Nỗ lực và thành quả nghiên cứu văn học của Việt Nam được ghi nhận từ
rất sớm, nhưng khoa nghiên cứu văn học Việt Nam được hình thành và phát
triển tương đối muộn so với thế giới. Là kẻ hậu sinh, chúng ta có nhiều thuận
lợi trong việc kế thừa thành quả của các bậc tiền bối. Chúng ta đã làm tốt điều
đó đối với thành tựu lý luận văn nghệ Marxist. Tuy nhiên, việc chậm cải tiến
công tác nghiên cứu văn học, bằng cách thu nạp những thành tựu nghiên cứu
văn học, nhất là của phương Tây, đã và đang khiến chúng ta tụt hậu. Ý thức
được tình trạng ấy, khoa nghiên cứu văn học Việt Nam đang nỗ lực cải tổ,
nhanh chóng học tập kinh nghiệm của các nền nghiên cứu văn học tiên tiến để
hội nhập với thế giới. Nhờ đó, chủ nghĩa hiện thực, tuy đã được quan tâm
nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, ngày nay, cũng được khai thác
một cách đa dạng hơn. Thành quả bước đầu tuy còn khiêm tốn, nhưng về
đường hướng phát triển, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, vấn đề chủ
nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học Việt Nam sẽ ngày càng được
nghiên cứu toàn diện hơn.
31 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau:
2
- Những nghiên cứu có tính chất nêu vấn đề, nhằm đổi mới nhận thức về
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, phản ánh và sáng tạo, giữa yếu tố chủ
quan và khách quan trong sáng tạo và tiếp nhận văn học: Viết về chiến tranh
(Văn nghệ quân đội, 11/1978) và Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh họa (Văn nghệ, 49/1987) của Nguyễn Minh Châu, Về một đặc
điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, 23/
1979) của Hoàng Ngọc Hiến: Văn nghệ và chính trị (Văn nghệ, 1987), Vấn đề
văn học phản ánh hiện thực (Văn nghệ,1988) của Lê Ngọc Trà, Những ý
kiến này đã gây nên những cuộc tranh luận văn học và kích thích sự ra đời của
một số công trình nghiên cứu như: đề tài nghiên cứu cấp bộ Về một số vấn đề
lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 –
1992), do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, trong đó có phần Về vấn đề văn học
phản ánh hiện thực, do Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân phụ trách; Sống với
văn học cùng thời (Thanh niên, 1995) của Lại Nguyên Ân, Những tín hiệu
mới (Hội Nhà văn, 1994) của Huỳnh Như Phương,
- Những nghiên cứu khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi
mới, trên tinh thần chủ yếu là khẳng định tính đúng đắn trong đường lối văn
nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ cách mạng cũng như mối liên
hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội và nhiệt tình đóng góp của
nhà văn cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước nhà: Mấy vấn đề
lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Sự thật, 1991) và Những vấn đề lý
luận và lịch sử văn học (Khoa học xã hội, HN. 2001) của Hà Minh Đức và do
ông chủ biên, Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) (Hội Nhà văn,
1997) do Hữu Thỉnh chủ biên, Văn học và hiện thực (Khoa học xã hội, 1990),
Văn học trên hành trình thế kỉ XX (Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) và Văn
học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận của (Khoa học xã hội, 2003) của
Phong Lê hoặc do ông chủ biên,
3
- Những nghiên cứu tổng kết, đánh giá chặng đường nghiên cứu lý luận
phê bình đã qua với ý thức phê bình những cái lạc hậu, lỗi thời, đồng thời, cổ
vũ cái mới, cái tiến bộ: công trình Lý luận và phê bình văn học – Những vấn
đề và quan niệm hiện đại (Hội Nhà văn, 1996), những bài viết như Đổi mới lý
luận tức là hiện đại hóa lý luận (Văn nghệ, 2/1994), Phương diện chủ quan
của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ (Cộng sản, 1995), Văn học và hiện
thực trong tầm nhìn hiện đại, tham luận hội thảo Văn học phản ánh hiện thực
đất nước hôm nay (2010), Phản ánh tức là kiến tạo (Kiêm bàn phản ánh luận
trong tầm nhìn hiện đại) (2012),, của Trần Đình Sử; Vì một nền lý luận phê
bình văn học chất lượng cao (Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) của Nguyễn
Văn Dân, Những nghiên cứu này nói về ưu nhược của phản ánh luận, và
kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến bản thể luận, với sự chú ý đến vai trò của
chủ thể sáng tạo, đến hình thức và ngôn ngữ của tác phẩm.
- Những công trình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu lý luận, phê bình
của Việt Nam: Phê bình văn học Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX 1900 – 1945)
(Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh, 2004) của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê
bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam,
Một cái nhìn lịch sử) (Hội Nhà văn, 2010) của Đỗ Lai Thúy, Phê bình văn học
Việt Nam hiện đại (Văn học, 2011) và Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt
Nam (Khoa học xã hội, 2013) của Trịnh Bá Ðĩnh và do ông chủ biên,
Những công trình này khái quát lịch sử hình thành và phát triển các phương
pháp lý luận phê bình, trong đó có phê bình văn học Marxist với những ưu
nhược điểm khác nhau.
- Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu và giảng dạy lý luận có
liên quan đến chủ nghĩa hiện thực như: Bàn về khái niệm phương pháp sáng
tác trong văn học, Góp phần xác định các khái niệm: phong cách, trào lưu
văn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác, thi pháp, Nội dung và ý nghĩa
4
chủ nghĩa hiện thực làm rõ các thuật ngữ xung quanh chủ nghĩa hiện thực (in
trong cuốn Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh
(Khoa học xã hội, 2002); Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo
trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc (in trong cuốn Việt Nam nửa thế kỷ
văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh chủ biên (Hội Nhà văn, 1997), Về việc
biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn
Ngọc Thiện (Nghiên cứu văn học, số 5/2006),
Ngoài các công trình có độ dày nhất định, vẫn còn vô số các ý kiến,
quan điểm, các thông tin được trao đổi trên các diễn đàn báo chí. Theo trình tự
thời gian, chúng ta có thể tìm thấy những bài viết sau: Về bút pháp hiện thực
trong thơ Việt Nam hiện đại 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Văn học, 5/
1980), Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Văn
học, 6/1982), Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống của
Trọng Đức (Văn học, 6/1982), Ảnh hưởng của tư tưởng Marxist và phong trào
cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam
1930-1945 của Phan Cự Đệ (Văn học, 6/1982), Phản ánh hiện thực là chức
năng hay thuộc tính của văn học - tổng thuật hội thảo (Văn học, 1/1989),
Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa của Phong Lê (Văn học, 4/1989), Từ đặc thù văn học nhìn lại
(vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Văn học,
4/ 1989), Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng
(Nghiên cứu văn học, 12/2004), Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi
mới lý luận văn học của Phạm Vĩnh Cư (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Tác
động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam của
Lộc Phương Thủy (Nghiên cứu văn học, 1/2005), Suy nghĩ vì một vài hướng
tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức (Nghiên cứu văn học,
4/2006), Tính phản biện và tranh luận trong nghiên cứu, lý luận phê bình văn
5
học của Nguyễn Hữu Sơn (Nghiên cứu văn học, 5/ 2006), Do có dung
lượng nhỏ nên có tính cơ động cao, các bài viết này cho phép các nhà nghiên
cứu phát biểu những ý kiến cá nhân chủ quan, những đề xuất có tính khởi
phát, thử nghiệm, những phát hiện mang tính tiên phong, dự đoán, Nhờ
vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực đã được soi rọi, mổ xẻ khá kĩ lưỡng.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu được kể trên đã cho thấy một sự
quan tâm lớn mà giới chuyên môn Việt Nam dành cho chủ nghĩa hiện thực.
