- Bầu cử là công cụ nhìn nhận, đánh giá về một nhà nước, một xã hội
Thông qua các cuộc bầu cử, có thể đánh giá được nhiều vấn đề của một đất
nước. Ở những nước có xung đột sắc tộc, tôn giáo, an ninh chính trị không ổn đ ịnh,
khi có kết quả bầu cử, đảng phái thua cuộc có thể không chấp nhận, thậm chí dùng
bạo lực đàn áp đảng phái khác để giành chính quyền. Những nước mà kết quả bầu cử
không được chấp nhận thì đa phần bất ổn về chính trị. Còn ở những nước mà các cuộc
bầu cử đều diễn ra thành công, suôn sẻ, nhân dân, các đảng phái chấp nhận, đồng ý
với kết quả bầu cử thì thường có nền chính trị ổn định.
27 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THẾ QUYẾT
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THẾ QUYẾT
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ BẦU CỬ
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Vũ Công Giao
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thế Quyết
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS.
Vũ Công Giao, người hướng dẫn khoa học và có công rất lớn giúp tôi thực hiện
luận văn này. Thầy rất tận tâm, nhiệt tình để giúp tôi rõ hơn về chuyên môn bầu
cử, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho tôi và rất chu đáo trong việc xem xét,
hướng dẫn tôi chỉnh sửa luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học Lý
luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ
bản và kiến thức liên quan đến nội dung luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia, các thầy cô giáo
Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn, các cơ quan, các cá nhân đã trao đổi, thảo
luận và cung cấp những thông tin, tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng /201
Nguyễn Thế Quyết
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử 6
1.1 Bầu cử 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử 6
1.1.2 Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới 11
1.1.3 Các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới 16
1.2 Quản lý (tổ chức) bầu cử 17
1.2.1 Khái niệm quản lý (tổ chức) bầu cử, cơ quan quản lý bầu cử 17
1.2.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý bầu
cử
21
1.2.3 Các nguyên tắc thiết kế cơ quan quản lý bầu cử 24
CHƢƠNG II: Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử
trên thế giới và ở Việt Nam
30
2.1 Khái quát về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu
cử trên thế giới
30
2.1.1 Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử chính trên thế giới 30
2.1.2 Mô hình cơ quan quản lý bầu cử ở một số nước trên thế giới 41
2.1.3 Xu hướng phát triển của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới 63
2.2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu
cử ở Việt Nam
64
2.2.1 Khái quát sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ
1945 đến nay
64
2.2.2 Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam
theo pháp luật hiện hành
74
2.2.3 Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về quản lý bầu cử 85
CHƢƠNG III: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý
bầu cử ở Việt Nam
88
3.1 Nhu cầu cấp thiết phải đổi mớicơ quan quản lý bầu cử ở
nước ta
88
3.2 Quan điểm đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 89
3.3 Một số ý kiến về dự thảo Luật bầu cử đại biểu quốc hội và
đại biểu HĐND
92
3.4 Giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta 94
Kết luận 105
Danh mục tài liệu tham khảo 107
Phụ lục: Cơ quan quản lý bầu cử ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EMB: Cơ quan quản lý bầu cử (Electional Management Bodies)
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (Covenant on
Civil and Political Rights)
IDEA: Viện quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử (The International
Institute for Democracy and Electoral Assistance)
NXB: Nhà xuất bản
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Nội dung Trang
1 Bảng 1: Cơ quan bầu cử độc lập 32
2 Bảng 2: Đặc điểm của các cơ quan bầu cử theo mô
hình Chính phủ
34
3 Bảng 3: Đặc điểm của cơ quan bầu cử theo mô hình
hỗn hợp
37
4 Bảng 4. So sánh 3 mô hình cơ quan quản lý bầu cử 38
