Tóm tắt Luận án Vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các chủ thể kinh tế, thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế đồng bộ, nhằm tạo ra một hợp lực lớn nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra, cần phải xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Muốn vậy, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người định hướng, phối hợp, kích thích, kiểm tra, giám sát và điều tiết các chính sách kinh tế - xã hội.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHANSAY PHENGKHAMMAY Vai trß nhµ n­íc ®èi víi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng hãa ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè : 62 31 01 01 HÀ NỘI - 2014 CÔNG TRÌNH Đà ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Thị Như Hà Phản biện 1: . . Phản biện 2: . . Phản biện 3: . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền nông nghiệp của Lào đã có bước phát triển đáng kể, từ một nền nông nghiệp phần lớn dựa vào tự nhiên, tự túc, tự cấp, lạc hậu đã bước đầu xây dựng được một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; thực hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong nông nghiệp. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp của Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở khu vực này. Mặc dù vậy, nền nông nghiệp của Lào còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản còn lạc hậu; năng lực cạnh tranh nông sản hàng hoá yếu kém, thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và ngoài nước gặp nhiều khó khăn bế tắc; quy mô sản xuất quá nhỏ không phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch rất chậm; vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gặp nhiều khó khăn; trình độ quản lý kinh tế của người sản xuất còn quá thấp, tỷ trọng dân thiếu vốn còn lớn; một số chính sách và công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, chậm bổ sung và sửa đổi; Để làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra các giải pháp tháo gỡ các vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: "Vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá; phân tích thực trạng và nêu lên những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá và rút ra bài học kinh nghiệm cho Lào; đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước Lào đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá và đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước Lào đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá trên các mặt định hướng phát triển, tạo cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chủ yếu nhằm vào hai ngành trồng trọt và chăn nuôi trên phạm vi cả nước Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Tập trung nghiên cứu vai trò Nhà nước Lào đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 - 2013 và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước Lào đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin; phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp dự báo. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá; phân tích về thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Lào; đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm có 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài 1.1.1.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá Sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đoàn Trọng Nhã (1988); Một số vấn đề về năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay (qua thực tiễn của Quảng Nam - Đà Nẵng) của Phạm Hảo (1998); Dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ tự chủ sản xuất kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hoá ở đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Văn Tuấn (1992); Lợi ích kinh tế nông dân ở nước ta hiện nay của Vương Đình Cường (1992); Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Phương Thảo (2000); Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay của Trần Xuân Châu (2002); Nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nước ta của Nguyễn Minh Quang (2003). 1.1.1.2. Những công trình bàn về vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang (1996); Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu nông thôn Bắc Bộ của Lương Xuân Quỳ (1996); Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua chính sách tài khoá ở nước ta của Bùi Đức Thụ (1998); Sự tác động của Nhà nước đối với thị trường trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay của Tô Thị Tâm (2001); Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam của Nguyễn Mạnh Tuấn (2005); Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Hoàng Sỹ Kim (2007); Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá của Đặng Kim Sơn (2008); Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau của Đặng Kim Sơn (2008); Quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực, Phần III của Nguyễn Ngọc Hiến (2008); Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay của Đoàn Xuân Thuỷ (2011). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước 1.1.2.