- Tính mới của đề tài: Trong thời gian qua vấn đề pháp lý về chuyển
nhượng QSDĐ đã được nhiều học viên, chuyên gia quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Nhiều công trình đã được công bố, nhiều văn bản
pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến. Ở nhiều góc độ khác nhau, các công
trình khoa học này đã có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện pháp
luật nói chung và pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ ở nói riêng. Những
đóng góp này đã được làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về chuyển
nhượng QSDĐ ở. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đi sâu nghiên cứu chi tiết,
cụ thể toàn diện về chuyển nhượng QSDĐ ở - một loại hình giao dịch đặc
trưng, điển hình đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định chỉ có trong
lĩnh vực đất đai. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang có những
thay đổi, phát triển không ngừng thì những kết quả nghiên cứu đã đạt được
vẫn cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu
đề tài: “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành dân sự là một công việc có
ý nghĩa lý luận và mang tính thời sự.
Là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về pháp luật chuyển
nhượng QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam, luận văn đã đạt được một số kết
quả nghiên cứu cơ bản sau:
+ Luận văn đã phân tích rõ khái niệm, đặc điểm của chuyển nhượng
QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam là một hình thức giao dịch mang tính đặc
thù. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chi phối tính đặc thù trong giao dịch
chuyển nhượng QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam, có nhiều sự can thiệp của
Nhà nước vào quá trình giao dịch.
15 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5939 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ THANH VÂN
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
ở theo pháp luật Việt Nam
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phùng Trung Tập, Khoa Dân sự
- Đại học Luật Hà Nội. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây.
Tác giả
Phạm Thị Thanh Vân
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ............. Error! Bookmark not defined.
1.1. Các khái niệm về đất ở, quyền sử dụng đất
ở ...............................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm đất ở .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm quyền sử dụng đất ở ......... Error! Bookmark not defined.
1.2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở ........................... 17
1.2.2. Đặc điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở ................................. 20
1.2.3. Khái quát về các bước phát triển của quyền huyển nhượng
quyền sử dụng đất ở ......................... Error! Bookmark not defined.2
1.2.4. So sánh khái niệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở với các hình
thức mua bán tài sản khác...................................................................32
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP
DỤNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ỞError! Bookmark not defined.
2.1. Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.1. Nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.2. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.3. Chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Error! Bookmark not defined.0
2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở......................................................................................42
2.1.6. Trình tự, thủ tục trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.1.7. Thanh toán, tài chính đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực trạng áp
dụng những quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.4
2.2.3. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ở .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.2.5. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
2.2.6. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về tài chính liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ở .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỂN SỬ DỤNG ĐẤT ỞError! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm của Đảng về hoàn thiện chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ở..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở
phải gắn liền với việc đổi mới và hoàn thiện nền hành chính
nhà nước ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở
phải đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện pháp luậtError! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và quan
hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp chung về ban hành mới và sửa đổi bổ sung các văn
bản pháp luật liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp cụ thể về ban hành mới và sửa đổi bổ sung các văn bản
pháp luật liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS: Bất động sản
BLDS: Bộ luật dân sự
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSDĐ: Quyền sử dụng đất
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai được xác định là tài sản đặc biệt của Quốc gia, là nguồn nội lực
quan trọng, nguồn vốn to lớn của đất nước và là tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng không thể thay thế, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động của
mọi người trong xã hội. Ngay từ khi xuất hiện con người đã biết lấy đất đai
làm nơi trú ngụ, sinh tồn và phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
tiến bộ xã hội, đất đai ngày càng phát huy được nhiều giá trị to lớn. Đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, đất đai được xác
định là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân
bổ các khu dân cư, các ngành kinh tế, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia,
là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống.
Đất đai có giá trị như vậy nên con người luôn luôn có mong muốn tác
động vào nó thường xuyên và tích cực để tạo ra những giá trị vật chất, tinh
thần phục vụ đời sống cho mình. Sự chuyển dịch đất đai từ chủ thể sử dụng
này sang chủ thể sử dụng khác là một quy luật vận động tất yếu. Nhưng do
đất đai có thuộc tính giới hạn về diện tích, cố định về vị trí nên sự chuyển
dịch ở đây chỉ là chuyển dịch về quyền khai thác sử dụng.
Luật Đất đai 1993 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua
ngày 14/7/1993 cho phép chuyển QSDĐ là một bước đột phá quan trọng
trong việc quy định các quyền của người sử dụng đất, mở ra thời kỳ mới tạo
điều kiện thuận lợi cho các quan hệ đất đai vận động phù hợp với cơ chế thị
trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội không ngừng
diễn ra sôi động trong nền kinh tế thị trường, các quy định pháp luật này tỏ ra
không thật phù hợp và còn nhiều bất cập. Luật Đất đai 1993 đã được Quốc
hội sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001 và thay thế với Luật Đất đai
2003. Mặc dù vậy các văn bản này vẫn chưa phù hợp với nhu cầu điều chỉnh
của quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trường. Ngày 29 tháng 11 năm 2013,
Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật Đất đai 2013 với nhiều
điểm mới, phù hợp với hiện tại và tiến bộ hơn so với Luật Đất đai 1993, 2003
trong đó các quy định về chuyển nhượng QSDĐ ở.