5 Bảng 5: Tổng hợp kết quả bầu cử ĐBQH từ Khóa I đến
Khóa XIII
68
6 Bảng 6: Các tổ chức quản lý bầu cử ở Việt Nam 79
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
1 Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới có quy định
cơ quan bầu cử quốc gia
20
2 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hiến pháp trên thế giới quy định
cơ quan bầu cử quốc gia tính theo khu vực
20
3 Biểu đồ 3: Ba mô hình cơ quan quản lý bầu cử 40
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa mang các đặc tính của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để mục
tiêu đó trở thành hiện thực, để nhân dân thực sự làm chủ đất nước, nhất thiết phải có
một chế độ bầu cử tiến bộ, bình đẳng, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Bầu cử là một chế định trọng tâm của nền dân chủ, là cách thức cơ bản, quan
trọng nhất để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Về vấn đề này,
Liên minh Nghị viện thế giới đã khẳng định “Yếu tố then chốt của một nền dân chủ là
một chế độ bầu cử tự do và trung thực”[7, tr.20] [66].Hiến chương Paris cho một
châu Âu mới 1990 (Charter of Paris for a New Europe 1990) đã tuyên bố “Ý chí của
nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền tảng cho một nhà nước
dân chủ”[7, tr.20].Hội nghị Trung ương V khóa XI cũng đã khẳng định về sự quan
trọng và vai trò của bầu cử trong một nền dân chủ: “Tăng cường hình thức dân chủ
trực tiếp theo hướng hoàn hiện chế độ bầu cử”. [40]
Xét về hình thức, có thể thấy nước ta có một chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ,
bình đẳng, các cuộc bầu cử thường được tổ chức thành công, thể hiện qua các yếu tố
như: Số người có quyền bầu cử chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ người thực tế đi bỏ phiếu cao
(trên dưới 90%); các cuộc bầu cử được tổ chức đúng quy định, minh bạch; đại biểu
trúng cử với số phiếu cao; an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra bầu cử được đảm
bảoĐóng góp quan trọng vào thành công đó là các cơ quan quản lý bầu cử.
Ở nước ta, hệ thống cơ quan quản lý bầu cử bao gồm các cơ quan cả ở trung
ương và địa phương, có nhiệm vụ tổ chứccác cuộc bầu cử trong cả nước; kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử. Mặc dù trong thời gian qua hệ
thống cơ quan quản lý bầu cử đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình,
song cũng đã bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót trong tổ chức và hoạt động. Vẫn còn
những sự trùng chéo về nhiệm vụ, sự thiếu rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, sự lúng
túng trong cách thức tổ chức hoạt động bầu cử.
Để có một cuộc bầu cử thành công, để nhân dân lựa chọn được những người tài
giỏi, xứng đáng thay mặt mình lãnh đạo, điều hành đất nước, cần không ngừng đổi
mới, hoàn thiện chế độ bầu cử nói chung và tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản
lý bầu cử nói riêng. Điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi đất
nước ta đã bước vào một giai đoạn phát triển mới sau gần 30 năm đổi mới, với những
vận hội và thách thức đan cài, đòi hỏi phải có những cải tổ hơn nữa các cơ chế và
phương thức thực thi dân chủ, mà trong đó bầu cử là một trong những yếu tố then
chốt.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học với
mong muốn góp phần làm rõ thêm những khía cạnh lý luận, thực tiễn trong vấn đề
này, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp cải tổ cơ quan quản lý bầu cử ở nước ta
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề bầu cử nói
chung, về quản lý bầu cử nói riêng, trong đó tiêu biểu như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Nhiêm “Chế độ bầu cử ở nước ta, những
vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2009.
- Cuốn sách “Mối quan hệ giữa Quốc hội và thiết chế Hội đồng bầu cử quốc
gia”của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, năm 2011.
- Văn phòng Quốc hội - Vụ Công tác đại biểu, “Đại biểu Quốc hội và bầu cử
đại biểu Quốc hội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, TS. Phan Trung Lý là chủ
nhiệm đề tài, năm 2004.