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Humpheng Xaynasin (2001); Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào-Thực trạng và giải pháp của Phômma Phăntha lăngsỷ (2002); Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Bua không Nammavông (2001); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Bunlọt Chăn thachon (2009). 1.1.2.2. Những công trình bàn về vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá Quản lý nhà nước về giá cả hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Liane Thykeo (2001); Quan điểm và chính sách phát triển thị trường hàng hoá nông thôn ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Phonvilay Phengdalachan (2002); Vai trò của tài chính nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Chứphôm Visay (2004); Vai trò Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế nông thôn ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Bunkhon Bunchit (2005). 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG MỚI LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố Về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá của các tác giả nước ngoài (Việt Nam), chủ yếu phân tích sự cần thiết khách quan của vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với nông nghiệp hàng hoá trong năm qua; đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam. Còn các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về sự phát triển nông nghiệp hàng hóa và vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa kể cả đã nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, phần lớn đi sâu phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, các yếu tố tác động đến nông nghiệp hàng hóa tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nêu lên những phương hướng và một số giải pháp cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong tương lai. 1.2.2. Những khoảng trống mới mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu Về vấn đề nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu, đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, luận án sẽ kế thừa và phát triển trong nghiên cứu các vấn đề sau: - Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát huy vai trò của Nhà nước để phát triển nông nghiệp hàng hóa và rút ra những bài học cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. - Đánh giá thực trạng vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2013. - Đề đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước đối với nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 2.1. NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 2.1.1. Khái niệm, điều kiện và yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa 2.1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp hàng hóa Phát triển nông nghiệp hàng hóa là quá trình kinh tế có tính quy luật từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại mà mọi quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp dù sớm hay muộn đều phải trải qua. Khi nền nông nghiệp hàng hóa phát triển cho phép hình thành, phát triển vùng cây, con và thâm canh cao với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa lợi thế sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phương; thị trường được mở rộng cả trong và ngoài nước. Vì vậy, nó đòi hỏi vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa càng phải được nâng cao. 2.1.1.2. Điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa Để nông nghiệp hàng hóa phát triển cần phải có các điều kiện như: 1) Phải có sự phân công lao động xã hội; 2) Phải có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sự khác nhau về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, sự tách biệt đó làm cho người sản xuất, kinh doanh độc lập với nhau và có quyền chi phối sản phẩm của mình làm ra; 3) Sản xuất phải trên cơ sở khai thác những lợi thế; 4) Thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản; 5) Giá cả nông sản ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển; 6) Đảm bảo tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn; 7) Khoa học kỹ thuật; 8) Lực lượng lao động trong nông nghiệp và 9) Chính sách nông nghiệp hàng hóa của Chính phủ. 2.1.1.3. Yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa Để đảo bảo cho nông nghiệp hàng hóa phát triển cần phải có một số yêu cầu như: Nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp - nông thôn nói riêng, kể cả vốn trong nước và ngoài nước; khoa học kỹ thuật; nhân lực; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. 2.1.2. Sự cần thiết phải có vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 2.1.2.1. Sự cần thiết khách quan của vai trò Nhà nước đối với kinh tế hàng hóa trong cơ chế thị trường Do kinh tế hàng hóa trong cơ chế thị trường có tính hai mặt. Để phát huy tối đa mặt mạnh của kinh tế thị trường, cũng như hạn chế tối đa những nhược điểm, những tiêu cực từ bản thân nền kinh tế ấy, thì vai trò điều hành, tổ chức và quản lý của Nhà nựớc là một yếu tố quyết định sự thành công đối với việc phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện có kinh tế thị trường. 