Tính đến thời điểm này, vẫn còn nhiều khía cạnh để khai thác, nhiều công
trình vẫn đang được thai nghén, ấp ủ chờ ngày ra mắt. Trong số đó, có thể nói,
Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ
1975 đến nay cũng là một công trình như vậy, bởi nó cần sự bao quát rộng và
sự hiểu biết sâu sắc mà một cá nhân khó lòng đảm trách chu toàn. Vì vậy,
người viết luận án này chỉ mong có thể nêu lên vấn đề với những phác thảo
ban đầu, ngõ hầu gợi ý cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân
văn bao gồm nhiều bộ môn nghiên cứu độc lập nhưng chúng tôi chủ yếu khảo
sát việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở ba bộ phận chính là lý luận
văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học, vốn là những bộ phận nghiên
cứu có bề dày hơn cả, những bộ phận khác chỉ được nhắc đến với một mức độ
nhất định.
3.2. Chủ nghĩa hiện thực vốn được hiểu theo nhiều cách khác nhau,
nhưng chúng tôi chọn quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng
có tính lịch sử, ra đời vào thế kỉ XIX ở châu Âu.
3.3. Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quốc tế, song, do
chủ yếu tìm hiểu việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam nên
6
chúng tôi tập trung khảo sát các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam,
trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thế giới.
3.4. Chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu từ 1975 đến
nay, vì đây là giai đoạn phát triển sôi nổi, có nhiều chuyển biến quan trọng và
có ý nghĩa thời sự trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết hợp các phương
pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và
phương pháp phân tích - tổng hợp, trong cả 3 chương của luận án.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn
học ở Việt Nam từ 1975 đến nay giúp nhận thức đầy đủ hơn về những điểm
thống nhất và đa dạng trong quan niệm về CNHT, những thành tựu và hạn
chế, lịch sử và tương lai của bản thân CNHT trong tiến trình văn học.
5.2. Việc khảo sát, đánh giá về tình hình nghiên cứu CNHT của Việt
Nam, góp thêm cứ liệu để dạy và học môn Tiến trình văn học trong trường đại
học nói riêng và làm cơ sở cho việc tiếp nhận văn học nói chung, trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có dung lượng 210 trang, trong đó có 190 trang chính văn.
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm
29 trang (tr. 19 – tr. 47)
Chương 2. Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực
52 trang (tr. 48 – tr. 99)
Chương 3. Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực
85 trang (tr. 100 – tr. 184)
7
Chương 1
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM
1.1. Khái niệm
1.1.1. Sự xuất hiện của thuật ngữ
Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực (realism) đã xuất hiện vào cuối thế kỉ
XVIII, trong trước tác của I. Kant, F. Schelling và J. Schiller nhưng để chỉ chủ
nghĩa cổ điển. Chỉ đến năm 1857, trong tập tiểu luận mang tên Réalisme của
nhà tiểu thuyết Pháp Champfleury, thuật ngữ này mới xuất hiện với tư cách là
một trào lưu văn học ra đời vào thế kỉ XIX. Sau đó, chủ nghĩa hiện thực đã trở
thành thuật ngữ vô cùng phổ biến trong sáng tác và lý luận, phê bình văn học.
1.1.2. Một số cách lí giải khái niệm
Chủ nghĩa hiện thực đã và đang được lí giải và sử dụng theo nhiều ý
nghĩa khác nhau:
- Một trong hai kiểu sáng tác, hai khuynh hướng sáng tác chủ yếu trong
nghệ thuật của nhân loại – kiểu sáng tác tái hiện.
- Một trong hai phương pháp phản ánh cuộc sống, hiện thực và phản
hiện thực (réalisme và antiréalisme) (G.A. Nedosivin), một đúng đắn, sâu sắc,
tiến bộ và một nông cạn, sai lệch, phản động.
- Chân lý trong nghệ thuật, là cơ sở của mọi nghệ thuật chân chính (M.
Livsit), đề cao yếu tố hiện thực, phẩm chất hiện thực, giá trị hiện thực trong
tác phẩm văn nghệ mọi thời đại.
- Là một kiểu tư duy nghệ thuật, một phương pháp nhận thức ở trình độ
cao, hình thành từ một thời kỳ lịch sử nhất định, nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa
của CNHT, tuyệt đối hóa CNHT, dẫn đến xem nhẹ các hiện tượng văn học
khác.
8
- Chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (Garaudy): chủ trương mở rộng
biên độ của CNHT vì “không có nghệ thuật nào là không hiện thực” và cần
“mở rộng định nghĩa của chủ nghĩa hiện thực”.
- Một thủ pháp, kĩ xảo nghệ thuật (J.J. Abrams).
- Một số cách hiểu mới (Jakobson): hiện thực theo quan niệm của nhà
văn, hiện thực theo quan niệm của người tiếp nhận, chủ nghĩa hiện thực trong
sự tiệm cận với chủ nghĩa tự nhiên, hay chủ nghĩa hiện thực được tiếp cận trên
bình diện ngôn ngữ học, thi pháp học,
Luận án sử dụng khái niệm chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một hiện
tượng lịch sử cụ thể, một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác hình
thành trong văn học Tâu Âu vào thế kỉ XIX.
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Hai quan niệm khác nhau về lịch sử hình thành chủ nghĩa
hiện thực
Xung quanh thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực hiện tồn tại hai ý
kiến trái ngược nhau.
- Ý kiến thứ nhất, với những đại biểu như Enberg, Samarin, Petrov, và
Suskov,, cho rằng chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng
tác đã xuất hiện từ thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, trong sáng tác của
Shakespeare, Cervantes, Rabelais,
- Ý kiến thứ hai, với những đại biểu như Konrad, Blagoi, Arnuse,
Vinogradov, Fridlender, , chỉ chấp nhận sự xuất hiện chính thức của chủ
nghĩa hiện thực vào thế kỉ XIX trong những sáng tác của Stendhal, Balzac,
Dickens, Gogol,....
Hai ý kiến trên có chỗ gặp nhau. Trong khi cho rằng chủ nghĩa hiện thực
bắt đầu từ văn học Phục hưng, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến những
điểm chưa hoàn thiện của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn văn học này.
9
Ngược lại, trong khi quả quyết chủ nghĩa hiện thực chỉ xuất hiện vào thế kỷ
XIX, những nhà nghiên cứu theo quan điểm này cũng cho rằng đó là đỉnh cao,
là thời điểm cực thịnh của chủ nghĩa hiện thực, vì những dấu hiệu của trào
lưu, phương pháp sáng tác này đã có từ văn học Phục hưng, văn học Khai
sáng
Cả hai quan niệm này đều có hạt nhân hợp lí. Rõ ràng, sẽ không thể có
được chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX nếu không có chủ nghĩa hiện thực trong
văn học Phục hưng, văn học Khai sáng, vì chủ nghĩa hiện thực đã kế thừa
những thành tựu, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nền văn học
này. Tuy nhiên, nếu xem chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một trào lưu văn
học hoàn chỉnh thì chỉ đến thế kỉ XIX, mới có đủ những cơ sở xã hội và cơ sở
tư tưởng cho sự hình thành và phát triển của nó.
