Cơ sở hạ tầng: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức
độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,180 điểm.
- Về môi trường sống: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm
thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,105 điểm.
- Chính sách đầu tư: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì
mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,848 điểm.
- Tài nguyên thiên nhiên: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm
thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,101 điểm.
- Về xúc tiến thương mại và marketing địa phương: Khi nhà đầu tư đánh giá
yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú
Quốc tăng thêm 0,065 điểm
18 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ VĂN THIỆN
VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUỐC
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phú Quốc là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của tổ
quốc và là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng đảo Phú
Quốc trở thành đặc khu hành chính – kinh tế vào năm 2020.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, vốn đầu tư là một yếu tố không thể
thiếu đòi hỏi Phú Quốc cần phải có các biện pháp tăng cường vốn một cách hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã chọn đề tài: “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã
hội đảo Phú Quốc” để thực hiện luận án tiến sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra các giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH tại đảo
Phú Quốc trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài phải giải quyết được các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH thời gian qua tại Phú Quốc như thế
nào? (2) Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc ra sao?
(3) Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc là gì? (4) Chiều
hướng và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến thu hút vốn đầu tư tại đảo Phú
Quốc như thế nào? (5) Giải pháp gì để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH
tại đảo Phú Quốc trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn đầu tư cho
phát triển KTXH đảo Phú Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển
KTXH đảo Phú Quốc giai đoạn 2011-2016 trên cả hai mặt: huy động và sử dụng vốn
đầu tư.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: đề tài thu thập cả 2 loại số liệu sơ cấp và thứ
cấp, số liệu thu thập thứ cấp từ năm 2011 đến hết năm 2016, thời gian khảo sát số liệu
sơ cấp từ 01/10/2016 đến 31/12/2016 và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số
liệu.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính
và định lượng bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, kế thừa, phương
pháp chuyên gia và phương pháp phân tích định lượng với mô hình phân tích khám
phá kết hợp với hồi quy đa biến.
1.6. Tổng quan về các nghiên cứu trước đó đã công bố
Các nghiên cứu ngoài nước có thể tóm tắt qua các công trình nghiên cứu của
Robert Solow (1956), Michael Regan (2016), Lin Xiong (2010), Dunning (1977),
3
Kinda (2010), Vidya Bhushan Rawat, Mamidi Bharath Bhushan, Sujatha Surepally
(2011).
Các nghiên cứu trong nước có thể kể đến như Nguyễn Văn Hùng (2009),
Nguyễn Văn Bình (2017), Nguyễn Văn Dũng (2014), Nguyễn Hồng Hà (2015), Bùi
Mạnh Cường (2012), Mai Văn Nam (2008), Lê Vinh Danh (2004), Phan Thanh Mão
(2003), Nguyễn Đầu (2005), Nguyễn Thị Giang (2010), Đinh Văn Phương (1999).
Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về vốn đầu tư cho địa
phương đặc thù sắp trở thành đặc khu hành chính – kinh tế đầu tiên ở Việt Nam vào
năm 2020 như Phú Quốc vẫn còn chưa được làm rõ.
Điểm mới của nghiên cứu thể hiện qua các điểm sau: (1) Nghiên cứu có sự
kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng với hệ thống thang đo đặc thù
riêng cho điều kiện của đảo Phú Quốc; (2) Với tài liệu phong phú, tin cậy đã làm rõ
được thực trạng và tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH đảo Phú Quốc
giai đoạn 2011-2016; (3) Luận án đã rút ra được những kết luận khách quan về kết
quả đạt được, đặc biệt là phát hiện được nhiều hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội; (4) Đề xuất được các giải pháp
tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc thời gian tới.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý
thuyết về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.
- Về mặt thực tiễn: Giúp chính quyền địa phương có cơ sở để tăng cường vốn
đầu tư hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển KTXH của địa phương
vốn có nhiều tiềm năng nhưng thiếu vốn cho đầu tư phát triển, là tài liệu tham khảo
quan trọng cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư.
1.8. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư đối với phát triển KTXH.
Chương 3: Thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT tại đảo Phú
Quốc.
Chương 5: Kết luận và giải pháp tăng cường VĐT cho phát triển KTXH tại
đảo Phú Quốc.
1.9. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên, từ khung lý thuyết và các công trình nghiên
cứu trước đó, tác giả đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu phù hợp, sau đó tiến
hành phân tích thực trạng, đánh giá tác động của vốn đầu tư đối với phát triển
KTXH, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào đảo Phú Quốc,
từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra
giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH tại Phú Quốc.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Đầu tư và đầu tư phát triển
Đầu tư là tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để đưa một phần của cải xã hội đã tích lũy
được vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra nhiều của cải hơn trong tương lai.
