Tổng luận Đặc trưng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ

Trong quá trình xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới đáp ứng chủ trương “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, chúng ta phải nhất định mau chóng tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại của thế giới. Song chúng tôi cho rằng cũng cần từ bỏ thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn những kinh nghiệm của quá khứ, của cha ông. Bởi vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn nền giáo dục trước cách mạng tháng Tám để có thể kế thừa và phát huy một cách chọn lọc, sáng tạo. Trong khi chờ đợi một cuộc cải cách giáo dục mới toàn diện, chúng tôi thiết nghĩ cần phải sớm giải quyết một số vấn đề trong tầm tay của ngành giáo dục: 1- Lập lại kỷ cương, nền nếp chặt chẽ, có hiệu lực, có thưởng phạt nghiêm minh trong nhà trường, trong học hành thi cử. Muốn vậy, phải có một tổ chức thanh tra hành chính, thanh tra chuyên môn có đầy đủ tài năng, phẩm chất, có quyền lực thật sư. 2- Cùng với việc chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông và đại học, cần sớm chuẩn bị cải cách toàn bộ ngành sư phạm trong đó việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đương chức cả về vật chất lẫn tinh thần.

pdf50 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luận Đặc trưng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu, thí sinh phải làm bài đúng theo mọi phép tắc, sai là bài bị đánh hỏng. Văn sách: Sách là mƣu hoạch. Văn sách là một bài văn làm để trả lời những câu hỏi của đầu bài để tỏ kiến thức và mƣu hoạch của mình. Thể văn này không có vần, thƣờng có đối, nhƣng việt thành văn xuôi cũng đƣợc. 18 7- Đặc trưng giáo dục thời Lý – Trần – Hồ. Nhƣ trên đã nêu, cho đến thời Lý – Trần – Hồ, nƣớc ta vẫn chƣa có chữ viết riêng của dân tộc. Trong sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, những ảnh hƣởng qua lại về văn hóa giáo dục là điều tất nhiên. Bởi vậy, việc mô phỏng nho giáo và vay mƣợn chữ Hán để xây dựng một nền giáo dục phong kiến thời Lý – Trần – Hồ là điều không có gì lạ lùng. Tuy vậy, với ý thức độc lập, tự chủ, lại có truyền thống văn hiến lâu đời, việc tiếp thu các ý thức hệ tâm giáo nói chung, nho giáo nói riêng vẫn mang tính chọn lọc, sáng tạo, mang những đặc trƣng riêng biệt của quốc gia Đại Việt. Có thể nêu một số đặc trƣng chính sau đây: 7.1- Xây dựng một nền giáo dục độc lập, tự chủ, đào tạo những con người có ý thức dân tộc, tự cường, nét đặc trưng nổi bật thứ nhất của giáo dục Lý – Trần – Hồ. Ba sự kiện giáo dục quan trọng ở thời Lý là lập Văn Miếu (1070), thi Minh kinh bác học (1075) và lập Quốc Tử Giám (1076) có hai ý nghĩa lớn: + Thứ nhất, khẳng định việc tôn thờ Chu công, Khổng Tử và các tiên hiền, xác định nho giáo là chính giáo. + Thứ hai, lần đầu tiên nƣớc ta xây dựng một nền giáo dục chính qui độc lập, tự chủ, có tổ chức trƣờng lớp, có sách, có thầy, có thi cử. Tuy nhiên lấy nho giáo làm quốc giáo, nhà trƣờng phong kiến Việt Nam không thể không sử dụng những sách giáo khoa của nho giáo nhƣ Tứ thƣ, Ngũ kinh... Trƣớc hết, mô phỏng theo các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhằm củng cố vị trí thống trị của mình, các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ cũng giáo dục cho ngƣời học nội dung tƣ tƣởng cơ bản của nho giáo. Về triết học, đó là quan điểm mệnh trời. Về chính trị, đó là lý thuyết chính danh định phận, là đức trị. Áp dụng vào 19 việc trị dân, các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ cũng đề ra chính sách đƣờng dân và giáo dân. Nội dung đạo đức nho giáo cơ bản là nhân, nghĩa, đƣợc phát triển thành ngũ luân, ngũ thƣờng để truyền thục cho ngƣời học và cho toàn xã hội. Rõ ràng là trên cơ sở bảo vệ quyền lợi giai cấp, vị trí thống trị của dòng họ, các triểu đại phong kiến Lý – Trần – Hồ cũng muốn dùng học thuyết đạo trị để xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự, một xã hội trong đó “ vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Cũng nhƣ Khổng Tử và các triều đại phong kiến Trung Quốc, các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ cũng đòi hỏi mọi ngƣời phải tu thân làm gốc: “Tự thiên tử dĩ chí ƣ thứ nhân nhất, thị giai dĩ tu thân vi bản” (đại học). Có tu nhân mới trở thành kẻ sĩ, ngƣời quân tử, mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đƣợc. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc, các triều đại Lý – Trần – Hồ đã không vận dụng máy móc, rập khuôn nho giáo Trung Quốc mà có những sáng tạo, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của mình. Tiếc rằng, sách vở xƣa nhƣ Tứ thƣ thuyết ƣớc của Chu Văn An, Minh Đạo của Hồ Quí Ly v.v... cho đến nay không còn nữa nên việc minh chứng cho sự sáng tạo trong việc truyền thụ nho giáo bị hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết tinh thần những sách đó qua các lời bình luận của sử sách lúc bấy giờ. Là nhà nho có khí tiết, Chu Văn An thấy triều đình Trần Dụ Tông thối nát, đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Vua không nghe, ông đã xin trảo áo mũ, từ quan về quê nhà. Trái với chiêu quốc vƣơng Trần Ích Tác chỉ dạy học trò về hƣ văn, Chu Văn An chú ý rèn luyện học trò về mặt thực tiễn. Học trò của ông có rất nhiều ngƣời nổi tiếng điển hình là Phạm Sƣ Mạnh, Lê Quát. Học trò của ông thƣờng lấy “minh đạo hóa dân” làm chủ nghĩa, lấy “xấu hổ không bằng ngƣời” làm tinh thần. Xem nhƣ thế, đủ thấy nội dung của “Tứ thƣ thuyết với” có chỗ chống lại học thuyết suông của nhà ngo. Ngô Sĩ Liên, tác giả Đại việt sử ký 20 toàn thƣ khi nhận xét về Chu Văn An đã khen: “Sau muôn năm nghe cái phong của tiên sinh, ngƣời ngoan ngạnh cũng hóa ra liêm, kẻ ƣơn hèn cũng tự lập đƣợc”. Đặc biệt, Hồ Quí Ly lại có tƣ tƣởng chồng học thuyết của nhà nho cao hơn. Năm 1392, ông dâng sách “Minh đạo” lên vua Trần Minh Tông gồm 14 thiên. Trong sách này, ông khen ngợi Chu Công hơn Khổng Tử phê phán đạo đức của Khổng Tử trong việc gặp nàng Nam Tử ở nƣớc Vệ nghi ngờ sách Luận ngữ hoặc khi Khổng Tử bị tuyệt lƣơng ở nƣớc Trần mà trở về vô sự v.v... Hồ Quí Ly còn lên án Hàn Dũ ở thời Đƣờng, Trình Di, Trình Hạo ở đời Tống, cho rằng họ là những “nhà nho ăn cắp văn” tức là chỉ biết lặp lại những điều trong sách vở cũ một cách mù quáng, không chú trọng đến thực tế, đến sự sáng tạo. Năm 1396, ông dịch Kinh Thi để dạy hậu phi và nữ quan, đã cắt bỏ bài tựa của Chu Hy, thay bài tựa riêng của mình. Lại dịch thiên Vô dật trong Kinh thƣ ra chữ nôm để giảng dạy. Điều đó chứng tỏ rằng ngay sách giáo