CCDVC của Sở TNMT-QB là một mảng hoạt động quan trọng
nhằm giải quyết những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các TC-CD; có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Xuất phát từ những mục tiêu và yêu cầu, Luận văn đã tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DVC, CCDVC của tỉnh, của Sở
TNMT-QB. Qua từng chương, đi vào từng nội dung cụ thể học viên
đã nghiên cứu, trình bày một bức tranh toàn cảnh về việc CCDVC
nói chung; thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC của Sở
TNMT-QB nói riêng.
Với thực trạng CCDVC của Sở TNMT-QB, qua các năm 2011
đến năm 2015 đã có những chuyển biến tích cực. Việc áp dụng bộ
phận một cửa đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, người dân
ngày càng hài lòng với chất lượng dịch vụ cung cấp. Chất lượng
DVC được đánh giá cao đã thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng
CCDVC trong thực tế và kỳ vọng của TC-CD đến sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ được đánh giá tốt khi dịch vụ cung cấp đáp ứng
vượt trên mong đợi của TC-CD. Trên cơ sở phân tích thực trạng,
quan điểm chung, mục tiêu cụ thể và định hướng CCDVC đến năm
2020, Luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TNMT-QB.
Tổng thể luân văn, học viên đã hoàn thành các tiêu mục nghiên
cứu được đưa ra, đó là: Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về DVC
nói chung, CCDVC trong lĩnh vực TNMT nói riêng, phân tích thực
trạng, tìm ra những mặt được, chưa được, hạn chế, nguyên nhân
trong CCDVC của Sở TNMT-QB, từ đó đề tài đưa ra một số phương
hướng, giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC của Sở TNMT-QB.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Cung cấp dịch vụ công của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
/ /
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VIỆT PHÚC
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ĐỨC HƯNG
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Tuấn
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo
vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên
Huế
Thời gian: vào hồi giờ...ngày.....thángnăm
2017
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và được
xem là quá trình liên tục, diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ
khác nhau.
Việc đổi mới vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và Bộ máy
HCNN trong quản lý và tổ chức CCHC nhằm nâng cao chất lượng
DVC đang từng bước được quan tâm.
Ở tỉnh Quảng Bình nói chung và Sở TNMT-QB nói riêng, quy
trình CCDVC đang từng bước được đổi mới. Đã có nhiều kết quả
khả quan, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa chất lượng cung cấp dịch
vụ thì việc nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và toàn diện
các mặt lý luận chung và thực tiễn hoạt động quản lý về CCDVC là
vấn đề hết sức cần thiết.
Từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Cung cấp dịch vụ công của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình” làm luận văn cao
học. Việc nghiên cứu đề tài luận văn giúp cung cấp thêm những cơ
sở lý luận và thực tiễn để góp phần nân cao chất lượng CCDVC
trong lĩnh vực TNMT nói chung và chất lượng CCDVC của Sở
TNMT-QB nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đưa ra những cách tiếp
cận về DVC và việc CCDVC xuất phát từ thực tiễn của các quốc gia.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu đưa ra các quan
niệm về DVC, các giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC; và cơ chế
chuyển giao loại DVC này cho các chủ thể ngoài nhà nước.
2
2.3. Liên quan đến vấn đề CCDVC trong lĩnh vực TNMT
CCDVC là một mảng lớn trong hoạt động của Sở TNMT-QB,
nhưng cho đến nay, chưa có một tài liệu nào tập trung xem xét vấn
đề CCDVC trong lĩnh vực TNMT một cách cụ thể và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DVC, từ đó đề tài
đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
CCDVC của Sở TNMT-QB.
3.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hóa các kiến thức về DVC, CCDVC, các kiến thức
về CCDVC trong lĩnh vực TNMT.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng CCDVC hiện có của Sở
TNMT-QB.
+ Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
CCDVC đáp ứng các yêu cầu của TC-CD khi thực hiện giao dịch tại
Sở TNMT-QB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu CCDVC của Sở TNMT-QB
Là hoạt động CCDVC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
TNMT-QB được UBND tỉnh Quảng Bình ủy quyền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Các hoạt động CCDVC thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở TNMT-QB.
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian từ 2011 đến 2015.
+ Phạm vi về nội dung: Là các nội dung liên quan đến hoạt
động CCDVC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TNMT-QB.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
3
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết; Phương pháp thu thập số
liệu; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê;
Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về DVC,
CCDVC, CCDVC trong lĩnh vực TNMT.
- Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về đặc
điểm, phân loại, chủ thể, quy trình, nội dung CCDVC trong lĩnh vực
TNMT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động QLNN
về CCDVC thuộc thầm quyền giải quyết của Sở TNMT-QB, cũng
như tham khảo cho các đơn vị, địa phương khác trong hoạt động
QLNN về DVC.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về CCDVC trong lĩnh vực TNMT
Chương 2: Thực trạng CCDVC của Sở TNMT-QB
Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất
lượng CCDVC của Sở TNMT-QB
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số khái niệm về CCDVC
1.1.1. Khái niệm DVC
- DVC là hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực
thi các chức năng QLNN và đảm bảo cung ứng những hàng hóa công
phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội [10, tr.92-97].
- Hoạt động công vụ, hành chính công và DVC có bộ phận giao
nhau, nhưng DVC không bao quát toàn bộ hoạt động công vụ cũng
như hành chính công (Sơ đồ 1.1) [7, tr.7].
Sơ đồ 1.1 Mô hình cung ứng DVC, DVHCC
- DVC là những hoạt động phục vụ trực tiếp các lợi ích chung
thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và người dân
do Nhà nước đảm nhận hay ủy quyền cho các cơ sở ngoài nhà nước
thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội [8, tr.30-40].
Tóm lại: “DVC là những hoạt động phục vụ trực tiếp các lợi
ích chung thiết yếu của toàn xã hội, phục vụ quyền và nghĩa vụ cơ
bản của các tổ chức, công dân, do Nhà nước đảm nhận hoặc ủy
nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện theo nguyên tắc
không vụ lợi, nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng xã hội”.
1.1.2. Khái niệm CCDVC trong lĩnh vực TNMT
1.1.2.1. Khái niệm CCDVC
Trên cơ sở các DVC mà Nhà nước đang cung cấp, thì Nhà
nước vẫn không ngừng khảo sát, nghiên cứu, xem xét nhu cầu của
5
người dân, xã hội để tiến hành bổ sung, đáp ứng các dịch vụ mới.
Trong cuốn “DVC – Nhận thức và thực tiễn” các tác giả đã coi
cung ứng DVC bao quát toàn bộ nền công vụ và hành chính công [5,
tr.6]. Các tác giả này đưa ra sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.2 Mô hình cung ứng DVC
Vậy CCDVC có thể được hiểu là: Từ những DVC hiện có,
cùng với nhu cầu của xã hội, nhà nước tiến hành đáp ứng, cung cấp
hoặc ủy nhiệm cung cấp các DVC đồng thời tiến hành cải cách, đổi
mới về loại hình, quy trình các DVC hiện có nhằm nâng cao chất
lượng, thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng và xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm CCDVC trong lĩnh vực TNMT
CCDVC trong lĩnh vực TNMT là việc cung cấp những dịch vụ
trong lĩnh vực TNMT và trên cơ sở đó nghiên cứu sự phát triển, hình
thành mới các dịch vụ trong lĩnh vực TNMT nhằm phục vụ trực tiếp
các lợi ích chung thiết yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các TC-
CD, do ngành TNMT trực tiếp đảm nhận hoặc đặt hàng cho các tổ
chức, cơ sở ngoài nhà nước thực hiện theo nguyên tắc không vụ lợi,
nhằm đảm bảo trật tự, ổn định và công bằng xã hội.
1.2. Đặc điểm, phân loại CCDVC trong lĩnh vực TNMT
1.2.1. Đặc điểm CCDVC trong lĩnh vực TNMT
Thứ nhất, là một loại dịch vụ do Nhà nước trực tiếp thực hiện
hoặc ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước thực hiện
dưới sự giám sát của nhà nước. Thứ hai, nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội, nhân dân. Thứ ba, không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
6
1.2.2. Phân loại CCDVC trong lĩnh vực TNMT
* Phân loại CCDVC:
- Căn cứ tính chất và mục đích của dịch vụ: Cung cấp DVHCC;
Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; Cung cấp dịch vụ công ích.
- Căn cứ tính chất phục vụ của DVC.
- Căn cứ theo chủ thể cung cấp dịch vụ: DVC do cơ quan nhà
nước cung cấp; DVC do các cơ quan sự nghiệp cung cấp; DVC do
các đơn vị hoạt động công ích cung cấp.
