ý cũng như đóng góp của nghiên cứu cho lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm trong nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong tiến trình nghiên cứu của cộng đồng khoa học có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung cũng như phạm vi về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mỗi nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới những góc độ và quan điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển khác nhau. Đầu tiên, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được H.R. Browen đưa ra đầu tiên vào năm 1953 trong quyển sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”. Sau ông, có nhiều tác giả cũng đã đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội như là Davis (1960) trong quyển “Luật thép của trách nhiệm”, Mc Guire (1963) trong quyển “Kinh doanh và xã hội”. Song, trong giai đoạn này khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhắc đến và định nghĩa thường là gắn với pháp luật và kinh tế. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếp tục được nhắc đến và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau sau đó. Theo Carroll (1979) “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và tình nguyện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Trong giai đoạn này Caroll đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội gắn với ba sự mong đợi của xã hội và định nghĩa này được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá có mức độ bao quát cao và sử dụng làm mô hình nghiên cứu. Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, năm 1991, ông đưa ra bốn loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo thành khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn chỉnh: đó là các khía cạnh kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện. Khái niệm của Caroll được ứng dụng khá rộng rãi trong một thời gian này, bên cạnh đó, Friedman (1970) lại đưa ra khái niệm trách nhiệm xã hội mà trọng tâm của nó vẫn còn được chấp nhận rộng rãi cho đến ngày hôm nay (Carter và các cộng sự, 2000; Chand, 2006; Frooman, 1997). Friedman nói rằng các nhà quản lý không chỉ có trách nhiệm đối với cổ đông, mà còn phải gia tăng sự giàu có cũng như những tài sản cho cổ đông của họ. Như vậy, ông tập trung vào khía cạnh rất khác biệt trong công tác quản lý, trong trách nhiệm quản lý, ông xem trách nhiệm quản lý và thậm chí là cả giám đốc điều hành cũng là những nhân viên của các chủ sở hữu- chính là bản thân họ và như vậy trách nhiệm duy nhất của họ (cũng chính là các chủ sở hữu) là làm càng nhiều càng tốt tạo ra càng nhiều giá trị càng tốt và phù hợp với các quy tắc cơ bản của xã hội. Năm1970, bài viết của Milton Friedman có viết rằng "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là để tăng lợi nhuận của nó" đây là một nhận định gây tranh cãi nhất lúc bấy giờ, trong thời điểm được công bố nó không phải là một báo cáo khoa học (công bố trên tạp chí New York Times). Theo ông, các nhà quản lý có trách nhiệm đạo đức để hành động luôn luôn trong dài hạn để chạy theo lợi ích tốt nhất của các cổ đông. Ông không cho rằng các doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động làm tăng phúc lợi xã hội; vì trên thực tế, ông lập luận rằng chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tự làm tăng phúc lợi xã hội. Điều này có nghĩa rằng các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tham gia vào các hoạt động mà các hoạt động này sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, theo quan điểm của Friedman động lực duy nhất của người quản lý cho doanh nghiệp tham gia vào các 8 hoạt động xã hội nghĩa là tăng phúc lợi của xã hội là phải luôn luôn tăng trong dài hạn trong sự giàu có của cổ đông. Sau khoảng thời gian đó, Freeman đã đưa ra khái niệm về trách nhiệm xã hội theo hướng tiếp cận khác, và đó là ý kiến hoàn toàn trái chiều với Friedman. Freeman (1991) lập luận rằng mang lại hiệu quả xã hội là cần thiết để đạt được việc kinh doanh hợp pháp. Freeman còn nhắc đến các bên liên quan – các nhà quản lý có trách nhiệm ủy thác cho tất cả các bên liên quan – không chỉ là các cổ đông mà tất cả các bên liên quan, cụ thể đó là khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, công đồng và ngay cả xã hội. Freeman còn đưa ra cả mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đề nghị mối quan hệ này là có thực và tính tích cực khi được thể hiện trong dài hạn. Như vậy, khái niệm về trách nhiệm xã hội của Freeman dường như phù hợp nhất khi nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả hoạt động. Bởi vì khái niệm này đề cập việc tương tác trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan. Việc doanh nghiệp tương tác các hoạt động của mình với các hoạt động của các bên liên quan nhằm tạo nên hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp cũng như các đối tác là quan trọng nhất. 2.1.2. Khái niệm lợi ích kinh doanh Theo Harrison và Freeman (1999); Hillman và Keim (2001); Brammer và cộng sự (2007); Maignan và Ferrell (2001) lưu ý rằng có rất nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động nhưng ít nghiên cứu hơn đã đề cập đến tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến các nhóm liên quan khác nhau dẫn đến lợi ích kinh doanh đối với các nhóm liên quan đáp trả lại cho doanh nghiệp của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Weber (2008), đã minh họa sơ đồ tổng thể cho phép các nhà quản lý đánh giá các trường hợp thực hiện hành động trách nhiệm xã hội ảnh hưởng như thế nào đến giá trị lợi ích kinh doanh của công ty mình. Với cách tiếp cận này có thể tăng cường hiệu quả cho sự tham gia thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hỗ trợ cho việc ra quyết định hợp lý trong lĩnh vực này. Song, nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã sử dụng các chỉ tiêu lợi ích kinh doanh để nghiên cứu trong những nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên quan. Tổng kết các kết quả nghiên cứu đã đánh giá ở phần trên, các khái niệm liên quan đến lợi ích kinh doanh (phi tài chính) được trình bày như sau (1) Danh tiếng của doanh nghiệp Deephouse (2000) định nghĩa danh tiếng là sự đánh giá về một doanh nghiệp của các bên liên quan theo sự ảnh hưởng, sự quí trọng và kiến thức của họ. Danh tiếng là một nguồn lực dẫn đến lợi thế cạnh tranh, làm tín hiệu cho các bên liên quan về sự hấp dẫn của doanh nghiệp, từ đó họ có thể sẵn sàng ký hợp đồng với doanh nghiệp. (2) Thu hút, giữ chân khách hàng Khách hàng hay người tiêu dùng đại diện cho một trong những nhóm quan trọng nhất của các bên liên quan (Rugimbana và cộng sự, 2008). Sự thu hút khách hàng và lòng trung thành của họ là nền tảng cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Pivato và cộng sự (2008) nhận thấy người tiêu dùng có nhận thức về một doanh nghiệp có liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tin tưởng cao hơn 9 đối với doanh nghiệp đó và các sản phẩm của nó. Điều này dẫn đến doanh thu và lòng trung thành của khách hàng tăng lên (Sweeney, 2009). (3) Thu hút, giữ chân nhân viên Quan điểm doanh nghiệp dựa vào nguồn nhân lực cho thấy rằng lợi thế cạnh tranh bền vững được dựa trên sự tích lũy, thu hút và duy trì các nguồn nhân lực khó thay thế và khó bắt chước (Prahalad và Hamel, 1990), nhân viên được xem như một tài sản thiết yếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Backhaus và cộng sự (2002) chứng minh rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làm tăng tính hấp dẫn của một doanh nghiệp với các nhân viên tiềm năng, các lĩnh vực có ảnh hưởng nhất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các vấn đề môi trường, quan hệ cộng đồng và chính sách đa dạng. Koh và Boo (2001) đã báo cáo một mối quan hệ tích cực giữa đạo đức tổ chức và sự hài lòng của nhân viên. Hơn nữa, những nhân viên gắn bó chặt chẽ với tổ chức thể hiện thái độ ủng hộ tích cực đối với tổ chức và có động lực làm việc nhiều hơn và ở lại lâu hơn với tổ chức. (4) Tiếp cận vốn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là một yếu tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế. Bởi khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với xã hội, nhà đầu tư hay chủ nợ cũng có các lợi ích liên quan, hơn nữa danh tiếng của doanh nghiệp cũng được tạo dựng trong cộng đồng, do đó gây được thiện cảm và lòng tin ở các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, giúp việc tiếp cận vốn từ các đối tượng này sẽ dễ dàng hơn. Waddock và Graves (1997) cũng cho rằng các nhà đầu tư nghiêng về phía doanh nghiệp có hiệu quả xã hội cao hơn. Tài chính dài hạn (nợ và vốn chủ sở hữu) cung cấp cho các doanh nghiệp các quỹ cần thiết để hoạt động và phát triển. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn quan trọng đối với tất cả các tổ chức và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tổ chức (Sweeney, 2009). 2.1.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Carroll (1991) lập luận rằng những lợi ích của CSR có thể rất sâu sắc trong nhiều mối quan hệ tổ chức khác nhau, không chỉ đơn giản khi nghĩ rằng có thể tách ra một hoặc cô lập một phần các mối quan hệ đối với hiệu quả hoạt động. Theo Neville và cộng sự (2005) các kết quả hỗn hợp có thể là kết quả của việc không đầy đủ đặc điểm của mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả hoạt động. Peterson (2004) và Carroll (2000) cho rằng việc chuyển từ đo lường sự tương quan giữa một thước đo về CSR và một thước đo về hiệu quả hoạt động và một cách suy nghĩ hiệu quả hơn khi xem xét tác động của CSR lên các bên liên quan cá nhân. Fombrun và cộng sự (2000) lập luận rằng một tương quan đơn giản giữa CSR và hiệu quả hoạt động là không thể vì CSR chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua các tuyến trung gian. Bao gồm lợi ích kinh doanh như nâng cao danh tiếng; tăng doanh thu và lòng trung thành của khách hàng; tăng khả năng thu hút lao động. Neville và cộng sự (2005) xác định danh tiếng là một biến trung gian giữa CSR và hiệu quả hoạt động. Như vậy, mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả hoạt động là một mối quan hệ phức hợp với các bên liên quan. - Hệ số lợi nhuận ròng (ROS) Hệ số này phản ánh khoản lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu của nó. Nó thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. ROS = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu 10 - Hệ số suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Hệ số này phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nó thể hiện 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng giá trị tài sản - Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm. ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu 2.1.4. Khái niệm lãnh đạo Việc lãnh đạo giỏi là cần thiết trong các hoạt động CSR, nghiên cứu của Belkaoui và Karpik (1988) cho rằng kỹ năng lãnh đạo phải vô cùng vượt trội thì mới tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp. Theo như Alexander và Buchholz (1978) lập luận rằng kết quả của việc thực hiện CSR sẽ cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan chính mà từ đây dẫn đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, quan hệ nhân viên và quan hệ cộng đồng mà tất cả đều dẫn đến tiềm năng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership) Burn (1978) cho rằng lãnh đạo chuyển đổi là người làm rõ tầm nhìn của tương lai và chia sẽ với nhân viên, kích thích trí tuệ nhân viên và quan tâm đến sự khác biệt cá nhân giữa các nhân viên. Lãnh đạo chuyển đổi giải thích sự kết nối duy nhất giữa người lãnh đạo và nhân viên cho những hiệu quả và thành tích cao trong nhóm, đơn vị và tổ chức. Lãnh đạo chuyển đổi vượt xa những nổ lực của các nhà lãnh đạo tìm cách đáp ứng nhu cầu hiện tại của nhân viên thông qua các giao dịch và trao đổi giải thưởng. Ngược lại, lãnh đạo chuyển đổi khơi dậy nhận thức cao và lợi ích trong nhóm hoặc tổ chức, gia tăng sự tự tin và chuyển dần nhân viên từ việc chỉ quan tâm đến sự tồn tại của cá nhân sang quan tâm đến mục tiêu và lợi ích chung của tổ chức. Lãnh đạo giao dịch (Transactional leadership) Humphries (2001) cho rằng ngày nay lãnh đạo giao dịch là phong cách lãnh đạo thường được thể hiện nhất trong kinh doanh và đặc trưng bởi một hệ thống khen thưởng cho những nhân viên đạt được mục tiêu của tổ chức. Phong cách giao dịch của lãnh đạo liên quan đến sự trao đổi giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên mà ở đó cả hai bên đều nhận được một cái gì đó có giá trị. Thông thường nhân viên nhận được phần thưởng tài chính còn người lãnh đạo thì đạt được những mục tiêu đề ra. Lãnh đạo giao dịch tạo sự ảnh hưởng đối với cấp dưới bằng cách thiết lập các mục tiêu, làm rõ kết quả mong muốn, cung cấp thông tin phản hồi và trao đổi những phần thưởng cho các thành tích (Dvir và cộng sự, 2002). Nhà lãnh đạo giao dịch không cá nhân hóa nhu cầu của cấp dưới hoặc tập trung vào sự phát triển cá nhân của họ. Nhà lãnh đạo giao dịch trao đổi các giá trị với cấp dưới để nâng cao hiệu quả của cả cấp dưới và chính mình (Northouse, 2004). 2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được nhiều nghiên cứu đề cập đến cũng như thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp Việt 11 Nam và thế giới. Khi đề cập đến trách nhiệm xã hội thì đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế (Matten & Moon (2004). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn được đề cập đến như là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của doanh nghiệp trong tình hình kinh doanh hiện nay (Quinn, Mintzberg, & James, 1987). Và mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tồn tại (Arlow & Gannon, 1982; Ullmann,1985) Nghiên cứu Harrison và Freeman (1999); Hart và Ahuja (1996), Mackey và cộng sự (2007) đã cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối liên hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở từng nghiên cứu cho thấy sự tác động khác nhau. Nghiên cứu (Aragon-Correa và cộng sự (2008)) cho thấy có mối quan hệ dương, nghiên cứu Gilley và cộng sự (2000), Thornton và cộng sự (2003) cho thấy không có mối quan hệ. Ngoài ra từng thị trường, từng quốc gia mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Theo nghiên cứu của Marc Orlitzky và cộng sự (2003) cho thấy có mối tương quan giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với nghiên cứu này Orlitzky đã phân tích các nghiên cứu trước đó đã nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho thấy rằng nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được dựa trên các chỉ tiêu đánh về mặt kế toán đó là các tỷ số: ROA, ROE, ROS, trong khi tính chặt chẽ của nghiên cứu ít hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu thị trường hoặc các chỉ tiêu đánh giá danh tiếng của doanh nghiệp. Theo Wood & Jones (1995), các công ty có quy mô lớn thường chi nhiều ngân sách cho các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội hơn các công ty có quy mô nhỏ hơn Từ những lập luận trên, nghiên cứu xây dựng được mô hình sau đây: Giả thuyết nghiên cứu: Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 12 Như vậy, qua việc phân tích và tổng hợp toàn bộ cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, phân tích các mối liên hệ của các khái niệm và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu tổng hợp được các giải thuyết sau đây: H1: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động dương đến lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp. H2: Lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H3:Lãnh đạo tác động cùng chiều đến việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp. H4: Lãnh đạo tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H5: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. H6: Lãnh đạo tác động dương đến lợi ích kinh doanh. H7: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi phân chia theo quy mô của doanh nghiệp. 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về quy trình nghiên cứu Bước 1: Thiết lập mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ Trong bước nghiên cứu sơ bộ cần thực hiện những hoạt động sau: (1) Điều tra sơ bộ, (2) Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, (3) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) Thiết lập Bảng câu hỏi chính thức. Bước 3: Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi chính thức sau khi đã thực hiện ở bước 2, nghiên cứu được điều tra các doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể là ba tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang với số lượng doanh nghiệp là 392. Như vậy, các khái niệm nghiên cứu được đánh giá dựa trên cở mẫu là 392 quan sát. Hai nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu chính thức này: (1) phân tích nhân tố khẳng định (CFA- confirmatory factor analysis) và (2) mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling). Phân tích CFA được thực hiện với mục đích kiểm định sự phù hợp của thang đo: độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và phân biệt. Khi phân tích CFA đạt kết quả tốt, bước tiếp theo là kiểm định những giả thuyết được đề nghị trong mô hình lý thuyết bằng SEM. 