khoa của nho giáo khi đƣa vào giảng dạy ở Việt Nam cũng đƣợc sử dụng có phê phán, chọn lọc nhằm đáp ứng yêu cầu của dân tộc, của đất nƣớc. Song căn cứ trên những sự kiện còn ghi lại trong sử sách, thơ văn, những tấm gƣơng, chói sáng của các bậc hiền tài văn, võ trong công cuộc giữ nƣớc và dựng nƣớc, có thể khẳng định nền giáo dục Lý – Trần – Hồ đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục tinh thần độc lập, tự chủ, đào tạo nên những lớp ngƣời tài giỏi làm rạng rỡ nền văn minh Đại Việt về hào khí Đông Á. Hai khái niệm rất cơ bản của nho giáo là Trung, Hiếu khi vào Việt Nam đã đƣợc hiểu và sử dụng khác với Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Trung là trung với vua (trung quân), trung với dòng họ đang thống trị. Vào Việt Nam, ngoài ý nghĩa đó, trung quân còn gắn rất chặt với ái quốc. Sự gắn chặt hai khái niệm này đã có truyền thống lâu đời. Thời Lý – Trần – Hồ, vận nƣớc luôn luôn bị đe dọa trƣớc các thế lực ngoại xâm cƣờng bạo. Quyền lợi của các vƣơng triều chỉ tồn tại khi đất nƣớc đƣợc bảo vệ, đƣợc độc lập, tự do, mâu 21 thuẫn giai cấp giữa thống trị và bị trị đƣợc hòa hoãn trƣớc nguy cơ xâm lƣợc. Vì vậy, trung quân – ái quốc là hai khái niệm chắc chắn đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng và truyền bá trong xã hội. Khái niệm hiểu ở Trung Quốc chỉ có một nghĩa là hiếu với cha mẹ. Vào Việt Nam, nó đƣợc tách làm hai: tiểu hiếu và đại hiếu. Hiếu với cha mẹ là tiểu hiếu, hiều với đất nƣớc, với nhân dân là đại hiếu. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng tiểu hiếu luôn đƣợc đặt dƣới đại hiếu. Từ vua quan đến sĩ phu, những trí thức của thời đại đều tiếp thu đạo thánh hiền, song trong ngôn từ và hành động đều thể hiện tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nƣớc, chống ngoại xâm. Trong “Chiếu dời đô”, Lý Thái Tổ nêu rõ mục đích chuyển kinh đô từ Hoa Lƣ về Thăng Long (thành Đại La) là để “ đóng nơi trung tâm, mƣu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” (5) Lý Anh Tông khi lâm bệnh đã trăng trối cùng Thái Tử: “Nƣớc ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất thiêng châu ngọc, bảo bối không cái gì không có, nƣớc khác không thể nào ví đƣợc. Con hãy nên giữ nƣớc cẩn thận”(6). Lòng yêu nƣớc thiết tha và tinh thần độc lập, tự chủ, quyết tâm bảo vệ tổ quốc đƣợc thể hiện đặc biệt trong quan điểm của các danh tƣớng tiêu biểu nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo. Bài thơ “thần” do Lý Thƣờng Kiệt viết nói rõ cƣơng giới giữa hai nƣớc đã rõ ràng, kẻ nào xâm lƣợc sẽ thất bại: ...”Lũ giặc cớ sao xâm phạm tới Rồi bay sẽ chuốc lấy phần thua”. “Hịch tƣớng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đƣợc viết năm 1285. Ngoài giá trị xuất sắc của một tác phẩm văn học, có thể coi (5) Thơ Văn Lý – Trần, tập I, NXB KHXH Hà Nội 1977, trang 229, 230, 231 Nguyễn Đức Vận dịch và chú thích. (6) Việt sử lƣợc: NXB sử học Hà nội, 1959, tr 152 22 đây là một tác phẩm toát lên một tinh thần yêu nƣớc căm thù giặc sâu sắc, có tác dụng giáo dục toàn thể tƣớng sĩ và cả nhân dân. Nội dung cơ bản của hịch có thể tóm tắt nhƣ sau: - Trƣớc hết, tác giả lấy những gƣơng hy sinh trong sử sách để kích thích lòng dũng cảm của tƣớng sĩ. - Tiếp theo, tác giả gợi lên nỗi nhục nhã, đau đớn cảu cảnh nƣớc mất nhà tan, trƣớc sự tàn bạo của giặc. - Phân biệt quan niệm địch và ta rõ rệt và nhấn mạnh “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung”. - Trên cơ sở đó, bài hịch nêu lên quyền lợi của quí tộc, của tƣớng sĩ nếu đánh tan đƣợc giặc nƣớc. Ngƣợc lại, nếu thua giặc thì nƣớc sẽ mất, nhà sẽ tan, thái ấp của quí tộc, vua quan, vƣờn ấp và bổng lộc của tƣớng sĩ và gia đình họ cũng không còn gì nữa. Bằng hai hình ảnh đối lập đó, bài hịch đã kêu gọi tƣớng sĩ phải đoàn kết, trên dƣới một lòng quyết tâm chiến đấu. Vời lời lẽ đanh thép, thấm thía, lúc hùng hồn, khi tha thiết, bài hịch đã đi sâu vào lý trí và tình cảm của tƣớng sĩ, động viên họ chịu đựng gian khổ, quyết tâm đánh giặc cứu nƣớc, chống tƣ tƣởng hòa bình hƣởng lạc. Về mặt giáo dục, có thể nói hịch tƣớng sĩ là một bài thuyết pháp có sức truyền cảm mãnh liệt. Vả lại, bản thần Trần Quốc Tuấn cũng làm theo lời hịch, đồng cam, cộng khổ với ba quân, nuôi chí căm thù đến mức “ruột đau nhƣ cắt, nƣớc mắt đầm đìa” khi chƣa “xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Không rõ “Hịch tƣớng sĩ” có đƣợc dùng làm tài liệu giảng dạy trong nhà trƣờng phong kiến đƣơng thời không, song chắc chắn những tƣ tƣởng yêu nƣớc, chống giặc này nhất định sẽ đƣợc các nho sĩ, các thầy giáo yêu nƣớc thƣơng dân truyền đạt cho học trò của mình và truyền đạt trong quần chúng nhân dân. Hình ảnh hội nghị “Diên Hồng” có thể là một minh chứng khẳng định tƣ tƣởng này, đƣợc toàn dân nhất trí. Tác dụng giáo dục to lớn của nó đã khiến quân dân Đại Việt có đủ sức 3 lần đập tan tác giặc Nguyên – Mông. - Lòng yêu nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp đất nƣớc, ca ngợi những chiến công rực rỡ của công cuộc bảo 23 vệ và xây dựng đất nƣớc ... có thể tìm thấy rất nhiều ở các áng văn Lý – Trần, từ các thiên sử thời Lý trong việc tiếp sứ thần Trung Quốc đến các bài thơ của vua Trần Minh Tông của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng Giang, phú của Trƣơng Hán Siêu v.v... - Đội ngũ thầy giáo ở thời kỳ Lý – Trần – Hồ ngoài cái thiên sử là các nho sĩ. Họ có thể là hiền nho, ấn nho hoặc hàn nho. Song trong hoàn cảnh đất nƣớc thời Lý – Trần – Hồ, chắc chắn họ đều một lòng một dạ với ý chí của triều đình, của nhân dân. Trong khi giảng dạy những nội dung giáo dục của nho giáo, những khái niệm về trung hiếu và nhân nghĩa, lẽ, trí, tín và đứng dũng v.v... nhất định đƣợc Việt hóa không những do yêu cầu của triều đình, của vua quan mà còn chính do tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của họ. Chắc hẳn rằng trong lúc sử dụng hình thức nho giáo, trong lúc thể hiện tƣ tƣởng nho giáo, toát lên quan điểm, cảm xúc riêng của mình về những vấn đề xã hội, nhân sinh, ý thức độc lập tự chủ, đƣờng lối đánh giặc của riêng dân tộc mình. Đi ngƣợc với quyền lợi của dân tộc, sử sách chỉ thấy ghi một vài trƣờng hợp, trong đó một trƣờng hợp điển hình là Chiêu văn vƣơng Trần Ích Tác. Nếu nhƣ tài liệu không cho ta thấy rõ nội dung về phƣơng pháp giáo dục cụ thể trong nhà trƣờng phong kiến thì thực tế lại chứng tỏ nhà trƣờng đã góp phần đào tạo nên rất nhiều nhân tài cho đất nƣớc chả về văn lẫn võ. Nhiều thiền sƣ thời Lý – Trần thông hiểu cả tam giáo, đƣợc các vua tin cẩn hỏi về mọi việc từ nội trị đến ngoại