.1.1 Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS
Từ kết quả phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp
nghiên cứu tình huống của luận án. Luận án đã định hướng xây dựng
khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS mang nguyên tắc chung,
có thể vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
xem đây là tài liệu tham khảo cho công tác chuyển đổi BCTC sang
IFRS. Khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS gồm 6 bước
chính và kèm theo là chi tiết các quy trình chuyển đổi thủ công và tự
động hóa.
5.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS
Kết quả kiểm định các giả thuyết: có năm nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS bao gồm ba nhân
tố bên ngoài là Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường
văn hoá và hai nhân tố bên trong doanh nghiệp là Hỗ trợ của nhà
quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán.
Phân tích hồi quy: kết quả của mô hình hồi quy chuẩn hóa cho
thấy năm biến độc lập của mô hình có ảnh hưởng cùng chiều đến
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.Trong đó: Nhân tố bên ngoài
là Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất. Nhân tố bên trong
Trình độ chuyên môn người làm kế toán có ảnh hưởng thứ hai.
Nhân tố hệ thống pháp luật có ảnh hưởng cao thứ ba, tiếp đến là Hỗ
trợ của nhà quản trị và cuối cùng là nhân tố Môi trường văn hóa.
34 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
NGUYỄN NGỌC HIỆP
CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ_NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 8340301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi: Trường Đại học kinh tế
TP.Hồ Chí Minh
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc:
1. PGS. TS Hà Xuân Thạch
2. PGS.TS Bùi Văn Dương
Phaûn bieän 1:
Phaûn bieän 2:
Phaûn bieän 3:
Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän
aùn caáp trường hoïp taïi
Vaøo hoài giôø ngaøy thaùng naêm
Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän:
1
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương
mại Thế giới WTO, các hoạt động đầu tư, giao dịch trên thị trường
vốn, thị trường chứng khoán sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu
tư nước ngoài. Để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ có
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký niêm yết cổ phiếu trên Thị
trường chứng khoán quốc tế. Một trong những điều kiện để niêm yết
cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán quốc tế đó là phải lập báo cáo
tài chính (BCTC) theo chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Bên cạnh
đó, với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp ngày càng tăng, ngày càng nhiều doanh nghiệp
Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động của
doanh nghiệp ở nước ngoài, vì vậy những doanh nghiệp này phải
chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, BCTC phải được lập theo IFRS nhằm
đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.
Đi cùng với tiến trình hội tụ kế toán quốc tế năm 2020 và
tầm nhìn 2030 ở Việt Nam, trong tương lai không xa các doanh
nghiệp Việt Nam chắc chắn cần phải chuyển đổi BCTC từ chuẩn
mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS để đáp ứng yêu cầu hội tụ
kế toán quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế, từ xu hướng hội tụ kế
toán quốc tế ở Việt Nam và từ thực trạng khó khăn, thách thức mà
các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong công tác chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS hiện nay và nhằm giúp các doanh
nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC
sang IFRS. Tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án “Chuyển đổi
2
BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo
tài chính Quốc Tế_Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh
nghiệp Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là định hướng xây dựng
khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Để xây dựng khung chuyển đổi BCTC cần phải xác lập và
đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS
trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam để thấy
được những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của các nhân tố đến
chuyển đổi BCTC sang IFRS. Để giải quyết mục tiêu chung, luận án
cần phải giải quyết hai mục tiêu chính: (1) Định hướng xây dựng
khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS và (2) Xác lập và đo
lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển BCTC từ VAS sang
IFRS.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu, luận án cần phải trả lời
được bốn câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Khác biệt trọng yếu từng
khoản mục trên BCTC giữa hệ thống VAS / Chế độ kế toán Việt
Nam / Thông tư và hệ thống IAS / IFRS?; (2) Thực trạng các doanh
nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS theo
những quy trình chuyển đổi nào? Các doanh nghiệp đang gặp phải
những khó khăn, thách thức gì?; (3) Những nhân tố nào ảnh hưởng
đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS? và (4) Mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS?.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên
3
cứu, luận án xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
như sau:
Về đối tượng nghiên cứu: (1) Khác biệt trọng yếu từng
khoản mục trên BCTC giữa hệ thống VAS / Chế độ kế toán Việt
Nam / Thông tư và hệ thống IAS / IFRS; (2) Thực trạng chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay và (3) Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS.
Về phạm vi nghiên cứu: (1) Về không gian, là các doanh
nghiệp ở Việt Nam đã và đang trong giai đoạn triển khai chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS và (2) Về thời gian: khoảng thời
gian để việc thực hiện lấy số liệu là BCTC trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2015 bao gồm cả những BCTC đã được chuyển đổi
từ VAS sang IFRS.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng. Quy trình nghiên cứu của luận án được mô tả qua sơ
đồ sau:
4
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu định tính + kết quả nghiên cứu định lượng từ đó đề xuất kiến nghị với sự tác động và hỗ
trợ cùa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo nhằm giúp các doanh nghiệp Việt
Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS
Phương pháp
so sánh
So sánh khác
biệt trọng yếu
từng khoản
mục trên
BCTC giữa
VAS / Chế độ
kế toán Việt
Nam / Thông
tư và IAS/
IFRS (Q1)
Phương pháp
nghiên cứu tình
huống
Thực trạng các
doanh nghiệp Việt
Nam chuyển đổi
BCTC từ VAS
sang IFRS, những
quy trình chuyển
đổi BCTC và
những khó khăn,
thách thức (Q2)
Phương pháp
phỏng vấn sâu
chuyên gia
Xác lập những
nhân tố ảnh
hưởng đến
chuyển đổi
BCTC từ VAS
sang IFRS (Q3)
Phương pháp nghiên cứu định
lượng
(i) Xây dựng thang đo và mô tả
các biến
(ii) Thiết kế xây dựng bảng câu
hỏi khảo sát
(iii) Thu thập dữ liệu
(iv) Xử lý dữ liệu
(v) Phân tích dữ liệu
Đo lường mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS (Q4)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC
quốc tế
- Xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang
chuẩn mực BCTC quốc tế
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam, Thông tư, Luật kế toán Việt Nam; Chuẩn mực kế
toán quốc tế/ chuẩn mực BCTC quốc tế và những công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nước.