2.1.2.2. Sự cần thiết khách quan của vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa. Sự cần thiết để Nhà nước tác động vào sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa: một, do đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa; hai, đảm bảo sự công bằng xã hội trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đây là một trong các chức năng quan trọng nhất của Nhà nước; ba, đảm bảo tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp hàng hóa; vốn, đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững trong phá triển nông nghiệp hàng hóa. 2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 2.2.1. Nội dung về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 2.2.1.1. Nhà nước hoạch định phát triển nông nghiệp hàng hóa Thứ nhất, Nhà nước quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung sẽ thúc đẩy việc khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, tài ngyên sinh vật, sinh thái của các vùng với quy mô lớn hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa cao để đáp ứng khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao cho các đô thị, khu công nghiệp, để trao đổi với các vùng khác trong cả nước, khu vực và trên thế giới. Thứ hai, Nhà nước vạch ra chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa. Về cơ bản, nội dung của chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa là: xác định những mục tiêu dài hạn, cơ bản, cách thức giải quyết các mục tiêu đó, đồng thời xác định những tiền đề để đảm bảo thực hiện mục tiêu, phù hợp với từng thời kỳ phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thứ ba, Nhà nước đề ra các hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước mà Chính phủ đề ra các chính sách kinh tế khác nhau và sử dụng chúng để điều khiển, dẫn dắt hoạt động các chủ thể kinh tế hành động phù hợp với lợi chung của xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. 2.2.1.2. Tạo môi trường để phát triển nông nghiệp hàng hóa Thứ nhất, Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật chính là "giá đỡ vật chất", là bộ xương sống của sản xuất, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ nông sản. Khi sản xuất nông sản hàng hóa phát triển lên thì hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng đòi hỏi đầy đủ, đồng bộ, có quy mô lớn hơn với trình độ hiện đại hơn; ngoài ra chính sự yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật phục vụ nông nghiệp đã góp phần kìm hãm tốc độ phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thứ hai, Nhà nước cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa. Các dịch vụ nông nghiệp như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất ra đời như một điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu đó. Dịch vụ càng phát triển, người nông dân càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp hàng hóa đất nước. 2.2.1.3. Nhà nước hỗ trợ người nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa Thứ nhất, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất, bảo quản chế biến hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp: các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, các giống cây trồng, vật nuôi, Bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch: Là những biện pháp xử lý các sản phẩm nông sản như rau, quả sau thu hoạch. Thứ hai, giảm thiểu những rủi ro trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm. Để quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản diễn ra thường xuyên và đảm bảo tính hiệu quả, Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phải nghiên cứu và có biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm cho người nông dân. 2.2.1.4. Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo sự công bằng, ổn định và bền vững trong phát triển nông nghiệp hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể kinh tế, sự không công bằng, phát triển không ổn định, Đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp vào sự phát triển kinh tế, sử dụng tốt hệ thống các công cụ: kế hoạch, chính sách, pháp luật, kinh tế nhà nước để mà định hướng sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và sự phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng đạt được mục tiêu đã để ra. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 2.2.2.1. Năng lực của Bộ máy Nhà nước về quản lý, điều tiết nông nghiệp Bộ Nông-Lâm nghiệp là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý ngành nông-lâm nghiệp trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có vai trò rất lớn trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa, nếu các tổ chức đó vững mạnh, đủ khả năng kiểm soát các hoạt động nông-lâm nghiệp thì việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với nông nghiệp sẽ được hoàn thành theo kế hoạch đề ra. 2.2.2.2. Tính khả thi và tính minh bạch của hệ thống luật pháp có liên quan đến phát triển nông nghiệp Các hệ thống luật pháp có liên quan đến phát triển nông nghiệp hàng hóa bao gồm: Luật pháp về nông nghiệp, Luật pháp về lâm nghiệp, Luật pháp về đất đai, Luật pháp về động vật hoang dã, Luật pháp về đánh bắt thủy-hải sản, Luật pháp về chăn nuôi và thú y, Luật pháp về rừng, Luật pháp về bảo vệ động-thực vật,Các hệ thống luật pháp này nếu có tính khả thi, tính minh bạch cao và sát với thực tiễn trong từng giai đoạn của mỗi quốc gia sẽ là cơ sở cho việc thực hiện tốt vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa. 2.2.2.3. Nhân lực phát triển nông nghiệp hàng hóa Muốn sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đạt hiệu quả cao thì việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách đào tạo nghề nông cho nông dân nhằm bồi dưỡng kiến thức về khoa học-kỹ thuật là vấn đề cấp bách. 2.2.2.4. Mức độ hội nhập của quốc gia vào các tổ chức kinh tế liên quan đến vấn đề sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Toàn cầu hóa kinh tế đã và đang trở thành khuôn khổ phát triển mới cho mọi nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ, buộc các quốc gia và vùng lãnh thổ nếu muốn phát triển thì phải thì phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tiếp cận thị trường và thu hút đầu tư. Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là quá trình khách quan, vấn đề quan trọng là Nhà nước sẽ có chính sách như thế nào để quá trình hội nhập có được lợi thế so sánh, đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy nền kinh tế của cả nước phát triển, nhất là nông nghiệp hàng hóa. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa Luận án đề cập đến kinh nghiệm vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp Hàng hóa của 3 nước: - Kinh nghiệm của Việt Nam. - Kinh nghiệm của Trung Quốc. - Kinh nghiệm của Thái Lan. 2.3.2. Bài học về phát huy vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Qua nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa của các nước nêu trên, có thể rút ra những bài học tổng quát cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào như sau: Thứ nhất, quy hoạch và quản lý sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, sự hỗ trợ tích cực cho nông dân bằng việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, cần phải chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao sử dụng các kết quả khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học. Thứ ba, Chính phủ phải có bước đột phá về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, hoàn thiện thể chế lưu thông, nhất là lưu thông hàng nông sản.  Thứ tư, có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân. Những bài học kinh nghiệm của các nước nhất là những nước rất gần gũi với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là rất quan trọng. Từ đó, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, nội lực hiện tại của chính mình để tìm ra phương hướng, giải pháp cơ bản, sát thực, sáng tạo, năng động cho quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước Lào. Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 20013 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC THI VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1.1. Những thuận lợi trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa Lào có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời; có vị trí địa lý, khí hậu và các loại tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa đa canh trên cơ sở chuyên môn hóa; Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cũng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả theo hướng tự chủ, gắn với thị trường trong điều kiện hội nhập; Lào đang tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện bình đẳng trong tranh chấp thương mại quốc tế, có khả năng thu hút đầu tư, thương mại nước ngoài vào phát triển nông nghiệp và nông thôn. 3.1.2. Những khó khăn trong trong việc thực thi vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa 1) Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Lào là khí hậu khắc nghiệt, khả năng phòng chống và giảm nhẹ thiên tai còn thấp; 2) Các nguồn nội lực cho nền nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hạn chế; 3) Việc hỗ trợ, đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp chưa tương xứng với những đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với nông nghiệp chưa cao; 4) Quá trình hội nhập cũng tạo ra những khó khăn, thách thức đối với nền nông nghiệp hàng hóa của Lào. 3.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.2.1. Nhà nước đã định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa 3.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung Nhà nước Lào đã quy hoạch được 6 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung như sau: Vùng đồng bằng Viêng Chăn, vùng trung lưu ở miền Trung và miền Nam; vùng miền núi miền Bắc; vùng đồng bằng miền Bắc và vùng cao nguyên. Từ thực tế cho thấy, các quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung chỉ là kế hoạch lâu dài mang tính chiến lược, nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước. Cho đến nay, các vùng này nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển mạnh, còn thiếu vốn và kết cấu hạ tầng, phần lớn việc sản xuất và phát triển nông nghiệp của các hộ gia đình còn dựa vào tự nhiên là chính, cho nên nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển mạnh. 3.2.1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào từ năm 2010 đến năm 2020 là nhằm mục đích hoàn thành việc chuyển từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa qui mô nhỏ, vừa và lớn có sử dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao chất lượng nông phẩm và tạo thêm