* Phân loại CCDVC trong lĩnh vực TNMT:
Thứ nhất, cung cấp các DVHCC. Thứ hai, cung cấp các dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và các dịch vụ tư
vấn, hỗ trợ: do các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở TNMT-QB đảm nhận.
1.3. Sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến CCDVC trong lĩnh
vực TNMT
1.3.1. Sự cần thiết CCDVC
Nhà nước ta là nhà nước phục vụ nhân dân, giúp đỡ công dân
thỏa mãn các lợi ích chính đáng và hợp pháp của họ.
Việc CCDVC thuộc về trách nhiệm của Nhà nước để đáp ứng
các nhu cầu chính đáng trong đời sống của họ. Việc CCDVC là một
nội dung quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước vì nó gắn bó
mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CCDVC
Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thể hiện giữa bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và người yêu cầu dịch vụ thông qua “một cửa”. Tất
cả các khâu đều tập trung vào một khu vực. Niêm yết công khai.
Hướng dẫn, tiếp nhận, chuyển cho các phòng, bộ phận tham mưu
giải quyết. Sau khi xử lý, hồ sơ được chuyển về văn phòng để trình
ký, đóng dấu và chuyển lại “một cửa” để trả lại cho TC-CD.
7
1.4. Chủ thể, quy trình, nội dung CCDVC trong lĩnh vực TNMT
1.4.1. Chủ thể CCDVC trong lĩnh vực TNMT
- DVC do Sở trực tiếp cung cấp, bao gồm các thủ tục trong lĩnh
vực TNMT được UBND tỉnh quyết định.
- DVC do các đơn vị sự nghiệp cung cấp:
1.4.2. Quy trình CCDVC trong lĩnh vực TNMT
* Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa”
PGS.TS Lê Chi Mai đã đưa ra sơ đồ về quy trình CCDVC theo
mô hình một cửa [7], quy trình được thể hiện ở sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.3 Quy trình CCDVC theo mô hình “một cửa”
Bước 1, TC-CD liên hệ với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 2, Cán bộ xem xét yêu cầu, hồ sơ của TC-CD.
Bước 3, Chuyển hồ sơ đến các bộ phận chức năng.
Bước 4, Giải quyết hồ sơ, trình lãnh đạo có thẩm quyền ký.
Bước 5, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
* Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến
1.4.3. Nội dung CCDVC trong lĩnh vực TNMT
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực TNMT; Thực hiện các thủ tục về: đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc
và bản đồ, quản lý tổng hợp biển và hải đảo; Thực hiện thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
8
1.5. Một số kinh nghiệm trong CCDVC
1.5.1. Mô hình “một cửa – một cửa liên thông” - Hiệu quả trong
cải cách thủ tục hành chính ở phường Phúc Lợi
* Công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
* Con người là yếu tố quyết định.
1.5.2. Mô hình “Trung tâm hành chính công – Bước đột phá về
cải cách thủ tục hành chính”
Sự hiệu quả của mô hình tại Quảng Ninh đã thu hút các địa
phương khác tới nghiên cứu và áp dụng nhân rộng. Tại Trung tâm
Hành chính công, cơ bản các hồ sơ đều được giải quyết trước hạn,
đúng hạn.
1.5.3. CCDVC trực tuyến của Sở TNMT tỉnh Cà Mau
Sở TNMT tỉnh Cà Mau đã CCDVC trực tuyến mức độ 3 (3/75
thủ tục): Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; Cấp mới
sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Giao đất, cho thuê đất.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm trong CCDVC
- Phải rà soát, điều chỉnh giảm bớt các TTHC rườm rà, xây
dựng, phân định rõ chức năng, mối quan hệ giữa các phòng, ban và
CBCCVC thực hiện phù hợp yêu cầu công việc.
- Xây dựng xã hội hóa trong CCDVC. Thực hiện cung cấp dịch
vụ theo cơ chế vừa hướng dẫn, vừa tư vấn giúp TC-CD hoàn thiện
các thủ tục hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phát triển CCDVC theo nhiều mô hình như: Một cửa, một
cửa liên thông, CCDVC trực tuyến.
