1. Kết luận
Xây dựng nhà trường thành TCBHH là định hướng quan trọng trong
phát triển các trường ĐHSP hiện nay để nâng cao khả năng thích ứng với
sự phát triển của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kì
hội nhập.
Biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay chủ yếu ở
mức 3 và 4 (chưa rõ ràng và khá rõ ràng), tuy nhiên các biểu hiện
không đồng đều. Thực trạng này đồi hỏi phải có những biện pháp tác
động hiệu quả hơn.
Trên cơ sở định hướng phát triển các trường ĐHSP và thực trạng ở
chương 2, chương 3 của luận án đã đề xuất 5 biện pháp để xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP bao gồm: 1) Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn
chung của nhà trường và của từng khoa; 2) Tăng cường hợp tác với các đối
tác bên ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của nhà trường và của
từng khoa; 3) Hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu của nhà
trường; 4) Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà
trường; 5) Xây dựng điều lệ hoạt động để nâng cao điều lệ học tập và làm
việc nhóm trong nhà trường; 6) Phát triển năng lực lãnh đạo cho cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong trường.
Các biện pháp đều được đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi
cao. Trong đó biện pháp số 2 Tăng cường hợp tác với các đối tác bên
ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của nhà trường và của từng khoa
được nghiên cứu case study cho thấy kết quả tác động tích cực đến các
biểu hiện của TCBHH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng định hướng phát triển các trường ĐHSP hướng tới các
yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tăng cường hoạt động liên kết giữa các trường ĐHSP, hình thành
mạng lưới các trường ĐHSP trong cả nước.
- Quản lý các trường ĐHSP theo hướng quản lý chất lượng và theo
yêu cầu xã hội để kích thích sự đổi mới, sáng tạo và thích ứng của các
trường ĐHSP trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Đối với các trường ĐHSP
- Có chiến lược để xây dựng các trường ĐHSP thành TCBHH nhằm
nâng cao khả năng thích ứng, đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường.26
- Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá phát triển trường đại học để xây
dựng định hướng phát triển nhà trường. Trong đó chú trọng các các tiêu
chuẩn về xây dựng TCBHH.
2.3. Đối với các khoa trong trường ĐHSP
- Có chiến lược để xây dựng các khoa nhằm nâng cao khả năng thích
ứng, đảm bảo sự phát triển bền vững của khoa.
- Tăng cường vai trò của lãnh đạo khoa và vai trò của tất cả cán bộ,
giảng viên trong việc xây dựng khoa, xây dựng nhà trường thành TCBHH.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2018
2
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Phan Thị Hồng Vinh
2. PGS.TS Nguyễn Văn Phán
Phản biện 1: GS.TS Phan Văn Kha – Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Công Giáp – Học viện Quản lý giáo
dục
Phản biện 3: PGS.TS Phó Đức Hòa – Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội
Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
tại Trƣờng ĐHSP Hà Nội
Vào lúc......... giờ, ngày..... tháng...... năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia – Hà Nội
hoặc Thƣ viện Trƣờng ĐHSP Hà Nội
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường Đại học sư phạm (ĐHSP) là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Vai trò, sứ mệnh của các trường ĐHSP luôn gắn liền với định hướng phát
triển của hệ thống giáo dục quốc dân trong từng giai đoạn cụ thể. Trong
bối cảnh đối mới giáo dục toàn diện của Việt Nam hiện nay, các trường
ĐHSP hơn bao giờ hết phải đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng để
khẳng định vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt sự phát triển của hệ thống
giáo dục nước nhà.
Mặc dù tổ chức biết học hỏi (TCBHH) (learning organization) là
khái niệm mới được đề cập đến từ cuối thế kỉ XX nhưng các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng: “tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình đều phải học tập
không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển mạnh mẽ” (Michael Pearn,
1994). Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập, khoa học và công nghệ với sự
cạnh tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên phạm
vi toàn cầu. Với vai trò và sứ mệnh của mình, các trường ĐHSP phải là
những tổ chức dẫn đầu trong việc học tập để phục vụ cho việc đào tạo đội
ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục và yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.
Như vậy, xây dựng TCBHH là yêu cầu tất yếu đối với các trường
ĐHSP để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - bao
gồm cả nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng giáo
dục ĐH; tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập.
Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng tổ
chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng TCBHH ở các trường
ĐHSP; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp để xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi
dưỡng, nghiên cứu khoa học của các trường ĐHSP, phát huy hiệu quả
vai trò của các trường ĐHSP trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục hiện nay.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý văn hóa tổ chức ở các trường đại học.
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về tổ chức biết học hỏi và xây dựng
tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm.
4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về xây dựng TCBHH ở các
trường ĐHSP.
2) Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường
ĐHSP hiện nay.
3) Đề xuất các biện pháp phù hợp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- TCBHH ở các trường ĐHSP có đặc điểm gì khác biệt so với
TCBHH ở các loại hình tổ chức khác?
- Biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay ở mức độ nào?
- Thực trạng xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay như thế nào?
- Cần sử dụng những biện pháp nào để xây dựng TCBHH ở các
trường ĐHSP hiện nay?
6. Giả thiết khoa học
Xây dựng TCBHH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nghiên cứu khoa học của các trường
ĐHSP. Các biểu hiện của TCBHH có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện
các biện pháp xây dựng TCBHH trong nhà trường. Nếu đánh giá được
thực trạng và chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ các biểu hiện của
TCBHH với các biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay
thì sẽ đề xuất được các biện pháp hiệu quả để xây dựng trường ĐHSP
thành TCBHH, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục và yêu cầu của thời
kì hội nhập.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: TCBHH ở các trường ĐHSP.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tại Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP
Huế, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu trường hợp (case study): tại Khoa Giáo dục Đặc biệt -
Trường ĐHSP Hà Nội.
8. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài sử dụng các quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử, quan
điểm phát triển của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu và dựa trên các tiếp cận khoa học: tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể;
tiếp cận phát triển; quản lý sự thay đổi; đổi mới và hội nhập quốc tế.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, phương
pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thống kê, xử lí số liệu; phương
pháp kiểm chứng để triển khai nghiên cứu.
5
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu
Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Huế, Trường ĐHSP TP. HCM.
10. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở những nghiên cứu về TCBHH và dựa trên tiếp cận văn
hóa tổ chức, luận án đã xây dựng khung lý luận về TCBHH cho loại hình
tổ chức đặc thù là trường ĐHSP, xác định các nội dung và con đường xây
dựng TCBHH ở các trường ĐHSP.
- Luận án đã khảo sát và đưa ra những kết quả đánh giá thực trạng
biểu hiện của TCBHH và thực trạng xây dựng TCBHH theo ba cấp độ tác
động (cá nhân, nhóm và hệ thống) ở các trường ĐHSP hiện nay.
- Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, luận án cũng
đã đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý cấp cao
(Hiệu trưởng) và chủ thể quản lý cấp trung (Trưởng khoa) để xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về văn hóa tổ chức và văn hóa tổ chức ở trường
đại học
Các nghiên cứu về văn hóa tổ chức rất đa dạng, trong đó có thể kể đến
các hướng nghiên cứu cơ bản: 1) Nghiên cứu về các tầng bậc của văn hóa tổ
chức, tiêu biểu là các tác giả Frank Gonzales (1978), Thomas J. Sergiovanni
(1991); E.H Schein (2004); Clive Dimmock, (2005), Braithwaite
J.(2010)2) Nghiên cứu về các chiều đo của văn hóa tổ chức và xây dựng
công cụ khảo sát, đánh giá văn hóa tổ chức, tiêu biểu là các tác giả: Gerard
Hendrick Hofstede, Cameron & Quinn (1999), E.H Schein (2004),
Dimmock C và Walker A (2005),Văn hóa tổ chức ở trường đại học có
nhiều đặc trưng riêng biệt, được đề cập đến trong các nghiên cứu của Deal
và Kennedy (1982); Cameron và Freeman (1991); Sporn (1996)
1.1.2. Nghiên cứu về tổ chức biết học hỏi
Nghiên cứu của Peter Senge đề cập đến khái niệm TCBHH và các
đặc trưng cơ bản của TCBHH. Chris Argyris (1994) đưa ra cách học tập cụ
thể để cải thiện tổ chức phát triển hướng tới thành công. Pedler, Shana
6
Ratner, William J. Rothwell, Garvin nghiên cứu sâu về sự thay đổi trong
quan niệm học tập và xem đó là nguồn gốc của một loạt những sự thay đổi
trong các vấn đề học tập tích cực, học tập hợp tác và TCBHH.
1.1.3. Nghiên cứu về tổ chức biết học hỏi trong nhà trường
Các tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu về TCBHH bao gồm: Schon, D.
A. (1983), Peter Senge (1990), Chris Agyris (1994), Shana Ratner (1997),
Margaret Wheatley (1999) TCBHH được nghiên cứu với những đặc
điểm, biểu hiện cụ thể trong nhà trường và cách thức để xây dựng nhà
trường thành TCBHH.
1.1.4. Nghiên cứu về xây dựng tổ chức biết học hỏi trong nhà trường
Nghiên cứu của các tác giả Gladys Vivian Martoo (2006); Niyazi
Can (2011); Raymond B. Williams, Ken Brien và Janelle LeBlanc (2012);
Manabu Sato và Masaaki Sato (2015) đã đưa ra những cách thực cụ thể
để xây dựng TCBHH trong nhà trường trong những bối cảnh cụ thể.
1.1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Xác định các biểu hiện của TCBHH và hệ thống hóa các nội dung
xây dựng xây dựng TCBHH ở trường ĐHSP.
- Xây dựng công cụ để khảo sát mức độ các biểu hiện của TCBHH,
mức độ thực hiện các nội dung xây dựng TCBHH ở trường ĐHSP.
- Đề xuất hệ thống biện pháp xây dựng TCBHH phù hợp với các
trường ĐHSP ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Lý luận về tổ chức biết học hỏi
1.2.1. Khái niệm tổ chức biết học hỏi
Có thể hiểu một cách khái quát: Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức
có khả năng học tập hiệu quả ở mọi cấp độ cá nhân, nhóm, hệ thống
làm cho tổ chức có tính thích nghi cao với những thay đổi của môi
trường, liên tục đổi mới và phát triển trong tương lai.
1.2.2. Mô hình tổ chức biết học hỏi
* Mô hình ở nước ngoài
Hiện nay có 4 mô hình nghiên cứu tiêu biểu về TCBHH, đó là mô
hình của của Senge (1990); mô hình của Garvin (2000); mô hình của
Marquardt; mô hình của Watkins và Marsick (2003).
Theo đánh giá của của nhiều nhà nghiên cứu (Yang, 2003; Zhang,
Zhang, and Yang, 2004; Moilanen, 2005; Kumar và Idris, 2006; Chajnacki,
2007; Song, Joo và Chermack, 2009), mô hình TCBHH của Watkins và
Marsick có nhiều ưu điểm so với các mô hình khác. Mô hình của Watkins
và Marsick đã được sử dụng trong nghiên cứu của OECD và UNICEF để
7
đưa ra hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo
trường học và giáo viên trong việc xây dựng nhà trường thành TCBHH.
Chính vì những lý do trên, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô
hình của Watkins và Marsick để tiếp cận các đặc điểm của TCBHH đối
với các trường ĐHSP.
* Ý tưởng về tổ chức biết học hỏi ở Việt Nam:
Mặc dù chưa được khái quát thành mô hình nhưng ở Việt Nam,
những ý tưởng về việc học tập của mỗi cá nhân và về việc học tập của
cộng đồng đã có từ lâu và khá phổ biến trong đời sống xã hội. Đây chính là
điều kiện thuận lợi lý tưởng cho việc vận dụng xây dựng TCBHH ở nhà
trường tại Việt Nam.
1.3. Lý luận về tổ chức biết học hỏi ở các trƣờng đại học sƣ phạm
1.3.1. Quan niệm về tổ chức biết học hỏi ở nhà trường
Nhà trường như một TCBHH là một nhà trường thông qua việc học
tập của mọi cấp độ trong nhà trường để liên tục liên tục đổi mới, phát triển,
thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.3.2. Sứ mệnh của trường đại học sư phạm
Các trường đại học có sứ mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực có chất
lượng cao; đồng thời quyết định đến việc phát minh ra những thành tựu
khoa học mới. Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo mà còn là những
trung tâm nghiên cứu để hình thành hệ thống tri thức mới, phát triển và
chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như góp phần quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Các trường ĐHSP có những sứ mệnh chung cụ thể sau đây: 1) Đào
tạo giáo viên và CB quản lý giáo dục có chất lượng cao; 2) Nghiên cứu
khoa học cơ bản và khoa học giáo dục phục vụ cho đào tạo giáo viên, cho
các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường và sự vận hành
hiệu quả của cả hệ thống giáo dục; 3) Tiên phong đi đầu trong việc thực
hiện đổi mới giáo dục và phát huy vai trò của trường ĐH trong việc dẫn
dắt sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân; 4) Cung ứng dịch vụ
giáo dục theo nhu cầu của xã hội (phù hợp với luật pháp và định hướng
phát triển giáo dục của quốc gia).
1.3.3. Tổ chức hoạt động của trường đại học sư phạm
Cơ cấu tổ chức của trường ĐHSP theo Điều 14 – Luật Giáo dục ĐH
2012 gồm: Hội đồng trường; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Phòng, ban chức
năng; Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; Tổ chức phục vụ đào
8
tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Phân hiệu (nếu có); Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
Đặc thù của các trường ĐHSP có thể khái quát theo các lĩnh vực hoạt
động như sau: đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hoạt động hợp tác.