1.2.2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX
Chỉ đến thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới có đủ điều kiện để hình
thành với tư cách là một trào lưu văn học. Cơ sở xã hội cho sự ra đời của trào
lưu này là mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, đặc biệt là giữa tư sản với vô
sản và cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn đó. Cơ sở tư tưởng là sự phát triển
rực rỡ của khoa học thế kỉ XIX, với nhiều thành tựu của cả khoa học tự nhiên
lẫn khoa học xã hội, giúp cho nhận thức của con người đạt đến trình độ duy
vật biện chứng.
1.3. Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực
1.3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Chủ nghĩa hiện thực hướng ra cuộc sống bên ngoài và phản ánh hiện
thực đang diễn ra xung quanh như nó vốn có. Nhà văn hiện thực luôn tôn
trọng hiện thực khách quan và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực
hiện thực đó vào trong tác phẩm. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể giúp nhà văn
bám sát vào thực trạng của sự vật trong một quan hệ xã hội với một tình thế
10
mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể, cũng như trong quá trình phát sinh,
phát triển và chuyển hóa của nó. Muốn làm được điều đó, nhà văn phải luôn
thấm nhuần cảm quan lịch sử, nghĩa là nhà văn luôn có ý thức về thời đại
mình đang sống và thể hiện thời đại đó vào trong tác phẩm của mình, có khi
không cần đến tính chính xác của sử học.
Không dừng lại ở sự lựa chọn, mô tả, các nhà văn còn phân tích, lí giải
về hiện thực cuộc sống để nắm bắt được bản chất, quy luật bên trong của xã
hội, tạo nên giá trị nhận thức cho tác phẩm hiện thực.
1.3.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo
Các nhà văn hiện thực thường quan tâm tới những nơi có sự phân hóa
giàu nghèo, có những xung đột về lợi ích giữa các giai cấp, nhất là giữa tư sản
và vô sản, cùng các cuộc đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn đó. Vì vậy, bức
tranh xã hội được tái hiện trong các sáng tác hiện thực chủ nghĩa có mảng
màu chủ đạo là xám tối, mặc dù có đôi chỗ tươi sáng.
Trên nền hiện thực ấy nổi lên hình tượng nhân vật trung tâm là nhân vật
dục vọng, có triết lí sống là tôn thờ “con bê vàng”, với một lòng tham không
đáy và những thủ đoạn kiếm tiền quỷ quyệt. Giữa con người chỉ giữ lại một
mối quan hệ “trả tiền ngay không tình nghĩa”. Xoay quanh nhân vật trung
tâm này còn một số loại nhân vật khác nhân vật vỡ mộng, con người thừa, con
người bé mọn,
Hiện thực cuộc sống đen tối cùng những con người tiêu cực chiếm vị trí
trung tâm quyết định cảm phê phán của văn học hiện thực chủ nghĩa, mặc dù
có khi, nhà văn cũng thể hiện cảm hứng ngợi ca hay thương cảm, khiến văn
học hiện thực luôn thể hiện rõ tính giai cấp, tính nhân dân, tính khuynh hướng
và giá trị nhân đạo sâu sắc.
11
1.3.3. Nguyên tắc điển hình hóa
Điển hình hóa được xem như một nguyên tắc đặc trưng cho chủ nghĩa
hiện thực, yêu cầu kết hợp hài hòa sự khái quát hóa và cụ thể hóa, giữa tính
chung và tính riêng, giữa quen và lạ, trong đó, cái khái quát được thể hiện
thông qua cái cụ thể. Nguyên tắc điển hình hóa giúp văn học hiện thực không
những chọn lựa được những chi tiết điển hình, mà còn xây dựng được những
tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình, giữa chúng có mối liên hệ qua lại
với nhau, hoàn cảnh luôn vận động và làm thay đổi tính cách, tính cách cũng
tác động trở lại hoàn cảnh. Các nhà văn hiện thực cũng xem việc thể hiện thế
giới tinh thần của nhân vật như là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để
xây dựng tính cách điển hình.
1.3.4. Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan
Nhà văn hiện thực chủ nghĩa không để nhân vật trở thành cái loa phát
ngôn cho mình, không quá nuông chiều hay ác cảm với nhân vật mà luôn giữ
thái độ khách quan. Sự vận động của tính cách được quyết định bởi logic nội
tại của nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh xung quanh. Nguyên tắc khách
quan phát triển đến cao độ thì sinh ra nhân vật nổi loạn, hiện tượng nhân vật
có logic phát triển trái với dự định ban đầu của nhà văn.
1.3.5. Một số phương diện nghệ thuật khác
Yêu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống phong phú, toàn vẹn, sinh động,
đã dẫn đến sự phát triển của thể loại tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết xã hội,
với quy mô lớn; có những nhân vật được tái hiện nhiều lần trong nhiều tác
phẩm khác nhau, và sự đa dạng trong bút pháp nghệ thuật, kể cả việc sử dụng
những yếu tố kì ảo, hoang đường.
12
1.3.6. Đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam
Bên cạnh những đặc điểm chung của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
hiện thực trong văn học Việt Nam có nét đặc trưng riêng. Do sự quy định của
điều kiện lịch sử, xã hội nên văn học hiện thực Việt Nam chủ yếu xoay quanh
mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với nông dân. Hình tượng nhân vật tư sản
trong văn học Việt Nam tương đối mờ nhạt, nhường vị trí trung tâm cho
những tên quan lại bóp nặn, áp bức nhân dân. Bên cạnh đó, hình ảnh người
nông dân thấp cổ bé họng chiếm một vị trí rất đáng kể trong văn học hiện thực
Việt Nam, với cảm hứng trân trọng và cảm thương sâu sắc. Trong giai đoạn
cách mạng dân tộc dân chủ, văn học hiện thực còn có thêm hình ảnh của giai
cấp công nhân, thể hiện tinh thần chiến đấu và lạc quan cách mạng.
Chương 2
TIẾP THU VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN
VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
Chủ nghĩa hiện thực đã có mặt trong văn học phương Tây gần một thế kỉ
trước khi du nhập vào Việt Nam. Lý luận về chủ nghĩa hiện thực cũng đã
được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh trong các công trình nghiên cứu nước
ngoài. Vì vậy, nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học Việt Nam
phải nhận thấy quá trình tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của
nước ngoài về chủ nghĩa hiện thực.
2.1. Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực từ các nghiên cứu nước
ngoài
Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam được tiến hành chủ
yếu trên nền tảng tư tưởng văn nghệ Marx – Lenin. Vì vậy, nói đến lịch sử
13
nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam không thể không nói đến việc tiếp
thu và truyền bá lý luận văn nghệ Marxist.
2.1.1. Tiếp thu và truyền bá lý luận văn nghệ Marxist
Marx – Lenin luôn coi văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội đặc thù,
có nguồn gốc trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình lao động và đấu
tranh của con người, phản ánh thực trạng và những quan hệ xã hội nhất định.