9
Chương 2
THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CỦA SỞ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Bình phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp
tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
b. Tài nguyên nước
c. Tài nguyên rừng
d. Tài nguyên biển và sinh vật biển
e. Tài nguyên khoáng sản
2.1.2.1. Môi trường
a. Môi trường đất
b. Môi trường nước
c. Môi trường không khí
d. Môi trường đô thị
e. Môi trường công nghiệp
f. Môi trường nông thôn và miền núi
g. Môi trường biển ven bờ
h. Quan trắc - cảnh báo môi trường
2.2. Thực trạng CCDVC của Sở TNMT-QB giai đoạn 2011-2015
2.2.1. Đặc điểm CCDVC của Sở TNMT-QB
Sở TNMT-QB là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực
hiện các TTHC đã được UBND tỉnh giao nhằm phục vụ các nhu cầu
10
thiết yếu của TC-CD trong lĩnh vực TNMT. Việc cung cấp các DVC
căn cứ vào các quy định pháp luật, nhu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của
TC-CD. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua Bộ phận một
cửa thuộc Văn phòng Sở. Việc thu phí và lệ phí các DVHCC được
tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của pháp luật.
2.2.2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về CCDVC của
Sở TNMT-QB
* Về xây dựng kế hoạch cải cách hành chính:
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều quyết định về kế
hoạch CCHC, trên cơ sở đó, hàng năm Sở TNMT-QB rà soát và báo
cáo UBND tỉnh về hoạt động CCHC và phương hướng, nhiệm vụ
CCHC năm tiếp theo.
Quá trình thực hiện cho thấy, hệ thống văn bản về CCHC tại
Sở đã được quan tâm, xây dựng khá đồng bộ. Đảng bộ, Lãnh đạo Sở
TNMT-QB luôn đặt mục tiêu cải cách TTHC lên hàng đầu.
* Về văn bản quy định việc cung cấp các DVHCC:
TTHC đã được xây dựng đáp ứng được các yêu cầu của TC-
CD. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần rà soát, chỉnh sửa.
Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực TNMT có
nhiều thay đổi làm ảnh hưởng không nhỏ đến các DVC hiện có.
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCCVC tham gia
CCDVC của Sở TNMT-QB
2.2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy CCDVC của Sở TNMT-QB
Trong các phòng, đơn vị chuyên môn được phân ra làm 2 khối:
Khối phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khối đơn vị sự nghiệp.
11
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Sở TNMT-QB
Trong giai đoạn tới, dự kiến cơ cấu tổ chức của Sở TNMT-QB
sẽ có nhiều thay đổi.
2.2.3.2. Thực trạng CBCCVC tham gia CCDVC của Sở TNMT-QB
CBCCVC làm việc tại bộ phận một cửa là đầu mối quan trọng
trong mối quan hệ giữa cơ quan HCNN và nhân dân.
Những CBCCVC tham gia và quy trình giải quyết công việc
theo mô hình một cửa đều được tập huấn nâng cao về chuyên môn,
nghiệp vụ, đạo đức để đáp ứng yêu cầu về công tác.
Sở TNMT-QB tiếp tục củng cố, đào tạo, đào tạo lại theo hướng
tinh gọn đội ngũ CBCCVC đang làm việc tại bộ phận một cửa.
2.2.4. Thực trạng các loại hình, quy trình CCDVC của Sở
TNMT-QB
2.2.4.1. Thực trạng các loại hình CCDVC của Sở TNMT-QB
* Về loại hình cung cấp DVHCC:
Trong 5 năm, tổng số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết tại bộ
phận một cửa là 2.802 hồ sơ.
12
- Lĩnh vực đất đai: Tổng số 1.934 hồ sơ.
Bảng 2.1 Kết quả CCDVC trong lĩnh vực đất đai
Năm
Tổng
số hồ
sơ
nhận
Kết quả giải quyết Công
dân
rút
hồ sơ
Trả
lại
Hồ sơ đã giải quyết HS đang giải quyết
Tổng
số
Trả
sớm
Trả
đúng
hạn
Trả
trể
hạn
Tổng
số
Chưa
đến
hạn
Quá
hạn
2011 347 347 347 - - - - - -
2012 350 350 350 - - - - - -
2013 342 342 342 - - - - - -
2014 563 563 562 1 - - - - -
2015 332 332 332 - - - - - -
Tổng 1.934 1.934 1.933 1 - - - - -
- Lĩnh vực khoáng sản: Tổng số 493 hồ sơ nhận vào, đã giải
quyết 493 hồ sơ và trả đúng hạn cho 492 hồ sơ, trả trể hạn 01 hồ sơ.