Về mặt pháp lý, không có khái niệm mua bán đất đai, mà chỉ có khái
niệm chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật tại BLDS 2005, Luật Kinh
doanh BĐS năm 2006, Luật Đất đai 2013. QSDĐ là một loại quyền về tài sản
đặc biệt phát sinh trong quan hệ sử dụng đất. Chuyển QSDĐ là một loại giao
dịch dân sự đặc thù, có điều kiện. Quá trình thị trường hóa QSDĐ ngày càng
rõ nét. Quá trình này đã làm cho quan hệ đất đai hòa nhập vào nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng bộ về các loại thị trường
trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta, trong đó vai trò của thị trường QSDĐ,
thị trường BĐS là rất quan trọng.
Có nhiều hình thức chuyển QSDĐ: chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa
kế, tặng cho; góp vốn trong đó, hình thức chuyển nhượng đất là hình thức
phổ biến. Trong giai đoạn hiện nay, chuyển nhượng QSDĐ là đòi hỏi tất yếu,
khách quan trong nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm quyền tự do kinh
doanh và tự do cư trú của công dân.
Việc pháp luật đất đai ghi nhận quyền chuyển nhượng QSDĐ nói chung
và đất ở nói riêng đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân khi
có nhu cầu về đất ở; tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất ở chủ động đầu tư,
năng động hơn trong sử dụng đất ở, đồng thời cũng tăng được nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, quyền này
còn một số tồn tại như chuyển nhượng QSDĐ ở xảy ra khi không đủ điều kiện
chuyển quyền; chuyển nhượng QSDĐ ở không đúng với quy định của pháp
luật (không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền); hiểu biết về thủ tục,
trình tự chuyển nhượng của đại bộ phận dân cư và một số cán bộ còn hạn chế;
thị trường BĐS chính quy mới hoạt động ở dạng sơ khai nên thị trường phi
chính quy (thị trường ngầm) hoạt động mạnh với việc “mua bán trao tay” dưới
nhiều hình thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Sự tồn tại kéo dài của
thị trường BĐS trong đó có đất ở phi chính quy tác động xấu đến thị trường
BĐS, ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây lãng phí cho Nhà nước
và nhân dân, làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Vì thế, nghiên cứu
các vấn đề pháp lý bảo đảm sự vận hành bình thường, lành mạnh của thị trường
BĐS, chuyển nhượng đất đai và cụ thể là chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở
là đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Chuyển nhượng QSDĐ đai với nhiều loại đất
khác nhau, trong khuôn khổ một Luận văn thạc sỹ tôi xin phép chỉ đề cập đến
chuyển nhượng QSDĐ ở, một trong nhiều loại đất được quy định theo Luật Đất
đai 2013. Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Phân tích, đánh giá pháp luật về
chuyển nhượng QSDĐ ở, đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp
luật về vấn đề này trên cơ sở đánh giá thực trạng thi hành. Trên cơ sở đó sẽ đề
xuất định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về
chuyển nhượng QSDĐ ở.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nêu, phân tích; đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật về
chuyển nhượng QSDĐ ở;
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện những quy định của pháp luật về
chuyển nhượng QSDĐ ở;
- Nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp luật về chuyển nhượng
QSDĐ ở;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ ở.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Tính mới của đề tài: Trong thời gian qua vấn đề pháp lý về chuyển
nhượng QSDĐ đã được nhiều học viên, chuyên gia quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Nhiều công trình đã được công bố, nhiều văn bản
pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến. Ở nhiều góc độ khác nhau, các công
trình khoa học này đã có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện pháp
luật nói chung và pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ ở nói riêng. Những
đóng góp này đã được làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về chuyển
nhượng QSDĐ ở. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đi sâu nghiên cứu chi tiết,
cụ thể toàn diện về chuyển nhượng QSDĐ ở - một loại hình giao dịch đặc
trưng, điển hình đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định chỉ có trong
lĩnh vực đất đai. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang có những
thay đổi, phát triển không ngừng thì những kết quả nghiên cứu đã đạt được
vẫn cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu
đề tài: “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” trong
khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành dân sự là một công việc có
ý nghĩa lý luận và mang tính thời sự.