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ Bảng câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên các biến định lượng theo thang đo Liker với thang đo là 5 mức độ, thang đo được đo lường trong dài hạn nghĩa là các biến này được đo lường bằng thang đo định lượng chỉ ra sự gia tăng của các tỷ số này trong thời gian 5 năm trở lại đây của doanh nghiệp. 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Về phương pháp lấy mẫu nghiên cứu được thu thập cho nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn định tính Với phần dữ liệu sơ cấp: cuộc khảo sát theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp này cho phép thu được chiều sâu hơn kiến thức và số liệu sơ cấp cũng được khảo sát thông qua bảng câu hỏi định lượng bằng cách phỏng vấn nhà quản trị của doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, quản trị hành chánh nhân sự. Cụ thể nghiên cứu phỏng vấn các doanh nghiệp tại vùng ĐBSCL. 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây để xử lý số liệu định lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như sau: 14 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá - EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationship). Phân tích nhân tố khẳng định CFA : Phương pháp CFA trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính có nhiều ưu điểm. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cũng có lợi thế hơn những phƣơng pháp truyên thống khác nhƣ hồi quy, probit, vì nó có thể tính được sai số đo lường và đồng thời bản chất của nó là chạy cùng lúc nhiều phương trình hồi quy. Kiểm định Bootstrap – kiểm định độ tin cậy mô hình SEM: Sau khi hoàn thành việc ước lượng mô hình nghiên cứu thì vấn đề đánh giá lại độ tin cậy của ước lượng đó là một công việc hết sức cần thiết. 3.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo: Dưới ngay sau đây sẽ là kết quả đánh giá độ tin vậy của thang đo của từng khái niệm trong mô hình nghiên cứu và được diễn giải cụ thể như sau: Đầu tiên là kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường: thang đo môi trường bao gồm sau biến quan sát. Bước đầu phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.841 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho thang đo môi trường. Biến quan sát CSRMT6 bị loại. Sau khi loại biến CSRMT6 và tính toán lại độ tin cậy của thang đo, ta được α = (cao hơn trước khi loại biến CSRMT6 và tương quan biến tổng của tất cả các biến của thang đo này biến thiên từ 0.785 đến 0.840 và đều lớn hơn 0.3. Tóm lại, thang đo môi trường đã đạt được độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân viên, thang đo Nhân viên có hệ số α = 0.849, trong đo thang đo Nhân viên chỉ có bốn biến quan sát CSRNV1, CSRNV2, CSRNV3 và CSRNV5 tương ứng với tương quan biến tổng đạt từ 0.650 đến 0. 737 đều lớn 0.3. Tóm lại, thang đo Nhân viên đạt được độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Khách hàng. Thang đo khách hàng được cấu thành bởi năm biến quan sát CSRKH1, CSRKH2, CSRKH3, CSRKH4 và CSRKH5 tương ứng với hệ số tương quan biến tổng đạt từ 0.441 đến 0.777 đều lớn hơn 0.3 và α = 0.895, tuy nhiên khi nhìn cột hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến thì hệ số α = 0.897 nếu loại biến CSRKH4 “Nâng cao khả năng tiếp cận vủa khách hàng với sản phẩm dịch vụ (người tàn tất, vùng sâu cùng xa” vì trong thực tiễn phỏng vấn doanh nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa hiểu rõ ràng về ý nghĩa và còn xa lạ với biến quan sát này. Sau khi loại biến CSRKH4 khỏi thang đo thì hệ số tăng cao hơn so với khi chưa loại biến. Bên cạnh đó các hệ số tương quan biến tổng của các biến còn lại trong khái niệm đạt giá trị từ 0.720 đến 0.800 đều lớn hơn 0.3. Tóm lại thang đo Khách hàng đạt độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhà cung ứng với ba biến quan sat cụ thể đó là CSRNCC1, CSRNCC2 và CSRNCC3. Hệ số tương quan biến tổng của ba biến này cụ thể là 0.778, 0.845 và 0.757 đều lớn hơn 0.3. Đồng thời hệ số α = 0.895 đạt lớn nhất. Do đó, thang đo Nhà cung ứng được giữ nguyên các biến quan sát. 15 Tiếp tục với việc kiểm định độ tin cậy của thang đo, các hệ số cần thiết của việc kiểm định độ tin cậy cho thang đo Cộng đồng. Cụ thể hệ số α = 0.817 đạt lớn nhất cho thang đo, hệ số tương quan biến tổng của từng biến CSRNCD1, CSRNCD2, CSRNCD3 và CSRNCD4 đạt từ 0.585 đến 0.695 đều lớn hơn 0.3. Tóm lại, thang đo Cộng đồng đạt độ tin vậy cần thiết. Thang đo Lãnh đạo được cấu thành từ bảy biến quan sát. Kết quả phần tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.950 , đảm bảo độ tin cậy cần thiết và đạt hệ số cao nhất. Tương quan biến tổng của từng biến quan sát đạt hệ số cao, biến thiên từ 0.744 đến 0.861 đều lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo Lãnh đạo đạt độ tin cậy cần thiết. Kiểm định dộ tin cậy của thang đo Lợi ích Nhân viên – được cấu thành bởi bốn biến quan sát BBNV1, BBNV2, BBNV3, BBNV4; tương ứng hệ số α = 0.893 đạt lớn nhất, đồng thời tương quan biến tổng của các biến biến thiên từ 0.696 đến 0.862 đều lớn hơn 0.3, các biến đều được giữ nguyên. Do đó, thang đo Lợi ích Nhân viên đạt độ tin cậy cần thiết. Tiếp tục với việc kiểm định thang đo Lợi ích Khách hàng, hệ số α = 0.855 của thang đo này cũng đạt lớn nhất, ba biến cấu thành tương quan biến tổng của thang đo đều đạt từ 0.682 trở lên lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo Lợi ích Khách hàng đạt độ tin cậy cần thiết với cấu thành từ ba biến quan sát được giữ lại. Thang đo Lợi ích danh tiếng được hình thành từ ba biến quan sát BBDT1, BBDT2, BBDT3 và kiểm định độ tin cậy của thang đo này thông qua hệ số α = 0.845 với tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt từ 0.672 đến 0.758. Thang đo giữ lại các biến như ban đâu và đạt độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo tiếp cần vốn với hệ số α = 0.856 với hai biến quan sát đạt tương quan biến tổng là 0.739. Thang đo Lợi ích Tiếp cận vốn đạt độ tin cậy cần thiết. Khái niệm Hiệu quả hoạt động cũng đạt độ tin cậy cần thiết với hệ số α = 0.862 với tương quan biến tổng cho ba biến quan sát đều đạt hệ số lớn hơn 0.3. Trên đây là phần kiểm định độ tin cậy của tất cả các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu, cụ thể các thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết. 16 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1.Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho nghiên cứu chính thức: Dưới ngay sau đây sẽ là kết quả đánh giá độ tin vậy của thang đo của từng khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Thang đo môi trường bao gồm bốn biến quan sát. Phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.913 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho thang đo môi trường. Tóm lại, thang đo môi trường đã đạt được độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân viên, Thang đo nhân viên được cấu thành bởi bốn biến quan sát, kết quả kiểm định cho thấy hệ số α = 0.867, và các hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo Nhân viên có hệ số α = 0.867 , trong đo thang đo Nhân viên chỉ có bốn biến quan sát CSRNV1, CSRNV2, CSRNV3 tương ứng với tương quan biến tổng đạt từ 0.736 đến 0.766 đều lớn > 0.3. Tóm lại, thang đo Nhân viên đạt được độ tin cậy cần thiết. Các hệ số khi kiểm định độ tin cậy của thang đo Khách hàng. Thang đo Khách hàng được cấu thành bởi bốn biến quan sát CSRKH1, CSRKH3 và CSRKH5 tương ứng với hệ số tương quan biến tổng đạt từ 0.668 đến 0.762 đều lớn hơn 0.3 và α = 0.847. Tóm lại thang đo Khách hàng đạt độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhà cung ứng với ba biến quan sat cụ thể đó là CSRNCC1, CSRNCC2 và CSRNCC3. Hệ số tương quan biến tổng của ba biến này cụ thể là 0.798, 0.785 và 0.847 đều lớn hơn 0.3. Đồng thời hệ số α = 0.904, do đó, thang đo Nhà cung ứng đạt được độ tin cậy cần thiết. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cộng đồng có hệ số α = 847 đạt lớn nhất cho thang đo, hệ số tương quan biến tổng của từng biến CSRNCD2, CSRNCD3 và CSRNCD4 đạt từ 0.702 đều lớn hơn 0.3. Tóm lại, thang đo Cộng đồng đạt độ tin vậy cần thiết. Thang đo Lãnh đạo được cấu thành từ bảy biến quan sát. Kết quả phần tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.955 , đảm bảo độ tin cậy cần thiết và đạt hệ số cao nhất. Tương quan biến tổng của từng biến quan sát đạt hệ số cao, biến thiên từ 0.781 đều lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo Lãnh đạo đạt độ tin cậy cần thiết. Kiểm định dộ tin cậy của thang đo Lợi ích Nhân viên – được cấu thành bởi bốn biến quan sát BBNV1, BBNV2, BBNV3, BBNV4; tương ứng hệ số α = 0.902 đạt lớn nhất, đồng thời tương quan biến tổng của các biến biến thiên từ 0.796 đều lớn hơn 0.3, các biến đều được giữ nguyên. Do đó, thang đo Lợi ích Nhân viên đạt độ tin cậy cần thiết. Tiếp tục với việc kiểm định thang đo Lợi ích Khách hàng, hệ số α = 0.909 của thang đo này cũng đạt lớn nhất, ba biến cấu thành tương quan biến tổng của thang đo đều đạt từ 0.627 trở lên lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo Lợi ích Khách hàng đạt độ tin cậy cần thiết với cấu thành từ ba biến quan sát được giữ lại. Kiểm định độ tin cậy của thang đo tiếp cần vốn với hệ số α = 0.881 với hai biến quan sát đạt tương quan biến tổng là 0.787 thang đo lợi ích Tiếp cận vốn đạt độ tin cậy cần thiết. 17 Khái niệm hiệu quả hoạt động cũng đạt độ tin cậy cần thiết với hệ số α = 0.946 với tương quan biến tổng cho ba biến quan sát đều đạt hệ số lớn hơn 0.3. Trên đây là phần kiểm định độ tin cậy của tất cả các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu, cụ thể các thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết. Hầu hết các thang đo đều đạt được độ tin cậy cho nghiên cứu chính thức. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho nghiên cứu chính thức (1) EFA cho thang đo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tất cả các thông số của việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Kiểm định KMO và Bartlett's cho các nhân tố của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cho thấy KMO = 0.922 và Sig. = .000, đạt được mức ý nghĩa cao, thang đo giải thích tốt khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được cấu thành bởi các thang đo Khách hàng, Môi trường, Nhân viên, Nhà cung ứng và Cộng đồng. Điều này được chứng tỏ khá rõ ràng khi các hệ số tải nhân tố của các thang đo biến thiên trong khoảng từ 0.773 đến 0.944 đều lớn hơn 0.4 và mức chênh lệch trong hệ số tải nhân tố khi các biến đó được nhóm vào những nhóm khác nhau đều lớn hơn 0.3, và điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ năm với eigenvalue = 1.082 > 1, đạt yêu cầu. (2) EFA cho thang đo Lãnh đạo Kiểm định KMO và Bartlett’s với khái niệm Lãnh đạo, thể hiện KMO = 0.924 và Sig. = .000, thể hiện mức ý nghĩa rất cao cho việc thực hiện EFA. (3) EFA cho thang đo Lợi ích kinh doanh Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo Lợi ích kinh doanh trong đó có ba nhóm nhân tố được rút trích và đạt được các trọng số nhân tố phù hợp. Kiểm định KMO và Bartlett’s khái niệm lợi ích kinh doanh cho thấy hệ số KMO = 0.871 và Sig. = .000, điều này kết luận rằng việc thực hiện phân tích EFA là phù hợp. Các trọng số nhân tố cũng như hệ số Eigenvalua và