- PTS. Vũ Hồng Anh, “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới”, sách
chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Vũ Thị Loan,“Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nước ta hiện nay”,
Luận án Thạc sĩluật học, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
- TS. Đặng Đình Tân (Chủ biên), “Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông
tin lớn về bầu cử và quản lý bầu cử, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
riêng biệt, chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử. Vì
vậy, luận văn nàylà cần thiết,không trùng lặp với các công trình khoa học đã được
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn
tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản
lý bầu cử ở nước ta trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan quản lý bầu cử, phân tích cơ sở hình thành, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ,
ưu điểm, nhược điểm của các mô hình cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới.
+ Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở
Việt Nam qua các giai đoạn, chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những
ưu, nhược điểm đó.
+ Dựa trên kết quả những phân tích ở trên, đề xuất những quan điểm, giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở
nước ta trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực trạngcác mô hình tổ
chức, hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở trên thế giới và ở Việt Nam, trong
đó tập trung vào những cơ quan quản lý ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử, không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề về bầu cử.
Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý
bầu cử ở Việt Nam. Tuy luận văn có khảo sát, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới nhưng chỉ ở mức khái quát, làm cơ sở để
đối chiếu, so sánh với tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt
Nam.
Trong hai yếu tố tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử, luận
văn tập trung nhiều hơn vào yếu tố thứ nhất (tổ chức). Yếu tố thứ hai (hoạt động) tuy
cũng được khảo sát, phân tích nhưng ở mức độ khái quát, do những hạn chế về nguồn
lực và thời gian của một đề tài thạc sĩ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; pháp luật
của Nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng về đổi mới đất nước, phát huy dân
chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ những vấn
đề đặt ra, bao gồm: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, trao đổi
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn khái quát, giới thiệu thực trạng tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam, phân tích, rút ra những bài học kinh
nghiệm và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý
bầu cử ở nước ta.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, luận văn có thể làm dùng làm tài liệu
tham khảo ở các cơ sở đào tạo sinh viên ngành luật.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài được cấu trúc làm ba chương gồm:
Chương 1: Lý luận cơ bản về bầu cử và quản lý bầu cử
Chương 2:Tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và ở
Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, giải pháp đổi mới cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam
CHƢƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẦU CỬ VÀ QUẢN LÝ BẦU CỬ
1.1. Bầu cử
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của bầu cử
a.Khái niệm
Bầu cử là một chế định trọng tâm của các nhà nước dân chủ kiểu đại diện. Có
nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ khái quát, có thể hiểu bầu cử là một
quy trình chính trị -pháp lý trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn ra những
người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để thay mặt mình quản lý xã hội.
Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nhiệm vụ cơ bản của Hiến
pháp.Hiện nay có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
thuộc về mình, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp là cách
thức người dân tự thể hiện quan điểm, ý kiến của mình trong các cuộc trưng cầu dân
ý. Dân chủ gián tiếp, hay còn được gọi là dân chủ đại diện, là việc người dân bầu ra
những người đại diện cho mình, thay mặt mình giải quyết các công việc của đất nước.
Hiện nay, hình thức dân chủ trực tiếp được áp dụng còn khá hạn chế. [9, tr.100]
Bầu cử hiện là cách thức được hầu hết quốc gia trên thế giới sử dụng để thiết
lập lên cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện) và cơ quan đại diện của chính quyền
địa phương (nghị viện/hội đồng địa phương). Ở một số nước, bầu cử còn được sử
dụng để bầu thẩm phán của các tòa án hoặc các quan chức đứng đầu cơ quan hành
pháp, ví dụ như bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ hoặc bầu thị trưởng ở một số quốc gia...
Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình
thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri cho đến
khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử. Qua những mối
quan hệ xã hội đó cho phép đánh giá chế độ bầu cử của một đất nước là dân chủ hay
áp đặt, có đảm bảo cho nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình để tìm ra được
những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều
hành đất nước hay không. [3, tr.300]
Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra hạ nghị viện, đảng đa số tại hạ
nghị viện hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra một Chính phủ do Thủ
tướng đứng đầu. Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Còn trong chế độ
cộng hòa tổng thống, chính phủ và người đứng đầu chính phủ không phải chịu trách
nhiệm trước lập pháp mà chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tổng thống do nhân dân
trực tiếp bầu ra do đó Tổng thống chịu trách nhiệm trước nhân dân [3, tr. 301-302].
b. Bản chất của bầu cử
John Stuart Mill, tác giả của tác phẩm kinh điển “Chính thể đại diện” đã viết
“Chỉ có Chính phủ toàn dân tham dự là thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của
tình trạng xã hội và rằng không có gì đáng mong muốn hơn là sự thừa nhận của mọi
người cùng chia sẻ chủ quyền nhà nước. Nhưng vì trong một cộng đồng vượt quá một
đô thị đơn lẻ nhỏ bé thì không thể tất cả mọi người đều đích thân tham dự vào mọi
công việc công cộng, ngoại trừ một phần công việc nhỏ bé nào đó. Từ đó suy ra rằng
loại chính thể hoàn hảo lý tưởng nhất phải là chính thể mang tính đại diện”. Phương
thức nhân dân lựa chọn ra người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện
chính là bầu cử [7, tr.9].
Bản chất của bầu cử được thể hiện như sau:
- Thứ nhất, bầu cử là sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân chọn từ các ứng cử
viên ra người mà họ thấy rằng có năng lực, phẩm chất, chuyên môn tốt có thể thực
hiện được các hoài bão, công việc mà nhân dân mong muốn. Phổ biến hiện nay ở các
nước là bầu cử để chọn ra người vào cơ quan lập pháp. Các nước tư sản được tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực, vì vậy bầu cử không những là
phương thức thành lập ra cơ quan lập pháp mà còn là phương thức để lựa chọn các
chức danh trong các nhánh quyền lực như Tổng thống, Thị trưởng và có thể là các
chức danh trong cơ quan Tư pháp. Với nước ta, bầu cử là cách thức để hình thành nên
Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương. [7, tr.10-11]
- Thứ hai, bầu cử là sự trao quyền lực của nhân dân cho đại biểu được lựa chọn.
Nhân dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lập pháp,
điều đó có nghĩa là nhân dân đã trao cho Quốc hội quyền lập pháp. Nhân dân bầu ra
Tổng thống, Tổng thống thực hiện quyền hành pháp, điều đó có nghĩa nhân dân trao
cho Tổng thống quyền hành pháp. Quá trình bỏ phiếu để lựa chọn được người đại diện
cho nhân dân chính là quá trình chuyển giao quyền lực, là quá trình trao quyền lực từ
nhân dân sang người được lựa chọn. Ai, tổ chức nào được lựa chọn thì chủ thể đó
nhận quyền lực từ nhân dân. [7, tr.11-12]
Tóm lại, bầu cử là sự lựa chọn và trao quyền chính trị, là quá trình mà nhân dân
lựa chọn ra các đảng phái, các lực lượng chính trị và trao quyền cho các chủ thể đó.
Bầu cử biến ý chí của nhân dân thành “ghế” trong cơ quan đại diện. [7, tr.14-15]
c. Vai trò của bầu cử
- Bầu cử là phương thức hợp pháp hóa chính quyền [7, tr.27].
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, chế độ bầu cử được coi là phương thức
chính thống thay đổi quyền lực nhà nước[2, tr.347]. Bầu cử là phương thức để tạo lập
chính quyền một cách hợp pháp [5, tr.165-166]. Thông qua bầu cử, người dân lựa
chọn được những người tài giỏi, tư cách đạo đức tốt và trao cho họ quyền thay mình
lãnh đạo đất nước. Ở một xã hội dân chủ, nơi mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân thì bầu cử chính là cách thức hợp pháp, chính thống nhất để chuyển hóa quyền lực
từ người dân sang đại biểu. Đại biểu có được quyền lực là do sự đồng ý của người dân
chứ không phải do cách thức khác như truyền ngôi thế tập, bạo lực, chiến tranh
Cách thức này đã được công nhận trên toàn thế giới. J. Locke cho rằng chính quyền
được xây dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng, hành động của chính quyền
không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được ủy quyền
[7, tr.29]. Những chính quyền được tạo thành từ chiến tranh, nội chiến hay đảo chính
là những chính quyền không được sự đồng ý của nhân dân, do đó không có tính chính
danh, không được người dân và cộng đồng quốc tế công nhận. Sự đồng thuận của cử
tri càng lớn, càng nhiều thì chính quyền đó càng vững chắc.
- Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân lựa chọn đường lối chính trị
cho mình
Qua quá trình bầu cử, mỗi đảng phái, mỗi ứng viên sẽ có những đường lối, kế
hoạch cho riêng mình nếu trúng cử. Họ trình bày đường lối, kế hoạch này trong quá
trình vận động tranh cử và nếu trúng cử, họ phải thực hiện theo đường lối, kế hoạch
đó. Như vậy, khi nhân dân thích một đường lối nào thì họ sẽ chọn đảng phái, ứng viên
có đường lối như vậy. Qua đó, có thể nhận thấy, nếu đảng phái nào, ứng viên nào
đươc lựa chọn thì đường lối của đảng phái, ứng viên đó được đa phân người dân ủng
hộ. Đảng phái, ứng viên khi đã trúng cử thì cần cụ thể hóa đường lối, kế hoạch mà họ
đã “hứa” với nhân dân trong quá trình tranh cử.
- Bầu cử có nhiệm kỳ là phương thức để nhân dân giám sát quyền lực nhà
nước, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước [7, tr.40].
Đại biểu khi trúng cử cần thực hiện đương lối, kế hoạch mà họ đã trình bày
trong khi vận động tranh cử. Nếu họ không thực hiện những lời hứa đó, gây mất lòng
tin của người dân thì người dân sẽ bãi miễn họ, hoặc không bầu cho họ trong nhiệm
kỳ tiếp theo. Nếu họ là người tha hóa về đạo đức, lạm quyền thì nhân dân sẽ thấy họ
không xứng đáng với quyền lực mà họ đang được nhân dân trao cho. Vì vậy, đại biểu
nào muốn tiếp tục trúng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo cần phải luôn cố gắng, nỗ lực
nhằm đáp ứng được yêu cầu của dân chúng, của cử tri, nếu không thì họ sẽ bị loại
ngay khỏi cuộc đua mà ở đó có rất nhiều người luôn cạnh tranh và muốn giành chiến
thắng. Cho nên, bầu cử có nhiệm kỳ chính là phương tiện để nhân dân giám sát các
đại biểu,chế ngự sự tha hóa, lạm quyền .
- Bầu cử là chìa khóa cho đồng thuận xã hội, là phương thức để giải quyết mâu
thuẫn, xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình [7, tr.46].
Đồng thuận là yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia trong việc giữ gìn hòa
bình và phát triển đất nước. Nếu không có sự đồng thuận của đông đảo dân chúng thì
chế độ đó, đất nước đó không thể tồn tại lâu được, sớm muộn gì cũng bị phá bỏ.
Thông qua bầu cử, các đảng phái, các đường lối chính trị sẽ được quy tụ lại để tạo
thành một chế độ chính trị của một nước. Do thông qua bầu cử nên đường lối đó được
đa phần dân chúng ủng hộ, đồng thuận và thực thi. Không phải xã hội nào cũng có sự
ổn định về chính trị. Có những đảng phái, những con người với những đường lối khác
nhau, thậm chí mâu thuẫn, đối lập nhau. Nếu họ không thông qua bầu cử mà giành
chính quyền bằng bạo lực hay một cách gì đó không chính thống thì họ sẽ không tạo
được sự đồng thuận trong xã hội. Thông qua bầu cử, thông qua sự lựa chọn của người
dân, các đảng phái chấp nhận con đường mà nhân dân lựa chọn bằng hình thức thể
hiện ở một đảng phái, đại biểu khác. Đó chính là cách thức hợp lý để hòa hợp dân tộc,
để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội.