giao, đƣợc giao nhiệm vụ tiếp các sứ thần khiến họ phải kiêng nể. Nhiều văn thần tài giỏi nhƣ Lý Đại Thành, Tố Hiến Thành, Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích (Lý), Trần Chu Phổ, Lê Văn Hƣu, Mạc Đỉnh Chi, Nguyên Trung Ngạn (Trần), Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên (Hồ) ... Về võ, biết bao danh tƣớng xuất hiện nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Nguyên Hãn, Phạm Ngũ Lão v.v... Trong số đó, không ít ngƣời có đủ đức lẫn tài, giỏi cả văn lẫn võ. Rõ ràng các danh nhân, danh tƣớng này là đội ngũ 24 trí thức của các vƣơng triều, là những cột trụ chống đỡ và đƣa nƣớc Đại Việt lên đỉnh cao rực rỡ. Sự xuất thân của họ có thể khác nhau, tài năng của họ có thể do tự thân học tập, rèn luyện, do lăn lộn trong thực tiễn giữ nƣớc và dựng nƣớc mà có, song chắc chắn nhà trƣờng phong kiến, từ Quốc Tử Giám, Quốc tử viên đến các trƣờng tƣ trong các lòng xã đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo, hun đúc nên những tinh hoa của dân tộc. Có thể nói xây dựng một nền giáo dục độc lập tự chủ, đào tạo nên những con ngƣời có ý thức dân tộc, tự cƣờng là nét đặc trƣng nổi bật sổ một của nền giáo dục Lý – Trần – Hồ. Ý thức độc lập, tự chủ còn thể hiện ở việc coi trọng vai trò của nhân dân. Trong thực tế, nhân dân ta đã có những đóng góp tích cực và có ý nghĩa quyết định trong công cuộc giữ nƣớc và dựng nƣớc từ những thế kỷ đầu của kỷ nguyên độc lập, tự do. Vai trò đó đã đƣợc phản ánh trên lĩnh vực tƣ tƣởng của thời Lý – Trần, mặc dù có những hạn chế và bị xuyên tạc bởi ý thức hệ phong kiến. Các vua quan và những đại biểu phong kiến Lý – Trần thƣờng xuyên nói về “ý dân”, “lòng dân”, “khoan thử sức dân”. Lý Công Uẩn, trong “Chiếu dời đô” đã nói: “Trên vâng mệnh trời, dƣới theo ý dân, thấy tiện lợi thì đổi dời cho nên vận nƣớc lâu dài, phong tục giàu thịnh”(7) Tƣ tƣởng đề cao vai trò nhân dân cũng rõ nét ở nhà Trần nhƣ Trần Tự Khánh, Lê Văn Hƣu đều nói đến lòng dân, thƣơng dân, Trần Hƣng Đạo thì có viện “khoan thƣ sức dân” là “để làm kế sâu gốc bèn rẽ”, là “thƣợng sách để giữ nƣớc”.(8) Tƣ tƣởng thần dân này biểu thị khái niệm đức trị của các vƣơng triều Lý – Trần. Bài Minh bia ở Chùa Linh xứng ca ngợi công đức của Lý Thƣờng Kiệt có đoạn: (7) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – Tập II, trang 34. (8) “Đại Việt sử ký toàn thƣ” tập II, NXB KHXH Hà nội, 1971, trang 88. 25 “...Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân đƣợc nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ hăm họ, nhân từ yêu mến mọi ngƣời, cho nên nhân dân kính trọng... Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nƣớc lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dƣỡng cả đến ngƣời già ở nơi thôn giã, cho nên ngƣời già nhờ đó mà đƣợc an thân. Phép tắc nhƣ vậy có thể gọi là cái gốc trị nƣớc, các thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả. Đó cũng là chuẩn mực vua và các quan lại Lý – Trần tu dƣỡng và là mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nƣớc qua việc học, việc thi của ngƣời giáo dục chính thống. Nho giáo Việt Nam còn biểu thị tinh thần độc lập, tự chủ ở nhiều điểm khác nhau nhƣ ca ngợi đất nƣớc, ca ngợi chiến công, biểu dƣơng các anh hùng, hào kiệt, tác động đến lòng sỉ nhục của con ngƣời nếu nhƣ để nƣớc mất, nhà tan, vƣơng triều sụp đổ, nếu nhƣ bại trân trong cuộc chiến tranh vệ quốc v.v...(Hịch tƣớng sĩ). Nó cũng biểu thị ở chỗ không chỉ coi trọng văn giáo mà cả võ giáo, bên cạnh việc dùng chữ Hán, cũng tìm cách sáng tạo ra chữ nôm của dân tộc. 7.2- Tam giáo đồng nguyên, nét đặc trưng nổi bật thứ hai của giáo dục Lý – Trần – Hồ. Chúng ta biết rằng Phật giáo và Đạo giáo đã du nhập vào nƣớc ta từ lâu và đƣợc nhân dân ta tiếp nhận dễ dàng. Trƣớc thế kỷ XI, ở các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, chiếm ƣu thế trong xã hội. Trung tâm Phật giáo lung Lâu (Thuận thành, Hà Bắc ngày nay) đã có từ đầu công nguyên dƣới thời Bắc thuộc. Đến thế kỷ X, nhiều trung tâm Phật giáo mới xuất hiện ở Kinh Bắc, Hoa Lƣ, Đại La... Ở thế kỷ XI, các vua quan triều Lý đều rất mộ đạo Phật. Các vƣơng triều đã tiếp thu, kế thừa và phát triển đạo Phật đến đỉnh cao của nó. Ngoài hai thiền phái Ti-ni-đa-lƣu-chi và Vô ngôn thông nhập từ ngoài vào, triều Lý đã lập ra một thiền 26 phái mới lấy tên là thảo đƣờng. Chúng ta biết rằng tƣ tƣởng Phật giáo xoay quanh học thuyết lớn là “Tứ diệu đế” (Khổ, tập, Diệt, Đạo). “Thập nhị nhân duyên” là 12 nhân duyên để giải thích “đời là bể khổ” và nguyên nhân dẫn đến sinh, lão bệnh , tử. “Ngũ uẩn” đã thích con đƣờng diệt khổ dẫn đến cõi niết bàn. Nƣớc ta theo giáo Lý Đại thừa phát triển nhất là phái Thiền tông, quan niệm vạn vật đều là “sắc không”, là giả tƣởng. Muốn thoát vòng nghiệp chƣớng, luân hồi phải từ bỏ mọi thứ của cuộc đời, xuất thế để tu hành đến đắc đạo. Bên cạnh tƣ tƣởng duy tâm siêu hình này, đạo Phật nhân sinh quan, chủ trƣơng “từ bi báo ái” và “bình đẳng”. Tất nhiên, các thiền sƣ đều truyền bá giáo Lý của đạo Phật. Sƣ Vạn Hạnh nói với đệ tử rừng “Viện thịnh suy ở đời giống nhƣ giọt sƣơng đọng trên ngọn cỏ” (Thịnh suy nhƣ lộ thảo đầu phố). Hoặc sƣ Huệ sinh khi trả lời vua Lý Thái Tông về ý nghĩa đạo thiền đã nói “Chỗ cùng tột của đạo thiền là im lặng nhƣ bóng trăng trên núi băng giá, hƣ không nhƣ chiếc thuyền vƣợt biển khơi” (Tịch tịch Lăng già nguyệt, không kháng độ hải chu). Triết Lý đạo thiền là nhƣ vậy, song cái thiền sƣ nƣớc ta để thích nghi với hoàn cảnh đất nƣớc, lại không hề quay lƣng với thực tế, trái lại rất tích cực nhập thể, tham gia vào công việc giữ nƣớc, dựng nƣớc, lo toan việc đời. Nhƣ trên đã nêu, thay vì chỉ chuyên trị thuyết pháp, nhiều thiền sƣ, pháp sƣ đã trở thành quốc sƣ, đứng ra làm chính trị, giúp vua và triều đình làm các công việc ngoại giao, hành chính. Nhƣ vậy là trái với triết Lý đạo Thiền, các thiền sƣ đã công nhận thực tại, công nhận là co khách thể chứ không phải mọi thứ đều là giả tƣởng. Trong tác phẩm nổi tiếng “Khóa hƣ lục”. Trần Thái Tông khi bình luận về Thiền tông cũng có ý kiến riêng của mình, Ông phản bác lời một nhà sƣ Trung Quốc là Lục Tổ cho rằng Khổng Tử và Thích Ca không khác gì nhau. Trần Thái Tông quan niệm Khổng Tử chủ trì hiện thế, Phạt chủ trì xuất thế, căn bản có khác nhau, song vẫn hỗ trợ cho nhau. Tác giả cho rằng 27 trong cái không văn có cái có, trong cái vô thƣờng văn có cái thƣờng nhiên. Vì vậy, sinh lão bệnh tử là lẽ thống khổ chung ngƣời thƣờng không thoát khỏi đƣợc v.v Cái mới ở đây là khóa hƣ lục mang ý nghĩa thực tiễn của các nhà sƣ. Chính