1.3.4. Đặc điểm của tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm
Kools và Stoll (2016) trong nghiên cứu thuộc OECD và UNICEF đã
dựa trên nghiên cứu của Watkins và Marsick để đưa ra các đặc điểm của
TCBHH trong nhà trường theo 3 cấp độ học tập của tổ chức. Với các
trường ĐHSP, các đặc điểm này được cụ thể hóa như sau:
Đặc điểm ở cấp độ cá nhân: 1) CB, GV trong NT không ngừng học
tập để phát triển chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành những chuyên
gia trong lĩnh vực mình nghiên cứu, giảng dạy; 2) CB, GV NT chủ động,
tích cực đổi mới, sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu.
Đặc điểm ở cấp độ nhóm: CB, GV hợp tác hiệu quả trong giảng dạy
và nghiên cứu với các thành viên khác trong NT.
Đặc điểm ở cấp độ hệ thống: 1) NT gắn kết chặt chẽ với môi trường
xã hội, nắm bắt triệt để các cơ hội và đáp ứng nhanh chóng với những thách
thức mà môi trường xã hội đặt ra; liên tục thay đổi và phát triển để làm thỏa
mãn nhu cầu của học viên, SV; nhu cầu của các cơ sở sử dụng giáo viên;
nhu cầu của cộng đồng, xã hội và các bên liên quan khác; 2) Tầm nhìn của
NT được tất cả CB, GV chia sẻ và phấn đấu thực hiện thông qua công việc
nghiên cứu, giảng dạy của mình; 3) NT đi đầu trong việc tạo ra kiến thức,
chuyển giao và tiếp thu kiến thức liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; 4)
NT trao quyền tự chủ về chuyên môn cho CB, GV và tất cả CB, GV trường
ĐHSP là những người gương mẫu về mọi mặt để phát huy vai trò của mình,
ảnh hưởng tích cực đồng nghiệp và đến học viên, SV của NT.
1.3.4. Vai trò của việc xây dựng tổ chức biết học hỏi ở nhà trường
Khi nhà trường là TCBHH, nhà trường sẽ có những khả năng to lớn
cho việc phát triển không ngừng, thích ứng với các điều kiện thay đổi của
môi trường. NT trong bối cảnh hiện nay phải là thực sự trở thành những
TCBHH, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho CB, GV và cho người học.
1.4. Một số vấn đề lý luận về xây dựng tổ chức biết học hỏi ở
trƣờng đại học sƣ phạm
1.4.1. Khái niệm xây dựng tổ chức biết học hỏi
Xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP là những biện pháp tác động
9
của chủ thể quản lý và lãnh đạo các cấp để hình thành, củng cố các đặc
điểm của TCBHH trong NT, làm cho NT có khả năng phát triển liên tục,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.4.2. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng, trưởng khoa, trưởng bộ môn
trong xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm
- Hiệu trưởng (chủ thể quản lý cấp cao): quyết định trong việc xây
dựng sứ mệnh, tầm nhìn; xây dựng chính sách; định hướng các giá trị chung.
- Trưởng khoa (chủ thể quản lý cấp trung): cụ thể hóa sứ mệnh, tầm
nhìn của NT; trực tiếp thực hiện những chủ trương, chính sách thông qua
những quyết định trong phạm vi thẩm quyền; xây dựng hệ thống giá trị và
môi trường làm việc của khoa.
- Trưởng bộ môn (chủ thể quản lý cấp cơ sở): thúc đẩy phát triển
chuyên môn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên
cứu khoa học, hình thành cộng đồng học tập trong đơn vị.
Luận án giới hạn nghiên cứu ở chủ thể quản lý cấp cao (Hiệu
trưởng) và chủ thể quản lý cấp trung (Trưởng khoa), đồng thời giới hạn ở
khối các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác trong đào tạo bồi
dưỡng, chuyển giao công nghệ ở các trường ĐHSP.
1.4.3. Nội dung xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học
sư phạm
Xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP gồm 3 nội dung: 1) Xây dựng
môi trường học tập trong nhà trường; 2) Sáng tạo và quản lý tri thức hiệu
quả; 3) Lãnh đạo củng cố việc học tập.
1.4.4. Con đường xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại
học sư phạm
a) Con đường tác động tới việc học tập ở cấp độ cá nhân
Lãnh đạo các cấp gương mẫu trong việc học tập để CB,GV nhà
trường noi theo.
Lãnh đạo các cấp sẵn sàng tư vấn, chỉ dẫn việc học tập, phát triển
chuyên môn cho CB,GV nhà trường.
Lãnh đạo các cấp tạo điều kiện và hỗ trợ để CB,GV không ngừng
học tập.
Lãnh đạo các cấp khởi xướng viễn cảnh, giúp CB,GV hiểu và nỗ
lực học tập vì tương lai phát triển của nhà trường.
Khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng mới của CB,GV.
10
Tạo điều kiện để CB,GV thử nghiệm, áp dụng tri thức vào giảng
dạy và nghiên cứu.
Xem xét, đánh giá những khác biệt, những quan điểm mâu thuẫn
để CB,GV có thể thoải mái trình bày quan điểm.
b) Con đường tác động tới việc học tập ở cấp độ nhóm
Xây dựng VHTC của trường, khoa với các giá trị cốt lõi: tôn
trọng, chia sẻ.
Khuyến khích hoạt động của các nhóm trong nhà trường: bố trí
không gian, thời gian, cơ sở vật chất cho các nhóm hoạt động.
Có các hướng đẫn để giúp đỡ CB,GV mới tham gia vào các hoạt
động nhóm trong nhà trường.
c) Con đường tác động tới việc học tập ở cấp độ hệ thống
Xây dựng cơ cấu tổ chức để cho phép sự tham gia của CB,GV vào
tất cả mọi hoạt động của khoa, của trường.
Xây dựng hệ thống thông tin để đảm bảo sự chia sẻ thông tin giữa
các đơn vị, các nhân trong nhà trường.
Thu thập và chia sẻ kiến thức trong nhà trường bằng cả hai con
đường chính thức và phi chính thức.
Xây dựng mạng lưới hợp tác với các chuyên gia bên ngoài; tham
gia vào mạng lưới các trường sư phạm trong cả nước.
Sắp xếp thời gian cho CB,GV suy ngẫm, xem xét sâu hơn vấn đề,
các hoạt động của nhà trường.
Tổ chức thu thập thông tin để theo dõi sự cạnh tranh của các cơ sở
đào tạo khác; sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu của xã hội
đối với việc đào tạo, nghiên cứu của trường ĐHSP.
Xây dựng quy trình để phân tích, xác định và giải quyết các vấn
đề của khoa, của trường.
Xây dựng hệ thống lưu trữ để cập nhật, lưu trữ và tra cứu các kết
quả nghiên cứu, giảng dạy của CB,GV trong toàn trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng tổ chức biết học hỏi ở
các trƣờng đại học sƣ phạm
Các yếu tố hỗ trợ xây dựng TCBHH bao gồm: văn hóa NT, cấu trúc
của NT và sự lãnh đạo của người đứng đầu. Các yếu tố cản trở bao gồm:
tính chất ổn định, phức tạp và cơ cấu tổ chức có sự phân chia cao; giáo
viên phải tuân theo nhiều quy tắc, chuẩn mực; thụ động trong việc tiếp
nhận thông tin
11
1.6. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Mô hình nghiên cứu được tác giả đưa ra như sau:
Hình 1.1. Mô hình giả thuyết nghiên cứu
Kết luận chƣơng 1
TCBHH ở các trường ĐHSP bao gồm 7 đặc điểm được chia theo 3
cấp độ học tập trong tổ chức nhà trường: học tập ở cấp độ cá nhân; học tập
ở cấp độ nhóm và học tập ở cấp độ hệ thống.
