[Tóm tắt] Luận án Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ

Vai trò “trung chuyển” của văn hóa dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ đối với quá trình chuyển di từ Bắc vào Nam của văn hóa dân gian người Việt nói chung là một trong những nét đặc trưng của di sản văn hoá, văn nghệ dân gian Nam Trung Bộ. Trong bối cảnh nhân dân các tỉnh thành Nam Trung Bộ đang cùng với nhân dân cả nước, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ra sức xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghiên cứu yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ nhằm góp phần nhận diện đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian vïng duyên hải này là đã thực hiện một đề tài khoa học rất có ý nghĩa thực tiễn. Với nội dung đã trình bày ở các chương, hi vọng luận án này ít nhiều có đóng góp tích cực vào thực tiễn xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa trên quê hương Nam Trung Bộ.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ---------------------------- NGUYỄN ĐỊNH YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT Ở NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN Mà SỐ: 62 31 70 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Võ Quang Trọng 2. TS. Đỗ Hồng Kỳ Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án tiến sĩ sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại Viện Nghiên cứu văn hóa vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa - Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ nhằm góp phần tìm ra đặc trưng di sản văn hoá dân gian vùng duyên hải này; đồng thời, còn nhằm cung cấp tài liệu bổ ích đối với việc giảng dạy và học tập phần văn học dân gian địa phương của giáo viên và học sinh, nhất là giáo viên và sinh viên ngành văn ở các trường cao đẳng và đại học trên vùng đất Nam Trung Bộ. Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ như đã trình bày, trong phạm vi bản luận án, chúng tôi khảo sát yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở vùng đất này. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) là bộ sách có ghi chép truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ sớm nhất và duy nhất thế kỉ XIX. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) là bộ sách có ghi chép truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ sớm nhất thế kỉ XX. Tiếp theo là những cuốn địa phương chí các tỉnh Nam Trung Bộ của một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ như: Quách Tấn, Nguyễn Đình Tư, Phạm Trung Việtxuất hiện vào hai thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ được đề cập trong các cuốn địa phương chí của những tác giả nêu trên, chủ yếu là ở góc độ sưu tầm và ít nhiều cũng có sự nghiên cứu. Dù vậy, trước 1975, công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ chưa xuất hiện. Những truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ được biên chép trong tập V sách Kho tàng truyên cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi có thể được coi là kết quả sưu tầm đầu tiên thời kì sau năm 1975. Tiếp theo là những kết quả đáng phấn khởi trong 2 những năm cuối thập niên 70 đến thập niên 90 của thế kỉ XX. Khoảng trên 10 năm này, gần như sách sưu tầm văn học dân gian của nhiều địa phương Nam Trung Bộ xuất hiện liên tục. Tiêu biểu có Những mẫu chuyện về Tây Sơn (nhiều tác giả); Hòn Vọng Phu (Đào Văn A); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I (Nguyễn Văn Bổn); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập II (Nguyễn Văn Bổn chủ biên, Tôn Thất Bình, Trương Giảng, Trần Hoàng, Võ Văn Thắng); Truyện cổ dân gian Phú Khánh (Trần Trung Thành, Trần Việt Kỉnh, Chu Thị Thanh Bằng, Nguyễn Thành Thi).v.v. Trong những tập sách nêu trên, có công trình, tác giả của nó không những quan tâm đến việc sưu tầm mà còn đầu tư vào việc nghiên cứu. Tiêu biểu là bộ sách 2 tập Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng do Nguyễn Văn Bổn chủ biên. Trong phần nghiên cứu của tập II bộ sách này, về thi pháp, tác giả cho rằng, truyện cổ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng “mang sắc thái của những truyện cổ ở một vùng đất mới rất rõ. Được hình thành khi xã hội con người ở nước ta đã được tổ chức theo chế độ phong kiến, thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập và tiếp tục mở nước, nên trình độ chinh phục thiên nhiên của con người đã tiến bộ khá cao, vì thế trong các truyện cổ dân gian, các yếu tố thần kì không còn đậm nétTính kế thừa trong phong cách xây dựng hình tượng nhân vật của truyện cổ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng cũng là một đặc điểm”. 