giá trị hàng hóa nông nghiệp; giảm bớt sự nghèo đói ở lĩnh vực nông thôn bằng việc tập trung vào củng cố sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân; đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho thị trường trong nước, từng bước tiến tới thị trường khu vực và thế giới và đi đôi với việc giữ vững môi trừng sinh thái. 3.2.1.3. Xây dựng hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa Để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chính sách kinh tế quan trọng như: Chính sách đất đai trong nông nghiệp, chính sách khoa học - công nghệ đối với nông nghiệp, chính sách huy động và sử dụng vốn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường, chính sách các thành phần kinh tế. Từ năm 2006 - 2013, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, làm cơ sở cho nền nông nghiệp hàng hóa ngày càng phát triển. Đây là nét đặc trưng cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước Lào trong thời gian qua. 3.2.2. Nhà nước tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa 3.2.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Từ 1986 đến nay, nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, Lào đã đạt được những thành công to lớn trong việc phát triển nông nghiệp, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Một yếu tố quan trọng của thành công này là sự chú trọng của Chính phủ Lào dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã - hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 3.2.2.2. Các dịch vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa Các dịch vụ nông nghiệp của Lào phần lớn là hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ đó, Bộ Nông - Lâm nghiệp của Lào đã có Quyết định số 1097/BNLN, ngày 19/4/1999 để thành lập Viện Nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp quốc gia (National Agriculture and Forestry Research Institute of Lao PDR = NAFRI). Đến năm 2001 Bộ Nông - Lâm nghiệp của Lào đã có Quyết định số 1406/BNLN, ngày 20/8/2001 để thành lập Cục Khuyến nông quốc gia (The National Agriculture and Forestry Extensoin Service of Lao PDR = NAFES). 3.2.2.3. Cơ chế quản lý giữa Nhà nước với các chủ thể sản xuất nông nghiệp hàng hóa Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã để thị trường quyết định giá cả của hầu hết các sản phẩm bằng cách tạo ra sự bình đẳng đối với cả người mua và người bán, Nhà nước có nhiệm vụ loại bỏ những yếu tố để ra nhu cầu và sự khan hiếm giả tạo, độc quyền; Nhà nước tiến hành các biện pháp, chính sách có ý nghĩa quyết định, đáng kể nhất là việc áp dụng giá cả thị trường, thương mại hóa tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, xóa bỏ cơ chế phân phối tập trung các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, xóa bỏ hệ thống phân phối khẩu phần hàng tiêu dùng với giá thấp, tự do hóa buôn bán trong nước và mở cửa ra thế giới bên ngoài. 3.2.3. Nhà nước hỗ trợ người nông dân phát triển nông nghiệp hàng hóa Hiện nay ở Lào có một Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ về kỹ thuật, trung tâm này thuộc Cục Khuyến nông quốc gia (The National Agriculture and Forestry Extensoin Service of Lao PDR = NAFES). Công việc chính của trung tâm phần lớn tập trung nghiên cứu kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp như các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, các giống cây trồng, vật nuôi; Phương pháp bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch; giảm thiểu những rủi ro trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm. Nhưng so với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa thì chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vấn đề là, Nhà nước cần phải có phương hướng và giải pháp phù hợp hơn. 3.2.4. Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa Những năm qua, tại Lào, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp hàng hóa và nông thôn nói riêng, công tác kiểm tra, giảm sát cũng đã có sự phát triển và bổ xung cho phù hợp với thực tiễn của đất nước. Qua thanh tra, kiểm tra chúng ta phát hiện được những định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không phù hợp, từ đó đã kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Mặt khác, giúp các doanh nghiệp nhận thức được những khuyết điểm của mình trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; điều đó đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát huy được những thế mạnh của mình, hạn chế được những tồn tại, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 3.3.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Một là, sự đổi mới trong cơ chế và chính sách của Nhà nước Lào đã làm cho nền nông nghiệp có sự thay đổi cả về nội dung và cơ cấu hoạt động, chuyển từ hình thức kinh tế của nền nông nghiệp mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, sang sản xuất hàng hóa, theo cơ chế thị trường. Hai là, với chính sách và sự quản lý đúng đắn của Nhà nước trong suốt quá trình đổi mới, nông nghiệp hàng hóa Lào dần dần hình thành và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia cùng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Ba là, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa của Nhà nước theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự thay đổi tích cực của đời sống xã hội nông dân, góp phần tạo ra sự thay đổi nền kinh tế - xã hội của đất nước. Bốn là, vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lào trong suốt những năm qua đã được thể hiện bằng các đường lối, các chính sách và các kế hoạch cụ thể. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào * Những hạn chế: Một là, Nhà nước chưa có nhiều biện pháp thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông - lâm nghiệp, nên sự chuyển dịch đó còn diễn ra chậm chạp. Hai là, Nhà nước chưa có giải pháp để các thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng sản xuất và kinh doanh, do vậy chưa thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Ba là, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đầu tư đầy đủ, chưa có chính sách khuyên khích và đồng bộ. Bốn là, những năm qua, mặc dù Nhà nước Lào đã có chính sách phát triển và mở rộng thị trường ở các địa phương vùng, nhưng đến nay các thị trường này chỉ ở mức độ sơ khai. Năm là, việc đầu tư nâng cấp và xây dựng các kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn còn hạn chế và không đồng đều. Sáu là, việc thực hiện hệ thống chính sách của Nhà nước về giao đất, giao rừng cho nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa có quy hoạch đất đai tập trung, đất đai bị phân chia quá nhỏ lẻ, phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh doanh nông nghiệp. * Nguyên nhân những hạn chế: Nguyên nhân của sự hạn chế trên đây có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan). Trên đây là những nguyên nhân có tính chất chủ quan, chủ yếu thuộc vai trò tác động của nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lào hiện nay. Cùng với các nguuyên nhân khách quan đã nêu ở trên, nếu không sớm có giải pháp khắc phục thì những nguyên nhân này sẽ cản trở quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lào trong hiện tại cũng như tương lai. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.1. QUAN ĐIỂM NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.1.1. Dự báo về phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020 Phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa; phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào trong điều kiện thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh; phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào trong điều kiện có những biến đổi môi trường và yêu cầu phát triển bền vững toàn cầu; phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào phải đảm bảo tạo được nhiều việc làm ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rộng lớn; phát triển nông nghiệp hàng hóa phải đáp ứng được thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước; đất đai canh tác bình quân trên đầu người thấp, bị phân chia phân tán, manh mún không phù hợp với nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. 4.1.2. Quan điểm thực hiện vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, Nhà nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp hàng hóa phát triển. Điều kiện cho nông nghiệp hàng hóa phát triển đó là tạo lập môi trường pháp lý, các chính sách để người sản xuất khai thác và phát huy nội lực. Thứ hai, Nhà nước đề ra chính sách đối với nền nông nghiệp nhằm khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào, để nền nông nghiệp từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Thứ ba, sự điều tiết của Nhà nước phải tạo điều kiện mở rộng hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển nền nông nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, sự can thiệp của Nhà nước một mặt tạo động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và từng bước cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân ở khu vực nông thôn. Thứ năm, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào theo hướng phát triển một nền nông nghiệp sinh thái và tài nguyên thiên nhiên bền vững. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.2.1. Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2020 4.2.1.1. Yêu cầu của chiến lược Hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa phải phù hợp với điều kiện trong nước; hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa phải phù hợp với bối cảnh quốc tế; hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa phải đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. 4.2.1.2. Mục tiêu của chiến lược Mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường; củng cố hệ thống nông-lâm nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, tiếp tục xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng nông-lâm nghiệp bằng cách sử dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào trong sản xuất và coi trọng phát triển kinh tế hộ nông dân mẫu mực theo tiêu chuẩn đề ra; tổ chức khai thác và phân vùng sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ và hình thành ngành sản xuất ổn định cho hộ nông dân, bảo vệ và khôi phục mở rộng diện tích rừng che phủ của rừng; thủy lợi hóa nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất; tập trung vào công tác nghiên cứu và dịch vụ nông nghiệp, củng cố sản xuất theo nông