Trên cơ sở tổng kết tài liệu nghiên cứu về xây dựng TCBHH, việc xây
dựng nhà trường thành TCBHH bao gồm 3 con đường: 1) Con đường tác
động tới việc học tập ở cấp độ cá nhân; 2) Con đường tác động tới việc học
tập ở cấp độ nhóm; 3) Con đường tác động tới việc học tập ở cấp độ hệ thống.
Trên cơ sở lý thuyết nêu trên, chương 2 đi vào tìm hiểu thực trạng
các biểu hiện của TCBHH cũng như thực trạng xây dựng TCBHH ở
trường ĐHSP. Giả thuyết nghiên cứu là: các biện pháp xây dựng nhà
trường thành TCBHH và các đặc điểm của TCBHH được biểu hiện đồng
đều, giữa các nhóm biện pháp với đặc điểm của TCBHH ở từng cấp độ có
mối tương quan với nhau.
NT2: CB, GV trong NT không ngừng học tập để
phát triển chuyên môn nghiệp vụ
NT4: ) CB, GV NT chủ động, tích cực đổi mới,
sáng tạo
NT3: CB, GV hợp tác hiệu quả trong giảng dạy và
nghiên cứu
NT1: NT gắn kết chặt chẽ với môi trường xã hội
NT5: Tầm nhìn của NT được tất cả CB, GV chia sẻ
và phấn đấu thực hiện
NT6: NT đi đầu trong việc tạo ra kiến thức, chuyển
giao và tiếp thu kiến thức
NT7: NT trao quyền tự chủ về chuyên môn cho
CB, GV
Biện pháp tác
động tới cấp độ
cá nhân
Biện pháp tác
động tới cấp độ
nhóm
Biện pháp tác
động tới cấp độ
hệ thống
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TCBHH Ở CÁC TRƢỜNG ĐHSP
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát
Đề tài khảo sát ở 3 trường:
- Trường ĐHSP Hà Nội
- Trường ĐHSP Huế
- Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng xây dựng tổ chức biết học học ở
các trƣờng đại học sƣ phạm
2.2.1. Chọn mẫu điều tra và mô tả mẫu
Luận án sử dụng thang đo khoảng để khảo sát thực trạng về TCBHH
và xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP. Mẫu được nghiên cứu với số
lượng là 400, bao gồm CB quản lý (trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng
bộ môn) và GV của ba trường ĐHSP. Số lượng mẫu được lựa chọn đảm
bảo được ý nghĩa thống kê.
Chọn mẫu trong thu thập thông tin định tính: Phương pháp phỏng
vấn sâu, nghiên cứu mẫu nhỏ. Phỏng vấn 24 cán bộ quản lý, giảng viên
của 3 trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
2.2.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu thực trạng
Luận án tiến hành khảo sát thực trạng theo các bước được trình bày
trong hình 2.1.
Cơ sở
lý thuyết
Thảo luận nhóm:
Điều chỉnh
Thang đo
nháp 2
Thang đo
nháp 1
Cronbach
alpha
Kiểm tra tương quan biến – tổng
Kiểm tra Conbach alpha
Định lượng sơ bộ
(n=50)
Thang đo
chính thức
EFA Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích
Định lượng chính
thức (n=350)
Phân tích
Tần suất, trung bình, độ lệch chuẩn, p-value, tương quan
hồi quy
Hình 2.1. Quy trình xử lý dữ liệu
13
* Độ tin cậy của thang đo về biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP:
Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đo (Reliability Statistics)
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.953 .953 46
* Đối với thang đo về biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP:
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo về xây dựng TCBHH
(Reliability Statistics)
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.947 .947 18
Nghiên cứu định lƣợng chính thức: Các thông tin mà luận án thu
thập thông tin về 2 lĩnh vực của TCBHH và xây dựng TCBHH: Tần suất,
trung bình, phương sai, trung vị, độ lệch chuẩn, p-value, tương quan hồi quy.
2.3. Thực trạng biểu hiện của TCBHH ở các trƣờng ĐHSP
2.3.1. Thực trạng biểu hiện của tổ chức biết học hỏi ở cấp độ cá nhân
2.3.1.1. Cán bộ, giảng viên trong nhà trường không ngừng học tập
để phát triển chuyên môn nghiệp, phấn đấu trở thành những chuyên gia
trong lĩnh vực mình nghiên cứu, giảng dạy.
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các tiêu chí của đặc điểm này đều
ở mức 4, điểm trung bình từ 3.33 cho đến 4.04. Như vậy, đặc điểm của
TCBHH này ở các trường ĐHSP hiện nay khá rõ ràng. Trong đó, tiêu chí
có biểu hiện rõ nét nhất là “CB,GV tự xác định mục tiêu học tập và những
ưu tiên cho việc học tập của mình (điểm trung bình: 4.04)”; tiêu chí có
biểu hiện chưa rõ là “CB,GV đều thực hành những điều đã được học vào
thực tiễn” (điểm trung bình: 3.33).
2.3.1.2. Cán bộ, giảng viên nhà trường chủ động, tích cực đổi mới,
sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu.
Hầu hết các tiêu chí của đặc điểm này đều ở mức 4, điểm trung bình
từ 3.26 cho đến 3.97. Như vậy, đặc điểm của TCBHH này ở các trường
ĐHSP hiện nay khá rõ ràng. Trong đó, tiêu chí có biểu hiện rõ nét nhất là
“Nhà trường yêu cầu CB,GV phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn
và đổi mới trong công việc” (điểm trung bình: 3.97); tiêu chí có biểu hiện
chưa rõ là “Nhà trường ủng hộ CB,GV thử nghiệm, đổi mới trong giảng
dạy và nghiên cứu” (điểm trung bình: 3.26).
14
2.3.2. Thực trạng biểu hiện của tổ chức biết học hỏi ở cấp độ nhóm
Ở cấp độ nhóm, biểu hiện của nhà trường như một TCBHH là “Cán
bộ, giảng viên hợp tác hiệu quả trong giảng dạy và nghiên cứu với các
thành viên khác trong nhà trường”.
Tất cả các tiêu chí của đặc điểm này đều ở mức 4, điểm trung bình từ
3.40 cho đến 3.89. Như vậy, đặc điểm của TCBHH này ở các trường
ĐHSP hiện nay khá rõ ràng. Trong đó, tiêu chí có biểu hiện rõ nét nhất là
“CB,GV hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp bằng nhiều
phương thức khác nhau” (điểm trung bình: 3.89); tiêu chí có biểu hiện
chưa rõ là “CB,GV có thời gian, không gian, cơ sở vật chất hỗ trợ để hợp
tác, chia sẻ chuyên môn” (điểm trung bình: 3.40).