Phản ánh luận được xem là cơ sở triết học và mỹ học để giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Về mối quan hệ giữa thế giới quan và
sáng tác, Marx – Engels xem nhà văn là người phát ngôn cho giai cấp của
mình.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx còn rất quan tâm đến phương
pháp sáng tác. Xuất phát từ chức năng nhận thức và vai trò cải tạo xã hội của
văn nghệ, Marx và Engels trong nhiều trường hợp đã phê phán chủ nghĩa lãng
mạn ở thái độ quay lưng lại với thực tại đen tối, ngược lại, đánh giá cao sáng
tác của các nhà văn hiện thực, đề xuất nhiều luận điểm quan trọng về chủ
nghĩa hiện thực. Tư tưởng của Lenin còn đặt nền móng cho đường lối, chính
sách văn nghệ của đảng Cộng sản, về mối quan hệ giữa văn học và chính trị,
vai trò lãnh đạo của Đảng với văn nghệ, quần chúng và văn nghệ, tính đảng,
tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, chức năng của văn nghệ và các
phương pháp sáng tác, Quan điểm của Marx, Engels và Lenin đã kết tinh
thành tư tưởng văn nghệ Marxist, được quán triệt một cách sâu rộng vào sinh
hoạt văn nghệ Việt Nam. Phản ánh luận là cơ sở cho đường lối văn nghệ của
Đảng cộng sản Việt Nam, trở thành kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo,
nghiên cứu và là một trong những tiền đề đem lại những thành tựu cho nền
văn nghệ cách mạng Việt Nam.
Thâm nhập vào Việt Nam khoảng những năm 20, đã được giới thiệu
công khai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), tư tưởng Marxist cùng
14
với phong trào cách mạng đã tạo điều kiện cho văn học hiện thực phê phán
phát triển rực rỡ. Người có công đưa chủ nghĩa Marx vào đời sống văn nghệ
Việt Nam là Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) cùng nhóm Tứ Hải (1936-1939) ở
miền Bắc, nhóm Chân trời mới (1947-1949) ở miền Nam và những người
đồng chí hướng như Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Thiếu Sơn, Hợp Phố,
Bách Việt,
Sau giai đoạn mở đường cho chủ nghĩa Marx thâm nhập vào đời sống
sinh hoạt tư tưởng của Việt Nam là giai đoạn nhân rộng ảnh hưởng của lý luận
văn nghệ Marxist. Nhà xuất bản Sự thật đã cho dịch và xuất bản nhiều cuốn
sách thể hiện quan điểm của Marx, Engels, Lenin về văn học nghệ thuật. Từ
những năm 1960, tư tưởng văn nghệ Marxist đã trở thành tư tưởng chủ đạo.
Bên cạnh dịch thuật, nhiều nhà nghiên cứu còn vận dụng những nguyên tắc
của hệ thống tư tưởng này vào điều kiện văn hóa xã hội Việt Nam, cho ra đời
nhiều cuốn sách mới.
Sau 1975, với sự đóng góp của các nhà nghiên cứu đầu ngành như Lê
Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, , nhiều công
trình quan trọng nghiên cứu về chủ nghĩa Marx được biên dịch và giới thiệu,
thể hiện sự tiếp nhận cũng như vận dụng lý luận văn nghệ Marxist vào thực
tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam. Nội dung chính của các công trình trên
đều tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của lý luận văn nghệ Marxist, chỉ ra
nguồn gốc xã hội của văn nghệ, mối quan hệ giữa phản ánh với nhận thức, với
biểu hiện, sáng tạo và tác động, về vai trò quyết định của thế giới quan đối với
sáng tác, những phạm trù như tính giai cấp, tính đảng, về mối quan hệ giữa
văn nghệ và chính trị, vai trò lãnh đạo của đảng trong việc hướng đến một nền
văn nghệ tiên tiến của tương lai, trách nhiệm của văn nghệ sĩ trong việc xây
dựng và phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, Đây cũng chính
là đặc điểm có mối liên hệ thiết thân của văn học hiện thực chủ nghĩa. Hơn
15
nữa, hoạt động của các nhà nghiên cứu nhằm quảng bá cho chủ nghĩa Marx,
đã góp phần kích thích sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn học
Việt Nam thời kì trứng nước và làm điểm tựa cho nghiên cứu lý luận, phê
bình và lịch sử văn học nói chung và về chủ nghĩa hiện thực nói riêng từ đó về
sau.
Bên cạnh việc tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist, các nhà lý luận Việt
Nam còn tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các công trình nghiên
cứu nước ngoài.
2.1.2. Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực của nước ngoài
Trước 1975, để xây dựng bộ môn lý luận văn học, bên cạnh việc biên
soạn những bộ giáo trình đầu tiên, chúng ta đã dịch những công trình lý luận
văn học nước ngoài, nhất là của Liên Xô. Những công trình này đã có ảnh
hưởng lớn đối với nhiều giáo trình lý luận văn học về sau của Việt Nam.
Sau 1975, việc dịch thuật các công trình lý luận văn học của Liên Xô
tiếp tục được đẩy mạnh, như Lý luận văn học của Gulaiev (Đại học và trung
học chuyên nghiệp, 1982) và Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N. Pospelov
chủ biên (Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1985), Số phận lịch sử của chủ
nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác) của Boris Suskov (Tác
phẩm mới, tập 1 năm 1980 và tập 2 năm 1982) và Chủ nghĩa hiện thực phê
phán của X.M. Petrov (Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1986), Tâm lí
học sáng tạo của M.Ar. Naudov (Văn học, H. 1978), Sáng tạo nghệ thuật,
hiện thực, con người của M.B. Khravtrenko (Khoa học xã hội, 1984), Phương
Đông và phương Tây - Những vấn đề triết học, triết học lịch sử, văn học Đông
và Tây (Giáo dục, 1997), Đây là những giáo trình và công trình nghiên cứu
lý luận văn học có ảnh hưởng lớn đến việc biên soạn các bộ giáo trình lý luận
văn học của Việt Nam.
16
2.2. Vận dụng tư tưởng văn nghệ Marxist và lý luận về chủ nghĩa
hiện thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu lý luận văn học
Trước 1975, các nhà lý luận như Đặng Thai Mai, Nguyễn Lương Ngọc,
Hồng Chương, Lê Đình Kỵ, đã cho ra mắt những công trình lý luận văn
học có nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trên nền tảng lý luận văn nghệ
Marxist.
Sau 1975, có 6 bộ giáo trình lý luận văn học được biên soạn. Nội dung
về chủ nghĩa hiện thực chủ yếu được thực hiện bởi 3 nhà nghiên cứu Lê Đình
Kỵ, Phương Lựu và Đỗ Văn Khang.
Tìm hiểu những giáo trình lý luận văn học Việt Nam, không khó để
chúng ta nhận thấy những điểm tương đồng với các giáo trình lý luận Soviet,
từ quan điểm và phương pháp tiếp cận (xem chủ nghĩa hiện thực là kết quả
của quá trình phát triển tất yếu của mọi nền nghệ thuật chân chính và mọi nhà
văn, do đó, đề cao chủ nghĩa hiện thực hơn các giai đoạn văn học trước đó)
cho đến những luận điểm về chủ nghĩa hiện thực (nguyên lí khách quan,
nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc điển hình hóa,).