vì vậy, các nhà sƣ đã không quá bo bo giữ đạo của mình mà không làm việc thiện và hoạt động ở cuộc đời. Chính vì vậy mà các nhà sƣ thời Lý và đầu Trần đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng nền độc lập buổi đầu của đất nƣớc. Ở các trƣờng chùa, trong lúc truyền bá giáo Lý đạo Phật, chắc hẳn các thiền sƣ cũng thuyết giảng nội dung Phật giáo đã đƣợc khúc xạ, Việt hóa nhƣ đã nêu (9). Mặt khác, quan niệm “Từ bi, bác ái, bình đẳng” của đạo Phật chắc chắn đã dễ dàng hòa nhập với truyền thống nhân ái, thƣơng ngƣời của nhân dân ta đã vốn có từ lâu. Bên cạnh đạo Phật, Đạo Giáo cũng đi vào quần chúng từ lâu. Điều đáng lƣu ý là Đạo Giáo có hai dòng: “Đạo Giáo thần tiên” và “Đạo giáo phù thủy”. Là một triết học rất khó và siêu hình, “Đạo Giáo thần tiên” chỉ đƣợc tiếp thu ở tầng lớp bên trên có trình độ học vấn uyên thâm. Trong khi đó “Đạo Giáo phù thủy” với nhiều yếu tố mê tín dị đoan đã hòa nhập với tín ngƣỡng bản địa cũng mang tính chất phƣơng thuật, ma thuật, trở thành bói toán, đồng cốt trong các tầng lớp nhân dân bên dƣới. Nhƣ đã nêu trên, với tính chất một học thuyết chính trị, đạo trị, nho giáo đã đƣợc các triều Lý – Trần – Hồ công nhận là quốc giáo, sử dụng thành công cụ để xây dựng một nền giáo dục chính qui. (9) - Lý Nhân Tông có lần nói với sƣ Mãn Giác: “Bậc chí nhân, tất phải tế độ chúng sinh. Làm việc gì cũng phải đầy đủ, không việc gì không làm, chủng những đắc lực về thiền định và trí tuệ, mà cũng có công giúp đỡ nhà nƣớc”. - Sƣ Hiện Quang cũng có lần nói với sứ giả của vua Lý Huệ Tông rằng: “Bần đạo sinh ở đất của vua, ăn cơm gạo của vua, ở núi thờ Phật, đã trải nhiều năm mà công đức chƣa thành, rất là hổ thẹn”. Bùi Văn Nguyên- Lịch sử văn học Việt Nam – Tập II NXBGD – 1978, trang 49 28 Từ vị thề đó, nho giáo ngày một giữ vai trò quan trọng đối với các vƣơng triều. Trƣờng học đƣợc tổ chức, nho sĩ ngày một đông, quan lại xuất thân từ khoa cử ngày một giữ nhiều trọng trách ở triều đình và địa phƣơng hơn. Các đại biểu diễn hình của nho giáo ở nữa sau đời Trần đã tấn công, phê phán Phật giáo để đề cao vị trí độc tôn của nho giáo. (Le Văn Hƣu, Lê Quát, Trƣơng hán Siêu). Đặc biệt triều đại nhà Hồ đã đƣa ra những chính sách rất khắc nghiệt để hạn chế Phật giáo và sƣ sãi. Tuy nhiên, ở triều Lý và nửa đầu thời Trần, các vƣơng triều vẫn chấp nhận cả ba giáo. Cả 3 ý thức hệ nho, phật, đạo, tuy có những mặt đối lập về tƣ tƣởng nhƣng lại dung hòa đƣợc với nhau, đồng thời kết hợp với tƣ tƣởng, tính ngƣỡng bản địa mà khiu xạ đi cho phù hợp với bản sắc riêng của dân tộc Đại Việt. Điều đặc biệt là trên thế giới, những cuộc chiến tranh tôn giáo đã diễn ra đẫm máu ở nhiều nƣớc thì ở nƣớc ta các tôn giáo lại dung hòa với nhau, mềm hóa đi vào có tác dụng giáo dục tích cực trong chừng mực nhất định đối với tầng lớp trí thức, vua quan cũng nhƣ đối với quần chúng nhân dân. Tƣ tƣởng “tam giáo đông nguyên” là một thực trạng tồn tại trên đất nƣớc Đại Việt không những trong xã hội nói chung mà đƣợc sử dụng trong việc tổ chức việc học, việc thi trong nền giáo dục chính thống. Mặc dù, theo sử sách còn ghi lại, cả 2 triều đại Lý - Trần chỉ thấy tổ chức có 3 kỳ thi tam giáo. Đó là các năm 1195 ở triều Lý, 1227 và 1247 ở đời Trần. Theo Thiên uyển tập anh, còn có 1 kỳ thi tam giáo vào năm 1097 nữa. Chúng ta không biết gì về cách thức tổ chức, nội dung thi cử, số ngƣời đỗ đạt ra sao. Tuy nhiên, Phan Huy Chú trong lịch triều hiến chƣơng loại chí có lời bàn nhƣ sau: “Đời Lý đời trần, đều tôn trọng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn ngƣời muốn thông đƣợc cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn trọng không phân biệt, mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng 29 không thể đỗ đƣợc”(10) Nhà thơ Nguyễn Nguyên Ức thời Lý (cũng tức là sƣ Viên THông) là ngƣời đã đỗ đầu khoa tam giáo năm 1097 (11) đƣợc sƣng chức Đại Văn (nghe thay cho vua) Nhƣ vậy nội dung của tam giáo là nội dung đặc trƣng của giáo dục thời đại Lý – Trần – Hồ. Mặc dù từ nửa cuối thời Trần đến đời Hồ, Phật giáo và Đạo giáo ngày càng bị mất vị thế trên chính trƣờng và trong giáo dục chính thống, song những tƣ tƣởng, giáo lý Phật, đạo không bị tiêu diệt mà còn hòa nhập vào cuộc sống, vào xã hội. Có thể dễ dàng tìm thấy sự hòa quyện của tam giáo qua các tác phẩm thơ văn Lý - Trần của các vua quan, của đội ngũ trí thức của thời đại. Tóm lại, “tam giáo đằng nguyên” là nét đặc trƣng nổi bật thứ hai của xã hội nói chung và của giáo dục chính thống Lý – Trần – Hồ nói riêng. Nó đã góp phần tạo nên ý thức hệ tƣ tƣởng độc đáo của thời đại, của con ngƣời, góp phần trong công cuộc giữ nƣớc, dựng nƣớc cũng nhƣ trong đạo đức, lối sống của mọi ngƣời. (10) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chƣơng loại chí Tập II - Khoa mục chí NXB KHXH Hà Nội 1992, trang 152. (11) Giáo hội phật giáo Việt Nam: Thiền uyển tập, Phân viện nghiên cứu Phật học - NXB Văn học, Hà Nội, 1990 trang 239. Ngô Đắc Thọ - Nguyễn Thúy Hoa dịch và giới thiệu. 30 7.3. Chữ Nôm, một thứ văn tự ghi âm tiếng nói của dân tộc: Về mặt ngôn ngữ, văn tự sử dụng chính thức trong học tập và khoa cử, các triều Lý – Trần – Hồ nói chung đều dùng chữ Hán. Đây là một thứ chữ tƣợng hình, đơn âm, nên rất khó đọc. Đối với sĩ tử nƣớc ta, đây còn là một ngoại ngữ nữa. Song ngay từ triều Lí, khi nền giáo dục khoa cử chính thức đƣợc thiết lập thì bên cạnh chữ Hán. Chữ Nôm đã xuất hiện để ghi lại tiếng nói của dân tộc. Về nguồn gốc chữ Nôm có nhiều giả thiết khác nhau. Có giả thiết cho rằng chữ Nôm có từ thời thƣợng cổ (12), có ngƣời cho rằng có từ thời Sĩ Nhiếp (13) (12) Phạm Huy Hổ cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vƣơng. Xem “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào” - Nam Thong tạp chí. T.5 Tr 416. Trƣơng Vĩnh Ký cũng cho rằng chữ Nôm có trƣớc thời sĩ Nhiếp - Xem Nguyễn Văn Huyên: La civilisattion annamite 1941. Tr 250-251. (13) Đây là giả thiết nhiều ngƣời quan niệm. Thí dụ xem: - “Chỉ nam ngọc âm” của sƣ pháp tinh, “Đại Nam quốc ngữ” của Văn Đa cƣ sĩ Nguyên Văn Sau. - Lê Dƣ: “Chữ Nôm với quốc ngữ” Nam Phong.XXX. Tr 77 - Trần Văn Giáp: “Lƣợc khảo về nguồn gốc chữ Nôm” NCLS số 127 - 1969 31 Theo ông Nguyễn Tài Cẩn thì chữ Nôm xuất hiện vào thế kỉ thứ X. Trong cuốn “Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến”, giáo sƣ Đào Duy Anh đƣa ra dẫn chứng rằng “tấm bia chùa Báo, cho chúng ta biết rằng đến thời Lý Cao Tôn (1176-1210) chữ Nôm đã đƣợc viết theo quy cách đầy đủ mà suốt các đời sau ngƣời ta vẫn dùng theo. Nhƣ thế thì chữ Nôm