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
- Thu thập dữ liệu từ các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, các BCTC; Nghiên cứu tình huống và
phỏng vấn sâu chuyên gia
- Phân tích, bàn luận kết quả khảo sát và so sánh với cơ sở lý thuyết
- Xác lập những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS để dựa vào đó tiến hành nghiên
cứu định lượng
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế
Định hướng xây dựng khung chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS (Mục tiêu 1)
Xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS (Mục tiêu 2)
Quy trình nghiên cứu của Luận án
5
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới về phương diện lý thuyết
và thực tiễn. Cụ thể:
(1) Về phương diện lý thuyết: luận án đã (i) Định hướng xây
dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS với những
nguyên tắc chung mang tính cơ sở khoa học, giúp tất cả các loại
hình doanh nghiệp Việt Nam có thể định hướng vận dụng và (ii)
Xác lập mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC
sang IFRS trong những nền kinh tế phát triển có đặc thù kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam và đóng góp vào hệ thống
lý luận của thế giới về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi
BCTC từ chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc gia sang IFRS.
(2) Về phương diện thực tiễn: từ kết quả nghiên cứu của luận
án, (i) Các cơ quan quản lý nhà nước có thể dựa vào kết quả nghiên
cứu của luận án về định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC
từ VAS sang IFRS, để ban hành các văn bản hướng dẫn chuyển đổi
BCTC sang IFRS; (ii) Các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào khung
chuyển đổi BCTC sang IFRS của luận án để lên kế hoạch cho dự án
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại doanh nghiệp; (iii) Các tổ
chức đào tạo, các trường đại học xây dựng chương trình đào tạo
chuyển đổi BCTC sang IFRS nhằm giúp nâng cao kiến thức IFRS
cho người làm kế toán ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt
Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS và
(iv) việc luận án xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm
nhân tố (Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn
hóa, Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế
6
toán) đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, từ đó luận án gợi ý
kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý
nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của
các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm
giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS.
7. Cấu trúc luận án
Luận án gồm năm chương, trình bày theo thứ tự và nội dung
chính sau đây: Phần giới thiệu; Chương 1 - Tổng quan các nghiên
cứu liên quan đã công bố; Chương 2 - Cơ sở lý thuyết; Chương 3 -
Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận việc định hướng xây
dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS; Chương 4 -
Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận việc xác lập và đo
lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS; Chương 5 - Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ
1.1 Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang
IFRS
1.1.1.1 Nghiên cứu khác biệt giữa hệ thống CMKTquốc gia và hệ
thống IFRS
Tiêu biểu nghiên cứu cho lĩnh vực này là những nghiên cứu
tại các quốc gia thành viên liên minh Châu Âu (EU) được thực hiện
bởi Danuta Krzywda & Marek Schroeder (2007); Devalle & ctg
(2010); Struharo & Katerina (2010); Beuselinck & Ctg (2010);
7
Stamatios Dritsas & ctg (2014); Michael E. Bradbury & ctg (2017).
Kết quả nghiên cứu cho thấy còn những khác biệt giữa hệ thống
CMKT mỗi quốc gia và hệ thống IFRS.
1.1.1.2 Nghiên cứu lần đầu vận dụng IFRS và những quy định của
IFRS
Khác biệt giữa hệ thống CMKT quốc gia và IFRS ảnh hưởng
đến lần đầu vận dụng IFRS, các công ty phải tuân thủ các quy định,
khuôn mẫu của IFRS (Eva K. Jermakowicz & ctg, 2007), Demaria &
Dominique (2008) ở Pháp; Soderstrom & Sun (2013). Nghiên cứu ở
những nước đang phát triển bởi Saidu & Dauda (2014) ở Nigeria; ở
Mỹ bởi Eva K. Jermakowicz & ctg (2014).
1.1.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả BCTC do chuyển đổi
và vận dụng BCTC theo IFRS
Nghiên cứu tại các quốc gia thành viên EU bởi Sally Aisbitt
(2006); Susana Callao Gaston & ctg (2010); Achilleas Psaroulis
(2011); Ioannis Tsalavoutas & ctg (2012); Vera Palea (2012); Irina-
Doinaba (2012); Michela Cordazzo (2013); Helena Vojakova (2015).
Chung-Hao Hsu & ctg (2013) ở Đài Loan; (Shu-hsing Wu, 2014;
Johanna Forsberg & Johanna Ojala, 2014) ở Trung Quốc; Bhanu
Sireesha (2015) ở Ấn Độ; Sylwia Gornik-Tomaszewski (2014) ở Mỹ;
Muhammad Nurul Houqe & ctg (2017) ở Newzealand. Những
nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuyển đổi BCTC sang IFRS ảnh hưởng
đáng kể đến kết quả BCTC của công ty.
1.1.1.4 Nghiên cứu lợi ích và thách thức của chuyển đổi và vận
dụng BCTC theo IFRS
8
Bên cạnh những lợi ích mang lại, các công ty gặp không ít
khó khăn, thách thức cho các hoạt động của công ty khi chuyển đội
và vận dụng IFRS, được nghiên cứu bởi Jermakowicz (2004) ở Bỉ;
(Weienberger & ctg, 2004; Mary E Barth, 2008); Ormrod & Taylor
(2004) ở Anh; Costin A. Istrate (2015) ở Romania; Kavitha (2014) ở
Ấn Độ; (Hlaciuc Elena & ctg, 2009; Murphy Smith, 2015) ở Mỹ.
1.1.2 Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và
vận dụng BCTC theo IFRS
1.1.2.1 Những nhân tố bên ngoài
Hội nhập kinh tế
Nghiên cứu nhân tố Hội nhập kinh tế được thực hiện bởi
(Young & Guenther, 2003; Spyros Baralexis, 2004) ở Hy Lạp; Philip
Brown & Ann Tarca (2005) ở Pháp, Đức & Anh; Murphy & Bruce
(2007); Leuz & Hail (2006); Christopher S.Armstrong & ctg (2008);
Francis & Hannah (2010); Chen Huifa & ctg (2010) ở 15 quốc gia
thành viên của EU; Abdulkadir Madawaki (2012) ở những đất nước
đang phát triển, Nigeria; Irvine & Lucas (2006) ở các nước Trung
Đông; Aggarwal & ctg (2004) ở Mỹ; Kim M. Shima & David C.