2.3.3. Thực trạng biểu hiện của tổ chức biết học hỏi ở cấp độ nhà trường
2.3.3.1. Nhà trường chú trọng vào việc tạo ra kiến thức, chuyển giao
và tiếp thu kiến thức, đặc biệt là các kiến thức về khoa học giáo dục.
Các tiêu chí của đặc điểm này có mức độ biểu hiện không đồng đều,
trong đó, chỉ có 2 tiêu chí được đánh giá ở mức 4 là “Nhà trường tổ chức
các hoạt động để CB,GV trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các
nghiên cứu của mình với đồng nghiệp” (điểm trung bình: 3.61) và “CB,GV
sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin để phân tích và sử dụng nhiều nguồn
dữ liệu, thông tin, kiến thức khác nhau” (điểm trung bình: 3.53). Các đặc
điểm còn lại đều ở mức 3, điểm trung bình từ 3.08 đến 3.31. Như vậy, đặc
điểm của TCBHH này ở các trường ĐHSP hiện nay biểu hiện chưa rõ ràng.
2.3.3.2. Tầm nhìn của nhà trường được xây dựng với sự tất cả cán
bộ, giảng viên và các bên liên quan
Hầu hết các tiêu chí của đặc điểm này đều có điểm trung bình từ 2.84
cho đến 3.54. Có hai tiêu chí được đánh giá ở mức 4 là “CB,GV tập trung
vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học để làm cho tầm nhìn của nhà trường
trở thành hiện thực” và “Tầm nhìn của nhà trường được chia sẻ đến tất cả
CB,GV”. Các tiêu chí còn lại đều ở mức 3, điểm trung bình từ 2.84 cho
đến 2.38. Như vậy, đặc điểm của TCBHH này ở các trường ĐHSP hiện
nay biểu hiện chưa thực sự rõ ràng.
2.3.3.3. Nhà trường gắn kết chặt chẽ với môi trường xã hội, nắm bắt
triệt để các cơ hội và đáp ứng nhanh chóng với những thách thức mà môi
trường xã hội đặt ra
Các tiêu chí của đặc điểm này đều ở mức 3 và 4, điểm trung bình từ
3.18 cho đến 3.56. Như vậy, đặc điểm của TCBHH này ở các trường ĐHSP
hiện nay mới chỉ có 3 tiêu chí có biểu hiện khá rõ ràng là “Nhà trường nỗ lực
mở rộng đối tác (cơ sở GD đại học, trường phổ thông, cơ quan giáo dục
trung ương và địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội/ phi chính phủ)”;
15
“Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong nhà trường để tạo điều
kiện giao tiếp, trao đổi kiến thức và hợp tác với môi trường bên ngoài” và
“Nhà trường hợp tác với các đối tác bên ngoài dựa trên mối quan hệ bình
đẳng và cơ hội học hỏi lẫn nhau”. Các tiêu chí còn lại đều có biểu hiện chưa
rõ ràng. Trong đó, tiêu chí có biểu hiện rõ nét nhất là “Nhà trường nỗ lực mở
rộng đối tác (cơ sở GD đại học, trường phổ thông, cơ quan giáo dục trung
ương và địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội/ phi chính phủ)” (điểm
trung bình: 3.56); tiêu chí có biểu hiện chưa rõ là “Nhà trường phân tích môi
trường bên ngoài để nhận diện và đáp ứng nhanh chóng với những cơ hội
cũng như thách thức đặt ra (điểm trung bình: 3.18)”.
2.3.3.4. Nhà trường trao quyền tự chủ về chuyên môn để cán bộ,
giảng viên phát huy vai trò của mình trong giảng dạy và nghiên cứu
Các tiêu chí của đặc điểm này được đánh giá ở mức 3 và 4, điểm
trung bình từ 3.00 cho đến 3.66. Đặc điểm của TCBHH này ở các trường
ĐHSP hiện nay mới chỉ có 2 tiêu chí được biểu hiện rõ ràng là “Lãnh đạo
nhà trường trao quyền tự chủ để CB,GV học tập, phát triển chuyên môn”
(điểm trung bình: 3.66) và “CB,GV xác định hướng phát triển chuyên môn
của bản thân dựa trên những cơ hội, thách thức và định hướng phát triển
của nhà trường” (điểm trung bình: 3.43). Hai tiêu chí có biểu hiện chưa rõ
nét với điểm trung bình được đánh giá thấp nhất là “Các nhà lãnh đạo trao
quyền cho CB,GV để thực hiện tầm nhìn của nhà trường” (điểm trung
bình: 3.05) và “Lãnh đạo nhà trường là những người cố vấn, hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ cho CB,GV” (điểm trung bình: 3.00).
2.3.4. So sánh biểu hiện của tổ chức biết học hỏi ở trường đại học
sư phạm
Sự khác biệt về các biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt về biểu hiện của TCBHH
ở các trường ĐHSP
STT Nhân tố
ĐTB của các trƣờng Levene
Test
Sig.
Anova
Sig.
ĐHSP
I
ĐHSP
II
ĐHSP
III
1 Tầm nhìn của nhà trường 3.36 3.31 2.93 .002 .000
2 Học tập phát triển chuyên môn nghiệp vụ 3.57 3.73 3.68 .038 .027
3 Hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu 3.66 3.77 3.59 .063 .078
4 Đổi mới và sáng tạo 3.50 3.49 3.54 .069 .802
5 Sáng tạo và quản lý tri thức hiệu quả 3.33 3.46 3.22 .632 .034
6 Gắn kết với môi trường 3.37 3.50 3.28 .325 .050
7 Tự chủ chuyên môn và phát huy vai trò
của cán bộ, giảng viên
3.39 3.31 3.06 .026 .001
16
Bảng số liệu trên cho thấy, 4 biểu hiện của TCBHH có sự khác biệt
giữa các trường ĐHSP là: 1) Tầm nhìn của nhà trường; 2) Học tập phát
triển chuyên môn nghiệp vụ; 3) Sáng tạo và quản lý tri thức; 4) Tự chủ
chuyên môn và phát huy vai trò của cán bộ, giảng viên.