Bảng 2.2 Kết quả CCDVC trong lĩnh vực khoáng sản
Năm
Tổng
số hồ
sơ
nhận
Kết quả giải quyết Công
dân
rút
hồ sơ
Trả
lại
Hồ sơ đã giải quyết HS đang giải quyết
Tổng
số
Trả
sớm
Trả
đúng
hạn
Trả
trể
hạn
Tổng
số
Chưa
đến
hạn
Quá
hạn
2011 121 121 121 - - - - - -
2012 87 87 87 - - - - - -
2013 87 87 87 - - - - - -
2014 126 126 125 1 - - - - -
2015 72 72 72 - - - - - -
Tổng 493 493 492 1 - - - - -
- Lĩnh vực môi trường: Tổng số 279 hồ sơ nhận vào, đã giải
quyết 279 hồ sơ và trả đúng hạn cho 279 hồ sơ.
Bảng 2.3 Kết quả CCDVC trong lĩnh vực môi trường
Năm
Tổng
số hồ
sơ
nhận
Kết quả giải quyết Công
dân
rút
hồ sơ
Trả
lại
Hồ sơ đã giải quyết HS đang giải quyết
Tổng
số
Trả
sớm
Trả
đúng
hạn
Trả
trể
hạn
Tổng
số
Chưa
đến
hạn
Quá
hạn
2011 48 48 48 - - - - - -
2012 44 44 44 - - - - - -
2013 44 44 44 - - - - - -
2014 68 68 68 - - - - - -
2015 75 75 75 - - - - - -
13
Tổng 279 279 279 - - - - - -
- Lĩnh vực tài nguyên nước: Tổng số 96 hồ sơ nhận vào, đã giải
quyết 96 hồ sơ và trả đúng hạn cho 89 hồ sơ, trả trể hạn 7 hồ sơ.
Bảng 2.4 Kết quả CCDVC trong lĩnh vực tài nguyên nước
Năm
Tổng
số hồ
sơ
nhận
Kết quả giải quyết Công
dân
rút
hồ sơ
Trả
lại
Hồ sơ đã giải quyết HS đang giải quyết
Tổng
số
Trả
sớm
Trả
đúng
hạn
Trả
trể
hạn
Tổng
số
Chưa
đến
hạn
Quá
hạn
2011 5 5 5 - - - - - -
2012 9 9 9 - - - - - -
2013 9 9 9 - - - - - -
2014 47 47 40 7 - - - - -
2015 26 26 26 - - - - - -
Tổng 96 96 89 7 - - - - -
* Loại hình cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước và các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ. Được cung cấp
thông qua các Trung tâm dịch vụ sự nghiệp công.
2.2.4.2. Thực trạng quy trình CCDVC của Sở TNMT-QB
* Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục DVHCC
theo cơ chế “một cửa” tại Sở TNMT-QB
Sơ đồ 2.2 Quy trình CCDVC theo mô hình một cửa tại Sở
14
TNMT-QB
- Nơi tiếp nhận hồ sơ
- Bước 1, Tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
- Bước 2, Chuyển hồ sơ
- Bước 3, Xử lý, giải quyết hồ sơ
- Bước 4, Trả kết quả giải quyết hồ sơ, TTHC
Từ năm 2011 đến nay, chưa có phản ánh, kiến nghị nào.
* Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục DVHCC
trực tuyến: Hiện tại, Sở TNMT-QB đang cung cấp DVHCC trực
tuyến theo mức độ 2.
2.2.5. Kết quả thực hiện CCDVC của Sở TNMT-QB
Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận từ năm 2011-2015 là 2.802 hồ sơ.
CBCCVC được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, đa số đều có trách
nhiệm cao và tinh thần, thái độ phục vụ tận tình. Sở đã không ngừng
xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu
đặt ra tại quy chế thực hiện cơ chế một cửa.
2.2.6. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
CCDVC của Sở TNMT-QB
Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, thanh tra trong những năm
qua đã đạt được nhiều kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ, Thanh tra
Sở đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, các đơn vị để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ theo đúng quy định.
2.2.7. Thực trạng về xã hội hóa trong CCDVC của Sở TNMT-QB
Việc xã hội hóa DVC của Sở TNMT-QB hiện nay đang dừng
lại ở các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong CCDVC của
Sở TNMT-QB
2.3.1. Những hạn chế và yếu kém
15
- Hoạt động tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị và giải quyết
thủ tục chưa kịp thời. Vẫn còn tình trạng hồ sơ trễ hạn.