- Bầu cử là công cụ nhìn nhận, đánh giá về một nhà nước, một xã hội
Thông qua các cuộc bầu cử, có thể đánh giá được nhiều vấn đề của một đất
nước. Ở những nước có xung đột sắc tộc, tôn giáo, an ninh chính trị không ổn định,
khi có kết quả bầu cử, đảng phái thua cuộc có thể không chấp nhận, thậm chí dùng
bạo lực đàn áp đảng phái khác để giành chính quyền. Những nước mà kết quả bầu cử
không được chấp nhận thì đa phần bất ổn về chính trị. Còn ở những nước mà các cuộc
bầu cử đều diễn ra thành công, suôn sẻ, nhân dân, các đảng phái chấp nhận, đồng ý
với kết quả bầu cử thì thường có nền chính trị ổn định.
Trong quá trình bầu cử, các đảng phái, các ứng viên trình bày những nội dung,
kế hoạch hành động của họ khi thắng cuộc. Đó có thể là mọi mặt của đời sống xã hội
như kinh tế, chính trị, y tế, môi trường, giáo dục, khoa học công nghệ Qua những
bản kế hoạch đó, những con đường mà các ứng viên trình bày, chúng ta có thể phần
nào phác họa về một xã hội. Các yếu tố khác cũng giúp chúng ta đánh giá về một đất
nước thông qua bầu cử như: an ninh trong quá trình diễn ra bầu cử, số cử tri trên tổng
số dân, phần trăm số cử tri đi bầu, cơ cấu thành phần trúng cử, sự chuyên nghiệp trong
cách thức tổ chức bầu cử, hệ thống bầu cử, tính minh bạch, dân chủ của bầu cử
- Chế độ bầu cử là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ chế chính trị, cơ chế
hoạt động của cơ quan đại diện [7, tr.33]
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Văn Bình (2011), Đề tài Kinh nghiệm tham gia tổ chức bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 -
2016 của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy ban Mạt trận Tổ quốc
thành phố Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy Nhà nước, NXB Giao
thông vận tải, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Dung (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Tô Văn Hòa (2013), Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN,
NXB Chính trị quốc gia - Sự thật.
5. Nguyễn Đăng Dung (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6. Doãn Trung Khanh (2012), Chế độ chính trị Trung Quốc, NXB Tổng hợp
TP. HCM.
7. Vũ Văn Nhiêm (2013), Bầu cử trong nhà nước pháp quyền, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
8. GS, TSKH Đào Trí Úc (chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005).
9. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn,
Lã Khánh Tùng (2013), ABC về Hiến pháp 83 câu Hỏi - Đáp, NXB Thế giới.
10. Đào Trí Úc, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thuận, Vũ Công Giao (2013),
Các thiết chế hiến định độc lập, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội và Trung tâm Thông tin, Thư viện và
Nghiên cứu khoa học (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận
và thực tiễn, tập I , NXB Hồng Đức, Hà Nội.
12. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội và Trung tâm Thông tin, Thư viện và
Nghiên cứu khoa học (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận
và thực tiễn, tập II , NXB Hồng Đức, Hà Nội.
13. Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Mô
hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử ở một số nước trên thế giới, Hà Nội.
14. Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Mối quan hệ giữa Quốc hội và thiết chế
Hội đồng bầu cử quốc gia, Hà Nội.
15. Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, Phần II (1997), Nhà xuất bản
Lao động
16. PGS, TS. Bùi Xuân Đức, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng
Bầu cử quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Xác
định mối quan hệ giữa Hội đồng Bầu cử quốc gia với các cơ quan, tổ chức (Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội theo
Hiến pháp 2013, (2014).
17. GS, TS. Nguyễn Đăng Dung, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội
đồng Bầu cử quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam
Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp và nhu cầu xây dựng Luật Tổ chức Hội
đồng bầu cử quốc gia, (2014).
18. TS. Vũ Công Giao (2013), “Cơ quan bầu cử quốc gia trên thế giới và việc
hiến định cơ quan này trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2003 của Việt Nam”,Các
thiết chế hiến định độc lập, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr. 102-113.