Tư tưởng Marxist và lý luận về chủ nghĩa hiện thực còn thể hiện qua
nhiều nghiên cứu chuyên sâu khác, bên ngoài phạm vi học đường. Hệ thống lý
luận được trình bày trong các công trình này thống nhất cao độ với quan điểm
của các giáo trình lý luận văn học, do cùng chịu ảnh hưởng của lý luận
Marxist nói chung và lý luận về chủ nghĩa hiện thực nói riêng. Đến lượt mình,
hệ thống lý luận này đã chi phối sâu sắc hoạt động nghiên cứu lịch sử và phê
bình văn học.
17
2.2.2. Nghiên cứu lịch sử văn học
Trước 1975, đã có những nghiên cứu nhằm vận dụng quan điểm Marxist
vào nghiên cứu lịch sử văn học như trường hợp của nhóm Lê Quý Đôn hay
Trương Tửu.
Sau 1975, với sự ra đời của lý luận văn học Việt Nam, nghiên cứu lịch
sử văn học ở Việt Nam đã có nền tảng lý luận tương đối vững chắc. Các giáo
trình văn học sử của Việt Nam đã quán triệt sâu sắc quan điểm Marxist trong
việc coi trọng nguồn gốc hiện thực của văn học, từ đó, đề cao tính chất hiện
thực, giá trị hiện thực của tác phẩm và ý thức xã hội của nhà văn. Tiếp thu
tinh thần đề cao chủ nghĩa hiện thực hơn so với phương pháp sáng tác khác
của các giáo trình lý luận văn học, các giáo trình lịch sử văn học cũng coi
trọng chủ nghĩa hiện thực hơn các trào lưu văn học khác. Lịch sử văn học
thường được xem xét như một quá trình chuẩn bị để tiến đến hình thành chủ
nghĩa hiện thực trong văn học.
Điều này cũng diễn ra trong bộ phận nghiên cứu lịch sử văn học nước
ngoài nhưng thể hiện đậm nét hơn trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt
Nam. Khảo sát các bộ giáo trình lịch sử văn học được biên soạn từ 1975 đến
nay, chúng ta nhận thấy yếu tố hiện thực, giá trị hiện thực, ý thức xã hội của
nhà văn luôn là những tiêu chí đánh giá quan trọng đối với văn học quá khứ.
Đặc biệt, văn học trung đại thế kỉ XVIII đã được xem là có sự hình thành và
phát triển của chủ nghĩa hiện thực, thể hiện qua sáng tác Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia Văn phái, Một số nhà
nghiên cứu khác thì xác định sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác
của Phạm Duy Tốn, Trần Chánh Chiếu, Phan Bội Châu, Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương, Tản Đà, với tinh thần chủ nghĩa hiện thực càng xuất hiện
sớm càng làm vinh dự cho văn học dân tộc.
18
Việc phân kì văn học cũng thể hiện mối quan hệ mật thiết với các sự
kiện trong đời sống chính trị hơn là gắn với đặc trưng thẩm mĩ của các hiện
tượng văn học, chẳng hạn việc chọn mốc 1930 – 1945, gắn với sự ra đời của
Đảng Cộng sản năm 1930,
Khi phân chia văn học thành các khuynh hướng văn học yêu nước, văn
học hợp pháp, văn học cách mạng, văn học lãng mạn, văn học hiện thực, ,
các nhà nghiên cứu cũng xuất phát trên tinh thần giai cấp, cho mỗi dòng là do
một giai cấp, xuất phát từ chỗ đứng xã hội và tâm lí nảy sinh từ chỗ đứng ấy,
tạo ra. Từ dó, đã có sự phân biệt đối xử với giữa các khuynh hướng văn học
với nhau. Trong khi văn học cách mạng và văn học hiện thực được đề cao thì
văn học lãng mạn, nhất là văn học “suy đồi” (tức mang dấu ấn hiện đại chủ
nghĩa hoặc tự nhiên chủ nghĩa) bị đánh giá thấp. Tình hình trên cũng ít nhiều
xuất hiện trong các nghiên cứu lịch sử văn học nước ngoài được biên soạn bởi
các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Ngoài những bộ giáo trình còn có các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về lịch sử văn học. Bộ phận này cũng quán triệt sâu sắc tư tưởng văn nghệ
Marx – Lenin nói chung và lý luận về chủ nghĩa hiện thực nói riêng. Tuy
nhiên, sự có mặt của các công trình này đã làm cho phạm vi và nội dung
nghiên cứu phong phú hơn, cho phép chúng ta hình dung một cách đầy đủ hơn
về lịch sử văn học, nhất là lịch sử văn học Việt Nam, trong đó có lịch sử hình
thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn học dân tộc.
2.2.3. Nghiên cứu phê bình văn học
Việc vận dụng tư tưởng Marxist và lý luận về chủ nghĩa hiện thực vào
phê bình đã tạo nên khuynh hướng phê bình xã hội học Marxist. Có nguồn
gốc từ Pháp, nơi ngành xã hội học ra đời, nhưng phê bình xã hội học lại phồn
thịnh ở Nga, bởi gắn với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX. Khuynh hướng phê bình này
19
thường dùng những yếu tố bối cảnh lịch sử, tiểu sử tác giả, để nghiên cứu,
lí giải tác phẩm. Ngược lại, từ nội dung tác phẩm, nhà phê bình có thể tìm
hiểu thực trạng xã hội và con người của tác giả lúc sinh thời. Khi đến Việt
Nam, phê bình xã hội học đã phát triển thành phê bình xã hội học Marxist,
giai đoạn phát triển tính duy lí cao nhất. Đây là giai đoạn mối quan hệ giữa
hiện thực và văn học đã được đúc kết thành lí thuyết phản ánh và văn học có
nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Vì vậy, nó thường quan tâm đến hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, đến nội dung, coi trọng tính hiện thực, tính giai cấp, chú ý
đến cái điển hình, phổ biến,
Trước 1975, Hải Triều và Trương Tửu (lúc này lấy bút danh là Nguyễn
Bách Khoa) cũng đã tìm đến phê bình xã hội học Marxist. Sau ngày độc lập,
sự thể chế hóa trong quản lí văn nghệ và nhất thể hóa phương pháp sáng tác,
phê bình đã khiến phê bình xã hội học Marxist trở thành phương pháp chủ
đạo. Một số xu hướng phê bình khác như phê bình tiểu sử, phê bình văn hóa –
lịch sử, trở thành một bộ phận hữu cơ của phê bình xã hội học Marxist. Một
số nhà nghiên cứu như Đỗ Đức Dục, Lê Đình Kỵ, đã thử bút với lối phê
bình mới này đối với các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
Đối với văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945, phương
pháp phê bình xã hội học có công trong việc khẳng định đóng góp của các nhà
văn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân,
Nguyên Hồng, Tuy nhiên, có những lúc, lối phê bình này cũng tỏ ra khắt
khe, như với Nguyễn Công Hoan, thậm chí, gây nên những oan sai nhất định,
như với Vũ Trọng Phụng, để đến sau 1975, nhờ sự đổi mới văn nghệ mới trả
lại vị trí xứng đáng cho nhà văn.
Trong khi văn học lãng mạn với hai hiện tượng Thơ Mới và Tự lực văn
đoàn bị “ngược đãi” thì văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 được “biệt
ái”. Sự phân biệt đối xử còn diễn ra với các nhà văn có hơi hướng hiện đại chủ
20
nghĩa hay tự nhiên chủ nghĩa. Tiêu chí để đánh giá ở đây là chỗ đứng và thái
độ chính trị của nhà văn cũng như chất lượng phản ánh cuộc sống trong tác
phẩm.