Đầu tư là chìa khóa của tăng trưởng kinh tế.
Đỗ Phú Trần Tình (2009), cho rằng đầu tư phát triển là đầu tư tài sản vật chất
và sức lao động, trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm
tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế.
2.2. Vốn đầu tư
2.2.1. Khái niệm
Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng
hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Tương ứng với sự phân biệt
chức năng của hai loại tài sản: sản xuất và phi sản xuất, vốn đầu tư cũng được chia
thành hai loại: vốn đầu tư sản xuất và phi sản xuất.
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư gồm 3 nguồn chính: nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước,
nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
2.2.3. Huy động vốn đầu tư
- Khái niệm
Lê Văn Khâm (2001), huy động vốn cho đầu tư là quá trình xác định, tìm kiếm
các nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động đầu tư
nào cũng cần phải giải bài toán về vốn như: xác định lượng vốn cần thiết? lượng vốn
đó sẽ lấy từ nguồn nào? tiềm năng của mỗi nguồn ra sao? khả năng tham gia của mỗi
nguồn? và làm thế nào để khai thác được?
- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ huy động vốn đầu tư
Mức độ huy động vốn đầu tư thường được tính dựa trên các chỉ tiêu sau: tổng
mức huy động; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với nhu cầu, kế hoạch; tốc độ tăng
trưởng VĐT; tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện so với cả nước và các vùng khác và cuối
cùng là cơ cấu vốn đầu tư.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã
hội
Việc huy động vốn đầu tư vào quốc gia hay địa phương thường chịu ảnh hưởng
bởi các nhân tố sau: (1) Đối với nguồn vốn khu vực nhà nước thường ảnh hưởng bởi
quy hoạch kinh tế của địa phương, nguồn thu ngân sách, sự quan tâm từ trung ương
và chính sách phát triển doanh nghiệp nhà nước; (2) Đối với nguồn vốn không thuộc
khu vực nhà nước thường được ảnh hưởng bởi các nhân tố như cơ sở hạ tầng, chính
sách đầu tư, môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên, xúc tiến thương mại và
5
marketing địa phương, nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng và cuối cùng là yếu tố chi phí
đầu vào.
2.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư người ta dùng hệ số ICOR, hệ số này
phản ánh quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế (mô hình Harrod - Domar).
Hiệu quả vốn đầu tư ảnh hưởng bởi các nhân tố như điều kiện tự nhiên; chính
sách kinh tế; các nhân tố về chính trị, văn hóa, xã hội lịch sử, tập quán; và các nhân tố
về năng lực chủ đầu tư.
2.3. Phát triển kinh tế xã hội và vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển
kinh tế xã hội
2.3.1. Phát triển kinh tế xã hội
Phan Thúc Huân (2006) cho rằng phát triển kinh tế xã hội là một quá trình
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.
Phát triển kinh tế xã hội bao hàm sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô
sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội.
2.3.2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội
Vốn đầu tư phát triển có các vai trò sau đối với phát triển KTXH:
- Thứ nhất, vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh.
- Thứ ba, tăng cường khai thác những lợi thế tuyệt đối và tương đối để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Thứ tư, giúp giải quyết các vấn đề xã hội.
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội
Để đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội người ta thường dùng ba nhóm
chỉ số chính: (1) Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, (2) Chỉ số về cơ cấu kinh tế và (3)
Các chỉ số về phát triển xã hội.
2.4. Khu kinh tế đặc biệt và vai trò đối với phát triển KTXH
Dobrogonov và Farole (2012), định nghĩa Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) là khu
vực được xác định về vị trí địa lý trong một quốc gia, hoạt động với chế độ hành
chính, quy định riêng so với các địa phương khác.
Theo tiêu chí của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Khu kinh
tế đặc biệt được chia thành ba loại chính sau: khu thương mại tự do (FTZ), khu chế
xuất (EPZ) và các khu vực đa mục đích (MPZ).
Theo Ge (1999), cho rằng việc thành lập các khu kinh tế đặc biệt có một số lợi
ích sau đây: Tạo ra việc làm cho người lao động, tăng cường xuất khẩu và đa dạng
hóa các sản phẩm của nền kinh tế, tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách cho địa
phương, kích thích các doanh nghiệp bên ngoài khu kinh tế phát triển và tiếp thu
được nguồn công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.