- Năng lực của CBCCVC chưa đáp ứng được yêu cầu. Tâm lý
e ngại đổi mới, hạn chế về trình độ tin học. Thái độ phục vụ của
CBCCVC chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Việc CCDVC chưa được quan tâm, đôn đốc đúng mức. Công
tác kiểm soát TTHC thực hiện còn chậm. TTHC thời gian còn dài.
- Cơ chế phản hồi còn yếu.
2.3.2. Nguyên nhân
- Một số lĩnh vực trong quản lý còn buông lỏng, để xảy ra
nhiều hành vi tiêu cực, rối loạn, vi phạm pháp luật
- Chưa đặt ra mục tiêu hành chính phục vụ
- Cơ chế CCDVC còn nhiều hạn chế
- Hoạt động giám sát, kiểm tra vẫn còn buông lỏng
- Chất lượng đội ngũ CBCCVC cung cấp DVHCC chưa đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng
- Chính sách tiền lương, thưởng, phạt còn nhiều hạn chế.
- Việc CCDVC không đáp ứng kịp thời sự thay đổi.
- Chưa đặt con người vào vị trí trung tâm, chưa tạo điều kiện
thuận lợi nhất để phát triển con người.
Hầu hết các vấn đề nêu trên đều liên quan đến việc thực hiện
chức năng bảo đảm các DVC của Nhà nước, trong đó có DVHCC.
16
Chương 3
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CỦA SỞ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về CCDVC
của Sở TNMT-QB
3.1.1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Đổi mới nhận thức về một nền hành chính phục vụ; Hoàn thiện
quy trình và TTHC đối với các DVC; Đổi mới tổ chức và hoạt động
của cơ quan cung cấp DVC; Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;
Hiện đại hóa hành chính.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể và định hướng đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Chủ động, kịp thời trong tham mưu UBND tỉnh; Hiện đại hóa
nền hành chính; hoàn thiện các TTHC; thực hiện cơ chế “một cửa,
một cửa liên thông”; Cải cách tổ chức bộ máy Sở TNMT-QB; nâng
cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; Ứng dụng công nghệ thông tin.
3.1.2.2. Định hướng CCDVC của Sở TNMT-QB
CCHC, cải cách DVC; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức,
đội ngũ CBCCVC đảm bảo chất lượng, số lượng; Xây dựng các loại
hình, quy trình, thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch; Ứng dụng công
nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ; Xử lý kịp thời các phản ánh,
kiến nghị để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
3.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng CCDVC
Thứ nhất, ban hành các quy định gắn mức độ CCDVC với việc
đánh giá hoạt động CCHC, cải cách CCDVC của Sở TNMT-QB.
Thứ hai, tăng cường hoạt động QLNN về CCDVC của Sở
TNMT-QB: Tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ CBCCVC có năng
lực, đạo đức; hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
17
Thứ ba, xây dựng các giải pháp về loại hình, quy trình, triển
khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào CCDVC.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về CCDVC và kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào CCDVC; xã hội hóa DVC.
Sơ đồ 3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng CCDVC của Sở TNMT-QB
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC của Sở TNMT-QB
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp
luật về CCDVC của Sở TNMT-QB
* Nâng cao chất lượng tham mưu của Sở TNMT-QB trong
việc quyết định ban hành các TTHC của UBND tỉnh: Hoàn thiện
hệ thống văn bản trong lĩnh vực TNMT; Đơn giản hóa các TTHC, rõ
ràng, khoa học và công khai; Hoàn thiện quy trình CCDVC.
* Xây dựng quy chế về quản lý, triển khai, vận hành CCDVC
tại Sở TNMT-QB: Quy trình, trách nhiệm, mối quan hệ giữa các
phòng, đơn vị; lưu trữ thông tin; giám sát, kiểm tra chất lượng
CCDVC; trách nhiệm nhận và giải quyết khiếu nại về CCDVC.
* Xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với từng
DVC của Sở TNMT-QB: thời gian; hỗ trợ, phục vụ; kết quả.
* Xây dựng mô hình, lộ trình triển khai CCDVC của Sở
TNMT-QB: Xây dựng mô hình: “một cửa”, “một cửa, một cửa liên
18
thông”, “CCDVC trực tuyến mức độ 3”, định hướng “CCDVC mức
độ 4”. Lộ trình triển khai: thiết lập mức độ ưu tiên triển khai dịch vụ.