Sự quán triệt lý luận văn nghệ Marxist nói chung và cảm tình dành cho
chủ nghĩa hiện thực nói riêng cũng thể hiện trong phê bình văn học nước
ngoài. Các nhà nghiên cứu Việt Nam khi nghiên cứu văn học Nga, văn học
Pháp hay văn học Trung Quốc, , đều tỏ rõ quan điểm ủng hộ các nhà văn có
ý thức xã hội cao, những tác phẩm giàu giá trị hiện thực.
Nhìn chung, nghiên cứu văn học dựa trên tư tưởng văn nghệ Marxist đã
đem lại cho chúng ta nền tảng lý luận hệ thống và nhất quán, lí giải một cách
khách quan, khoa học những vấn đề nguồn gốc, bản chất, và quy luật vận
động và phát triển của văn học. Đối với chủ nghĩa hiện thực, lý luận văn nghệ
Marxist đã trở thành người đỡ đầu tận tụy và người quảng bá nhiệt thành.
Việc vận dụng quan điểm lý luận văn nghệ Marxist vào nghiên cứu văn học lý
luận, lịch sử và phê bình văn học đã đem lại cho chúng ta những thành quả
không nhỏ. Song, việc độc tôn một phương pháp đã khiến cho nền nghiên cứu
văn học của chúng ta trở nên máy móc và đơn điệu. Để khắc phục tình trạng
trên, chúng ta đã và đang đổi mới nghiên cứu văn học nói chung và nghiên
cứu chủ nghĩa hiện thực nói riêng.
Chương 3
ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
Việc đổi mới nghiên cứu văn học được bắt đầu từ việc đổi mới lý luận
văn nghệ Marxist, bởi nền lý luận này tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có
những giới hạn đòi hỏi vượt qua.
21
3.1. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist
3.1.1. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist ở Việt Nam
Trước 1975, lý luận văn nghệ Marxist đã trải qua không ít lần cọ xát. Từ
sau 1975, đời sống văn học có một sự thay đổi lớn. Nếu như trong sáng tác có
một sự thay đổi trong cảm hứng về hiện thực thì trong lý luận, phê bình cũng
xuất hiện nhu cầu nhận thức lại vấn đề phản ánh hiện thực.
Nguyễn Minh Châu băn khoăn với một hiện thực đang được mơ ước hơn
là đang tồn tại trong Viết về chiến tranh (Văn nghệ quân đội, 11/1978) và kêu
gọi Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Văn nghệ,
49/1987), Hoàng Ngọc Hiến qua Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật
nước ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, 23/1979) đã cho thấy văn học ta
là một “chủ nghĩa hiện thực phải đạo”, Lê Ngọc Trà với Văn nghệ và chính trị
(Văn nghệ, 1987) và Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực (Văn nghệ, 1988),
đã yêu cầu nhận thức lại những ý kiến về văn nghệ của Marx, Engels và Lenin,
về vấn đề phản ánh hiện thực và chức năng của văn học, Lại Nguyên Ân bất
bình với một lối phê bình “quyền uy” và phê bình “xu phụ”, tất cả đã làm
dấy lên nhu cầu đổi mới lý luận văn nghệ Marxist, vốn là tư tưởng cốt lõi, chỉ
đạo sáng tác và nghiên cứu văn học Việt Nam suốt thời gian qua.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhập cuộc, như Phong Lê, Nguyễn Văn Dân,
Nguyễn Văn Hạnh, Phương Lựu, Huỳnh Như Phương, Là một trong những
người nhiệt tình nhất, Trần Đình Sử Ông đã đóng góp bằng nhiều công trình
dài hơi lẫn rất nhiều bài báo giúp nhận diện những hạn chế của phản ánh luận.
Tuy nhiên, việc đổi mới ở ông chủ yếu là tăng cường vai trò chủ quan của
nghệ sĩ trên cơ sở kế thừa phần khách quan đã có trước đây, trong khi, một số
nhà nghiên cứu khác ra sức giới thiệu những thành quả đổi mới của lý luận
văn nghệ Marxist phương Tây.
22
3.1.2. Đổi mới lý luận văn nghệ Marxist trên thế giới
Trương Đăng Dung, Phương Lựu, Lộc Phương Thủy, Lê Huy Tiêu, ... là
những người đã ra sức dịch thuật và giới thiệu các nghiên cứu của các nhà
Marxist phương Tây của thế kỉ XX, như Plekhanov, Lukacs, Caudwell,
Fischer, R.Garaudy, Goldmann, Macherey, Mặc dù mỗi người đều có
hướng đi riêng của mình nhưng các nhà Marxist phương Tây thế kỷ XX vẫn
luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, đến đặc trưng mĩ
học của chủ thể sáng tạo cũng như khách thể thẩm mĩ trong tác phẩm nghệ
thuật nói chung và văn học hiện thực chủ nghĩa nói riêng, góp phần đưa lý
luận Marxist sang một giai đoạn phát triển mới.
Ở Trung Quốc, tồn tại ba khuynh hướng đối với chủ nghĩa Marx, gồm:
bảo vệ và phát triển (Lý Trạch Hậu, ), nhận thức lại những ý kiến của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx (Tưởng Khổng Dương, Từ Tuấn Tây, )
và xem xét lại những vấn đề chủ nghĩa Marx đặt ra gắn với tình hình cụ thể
của đất nước (Khiết Mẫn, Ba Kim, Vương Xuân Nghiêm, Trương Quýnh, ).
Nói chung, sự đổi mới lý luận văn nghệ Marxist đã tạo tiền đề cho việc
đổi mới quan điểm và phương pháp tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong nghiên
cứu văn học ở Việt Nam.
3.2. Đổi mới quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa hiện
thực
3.2.1. Đổi mới quan điểm trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực
Việc đổi mới quan điểm nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực được thể hiện
qua sự lên tiếng của nhiều nhà nghiên cứu về việc xem chủ nghĩa hiện thực
như một phạm trù giá trị. Chủ nghĩa hiện thực đã trở thành thước đo để đánh
giá văn học cổ, tiêu biểu là Truyện Kiều. Việc hạ thấp các trào lưu văn học
khác như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên và các
trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại, đồng thời tôn vinh chủ nghĩa hiện thực một
23
cách quá đáng cũng không được chấp nhận. Việc lấn át của giá trị hiện thực
đối với giá trị nhân đạo, vốn là tiêu chuẩn cao nhất của một tác phẩm chân
chính cũng bị phản đối. Các nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Lê Ngọc
Trà, Bùi Duy Tân, Phong Lê, Trần Nho Thìn, Phạm Quang Long, Đỗ Lai
Thúy, không những chỉ ra biểu hiện, mà còn tiến tới trù liệu hậu quả và giải
thích nguyên nhân. Từ đó, họ đã đề xuất những giải pháp nhằm dân chủ hóa
văn học.