Yang (2012); Michael Neel & ctg (2017) ở những nước vận dụng
IFRS.
Hệ thống pháp luật
Nghiên cứu nhân tố Hệ thống pháp luật tại các quốc gia
thành viên EU được thực hiện bởi Adhikari & Tondkar (1992); Lei
Cai & ctg (2009); Doupnik & Salter (1995); Jaggi & Low (2000);
Christopher Nobes & Robert Parker (1995); Danuta Krzywda & ctg
(2007); Elisavet Mantzari & ctg (2017). Nghiên cứu ở nhiều quốc gia
9
vận dụng IFRS bởi Kim M.Shima & ctg (2012). Nghiên cứu ở những
nước đang phát triển bởi (Abdulkadir Madawaki, 2012; Mohamed
Abulgasem Zakari, 2014; Shigufta Hena Uzma & ctg (2016).
Môi trường văn hóa
Tiêu biểu nghiên cứu cho lĩnh vực này được thực hiện bởi
Zarzeski Marilyn Taylor (1996); Stulz & ctg (2003); Karahanna &
ctg (2005); Sally Aisbitt (2006) ở Anh; Demaria & ctg, 2008) ở
Pháp; Kim M. Shima & David C. Yang (2012); Mohamed
Abulgasem Zakari (2014) ở Libya; Sidney J. Gray & ctg (2015) ở các
quốc gia thành viên của EU.
1.1.2.2 Những nhân tố bên trong
Hỗ trợ của nhà quản trị
Những nghiên cứu trong lĩnh vực này tại các quốc gia thành
viên EU bởi Weibenberger & ctg (2004); Vedran Capkun & ctg
(2008); Van Tendeloo & ctg (2005); Callao & Jarne (2010); Top
Robert Teller (2009); Hans B. Christensen & Ctg (2015). Nghiên cứu
tại các quốc gia đang phát triển (Evans O.N.D. Ocansey, 2014),
Martin & Donna (2003) nghiên cứu ở Mỹ.
Trình độ chuyên môn người làm kế toán
Những nghiên cứu về trình độ chuyên môn người làm kế
toán được thực hiện bởi (Nobes & Parker, 1995); Kim M. Shima &
ctg (2012); Mohamed Abulgasem Zakari (2014); Costel Istratea
(2015).
1.2 Những nghiên cứu đã được thực hiện ở Việt Nam
Nghiên cứu khác biệt giữa hệ thống VAS và hệ thống IAS /
IFRS (Tăng Thị Thanh Thủy, 2009; Nguyễn Thị Phương Thảo, 2010;
10
Nguyễn Thị Kim Oanh, 2010; Trần Quốc Thịnh, 2013; Lê Vũ Tường
Vy (2017).
Nghiên cứu lần đầu vận dụng IFRS và ảnh hưởng đến kết quả
BCTC do chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS Lê Thị Kiều (2013),
Đinh Minh Tuấn (2013) và Nguyễn Văn Liêm (2015).
Duc Hong Thi Phan, Mascitelli & Barut (2014): “Nhận thức
hướng đến vận dụng IFRS: trường hợp ở Việt Nam”; Lê Vũ Trường
& Đinh Minh Tuấn (2016):“Cơ hội và thách thức áp dụng IFRS ở
Việt Nam”.
Tiêu biểu cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS ở Việt Nam được thực hiện
bởi Nguyễn Thị Thu Phương (2014), đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam;
Hà Xuân Thạch & Lê Trần Hạnh Phương (2017), nghiên cứu nhân tố
vi mô ảnh hưởng đến vận dụng IFRS; Đỗ Đức Tài & Trần Thị Dự
(2017) nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố văn hóa đến sự khác biệt
về BCTC của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo kế toán
Việt Nam và kế toán quốc tế.
1.3 Kết quả đạt được của những nghiên cứu đã công bố và
những khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS
+ Còn nhiều khác biệt giữa hệ thống CMKT mỗi quốc gia /
Việt Nam và hệ thống IAS / IFRS, tuỳ thuộc vào mức độ khác biệt
giữa hai hệ thống CMKT dẫn đến ảnh hưởng khi chuyển đổi BCTC
sang IFRS lên các khoản mục BCTC, ảnh hưởng đến tổng quan các
BCTC và thông tin trên BCTC.
11
+ Những khó khăn trong việc lần đầu vận dụng IFRS là do
ảnh hưởng bởi BCTC được lập theo mẫu của CMKT quốc gia trước
đây. Khi lần đầu chuyển đổi BCTC sang IFRS cần phải tuân thủ về
khuôn mẫu, khung, chính sách, các báo cáo theo yêu cầu IFRS.
+ Chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS ảnh
hưởng đáng kể đến kết quả BCTC của các công ty trước và sau khi
vận dụng IFRS.
+ Chuyển đổi và vận dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích và là
động lực cơ bản để thúc đẩy các công ty vận dụng IFRS. Tuy nhiên
triển khai IFRS gặp không ít khó khăn, thách thức cho các doanh
nghiệp.
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng
BCTC theo IFRS
Tổng hợp từ những nghiên cứu đã được công bố trên thế giới
và ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu có năm nhân tố chính được phát
hiện
Nhân tố bên ngoài bao gồm:
Hội nhập kinh tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS, BCTC được lập theo IFRS
giúp các doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và là
điều kiện để các doanh nghiệp niêm yết trái phiếu, cổ phiếu trên
TTCK quốc tế.
Hệ thống pháp luật là một trong những ảnh hưởng đến
chuyển đổi và vận dụng IFRS ở những nước đang phát triển, do còn
nhiều điểm không đồng nhất giữa hệ thống pháp luật về kế toán với
IFRS. Để chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS cần phải phát triển hệ
12
thống các CMKT tương ứng và các văn bản quy định về kế toán để
hướng dẫn áp dụng IFRS, cần phải lập BCTC theo IFRS do yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước, các định chế tài chính.