2.5. Kinh nghiệm về tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
6
Qua một số kinh nghiệm về tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư ở một
số quốc gia và địa phương, Phú Quốc đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như:
cần phải xây dựng cơ chế đặc thù, mạnh dạn áp dụng các mô hình hợp tác công tư,
tăng cường cải cách hành chính, phát triển đào tạo nghề và có nhiều chính sách ưu đãi
về thuế.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày một cách khá chi tiết cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư cho
phát triển KTXH làm cơ sở để nghiên cứu những chương tiếp theo.
7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUỐC
3.1. Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đảo Phú Quốc
Phú Quốc vốn được thiên nhiên ban tặng cho một tài sản vô giá đó là tài nguyên
núi, rừng và biển thuận lợi cho phát triển du lịch về biển đảo, du lịch sinh thái và nghỉ
dưỡng thuộc hàng đầu trong khu vực và thế giới. Về kinh tế xã hội thời gian gần đây
đã có nhiều khởi sắc như tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, thu nhập bình
quân đầu người thuộc hàng cao nhất cả nước, trình độ dân trí ngày càng được cải
thiện.
3.2. Tình hình huy động vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc
3.2.1. Các chính sách huy động vốn đầu tư của Đảo Phú Quốc
Thời gian qua Chính phủ lẫn chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách
để thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc một cách hiệu quả như việc xây dựng Đề án phát
triển Phú Quốc đến năm 2030, thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc để giải
quyết một số công việc cấp bách tại địa phương và một số cơ chế đặc thù tạo cơ chế
thông thoáng cho Phú Quốc phát triển. Tuy nhiên một số chính sách ưu đãi khác như
thuế, tiền thuê đất, một số loại hình kinh doanh đặc thù như casiovẫn không có gì
mới so với những quy định trước đây
3.2.2. Tình hình doanh nghiệp đầu tư và dự án đăng ký
3.2.2.1. Về tình hình doanh nghiệp đầu tư
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cho thấy số lượng
doanh nghiệp tại Phú Quốc tăng nhanh qua các năm, trung bình 6,9%/năm, trong đó
tăng nhanh và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 99%.
3.2.2.2. Về các dự án đăng ký
Với tiềm năng thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, giai đoạn 2011 - 2016 đảo Phú
Quốc thu hút và cấp phép được 193 dự án đầu tư trên đảo, với tổng vốn đầu tư
215.194 tỷ đồng, tập trung phần lớn vào lĩnh vực du lịch và lữ hành.
3.2.3. Tình hình quy mô huy động vốn đầu tư của đảo Phú Quốc
Tổng mức đầu tư vốn tại đảo Phú Quốc giai đoạn 2011 – 2016 có tốc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm 41,2% và trung bình chiếm khoảng 44,2% vốn đầu tư
của toàn tỉnh. Nếu so với kế hoạch cho cả giai đoạn 2011-2016 thì vốn huy động đạt
117% so với kế hoạch.
Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn tập trung chủ yếu vào 2 khu vực là vốn
từ khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, còn thành phần vốn đầu tư nước
ngoài và nguồn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
8
Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tư tại Phú Quốc giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
VĐT tỉnh Kiên Giang 20.150 24.407 28.289 33.438 40.517 46.850
Kế hoạch huy động 4.000 4.800 5.700 6.912 10.000 15.000
VĐT của Phú Quốc 3.697 3.178 3.456 7.435 15.933 20.720
- So với toàn tỉnh (%) 18,3 13,0 12,2 22,2 39,3 44,2
- So với kế hoạch (%) 92,4 66,2 60 107,6 159,3 138,2
- Tốc độ tăng trưởng vốn (%) 8,4
-14 8,7 115,1 114 30
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
3.2.4. Tình hình cơ cấu huy động vốn đầu tư của đảo Phú Quốc
Cơ cấu vốn đầu tư từ khu vực nhà nước và ngoài nhà nước có sự đối lập nhau,
cụ thể năm 2011 tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước là 71,2% đến năm 2016 chỉ
còn 13,4%; trong khi đó vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước năm 2011 chiếm tỷ
trọng là 28,5% đến năm 2016 tăng lên 86,06%.
3.2.4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khu vực nhà nước
- Phân theo nguồn hình thành
Vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 mặc dù có tăng nhưng xét về tỷ
trọng lại giảm nhiều so với vốn khu vực tư nhân. Như chúng ta đã biết Phú Quốc hiện
nay mặc dù được quy hoạch trở thành khu kinh tế và dự kiến sẽ trở thành đặc khu
hành chính – kinh tế vào năm 2020. Do vậy hiện tại về hành chính Phú Quốc vẫn là
đơn vị hành chính cấp huyện vì thế nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước vẫn phải
nằm trong vòng kiểm soát của tỉnh Kiên Giang.