Cuộc đấu tranh của các nhà nghiên cứu này đã có ảnh hưởng tích cực,
giúp cho nghiên cứu văn học có dịp xem xét lại những vấn đề bất cập, từ đó,
bổ khuyết những trang lịch sử văn học còn có nhiều khoảng trắng và những
trường hợp phê bình đã trở thành “vụ án”. Hơn nữa, trong các nghiên cứu về
sau, thái độ nghiên cứu đã cởi mở hơn, cho phép nhìn thấy sự giao thoa giữa
các trào lưu, phương pháp sáng tác trong cùng một tác giả, tác phẩm cụ thể.
Bên cạnh đó, còn có xu hướng nhận thức lại vấn đề chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa (XHCN) cùng mối quan hệ của phương pháp sáng tác này
với chủ nghĩa hiện thực. Họ cho rằng không nên xem chủ nghĩa hiện thực
XHCN là sự phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn chủ nghĩa hiện thực và chủ
nghĩa hiện thực không phải là bệ phóng, là tiền thân của chủ nghĩa hiện thực
XHCN, mà đó là hai phương pháp sáng tác có mối quan hệ đồng đẳng với
nhau. Thậm chí, có người còn yêu cầu nhận thức lại khái niệm phương pháp
sáng tác, vốn ra đời cùng với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa
vì cho rằng khái niệm này không có hạt nhân khoa học vững chắc. Những
người tham gia gồm có Nguyễn Văn Dân, Phạm Vĩnh Cư, Phong Lê, Trần
Đình Sử, Qua việc nhận thức lại ấy, chủ nghĩa hiện thực đã được nhìn nhận
trong mối quan hệ bình đẳng hơn với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa,
đồng thời được nghiên cứu sâu sắc hơn.
24
3.2.2. Đổi mới phương pháp trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực
Từ quan điểm cởi mở, các nhà nghiên cứu đã đổi mới phương pháp
nghiên cứu văn học hiện thực. Từ sự tiếp thu thành quả của thi pháp học hiện
đại với các bộ phận như thi pháp học, phong cách học, tự sự học, phân tâm
học, tiếp nhận văn học, kí hiệu học và ngôn ngữ học,, các nhà nghiên cứu đã
vận dụng vào nghiên cứu văn học hiện thực và đã thu được những kết quả
đáng khích lệ. Những người đi tiên phong gồm có Trần Đình Sử, Đỗ Đức
Hiểu, Nguyễn Đăng Mạnh, Trịnh Bá Đĩnh, và những thầy cô giáo giảng
dạy văn học nước ngoài và ngôn ngữ như Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Lê
Nguyên Cẩn, Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân Hạo,
Do tiếp thu cùng một lúc nhiều phương pháp nên mỗi phương pháp chưa
được sử dụng triệt để nhằm phát huy cao độ hiệu quả của mình và thường
được sử dụng trong sự pha trộn với nhau. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa phương
pháp nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực đã mở thêm nhiều cánh cửa vào thế giới
văn học, hứa hẹn mang lại những đề tài mới, những phát hiện mới, với chất
lượng mới.
3.3. Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực
3.3.1. Chủ nghĩa hiện thực trong thế kỉ XX
Cuối thế kỉ XIX, người ta đã có ý định “khai tử” chủ nghĩa hiện thực.
Song, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện đại vẫn không thể gạt chủ nghĩa
hiện thực ra khỏi sân khấu nghệ thuật. Sang thế kỉ XX, tình hình sáng tác cho
thấy đã có một sự thay đổi lớn trong cách đọc cũng như cách viết. Do đó, chủ
nghĩa hiện thực cổ điển sẽ không có đất sống nếu không thay đổi mình. Mở
lòng ra đón nhận những tinh hoa của các trào lưu văn học khác, chủ nghĩa hiện
thực đã thực sự “chung sống hòa bình” với các khuynh hướng văn học khác.
Tuy nhiên, trong các sáng tác của văn học thế kỉ XX, người ta vẫn nhận
thấy sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa hiện thực, thể hiện qua nhiều biến dạng
25
khác nhau, như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện thực tâm lí, chủ nghĩa
hiện thực cấu trúc, Hơn nữa, trong những nhà văn hiện đại nhất như E.
Heminway, J. Joyce, , người ta vẫn nhận thấy dấu vết của chủ nghĩa hiện
thực truyền thống. Đó là chưa kể, ở Việt Nam và Trung Quốc, sau khi văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa mất dần ánh hào quang, văn học hiện thực chủ
nghĩa lại “lên nước”.
Như vậy, trong thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực vẫn còn để lại dấu ấn
đậm nét trong sáng tác, do đó, vấn đề chủ nghĩa hiện thực không hề mờ nhạt
trong nghiên cứu.
3.3.2. Nhận diện chủ nghĩa hiện thực những năm đầu thế kỉ XXI
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình xã hội và tâm lí con người có nhiều thay
đổi, do đó, các nhà văn khi sáng tác không mặn mà lắm với vấn đề xác định
một phương pháp sáng tác cụ thể, mà thường có sự hòa trộn các phương pháp,
các thủ pháp với nhau. Đến lượt độc giả, họ cũng tiếp nhận tác phẩm trên tâm
thế không quan tâm nhiều đến phương pháp sáng tác. Thậm chí, kinh tế thị
trường, với sự thương mại hóa ấn phẩm nghệ thuật, đã tác động mạnh mẽ đến
thị hiếu tiêu dùng, khiến người đọc lại chú ý hơn đến những thể loại tiểu
thuyết phiêu lưu, trinh thám, , và bị tác động bởi những yếu tố quảng cáo,
tiếp thị khi tìm đến văn học.
Trước tình hình đó, có vẻ văn học hiện thực chủ nghĩa cũng như việc
nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực có tiền đồ không mấy xán lạn. Tuy nhiên,
trong sáng tác, người ta vẫn không thể cắt đứt hòa toàn với truyền thống hiện
thực chủ nghĩa. Trong nghiên cứu, việc đổi mới quan niệm và đa dạng hóa
phương pháp nghiên cứu đã mở thêm nhiều lối đi vốn còn đóng kín trước kia
với văn học hiện thực. Điều đó, cho phép chúng ta có thể khai thác vấn đề trên
những bình diện mới, soi xét văn học bằng những ánh sáng mới.
26
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng quan trọng trong đời sống văn
học. Còn có nhiều cách lí giải khác nhau về khái niệm và lịch sử hình thành,
nhưng với tư cách là một hiện tượng lịch sử - cụ thể ra đời ở Tây Âu vào thế
kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ vào
bậc nhất trong tiến trình văn học thế giới, cống hiến cho nhân loại những tác
phẩm xuất sắc, những nhà văn ưu tú.
Chủ nghĩa hiện thực hình thành trong văn học Việt Nam có thể chịu ảnh
hưởng từ nhiều nguồn khác nhau nhưng việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực
ở Việt Nam lại chịu sự chi phối mạnh mẽ từ lý luận văn nghệ của Soviet. Lý
luận văn học Việt Nam đã tiếp thu thành quả nghiên cứu của lý luận văn học
Soviet, từ quan điểm và phương pháp tiếp cận đến nội dung của chủ nghĩa
hiện thực. Sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist có thể thấy qua việc nghiên
cứu và truyền bá tư tưởng văn nghệ của Marx, Engels, Lenin, cho đến tiếp thu
các công trình nghiên cứu lý luận văn học. Kết quả của quá trình tiếp thu đó
đã được vận dụng vào mọi hoạt động nghiên cứu văn học ở Việt Nam, từ việc
biên soạn các giáo trình lý luận văn học, lịch sử văn học để giảng dạy trong
nhà trường, cho đến những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, lý luận và phê
bình văn học.