10 năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI là chặng đường nở rộ kết qủa sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ. Trên 15 năm qua (1990 - 2006), giới folklore học nước ta đã cho ra đời hàng loạt công trình ở nhiều phương diện khác nhau. Sách và bài viết dành riêng cho việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian có Chuyện xưa học sinh (Ngô Sao Kim); Quảng Ngãi giai thoại - truyền thuyết, tập II, (Thế Kỉ, Hà Thanh); Truyện cổ 3 thành Đồ Bàn vịnh Thị Nại, Các ngôi sao Tây Sơn (Nguyễn Xuân Nhân); Truyện cổ Tuy Hoà (Nguyễn Hoài Sơn); Huyền thoại Phú Yên (Đoàn Việt Hùng); Về hiện tượng nhầm lẫn của tác giả dân gian khi lưu truyền các truyện kể về Cao Biền, Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ (Nguyễn Định)Sách sưu tầm, biên soạn văn học dân gian có phần truyện cổ dân gian như Văn học dân gian Tây Sơn (Nguyễn Xuân Nhân); Văn học dân gian Quảng Nam (miền biển) (Nguyễn Văn Bổn); Văn học dân gian Sông Cầu (Nguyễn Định chủ biên, Lê Đức Công, Lê Bạt Sơn) Ở kết quả nêu trên đã xuất hiện bài nghiên cứu có đề cập đến yếu tố thần kì hay có tính chất tổng kết quá trình sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt phạm vi cả vùng Nam Trung Bộ (Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ). Bàn về yếu tố thần kì trong truyền thuyết Việt ở Nam Trung Bộ, tác giả bài Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ viết: “ Trong thế giới nghệ thuật của truyền thuyết, hầu hết các hình ảnh về loài vật ở sông nước đều được thần kì hoá (27/31 trường hợp, 87,1%), ngược lại, biện pháp thần kì hoá rất ít được sử dụng đối với hình ảnh về con người (ngư dân - người đánh cá, người lái đò) và hình ảnh các sự vật liên quan đến sông nước, nhưng do con người làm ra (cầu, thuyền, sa, đập). Nước và các loài vật của nước, khi được thần hoá thì cát thần chiếm đa phần (28/36 trường hợp; 77,8%), hung thần chỉ là thiểu số (8/36 trường hợp; 22,2%)Nhưng vì sao hình ảnh cát thần lại nhiều hơn hung thần ?...Phải chăng, đó là một cách để con người biểu hiện ước mơ tìm hiểu giới tự nhiên còn nhiều điều ở ngoài tầm hiểu biết của mình, khi định cư trên vùng đất mới ! 4 Hơn thế nữa, từ trong hiện tượng này, ta còn thấy thấp thoáng khát vọng về sự “chung sống”, về sự “hòa điệu” với thiên nhiên; thái độ đòi hỏi thiên nhiên phải đem lại sự yên bình trong cuộc sống của ông cha ta ngày trước”. Nếu năm 1984, tác giả sách Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập II đã đề cập thoáng qua yếu tố thần kì trong truyện cổ dân gian người Việt phạm vi một tỉnh của Nam Trung Bộ thì năm 2006, tác giả bài Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ đã đề cập một khía cạnh của yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt phạm vi cả vùng Nam Trung Bộ. Đó là những kết quả, tuy còn ở mức rất khiêm tốn, nhưng đáng trân trọng, đã được chúng tôi tiếp thu và kế thừa khi nghiên cứu đề tài. 3. GIỚI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối tượng khảo sát của luận án là yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì của người Việt ở Nam Trung Bộ. Với đối tượng được xác định như thế, những mục đích nghiên cứu đề tài như sau: Khảo sát, mô tả những khía cạnh cơ bản của yếu tố thần kì trong truyền thuyết và cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ. Từ đó, luận án chỉ ra một số nét riêng về yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ so với yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở những vùng, miền khác (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ). Mục đích chủ yếu của luận án là góp phần tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá dân gian Nam Trung Bộ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi chủ yếu sử dụng ba phương pháp sau để nghiên cứu đề tài: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp. 5 5. BỐ CỤC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 3 chương: CHƯƠNG 1: Khái niệm “yếu tố thần kì”, khái quát về tiểu vùng văn hoá và tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ. CHƯƠNG 2: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ. CHƯƠNG 3: Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ. CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM “YẾU TỐ THẦN KÌ”, KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ TƯ LIỆU TRUYỆN CỔ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Ở NAM TRUNG BỘ 1.1. Khái niệm “yếu tố thần kì” 1.1.1. Ý nghÜa cña kh¸i niÖm "yÕu tè thÇn k×" Trong khái niệm “yếu tố thần kì”, tính từ “thần kì” có 2 nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ. Nó gần nghĩa với các tính từ “kì ảo”, “hoang đường”, “huyền ảo” và đồng nghĩa với các tính từ “kì diệu”, “thần diệu”, “huyền diệu”. Sự xác định ý nghĩa khái niệm “yếu tố thần kì” như vậy là tìm đến ý nghĩa gốc của nó, còn thực tế sử dụng khái niệm này với tính cách là một thuật ngữ khoa học, thì không phải bao giờ cũng đúng với ý nghĩa gốc đó, bởi vì sự biểu hiện của yếu tố thần kì trong văn học là cực kì phong phú, đa dạng và phức tạp. Lúc thì thiên về tính chất kì ảo – hư ảo – hoang đường – huyền ảo; khi thì thiên về tính chất kì diệu – thần diệu – huyền diệu. Tuy nhiên, cho dù có biểu hiện và việc gọi tên các biểu hiện ấy có 6 phong phú, đa dạng, phức tạp đến mức độ nào chăng nữa, thì trong văn học dân gian, nhất là trong truyện cổ dân gian, nó thường được gọi là yếu tố thần kì. 1.1.2. Nguån gèc cña yÕu tè thÇn k× trong v¨n häc d©n gian ThÕ giíi quan thÇn linh cña ng−êi nguyªn thuû lµ nguån gèc (trùc tiÕp) cña yÕu tã thÇn k× trong thÇn tho¹i vµ lµ nguån gèc (s©u xa) cña yÕu tè thÇn k× trong tÊt c¶ c¸c thÓ lo¹i v¨n häc d©n gian ra ®êi sau thÇn tho¹i. 1.1.3. Vai trß cña yÕu tè thÇn k× trong truyÒn thuyÕt vµ truyÖn cæ tÝch thÇn k× Trong truyÒn thuyÕt, yÕu tè thÇn k× cã vai trß chñ yÕu lµ huyÒn ¶o ho¸ c¸c nh©n vËt vµ sù kiÖn lÞch sö. Trong truyÖn cæ tÝch thÇn k×, yÕu tè thÇn k× cã vai trß chñ yÕu lµ gi¶i quyÕt xung ®ét truyÖn. 