- Phân theo cấp quản lý
Vốn đầu tư khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2016 nếu theo cấp quản lý ta
thấy nguồn vốn do trung ương quản lý có xu hướng ngày càng giảm và tăng dần đầu
tư từ ngân sách địa phương.
3.2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước
Qua phân tích cho thấy vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
tăng đều qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 76,2%. Xét về tỷ trọng năm
2011 chiếm 28,4% và tăng lên 86,12% năm 2016 tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Xét về
cơ cấu vốn ngoài nhà nước thì cả 2 nguồn là vốn từ doanh nghiệp và vốn từ khu vực
dân cư đều tăng nhanh, trong đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh hơn.
9
3.2.4.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ nước ngoài
Nhìn chung vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua tại Phú Quốc không cao.
Theo số liệu cho thấy đến thời điểm hiện tại số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chỉ có 3 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, vốn đầu tư chiếm 0,46% trong tổng
vốn đầu tư năm 2016.
3.2.4.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ các nguồn khác
Đối với vốn đầu tư từ các nguồn khác như vốn xã hội hóa, vốn người dân tự
đóng góp để xây dựng các công trình công cộng như đường nông thôn, các công trình
phúc lợi xã hội khácTheo thống kê năm 2016, vốn đầu tư từ nguồn này là 9 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 0,04% tổng vốn đầu tư.
3.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc
3.3.1. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư tại đảo Phú Quốc
Dịch vụ và các ngành khác có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các lĩnh vực
khác. Năm 2016 vốn đầu tư tăng khoảng 8 lần so với năm 2011, chiếm tỷ trọng
85,5% trong tổng vốn đầu tư. Trong cơ cấu vốn đầu tư vào ngành dịch vụ và các
ngành khác thì vốn đầu tư vào ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú chiếm 54,96%, kinh
doanh bất động sản 9%, dịch vụ vận tải 6%, vui chơi giải trí 4% tổng vốn đầu tư của
Phú Quốc, điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn đổ về Phú Quốc tập trung chủ yếu vào
ngành du lịch là chủ yếu.
Bảng 3.9. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư tại Phú Quốc
giai đoạn 2011-2016
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng 3.697 3.178 3.456 7.435 15.933 20.720
1. Nông-lâm - thủy sản 97 145 158 170 364 518
2. Công nghiệp, XDCB 814 1.079 1.271 974 1.977 2.493
3. Dịch vụ và các ngành khác 2.786 1.954 2.027 6.291 13.592 17.709
Cơ cấu sử dụng VĐT (%) 100 100 100 100 100 100
1. Nông-lâm – thủy sản (%) 2,6 4,5 4,5 2,3 2,3 2,5
2. Công nghiệp, XDCB (%) 22 34 36,8 13,1 12,4 12
3. Dịch vụ và các ngành khác (%) 75,4 61,5 58,7 84,6 85,3 85,5
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Phú Quốc
Hệ số ICOR tại Phú Quốc năm 2011 là 3,1 đến năm 2016 tăng lên 7,2, tính
cho cả giai đoạn 2011 -2016 là 5,9. Với số liệu trên cho thấy trung bình giai đoạn
2011-2016 nhà đầu tư bỏ thêm 5,9 đồng có thể mang lại cho nhà đầu tư 1 đồng GDP
10
tăng thêm. Nếu xét đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các lĩnh vực tính toán
được thì lĩnh vực nông – lâm, hải sản là ngành có ICOR thấp nhất (0,6), kế đến là
ngành công nghiệp và xây dựng (3,8) và cuối cùng là ngành dịch vụ (9,4).
3.3.3. Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc
3.3.3.1. Tác động của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế
Nhờ tăng cường đầu tư tốc độ tăng trưởng GDP của Phú Quốc tăng qua các
năm, trung bình của cả giai đoạn là 26,4%.
3.3.3.2. Tác động của vốn đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Quốc chuyển dịch theo hướng
có lợi, tăng dần các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng và giảm dần ở khu vực
nông – lâm nghiệp, thủy sản. Nếu như năm 2011 tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 38,4%
thì đến năm 2016 tăng lên 47%.
3.3.3.3.Thu nhập bình quân của người dân địa phương
Thu nhập bình quân của người dân đảo Phú Quốc ngày càng tăng lên, năm
2011 là 2.145USD đến năm 2016 là 6.063USD, trung bình cao gấp 3 lần của cả nước.
3.3.3.4. Các chỉ tiêu xã hội khác
Việc tăng vốn đầu tư không những góp phần cải thiện đáng kể mức sống người
dân, mà các chỉ tiêu khác như vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo đói, người dân
được tiếp cận với dịch vụ giáo dục, y tế cũng được tốt hơn. Thực tế cho thấy giai
đoạn 2011-2016, nhờ tăng vốn đầu tư đã góp phần làm cho kinh tế của đảo Phú Quốc
có tốc độ tăng trưởng đáng kể, là điều kiện để Phú Quốc cải thiện một số chỉ tiêu về
phát triển KTXH.