Môi trường văn hoá ảnh hưởng đến chuyển đổi và lập BCTC
theo IFRS vì do ảnh hưởng bởi thói quen. Cần phát triển các hệ thống
quy định phù hợp để khắc phục các vấn đề văn hoá quốc gia. Những
nước có nền văn hoá e ngại rủi ro thấp có thể thu hút mọi người sử
dụng IFRS. Văn hóa quốc gia có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận
khi các công ty vận dụng IFRS.
Nhân tố bên trong bao gồm:
Hỗ trợ của nhà quản trị: những nghiên cứu chứng minh vai
trò quan trọng của nhà quản trị đến quyết định chuyển đổi và vận
dụng BCTC theo IFRS, các nhà quản trị ngày càng ủng hộ chuyển
đổi và lập BCTC theo IFRS.
Trình độ chuyên môn của người làm kế toán ảnh hưởng đến
chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS, các doanh nghiệp cần phải
tích cực đào tạo kiến thức IFRS cho người làm kế toán và cấp quản
lý để dễ dàng hơn cho việc chuyển đổi BCTC sang IFRS; các nước
đang phát triển thiếu kế toán chuyên nghiệp có kiến thức IFRS.
1.3.3 Những khe hổng và định hướng tiếp tục nghiên cứu
trong luận án của tác giả
Khe hổng của những nghiên cứu đã công bố
Khe hổng của những nghiên cứu đã công bố liên quan đến
những nghiên cứu chuyển đổi BCTC sang IFRS: (1) Những nghiên
cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam chủ yếu nghiên cứu về vận
dụng IFRS; (2) Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có công trình
13
nghiên cứu về định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ
VAS sang IFRS.
Khe hổng của những nghiên cứu đã công bố liên quan đến
những nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận
dụng BCTC theo IFRS: (1) Những nghiên cứu đã được công bố chủ
yếu là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận
dụng IFRS, được nghiên cứu tại các quốc gia phát triển, có nhiều đặc
điểm khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với Việt Nam;
(2) Một số nghiên cứu đã được công bố sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, chưa đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Định hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án
Với những khe hổng của những nghiên cứu đã công bố, luận
án định hướng tiếp tục nghiên cứu với hai nội dung chính là (1) Định
hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS có tính
nguyên tắc chung, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam có thể vận
dụng được và (2) Xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến chuyển đổi BCTC sang IFRS trong điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Từ đó kiến nghị các chính sách
tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào
tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam
tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận
lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
1.4 Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Những vấn đề cơ bản của hệ thống VAS
14
Luận án trình bày quá trình phát triển của 26 chuẩn mực kế
toán Việt Nam và nội dung của chuẩn mực chung (VAS 1), chuẩn
mực trình bày BCTC theo hệ thống VAS (VAS 21).
2.2 Những vấn đề cơ bản của hệ thống IAS / IFRS
Quá trình phát triển của hệ thống IAS và IFRS, nội dung của
khuôn khổ chung (IASB framework) và chuẩn mực trình bày BCTC
theo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS1).
2.3 Khác biệt tổng quan giữa hệ thống VAS / Chế độ kế toán
Việt Nam / Thông tư và hệ thống IAS/ IFRS
Những Thông tư hướng dẫn kế toán được ban hành gần đây
tiến gần đến IFRS, tuy nhiên còn nhiều khác biệt giữa hệ thống VAS
/ Thông tư 200/2014/TT-BTC / Thông tư 210/2014/TT-BTC / Thông
tư 49/2014/TT-NHNN và hệ thống IAS/ IFRS.
2.4 Tổng quan IFRS 1
Những mục tiêu, nguyên tắc chung và đối tượng lần đầu sử
dụng IFRS1 là rất quan trọng cho các công ty chuyển đổi và lần đầu
vận dụng IFRS được trình bày trong mục này của luận án.
2.5 Chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc sang IFRS và ảnh
hưởng của việc chuyển đổi
Chuyển đổi BCTC sang IFRS là việc chuyển đổi BCTC từ
CMKT quốc gia sang IFRS, chuyển đổi BCTC sang IFRS phổ biến
tại nhiều nước trên thế giới. Việc chuyển đổi BCTC sang IFRS mang
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi
BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS tùy thuộc vào mức độ khác biệt
giữa hệ thống CMKT của mỗi quốc gia và hệ thống IAS / IFRS
2.6 Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu của luận án
15
Các lý thuyết nền sử dụng trong luận án bao gồm: Lý thuyết
thông tin hữu ích (Usefulness theory); Lý thuyết giá trị văn hóa
(Theory of culture’s consequences); Lý thuyết hợp pháp (Theory of
legitimacy); Lý thuyết cạnh tranh (Theory of competition); Lý thuyết
hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB).
2.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ
CMKT quốc gia sang IFRS từ cơ sở lý thuyết
Bảng 2.1: Tổng hợp mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển đổi BCTC sang IFRS từ cơ sở lý thuyết
STT Nhân tố ảnh hưởng
đến chuyển đổi
BCTC sang IFRS
Lý thuyết nền
tảng liên quan
1 Hội nhập kinh tế Lý thuyết thông tin
hữu ích
Lý thuyết hợp pháp
Lý thuyết cạnh tranh
2 Hệ thống pháp luật Lý thuyết hợp pháp
3 Môi trường văn hoá Lý thuyết giá trị văn
hóa
4 Hỗ trợ của nhà quản trị Lý thuyết thông tin
hữu ích
Lý thuyết cạnh tranh
Lý thuyết hành vi kế
hoạch
5 Trình độ chuyên môn
người làm kế toán
Lý thuyết hành vi kế
hoạch
16
2.8 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ
BÀN LUẬN VIỆC XÂY DỰNG KHUNG CHUYỂN ĐỔI BCTC
TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC
BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
3.1 Phương pháp nghiên cứu so sánh, kết quả và bàn luận
Kết quả của phương pháp nghiên cứu so sánh cho thấy đến
thời điểm hiện nay, còn thiếu một số VAS tương đương với một số
IAS / IFRS; Còn nhiều khác biệt nội dung từng chuẩn mực giữa hệ
thống VAS và hệ thống IAS / IFRS.