1.2. Khái quát về tiểu vùng văn hoá Nam Trung Bộ Nam Trung Bộ gồm tám tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là vùng đất có đầy đủ mọi yếu tố của thiên nhiên Việt Nam gồm sông biển, đồng bằng và rừng núi. Nếu tính từ 1306 – năm Chế Mân dâng đất châu Ô (phía nam châu Ô ngày xưa thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay) và châu Lí của Chiêm Thành cho Nhà Trần để cưới Huyền Trân công chúa đến 1693 – năm Đại Việt có thêm đất Bình Thuận, thì người Việt định cư tại Nam Trung Bộ, sớm nhất là ở Đà Nẵng, đã khoảng 7 thế kỉ, muộn nhất là ở Bình Thuận, đã khoảng trên 3 thế kỉ. Sinh sống ở vùng đất này, ngoài tộc người Việt, còn có các tộc người khác như: Hoa, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Hrê, Ra Glai, Cơ Tu, Gié Triêng, Co, Chu RuSau ngày đất 7 nước thống nhất, có thêm người Tày, Nùng từ phía Bắc di cư vào. Người Việt và người Hoa chủ yếu sống ở đồng bằng. Các tộc người khác chủ yếu sống ở miền núi. Riêng địa bàn cư trú của người Chăm có đặc biệt hơn. Ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên dân số người Chăm ít hơn nhiều so với các tộc người khác. Ngược lại, từ Khánh Hoà đến các tỉnh cực nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) dân số người Chăm đông hơn các tộc người Hoa, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng Nhiều tộc người cùng sinh sống nên đời sống văn hoá nơi đây bên cạnh sự thống nhất còn có sự đa dạng. Có văn hoá Chăm và văn hoá các tộc người thiểu số khác mà thành tựu của nó không kém phần rực rỡ. Người Việt trong mối quan hệ sâu sắc với các tộc người anh em, từ vốn văn hoá mang theo nơi đất cội nguồn, cũng đã tạo nên đời sống văn hoá riêng phong phú, đa dạng và đặc sắc, trong đó, bộ phận văn hoá dân gian chiếm vị trí khá quan trọng. Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ cũng có đủ các thành tố cơ bản: nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn và ngữ văn dân gian. Ngữ văn dân gian người Việt ở vùng đất này gồm các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại, tục ngữ, câu đố, vè, ca dao, dân ca, kịch bản sân khấu. Nó là tấm gương phản ánh thiên nhiên, xã hội và đời sống con người Nam Trung Bộ. Với cách biểu hiện riêng, ngữ văn dân gian người Việt ở vùng đất này có đầy đủ các đặc trưng cơ bản về thi pháp của ngữ văn dân gian Việt Nam. 1.3. Tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ 1.3.1. Khái niệm “truyện cổ dân gian” 8 “Truyện cổ dân gian” là khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm tất cả các thể loại thuộc mảng “văn xuôi” dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và giai thoại. Khái niệm “truyện cổ tích” từng được sử dụng với hai ý nghĩa chủ yếu: 1) (cũng) để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, trong trường hợp này, khái niệm “truyện cổ tích” tương đương với khái niệm “truyện cổ dân gian”; 2) để chỉ truyện cổ tích - một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian. Để tránh lẫn lộn hai khái niệm, chúng ta chỉ sử dụng khái niệm “truyện cổ tích” trong trường hợp để chỉ riêng thể loại truyện cổ tích; sử dụng khái niệm “truyện cổ dân gian” với ý nghĩa khái quát tất cả các thể loại thuộc mảng “văn xuôi” dân gian như đã nêu ở trên. 1.3.2. Tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ Nam Trung Bộ không có thần thoại, mảng truyện cổ dân gian chỉ gồm các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và giai thoại. Truyền thuyết là thể loại có số lượng truyện nhiều nhất. Đa phần tác phẩm của thể loại này là truyền thuyết địa danh và truyền thuyết nhân vật. Nội dung phản ánh của truyền thuyết chủ yếu gắn liền với các sự kiện lịch sử thời kì chống ách Bắc thuộc, thời kì quân Tây Sơn đánh nhau với quân Nguyễn Ánh, thời kì chống thực dân phương Tây xâm lược. Đối với thể loại truyện cổ tích, phần lớn số lượng truyện thuộc về cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài vật có số lượng ít nhất. So với Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, ở Nam Trung Bộ có rất ít truyện cổ tích mang nội dung phản ánh mâu thuẫn xã hội, khai thác các tình thế tương phản giữa tốt với xấu, giữa thiện với ác, giữa 9 hạnh phúc với bất hạnh. Trong truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, truyện cười và truyện ngụ ngôn là hai thể loại có số lượng truyện ít nhất. Ở thể loại truyện cười, phần lớn tác phẩm thuộc tiểu loại truyện không kết chuỗi. CHƯƠNG 2 YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT Ở NAM TRUNG BỘ 2.1. Định nghĩa truyền thuyết và việc phân loại truyền thuyết 2.1.1. Định nghĩa truyền thuyết Có nhiều định nghĩa về truyền thuyết. Ở Việt Nam, Kiều Thu Hoạch là nhà folklore học đưa ra định nghĩa dễ được chấp nhận. Ông viết: “Truyền thuyết là một chuyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân, mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Khi khảo sát đề tài luận án này, chủ yếu chúng tôi tiếp thu và hiểu truyền thuyết theo định nghĩa trên đây của Kiều Thu Hoạch. 