19. TS. Vũ Công Giao, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử
quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Bộ máy giúp
việc của cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam, (2014).
20. TS. Vũ Công Giao (2013), “Thiết kế bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử
quốc gia theo Hiến pháp năm 2013”, Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam năm 2013, NXB Lao động - Xã hội, tr. 555-563
21. TS. Vũ Công Giao (2013), “Quản lý bầu cử trên thế giới và những gợi ý
cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20 (252) tháng 10/2013.
22. TS. Vũ Đức Khiển, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử
quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Xác định mối
quan hệ giữa Hội đồng bầu cử quốc gia với Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Ủy ban nhân
dân, Hội đồng nhân dân và các tổ chức khác trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp theo Hiến pháp mới, (2014).
23. Vũ Đức Khiển (2013), “Về việc luật định Hội đồng bầu cử quốc gia theo
Hiến pháp 2013”, Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013,
Viện Chính sách công và pháp luật, tr. 548-555.
24. TS. Ngô Đức Mạnh, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử
quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Hội đồng
Bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và việc sửa đổi Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội, (2014).
25. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Bàn về nguyên lý một người, một phiếu bầu, một
giá trị trong bầu cử”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2(39)/2007.
26. Thái Vĩnh Thắng (2011), “Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm
bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2011.
27. Thái Vĩnh Thắng (2013), “Hiến pháp năm 2013 và các hình thức thực thi
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, Bình luận khoa học Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tr. 123-141
28. Nguyễn Nhân Tỏ, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử
quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Thiết chế Hội
đồng Bầu cử quốc gia trong việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam, (2014).
29. TS. Đặng Minh Tuấn, Bài thuyết trình tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu
cử quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Cơ cấu tổ
chức Hội đồng bầu cử quốc gia - Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho Việt Nam,
(2014).
30. Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử quốc gia trong Hiến
pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Cơ chế tài chính cho hoạt động
bầu cử ở Việt Nam và Hội đồng bầu cử quốc gia, (2014).
31. Anita Vandenbeld và Hà Hoa Lý, Bài tham luận tại Hội thảo Thiết chế Hội
đồng Bầu cử quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam
Nữ đại biểu quốc hội ở Việt Nam - Hướng tới tương lai, (2014).
32. Jean Munro, Bài thuyết trình tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử quốc
gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Đại biểu nữ trong
Quốc hội Việt Nam: Từ đại diện đến tham gia, (2014).
33. Luie Tito F.Guia, Bài thuyết trình tại Hội thảo Thiết chế Hội đồng Bầu cử
quốc gia trong Hiến pháp và việc sửa đổi các luật về bầu cử ở Việt Nam Kinh nghiệm
quốc tế và ví dụ của Philippine, (2014).
34. Nghị quyết 1018/NQ-UBTVQH12 ngày 22/01/2011 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội khóa XII về việc công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử Quốc
hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016.
35. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPCP của Văn phòng Quốc hội ngày
12/9/2014 về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
36. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPCP của Văn phòng Quốc hội ngày
12/9/2014 về Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
37. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
38. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
39. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
40. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
41. Quốc Đạt (2007), “Cơ quan phụ trách bầu cử: Các hệ thống cơ quan bầu cử
và tác động chính trị”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân.
Id=1025
42. Ngọc Diệp (2014), “Bảo đảm tính độc lập của Hội đồng bầu cử quốc gia”,
Báo điện tử Đại biểu nhân dân.
43. Ngọc Điệp (2014), “Tọa đàm kinh nghiệm về bầu cử của Nhật Bản”, Báo
điện tử Đại biểu nhân dân.
44. Trần Ngọc Đường (2014), “Mối quan hệ giữa Quốc hội và Hội đồng bầu cử
quốc gia theo Hiến pháp mới”,Báo điện tử Đại biểu nhân dân.
45. Vũ Công Giao (2014), “7 nguyên tắc định hướng”, Báo điện tử Đại biểu
nhân dân.