Kết quả của phương pháp nghiên cứu so sánh theo từng
khoản mục trên BCTC giữa hệ thống VAS / Thông tư 200-2014/TT-
BTC / Thông tư 210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN
và hệ thống IAS / IFRS cho thấy còn nhiều khác biệt trọng yếu trên
từng khoản mục của BCTC giữa hai hệ thống CMKT.Kết quả nghiên
cứu những khác biệt trọng yếu của từng khoản mục trên BCTC, sẽ
làm cơ sở lý thuyết để luận án định hướng xây dựng khung chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
3.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống, kết quả và bàn luận
Tác giả lựa chọn hai tình huống điển hình đang chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS tại hai công ty CPNY trên Sở giao dịch
chứng khoán TPHCM là: (1) Chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS tại Công ty cổ phần Chứng khoán ABC, công tác chuyển đổi
BCTC tại công ty này được thực hiện theo hình thức chuyển đổi thủ
công. Việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS chủ yếu là sự hỗ trợ
của kiểm toán viên cao cấp kết hợp với kế toán trưởng tại công ty,
17
việc chuyển đổi BCTC được thực hiện vào cuối mỗi năm tài chính
khi đã có số liệu kiểm toán BCTC theo VAS và (2) Chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS tại Ngân hàng TMCP XYZ, công tác
chuyển đổi BCTC tại Ngân hàng được thực hiện theo hình thức
chuyển đổi tự động hóa, chạy song song hai hệ thống BCTC là
VAS và IFRS, BCTC được chuyển đổi và lập theo IFRS mục
đích cung cấp cho đối tác nước ngoài liên quan đến các hợp
đồng vay của ngân hàng. BCTC được lập theo IFRS không được
công bố đại chúng, yêu cầu của Ban quản trị và Giám đốc tài chính
của hai doanh nghiệp này là không nêu tên cụ thể của doanh nghiệp
trong luận án nhằm bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu tình huống cho thấy thực tế hiện nay, các
doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS theo
hai quy trình chuyển đổi chính là: Chuyển đổi thủ công và Chuyển
đổi tự động hoá. Kết quả nghiên cứu tình huống cũng cho thấy được
những những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam
đang gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS
đó là như là còn nhiều khác biệt trọng yếu giữa hệ thống VAS và hệ
thống IAS / IFRS; số lượng kế toán có đủ năng lực, trình độ hiểu biết
IFRS là không nhiều; mẫu biểu BCTC theo IFRS khác với VAS; Chi
phí để lập BCTC theo IFRS cao có thể vượt lợi ích
Qua kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống cho tác
giả kỳ vọng rằng Hội nhập kinh tế (lập BCTC theo IFRS là do yêu
cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, do yêu cầu của các đối tác cho
vay nước ngoài..), Hệ thống pháp luật (khác biệt từng khoản mục
trên BCTC giữa VAS / Thông tư 200-2014/TT-BTC / Thông tư
18
210/2014/TT-BTC / Thông tư 49/2014/TT-NHNN và IAS / IFRS),
Trình độ chuyên môn người làm kế toán (các doanh nghiệp đang
thiếu nhân lực có kiến thức sâu về IFRS) và Hỗ trợ của nhà quản trị
(quyết định và hỗ trợ của nhà quản trị về nhân lực và tài chính cho
việc chuyển đổi BCTC sang IFRS, chi phí chuyển đổi cao là vấn đề
cân nhắc của các nhà quản trị tại các doanh nghiệp hiện nay) là
những nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS.
3.3 Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn
mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế
3.3.1 Tổng quan khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế
toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế :
Tồng quan khung chuyển đổi đổi BCTC từ VAS sang IFRS
(từ kế hoạch chuẩn bị đến nội dung cụ thể của công tác chuyển đổi)
bao gồm 6 bước được mô tả Sơ đồ 3.3 bên dưới và Phụ lục 3.20
(luận án): Chi tiết quy trình chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán
Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
19
6.Giám sát
Đánh giá
ảnh hưởng
Chuẩn bị
chuyển đổi
Thành lập
dự án
Kế hoạch
chuyển đổi
Triển khai
Giám sát
Giai đoạn 1:Mục tiêu/kế hoạch: Mục tiêu; Phân tích những ảnh hưởng về kế toán và công bố; Phân tích những ảnh hưởng IFRS cho những yêu cầu báo cáo;
Phân tích ảnh hưởng liên quan đến thuế; Đánh giá những ảnh hưởng về hệ thống và quy trình; Phân tích ảnh hưởng về con người và sự thay đổi trong công việc;
Đánh giá việc sẵn sàng của công ty liên quan đến việc chuyển đổi BCTC; Lập đánh giá ảnh hưởng về nhân sự và chuyển đổi; Đánh giá ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh; Kế hoạch chuyển đổi IFRS
Giai đoạn 2: Thiết kế / xây dựng: Mục tiêu; Công việc cụ thể; Dựa trên khung thời gian và tiến độ thực hiện theo kế hoạch, thu nhập và xác nhận tình trạng
hoàn thành của bước “Đánh giá”; Xác định ngày đầu tiên chuyển đổi; Lựa chọn kế toán và báo cáo (cân nhắc những cách thức chuyển đổi khác nhau của số dư
đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán); Phác thảo chính sách kế toán, sổ tay kế toán, kế toán thủ công; Đánh giá và xác định yêu cầu cho hệ thống và quy trình; Cân
nhắc những ảnh hưởng của thuế và chiến lược thuế; Cơ hội cho hòa nhập quy trình báo cáo bên ngoài và bên trong; Thiết kế thay đổi hệ thống, đào tạo và kế
hoạch phát triển triển khai
Giai đoạn 3: Triển khai/xem xét: Mục tiêu; Công việc cụ thể; Giả định hình, xây dựng, kiểm tra và xử lý; Kiểm tra giải pháp IT; Triển khai giải pháp và thực
hiện đào tạo; Thu thập và xử lý dữ liệu; Lập báo cáo mở của bảng cân đối kế toán và so sánh; Lập BCTC theo IFRS
Kế toán và tài chính; Thông tin; Công ty con và công ty thành viên. Hệ thống thông tin;
Kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro; Nhân sự; Những cơ hội và thách thức cho công ty:
Cơ hội cho công ty
Thách thức
Mục tiêu tổng quan của dự án: thành lập một nhóm điều hành; Cấu trúc thành viên của
dự án; Vai trò và trách nhiệm; Nhóm kiểm tra kỹ thuật IFRS; Nhóm Quản lý dự án;
Thành viên của dự án
- Giai đoạn 1: Mục tiêu/kế hoạch
- Giai đoạn 2: Thiết kế/xây dựng
- Giai đoạn 3: Triển khai/ xem xét
- Lý do chuyển đổi
- Thời gian chuẩn bị
Giám sát công tác chuyển đổi
1.Chuẩn bị chuyển đổi 2.Đánh giá ảnh hưởng 3.Thành lập dự án 4.Kế hoạch chuyển đổi 5.Triển khai 6.Giám sát
20
3.3.2 Quy trình chuyển đổi thủ công BCTC từ VAS sang IFRS:
8 bước
Bước 1: Xác định khác biệt về đo lường và trình bày BCTC
Bước 2: Xác định năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi, xác định
các năm phải lập số liệu so sánh theo yêu cầu của IFRS1. Trình
bày lại số liệu đầu kỳ tại ngày chuyển đổi BCTC theo IFRS 1
Bước 3: Lập các bút toán điều chỉnh của khác biệt về đo lường
ảnh hưởng Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)
Bước 4: Gộp / Tách tài khoản để trình bày trên BCĐKT
Bước 5: Gộp / Tách doanh thu / chi phí để trình bày trên
BCKQHĐKD
Bước 6: Chuyển đổi Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bước 7: Điều chỉnh, bổ sung Thuyết minh BCTC
Bước 8: Lập báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu.