2.3.5. Tương quan giữa các đặc điểm của tổ chức biết học hỏi ở
trường đại học sư phạm
Bảng 2.2. Phân tích tương quan giữa các đặc điểm của TCBHH ở các
trường ĐHSP
Model Summary
h
Trong đó:
Model R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error of
the Estimate
a. Predictors: (Constant), NT5
1 .862
a
.742 .742 .24991 b. Predictors: (Constant), NT5, NT1
2 .932
b
.868 .867 .17907
c. Predictors: (Constant), NT5,
NT1, NT2
3 .963
c
.928 .927 .13261
d. Predictors: (Constant), NT5,
NT1, NT2, NT7
4 .977
d
.954 .954 .10583
e. Predictors: (Constant), NT5,
NT1, NT2, NT7, NT3
5 .988
e
.977 .976 .07563
f. Predictors: (Constant), NT5,
NT1, NT2, NT7, NT3, NT6
6 .995
f
.991 .991 .04781
g. Predictors: (Constant), NT5,
NT1, NT2, NT7, NT3, NT6, NT4
7 1.000
g
1.000 1.000 .00000 h. Dependent Variable: TongNT
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, nhân tố có ảnh hưởng chi phối
nhiều nhất là nhân tố 5 (Nhà trường chú trọng đến việc tạo ra kiến thức,
chuyển giao và tiếp thu kiến thức, đặc biệt là các kiến thức về khoa học
giáo dục), nhân tố có ảnh hưởng nhiều thứ 2 là nhân tố 1 (Tầm nhìn của
nhà trường được xây dựng với sự tất cả cán bộ, giảng viên và các bên liên
quan). Hai nhân tố có ảnh hưởng chi phối ít nhất đến các nhân tố còn lại là
nhân tố 3 (Cán bộ, giảng viên hợp tác hiệu quả trong giảng dạy và nghiên
cứu với các thành viên khác trong nhà trường.) và nhân tố số 7 (Nhà
trường trao quyền tự chủ về chuyên môn để cán bộ, giảng viên phát huy
vai trò của mình trong giảng dạy và nghiên cứu).
2.4. Thực trạng xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trƣờng đại
học sƣ phạm
Đề tài khảo sát thực trạng xây dựng TCBHH theo hai cấp độ chủ thể
quản lý: cấp khoa và cấp trường. Các biện pháp được khảo sát theo 3 cấp
độ: Biện pháp tác động tới việc học tập ở cấp độ cá nhân; Biện pháp tác
động tới việc học tập ở cấp độ nhóm; Biện pháp tác động tới việc học tập ở
cấp độ hệ thống. Kết quả chung như sau:
17
2.4.1. Biện pháp cấp Khoa
Bảng 2.3: So sánh biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP
ở cấp khoa
STT Nhân tố
ĐTB của các trƣờng Levene
Test
Sig.
Anova
Sig.
ĐHSP
I
ĐHSP
II
ĐHSP
III
1 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ cá nhân
3.50 3.22 3.70 0.22 0.00
2 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ nhóm
3.62 3.48 3.98 0.03 *
3 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ hệ thống
3.46 3.24 3.65 0.29 0.00
Nhìn chung các biện pháp xây dựng TCBHH ở cấp khoa không có sự
chênh lệch có ý nghĩa giữa 3 trường. Các biện pháp chủ yếu ở mức độ 4 –
được thực hiện khá thường xuyên.
2.4.2. Biện pháp cấp Trường
Bảng 2.4: So sánh biện pháp xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP
ở cấp trường
STT Nhân tố
ĐTB của các trƣờng Levene
Test
Sig.
Anova
Sig.
ĐHSP
I
ĐHSP
II
ĐHSP
III
1 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ cá nhân
3.30 3.20 3.18 .002 *
2 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ nhóm
3.42 3.40 3.29 .000 *
3 Biện pháp tác động tới học
tập ở cấp độ hệ thống
3.22 3.23 3.21 .012 *
Nhìn chung các biện pháp xây dựng TCBHH ở cấp trường không có
sự chênh lệch có ý nghĩa giữa 3 trường. Các biện pháp chủ yếu ở mức độ 3
– được thực hiện khá thường xuyên và một số biện pháp ở mức độ 4.
2.4.5. Tương quan giữa các nhóm biện pháp xây dựng với các đặc
điểm của tổ chức biết học hỏi
Tương quan giữa các biện pháp với mức độ biểu hiện của TCBHH
trong nhà trường được thể hiện qua bảng sau:
18
Đặc điểm NT 2 NT 4
BP 1
(Khoa)
Pearson Correlation 0.401 0.468
Sig. 0.000 0.000
BP 1
(Trường)
Pearson Correlation 0.369 0.501
Sig. 0.000 0.000
Đặc điểm NT 3
BP 2
(Khoa)
Pearson Correlation 0.467
Sig. 0.000
BP 2
(Trường)
Pearson Correlation 0.325
Sig. 0.000
Đặc điểm NT 1 NT 5 NT 6 NT 7
BP 3
(Khoa)
Pearson Correlation 0.254 0.564 0.497 0.495
Sig. 0.000 0.000 0.000 0.000
BP 3
(Trường)
Pearson Correlation 0.415 0.609 0.536 0.622
Sig. 0.000 0.000 0.000 0.000
Phân tích tương quan cho thấy, các nhóm biện pháp tác động đến đặc
điểm của TCBHH ở từng cấp độ (cấp độ cá nhân/ cấp độ nhóm/ cấp độ hệ
thống) đều có tương quan tương đối chặt (hầu hết đều trên 0.4). Tuy nhiên
chỉ số tương quan của các nhóm biện pháp có sự khác biệt nhất định giữa
biện pháp cấp khoa và biện pháp cấp trường. Trong đó, có những nhóm
biện pháp ở cấp khoa có chỉ số tương quan cao hơn với một số đặc điểm
của TCBHH; có những nhóm biện pháp ở cấp trường có chỉ số tương quan
cao hơn với các đặc điểm của TCBHH khác.
2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng tổ chức biết học hỏi
ở các trƣờng đại học sƣ phạm
Để tìm hiểu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính với câu hỏi mở tương ứng. Theo ý kiến của CB, GV,
xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay được hỗ trợ nhiều từ môi
trường văn hóa đặc thù của Trường ĐHSP nhưng đồng thời cũng bị cản trở
bởi các yếu tố: cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều hạn chế; cơ cấu tổ
chức của NT; các quy định về thủ tục hành chính; sự phân chia về chuyên
môn giảng dạy; những tư tưởng, thói quen cũ; sự quá tải trong công việc.
19
2.6. Đánh giá chung về xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các
trƣờng đại học sƣ phạm hiện nay
Xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay có những điểm
mạnh, điểm yếu nhất định. Mặc dù có những thách thức đặt ra nhưng các
trường ĐHSP hiện nay đang có thời cơ thuận lợi để xây dựng TCBHH, tạo
nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
Kết luận chƣơng 2
Nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện các đặc điểm của TCBHH ở
các trường ĐHSP cho thấy, 7 đặc điểm của TCBHH được biểu hiện ở các
trường không đồng đều.
Các nhóm biện pháp xây dựng TCBHH ở cả 3 trường ĐHSP được
khảo sát có điểm trung bình đều ở mức 3 và 4. Các biện pháp xây dựng
TCBHH ở cấp khoa và cấp trường ở cả 3 trường khảo sát cũng không có
quá nhiều sự khác biệt.
Phân tích tương quan cho thấy, các nhóm biện pháp tác động đến đặc
điểm của TCBHH ở từng cấp độ (cấp độ cá nhân/ cấp độ nhóm/ cấp độ hệ
thống) đều có tương quan tương đối chặt (hầu hết đều trên 0.4).
Kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện của TCBHH trên cho thấy các
trường ĐHSP cần có những biện pháp tác động cụ thể, phù hợp với từng
nhà trường để có thể xây dựng nhà trường thành TCBHH, góp phần không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học, khoa
học giáo dục; đáp ứng những kì vọng ngày càng cao của xã hội ngày nay.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Các biện pháp đề xuất đảm bảo các nguyên tắc: 1) Xây dựng nhà
trường thành TCBHH đảm bảo tính hệ thống, toàn diện; 2) Xây dựng
nhà trường thành TCBHH gắn với hiện thực sinh động của mỗi nhà
trường; 3) Xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP hướng tới nâng cao
chất lượng đào tạo.
3.2. Các biện pháp đề xuất
Đề tài đề xuất 5 biện pháp để xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP
hiện nay đó là:
Biện pháp 1: Khuyến khích sự tham gia của cán bộ, giảng viên và
20
các bên liên quan vào quá trình xây dựng tầm nhìn của nhà trường và của
các khoa.
Biện pháp 2: Mở rộng và tăng cường hợp tác với các đối tác bên
ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, của khoa.
Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống tài nguyên tri thức mở với sự tham
gia của tất cả CB,GV.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học thuật cởi mở, khuyến khích
đổi mới, sáng tạo
Biện pháp 5: Bố trí không gian, thời gian và các điều kiện về cơ sở
vật chất để tăng cường các hoạt động hợp tác đối với CB,GV.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và mối quan hệ của
các biện pháp
Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất như sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện
pháp được đề xuất (n=20)
STT Biện pháp
Cấp khoa Cấp trƣờng
TB
X
Thứ
bậc
TB
X
Thứ
bậc
1 Khuyến khích sự tham gia của CB,GV
và các bên liên quan vào quá trình xây
dựng tầm nhìn chung.
2.9167 2 2.8545 5
2 Mở rộng và tăng cường hợp tác với các
đối tác bên ngoài để thúc đẩy sự phát
triển của nhà trường, của khoa.
2.9167 2 2.9583 3
3 Xây dựng hệ thống tài nguyên tri thức
mở với sự tham gia của tất cả CB,GV
2.7876 4 2.9861 1
4 Xây dựng môi trường học thuật cởi mở,
khuyến khích đổi mới, sáng tạo
2.7658
5
2.9254 4
5 Bố trí không gian, thời gian và các điều
kiện về cơ sở vật chất để tăng cường các
hoạt động hợp tác đối với CB,GV.
2.9856 1 2.9722 2
Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá với mức độ cần
thiết cao đối với cả hai chủ thể là cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp khoa và
cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp trường. Điểm trung bình của các biện pháp
21
đối với chủ thể quản lý cấp khoa dao động từ 2.77cho đến 3.00. Ở cấp
trường, các biện pháp được đánh giá mức độ cần thiết với điểm trung
bình từ 2.85 cho đến 3.00.
Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất như sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ khả thi của các biện
pháp được đề xuất
STT Biện pháp
Cấp khoa Cấp trƣờng
TB
X
Thứ
bậc
TB
X
Thứ
bậc
1 Khuyến khích sự tham gia của
CB,GV và các bên liên quan vào quá
trình xây dựng tầm nhìn chung.
2.8062 4 2.7037 5
2 Mở rộng và tăng cường hợp tác với
các đối tác bên ngoài để thúc đẩy sự
phát triển của nhà trường, của khoa.
2.8583 2 2.9306 1
3 Xây dựng hệ thống tài nguyên tri
thức mở với sự tham gia của tất cả
CB,GV
2.8353 3 2.8889 4
4 Xây dựng môi trường học thuật cởi
mở, khuyến khích đổi mới, sáng tạo
2.9028 1 2.9088 3
5 Bố trí không gian, thời gian và các
điều kiện về cơ sở vật chất để tăng
cường các hoạt động hợp tác đối với
CB,GV.
2.7972 5 2.9472 2
Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá với mức độ khả thi
cao đối với cả hai chủ thể là cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp khoa và cán bộ
quản lý, lãnh đạo cấp trường. Điểm trung bình của các biện pháp đối với
chủ thể quản lý cấp khoa dao động từ 2.80 cho đến 2.90. Ở cấp trường,
các biện pháp được đánh giá mức độ khả thi với điểm trung bình từ 2.70
cho đến 2.93.
3.3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề
xuất theo cấp quản lý
a) Đối với chủ thể quản lý ở cấp khoa
22
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất đối với chủ thể quản lý cấp khoa
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, biện pháp số 2 “Mở rộng và tăng
cường hợp tác với các đối tác bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nhà
trường, của khoa” có mức độ tương quan chặt nhất, đồng thời có mức độ
cần thiết và khả thi tương đối cao.
b) Đối với chủ thể quản lý ở cấp trường
Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất đối với chủ thể quản lý cấp trường
Với chủ thể quản lý cấp trường, biện pháp số 5 “Bố trí không gian,
thời gian và các điều kiện về cơ sở vật chất để tăng cường các hoạt động
hợp tác đối với CB,GV” có mức độ tương quan chặt nhất, đồng thời có
mức độ cần thiết và khả thi tương đối cao.
3.4. Nghiên cứu trƣờng hợp (case study)
Luận án nghiên cứu trường hợp điển hình tại Khoa Giáo dục đặc biệt
– Trường ĐHSP HN. Biện pháp xây dựng TCBHH được sử dụng hiệu quả
ở khoa hiện nay là “Tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài để nắm
bắt cơ hội cho sự phát triển của Khoa”.
23
* Định hướng chung của Trường ĐHSP Hà Nội
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong năm 2017 của
trường ĐHSP HN đó là: “Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và
nghiên cứu, trong xây dựng chương trình và sử dụng giáo trình; dành
nguồn kinh phí thích hợp cho cán bộ trẻ thực hiện các đề tài khởi động;
khuyến khích cán bộ có kinh nghiệm tham gia đề tài các cấp; ưu tiên các
nhiệm vụ trọng yếu của Nhà trường và Ngành”. Bên cạnh đó, một mặt nhà
trường xác định cần phải “Xây dựng lộ trình quốc tế hóa và giữ gìn bản
sắc là chủ động hội nhập của ĐHSP HN, một mô hình ĐHSP HN hiện đại
và chất lượng phải được xác định; giảng viên, sinh viên của ĐHSP HN
phải có đủ khả năng làm việc, học tập trong môi trường đa quốc gia”, mặt
khác phải chủ động tham gia tích cực các hoạt động đổi mới giáo dục nước
nhà một cách thiết thực và hiệu quả” (Thông điệp của Hiệu trưởng Trường
ĐHSP HN trong năm 2017).
Các nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo nhà trường xác định ở trên
cho thấy rất rõ tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác toàn diện của nhà
trường, đặc biệt là trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chủ động nắm
bắt cơ hội đưa trường ĐHSP HN phát triển và hội nhập. Đây không chỉ là
mục tiêu mà được lãnh đạo nhà trường xác định là khát vọng, là sứ mệnh
và là trách nhiệm của mỗi cán bộ giảng viên nhà trường trong giai đoạn
hiện nay: “sự thiêng liêng trong trái tim là khát khao cháy bỏng để Trường
ĐHSP HN được sánh vai với các trường đại học trên thế giới” (Phát biểu
của Hiệu trưởng Trường ĐHSP HN).