* Ban hành quy định hoặc hướng dẫn về DVC trực tuyến của
Sở TNMT-QB: Đối với giải pháp xác thực người dùng: Chứng thực
số; đăng ký sử dụng DVC trực tuyến hoặc nộp bản chính qua đường
bưu điện sau khi đã nộp hồ sơ qua mạng. Đối với giải pháp thanh
toán: Mở tài khoản tại ngân hàng; Ủy quyền cho bưu điện thu phí.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCCVC
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy Sở TNMT-QB
* Về cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của Sở TNMT-
QB:
Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
biên chế hiện có của các phòng, đơn vị; Tiếp tục phân cấp hợp lý
giữa các phòng chuyên môn; Xây dựng “một cửa” điện tử hiện đại,
liên thông, liên kết; Tiến hành việc đánh giá mức độ hài lòng của
TC-CD; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các phòng, đơn
vị; Ứng dụng ISO 9001:2008 của Sở TNMT-QB ban hành.
19
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở TNMT-QB
* Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các phòng,
đơn vị CCDVC thuộc Sở TNMT-QB:
- Tăng cường sự phân công, phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn
cho bộ phận một cửa và các phòng, đơn vị CCDVC.
- Xây dựng tổ chức tinh gọn, có tính chuyên môn hóa và hướng
vào kết quả.
- Bảo đảm quản lý chất lượng DVC do Sở TNMT-QB cung cấp.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực, chất lượng và đạo đức của đội ngũ
CBCCVC tham gia CCDVC của Sở TNMT-QB
* Nâng cao năng lực chuyên môn của CBCCVC tham gia
cung cấp DVHCC của Sở TNMT-QB: Chọn người vững về chuyên
môn; Bố trí công việc phù hợp; Tổ chức các khóa đào tạo; Cập nhật
kiến thức, quy định và kỹ năng phục vụ công việc; Khuyến khích
CBCCVC, tăng cường ủy quyền và trách nhiệm cá nhân; Đánh giá
họ trên cơ sở kết quả CCDVC.
* Nâng cao đạo đức phục vụ khách hàng của CBCCVC trực
20
tiếp tham gia CCDVC của Sở TNMT-QB: Đề ra các tiêu chuẩn rõ
ràng về đạo đức CBCCVC; CBCCVC phải biết rõ quyền và trách
nhiệm của mình; Cán bộ quản lý cần biểu dương và khuyến khích
CBCCVC; Có quy định, biện pháp xử lý thích hợp đối với vi phạm.
* Tạo môi trường khuyến khích CBCCVC phát huy năng lực,
phẩm chất của mình: khuyến khích về vật chất và tinh thần; Đề cao
giá trị đạo đức của CBCCVC; Tạo cho CBCCVC sự chủ động trong
công việc; Tạo môi trường làm việc đoàn kết, tin tưởng, phối hợp;
Quan tâm đến đời sống cá nhân; Từng bước đổi mới chính sách tiền
lương; Thưởng, phạt nghiêm minh; Chính sách đãi ngộ, các chế độ.
* Vậy, việc nâng cao năng lực, chất lượng và đạo đức đội
ngũ CBCCVC thực hiện CCDVC của Sở TNMT-QB được xác
định: Đặt yêu cầu về đạo đức công vụ lên hàng đầu; Thay đổi tư
duy, nhận thức của CBCCVC; Đào tạo bổ sung về chuyên môn
nghiệp vụ; Xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp về cơ cấu,
gắn với vị trí việc làm; Tạo môi trường khuyến khích CBCCVC.
3.2.3. Giải pháp về loại hình, quy trình CCDVC của Sở TNMT-
QB
3.2.3.1. Giải pháp về loại hình CCDVC của Sở TNMT-QB
* Các loại hình CCDVC được quy định:
- Dịch vụ hành chính công: cung cấp TTHC trong các lĩnh vực:
đo đạc và bản đồ; khoáng sản; tài nguyên nước; môi trường; đất đai;
biển và hải đảo; đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Dịch vụ sự nghiệp công và tư vấn hỗ trợ DVHCC.
* Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ
CCDVC: Dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công và tư
vấn hỗ trợ DVHCC.