Là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về pháp luật chuyển
nhượng QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam, luận văn đã đạt được một số kết
quả nghiên cứu cơ bản sau:
+ Luận văn đã phân tích rõ khái niệm, đặc điểm của chuyển nhượng
QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam là một hình thức giao dịch mang tính đặc
thù. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chi phối tính đặc thù trong giao dịch
chuyển nhượng QSDĐ ở theo pháp luật Việt Nam, có nhiều sự can thiệp của
Nhà nước vào quá trình giao dịch.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân (2009), Chính sách phát triển thị trường BĐS ở Việt
Nam, Đề tài KX.01.13/06-10, Chương trình Khoa học và công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước KX.01/06-10, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Bồng (2006), “Một số vấn đề về thị trường QSDĐ ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo khoa học thị trường BĐS: thực
trạng, nguyên nhân và những giải pháp ngày 24 tháng 3 năm 2006, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6
năm 2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo số 25/BC-BTNMT
ngày 27 tháng 02 năm 2013 sơ kết 5 năm thực hiện đo đạc lập bản đồ địa
chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số
07/2007/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm thi
hành Luật đất đai (2003 - 2013), Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-
BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồi địa chính, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/20149/TT-
BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-
BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (1995), BLDS của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” Tạp chí dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề), Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2005), “BLDS của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề), Hà Nội.
11. Chính Phủ (2011), Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6
năm 2011 về lệ phí trước bạ, Hà Nội.
12. Chính phủ (2012), Nghị quyết số: 10/NQ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Hà Nội.
13. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
14. Chính Phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 quy định về giá đất, Hà Nội.
15. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược ổn định kinh tế - xã
hội đến năm 2020, NXB sự thật, Hà Nội
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội
18. Hội Đồng Chính phủ (1980), Quyết định số 201-CP ngày 01 tháng
7 năm 1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác
quản lý ruộng đất trong cả nước, Hà Nội.
19. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
21. Hồ Chí Minh (2003), Về tài nguyên đất đai và phát triển nông
nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đàm Văn Huệ (2006), Thuế đất đai - công cụ quản lý và điều tiết
thị trường BĐS, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
23. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và thị
trường BĐS, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
24. Phạm Hữu Nghị (2005) “Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
quyền sở hữu toàn dân về đất đai”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
25. Quốc Hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội
26. Quốc Hội (1953), Luật Cải cách ruộng đất, Hà Nội.
27. Quốc Hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
28. Quốc Hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Quốc Hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội.
30. Quốc Hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội
31. Quốc Hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
32. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
33. Quốc Hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội
34. Quốc Hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
35. Quốc Hội (2007), Luật Công chứng năm 2006, Hà Nội.
36. Quốc Hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008, Hà Nội.
37. Quốc Hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.
38. Quốc Hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
40. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh BĐS, Hà Nội.
41. Quốc hội (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.
42. Quốc hội (2012), Luật 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.
43. Quốc Hội (2009), Nghị quyết số 31/2009/QH12 ngày 17 tháng 6
năm 1009 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa VII (2007
- 2011), Hà Nội.
44. Nguyễn Văn Thạo - Nguyễn Hữu Đạt (đồng chủ biên) (2004), Một
số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Tổng cục quản lý ruộng đất (1981), Thông tư số 02/TCRĐ ngày
30/09/1981 giải thích hướng dẫn thi hành quyết định 201/CP, Hà Nội.
46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb
Tư pháp, Hà Nội
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Trường Đại học Nông nghiệp I (2006), Giáo trình Quy hoạch sử
dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
49. Nguyễn Viết Tuấn (2010) Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, trường Đại học luật TPHCM,
Hồ Chí Minh.
50. Đinh Trung Tụng (2005), Bình luận những nội dung mới của BLDS
năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội
51. Nguyễn Quang Tuyến (2006), “Kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới về xây dựng và kinh doanh BĐS trong thị trường BĐS”. Hội thảo:
“Thị trường BĐS” của khoa Pháp luật kinh tế - Trường ĐH luật Hà Nội.
52. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 15/2014/QĐ-
UBND ngày 09 tháng 01 năm 2014 về việc thu phí thẩm định cấp QSDĐ trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
53. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 10/2014/QĐ-
UBND ngày 09 tháng 01 năm 2014 về việc thu lệ phí địa chính trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Hà Nội.
54. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 18/2014/QĐ-
UBND ngày 10 tháng 05 năm 2014 về việc ban hành quy định về cấp Giấy
chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ
chức trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
55. Viện ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
56. Đỗ Thị Hải Yến (2009) Hợp đồng tặng cho QSDĐ, Luận văn thạc
sỹ luật học, trường Đại học luật TPHCM, Hồ Chí Minh.
Website:
57.
58.
bch-trung-uong-dang.
59.
kinh-te-xa-hoi-2011-2020.
60.
c/“cảnh giác với hợp đồng tạm tính trong lĩnh vực địa ốc”.
61. ? nhng-sai-phm-ti-d-an-thanh-ha-
cienco5-.. Theo An ninh Thủ đô, “Những sai phạm tại dự án Thanh Hà -
Cienco 5 đang tiếp tục được các cơ quan điều tra khai thác, lãm rõ ”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050005062_2026_1299.pdf