phải là đã xuất hiện trƣớc thời ấy từ lâu rồi.” Ở đây không đi sâu vào nguồn gốc chữ Nôm, song muốn dẫn ra những chứng cứ trên đây để khẳng định rằng thời Lý – Trần – Hồ, nƣớc ta đã có một thứu văn tự ghi âm tiếng nói dân tộc. Song tiếc rằng, trong khi chọn lọc, các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ đầu đã loại trừ chữ Nôm, một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Phải chẳng ở đây do sự hạn chế của ý thức giai cấp mà tỏng khi rất đề cao ý thức tự hào dân tộc trên nhiều bình diện thì các vua Lý - Trần, để phục vụ lợi ích giao cấp, lại chỉ dập khuôn, vay mƣợn cả nội dung lẫn hình thức giáo dục nƣớc ngoài. Tuy nhiên, tƣơng truyền rằng trong kỳ thi Hội dƣới đời Trần Anh Tông đã có dùng phú nôm (xem LSVHVN - tập II, trang 60). Bởi thế, tuy xây dựng một nền giáo dục độc lập nhƣng lại không đáp ứng đƣợc sự phá triển văn hóa của dân tộc và xa lạ với cuộc sống của nhân dân. Phải chăng đó cũng là lý do để song song tồn tại với chữ Hán, với giáo dục khoa cử, chữ Nôm đã phát triển mạnh mẽ qua các sáng tác văn học quốc âm bên cạnh một nền “văn chƣơng bác học” bằng chữ Hán? 32 Ngày nay, trải qua trƣờng kỳ lịch sử, chắc chắn nhiều tác phẩm chữ Nôm đã bị mất mát, thất lạc, song chúng ta vẫn còn lại một số tác phẩm vô cùng quý báu nhƣ bài phú “ ƣ trần lạc đạo”, bài ca “Đắc thú lâm tuyền thành đạo” của vua Trần Nhân Tông, bài phú “Vinh hoa – yên tự” của Trức Lâm đệ tam tổ Huyền Quang, bài “Khóa hƣ lục” của Tuệ Tĩnh, “Khóa hƣ lục” của Trần Thái Tông viết bằng chữ Hán. Tuệ Tĩnh đã dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi cho các tín đồ đạo phật. Ngoài ra nhiều tác giả đã tham gia sáng tác văn học bằng chữ Nôm nhƣ Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Mạc Đỉnh Chi... Nhƣ vậy, sự hình thành và phát triển chữ Nôm là một biểu thị mạnh mẽ tinh thần độc lập dân tộc. Nó chẳng những ảnh hƣởng sâu rộng đối với nhân dân mà còn ngay cả các nho sĩ tiếp thu tƣ tƣởng của thánh hiền. Nó đã đặt cơ sở cho sự phát triển của chữ Nôm hết sức phong phú trong các triều đại sau này. Trọng võ, chăm lo giáo võ dƣới thời Lý – Trần – Hà: 7.4.1. Truyền thống thượng võ của nhân dân ta: Cùng với nền văn hiến lâu đời, nhân dân ta từ xƣa vốn đã có tính thƣợng võ. Cƣ trú trên một địa bàn thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, của ngõ của sự giao lƣu văn hóa, song cũng thƣờng xuyên bị đe dọa trƣớc thiên tai, dịch họa. Muốn tồn tại, dân tộc ta phải luôn luôn có đủ sức mạnh về tinh thần và thể chất, phải có những con ngƣời vũ dũng và thiện chiến. Sách Hoài Nam tử của Trung Quốc nêu rõ trong lúc cả thiên hạ bị Tần Thủy Hoàng chinh phục thì ngƣời Việt vẫn không chịu khuất phục trƣớc thế lực hung hãn của bạo Tần. Tiếp đó, Tống Thần Tông và tể tƣớng Vƣơng An Thạch định chất quân xâm lƣợc nƣớc ta thì chính các đại thần của họ lại can ngăn chớ nên động đến ngƣời Việt đầy dũng cảm và thiện chiến. Tinh thần thƣợng võ đó đã bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc, yêu cầu của lao 33 động để sinh tồn. Con ngƣời phải khỏe để sản xuất, khỏe để xây dựng và bảo vệ cộng đồng, đất nƣớc. Tiêu chuẩn con ngƣời đẹp là một con ngƣời khỏe cả thể chất lẫn tâm hồn. Muốn vậy, phải rèn luyện thể chất, rèn luyện năng lực quân sƣ. Trong xã hội xƣa, từ già, trẻ, trai, gái, ai cũng luyện võ. Những hình ảnh về Thánh Gióng. Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Toản... chứng tỏ mọi ngƣời đã luyện võ từ nhỏ. Các thủ lĩnh dân tôc, các vƣơng triều độc lập, tự chủ đều chăm lo việc võ. Trong dân gian có rất nhiều lò võ, lò vật. Các cuộc lễ hội, vui chơi, rất nhiều môn thể thao mang tinh thần thƣợng võ nhƣ đua thuyền, vật, quyền cƣớc, côn kiếm đá cầu, kéo co, tung còn... Trong luyện võ, ngƣời ta rất chú ý đến giáo dục đạo đức. 7.4.2. Võ giáo thời Lý – Trần – Hồ: Tiếp thu và phát triển truyền thống thƣợng võ của dân tôc, các vua quan Lý Trần cũng rất quan tâm cả hai mặt, đều có ý thức “sùng văn, chuộng võ”. Trong Đại Việt sử ký toàn thƣ, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đánh giá cao một số vua quan Lý – Trần cả về văn lẫn võ. Sự chăm lo võ bị, võ giáo xuất phát từ yêu cầu của lịch sử từ TK XI đến TK XIII. Ở cuối mỗi triều đại, mâu thuẫn trong nội bộ các phe phái, tập đoàn phong kiến, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiếm thống trị với quần chúng nhân dân trở nên quyết liệt. Nhiều cuộc chiến tranh nội bộ phong kiến, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã làm cho chế độ thống trị lung lay. Ở bên ngoài, các thế lực xâm lƣợc. Tống, Nguyên Mông thƣờng xuyên đe dọa và nhiều lần tấn công thôn tính. Bởi vậy, cả 3 triều đại Lý – Trần – Hồ đều chú ý xây dựng quân đội quốc gia hùng mạch bao gồm các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tƣợng binh. Với chính sách “ngụ binh ƣ nông”, khi có chiến tranh nhà nƣớc có thể dễ dàng huy động hàng chục vạn quân môt lúc. Các vƣơng hầu ở các địa phƣơng (đặc biệt thời Trần), 34 các thủ lĩnh quân sự dân tộc đều có lực lƣợng quân đội riêng, hỗ trợ quân đội chính quy. Tuy nhiên, với quan niệm “binh quý ở tính không quý ở nhiều”. Các vua quan Lý – Trần rất chú ý đến chất lƣợng quân đội, nên đã đào tạo nên nhiều tƣớng giỏi. Quân sĩ cũng tinh nhuệ vì thƣờng xuyên có luyện tập, diễn tập. Về mặt lý thuyết quân sự, đƣợc học binh thƣ, võ kinh, võ nghệ. Dƣới thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh đô Thăng Long gồm điện Kiên Nguyên làm nơi coi chầu, hai bên có điện Tập Hiền và điện Giảng Võ. Lại cho lập kho đạn, xây thành, đào hào. Năm 1170 (canh dần) vua Lý Anh Tông cùng các quan võ hàng ngày tập bắn, cƣỡi ngựa và học phép đánh giặc, phá trận ở Xạ Đình (phía nam thành Đại La). Có thể thấy ở đời Lý, bản thân các nhà vua rất coi trọng tiêu chuẩn năng lực quân sự khi cất nhắc, bổ sung các tƣớng sĩ, đồng thời gƣơng mẫu trong luyện tập quân sự, rèn luyện sức khỏe, và khi cần, tự thống lĩnh quân sĩ ra trận đánh dẹp. Thái độ ấy có tác dụng to lớn đối với tƣớng sĩ, cổ vũ phong trào rất mạnh. Danh tƣớng Lý Thƣờng Kiệt với bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành giỏi cả văn lẫn võ là những trụ cột vững chắc của triều đình và đất nƣớc. Sang thời Trần, sự nghiệp quân sự nói chung, võ giáo nói riêng lại càng đƣợc đề cao. Năm 1253 (tháng 8, Quý sửu), Trần Thái Tông, bên cạnh việc lập Quốc học viện, còn mở Giảng võ đƣờng ở kinh đô. Trần Thái Tông rất nghiêm khắc đối với tội phản quốc (xử tử hình), xuống chiếu nhắc nhở phải chỉnh đốn quân sĩ, tập võ nghệ chuyên cần, chỉ phong quản quân cho ai tài thao