2.1.2. Việc phân loại truyền thuyết Nổi bật lên trong các cách phân loại truyền thuyết là cách phân loại của tác giả Kiều Thu Hoạch: chia truyền thuyết thành 3 loại lớn: 10 1) Truyền thuyết nhân vật, 2) Truyền thuyết địa danh, 3) Truyền thuyết phong – vật. Ở mỗi loại lớn lại tuỳ theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà phân chia tiếp thành các tiểu loại. Quá trình khảo sát yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ, chủ yếu, chúng tôi cũng theo quan điểm phân loại truyền thuyết của Kiều Thu Hoạch. 2.2. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết địa danh 2.2.1. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết địa danh tự nhiên 2.2.1.1. HÇu hÕt truyÒn thuyÕt gi¶i thÝch nguån gèc ®Þa danh theo ®Æc ®iÓm tù nhiªn cã yếu tố thần kì dạng hữu hình Đề cập đến truyền thuyết địa danh tự nhiên là chủ yếu nói về truyền thuyết giải thích nguồn gốc các địa danh theo đặc điểm tự nhiên. Trong truyền thuyết địa danh của người Việt ở Nam Trung Bộ, hầu hết tác phẩm mang nội dung giải thích tên gọi địa danh theo đặc điểm tự nhiên có yếu tố thần kì thuộc dạng hữu hình và được xây dựng thành hình ảnh trung tâm. Đó là Sự tích đèo Cổ Mã (ngựa thần), Yêu Xà Thạch (mãng xà, thần nhân), Hắc Xà (rắn thần) 2.2.1.2. Yếu tố thần kì trong Sự tích Ngũ Hành Sơn – một truyền thuyết địa danh tự nhiên đặc biệt ở Nam Trung Bộ Tác dụng tạo ra niềm tin trong tâm thức người nghe là tính chất chung của yếu tố thần kì ở mọi truyền thuyết mà Sự tích Ngũ Hành Sơn có thể được coi là một trong số ít trường hợp vừa tiêu biểu, lại vừa đặc biệt. Đặc biệt là vì yếu tố thần kì – hình tượng trung tâm (Long Quân, Tiên Nữ, trứng thần) trong truyền thuyết là do dân gian vay mượn từ yếu tố thần kì (Long Quân, Âu Cơ, trứng thần) ở một truyền thuyết khác – Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhưng cũng chính yếu tố thần kì được vay mượn ấy lại làm cho Sự tích Ngũ Hành Sơn vừa thấm đẫm màu sắc thần kì, vừa không tách rời thực tế lịch 11 sử dân tộc, ta có thÓ nãi chắc điều đó vì bao đời nay, nhân dân ta luôn sâu sắc một niềm tin rằng, bố Long Quân lấy mẹ Âu Cơ sinh ra dân tộc Việt Nam. 2.2.2. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết địa danh xã hội 2.2.2.1 Yếu tố thần kì thuộc dạng hữu hình Đáng chú ý đầu tiên là những yếu tố thần kì dạng hữu hình có vai trò kì diệu hoá - linh thiêng hóa các địa danh. Yếu tố thần kì có vai trò như thế xuất hiện trong các truyền thuyết tiêu biểu như: Sự tích đất Gò Nổi (con chim), Thiên Lộc Tự - Miếu Bà Sáu (Long thần)Dạng yếu tố thần kì tiếp theo là hình ảnh các con vật thần kì như rắn thần, rái cátrong các truyền thuyết tiêu biểu: Miếu Xà, Miếu Bà TrangVai trò của các yếu tố thần kì này là huyền ảo hóa các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử. 2.2.2.2 Yếu tố thần kì thuộc dạng vô hình Đáng chú ý nhất là những yếu tố thần kì biểu hiện dưới các hình thức: sự kì lạ, sự linh thiêng; âm binh – âm tướng và bóng ma có vai trò linh thiêng hoá các địa danh trong các truyền thuyết tiêu biểu: Mả quan thất trận (sự linh nghiệm), Mộ Ông Khám (sự linh thiêng), Miếu Phò Giá Đại Vương (âm binh – âm tướng)Bên cạnh đó còn có những truyền thuyết mang yếu tố thần kì vô hình giữ vai trò huyền ảo hoá các nhân vật và sự kiện lịch sử, trong đó có hai tác phẩm tiêu biểu: Sự tích cầu Quân Sư (lời tiên tri) và Sự tích địa danh Cam Ranh (sự linh ứng). 2.3. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết phong vật Phần này chủ yếu khảo sát truyền thuyết phong vật giải thích nguồn gốc các tục thờ: Thiên Ya Na, ba Cô, Cố Hỉ Phu nhân, ông Húc, rái cá, cá voi - cá Ông, thần Hổ. 2.3.1. Nữ thần Thiên Ya Na 12 Tiếp thu huyền thoại Pô Ino Nogar cña ng−êi Ch¨m, người Việt sáng tạo ra truyền thuyết Thiên Ya Na. Chỗ giống nhau chủ yếu giữa Pô Ino Nogar trong truyền thuyết Chăm và Thiên Ya Na trong truyền thuyết Việt là “họ” đều được xây dựng thành nữ thần sáng tạo văn hoá. Tuy nhiên giữa Pô Ino Nogar và Thiên Ya Na có nhiều nét rất khác nhau. Sự khác nhau biểu hiện ngay trong tên gọi: Người Chăm gọi nữ thần là Poh Nagar – Pô Ino Nogar – Pô Nagar – Pô Inư Nagar – Pô Yan Inư Nưga – Yanh Pu Negara – Muk Juk. Người Việt gọi Thiên Ya Na. Về tính chất hình tượng nhân vật, Pô Ino Nogar gần với thần thoại; Thiên Ya Na gần với truyện cổ tích thần kì. Thiªn Ya Na lµ hiÖn t−îng v¨n ho¸ tiªu biÓu vÒ sù hçn dung v¨n ho¸ Ch¨m - ViÖt. 2.3.2. Cố Hỉ Phu nhân, ba Cô, ông Húc Cố Hỉ Phu nhân: Người chết oan (thường là cô gái) – linh hồn không siêu thoát – hiển linh – được lập am (miếu, đền) thờ là cốt truyện của một kiểu truyện có tính phổ biến trong truyện cổ dân gian mà truyền thuyết Tục thờ Cố Hỉ Phu nhân là một trường hợp tiêu biểu. Ba Cô: Tính chất thần kì trong hình tượng ba Cô của truyền thuyết Am thờ ba Cô ở thành Diên Khánh tương đối phức tạp. Đền thờ ba Cô là đền thờ thần, nhưng những chuyện kể về ba Cô như trong truyền thuyết Am thờ ba Cô ở thành Diên Khánh lại là chuyện ma chứ không phải chuyện thần. Oan hồn ba Cô, lúc được gọi là thần, khi bị gọi là ma giống như trường hợp “hồn” người chết nói chung, khi trong cảnh thờ cúng tôn nghiêm, được gọi là “các bác âm hồn cô hồn”, nhưng ở ngoài khung cảnh đó thì lại gọi là ma. Ông Húc: Hình tượng Ông Húc trong truyền thuyết cùng tên vừa có sắc thái nhiên thần vừa có sắc thái nhân thần. Nếu Ông Húc mang nguồn gốc nhân thần thì rất có thể ban đầu thần là một nhân vật lịch sử, 13 danh nhân văn hoánào đó ở địa phương, rồi theo biến thiên của lịch sử, lí lịch vị thần ấy bị thất lạc, nhân dân bèn đặt cho thần một