Bảng 3.1 Tổ chức tham mưu và các loại hình CCDVC
21
TT Tổ chức tham mưu Loại hình CCDVC
1 Văn phòng Sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
2 Phòng Đo đạc, Bản đồ và
Viễn thám
Lĩnh vực đo đạc và bản đồ
3 Phòng Khoáng sản Lĩnh vực khoáng sản
4 Phòng Tài nguyên nước Lĩnh vực tài nguyên nước
5 Chi cục Bảo vệ môi
trường
Lĩnh vực môi trường
6 Chi cục Quản lý đất đai Lĩnh vực đất đai
7 Chi cục Biển và Hải đảo Lĩnh vực biển và hải đảo
8 Văn phòng Đăng ký đất
đai
- Lĩnh vực đăng ký giao dịch đảm
bảo
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DVHCC
9 Trung tâm Công nghệ
thông tin TNMT
- Dịch vụ sự nghiệp công
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DVHCC
10 Trung tâm Phát triển quỹ
đất
- Dịch vụ sự nghiệp công
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DVHCC
11 Trung tâm Quan trắc
TNMT
- Dịch vụ sự nghiệp công
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DVHCC
12 Trung tâm Kỹ thuật
TNMT
- Dịch vụ sự nghiệp công
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ DVHCC
3.2.3.2. Giải pháp về quy trình CCDVC của Sở TNMT-QB
Thứ nhất, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ (vị trí, TTHC,
thời gian, chỉ dẫn, hướng dẫn, thông tin, tiếp nhận khiếu nại tố cáo,
hướng dẫn sử dụng DVC trực tuyến đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Thứ hai, hoàn thiện mô hình “một cửa” nâng cấp lên mô hình
“một cửa, một cửa liên thông” cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
22
Sơ đồ 3.3 Mô hình một cửa điện tử
Sơ đồ 3.4 Mô hình một cửa liên thông
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mô hình
CCDVC trực tuyến mức độ 3, mô hình CCDVC trực tuyến mức độ
4.
3.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
CCDVC của Sở TNMT-QB
23
Việc xử lý các vi phạm trong quyết định thanh tra là một công
việc cần thiết. Lực lượng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng cơ chế
thanh tra, kiểm tra và cơ chế hậu thanh tra kiểm tra rõ ràng để hoạt
động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được thực thi có hiệu quả.
3.2.5. Giải pháp về xã hội hóa DVC của Sở TNMT-QB
Việc xã hội hóa CCDVC trong lĩnh vực TNMT được xây dựng
trên cơ sở các Trung tâm dịch vụ sự nghiệp công. Chuyển dần biên
chế viên chức nhà nước trong các trung tâm về các Chi cục thuộc Sở
và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp.
24
KẾT LUẬN
CCDVC của Sở TNMT-QB là một mảng hoạt động quan trọng
nhằm giải quyết những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
của các TC-CD; có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Xuất phát từ những mục tiêu và yêu cầu, Luận văn đã tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DVC, CCDVC của tỉnh, của Sở
TNMT-QB. Qua từng chương, đi vào từng nội dung cụ thể học viên
đã nghiên cứu, trình bày một bức tranh toàn cảnh về việc CCDVC
nói chung; thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC của Sở
TNMT-QB nói riêng.
Với thực trạng CCDVC của Sở TNMT-QB, qua các năm 2011
đến năm 2015 đã có những chuyển biến tích cực. Việc áp dụng bộ
phận một cửa đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, người dân
ngày càng hài lòng với chất lượng dịch vụ cung cấp. Chất lượng
DVC được đánh giá cao đã thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng
CCDVC trong thực tế và kỳ vọng của TC-CD đến sử dụng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ được đánh giá tốt khi dịch vụ cung cấp đáp ứng
vượt trên mong đợi của TC-CD. Trên cơ sở phân tích thực trạng,
quan điểm chung, mục tiêu cụ thể và định hướng CCDVC đến năm
2020, Luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TNMT-QB.
Tổng thể luân văn, học viên đã hoàn thành các tiêu mục nghiên
cứu được đưa ra, đó là: Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức về DVC
nói chung, CCDVC trong lĩnh vực TNMT nói riêng, phân tích thực
trạng, tìm ra những mặt được, chưa được, hạn chế, nguyên nhân
trong CCDVC của Sở TNMT-QB, từ đó đề tài đưa ra một số phương
hướng, giải pháp nâng cao chất lượng CCDVC của Sở TNMT-QB.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cung_cap_dich_vu_cong_cua_so_tai_nguyen_va.pdf