3.4. Đánh giá thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Về huy động vốn đầu tư: Giai đoạn 2011-2016, Phú Quốc đã có nhiều
thành công trong việc huy động vốn đầu tư, thể hiện qua các mặt như tăng quy mô
huy động vốn, thu ngân sách cho địa phương tăng, thu hút vốn đầu tư tư nhân ngày
càng nhiều, số lượng các dự án đăng ký đã và đang triển khai ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng.
- Về sử dụng vốn đầu tư: Phú Quốc đã có nhiều thành công như góp phần
tăng trưởng kinh tế địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi; tăng
năng suất lao động và cải thiện mức sống người dân; người dân được tiếp cận với
dịch vụ giáo dục, y tế được tốt hơn; giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói tại địa
phương.
3.4.2. Những hạn chế
- Những hạn chế về huy động vốn đầu tư: Huy động vốn cho phát triển cơ sở
hạ tầng còn hạn chế, chưa có nhiều chính sách đột phá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
còn quá ít so với tiềm năng.
- Về sử dụng vốn đầu tư: Chưa chú trọng đến việc phát triển cân đối giữa các
ngành; hiệu quả sử dụng vốn còn thấp chưa tương xứng với quy mô đầu tư; tỷ lệ vốn
11
đầu tư cho phát triển giáo dục, y tế còn thấp; chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ
môi trường; tình trạng bất ổn xã hội vẫn còn xảy ra.
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân hạn chế về huy động vốn đầu tư: về huy động vốn đầu tư
trước tiên là hạn chế về huy động vốn từ khu vực nhà nước, đặc biệt là NSNN có giới
hạn và thứ hai là khả năng thu hút vốn đầu tư ngoài khu vực nhà nước còn hạn chế.
Điều này được phân tích và làm rõ trong chương 4.
- Về sử dụng vốn đầu tư: Chính quyền địa phương chưa chú trọng đến quy
hoạch phát triển cân đối các ngành; phân bổ vốn cho giáo dục, y tế còn hạn chế; chưa
chú trọng nhiều đến công tác phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường; việc triển khai thực hiện các dự án còn chậm tiến độ.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã phân tích một cách khá sâu sắc về thực trạng vốn
đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc giai đoạn 2011-2016 trên cả hai khía cạnh
huy động và sử dụng vốn đầu tư. Qua phân tích đề tài đã làm nổi bật lên được những
thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân về thực trạng vốn đầu tư đáp ứng cho nhu
cầu phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc thời gian qua.
12
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC
4.1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Thu hút vốn đầu tư vào một địa phương hay quốc gia đã được nhiều tác giả
nghiên cứu và đã đưa ra được một số kết luận quan trọng, có thể tóm lược qua một số
công trình nghiên cứu như Kangning Xu (2010), Agnieszka & Young (2008), Ning
Zang (2011), Đinh Phi Hổ (2010), Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Hà Nam Khánh Giao
& ctg (2015), Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013), Nguyễn Đình Thọ và cộng
sự (2005).
4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
4.2.1. Mô hình đề xuất
- Mô hình đề xuất:Dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu như sau:
SAT = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8)
Việc xem xét các yếu tố từ F1 đến F8, yếu tố nào thật sự tác động đến thu hút
đầu tư tại Phú Quốc một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng hàm hồi quy tuyến
tính sau:
SAT = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + β6F6 + β7F7 + β8F8 + ei
Các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các
nhân tố (Factor score, nhân số).
4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu: theo tác giả các biến cơ sở hạ tầng, môi trường sống,
chính sách đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, xúc tiến thương mại và marketing địa
phương, nguồn nhân lực, chi phí đầu vào và hỗ trợ tín dụng có tác động cùng chiều
với mức độ hài lòng của nhà đầu tư.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái
niệm/thang đo và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra
khảo sát.
Giai đoạn 2: Thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 để phân tích và
nhận diện các yếu tố ảnh hưởng.
4.3.2. Dữ liệu nghiên cứu và cách thức thu thập thông tin
- Về kích thước mẫu
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt.
Nguyễn Đình Thọ (2011), cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA),
kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là
13
5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Thực tế, tác giả đã điều tra 230
doanh nghiệp đóng tại Phú Quốc, bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện có.