lƣợc, giỏi võ nghệ. Năm 1262, vua ra lệnh mở cuộc tập trận lớn phối hợp các quân chủng tác chiến tại vùng chính bãi phù sa Bạch Hạc. Các vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Duệ Tông... đều tiếp tục theo gƣơng trọng võ của các tiên vƣơng. Có thể nói, nhà Trần đã đào tạo đƣợc rất nhiều danh tƣớng nhƣ Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dƣ... Đó là những danh tƣớng thuộc hàng quý tộc. Song lại có những ngƣời xuất thân từ dân nghèo nhƣ Phạm Ngũ Lão, có ngƣời là gia tƣớng, gia thần nhƣ Yết Kiêu, Dã Tƣợng... Đội ngũ tƣớng lĩnh nhà Trần 35 rất giỏi cả võ kinh, võ nghệ, đầy mƣu trí và dũng cảm. Trên nền đó, nổi bật lên ngôi sao rực rỡ là Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hƣng Đạo: ? – 1300). Ông là con An Sinh vƣơng Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông là chú ruột. Khi Nguyên Mông xâm lƣợc lần đầu năm 1258, ông đƣợc vua giáo cho một cánh quân ngăn địch ở biên giới. Nhƣng 2 lần sau năm 1285 và 1288, ông đã là Quốc công tiết chế tức là tổng chỉ huy quân đội đƣơng thời, bằng tri thức quân sự uyên bác tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc, ông đã góp phần lớn lao cùng vua và các tƣớng lĩnh tổ chữ, lãnh đạo cuộc kháng chiến vệ quốc, đem lai những chiến công lừng lẫy, vang đội, đập tan một đội quân xâm lƣợc hung bạo, hiếu chiến, hùng mạnh chất thế giới đƣơng thời. Ngoài việc đề ra đƣờng lối chiến lƣợc, chiến thuật xuất sắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến và đã giành xuất ắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến đã giành xuất sắc, ông còn trực tiếp chỉ huy tác chiến và đã giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là trận Bạch Đằng ngày 9-4-1288. Trần Hƣng Đạo là một anh hùng dân tôc, một thiên tài quân sự đã để lại công lao, sự nghiệp vẻ vang cho tổ quốc muôn đời. Trên lĩnh vực giáo dục, võ giáo, ông còn để lại tác phẩm “Hịch tƣớng sĩ”, một áng “thiên cổ hùng văn” và hai tác phẩm quân sự nổi tiếng là “Binh thƣ yếu lƣợc” và “vạn kiếp tông bí truyền thƣ”.(19) Cũng cần xem xét, đánh giá lại triều Hồ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề quan sự. Ngay từ dƣới đời nhà Trần, Hồ Quý Ly đã đƣợc giữ binh quyền ở các triều vua Nghệ - Tông. Duệ tông và Thần Tông, cùng vơi việc xây dựng quân đôi, ông từng bƣớc nắm giữ chức vụ quân sự quan trọng của triều đình. Từ tham mƣu quân sự năm 1379, đƣợc cử chức Tiểu tƣ không kiêm Hành khu mật đại sứ. Hồ Quý Ly đã cùng tƣớng (19) Xem thêm: Nguyễn Tiến Doãn 1- “Binh thƣ yếu lƣợc” cuốn sách giáo khoa quân sự của ngƣời Đại Việt vào thời nhà Trần. 2- “Tìm hiểu vấn đề “võ giáo” của ngƣời Đại Việt trong thời đại Lý – Trần thế kỷ XI – XIII” (hai chỉ tiêu khoa học của đề tài B94-37-23) 36 sĩ đem những đạo binh lớn chống giặc Chiêm Thành thắng lợi. Từ khi lên cầm quyền (1400). Hồ Quý Ly đã cùng hai con là Hồ Hán thƣơng, Hồ Nguyên Trừng xây dựng một đội quân đông đảo, ƣớc mong có đƣợc 100 vạn quân. Quân đội nhà Hồ đƣợc tổ chức chính quy, gồm quân bộ và quân thủy. Bộ binh đƣợc trang bị đầy đủ, có sự phối hợp với kỵ binh và tƣợng binh. Thủy quân rất đƣợc coi trọng, có nhiều loại thuyền đinh lớn nhỏ, thậm chí còn cho đóng các chiến thuyền cỡ lớn, Hồ Hán Thƣơng còn lập kho quân khí, mở xƣởng rèn đúc vũ khí sáng tạo ra súng thần cơ (còn gọi thần cơ sang pháo), bắt đầu có những bộ phận pháo binh. Nhƣ vậy so với các triều đại trƣớc, trang bị quân đội có những bƣớc tiến vƣợt bậc, có trình độ cao. Có thể nói rằng Hồ Quý Ly và hai con trai của ông là những ngƣời có tài tổ chức quân sự. Vậy mà khi nhà Minh xâm lƣợc, với lực lƣợng nhƣ vậy, lại nhanh chóng bị tan rã, chỉ sau sáu tháng cha con họ Hồ cùng nhiều triều thần khác bị giặc bắt đƣa về Kim Lăng. Sự thất bại của họ Hồ, mặc dù vẫn có tinh thần bảo vệ dân tộc rất cao, bắt nguồn từ những mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn nội bộ, ở sự không tập hợp, đoàn kết đƣợc toàn dân, chỉ dựa vào duy nhất lực lƣợng quân đội. Sự thất bại đó còn bắt nguồn từ đƣờng lối chiến lƣợc quân sự, từ chiến thuật tác chiến sai lầm. Đó là chiến lƣợc phòng ngự bị động, phản công yếu ớt, lẻ tẻ và không đúng thời cơ.(20) Tuy nhiên những kinh nghiệm quý báu về quân sự, những bài học truyền thống võ giáo thời Lý – Trần sẽ đƣợc tiếp tục kế thừa, phát triển phong phú, nâng cao trong công cuộc chống giặc Minh và giặc Thanh ở các thế kỷ sau. (20) Xem thêm: Nguyễn Đình Ƣớc. “Hồ Quý Ly và triều Hồ, nhìn từ phía lịch sử quân sự” – NCLS số 6 (253) 1990, Tr, 25 37 8- Vài nhận định về giáo dục thời Lý – Trần – Hồ 8.1. Về cách thức tuyển chọn nhân tài Từ thế kỷ X, đẩy nƣớc ta chuyển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng một quốc gia phong kiến tập quyền – Một vấn đề cấp bách đặt ra trƣớc các vƣơng triều: Phải có đông đảo nhân tài xây dựng chế độ và đất nƣớc, một vấn đề không phải dễ dàng giải quyết. Các vƣơng triều đã dùng nhiều cách thức tuyển chọn nhân tài, cụ thể là: - Cầu hiền. - Tiến cử - Nhiệm tử - Khoa cử Từ Lý trở về trƣớc, ba hình thức trên là chủ yếu. Từ Lý Nhân Tông về sau, việc chọn ngƣời bằng khoa cử ngày một trở nên quan trọng và chính thức. Tuy vậy vẫn không bỏ hẳn các hình thức cũ. Đối tƣợng tuyển chọn nhân tài rất đa dạng. Đó là các nhà sƣ nổi tiếng thời Lý và Trần (nhƣ Vạn Hạnh Huệ Sinh, Mẫn Giát, Chân Không, Khánh Hƣng); đó là ngƣời xuất thân từ bình dân nhƣ Phạm Ngũ Lão, là gia nô nhƣ Yết Kiêu, Dã Tƣợng, là nho sĩ bình dân nhƣ Đoàn Nhữ Hài. Tất nhiên, những nhân tài trong hàng quý tộc đƣợc hết sức trọng dụng với chức tƣớc rất cao ở triều đình, đặc biệt dƣới triều Trần (Trần Hƣng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng...). Điều đáng lƣu ý là không hiếm ngƣời trong hoàng tộc có thể đƣợc phong tƣớc cao, bổng lộc lớn, song vẫn không có chức vụ gì nếu không có đức tài. 8.2. Về mục tiêu đào tạo Kỳ vọng của các vƣơng triều là đào tạo đƣợc một đội ngũ quan lại từ thấp đến cao thấm nhuần sâu sắc ý thức hệ nho giáo, trung thành tuyệt đối với vƣơng triều. Rộng hơn, vua quan phong kiến còn mong muốn nho giáo bắt rễ sâu trong nhân dân, trong cộng đồng cũng nhƣ đến tận mỗi gia đình. Về phía nhân dân, ai cũng muốn con em mình đƣợc học hành, tiếp thu đạo Lý thánh hiền để làm ngƣời, để phò vua, cứu nƣớc, giúp dân. 38 Họ không thể không chịu ảnh hƣởng của nho giáo, nên một mặt cũng mong công thành danh toại để vƣơn lên thoát cảnh đói nghèo, song mặt khác muốn có một xã hội phong kiến với vua sáng tôi hiền. 8.3. Về tổ chức trường lớp và tổ chức khoa cử. Để có đội ngũ quan lại đó, nhà nƣớc phong kiến phải