3.3.3 Quy trình chuyển đổi tự động hóa BCTC từ VAS sang IFRS
Sơ đồ 3.4: Tổng quan hệ thống thông tin chuyển đổi BCTC sang
IFRS
H
o
ạt
đ
ộ
n
g
k
in
h
d
o
an
h
Trung tâm
dữ liệu kế
toán
(nguyên
tắc, công
cụ, kho dữ
liệu)
Sổ cái
Báo cáo tài
chính(BC
ĐKT,BCK
QHĐKD,
BCLCTT,
BCTĐNV
CSH)Báo
cáo khác
(bảng cân
đối thử,..)
Kết quả đầu ra của hệ thống
1 Báo cáo kế toán quản trị
2 BCTC VAS và IFRS
Báo cáo theo quy định pháp luật 3
21
Ghi nhận giá trị theo VAS
Sơ đồ 3.5: Tổng quan trung tâm dữ liệu kế toán
Sơ đồ 3.6: Phương pháp sử dụng hệ thống tài khoản và hệ thống
sổ cái
3.4 Kết luận chương 3
Sổ cái
Sổ cái &
Hợp nhất
T
ru
n
g
t
âm
d
ữ
l
iệ
u
k
ế
to
án
Lưu trữ nguyên
tắc hạch toán
Tạo sự kiện Tạo bút toán
Chuyển lên sổ
cái
Lưu trữ số
dư
Bảng cân đối kế toán theo IFRS Bảng cân đối kế toán theo VAS
Phương pháp sử dụng sổ cái
(*) Tài khoản chung là các tài khoản không có sự khác biệt về cách thức ghi nhận theo IFRS và VAS
Phương pháp sử dụng Hệ thống tài khoản
Tài khoản xxxxx
Ghi nhận giá trị theo IFRS
Tài khoản
IFRS
11 xxxxx
xxxxx
Tài khoản
chung (*)
Tài khoản VAS
22 xxxxx
22
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ
BÀN LUẬN VIỆC XÁC LẬP VÀ ĐO LƯỜNG NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI BCTC TỪ CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC BCTC
QUỐC TẾ
4.1 Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia, kết quả và bàn
luận
Mô hình nghiên cứu dự kiến
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu dự kiến
Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
H1: Hội nhập kinh tế ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS.
H2: Hệ thống pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng sẽ thuận lợi
cho việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
H3: Môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC
từ VAS sang IFRS.
Hội nhập kinh tế (HNKT)
H 1
Hệ thống pháp luật (HTPL) H 2
Chuyển đổi báo cáo tài
chính từ VAS sang
IFRS (CDBC)
H 3
H 4
H 5
Môi trường văn hoá (MTVH)
Hỗ trợ của nhà quản trị (HTQT)
Trình độ chuyên môn người làm kế
toán (NVKT)
23
H4: Hỗ trợ của nhà quản trị ảnh hưởng tích cực đến chuyển
đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
H5: Người làm kế toán có chuyên môn sâu IFRS ảnh hưởng
tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
CDBC: Chuyển đổi báo cáo tài chính (Biến phụ thuộc)
Phỏng vấn sâu chuyên gia, kết quả và bàn luận
Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia của luận án cho thấy
chuyên gia thứ hai trong số 12 chuyên gia được tác giả phỏng vấn đề
cập đến nhân tố mới là Hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến chuyển
đổi BCTC sang IFRS, tuy nhiên nhân tố mới này chỉ được đề cập bởi
1/12 chuyên gia và qua kết quả của nghiên cứu tình huống cho thấy
hệ thống thông tin chỉ hỗ trợ cho dự án chuyển đổi IFRS, vì vậy nhân
tố này chưa đủ cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên
cứu định lượng. Qua kết quả thống kê của tác giả, tất cả 12 chuyên
gia đều đồng ý với năm nhân tố trong mô hình dự kiến của luận án là
Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá, Hỗ trợ của
nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán.
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả và bàn
luận
4.2.1 Tính phù hợp của phương pháp nghiên cứu
4.2.2 Quy trình nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: 1/ Giám đốc tài chính / Kế toán trưởng / Nhân
viên kế toán / Ban quản trị của những doanh nghiệp đã và đang trong
giai đoạn triển khai chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam; 2/
Giám đốc / Kiểm toán viên cao cấp / Tư vấn cấp cao chuyển đổi
IFRS của bốn công ty kiểm toán quốc tế những người trực tiếp thực
24
hiện hoặc quản lý công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS cho
các doanh nghiệp Việt Nam
Phương thức khảo sát: Cách 1: Bảng khảo sát được tác giả gửi trực
tiếp đến đối tượng khảo sát và thu lại sau khi đối tượng khảo sát hoàn
thành; Cách 2: Gửi email cho các cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn
lựa chọn mẫu.
Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời:
Khảo sát chính thức của luận án được thực hiện trong năm
2017 được tác giả phát đi 300 phiếu. Kết quả đã nhận được 239 phiếu
phản hồi (đạt tỷ lệ 79,67% phản hồi). Tuy nhiên, trong 239 phiếu
phản hồi nhận được có 11 phiếu không đạt yêu cầu và đã bị loại. Còn
lại 228 phiếu khảo sát thích hợp được sử dụng để đưa vào phân tích
phục vụ nghiên cứu.
4.2.3 Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.3.1 Kết quả giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm
Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu thử
nghiệm, sau khi đã loại một số biến không đạt yêu cầu, số biến quan
sát còn lại 27 sẽ được sử dụng cho bước nghiên cứu chính thức.
4.2.3.2 Kết quả giai đoạn nghiên cứu chính thức
4.2.3.2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Với số phiếu khảo sát đạt yêu cầu là 228 phiếu được nhập liệu
vào phần mềm phân tích thống kê. Kết quả thống kê mô tả tập dữ liệu
nghiên cứu cho thấy trong số 228 đáp viên thì số người là kế toán là
104 người (45,6%) trong đó kế toán trưởng các doanh nghiệp tham
gia trả lời là 20 người chiếm tỷ lệ 8,8 %, số người đang làm kiểm
25
toán là 106 người chiếm 46,5 %, các nhà quản trị cấp cao trong
doanh nghiệp với tỷ lệ 7,9 % tương ứng 18 người
4.2.3.2.2 Kiểm định mức độ tin cậy các biến trong tập dữ liệu mẫu
Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố bằng hệ số Cronbach
Alpha từ dữ liệu mẫu khảo sát chính thức, cho kết quả các hệ số đều
lớn hơn 0.6. Điều đó cho thấy các biến nghiên cứu là phù hợp và
đáng tin cậy. Đồng thời, tất cả các biến quan sát cho các biến trong
mô hình gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ số tương
quan biến tổng lớn hơn 0.3 (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011 trích
Nunnally & Bernstein, 1994).
Kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích cho
thấy các hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0,7 và phương sai trích
các nhân tố đều lớn hơn 0.5, điều này cho thấy các thang đo đạt tính
tin cậy cần thiết. Như vậy, toàn bộ 27 quan sát trong mô hình phù
hợp và đủ điều kiện cho các bước phân tích tiếp theo.
4.2.3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá
Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
0,852
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-
Square
2363,393
Df 253
Sig. .000
Qua bảng kết quả Kiểm định KMO và Bartlett, chỉ số Kaiser-
Meyer-Olkin (KMO) là 0,852 thuộc khoảng từ 0,5 đến 1,0 đạt yêu
26
cầu, cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa sig.
là .000 nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê (Hair & ctg,
2006).
4.2.3.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính
Kiểm định hệ số tương quan
Kết quả Ma trận hệ số tương quan giữa các biến, cho thấy hệ
số tương quan giữa “Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang
IFRS” với các biến như sau: biến độc lập “Hội nhập kinh tế”
(Pearson=0,567); biến độc lập “Trình độ chuyên môn người làm kế
toán” (Pearson = 0,447); biến độc lập “Hệ thống pháp luật” (Pearson
= 0,455); biến “Môi trường Văn hóa” (Pearson = 0,462); biến “Hỗ trợ
của nhà quản trị” (Pearson = 0.406) và kết quả cho thấy các hệ số
tương quan giữa các biến đều có ý nghĩa thống kê tại mức 0.01. Như
vậy, các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho việc
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS gồm 5 biến độc lập.
Phân tích hồi quy
Kết quả của mô hình hồi quy chuẩn hoá thể hiện mối quan hệ
tuyến tính giữa các biến như sau:
CDBC = 0,259*HNKT + 0,251*NVKT + 0,182*HTQT +
0,188*HTPL + 0,169*MTVH
Trong đó:
CDBC – là biến phụ thuộc “Chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS”; HNKT – là biến “Hội nhập kinh tế”; HTPL – là biến “Hệ
thống pháp luật”; MTVH – là biến “Môi trường văn hóa”; HTQT – là
biến “Hỗ trợ của nhà quản trị”; NVKT – là biến “Trình độ chuyên
môn người làm kế toán”.
27
4.2.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.4.1 Kết quả của phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích khám phá nhân tố của luận án, có năm nhân
tố với chỉ số Eigenevalue (lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố)
lớn hơn 1 được rút trích từ 23 nhân tố đưa vào mô hình và tỷ lệ phần
trăm giải thích tích lũy của 5 nhân tố này đạt 64,12%, đạt yêu cầu lớn
hơn 50%. Như vậy, từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, không có
biến nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 (Hair & ctg, 2006), do đó cả 23
biến quan sát đưa vào phân tích đều được sử dụng làm thang đo.
4.2.4.2 Kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính
Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính, bảng Model summary
cho thấy hệ số R2 có giá trị là 0,497, có ý nghĩa là mô hình nghiên
cứu giải thích được 49,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc bằng các
biến độc lập trong mô hình.
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy, Hệ số VIF (Variance
Inflation Factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều có giá trị
thấp và nhỏ hơn 2,2 (từ 1,201 đến 1,552), theo đó không có hiện
tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình (Nguyễn
Đình Thọ, 2011). Đồng thời các giá trị Sig. của các hệ số của các
nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,05. Do đó toàn bộ 5
nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Như vậy, việc chuyển
đối BCTC từ VAS sang IFRS ảnh hưởng mạnh nhất: là Hội nhập
kinh tế, thứ hai là Trình độ chuyên môn người làm kế toán và cũng bị
ảnh bởi các nhân tố Hệ thống pháp luật, Hỗ trợ của nhà quản trị và
Môi trường văn hóa.