- Cách thức thu thập thông tin
Dữ liệu được thu thập từ 01/10/2016 đến 31/12/2016, đối tượng được khảo sát
là giám đốc, phó giám đốc, hoặc người được ban giám đốc ủy quyền đối với doanh
nghiệp đang hoạt động tại đảo Phú Quốc. Hình thức khảo sát được thực hiện thông
qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn với thang điểm
likert 5 mức độ.
4.4. Phân tích nhân tố (EFA) về mức độ hài lòng của nhà đầu tư tại Phú
Quốc
Qua phân tích kiểm định Cronbach Alpha của dữ liệu nghiên cứu cho thấy mô
hình có 8 thang đo đảm bảo chất lượng tốt (có hệ số Cronbach Alpha > 6) với 37
biến quan sát mới.
4.5. Phân tích hồi quy
4.5.1. Kết quả phân tích hồi quy
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích hồi quy đa biến, kết quả như sau:
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy
Model
Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig VIF
B Std. Error Beta
1
(Constant) 0 0,030 0,015
F1 0,180 0,030 0,180 6,011 0,000 1,15
F2 0,082 0,030 0,082 2,755 0,006 1,32
F3 0,848 0,030 0,848 8,376 0,000 1,05
F4 0,101 0,030 0,101 3,387 0,001 1,56
F5 0,065 0,030 0,065 2,171 0,031 1,43
F6 0,107 0,030 0,107 3,569 0,000 1,61
F7 0,069 0,030 0,069 2,301 0,022 1,01
F8 0,118 0,030 0,118 3,939 0,000 1,32
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên phần mềm SPSS
16.0)
4.5.2.Phân tích các kiểm định
- Kiểm định hệ số hồi quy
Bảng 4.11 cho biết biến F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8 có ý nghĩa với độ tin
cậy 95%. Hiện tượng đa cộng tuyến (Vif < 10), tự tương quan, phương sai sai số
thay đổi đã thực hiện cho thấy không có hiện tượng vi phạm.
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
14
+ Mức độ phù hợp: Kết quả phân tích ANOVA cho thấy Sig < 0,01, có thể
nói mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế, hay nói cách khác các biến độc lập có
tương quan với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
- Cơ sở hạ tầng: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức
độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,180 điểm.
- Về môi trường sống: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm
thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,105 điểm.
- Chính sách đầu tư: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì
mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,848 điểm.
- Tài nguyên thiên nhiên: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm
thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,101 điểm.
- Về xúc tiến thương mại và marketing địa phương: Khi nhà đầu tư đánh giá
yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú
Quốc tăng thêm 0,065 điểm.
- Nguồn nhân lực: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì
mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,107 điểm.
- Chi phí đầu vào: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì
mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,069 điểm.
- Hỗ trợ tín dụng: Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố này tăng thêm 1 điểm thì
mức độ hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vào Phú Quốc tăng thêm 0,118 điểm.
Kết luận chương 4
Qua phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
xã hội đảo Phú Quốc, đề tài đã tìm ra 8 yếu tố có tác động đến thu hút vốn đầu tư của
Phú Quốc gồm: chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng, chất lượng nguồn
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường sống, chi phí đầu vào, xúc tiến
thương mại và marketing địa phương.
15
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUỐC
5.1. Kết luận
Qua phân tích thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc giai
đoạn 2011-2016, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, luận án đã rút ra được
những kết luận sau:
- Về huy động vốn:
Thời gian qua về công tác huy động vốn đảo Phú Quốc đã đạt được một số
thành công nhất định như nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm; thu ngân
sách nhà nước ngày càng tăng; đầu tư tư nhân và số lượng các dự án đăng ký ngày
càng nhiều; chính sách đầu tư ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những thành công
thì việc huy động vốn cũng bộc lộ một số hạn chế như vốn huy động cho phát triển cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có nhiều chính sách đột phá về huy động
vốn và cuối cùng là thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn quá thấp so với tiềm năng. Sở
dĩ có những hạn chế trên theo tác giả về phía nguồn vốn NSNN là do thời gian qua
việc quy hoạch phát triển KTXH đảo Phú Quốc có nhiều thay đổi, thu ngân sách chưa
tương xứng với tiềm năng của địa phương và cuối cùng là nguồn vốn đầu tư từ Trung
ương bị giảm sút.
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc,
luận án đã đưa ra được kết luận các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào
Phú Quốc gồm chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng, chất lượng nguồn
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường sống, chi phí đầu vào, xúc tiến
thương mại và marketing địa phương, trong đó chính đầu tư là yếu tố có sức ảnh
hưởng mạnh nhất.