tổ chức hệ thống trƣờng lớp và tổ chức khoa cử. Có thể nhận định rằng các vƣơng triều không chú ý nhiều đến tổ chức hệ thống trƣờng công, ngoài Quốc tử giám, Quốc tử viện, trƣờng ở địa phƣơng mãi sau này mới có một sở phủ lộ đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó, trƣờng tƣ có ở mọi nơi, từ kinh đô đến làng xã, tất cả đều do dân tự lo liệu. Để có đội ngũ quan lại, nhà nƣớc tập trung giải quyết tổ chức, quản lý việc thi cử, lúc đầu còn đơn sơ, không định kỳ, nhƣng dần dần có thể chế, quy củ chặt chẽ. Số lƣợng các kỳ thi cũng ngày một nhiều hơn. Tuy thế, tỷ lệ lấy đỗ nhất nhất là ở cấp cao so với ngƣời thi qua ít. Bằng vào số liệu có đƣợc ở một vài khoa thi thái học sinh, tiến sĩ, ta thấy số thi hàng nghìn ngoài mà số đỗ chỉ là hàng chục, tỷ lệ chỉ một vài phần trăm. Học hành, thi cử hết sức gian khổ, khó khăn, có ngƣời suốt đời không đỗ, hoặc chỉ đỗ thi hƣơng. Tuy nhiên, khi đã trúng cách thì đƣợc vua quan, triều đình sử dụng, đãi ngộ xứng đáng tùy theo mức độ thấp, cao. Theo Toàn thƣ, năm 1179, dƣới thời Lý Cao Tông, triều đình đã tiến hành khảo xét công trạng các quan và phân loại. “Ngƣời làm vua dùng ngƣời, không phải là có tình riêng với ngƣời đó, mà chỉ nghĩ ngƣời đó là hiền thôi. Bởi vì ngƣời theo tấm lòng của ta, giữ chức vụ ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, ta cho đó là hiền mà dùng vậy”.(21) (21) Đại Việt sử ký toàn thƣ, tập I, NXB KHXH, Hà Nội 1972, Tr 293. 39 Năm 1162, Lý Anh Tông cũng “khảo xét các quan võ, ngƣời nào đủ niên bạn thì thăng trật, định làm phép thƣờng, cứ chính năm là một ký khảo”.(22) Tóm lại, việc dùng ngƣời đƣợc các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ chú trọng một cách toàn diện bao gồm những ngƣời có tài kinh bang tế thế, có tài năng kinh sử, văn chƣơng bác học, có tài ngoại giao và có tài quân sự. Bên cạnh việc sử dụng và đãi ngộ về tinh thần, về chức tƣớc, các vƣơng triều cũng quan tâm đãi ngộ về vật chất. Thời Lý, quan lại chƣa có lƣơng bổng, quan trong triều thỉnh thoảng đƣợc vua ban thƣởng, quan ngoài lộ đƣợc phép thu thuế một số hộ dân để chi dùng. Vua còn phong thƣởng thực ấp, thực phong cho các quan có công, từ nghìn hộ đến vạn hộ, hoặc ban thƣởng “thác đao điền”. Ngoài việc bao thƣởng xét theo định kỳ, còn có ban thƣởng cho những ngƣời có công trạng đột xuất, đặc biệt là sau những lúc chinh chiến, đánh dẹp. Đến thời Trần, quan lại bắt đầu có lƣơng bổng và chế độ đãi ngộ trở thành hệ thống, có quy định cho tất cả quan lại trong triều, ngoài nội. Cùng với việc phong thƣởng là việc phat. Đó là biện pháp đảm bảo sự nghiêm minh của phép nƣớc thời Lý – Trần. Các hình thức thƣởng phạt thƣờng căn cứ trên hành vi cụ thể của quan lại, có xét đến công lao, tài nghệ của từng ngƣời một cách công minh. Thí dụ: Thái sƣ Lê Văn Thịnh bị buộc tội có âm mƣu giết vua, làm phản, đáng tội tử hình, song xét là đại thần, lại có nhiều công lao giúp vua nên hạ mức phạt, chỉ bắt đầu lên trại dần Thục. Có thể dẫn nhiều việc phạt khác nhau nhƣ đối với Trần Khánh Dƣ, Nguyễn Trung Ngạn, Trƣơng Hán Siêu... (22) Đại Việt sử ký toàn thƣ. tập I, NXB KHXH, Hà Nội 1972 Tr 137, 288 40 Tuy vậy trong việc trị nƣớc, thƣởng phạt, cũng có những ông vua không công minh, nghe theo bọn nịnh thần. Bởi vậy, nhiều trung thần khẳng khái đã từ chối việc ban thƣởng, dâng biểu khuyến cáo không đƣợc, đã rũ áo mũ, từ quan nhƣ Chu Văn An, ngự sử đại phu Trƣơng Đỗ, đại tƣớng Đỗ Lê thời Trần, hoặc nguyễn Bảm nói thẳng bị Hồ Quý Ly chém đầu... 8.4. Về nội dung giáo dục, giảng dạy Nội dung giáo dục, giảng dạy trong nhà trƣờng phong kiến Lý – Trần – Hồ trên bình diện quan phƣơng, có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đầu thời Lý, việc giảng dạy – trừ Quốc tử giám – chủ yếu là trƣờng chùa và trƣờng tƣ. Nội dung chua minh định đƣợc rõ, song chắc là sĩ tử phải học sâu về đạo phật qua các bộ kinh đã nêu. Nho giáo và đạo giáo cũng đã đƣợc dạy trong các trƣờng. - Giai đoạn 2: Bằng vào 3 kỳ thi tam giáo vào các năm 1195, 1227, 1247 có thể thấy cuối thế kỷ XII, của đầu thế kỷ XIII, trƣờng học đã dạy cho sĩ tử cả 3 giáo để có khả năng dự các kỳ thi này. - Giai đoạn 3: Từ nửa sau thế kỷ XIII. Phạt giáo và Đạo giáo không tồn tại trong nền giáo dục quốc học, song trong nội dung học hành, thi cử, các nho sĩ, sĩ tử vẫn tiếp tục học tập, nghiên cứu Phật, Đạo. Phật và Đạo không có mặt trong nhà trƣờng, trong thi cử, song nội dung tƣ tƣởng lại ăn sâu, bắt rễ vào cộng đồng. Chữ Hán đƣợc dùng làm chữ duy nhất trong học tập, thi cử. Bên cạnh đó, chữ Nôm đã đƣợc sử dụng song song với chữ Hán và phát triển mạnh mẽ trong văn chƣơng bình dân và cả văn chƣơng bác học. Nhiều tác phẩm bằng quốc âm nổi tiếng đã xuất hiện. Trong quá trình du nhập và phát triển, nội dung tƣ tƣởng của cả 3 giáo Nho – Phật – Đạo đã biến dạng , khúc xạ đi, hòa nhập với truyền thống tƣ tƣởng dân tộc, đạo đức dân tộc. Nho giáo không hoàn toàn là Khổng giáo, Hán nho hay Tống nho nữa mà đã trở thành nho giáo Việt Nam, trong đó đặc trƣng nổi bật là ý thức độc lập, tự chủ tự cƣờng của một quốc gia 41 “làm chủ một phƣơng”. Trong nền giáo dục này đã xuất hiện nhiều vua sáng, tôi hiền, nhiều danh nho, danh tƣớng làm rạng rỡ non sông... cả về văn lẫn võ, khiến ngoài thì kẻ thù kiêng nể, trong thì phát triển mạnh mẽ, đặt nền móng cho một quốc gia phát triển, thịnh trị nhất vào thế kỷ XV. 9- Phát huy kinh nghiệm truyền thống đối với giáo dục hiện nay. Nền giáo dục Lý – Trần – Hồ, mặc dù còn nhiều mặt hạn chế do thời đại, do giai cấp, song ngay thời kỳ đầu này đã để lại cho ngày nay những bài học quý giá, có thể gạn lọc khơi trong, để kế thừa trong sự nghiệp xây dựng giáo dục hôm nay. Những bài học đó cho đến giờ vẫn mang tính thời sự tích cực. Những vấn đề mà cha ông ta xƣa – cách đây 10 thế kỷ kể từ thời Lý, gần 7 thế kỷ kể từ thời Hồ - phải giải quyết thì hôm nay. Đẳng, nhà nƣớc, ngành ta cũng hết sức quan tâm. Có thể nêu lên một số bài học nổi bật sau: 9.1. Coi trọng giáo dục, coi trọng nhân tài. 50 năm qua từ sau Cách mạng tháng tám, trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh ác liệt. Đảng, nhà nƣớc, nhân dân ta lúc nào cũng quan tâm hết mực – Song chính trong hoàn cảnh đổi mới ngày nay mà hơn lúc nào hết, giáo dục đã đƣợc coi là “quốc sách hàng đầu”, giáo dục không còn là một hoạt động mang tính chất phúc lợi nữa mà “đầu tƣ giáo dục” là đầu tƣ phát triển”. Coi trọng giáo dục, coi trọng phân tài chính là điều mà các vƣơng triều Lý – Trần – Hồ đã đặt rất cao. Truyền thống xƣa nay đã đƣợc kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn. 9.2. Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng giáo dục. Hệ thống trƣờng tƣ, trƣờng dân lập xƣa chẳng những biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta mà còn là sự đóng góp công của dân vào giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần. Nền giáo dục cách mạng của ta 50 năm qua một lần nữa lại chứng tỏ truyền thống đó không bị mai một. Hiện nay, xã hội hóa giáo dục đang đƣợc triển khai ngày một rộng trong cả nƣớc. Sự kết hợp nhà nƣớc, nhân dân cùng xây dựng giáo dục la một quy luật không thể làm khác đƣợc. Tuy nhiên cần nhấn mạnh, nhân dân xây dựng giáo dục không phải chỉ là 42 góp công, góp của mà còn phải cùng nhà trƣờng, cùng nhà nƣớc giáo dục nhân cách, đạo đức cho con em, tạo ra môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng xã hội lành mạnh, thống nhất với sự giáo dục các em trong nhà trƣờng. Đó là vấn đề to lớn mà tất cả mọi ngành, mọi giới, mọi ngƣời, mọi gia đình đều có phần trách nhiệm. 9.3. Xây dựng kỉ cương, nề nếp giáo dục Muốn giáo dục con em trở thành con ngƣời có đức tài, có nhân cách, một vấn đề không kém phần quan trọng là phải xây dựng kỷ cƣơng, nề nếp trong nhà trƣờng, ở gia đình, ngoài xã hội một cách nghiêm minh. Tiếc rằng sử sách không còn, quy chế của nahf trƣờng xƣa dƣới các triều Lý – Trần – Hồ. Song chắc chắn những tƣ tƣởng giáo dục trong Khổng giáo, Hán nho, Tống nho so với lễ nghi chặt chẽ, chặt chẽ đến khắc nghiệt, không thể không đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng phong kiến Việt Nam ngay từ lúc ban đầu. “Tiên học lễ, hậu học văn” đối với học trò, “học nhi bất yếm, hôi nhân bất quyện” đối với ông thầy chắc chắn phải là phƣơng châm hàng ngày đƣợc thể hiện bằng việc là. Việc coi trojgn hiền tài, sử dụng ngƣời thực sự có đức tài là kết quả của việc dạy và học nghiêm túc mới có đƣợc. Thể lệ thi cử thời Lý – Trần – Hồ không rõ ràng, chặt chẽ nhƣ thời Lê sơ thịnh trị sau này, song bản thân việc các vua và nghiêm túc trong việc tuyển chọn nhân tài. Hình ảnh, việc làm của Chu Văn An cho ta thấy hình mẫu ngƣời thầy trong giáo dục nho giáo. Nếu không uyên bác, chắc hẳn một thầy giáo trƣờn tƣ ở Huỳnh đang không thể đƣợc vua vời vào làm Tƣ nghiệp Quốc tƣ giám trong cung cấm. Nếu nhân cách không cao, không thể làm các học trò giữ chức đại thần nhƣ Lê Quát, Phạm Sƣ Mạnh phải kính nể, run sợ quỳ trƣớc mặt thầy, càng không thể có chuyện dâng sớ chém 7 nịnh thần rồi rũ áo từ quan. Cũng là thầy , Chu – 43 Văn An đƣợc đƣa vào Văn Miếu, ngang hàng với các bậc tiên hiền, trong lúc đó Chiêu Quốc Vƣơng Trần Ích Tắc lại phản nƣớc, hại dân làm tay sai cho giặc, để ô danh muôn đời. Bài học xƣa giúp ta nhiều suy ngẫm, lo lắng trƣớc thực trạng giáo dục hôm nay. Sau nhiều năm kháng chiến ác liệt, nề nếp vốn có của nhà trƣờng bị đảo lộn, kỷ cƣơng lỏng lẻo. Từ nhiều năm trƣớc đây, cố vấn Pham Văn Đồng khi còn làm Thủ tƣớng, đã chỉ thị cho ngành giáo dục phải làm sao để “Trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp, trò ra trò, thầy ra thầy”. Phải nói ngành giáo dục đã có rất nhiều cố gắng, song đến nay vẫn còn là vấn đề tồn tại, đặc biệt là trong đạo đúc và thi cử của trò. Ngay cả những năm gian khổ, thiếu thốn nhất của chiến tranh, nhà trƣờng chúng ta chƣa bao giờ có hiện tƣợng trò đánh thầy, giết thầy nhƣ gần đây. Bên cạnh những học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, có chí tiến thủ, chăm chỉ học hành, bên cạnh một số em tài năng đang phát triển, nở rộ, thì vẫn có một bộ phận không ít em lƣời học, thiếu lễ độ, tha hóa về đạo đức. Không phải tất cả do lỗi của giáo dục, song nhà trƣờng có phần trách nhiệm trong việc kỷ cƣơng, nề nếp không nghiêm. Cùng với nhà trƣờng là giáo dục của gia đình và xã hội cũng đang có nhiều vấn đề nan giải. Đội ngũ thày giáo hiện nay so với xƣa là cực kỳ đông đảo. Song cuộc sống của thầy – dù đã đƣợc cải thiện ít nhiều – vẫn còn quá khó khăn, điều kiện để làm tốt chuyên môn còn quá nhiều thiếu thốn. Cần khẳng định rằng, với quan niệm và đƣờng lối đổi mới giáo dục hiện nay, Đẳng và nhà nƣớc ta đã mở ra một chân trời rộng rãi chõ giáo dục vƣơn lên. Ngành giáo dục đang cùng toàn dân xây dựng một chiến lƣợc giáo dục, chiến lƣợc con ngƣời cho giai đoạn cách mạng mới, chuẩn bị tích cực để đào tạo thế hệ trẻ bƣớc vào thế kỷ XXI tốt đẹp hơn. Khó khăn 44 rất lớn, trong mọi tồn tại chắc chắn sẽ từng bƣớc đƣợc dần dần giải quyết. Trong quá trình xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xây dựng con ngƣời mới đáp ứng chủ trƣơng “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”, chúng ta phải nhất định mau chóng tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại của thế giới. Song chúng tôi cho rằng cũng cần từ bỏ thái độ hƣ vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn những kinh nghiệm của quá khứ, của cha ông. Bởi vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn nền giáo dục trƣớc cách mạng tháng Tám để có thể kế thừa và phát huy một cách chọn lọc, sáng tạo. Trong khi chờ đợi một cuộc cải cách giáo dục mới toàn diện, chúng tôi thiết nghĩ cần phải sớm giải quyết một số vấn đề trong tầm tay của ngành giáo dục: 1- Lập lại kỷ cƣơng, nền nếp chặt chẽ, có hiệu lực, có thƣởng phạt nghiêm minh trong nhà trƣờng, trong học hành thi cử. Muốn vậy, phải có một tổ chức thanh tra hành chính, thanh tra chuyên môn có đầy đủ tài năng, phẩm chất, có quyền lực thật sƣ. 2- Cùng với việc chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông và đại học, cần sớm chuẩn bị cải cách toàn bộ ngành sƣ phạm trong đó việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đƣơng chức cả về vật chất lẫn tinh thần. 3- Đẩy mạnh việc xây dựng phong trào xã hội hóa giáo dục không phải chỉ dừng ở chỗ đóng góp tiền của, công sức về vật chất mà phải thực sự cùng nhà trƣờng giáo dục nhân cách học sinh. 4- Đảng, Nhà nƣớc có chỉ thị yêu cầu các ngành, đặc biệt là ngành văn hóa có sự liên kết chặt chẽ với giáo dục để tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh đối với thế hệ trẻ. 45 Tóm lại, trong nhà trƣờng, ngoài xã hội phải kết hợp cả hai mặt “đức trị” và “pháp trị” mới tạo ra hiệu quả giáo dục cao. Với thời gian và kinh phí có hạn, với năng lực hạn chế, chắc chắn kết quả chúng tôi thu lƣợm đƣợc còn nhiều hạn chế, thiếu sót. mong các bậc học giả, các đồng chí bổ khuyết cho. Hà Nội 12-1995 Nguyễn Đăng Tiến Chủ nhiệm đề tài B94-37-23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_dac_trung_giao_duc_thoi_ly_tran_ho_9515.pdf
Luận văn liên quan