phương sai trích của nhóm nhân tố; có ba nhóm nhân tố được rút trích, cụ thể đó là nhóm Lợi ích nhân viên, Lợi ích khách hàng và Lợi ích tiếp cận vốn. Nhóm nhân tố này được rút trích giống thang đo ban đầu của lý thuyết về lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể trọng số nhân tố biến thiên trong khoảng 0.732 đến 0.956, phương sai trích đạt trên 86% > 50%. Tức là, phần chung của các thang đo đóng góp vào khái niệm chất lượng mối quan hệ lớn hơn phần riêng và sai số. Điều này chứng tỏ các thang đo này giải thích tốt khái niệm nghiên cứu lợi ích kinh doanh. Tóm lại, thang đo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp chấp nhận được với ba nhóm nhân tố theo mô hình lý thuyết đã nêu ở chương 2. (4) EFA cho thang đo Hiệu quả hoạt động Phân tích nhân tố khám phá cuối cùng cho khái niệm Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được kiểm định KMO và Bartlett’s. Các hệ số Eigenvalue = 2.710 > 1 và phương sai trích là trên 90% > 50%, điều này chứng tỏ rằng phần chung của thang đo đóng góp vào khái niệm kết quả của các thang đo cho khái niệm hiệu quả hoạt động lớn hơn phần riêng và sai số. Các hệ số nhân tố cũng biến 18 thiên trong khoảng lớn hơn 0.939, tất cả đều lớn hơn 0.3. Như vậy, giá trị các thang đo này là chấp nhận được. 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (1) Kết quả CFA tác nhân trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vì khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể đo lường được mà chỉ có thể đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của các bên liên quan. Song trong nghiên cứu sơ bộ thang đo cho biến tiềm ẩn của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đo lường bởi năm biến quan sát. Như phần phân tích EFA nghiên cứu đã giư lại tất cả các biến quan sát của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đến phần phân tích nhân tố khẳng định CFA sẽ kiểm định lại xem các thang đo này có phù hợp với số liệu thị trường nghiên cứu. Kết quả CFA của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện ngay dưới đây: Hình 4 1. Kết quả CFA chuẩn hóa của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Mô hình CFA đã chuẩn hóa của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã chuẩn hóa cho thấy các thông số sau: mô hình có 94 bậc tự do, Chi-square = 233.336 với P = .000, CMIN/df = 2.482 < 3. Chỉ tiêu GFI = .927; TLI = .961 ; CFI = .970 đều lớn hơn 0.9 và hệ số RSMEA = 0.062 < 0.8 thể hiện thang đo đạt được giá trị hội tụ (Gerbring & Anderson, 1988). Các giá trị P-value đều <0.05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm < 1 ở độ tin cậy 95%. Như vậy, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Tất cả các thang đo này đều có hệ số tin cậy tổng hợp lớn hơn 0.8 và các biến trong mỗi thang đo đều phương sau trích lớn hơn 0.6. Thang đo trách nhiệm xã hội đạt độ tin cậy cần thiết. 19 Như vậy, khái niêm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm năm thành phần, đó là trách nhiệm với khách hàng, nhân viên, cộng đồng, nhà cung ứng và môi trường. (2) Kết quả CFA các thang đo Lợi ích kinh doanh Kết quả kiểm định CFA đã chuẩn hóa của khái niệm lợi ích kinh doanh với số bậc tự do là 13 và P = .007, các hệ số Chi – square/df = 2.229 >3. Bên cạnh đó, các hệ số GIF, TLI, CFI lần lượt là 0.982, 0.955, 0.994 đều lớn hơn 0.9, như vậy các hệ số này đều đạt yêu cầu; hệ số RMSEA = 0.56 < 0.8, có thể kết luận khái niêm đạt giá trị hội tụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các thang đo đạt được độ tin cậy tổng hợp từ .881 đến .909 > 0.8, phương sai trích từ .753 đến .774 > 0.5. Vì vậy, khái niệm lợi ích kinh doanh đạt được độ tin cậy. Giá trị phân biệt của các khái niệm lợi ích kinh doanh thể hiện như sau: Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) của mối tương quan giữa khái niệm đều có P-value rất nhỏ và nhỏ hơn 0.05, nên ở độ tin cậy 95% các cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt. Vậy những cặp khái niệm trong phân tích CFA của khái niệm lợi ích kinh doanh đều đạt được giá trị phân biệt. (3) Kết quả CFA các thang đo Lãnh đạo Kết quả kiểm định CFA cho thấy mô hình thang đo có bậc tự do là 12, Chi-square = 31.758 (p = .002), CMIN/df = 2.647 0.9, RSMEA = 0.65<0.08. Kết quả này cho thấy thang đo lãnh đạo phù hợp với dữ liệu thị trường. Bên cạnh đó, trọng số chuẩn hóa của các biến biến thiên từ 0.735 đến 0.813 đều lớn hơn 0.5. Do đó thang đo đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach Alpha đạt 0.929 lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt từ 0.735 đến 0.813 và đều lớn hơn 0.3. Độ tin cậy của thang đo:kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tổng hợp > 0.8, phương sai trích > 0.5. Vì vậy, khái niệm lãnh đạo đạt được độ tin cậy. Như vậy thang đo đạt giá trị hội tụ và giá trị tin cậy trong tập biến quan sát của thang đo. Tóm lại, với thang đo lãnh đạo, kết quả kiểm định độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo đều đạt yêu cầu với dữ liệu thị trường nghiên cứu. (4) Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn Kết quả CFA của mô hình đo lường tới hạn được thể hiện trong hình 4.4 với kết quả như sau: số bậc tự do là 513 bậc, mô hình có Chi-square = 1237.071 (p = .000), CMIN/df = 2.411 <3. Các chỉ số: TLI, CFI lần lượt là: 0.932 và 0.938 đều > 0.9; và RSMEA = 0.060 < 0.08. Kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. 