trưởng, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và hợp tác xã kiểu mới bền vững toàn diện. Mục tiêu cụ thể: Từ nay đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nông-lâm nghiệp là từ 3,1-3,5%/năm trở lên, chiếm khoảng 29-35% của GDP, góp phần vào sự phát triển cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp-công nghiệp và dịch vụ phát triển từ ở mức độ 8%/năm trở lên; tăng mức độ che phủ của rừng lên tới 65%, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu. 4.2.1.3. Nội dung chiến lược - Chuyển nền nông nghiệp tăng trưởng theo số lượng sang hướng phát triển theo chất lượng, phát triển đa dạng và bền vững, từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Thay thế sự phát triển nông sản trên cơ sở khả năng bằng sự phát triển theo nhu cầu của thị trường; thay đổi hướng sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường trong nước sang vươn ra thị trường thế giới, gắn sản xuất với thị trường, coi thị trường thế giới là thị trường mục tiêu để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ổn định và lâu dài. - Tập trung phát triển các loại cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phát triển nông nghiệp hàng hóa phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. 4.2.1.4. Điều kiện thực hiện chiến lược Thứ nhất, phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào là dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Lào. Thứ hai, có Bộ Nông - Lâm nghiệp là người chỉ đạo việc thực hiện chiến lược, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai các nội dung định hướng trong chiến lược và trình chính phủ những vấn đề cần có sự phối hợp liên ngành. Thứ ba, có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí cân đối vốn đầu tư và đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện chiến lược. Các bộ ngành khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của chiến lược liên quan đến ngành mình. Thứ tư, có ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nội dung chiến lược được phê duyệt, xây dựng nội dung triển khai định hướng dài hạn cho các ngành nông nghiệp ở địa phương mình. Thứ năm, có các tổ chức đảng ở cơ sở đổi mới nội dung và phương hướng hoạt để lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn, trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm nâng cao vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa. - Chính sách đất đai trong nông nghiệp. - Chính sách phát triển các thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. - Chính sách về khoa học - công nghệ. - Chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. - Chính sách về đầu tư, tín dụng. - Chính sách về lưu thông hàng hóa, phát triển thị trường và giá cả . - Chính sách thuế nông nghiệp. - Chính sách bảo trợ sản xuất nông nghiệp. - Xây dựng môi trường văn hóa và đạo đức kinh doanh trong nông nghiệp. 4.2.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp 4.2.3.1. Tiếp tục chấn chỉnh, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước trong nông nghiệp Để bộ máy quản lý Nhà nước trong nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải giải quyết đồng bộ các giải pháp như: 1) Thành lập các bộ phận chuyên trách; 2) Củng cố, hoàn thiện và nâng cấp các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; 3) Củng cố và hoàn thiện bộ máy truyền thông của các cục, đầu ngành; 4) Có chiến lược xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nông nghiệp nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa; 5) Sắp xếp, bố trí cán bộ phải đảm bảo sự liên tục giữa các thế hệ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, đào đức, được đào tạo chính quy vào những vị trí quan trọng, đồng thời cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những cán bộ quản lý kinh tế giỏi, những chuyên gia, cố vấn kinh tế đầu ngành, nhằm tạo ra một động lực thúc đẩy nhiệt tình, hăng say cống hiến cho đất nước; 6) Nâng cao phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả pháp lệnh chống tham nhũng, kiên quyết loại bỏ những người không đủ phẩm chất đạo đức ra khỏi bộ máy quản lý kinh tế Nhà nước. 4.2.3.2. Xác định mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ kinh tế Thứ nhất, Nhà nước Lào đề ra kế hoạch và tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu, nhữngngành trọng điểm vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa thực hiện được chính sách 3 xây mà Đảng và Nhà nước đề ra. Thứ hai, các chương trình đầu tư của Nhà nước phải được thiết kế nhằm tăng hiệu quả của cả hai khhu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, có sự liên kết hỗ trợ về vốn giữa khu vực kinh tế đó. Thứ ba, Nhà nước Lào chỉ nên định hướng chung mà không trực tiếp tham gia vào các quyết định của các chủ thể kinh tế. 4.2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thứ nhất, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch, các chỉ tiêu định hướng, các chính sách, các quy định của Nhà nước có phù hợp với điều kiện thực tế hay không, để từ đó có biện pháp điều chỉnh, khắc phục. Thứ hai, việc kiểm tra, giám sát phải tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế phát triển đúng theo các định hướng đã vạch ra. Mặt khác, giúp các chủ thể kinh tế nhận thức rõ hơn các mặt mạnh, mặt yếu của mình, để từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu. Thực hiện kiểm tra, giám sát, điều quan trọng là phải đánh giá kết quả trung thực, dám nhìn thẳng vào sự thật, không dấu diếm khuyết điểm; cần khen thưởng những cá nhân, cơ quan có thành tích, đồng thời có biện pháp kỹ luật đối với những cá nhân, các cơ quan vi phạm pháp luật. 4.2.5. Mở đường phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cả trong và ngoài nước Thứ nhất, Nhà nước Lào phải có chính sách đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Thứ hai, tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp, nông thôn. Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp hàng hóa. Thứ tư, Nhà nước Lào phải có chính sách hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp thu mua kịp thời nông sản do nông dân làm ra, còn nông dân không phải bán sản phẩm với giá rẻ ngay sau khi thu hoạch, nhất là nông dân ở các vùng đồng bằng sông Mê kông. Thứ năm, sau khi giao nhập WTO cần làm tốt công tác xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị; nuôi dưỡng và mở rộng thị trường, củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt cần đột phá mạnh vào các thị trường lớn và có tiềm năng như EU, Australia, Nhật Bản, Mỹ, châu Phi. Thứ sáu, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tìm kiếm, mở rộng thị trường và xuất khẩu trực tiếp nông, lâm sản, trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu. 4.2.6. Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa Để các dịch vụ nông nghiệp trên phát triển cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản: Vấn đề về dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất; Nhà nước Lào cần phải khuyến khích và củng cố hơn nữa các hoạt động dịch vụ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. KẾT LUẬN Nông nghiệp hàng hóa là nền tảng của công nghiệp và dịch vụ, là nghề chính của nông dân. Nông nghiệp hàng hóa của Lào có những đặc điểm riêng, đặc biệt là quá trình sản xuất chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố tự nhiên. Vì vậy, cần phải nắm vững đặc điểm đó và đánh giá đúng những thành tựu và những tồn tại ở nông thôn để lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật phù hợp, lựa chọn đúng địa bàn, đối tượng tiếp nhận, đơn vị dịch vụ và chuyển giao, có kế hoạch và phương pháp chuyển giao phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới. Điều đó cần phải nhờ đến vai trò nhà nước. Luận án này, là một công trình khoa học nhằm đóng góp một phần để nâng cao vai trò nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào. Cụ thể như sau: Một là, luận án làm rõ cơ sở lý luận về thực chất và nội dung vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa, thể hiện với tư cách là người hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh tế thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô và tổ chức thực hiện quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Hai là, qua phân tích thực trạng về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào trong thời gian qua, luận án cho rằng, Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, thể hiện ở chỗ đã lựa chọn và xác định được con đường và bước đi thích hợp trong khi xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước Lào trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa mới đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ba là, trên cơ sở luận giải một cách khoa học, có hệ thống về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân luận án đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới. Cuối cùng, tác giả Luận án cho rằng, để phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, với tốc độ cao, đảm bảo môi trường sinh thái, an ninh lương thực quốc gia, thì những nội dung cơ bản về vai trò của Nhà nước nêu trên phải được thực hiện đồn bộ với nhau, kết hợp một cách hài hòa thống nhất. Cụ thể là: - Hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn, hợp lý, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. - Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các chủ thể kinh tế, thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế đồng bộ, nhằm tạo ra một hợp lực lớn nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra, cần phải xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Muốn vậy, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người định hướng, phối hợp, kích thích, kiểm tra, giám sát và điều tiết các chính sách kinh tế - xã hội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Phansay Phengkhammay (2013) "Vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ", Tạp chí Thông tin đối ngoại (8), tr. 35-37. Phansay Phengkhammay (2013) "Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Lào", Tạp chí Kinh tế Việt Nam, (11), tr 40-42. Phansay Phengkhammay (2014) "Hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Lào", Tạp chí Thông tin đối ngoại, (10), tr. 47-53. Phansay Phengkhammay (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Lào", Tạp chí Kinh tế môi trường, (10), tr. 54-55.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_3_6647.doc
Luận văn liên quan