- Về sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KTXH:
Về sử dụng vốn đầu tư cũng có nhiều chuyển biến tích cực như tốc độ tăng
trưởng kinh tế ngày càng tăng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng có
lợi; đời sống cũng như mức sống của người dân ngày càng được nâng lên. Bên cạnh
những thành công thì việc sử dụng vốn cũng còn biểu hiện nhiều hạn chế như hiệu
quả sử dụng vốn chưa tương xứng với quy mô đầu tư; tỷ lệ vốn đầu tư cho y tế, giáo
dục còn thấp; tỷ lệ ô nhiễm môi trường và bất ổn xã hội ngày càng tăng. Một số
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do chính quyền địa phương chưa chú
trọng đến việc phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế; việc phân bổ vốn đầu tư cho
giáo dục, y tế còn thấp; công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn còn hạn
chế và cuối cùng là chưa thực hiện tốt vấn đề phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết
các vấn đề xã hội.
16
5.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo
Phú Quốc
5.2.1. Định hướng phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
Đến năm 2020 Phú Quốc phấn đấu trở thành đặc khu hành chính – kinh tế; với
mục tiêu huy động vốn đầu tư đến năm 2020 là 90.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn
2016-2020 và 440.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2030, so với những số liệu đã thực
hiện thời gian qua thì đây là chỉ tiêu hết sức khó khăn.
5.2.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
5.2.2.1. Giải pháp về huy động vốn khu vực nhà nước
Trong thời gian tới để đạt được mục tiêu như kế hoạch, Phú Quốc có thể thực
hiện một số giải pháp sau: Khai thác triệt để các nguồn thu từ địa phương được để lại
để thực hiện đầu tư; cần sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy nội tại; hàng năm
UNND tỉnh Kiên Giang nên dành ra một khoản kinh phí để đầu tư cho Phú Quốc;
cuối cùng để có thể trở thành đặc khu, ngay bây giờ Phú Quốc phải biết tranh thủ
nguồn vốn ngân sách từ Trung ương hỗ trợ.
5.2.2.2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư
Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Đối với Phú Quốc hiện nay muốn cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cần phải có
một số giải pháp sau: Hoàn thiện các tuyến đường giao thông, nhà nước cần phải đầu
tư đường dây, trạm điện đến tất cả các địa phương trên đảo nhằm giảm bớt chi phí và
cải thiện cuộc sống người dân; nhanh chóng đẩy mạnh việc mở rộng sân bay, cảng
biển quốc tế để đáp ứng cho nhu cầu khách quốc tế; chính quyền địa phương nên rà
soát lại quỹ đất sạch còn bao nhiêu để điều chỉnh các dự án kêu gọi đầu tư cho hợp lý.
Nhóm giải pháp về môi trường sống
Để nâng cao chất lượng môi trường sống tại Phú Quốc cần phải có biện pháp
như giải pháp bảo vệ môi trường và xử lý chất thải; nâng cấp hệ thống trường học, cơ
sở y tế đáp ứng được nhu cầu của địa phương; xây dựng và nâng cấp các khu vui
chơi, giải trí; giữ gìn an ninh trật tự và an ninh quốc phòng
Nhóm giải pháp về chính sách
Chính sách là yếu tố thật sự có tác động đến thu hút vốn đầu tư củ Phú Quốc,
để cải thiện chính sách đầu tư cần phải có một số giải pháp:
- Chính sách đất đai: cần xin cơ chế riêng để giảm đơn giá cho thuê đất so với
mức do chính phủ quy định; cụ thể hóa quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; có thể nâng thời gian cho thuê đất
lên so với hiện tại.
- Chính sách thuế: nên có chính sách miễn giảm thuế TNDN nhiều hơn so với
mức hiện tại; ngoài thuế TNDN còn phải xem xét đến miễn, giảm thuế TNCN, thuế
TTĐB, thuế XNK trong một số trường hợp; nâng cao chất lượng tuyên truyền và
nâng cao nâng lực của cán bộ ngành thuế.
17
- Chính sách ngoại hối: nên cho lưu hành song song 2 loại tiền VND và USD
như một số nước đã áp dụng.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện môi trường đầu tư:
cần phải có nhiều cải cách hơn nữa về mặt hành chính, nhất là các thủ tục về cấp phép
đầu tư, đất đai, chứng nhận kinh doanhxây dựng các tổ chức dịch vụ pháp lý để hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp về tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Thời gian tới muốn bảo tồn được nguồn tài nguyên Phú Quốc cần phải thực hiện
một số giải pháp sau: Giữ được tỷ lệ mức độ che phủ rừng theo cam kết; tăng cường
bảo vệ nguồn lợi hải sản; cấm việc khai thác cát, đá xây dựng để kinh doanh, vì việc
khai thác cát, đá núi sẽ làm mất đi vẽ đẹp hoang sơ của Phú Quốc.
Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại địa phương
Để xúc tiến thương mại địa phương hiệu quả, Phú Quốc cần phải thực hiện các
giải pháp sau: Tiếp tục rà soát và xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh
mục gia kêu gọi đầu tư; nên thành lập riêng trung tâm xúc tiến thương mại cho Phú
Quốc để chuyên về xúc tiến đầu tư cho địa phương; xây dựng thương hiệu cho địa
phương bằng cách đăng ký bản quyền, logo cho địa phương và quảng bá hình ảnh
thương hiệu trên một số trang mạng, kênh truyền hình quốc tế hoặc địa phương, trên
các trang mạng thông tin điện tử, mạng xã hội để nhiều người biết đến; cử cán bộ
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về xúc tiến thương mại.
Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Về phía chính quyền địa phương cần phải quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
theo hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề, bảo đảm
hợp lý giữa đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho địa phương. Chú trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác
quản lý, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ công chức nhà nước và quản lý
kỹ thuật.
Nhóm giải pháp về chi phí đầu vào
- Đối với chi phí nguyên liệu đầu vào: nguyên liệu đầu vào tại Phú Quốc tăng
cao nguyên nhân chủ yếu là do chi phí vận chuyển qua đường biển và đường hàng
không. Do đó muốn bình ổn và giảm khoản chi phí này chỉ có biện pháp là sản xuất
tại chỗ.
- Đối với chi phí đất đai: Chính quyền địa phương cần phải quy hoạch cụ thể
đất nào là đất dự án, đất nào là của tư nhân và phải ban hành công khai, minh bạch
hàng năm khung giá đất để dễ dàng trong công tác đền bù, giải tỏa, tránh trường hợp
nâng giá.
Đối với chi phí nhân công: Phú Quốc nên phát triển hệ thống các trường dạy
nghề để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, để DN có thể tiếp cận với giá
nhân công rẻ.
18
Nhóm giải pháp về hỗ trợ tín dụng
- Quy hoạch và hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng tại địa phương.
- Mở rộng, củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân
dân.
- Giới thiệu đến các doanh nghiệp nếu chính phủ, địa phương có các gói cho
vay ưu đãi để họ có thể tiếp cận được với nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp.
5.2.3. Giải pháp về sử dụng vốn đầu tư hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển KTXH Phú Quốc cần
phải có các giải pháp như quy hoạch phát triển cân đối giữa các ngành; quan tâm đến
tăng trưởng với phát triển bền vững; thực hiện tốt công tác thẩm định trước khi cấp
phép dự án và rà soát dự án sau khi cấp phép; phân bổ vốn đầu tư nhiều hơn cho lĩnh
vực giáo dục và y tế.
5.3. Một số kiến nghị
5.3.1. Đối với trung ương
- Chính phủ cần phải có chủ trương hỗ trợ cho Phú Quốc xây dựng cơ sở hạ
tầng mà nguồn lực địa phương chưa đảm nhận được.
- Cần phải cho Phú Quốc có chính sách riêng đặc thù để phát triển.
- Sớm phê duyệt Đề án Đặc Khu Kinh tế Phú Quốc.
5.3.2. Đối với tỉnh Kiên Giang
- UBND tỉnh Kiên Giang nên chỉ đạo các đơn vị có liên quan quy hoạch tổng
thể phát triển Phú Quốc đến tầm nhìn xa hơn.
- Cần quan tâm hơn việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Phú Quốc.
- Cử cán bộ có đủ năng lực làm công tác quản lý.
- Nên có sự phân cấp quản lý hành chính đặc thù riêng cho Phú Quốc.
- Cần phải cân nhắc kỹ khi phân bổ vốn đầu tư cho địa phương hàng năm.
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn một số hạn chế sau:
- Chưa phát hiện ra được nhiều các yếu tố mới mang tính đặc thù để có giải
pháp hiệu quả hơn; đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng, chưa đi sâu vào nghiên cứu
trường hợp nếu Phú Quốc trở thành đặc khu.
- Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Phú Quốc – Trường hợp trở thành đặc
khu.
Kết luận chương 5
Một số giải pháp cơ bản được tác giả đề xuất để tăng cường vốn đầu tư cho Phú
Quốc như tận dụng nguồn vốn từ NSNN, quan tâm đến các yếu tố thu hút đầu tư,
đồng thời phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã huy động Một số kiến nghị đối
với chính quyền các cấp cũng được tác giả đề cập trong chương này, trong đó quan
trọng nhất là nhanh chóng thông qua đề án thành lập Đặc khu Hành chính – Kinh tế
Phú Quốc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_von_dau_tu_cho_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_dao.pdf