cái tên mới và thêm vào hình tượng thần những sắc thái mới - sắc thái nhiên thần để có vẻ cổ xưa hơn, linh thiêng hơn. 2.3.3. Thần Rái, cá voi – cá Ông, thần Hổ Thần Rái: Những truyện cổ dân gian xuất hiện từ sớm có hình ảnh rái cá chủ yếu được lưu truyền ở vùng châu thổ sông Hồng. “Hành trình” con vật sông nước này từ trung tâm đất cội nguồn “đi về phương Nam” đã bị “đứt gãy” ở Bắc Trung Bộ. Địa bàn lưu truyền thứ hai là Nam Trung Bộ và Nam Bộ, hầu hết truyền thuyết có hình ảnh rái cá đều gắn liền với những năm tháng bôn tẩu của Nguyễn Ánh. Cá voi - cá Ông: Tục thờ cúng cá voi là một tín ngưỡng của người Chăm mà lưu dân Việt đã tiếp thu trên đường Nam tiến. Đây là thực tế khó có thể chối cãi. Song vùng châu thổ sông Hồng của Việt Nam cũng đã từng tồn tại tục thờ cá - thờ cá voi, vậy thì, tục thờ cúng cá voi cần phải được xem xét đến tầng sâu v¨n ho¸ hơn - từ khi tổ tiên chúng ta còn ở sông Hồng và đương nhiên, nguồn gốc của con vật thần kì cá voi - cá Ông trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ cũng phải được xem xét đến tầng sâu như thế. Thần Hổ - Ông cọp: Giống như người Việt ở Nam Bộ, người Việt ở Nam Trung Bộ có cả một chuỗi truyền thuyết về hổ. Ngược lại, trong truyện cổ dân gian người Việt ở Bắc Trung Bộ, truyền thuyết phong vật về hổ hầu như vắng bóng. Phải chăng tác nhân lịch sử đã làm cho tục thờ cá voi ở Bắc Bộ không còn diện mạo ban đầu cũng đã làm cho hình ảnh con hổ vốn là con vật không có rừng núi ở vùng miền nào trên đất nước Việt Nam mà không có, nhưng lại rất ít xuất hiện trong truyện cổ dân gian người Việt ở Bắc Trung Bộ ! 14 2.4. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết nhân vật 2.4.1. Motip sinh nở thần kì Motip nhân vật sinh nở thần kì hầu như ít được sử dụng trong truyền thuyết nhân vật của người Việt ở Nam Trung Bộ. Đây là đặc điểm của truyền thuyết người Việt ở vùng đất phía nam Tổ quốc. 2.4.2. Motip chiến công phi thường Giữa hai biểu hiện sức mạnh phi thường tự thân và sự phù trợ bởi vật thiêng phép lạ của motip chiến công phi thường của nhân vật anh hùng, trong truyền thuyết nhân vật của người Việt ở Nam Trung Bộ, chiến công của nhân vật anh hùng chủ yếu là do họ có sức mạnh phi thường tự thân. Chàng Lía, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết, Cử Dị, Cử Thể...là những nhân vật chủ yếu, tạo nên diện mạo cho truyền thuyết nhân vật ở miền duyên hải này đều mang sức mạnh như thế. Đây là một đặc điểm nữa của truyền thuyết người Việt ở vùng đất phía nam Tổ quốc. 2.4.3. Motip hoá thân Trong truyền thuyết nhân vật của người Việt ở Nam Trung Bộ hiếm có những hình ảnh về sự “hoá thân” của nhân vật theo kiểu Thánh Gióng (Truyện Ông Gióng), An Dương Vương (Truyện rùa vàng), hai Bà Trưng (Trưng Vương). Để bất tử hoá nhân vật anh hùng, tác giả dân gian đã đề cập đến cái chết của nhân vật theo hai hướng chủ yếu: miêu tả những cái chết “đẹp” để nhân vật sống mãi trong “bia miệng” của nhân dân và chết không phải là hết mà là tiếp tục cuộc chiến đấu trong một dạng thức khác (Đó là cái chết của vua Nam Chiếu, Bùi Thị Xuân, Mai Xuân Thưởng, Bá Hộ Huệ v.v.). 2.5. Về nét riêng của yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ 15 Nét riêng của yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ có ba biểu hiện chủ yếu: Một: Truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ không có hoặc hiếm có một số yếu tố thần kì vốn phổ biến trong truyền thuyết người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng (yếu tố thần kì trong các motip của truyền thuyết nhân vật). Hai: Có một số yếu tố thần kì vốn đã có trong truyền thuyết người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng, do biến thiên của lịch sử và sự bồi lắng các lớp văn hoá làm chúng mất đi, nhưng truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ lại làm chúng “sống lại” (hình ảnh rái cá, cá voi trong truyền thuyết phong vật). Ba: Trên cơ sở yếu tố thần kì của truyền thuyết ở đất cội nguồn, dựa vào điều kiện mới về địa lí, lịch sử và văn hoá của vùng đất mới, nhất là tiếp thu yếu tố thần kì trong huyền thoại, truyền thuyết của cư dân bản địa, tác giả dân gian sáng tạo ra những truyền thuyết mới (một số truyện của truyền thuyết địa danh, truyền thuyết Thiên Ya Na). CHƯƠNG 3 YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT Ở NAM TRUNG BỘ 3.1. Định nghĩa và phân loại truyện cổ tích 3.1.1. Định nghĩa truyện cổ tích Theo Chu Xuân Diên, trong hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích, có mấy nội dung ít nhiều đã có sự thống nhất như sau: 1. Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội với những xung đột đặc trưng cho các thời 16 kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. 2. Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. 3. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ. Chúng tôi lấy các nội dung định nghĩa truyện cổ tích đã có sự thống nhất nêu trên làm tiêu chí ®Ó xác định tác phẩm truyện cổ tích trong kho tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ khi khảo sát đề tài luận án. 3.1.2. Việc phân loại truyện cổ tích Có một số cách phân loại truyện cổ tích khác nhau. Chúng tôi tán đồng cách phân loại truyện cổ tích gồm ba tiểu loại: 1) Truyện cổ tích loài vật; 2) Truyện cổ tích thần kì; 3) Truyện cổ tích sinh hoạt. 3.2. Các dạng yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ XÐt theo dạng biểu hiện, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì gồm d¹ng hữu hình (người, loài vật, đồ vật), d¹ng vô hình (ma quỷ, câu thần chú – lời nói thần kì). XÐt theo bình diện xã hội, yếu tố thần kì được phân thành hai tuyến: thiện và ác. Vai trò chủ yếu của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì: trợ giúp nhân vật tuyến thiện, trừng phạt nhân vật tuyến ác, giải quyết xung đột truyện. 