20 Hình 4.4. Kết quả CFA chuẩn hóa của cả mô hình Hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) của mối tương quan giữa khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khái niệm lãnh đạo cho giá trị p = 0.847 > 0.05, nên hệ số tương quan của cặp khái niệm này không khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, vậy cặp khái niệm này không đạt được giá trị phân biệt. Xét những mối quan hệ khác trong mô hình, cũng trong bảng này, giá trị p của các mối quan hệ còn lại biến thiên từ 0.000 đến 0.026 đều nhỏ hơn 0.05 nên hệ số tương quan của các cặp khái niệm này khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%, vậy những cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt. Tóm lại, qua kết quả CFA mô hình đo lường mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh, lãnh đạo và hiệu quả hoạt động đều phù hợp dữ liệu thị trường, đạt tính đơn hướng, đảm bảo giá trị hội tụ, đảm bảo độ tin cậy và giá trị phân biệt. 4.3.1. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình hoá cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả mô hình SEM được thể hiện sau: 21 Hình 4.6. Kết quả mô hình SEM (chuẩn hóa) Mô hình 4.6 cho thấy kết quả kiểm định mô hình lý thuyết có 514 bậc tự do, chi-square = 1237.108 (p = .000), CMIN/df = 2.407 < 3. Các chỉ số: TLI = 0.932, CFI = 0.938 đều lớn hơn 0.9 và RMSEA = 0.060 < 0.08. Khẳng định mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. 4.3.2. Kiểm định các giả thuyết: Hình 4.7 Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu đã chuẩn hóa Kết quả mối quan hệ nhân quả cho thấy các tác động của các tác nhân trong mô hình nghiên cứu như sau: 22 Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xem xét mối quan hệ tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một mối quan hệ dương với trọng số chuẩn hóa là 0.350, bên canh mối quan hệ gián tiếp đến lợi ích kinh doanh và sau đó lợi ích kinh doanh tác động đến hiệu quả hoạt động là tác động mạnh nhất đạt trọng số đã chuẩn hóa 0.476 Bảng 4.24 Hệ số hồi quy của mô hình lý thuyết Giả thuyết Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. P Mô hình SEM H1 Lợi ích kinh doanh <--- Trách nhiệm xã hội .238 .056 4.377 *** H6 Lợi ích kinh doanh <--- Lãnh đạo .467 .042 8.738 *** H5 Hiệu quả họat động <--- Trách nhiệm xã hội .350 .069 6.649 *** H2 Hiệu quả họat động <--- Lợi ích kinh doanh .476 .079 7.634 *** H4 Hiệu quả họat động <--- Lãnh đạo -.100 .051 -1.934 .053 Nguốn: Kết quả xử lý số liệu 2014 23 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 5.1. Đóng góp về mô hình lý thuyết Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xây dựng như lý thuyết của Carroll (Carroll, 1979) đó là sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và tình nguyện; kết hợp với các bên liên quan theo lý thuyết của Freeman (Freeman,1991), cụ thể đó là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng và với cộng đồng. Như vậy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đo lường bởi việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan và các đối tượng này sau nghiên cứu có những thay đổi không lớn so với lý thuyết, cụ thể như sau: Nhìn chung, các khái niệm nghiên cứu một số có sự thay đổi so với thang đo lý thuyết, song sự thay đổi là không nhiều. Hầu hết các thang đo đều được giữ nguyên so với lý thuyết khi kiểm định với dữ liệu thị trường. Nghiên cứu cung cấp thêm thông tin cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đúng vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan đã gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách trực tiếp cũng như gia tăng lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp một cách gián tiếp sau đó tiếp tục trực tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 5.2. Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu cũng đã đưa ra được các kết luận có đã phản ánh thực tiễn tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như sau: Đầu tiên, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mối quan hệ này là tích cực, đồng thời có sự khác biệt về mối quan hệ này được kiểm soát bởi quy mô doanh nghiệp, kết luận này có nghĩa rằng giữa doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có mối quan hệ khác nhau với doanh nghiệp vừa và lớn. Thứ hai, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động phải nghiên cứu trong dài hạn mới có thể thấy được mối quan hệ tích cực, nếu nghiên cứu trong ngắn hạn có thể sẽ thấy mối quan hệ này là tiêu cực, song không thể kết luận thực hiện nhiều trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động, đây không nhất thiết là mối quan hệ nhân quả mà đó là mối quan hệ bổ sung. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, lãnh đạo theo các nghiên cứu và theo tác giả khi nghiên cứu với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa có ý nghĩa khi sử dụng lãnh đạo giao dịch. Thứ tư, lợi ích kinh doanh bao gồm sự trung thành của khách hàng, của nhân viên, danh tiếng và khả năng tiếp cận vốn và những nhân tố có quan hệ tích cực và mạnh khi doanh nghiệp thực 24 hiện trách nhiệm xã hội và lợi ích kinh doanh cũng có tác động tích cực và mạnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ dương với lợi ích kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãnh đạo có mối quan hệ dương với lợi ích kinh doanh và ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 5.3. Hàm ý của nghiên cứu Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm kiểm định được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Clarkson, 1995; Donaldson và Preston, 1995); Mitchell và cộng sự, 1996), hiệu quả được đo lường bằng nhóm hiệu quả tài chính – chỉ tiêu đo lường bằng hiệu quả thật sự của doanh nghiệp. Song, theo nghiên cứu của việc thực hiện trách nhiệm xã hôi được đo lường hiệu quả là thông qua việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên liên quan. Khi sử dụng lý thuyết các bên liên quan như lý thuyết nền của nghiên