4.2.4.3 Đánh giá kết quả khảo sát về giá trị trung bình mỗi nhân tố
28
4.3 Kết luận chương 4
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1 Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS
Từ kết quả phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp
nghiên cứu tình huống của luận án. Luận án đã định hướng xây dựng
khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS mang nguyên tắc chung,
có thể vận dụng cho các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
xem đây là tài liệu tham khảo cho công tác chuyển đổi BCTC sang
IFRS. Khung chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS gồm 6 bước
chính và kèm theo là chi tiết các quy trình chuyển đổi thủ công và tự
động hóa.
5.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS
Kết quả kiểm định các giả thuyết: có năm nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS bao gồm ba nhân
tố bên ngoài là Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường
văn hoá và hai nhân tố bên trong doanh nghiệp là Hỗ trợ của nhà
quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán.
Phân tích hồi quy: kết quả của mô hình hồi quy chuẩn hóa cho
thấy năm biến độc lập của mô hình có ảnh hưởng cùng chiều đến
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.Trong đó: Nhân tố bên ngoài
là Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất. Nhân tố bên trong
Trình độ chuyên môn người làm kế toán có ảnh hưởng thứ hai.
Nhân tố hệ thống pháp luật có ảnh hưởng cao thứ ba, tiếp đến là Hỗ
29
trợ của nhà quản trị và cuối cùng là nhân tố Môi trường văn hóa.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Liên quan đến định hướng xây dựng khung chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Bộ tài chính (BTC): dựa vào khung chuyển đổi BCTC sang
IFRS của luận án, BTC ban hành các văn bản có tính hướng dẫn
chung nhất cho việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS bao gồm:
đánh giá ảnh hưởng tổng quan của việc chuyển đổi và hướng dẫn cụ
thể cách chuyển đổi từng khoản mục trên BCTC.
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN): dựa vào khung
chuyển đổi BCTC sang IFRS của luận án, UBCKNN tham khảo và
xây dựng tài liệu tập huấn về chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS,
đưa ra các giải pháp nhằm giúp thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
đang và sẽ chuyển đổi BCTC sang IFRS.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào khung chuyển đổi BCTC
sang IFRS của luận án để lên kế hoạch cho dự án chuyển đổi BCTC
từ VAS sang IFRS tại doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức đào tạo
Các tổ chức đào tạo kế toán, kiểm toán, các trường đại học dựa
vào khung chuyển đổi BCTC sang IFRS của luận án để xây dựng
chương trình đào tạo IFRS, đào tạo các phương pháp chuyển đổi
BCTC nhằm bổ sung nguồn nhân lực có kiến thức IFRS cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
30
5.2.2 Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS: Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án
là xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến
chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, luận án đưa ra những kiến
nghị theo năm nhân tố với sự tác động và hỗ trợ từ các cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của
các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm
giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi
BCTC từ VAS sang IFRS.
5.2.2.1 Nhân tố hội nhập kinh tế
5.2.2.2 Nhân tố Trình độ chuyên môn người làm kế toán
5.2.2.3 Nhân tố Hệ thống pháp luật
5.2.2.4 Nhân tố Hỗ trợ của nhà quản trị
5.2.2.5 Nhân tố Môi trường văn hoá.
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mô hình nghiên cứu được xây dựng mới chỉ khẳng định được
hai nhóm nhân tố chính là nhân tố bên ngoài và bên trong, trong đó
có năm nhân tố tác động tới công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang
IFRS.Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm các thang
đo mới vào hai nhóm nhân tố này nhằm tăng giá trị của mô hình
nghiên cứu.
Liên quan đến quy trình chuyển đổi, tác giả tiếp cận hai doanh
nghiệp đã chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, vì vậy hướng
nghiên cứu tiếp theo là tiếp cận được trực tiếp nhiều doanh nghiệp
31
chạy song song hai hệ thống BCTC VAS và IFRS hơn nữa, tiếp cận
nhiều loại hình doanh nghiệp hơn nữa, để thấy được rõ hơn thực
trạng chuyển đổi, những khó khăn và thách thức của các doanh
nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường mối quan
hệ giữa hiểu biết, thái độ, sự quan tâm của Bộ Tài chính, UBCKNN,
tổ chức đào tạo, doanh nghiệp về công tác chuyển đổi BCTC từ VAS
sang IFRS từ đó thấy được ảnh hưởng như thế nào tới khó khăn, khả
năng và xu hướng chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS trong tương
lai gần của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hà Xuân Thạch, Bùi Văn Dương và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2014.
Xây dựng các tình huống trong môn học kế toán tài chính cao
cấp, Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh
tế TPHCM, tháng 12/2014.
2. Nguyễn Ngọc Hiệp, 2014. Tăng cường giảng dạy chuẩn mực
kế toán quốc tế trong các trường Đại học nhằm đáp ứng nhu
cầu nhân lực khi hội nhập, 2014. Hội thảo khoa học: Kế toán
tài chính, những thay đổi và phương hướng phát triển trong
tiến trình hội nhập, Đại học Kinh tế TPHCM, tháng 12/2014.
3. Nguyen Ngoc Hiep & Ha Xuan Thach, 2017. Transition of
financial statement from Vietnam’s accounting standard (VAS)
to International financial reporting standard (IFRS) - Factors
that affect transition to IFRS of Vietnamese’s companies, 2017.
International Journal of Economic Research, Scopus Index
Journal, Vol.14, No.20: 135-149, 12/2017, ISSN: 0972-9380.
4. Nguyễn Ngọc Hiệp & Hà Xuân Thạch, 2018. Những nhân tố
ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế
toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tạp
chí Kinh tế đối ngoại, Số 102/2018, tháng 01/2018, trang 76-
95, ISSN: 1859-4050.
5. Nguyễn Ngọc Hiệp & Hà Xuân Thạch, 2018. Chuyển đổi báo
cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế_ Nghiên cứu thực nghiệm tai các
doanh nghiệp Việt Nam, 2018. Tạp chí kế toán và kiểm toán, số
174, tháng 03/2018, trang 10-12, ISSN: 1859-1914.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_chuyen_doi_bao_cao_tai_chinh_tu_chuan_muc_k.pdf