3.2.1. Yếu tố thần kì dạng vô hình, hữu hình và đặc điểm của nó 3.2.1.1. Yếu tố thần kì dạng vô hình có tỉ lệ rất thấp 17 Trong 25 truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ được khảo sát, chúng tôi nhận thấy: nếu xét theo dạng biểu hiện thì yếu tố thần kì xuất hiện với tần số 50 lần; trong đó dạng vô hình có 5/50 trường hợp (8%); dạng hữu hình có 45/50 trường hợp (92%). So với tần số xuất hiện của yếu tố thần kì dạng hữu hình, tần số xuất hiện của yếu tố thần kì dạng vô hình gần như không đáng kể. Khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, chúng ta cũng thấy có hiện tượng tương tự như thế. 3.2.1.2. Sự phong phú, đa dạng của yếu tố thần kì dạng hữu hình Trước hết là yếu tố thần kì thuộc dạng người xuất hiện với tần số 13/45 lần (28,9%), chẳng hạn, Thổ thần (Một cuộc thi tài), Long Vương (Ông Dài «ng Cụt), (Ba anh em chôn xác cha), Thần thành hoàng (Đôi sam biển). Tiếp theo là yếu tố thần kì hữu hình thuộc dạng loài vật xuất hiện với tần số 9/45 lần (20%), chẳng hạn, hình ảnh con rùa (Cứu vật vật trả ơn), chàng rắn (Ông Dài «ng Côt), nàng cá (Hai anh em). Yếu tố thần kì hữu hình thuộc dạng đồ vật có tần số xuất hiện 15/45 lần (33,3%). Đó là cục phép, gậy thần (Chiếc gậy thần), chiếc nồi thần (Hai anh em), quạt thần (Nàng Út), cây kim thần (Cây kim thần), cái ấm thần (Cái ấm đất).v.v. Ngoài ra, còn có một dạng nữa (dạng khác), đó là các hiện tượng tự nhiên như: giếng nước, hồ nước, hòn đá và hoa quả có tần số xuất hiện 8 lần (17,8%). 3.2.2. Yếu tố thần kì tuyến thiện, tuyến ác và vai trò của nó 3.2.2.1. Hầu hết yếu tố thần kì thuộc tuyến thiện Hầu hết yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ thuộc tuyến thiện, chỉ có một trường hợp thuộc tuyến ác. Đó là mụ Phù thuỷ trong truyện Ba anh em chôn xác cha. Điều này thể hiện đúng đặc điểm của truyện cổ tích thần kì Việt Nam là yếu tố thần kì ở tuyến ác có số lượng không nhiều. Tìm hiểu yếu 18 tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, chúng ta cũng thấy có hiện tượng tương tự như thế. 3.2.2.2. Yếu tố thần kì có vai trò trợ giúp nhân vật tuyến thiện Trong tài liệu chúng tôi sử dụng, 100% tác phẩm cổ tích thần kì có yếu tố thần kì mang vai trò trợ giúp nhân vật tuyến thiện. Trước hết, vai trò ấy được biểu hiện trong những yếu tố thần kì dạng vô hình: phép biến hoá và lời nói thần kì (Chiếc gậy thần, Lấy chồng dê, Cái lưỡi chết biết nói). Tiếp theo là sự trợ giúp nhân vật tuyến thiện của yếu tố thần kì hữu hình dạng người. Đó là Thổ thần (Một cuộc thi tài), ông Tiên (Sự tích con ếch), (Sự tích cây mít và cây bí đỏ), Ngọc Hoàng (Nàng Út). Sự trợ giúp nhân vật tuyến thiện của yếu tố thần kì hữu hình dạng loài vật (Cứu vật vật trả ơn), (Lòng người khó đo). Có lẽ diễn ra sinh động nhất là sự trợ giúp của yếu tố thần kì hữu hình dạng đồ vật dành cho nhân vật tuyến thiện (Chiếc gậy thần, Cái ấm đất, Anh gánh than lấy nàng công chúa). 3.2.2.3. Yếu tố thần kì có vai trò trừng phạt nhân vật tuyến ác Đây là yếu tố thần kì trừng phạt nhân vật tuyến ác nhưng không phải là nhân vật trung tâm truyện (Chiếc gậy thần, Nàng Út, Sự tích Bàu Hương, Ba anh em chôn xác cha). 3.2.2.4. Những truyện có kết cấu tương phản thể hiện tập trung nhất vai trò của yếu tố thần kì Đây là yếu tố thần kì trực tiếp trừng phạt nhân vật tuyến ác là nhân vật trung tâm truyện. Yếu tố thần kì có vai trò như thế trong những truyện tiêu biểu: Hai anh em, Cây kim thần, Hai chị em, Hố vàng hố bạc... Các truyện nêu trên có kết cấu giống nhau. Đó là kết cấu hai phần tương phản thông qua yếu tố thần kì: Phần thứ nhất kể chuyện nhân vật tuyến thiện nghèo khổ, bất hạnh. Phần thứ hai kể chuyện nhân vật tuyến ác. Nhờ sự trợ giúp của yếu tố thần kì, nhân 19 vật tuyến thiện thay đổi số phận. Ở phần thứ hai, nhân vật tuyến ác lại chiếm đoạt yếu tố thần kì đã làm thay đổi số phận nhân vật tuyến thiện. Đây là chỗ xung đột truyện phát triển đến đỉnh điểm. Tác giả dân gian đã giải quyết xung đột bằng cách để cho yếu tố thần kì trừng phạt chúng. Với cách giải quyết xung đột như vậy, truyện cổ tích thần kì đã biểu hiện niềm tin vào triết lí cao đẹp và ước mơ công lí của nhân dân. 3.3. Việc nghiên cứu yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp 3.3.1. Sơ lược về lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp Lí thuyết của Valadimir Iakovlevits Propp – nhà khoa lỗi lạc Xô viết (1895 – 1970) trình bày trong công trình nổi tiếng: Hình thái học truyện cổ tích xuất bản lần đầu năm 1928. Propp cho biết, kho tư liệu về truyện cổ tích ông dùng khảo sát cho thấy cấu tạo cốt truyện gồm 31 chức năng do hành động nhân vật tạo nên. Mỗi chức năng gồm nhiều nhóm. Riêng chức năng 14: Sự có được phương tiện thần kì gồm 9 nhóm: Z1, Z2, Z3, Z4, Z5, Z6, Z7, Z8, Z9. 