Nhìn chung, việc tiếp thu lý luận văn nghệ Marxist đã đem lại cho
chúng ta một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh, để lí giải và bình giá các hiện
tượng văn học. Việc nghiên cứu văn học dựa trên nền tảng lý luận văn nghệ
Marxist đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng khuôn mặt cho nghiên
cứu văn học Việt Nam hiện đại, đóng góp vào sự phát triển của văn nghệ cách
mạng nói chung và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu văn học hiện
thực chủ nghĩa nói riêng.
27
Tuy nhiên, bản thân lý luận văn nghệ Marxist dù có nhiều ưu điểm cũng
không thể tồn tại độc tôn. Thực tế, việc vận dụng lý luận văn nghệ Marxist
lắm khi cũng sơ lược, máy móc, khiến nghiên cứu văn học ngày càng đánh
mất vai trò tích cực của mình. Để khắc phục tình hình, một mặt, chúng ta đã
tiếp thu những thành quả đổi mới lý luận văn nghệ Marxist trên thế giới, mặt
khác, đẩy mạnh đổi mới tư duy và phương pháp nghiên cứu văn học, từ việc
tiếp thu và vận dụng một cách đa dạng các phương pháp nghiên cứu văn học
đã được phát hiện và ngày càng phát huy hiệu quả trong những nền nghiên
cứu văn học tiên tiến trên thế giới. Tất nhiên, sự đổi mới vẫn được tiến hành
trên cơ sở giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ của nền tảng cũ. Kết quả đem
lại cho thấy, nhờ sự đổi mới từ quan điểm đến phương pháp tiếp cận, văn học
hiện thực chủ nghĩa đã được nghiên cứu một cách phong phú, đa diện, góp
phần bổ sung những khiếm khuyết, sửa chữa những sai sót của phương pháp
cũ và phát hiện thêm nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, nhiều giá trị mới.
Trên tinh thần đổi mới ấy, chúng ta có thêm cơ sở để nhìn lại sự phát
triển của chủ nghĩa hiện thực trong thời gian qua và tương lai của trào lưu này
trong đời sống văn học sắp tới. Có thể thấy, chủ nghĩa hiện thực đã từng là
một trào lưu văn học mà sự phát triển của nó vượt qua mọi biên giới lãnh thổ
của các quốc gia, tên tuổi của nó đã đi vào vô số những công trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, số phận của chủ nghĩa hiện thực cũng gặp không ít thăng trầm, kể
cả trong sáng tạo lẫn nghiên cứu. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đã có ý định “tính
sổ” với nó nhưng với sức sống mãnh liệt của mình, chủ nghĩa hiện thực vẫn
tồn tại cho đến hôm nay, dưới nhiều biến thể khác nhau. Tuy không còn là
phương pháp sáng tác chủ đạo, nhưng giữa thời đại mà sự pha trộn, thậm chí
sự “thờ ơ” với phương pháp sáng tác, thì việc chủ nghĩa hiện thực để lại dấu
ấn không kém phần đậm nét của mình trong những sáng tạo nghệ thuật, đã nói
lên sức sống bất diệt của nó. Trong nghiên cứu văn học, cơn sốt chủ nghĩa
28
hiện thực đã hạ nhiệt, có lúc hứng thú thẩm mĩ để biện giải chủ nghĩa hiện
thực trở nên nguội lạnh, nhưng không ai nghĩ rằng nên cất những tác phẩm
hiện thực vào một ngăn tủ yên tĩnh nào đó. Bằng những phương pháp nghiên
cứu mới, văn học hiện thực chủ nghĩa vẫn không ngừng được khám phá, phát
hiện những giá trị mới. Những vấn đề lý luận của chủ nghĩa hiện thực vẫn là
những gợi ý quan trọng, những nguyên tắc có tính chất cơ bản trong việc
nghiên cứu văn học trong tương lai.
Nỗ lực và thành quả nghiên cứu văn học của Việt Nam được ghi nhận từ
rất sớm, nhưng khoa nghiên cứu văn học Việt Nam được hình thành và phát
triển tương đối muộn so với thế giới. Là kẻ hậu sinh, chúng ta có nhiều thuận
lợi trong việc kế thừa thành quả của các bậc tiền bối. Chúng ta đã làm tốt điều
đó đối với thành tựu lý luận văn nghệ Marxist. Tuy nhiên, việc chậm cải tiến
công tác nghiên cứu văn học, bằng cách thu nạp những thành tựu nghiên cứu
văn học, nhất là của phương Tây, đã và đang khiến chúng ta tụt hậu. Ý thức
được tình trạng ấy, khoa nghiên cứu văn học Việt Nam đang nỗ lực cải tổ,
nhanh chóng học tập kinh nghiệm của các nền nghiên cứu văn học tiên tiến để
hội nhập với thế giới. Nhờ đó, chủ nghĩa hiện thực, tuy đã được quan tâm
nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, ngày nay, cũng được khai thác
một cách đa dạng hơn. Thành quả bước đầu tuy còn khiêm tốn, nhưng về
đường hướng phát triển, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, vấn đề chủ
nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học Việt Nam sẽ ngày càng được
nghiên cứu toàn diện hơn.
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), “Về sự vận động và phát triển của chủ
nghĩa hiện thực”, Tạp chí Khoa học xã hội (số 8), trang 36-44, nxb. Viện Khoa học
xã hội Việt Nam, Viện phát triển bền vững Nam Bộ (ISSN: 1589-0136), sau in trong
sách Những vấn đề văn học, ngôn ngữ và giảng dạy ngữ văn (nxb. Giáo dục Việt
Nam, 2011), trang 47-55.
2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010), “Phát biểu của Nam Cao về chủ nghĩa
hiện thực”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ (số 13), trang 64-72, Nxb.
Trường Đại học Cần Thơ (ISSN: 1859-2333).
3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010), “Về vị trí và mối quan hệ của chủ nghĩa
hiện thực với các trào lưu văn học khác trong lý luận văn học Việt Nam sau 1975”,
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM (số 5), trang 119-128, Nxb. Đại học
Sư phạm TP.HCM (ISSN: 1859-3100), sau in trong sách Những vấn đề văn học,
ngôn ngữ và giảng dạy ngữ văn (nxb. Giáo dục Việt Nam, 2011), trang 57-64.
4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), “Ranh giới nhòe giữa văn học lãng mạn
và văn học hiện thực”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ (số 22b), trang
138-144, Nxb. Trường Đại học Cần Thơ (ISSN: 1859-2333).
5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Bàn về quan niệm không có chủ nghĩa”,
tạp chí Văn học nước ngoài (số 3), trang 52-61, Nxb. Hội Nhà văn Việt Nam (ISSN:
1859-4670).
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong trước
tác của Lê Đình Kỵ”, Hội thảo Thông báo khoa học Ngữ văn 2014 (12.2014) của
Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), “Chủ nghĩa hiện thực như một phạm trù
giá trị”, tạp chí Nghiên cứu văn học (2), trang 60-73, Viện Văn học (ISSN 1859 –
2856).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_chu_nghia_hien_thuc_trong_khoa_nghien_cuu_van_hoc_o_viet_nam_tu_1975_den_nay_4446.pdf