46. Vũ Công Giao (2014), “Các mô hình cơ quan quản lý bầu cử”, Báo điện tử
Đại biểu nhân dân.
61
47. Bùi Huyền (2014), “Một số điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
?ItemID=406
48. Nguyễn Lâm (2011), “Bầu cử tự do và công bằng: Khởi nguồn cho xung
đột hay giải pháp cho xung đột”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân.
pId=1026
49. Nguyễn Lâm (2007), “Cơ quan phụ trách bầu cử: Trọng tài cuộc đua tới
quyền lực”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân
Id=1025
50. Trương Đắc Linh (2008), “Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên 1946 - Một mốc
son lịch sử của thế chế dân chủ Việt Nam”, Báo điện tử Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh
article&id=348:cttctn1946-mmslsctcdcvn&catid=103:ctc20061&Itemid=109
51. Thu Phương (2011), “Số liệu tổng quát qua các thời kỳ bầu cử Quốc hội”,
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình
mId=4949
52. Hạnh Thi (2007), “Cơ quan phụ trách bầu cử: Ủy ban bầu cử cũng dễ trở
thành bên bị”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân.
Id=1025
53. Nguyễn Phương Thảo (2014), “Một số kinh nghiệm thành lập Hội đồng bầu
cử quốc gia Việt Nam qua các mô hình cơ quan bầu cử trên thế giới”, Báo điện tử Đại
biểu nhân dân.
dong-bau-cu-quoc-gia-viet-nam-qua-cac-mo-hinh-co-quan-bau-cu-tren-the-gioi-
294548/
54. Minh Thi (2008), “Nghị viện Camaroon: Cơ quan phụ trách bầu cử”, Báo
điện tử Đại biểu nhân dân.
Id=1025
55. Hoài Thu (2011), “Các nguyên tắc bầu cử: Bỏ phiếu kín - đảm bảo sự
khách quan”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân
pId=1026
56. Nguyễn Minh Triết (2011), “Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng của đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2011)”,Báo điện
tử www.tutuonghochiminh.vn
xi.d-304.aspx
57. Hoàng Uy (2013), “Kết quả bầu cử ở Campuchia - Đảng của ông Hunsen
chiến thắng”,Báo điện tử thanhnien.com.vn.
dang-cua-ong-hun-sen-chien-thang.aspx (truy cập ngày 15/9/2014)
58. Báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (2011)
130
59. “Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương về
Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề tiếp tục đổi
mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”,Báo điện tử
www.thuvienphapluat.vn
thong-chinh-tri-tu-Trung-uong-den-co-so-nam-2013-vb199778.aspx
60. “Thể chế chính trị ở Campuchia”, Báo điện tử baomoi12.worldpress.com
(truy cập 15/9/2014)
61. “Giải thích bầu cử Ấn Độ”, Báo điện tử BBC tiếng Việt
ined.shtml
62. “Quốc hội Việt Nam qua các kỳ bầu cử”, Báo điện tử Lịch sử Việt Nam
1106&Itemid=69
63. Các nguyên tắc bầu cử: trực tiếp và gián tiếp, Báo điện tử Đại biểu nhân
dân
026
64. Hoài Thu (2014), “Sứ mệnh duy trì niềm tin của công chúng”, Báo điện tử
Đại biểu nhân dân
Tiếng nƣớc ngoài
65. Alan Wall, Andrew Ellis, Ayman Ayoub, Carl W. Dundas, Joram
Rukambe, Sara Staino (2006), Electoral Management Design: The International
IDEA Handbook, International Institute for Democracy and Electoral Assistance
(IDEA), 2006.
66. Professor Rafael López (2000), Electoral Management Bodies as
Institutions of Governance, Bureau for Development PolicyUnited Nations
Development Programme (UNDP).
67. Yann Karevel (2009), Election Management Bodies and Public Confidence
in Elections: Lessons from Latin America.
68. Inter - Paliamentary Union (1998), Democracy its principles and
Achivement
69. Báo điện tử Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia
(truy cập 16/9/2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004857_3655.pdf