Định hướng chính của nhà trường để đẩy mạnh hợp tác quốc tế là “
Giao sự chủ động cho các khoa về Hợp tác quốc tế, lấy tiêu chí về hợp tác
quốc tế để đánh giá người đứng đầu (trưởng khoa, trưởng đơn vị)” (Phát
biểu của Hiệu trưởng Trường ĐHSP HN).
* Các biện pháp tăng cường hợp tác của Khoa Giáo dục đặc biệt
được thực hiện theo các bước sau
- Bước 1: Phân tích bối cảnh để xác định những thách thức, cơ hội và
triển vọng hợp tác của Khoa.
- Bước 2: Xác định các đối tác và lĩnh vực hợp tác chính của Khoa.
- Bước 3: Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác phù hợp:
- Bước 4: Xây dựng mạng lưới hợp tác chung để chia sẻ, hỗ trợ nâng
cao năng lực về hợp tác và hội nhập quốc tế cho các bộ môn, các thành
viên trong khoa.
- Bước 5: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn -
nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
24
năng giao tiếp, hợp tác quốc tế... để cán bộ giảng viên trong khoa có đủ
kiến thức, kỹ năng, năng lực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế.
- Bước 6: Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giảng viên, học viên,
sinh viên có điều kiện được tiếp xúc, giao lưu, học hỏi và kết nối với môi
trường bên ngoài.
- Bước 7: Tăng cường quảng bá hình ảnh của nhà trường, của các
khoa để thu hút các đối tác trong và ngoài nước. Các biện pháp cụ thể
như: xây dựng website; các phương tiện thông tin đại chúng, các hội
nghị - hội thảo
- Bước 8: Chủ động tìm kiếm các cơ hội để hợp tác với các đối tác
tiềm năng bên ngoài nhà trường.
* Diễn giải và bàn luận
Nghiên cứu cho thấy, biện pháp tăng cường hợp tác của Khoa Giáo
dục đặc biệt – Trường ĐHSP HN có hiệu quả cao trong việc xây dựng
TCBHH ở Khoa. Thông qua tăng cường hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước, các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của Khoa được kết nối
chặt chẽ với thực tiễn xã hội, đồng thời giúp Khoa nhận diện và đáp ứng
tốt với những thay đổi của bối cảnh xã hội. Hoạt động hợp tác đồng thời
cũng tác động tích cực tới môi trường học tập trong Khoa, khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chuyên môn, phát triển năng
lực thích ứng và hội nhập cho cán bộ giảng viên.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở định hướng phát triển các trường ĐHSP và thực trạng ở
chương 2, chương 3 của luận án đã đề xuất 6 biện pháp để xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP bao gồm: 1) Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn
chung của nhà trường và của từng khoa; 2) Tăng cường hợp tác với các đối
tác bên ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của nhà trường và của
từng khoa; 3) Hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu của nhà
trường; 4) Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà
trường; 5) Xây dựng điều lệ hoạt động để nâng cao điều lệ học tập và làm
việc nhóm trong nhà trường; 6) Phát triển năng lực lãnh đạo cho cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong trường.
Luận án cũng đã tiến hành nghiên cứu trường hợp ở Khoa Giáo dục đặc
biệt – Trường ĐHSP HN, một điển hình về hợp tác với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước để làm rõ việc thực hiện biện pháp tăng cường hợp tác với
các đối tác bên ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của khoa cũng như chỉ
ra tương quan của biện pháp này với các biểu hiện của TCBHH.
25
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xây dựng nhà trường thành TCBHH là định hướng quan trọng trong
phát triển các trường ĐHSP hiện nay để nâng cao khả năng thích ứng với
sự phát triển của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kì
hội nhập.
Biểu hiện của TCBHH ở các trường ĐHSP hiện nay chủ yếu ở
mức 3 và 4 (chưa rõ ràng và khá rõ ràng), tuy nhiên các biểu hiện
không đồng đều. Thực trạng này đồi hỏi phải có những biện pháp tác
động hiệu quả hơn.
Trên cơ sở định hướng phát triển các trường ĐHSP và thực trạng ở
chương 2, chương 3 của luận án đã đề xuất 5 biện pháp để xây dựng
TCBHH ở các trường ĐHSP bao gồm: 1) Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn
chung của nhà trường và của từng khoa; 2) Tăng cường hợp tác với các đối
tác bên ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của nhà trường và của
từng khoa; 3) Hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu của nhà
trường; 4) Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà
trường; 5) Xây dựng điều lệ hoạt động để nâng cao điều lệ học tập và làm
việc nhóm trong nhà trường; 6) Phát triển năng lực lãnh đạo cho cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong trường.
Các biện pháp đều được đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi
cao. Trong đó biện pháp số 2 Tăng cường hợp tác với các đối tác bên
ngoài để nắm bắt cơ hội cho sự phát triển của nhà trường và của từng khoa
được nghiên cứu case study cho thấy kết quả tác động tích cực đến các
biểu hiện của TCBHH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng định hướng phát triển các trường ĐHSP hướng tới các
yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Tăng cường hoạt động liên kết giữa các trường ĐHSP, hình thành
mạng lưới các trường ĐHSP trong cả nước.
- Quản lý các trường ĐHSP theo hướng quản lý chất lượng và theo
yêu cầu xã hội để kích thích sự đổi mới, sáng tạo và thích ứng của các
trường ĐHSP trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Đối với các trường ĐHSP
- Có chiến lược để xây dựng các trường ĐHSP thành TCBHH nhằm
nâng cao khả năng thích ứng, đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường.
26
- Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá phát triển trường đại học để xây
dựng định hướng phát triển nhà trường. Trong đó chú trọng các các tiêu
chuẩn về xây dựng TCBHH.
2.3. Đối với các khoa trong trường ĐHSP
- Có chiến lược để xây dựng các khoa nhằm nâng cao khả năng thích
ứng, đảm bảo sự phát triển bền vững của khoa.
- Tăng cường vai trò của lãnh đạo khoa và vai trò của tất cả cán bộ,
giảng viên trong việc xây dựng khoa, xây dựng nhà trường thành TCBHH.
27
CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1) Nguyễn Thị Minh Nguyệt (đồng tác giả) (2015), Solutions of
nurturing school culture toward improving training quality in HaNoi
National University of Education, ХАБАРШЫ ВЕСТНИК
BULLETIN (Kazakhstan)
2) Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2015), “Xây dựng văn hóa nhà trường
theo tiếp cận tổ chức học tập”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Vol.60, No.2, pp.32-37.
3) Nguyễn Thị Minh Nguyệt (đồng tác giả) (2017), “Xây dựng thang
đánh giá tổ chức biết học hỏi ở nhà trường”, Tạp chí Quản lý giáo
dục, Học viện Quản lý giáo dục, Vol. 9, No.12, pp.16-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_to_chuc_biet_hoc_hoi_o_cac_truong_d.pdf