3.3.2. Kết quả khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp trong các công trình nghiên cứu truyện cổ tích ở Việt Nam Trong công trình Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích thần kì Việt theo lí thuyết hình thái học của Vladimia Iacoplevich Prop, Trần Đức Ngôn cho biết: cÊu t¹o cèt truyện cña cổ tích thần kì người Việt, chức năng 14 xuất hiện các nhóm: Z1, Z2, Z6, Z7, Z8. Tài liệu cổ tích thần kì Việt cũng cho thấy nhóm biệt loại không có trong bảng kê của Propp. Đó là trường hợp nhân vật được tặng những phương tiện không thần kì (chủ yếu là vàng), kí hiệu Z0. Ở công trình Cổ tích 20 thần kì người Việt, đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Tăng Kim Ngân cho biết: cÊu t¹o cèt cña truyện cổ tích thần kì người Việt, ë chức năng 14 xuất hiện các nhóm: Z1, Z2, Z4, Z5, Z6, Z7, Z8, Z9; ngoµi ra cßn có nhóm biệt loại và kí hiệu Zv. Nội dung của nhóm này là: bản thân nhân vật chính có phương tiện thần kì (sức khoẻ, phép màu) từ trước chứ không phải trải qua sự thử thách của người cho mới có được. 3.3.3. Khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp 3.3.3.1. Cách tiến hành, kết quả khảo sát và một vài nhận xét chung Khảo sát 20 truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ, chúng tôi có kết quả: chức năng số 14 gồm 8 nhóm với tần số xuất hiện 28 lần, cụ thể: Z1: 11 lần/8 truyện; Z2: 4 lần/4 truyện; Z4: 1 lần; Z5: 3 lần/3 truyện; Z6: 3 lần/3 truyện; Z7: 1 lần; Z8: 1 lần; Z9: 1 lần; cổ tích thần kì người Việt Nam Trung Bộ cũng có nhóm biệt loại Z0, Zv. Ngoài ra còn có nhóm biệt loại Zy. Nội dung nhóm này: những sự vật, hiện tượng gắn bó với nhân vật chính, của nhân vật chính (quần áo, mũ nón, lời nói) tự thân có tính chất thần kì. Giữa kết quả khảo sát của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trần Đức Ngôn, Tăng Kim Ngân giống nhau ở chỗ đều không có sự xuất hiện của nhóm Z3: Phương tiện thần kì được nhân vật chế tạo. Sự vắng mặt nhóm Z3 là một dấu hiệu về cái riêng của cổ tích thần kì người Việt trong cái chung của cổ tích thần kì thế giới. Yếu tố thần kì trong tài liệu A (của Tăng Kim Ngân) vắng bóng nhóm Zy, nhưng nó lại có mặt trong tài liệu B (Nam Trung Bộ) là biểu hiện sự tồn tại đa dạng trong thống nhất của yếu tố thần kì trong cổ tích thần kì người Việt. 21 3.3.3.2. Khảo sát yếu tố thần kì trong một số truyện cụ thể, theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp Sự tích Bàu Hương: phương tiện thần kì xuất hiện hai lần và trong hai lần xuất hiện, các phương tiện thần kì cùng một nhóm, đó là nhóm Z1. Cứu vật vật trả ơn: phương tiện thần kì không cùng nhóm xuất hiện hai lần. Đó là nhóm Z4 và nhóm Z1. Chiếc gậy thần: phương tiện thần kì xuất hiện ba lần và trong các lần xuất hiện, phương tiện thần kì thuộc các nhóm khác nhau: Zv , Z2, Z8. Ba anh em chôn xác cha: phương tiện thần kì xuất hiện bốn lần, trong đó có hai lần thuộc nhóm Z1, một lần thuộc nhóm Z2 và một lần thuộc nhóm Z7. Đây là truyện có phương tiện thần kì xuất hiện phức tạp, kì lạ. Cái lưỡi chết biết nói, Anh bán than lấy nàng công chúa: phương tiện thần kì xuất hiện thuộc nhóm biệt loại Zy. 3.4. Về nét riêng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ Truyền cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ không có hình ảnh ông Bụt (khác với truyện cổ tích thần kì người Việt ở B¾c Bé vµ Bắc Trung Bộ). Một số truyện mang yếu tố thần kì trực tiếp trừng phạt nhân vật tuyến ác nhưng không phải là nhân vật trung tâm truyện đã mang lại cho truyện cổ tích thần kì người Việt ở vùng đất này một tỉ lệ truyện nhất định có kết cấu lỏng lẻo (Sự tích Bàu Hương, Chiếc gậy thần, Ba anh em chôn xác cha). Theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp, truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ xuất hiện nhóm phương tiện thần kì biệt loại Zy (khác với truyện cổ tích thần kì nói chung). Trong số truyện có yếu tố thần kì trừng phạt nhân vật tuyến ác là nhân vật trung tâm tác phẩm mang kết cấu tương phản có 75% truyện mang nội dung phản ánh xung đột gia đình (anh chị em ruột với nhau) (khác với truyện cổ 22 tích thần kì người Việt ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ). Đó là những biểu hiện chủ yếu về nét riêng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ so với yếu tố thần kì của truyện cổ tích thần kì cả nước. KẾT LUẬN 1. Trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ, hầu hết yếu tố thần kì của truyền thuyết địa danh tự nhiên được xây dựng thành hình ảnh trung tâm và có vai trò chủ yếu là linh thiêng hoá các địa danh. Yếu tố thần kì trong truyền thuyết phong vật phản ánh đời sống tâm linh – tín ngưỡng của người Việt ở Nam Trung Bộ. Trong truyền thuyết nhân vật, motip sinh nở thần kì hầu như ít được sử dụng; chiến công của nhân vật anh hùng chủ yếu là do họ có sức mạnh phi thường tự thân; hiếm có những hình ảnh về sự hoá thân theo kiểu nhân vật Thánh Gióng, An Dương Vương, Bà Trưngtrong truyền thuyết người Việt ở Bắc Trung Bộ; đặc biệt, khi sử dụng motip hoá thân để xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả dân gian Nam Trung Bộ chưa chú ý đến tính nhất quán của nó Thiên nhiên, lịch sử và văn hoá Nam Trung Bộ đã tác động, quy định nét riêng cho yếu tố thần kì của truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ so với yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt cả nước rất rõ. Nét riêng của yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ dễ làm cho chúng ta đi tới nhận định: so với truyện cổ tích thần kì, truyền thuyết người Việt có nhiều biến đổi hơn, khi được sáng tác và lưu truyền trên vùng đất phía nam Tổ quốc. Sự biến đổi của truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ giúp chúng ta có thêm bằng chứng cụ thể, sinh động về sự đa dạng của văn hoá dân gian – bộ phận nền tảng của văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, có không ít yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam 23 Trung Bộ, nếu so sánh với yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ thì chúng bộc lộ rõ nét khác biệt; ngược lại, nếu so sánh với yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Bộ thì chúng cũng bộc lộ rõ điểm tương đồng. Đây là sự minh chứng cụ thể và sinh động về vai trò “trung chuyển” của truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ đối với quá trình chuyển di từ Bắc vào Nam của truyền thuyết người Việt. Vai trò ấy của truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ là một trong những minh chứng tiêu biểu về vai trò “trung chuyển” của văn hoá dân gian người Việt ở vùng duyên hải này đối với quá trình chuyển di từ Bắc vào Nam của văn hoá dân gian người Việt nói chung. 2. Trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ, tần số xuất hiện của yếu tố thần kì dạng hữu hình rất cao (92%); ngược lại, tần số xuất hiện của yếu tố thần kì dạng vô hình rất thấp (8%); hầu hết yếu tố thần kì thuộc tuyến thiện. Vai trò chủ yếu của yếu tố thần kì là trợ giúp nhân vật tuyến thiện, trừng phạt nhân vật tuyến ác và giải quyết xung đột truyện. Theo lí thuyết hình thái học truyện cổ tích của Propp, yếu tố thần kì của truyện cổ tích thần kì người Việt Nam Trung Bộ xuất hiện ở chức năng số 14 trong cấu tạo cốt truyện: Phương tiện thần kì được nhân vật chính sử dụng gồm 8 nhóm: Z1, Z2, Z4, Z5, Z6, Z7, Z8, Z9. Ngoài ra, còn có nhóm biệt loại Z0 (Trần Đức Ngôn), Zv (Tăng Kim Ngân), Zy (kết quả khảo sát của chúng tôi). Giữa yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ và yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ vừa có nét tương đồng, vừa có điểm khác biệt; vµ ®iÓm t−¬ng ®ång lµ chñ yÕu. Điều này cho thấy tính ổn định của truyện cổ tích thần kì người Việt, khi nã được 24 chuyển di, sáng tác và lưu truyền trên vùng đất phía nam Tổ quốc. Tính ổn định của truyện cổ tích thần kì người Việt là một trong những bằng chứng cụ thể và sinh động về sự thống nhất của văn hoá dân gian – bộ phận nền tảng của văn hoá Việt Nam. Mặt khác, tính ổn định của truyện cổ tích thần kì người Việt còn giúp chúng ta có thêm tư liệu để củng cố cho giả thuyết rằng, tương đồng là bản chất của truyện cổ tích thế giới. Sự tương đồng ấy là cơ sở cho giới folklore quốc tế, đã từ lâu, đi tìm những lí thuyết khoa học để nghiên cứu truyện cổ tích phạm vi toàn thế giới. 3. Vai trò “trung chuyển” của văn hóa dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ đối với quá trình chuyển di từ Bắc vào Nam của văn hóa dân gian người Việt nói chung là một trong những nét đặc trưng của di sản văn hoá, văn nghệ dân gian Nam Trung Bộ. Trong bối cảnh nhân dân các tỉnh thành Nam Trung Bộ đang cùng với nhân dân cả nước, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ra sức xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghiên cứu yÕu tè thÇn k× trong truyÒn thuyÕt vµ truyÖn cæ tÝch thÇn k× ng−êi ViÖt ë Nam Trung Bé nhằm góp phần nhận diện đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian vïng duyªn h¶i nµy là đã thực hiện một đề tài khoa học rất có ý nghĩa thực tiễn. Với nội dung đã trình bày ở các chương, hi vọng luận án này ít nhiều có đóng góp tích cực vào thực tiễn xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa trên quê hương Nam Trung Bộ. 25 CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. “Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là thần thoại hay truyền thuyết ?”, Văn hoá dân gian, (4), tr. 74 – 76, Hà Nội, 2002. 2. Văn học dân gian Sông Cầu, Uỷ ban nhân dân huyện Sông Cầu, 2002. 3. “Về hiện tượng nhầm lẫn của tác giả dân gian khi lưu truyền các truyện kể về Cao Biền”, Văn hoá dân gian, (6), tr. 41 – 49, Hà Nội, 2004. 4. “Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ”, Văn hoá dân gian, (2), tr. 55 – 62, Hà Nội, 2006. 5. “Sự khác nhau giữa hai khái niệm “truyện cổ dân gian” và “truyện cổ tích”, Văn hoá dân gian, (4), tr. 43 – 47, Hà Nội, 2006. 6. “Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ”, nhiều tác giả, Văn hoá sông nước miền Trung, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 35 – 46. 7. “Nguồn gốc của yếu tố thần kì trong văn học dân gian và vai trò của nó trong thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì”, nhiều tác giả, Thông báo văn hóa dân gian 2006, Viện Nghiên cứu văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 597 – 610. 8.“Yếu tố thần kì trong truyền thuyết nhân vật của người Việt ở Nam Trung Bộ”, Văn hoá dân gian, (3), tr. 20 - 29, Hà Nội, 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_than_ki_trong_truyen_thuyet_va_truyen_co_tich_nguoi_viet_o_nam_trung_bo_1219.pdf
Luận văn liên quan