cứu đã kết luận được rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ tác động dương đến lợi ích kinh doanh, và từ lợi ích kinh doanh này sẽ tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Clarkson,1995), Cornell và Shapiro, 1987; Donaldson và Preston, 1995; Freeman, 1984; Mitchell và cộng sự, 1996). Một điểm nữa mà nghiên cứu đã thực hiện, đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội lại phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo, lãnh đạo chính là động lực để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, và nghiên cứu cũng đã kỳ vọng việc lãnh đạo sẽ giúp gia tăng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để từ đó sẽ tác động đến lợi ích của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Không như những nghiên cứu trong ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình sẽ là cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm, nghĩa là mối quan hệ ngược chiều khi nghiên cứu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ này là dương. Nghiên cứu mong muốn minh chứng được mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các bên liên quan như cộng đồng, môi trường, khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng và môi trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghĩa là mối quan hệ này là dương - để doanh nghiệp ngày càng tự nguyện gia tăng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong dài hạn để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. 5.4. Đóng góp mới của nghiên cứu Nghiên cứu đã tìm được các điểm mới sau đây sau cả quá trình từ việc thực hiện lược khảo tài liệu, thực hiện nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng đến thực hiện kiểm định mô hình lý thuyết: - Thứ nhất: Có mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phu hợp với các nghiên cứu của Cornell và Shapiro (1987), Donaldson và 25 Preston (1995), Freeman (1984), Mitchell và cộng sự (1996), Clarkson (1995), ở nền kinh tế đang phát triển là Việt Nam - cụ thể các doanh nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long - Thứ hai: Mối quan hệ trực tiếp từ thực hiện trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là dương, song mối quan hệ là nhẹ, tương tự kết quả nghiên cứu của Mitchell và cộng sự (1996). - Thứ ba: Mối quan hệ gián tiếp từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến lợi ích kinh doanh khi tiếp cận đến các bên có liên quan là dương và có mức độ nhẹ, mạnh tùy vào từng nhóm đối tượng hữu quan. - Thứ tư: Mối quan hệ trực tiếp giữa lợi ích kinh doanh đến hiệu quả hoạt động là mối quan hệ dương và mức độ mạnh, nhẹ cũng phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng hữu quan đến hiệu quả hoạt động. - Thứ năm: Động cơ thực hiện trách nhiệm xã hội xuất phát từ nhà lãnh đạo của doanh nghiệp dẫn đến các tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến lợi ích kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa được tìm thấy vì không có ý nghĩa thống kê khi kiểm định mô hình nghiên cứu từ phía lãnh đạo chuyển đổi. - Cuối cùng: Điểm nổi bậc nhất đó là nghiên cứu đánh giá các mối quan hệ này trong dài hạn và có xác định được sự khác biệt trong quy mô của doanh nghiệp trong việc xem xét mối quan hệ này. Mối quan hệ phức hợp của cả mô hình nghiên cứu khi xem xét cả mối quan hệ trực tiếp gián tiếp giữa các khái niệm tham gia trong mô hình nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đó chưa thực hiện bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 5.1. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Tương tự như hầu hết các nghiên cứu. Nghiên cứu về “mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của doanh nghiêp: trường hợp doanh nghiệp ĐBSCL – VIệt Nam” cũng còn nhiều hạn chế. Đó là: Hạn chế thứ nhất – Mẫu nghiên cứu chỉ được thu thập ở ba tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang. Như vậy, kết quả của nghiên cứu chưa thể khái quát hóa để đại diện cho cả vùng và cho cả Việt Nam. Hạn chế thứ hai – Về số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu là 392 quan sát cũng chưa thể là nhều nên nếu có thể cần gia tăng thêm số lượng các quan sát nhằm giứp giảm những sai số trong khi kiểm định cũng như các sai số của mô hình nghiên cứu Hạn chế thứ ba – Về khái niệm lãnh đạo được tiếp cận theo hướng lãnh đạo chuyển đổi mà không nghiên theo hướng lãnh đạo giao dịch nên mức độ tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa thể hiện được và mối quan hệ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không có ý nghĩa. Nghiên cứu đã không tìm thấy được mối quan hệ này khi xét trong dài hạn với dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. 5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Dựa trên những hạn chế và thành tựu đã đạt được của nghiên cứu, nghiên cứu gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: 26 Một, nghiên cứu nên mở rộng lượng doanh nghiệp ở tất cả cá tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nâng cao việc ứng dụng của mô hình nghiên cứu mang tính đại diện cho cả vùng Hai, nghiên cứu có thể chuyển hướng tiếp cận với khái niệm lãnh đạo theo hướng giao dịch thay vì theo hướng chuyển đổi để tìm lại mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình. Ba, nghiên cứu có thể tiếp cận theo hướng phát triển bền vững để xem các tác động có giữ được chiều hướng tác động như mô hình đã nghiên cứu hay chuyển hướng tác động nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả nếu đi đúng hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với các bên liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_trach_nhiem_xa_hoi_doanh_nghiep_moi_quan_he.pdf
Luận văn liên quan